Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:21:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6305 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:16:28 pm »

ANH HÙNG PHAN THỊ ĐẸT


Phan Thị Đẹt, sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thuận, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 2 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, chiến sĩ vận tải, bộ đội địa phương huyện Ngọc Hiển tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Phan Thị Đẹt làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, chuyên chở thương binh. Tuy gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, phải qua lại nhiều khu vực địch tuần tra, canh gác, kiểm soát gắt gao đồng chí đã dũng cảm, bình tĩnh, mưu trí tìm cách lừa địch vượt qua an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Có lần Phan Thị Đẹt nhận nhiệm vụ vào vùng địch kiểm soát lấy thi hài hai tử sĩ của đơn vị, bị địch xét hỏi gây nhiều khó khăn, đồng chí bình tĩnh dùng lý lẽ buộc chúng cho vào khu vực trận địa, lần lượt đưa thi hài hai đồng chí về phía sau.


Nhiều lần đồng chí chở thương binh, súng đạn, giữa đường gặp địch, chúng bắt dỡ hàng ngụy trang xuống để lấy xuồng chở lính đi càn. Phan Thị Đẹt đã khéo léo tranh thủ, trì hoãn, hồi lâu mới mượn chiếc thuyền khác cho chúng, nhờ vậy bảo đảm an toàn cho thương binh và vũ khí, đồng thời làm địch bị lỡ cuộc đi càn.


Gần 5 năm làm nhiệm vụ vận tải, Phan Thị Đẹt đã chuyển được 100 chuyến hàng gồm 40 tấn vũ khí, đạn dược, trên 700 giạ gạo (14 tấn) và 25 lần chở cán bộ đi công tác theo đường hợp pháp được an toàn.


Tuy hoàn cảnh gia đình rất neo đơn, chồng chết, vừa công tác vừa nuôi 6 con (4 con còn nhỏ), đồng chí đã khắc phục khó khăn, bảo đảm công tác liên tục. Đồng chí có tác phong gương mẫu, cần cù, được đơn vị tín nhiệm.


Phan Thị Đẹt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phan Thị Đẹt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2022, 07:17:11 pm »

ANH HÙNG KƠ PA Ó


Kơ Pa Ó, sinh năm 1951, dân tộc Ba Na, quê ở xã Ia Phin, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, tham gia cách mạng năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng du kích xã Ia Phin, huyện  Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 14 tuổi (1965) Kơ Pa Ó xung phong làm liên lạc mật cho cơ sở Đảng tại địa phương. Trong 4 năm (1965 - 1968), đồng chí đã khéo léo lừa địch, đưa hàng trăm công văn, chỉ thị và truyền đạt nhiều tin tức tới các cơ sở trong xã.


Năm 1969, Kơ Pa Ó đã bí mật lọt vào đồn địch lấy được một khẩu súng và 100 viên đạn và xung phong vào đội du kích để được trực tiếp chiến đấu. Từ đó đến năm 1972, đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy tiểu đội, trung đội nữ du kích đánh 26 trận. Trận nào đồng chí cũng dũng   cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, diệt gần 200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Tự tay đồng chí diệt 38 tên, bắt 4 tên, phá hủy 4 xe quân sự (có 1 xe tăng), thu 8 súng.


Ngày 28 tháng 8 năm 1969, Kơ Pa Ó chỉ huy tiểu đội nữ du kích tập kích diệt gọn đồn Làng Lân (diệt 12 tên, bắt 2 tên ác ôn). Trận đánh thắng mở đầu cho đợt đấu tranh của nhân dân trong xã.


Đầu tháng 2 năm 1970 nhân dân làng Bạc (thuộc xã) nổi dậy phá ấp trở về làng cũ làm ăn. Địch cho 1 đại đội ác ôn đến đàn áp. Đồng chí chỉ huy tiểu đội chặn địch, diệt 42 tên, bắt 6 tên, thu 16 súng, buộc bọn còn lại rút chạy. Cuộc phá ấp của nhân dân làng Bạc thắng lợi. Trận này Kơ Pa Ó diệt 8 tên, thu 2 súng.


Ngày 8 tháng 9 năm 1972 đồng chí chỉ huy trung đội nữ du kích phục kích địch trên đoạn đường từ Lệ Ngọc đi Đồn Me. Một đại đội địch lọt vào trận địa, tuy lực lượng ta ít hơn nhưng đồng chí vẫn động viên chị em kiên quyết đánh. Sau 10 phút chiến đấu, trung đội đã diệt 32 tên, bắt 10 tên, thu 24 súng, bọn sống sót bỏ chạy tán loạn vào rừng.


Ngày 15 tháng 10 năm 1972, Kơ Pa Ó chỉ huy trung đội đánh giao thông trên đường 19 kéo dài. Chờ cho chiếc xe đi đầu cách trận địa 15 mét mới hạ lệnh nổ súng và giật mìn. Sau 30 phút chiến đấu quyết liệt trung đội đã bắn trúng 4 xe (có 1 xe tăng), diệt 20 tên địch. Riêng Kơ Pa Ó diệt 2 xe (có 1 xe tăng).


Năm 1973, được ra miền Bác học tập, đồng chí luôn cố gắng, được nhà trường biểu dương. Cuối năm 1975, trở về địa phương công tác, năm 1978 Kơ Pa Ó là Hội trưởng Hội phụ nữ xã.


Kơ Pa Ó luôn gương mẫu về mọi mặt, chị khiêm tốn giản dị, được đồng đội và nhân dân tin yêu.


Kơ Pa Ó đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 20 bằng khen và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Kơ Pa Ó được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:45 pm »

ANH HÙNG DƯƠNG THỊ LỆ


Dương Thị Lệ (tức Thanh Hồng), sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ du kích xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Dương Thị Lệ tham gia du kích từ năm 17 tuổi, công tác và chiến đấu ở nơi địch thường xuyên đánh phá quyết liệt, đồng chí đã nêu cao tinh thần quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Là y tá của đội du kích, Dương Thị Lệ luôn chăm lo đến sức khoe của toàn đội, lũc chiến đấu đồng chí kịp thời băng bó vết thương cho thương binh và đưa về phía sau. Những lúc không đưa được thương binh lên tuyến trên, đồng chí đã tận tình nuôi dưỡng, bảo vệ. Có lần một mình chăm sóc năm thương binh trong khi địch đang càn quét, bắn pháo dài ngày vào nơi trú quân. Dương Thị Lệ phải thức trắng hàng tháng, vừa theo dõi điều trị vết thương, dìu đỡ thương binh xuống hầm khi có bom pháo, vừa lo ăn, giặt giũ hàng ngày... chị vẫn vui vẻ, an ủi động viên anh em điều trị.


Dương Thị Lệ đã tham gia 9 trận đánh, trận nào cũng dũng cảm mưu trí tự tay diệt 8 tên dịch (trong đó có 5 tên ác ôn), thu 4 súng. Chị đã vận động được hơn 40 thanh niên du kích, bản thân luôn gương mẫu dẫn đầu trong công tác xây dựng ấp, xã chiến đấu, được địa phương tín nhiệm.


Dương Thị Lệ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Thị Lệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:49:29 pm »

ANH HÙNG TỐNG VIẾT DƯƠNG


Tống Viết Dương, sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, trú quán: xã Mỹ Chánh Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 367 đặc công, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1962 đến Xuân 1975, Tống Viết Dương hoạt động tại địa bàn Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia, khi làm nhiệm vụ nắm tình hình địch phục vụ cho trên, khi trực tiếp chỉ huy đơn vị biệt động đánh địch trong thành phố. Dù khó khăn, gian khổ ác liệt thế nào đồng chí cũng tìm cách khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ.


Đầu năm 1965, Tống Viết Dương chỉ huy đơn vị đánh sân bay và trường huấn luyện cảnh sát địch ở Rạch Dừa (Vũng Tàu), diệt 500 tên địch, phá hủy 37 máy bay.


Trận đánh sân bay Pô-chen-tông (Cam-pu-chia) ngày 22 tháng 1 năm 1971, đồng chí trực tiếp đi nghiên cứu, điều tra, lập phương án tác chiến. Trong chiến đấu, Tống Viết Dương chỉ huy linh hoạt, đơn vị đã phá hủy nhiều máy bay, diệt nhiều tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 1.000 tấn bom đạn, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng,


Trận đánh sân bay Bát-tam-băng tháng 4 năm 1973. Sau khi điều tra kỹ lưỡng, Tống Viết Dương chỉ huy đơn vị chiến đấu, khi sắp nổ súng thì địch phát hiện được, nếu đánh theo chiến thuật đặc công kết hợp bộ binh thì không giành thắng lợi. Đồng chí chuyển hướng đánh bằng pháo đi cùng, kết quả đã phá hủy 18 máy bay và hàng trăm tấn bom, đạn.


Ngày 26 tháng 6 năm 1974, trong trận đánh căn cứ biệt kích Nước Trong ở Núi Đất, Tống Viết Dương chỉ huy tiểu đoàn đánh nhanh, đánh mạnh diệt 200 tên trong đó có nhiều sĩ quan cấp tá.


Trận đêm 22 tháng 8 năm 1974, đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn tập kích căn cứ 1 chiến đoàn ngụy, diệt 500 địch, phá hủy nhiều xe tăng.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tuy sức khỏe yếu, Tống Viết Dương vẫn nhận nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị đặc công đánh vào Sài Gòn, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ tháng 8 năm 1976 đến tháng 11 năm 1978, Tống Viết Dương là quận đội trưởng Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí đã góp phần tích cực trong việc chỉ đạo, xây dựng lực lượng vũ trang trong quận và làm tốt công tác trật tự trị an, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, gương mẫu, có tín nhiệm với quần chúng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Tống Viết Dương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:50:09 pm »

ANH HÙNG TRẦN ĐỐI



Trần Đối (tức Khoa), sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 8 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, trung đoàn trưởng bộ binh, trung đoàn 24, Sư đoàn 5,  Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1963 đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trần Đối chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ. Đồng chí đã qua các cương vị từ đại đội trưởng đến trung đoàn trưởng. Trong các cương vị phụ trách, đồng chí đã góp phần tích cực xây dựng nhiều đơn vị yếu trở thành khá, nhiều đơn vị được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng (trung đoàn 66 và trung đoàn 24).


Trong chiến dịch sông Sa Thầy (Hè năm 1967), Trần Đối chỉ huy 2 tiểu đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được phân công diệt gần 1.000 tên địch.


Tháng 11 năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô đồng chí là trung đoàn phó trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn, đã diệt gọn 2 đại đội Mỹ và góp phần cùng đơn vị bạn diệt 2 tiểu đoàn Mỹ khác.


Xuân 1968, là trung đoàn trưởng, Trần Đối chỉ huy đơn vị vận động tấn công kết hợp chốt, diệt gọn 2 đại đội Mỹ trong các trận Chư Tăng, Kra, Ngọc Cam Liệt.


Tháng 4 năm 1972, vừa mới vào chiến trường Nam Bộ, Trần Đối đã chỉ huy đơn vị tấn công tiêu diệt căn cứ địch ở Xa Mát và cùng với đơn vị bạn vây ép buộc địch ờ căn cứ Thiện Ngôn phải tháo chạy. Đơn vị do Trần Đối chỉ huy đã góp phần diệt chiến đoàn 49 ngụy, chọc thủng tuyến phòng thủ của địch ở phía Tây Sài Gòn.


Năm 1973 và năm 1974, Trần Đối chỉ huy trung đoàn đánh địch ở Mỹ Tho, tuy chiến trường đồng bằng có nhiều khó khăn, song đồng chí đã nêu cao quyết tâm, chỉ huy linh hoạt, mưu trí, diệt 4 tiểu đoàn địch, san bằng trên 30 đồn bốt, mở ra vùng giải phóng bắc Cái Bè. Sau đó Trần Đối đưa trung đoàn thọc sâu đánh địch ở Gò Công, gây cho địch nhiều tổn thất.


Trần Đối sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị.


Đồng chí đã được tăng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Đối được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:21 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN MINH QUANG


Nguyễn Minh Quang (tức Nguyễn Tấn Khoa), sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Đức, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 12 năm 1952. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung tá, phó chính ủy trung đoàn thuộc sư đoàn 5 bộ binh, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Minh Quang hoạt động ở vùng Bà Rịa - Long Khánh, Biên Hòa nơi có nhiều gian khổ ác liệt. Đồng chí đã qua các cương vị từ đại đội đến trung đoàn, ở cương vị nào Nguyễn Minh Quang cũng hoàn thành nhiệm vụ.


Trận đánh vào sân bay Biên Hòa năm 1968, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn, chiến đấu liên tục trong 6 ngày, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn ngụy), bắn cháy 27 xe tăng.


Năm 1969, địch tập trung càn quét đánh phá ác liệt vùng Long Khánh, Nguyễn Minh Quang động viên mọi người kiên quyết đánh địch. Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao tinh thần mưu trí, dũng cảm, tích cực tấn công.


Tháng 3 năm 1975, trong trận đánh căn cứ ngã ba Ông Đồn, địch chống cự quyết liệt, Nguyễn Minh Quang đã đi sát bộ đội chỉ huy tiêu diệt căn cứ này. Tiếp đó, Nguyễn Minh Quang chỉ huy đánh địch trên đường số 1, đường số 3, tạo điều kiện cho đơn vị bạn phát triển thuận lợi.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Quang chỉ huy trung đoàn đánh chiếm ngã ba Dầu Dây, diệt 1 đại đội và 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét của địch chốt giữ ở đây tạo điều kiện cho đơn vị bạn đánh thị trấn Xuân Lộc. Đơn vị đã sử dụng 2 khẩu pháo thu được của địch bắn diệt một số mục tiêu xung quanh. Địch cho chiến đoàn 52 và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn cơ giới phản kích chiếm lại chốt, Nguyễn Minh Quang chỉ huy đơn vị chiến đấu một ngày, một đêm và đã đánh bại mọi sự cố gắng của chúng.


Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, luôn chú trọng xây dựng trung đoàn Đồng Nai, trở thành Đơn vị Anh hùng.


Nguyễn Minh Quang đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và nhiều bằng và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Minh Quang được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:54 pm »

ANH HÙNG ĐỖ TẤN PHONG


Đỗ Tấn Phong (tức Đỗ Văn Trực), sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Đông Hiệp, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, cán bộ biệt động thành phố Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến tháng 12 năm 1952, Đỗ Tấn Phong đã qua các nhiệm vụ: Đội trưởng đội trinh sát, chỉ huy phó đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt Đỗ Tấn Phong là người có công lớn trong việc xây dựng 5 đội vũ trang tuyên truyền hoạt động trong nội thành Sài Gòn.


Năm 1953, Đỗ Tấn Phong hai lần bị địch bắt. Lần thứ nhất đồng chí đã vượt ngục trờ về hoạt động. Lần thứ hai, tuy bị địch đánh đập dã man, nhưng Đỗ Tấn Phong vẫn giữ vững khí tiết. Năm 1954 sau khi được trao trả, đồng chí xin ở lại Sài Gòn để tiếp tục hoạt động.


Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Tấn Phong liên tục hoạt động ở nội thành Sài Gòn, để xâỵ dựng cơ sở quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang... Trong chiến đấu, đồng chí luôn dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị Đỗ Tấn Phong đã đánh hàng trăm trận, diệt hàng nghìn tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.


Cuối năm 1965, đồng chí chỉ huy biệt động tấn công bọn sĩ quan Mỹ tại nhà hàng Mỹ Cảnh (nội thành Sài Gòn) diệt hơn 100 tên. Trận đánh thắng đã gây tiếng vang lớn, có tác dụng cổ vũ các đơn vị biệt động toàn thành phố hăng hái vượt qua mọi nguy hiểm, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.


Xuân 1968, Đỗ Tấn Phong chỉ huy cụm biệt động 679, táo bạo tấn công vào khu vực cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất) và bộ tổng tham mưu ngụy, đánh địch ở quận 5, quận 6 thành phố Sài Gòn diệt hàng trăm tên địch, phá hủy đài truyền hình. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đỗ Tấn Phong chỉ huy trung đoàn biệt động đánh chiếm quận Phú Nhuận. Sau đó nhanh chóng truy quét tàn binh, bảo đảm trật tự và xây dựng các đoàn thể cách mạng.


Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực rèn luyện ý chí chiến đấu cho đơn vị, làm tốt công tác xây dựng cơ sở cách mạng trong nội thành. Riêng đồng chí đã xây dựng được hơn 100 đầu mối tin cậy, góp phần quan trọng bảo đảm đơn vị hoạt động suốt quá trình chống Mỹ.


Đỗ Tấn Phong sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Thành đồng Tổ quốc, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Tấn Phong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:25 pm »

ANH HÙNG LÊ THANH SƠN


Lê Thanh Sơn (tức Ba Ngay), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Trường Long, huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 10 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá tỉnh đội trưởng tỉnh đội Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong chiến đấu Lê Thanh Sơn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, táo bạo, chỉ huy mưu trí, linh hoạt. Đồng chí đã tham gia chiến đấu trên 100 trận, tự tay diệt 150 tên địch, thu 70 súng. Đồng chí đã góp phần công sức xây dựng tiểu đoàn Tây Đô 1 bộ đội địa phương của tỉnh trưởng thành vững chắc và được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Trong trận đánh ngày 25 tháng 10 năm 1963 vào đồn Phú Xuân, địch chống cự quyết liệt, đơn vị gặp nhiều khó khăn, Lê Thanh Sơn dũng cảm tìm cách vượt qua làn đạn địch, dùng thu pháo đánh chiếm lô cốt, tạo thuận lợi cho đơn vị phát triển chiến đấu, giành thắng lợi.


Từ năm 1973 đến năm 1975, Lê Thanh Sơn là tỉnh đội phó rồi tỉnh đội trưởng tỉnh đội Cần Thơ, đồng chí đã góp phần chỉ huy đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh trong tỉnh. Lê Thanh Sơn luôn đi sát chiến trường, nghiên cứu kỹ tình hình, đề ra phương án tác chiến chính xác, kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công.


Cuối năm 1974, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn Tây Đô diệt 1 chi khu và 2 tiểu đoàn địch, bao vây bức rút nhiều đồn bốt, mở rộng vùng giải phóng trên tuyến Kênh Xáng, Xà No.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Lê Thanh Sơn đã đưa 2 tiểu đoàn của tỉnh thọc qua 2 trung đoàn địch, vượt đường vòng cung đánh vào thành phố. Sau khi đánh chiếm thị trấn Cái Răng, đồng chí đã khẩn trương tổ chức lực lượng, sử dụng xe cơ giới của địch kịp thời vào nội thành Cần Thơ, buộc sở chỉ huy vùng 4 chiến thuật và sư đoàn 21 ngụy phải ra lệnh cho các tiểu khu đầu hàng cách mạng.


Lê Thanh Sơn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thanh Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:55 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG TẤN TRIỆU


Ngày 25 tháng 11 năm 1960, sau 1 tháng kiên trì xây dựng cơ sở ở vùng ven thị xã Cà Mau để điều tra Đặng Tấn Triệu (tức Năm Lạc), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Mỹ A, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 4 năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá, chính trị viên phó tỉnh đội Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1956 đến năm 1973, Đặng Tấn Triệu hoạt động ở địa bàn tỉnh Cà Mau đã qua các cương vị: tổ trưởng, đội trưởng, chính trị viên đại đội đặc công, chính trị viên tiểu đòan bộ binh, chính trị viên phó tỉnh đội... Đồng chí đã tham gia chiến đấu gần một trăm trận. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Đặng Tấn Triệu là người có nhiều công xây dựng được nhiều Đơn vị Anh hùng.


Ngày 25 tháng 11 năm 1960, sau 1 tháng kiên trì xây dựng cơ sở ở vùng ven thị xã Cà Mau để điều tra nghiên cứu tình hình, Đặng Tấn Triệu mang mìn vượt qua nhiều vùng địch canh gác chặt chẽ vào phá hủy một số mục tiêu trong thị xã, diệt 16 tên. Địch đưa quân ra lùng sục tìm bắt, đồng chí bình tĩnh, bí mật ẩn náu ngay sát vị trí địch 1 ngày, 1 đêm rồi rút ra an toàn.


Xuân 1968, Đặng Tấn Triệu chỉ huy trung đội đánh vào hậu cứ của địch ở thị xã Cà Mau. Lực lượng địch đông gấp nhiều lần, có máy bay, pháo binh yểm trợ, bắn phá ác liệt, bộ binh của chúng mở nhiều đợt phản kích hòng đẩy lùi các đợt tấn công của ta. Đồng chí đi sát động viên mọi người kiên quyết chiến đấu. Đồng thời chỉ từng mục tiêu cho bộ đội tiêu diệt. Đơn vị Đặng Tấn Triệu đã diệt hơn 60 tên, thu hút hỏa lực địch, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn đánh địch ở hướng chủ yếu giành thắng lợi.


Từ năm 1973 đến năm 1978 đồng chí làm cán bộ kiểm tra ở cơ quan Quân khu, Đặng Tấn Triệu luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Tấn Triệu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 07:53:22 pm »

ANH HÙNG LÊ VĂN VĨNH


Lê Văn Vĩnh (tức Phạm Hữu Nghĩa), sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu tá chính trị viên đội 36 tình báo, Bộ tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975, Lê Văn Vĩnh được phân công làm công tác tình báo ờ Sài Gòn, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, khôn khéo cải trang lừa địch sống hợp pháp ở ngay những khu vực có địch để, nắm tình hình được kịp thời. Đồng chí đã nhiều lần đột nhập vào những cơ quan đầu não của địch như bộ quốc phòng, tổng nha cảnh sát, bộ tổng tham mưu ngụy, nơi chúng tổ chức canh gác, kiểm tra giấy tờ rất chặt chẽ. Lê Văn Vĩnh đã lấy được nhiều tài liệu quan trọng, báo cáo cho trên được kịp thời, chính xác. Đồng chí còn chỉ huy đơn vị xây dựng được nhiều cơ sở quan trọng ở trong và ngoài thành phố, nhờ đó việc nắm tình hình địch và việc đi lại hoạt động của ta được tốt hơn.


Xuân 1968, ngoài nhiệm vụ đưa đón cán bộ cao cấp ra vào thành phố an toàn, Lê Văn Vĩnh đã đột nhập vào tổng nha cảnh sát ngụy, nha cảnh sát đô thành, bộ quốc phòng ngụy, chi khu Hóc Môn, Trảng Bàng, Tân Uyên (có nơi đột nhập tới 3 lần) lấy được nhiều tài liệu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của trên.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, sau khi trực tiếp tổ chức mạng lưới trinh sát và giao thông tình báo trong chiến dịch, Lê Văn Vĩnh đã chỉ huy một tổ đột nhập khu vực bộ tổng tham mưu ngụy lúc 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4 bắt 1 tên đại tá và 30 sĩ quan ngụy, gây hoang mang trong khu vực bộ tổng tham mưu, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiến công làm chủ hoàn toàn mục tiêu.


Lê Văn Vĩnh luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng. Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Lê Văn Vĩnh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Dũng sĩ, 7 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Vĩnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM