Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:15:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2023, 07:15:59 pm »

ANH HÙNG BHRNƯỚU PHỐ


BHRNướu Phố, sinh năm 1932, dân tộc Kà Tu, quê ở xã Cha Vàl, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên xã đội xả Cha Vàl. huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1955, BHRNướu Phố tham gia du kích. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí luôn nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, dù địch đông gấp bội cũng kiên quyết đánh. BHRNướu Phố chỉ huy dân quân du kích xã đánh 13 trận, diệt hơn 200 tên địch, bắn rơi 3 máy bay.


Tự tay diệt 37 tên. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh địch giải phóng xã và bảo vệ hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam chạy qua xả Cha Vàl.


Năm 1961, địch đưa 1 tiểu đoàn đến đóng đồn trong xã. Đồng chí chỉ huy dân quân du kích, khi bắn tỉa, khi phục kích kết hợp với bãi chông, thò diệt dịch. Suốt trong 5 năm (1960 - 1965) địch bị diệt 196 tên, không lập được bộ máy ngụy quyền trong xã, buộc chúng phải rút.


Tháng 2 năm 1962, BHRNướu Phố cùng một chiến sĩ bí mật phục kích bọn địch đi cướp phá. Sau ít phút chiến đấu, đồng chí dùng nỏ bắn chết 5 tên, chiến sĩ kia bắn chết 2 tên, trận đánh thắng đã cổ vũ dân quân du kích toàn xã dùng vũ khí thô sơ để đánh địch.


Tháng 8 năm 1971, địch cho biệt kích xuống khu rừng trong xã. Đồng chí đã dẫn đầu tiểu đội du kích nhanh chóng bao vây diệt gọn 1 toán gần 12 tên, sau đó tiếp tục bao vây toán thứ hai thì đồng chí bị thương. Tuy vậy, BHRNướu Phố vẫn động viên đơn vị kiên quyết truy kích diệt địch được 7 tên nữa, bọn còn lại tháo chạy.


Đồng chí còn lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Mỗi lần phụ trách dân quân du kích đi vận chuyển hàng quân sự BHRNướu Phố luôn gương mẫu gùi những loại hàng khó buộc, khó xếp, gùi với trọng lượng nhiều hơn. Hành động của đồng chí có tác dụng lôi kéo đơn vị làm theo. Tính chung đồng chí đã đóng góp gần 700 ngày công phục vụ vận chuyển.


Đồng chí là người góp phần chủ yếu thành lập đội du kích xã (1960). Hơn 15 năm làm xã đội trưởng rồi chính trị viên xã đội, đồng chí luôn đem hết sức mình chăm lo xây dựng lực lượng, đơn vị đã lập nhiều thành tích xuất sắc, dẫn đầu toàn huyện.


BHRNướu Phố đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, BHRNướu Phố được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2023, 07:16:35 pm »

ANH HÙNG PHẠM TRỢ


Phạm Trợ, sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Thanh, thị xã hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Cẩm Thanh, thị xã hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 3 năm 1975, địa phượng Phạm Trợ năm trong vùng địch tạm chiếm, chúng thường xuyên đàn áp, bắt bớ. Phạm Trợ vẫn khéo léo che mắt địch, đào hầm bí mật ngay trong nhà và vườn mình, dũng cảm vượt qua bom đạn ác liệt tới nơi bộ đội đang chiến đấu, mưu trí đưa được thương binh về nuôi. Đồng chí đã đưa được 15 thương binh về nuôi trong hầm bí mật an toàn, chu đáo. Ngoài ra Phạm Trợ còn nhận 45 thương binh khác (do đơn vị giao) về nuôi, giấu cho đến khi đơn vị về nhận. Môi lần nuôi giấu thương binh trong nhà, đồng chí đểu cố gắng mua thuốc men để chữa vết thương, lo cơm nước đầy đủ; nhưng khi đơn vị thanh toán đồng chí đều không nhận coi đó là sự đóng góp nhỏ mọn của gia đình với cách mạng.


Đối với liệt sĩ, sau mỗi lần bộ đội và du kích chiến đấu, Phạm Trợ thường đến tận trận địa đem thi hài về mai táng. Tự tay đồng chí đã mai táng chu đáo 70 thi hài liệt sĩ, sau đó chăm sóc tu sửa phần mộ chí.


Ngoài nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, Phạm Trợ còn luôn tìm cách gài mìn diệt địch khi có điều kiện. Đồng chí đã diệt 11 tên.


Đồng chí đã nêu gương tiêu biểu về tinh thần hết lòng phục vụ thương binh, tinh thần nhớ ơn các liệt sĩ, có tác dụng cổ vũ động viên bộ đội hăng hái chiến đấu và giáo dục sâu sâc đối với nhân dân địa phương.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Trợ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:40:38 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN TRỌNG


Trần Văn Trọng, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Văn Trọng, tham gia du kích từ tháng 10 năm 1969. Trong hoàn cảnh địch tiến hành bình định địa phương rất gắt gao, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân. Đồng chí đã trải qua nhiều nhiệm vụ khi làm liên lạc, sản xuất vũ khí, lúc trực tiếp đánh địch.


Không kể ngày đêm, lúc thường cũng như khi chiến đấu ác liệt, lúc nào có nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị, đưa công văn là Trần Văn Trọng tìm cách vượt qua, đảm bảo đến nơi, đến chốn, an toàn.


Trong nhiệm vụ sản xuất vũ khí, đồng chí đã tích cực tìm kiếm bom đạn lép của địch về làm mìn, lựu đạn để cung cấp cho du kích đánh địch. Đồng chí đã làm được hơn 500 quả.


Trong chiến đấu, Trần Văn Trọng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy du kích diệt và làm bị thương 192 tên địch (có 7 Mỹ), phá hủy 3 xe quân sự, thu 4 súng. Riêng đồng chí diệt 24 tên, làm bị thương 18 tẽn, phá hủy 1 xe quân sự.


Năm 1969, địch đóng đồn bốt, tiến hành bình định, càn quét khốc liệt ở xã Thanh Bình, Trần Văn Trọng là xã đội trưởng đã kiên trì bám đất, bám dân, tổ chức lực lượng, chỉ huy du kích tích cực đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú, có ngày diệt 20 tên địch phá hủy 3 xe quân sự. Đồng thời còn vận động các gia đình có người đi lính cho địch, đòi chồng, con, em bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Trọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng đanh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:41:15 pm »

ANH HÙNG HUỲNH TẤN NAM


Huỳnh Tấn   Nam, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 14 tuổi (1969), Huỳnh Tấn Nam tham gia du kích. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, trưởng thành từ chiến sĩ lên xã đội trưởng Huỳnh Tấn Nam đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, dù khó khăn, ác liệt thế nào cũng dẫn đầu đơn vị vượt, qua, kiên quyết đánh địch, lập nhiều thành tích xuất sắc. Có trận chỉ huy tiểu đội phục kích diệt gọn 1 tiểu đội địch (12 tên) giữa ban ngày (tháng 10 năm 1972). Có lần trên đường đi công tác thấy địch trú quân sơ hở, đồng chí táo bạo tiến công diệt 10 tên, những tên khác hốt hoảng bỏ chạy (tháng 12 năm 1972). Nhiều trận tuy lực lượng địch đông gấp bội, đồng chí vẫn động viên đội du kích quyết đánh, diệt được nhiều tên, phá vỡ cuộc càn.


Tháng 4 năm 1973, một đại đội địch có máy bay, pháo binh yểm trợ càn vào xã Duy Tân, đội du kích do đồng chí chỉ huy (có 13 người) đã ngoan cường chiến đấu suốt 12 ngày đêm, đánh hàng chục đợt phản kích của địch, diệt 64 tên. Riêng đồng chí diệt 21 tên, buộc bọn địch còn lại phải rút chạy.


Tính chung, Huỳnh Tấn Nam đã chỉ huy đội du kích diệt và làm bị thương hơn 200 tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí. Tự tay đồng chí diệt 30 tên, thu 16 súng các loại.


Từ khi hòa bình đến nay, Huỳnh Tấn Nam luôn dẫn đầu dân quân du kích phá gỡ bom mìn, giải phóng được gần 200 héc ta ruộng cho nhân dân trong xả sản xuất.


Tháng 12 năm 1976, trong khi đang dò gỡ mìn thì bị mìn nổ, đồng chí bị thương hỏng một mắt.


Đồng chí luôn sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu.


Huỳnh Tấn Nam đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 10 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Huỳnh Tấn Nam được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #164 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:42:02 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN NGÔN


Trần Văn Ngôn, sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở thị trấn Cái Đôi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng, xã Tân Hưng Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Văn Ngôn tham gia cách mạng năm 1945, từ đó liên tục công tác ở địa phương trong hai cuộc kháng chiến. Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, đồng chí phụ trách xã đội trưởng, đả góp nhiều công sức xây dựng và phát triển lực lượng. Đơn vị do Trần Văn Ngôn chỉ huy đã diệt trên 1.000 tên địch, bức rút 6 dồn, thu hơn 200 súng. Riêng đồng chí diệt hơn 50 tên địch, bát 17 tên, thu 30 súng.


Năm 1970, địch càn quét, đánh phá xã ác liệt, kìm kẹp gẳt gao. Trần Văn Ngôn đã chỉ huy du kích vào các ấp chiến lược: Kinh Mới, Cống Đá, Đầu Sấu, Cái Đôi... diệt 6 tên ác ôn, thu 3 súng, giải tán 8 toán phòng vệ dân sự. Phá lỏng thế kìm kẹp của địch trong xã, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy đấu tranh với địch.


Trong năm 1971, Trần Văn Ngôn đã phát triển dược lực lượng vào các ấp chiến lược, tuyên truyền giáo dục gây dựng được cơ sở nội tuyến trong phòng vệ dân sự, phục vụ cho du kích diệt 2 đồn, thu 20 súng. Trần Văn Ngôn đã xây dựng du kích xã lớn mạnh.


Năm 1974, đồng chí chỉ huy du kích bao vây diệt và bức rút 3 đồn, phối hợp với bộ đội bao vây tấn công chi khu Cái Đôi, đánh sư đoàn 21 ngụy đến giải tòa.


Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, được quần chúng tin yêu.


Trần Văn Ngôn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Ngôn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #165 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:42:41 pm »

ANH HÙNG VÕ PHỐ


Võ Phố (tức Phước), sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Kỳ Sanh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một trong những chiến sĩ du kích đầu tiên của xã, từ năm 1958 đến năm 1971, Võ Phố đã kiên trì bám đất, bám dân xây dựng cơ sở đánh địch hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Đồng chí chiến đấu dũtig cảm, mưu trí, có nhiều cách đánh mìn hay, diệt nhiều sinh lực địch. Võ Phố đã chỉ huy du kích diệt hơn 6.000 tên địch (có 2.450 tên Mỹ), phá hủy 14 xe tăng, xe học thép, 12 trung liên, 8 khẩu pháo 75 ly. Riêng đồng chí diệt 539 tên, là người dẫn đầu về thành tích diệt nhiều địch nhất trong huyện Tam Kỳ.


Sau nhiều ngày theo dõi quy luật hành quân và vị trí trú quân của địch. Ngày 13 tháng 3 năm 1964, Võ Phố dùng 4 quả bom để cải tiến thành mìn đem đặt ở đồi Hốc Tư (nơi bọn địch khi hành quân thường dừng chân). Đúng như dự kiến, khi địch tập trung quân, mìn nổ, diệt 42 tên.


Ngày 5 tháng 4 năm 1967, đồng chí chỉ huy đội du kích và bản thân đồng chí trực tiếp đặt mìn ở nơi địch thường đi lại, quả mìn thứ nhất nổ diệt 1 xe tăng. Địch cho máy bay lên thẳng đến chở xác, các quả khác nổ tiếp phá hủy luôn chiếc máy bay và diệt 40 tên.


Ngày 3 tháng 2 năm 1968, Võ Phố dùng quả bom 200 kg cải tiến thành mìn đánh địch diệt 49 tên địch trên đồi Theo.


Từ cuối năm 1969 đến năm 1971, địch ra sức càn quét đánh phá xã, đồng chí đã tích cực thu nhặt bom, đạn của địch, tự tay làm mìn và hướng dẫn du kích, nhân dân trong xã làm và đánh địch, gây thành phong trào đánh mìn rộng khắp diệt hàng trăm tên địch, hạn chế nhiều cuộc càn quét của chúng.


Năm 1972, trong một trận chiến đấu, Võ Phố bị thương, sau đó được ra Bắc điều dưỡng.


Tháng 9 năm 1975 trở về địa phương công tác, đồng chí đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí được nhân dân và đồng đội tin yêu.


Võ Phố đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 15 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 7 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Phố được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:43:18 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN A


Nguyễn Văn A, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phõ Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn A tham gia chiến đấu ở địa phương, trưởng thành từ du kích lên cán bộ xã đội. Ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt từ nám 1968 đến tháng 4 năm 1975, địch tăng cường bắn phá xã, đội du kích phải sống độc lập, ít nhận được sự tiếp tế của nhân dân; lương thực, thuốc men, vũ khí thiếu thốn, đồng chí luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khố, vượt qua mọi khó khăn, tích cực tấn công địch, đã cổ vũ động viên toàn đội noi theo. Thiếu gạo, đồng chí là người tích cực đi tìm rau về góp phần nuôi sống đơn vị.


Thiếu mìn, thủ pháo, đồng chí là người dẫn đầu đi tìm bom đạn lép về lấy thuốc làm mìn, thủ pháo và tự tay bố trí nhiều bãi mìn để đánh địch.


Nguyễn Văn A đã chỉ huy đội du kích diệt hàng trăm tên, bắn rơi 7 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí dùng súng và gài mìn diệt 65 tên địch (có 49 tên Mỹ), bắn rơi 4 máy bay lên thẳng.


Tháng 6 năm 1965, trong khi đang ở ấp Xóm Chùa (trong xã) thì một đại đội địch có máy bay, yểm trợ bao vây ấp. Tuy chỉ có Nguyễn Văn A và một người nữa, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên bạn kiên quyết bám trụ đánh trả địch. Gần 1 ngày chiến đấu rất quyết liệt, hai người đã diệt 27 tên Mỹ, bắn rơi 1 máy bay lên thằng. Riêng đồng chí diệt 9 tên, bắn rơi 1 máy bay.


Ngày 2 tháng 6 năm 1970, địch càn vào xã, đi vào bãi mìn do đồng chí gài, bị chết 30 tên, bọn còn lại bỏ chạy, bỏ dở cuộc càn.


6 tháng đầu năm 1971, Nguyễn Văn A chỉ huy và củng tham gia bắn máy bay địch đến bán phá xã, đã bắn rơi 6 chiếc. Ngày 20 tháng 2 năm 1972, một máy bay lên thẳng đến bắn phá vị trí trú quân của đội du kích, đồng chí dùng súng tiểu liên hạ tại chỗ chiếc máy bay này.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn A làm đại đội phó đại đội du kích huyện (nằm trong đội hình trung đoàn du kích của huyện Củ Chi), đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu ở khu vực Gia Định.


Nguyễn Văn A chú trọng xây dựng dân quân, du kích xã tiến bộ về mọi mặt, sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị được nhân dân và đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn A được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #167 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:43:51 pm »

ANH HÙNG PHẠM VĂN DŨNG


Phạm Văn Dũng, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, tham gia du kich năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phạm Văn Dũng tham gia du kích từ năm 1962. Tuy bị thương nặng, sức khỏe giảm sút, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng và chỉ huy đội du kích tích cực đánh địch. Tự tay đồng chí diệt 80 tên, thu 13 súng, chỉ huy đội du kích diệt, và bức rút 14 đồn, bốt địch.


Tháng 4 nám 1974, Phạm Văn Dũng chỉ huy đội du kích bao vây đồn Bờ Ngang và Giồng Võ. Địch phản ứng quyết liệt, đồng chí dũng cảm dẫn đầu đơn vị vào sát đồn ném lựu đạn và chỉ huy anh em liên tục bẻ gãy các cánh quân tiếp viện, buộc địch phải đưa 3 tiểu đoàn đến yếm trợ cho lính trong đồn rút chạy. Kết quả diệt trên 100 tên địch, bức rút 2 đồn, giải phóng 2 ấp.


Tháng 4 năm 1975, đồng chí chỉ huy đội du kích diệt và bức rút 10 đồn, bốt ven đường giao thông, làm chủ đoạn đường dài 6 ki-lô-mét, bắt 2 đại đội bảo an đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 thu trên 200 súng.


Phạm VănDũng sống gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, sẵn sàng nhận phần khó về mình, được đồng đội và nhân dân yêu mến. Đồng chí đã góp nhiều thành tích xây dựng đội du kích xã trở thành Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến rông giái phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Dũng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #168 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:44:27 pm »

ANH HÙNG LÊ HOÀNG MINH


Lê Hoàng Minh, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó xã đội xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1967, Lê Hoàng Minh là du kích và làm giao liên xã. Năm 1965 đến 1969, đồng chí là bộ đội địa phương huyện. Từ năm 1971 đến năm 1978 là chính trị viên phó xã đội. Trong các nhiệm vụ được giao, Lê Hoàng Minh đều nêu cao tinh thần hăng hái vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tự mình đi tìm đạn pháo địch bắn không nổ về làm vũ khí để đánh địch. Đồng chí đánh 147 trận diệt 134 tên địch (có 7 tên Mỹ, 8 sĩ quan cấp úy), bắn rơi 1 máy bay, thu 26 súng, góp phần vào thành tích chung của dân quân du kích xã diệt 2.200 tên địch, thu 260 súng.


Ngày 23 tháng 10 năm 1965, địch cho 4 máy bay lên thẳng đổ quân, Lê Hoàng Minh bắn loạt đạn đầu diệt tại chỗ 1 chiếc (có 7 tên Mỹ) góp phần cùng các đồng đội bắn rơi 2 chiếc khác.


Ngày 23 tháng 4 năm 1974, địch cho 1 đại đội có máy bay, pháo binh yểm trợ để giải tỏa đồn Hai Giáo bị ta bao vây. Lê Hoàng Minh chỉ huy một tổ du kích, tích cực đánh địch, diệt 17 tên, phá hủy 1 máy thông tin và 10 súng, tạo điều kiện tốt cho đơn vị bạn diệt được đồn trên.


Tháng 10 năm 1974, tuy súng đạn thiếu thốn, Lê Hoàng Minh chỉ huy du kích khéo nghi binh vừa nổ súng, vừa làm công tác địch vận, đã lấy được, đồn Vàm Tân Hưng, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng ấp có hơn 100 dân.


Lê Hoàng Minh chú trọng xây dựng lực lượng du kích xã vững mạnh, thường xuyên xã có một trung đội.


Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 11 bằng khen và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hoàng Minh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2023, 02:45:03 pm »

ANH HÙNG TRƯƠNG DIỆU


Trương Diệu, sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trú quán phố Trần Phú, thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ dân quân phố Trần Phú, thị xã Quy Nhơn tỉnh Bình Định.


Từ năm 1961 đến 1966, Trương Diệu làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, thương binh và du kích tại quê. Trong suốt thời gian này, hai hầm bí mật do đồng chí đào ở nhà thường xuyên có từ 4 đến 6 bộ đội, thương binh và du kích ở. Đồng chí đã tận tình chăm sóc, nuôi giấu chu đáo. Cuối năm 1966, do bị lộ, được sự đồng ý của tổ chức đồng chí chuyển cả gia đình vào làm ăn tại thị xã Quy Nhơn để bịt đầu mối.


Năm 1969, Trương Diệu lại bắt liên lạc với thị đội Quy Nhơn. Từ đó đến tháng 3 năm 1975, đồng chí làm nhiệm vụ nuôi giấu bộ đội trong nhà mình, vận chuyển vũ khí vào thị xã, mua sắm những thứ cần thiết cho bộ đội chiến đấu và đưa đón bộ đội ra vào thị xã hoạt động. Mặc dù địch canh phòng, kiểm soát rất ngặt nghèo, Trương Diệu vẫn dũng cảm nuôi giấu thường xuyên trong nhà và khoang thuyền đánh cá của mình từ 5 đến 6 bộ đội. Đồng chí còn mua sắm cả những thứ cần thiết cho bộ đội chiến đấu, mưu trí đưa, đón bộ đội hàng chục lần ra vào thị xã hoạt động an toàn.


Năm 1972, hầu hết cơ sở trong thị xã Quy Nhơn bị vỡ, đồng chí là người duy nhất giữ được bí mật và đã mua được 60 ống phao bơi, 20 quả lựu đạn, hàng trăm thước dây dụ và dây ni lông để gói thuốc nổ, phục vụ đắc lực cho bộ đội đánh chìm 3 tàu, thuyền chiến đấu, diệt 71 tên Mỹ và cảnh sát ngụy.


Năm 1974, Trương Diệu nhận nhiệm vụ nuôi giấu đội biệt động thị xã, đồng chí đã giáo dục, động viên gia đình quyết tâm làm tròn nhiệm vụ. Với căn hầm bí mật ờ ngay trong nhà và một khoang thuyền đánh cá, Trương Diệu đã nuôi giấu an toàn hàng chục lượt chiến sĩ biệt động, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đánh nhiều trận trong thị xã và bến cảng Quy Nhơn giành thắng lợi.


Đêm 3 tháng 4 năm 1975, Trương Diệu được giao nhiệm vụ dùng thuyền chở 14 chiến sĩ biệt động vào Quy Nhơn đánh chiếm tòa thị chính, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí, đưa thuyền luồn lách qua tất cả các tuyến kiếm soát của địch trên biển, đưa anh em vào bến an toàn kịp thời tấn công địch, chiếm được tòa thị chính. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Sau khi Quy Nhơn được giải phóng, đồng chí dùng thuyền chở bộ đội ra đánh Cù Lao Xanh, và 5 lần dùng thuyền chở bộ đội đi truy quét bọn tàn binh địch tháo chạy trên biển.


Trương Diệu sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Diệu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM