Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:38:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6318 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 09:28:44 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG QUANG ĐỖI


Đặng Quang Đỗi, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thân Cừu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 3 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng trinh sát thuộc tiểu đoàn 514C, bộ đội địa phương tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Quang Đỗi làm nhiệm vụ trinh sát phục vụ đơn vị chiến đấu ở nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí đã nêu cao tinh thần vượt qua mọi khó khăn, nhiều lần ra vào vị trí địch, qua những đoạn đường chúng tuần tra canh gác nghiêm, ngặt để nghiên cứu nắm tình hình. Đồng chí đã phục vụ 70 trận đánh của tiểu đoàn thắng lợi. Trong các trận đánh Đặng Quang Đỗi đều bình tĩnh, dũng cảm dẫn đường và chỉ những mục tiêu cho đơn vị đánh chính xác.


Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là trinh sát, Đặng Quang Đỗi đã hoàn thành xuất sắc, đồng chí còn trực tiếp đánh địch tự tay diệt 40 tên, bắt 4 tên, thu 17 súng. Chỉ huy trung đội trinh sát diệt hàng trăm tên.


Ngày 24 tháng 4 năm 1974, đồng chí chỉ huy một tổ trinh sát đảm nhiệm một hướng tấn công vào một đồn địch (ở xã Thân Cửu Nghĩa) do một trung đội địch đóng giữ. Tuy hỏa lực địch bắn phá dữ dội ngăn cản đường tiến của ta, đồng chí đã dẫn đầu tổ nhanh chóng đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển đánh vào giữa vị trí địch, diệt nhiều tên, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong lên diệt gọn đồn này.


Ngày 11 tháng 3 năm 1975 đồng chí chỉ huy một tổ đánh vào sườn đội hình tiểu đoàn địch, diệt một số. Địch hoang mang bỏ chạy, đồng chí nhanh chóng dẫn đầu tổ truy kích, riêng đồng chí diệt 4 tên, bắt 3 tên, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn diệt gọn tiểu đoàn địch.


Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị.


Đặng Quang Đỗi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 25 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Quang Đỗi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 09:29:12 pm »

ANH HÙNG HÀ HỒNG HỒ


Hà Hồng Hồ, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 7 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng công binh thuộc đại đội 381, bộ đội địa phương tỉnh An Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Hà Hồng Hồ chiến đấu ở chiến trường có nhiều khó khăn, ác liệt. Đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Trong các trận đánh đồng chí thường được giao nhiệm vụ ở hướng chủ yếu, dù khó khăn, nguy hiểm vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng chí đã tham gia chiến đấu trên 30 trận, diệt gần 100 tên dịch, bắt 5 tên, thu 30 súng.


Ngày 20 tháng 11 năm 1974 trong trận tấn công đồn Khu 10 (huyện Tam Nông). Hà Hồng Hồ chỉ huy mũi tấn công hướng chủ yếu, bí mật vượt qua 6 hằng rào dây thép gai, đánh vào trung tâm. Địch chống cự quyết liệt, một số đồng chí bị thương vong, bản thân cũng bị thương nhưng Hà Hồng Hồ vẫn tiếp tục dẫn đầu tổ đánh chiếm sở chỉ huy địch. Mũi bạn chưa vào được, đồng chí nắm thời cơ thuận lợi phát triển chiến đấu sang khu vực mũi bạn phụ trách tạo điều kiện nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn. Riêng đồng chí diệt 10 tên, bắt 1 tên, thu 7 súng.


Ngày 5 tháng 12 năm 1974 trong trận đánh đại đội bảo an lấn chiếm xã Thường Thới Hậu (huyện Hồng Ngự), đồng chí ngâm mình dưới nước nhiều đêm để nghiên cứu tình hình địch. Sau đó, trực tiếp chỉ huy một tổ đánh vào hướng chủ yếu. Địch chống cự quyết liệt, các mũi bạn gặp khó khăn không phát triển được, đồng chí bình tĩnh dẫn đầu tổ đánh vào tung thâm, diệt nhiều hỏa điểm. Khi hết đạn, đồng chí dũng cảm vật lộn với địch cướp súng địch chi viện cho các mũi bạn nhanh chóng, diệt gọn đại đội địch, bắt 15 tên, thu trên 30 súng.


Hà Hồng Hồ có tác phong gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết tốt, được anh em yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hà Hồng Hồ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:39:43 pm »

ANH HÙNG TRỊNH TRỌNG THẬP


Trịnh Trọng Thập, sinh năm 1951, dân tộc Nùng, quê ở xã Cai Lộ, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng lái xe ô tô thuộc phòng tham mưu, sư đoàn 31, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1969 đến tháng 2 năm 1973, Trịnh Trọng Thập tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường Lào, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Khi trực tiếp chiến đấu, đồng chí luôn dẫn đầu tiểu đội vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tích cực tiến công địch, dù địch đông gấp nhiều lần cũng ngoan cường đánh trả, giữ vững trận địa, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tự tay đồng chí đã diệt 44 tên địch chỉ huy tiểu đội diệt gần 200 tên.


Ngày 14 tháng 10 năm 1970, Trịnh Trọng Thập chỉ huy tiểu đội (7 người) chốt giữ khu vực Bản Na. Tuy bom đạn địch bắn rất ác liệt, tiểu đội bị thương vong 3 đồng chí, Trịnh Trọng Thập vẫn bình tĩnh động viên anh em ngoan cường trụ bám đánh lui 7 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch diệt gần 100 tên, giữ vững trận địa. Riêng đồng chí diệt 25 tên, được toàn đơn vị phát động học tập.


Trong trận tấn công địch ở điểm cao 1663 ngày 30 tháng 4 năm 1971 (điểm cao khống chế đường tiến công của ta vào Phu Mộc), đơn vị gặp khó khăn khi cửa mở, đồng chí chỉ huy đội dự bị dũng cảm vượt qua lưới đạn địch, diệt 2 hỏa điểm lợi hại, mở thông cửa mở, nhờ đó đơn vị đã diệt gọn đại đội địch và chiếm được cao điểm này.


Trong năm 1972 - 1973, khi làm nhiệm vụ lái xe chở hàng phục vụ chiến đấu tuy mới ra trường lái xe, thường xuyên đi trên đường địch đánh phá ác liệt, nhưng đồng chí luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, đợt nào, quý nào củng vượt mức chỉ tiêu được giao. Đồng chí luôn giữ gìn xe tốt, tiết kiệm xăng dầu, xe chạy an toàn.


Trịnh Trọng Thập gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Trịnh Trọng Thập đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trịnh Trọng Thập được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:40:14 pm »

ANH HÙNG TRẦN XUÂN THIỆN


Trần Xuân Thiện, sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái, trú quán xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 9 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 64, sư đoàn 320, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 1 năm 1973 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trần Xuân Thiện chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã diệt và bắt 85 tên địch (có 5 sĩ quan), bắn cháy 2 xe bọc thép, bắt sống 2 xe tăng, thu 40 súng, 3 máy thông tin. Riêng trong Xuân 1975, đồng chí đã đánh 5 trận lập thành tích xuất sắc.


Trận Buôn Hồ (ngày 12 tháng 3 năm 1975), đồng chí dẫn đầu tiểu đội nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu được giao. Sau đó lại chủ động phát triển đánh chiếm các mục tiêu khác, tạo thuận lợi cho đơn vị tiêu diệt toàn bộ quân địch trong quận lỵ, giải phóng hơn 4 vạn dân.


Trận đánh đường số 7 Cheo Reo, ngày 19 tháng 3 năm 1975, đại đội của đồng chí làm nhiệm vụ dự bị của tiểu đoàn. Trong khi ra trận địa chốt để tải thương, phát hiện thấy đoàn xe bọc thép địch tháo chạy qua chốt, đồng chí liền lấy súng B40 bắn 2 quả đạn, phá hủy 2 xe bọc thép. Sau đó trèo lên xe dùng súng máy của địch bắn xối xả vào các xe khác làm địch hoảng hốt bỏ xe tháo chạy. Trần Xuân Thiện cùng 6 đồng chí trong tiểu đội bắt toàn bộ địch và thu 25 xe còn lại. Đã tạo điều kiện cho đơn vị giữ vững trận địa chốt. Trong trận này đồng chí sử dụng 5 loại súng, diệt 15 tên, bắt 30 tên, thu 36 súng.


Trong trận đánh ở quận lỵ Hóc Môn, đồng chí chỉ huy trung đội khắc phục khó khăn, luồn sâu vào lòng địch, đúng thời gian. Tuy địch dùng pháo bắn ác liệt vào đội hình đơn vị, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, tổ chức lực lượng diệt gọn 5 mục tiêu, tạo điều kiện tốt cho đại đội và tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm thị trấn và quận lỵ Hóc Môn, góp phần mở cửa phía tây bắc Sài Gòn.


Đồng chí có đạo đức phẩm chất tốt, chấp hành nghiêm mọi chính sách, kỷ luật, đoàn kết thương yêu đồng đội, được quần chúng tín nhiệm.


Trần Xuân Thiện đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, được tặng danh hiệu Dũng sĩ cấp ưu tú và Chiến sĩ thi đua năm 1975.


Ngày 6 tháng 11 năm 1975, Trần Xuân Thiện được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:40:49 pm »

ANH HÙNG CẦM BÁ TRÙNG


Cầm Bá Trùng, sinh năm 1950, dân tộc Thái, quê ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó công binh thuộc đại đội 8, tiểu đoàn 3, trung cloàn 30, sư đoàn 472 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hơn 7 năm, Cầm Bá Trùng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mở đường, phục vụ vận tải trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí vượt qua bom đạn địch, dẫn đầu đơn vị bám đường, bám trọng điểm, phát huy nhiều sáng kiến trong việc bảo đảm giao thông, lập nhiều thành tích xuất sắc.


Suốt 6 tháng trong năm 1965, Cầm Bá Trùng chỉ huy tiểu đội bảo đảm giao thông ở ngầm Tôm Ru, dốc Tà Beng, dốc 18, đường 128. Mặc dù bom đạn địch rất ác liệt, nhiều ngày không lúc nào ngớt tiếng bom, đạn. Các trọng điểm bị bom địch cày xới không còn một gốc cây dù nhỏ... đồng chí vẫn động viên và chỉ huy tiểu đội dũng cảm bám đường, bám tuyến, đảm bảo cho mọi đoàn xe vượt qua an toàn. Đặc biệt ngày 20 tháng 2 năm 1969, đồng chí đã không sợ nguy hiểm, đi bộ dẫn dầt từng chiếc xe vượt qua bãi bom nổ chậm, giải phóng đoàn xe 25 chiếc chở hàng vào chiến trường.


Tháng 2 năm 1971, một đoàn xe 40 chiếc bị máy bay địch đánh trúng đội hình. Đường bị tắc, một số xe bị cháy. Mặc cho máy bay địch đang quần lượn, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy tiểu đội san lấp hố bom, dập lửa, băng bó cho thương binh và dẫn dắt từng chiếc xe vượt qua trọng điểm. Nhờ đó hơn 30 xe còn lại được an toàn, thương binh được đưa vê cấp cứu chu đáo.


Cuối năm 1971, Cầm Bá Trùng chỉ huy tiểu đội đảm bảo giao thông đoạn đường số 35. Đồng chí đã có sáng kiến dùng tre, nữa làm xe giả, dùng bình điện ác quy bật đèn sáng trên đoạn đường tránh mà xe không đi để đánh lừa địch. Địch đã đánh vào đoan nghi binh hàng trăm quả bom. Nhờ đó đoạn đường do tiểu đội đồng chí phụ trách được an toàn.


Trong năm 1972, đồng chí chỉ huy tiểu đội đảm bảo giao thông trên tuyến đường 24. Tiểu đội đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài ra, những khi tham gia mở đường, đồng chí luôn dẫn đầu đại đội về năng suất đào đất, phá đá (vượt từ 30 đến 40% chỉ tiêu), nêu gương tiêu biểu cho đơn vị học tập.


Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Cầm Bá Trùng đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Cầm Bá Trùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:41:23 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THANH MẬN


Nguyễn Thanh Mận, sinh năm 1952, dân tộc Chàm, quê ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 9 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội bộ đội địa phương huyện Bắc Bình, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 8 năm 1970, Nguyễn Thanh Mận làm chiến sĩ liên lạc cho cán bộ hoạt động trong vùng tạm chiếm. Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa công văn, tài liệu, theo dõi tình hình địch và đưa đón các đội công tác hoạt động. Nhiều lần địch bắt lên đồn tra hỏi, đánh đập dã man nhưng đồng chí vẫn một lòng trung thành với cách mạng, kiên quyết không chịu khuất phục trước kẻ địch.


Tháng 9 năm 1970, Nguyễn Thanh Mận là người đầu tiên của người dân tộc Chàm trong xã xung phong đi bộ đội. Từ khi nhập ngũ đến năm 1971, đơn vị phân công đồng chí ở bộ phận tăng gia sản xuất tại hậu cứ. Đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ tháng 2 năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, Nguyễn Thanh Mận tham gia chiến đấu, đồng chí đã đánh 27 trận, chỉ huy tiểu đội phá hủy 10 cầu cống, 2 cây số đường ray xe lửa, 3 cây số đường ô tô, đánh lật nhào 2 đoàn tàu diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí.


Tháng 4 năm 1974, buổi chiều Nguyễn Thanh Mận phụ trách một tổ đi trinh sát địch, để tối dẫn cả đơn vị và các cơ quan dân chính xuống ấp Xuân Quang (Phan Rí) lấy gạo. Khi gần tới ấp, phát hiện 1 đại đội địch đang phục kích ta, Nguyễn Thanh Mận bàn với 2 người trong tổ quyết tâm đánh địch để báo động cho lực lượng phía sau không xuống nữa. Với lối đánh gần, bất ngờ, tổ đồng chí đã làm cả đại đội địch bị rối loạn. Kết quả diệt 8 tên địch, ta an toàn.


Ngày 8 tháng 8 năm 1974, Nguyễn Thanh Mận phụ trách 1 tổ được giao nhiệm vụ diệt tên ác ôn khét tiếng trong huyện. Nhà tên này ở sát đồn địch và thường có lính bảo vệ. Đồng chí để 2 người ở lại theo dõi, cảnh giới, còn mình bí mật lọt, vào nhà, dùng súng tiêu diệt hắn. Diệt được tên này đồng bào dân tộc Chàm rất phấn khởi tin tưởng vào cách mạng.


Ngày 6 tháng 3 năm 1975, Nguyễn Thanh Mận đã bí mật theo dõi hoạt động của tiểu đội thám báo ác ôn ở bờ sông Cà Dây (đoạn qua xã Chợ Lần, Hòn Đa). Đồng chí bố trí tổ phục kích, chờ chúng đến gần mới cho nổ mìn và bắn đạn B40 vào giữa đội hình, diệt gọn 9 tên.


Nguyễn Thanh Mận luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị là tấm gương tiêu biểu cho thanh niên dân tộc Chàm noi theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Mận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:41:49 pm »

ANH HÙNG PHẠM TẤN KỊP


Phạm Tấn Kịp, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Thanh, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng trinh sát, bộ đội địa phương thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến tháng 2  năm 1974, Phạm Tấn Kịp chiến đấu ở trong và ngoài thị xã Hội An. Đồng chí đã tham gia đánh 35 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Nhiều lần cải trang lọt vào khu vực địch kiểm soát, diệt ác ôn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Đồng chí đã góp phần tích cực cùng đơn vị diệt 380 tên địch (phần lớn là ác ôn, cố vấn và sĩ quan), phả hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 16 tên ác ôn và sĩ quan, bắt 1 tên, phá hủy 4 xe mô tô, thu 2 súng và nhiều tài liệu quan trọng.


Tháng 1 năm 1971, đồng chí nhận nhiệm vụ diệt tên chi phó cảnh sát quận Hiếu Nhơn, Phạm Tấn Kịp theo dõi quy luật đi lại của nó và táo bạo cải trang làm lính ngụy để diệt hắn giữa ban ngày.


Ngày 25 tháng 5 năm 1972, tuy bọn địch đông (2 trung đội) bảo vệ cho bọn hội đồng tề xã Cẩm An họp. Đồng chí cùng một chiến sĩ cải trang lọt vào nơi họp, diệt gọn cả bọn hội đồng tề gồm 9 tên. Trận đánh thắng làm bọn tay sai rất hoang mang, sau đó không tên nào dám nhận việc của ngụy quyền tại xã Cẩm An nữa.


Tháng 9 năm 1972, Phạm Tấn Kịp cải trang lọt vào sào huyệt của địch diệt một tên tình báo.


Phạm Tấn Kịp luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 bằng khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Tấn Kịp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:42:20 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KHƠI


Nguyễn Đình Khơi, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 11 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó đặc công thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 1 (Quyết Thắng), thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến năm 1975, Nguyễn Đình Khơi hốạt động ở vùng ven Sài Gòn, tuy có nhiều khó khăn, ác liệt, nhưng đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch, diệt 81 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, phá hủy 2 xe quân sự, 3 đại liên, thu 9 súng.


Trận đánh ngày 24 tháng 5 năm 1972, ở xã Trung Hòa, đồng chí bắn 1 quả đạn AT diệt một ổ đại liên khi nó đang bắn vào đội hình quân ta. Có lần Nguyễn Đình Khơi bị bom vùi trong công sự, khi được đồng đội bới lên, lại tiếp tục chiến đấu, cùng đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.


Đêm ngày 7 tháng 10 năm 1974, đồng chí dẫn đầu mũi đột kích 2 thay thế mũi đột kích 1 đánh vào ấp chiến lược Dân Hàng. Quá trình chiến đấu Nguyễn Đình Khơi bị thương nhưng không rời trận địa, diệt 1 lô cốt, tạo điều kiện cho trận đánh phát triển góp phần cùng đơn vị diệt gọn 1 đại đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí.


Ngày 9 tháng 3 năm 1973, đồng chí dùng súng bộ binh bắn rơi một máy bay lên thẳng.


Ngày 20 tháng 3 năm 1975, trận đánh địch trên đường số 1 (đoạn đường Sài Gòn đi Phnôm Pênh), Nguyễn Đình Khơi dẫn đầu trung đội chặn địch tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn. Riêng đồng chí bắn cháy 3 xe, diệt 5 tên địch, thu 2 súng.


Đồng chí luôn xung phong, gương mẫu về mọi mặt, nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội.


Nguyễn Đình Khơi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đình, Khơi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:42:50 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN LÂM


Trần Văn Lâm, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó công binh, trung đoàn 83, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1973, Trần Văn Lâm làm nhiệm vụ mở đường và bảo đảm giao thông phục vụ chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, Tây Nguyên. Mặc dù khí hậu khắc nghiệt, sinh hoạt thiếu thốn, sức yếu, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm liên tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.


Trần Văn Lâm luôn có giờ công, ngày công cào nhất đại đội, thường xuyên nhận việc khó vất vả về phần mình. Có thời gian, trong đơn vị nhiều anh em ốm, đồng chí cũng bị sốt cao, nhưng Lâm vẫn ra tuyến đường thi công, lôi cuốn anh em cùng khắc phục bệnh tật, bảo đảm ngày công cao, tạo điều kiện cho đơn vị kịp thời thông đường phục vị chiến dịch. Trong hoàn cảnh công cụ lao động của đơn vị còn thô sơ, Trần Văn Lâm tìm cách phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp thi công. Có lần trong năm 1972, đơn vị mở đường bên cạnh suối, đồng chí đã đề ra việc đắp đập ngăn suối để dùng sức nước đào và vận chuyển một khối lượng đất đá thay sức người, đã đưa năng suất lên 150%, giảm nhẹ sức và an toàn lao động.


Khi làm nhiệm vụ nuôi quân, Trần Văn Lâm luôn có tinh thần trách nhiệm cao. Trong hoàn cảnh thực phẩm khan hiếm, đồng chí vẫn tần tảo bảo đảm cho đơn vị ăn bữa 3-4 món, nóng, hợp vệ sinh. Đơn vị làm đường cách xa 3 - 4 ki-lô-mét, ngày nào Trần Văn Lâm cũng gánh cơm ra tận nơi cho anh em ăn được nóng, nước uống đầy đủ. Có thời gian yêu cầu thông đường gấp, ban ngày lo cơm nước cho đơn vị, ban đêm đồng chí lại tranh thủ ra làm đường với anh em, liên tục hàng tháng.


Cuối năm 1973 Trần Văn Lâm được cử đi học lớp hạ sĩ do trung đoàn mở. Đồng chí chăm chỉ học tập, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của nhà trường. Kết quả học đều đạt khá, giỏi. Sau ngày giải phóng Trần Văn Lâm được cử đi học sử dụng loại máy mới thu được của địch, đồng chí đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn.


Trần Văn Lâm luôn giữ vững phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách, kỷ luật được anh em tin yêu.


Đồng chí đã được khen thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Lâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2023, 08:43:16 pm »

ANH HÙNG PHẠM HUY NGHỆ


Phạm Huy Nghệ, sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ y tá, đại đội 1, tiểu đoàn 19, trung đoàn 116, sư đoàn 2, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Huy Nghệ chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ. Trong hoàn cảnh đơn vị gặp nhiều khó khăn, lương thực, thuốc men thiếu thốn, thương binh có lúc phải nằm lại không gửi về tuyến sau được, đồng chí đã nêu cao tinh thần hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh tìm kiếm rau, củ rừng, thuốc nam để nuôi dưỡng và điều trị cho anh em. Trong chiến đấu Phạm Huy Nghệ luôn dũng cảm, xông xáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sĩ quân y băng bó và đưa được 6 thương binh từ trận địa về phía sau được an toàn, chăm sóc, điều trị tốt cho hàng chục thương binh, bệnh binh khác được chu đáo. Đồng chí trực tiếp tham gia đánh 11 trận, diệt 25 tên địch, phá hủy 4 khẩu pháo, 15 xe tăng, đánh sập 14 nhà lính.


Trận ngày 25 tháng 8 năm 1974, sau khi cắt xong rào để đơn vị vào căn cứ địch, Phạm Huy Nghệ nhanh chóng đánh hết các mục tiêu được phân công rồi chỉ huy tổ đánh phát triển cửa mở cho đơn vị rút, sau đó còn đưa được 1 thương binh ra phía sau an toàn. Như vậy trong 1 trận, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ: cắt rào, đánh bộc phá và băng bó cấp cứu thương binh.


Trận đánh chiếm cầu xa lộ Biên Hòa ngày 28 tháng 4 năm 1975, sau khi Phạm Huy Nghệ xung phong cát rào, dẫn bộ đội tiến công địch ở khu vực đầu cầu thì trời sáng. Địch đưa xe tăng từ Long Bình tới phản kích. Trước tình hình đó, đồng chí vác bộc phá lên mặt đường chặn đánh xe tăng địch để đơn vị củng cố trận địa. Suốt 2 ngàv 28 và 29 tháng 4, Phạm Huy Nghệ chỉ huy 1 tổ ngoan cưỡng đánh lui nhiều đợt phản kích của địch ở khu vực Lò Gạch, góp phần tích cực cùng đơn vị giữ vững khu đầu cầu, bảo đảm cho các đơn vị qua cầu tiến vào Sài Gòn.


Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị được đồng đội tin yêu.


Phạm Huy Nghệ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng và giấy khen, 2 lần Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Huy Nghệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM