Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:07:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quảng Trị kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)  (Đọc 2720 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:49:37 am »

*
*   *

Để đàn áp phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Trị - Thiên, Mỹ đã tăng cường viện trợ cho Diệm hàng trăm triệu đô la với mục đích xây dựng chính quyền và hệ thống phòng thủ, tăng cường ngụy quân và phương tiện chiến tranh ở hai tỉnh nhất là Quảng Trị và vùng ven giới tuyến. Chúng bố trí sư đoàn I chủ lực và trung đoàn 164 địa phương quân tập trung chủ yếu dọc đường 9 và giới tuyến. Ngoài ra còn hàng chục trung đội dân vệ và một số đại đội cảnh sát được trang bị vũ khí đầy đủ. Từ năm 1956 đến 1957, Mỹ - Diệm tập trung huấn luyện quân ngụy đồng thời đan gài với diễn tập. Tháng 9/1957, địch triển khai cuộc diễn tập lớn giữa quân đoàn 1 phối hợp cùng quân khu 2 với tưởng định: tác chiến trì hoản đối phó quân miền Bắc tiến công. Sau khi lui về tuyến phòng thủ cuối cùng thì quân đoàn sử dụng sư đoàn 16 và sư đoàn 1 đẩy lùi quân Bắc Việt và chiếm lại các vùng đất đã mất. Mục đích cuộc diễn tập là nhằm nâng cao sức chiến đấu của quân ngụy, phô trương lực lượng, đe dọa miền Bắc và kích động đẩy mạnh tố cộng, diệt cộng ở miền Nam.

Ngày 10/5/1957, Diệm trắng trợn tuyên bố: Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17. Để tăng cường “Tố cộng diệt cộng”, Diệm tiếp tục củng cố và mở rộng “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Đảng cần lao nhân vị” và các tổ chức đoàn thể khác. Chúng sử dụng 11 cơ quan tình báo, quân báo, phản gián từ Trung ương đến địa phương đặt trụ sở tại Quảng Trị - Quân báo Quảng Trị, tình báo F1, phòng 6 ty Công an Quảng Trị, ty cảnh sát đặc biệt Bến Hải... bọn này thường bí mật vượt tuyến hoặc công khai sang sông với nhiều lý do như trốn quân dịch, giả ốm đau, trá hàng, bất mãn... nhằm điều tra thu thập tin tức, móc nối với bọn phản động chống phá ta.

Sau khi gạt Pháp và bọn tay sai thân Pháp ra khỏi miền Nam, ổn định xong bộ máy ngụy quyền thôn, xã, bọn Diệm chuyển sang đánh phá phong trào cách mạng trong tỉnh ác liệt, tàn bạo hơn. Chúng ráo riết bình định nông thôn, tiếp tục mở chiến dịch tố cộng đợt ba, tập trung đánh vào các gia đình kháng chiến cũ có người đi tập kết đồng thời thực hiện chính sách tập trung và bắt những người chưa hết hạn tù vào các khu dinh điền Xoa, Hoàn Cát, Bình Xuân, Phú Thành, Cầu Nhi... chúng chuẩn bị tiến hành rào ấp chiến lược, tập trung đánh phá có trọng điểm, khủng bố tàn bạo, tra khảo giết người kéo đi quanh thôn xóm để uy hiếp nhân dân như ở Bích Giang (Cam Lộ), An Thái (Hải Lăng), Lập Thạch (Triệu Phong). Chúng dồn gom dân, đánh số nhà, phân loại gia đình, lập thẻ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người ra vào qua lại.

Để củng cố thêm một bước về thế lực, Mỹ - Diệm tiếp tục thực hiện “Tố cộng, diệt cộng”, giai đoạn hai với phương châm thâm độc “Lấy cộng diệt cộng”. “Nhổ cỏ tận gốc”, “Lâu dài, liên tục, cẩn thận, sâu sắc”, “Thà giết lầm chứ không bỏ sót”. Khẩu hiệu hành động của bọn chúng là, tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực hiện chủ nghĩa “Nhân vị quốc gia”. Tháng 5/1957, chính quyền Diêm thông qua luật “Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, công khai hóa việc đàn áp cách mạng miền Nam.

Rút kinh nghiêm giai đoạn một, sang giai đoạn hai Diệm tập trung có trọng tâm, trọng điểm và chủ yếu phá từ trong phá ra nhằm tiêu diệt tận gốc những “Phần tử cộng sản”, “Thanh lọc dân cư”, bắt nhân dân ta phải khuất phục chúng. Với mục đích đó địch tập trung lực lượng liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét quy mô vừa và lớn hầu hết trên khắp các địa phương, dùng bom đạn Mỹ tàn sát nhân dân ta để hỗ trợ cho “Tố cộng, diệt cộng”. Tháng 8/1957 Diệm sử dụng 1.000 học viên các trường quân sự mở cuộc “Thực tập lùng sục cộng sản” ở nam khu phi quân sự. Chúng tập trung dân, bắt xé cờ Đảng cộng sản, bắt đi 50 cán bộ đảng viên.

Tháng 9/1957, địch sử dụng từ ba đến bốn tiểu đoàn quân ngụy kết hợp với các đội “Công dân vụ” càn quét các vùng Triệu Lương (Triệu Phong), Cam Thanh, Cam Giang, (Cam Lộ), Hải Thượng, Hải Phú (Hải Lăng)... chúng bắt hàng ngàn người tập trung vào các khu dinh điền rồi đưa đi làm đường để phục vụ cho mục đích quân sự. Do sự càn quét khủng bố ác liệt của kẻ thù, các cơ sở Đảng bị bật khỏi dân. Nhiều cán bộ đảng viên bị bắt cầm tù tra tấn dã man nhưng vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết người cộng sản. Trong các chiến dịch. “Tố cộng, diệt cộng”, số lượng nhà tù trại giam không ngừng tăng lên, nhưng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Ở nhà lao Quảng Trị xà lim rộng chưa đầy hai mét vuông cao hơn một mét mà địch giam giữ tới bốn người một buồng (cứ một người nằm ba người khác phải ngồi).

Đỉnh cao của hành động đàn áp cách mạng là việc Diệm ban hành luật “10 - 59”. Địch lê máy chém đi khắp nơi, lập cái gọi là tòa án xử chém cán bộ, đảng viên tại chỗ. Hành động dã man này làm cho phong trào cách mạng tỉnh ta tổn thất nặng nề. Ở Gio Linh từ chỗ có 920 đảng viên chỉ còn 128 đồng chí, riêng Cam Lộ không còn chi bộ nào.

Hành động khủng bố trả thù điên cuồng của Mỹ - ngụy đã gây nên làn sóng căm phẫn trong nhân dân. Đi đôi với “Tố cộng, diệt cộng”, địch còn tung nhiều toán gián điệp biệt kích sang bờ Bắc phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời chúng còn móc nối với bọn phản động Lào khiêu khích, tranh chấp vùng biên giới với ta.

Âm mưu của địch rất thâm độc xảo quyệt. Hành động của chúng đàn áp, khủng bố rất dã man. Sự chịu đựng của nhân dân ta đã đến giới hạn cuối cùng, nhưng ta chỉ thiên về đấu tranh chính trị, không chuyển hướng kịp thời nên phong trào đấu tranh cách mạng trong tỉnh từ năm 1957 đến năm 1959 vẫn bị tổn thất nặng nề và gặp không ít khó khăn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:50:39 am »

*
*   *

Từ cuối năm 1957 trở đi, phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh có những chuyển biến mới. Sự lớn mạnh của miền Bắc nói chung và Vĩnh Linh nói riêng qua nhũng năm đầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân Quảng Trị hướng về miền Bắc, về Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Tháng 10/1957, tại hàng Chuối (Hà Nội), Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Trị được triệu tập để quán triệt “Đề cương cách mạng miền Nam”. Sau hội nghị, Tỉnh ủy Quảng Trị họp ra Nghị quyết về xây dựng căn cứ địa miền núi để củng cố, gây dựng phong trào, cử đồng chí Lê Hành, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ lên Hướng Hóa chỉ đạo xây dựng căn cứ địa. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với phong trào cách mạng ở Quảng Trị. Nghị quyết nêu rõ phương châm: Phải thực hiện từ không đến có, từ yếu đến mạnh, từ ít đến nhiều. Trong xây dựng phải chú trọng hết sức việc giáo dục thực hiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc. Cán bộ, đảng viên được phân công phụ trách các bản làng đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, bám bản bám dân, cùng đồng cam cộng khổ, học ăn học nói tiếng dân tộc để qua đó tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia cách mạng.

Dưới ánh sáng bản “Đề cương cách mạng miền Nam” phong trào cách mạng ở Quảng Trị dần dần hồi phục. Tuy nhiên việc vận dụng phương châm mới vào đặc điểm của địa phương bước đầu còn nhiều lúng túng.

Mùa hè 1958, Liên khu ủy 5 ra Nghị quyết về xây dựng căn cứ địa cách mạng và bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang. Nghị quyết chỉ rõ: “Cân củng cố lực lượng vũ trang và nửa vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ địa làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của nhân dân và giải thoát cán bộ khi cần thiết”. Nghị quyết đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng trong vùng núi liên khu. Từ những hành động tự vệ có tính chất tự phát của quần chúng đã bắt đầu hình thành các tổ chức vũ trang làm nhiệm vụ hỗ trợ đấu tranh chính trị và vũ trang tự vệ dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng.

Phong trào cách mạng dần dần được hồi phục, các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ Đảng viên cũng ngày càng phát triển. Cuối năm 1957 sau khi có hội nghị Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ phải tuyên truyền phát triển Đảng, tổ chức chi bộ phải tinh gọn bí mật, trọng chất lượng hơn số lượng, đặc biệt là nam nữ thanh niên trong quần chúng lao động nghèo khổ, đảng viên, đoàn viên phải có nòng cốt trung kiên mà tuyên truyền lãnh đạo quần chúng thì tổ chức cơ sở Đảng mới dần dần hồi phục. Sau khi có chủ trương xây dựng căn cứ địa miền núi, tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng phát triển mạnh. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, đảng viên phải lo xây dựng cơ sở với phương châm: Mỗi đảng viên nắm ba cốt cán, mỗi cốt cán nắm ba trung kiên, mỗi trung kiên xâu chuỗi ra quần chúng; Ban cán sự Đảng miền Tây được thành lập do đồng chí Lê Hành làm Bí thư. Cuối năm 1958, miền núi Quảng Trị đã tổ chức được 46 chi bộ, 209 đảng viên trong đó trên 50% là người các dân tộc. Có Đảng lãnh đạo, hầu hết các bản làng đều hình thành các tổ chức quần chúng như Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận... đảng viên thực sự là vai trò nòng cốt trong các đoàn thể quần chúng, lãnh đạo giáo dục, và giúp đỡ họ thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh. Từ các tổ chức quần chúng, mỗi xã thành lập một đội du kích mật khoảng 25 đến 30 người được trang bị vài khẩu súng trường còn chủ yếu là tên ná tự tạo.

Ở 4 huyện đồng bằng đã phục hồi xây dựng được 28 chi bộ, 137 cơ sở cách mạng, 17 ban cán sự thôn, phát triển được 639 nòng cốt trung kiên và 20 chi đoàn có 120 đoàn viên. Một số thôn có phong trào khá như ở Gio Linh, Triệu Phong đã nắm được 1/2 đến 3/4 số dân. Trong thời kỳ khó khăn này việc xây dựng cơ sở và nuôi dấu cán bộ phần lớn do chị em phụ nữ đảm nhiệm. Đến đầu năm 1959, ở miền núi về cơ bản ta nắm quyền làm chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hậu cứ cách mạng của tỉnh. Nhờ vậy phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đã phát triển khá. Lòng tin của quần chúng đối với cách mạng ngày càng được nâng lên. Chính quyền ngụy tuy còn nhưng dần dần bị vô hiệu hóa. Phong trào cách mạng được phục hồi dân. Căn cứ địa miền núi trở thành chỗ dựa vững chắc cho việc khôi phục lại phong trào đồng bằng.

Từ trong khó khăn ác liệt, dưới ánh sáng đề cương cách mạng miền Nam và Nghị quyết Liên khu ủy 5, Quảng Trị đã kịp thời chuyển hướng chọn miền núi làm căn cứ địa để dần dần khôi phục và phát triển phong trào cách mạng. Qua phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi đã xuất hiện những yêu cầu mới về xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho đấu tranh chính trị. Một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị bắt đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:52:23 am »

*
*   *

Bước sang năm 1959, mặc dù phong trào cách mạng trong tỉnh đã được hồi phục, đã tạo được những nhân tố mới để tiến lên, nhưng vì đường lối đấu tranh chưa được xác định cụ thể, việc chỉ đạo thực hiện chưa thống nhất, nên tình hình vẫn còn khó khăn, bị động lúng túng. Trong khi đó Mỹ - Diệm liên tiếp tăng cường đẩy mạnh các chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”, dồn dân lập khu “dinh điền”, “khu trù mật”, làm đường, xây dựng căn cứ quân sự. Sự đàn áp khủng bố của ngụy quyền tay sai đối với nhân dân đã đến mức tột cùng. Không còn con đường nào khác, nhân dân ta bắt buộc phải cầm vũ khí đứng lên chống lại kẻ thù để giữ gìn quê hương và bảo toàn sự sống.

Tháng 1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15. Hội nghị xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh. Nghị quyết chỉ rõ: Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân, trong những điều kiện nhất định có lực lượng vũ trang tuyên truyền trợ lực cho đấu tranh chính trị

Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đề ra phương hướng đúng đắn cho cách mạng miền Nam, có ý nghĩa quyết định làm chuyển biến phong trào cách mạng của nhân dân ta. Đường lối cách mạng miền Nam mà Nghị quyết đề ra đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của nhân dân miền Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng.

Tháng 9/1959, Tỉnh ủy Quảng Trị triệu tập hội nghị tại trường Đảng Quảng Bình để quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Sau hội nghị, Tỉnh ủy phân công các ủy viên xuống cơ sở phổ biến tận các chi bộ và đảng viên đơn tuyến. Đảng viên được quán triệt tinh thần nội dung Nghị quyết đều phấn khởi tin tưởng và đánh giá rất cao coi đó là Nghị quyết hồi sinh của cách mạng miền Nam.

Dưới ánh sáng Nghị quyết 15 và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra nhiều nơi, nhất là miền núi. Ở miền Tây Quảng Trị, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nhân dân kết hợp đẩy mạnh sản xuất, chống địch lập tề, lập dân vệ, bảo an với việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và tổ chức lực lượng vũ trang, ở đồng bằng, ngay sau khi Nghị quyết 15 đã được phổ biến xuống tận Đảng viên thì trong lãnh đạo đã có sự chuyển hướng đấu tranh, đưa đấu tranh đòi dân sinh dân chủ kết hợp với đấu tranh đòi độc lập dân tộc. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân Bạch Lộc, Nhĩ Thượng, Lại An, An Mỹ, Phúc Thị, Thủy Khê, Tân An (Gio Linh) chống Mỹ - Diệm lấp sông Bến Ngự làm đường quân sự và các cuộc đấu tranh của quần chúng ở các địa phương khác chống trò hề bầu cử Quốc hội khóa hai của chính quyền Diệm.

Từ trong phong trào cách mạng của quần chúng, các tổ chức Đảng và đoàn thể dân dân được phát triển và phát huy năng lực. Cơ sở cách mạng được củng cố và mở rộng, phong trào quần chúng ngày càng được nâng cao, sôi nổi nhất thời kỳ này là miền núi Hướng Hóa. Bên cạnh việc xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng Đảng, Tỉnh ủy Quảng Trị đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang.

Tháng 8/1959, Quân khu 4 điều vào Quảng Trị 12 đồng chí cán bộ chiến sĩ làm nòng cốt để xây dựng lực lượng vũ trang do đồng chí Lương Chí Hiền phụ trách. Tháng 10/1959 Tỉnh ủy bổ sung 11 đồng chí ở lực lượng bảo vệ tỉnh và khu đội Vĩnh Linh lập nên hai đội công tác 59A và 59B. Đội 59A có 15 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ Tỉnh ủy do đồng chí Đoàn phụ trách. Đội 59B có 8 đồng chí do đồng Lâm chỉ huy. Đây là hai đơn vị vũ trang tiền thân của hai đại đội bộ đội địa phương Triệu Phong và Hải Lăng sau này. Do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ, để thuận tiện cho việc lãnh đạo chỉ đạo, Trung ương quyết định chia Hướng Hóa thành hai huyện: Huyện Hy Lạp gồm các xã Mều, A Túc, A Xốc, A Vao, Xà Muồi, A Bung, A Cha. Huyện Mông Cổ bao gồm các xã còn lại. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhân dân các dân tộc hai huyện mới được thành lập vừa thi đua đẩy mạnh sản xuất, vừa tích cực xây dựng căn cứ địa đồng thời phát triển lực lượng vũ trang. Đến tháng 1-1960, lực lượng vũ trang miền núi đã có 366 người được trang bị đầy đủ vũ khí. Các xã đều có từ một đến hai tiểu đội du kích.

Tháng 4/1960, tại Khe Bắp, Tỉnh ủy họp chủ trương điều động 12 đồng chí cán bộ quê ở Quảng Trị công tác trong quân đội ở miền Bắc vào tăng cường làm nòng cốt thành lập đội võ trang tuyên truyền gồm 32 đồng chí lấy phiên hiệu là đội 45, nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy và căn cứ địa. Hai tháng sau (6/1960) Tỉnh ủy họp ở Ba Lê - Dốc Miếu quyết định thành lập đại đội 55 với chức năng là bộ đội địa phương tỉnh. Cùng với cán bộ chính trị, số cán bộ quân sự này hoạt động ở miền Tây làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa. Chủ trương của tỉnh lúc này là phải đẩy mạnh phong trào hoạt động vũ trang lên một bước mới. Thực hiện chủ trương đó, đội vũ trang tuyên truyền tập trung có cả người Kinh và người Thượng được thành lập làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, giác ngộ binh lính địch, bao vây đồn bốt, phát triển các hình thức chiến đấu như dùng ná, tên thuốc độc, chông, bẫy ti ho... kết hợp với vũ khí có chất nổ như lựu đạn, súng trường, tiểu liên... để tiêu diệt địch, bước đầu diệt ác trừ gian làm nòng cốt cho chiến tranh du kích ở miền núi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:53:30 am »

Tháng 6/1960, Ban quân sự tỉnh Quảng Trị được thành lập gồm ba đồng chí: Đồng chí Trần Phố phụ trách quân sự, đồng chí Lương Chí Hiền phụ trách chính trị, đồng chí Trương Công Kỉnh (Trương Chí Công) Bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Ban quân sự, đồng chí Nam Sinh (Phan Văn Khánh) Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác quân sự và hoạt động vũ trang. Từ đây lực lượng vũ trang tỉnh được sự chỉ đạo chỉ huy thống nhất, càng đẩy mạnh các hoạt động vũ trang.

Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng phát triển và lan rộng. Tình hình đó làm cho bọn địch hoang mang lo sợ. Chính quyền thôn xã của địch ở miền Tây hầu hết bị tan rã hoặc làm việc hai mặt. Bọn dân vệ bảo an co cụm lại trong các vị trí Tù Muồi, Tà Rụt, Trại Cá, Khe Sanh, Sa Trầm, Li Tông... không còn dám hung hăng lùng sục như trước.

Hoảng sợ trước phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng lan rộng ở miền Tây, tháng 4/1960, Mỹ - Diệm huy động ba tiểu đoàn mở trận càn quét lên vùng căn cứ địa của ta thực hiện việc triệt phá bản làng, gom dân, tập trung vào các dinh điền Lao Bảo, Khe Sanh, Cùa, Ba Lòng... nhằm mục đích tách dân ra khỏi Đảng. Nhiều bản làng bị địch đốt phá hoàn toàn. Nhiều người bị chúng bắt và giết hại. Tình hình đó đặt ra cho tỉnh nhiệm vụ gấp rút xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đặc biệt là bộ đội chủ lực để đối phó với kẻ thù.

Tháng 6/1960, tại Ba Lê - Dốc Miếu, Tỉnh ủy chủ trương thành lập đại đội 55 (rút một số nòng cốt ở hai đơn vị 59A và 59B làm khung). Đồng chí Lê Cứ được cử làm đại đội trưởng. Đại đội 55 làm nhiệm vụ và vai trò của bộ đội địa phương tỉnh vừa có trách nhiệm đánh tiêu hao, tiêu diệt địch từ ít đến nhiều, và xây dựng lực lượng du kích, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị phá ấp chiến lược, tiến về giáp ranh, giành lại nông thôn đồng bằng.

Song, khác với các tỉnh Nam Bộ, Trị - Thiên là khu đệm nối hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với miền Nam do địch kiểm soát. Trong điều kiện tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè gần xa đồng thời muốn thắng địch và kiềm chế địch trong chiến tranh đặc biệt nên không cho chủ lực vào hoạt động ở Trị Thiên mà đưa thẳng vào Nam Bộ còn địa phương hoạt động theo lối chiến tranh du kích.

Thực hiện chủ trương đó, Tỉnh ủy đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang tự vệ, nắm thời cơ, phát động phong trào nổi dậy ở miền núi.

Chấp hành chủ trương của tỉnh, các cuộc đấu tranh của nhân dân chống luật 10 - 59, chống lập khu dinh điền, chống bắt lính, đòi dân sinh dân chủ... liên tiếp nổ ra. Qua đấu tranh, cơ sở cách mạng ở đồng bằng được phục hồi, căn cứ địa ở miền núi được xây dựng và củng cố một bước.

Trước sự phát triển của phong trào, địch phải tăng cường đối phó, nhất là ở miền núi. Chúng củng cố hệ thống đồn bốt để kiểm soát từng vùng, dùng lực lượng lớn và bọn biệt kích càn quét liên tục, ra sức dồn dân vào khu tập trung, tung lực lượng án ngữ các vùng giáp ranh và biên giới Việt - Lào.

Đi đôi với càn quét, gom dân, địch còn thực thi chính sách chia rẽ dân tộc, gây mâu thuẫn giữa người Kinh và người Thượng để chống phá cách mạng. Âm mưu thâm độc đó đã gây không ít khó khăn cho ta đồng thời cũng làm tăng thêm lòng căm thù trong đồng bào các dân tộc.

Để chống lại âm mưu của địch và giữ vững lòng tin cho quần chúng, tháng 7 năm 1960 lực lượng vũ trang tỉnh mở đầu bằng trận chiến đấu tiêu diệt vị trí Tù Muồi. Bằng hình thức kết hợp binh vận với tác chiến, lực lượng vũ trang tỉnh đã diệt một trung đội địch. Ra quân trận đầu là chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân và lực lượng vũ trang. Chiến thắng ở Tù Muồi đã thúc đẩy phong trào nổi dậy của quần chúng nhất là vùng Nam đường 9. Tại đây phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra với nhiều hình thức từ công khai hợp pháp đến bất hợp pháp, kết hợp với diệt ác, trừ gian, bao vây đồn bốt, giải tán ngụy quyền, lập chính quyền nhân dân tự quản, tổ chức các đội du kích xây dựng làng bản chiến đấu. Phong trào nổi dậy phát triển mạnh mẽ buộc địch phải rút bỏ nhiều vị trí ở Tù Muồi, Tà Rụt, Trại Cá, Sa Trầm, Li Tông dọc biên giới phía tây đường số 9.

Tháng 10-1960, địch huy động ba tiểu đoàn từ đồng bằng lên phản kích vào Hướng Hóa hòng giành lại những vùng đất đã mất. Các đơn vị 59A, 59B, đại đội 55 và dân quân du kích miền Tây phối hợp chặn đánh địch làm cho cuộc phản kích của chúng bị thất bại phải rút về Đông Hà. Căn cứ địa cách mạng được giữ vững. Đến cuối năm 1960 đại bộ phận miền núi Quảng trị gồm tám xã của huyện Tù Muồi, ba xã nam Hướng Hóa, năm xã của Ba Lòng và xã Hải Phúc (huyện Hải Lăng) đã được giải phóng tạo ra vùng căn cứ rộng lớn liên hoàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng chẳng những đối với sự phát triển phong trào cách mạng trong tỉnh mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng toàn miền và nước bạn anh em trong việc mở rộng bảo đảm hành lang vận chuyển tiếp tế từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam.

Thắng lợi của phong trào nổi dậy ở miền núi Quảng Trị cùng với thắng lợi của phong trào đồng khởi toàn miền đã góp phần làm cho chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Aixenhao bị phá sản, buộc Mỹ - ngụy phải từ bỏ kế hoạch “Vừa bình định miền Nam, vừa chuẩn bị tiến ra miền Bắc” để tập trung đối phó với phong trào cách mạng miền Nam. Đồng thời những thắng lợi đó đã đẩy Mỹ - Diệm vào thời kỳ khủng hoảng chính trị triền miên tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta chuyển thế đấu tranh tiến lên đồng khởi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:55:23 am »

*
*   *

Ngay từ những ngày đầu sau Hiệp định Giơnevơ, đã có những con đường liên lạc Bắc - Nam ở tuyến núi và tuyến biển để vận chuyển thư từ công văn tài liệu, báo chí và đưa đón cán bộ vào Nam ra Bắc hoạt động, xây dựng cơ sở, xây dựng phong trào. Cách mạng miền Nam ngày một phát triển, yêu cầu chi viện ngày càng tăng thêm vì vậy cần thiết đòi hỏi phải có hệ thống giao thông an toàn, bí mật đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của chiến trường.

Đầu năm 1956 Trung ương giao cho Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên giúp bạn Lào xây dựng cơ sở cách mạng sát biên giới, ta đã chuẩn bị làm thêm tuyến đường phục vụ yêu cầu mới. Thực hiện chủ trương của Trung ương và để đáp ứng nhu cầu chi viện của chiến trường ngày một lớn hơn, tháng 11/1957 Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên quyết ỷ định mở đường Trường Sơn (còn gọi là đường thống nhất Trung ương) chạy suốt biên giới Việt - Lào thuộc sườn đông dãy Trường Sơn nằm ở phía tây các căn cứ của Mỹ - ngụy. Đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô đã đóng góp hàng ngàn ngày công xây dựng và bảo vệ cho tuyến đường an toàn, nhất là những nơi gần căn cứ địch. Chỉ một thời gian ngắn, đường Trường Sơn đi qua Trị -Thiên được hoàn thành kịp thời phục vụ cho yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho nhiệm vụ vận tải chi viện chiến trường sắp tới.

Để tăng cường chi viện cho chiến trường, tháng 5/1959 Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” để nghiên cứu tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyến vận tải quân sự Trường Sơn, chuyển hàng quân sự chi viện chiến trường, tổ chức đưa đón cán bộ, công văn, thư từ, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Ngày 12/9/1959 đoàn công tác quân sự đặc biệt được đổi tên thành “Đoàn 559”.

Chấp hành nhiệm vụ trên giao, vừa tổ chức xong ban cán sự đoàn 559 đã liên hệ, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị, đặc khu Vĩnh Linh, Sư đoàn 341 triển khai, tổ chức thực hiện xác định cắm mốc cho tuyến đường. Tháng 6/1959, Quân khu được lệnh mở đường 15 từ Đồng Hới vào Khe Hó (tây Vĩnh Linh). Trên 5.300 bộ đội và dân công Quảng Bình, Vĩnh Linh đã tham gia phục vụ. Sau ba tháng đường 15 cơ bản hoàn thành bảo đảm cho ô tô chở hàng đi lại phục vụ cho tiền tuyến.

Ngày 10/6/1959 tiểu đoàn 301 vận tải gồm 440 cán bộ chiến sĩ vào đến Khe Hó trong sự đón tiếp nồng nhiệt của cán bộ và nhân dân địa phương. Đồng chí Cương, Huyện ủy viên Hướng Hóa phụ trách việc dẫn đường cho các tuyến vượt sông Bến Hải.

Yêu cầu của chiến trường ngày càng lớn, các tuyến đường vận chuyển ở đông Trường Sơn bị địch dòm ngó và phong tỏa nhiều lần. Trước tình hình đó, tháng 7/1959 Ban cán sự miền Tây Trị - Thiên cùng Ban giao liên họp bàn mở thêm một con đường mới ở phía tây Trường Sơn chạy ra tới Vĩnh Linh. Được sự giúp đỡ của nhân dân các dân tộc hai nước Việt - Lào, sau hơn một tháng, các cung trạm đã hình thành. Hơn 100 thanh niên địa phương nơi có tuyến đường đi qua đã tình nguyện tham gia phục vụ vận chuyển, bảo vệ các cung đường. Như vậy, đến cuối năm 1959, trên địa bàn Quảng Trị đã có nhiều con đường nối tuyến ra Bắc vào Nam.

Nhân dân Quảng Trị đã đóng góp hàng vạn ngày công để phục vụ mở đường vận chuyển hàng hóa và bảo vệ các cung đường. Lần đầu tiên, ngày 20-8-1959 hơn 500 kg vũ khí do đoàn 301 chuyển vào Nam qua các cung đường Quảng Trị đã được giao cho Liên khu Năm ở Tà Riệp. Từ đó trở đi, hàng ngày trên các cung đường hàng trăm thanh niên và nhân dân tự nguyện tham gia bảo vệ, mở đường, vận chuyển hàng hóa. Nhiều thanh niên Vân Kiều đã đưa năng suất gùi hàng lên 90 đến 100kg mỗi chuyến.

Các tuyến đường giao thông chiến lược được hình thành, nhân dân hết lòng tham gia giữ gìn bảo vệ và giúp đỡ, căn cứ địa miền núi được mở rộng, hậu phương không ngừng được củng cố và chi viện đã tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tiếp tục tiến lên giành thêm nhiều thắng lợi mới.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2022, 02:51:57 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 08:56:29 am »

*
*   *

Đối với cách mạng Lào, sau Hiệp định Giơnevơ tình hình có nhiều diễn biến phức tạp. Đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai phản động, hòng đàn áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lâu dài ở Lào. Ở khu vực Trung - Hạ Lào, chúng khẩn trương xây dựng bộ máy chính quyền tay sai để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân. Đặc biệt các tỉnh có chung đường biên giới với Quảng Trị - Thừa Thiên, lực lượng cách mạng còn rất nhỏ bé, cơ sở quần chúng còn mỏng manh. Để xây dựng được phong trào, chủ trương của bạn là phải dựa vào nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng vùng giải phóng ngày càng vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang để đấu tranh với địch, tiến tới thành lập chính phủ liên hợp.

Thực hiện phương châm “Giúp bạn là tự giúp mình”, liên tỉnh Trị - Thiên được Trung ương giao trực tiếp giúp bạn ở vùng gần biên giới hai nước. Tháng 8/1958, đồng chí Nguyễn Húng phụ trách Liên tỉnh Trị - Thiên cùng đồng chí Khăm Xẻng, Bí thư Liên huyện Mường Phìn - La Ve họp bàn kế hoạch đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, tăng cường cơ sở cách mạng vững mạnh toàn diện, đoàn kết chiến đấu chặt chẽ giữa địa bàn biên giới hai nước. Cán bộ quân sự của ta cùng cán bộ bạn sát cánh bên nhau, trực tiếp về tận bản làng tổ chức các đội dân quân, du kích, huấn luyện quân sự, chính trị, xây dựng cơ sở, củng cố phong trào cách mạng. Sau một năm cùng đồng cam cộng khổ, được cán bộ ta giúp đỡ, đến tháng 9/1959, căn cứ cách mạng từ Sê Pôn, Mường Noòng đến La Ve, Ka Say đã được hình thành.

Tiếp đó, tháng 10/1959, theo yêu cầu của bạn, liên tỉnh Trị - Thiên đưa thêm 15 cán bộ quân sự giúp bạn xây dựng, huấn luyện một đội vũ trang Pha Thét Lào ở huyện Tà Ôi và một đại đội khác ở huyện Tà Ưu.

Tháng 12-1959, Mỹ và tay sai liên tục mở nhiều đợt càn quét vào vùng giải phóng và các cơ sở cách mạng vùng biên giới Lào. Cán bộ của bạn vượt vòng vây đến đồn Cù Bai nhờ Việt Nam giúp đỡ. Đồng chí Hồ Sĩ Thản và đồng chí Vân Hùng lên Hướng Lập tổ chức vận động bà con Vân Kiều đứng lên bảo vệ bản làng. Bộ Tư lệnh đặc khu Vĩnh Linh giao nhiệm vụ cho một phân đội công an vũ trang gồm 36 đồng chí sang giúp đỡ bạn xây dựng cơ sở, xây dựng chính quyền cách mạng, đồng thời phối hợp với Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 của Quân khu tiêu diệt 4 đôn: Chiềng Tống, Rú Mại, Bản Na, Rà Cồ. Sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, đêm 13-3-1960 ta nổ súng diệt cả 4 đồn, đồng thời bức rút 6 dồn khác dọc biên giới. Thắng lợi bước đầu này tạo cơ sở cho tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào nói chung và hai tỉnh nói riêng càng thêm gắn bó và quan trọng hơn về chiến lược là hành lang ra Bắc vào Nam được khai thông. Bước phát triển mới của cách mạng hai nước, đặc biệt là vùng Trung - Hạ Lào và Trị - Thiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chi viện chiến trường của hậu phương miền Bắc.

*
*   *

Sau ngày hòa bình được lập lại đến năm 1960, thời gian so với lịch sử không phải là dài, nhưng so với sự phấn đấu vượt qua mọi thử thách gian lao để xây dựng một xã hội mới và đấu tranh chống mọi hành động, âm mưu của kẻ thù đối với quân và dân Quảng Trị là cả một chặng đường đầy hy sinh gian khổ và thắng lợi vẻ vang. Mang trên mình nỗi đau chia cắt, Quảng Trị - Vĩnh Linh cùng cả nước đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, vừa thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Đối với Vĩnh Linh, sau sáu năm khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quê hương có nhiều biến đổi sâu sắc. Kinh tế không ngừng phát triển, chính trị luôn luôn ổn định, trật tự trị an và quan hệ hai miền được giữ vững. Đời sống nhân dân được nâng cao. Lực lượng vũ trang được quan tâm xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Đó là những tiền đề cần thiết để Vĩnh Linh tiếp tục đi lên làm tròn nhiệm vụ của hậu phương trực tiếp và chi viện sức người sức của cho tiền tuyến anh hùng, sắp bước vào thời kỳ đầy gian nan thử thách.

Đối với nhân dân Quảng Trị ở bờ nam sông Bến Hải, đây là thời kỳ mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong hoàn cảnh ta không có chính quyền, quân đội, và các lực lượng vũ trang. Cuộc “Chiến tranh một phía” do Mỹ - Diệm tiến hành bắt đầu từ năm 1954 và ngày càng trở nên cực kỳ dã man, tàn bạo đối với nhân dân miền Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng nhất là khi chúng ban hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp nơi tàn sát những người yêu nước và cách mạng.

Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, một lần nữa lại đứng lên cùng cả nước đấu tranh giành độc lập.

Thời kỳ đầu phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng rất sôi nổi, rầm rộ, nhưng do ta thiếu kinh nghiệm, không đánh giá đúng âm mưu, bản chất của kẻ thù, chỉ thiên về đấu tranh chính trị đơn thuần, phương hướng, phương châm chỉ đạo còn lúng túng, chưa kịp thời, bộc lộ lực lượng quá sớm nên kẻ thù dễ bề đàn áp, dẫn đến phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề và lâm vào thoái trào. Từ khi được tiếp thu đường lối cách mạng miền Nam và đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, phong trào cách mạng mới dần dần hồi phục và không ngừng phát triển.

Bởi vậy địch cố chia cắt Bắc - Nam nhưng quân và dân hai miền bằng đấu tranh chính trị và quân sự kiên quyết đấu tranh hỗ trợ nhau nối liền hai miền Nam - Bắc, và trong thực tế không bao giờ kẻ địch chia cắt được Bắc - Nam. Tình cảm ruột thịt, tình cảm đồng chí, đồng bào giữa nhân dân hai vùng khu phi quân sự vẫn trước sau như một động viên nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc đấu tranh sống mái với quân thù, thực hiện một nước Việt Nam thống nhất không thế lực nào chia cắt nổi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2022, 02:31:52 pm »

Chương II

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
RA SỨC TẤN CÔNG ĐỊCH, GIÀNH ĐẤT, GIÀNH DÂN,
GIÀNH QUYỀN LÀM CHỦ (1961 -1964)

I - QUÂN DÂN VĨNH LỊNH RA SỨC CỦNG CỐ, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ
CỦA NHÂN DÂN CÁC HUYỆN PHÍA NAM TỈNH.

Ngày 9-9-1960, một sự kiện trọng đại diễn ra tại Thủ đô Hà Nội: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khai mạc. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cho cả hai miền Nam - Bắc là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.

Cùng cả nước, quân và dân Quảng Trị đón nhận tinh thần nghị quyết của Đại hội với niềm tin và quyết tâm mới.

Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Việt Nam ra đời, đánh dấu một sự kiện quan trọng của cách mạng miền Nam. Cương lĩnh của Mặt trận đã tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân yêu nước chống Mỹ - Diệm, cô lập và phân hóa kẻ thù, đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ.

Dưới ánh sáng nghị quyết Trung ương III và cương lĩnh của Mặt trận, phong trào cách mạng ngày càng phát triển, đẩy bọn địch vào thế bị động lúng túng. Năm 1960 chiến lược “Chiến tranh một phía” của Axenhao bị phá sản. Năm 1961, Kenơđi khởi xướng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với kế hoạch Stalây -Taylo “Dùng người Việt đánh người Việt” bằng cố vấn và viện trợ của Mỹ hòng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

Để thực hiện mưu đồ đó, đối với bờ Bắc giới tuyến, trực tiếp là khu vực Vĩnh Linh, Mỹ - Diệm luôn luôn tìm cách phá hoại, thường xuyên gây cho ta nhiều khó khăn trong việc đấu tranh chính trị và bảo vệ an ninh giới tuyến.

Tháng 2-1961 Ngô Đình Diệm đích thân ra Cát Sơn (bờ nam Cửa Tùng) thị sát nắm tình hình, lớn tiếng hô hào lấp sông Bến Hải, tấn công miền Bắc. Chúng thành lập “Biệt đội cảnh sát cộng hòa” gồm 250 tên lính chính quy, bảy trung đội dân vệ cùng một hệ thống mật vụ, biệt kích, thám báo đóng trà trộn dọc tuyến để nắm tình hình, gây khiêu khích làm rối loạn trật tự trị an.

Đến tháng 6-1962, Mỹ - Diệm đã tổ chức 240 lần quân ngụy xâm nhập trái phép khu phi quân sự, 551 vụ nổ súng khiêu khích sang bờ Bắc, 89 lần tàu thuyền và 39 lần chiếc máy bay xâm nhập vùng biển, vùng trời Vĩnh Linh. Ngoài ra chúng còn đưa 5976 lượt người kể cả người nước ngoài ra vào khu phi quân sự quay phim, chụp ảnh phía bờ Bắc.

Đặc biệt bọn ngụy dùng hình thức gián điệp con thoi qua lại hai bờ để hoạt động thu thập tin tức mưu mô phá hoại. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngày 19-2-1961 công an nhân dân vũ trang phối hợp với dân quân du kích Phước Lý đã vây bắt tên Cao Viết Lành trung sĩ ngụy, quân báo trung đoàn 3, sư đoàn 1 và tên nữ gián điệp Lê Thị Bao cải trang thành dân vạn chài chèo thuyền vượt sông qua bờ Bắc xâm nhập hoạt động ở xã Vĩnh Giang. Tháng 6-1962 hai toán gián điệp khác bị tóm gọn ở Múi Si và vùng Khe Thị. Từ cuối năm 1963 trở đi, địch vi phạm qui chế khu phi quân sự ngày càng trắng trợn. Chúng dùng 405 lượt xe quân sự chở 1427 tên trong đó có 30 tên người nước ngoài ra chụp ảnh, quay phim phía bờ Bắc, 141 lần thuyền máy và ca nô, tàu thủy hoạt động trên sông, trên biển. Dọc sông Bến Hải từ Cửa Tùng đến Hói Cụ, bọn giang thuyền 65 lần khiêu khích công an và đồng bào ta ở Vĩnh Linh. Cùng với các hoạt động đó, địch tăng cường tung gián điệp biệt kích sang Vĩnh Linh để phá hoại cả kinh tế và chính trị. Trắng trợn hơn nữa là cảnh sát ngụy ở bờ Nam ngang nhiên nổ súng bắn vào thuyền của dân làm ăn trên sông và các thôn xóm bờ Bắc, chĩa súng đe dọa khiêu khích các chiến sĩ ta đứng gác ở đầu cầu Hiền Lương...

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ thị số 66TC - TW ngày 11-9-1963 về tình hình và nhiệm vụ mới, Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh mở Hội nghị ra nghị quyết: “Sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tung gián điệp biệt kích ra phá hoại miền Bắc, phá hoại Vĩnh Linh”.

Năm 1963 khi vào thăm và kiểm tra công tác giới tuyến, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân: “Các đồng chí là những người làm nhiệm vụ trên tuyến đầu của Tổ quốc nên phải luôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và thường trực chiến đấu. Phải bình tĩnh và dũng cảm, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, vì đoàn kết là sức mạnh...”.

Thấm nhuần lời căn dặn của Thủ tướng, ngày 26-3-1964, Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh ra Nghị quyết về công tác tư tưởng đã khẳng định: “Bất cứ trong tình huống nào Vĩnh Linh cũng giữ vững vị trí đầu cầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm được nhiệm vụ chặn đứng âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác vừa đẩy mạnh sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu đập tan nhiều âm mưu thủ đoạn gây rối, phá hoại của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2022, 02:32:34 pm »

Từ năm 1964 trở đi, Mỹ - Diệm bắt đầu leo thang chiến tranh cho máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng trời, vùng biển miền bắc nói chung và khu vực Vĩnh Linh nói riêng. Nghiêm trọng hơn cả là đêm 31-7-1964 tàu khu trục Ma đốc của Mỹ ngang nhiên tiến vào vùng biển phía nam đảo Cồn Cỏ hoạt động do thám khiêu khích. Tiếp đó ngày 8-8-1964, giặc Mỹ cho nhiều tốp máy bay xâm phạm vùng trời đảo Cồn Cỏ. Cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của địch, với quyết tâm ra quân trận đầu là đánh thắng, trừng trị đích đáng tội ác của chúng, các chiến sĩ đảo Cồn Cỏ đã bắn rơi một máy bay Mỹ. Đây là chiến công đầu của đơn vị bảo vệ đảo, lập thành tích thiết thực kỷ niệm 5 năm ngày truyền thống đảo tiền tiêu.

Ngày 29-3-1961, Đại hội đại biểu khu vực Vĩnh Linh lần thứ 2 khai mac để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch cải tạo XHCN 1958 - 1960 đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Đại hội đã nêu lên 3 nhiệm vụ cụ thể. Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, tiếp tục hoàn thành cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, ra sức củng cố lực lượng vũ trang, tăng cường an ninh trật tự, đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của kẻ địch. Tháng 4-1961, Đảng ủy khu vực đã tiến hành đợt chỉnh huấn sâu rộng trong cán bộ và nhân dân, đồng thời phát động phong trào thi đua yêu nước với những mục tiêu: “cờ ba nhất” trong quân đội; “gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “sóng Duyên Hải” trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; “Trống Bắc Lý” trong giáo dục.

Phong trào thi đua đã được các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang hưởng ứng nhiệt liệt, đem lại hiệu quả thiết thực trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

Tháng 4 năm 1962, quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Đảng ủy khu vực đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã.

Thấy rõ miền tây Vĩnh Linh là một địa bàn chiến lược quan trọng cả trước mắt và lâu dài, năm 1962, Đảng ủy khu vực đã thành lập ban chỉ đạo công tác miền Tây. Nhờ vậy việc vận động đồng bào các dân tộc miền núi định canh, định cư, ổn định sản xuất và đời sống, bảo vệ an ninh vùng biên giới có nhiều chuyển biến và phát triển tốt.

Sau hai năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ khu vực, các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở Vĩnh Linh đã có những tiến bộ nổi bật, đặc biệt là trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, xây dựng củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng, Tháng 6-1963, Đại hội đại biểu Đảng bộ khu vực lần thứ 3 khai mac. Trước tình hình Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại hiệp định Giơnevơ, Đại hội xác định nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà trước hết là lực lượng vũ trang Vĩnh Linh: Phải làm tròn nhiệm vụ của mình là bảo vệ giới tuyến, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Đối với lực lượng dân quân tự vệ vừa có nhiệm vụ tác chiến tại chỗ, vừa trực tiếp bảo vệ lao động sản xuất, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để phòng thủ Vĩnh Linh về mọi mặt, phải tích cực xây dựng màng lưới chiến tranh nhân dân, sẵn sàng đối phó với kẻ thù. Phải nắm chắc lực lượng dân quân tự vệ và lãnh đạo tốt bốn mặt: Tổ chức, huấn luyện, trang bị và công tác. Đối với công tác quân sự phải xem nhiệm vụ đấu tranh chính trị hết sức quan trọng nhằm tăng cường công tác giáo dục đường lối chính sách của Đảng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh khí thế cách mạng sôi nổi, nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Vĩnh Linh tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật đồng thời triển khai thực hiện cuộc vận động “ba xây, ba chống”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch trong hội. nghị chính trị đặc biệt ngày 27-4-1964, Vĩnh Linh đã phát động phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” thi đua sản xuất, học tập, công tác và chuẩn bị mọi điều kiện để sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu khi có chiến tranh xảy ra.

Ngày 5-8-1964 đế quốc Mỹ tiến hành gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngày 8-8-1964 máy bay Mỹ bắn phá đảo Cồn cỏ. Từ đây, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Vĩnh Linh bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân thù.

Đối với Vĩnh Linh, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965 mới thực hiện được 4 năm, nhưng Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục mọi khó khăn về thiên tai, địch họa, xây dựng và bảo vệ quê hương đạt được kết quả rất đáng tự hào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh đã từng bước đi lên vững chắc. Đến năm 1964, toàn khu vực đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo quan hệ sản xuất mới, xây dựng nông thôn mới. Các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển, đời sống nhân dân cả miền xuôi và miền núi đều được cải thiện và nâng cao. Lực lượng vũ trang được quan tâm xây dựng và không ngừng lớn mạnh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù và chi viện sức người sức của cho tiền tuyến trực tiếp là hai huyện Gio - Cam ruột thịt. Đó là những điều kiện thuận lợi và cơ sở bước đầu để Vĩnh Linh tiếp tục đi lên, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2022, 02:34:46 pm »

*
*   *

II - QUÂN DÂN CÁC HUYỆN PHÍA NAM TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG,
CỦNG CỐ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG,ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG,
HỖ TRỢ ĐẮC LỰC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN.

Ở bờ nam giới tuyến, để thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với kế hoạch Stalây - Taylo hòng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, Mỹ - Diệm điều hầu hết sư đoàn 1 ra Quảng Trị. Địch bố trí trung đoàn 1 ở La Vang, trung đoàn 2 đóng ở Đông Hà -đường 9, trung đoàn 3 ở miền Tây và vùng giáp ranh Thừa Thiên. Cùng với việc điều quân, chúng xây dựng và mở rộng đường 14, đường 76, làm thêm các tuyến đường mới như cảng Cửa Việt - giáp ranh, Đại Thủy - Cùa, Tích Tường - Trái, La Vang - Phước Môn. Phía nam sông Bến Hải chúng xây dựng hệ thống đường chiến lược ba tuyến chạy song song từ biển lên Gio An, Trung Sơn nối các trục đường 74, 75, 76 với ý đồ chuẩn bị “Bắc tiến”. Mặt khác chúng không ngừng củng cố hệ thống đồn bốt dọc đường số 1 và vùng giáp ranh, lập tuyến ngăn chặn ở miền núi và biên giới Việt-Lào để ngăn chặn miền Bắc xâm nhập. Để đối phó với sức ép của ta từ phía bắc và phía tây, Mỹ - Ngụy ra sức đôn quân bắt lính, củng cố ngụy quyền, tăng cường bình định nông thôn, gom dân, lập ấp chiến lược, càn quét đánh phá miền núi và vùng giáp ranh, triển khai các đội hải thuyền tuần tra, kiểm soát đề phòng ta đột nhập từ đường biển.

Ngoài sư đoàn 1 chủ lực ngụy, địch còn xây dựng một trung đoàn bảo an và một số tổng đoàn, mỗi xã có từ hai tiểu đội đến một trung đội dân vệ. Mặt khác, chúng còn chú trọng xây dựng đội quân người dân tộc để chống phá căn cứ và hành lang của ta.

Tháng 2-1961, được Mỹ giúp sức và viện trợ đắc lực, Ngô Đình Diệm hô hào lấp sông Bến Hải để tiến công miền Bắc. Để thực hiện ý định đó, chúng thành lập đội biệt động cảnh sát cộng hòa cùng mật vụ thám báo đóng trà trộn dọc giới tuyến. Đồng thời để cho lực lượng cơ động rảnh tay càn quét đánh phá, chúng chọn số đắc lực trong dân vệ, thanh niên cộng hòa tổ chức thành trung đội tổng vệ. Đến cuối năm 1961 ở Hải Lâng có 4 trung đội, Triệu Phong 4 trung đội, Cam Lộ 2 trung đội và khu phi quân sự 1 trung đội. Bọn này làm nhiệm vụ thay thế lính bảo an. Địch vẫn tiếp tục tăng cường xây dựng, củng cố bộ máy kìm kẹp. Đến năm 1962, đã có 14 trung đội tổng đoàn dân vệ gốm 420 tên, số dân vệ toàn tỉnh lên đến 1000 tên, thôn vệ có 3000 tên được tổ chức và huấn luyện từ 15 đến 20 ngày, có nơi trang bị từ 10 đến 12 súng. Phụ nữ cũng bị quân sự hóa. Riêng Cam Lộ và Hải Lăng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1962 có 600 phụ nữ bị bắt đi huấn luyện quân sự.

Ở miền núi có hai đại đội biệt kích người Thượng, vũ trang cho 300 thành niên. Chúng dùng người Thượng kìm kẹp người Thượng, đồng thời tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng.

Việc gom dân lập ấp chiến lược địch tiến hành ráo riết. Cuối năm 1961, chúng lập xong 4 thôn thí điểm đó là thôn Phú Long (Hải Lăng), Đông Hà (Cam Lộ), Nhan Biều (Triệu Phong) và Lễ Môn (Gio Linh). Chúng bắt 150 gia đình cán bộ thoát ly, tập kết, cơ sở cách mạng vùng Gio Linh và giới tuyến vào các dinh điền Bình Xuân, Xuân Hải (Gio Linh) và Phước Tuy (Nam Bộ). Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn, chúng bắt dân rào nhiều làng, có nơi rào đến 2 - 3 lớp bằng tre, gỗ, dây thép gai. Vùng giáp ranh chúng bắt rào kỹ và chắc chắn hơn ở đồng bằng. Việc rào làng đã gây cho ta nhiều khó khăn trong hoạt động của cán bộ bám nắm cơ sở, xây dựng phong trào.

Ở miền Tây, chúng càn quét mạnh và dồn 600 dân vào ven đường 9. Bộ máy kìm kẹp, hệ thống mật thám, gián điệp biệt kích địch tăng cường dày đặc cũng gây cho ta không ít khó khăn.

Từ tháng 2 năm 1961, địch bắt đầu mở nhiều cuộc hành quân càn quét với quy mô vừa và lớn lên miền Tây Hướng Hóa. Trước sự lớn mạnh không ngừng của căn cứ địa cách mạng, bọn Mỹ-Diệm và bọn Phuminôxavẳn (Lào) vô cùng hoảng sợ. Chúng cấu kết với nhau mở cuộc hành quân lớn đánh phá vào khu căn cứ của ta nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh, dồn dân, bắt lính, phá hoại kinh tế địa phương và ngăn chặn các tuyến đường chiến lược đông - tây Trường Sơn. Được tổ chức và hướng dẫn, nhân dân vùng căn cứ địa thực hiện vườn không nhà trống, cất giấu tài sản, làm hầm chông, cạm bẫy, cung tên, nỏ ná và các loại vũ khí thô sơ, vũ khí có chất nổ chống địch khắp nơi buộc địch phải bỏ dở cuộc càn. Tiếp đó chúng huy động một lực lượng lớn chia làm nhiều hướng đánh phá các khu vực Ba Lòng, Cam Lộ. Tàn ác nhất là trận chúng đánh vào Cù Đinh - Ba Ze. Bằng chính sách “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, quân ngụy đã đốt phá hàng chục bản làng, đốt hết nương rẫy, giết hại hàng trăm đồng bào. Sau hai lần địch kéo lên xã Cam Hưng, bắt 5 thôn Cù Đinh, Ba Ze, Khe Chùa, Khe Ái và Sông Ngân phải bỏ nhà tập trung đi nơi khác, nhưng đồng bào đấu tranh không chịu đi, chúng đánh đập tra tấn dã man 4 người và đốt sạch thôn Cù Đinh. Tiếp đó, chúng lại huy động 280 tên ác ôn chia làm ba cánh tiến đánh phá và gây tội ác man rợ vùng này lần thứ hai. Lần này địch xông vào thôn Ba Ze bắt 11 người đánh đập tàn nhẫn buộc khai cơ sở cách mạng ở đây. Chúng bắt một cụ già tự đào huyệt chôn mình chỉ trừ lỗ mũi rồi nện thật chặt, đến khi kiệt sức, chúng đào lên tiếp tục tra hỏi. Chúng nhận chìm một em bé xuống nước rồi vớt lên lấy hai thanh gỗ ép vào bụng, giẫm lên người cho nước phọt ra để tra khảo. Song, mọi hành động dã man của chúng cũng không làm cho tinh thần của đồng bào ta nao núng. Bất lực và man rợ, chúng lại đốt sạch thôn Ba Ze rồi bắt 10 người vô tội đem đi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2022, 02:36:24 pm »

Ngày 31-1-1961, Bộ chính trị ra nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ công tác trước mắt của các mạng miền Nam. Bộ chính trị quyết định chuyển hướng phương châm đấu tranh và nhấn mạnh: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch trên cả hai mặt chính trị và quân sự.

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh phong trào diệt ác trừ gian ở đồng bằng, đồng thời tổ chức một đợt hoạt động vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị ở miền tây và phía bắc đường số 9

Từ tháng 3 năm 1961, trong khi tiếng súng chống càn ở miền Tây thắng lợi thì tiếng súng diệt ác trừ gian ở đồng bằng nông thôn và vùng giáp ranh như Hải Phú, Hải Xuân, Hải Lâm, Triệu Ái, Ba Thành, Ba Lòng... bắt đầu nổ rền. Nhiều tên có nợ máu phải đền tội như tên công an di động đắc lực của Ty công an Quảng Trị tại thôn Phú Long, Hải Phú, tên tổng thư ký xã Hải Xuân và Hải Lâm, tên hương trưởng thôn Kiên Phước xã Triệu Ai, tên cảnh sát trưởng xã Ba Thành... Tiếp theo đó vụ diệt xe trên đường số 1 làm chết 4 tên ác ôn khác... làm cho bọn địch hoang mang lo sợ. Những vụ diệt ác trừ gian liên tiếp nổ ra trong sào huyệt của địch đã làm cho quần chúng nhân dân phấn khởi, tin tưởng, có tác dụng hỗ trợ phong trào đấu tranh của nhân dân.

Địa bàn phía bắc đường 9 miền Tây Quảng Trị giáp Lào bị địch chiếm đóng. Để thực hiện âm mưu dùng người Thượng cai trị người Thượng, chia rẽ dân tộc Kinh - Thượng, bọn chúng đã dùng một số tên tay sai người Thượng kềm kẹp đàn áp nhân dân, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng miền Bắc tràn vào gây khó khăn cho cách mạng Lào nhất là vùng biên giới hai nước.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, tháng 5 năm 1961, đội công tác của công an Vĩnh Linh phối hợp với trung đoàn 270 và dân quân du kích vùng này tổ chức một đợt hoạt động vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Kết quả đợt hoạt động của ta đã phá 20 đồn bốt nhỏ, đánh thiệt hại các bộ phận quân địch đóng rải rác dọc đường số 9 và một số nơi thuộc huyện Cam Lộ, diệt 60 tên, bắt và gọi hàng 125 tên, làm tan rã 260 tên, thu 65 súng các loại. Vận động hơn 100 ngụy quân người địa phương trở về buôn rẫy làm ăn mang theo 135 súng nộp cho cách mạng. Chúng ta cũng đã khoan hồng cho một số ngụy quyền biết hối cải. Đồng thời các đội vũ trang cùng với cán bộ địa phương nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, có chính sách đối với lớp trên ở miền núi, thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng vùng này thành căn cứ liên hoàn, mở rộng hành lang nam bắc đường 9. Giải phóng 6 tổng phía bắc đường 9 là một chủ trương đúng đắn của ta, làm cho bọn địch hoang mang lo sợ phải rút chạy khỏi 8 vị trí khác: A Rong, Tà Riệt, Nguồn Rôn, Ra Gà, Tà Rụt, Trại Cá, Sa Trầm, Sa Muồi.

Ngày 31-6-1961 tại Tu Pông (Hướng Hóa), Đại hội Đảng bộ tỉnh họp. Sau khi đánh giá tình hình địch, ta, Đại hội chủ trương: Khẩn trương xây dựng và củng cố miền Tây thật vững chắc về mọi mặt, quyết tâm phát động quần chúng gấp rút xây dựng cơ sở chính trị ở đồng bằng vững mạnh, làm tốt công tác binh vận coi đó là mặt trận công tác quan trọng và thường xuyên. Giữ gìn và phát triển phong trào đấu tranh lâu dài với địch, giữ bí mật cơ sở và bảo toàn lực lượng với tinh thần sẵn sàng hành động khi có thời cơ. Phương châm đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp vũ trang tự vệ nhưng mức tự vệ miền Tây và đồng bằng khác nhau. Cả hai vùng đều phải nghiêm chỉnh giữ vững nguyên tắc bí mật, kiên trì bám chặt vào quần chúng cơ bản, trước hết là số người nghèo khổ nhất. Đại hội quyết định củng cố các đơn vị vũ trang của tỉnh, thành lập các đơn vị vũ trang của huyện. Sau Đại hội tỉnh Đảng bộ, cũng tại miền Tây Hướng Hóa, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Trị được thành lập, các thành viên đại bộ phận là đảng viên trong Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ. Tổ chức này ra đời tạo điều kiện thuận lợi mới để tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

Ngày 20-7-1961, tại căn cứ Tu Pông, tờ báo “Cứu nước” cơ quan thông tin tuyên truyền của Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Trị (tiếng nói của Đảng nhân dân cách mạng Quảng Trị) thay tờ “Yêu nước” ra đời và giới thiệu cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với nhân dân trong tỉnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM