Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:20:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6541 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:47:03 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÂY


Nguyễn Văn Tây, sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Bình, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, huyện đội phó huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Mĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1954 đến Xuân 1975, Nguyễn Văn Tây liên tục hoạt động ở Sài Gòn, khi làm nhiệm vụ giao liên, khi phụ trách đội bảo vệ, khi trực tiếp chiến đấu, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tháng 8 năm 1961, Nguyễn Văn Tây bí mật mang thuốc nổ đánh vào trại lính địch ở An Nhơn Tây (Củ Chi), diệt 37 tên. Bị địch bao vây, đồng chí đã bình tĩnh dùng thủ pháo, tiểu liên tiếp tục đánh địch và sau đó rút ra an toàn.


Tháng 6 năm 1965, Nguyễn Văn Tây chỉ huy một tổ tập kích vào trại cảnh sát dã chiến ngụy ở ấp Bình Chiểu (xã Tam Bình). Sau ít phút chiến đấu tổ đồng chí đã diệt gọn 1 đại đội địch gần 100 tên, bắt 25 tên, thu 17 súng.


Tháng 10 năm 1965, một tiểu đoàn địch càn quét xã Tam Bình, Nguyễn Văn Tây chỉ huy một tổ tích cực bám địch, liên tục chiến đấu 21 ngày, diệt gần 200 tên địch. Bị thiệt hại nặng nề, địch phải bỏ chạy. Quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược.


Tháng 11 năm 1966, đồng chí chỉ huy một tiểu đội phối hợp với 1 đại đội bộ đội địa phương huyện Lái Thiêu đánh lui 16 đợt phản kích của địch, giữ vững trận dịa. Trận này Nguyễn Văn Tây dùng súng trường, lựu đạn diệt hơn 90 tên địch.


Từ tháng 8 năm 1970 đến tháng 11 năm 1978 đồng chí đã qua các chức vụ: huyện đội trưởng huyện Dĩ An, huyện đội trưởng huyện đội Thủ Đức (cũ), huyện đội phó huyện Thủ Đức mới sáp nhập. Đồng chí đã góp nhiều thành tích xây dựng lực lượng vũ trang huyện ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Nguyễn Văn Tây đã chỉ huy đơn vị diệt 8 đại đội, 2 tiểu đoàn địch, phá hủy 22 xe quân sự, nhiều đoàn xe lửa, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí diệt 270 tên địch (có nhiều tên Mỹ) phá hủy 7 xe tăng, xe bọc thép.


Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tin yêu.


Nguyễn Văn Tây đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tây được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2022, 08:48:44 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐẮC THẮNG


Nguyễn Đắc Thắng (tức Nguyễn Văn Chinh), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 1 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, tham mưu phó trung đoàn 962 vận tải biển thuộc Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 6 năm 1963, Nguyễn Đắc Thắng làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường biển. Đồng chí trải qua các chức vụ thuyền trưởng, tiểu đoàn trưởng, tham mưu phó trung đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm mang hàng tới đích. Nguyễn Đắc Thắng đã chỉ huy 10 chuyến chở vũ khí vào chiến trường an toàn.


Năm 1965 Nguyễn Đắc Thắng được phân công đưa hàng vào bến, mặc dù tàu Mỹ phong tỏa rất gắt gao, mưa bão nhiều rất nguy hiểm, nhưng đồng chí vẫn tìm cách đưa được hàng đến đích an toàn, phục vụ kịp thời cho các đơn vị đánh địch.


Đầu Xuân 1968, nhận nhiệm vụ đưa tàu chở hàng vào Khu 5, tuy đang bị sốt rét, nhưng Nguyễn Đắc Thắng vẫn khẩn trương chuẩn bị lên đường. Khi tàu vào gần đến bến thì bị địch phát hiện, chúng cho 10 tàu lớn nhỏ và máy bay bao vây, bắn phá. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy chiến đấu, bắn chìm 1 tàu, bắn cháy 1 chiếc khác, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, vì địch quá đông nên ta bị thương vong, tổn thất. Thấy tình hình khó khăn, Nguyễn Đắc Thắng ra lệnh cho anh em rời khỏi tàu, một mình ở lại chiến đấu và phá hủy vũ khí không để lọt vào tay địch.


Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ mọi mặt.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3, 9 lần là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đắc Thắng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:40:41 pm »

ANH HÙNG PHẠM HỒNG THẤY


Phạm Hồng Thấy, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 10 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, chính trị viên tiểu đoàn 3 bộ binh (Tây Đô), bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 4 nám 1975, Phạm Hồng Thấy chiến đấu ở địa bàn trọng điểm của tỉnh, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, kiên quyết.


Trận đánh địch ở Ngã Cũ (xã Hòa An, huyện Long Mỹ) ngày 15 tháng 5 năm 1972 địch cho 1 tiểu đoàn và 1 đại đội đánh vào địa bàn trú quân của đơn vị. Phạm Hồng Thấy bình tĩnh chỉ huy 17 tân binh đánh trả địch quyết liệt, sau ít phút đã diệt gần hết một đại đội địch. Thấy địch tháo chạy, đồng chí chỉ huy anh em truy kích diệt thêm 64 tên nữa.


Tháng 12 năm 1973, địch tập trung 2 tiểu đoàn bộ binh, có 1 chi đoàn xe bọc thép yểm trợ càn vào xã Vỵ Thanh. Phạm Hồng Thấy chỉ huy đơn vị bám đánh địch liên tục trong 7 ngày. Đến ngày thứ 8, địch tăng cường lực lượng. Đơn vị bị thương vong một số, đạn thiếu nhưng Phạm Hồng Thấy quyết tâm dẫn đầu đơn vị tích cực đánh chiếm lại trận địa. Kết quả trận này đơn vị đồng chí diệt 140 tên địch, thu 30 súng, bẻ gãy cuộc càn của địch, giữ vững địa bàn đứng chân của đơn vị.


Phạm Hồng Thấy đã tham gia chiến đấu trên 100 trận, tự tay diệt 270 tên địch, thu 75 súng góp phần cùng ban chỉ huy lãnh đạo chỉ huy đơn vị diệt hàng ngàn tên địch. Đơn vị đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách kỷ luật, được anh em yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Hồng Thấy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:41:28 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THANH VỌNG


Nguyễn Thanh Vọng, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở phường Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 4 nám 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, ký sư Quân giới, Cục hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Vọng làm trưởng ban kỹ thuật xưởng Quân giới, Bộ chỉ huy Miền. Đồng chí đã nêu cao tinh thần tận tụy làm việc hăng say, miệt mài, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, không quản khó khăn, vất vả, nguy hiểm, cùng xưởng sản xuất được nhiều vũ khí, phục vụ cho các đơn vị đánh địch. Nguyễn Thanh Vọng đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị nâng cao tính năng, tác dụng của vũ khí như:

- Thiết kế loại thủy lôi để đánh tàu trên sông nhỏ hơn trước đây, nhưng có sức phá mạnh hơn, lại thuận tiện cho việc vận chuyển.

- Thiết kế ống gắn vào đầu súng tiểu liên để phóng lựu đạn và đạn AT.

- Cải tiến mìn định hướng lớn so với trước nhỏ và nhẹ hơn nhưng mức độ sát thương lớn bộ đội mang vác dễ dàng, sử dụng đơn giản và rất lợi hại trong việc đánh phục kích.

- Làm thủy lôi tự động và lựu đạn cỡ nhỏ, phục vụ đắc lực cho các đơn vị đặc công, biệt động hoạt động ở đô thị và ven sông.

- Làm mìn tự động đánh xe tăng và kíp mìn tự động có thể sản xuất hàng loạt.

- Cải tiến các loại đạn ĐKB, H12 đạt được yêu cầu giảm trọng lượng, tăng cự ly, sát thương cao, bắn được cả tàu chiến trên sông.

- Thiết kế bệ đặt pháo ĐKZ75 trên xe M113 (ta thu được của địch) đảm bảo bắn chính xác, phục vụ kịp thời cho các đơn vị thiết giáp chiến đấu.


Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, góp phần tích cực vào việc tổ chức, xây dựng ngành quân giới ở chiến trường Nam Bộ.


Nguyễn Thanh Vọng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến cỏng giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Vọng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:42:13 pm »

ANH HÙNG ĐOÀN ÁI VIỆT


Đoàn Ái Việt (tức Đoàn Công Quyền), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại úy, bác sĩ bệnh xá trưởng bệnh xá K23 thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960, Đoàn Ái Việt đã phục vụ nhiều đơn vị trong Quân khu 7. Đồng chí đã qua các cương vị y tá đại đội, quân y sĩ tiểu đoàn, đại đội trưởng quân y; ở cương vị nào đồng chí cũng quyết tâm vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, nguy hiểm để làm tốt nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh. Có lần địch dùng hàng chục máy bay lên thẳng bắn phá vào nơi trú quân. Đoàn Ái Việt bình tĩnh tổ chức vừa bắn máy bay địch bằng súng bộ binh, vừa tổ chức anh em di chuyển thương binh, bản thân bị thương nhưng đồng chí vẫn xông vào cõng thương binh và chỉ huy đơn vị di chuyển, bảo vệ thương binh, bệnh binh an toàn.


Trong công tác chuyên môn, Đoàn Ái Việt luôn động viên tinh thần dám nghĩ, dám làm, cùng đơn vị điều trị thành công nhiều trường hợp phức tạp trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Đồng chí còn tích cực tìm bom đạn lép của địch về làm ra hàng trăm trái mìn để đánh địch. Đoàn Ái Việt cùng đơn vị diệt 100 tên địch, phá hủy 13 xe tăng, xe bọc thép.


Đoàn Ái Việt luôn sống giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 8 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ (có 1 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ).


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Ái Việt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:50:22 pm »

ANH HÙNG MAI VĂN ÁNH


Mai Văn Ánh (tức Mai Minh Hải), sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội công binh, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến Xuân 1975, Mai Văn Ánh chiến đấu ở nhiều địa bàn tỉnh Bến Tre.


Đồng chí có tinh thần hăng say đánh giặc, đã đánh 50 trận, chỉ huy đơn vị diệt, gần 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 189 tên, bắt 7 tên, phá hủy 6 xe quân sự, 1 khẩu pháo, thu 27 súng.


Trong trận tập kích sở chỉ huy nhẹ trung đoàn địch ở Bến Tranh đêm 27 tháng 10 năm 1970, ở đây địch có 2 tiểu đoàn, 2 đại đội, canh gác nghiêm ngặt. Mai Văn Ánh chỉ huy một tiểu đội bí mật đi theo đường sông vượt qua nhiều trạm gác, đánh vào sở chỉ huy trung đoàn địch, diệt 70 tên (có 1 trung tá, 1 thiếu tá). Riêng đồng chí diệt 8 tên (có 2 sĩ quan). Trận đánh thắng hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh chống địch giành quyền làm chủ.


Trận đánh địch ở An Phước (huyện Châu Thành) ngày 1 tháng 3 năm 1971, địch bắn ác liệt ngăn chặn đường tiến của ta, Mai Văn Anh bị ngất đi, lúc tỉnh dậy lại nhanh chóng dùng B40, lựu đạn diệt 12 tên, thu 9 súng, góp phần cùng đơn vị này diệt 1 trung đội địch đóng giữ, giải phóng 2 ấp.


Đêm 22 tháng 3 năm 1972, Mai Văn Ánh chỉ huy đơn vị tấn công chi khu Trúc Giang, ở đây địch có hơn 100 tên đóng trong công sự kiên cố. Khi nổ súng, chúng chống cự quyết liệt, Mai Văn Anh bình tĩnh quan sát và chỉ từng hỏa điểm địch để đồng đội tiêu diệt. Riêng đồng chí diệt 2 hỏa điểm, phá hủy 3 xe quân sự, góp phần thắng lợi của trận đánh. Khi rút đồng chí còn đưa được 1 thương binh ra ngoài.


Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Mai Văn Ánh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 bằng và giấy khen, nhiều lần đạt danh hiệu Dũng sĩ và Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Mai Văn Ánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:50:56 pm »

ANH HÙNG A LĂNG BIN


A Lăng Bin, sinh năm 1931, dân tộc Steng, quê ở xã Na De, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 4 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, chính trị viên huyện đội huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1954 đến năm 1960, A Lăng Bin làm chiến sĩ giao liên của đường dây giữa Trung ương với Khu 5. Tuy thiếu thốn nhiều mặt, nhiều khi phải ăn rau rừng thay cơm, đồng chí vẫn kiên trì làm nhiệm vụ chuyển giao công văn, tài liệu và hàng quân sự tới nơi an toàn, đầy đủ.


Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, A Lăng Bin tham gia chiến đấu và phục, vụ chiến đấu trong lực lượng vũ trang huyện và tỉnh. Đồng chí đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau: trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng vận tải rồi chính trị viên huyện đội ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi ở đơn vị chiến đấu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, lập nhiều chiến công xuất sắc. A Lăng Bin đã chỉ huy đơn vị diệt 144 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 29 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 4 súng.


Ngày 23 tháng 9 năm 1965, A Lăng Bin chỉ huy trung đội bộ đội địa phương huyện (hầu hết là người dân tộc), chạy tắt rừng đón đánh quân địch đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống xã A Sào. Khi máy bay vừa đổ quân, đồng chí dẫn đầu trung đội xông vào đội hình địch để diệt. Sau ít phút chiến đấu, trung đội đã diệt 14 tên, bắn rơi 1 chiếc máy bay lên thẳng. Riêng đồng chí bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, trong đó có 11 tên địch. Trận đánh thắng đã gây tin tưởng cho toàn lực lượng vũ trang trong huyện.


Khi làm tiểu đoàn trưởng vận tải, ngoài việc tổ chức chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng tới nơi an toàn, A Lăng Bin còn thường xuyên mang vác từ 50 ki-lô-gam đến 60 ki-lô-gam. Những lúc đường sá khó khăn (địch ngăn chặn, trời mưa, nước lũ không qua suối được) đồng chí trực tiếp tới tận nơi tìm cách giải quyết. Trong 3 năm phụ trách vận tải, tiểu đoàn đồng chí năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển vũ khí, gạo, kịp thời phục vụ các đơn vị chiến đấu.


Khi làm chính trị viên huyện đội, A Lăng Bin luôn sâu sát cơ sở và các xã làm tốt công tác vận động và xây dựng lực lượng dân quân du kích ở các bản, làng.


Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu, được nhân dân các dân tộc trong huyện tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng và giấy khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 11 lần đạt Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, A Lăng Bin được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:52:19 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN TẤN BỬU


Nguyễn Tấn Bửu, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Khánh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 3 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng trinh sát, bộ đội địa phương tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Bửu chiến đấu ở địa bàn địch đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm, táo bạo đã chiến đấu trên 50 trận. Bị thương cụt tay trái, gãy tay phải, hỏng một mắt, gãy xương hàm và nhiều vết thương khác, song Nguyễn Tấn Bửu vẫn nêu cao khí phách của người chiến sĩ cách mạng.


Trong những năm địch bình định, đánh phá ác liệt, dù mang nhiều thương tật nhưng đồng chí vẫn nhiệt tình   xông   xáo, bám sát chiến trường, thọc sâu vùng ven, và nội thành Sài Gòn, nắm địch phục vụ các đơn vị trong các đợt tiến công Xuân 1968 và đợt chiến đấu mở màn chuyển vùng năm 1972.


Ngoài ra Nguyễn Tấn Bửu còn trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu lập thành tích xuất sắc.


Trong trận đánh địch ở ấp 2 xã Long Hưng (Cần Giuộc) ngày 9 tháng 2 năm 1966, 1 tiểu đoàn bộ binh Mỹ có 12 xe bọc thép yểm trợ đánh vào trận địa. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy 2 tiểu đội chặn đánh địch, bản thân đi sát tổ phía trước, chờ địch tới gần mới nổ súng diệt chiếc xe đi đầu, cổ vũ đơn vị đánh lui 3 đợt tấn công của địch, phá hủy 2 xe bọc thép, diệt 20 tên, giữ vững trận địa.


Trận tập kích trận địa pháo địch ở Tân Trụ (Long An). Vết thương ở tay chưa lành Nguyễn Tấn Bửu vẫn đi nghiên cứu trận địa. Khi đi phải lội theo rạch, vết thương nhiễm trùng nhưng đồng chí vẫn kiên quyết dẫn tổ đột nhập mục tiêu chiến đấu thắng lợi. Khi đơn vị bạn đánh xong trở ra thì bị địch ngăn chặn, đồng chí chỉ huy tổ trinh sát mở đường cho đơn vị bạn rút ra an toàn. Nguyễn Tấn Bửu bị thương vào chân, vẫn tiếp tục chiến đấu.


Đồng chí có tác phong gương mẫu, cần cù, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, kỷ luật, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Tấn Bửu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:53:27 pm »

ANH HÙNG TRẦN VIỆT HÙNG


Trần Việt Hùng, sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chủ nhiệm thông tin, phòng tham mưu, tỉnh đội Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1948 đến tháng 4 năm 1965, Trần Việt Hùng là cán bộ thông tin của Tỉnh ủy Bến Tre, đồng chí đã liên tục công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Trần Việt Hùng phụ trách chủ nhiệm thông tin tỉnh đội, trong điều kiện đồng bằng trống trải, nhiều sông ngòi chia cắt, thông tin đường dây và vận động bị hạn chế nhiều. Đồng chí đã xây dựng, tổ chức mạng thông tin vô tuyến điện, là phương tiện chủ yếu từ tỉnh xuống 6 huyện, 2 tiểu đoàn và 1 trung đoản trực thuộc tỉnh.


Ngoài ra đồng chí còn góp phần bảo đảm thông tin liên lạc từ tỉnh lên Bộ tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Miền và tuyến vận tải vũ khí từ biên giới xuống đồng bằng. Đồng chí luôn bám sát các đơn vị chiến đấu, giải quyết nhiều tình huống khó khăn, bảo đảm mạng lưới thông tin thông suốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.


Trong 2 năm 1970 - 1971, địch "bình định" ác liệt ở địa phương, đồn bốt đóng dày đặc, đánh phá vào nhiều đường dây liên lạc, đồng chí được giao tổ chức hệ thống thông tin vô tuyến điện bằng máy PRC-25 thu được của địch. Tuy đang rất yếu vì bị viêm thận, nhưng Trần Việt Hùng vẫn cố gắng, chỉ huy anh em vận chuyển phương tiện tới các địa điểm, hướng dẫn nghiệp vụ, bảo đảm thông tin tốt.


Xuân 1975, Trần Việt Hùng đã chuẩn bị và cùng cố tốt hệ thống thông tin trong tỉnh. Khi địch ra đầu hàng, đồng chí nhanh chóng phân công cán bộ vào các căn cứ của địch, quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của địch và đến ngày 15 tháng 5 năm 1975 mạng lưới thông tin mới thu được đã ổn định đi vào khai thác sử dụng tiết kiệm nhiều triệu đồng cho công quỹ.


Trần Việt Hùng còn tích cực đi sâu nghiên cứu, sửa chữa, lắp ráp, cải tiến các loại máy thông tin thu được của địch cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của ta. Đồng chí chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật, vừa tổ chức cử người đi học lớp do trên mở, vừa tổ chức lớp huấn luyện tại chỗ, khắc phục khó khăn, bảo đảm chất lượng tốt.


Đồng chí sống gương mẫu, giản dị, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đơn vị đóng quân ở đâu cũng được nhân dân thương yêu đùm bọc.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 20 bằng và giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Việt Hùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2022, 02:55:33 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HUỆ


Nguyễn Văn Huệ (tức Nguyễn Văn Bông), sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 9 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, trưởng ban quân khí, phòng hậu cần, tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến Xuân 1975, Nguyễn Văn Huệ làm nhiệm vụ sản xuất vũ khí phục vụ các đơn vị chiến đấu trong điều kiện có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy, hăng say làm việc, chịu khó đi tim kiếm bom đạn của địch bắn không nổ về tháo lấy thuốc để làm mìn, lựu đạn. Nguyễn Văn Huệ cùng đồng đội lấy được 12 tấn thuốc nổ, 120 tấn kim loại tứ vũ khí của địch để sản xuất mìn, lựu đạn. Đồng chí còn nghiên cứu làm được các loại mìn chống tăng rất nhậy, phục vụ đắc lực cho các đơn vị đánh xe tăng, xe bọc thép của địch có kết quả tốt. Đồng chí nghiên cứu làm loại mìn vỏ bằng gỗ và nhựa, làm cho địch khi đi dò gỡ gặp nhiều nguy hiểm hơn.


Nguyễn Văn Huệ đã động viên anh em trong đơn vị cùng mình tích cực đi vận chuyển mìn, lựu đạn bằng xe thồ, vác bộ ra tận tuyến trước phục vụ các đơn vị. Tính chung, đơn vị đồng chí đã vận chuyển được 300 tấn hàng kịp thời phục vụ các đơn vị chiến đấu.


Đồng chí sống giản dị, khiêm tốn, luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt nhất là trong sản xuất, đơn vị do đồng chí phụ trách đã đưa nảng suất ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu cung cấp vũ khí cho các đơn vị trong tỉnh đánh địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần là Chiến sĩ thi đua, 10 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Huệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM