Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:09:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6297 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:47:06 am »

ANH HÙNG ĐOÀN CÔNG CHÁNH
(LIỆT SĨ)


Đoàn Công Chánh, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó đại đội 513 đặc công, bộ đội địa phương tĩnh cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 cho đến lúc hy sinh (ngày 7 tháng 3 năm 1974) Đoàn Công Chánh liên tục bám trụ chiến trường. Đồng chí tham gia chiến đấu 75 trận, trận nào Đoàn Công Chánh cũng nêu cao tinh thần, chiến đấu dũng cám, chỉ huy đơn vị táo bạo, luôn dẫn đầu đơn vị xung phong diệt 26 đồn bốt, gần 500 tên địch.


Trận đánh đồn Gò Cát (xã Huyền Hội, Càng Long) ngày 3 tháng 8 năm 1973 do trung đội ác ôn khét tiếng đóng giữ, có cấu trúc công sự kiên cố, địch chống cự quyết liệt. Đoàn Công Chánh chỉ huy linh hoạt, chỉ từng mục tiêu cho đồng đội đánh. Khi hết đạn, đồng chí đã động viên và cùng đồng đội lấy vũ khí địch đánh địch. Kết quả đã diệt gọn đồn này.


Trận đánh công sự vững chắc xã Phong Phú (Cầu Kè) ngày 17 tháng 3 năm 1974, địch có trên 40 tên, bố phòng cẩn mật. Sau khi điều tra về Đoàn Công Chánh được giao phụ trách mũi trưởng chủ yếu. Tuy địch bắn ngăn chặn dữ dội, mũi bạn bị thương vong không tiến lên được, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí lợi dụng địa hình nhanh chóng đưa bộc phá về phía hàng rào mở được cửa mở và dẫn đầu đơn vị phát triển đánh vào giữa vị trí địch. Đoàn Công Chánh bị trúng đạn hy sinh, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ (19/3/1974).


Lúc còn sống Đoàn Công Chánh luôn gương mẫu, khiêm tốn, đoàn kết thương yêu đồng đội, được nhân dân tin tưởng, anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Công Chánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:47:59 am »

ANH HÙNG DƯƠNG VĂN HÒA
(LIỆT SĨ)


Dương Văn Hòa, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó bộ binh, bộ đội địa phương huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến lúc hy sinh (tháng 1 năm 1972) Dương Văn Hòa kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn có nhiều khó khăn, gian khổ, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, bị thương vẫn không rời vị trí.


Dương Văn Hòa đã trực tiếp chiến đấu trên 60 trận, luôn dẫn đầu đơn vị trong những tình huống khó khăn, 12 lần đột nhập ấp chiến lược diệt ác ôn, hõ trợ phong trào đấu tranh chính trị cua quần chúng, diệt trên 100 tên địch, có nhiều tên ác ôn, bắt 28 tên, bắn rơi 1 máy bay, thu 24 súng.


Trận tấn công phân chi khu Mỹ Hòa (Mỹ An) ngày 20 tháng 2 năm 1971, Dương Văn Hòa chỉ huy 3 chiến sĩ dũng cảm vượt qua 6 lớp rào dây thép gai và 1 bãi mìn vào lót sẵn trong đồn. Đến giờ nổ súng địch tập trung chống cự quyết liệt ở hướng tấn công của tổ. Dương Văn Hòa bình tĩnh lợi dụng địa hình tiến sát lô cốt dùng lựu đạn diệt địch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ phát triển chiến đấu. Đồng chí bị thương vào đùi cũng vừa lúc một toán địch ở đồn bên đánh sang. Tuy đã bị thương, Dương Văn Hòa vẫn kiên quyết chặn đánh diệt 6 tên, buộc chúng phải lui lại tạo thuận lợi cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.


Tuy vết thương chưa lành nhưng khi đơn vị đánh địch ở Đốc Bình Kiều, Dương Văn Hòa xin được đi chiến đấu và phụ trách mũi trưởng mũi 2. Vào trận đánh đồng chí mũi trưởng mũi 1 hy sinh, Dương Văn Hòa chủ động lên thay thế, vượt qua làn đạn địch đồng chí dùng bộc phá mở cửa, rồi dẫn đơn vị đánh vào tung thâm. Đồng chí bị thương vào 2 mắt nhưng vẫn không rời vị trí.


Ngày 23 tháng 1 năm 1972, vừa chữa khỏi mắt, Dương Văn Hòa chỉ huy đơn vị tập kích cụm quân địch khoảng 3 đại đội đóng ở Kiền Mỹ. Tuy đơn vị chỉ có 18 tay súng, vẫn kiên quyết tấn công, diệt trên 70 tên. Khi Dương Văn Hòa dẫn đầu đơn vị tiếp tục chiến đấu diệt hơn 1 đại đội, buộc địch phải rút chạy.


Dương Văn Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 15 bằng và giấy khen, 1 lần là Chiến sĩ thi đua của tỉnh, 3 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Hòa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:48:51 am »

ANH HÙNG TRẦN VĂN NUÔI
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Nuôi, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Ngũ Lạc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 12 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó công binh đại đội 1, tiểu đoàn 525, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến năm 1970, Trần Văn Nuôi liên tục chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí tham gia hơn 100 trận đánh. Trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, tự tay diệt 293 tên địch (có 127 tên Mỹ, Úc), phá hủy 24 xe quân sự (có 9 xe tăng), đánh sập 4 lô cốt, bắn rơi 4 máy bay...


Trong đợt chống càn Gian-xơn Xi-ti (tháng 3 năm 1967) Trần Văn Nuôi cùng đơn vị đánh địch liên tục trong 1 tháng. Riêng đồng chí diệt 91 tên địch, phá hủy 7 xe tăng.


Trong tháng 2 năm 1968, có lần Trần Văn Nuôi chỉ huy 1 tổ 6 người chận đánh 1 đại đội địch tại suối Nước Đục (thuộc xã Bình Sơn, huyện Long Thành), diệt được 70 tên, phá hủy 4 xe tăng.


Tháng 11 năm 1968, Trần Văn Nuôi chỉ huy một bộ phận đảm nhiệm hướng chủ yếu cùng đơn vị đánh vào căn cứ địch ở Trảng Bom. Mặc dù bị đứt liên lạc với đại đội, đồng chí vẫn chỉ huy tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, diệt 30 tên địch bắt 4 tên, thu 7 súng.


Trần Văn Nuôi đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu ngày 20 tháng 12 năm 1970.


Trần Văn Nuôi gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Nuôi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:49:40 am »

ANH HÙNG NGUYỄN BI
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Bi, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội bộ binh, bộ đội địa phương huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.


15 tuổi Nguyễn Bi tham gia du kích, 16 tuổi đồng chí xung phong vào bộ đội. Từ khi nhập ngũ đến khi hy sinh (tháng 9 năm 1969), Nguyễn Bi đã đánh 38 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bị thương Nguyễn Bi vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc, nêu gương cho đơn vị học tập. Đồng chí đã diệt 42 tên địch (có 23 tên Mỹ), thu 4 súng.


Ngày 25 tháng 9 năm 1968, Nguyễn Bi chỉ huy tổ thọc sâu tấn công đồn Sơn Trà (xã Bình Đông, huyện Binh Sơn). Trong chiến đấu, đồng chí luôn dẫn đầu tổ xông lên đánh vào sở chỉ huy địch. Địch chống cự quyết liệt, hai tổ viên hy sinh. Nguyễn Bi bị 2 vết thương, vẫn tiếp tục đánh địch. Một tên Mỹ xông đến, Nguyễn Bi dùng báng súng diệt tên này. Nguyễn Bi lại bị thêm 7 vết thương nữa nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Trận này đồng chí diệt 20 tên địch.


Trận Bình Sơn ngày 27 tháng 9 năm 1969, Nguyễn Bi chỉ huy tổ thọc sâu. Tuy hỏa lực địch bắn rất mạnh, đồng chí vẫn dẫn đầu tổ dũng cảm vượt qua lưới đạn địch, đánh thẳng vào sở chỉ huy, diệt gọn bọn chỉ huy và một trung đội địch, tạo thuận lợi cho đơn vị kết thúc trận đánh. Nguyễn Bi đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi còn sống, Nguyễn Bi luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 25 bằng và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Bi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:50:40 am »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH QUÂN
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Đình Quân, sinh năm 1950, dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 742, bộ đội địa phương huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.


Từ cuối 1969 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đình Quân hoạt động ở Lâm Đồng. Đồng chí đã chiến đấu 47 trận.


Trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, bắn súng B40 rất chính xác, diệt được 93 tên địch, phá hủy 9 xe quân sự (có 1 xe bọc thép) và nhiều hòa điểm địch. Là xạ thủ B40 lập thành tích xuất sắc nhất của lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng.


Trận phục kích trên đường số 20 ngày 10 tháng 10 năm 1970. Nguyễn Đình Quân bình tĩnh chờ xe quân sự địch lọt vào trận địa, bắn 2 quả đạn B40 diệt 2 xe, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên diệt 4 xe còn lại.


Đêm 23 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Đình Quân chỉ huy 1 tổ tập kích bụn địch ở trụ sở tề xã Chân Trinh (Di Linh). Sau khi bắn 2 phát đạn phá sập 2 nhà địch, làm chết nhiều tên, đồng chí bị thương nặng vẫn động viên đồng đội hăng hái chiến đấu, Nguyễn Đinh Quân đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu của Nguyễn Đình Quân được các lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh phát động học tập.


Khi còn sống, Nguyễn Đình Quân luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Nguyễn Đình Quân đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 5 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đinh Quân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:51:26 am »

ANH HÙNG ĐỖ ĐỨC TỐC
(LIỆT SĨ)


Đỗ Đức Tốc, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công tiểu đoàn 16, trung đoàn 429, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 10 năm 1974, Đỗ Đức Tốc chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh 9 trận, trận nào Đỗ Đức Tốc cũng dũng cảm, mưu trí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phá hủy 13 kho bom đạn, xăng dầu của địch với hàng vạn tấn vũ khí, hàng triệu lít xăng.


Tháng 6 năm 1972, Đỗ Đức Tốc làm nhiệm vụ đánh kho Long Binh, đồng chí dẫn đầu tổ vượt qua nhiều khu vực địch canh gảc, tuyến phòng ngự ngăn chặn của địch vào đốt cháy một khu kho xăng chứa 14 triệu lít, phá hủy nhiều bom đạn gây cho địch nhiều tổn thất lớn.


Tháng 7 năm 1974, Đỗ Đức Tốc nhiều lần vượt qua các tuyến phòng thủ, nhiều chặng gác, bãi mìn, hàng rào thép gai vào điều tra căn cứ, do một chiến đoàn địch đóng được cụ thể. Khi đánh đồng chí chỉ huy một tổ bí mật lọt vào giữa vị trí địch tiêu diệt sở chỉ huy, tạo thuận lợi cho mũi bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tháng 10 năm 1974, Đỗ Đức Tốc làm nhiệm vụ điều tra căn cứ Lai Khê; tại đây có sở chỉ huy sư đoàn 5 ngụy, chúng bố trí nhiều hàng rào, bãi mìn tổ chức canh gác chặt chẽ. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí vào nắm được cụ thể, tỉ mĩ, cùng đồng đội xác định kế hoạch đánh địch được chính xác. Khi nổ súng. Đỗ Đức Tốc chiến đấu quyết liệt với địch, diệt nhiều tên và đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi còn sống, Đỗ Đức Tốc gương mẫu về mọi mặt luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, được mọi ngựời tin yêu.


Đỗ Đức Tốc đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng, 5 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Đức Tốc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:53:27 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HỔN
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Hổn, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Khánh Vân, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 2 năm 1974. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội trinh sát thuộc huyện đội Tân Uyên, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Hổn tham gia cách mạng năm 1968, là cơ sở mật, rồi xã đội trưởng, tuy địch đách phả ác liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân, chiến đấu dũng cảm mưu trí, đã đánh hàng trăm trận, đều dũng cảm mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều trận Nguyễn Văn Hổn vào ấp chiến lược giữa ban ngày diệt ác ôn, giải tán phòng vệ dân sự và tuyên truyền vận động nhân dân phá ấp chiến lược trở về làng cũ làm ăn. Có trận Nguyễn Văn Hổn chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội huyện đánh 1 tiểu đoàn địch. Riêng đội du kích diệt 1 trung đội, bẻ gãy cuộc càn của địch.


Có lần địch phục kích, 3 người trong tổ bị thương, bản thân đồng chí cũng bị thương vào bụng và chân, nhưng Nguyễn Văn Hổn vẫn bình tĩnh đánh trả địch. Địch bị chết và bị thương một số, số còn lại bỏ chạy. Nhờ đó đã bảo vệ được cả 3 đồng chí bị thương.


Tháng 1 năm 1975, Nguyễn Văn Hổn chỉ huy đội trinh sát chiến đấu quyết liệt với 2 đại đội địch, diệt nhiều tên, đánh lui các đợt phản kích của địch. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Nguyễn Văn Hổn sống gương mẫu, hết lòng thương yêu đồng đội.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hổn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:54:10 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN LĂNG
(LIỆT SĨ)


Lê Văn Lăng, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 5 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 205. tiểu đoàn 857, bộ đội địa phương tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Lê Văn Lăng chiến đấu ở nhiều nơi trong tỉnh. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết tấn công địch. Lê Văn Lăng là một xạ thủ súng B.40 giỏi đã bắn là trúng mục tiêu và là một cán bộ chỉ huy bình tĩnh, dũng cảm, đã nổ súng là dẫn đầu đơn vị xung phong diệt địch. Đồng chí đã tham gia đánh 50 trận, tự tay diệt và làm bị thương 290 tên địch, bắt 6 tên, phá hủy 7 xe tăng và xe bọc thép, bắn chìm 3 tàu chiến, bắn rơi 2 máy bay, thu 26 súng các loại.


Ngày 5 tháng 9 nám 1967, Lê Văn Lăng chỉ huy trung đội chặn đánh đoàn tàu địch hành quân đánh phá xã Tân Thuận Đông, khi địch lọt vào trận địa, đồng chí liên tiếp bắn 3 quả đạn B.40, làm chìm 3 chiếc, diệt 50 tên địch đi trên tàu. Những chiếc còn lại tháo chạy, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt nhiều chiếc khác.


Tháng 5 năm 1968, đồng chí chỉ huy trung đội đánh địch càn quét ở một xã gần thị xã Vĩnh Long. Đợt phản kích thứ nhất và thứ hai, Lê Văn Lăng bắn cháy 2 xe M.113 và dẫn đầu trung đội xung phong đánh bật địch ra ngoài. Đợt phản kích thứ ba, đồng chí liên tiếp bắn cháy 3 chiếc xe M.113 nữa, buộc bọn địch phải lùi lại. Gần tối địch cho máy bay, pháo binh đánh phá vào trận địa rất ác liệt, đồng chí bị thương máu chảy nhiều nhưng vẫn cố gắng chịu đựng và động viên trung đội giữ vững quyết tâm. Địch mở đợt phản kích thứ tư, đồng chí lại bắn cháy 2 chiếc M.113, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt nhiều địch, giữ vững trận địa.


Ngày 7 tháng 10 năm 1968, Lê Văn Lăng dẫn đầu trung đội xung phong tấn công vào đội hình hành quân càn quét của dịch tại xã Tân Dương (huyện Lấp Vò), đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.


Lê Văn Lăng đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 bằng khen, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Lăng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:54:55 am »

ANH HÙNG NGUYỄN MINH TRÍ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Minh Trí (tức Sáu Trí), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó bộ binh, đại đội 4 tiểu đoàn 502, bộ đội địa phương tỉnh ĐồngTháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Minh Trí, tham gia cách mạng ở địa phương từ năm 1961. Năm 1963, đồng chí vào bộ đội liên tục hoạt động ở chiến trường có nhiều khó khăn, gian khổ. Nguyễn Minh Trí luôn thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu 12 trận, diệt 180 tên địch, bắn chìm, bắn cháy 7 tàu chiến.


Trận đánh nổi tiếng của Nguyễn Minh Trí vào ngày 14 tháng 12 năm 1967. Hôm ấy, địch dùng 70 chiếc tàu chở hơn 1000 tên Mỹ mở cuộc càn lớn vào vùng Đồng Tháp Mười, khu vực tiếp giáp 3 tỉnh: Kiến Phong, Kiến Tường, Mỹ Tho là căn cứ kháng chiến của ta. Nguyễn Minh Trí dũng cảm, linh hoạt lợi dụng địa hình; địa vật, chờ tàu địch đến gần mới nổ súng diệt liên tiếp 3 chiếc. Địch tập trung hỏa lực bắn trả quyết liệt. Vượt qua hiểm nguy, Nguyễn Minh Trí xông xáo cơ động hết nơi này, đến nơi khác bắn 4 quả đạn B40, diệt tiếp 3 chiếc chở đầy lính. Đồng chí bị thương nặng ngất đi, khi tỉnh dậy Nguyễn Minh Trí ráng sức bắn 1 quả đạn diệt thêm 1 chiếc tàu nữa. Do vết thương quá nặng, đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Kết quả trận đánh, Nguyễn Minh Trí đã diệt 7 chiếc tàu và 150 tên địch, góp phần quan trọng làm thất bại cuộc hành quân càn quét lớn của địch, bảo vệ vùng căn cứ của ta.


Nguyễn Minh Trí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 nă;n 1978, Nguyễn Minh Trí được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2022, 07:55:37 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÁM
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Tám (tức Lâm), sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng thuộc đại đội biệt động thị xã Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968. Nguyễn Văn Tám hoạt động ở thị xã Tây Ninh. Mặc dù chiến đấu trong vùng địch kiểm soát, thường xuyên gặp khó khăn, nguy hiểm, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu. Đã diệt được 97 tên địch (có 20 tên Mỹ và ác ôn), thu 9 súng.


Năm 1965, có lần địch càn vào xã Thanh Điền, Nguyễn Văn Tám đã cùng đơn vị chiến đấu quyết liệt, đánh lui 7 đợt phản kích của chúng, bẻ gãy cuộc càn, tự tay diệt 12 tên (có 5 Mỹ).


Tháng 7 năm 1965, đồng chí dùng mìn định hướng diệt gọn 1 tiểu đội biệt kích.


Năm 1967, Nguyễn Văn Tám đã hàng chục lần dẫn tổ vào ấp chiến lược, diệt ác ôn. Riêng đồng chí diệt 3 tên có nhiều nợ máu.


Ngày 7 tháng 2 năm 1968 khi đánh chiếm nhà lao thị xã để giải thoát cho một số cán bộ ta bị địch bắt, đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Nguyễn Văn Tám hết lòng thương yêu đồng đội, luôn gương mẫu, sống giản dị khiêm tốn được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ, 14 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tám được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM