Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:49:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6298 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:41:42 pm »

ANH HÙNG NGUYÊN VĂN BỊCH


Nguyễn Văn Bịch (tức Thanh Sơn), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, huyện đội phó huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến mùa Xuân 1975, Nguyễn Văn Bịch đã tham gia chiến đấu 49 trận, tự tay diệt 54 tên (có 1 tên Mỹ, 2 tên ác ôn), bắn rơi 1 máy bay lên thẳng. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 1.000 tên địch (đánh thiệt hại nặng 7 đại đội và 4 trung đội địch), phá hủy 5 xe bọc thép.


Từ cuối năm 1961 đến năm 1962, Nguyễn Văn Bịch cùng tổ xây dựng cơ sở ở Chợ Mới, ở đây địch thường xuyên càn quét, lùng sục, khủng bố giết hại đồng bào. Đồng chí cùng tổ kiên trì bám đất, bám dân có thời gian 2, 3 tháng liền, ngày ngủ hầm, đêm đến từng nhà tuyên truyền vận động quần chúng. Đồng chí đã xây dựng được 12 cơ sở, tạo điều kiện cho lực lượng về hoạt động, phong trào du kích chiến tranh từng bước phát triển.


Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1967, Nguyễn Văn Bịch được cử về hoạt động tại vùng địch tạm chiếm. Tuv địch ra sức vây bắt cán bộ ta, mật thám, gián điệp luôn theo dõi nhưng nhờ nhân dân bảo vệ, cung cấp tin tức nên đồng chí đã báo cáo lên trên về tình hình địch được chính xác. Thời gian này, đồng chí bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, diệt 38 tên địch.


Từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 7 năm 1968, Nguyễn Văn Bịch cùng 6 người khác giả trang làm lính địch vào căn cứ địch nắm tình hình. Đến ngày thứ 10 thì bị lộ, địch vây bắt, đồng chí dùng tiểu liên, lựu đạn diệt 4 ổ đề kháng và chỉ huy tổ đánh thẳng vào nơi trung tâm. Địch hốt hoảng bỏ chạy, tổ rút ra an toàn. Trận này toàn tổ diệt hơn 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 10 tên.


Đêm 18 tháng 4 năm 1970, Nguyễn Văn Bịch dẫn một tổ đột nhập vào một đồn để giải thoát 6 cán bộ ta bị địch bắt. Tuy địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí vấn tìm cách cùng tổ vượt qua rào kẽm gai, đánh thẳng vào trung tâm đồn làm chúng rối loạn. Đồng chí nhanh chóng phá trại giam, cùng tổ đưa 6 đồng chí của ta bị địch bắt ra ngoài an toàn.


Quá trình chiến đấu, mặc đù bị thương nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy. Nguyễn Văn Bịch luôn xung phong gương mẫu, thường nhận nhiệm vụ khó về mình, khiêm tốn được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 19 bằng và giấy khen, 5 lần là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Bịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2022, 07:43:25 pm »

ANH HÙNG NGÔ QUANG ĐIỂN

   
Ngô Quang Điền, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Trực Thuận, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 10 công binh, thuộc tiểu đoàn 739, trung đoàn 25, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tử tháng 12 năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Ngô Quang Điền tham gia mở đường phục vụ chiến đấu ở Đông Nam Bộ. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần bền bi chịu đựng gian khổ, tích cực khắc phục khó khăn, dũng cảm vượt qua bom đạn, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân luôn là người dẫn đầu trung đoàn về năng suất đào đất, phá đá, chặt cây, bắc cầu.
   Năm 1970 - 1971, Ngô Quang Điền cùng đơn vị mở đường trên tuyến hành lang vận chuyển phía bắc Đông Nam Bộ. Mặc cho máy bay địch đánh phá rất ác liệt, có ngày chúng đánh phá đoạn đường đơn vị phụ trách 4 - 6 lần. Sau mỗi đợt đánh phá, đồng chí lại dẫn đầu trung đội ra mặt đường tiếp tục đào đất, phá đá sửa chữa. Suốt 2 năm, Ngô Quang Điền dẫn đầu trung đoàn về năng suất lao động đào đắp từ 5 mét khối đến 6,3 mét khối một công, trung đội đồng chí là trung đội xuất sắc nhất trung đoàn.
   Chiến dịch Xuân - Hè 1972, trong trận tấn công địch ở Lộc Ninh, sau khi chuẩn bị đường cho xe tăng ta xuất kích, Ngô Quang Điền cầm dù trắng đi trước dẫn đường xe tăng ta tiếp cận vị trí địch được nhanh chóng, an toàn. Hành động của đồng chí đã cổ vũ chiến sĩ xe tăng hăng hái chiến đấu.
   Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị chỉ còn 18 người, nhưng Ngô Quang Điền vẫn động viên anh em hăng hái làm việc không kể ngày đêm, kết quả, chỉ sau 3 ngày, đơn vị bắc xong 2 cầu gỗ (mỗi cầu dài 10 mét, trọng tải 10 tấn), kịp thời cho xe tải chở bộ đội vượt qua, tấn công địch từ hướng đông bắc Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
   Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, luôn nhận việc khó về minh, sống khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.
   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến cỏng giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 23 bằng và giấy khen, 5 lần là Chiến sĩ thi đua, 9 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ mở đường.
   Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Ngô Quang Điền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:45:23 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HỮU


Nguyễn Văn Hữu (tức Nguyễn Văn Gặp), sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhập ngũ 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, bác sĩ thuộc Văn phòng Bộ tư lệnh Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến năm 1978, Nguyễn Văn Hữu chiến đấu và công tác ở Nam Bộ qua các cương vị chiến đấu viên, y tá, quân y sĩ, trường ban truyền máu xét nghiệm bệnh viện K71, phó Chủ nhiệm khoa nội, bác sĩ bảo vệ sức khỏe cơ quan... Trong hoàn cảnh nào đồng chí cũng thể hiện ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.


Trong công tác chuyên môn, Nguyễn Văn Hữu kiên trì đi sâu tìm cách khắc phục khó khăn, có nhiều sáng kiến áp dụng vào việc điều trị thương binh, bệnh binh đạt kết quả tốt. Đồng chí còn thường xuyên ra tuyến trước phục vụ các chiến dịch, giúp đỡ kinh nghiệm cho các đội điều trị tiền phương cấp cứu được kịp thời hàng trăm trường hợp.


Những lần địch càn vào khu vực điều trị của thương binh, Nguyễn Văn Hữu đà dũng cảm chiến đấu để bao vệ thương binh, báo vệ căn cứ, nhiều lần bị thương vẫn không rời vị trí. Đồng chí đã diệt 20 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng.


Nguyễn Văn Hữu sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, nhất là với thương binh, nhiều lần xung phong cho máu để cứu sống anh em mặc dù bản thân cũng đang yếu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 22 bằng khen, 7 năm liền đạt Chiến sĩ thi đua, 3 lần đặt danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hữu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:45:59 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HOÀNG


Nguyễn Văn Hoàng, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Xã Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chr là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh thuộc tiểu đoàn 1, bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 15 tuổi, Nguyễn Văn Hoàng xung phong vào bộ đội. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, đồng chí tham gia chiến đấu 80 trận, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, tích cực tấn công, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt. Nguyễn Văn Hoàng đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 400 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 42 tên làm bị thương 61 tên, thu 22 súng, 6 máy thông tin.


Ngày 2 tháng 2 năm 1968, sau khi dẫn đầu tiểu đội đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của đơn vị diệt gọn đại đội bao an ở Phụng Hiệp, Nguyễn Văn Hoàng chỉ huy 1 tổ trụ lại đánh địch phản kích. Mặc dù chỉ có 4 người và 1 khẩu đại liên tổ do đồng chí chỉ huy đã ngoan cường đánh lui nhiều đợt phản kích của 2 đại đội địch, diệt 36 tên, bắn chìm 1 thuyền, giữ vững trận địa cho đến khi có lệnh rút.


Đầu tháng 4 năm 1972, đồng chí chỉ huy đại đội cùng đơn vị bạn tấn công yếu khu Quang Phong, sau khi tự tay gỡ mìn dẫn đơn vị vượt rào xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển diệt gọn trung đội địch ở đồn tam giác. Thấy mũi bạn chiến đấu gặp khó khăn, Nguyễn Văn Hoàng chủ động dẫn đầu đơn vị tấn công vào sườn quân địch, góp phần tích cực cùng đơn vị bạn diệt gọn bọn địch trong yếu khu có gần 200 tên.


Trong trận đánh đồn Tân Binh ngày 25 tháng 10 năm 1973, đồng chí chỉ huy một tổ kết hợp với nội ứng nhanh, đánh mạnh diệt và làm tan rã 1 trung đội địch đóng ở đây.


Nguyễn Văn Hoàng chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cóng thương binh, tử sĩ vượt qua bom đạn địch về phía sau an toàn. Đặc biệt, trong trận tấn công địch ở Cây Me (ngày 18 thầng 2 năm 1974), tuy lực lượng địch đông, hỏa lực địch bắn rất mạnh đồng chí vẫn dũng cảm dẫn đầu 1 tổ vượt qua nhiều lớp rào vào lấy được 3 liệt sĩ đưa về phía sau mai táng chu đáo. Hành động của đồng chí có tác dụng giáo dục sâu sắc cho các chiến sĩ trong đơn vị. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Nguyễn Văn Hoàng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 18 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hoàng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:46:49 pm »

ANH HÙNG BÙI THANH HƯỜNG


Bùi Thanh Hường, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 9 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 5 bộ binh thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 1, sư đoàn 2, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tử tháng 12 năm 1968 đến mùa Xuân 1975, Bùi Thanh Hường chiến đấu ở Trị - Thiên và Quảng Nam. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sử dụng được nhiều loại vũ khí của ta và địch, nhiều lần bị íhương vẫn không rời vị trí chiến đấu, tự tay diệt 113 tên địch (có 27 tên Mỹ), bắt 8 tên, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 6 đại liên, 2 súng cối 60 mi-li-mét, thu 15 súng AR15, 3 đại liên,3 M79, 4 máy thông tin.


Ngày 28 tháng 8 năm 1969, Bùi Thanh Hường cùng 3 đồng chí nhận nhiệm vụ phục kích 1 đại đội thám báo Mỹ ở điểm cao 56 (bác đường số 9). Đây là trận đầu Bùi Thanh Hường đánh Mỹ, song đồng chí đã bình tĩnh động viên đồng đội quyết đánh. Trong chiến đấu, Bùi Thanh Hường xông xáo dưới làn bom đạn địch, diệt 27 tên, bắn cháy 1 xe tăng, chỉ huy tổ diệt 80 tên, bắn cháy 5 xe tăng.


Trong Trận chỉ huy tiểu đội trong đội hình đại đội phục kích địch ở đồn Đá Bạc (gần vị trí Quán Ngang, Quảng Trị), khi đại đội gặp khó khăn, quân số thương vong nhiều, Bùi Thanh Hường đã xin cán bộ đại đội được đánh. Kết quả tiểu đội đã góp phần quan trọng cùng đại đội diệt gọn 1 đại đội địch. Trận này Bùi Thanh Hường diệt và bắt 18 tên, thu 2 súng, 1 máy thông tin.


Ngày 28 tháng 5 năm 1974, đồng chí chỉ huy trung đội cùng tiểu đoàn đánh địch lấn chiếm khu vực Đức Phú (Tam Kỳ). Mặc dù địch đông có hòa lực mạnh và ở thế cao (điểm cao 287), gâv nhiều khó khăn cho ta, Bùi Thanh Hường bình tĩnh động viên trung đội kiên quyết đánh. Khi đại đội trưởng bị thương nặng, đồng chí chủ động thay thế tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Trận này đồng chí diệt 11 tên địch.


Ngày 30 tháng 7 năm 1974, đại đội Bùi Thanh Hường đảm nhiệm hướng chủ yếu đánh điểm cao 238 ở Nông Sơn, Trung Phước, đồng chí đã mưu trí, linh hoạt, cùng đơn vị nhanh chóng chiếm vị trí bàn đạp, diệt nhiều địch, tạc điều kiện tốt cho tiểu đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn địch.


Bùi Thanh Hường sống gương mẫu, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội được đơn vị tin mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Thanh Hường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh dùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:47:25 pm »

ANH HÙNG HỒ THANH LÂM


Hồ Thanh Lâm, sinh năm 1941, dân tộc Co, quê ở xã Trà Giáp, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 11 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 73 bộ binh, bộ đội địa phương huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ đến tháng 4 năm 1975, Hồ Thanh Lâm chiến đấu ở nhiều địa bàn trong huyện. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng hái đánh giặc, bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Hồ Thanh Lâm đã chỉ huy đơn vị diệt 330 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 55 tên, bắt 2 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.


Ngày 16 tháng 8 năm 1969, tại trận địa chốt chặn địch tại làng Dầm, tuy bị bom pháo địch bắn phá rất ác liệt, đơn vị bị thương vong, bản thân Hồ Thanh Lâm bị sức ép còn một mình đồng chí vẫn bám trận địa. Máy bay lên thẳng của địch đổ quân. Hổ Thanh Lâm bình tĩnh kê chắc súng hạ tại chỗ 2 máy bay lên thẳng chở đầy lính Mỹ bằng 2 loạt đạn súng tiểu liên. Những chiếc còn lại vọt lên cao, không dám đổ quân tiếp nữa. Trận địa được giữ vững.


Trận đánh đồn Nước Viu (ngày 20 tháng 4 năm 1974), ngay phút đầu, đồng chí dùng B40 bắn sập lô cốt đầu cầu rồi nhanh chóng dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào giữa vị trí địch, diệt bọn chỉ huy; nhờ đó đơn vị đã làm chủ vị trí địch, diệt 30 tên, giải phóng 57 đồng bào bị địch giam giữ trở về làng cũ làm ăn.


Trận đánh đồn Phước Sơn (ngày 27 tháng 4 năm 1974), khi đơn vị Hồ Thanh Lâm đang triển khai vượt rào thì bị lộ. Địch vừa bắn ra rất dữ dội, vừa tháo chạy ra hướng cổng đồn. Đồng chí liên tiếp bắn 2 quả B40, diệt 7 tên, làm bị thương một số tên khác, sau đó dẫn đơn vị xông lên chặn chúng và tiếp tục lao lên đánh địch. Kết quả đơn vị diệt gần hết số địch trong đồn (hơn 30 tên). Khi quay ra vì vết thương ở chân sưng tấy không đi được đồng chí phải bò và bị lạc hướng; 11 ngày nằm trong rừng không có cơm ăn, thuốc chữa, đồng chí vẫn chịu đựng, tự tìm lá cây băng bó vết thương. Cho đến khi đơn vị tìm được, đưa về điều trị.


Đồng chí luôn, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu, khiêm tốn được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Thanh Lâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:02 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG VĂN NHÀN


Đặng Văn Nhàn, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 2 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, y sĩ, bệnh xá trưởng bệnh xá thành đội Cần Thơ thuộc tỉnh đội Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 15 tuổi, Đặng Văn Nhàn xung phong vào bộ đội. Từ đó đến tháng 4 năm 1975 đồng chí tham gia phục vụ chiến đấu ở địa bàn Rạch Giá. Trưởng thành từ chiến sĩ cứu thương lên quân y sĩ phụ trách đội điều trị, đồng chí luôn liêu cao tinh thần hết lòng phục vụ thương, bệnh binh, dũng cảm dẫn đầu đơn vị theo, sát bộ đội chiến đấu để cấp cứu, bảng bó kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Có đợt Đặng Văn Nhàn liên tục chỉ huy đơn vị đưa 20 thương binh vượt qua nhiều sinh lầy, sông rạch và đồn bốt địch về phía sau an toàn. Hàng chục lần trong lúc trận chiến đấu đang diễn ra quyết liệt, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị vượt qua bom đạn địch tới băng bó cho thương binh rồi đưa về tuyến sau an toàn. Nhiều lần đồng chí xung phong lấy máu mình tiếp cho thương binh. Tính chung, Đặng Văn Nhàn đã góp phần tích cực cùng đơn vị cấp cứu, điều trị tốt cho hơn 3.000 thương, bệnh binh.


Quá trình điều trị, tuy trình độ chuyên môn có hạn, trong hoàn cành không đưa thương binh lên tuyến trên được. Đồng chí tự học, tự nghiên cứu rút kinh nghiệm nên đã cứu sống 80 trường hợp, trong đó có nhiều trường hợp vết thương hiểm nghèo.


Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Đặng Văn Nhàn còn là người dẫn đầu đơn vị tích cực đanh địch, bảo vệ thương binh mỗi khi địch càn vào khu vực trú quân hoặc gặp chúng trên đường chuyển thương. Đặng Văn Nhàn đã chỉ huy đơn vị đánh 13 trận, diệt gần 200 tên địch. Riêng đồng chí diệt 52 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.


Đặng Văn Nhàn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên trong đội, đồng chí sống gương mẫu giản dị, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 18 bằng và giấy khen, 8 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Văn Nhàn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:37 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG CÔNG NHÂN


Đặng Công Nhân (tức Đặng Chí Anh), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 512 công binh, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Đặng Công Nhân kiên cường bám trụ ở các địa bàn xung yếu trong tỉnh. Đồng chí luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, có quyết tâm cao, chỉ huy mưu trí, hăng hái dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm.


Đặng Công Nhân đã trực tiếp chỉ huy đánh trên 80 trận, đơn vị diệt trên 1.000, tên địch, đánh chìm 2 tàu, phá hủy 4 xe quân sự, 3 khẩu pháo 105 ly, phá sập 4 cầu.


Trận đánh cầu Quằn Mần trên đường giao thông từ sân bay về căn cứ Rạch Soi (Rạch Giá) tháng 4 năm 1969, ở đây địch phòng thủ nghiêm ngặt. Lần đầu đánh cầu, Đặng Công Nhân đã biết dựa vào đồng bào để nghiên cứu kỹ mục tiêu. Kết quả đánh sập cầu, diệt 1 tiểu đội lính gác, làm ngừng trệ giao thông địch trong 15 ngày.


Tháng 10 năm 1970, đồng chí chỉ huy 1 trung đội ngoan cường lập vành đai bao vây căn cứ của trung đoản địch ở Sàn Gạch (Vĩnh Thuận). Với quyết tâm bao vây tiến công tiêu diệt địch liên tục, đồng chí tổ chức cho anh em tìm kiếm bom đạn địch không nổ để lấy thuốc làm mìn đánh địch. Trung đội Đặng Công Nhân đã diệt hàng trăm tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới. Buộc lực lượng địch đông vẫn phải co cụm trong cán cứ. Đơn vị đã hỗ trợ đắc lực cho đồng bào địa phương bám trụ sản xuất.


Ngày 25 tháng 4 năm 1971, đồng chí phụ trách 1 tổ táo bạo vượt qua nhiều đồn, bốt, luồn sâu chặn đánh đoàn tàu vận chuyển của địch từ Tắc Cẩu đi Xẻo Rô, đã đánh chìm 1 tàu chở hàng, chi viện đắc lực cho đơn vị bạn chống địch càn quét ở U Minh.


Đặng Công Nhân sống gương mẫu, khiêm tốn, luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết tốt, được trên tin, đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng ba, 4 bằng và giấy khen, 3 lần đạt danh hiệu dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Công Nhân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:06 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN PHÚ


Trần Văn Phú, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, xưởng trưởng xưởng Quân giới thuộc tỉnh đội Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trần Văn Phú làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ cho các lực lượng vũ trang trong tỉnh. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thiếu thốn, ác liệt, đồng chí luôn nêu cao quyết tâm kiên trì bám đất, bám dân, làm việc không kể ngày đêm, cùng đơn vị sản xuất được hàng chục vạn qua mìn, thu pháo, lựu đạn, đáp ứng yêu cầu chiến đấu ở địa phương.


Trần Văn Phú luôn chịu khó nghiên cứu rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cái tiến được nhiều loại vũ khí mới, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu suất chiến đấu của bộ đội như mìn đánh xe tăng, đạn đánh tàu trên sông, bom phóng, v.v. Trong khi sản xuất, đồng chí đã dùng nhôm đúc bom phóng thay gang là loại nguyên liệu khó tìm, vẫn đảm bảo chất lượng tốt, cải tiến liều tống đạn pháo làm cho đuôi đạn nhẹ đi, đỡ tốn kíp, mang vác dễ mà vẫn đảm bảo bắn chính xác, thiết kế máy cán, máy viền, máy dập. Nhờ đó đơn vị sản xuất được nhiều, nhanh và giảm bớt được khó khăn về thiếu nguyên liệu và phương tiện sản xuất.


Trần Văn Phú chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đã góp nhiều công xây dựng xưởng ngày càng trưởng thành. Đồng thời tích cực, bồi dưỡng, xây dựng các xưởng quân giới huyện, xã trong tỉnh ngày càng tiến bộ về chuyên môn, đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, được anh em tin yêu.


Trần Văn Phú đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Phú được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:38 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN QUÂN


Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã An Phước, huyện Mang Thít , tỉnh Cửu Long, nhập ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 thông tin thuộc trung đoàn thông tin, Bộ tham mưu Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến thang 4 năm 1975, Nguyễn Văn Quân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên nhiều địa bàn trong quân khu. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, kiên quyết bám đài, bám máy, bảo đảm thông tin thông suốt, trong mọi tình huống. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu đã hoàn thành xuất sắc, Nguyễn Văn Quân còn trực tiếp tham gia đánh nhiều trận, diệt hang chục tên địch. Đồng chí còn là nòng cốt trong việc cải tiến đầu đạn M.79, ĐKZ 57, pháo 105 ly của địch đế đánh địch.


Tháng 3 năm 1970, 1 tiểu đoàn địch càn vào xã Nhào (An Biên, Rạch Giá) nơi cơ quan Quân khu ở. Sau khi phi pháo dọn đường, địch cho mũi thọc sâu vào cơ quan bạn, biết địch đông, cơ quan bạn ít người, đồng chí nhanh chóng tổ chức cất giấu máy rồi dẫn 4 đồng chí sang chi viện. Suốt 1 ngày Nguyễn Văn Quân cùng đồng đội đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, diệt hàng chục tên, giữ vững trận địa, bảo vệ được cán bộ và máy móc tải liệu. Đến đêm, tiểu đoàn biệt động địch phải lùi xa, đồng chí lấy máy lên tiếp tục làm nhiệm vụ.


Tháng 4 năm 1971, địch đổ quân xuống nơi đơn vị đang công tác, Nguyễn Văn Quân động viên anh em chuẩn bị mọi mặt, tổ chức và gài mìn sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục làm nhiệm vụ. Khi địch mò vào Nguyễn Văn Quân bình tĩnh chờ cho chúng đến gần, mới giật mìn diệt 2 tên. Sau đó nhanh chóng cho đơn vị vượt ra khỏi khu vực nguy hiểm.


Tháng 4 năm 1972, được giao nhiệm vụ phụ trách 1 tiểu đội bao vây đồn địch trên sông Trạm, đồng chí cùng đồng đội thu lượm bom đạn địch không nổ, cải tiến thành vũ khí đánh đich diệt vậ làm bị thương nhiều tên.


Nguyễn Văn Quàn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội dù tình huống khó khăn thế nào cũng kiên quyết đưa được thương binh, tử sĩ về phía sau, được đồng đội mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Quân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM