Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:45:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng Trần Văn Trà và những chặng đường lịch sử B2 Thành Đồng  (Đọc 6015 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:47:13 pm »





THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ
VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ B2 THÀNH ĐỒNG



TS. QUÁCH THU NGUYỆT
(tổng hợp và tuyển chọn)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT - 2021

Nguồn: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật





Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN

Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HOÀI ANH

Biên tập nội dung:
TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ThS. PHẠM VĂN THÔNG
ThS. NGUYỄN VĂN TUÂN
ThS. NGUYỄN CÔNG TÂY
LÊ THỊ THU HỒNG
PHAN KIM YẾN
NGUYỄN VIỆT HÀ

Trình bày bìa:      TRẦN QUYẾT THẮNG

Chế bản vi tính:        TRẦN VĂN TIẾN

Đọc sách mẫu:  PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
                        BÍCH LIỄU

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:49:18 pm »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


    Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và trở thành một trong những vị tướng tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách trên chiến trường miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

    Kể từ khi chính thức bước vào con đường binh nghiệp với trận đánh quân Pháp ở mặt trận Cầu Bông ngày 23/9/1945, ông đã cống hiến cả cuộc đời cho cuộc trường chinh 30 năm của dân tộc, đã gắn bó với đồng chí, đồng bào Nam Bộ, với Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Trong quá trình công tác, ông đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Khu trưởng Khu 8, Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh kiêm Chính ủy khu Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh Phân liên khu miền Đông, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên ở Sài Gòn, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...

    Năm 1982, ông nghỉ hưu. Dù được nghỉ hưu nhưng ông vẫn không ngừng làm việc. Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã có nhiều hoạt động để xây dựng Hội và chăm lo cho đời sống của đồng chí, đồng đội. Đặc biệt, ông cũng dành thời gian cho việc nghiên cứu và để lại cho đời nhiều công trình, bài viết nhằm tái hiện và tổng kết chặng đường 30 năm đấu tranh giải phóng của quân và dân trên vùng đất B2 Thành đồng.

    Năm 1996, Thượng tướng Trần Văn Trà từ trần, khép lại một cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh của dân tộc, cho lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

    Với mong muốn xuất bản một bộ sách thể hiện tương đối đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp và những công trình, bài viết của Thượng tướng cũng như những tình cảm của các đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tướng, gia đình Thượng tướng Trần Văn Trà đã chuyển cho TS. Quách Thu Nguyệt toàn bộ các công trình, bài viết, di cảo của ông. Sau khi nghiên cứu tập tư liệu đồ sộ đó, TS. Quách Thu Nguyệt đã tổng hợp và tuyển chọn lại thành bộ sách Thượng tướng Trần Văn Trà và những chặng đường lịch sử B2 Thành đồng.

    Bộ sách gồm 4 phần chính và phần Phụ lục, được chia thành hai tập (Tập 1 gồm các phần I, II; Tập 2 gồm các phần III, IV và Phụ lục). Phần I tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của Thượng tướng Trần Văn Trà, được tổng hợp từ những trang nhật ký và nội dung Thượng tướng trả lời phỏng vấn của báo chí. Các phần II, III, IV là những ghi chép về chiến tranh, tái hiện cuộc chiến tranh 30 năm giải phóng trên vùng đất B2 Thành đồng, qua đó lý giải nguyên nhân thành công, thất bại ở từng trận đánh và rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến tranh. Phần Phụ lục gồm các bài viết của đồng chí, đồng đội, những người từng có dịp làm việc, tiếp xúc với Thượng tướng, qua đó làm rõ hơn nhân cách, tài năng của Thượng tướng. Cuối bộ sách còn có một số hình ảnh góp phần khắc họa sinh động thêm về cuộc đời Thượng tướng Trần Văn Trà.

    Mặc dù TS. Quách Thu Nguyệt và Nhà xuất bản đã có nhiều cố gắng trong việc thẩm định, xác minh tư liệu, sự kiện, sắp xếp, biên tập nội dung các phần cho phù hợp, nhưng bộ sách không tránh khỏi vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để’ lần xuất bản sau bộ sách được hoàn thiện hơn.

    Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc.


                                     
   Tháng 11 năm 2021
                                           NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:53:39 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


     Những ngày cuối cùng của tháng Chạp năm Mậu Tuất (2018), tôi được phu nhân Thượng tướng Trần Văn Trà trao cho toàn bộ tài liệu, các công trình, bài viết, những trang đánh máy, di cảo viết tay của cố Thượng tướng với lời nhắn gửi: “Con cố gắng giúp thím sắp xếp, biên tập để xuất bản tập sách cuối cùng của chú nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chú (1919 - 2019)”. Vậy mà tôi đã lỗi hẹn!

     Hơn hai năm để đọc tất cả nguồn tài liệu mà trong ấy phần nhiều là các trang đánh máy, các bản thảo viết tay, những trang viết nháp dở dang, những phát biểu, biên bản đúc kết được ghi chép lại từ các băng ghi âm các buổi làm việc cùng các trợ lý phục vụ cho công trình tổng kết chiến tranh Việt Nam, các bài viết từ các trang báo đã ố vàng được cắt ra, sắp xếp, gìn giữ cẩn thận..., quả là một việc thật khó khăn với cá nhân tôi.

     Làm sao nắm được toàn bộ ý tứ, nội dung trong ngồn ngộn tài liệu thấm đẫm mùi thời gian để hệ thống hóa, sắp xếp cấu trúc, bố cục sao cho thể hiện trung thực tư tưởng, tình cảm, tầm tư duy khái quát, lòng yêu nước, lý tưởng dấn thân vì độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc của một người con quê hương xứ Quảng. Làm sao khắc họa được chân dung và phẩm cách của một người lính Cụ Hồ trở về từ hai cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh; của một sĩ quan quân đội xông xáo, nhạy bén và bản lĩnh trên khắp chiến trường Nam Bộ; của một cựu chiến binh hết lòng vì đồng chí, đồng đội sau ngày đất nước im tiếng súng, sạch bóng quân xâm lược...

     Lúc còn làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ, cùng với gia đình và người trợ lý gần gũi nhất của Thượng tướng Trần Văn Trà là Đại tá Nguyễn Viết Tá, chúng tôi đã từng trực tiếp tổ chức, biên tập các cuốn sách về Thượng tướng và người thân trong gia đình. Đó là các cuốn sách: Gởi người đang sống (1996), 365 ngày vĩnh biệt anh - Thượng tướng Trần Văn Trà (1997), Cảm nhận về Xuân Mậu Thân (1998), Liệt sĩ - Luật sư Lê Đình Chi và gia đình (2009).  Nay, duyên may một lần nữa được tiếp cận nguồn tư liệu di sản của tướng Trà, tôi thật sự bị lôi cuốn và không khỏi thán phục vì kiến thức uyên thâm, tầm tư duy khái quát, độ nhạy bén về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong chiến tranh, trong các trận đánh cụ thể. Qua những trang tư liệu đọc được, tôi càng thêm kính phục phẩm chất, phong cách làm việc và nghiên cứu nghiêm cẩn, khoa học của một người lính trí thức, văn võ song toàn. Có thể nói, cùng với những thành tích của một chỉ huy quân đội trên chiến trường miền Nam, sau ngày hòa bình lập lại, ở cái tuổi lý ra phải được ngơi nghỉ, nhưng Thượng tướng vẫn dốc sức cho công việc tổng kết chiến tranh và chăm lo “đền ơn đáp nghĩa” cho những đồng đội, những người lính đã dành cả thanh xuân để xông pha nơi làn tên mũi đạn bảo vệ nền độc lập nước nhà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

    Đóng góp giá trị nhất của Thượng tướng sau khi nghỉ hưu chính là việc tổ chức công trình tổng kết chiến tranh: Chặng đường 30 năm B2 Thành đồng.

    Theo kế hoạch, công trình tổng kết sẽ được phân kỳ theo mỗi giai đoạn chiến tranh, tương ứng với từng tập:

    Tập 1: Từ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đến phong trào Đồng khởi năm 1960. Tựa sách là “Hòa bình hay chiến tranh”.

    Tập 2: Từ năm 1961 đến năm 1965 - thời kỳ đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Tựa sách dự kiến là “Khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng”.

    Tập 3: Từ năm 1965 đến năm 1968. Tựa sách dự kiến là “Chiến tranh cục bộ”.

    Tập 4: Từ năm 1969 đến năm 1973. Tựa sách dự kiến là “Mỹ cút, ngụy nhào”.

    Tập 5: Từ Hiệp định Paris năm 1973 đến ngày 30/4/1975. Tựa sách là “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”.

    Tiếc rằng, cho đến nay, công trình tổng kết chỉ kịp hoàn thành và xuất bản được Tập 1 và Tập 5, các tập còn lại: 2, 3, 4 vẫn còn dang dở. Song, thật ngẫu nhiên, Tập 5 với tiêu đề “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm” cũng là tập cuối, nhưng lại được công bố và xuất bản đầu tiên vào năm 1982 và Tập 1 là tập đầu tiên được hoàn tất và công bố sau đó vào năm 1992. Như vậy, với tập mở đầu và tập kết thúc, phần nào cũng giúp người đọc thấu hiểu được nguồn gốc của cuộc chiến tranh Việt Nam (từ năm 1945 đến năm 1975), những nỗ lực của quân dân miền Nam cùng với quân dân cả nước sẵn sàng hy sinh tất cả và bền bỉ, quyết tâm đấu tranh cho nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà để có một kết thúc có hậu là ngày toàn thắng 30/4/1975, đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào.

    Riêng Tập 2, ngay sau khi hoàn tất Tập 1, đề cương đã được bàn bạc và cơ bản đã được bố cục xong, ngay cả chương đầu tiên của tập này cũng đã hoàn tất, các chương tiếp theo được hẹn rằng sau chuyến đi công tác nước ngoài quay về sẽ tiếp tục, vậy mà người chủ trì công trình quan trọng này đã vĩnh viễn ra đi. Thượng tướng Trần Văn Trà mất vào ngày 20/4/1996 trong sự thương tiếc của nhiều người và công trình tổng kết chiến tranh vẫn chưa hoàn thành.

    Bộ sách Thượng tướng Trần Văn Trà và những chặng đường lịch sử B2 Thành đồng gồm 2 tập với cấu trúc 5 phần, trong đó chiếm phần lớn (ở phần II, phần III, phần IV) là những ghi chép chiến tranh. Với tư cách là chứng nhân, là người tham gia vào cuộc chiến, hơn thế với tư cách một nhà khoa học, nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam, Thượng tướng đã phác thảo một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến 30 năm (1945-1975). Cuộc chiến 30 năm giành độc lập, thống nhất đất nước đã được mô tả dưới góc nhìn từ hai phía: địch - ta, chính nghĩa - phi nghĩa; được phán đoán, phân tích kỹ về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, cả việc nhận định đánh giá, lý giải nguyên nhân thành công, thất bại ở từng trận đánh cụ thể để có thể rút ra những bài học quý giá về khoa học và nghệ thuật trong chỉ đạo chiến tranh.

    Phần Phụ lục gồm các bài viết của đồng chí, đồng đội, của những người từng quen biết, làm việc, tiếp xúc với Thượng tướng, đã cho chúng ta nhìn rõ hơn tài năng, phẩm cách và tâm hồn của Thượng tướng cũng như những tình cảm yêu thương, quý trọng mà mọi người dành cho ông khi còn tại thế hay kể cả khi đã vĩnh viễn rời xa cõi tạm.

    Sau cùng, nói như phu nhân Thượng tướng Trần Văn Trà, đây là bộ sách cuối cùng, tôi xin bổ sung thêm, đây cũng là bộ sách đầy đủ nhất của Thượng tướng về tổng kết cuộc chiến 30 năm diễn ra nơi mảnh đất phương Nam, về lịch sử cá nhân, về hành trạng và đóng góp của Thượng tướng dành cho quê hương, cho mảnh đất B2 mà ông đã dành cả đời hiến dâng.
    Do đây là bộ sách cuối cùng và đầy đủ nhất của Thượng tướng, nên đan xen vào các trang viết có tính chất tổng kết, hệ thống, chúng tôi đã cố gắng chụp và đánh máy lại những trang nháp viết dở dang, vừa để lưu giữ bút tích, vừa để người đọc cảm nhận được cốt cách, tâm hồn của một vị tướng như những câu thơ nhẹ nhàng, thanh thoát được ông cảm tác ngay khi hòa bình lập lại mà người thân, đồng đội, đồng chí vẫn luôn nhắc nhớ:

       “Ra đi hai bàn tay trắng,
       Trở về một dải giang san.
       “Trăng xưa hạc cũ”, dòng sông lặng,
       Mây nước yên bình, thiên mã thăng”.


    Xin được trân trọng giới thiệu bộ sách Thượng tướng Trần Văn Trà và những chặng đường lịch sử B2 Thành đồng đến bạn đọc gần xa.

                                 
  Những ngày cuối năm 2019
TS. Quách Thu Nguyệt
                       Nguyên Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:12:28 am »



Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:18:28 am »

Tôi sinh năm 1919. Quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Cha tôi là thợ xây, không có ruộng, mẹ tôi buôn bán gánh gồng chắt chiu nuôi anh em chúng tôi ăn học với mong muốn anh em chúng tôi trở thành người có học. Những năm 1930-1931, phong trào cách mạng ở quê tôi rất mạnh, thường biểu tình chống Pháp, chống thuế, chống phu phen tạp dịch. Cha tôi luôn tham gia các cuộc đấu tranh này. Tôi lúc đó mới 11-12 tuổi, học trường huyện nhưng cũng tham gia chép truyền đơn, rải truyền đơn, dán khẩu hiệu theo hướng dẫn của các anh lớn. Huyện thường có biểu tình nên trường hay phải nghỉ học.

    Có lần, lính lê dương, khố đỏ đặt súng máy ven đường chặn không cho đoàn biểu tình lên tỉnh. Đoàn biểu tình đưa kiến nghị, nó nhận, nhưng bắt giải tán. Hai bên giằng co. Nó bắn, người cầm cờ ngã xuống. Người sau lao lên cầm cờ. Chết nhiều quá. Đoàn biểu tình chạy sang hai bên đường. Có những anh bạn lớp trên tôi cũng bị bắn chết. Cảnh tượng đó bây giờ còn đậm nét trong đầu tôi.

    Sau đó, lính về tận làng tôi khủng bố. Ở quê tôi có hai nhà nho tham gia phong trào Cần Vương là ông Lê Trung Đình (Cử Đình) và ông Nguyễn Tự Tân (Tú Tân) bị chúng chém ở bãi sông Trà Khúc. Những người già kể cho tôi nghe với lòng cảm phục. Ở trường huyện có ông giáo người Quảng Trị chắc cũng là nhà cách mạng, thường đọc thơ văn, kể chuyện về cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu. Lúc ấy, dù còn bé, tôi cũng có được một quyển sách đầy thơ văn cách mạng. Ảnh hưởng này đối với tôi rất lớn, suốt đời tôi ghi nhớ bài học làm người: Phải sống như thế nào cho xứng đáng là con cháu các cụ.

    Nhà nghèo nên mặc dầu các cụ tôi rất mong tôi học cao hơn nhưng tôi không học được các ngành khác. Năm 1936, tôi thi vào Trường Kỹ nghệ ở Huế. Ở đây, tôi tham gia ngay phong trào học sinh của trường, của thành phố Huế. Năm 1938, tôi đã được Chi bộ Đảng nhà trường kết nạp.

    Bọn mật thám đánh hơi, theo dõi, nên năm học cuối cùng tôi bị quản chế, không cho ra ngoài trường và thi đậu xong không được sắp xếp công việc.

    Tôi biết anh Ba Lê Duẩn năm 1938, khi tôi được kết nạp Đảng. Năm 1939, tôi vào Sài Gòn xin làm ở nhà máy xe lửa. Tôi thi tuyển làm thợ tiện và Xứ ủy Trung Kỳ cũng giới thiệu tôi sinh hoạt Đảng ở đây dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn. Nhưng chỉ 6 tháng sau, do có anh em ở Huế bị bắt khai báo nên tôi cũng bị bắt đưa ra Huế. Khi ở Huế, học ở Trường Kỹ nghệ, tôi đã được theo học lớp huấn luyện, nghe anh Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ giảng. Khi vào Sài Gòn, tôi lại được gặp anh khi anh vào họp Hội nghị Trung ương Đảng ở Sài Gòn. Tôi đã nói với anh là tôi đang bị truy lùng, nên trốn hay làm thế nào. Anh bảo tôi: Đã bị lộ rồi, nếu bị bắt, nhận là đảng viên thường, không khai báo gì cũng chỉ tù mấy tháng là xong.

    Khi bị đưa ra Huế, vào nhà tù, tôi đã thấy các anh Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hoàng Anh... và các anh trong Đảng bộ Thừa Thiên, cả trong Chi bộ của tôi cũng đang ở trong tù. Anh em khai tôi là Thanh niên dân chủ. Tôi cũng nhận như vậy và bị nhẹ nhất, không bị tra tấn gì vì tôi là người cuối cùng bị bắt. Ra tòa, tôi bị chúng kết án 6 tháng tù. Nhưng 8 tháng sau, chúng mới thả, bắt về quản thúc tại Quảng Ngãi. Nhờ có bạn bè làm ở dinh quận, dinh tuần vũ, tôi tìm cách trốn đi. Anh em làm cho cái căn cước giả, cho tôi ba đồng bạc (lúc đó quý lắm). Vào Đà Lạt, tôi tá túc ở chỗ anh em cùng trường làm việc ở đấy một thời gian, sau đó về Sài Gòn. Đi xe lửa xuống đến An Lộc, không dám đi qua Biên Hòa, tôi xuống tàu và lại tá túc ở chỗ anh em học cùng trường ra. Từ đó, tôi đi bộ về Chợ Lớn. Sau đó, tôi lại xin làm thợ ở Sở Cao su, Công ty Cuốc Tơ (Cẩm Mỹ ngày nay). Làm 6 tháng, tôi lại về Sài Gòn bắt liên lạc với các đồng chí như Lê Xuân Định học cùng Trường Kỹ nghệ để trở lại hoạt động (năm 1943). Ở trường, tôi hoạt động từ năm 1936, khi tôi ra trường anh mới bắt đầu hoạt động (năm 1939). Lúc này, anh Định đã là đảng viên rồi. Anh báo cho tôi biết, anh Trường Chinh phái các anh Nguyễn Hữu Ngoạn, Nguyễn Hữu Xuyến vào bắt liên lạc với Đảng bộ trong này. Tờ Giải phóng được giao cho tôi, in bằng xu xoa. Báo đã ra được 3 hay 4 số thì Ngoạn từ miền Bắc vào, cho biết ngoài đó người ta in bằng litô. Đưa cho tôi xem một tờ in rất đẹp, nhưng đồng chí chỉ biết là in litô là viết chữ trên đá, còn cách in thế nào thì không rõ. Tôi thấy in litô rất đẹp, nhưng do không biết cách in như thế nào, tôi quyết đi tìm hiểu. Tôi mượn quần áo rất sang đi đến một nhà in (không nhớ tên) nằm trên đường Catinat, gần Nhà hát thành phố, chủ là người Việt. Nhà in lớn, in cả litô và typô. Tôi giả là sinh viên trường Mỹ thuật Hà Nội, người Đà Nẵng. Nói dóc với chủ rằng tôi có ông già khá giả lập một nhà in litô ngoài đó, nhưng thợ dở quá in không được đẹp, nên vào đây tham quan coi thế nào. Người phụ trách nghe tôi nói học trường Mỹ thuật thì thích lắm, đưa tôi đi thăm các chỗ viết, in. Khi đó, tôi mới biết in litô là như thế nào. Dịp may, tôi làm quen với ông quản đốc rồi giả bộ ra về. Nhưng ra ngoài, đợi hết giờ làm việc, tôi kéo anh ta vào khách sạn đãi cốctai hẳn hoi, rồi bàn với anh ta: Nếu anh giúp nhà in của tôi in đẹp thì tôi xin hậu tạ. Anh ta chỉ cho tôi cách viết và in rất chi tiết, làm sao bảo đảm in đẹp. Anh ta còn cho tôi chai mực và dặn: Anh in thử, nếu tốt tôi sẽ ra giúp anh. Vậy là tôi mua một tấm đá cẩm thạch, đồ nghề viết thẳng trên đá bằng tay trái, cuối cùng cũng in đẹp. Mừng quá, tôi đưa một số anh em, có cả Việt Châu - em ruột tôi, cùng viết với tôi. Tôi vừa biên tập vừa in ấn được tờ Giải phóng từ số 6 (hay số 7) đến số 11 thì bị địch bắt. Hồi ấy, tôi mướn nhà ở Tân Định (nay là Xí nghiệp Nông cơ), ban đêm thường đi ngủ chỗ khác. Vào một ngày tháng 5/1944, khoảng 12 giờ đêm, không may, khi tôi chuẩn bị ra về thì trời mưa nên đành ngủ lại. Đúng đêm đó, tôi bị địch bắt. Mật thám, cảnh sát từ Chợ Lớn được điều qua bao vây và bắt chúng tôi. Khi chúng đưa chúng tôi lên xe ngồi chung, tôi dặn anh em cứ đổ hết cho tôi, đừng khai nhận gì hết. Chúng đánh thì cứ đánh, cứ nói đó là của anh Thắng, anh em chỉ ở trọ trong nhà để đi làm. Có hai anh em bị đánh đau quá nên nhận có làm, chúng lại lôi tôi ra đánh. Tôi nói các ông đánh họ đau quá nên họ nhận bậy chớ họ có biết gì. Cứ thế chúng đánh tôi nhiều đòn, do tên Cảnh trực tiếp thực hiện. Ngoạn bị bắt trước tôi cũng bị đánh. Tôi bị tra tấn ở bót Catinat, xong chúng đưa vào Khám Lớn. Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Hải Trừng, Lưu Hữu Phước cũng bị Pháp bắt vào Catinat. Các anh nghe bọn chúng kháo nhau một số người bị bắt, bị tra tấn ở đây mới đưa vào Khám Lớn có tên Thắng đã từng bị Tây quản thúc ở quê là chủ bút, chắc chắn sẽ bị đày ra Côn Đảo, nên khi vào tù các anh đã tìm hiểu tôi là ai, ở đâu và gửi tặng tôi một cái khăn mùi xoa (khăn tay). Sau này, gặp anh Lưu Hữu Phước, anh nhắc tôi mới nhớ ra. Khi anh Nguyễn Hải Trừng ra Đồng Tháp cũng nhắc đã kéo tôi vào cầu tiêu nói chuyện Việt Minh. Như vậy là nhóm đó biết tôi hồi ở bót Catinat.

    Tụi tôi có 9 người, bị chúng đưa từ bót Catinat qua Khám Lớn Sài Gòn. Tôi tưởng chúng nhốt tôi ở khu chính trị, ai ngờ chúng nhốt chúng tôi chung với nhóm Bình Xuyên và bọn cướp ở lầu 3. Thấy một góc chưa có ai, chúng tôi ngồi vào đó tán với nhau để chờ phát cho mỗi người một chiếc chiếu. Thấy tôi lo cho anh em, bọn tù ở đây cho tôi là sếp, kêu tôi tới. Tên Sáu Khải ngồi trên một đống chiếu hỏi tôi: Tụi bây làm sao mà vào đây? Tôi nói tụi tôi không làm gì cả, nghi làm chính trị nên chúng nó bắt. Nó nói tụi bây làm chính trị đó hả, làm chính trị mà không biết tôn ti trật tự là cái gì cả, tại sao không đến đây trình diện? Sáu Khải vừa nói xong, tên Thắm nhào lại đánh tôi, tôi đứng dậy đánh lại một cái. Tụi đứng chung quanh tản ra. Mới đầu có thế thôi, chúng hăm dọa một chút. Nhưng do tôi đánh trả lại nên chúng mới nói chuyện phải chăng: Trong này cũng như ngoài đời, ai vào đây phải qua tôi, các anh là chính trị phạm nên không biết. Thôi về đi, cứ nằm ở đó. Làm cái gì sau này phải xin phép. Tên Sáu Khải là tên trọng án, Pháp nhốt chung để trị bọn tội phạm. Qua đó, tôi mới biết đây không phải là nhóm chính trị mà là bọn mặc rô (ma cô), Bình Xuyên. Tên Bảy Rô là Bình Xuyên cũng bị giam ở đây. Tên Sáu Khải và một tên nữa (tôi không nhớ tên) là sếp bọn này. Biết như thế, tôi bắt đầu vận động, nói chuyện, tìm hiểu người nào không xấu để giác ngộ dần một số người Bình Xuyên và một số ăn cắp dây đồng. Bảy Rô là một trong số được tôi giác ngộ. Tên Mười Một cũng được giác ngộ, nhưng sau ra kháng chiến nó phản thùng. Tên Thắm bị tôi đánh nên căm lắm, nó mài một cây sắt định đâm tôi, nhưng nhờ giác ngộ một số anh em như Bảy Rô, nên họ chia nhau canh gác ngày đêm đề phòng hắn đâm tôi. Bảy Rô sau ra kháng chiến giữ vững tinh thần từ đầu đến cuối. Còn Mười Một thì hỏng. Các tay khác tôi không gặp lại.

    Ngày 22/8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim thả tù chính trị nên tôi được tự do. Ngày 25/8/1945, chúng tôi tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

    Khi ra tù, tôi bắt liên lạc ngay với Xứ ủy và được phân công về Kỳ bộ Việt Minh do anh Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách. Khi ấy tình hình nội bộ ở Sài Gòn cũng phức tạp. Nhóm Tiền phong do anh Giàu, anh Giáp, anh Khiêm... phụ trách. Nhóm Giải phóng do anh Dân Tôn Tử, anh Khương, chị Thập... phụ trách, không muốn đứng cùng đội hình với nhóm Tiền phong vì nghi kỵ lòng trung thành của các anh ấy và khác nhau về chủ trương.

    Khi tôi bị bắt, anh Lê Hữu Kiều thay tôi phụ trách tờ Giải phóng. Nhóm Giải phóng liên lạc với Trung ương, nên nói chung hoạt động nắm vững đường lối của Đảng hơn. Nhưng khi chúng tôi bị bắt thì đứt liên lạc với Trung ương và mãi đến năm 1945 Trung ương mới liên lạc được với Nam Bộ nhưng với nhóm Tiền phong.

    Ngày 23/9/1945, Pháp đánh ta. Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ bùng nổ. Tôi bắt đầu là người lính cách mạng từ đấy. Và trận đầu là gậy tầm vông đánh giữ mặt trận Cầu Bông trong nội đô.

    Sau ngày 23/9/1945 ít lâu, mặt trận Sài Gòn vỡ. Cơ quan lãnh đạo ta dồn về Mỹ Tho. Tôi xin ở lại chiến đấu tại Sài Gòn. Lúc này, đáng lẽ sau khi giành được chính quyền ta phải giáo dục cách mạng, vũ trang quần chúng ngay, tổ chức lực lượng vũ trang trung kiên do Đảng lãnh đạo. Nhưng, khi ấy lại dựa vào 4 sư đoàn tự lập bao gồm lính phòng vệ đoàn của Nhật và lính của Pháp vừa chạy theo cách mạng, có bổ sung một số thanh niên do mật thám Nhật - Pháp chỉ huy như Nguyễn Hòa Hiệp, Lý Hoa Vinh..., không có một nhà cách mạng, một đảng viên cộng sản nào. Sau đó, bốn sư đoàn này không đánh giặc, mà lại chạy ra ngoại thành tước vũ khí của dân quân và cướp bóc nhân dân. Cùng lúc đó còn có lực lượng Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo càng làm cho tình hình thêm phức tạp.

    Do đó, tôi cùng các anh Hoàng Dư Khương, Lê Minh Định (trong Xứ ủy Giải phóng) bàn bạc với nhau ra họp Tỉnh ủy Gia Định (nhóm Giải phóng) để bàn việc phải thành lập quân đội, phải nắm lực lượng vũ trang mới bảo vệ được chính quyền cách mạng. Chúng tôi lập ra “Giải phóng quân liên quận Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa” (3 địa phương có cơ sở mạnh). Anh Tô Ký trong Tỉnh ủy Gia Định làm Chỉ huy trưởng, anh Hoàng Dư Khương trong Xứ ủy Giải phóng làm Chính trị viên. Tôi lo công tác Đảng và quần chúng. Sau một tháng, anh Khương đề nghị thay đổi nhiệm vụ giữa tôi và anh ấy, được tập thể đồng ý. Thế là tôi làm Chính trị viên.

    Tình hình miền Nam lúc đó rất khó khăn mặc dầu được sự tăng cường của các lực lượng Nam tiến và anh Nguyễn Bình được Trung ương cho vào chỉ huy Khu 7 (miền Đông), anh Đào Văn Trường chỉ huy Khu 8 (miền Trung), anh Vũ Đức (người dân tộc Tày cùng vào với anh Nguyễn Bình) chỉ huy Khu 9 (miền Tây).

    Theo quyết định của Trung ương, anh Trần Văn Giàu ra Bắc, hai Xứ ủy Tiền phong và Giải phóng hợp nhất, mời bác Tôn Đức Thắng làm Bí thư Xứ ủy, bác không nhận, giới thiệu anh Lê Duẩn.

    Trên đường ra Trung ương, tháng 3/1946, anh Lê Duẩn gặp tôi, bàn đưa một bộ phận lực lượng “Giải phóng quân liên quận” tăng cường cho Khu 8 và tôi phải chịu trách nhiệm củng cố, chấn chỉnh Khu 8.

    Tôi cùng anh em Khu 8 lập ra Chi đội 14 (như trung đoàn sau này), tôi là Chi đội trưởng và bắt đầu xây dựng Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa.

    Sau khi anh Lê Duẩn ra Bắc, các anh Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Lê Văn Lương và một số anh nữa cũng ra. Các anh khác như Phạm Hùng, Hà Huy Giáp..., tản mát khắp nơi. Xứ ủy không còn. Anh Phạm Văn Bạch - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính cũng ra Trung ương, bộ máy lãnh đạo hầu như không còn. Ở các tỉnh thì vẫn có hai tỉnh ủy Tiền phong và Giải phóng. Giữa lúc đó, địch đánh bung ra. Ta mạnh đâu đánh đấy. Nhiều nơi tan rã. Xây dựng được Chiến khu 8 (Đồng Tháp Mười), thì anh Ung Văn Khiêm từ Khu 9 lên gặp tôi đề nghị tôi tổ chức cho anh ấy ra Trung ương báo cáo tình hình. Tôi giữ anh ấy lại không cho đi vì đã có quá nhiều người ra Trung ương báo cáo rồi. Tôi cùng anh Khiêm đứng ra thay mặt cho nhóm Giải phóng và Tiền phong triệu tập lập nên Xứ ủy Đảng lâm thời do anh Khiêm làm Bí thư và tiếp tục thống nhất, củng cố các tỉnh ủy. Sau đó Xứ ủy xây dựng lại Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ do anh Phạm Ngọc Thuần làm quyền Chủ tịch, anh Ung Văn Khiêm làm Ủy viên nội vụ, anh Nguyễn Bình là Ủy viên quân sự.

    Đây là việc làm quan trọng, củng cố được bộ máy lãnh đạo toàn Nam Bộ cả về Đảng và chính quyền, đem lại tin tưởng cho nhân dân trong tình thế gay go của những ngày đầu kháng chiến lúc bấy giờ. Chúng tôi cũng xây dựng được lực lượng vũ trang Khu 8 và bắt đầu hoạt động đồng đều và vững.

    Tháng 9/1946, Trung ương chỉ định tôi làm Khu trưởng Khu 8, anh Nguyễn Văn Vịnh làm Chính trị viên, anh Trương Văn Giàu làm Khu phó. Tháng 11/1946, chúng tôi họp hội nghị toàn khu lần đầu tiên để củng cố tổ chức bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ. Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính đóng trên địa bàn Khu 8 tại Đồng Tháp Mười cũng tạo thêm điều kiện cho khu có nền nếp hoạt động vững vàng.

    Cũng đúng tháng 11/1946, anh Vũ Đức - Chỉ huy Khu 9 ra Bắc bị phục kích, hy sinh, Trung ương chỉ định anh Huỳnh Phan Hộ làm Khu trưởng Khu 9, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính trị bộ.

    Năm 1947, anh Lê Duẩn vào gặp chúng tôi ở Đồng Tháp Mười. Tình hình kháng chiến Nam Bộ đang lên mạnh, Xứ ủy chính thức được bầu trong một cuộc hội nghị tại Đồng Tháp Mười do anh làm Bí thư.

    Cuối năm 1947, đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Nam Bộ được thành lập, đó là Tiểu đoàn 307 thuộc Khu 8. Sau đó các khu cũng thành lập những tiểu đoàn chủ lực.

    Giữa năm 1948, Trung ương yêu cầu đoàn đại biểu quân - dân - chính Nam Bộ ra báo cáo. Tôi ra Việt Bắc và đây là lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ - đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà khi còn hoạt động bí mật trước năm 1945, tôi đã từng biết qua tài liệu và tiếng tăm.

    Có những đơn vị chủ lực lại có sự củng cố, phát triển các lực lượng địa phương và dân quân du kích nên có được những trận đánh thắng lợi có tiếng vang như trận Cổ Cò, trận Giồng Dứa trên quốc lộ 4, trận đánh chìm tàu trên kênh Sở Thượng của Khu 8; trận Tầm Vu, trận Mương Điều của Khu 9; trận La Ngà, Trảng Táo của Khu 7. Các chiến dịch Trà Vinh, Cầu Kè, Lê Hồng Phong đã nâng tầm chỉ đạo tác chiến, sáng tạo chiến thuật đánh địch chứng tỏ một bước trưởng thành của lãnh đạo cùng quân và dân Nam Bộ. Tôi được phân công làm Phó Tư lệnh Nam Bộ, anh Nguyễn Bình là Tư lệnh.

    Năm 1949, chuẩn bị “Tổng phản công”, tôi được điều về làm Tư lệnh kiêm Chính ủy khu Sài Gòn - Gia Định. Năm 1950, Trung đoàn 306 của khu bắn pháo vào tàu Mỹ ở Sài Gòn, kết hợp cùng với phong trào sinh viên học sinh biểu tình chống Mỹ rầm rộ đuổi tàu Mỹ chạy khỏi Sài Gòn.

    Năm 1951, anh Nguyễn Bình ra Bắc, trên đường đi trên đất Campuchia gặp lính tuần tiễu Campuchia, anh hy sinh.

    Và lúc đó, Nam Bộ cũng được chia thành 2 phân liên khu: miền Đông gồm các tỉnh tả ngạn, miền Tây gồm các tỉnh hữu ngạn sông Tiền Giang.

    Miền Đông, tôi làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính ủy, anh Nguyễn Văn Vịnh làm Phó Tư lệnh.

    Miền Tây, anh Lê Hiến Mai làm Tư lệnh, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính ủy. Anh Lê Đức Thọ phụ trách miền Tây.

    Năm 1952, miền Đông bị lụt lớn, mất mùa nghiêm trọng. Miền Tây huy động gạo cứu giúp cũng đỡ cho một phần. Nhưng vẫn đói ghê gớm. Lợi dụng tình thế đó, địch bắn phá, càn quét dữ dội.

    Có thể nói, thời kỳ cuối năm 1946 và năm 1947-1948, phong trào kháng chiến Nam Bộ lên mạnh và đặc biệt là thời kỳ 1953-1954 ta thắng lớn thì Nam Bộ cũng có hai thời kỳ khó khăn nhất. Đó là năm 1945 và đầu năm 1946 và thời kỳ 1952-1953.

    Năm 1952, anh Lê Duẩn ra Bắc. Rút kinh nghiệm sự hy sinh của anh Vũ Đức, anh Nguyễn Bình, anh Lê Đức Anh lúc đó là Tham mưu trưởng Khu 7 đi theo tổ chức đưa anh ra thật an toàn. Anh Lê Duẩn ở lại Trung ương tới năm 1954 sau Hiệp định Giơnevơ mới lại vào. Đáng tiếc hai thời kỳ khó khăn nhất của Nam Bộ, năm 1945-1946 và năm 1952-1953 không có sự chỉ đạo trực tiếp của anh.

    Sau Hiệp định Giơnevơ, tháng 9/1954 tôi chỉ huy lực lượng tập kết ra Bắc và làm Tổng Tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Năm 1956-1958, tôi đi học ở Liên Xô cùng 5 anh khác là Nam Long, Vũ Yên, Vũ Lăng, Đỗ Đức Kiên và Nguyễn Văn Minh. Đây là đoàn cán bộ Việt Nam đầu tiên học ở Học viện cao cấp Liên Xô. Nhưng rồi tôi bị bệnh phải về. Năm 1960-1961 lại sang học cùng với một số anh khác.

    Từ năm 1959, sau khi có Nghị quyết Trung ương 15, tôi đã xin đi vào Nam, nhưng bệnh chưa lành, không được đi. Sau ngày có Nghị quyết Trung ương 15, việc tổ chức lực lượng cán bộ tập kết ra Bắc trở vào Nam là một yêu cầu chính đáng. Tôi và anh Vịnh đề đạt với Tổng Bí thư và được chấp thuận. Việc phải có đường là việc cấp bách. Tôi được Trung ương và Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức đường này. Trước nhất là vào đến Khu 5. Tôi mời anh Võ Bẩm, giao cho anh ấy đi thực hiện cụ thể kế hoạch. Tôi và anh Vịnh gặp anh Lê Duẩn, đề nghị cán bộ tập kết vô Nam. Anh Lê Duẩn chưa đồng ý ngay, nói: “Bộ Chính trị chưa bàn!”. Chúng tôi xin cho 100 anh em đã học lục quân vô trước. Anh suy nghĩ rất lâu. Chúng tôi nài xin 50 cũng được. Anh cũng cho là nhiều quá. Nếu chỉ 25 thôi thì anh có thể quyết định rồi sẽ báo cáo lại với Bác và Bộ Chính trị. Chúng tôi mừng quá, miễn được bước đầu đột phá thành công đã. Anh dặn phải tuyệt đối bí mật. Tôi đã chọn 25 người. Bắt đầu huấn luyện về quân sự, mọi kỹ năng chiến đấu. Trong lúc đó tôi lại tổ chức một đoàn đi xoi đường vào Nam Bộ và điện cho Trung ương Cục cử người đi ngược ra đón. Tháng 12/1960, đoàn vào tới nơi vừa kịp dự lễ thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là đoàn đầu tiên đi đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam. Từ đường mòn đi bộ, mang gùi trên lưng sau thành đường xe thồ. Đến năm tôi vào Nam chiến đấu với cương vị Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam thì tôi bàn giao lại việc tổ chức chỉ đạo con đường 559 cho Bộ Tổng Tham mưu phụ trách và phát triển.

    Nói đến đường mòn Hồ Chí Minh trên Trường Sơn thì cũng phải ghi nhớ tới đường Hồ Chí Minh trên biển. Cùng thời làm Đường 559, tôi cũng giao cho anh Võ Bẩm tổ chức vận tải đường biển cho Khu 5 lấy tên Đường 759 (vào tháng 7/1959), nhưng thất bại, phải tạm ngừng. Đến năm 1960-1961, Trung ương Cục miền Nam cho các tỉnh ven biển Nam Bộ phái các thuyền nhỏ ra Bắc xin vũ khí. Có chiếc tới nơi, có chiếc bị nạn hay bị bắt. Do đó, Trung ương lại giao cho Quân ủy Trung ương nghiên cứu tổ chức đường biển. Tôi được giao nhiệm vụ này. Khi đã nghiên cứu xong phương án khả thi, trình với Quân ủy Trung ương, anh Võ Nguyên Giáp hỏi: Có đảm bảo 50%? Tôi xin đảm bảo được. Quân ủy đồng ý. Chuyến đầu đi tàu gỗ khởi hành năm 1962, chở 28 tấn vũ khí, cập bến Rạch Gốc, thuộc Cà Mau thành công. 5, 6 chuyến sau cũng bằng tàu gỗ như vậy đều an toàn. Sau đó, ta chủ trương đóng tàu lớn (trọng tải 100 tấn) trong thời gian ngắn (6 tháng) để chở được nhiều vũ khí hơn. Vừa thuyết phục, vừa lệnh, vừa cùng chịu trách nhiệm, có anh Đảnh đảm bảo về kỹ thuật, nên các kỹ sư đã đồng ý và tích cực thực hiện. Chiếc thứ nhất đóng xong, đúng 6 tháng mà đáng lý ra phải hơn 2 năm. Đây là một kỳ công. Chạy thử chuyến đầu được Bác Hồ tới thăm và khen ngợi. Điều này chứng tỏ tầm nhìn của Bác, không chỉ quan tâm những việc lớn mà cả những việc cụ thể có tầm quan trọng và ảnh hưởng lâu dài. Bởi vì, với đường biển đó, từ năm 1962 đã mang được những thứ vũ khí mà phải năm 1970, Đường 559 mới thực hiện được. Sau anh Nguyễn Văn Đảnh được phong Anh hùng Lao động và Bông Văn Dĩa - người thuyền trưởng chiếc tàu gỗ đầu tiên được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng năm 1963, tôi bàn giao đường này cho Bộ Tổng Tham mưu phụ trách và về sau Bộ Tổng Tham mưu lại giao cho Bộ Tư lệnh Hải quân, đổi thành Đoàn 125. Thời gian tôi phụ trách con đường này, may thay đã đi được nhiều chuyến và đạt tỷ lệ an toàn, thắng lợi 100%. Thế là trong Nam đã có khung cán bộ quân sự được đào tạo cơ bản, chính quy, có vũ khí nặng để xây dựng đơn vị chủ lực.

    Năm 1963, tôi được vào trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cùng đồng bào Nam Bộ. Tôi thay anh Quang lập Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi xin Trung ương Cục tuyển thanh niên chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và chuyển vũ khí từ miền Tây về Sông Bé và Bắc Tây Ninh nơi căn cứ rừng núi có Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền đóng để xây dựng lực lượng chủ lực. Anh Nguyễn Văn Linh - Bí thư Trung ương Cục lúc ấy nhất trí. Nhưng cuộc đấu tranh về quan điểm quân sự này phải tới năm 1967 mới được anh em chấp nhận hoàn toàn, mặc dầu từ năm 1963 đã có trận Ấp Bắc chiến thắng vang dội như vậy theo cách đánh của chủ lực kết hợp quân sự, chính trị, binh vận; năm 1965, ta có chiến dịch Bình Giã kết hợp chính quy và du kích.

    Nhờ có chủ lực, tháng 01/1965, mới có chiến dịch Bình Giã, tiêu diệt 3 tiểu đoàn địch, 3 tiểu đoàn khác bị đánh thiệt hại nặng, 4 - 5 tiểu đoàn nữa bị tan tác. Chiến dịch này có tính quyết định kết thúc chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Tháng 12/1964, đã có trận đánh sân bay Biên Hòa của pháo binh và đặc công quân giải phóng làm Mỹ kinh hoàng.

    Mỹ vào, bắt đầu thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Những trận đầu đánh Mỹ: Ở Quảng Nam có trận Núi Thành, Quảng Ngãi có trận Vạn Tường, trong này có chiến dịch Bàu Bàng - Dầu Tiếng. Rồi năm 1967, chiến đấu ngày một quyết liệt và quân Mỹ từ 20 vạn năm 1965, năm 1966 tăng lên 40 vạn, sau lên nửa triệu quân Mỹ, rồi quân đội các nước chư hầu và ngụy tổng cộng lên tới một triệu. Rồi B-52 với bom rải thảm, chất độc hóa học tràn lan.

    Sau thất bại trong Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “hòng giành thắng lợi cuối cùng” nhưng vẫn thất bại nên phải rút quân năm 1973. Xuân năm 1975 ta đại thắng. Điều này sử sách đã nói nhiều, tuy nhiên tôi cũng muốn nói thêm một chút về Tết Mậu Thân năm 1968. Thật ra, trận đánh lớn như thế này mà chiến trường chỉ được biết trước có ba tháng. Ban đầu, anh Lê Đức Anh vào truyền đạt nghị quyết của Bộ Chính trị. Sau đó, anh Hoàng Văn Thái và anh Phạm Hùng. Nhưng cũng may là từ năm 1964-1965, chúng tôi đã có một bước chuẩn bị “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” theo Nghị quyết Trung ương 9 năm 1963 nhằm vào toàn bộ đô thị, nhất là ở Sài Gòn nên đã có tổ chức một bộ phận lực lượng bố trí sẵn ở vùng ven và nội thành Sài Gòn bám các mục tiêu quan trọng. Trước khi đánh, tôi phải ra Hà Nội để báo cáo xin duyệt kế hoạch, chỉ có anh Duẩn - Tổng Bí thư, anh Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nghe và giữ tuyệt đối bí mật. Rồi cấp tốc về ngay triển khai trận đánh. Cách đánh Tết Mậu Thân rất độc đáo, giành thắng lợi lớn lao tạo ra bước ngoặt chiến lược lớn nhất của chiến tranh, buộc Mỹ phải về nước để ta đánh cho ngụy nhào.

    Trong Mậu Thân, cả bên ta và bên địch đều thiệt hại nặng, nặng nhất so với bất kỳ thời chiến tranh nào. Thắng càng lớn thì trả giá càng cao, đó là tất nhiên. Nhưng ta bổ sung và củng cố được đòi hỏi cả năm, còn Mỹ - ngụy chỉ 2 tháng. Vì vậy mà Mỹ lợi dụng thời cơ phản kích ác liệt bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Ta gặp muôn vàn khó khăn trong năm 1969-1970. Tuy vậy, năm 1970 ta đã giúp nhân dân Campuchia giải phóng gần hết bảy tỉnh đông sông Mê Kông và một phần lớn các tỉnh Kompong Thom, Siêm Riệp bên tây sông. Qua năm 1971 trở đi ta lại chủ động tấn công, đã thắng lớn năm 1972, đi tới Hiệp nghị Paris. Nhưng Mỹ - ngụy không thi hành Hiệp nghị quốc tế này mà tưởng có thể thắng ta. Vì vậy mà có chiến thắng có tính chất chiến lược Phước Long, đòn thử sức và thử ý chí cả Mỹ và ngụy. Từ Phước Long đến Sài Gòn, việc phải đến đã đến. Chiến dịch Phước Long giúp đánh giá chính xác tình hình ta - địch, nhất là Mỹ để đi đến quyết định lịch sử: Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và kết thúc chiến tranh với Chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Tôi lại trở về Sài Gòn, nơi tôi đã từ đó ra đi kháng chiến năm 1945 và cũng là nơi tôi làm Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất năm 1973. Nhưng lần này, ngày 30/4/1975, tôi cùng đoàn quân về Sài Gòn. Sài Gòn thực sự đã là Thành phố Hồ Chí Minh, tôi làm Chủ tịch Ủy ban quân quản ngay tại Dinh Độc Lập - Hội trường Thống Nhất ngày nay...



Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:24:18 am »






Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:34:03 am »

NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP


       Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã diễn ra ở Nam Bộ từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954, sẽ là thiếu sót nếu trước đó không nhắc lại diễn biến của Cách mạng Tháng Tám dù chỉ rất vắn tắt. Giành được chính quyền và 29 ngày sống trong độc lập, tự do sau đó cho đến lúc quân Pháp nổ súng gây hấn là khoảng thời gian quá ngắn ngủi nhưng vô cùng quý báu để giúp nhân dân Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn tự khẳng định lại mình, hun đúc cho mình ý thức tự tôn dân tộc mãnh liệt. Hai mươi chín ngày quả không đủ để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như súng đạn, lương thực, binh lực cho chiến tranh, nhưng trong thời gian ngắn đó, quân dân Nam Bộ đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần đặng bước vào cuộc chiến đấu mà lúc đầu thế và lực ta so với địch như “châu chấu đá xe”, “trứng chọi với đá”. Yếu tố tinh thần này chính là thành quả do Cách mạng Tháng Tám đem tới.


                     

CHƯƠNG I
Cách mạng Tháng Tám và tinh thần dân tộc quật khởi



    Nhắc lại diễn tiến cuộc Cách mạng Tháng Tám cũng không thể không nói sơ qua bối cảnh Nam Bộ lúc đó, một bối cảnh hết sức đặc biệt so với cả nước, trong đó khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Nhưng Nam Bộ đều vượt lên trên mọi trở ngại để đưa cách mạng đến thành công cùng một lúc với cả nước.

    Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11/1940, một cuộc diễn tập dữ dội dù thất bại vì chưa hội đủ điều kiện khách quan và chủ quan. Thực dân Pháp có phátxít Nhật phụ họa ra sức khủng bố, dìm phong trào cách mạng trong biển máu. Không chỉ các chiến sĩ nghĩa quân mà hàng ngàn đồng bào cùng bị lùng bắt, tra tấn. Nhiều người bị giết hại một cách thảm thương. Có thể kể: Vụ tên cò Tây ở Bà Điểm (Gia Định) cho chó bẹc giê xồ vào cắn xé người đến chết; vụ tên đốc phủ Nguyễn Văn Tâm cột xâu hàng mấy chục người rồi thả xuống sông Tiền Giang; máy bay Nhật thả bom trong buổi chợ Vĩnh Kim (Mỹ Tho) đang đông, trên 100 người mà đa số là đàn bà bị thiệt mạng và bị thương.

    Tổn thất nặng nề là từ đó đến cuối năm 1941 hầu hết các cấp ủy Đảng Cộng sản đều tan vỡ và sa lưới kẻ thù, lớp bị tù đày, lớp bị bắn chết. Đường dây liên lạc với Trung ương bị cắt đứt, đó là khó khăn rất lớn.

    Tuy nhiên, địch không thể “làm cỏ” hết những người cộng sản cũng như không thể dập tắt lòng yêu nước thương nòi của người dân Việt. Đảng viên nào còn lọt lưới địch vẫn tiếp tục bám sát đồng bào để hoạt động, dù phải ăn bờ ở bụi hoặc chuyển vùng hoạt động. Vì vậy một số cơ sở dần dần được khôi phục trước tiên ở vùng Hậu Giang, Rạch Giá.

    Lúc này lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ nước ngoài về chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo trực tiếp cách mạng. Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám tại Pác Bó từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941. Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: Hãy kịp đứng lên tổ chức hội cứu quốc chống Pháp, chống Nhật... và phải đoàn kết lại đánh đổ Pháp, Nhật và tay sai của chúng để cứu dân ta khỏi vòng nước sôi lửa bỏng.

    Đầu năm 1942, một cán bộ của Trung ương phái vào đã tìm được Liên tỉnh ủy Hậu Giang và giao một số tài liệu quan trọng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Điều lệ Việt Minh, Điều lệ các đoàn thể cứu quốc và bức thư của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

    Rồi Hậu Giang liên lạc được với Sài Gòn - Gia Định, bàn bạc với nhau hoạt động theo đường lối chung, thành lập Ban Cán sự lâm thời Đảng bộ Nam Bộ (chưa có điều kiện thành lập Xứ ủy), thành lập Việt Minh Nam Bộ với cơ quan tuyên truyền là tờ báo Giải phóng. Phong trào phát triển từ thấp lên cao.

    Các cấp ủy đảng của các tỉnh miền Đông, miền Tây, sau khi xây dựng lại với Ban Cán sự lâm thời Nam Bộ, vừa củng cố tổ chức đảng vừa chú trọng xây dựng các hội cứu quốc. Tuy nhiên, phong trào cũng chỉ giới hạn trong nông dân và lao động ở nông thôn là chính chứ chưa phát huy ảnh hưởng được đến các tầng lớp khác, chưa đi sâu được vào thành thị. Công tác vận động vẫn theo phương pháp bí mật.

    Đáng tiếc là ở thời điểm cuối năm 1943 đầu năm 1944, trong nội bộ Đảng bộ Nam Bộ nảy sinh một vấn đề phức tạp có ảnh hưởng không thuận lợi đến tiến trình lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám trong xứ và sau Cách mạng Tháng Tám hậu quả của nó phải khắc phục trong thời gian dài.

    Một số đảng viên phần lớn trước đây hoạt động công khai trong phong trào Mặt trận dân chủ họp lại thành lập một tổ chức đảng riêng biệt, có hệ thống từ xứ đến các tỉnh, cơ quan tuyên truyền và tập hợp đảng viên là tờ báo Tiền phong. Theo phương pháp hoạt động công khai, hệ thống Đảng Tiền phong phát triển nhanh chóng trong tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và tầng lớp trên ở Sài Gòn cũng như các thành phố, thị xã, thị trấn.

    Hai hệ thống tổ chức đảng khác nhau đã đành mà đường lối chính trị cũng có chỗ khác nhau. Đâu đó chẳng những làm cho lực lượng cách mạng bị phân tán mà sức mạnh lãnh đạo cũng không tập trung được.

    Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dân ta chỉ được phátxít Nhật cho hưởng cái “độc lập bánh vẽ”. Hơn cả Pháp trước đây, chúng càng thẳng tay bóc lột, vơ vét của cải, chiếm đất, đuổi nhà, bắt lính, mở nhiều công trường quân sự, xưởng đóng tàu, sân bay phục vụ cho chiến tranh.

    Trước tình hình mới, ngày 25/3/1945, Ban Cán sự lâm thời Đảng bộ Nam Bộ họp tại Xoài Hột (Mỹ Tho) nhận thấy cần chuyển thành Xứ ủy lâm thời Nam Bộ và cần gấp rút hợp nhất hai Xứ ủy.

    Tháng 4/1945, hai Xứ ủy Giải phóng và Tiền phong gặp gỡ hai lần tại Bà Điểm (Gia Định) và Trung Lương (Mỹ Tho), nhất trí với nhau đi đến thành lập Ban thống nhất hành động từ xứ đến tỉnh. Còn những vấn đề khác chưa giải quyết được như Mặt trận Việt Minh, đường lối quân sự, khẩu hiệu tuyên truyền tạm thời gác lại.

    Cũng thời gian này, để tập hợp quần chúng, Xứ ủy Tiền phong chủ trương thành lập Đoàn Thanh niên Tiền phong hoạt động hợp pháp và công khai. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - một đảng viên mới, có uy tín trong nhân dân đứng ra xin phép tên Minoda cho lập đoàn thể này. Tên Thống đốc đồng ý vì thâm tâm muốn lợi dụng tổ chức Thanh niên Tiền phong làm công cụ phục vụ chúng.

    Ngày 15/5/1945, Hội nghị thành lập Đoàn Thanh niên Tiền phong tổ chức tại chùa Phú Lạc, Chợ Lớn, có đại biểu nhiều tỉnh về dự. Hiệu cờ là nền vàng sao đỏ, khác với hiệu cờ Việt Minh là nền đỏ sao vàng. Từ đây Thanh niên Tiền phong trở thành một đoàn thể hợp pháp và công khai thu hút nhiều tầng lớp tham gia, bên cạnh đại đa số là công chức, trí thức, học sinh sinh viên còn có cả các cụ già. Nhờ có một số đồng chí cộng sản có tên tuổi đứng ra làm thủ lĩnh và hoạt động sôi nổi theo chương trình tập luyện quân sự, giữ gìn trật tự, học tập văn hóa, tuyên truyền văn nghệ..., nên Thanh niên Tiền phong phát triển rất nhanh, rất mạnh, riêng thành phố Sài Gòn đã có hàng trăm ngàn đoàn viên 1.

    Mặt khác, từ tháng 5/1945, phong trào Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Giải phóng cũng trở thành một cao trào hầu như công khai và nửa công khai, thu hút đông đảo đồng bào tham gia, đến lúc này không còn giới hạn trong nông thôn mà tỏa ảnh hưởng về cả thành thị. Mười tỉnh thành lập được tỉnh ủy lâm thời và sáu tỉnh có ban cán sự tỉnh.

    Nói như vậy để thấy tinh thần cách mạng của nhân dân và những cố gắng của hai xứ ủy lâm thời Nam Bộ dù thuộc hệ thống Giải phóng hay Tiền phong. Mặt khác, cũng để thấy sự khó khăn, phức tạp của tình hình lúc đó, một tình hình rất đặc biệt so với tất cả mọi nơi khác trên toàn quốc. Việc hợp nhất giữa hai xứ ủy Giải phóng và Tiền phong không tiến triển thêm được mà có lúc mâu thuẫn gay gắt. Vì các xứ ủy, tỉnh ủy thuộc hai hệ thống đảng khác nhau tất có lúc nhận định một vấn đề khác nhau, đề ra chủ trương, hành động cũng khác nhau 2.

    Một số tổ chức, đảng phái có tính chất cơ hội cũng nhân việc Nhật hất cẳng Pháp đua nhau xuất hiện, làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Trước đây chúng được Nhật dung dưỡng hoạt động lén lút, nay ra mặt công khai: Quốc gia độc lập đảng của Hồ Văn Ngà, Việt Nam phục quốc đồng minh hội của Trần Văn Ân, Thanh niên ái quốc đoàn của Đinh Khắc Thiệt, Thanh niên Việt - Nhật phòng vệ đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp, Võ sĩ đoàn của Vũ Trâm Anh, Nghĩa đạo thực hành của Trần Quang Vinh và Lương Văn Tương... Nếu một số cầm đầu cấu kết với nhau lải nhải tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại Đông Á và tô son trét phấn cho nền độc lập giả hiệu vừa được Nhật cho không, thì những tên khác như Trần Quang Vinh, Lương Văn Tương lại chủ trương rước Kỳ Ngoại hầu Cường Để từ Nhật Bản về nước làm vua.

    Nguy hiểm hơn, còn có cả bọn tờrốtkít đứng đầu là Tạ Thu Thâu chui vào các tổ chức chính trị và giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo hoạt động, mưu toan đứng ra lập một chính phủ thân Nhật và chống Việt Minh. Tên tờrốtkít Huỳnh Văn Phương được Nhật trao chức Trưởng công an Sài Gòn - Chợ Lớn đã cấu kết với bọn Trần Quang Vinh, Lương Văn Tương, Nguyễn Hòa Hiệp, Đinh Khắc Thiệt... làm chỗ dựa cho quân Nhật đàn áp nhân dân.

    Phân tích tình thế chung trên thế giới và ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản kêu gọi toàn Đảng, toàn dân sửa soạn hành động:

         Gươm đây, gươm đây
         Thời cơ đang đến
         Tiến lên! Tiến lên! Theo cờ Việt Minh!
3.

    Nhưng rõ ràng, Nam Bộ là khâu yếu nhất. Mà nếu Nam Bộ không hợp đồng ăn khớp với Bắc Bộ, Trung Bộ, cách mạng cả nước nhất định gặp khó khăn lớn. Hơn nữa, còn có thêm bài học lịch sử: Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, dù 18 tỉnh hành động nhưng Sài Gòn bị bó tay, khởi nghĩa cũng thất bại.

    Lại còn nói thêm là Nam Bộ ở quá xa sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Hội nghị Tân Trào tháng 8/1945 chỉ có hai đại biểu của Xứ ủy Tiền phong là Hà Huy Giáp và Ung Văn Khiêm có mặt. Còn ba đại biểu của Xứ ủy Giải phóng là Lê Hữu Kiều, Lý Phú Xuân và Nguyễn Thị Thập đến Hà Nội thì ở đây đã khởi nghĩa thắng lợi. Nhưng nhìn lại và lấy mốc hồi Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945, lúc đó địch rất mạnh và hùng hổ còn ta đang yếu, đến tháng 7/1945, lực lượng so sánh đã nghiêng hẳn về ta, dù có những khó khăn phức tạp như đã nói ở trên, địch suy sụp hẳn. Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa khẩn trương, sôi nổi khác thường. Về điểm này, tôi sẽ có dịp nói kỹ ở phần sau.




------------------------------------------------------------------
1. Theo một bản hồi ký của đồng chí Hà Huy Giáp trong phong trào Thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn có cả công nhân tham gia làm nòng cốt, nếu không như vậy cũng không mạnh được.

2. Trung ương Đảng nắm được tình hình này nên kêu gọi: “Các đồng chí hãy đoàn kết lại, kịp thời gác bỏ thành kiến mà đi vào đường lối của Đảng, thủ tiêu khẩu hiệu của riêng mình mà theo khẩu hiệu của Đảng” (Báo Cờ giải phóng, số 15, ra ngày 17/7/1945).

3. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi kể lại như một kỷ niệm không thể quên, khi đi dự Hội nghị Tân Trào bàn việc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, anh đã hát bài Theo cờ Việt Minh do anh sáng tác với lời: “Gươm đâu, gươm đâu...”, tức thì Bác Hồ nói: Bây giờ phải sửa lại “Gươm đây, gươm đây...” thì mới theo kịp tình hình.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:43:04 am »

*
*      *


    Giữa tuổi 25 đầy sinh lực, tôi được chứng kiến và hơn vậy, được tham gia cuộc Cách mạng Tháng Tám tại Sài Gòn. Tôi coi đó là hạnh phúc trong cuộc đời mình.

    Vốn sanh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, tôi được giác ngộ và bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1936. Năm 1939, tôi bị địch bắt giam ở Huế 6 tháng rồi giải về quản thúc tại quê nhà 12 tháng. Năm 1941, kiếm được một giấy thông hành giả và xin được ba đồng, tôi quyết định trốn vô Đà Lạt là nơi đất rộng người thưa tận trên cao nguyên, địch ít dòm ngó. Ẩn ở đó thời gian ngắn, tôi vẫn bơ vơ một mình, nên lần xuống mạn An Lộc (Dầu Giây). Tại đây, tôi được một người bạn là Nhâm, đút tiền làm giúp một giấy thuế thân với tên Lê Văn Thắng, ngụ tại Chợ Lớn. Đáng lẽ tôi có thể đàng hoàng sống tại đây, nhưng khi làm giấy thấy địch bắt điểm chỉ quá kỹ nên hơi chờn, lại trở ra vùng Biên Hòa và xin vô làm xu (surveillant) cho đồn điền cao su Courteney.

    Kể hơi dài như vậy để thấy một người đảng viên mất liên lạc đi tìm Đảng kỳ khu biết bao nhiêu!

    Sáu tháng sau tôi vào Sài Gòn, may mắn lần này tôi gặp anh Lê Xuân Đình (tự Biền), người của hệ thống Đảng Giải phóng, lúc đó là cuối năm 1943.

    Tôi được tổ chức phân công phụ trách tờ Giải phóng, phát hành hằng tháng. Lúc đầu in bằng nếp, sau cải tiến in bằng litô rõ và đẹp hơn. Tòa soạn và xưởng in chỉ là căn hộ nhỏ trong hẻm sâu của một gia đình cơ sở tại Tân Định.

    Báo ra được 11 số thì tôi và Châu - em ruột tôi cùng đảm trách tờ báo bị địch bắt một cách bất ngờ. Đúng nửa khuya, một đêm năm 1944, bọn mật thám sục vào nhà gọi đích danh hai anh em tôi, còng tay và giải ra xe chở đi. Tôi và Châu bị tống giam ở bót Catinat rồi chuyển sang Khám Lớn. Trùm mật thám Blaizot và hai tên tay sai khét tiếng hung bạo Trần Cảnh và Trần Khánh trực tiếp tra khảo. Tại đây, lần đầu tiên tôi được gặp gỡ một số bạn tù đã nghe tên từ lâu như Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Công Trừng...

    Sáng 22/8/1945, tên lính gác mở rộng cửa Khám Lớn. Nó đọc tên 9 người tù chính trị (gồm: tôi, Bùi Quang Dự, Lê Xuân Định, Nguyễn Việt Châu, Nguyễn Như Ý, Tại, Hùng...), rồi vênh mặt tuyên bố là khâm sai Nguyễn Văn Sâm ra lệnh phóng thích.

    Về sau, người ta bình luận là trong khoảng một trăm tiếng đồng hồ chấp chính Nguyễn Văn Sâm chỉ làm được một việc độc nhất đáng ghi nhận là phóng thích tù chính trị.

    Nhưng chúng tôi không được tự do ngay mà bị áp tải về một chùa Cao Đài ở đường Jean Eudel ngó qua kho 2 Cảng Sài Gòn, mặc dù kể từ lúc này chúng không còn được phép đối xử với chúng tôi như những người tù nữa. Một vị chức sắc trong chùa đứng ra giãi bày: “Cao Đài vì mục đích nước nhà độc lập tự cường mà xả thân hy sinh. Các vị làm chính trị dù đảng phái nào cũng là những nhà ái quốc đáng khâm phục. Nhân hội này mong quý vị cùng chúng tôi chung sức mà gánh vác, nhiều tay vỗ nên kêu. Nhật Bổn cùng máu đỏ, da vàng với mình đã hứa trao cho mình độc lập...”. Hiểu được ý đồ bọn Nhật và tay sai muốn qua tôn giáo Cao Đài lôi kéo chúng tôi hợp tác với chúng, tất cả kiên quyết từ chối và ra đi. Tôi và Châu - hai anh em về Xóm Gà (Bà Chiểu) để từ đây tìm cách liên lạc với Tỉnh ủy Gia Định.

    Một lần nữa như hai năm trước, tôi lại vừa cất công vừa nghe ngóng tìm hiểu tình hình vừa lo móc nối với tổ chức. Nhưng khác trước là bây giờ tôi có thể làm những việc này một cách công khai, đàng hoàng. Điều đó cũng dễ hiểu, vì cả Sài Gòn, Chợ Lớn, cả Gia Định, đang sôi động dữ dội. Cũng có người ví von bằng hình ảnh: Cả Sài Gòn như một cánh đồng lúa chín đã đến ngày gặt hái.

    Hà Nội đã khởi nghĩa thành công từ ngày 19/8/1945, các tỉnh thành khác thuộc Bắc Kỳ, Trung Kỳ cũng đã lần lượt về tay nhân dân.

    Còn ở Nam Kỳ, theo các đồng chí cho biết, từ ngày tôi bị bắt đến nay phong trào đã lớn mạnh vượt bậc, phát triển toàn diện, đều khắp ở thành thị và nông thôn. Ở nhiều nơi chính quyền địch rệu rã hết hiệu lực hoặc ngả về với cách mạng. Nhân dân xây dựng các lực lượng chính trị và các đội vũ trang, bắt giam hội tề, đứng ra tự quản lý trị an trong làng xóm. Thanh niên Tiền phong ngày đêm rầm rập luyện tập quân sự, canh gác, trộm cướp nhiều nơi hầu như không còn nữa. Mầm mống chính quyền nhân dân hình thành dần và trên thực tế đang thay đổi dần. Chính quyền địch bị tê liệt, binh lính và ngụy quyền các cấp hoang mang nhiều trước ngọn triều cách mạng đang dâng lên cuồn cuộn. Ta có nhiều cơ sở binh vận trong Binh đoàn lưu động Chí Hòa (Brigade mobile de Chi Hoa), Binh đoàn lưu động Gia Định (Brigade mobile de Gia Dinh), Binh đoàn phụ thuộc sở sen đầm ở Chợ Lớn (Brigade auxiliaire de la gendarmerie à Cho Lon) và ở các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Biên Hòa, Thủ Dầu Một... Cũng do đó ta lấy được khá nhiều súng đạn trong các đồn bót do cơ sở tuồn ra. Vụ lớn nhất là đêm 17/8/1945, lấy được ở trại Chí Hòa 2.000 súng mútcơtông và 10 triệu viên đạn.

    Điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi.

    Giờ quyết liệt đã đến!

    Hai xứ ủy Tiền phong và Giải phóng đã thành lập “Ban liên hợp hành động” và tổ chức một hội nghị trong ba ngày 17, 18, 19 tháng 8 tại Chợ Đệm (tỉnh Chợ Lớn). Hội nghị phân tích kỹ tình hình địch, ta và quyết định lấy Sài Gòn - Chợ Lớn làm trọng điểm tiến công địch, khởi nghĩa giành chính quyền. Tuy nhiên, trước đó cần khởi nghĩa đầu tiên ở Tân An vào ngày 23/8/1945 để rút kinh nghiệm toàn Xứ và thăm dò thái độ quân Nhật, kịp thời đề ra kế hoạch đối phó.

    Vì vậy sau cuộc họp, đại biểu các tỉnh còn lưu lại để dự họp rút kinh nghiệm khởi nghĩa của Tân An, đồng thời tham gia cuộc míttinh ra mắt toàn thể đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn của Mặt trận Việt Minh ngày 20/8/1945.

    Cuộc míttinh đó đã diễn ra tại rạp Nguyễn Văn Hảo gần chợ Bến Thành (nay là rạp Công Nhân), đúng vào ngày giỗ đầu ông Nguyễn An Ninh.

    Anh Nguyễn Văn Nguyễn đăng đàn diễn thuyết và phổ biến chương trình Việt Minh trong sự hồ hởi, náo nức của hơn một ngàn thính giả. Rồi các anh Huỳnh Văn Tiểng, Huỳnh Tấn Phát, Đặng Ngọc Tốt thay mặt Trung ương Thanh niên Tiền phong long trọng xin gia nhập Mặt trận Việt Minh và kêu gọi đồng bào hãy sát cánh nhau giành độc lập dưới ngọn cờ Việt Minh nền đỏ sao vàng. Cùng với tiếng vỗ tay hưởng ứng, tiếng hát bài Lên đàng vang dội cả rạp.

    Hôm sau, hàng chục ngàn bản truyền đơn được tung ra, hàng ngàn ápphích được dán dọc phố phường. Từng nhà, từng người như sắm sẵn giáo mác, gậy tầm vông đợi xông lên.

    Ta tiếp tục theo dõi thái độ địch. Quân đội địch đã co về án binh bất động.

    Đảng Liên minh quốc gia trước đây được Nhật vũ trang để cướp chính quyền “phỗng tay trên” Việt Minh, nhưng nội bộ mâu thuẫn và không được quần chúng ủng hộ nên đang lơ láo, rã rời.

    Ở một số tỉnh vùng Hậu Giang, bọn đầu sỏ phản động trong tôn giáo Hòa Hảo cũng mưu toan này nọ nhưng thấy lực lượng cách mạng quá mạnh nên đành chùn lại. Trộm cướp, côn đồ cũng thôi quấy nhiễu, một số ngả theo nhân dân.

    Ngày 23/8/1945, đúng kế hoạch, tỉnh Tân An tiến hành khởi nghĩa và thành công mau lẹ vì binh lính địch được vận động trước đã buông súng không chống cự. Một số làng của tỉnh Chợ Lớn (chủ yếu thuộc Trung Huyện), giáp với tỉnh Tân An cũng nổi dậy giành chính quyền ngay trong hôm đó.

    Dưới Tân An là Mỹ Tho, từ ngày 21 đến ngày 24/8/1945, Ban thống nhất hành động của hai tỉnh ủy Tiền phong và Giải phóng đã lãnh đạo giành chính quyền thành công ở các quận: Châu Thành (21/8), Cai Lậy (23/8), Cái Bè, An Hóa (24/8). Tên chủ tỉnh người Pháp hoảng sợ đến nỗi phải tìm Việt Minh để xin được trao lại chính quyền.

    Gò Công, Sóc Trăng, Bạc Liêu cũng tổ chức tuần hành thị uy, họp míttinh ở thị xã và tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng trong ngày 23/8. Long Xuyên thì ngày 24/8.

    Vậy mà thật nực cười, ngày 23/8, bọn ngụy quyền Sài Gòn và các tỉnh vẫn làm lễ đón Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm ra mắt nhậm chức và mừng Xứ ủy Nam Kỳ được quân đội Phù Tang cho về với Chính phủ Nam triều! (phải chăng bọn bù nhìn này có đặt ít nhiều hy vọng ở Anh, Mỹ, Pháp và Tưởng, khi mà Nhật đã tuyên bố đầu hàng?).

    Nhưng dự cuộc lễ này chỉ có vẻn vẹn một số trong Nhật - Việt phòng vệ đoàn và một số tín đồ Cao Đài từ lục tỉnh lên1. Trong đám đông xô bồ đó tiếng “đả đảo” lấp tiếng “hoan hô”. Thậm chí có những tên Nhật - Việt phòng vệ đoàn đã giật xé phù hiệu trên cánh tay và ném trước mặt đám đông. Rõ ràng chúng đang diễn cái trò rối này trong hoàn cảnh cực kỳ bối rối!

    Ngày 24/8/1945, công nhân Sài Gòn họp Đại hội để thống nhất lực lượng và bầu Ban chấp hành, sẵn sàng cùng mọi tầng lớp nhân dân hành động trong ngày 25/8, mà khởi đầu là cuộc míttinh dự kiến sẽ huy động hơn một triệu người ở Sài Gòn và sáu tỉnh lân cận tham gia (dân số Sài Gòn lúc này non 500.000 người).

    Cả ngày hôm đó, Sài Gòn sôi sục.

    Tiếp đêm hôm đó, Sài Gòn cũng không ngủ, sục sôi hành động.

    Trong đêm, tỉnh Biên Hòa tổ chức một chuyến xe chở 600 đại biểu, tỉnh Mỹ Tho trưng dụng tất cả xe đò và cả tàu hỏa, tỉnh Thủ Dầu Một cũng trưng dụng cả đoàn xe đò để chở công nhân, Thanh niên Tiền phong và đồng bào về Sài Gòn hợp sức.

    Cùng đó, đêm 24/8, đêm trước của bình minh ngày mới, các tổ vũ trang thực hiện kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa đã đột nhập các mục tiêu cần chiếm giữ 2 và lùng bắt các “nhân vật” đã có tên trong danh sách...

    Rạng sáng ngày 25/8, thêm nhiều tổ tự vệ chiến đấu, công đoàn xung phong, Thanh niên Tiền phong bố trí sẵn ở các nơi xung yếu trong nội ô.

    Cờ đỏ sao vàng hôm qua mới được treo công khai ở một số nơi như hiệu ăn Long Thành, hiệu ăn của xưởng Ba Son, Phaxi, Ximắc..., thì sớm nay đã biến thành một rừng cờ. Biểu ngữ xuất hiện ở khắp nơi.

    Một lễ đài lớn do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vẽ kiểu và trực tiếp trông coi việc dàn dựng, ở sân sau nhà thờ Đức Bà trông ra đại lộ Norodom (nay là đại lộ Lê Duẩn). Người người như sóng cuộn từ các hướng đổ về đó, đoạn lộ từ Phủ Toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất) đến Sở Thú (nay là Thảo Cầm Viên) đông nghẹt. Đồng bào các giới rầm rộ biểu tình thị uy, hô vang các khẩu hiệu:

    - Đả đảo chính quyền Trần Trọng Kim!

    - Nguyễn Văn Sâm từ chức!

    - Chánh quyền về tay Việt Minh!

    - Việt Nam độc lập muôn năm!

    - Đảng Cộng sản muôn năm!

    Trước khi vào cuộc míttinh, khoảng chín giờ sáng, xin ghi nhanh một không khí hết sức đặc biệt hôm ấy: Xe ngựa, xe thổ mộ, xe kéo, xe điện chở khẳm người mà không lấy tiền. Tiệm ăn người Việt, người Hoa, người Ấn đều mời khách ăn không lấy tiền vì “độc lập rồi mà...”.

    Muốn chào nhau, người ta nắm tay đưa lên trán và cười rất tươi. Rất nhiều người khản tiếng, lạc giọng vì hô khẩu hiệu quá trời!

    Từ trên lễ đài, Ủy ban lâm thời hành chính Nam Bộ (ta thường gọi là Lâm ủy hành chính Nam Bộ) ra mắt quốc dân đồng bào với thành phần:

    - Trần Văn Giàu - Chủ tịch.

    - Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên ngoại giao.

    - Nguyễn Văn Tạo - Ủy viên nội vụ.

    - Huỳnh Văn Tiểng - Ủy viên.

    - Dương Bạch Mai - Ủy viên.

    - Nguyễn Văn Tây - Ủy viên.

    Và thông báo trụ sở Ủy ban đóng tại Dinh Thống đốc cũ (nay là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

    Chủ tịch Trần Văn Giàu đọc Lời tuyên bố:

    “Đồng bào, quốc dân,

    Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử của Nam Bộ Việt Nam. Giữa thanh thiên bạch nhựt, chúng tôi, Ủy ban lâm thời hành chính, nhơn danh toàn thể quốc dân Nam Bộ tuyên bố trước mặt hoàn cầu và trước mặt toàn thể quốc dân rằng:

    Chế độ Cộng hòa Dân chủ thành lập tại Nam Bộ Việt Nam.

    Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận Chính phủ Nam triều và cương quyết chống chế độ thực dân bất cứ từ đâu đến.

    Không một ngoại bang nào có thể viện một lý do nào mà bác bỏ được điều quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bão lâu nay:
    Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.

    ... Chúng ta chỉ mới giựt lại chính quyền, từ bước này đến khi thực hiện được một xã hội tốt đẹp trong đó nhơn dân đồng lao cộng lạc, tất cả còn phải kiên gan bền chí tranh đấu với hoàn cảnh khó khăn.

    Hỡi đồng bào,

    Trong phút lịch sử này, chủ quyền về tay ta, nền Dân chủ Cộng hòa Việt Nam còn nhờ sức làm việc và sự phấn đấu của ta mà trở nên kiên cố và rực rỡ
3.

    Nguyễn Văn Nguyễn - đại biểu Xứ bộ Nam Bộ Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng đọc lời tuyên bố:

    “Đồng bào! Đồng chí! Anh em chị em!

    Hơn mười lăm năm tranh đấu cho đời sống của dân chúng và cho sự độc lập quốc gia, hôm nay, Đảng Cộng sản Đông Dương mới công khai ra mặt. Mặt trận Việt Minh mà Đảng Cộng sản đã xướng xuất và đã cùng chiến đấu cùng hôm nay lật đổ chính quyền quân chủ để khai trương một kỷ nguyên tân dân chủ ở xứ này.

    ... Không say sưa khi đắc thắng, không nản chí lúc thất bại, trong tình cảnh nghiêm trọng hiện thời, Đảng Cộng sản kêu gọi hết thảy anh em, chị em, thợ thuyền, nông dân, thanh niên, binh lính và các giới đồng bào nỗ lực làm việc để kiến thiết nền dân chủ quốc gia, đem toàn lực ủng hộ Ủy ban lâm thời hành chính đặng thực hiện một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, và làm cho người Việt Nam được tự do, sung sướng.
    Việt Nam cộng hòa dân chủ muôn năm!
4.

    Từ quảng trường, rừng người lại cuồn cuộn kéo đến Phủ Khâm sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh), đòi Nguyễn Văn Sâm “thoái vị”. Thật ra, Sâm đã bị ta bắt nhốt lúc 21 giờ 30 phút đêm qua. Phủ Khâm sai cũng như các công sở khác đều bị các tổ vũ trang chiếm giữ mà không hề gặp sự kháng cự nào của địch.

    6 giờ chiều hôm ấy, hơn hai triệu người dự cuộc biểu tình khổng lồ mới lần lượt ra về.

    Cũng trong ngày 25/8, cuộc khởi nghĩa của một số tỉnh khác cũng nổ ra một cách thuận lợi. Riêng ở Gia Định và Biên Hòa có xảy ra xô xát nội bộ, đó cũng là điều đáng tiếc.

    Tiếp theo ngày 26/8 là Cần Thơ và Châu Đốc.

    Ngày 27/8, Rạch Giá.

    Ngày 28/8, Hà Tiên.




------------------------------------------------------------------
1. Lục tỉnh gồm cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Từ này chỉ dùng từ năm 1945 trở về trước.

2. Xã Tây (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), Bót cảnh sát trung ương (nay là trụ sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh), bưu điện, tòa tỉnh trưởng Gia Định.

3. Trích Nhật báo Sài Gòn, số 17016, ngày 27/8/1945.

4. Trích Nhật báo Sài Gòn, số 17016, ngày 27/8/1945.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 10:49:23 am »

*
*      *


    Như đã nói ở phần đầu, 29 ngày sống trong độc lập, tự do của Sài Gòn kể từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công quả là quá ngắn ngủi (đối với các tỉnh của Nam Bộ, thời gian này có dài hơn chút ít). Nhưng chính vì vậy nó rất quý. Mỗi việc làm được trong thời gian này đều rất quý.

    Lúc này tôi chính thức làm việc tại Xứ bộ Việt Minh do anh Nguyễn Văn Nguyễn làm Chủ nhiệm. Anh là một trí thức trẻ, năm đó chưa đến 30, viết báo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp đều rất nổi tiếng. Bút danh của anh là Ngũ Yến. Do tính chất công việc, hằng ngày chúng tôi phải nắm tình hình diễn biến ở các nơi một cách kịp thời để có kế hoạch đối phó.

    Ngày 02/9/1945, ngày Độc lập, từ Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân và toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sài Gòn và các tỉnh đều tổ chức míttinh trọng thể để lắng nghe tiếng nói của vị cha già dân tộc qua làn sóng điện. Đáng tiếc, phương tiện truyền tin của ta quá kém nên không nơi nào nghe được. Đại diện chính quyền hoặc Mặt trận Việt Minh phải đăng đàn ứng khẩu diễn thuyết, truyền thêm niềm tự hào và hạnh phúc được đổi đời đang tràn ngập tâm hồn mọi người dân nước Việt. Triệu người đồng lòng như một, sẵn lòng hy sinh tất cả vì Tổ quốc, quyết giữ trọn lời thề độc lập.

    Riêng tại Sài Gòn, máu đã đổ trong ngày lịch sử vẻ vang này.

    Một số tên Pháp mới được quân Nhật cho ra khỏi trại giam, đứng trên lầu hãng buôn Jean Comte, nhắm vào đoàn người đi diễu hành dưới lòng đường mà bắn xối xả 1, 47 đồng bào đã ngã xuống.

    Căm phẫn cao độ, vậy là cả bể người ào vào những nơi có súng nổ. Không một sức nào ngăn cản nổi, mặc dầu là súng từ trên lầu cao bắn xuống. Ta dồn bọn Pháp lại một góc và bắt trói chặt sau khi tước súng. Sau đó, trong khu vực chợ Bến Thành còn nhiều Tây và đầm bị bắt tiếp, cộng lại có hơn một trăm.

    Đến chiều tối, để tỏ thiện chí hòa bình, Lâm ủy hành chính Nam Bộ ra lệnh phóng thích tất cả bọn này.

    Vì sao quân Pháp, hiện tại thực lực không có gì cả lại giở trò khiêu khích như vậy? Rồi ta sẽ có dịp lý giải.

    Ta bắt tay xây dựng và củng cố chính quyền trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn lúc này.

    Về nội bộ, ta không chỉ chú trọng phát triển Đảng và Mặt trận Việt Minh mà còn phải giải quyết tiếp những vấn đề mâu thuẫn giữa hai xứ ủy. Hội nghị toàn kỳ tại thị xã Mỹ Tho ngày 15/01/1945 do đại diện Trung ương Đảng Hoàng Quốc Việt triệu tập đã thống nhất được nhiều vấn đề quan điểm, phương pháp vận động cách mạng theo đường lối của Trung ương, gạt bỏ những nghi ngờ hiềm khích lẫn nhau.

    Chạy đua với thời gian, ta làm được nhiều việc. Một việc lớn nữa đáng kể là việc các chiến sĩ cộng sản và người yêu nước từ nhà tù Côn Lôn về đất liền, một quyết tâm lớn của Xứ ủy ngay từ sau khi giành được chính quyền. Đồng chí Tưởng Dân Bảo và đồng chí Lý Văn Chương được giao nhiệm vụ này. Bảo tham gia cuộc bạo động Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930, bị địch bắt và đày ra Côn Lôn. Tại đây, Bảo được giác ngộ về chủ nghĩa cộng sản và kết nạp vào Chi bộ nhà tù. Với sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Sóc Trăng, hai đồng chí Bảo, Chương đã nhờ thợ lành nghề chữa được tàu Phú Quốc có sức chở 200 - 250 người và huy động 27 ghe vùng Long Phú, Mỹ Thanh, Gò Công lập thành một đoàn ra khơi ngày 16/9. Tuy gặp cơn bão lớn nhưng đoàn đã đến nơi an toàn.

    Đợt đầu trở về đất liền ưu tiên cho những cán bộ cao cấp của Đảng và các đồng chí lớn tuổi hoặc đang đau yếu.

    Tự tay đồng chí Tôn Đức Thắng, năm đó đã 57 tuổi, sửa chữa xong một chiếc xà lúp từ mấy ngày trước. Rồi chính tay ông “cặp rằn” ở hầm xay lúa này lại lái chiếc xà lúp về đất liền 2. Trên đó có các đồng chí Phạm Hùng, Phan Trọng Tuệ...

    Nội nhật ngày 25/9, tàu Phú Quốc, xà lúp và 25 chiếc ghe cập bến Đại Ngãi (Sóc Trăng). Còn 2 chiếc ghe lạc lên tận Vàm Láng (Gò Công).

    Theo báo cáo của Ban đón tiếp, tổng số các đồng chí từ Côn Lôn trở về là 2.300 người, trong đó có 1.825 tù chính trị.

    Lúc này chiến sự đã xảy ra ở Sài Gòn nên các đồng chí không kịp nghỉ ngơi, về thăm gia đình và quê hương, mà vội chia nhau đi các tỉnh Nam Bộ tham gia kháng chiến ngay.

    Không thể không nói thêm là do chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp, khi đặt chân trở lại đất liền có đến hàng trăm đồng chí kiệt sức đi không nổi, phải dìu hoặc cáng. Một số đồng chí sớm qua đời ngay tại Sóc Trăng như Võ Văn Triết, Nguyễn Văn Liên, Bùi Văn Cương...

    Thù trong và giặc ngoài đều đang rập rình ngay trước mặt, vì vậy xây dựng lực lượng vũ trang trở thành nhiệm vụ vô cùng cấp bách.

    Ở tất cả các địa phương, nơi nào cũng đều có những người hăng hái đứng ra thành lập các “bộ đội”. Bộ đội An Điền ở Thủ Đức, bộ đội An Lạc ở Trung Huyện, bộ đội ông Siêu, ông Tưởng ở Tân An, bộ đội ông Cống, ông Tá ở Bến Tre... Có hàng trăm bộ đội như vậy.

    Bên cạnh đó là Cộng hòa vệ binh của tỉnh, buổi đầu thường do các hạ sĩ quan như quản, đội trước đây chỉ huy.

    Ở Sài Gòn, phải kể đến lực lượng vũ trang của nhóm Bình Xuyên3 vừa được thống nhất dưới sự chỉ huy của Dương Văn Dương với số quân khoảng 2.000 người và 1.300 khẩu súng. Tuy trình độ giác ngộ của bộ đội Bình Xuyên không đồng đều, có tới một phần tư là dân giang hồ, ý thức kỷ luật kém, nhưng nói chung anh em đều là người lao động có tinh thần yêu nước (các nhóm Bình Xuyên đều có mặt trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vừa qua ở Sài Gòn).

    Các đội vũ trang của công nhân có trên 6.000 người, tuy không tổ chức thành đơn vị lớn nhưng sau này sẽ đóng vai trò nòng cốt cho các lực lượng chiến đấu trong nội thành.

    Xứ ủy và Lâm ủy hành chính Nam Bộ chủ trương giữ nguyên đội quân nhà nghề của đế quốc Pháp - Nhật, nay cho chuyển thành Cộng hòa vệ binh với nguyên vẹn quân hàm, trang bị vũ khí và biên chế thành bốn sư đoàn: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ sư đoàn. Vì trong các đơn vị này không thiết lập sự lãnh đạo của Đảng, số đông những người chỉ huy vốn mang bản chất phản động nên về sau chúng tan rã một cách chóng vánh. Đó là một kinh nghiệm lớn của ta về quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang.

    Ngoài ra còn một lực lượng cát cứ khác hình thành từ những năm bốn mươi, tồn tại đến nay, họ cũng tuyên bố là lực lượng yêu nước.

    Bây giờ ta nói cụ thể “thù trong giặc ngoài” là những ai?

    Đó là bọn Việt gian trong các tổ chức đảng phái phản động tờrốtkít, Quốc gia đảng, Đại Việt..., kể cả bọn phản động trong các tôn giáo..., sau một thời gian ngắn nằm im nay lại ngóc đầu dậy. Chúng câu kết với nhau trong một “Mặt trận quốc gia liên hiệp” để đối đầu với chính quyền cách mạng còn non trẻ của ta, phá vỡ Mặt trận Việt Minh - khối đoàn kết của dân tộc ta.

    Nổi lên trong những ngày này là hoạt động của bọn đầu sỏ phản động trong đạo Hòa Hảo tại miền Tây. Tôi muốn mở một dấu ngoặc để nói thêm về tình hình ở Cần Thơ - thủ phủ miền Tây. Trong thời điểm này, đúng là ở miền Tây có một lực lượng quan trọng là Hòa Hảo. Nhận thức được điều đó, trung tuần tháng 3/1945, hai đảng viên cộng sản là Ung Văn Khiêm và Nguyễn Văn Tây với danh nghĩa “cựu chính trị phạm” đã có cuộc gặp gỡ với Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ để bàn bạc việc liên minh cùng đấu tranh giành quyền độc lập. Nhưng chính sách đoàn kết dân tộc không phải bao giờ cũng được thực hiện dễ dàng. Ngày 26/8/1945, ngay sau khi Cần Thơ khởi nghĩa thắng lợi, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ nói thẳng với những người cách mạng: “Các ông phải giao đất miền Tây cho tôi!”. Ở Long Xuyên, Hòa Hảo cũng đòi đất kỳ cục như vậy.

    Tất nhiên ta không thể đáp ứng yêu cầu của họ. Ta nhắc lại và nhấn mạnh lời cam kết trước đây của hai bên liên minh nhau để giành độc lập dân tộc. Để thực hiện lời cam kết đó, phía ta chủ động mời “đạo” cử một số chức sắc có uy tín bổ sung vào bộ máy chính quyền các cấp. Đồng thời ngay sau đó ta phải bỏ nhiều công sức để giải quyết một số vụ lộn xộn mà điển hình là vụ quậy phá của Năm Lửa.

    Ngày 08/9/1945, Trần Văn Soái, tức Năm Lửa, huy động khoảng 30.000 nông dân tín đồ Hòa Hảo, mỗi người đều có trang bị vũ khí hùng hổ kéo vào thành phố Cần Thơ vừa đi vừa hò hét “giết Việt Minh!”, “giết Thanh niên Tiền phong!”.

    Chủ tịch lâm ủy hành chính Cần Thơ Trần Văn Khéo hết sức nhân nhượng, hạ lệnh cho các đơn vị cộng hòa vệ binh không được ngăn cản đoàn biểu tình, sợ xảy ra xô xát, mà phải rút từ từ về phía sau. Sau đó, ta mới viết một bản tuyên bố cuộc biểu tình này không xin phép trước là phạm pháp, yêu cầu phải giải tán ngay. Để cảnh cáo họ, cộng hòa vệ binh được phép bắn hai phát súng chỉ thiên. Không dè chỉ cần hai phát súng chỉ thiên đó đủ làm cho họ rối loạn hàng ngũ, mạnh ai nấy chạy. Một số lao xuống sông vì quá hoảng sợ, không may lại bị thương vì giáo mác của người khác, cũng vì hoảng sợ nên ném bừa xuống. Thiệt thương tâm đối với những tín đồ chất phác kia. Cuối cùng các cán bộ chỉ huy cộng hòa vệ binh Huỳnh Phan Hộ, Trần Hoài, Văn Cừ tập hợp họ lại an ủi, giải thích, cho mỗi người một ổ bánh mì và năm đồng rồi ra về. Ai bị thương nặng thì đưa đi nhà thương cứu chữa.

    Nói đi rồi phải nói lại, Việt gian phản động dù sao cũng chỉ là một nhúm nhỏ so với cả khối toàn dân to lớn. Lòng yêu nước thương nòi lúc này trào dâng trong lòng quốc dân đồng bào không phân biệt đạo hay đời, giàu hay nghèo, nông thôn hay thành thị, đang trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc mọi người đứng lên “xiết chặt hàng ngũ bảo vệ nền độc lập vừa giành được”. Bất kỳ ở đâu ta cũng có thể bắt gặp những người có tấm lòng yêu nước thương nòi như trên, được thể hiện một cách hồn nhiên, sôi nổi.

    Sài Gòn là nơi tập trung nhiều trí thức Tây học con nhà trâm anh thế phiệt, giàu sang, quyền quý. Nhưng hầu hết, nếu không phải là tất cả, đều đã theo cách mạng và thể hiện tinh thần yêu nước thương nòi của mình bằng hành động cụ thể.

    Thời kỳ tiền khởi nghĩa là các anh Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Huỳnh Tấn Phát, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê, Phạm Ngọc Thạch. Bây giờ còn có thêm nhiều anh khác như Luật sư Thái Văn Lung, Luật sư Lê Đình Chi, Luật sư Phạm Ngọc Thuần, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, Giáo sư Phạm Thiều, Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nhà báo Thiếu Sơn, nhà báo Lý Văn Sâm, nhà soạn kịch Năm Châu... Các nhà tư sản Trí Độ, Nguyễn Phú Hữu, các ông hội đồng quản hạt Võ Hà Tự, Thượng Công Thuận, các nhà giáo người Hoa Ngô Liên, Trang Dung..., đều tuyên bố tán thành Mặt trận Việt Minh, một lòng đi theo Cụ Hồ.

    Quân Anh, Ấn nhân danh Đồng minh vừa thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đổ bộ lên Sài Gòn để giải giáp quân Nhật. Nhưng chúng lại làm ngược lại, nghĩa là cho phép quân Nhật giữ nguyên vũ khí và khuyến khích quân Nhật sẵn sàng để có thể tấn công Việt Minh bất cứ lúc nào.

    Thêm vụ tám tên Pháp và Anh nhảy dù từ trên máy bay xuống Biên Hòa để dò xét và liên lạc với bọn tay sai trước đây. Khi dân quân bắt được, trong người chúng có giấy do De Gaulle cấp. Vụ này phù hợp với vụ tên Jean Cédille - đại diện cho Tổng Cao ủy Pháp ở miền Nam Đông Dương nhảy dù xuống Tây Ninh ngày 22/8, hồi đó Sài Gòn và lục tỉnh chưa khởi nghĩa. Sau khi được quân Nhật đưa về Sài Gòn, y đã bắt liên lạc ngay với các kiều dân Pháp và thành lập một “Ủy ban thông tin” để nắm tình hình, đợi thời cơ.

    Có thể lý giải điều này khi biết rằng từ năm 1943, khi nước Pháp còn bị quân Đức chiếm đóng, tướng lưu vong De Gaulle đã đặt vấn đề nghiên cứu cách thức trở lại Đông Dương. Trong tháng Tám vừa rồi ở ngoài Bắc cũng có vụ tên Messemer được Cao ủy Pháp bổ nhiệm cùng một số sĩ quan và quan cai trị Pháp nhảy dù; vụ đội biệt kích thủy quân Blanchar đổ bộ vào Hải Phòng rồi tìm cách lên Hà Nội; vụ tên Sainteny phụ trách phái bộ quân sự Pháp ở Côn Minh cùng bốn tên Pháp khác theo phái đoàn Mỹ Patti đổ xuống trường bay Gia Lâm...

    Người Pháp lúc này không có một danh nghĩa nào, một tí thực lực nào ở Việt Nam và ở Sài Gòn. Ấy mà họ cứ làm tới, vì đã sẵn có âm mưu từ lâu và nhất là được quân Anh ra sức giúp đỡ.

    Ngày 27/8/1945, Cédille đến gặp ba ông: Giàu, Thạch và Tạo, đại diện Lâm ủy hành chính Nam Bộ, y trắng trợn cho biết Chính phủ Pháp sẽ áp dụng bản tuyên bố Brazzaville ngày 24/3/1945, nghĩa là Đông Dương lại trở về chế độ thuộc địa như cũ! Bên ta kiên nhẫn thuyết phục, nhưng Cédille vẫn khăng khăng giữ nguyên các điều khoản của bản tuyên bố 24/3/1945, do đó cuộc gặp không đem lại kết quả gì.

    Ngày 04/9/1945, viên tướng Anh Douglas Gracey tuy còn ở xa, đã dùng điện đài hạ lệnh cho quân Nhật ở Sài Gòn phải tăng lực lượng lên 7 tiểu đoàn để “giữ gìn trật tự”, thực chất để tiếp tay cho thực dân Pháp khiêu khích ta.

    Hai hôm sau, Gracey đến Sài Gòn và tìm gặp ngay Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch để đưa ra yêu cầu giải giáp ngay quân Việt Nam (thay vì nhiệm vụ của phái bộ quân sự Anh là giải giáp quân Nhật). Trước tình hình này, để cho không khí khỏi quá căng thẳng và để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra với quân Anh, một phần lớn lực lượng ta trong nội thành rút ra vùng ven.

    Ngày 12/9/1945, đại bộ phận các đơn vị quân Anh có nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đến Sài Gòn. Một đại đội quân Pháp thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5e RIC) đã xen vào các đơn vị quân Anh cùng đổ bộ. Cùng ngày hôm đó, quân Anh đến “mượn” trụ sở Lâm ủy hành chính Nam Bộ (dinh thống đốc cũ) cho quân Pháp treo cờ tam tài lên cột cờ. Lập tức đồng bào ùn ùn kéo tới bao vây tòa nhà, đòi chúng ta phải hạ quốc kỳ nước Pháp xuống, trả trụ sở cho chính quyền ta làm việc. Hai tiếng đồng hồ sau, quân Anh bắt buộc phải bảo quân Pháp hạ cờ xuống, nhưng chúng lại thả tất cả tù binh Pháp và đồng tình cho quân Pháp thay thế quân Nhật chiếm đóng bến tàu, kho thuốc súng, xưởng đóng tàu Ba Son. Tình hình Sài Gòn - Chợ Lớn không hề dịu đi mà ngày càng thêm căng thẳng. Quân Anh tăng cường các lực lượng gọi là “lực lượng trật tự” để uy hiếp tinh thần dân chúng. Còn quân Pháp, và cả thường dân Pháp kiều, được quân Anh tìm mọi cách giúp đỡ nên càng ra mặt khiêu khích. Không chỉ khiêu khích, Cédille còn làm đủ mọi việc để chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự. Những tên trùm thực dân được thả ra như chủ đồn điền lai Tây Bazé, thầy kiện Béziat, công sứ Lalane đều giục Cédille đánh, đánh để khôi phục lại chính quyền Pháp.

    Cédille đã tìm được một số Việt gian để nuôi dưỡng, trong đó có Nguyễn Văn Thinh, đưa vào giấu trong Trại cơ binh số 11 ở đại lộ Cộng Hòa. Theo lệnh Cédille, sau khi đã được quân Anh đồng ý làm lơ, khoảng 100 tên lính Pháp vô kho chứa súng đạn ở đường Angier lúc nửa khuya 17/9. Chúng chất súng đạn đầy 12 xe camnhông rồi trở về Trại cơ binh số 11 của Pháp.

    Ngày 19/9, Cédille lại tuyên bố “Việt Minh không phải là đại diện của nhân dân Việt Nam. Việt Minh không thể giữ trật tự được và không ngăn cản cướp bóc được. Trước hết là trật tự phải được khôi phục và sau đó chúng ta sẽ thành lập một chính phủ theo nguyên tắc của Bản tuyên bố ngày 24/3/1945”. Ngày 21/9, quân Anh ra lệnh thiết quân luật và lại cung cấp thêm hàng ngàn súng cho quân Pháp. Rồi Gracey lại nói tiếp về “trật tự”! Ngày 22/9, Gracey cho ra bản thông cáo số 1, trong đó, Gracey tuyên bố rằng y là “người chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự”. Và để giữ gìn trật tự, Gracey ra lệnh đóng cửa tất cả các báo Việt Nam, kiểm soát và bắt tất cả những người Việt Nam mang vũ khí, yêu cầu sáp nhập Quốc gia Tự vệ cuộc (công an) Việt Nam vào quân đội Anh.

    Ngày 22/9, quân Anh chiếm Khám Lớn Sài Gòn và giải thoát tất cả những tên Pháp nhảy dù xuống Nam Bộ trước ngày khởi nghĩa bị ta bắt giam.

    Đêm 22/9, quân Pháp lợi dụng tình trạng thành phố thiết quân luật, đổ ra các đường phố khủng bố, lùng bắt vô cớ đồng bào ta, chia nhau đi chiếm các đồn công an.

    Được “đằng chân lân đằng đầu”, đó là bản chất của địch. Từ mấy ngày trước, mọi người dân Sài Gòn đã cảm thấy rất rõ chiến tranh là điều không tránh khỏi.




-----------------------------------------------------------------
1. Có tài liệu nói bọn Pháp nấp trong nhà thờ và các nhà xung quanh bắn xả vào đoàn người đang tuần hành.

2. Ở Côn Lôn, bọn cai ngục bắt đồng chí Tôn Đức Thắng làm “cặp rằn” trông tù xay lúa, cho tù ăn.

3. Ấp Bình Xuyên thuộc xã Chánh Hưng, quận Nhà Bè.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2022, 11:11:43 am »

CHƯƠNG II
Chiến tranh bùng nổ, ta bao vây địch trong Sài Gòn - Chợ Lớn


    3 giờ sáng ngày chủ nhật 23/9/1945, thành phố Sài Gòn vắng ngắt vì lệnh thiết quân luật của quân Anh từ mấy hôm trước. Còn quá sớm, các nhà thờ Thiên Chúa giáo chưa gióng những hồi chuông đầu gọi giáo dân đi lễ nhất. Một thời điểm hết sức thuận lợi, quân Pháp cải trang là quân Anh thực hiện việc đánh úp ta. Chúng chia nhau tấn công Sở cảnh sát (bót lính kín cũ), Sở bưu điện, nhà kho bạc, nhà đèn. Tờ mờ sáng, chúng đánh chiếm Nam Bộ phủ, tức trụ sở của Ủy ban nhân dân Nam Bộ1 (dinh Đốc lý cũ) và Quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đánh chiếm các cầu trọng yếu như Mạc Má Hồng (cầu Công Lý, nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Khánh Hội... Nơi nào có lính Pháp tử thương, chúng đàn áp dã man bằng cách bắn chết tại chỗ bất kỳ người Việt nào bị bắt, cho dù đó là ông già tám mươi tuổi, chị phụ nữ đang mang bầu hay cháu bé sơ sinh. Còn quân Anh giả đò đi tuần tiễu, đã bủa vây nhiều nơi để bắt cán bộ ta. Khu vực Đa Kao bị vây kín các mặt. Anh Hoàng Đôn Văn - Chủ tịch Công đoàn thành phố bị bắt tại cơ quan khi anh ở lại làm việc khuya. Vậy là cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp khởi đầu từ hôm nay!

    Viết đến đây, bỗng dưng tôi nhớ bài hát của Nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn:

        Mùa thu rồi, ngày hăm ba,
        Quân ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến
        Rền khắp trời lời hô vang
        Dân quân Nam đều chân bước tới trận tiền

        ... Nóp với giáo, mang ngang vai,
        Mà đoàn người giàu lòng vì nước
        Súng ống kém, chân đi không
        Nhưng thân trai nào kém oai hùng.


    Bài hát đầy hào khí, lãng mạn và rất hiện thực đã và đang sống với lịch sử, cũng như ngày 23/9 đã và đang sống với lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Nói rằng, đây là lúc sơn hà nguy biến, điều đó hoàn toàn đúng. Lại nói rằng chúng ta chỉ có nóp với giáo mang ngang vai cũng không hề sai.

    Đã nói đến chiến tranh, phải đề cập đến so sánh lực lượng giữa đôi bên.

    Tính đến giờ phút này ngoài lữ đoàn quân Anh 2.500 tên và bảy tiểu đoàn quân Nhật 5.000 tên, riêng quân Pháp có tiểu đoàn biệt kích 600 tên thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5e RIC) và 1.500 tên của trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 (11e RIC) là tù binh vừa được quân Anh thả ra và tái vũ trang.

    Còn lực lượng ta, trong nội thành có một bộ phận nhỏ cộng hòa vệ binh làm nhiệm vụ canh gác công sở, 6.000 tự vệ xung phong công đoàn, 2.000 thanh niên xung phong và công an xung phong, nhưng vũ khí thì chỉ có 120 súng các loại với rất ít đạn và 2.000 trái lựu đạn, còn lại là tầm vông và giáo mác.

    Sức mạnh vật chất buổi đầu nghiêng về phía địch, nhưng sức mạnh tinh thần là ưu thế tuyệt đối của ta. Địch không thấy được điều đó, vì lẽ giản đơn chúng là những đội quân xâm lược nhà nghề, còn nhân dân ta, những người vừa làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, chúng ta ý thức rõ ý chí độc lập, tự do của một dân tộc là vô địch.

    Quân Pháp lợi dụng đêm tối đánh úp ta, nhưng ta không hề bị động, mà ngược lại, hết sức chủ động. Từ mấy ngày trước, ngày 19/9/1945, biết trước chiến tranh là điều khó tránh, Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã ra thông báo:

    “.. Nếu người Pháp chiếm chính quyền ở đây, nếu họ đem quân đội tới định cướp xứ ta, biến đổi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập này thành xứ bảo hộ hay thuộc địa, dù là dưới mặt nạ tự trị nào thì quốc dân phải theo mệnh lệnh của Chính phủ mà sẽ:

    1) Tổng bãi công: không một ai cộng tác với người Pháp bất cứ về phương diện nào (binh bị, cai trị, kinh tế).

    2) Kháng chiến đến cùng cho đến khi toàn thắng để cho hoàn cầu thấy rằng quốc dân ta quyết giữ nền độc lập và để làm hậu thuẫn cho Chánh phủ Trung ương trong cuộc ngoại giao được thắng lợi. Trong sự kháng chiến, ta không nên đụng chạm đến người Đồng minh, không nên sát hại đàn bà con trẻ.

    Nên sẵn sàng chuẩn bị cuộc đình công và mở cuộc kháng chiến ngay khi phát tờ hịch này. Đồng bào chờ mệnh lệnh Chánh phủ, nếu người Pháp buộc ta phải dùng thủ đoạn kể trên”
.

    Ngay từ đầu tháng 9, việc điều động đại bộ phận các đơn vị vũ trang của ta ra vùng ven đô bố trí ở các nơi xung yếu để bảo toàn lực lượng và hình thành thế bao vây, đó là sự chủ động hết mực nếu không nói là cao kiến.

    Mượn từ ngữ của Mác, tôi muốn nói rằng đối với quân xâm lược Pháp không thể dùng “vũ khí phê bình” mà chỉ có thể “phê bình bằng vũ khí”, nghĩa là phải quyết đánh và quyết thắng. Đó là nguyên lý chung. Còn trong mọi trường hợp cụ thể, “hòa hay chiến”, vẫn là vấn đề cần cân nhắc thận trọng, có khi phải bàn cãi nảy lửa. Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng thường nhắc Xứ ủy Nam Bộ hết sức tránh đụng chạm với quân Đồng minh cũng như quân Pháp, cần hết sức bình tĩnh và ôn hòa.

    Ngay sáng 23/9, vì Sài Gòn đã có nhiều chiến sự, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ xúc tiến gấp cuộc họp tại một căn nhà trên đường Cây Mai tỉnh Chợ Lớn 2. Nội dung chính nhằm đi đến hành động có tính chất sống còn trước diễn biến nghiêm trọng của tình hình: Chiến hay hòa?

    Những người có mặt trong cuộc họp: Ung Văn Khiêm - Bí thư Xứ ủy, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng. Đại diện Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh Hoàng Quốc Việt cùng tham dự.

    Có hai ý kiến:

    Một bên muốn “đánh ngay”, vì lòng dân đã sôi sục đến mức không kìm lại được, còn địch thì cứ lấn tới, “được đằng chân lân đằng đầu”. Nhưng thử hỏi như vậy liệu còn khả năng hòa hoãn hay không?

    Một bên khác chủ trương “chờ xem” tình hình diễn biến thêm ra sao đã. Trước mắt, chỉ nên đình công, bãi thị hoặc biểu tình phản đối địch.

    Nhưng “chờ xem” là chờ tới bao giờ, lúc đó tình hình đã đen tối liệu còn xoay trở sao kịp?

    Thảo luận qua lại tới hai tiếng đồng hồ, ý kiến sau cùng mới ngã ngũ là “đánh ngay”. Đó cũng là ý kiến của đa số từ lúc mới vào bàn họp. Nhưng đường dây liên lạc với Hà Nội đang hư, việc báo cáo ra Trung ương không thể làm ngay được. Mà tình thế nước sôi lửa bỏng cũng không thể máy móc ngồi chờ đến khi Trung ương cho phép được. Hội nghị biểu quyết nhanh gọn và bế mạc lúc 10 giờ sáng với tình tiết đó.

    Ba tiếng đồng hồ sau, bản Tuyên cáo quốc dân được ban hành rộng rãi:

    “Đồng bào Nam Bộ!

    Vì coi quân đội Anh là đại biểu của Đồng Minh tới đất nước chúng ta giúp giải giáp quân Nhật để đem lại hòa bình cho dân chúng Đông Dương, nên chúng tôi, Ủy ban nhân dân Nam Bộ luôn giúp cho quân đội Anh làm nhiệm vụ được dễ dàng. Mặc dầu có nhiều điều bất mãn, đã nhiều lần chúng tôi kêu gọi quốc dân nén lòng căm giận để chờ đợi cuộc vận động ngoại giao với Đồng Minh trên trường quốc tế, nhưng do sự nhân nhượng và dung túng của quân Anh, bọn thực dân Pháp đã làm nhiều điều quá đáng.

    ... Không lẽ chịu nhục hoài, vì danh dự của dân tộc, chúng ta phải coi trọng quyền lợi quốc gia, nên chúng tôi đã đánh điện ra Chánh phủ Trung ương xin cho phép kháng chiến. Chúng tôi đã:

    1)  Lập Ủy ban kháng chiến để lo việc quân sự.

    2)  Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với người Pháp.

    3)  Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông tiếp tế để bao vây quân địch.

    4)  Kêu gọi đồng bào tố cáo Việt gian nguy hiểm.

    Đồng bào thân mến!

    Cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia”
3.

    Cơ quan Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến đã dời về Chợ Đệm (quận Bình Chánh) từ trước, vì vậy guồng máy lãnh đạo điều hành vẫn hoạt động đều. Những việc cần làm ta vẫn triển khai.

    Chẳng hạn, việc phá án vụ âm mưu lật đổ của nhóm Dương Văn Giáo. Giáo câu kết với nhóm tờrốtkít và Cédihe lập “Chánh phủ lâm thời Việt Nam dân quốc”, do y làm Thủ tướng và Phan Văn Hùm làm Tổng trưởng quốc phòng, có “quốc kỳ”, có “tổng hành dinh” hẳn hoi. Nhờ bà con người Hoa giúp đỡ, ngày 24/9, ta đột nhập trụ sở của chúng ở số 8 đường Thủy Binh và “Tổng hành dinh” ở nhà nghỉ Hoàng Hậu, bắt trọn gói khi chúng chưa kịp giở trò.

    Ta đánh địch như thế nào, đánh theo cách riêng của ta đặng có thể thắng bọn xâm lược trước mắt mạnh hơn ta nhiều lần?

    Đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn đã triệt để làm theo lời tuyên cáo của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ tản cư ra khỏi nội đô, tổng bãi công, bãi thị, triệt mọi đường tiếp tế lương thực của địch. Nói cách khác, đồng bào bao vây địch về tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế.

    Anh Bích Lâm, vừa từ trần giữa năm 1992, ở tuổi 77, vốn là người trong cuộc. Anh nói về người dân Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1945 mà anh hiểu thấu đáo trong một cuốn bút ký dày hơn 300 trang viết tay để lại:

    “Tinh thần kháng địch của Sài Gòn và ngoại ô khó mà tả lại cho đúng.

    Tuyệt vời: Nhưng đó chỉ là từ vựng không thể nói được điều đã thấy, việc đã nghe, cảnh đã làm cho đệ tam nhân vừa khóc vừa cười cùng một lúc.

    Nói rằng dân ta giác ngộ chính trị cao độ, đó là phóng đại. Nói lứa Tháng Tám của năm đó là “coi chết như về nhà mới”, đó là quá đáng. Vì thực tế đồng bào Sài Gòn và trong sợi dây nịt đỏ 4 lúc đó dốt đến họ nhà mình chẳng biết viết sao cho đúng và hiểu thế giới thì thô lậu đến thương xót. Chẳng hạn như đa số đồng bào cho rằng người Pháp mắt đục như nước gạo vo, “nó chẳng thấy gì hết, nếu không có Việt gian chỉ cho. Đêm nó bị quáng gà, cứ mò vô mà cứa”
.

   ... Văn hóa Pháp, ngoài mấy chữ RO, RA 5, không ra khỏi thành phố quá 12 cây số!

    Điều mà nông dân hiểu Pháp và tin vào sự hiểu biết đó là: Tây tham, ham ăn, ham gái mà nhất hạng sợ chết. Do đó mà khói lửa tơi bời, mà lệnh tản cư lớp gọi loa, lớp thuyết phục ở tổ, họ hưởng ứng rất là chiếu lệ.

    Chẳng phải họ nghèo sợ kẻ đi người ở, nồi gạo phải chia ba xẻ bốn, nên không đi. Chỉ vì họ nô nức muốn lập công: Độc lập từ đời ông, đời cha tới giờ mới có. Mà nay Tây trở lại, mình ở lại đánh nó để trọn niềm với Tổ quốc.

    Tổ quốc, vâng lứa Tháng Tám nghe hai từ Tổ quốc là máu ấm lên, mắt long lanh. Từ ngày Pháp nổ súng tái chiếm Sài Gòn, người Sài Gòn đã thề hy sanh vì Tổ quốc.

    Chữ Việt Minh, đồng nghĩa với Con thân yêu của Tổ quốc.

    Chữ Việt gian, ngược lại là sự nhục nhã, là tội đáng chết, để gọi ai theo Tây, có bất cứ hành động nào có lợi cho quân xâm lăng.

    Cái tâm lý ấy là tâm lý Sài Gòn, tâm lý của lớp người Tháng Tám.

    Một tâm lý thay cho luật pháp, thay cho tòa án, thay cho kỷ luật và mệnh lệnh lương tri của chính mình.

    Bằng cớ là Sài Gòn huyên náo bát nháo, mỗi con người là một thế giới, vậy mà thông báo giờ chót của Ủy ban nhân dân Nam Bộ được thị dân răm rắp làm theo...”
.

    Tôi nghĩ rằng anh Bích Lâm không cường điệu, quả thiệt người dân Sài Gòn -Chợ Lớn năm 1945 là như vậy.

    Ngay trong sáng 23/9, đồng bào đã đem mọi thứ vật dụng từ bàn ghế, giường tủ đến xe bò, xe thổ mộ..., chất đầy các ngã ba, ngã tư đường phố để làm chướng ngại vật. Trong lúc đó ở ngoại thành các “bộ đội” tự lập lại tiếp tục hình thành 6, hàng ngàn thanh niên nô nức xin được tòng quân giết giặc.

    Tiêu biểu cho tinh thần quyết tử trong chiến đấu, có tiểu đội bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ. Sáng 23/9, một đại đội quân Anh đến định hạ lá cờ đỏ sao vàng xuống, kéo lá cờ tam tài lên đã bị anh em dùng hỏa lực cản lại. Một tiểu đội, mà không phải tất cả đều được trang bị súng quyết chống chọi với đại đội quân Anh đến người cuối cùng vì danh dự lá cờ Tổ quốc. Viên chỉ huy người Anh, đó là một võ quan thực dân, không thể không khâm phục, đã cho đại đội sắp hàng bồng súng chào những người anh hùng của đối phương vừa ngã xuống dưới chân cột cờ. Không ai trong tiểu đội bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ để lại một di vật nào để từ đó có thể tìm ra tên tuổi, gia đình, nhưng các anh đã trở thành tập thể chiến sĩ vô danh bất tử.

    Dương Quang Đông (Năm Đông), hiện nay còn sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có dịp kể lại trận đánh ở Dinh Xã Tây, tức trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ lúc đó:

    “... Đến 21 giờ ngày 22/9/1945, anh em báo cho tôi biết là lính Nhật gác ở vòng ngoài Dinh Xã Tây đã rút hết rồi, nhất định là lính Pháp sẽ đến. Tôi suy nghĩ nát đầu, không biết hỏi ý kiến ai vì các cơ quan Xứ ủy, Ủy ban, Mặt trận đều đã rút về Chợ Đệm từ hồi sáng. Mình được phân công ở lại mà cũng rút thì còn mặt mũi nào. Một giờ sau, anh em lại chạy vào báo quân Pháp đổ mười xe lính ở Đài phun nước (trước cửa Nhà hát lớn bấy giờ). Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy chúng đang triển khai quân rầm rập. Đầu óc tôi rối beng. Nhưng rồi tôi nhủ thầm thà chịu kỷ luật là tự động nổ súng chứ không thể chịu nhục trước kẻ thù. Vậy là tôi cho anh em chĩa súng ra ngoài, chờ lệnh tôi: Tôi quyết định hành động, bắn một phát. Súng của anh em nổ tiếp theo làm một số lính Tây ngã gục. Vậy là bọn Tây bắn trả lại, súng lớn cũng bắn cả vào trong dinh.

    Một lúc sau có tiếng kêu: “Anh Năm ơi, hết đạn rồi!”. Thì lúc bấy giờ, mỗi cây súng chỉ có năm viên đạn chứ mấy. Không còn cách nào khác, tôi cho rút lui. Có những bà, những chị lo tiếp tế cơm nước cho chúng tôi cũng kẹt ở đây, tôi bố trí rút trước. Không một ai hy sinh, chỉ mấy người bị gạch đá văng trúng bị thương. Còn quân Pháp, chết một số. Và vinh dự cho chúng tôi, tiếng súng mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp chính là tiếng súng phát ra từ Dinh Xã Tây hôm đó”
.

    Đêm 23/9, anh em công nhân trong thành phố họp nhau lại, cắt ngón tay lấy máu ăn thề: “Quyết chiến đấu cho Thành phố Hồ Chí Minh thân yêu!” (như vậy, Sài Gòn có tên Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ năm 1945, mặc dù đến năm 1976, Quốc hội mới biểu quyết chính thức). Ngay sau đó, từng tiểu đội, từng tổ lao vào mục tiêu được phân công.

    Sau khi chiếm được Sở Cứu hỏa ở đường Galliénie (nay là Trần Hưng Đạo), anh em trong tiểu đội tự vệ công nhân leo lên cắm cờ trên tháp cao. Người trước ngã, người sau tiến, quyết cắm bằng được. Bốn đội viên hy sinh anh dũng nhưng cờ đỏ sao vàng đã ngự trên đỉnh tháp. Không thể lường được nư giận của đồng bào khi nó đã dâng lên tột cùng.

    Đêm 24/9, căm phẫn vì quân Pháp bắn chết hai chiến sĩ ta, hàng ngàn đồng bào hè nhau tràn vào biệt khu của tiểu viên chức Pháp “Cité Hérault” (ở Tân Định) và đốt phá sạch. Về sau báo chí đưa tin 150 người bị giết, 105 người mất tích. Nghe động, quân Anh, Ấn, Nhật, Pháp kéo đến thì việc đã rồi 7.

    Thật là một thảm cảnh. Nhưng cũng là đỉnh cao của lòng căm thù!

    Tiếp đến, đêm 25/9, hàng ngàn người lại sôi sục xông lên cầm vũ khí đến phá Khám Lớn trong đó có nhiều người của ta địch vừa bắt giam mấy ngày qua. Búa tạ tới tấp nện mạnh cho đến lúc hai cánh cửa khám bằng sắt rất chắc chắn phải bật tung.

    Vụ này địch cũng không kịp trở tay đối phó. Tất cả người của ta bị giam trong khám đều được giải thoát.

    Đại tá Peter Dewey 8 bị bắn chết và biệt xác khi ngồi trên chiếc xe từ sân bay Tân Sơn Nhất ra ngã ba Chú Ía ngày 27/9. Tuy chỉ là cái chết của một sĩ quan trong chiến tranh, nhưng Dewey là người Mỹ, cháu ruột của Thống đốc bang New York và là nhân viên cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ CSS, vì vậy nó trở thành một sự kiện được chú ý. Có khả năng, viên đại tá bị quân Nhật bắn chết vì đường vào sân bay lúc này quân Nhật canh gác. Nhưng quân Anh và quân Pháp lại đổ cho ta, lấy cớ để buộc ta những điều vô lý khác. Nhưng vẫn có khả năng do các tay súng của ta nữa chứ?! (trong cuốn Miền Đông Nam Bộ kháng chiến viết: “Ngày 28/9, lực lượng Gò Vấp phục kích tại ngã ba Chú Ía bắn cháy một xe jeep từ sân bay Tân Sơn Nhất chạy ra, giết chết tên đại tá Đơvai..”).

    Những ngày vây hãm địch trong thành phố, lối đánh bất ngờ, đánh mạnh, rút nhanh, xuất quỷ nhập thần đã ra đời, mà tác giả là các đội cảm tử, tổ, đội tự vệ, công đoàn xung phong.

    Quân Pháp tính đến ngày 27/9 chỉ mới kiểm soát được một vùng rất hẹp từ đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi), đường Bonard (nay là đại lộ Lê Lợi), chợ Bến Thành ngược lên đến Tân Định. Sài Gòn không có điện nước, không họp chợ, không buôn bán. Còn ở Chợ Lớn, trước đây mỗi gánh nước giá năm xu, một hào, nay lên tới mười đồng rưỡi; một chục hột vịt trước đây năm cắc, nay lên tới bốn đồng; một ký thịt gà trước đây ba đồng, nay lên tới hai mươi đồng.

    Ngày 30/9, hãng Thông tấn Anh Reuter loan báo: “Có chừng 3.000 quân Anh, một số quân Pháp và 20.000 quân Âu ở Sài Gòn hiện đang bị hàng nghìn người Việt Nam có khí giới đe dọa... Hiện thời quân Anh - Pháp phải chống với 7.000 lính Việt Nam có đủ khí giới và hàng vạn dân quân mang dao, gậy, giáo, lựu đạn nhất quyết tử chiến... Đó là tình hình Sài Gòn một tuần lễ sau ngày khởi nghĩa 9 gây nên bởi tay một số người Pháp, gồm có cựu tù binh, thường dân và cả những người trước kia theo chính phủ Vichy vừa được ra khỏi ngục. Sau bảy ngày, tình thế càng nghiêm trọng thêm. Ở Sài Gòn rất nguy ngập về lương thực, vì trên đất thì quân dân Việt Nam phong tỏa mà trên mặt bể thì quân Nhật trước kia đã thả nhiều thủy lôi đến nỗi không có một chiếc tàu Đồng minh nào có thể tới Sài Gòn được. Các kho gạo của Nhật trước đều bị người Việt Nam phá hoại bằng cách đốt cháy hết trận này đến trận khác. Hai lần máy bay phải ném lương thực xuống. Càng ngày càng khó kiếm miếng ăn và nước khiến nhiều người phải khổ sở vì khát”.

    Báo Cứu quốc số 57, ngày 03/10/1945, nhắc lại lời than thở của một Pháp kiều trong cuộc: “Sống trong cảnh tối om, mỗi người chúng tôi đều tự hỏi điều gì đã xảy ra, ngày mai ra sao...”.

    Trong cuốn Sài Gòn 9/1945, ký giả Trần Tấn Quốc trích dịch một phóng sự của nhà báo Pháp viết khá tỉ mỉ: “Sài Gòn không đèn, không nước, không chợ... Người Việt đàn ông, đàn bà, già, trẻ đã ra khỏi châu thành.

    Sài Gòn, thành phố chết! Hòn ngọc viễn đông đã biến thành một cảnh hoang vu, không một chút nào hoạt động, xe cộ đã ngừng hẳn, không một ai ra đường.

    Từ sáng đến trưa ngày 24 thì Sài Gòn được yên tĩnh. Nhưng đến xế chiều tình thế biến đổi hẳn. Một đội dân quân Việt Nam tiến theo đường Verdun10 tràn xuống trung tâm Sài Gòn chiếm chợ Bến Thành, kéo thẳng đến đại lộ Bonard11   xả súng bắn. Mặt khác, nhiều bộ đội vượt kênh Tàu Hủ đổ bộ lên Sài Gòn tiến thẳng về đại lộ De la Somme12.

    Trong vài vùng khác, người ta cho hay có nhiều trận đánh. Người ta nghe súng nổ khắp nơi.

    ... Ở xa xa, nhiều đám cháy ngùn ngụt đổ trời. Một cảnh tượng bao trùm nhà hàng Continental. Rất đông đàn bà và trẻ con Pháp lánh nạn nhưng nhà hàng không còn một miếng nước, không một tia sáng của đèn điện. Ở đây thỉnh thoảng lại được tin những người Pháp lẻ tẻ bị thiệt mạng.

    Những tin điện cầu cứu cứ truyền ra. Phần khác, tiếng súng không ngớt càng làm rối loạn tinh thần.

    Còn Việt Minh? Hiện giờ họ chiếm đóng tất cả các khu vực ngoại ô.

    Ngày 25/9, cả thành phố vẫn không nước, không lương thực. Những người Pháp chỉ còn mỗi nước là lẻn vào các quán cóc lụp xụp dơ dáy của Hoa kiều, tại đây may ra còn tha được vài cặp lạp xưởng với giá cắt cổ ăn với cơm.

    Trong những quán cóc bẩn thỉu này, bên cạnh những anh phu bến tàu, người ta thấy nhiều vị thượng quan Pháp không còn khó tánh trước sự dơ dáy, ngồi trên những chiếc ghế đẩu bằng gỗ ăn cơm bằng đũa. Ban ngày ban mặt là vậy, sụp tối khó vị nào dám vào những quán cóc đó vì bên sau những lò bếp ám khói ai biết những gì núp ở đó.

    Những ngày đêm này dân chúng Pháp không sao ngủ được. Họ mệt mỏi và luôn luôn xao xuyến. Tuy vậy, Đại tá Cédille vẫn tiếp tục chiến đấu cho hòa bình. Ông không ngớt cho tuần tiễu đi khắp nơi. Ông viết bố cáo kêu gọi người Việt Nam bình tĩnh và khuyên họ trở lại với việc làm. Song tất cả người Việt Nam đều đã ra khỏi thành phố. Đó là chứng chỉ lời đáp của họ...”
.

    Trích như vậy kể cũng dài. Nhưng đó cũng chỉ là những gì tác giả thấy được trong một không gian hẹp mà người Pháp sống. Đi dọc theo sông Sài Gòn, vùng chợ cũ, khu vực Hoa kiều và kế đó là khu vực Ấn kiều quanh chùa Chà cũng sẽ bắt gặp nhiều cảnh tượng như vậy.




-----------------------------------------------------------------
1. Từ ngày 10/9/1945, Ủy ban hành chính Nam Bộ được đổi tên thành Ủy ban nhân dân Nam Bộ, do Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch.

2. Nay là số 627-629 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Báo Cứu quốc, số 54, ngày 29/9/1945.

4. Sợi dây nịt đỏ: Vùng ven đô bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn trước Cách mạng Tháng Tám, cơ sở cách mạng ở đây rất mạnh.

5. RO (Régie dopium): Quản lý thuốc phiện.
    RA (Régie d’acool): Quản lý rượu.

6. Các “bộ đội” tự lập lúc này có thể kể: Cao Đức Luốc, Huỳnh Tấn Chùa, Tô Ký (Hóc Môn), Nguyễn Văn Thược (Tân Bình), Huỳnh Văn Một (Đức Hòa), Trương Văn Bang (Cần Giuộc), Phạm Văn Khung, Nguyễn Văn Công (Gò Vấp), Thái Văn Lung, Đào Sơn Tây, Trần Thắng Minh (Dĩ An), Võ Văn Mỹ (Thủ Đức)...

7. Báo Cứu quốc tháng 9/1945 đưa tin: “Tối 24/9, quân ta mặc dầu có sự canh phòng cẩn mật của lính Nhật, lọt vào Tân Định bao vây khu phố Hérault, bắt và giết được gần 200 lính Pháp”. Còn cuốn Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, in năm 1990 viết: “Bọn tờrốtkít, bọn lưu manh thừa cơ tụ tập gây ra những vụ kích động điển hình như vụ tàn sát người Pháp ở khu Hérault”.

8. Lúc bấy giờ, Peter Dewey là thiếu tá, ở đây tác giả viết nhầm thành đại tá (BT).

9. Tức là cuộc chiến tranh.

10. Nay là đường Cách mạng Tháng Tám.

11. Nay là đại lộ Lê Lợi.

12. Nay là đại lộ Hàm Nghi.

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM