Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:52:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 5  (Đọc 6561 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:48:28 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HƯNG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Hưng (tức Hai Phát), sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 3 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, tham mưu phó tỉnh đội Trà Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Hưng trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên. Từ năm 1960 đến lúc hy sinh (tháng 4 năm 1973) đồng chí đả kiên cường bám trụ chiến đấu ở địa bàn địch thường xuyên đánh phá ác liệt, luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, 6 lần bị thương vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu, góp sức xây dựng đơn vị đặc công của tỉnh trưởng thành. Nguyễn Văn Hưng trực tiếp đánh trên 100 trận, cùng đơn vị diệt 80 đồn, bốt. Riêng đồng chí diệt 150 tên địch.


Năm 1962, Nguyễn Văn Hưng nhận nhiệm vụ giải thoát một cán bộ cơ sở bị địch bắt giữ tại nhà giam chi khu Càng Long. Đồng chí đã dũng cảm vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, đột nhập nhà giam cõng đồng chí cán bộ vượt ra ngoài an toàn.


Trận đánh đồn Ba Động (xã Long Toàn) ngày 5 tháng 6 năm 1963, do đại đội bảo an đóng giữ. Nguyễn Văn Hưng phối hợp với đại đội bộ binh tấn công đồn. Khi tiếp cận bị địch chống cự ác liệt, đơn vị bị thương vong trên 30 người. Đồng chí đã mưu trí lợi dụng địa hình nghi binh đánh lạc hướng rồi xông lên diệt hỏa điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị phát triển vào tung thâm tiêu diệt gọn đồn này.


Trận ngày 20 tháng 4 năm 1972 tấn công tiêu diệt trận địa pháo ở Tiểu Cần (Trà Vinh) khi đơn vị gặp tình huống khó khăn, địch chống cự quyết liệt, Nguyễn Văn Hưng nhanh chóng lợi dụng địa hình vượt qua rào đánh chiếm lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị vào tiêu diệt trận địa pháo gồm 3 khẩu 105 mi-li-mét, diệt 1 đại đội địch.


Trận tấn công diệt phân chi khu Tập Ngãi (Tiêu Cần) ngày 10 tháng 4 năm 1973, sau khi chỉ huy đơn vị tiêu diệt phân chi khu, địch tập trung 4 tiểu đoàn pháo binh, trận đánh diễn ra ác liệt, tuy bị ốm được trên cho về phía sau nhưng Nguyễn Văn Hưng xin ở lại trực tiếp chỉ huy đơn vị, đi sát mũi chủ yếu, động viên từng người tiếp tục đẩy lùi trên 10 đợt tấn công của địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, gồm trên 200 tên chết và bị thương. Tạo thuận lợi cho các đơn vị bạn phát triển chiến đấu mở rộng vùng giải phóng. Nguyễn Văn Hưng đã anh dũng hy sinh vào phút chót của trận đánh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hưng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:49:58 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÁ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Bá (tức Năm Lý), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 1 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội trưởng huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trước khi nhập ngũ, Nguyễn Văn Bá là xã đội trưởng xã Tăng Nhơn Phú, đồng chí đã cùng đội du kích kiên trì bám đất, bám dân, đánh địch liên tục diệt hơn 600 tên địch.


Từ năm 1965, Nguyễn Văn Bá là huyện đội phó rồi huyện đội trưởng. Tuy địch đánh phá địa phương ngày càng ác liệt, đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm, chiến đấu dũng cảm mưu trí tổ chức lực lượng huyện luôn chủ động tấn công địch, lập nhiều thành tích xuất sắc, diệt 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí đã diệt 115 tên Mỹ, 40 tên ác ôn, thu 80 súng các loại.


Trong 2 năm (1965 - 1967), Nguỵễn Văn Bá đã chỉ huy nhiều trận đánh đau, đánh hiểm vào quân địch (riêng đồng chí đã diệt 20 tên ác ôn) nên địch tìm mọi cách để giết, hoặc bất đồng chí. Nhưng Nguyễn Văn Bá đã bố trí lừa địch vào nhà bắt mình để du kích tiêu diệt 6 tên (phần lớn là ác ôn), khiến các tên khác hoảng sợ không dám lùng sục nữa. Nhân dân đi lại làm ăn được dễ dàng hơn.


Tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Bá chỉ huy bộ đội huyện chiến đấu rất quyết liệt với 1 trung đoàn Mỹ trong 3 ngày đêm liền, đã đánh bật hàng chục đợt phản kích của địch, diệt gần 600 tên.


Tết Mậu Thân (1968) Nguyễn Văn Bá chỉ huy bộ đội huyện phối hợp chặt chẽ với lực lượng của trên, diệt hơn 800 tên địch. Riêng tiểu đoàn 4 bộ đội huyện đã đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mỹ.


Đồng chí đã hy sinh ngàv 27 tháng 1 năm 1969 trong khi đang làm nhiệm vụ, Nguyễn Văn Bá tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ mọi mặt, góp phần xây dựng dân quân du kích xã trở thành Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Bá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:50:41 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KẾ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Kế, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ năm 1948. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên thị đội Vĩnh Long, tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1948 đến 1970, Nguyễn Văn Kế liên tục chiến đấu ở chiến trường. Đồng chí đã nêu cao tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, chiến đấu dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, đã tham gia chiến đấu trên 30 trận, diệt gần 100 tên, chỉ huy đơn vị diệt một tiểu đoàn, nhiều đại đội địch.


Năm 1961 Nguyễn Văn Kế chỉ huy đơn vị đánh trận đầu trên đường giao thông số 4, diệt 1 trung đội địch gác cầu Mỹ Thuận, thu toàn bộ vũ khí, sau đó trụ lại đánh quân địch đến viện. Dù lực lượng địch đông, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu, bị thương nặng Nguyễn Văn Kế vẫn không rời vị trí.


Năm 1962 đồng chí chỉ huy đại đội tấn công trường quân sự Cái Vồn. Địch chống cự quyết liệt, các mũi không vào được, Nguyễn Văn Kế dẫn đầu một tổ xông lên diệt ổ đề kháng của địch, tạo thuận lợi cho mũi bạn phát triển diệt 1 đại đội gồm trên 100 tên.


Xuân 1968, Nguyễn Văn Kế phụ trách chính trị viên tiểu đoàn 2, đã góp sức cùng ban chỉ huy xây dựng quyết tâm cho đơn vị đột phá khu phố mới thị xã Vĩnh Long và cùng các đơn vị bạn chiếm lĩnh thị xã trong 3 ngày đêm, đánh địch phản kích, diệt nhiều tên và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.


Cuối năm 1968, đồng chí là chính trị viên thị đội Vĩnh Long. Địch tập trung đánh phá ác liệt, kìm kẹp quần chúng gắt gao, lực lượng của ta sau các đợt tấn công bị tổn thất một số. Thời gian nảy Nguyễn Văn Kế bị thương nhưng vẫn bám địa bàn hoạt động, thường xuyên đi sát củng cố quyết tâm cho các lực lượng vũ trang, xây dựng và phát triển cơ sở, đẩy mạnh hoạt động du kích chiến tranh, tích cực đánh địch ở nhiều nơi, diệt nhiều địch, giữ vững địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị trên về hoạt động được tốt.


Khi còn sống đồng chí là một cán bộ có tác phong gương mẫu, sâu sát, ở đơn vị nào cũng góp sức xây dựng đơn vị đó tiến bộ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Kế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:51:42 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THẾ SINH
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Thế Sinh (tức Hai Vũ), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 5 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên huyện đội Bến Lức, tỉnh Long An.


Nguyễn Thế Sinh tham gia cách mạng tháng 12 năm 1961, làm xã đội trưởng xã Bình Đức. Đồng chí đã xây dựng được đội du kích xã Bình Đức trở thành đơn vị lá cờ đầu trong phong trào chiến tranh du kích của huyện Bến Lức, tỉnh Long An (1963 - 1964).


Từ tháng 5 năm 1964 đến khi hy sinh (12 năm 1969) Nguyễn Thế Sinh công tác ở huyện đội Bến Lức và huyện Thủ Thừa, qua các cương vị: trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên huyện đội kiêm huyện đội trưởng. Đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Khi chỉ huy chiến đấu, đồng chí rất táo bạo, linh hoạt, nhiều khi tự mình đảm nhiệm những vị trí xung yếu: Ở cương vị chính trị viên, huyện đội trưởng trong thời gian sau Mậu Thân, mặc dù địch phản kích rất ác liệt, Nguyễn Thế Sinh vẫn tổ chức lực lượng đánh địch liên tục, trong năm 1969 đã diệt được 3.000 tên địch.


Tháng 5 năm 1965, đồng chí chỉ huy 2 trung đội tập kích đồn Chanh Hà, diệt gọn đồn, thu 21 súng.


Tháng 10 năm 1965, một lần địch dùng 3 tiểu đoàn có máy bay và pháo binh yểm trợ càn vào xã Mỹ Lạc, nơi đứng chân của trung đội đồng chí. Mặc dù quân địch đông gấp nhiều lần, mà công sự của ta lại bị nước ngập, Nguyễn Thế Sinh vẫn động viên đơn vị hạ quyết tâm đánh địch và nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh. Đồng chí giữ súng trung liên chặn địch ở hướng chính diện, để địch vào thật gần mới nổ súng diệt nhiều tên và động viên đơn vị bắn chính xác, đánh bật được nhiều đợt xung phong của chúng. Kết quả, trong 1 ngày đơn vị diệt được 80 tên và rút ra an toàn, bẻ gãy cuộc càn của địch.


Tháng 6 năm 1965, Nguyễn Thế Sinh chỉ huy đại đội phục kích quân ngụy đi "yểm trợ bình định" qua Cống Bể xã Mỹ Càn. Hôm đó địch đi 2 tiểu đoàn, đông gấp 6 lần dự kiến của ta. Tuy gặp tình huống bất ngờ, đồng chí vẫn bình tĩnh cùng cấp ủy trong đơn vị hội ý tìm ra cách động viên đơn vị quyết tâm đánh. Đơn vị bất ngờ nổ súng chặn đánh bọn địch đi phía sau đang chủ quan không đề phòng, diệt 100 tên, bọn đi đầu bỏ chạy.


Ngày 18 tháng 3 năm 1968, Nguyễn Thế Sinh chỉ huy bộ đội huyện chặn đánh 1 tiểu đoàn chủ lực ngụy đang trở về căn cứ tại thị trấn Bến Lức. Sau 4 giờ chiến đấu quyết liệt, ta diệt 150 tên địch, thu 20 súng, bắn rơi 1 máy bay.


Ngày 30 tháng 12 năm 1969, đồng chí đã hy sinh trong khi trên đường đi công tác.


Đồng chí sống gương mẫu, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang huyện phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, được cán bộ, chiến sĩ trong huyện rất tin yêu.


Nguyễn Thế Sinh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh.


Ngày 6 cháng 11 năm 1978, Nguyễn Thế Sinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:52:20 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NỞ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Nở (tức Nguyễn Văn Nô), sinh năm 1913, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Bình, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí ià trung úy, đại đội trưởng đại đội 16, thuộc đoàn 84, Cục Hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Nở hoạt động trong nội thành Sài Gòn, thu mua nhu yếu phẩm và nắm tình hình địch. Từ năm 1954 đến năm 1961 đồng chí bị địch bắt, giam ở nhiều nhà lao (Biên Hòa, Côn Đảo...) mặc dù bị tra tấn rất dã man, nhưng Nguyễn Văn Nở vẫn giữ vững khí tiết, không hề cung khai. Ra tù, đồng chí lại tiếp tục hoạt động.


Từ năm 1961 đến tháng 9 năm 1969, Nguyễn Văn Nở công tác ở địa bàn tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Đồng chí đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tự tay đồng chí đã bắn cháy đánh hỏng 10 xe tăng, xe bọc thép chở lính. Trong khi xây dựng cơ sở thu mua hàng, Nguyễn Văn Nở đã giúp địa phương nhiều kinh nghiệm đánh địch, góp phần đầy mạnh phong trào cách mạng ở xã Ngãi Giao lên một bước, xã được khen thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Đặc biệt, trong trận chống càn "năm mũi tên" của địch ngày 8 tháng 5 năm 1967, Nguyễn Văn Nở chỉ huy đơn vị diệt 13 xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 6 chiếc.


Đồng chí sống gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phong hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều lần là Dũng sĩ, được nhiều bằng khen, giày khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Nở được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:53:06 am »

ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN HẢI
(LIỆT SĨ)


Trương Văn Hải, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Vạn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 2 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy đội trưởng K17, biệt động Sài Gòn, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1974, Trương Văn Hải hoạt động ở vùng ven Sài Gòn. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí đã tham gia 30 trận đánh, chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, có trận diệt gọn 1 trung đội. Riêng đồng chí diệt 65 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.


Trận ngày 1 tháng 1 năm 1973, Trương Văn Hải chỉ huy 1 tổ đánh vào trận địa pháo Liên Trường, phá hủy 2 khẩu pháo, 1 hầm đạn, 1 dàn ra-đa, diệt 40 tên (có 1 thiếu tá ngụy).


Trận ngày 10 tháng 1 năm 1973, Trương Văn Hải chỉ huy đội đánh vào trận địa pháo Liên Trường lần thứ 2, diệt 60 tên địch.


Tháng 8 năm 1973, địch cho 1 tiểu đoàn càn vào xã Tăng Nhơn Phú, tuy địch đông gấp nhiều lần, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đội dùng súng bộ binh bố trí trận địa mìn đánh địch, diệt hơn 30 tên, bẻ gãy cuộc càn, hạn chế được nhiều thiệt hại cho xã.


Ngày 18 tháng 3 năm 1974, Trương Văn Hải đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.


Đồng chí có phẩm chất tốt, hết lòng thương yêu đồng đội, có lần tuy bản thân bị thương, vết thương nhiễm trùng nhưng vẫn cố dìu một đồng chí bị thương về tới đơn vị.


Trương Văn Hải đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trương Văn Hải được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:54:51 am »

ANH HÙNG LÊ ĐỨC NHUẬN
(LIỆT SĨ)


Lê Đức Nhuận, sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 9, tiểu đoàn 3, trung đoàn 95, Quân khu 5.


Từ năm 1972 đến tháng 3 năm 1975, Lê Đức Nhuận chiến đấu ờ Khu 5. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lê Đức Nhuận đã đánh 42 trận, chỉ huy đơn vị diệt và bắt hơn 400 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 123 tên, bắt 7 tên, phá hủy 5 xe tăng, xe bọc thép, thu 52 súng, 5 máy thông tin, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1972, Lê Đức Nhuận chỉ huy tiểu đội chốt chặn giao thông địch trên đường số 14. Máy bay, pháo binh địch đánh phá rất ác liệt, có ngày đánh phá liên tục 5 giờ liền, hầm hố bị sập, bộ binh địch có xe tăng yểm trợ phản kích quyết liệt, có ngày chúng phản kích 12 đợt. Đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu rất ngoan cường. Bản thân lúc dùng đại liên lúc dùng tiểu liên, lựu đạn, lúc thu súng chống tăng của địch để đánh địch. Có lúc tiểu đội bị thương hết, còn một mình Lê Đức Nhuận vẫn đánh địch. Kết quả, tiểu đội đã diệt hơn 200 tên địch, bắt 3 tên, phá hủy 20 xe tăng, xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 50 tên, phá hủy 3 xe tăng.


Ngày 7 tháng 3 năm 1975, Lê Đức Nhuận chỉ huy trung đội chặn đánh 2 chi đoàn thiết giáp trên đường số 19. Khi nổ súng, đồng chí dẫn đầu trung đội đánh thẳng vào đội hình địch, góp phần chủ yếu cùng đơn vị bạn diệt 2 chi đoàn này. Riêng đồng chí phá hủy 1 xe.


Ngày 23 tháng 5 năm 1975, đồng chí đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.


Lê Đức Nhuận, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, luôn nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 17 bằng và giấy khen, 9 lần tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Đức Nhuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:55:23 am »

ANH HÙNG ĐOÀN QUÝ PHI
(LIỆT SĨ)


Đoàn Quý Phi, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 2 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy đại đội phó bộ binh, bộ đội địa phương huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 11 năm 1969, Đoàn Quý Phi làm xã đội trưởng. Tháng 2 năm 1969 vào bộ đội, làm đại đội phó đại đội bộ đội địa phương. Qua trình chiến đấu ở du kích cũng như ờ bộ đội, đồng chí luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch (có 160 tên Mỹ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 135 tên (có 30 tên Mỹ), phá hủy 7 xe tăng.


Tháng 3 năm 1967, Đoàn Quý Phi chỉ huy 5 du kích chặn đánh 1 tiểu đoàn địch ở gần cầu Phú Thuận. Tuy bom đạn địch rất ác liệt, đồng chí vẫn động viên tổ bình tĩnh chờ địch vào gần mới nổ súng. Sau 7 giờ ngoan cường chiến đấu, tổ du kích do Đoàn Quý Phi chỉ huy đã diệt 42 tên, thu 23 súng. Riêng đồng chí diệt 25 tên. Trận địa được giữ vững, cuộc càn của địch bị phá vỡ.


Tháng 5 năm 1969, 1 tiểu đoàn địch đến dồn dân vào một khu vực để lập ấp, Đoàn Quý Phi đã dùng một quả bom cải tiến phóng trúng nơi ngủ của sở chỉ huy tiểu đoàn địch, diệt 7 tên (có 1 đại úy). Bọn địch hốt hoảng tháo chạy, nhân dân được trở về làng cũ.


Đêm ngày 23 tháng 3 năm 1971, Đoàn Quý Phi chỉ huy 1 tiểu đội bộ đội địa phương, chặn đánh 1 tiểu đoàn địch ở khu vực ngã ba Ái Nghĩa. Địch phản kích rất quyết liệt, đồng chí dẫn đầu 2 chiến sĩ xông thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn địch, dùng lựu đạn diệt 14 tên (có 1 đại úy, 1 trung úy). Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi còn sống, Đoàn Quý Phi luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Quý Phi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực, lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:55:56 am »

ANH HÙNG PHÙNG QUANG PHONG
(LIỆT SĨ)


Phùng Quang Phong, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 1, trung đoàn 205, sư đoàn 3, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1970 đến ngày hy sinh (20-4-1974) Phùng Quang Phong liên tục chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, đã diệt hơn 60 tên địch, bắt 28 tên, phá hủy 7 xe quân sự (có 4 xe tăng), bắn sập 6 lô cốt, thu trên 30 súng.


Trận đánh trên đường số 13, (Thủ Dầu Một) ngày 6 tháng 10 năm 1972, quân địch đông gấp bội, có xe tăng, phi pháo yểm trợ tấn công vào trận địa ta, Phùng Quang Phqng bình tĩnh dùng súng B40 bắn 4 quả đạn, diệt 3 xe tăng, tạo thuận lợi cho đơn vị đánh bại đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa.


Trận phục kích đoàn xe địch trên đường 20 (Bà Rịa - Long Khánh) Phùng Quang Phong dũng cảm dẫn đầu đơn vị xung phong lên mặt đường, diệt 4 xe chở lính địch, góp phần cùng đơn vị diệt gọn đoàn xe.


Trận tấn công căn cứ Bù Bông ngày 3 tháng 11 năm 1973 đồng chí dẫn đầu đơn vị thọc sâu vào giữa vị trí địch diệt gọn sở chỉ huy của chúng. Khi hết đạn Phùng Quang Phong đã dũng cảm cướp súng địch để tiếp tục chiến đấu. Kết thúc trận đánh đồng chí được phân công ở lại kiểm tra trận địa, đồng chí phát hiện thấy còn địch trong một số hầm ngầm, tuy có một mình, Phùng Quang Phong vẫn bình tĩnh, mưu trí vừa đánh địch vừa gọi hàng, kết quả bắt 18 tên, thu 17 súng.


Trong trận ngày 20 tháng 4 năm 1974, Phùng Quang Phong anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.


Phùng Quang Phong được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 21 bằng và giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phùng Quang Phong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 07:57:59 am »

ANH HÙNG TRẦN NGỌC SƯƠNG
(LIỆT SĨ)


Trần Ngọc Sương, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1968: Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, huyện đội phó huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 13 tuổi (1962) Trần Ngọc Sương tham gia du kích. Từ đó đến 1967, đồng chí làm các nhiệm vụ: theo dõi hoạt động của bọn tề điệp, ác ôn, rải truyền đơn, liên lạc với các cơ sở cách mạng, trực tiếp đánh địch..., nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt, trong nhiệm vụ chiến đấu, Trần Ngọc Sương luôn dũng cảm, mưu trí, có lần đã tự tay đặt mìn diệt 1 xe tăng, gây khí thế phấn khởi trong nhân dân.


Năm 1968 Trần Ngọc Sương vào bộ đội địa phương. Trưởng thành từ chiến sĩ lên huyện đội phó, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trần Ngọc Sương đã tham gia đánh 170 trận, đều dũng cảm, mưu trí, chỉ huy, linh hoạt, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện. Riêng đồng chí diệt 430 tên địch (có 47 Mỹ), phá hủy 4 xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.


Ngày 28 tháng 9 năm 1970, Trần Ngọc Sương chỉ huy đơn vị bộ đội địa phương đánh đồn Dương Hội. Trước khi đánh, đồng chí đã trực tiếp đi trinh sát vị trí địch cụ thể, tỉ mỉ. Khi đánh Trần Ngọc Sương dẫn đầu đơn vị xông lên nhanh chóng chia cắt địch để diệt. Đơn vị đồng chí đã diệt gọn trung đội địch. Riêng đồng chí diệt 11 tên. Trận đánh thắng đã hỗ trợ cho nhân dân phá banh 2 khu dồn gần đó, trở về làng cũ làm ăn.


Trận Rừng Miếu ngày 6 tháng 4 năm 1971, Trần Ngọc Sương chỉ huy 12 chiến sĩ bí mật tập kích diệt gọn trung đội địch rất hoang mang không dám đánh phá xã Tiên Phong như trước nữa.


Trận phục kích ở dốc Bà Hòa ngày 17 tháng 9 năm 1971, trước khi đánh, Trần Ngọc Sương đã nhiều lần giả trang đi trinh sát, theo dõi sự hoạt động của địch ở vùng này. Khi đánh, đồng chí chỉ huy 15 chiến sĩ xung phong mãnh liệt, diệt 45 tên, thu 23 súng, ta an toàn. Riêng đồng chí diệt 9 tên.


Ngày 12 tháng 5 năm 1972, Trần Ngọc Sương đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, Trần Ngọc Sương luôn chú trọng xây dựng đơn vị bộ đội địa phương huyện và dân quân du kích các xã trong huyện tiến bộ về mọi mặt. Nơi nào gặp khó khăn là đồng chí có mặt để cùng tìm cách giải quyết.


Đồng chí sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, được nhân dân và đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng khen 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Ngọc Sương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM