Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Mười Một, 2023, 09:15:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng Trần Văn Trà và những chặng đường lịch sử B2 Thành Đồng  (Đọc 4177 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #120 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2023, 02:25:03 pm »

*
*      *


    Mục đích của kế hoạch Staley - Taylor là bình định cho được miền Nam, nghĩa là làm cho nhân dân miền Nam phải ngoan ngoãn chịu sự cai trị dưới chế độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm và sự đô hộ của Mỹ. Biện pháp chủ yếu, cốt tủy của kế hoạch là xây dựng cho được “ấp chiến lược”, tức là nhốt hết nhân dân vào những ấp được xây dựng nhà nối nhà ngay hàng thẳng lối để dễ kiểm soát, bao vây bằng hàng rào dây kẽm gai, hào sâu, tường đất dày cắm chông chi chít và canh gác bảo vệ bằng những lô cốt đông đặc quân bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu, cảnh sát, tề điệp. Người dân trong ấp bị tước đoạt hết sự tự do, hầu như sống biệt lập với ngoài ấp. Mỗi khi đi làm đồng áng người dân chỉ được ra vào một cửa được canh phòng cẩn mật, bị lục xét gắt gao. Để khống chế chặt chẽ quần chúng, bọn tề điệp, cảnh sát phân chia quần chúng ra làm ba loại để có đối sách tương ứng: Loại 1 là loại gia đình cách mạng hay có quan hệ với cách mạng thì kìm chế gắt gao, khủng bố tàn bạo; loại 2 là loại lưng chừng, không ngả về cách mạng cũng không mặn mà với ngụy, thì vừa đàn áp, vừa dụ dỗ; loại 3 là gia đình ngụy, tích cực sử dụng và ưu đãi, dùng làm chỗ dựa cho ngụy quyền. Chúng dùng mọi thủ đoạn từ tàn ác bắn giết, tra tấn đến xảo quyệt mua chuộc, dụ dỗ để thanh lọc, tiêu diệt hết những phần tử chúng cho là không thuận với chúng, là cơ sở của cách mạng. Chúng tổ chức bọn gián điệp ngầm, bọn đầu hàng, đầu thú, rình mò từng gia đình, theo dõi từng người, gây căng thẳng tột độ, gây chia rẽ trong dân, o ép triền miên cho đến khi chúng cho rằng tất cả dân trong ấp đều phục tùng chúng. Chương trình lập ấp chiến lược là một chương trình đầy tội ác. Ví dụ chỉ để lập một ấp chiến lược Lương Phú (Giồng Trôm, Bến Tre) gồm 500 gia đình, Mỹ - Diệm đã giết chết 217 người, đánh đập, bỏ tù gần 1.000 người khác. Từ tháng 02 đến tháng 7/1962, để lập 62 ấp chiến lược trong tỉnh Bến Tre, chúng đã giết chết 4.000 đồng bào, đốt 1.191 ngôi nhà và 800 giạ lúa, phá nát trên 10 ngàn mẫu vườn.

    Chúng hiểu khái niệm trừu tượng của ta về tình quân dân như cá với nước ra cụ thể là Việt cộng sống trong dân như cá sống trong nước nên cố gạn lọc nước để bắt cá bằng bất cứ giá nào. Cũng với việc làm như vậy, chúng đã thất bại về chính sách khu dinh điền, khu trù mật những năm về trước. Rút kinh nghiệm đó và bắt chước làng chiến đấu của ta, Mỹ - Diệm xây dựng ấp chiến lược. Nhưng để làm thí điểm, từ ngày 12/8/1961 đến ngày 14/02/1962, địch đã mở chiến dịch “xây dựng nông thôn” ở ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ. Tháng 4/1962, chúng đúc kết kinh nghiệm và nâng cao lên, đề ra “quốc sách ấp chiến lược”, đến tháng 8, Diệm chính thức thông qua và đưa ra áp dụng trên toàn miền Nam. Chúng dự kiến, trong kế hoạch 18 tháng Staley - Taylor từ tháng 7/1961 đến tháng 12/1962, sẽ lập xong 16.000 ấp chiến lược trong tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam, kìm kẹp được 10 triệu dân. Như vậy chúng dự kiến cuối năm 1962, nhân dân miền Nam cơ bản bị nhốt xong, bị khống chế chặt chẽ, Việt cộng bị tiêu diệt về cơ bản hoặc bị tách khỏi nhân dân. Mỗi ấp chiến lược sẽ là một cứ điểm phòng ngự kiên cố và là bàn đạp tấn công của chế độ ngụy. Công cuộc bình định miền Nam về cơ bản sẽ hoàn thành, kế hoạch Staley - Taylor thành công và bước 1 của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ giành thắng lợi quyết định để đến năm 1965 sẽ giành thắng lợi hoàn toàn. Mỹ - Diệm tin tưởng đến nỗi tháng 10/1962, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố: “Thời đại hiện nay là thời đại ấp chiến lược” và Mỹ cũng chuẩn bị sẵn sàng để khôi phục và phát triển kinh tế cho miền Nam.

    Chúng đã tổ chức bộ máy chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và huy động toàn bộ lực lượng về mọi mặt của Mỹ - Diệm để tiến hành thật nhanh chóng với quy mô rộng rãi nhằm hạn chế tối đa phản ứng của cách mạng và nhân dân.

    Trong chính quyền ngụy, ở trung ương có Ủy ban liên bộ Quốc phòng, Nội vụ, Tổng nha Cảnh sát, Nha Chiến tranh tâm lý... do Ngô Đình Nhu phụ trách. Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ MAAG tổ chức ra “Phòng ấp chiến lược” (Strategic hamlet division) do Đại tá Schaad điều khiển.

    Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn lập Ủy ban viện trợ ấp chiến lược do tên Trucheart làm Chủ tịch, phụ trách chỉ đạo, điều hành toàn bộ chương trình ấp chiến lược.

    Ở xã có đoàn cán bộ bình định, xây ấp chiến lược gồm 20 tên đã được đào tạo, huấn luyện chu đáo, kết hợp với lực lượng quân sự, an ninh...

    Nói chung, thủ đoạn chủ yếu mà địch áp dụng là dùng lực lượng quân sự mạnh có Mỹ chi viện bằng không quân để đánh phá ác liệt từng vùng, diệt hoặc đuổi lực lượng vũ trang của ta rồi dùng quân địa phương càn quét từng xã, tề, điệp, cùng đoàn bình định xây dựng ấp chiến lược và huấn luyện bảo vệ ấp. Vùng chúng chưa kiểm soát được như vùng căn cứ và giải phóng của ta thì chúng dùng “lực lượng mũi dùi” (chủ lực quân) mở hành quân lớn đánh “tiêu diệt không sợ nhầm lẫn” nhằm vào lực lượng vũ trang, cơ sở và tổ chức quần chúng cách mạng, kết hợp với lùa dân về vùng của chúng. Vùng đôi bên tranh chấp thì chúng hành quân càn quét, kết hợp với mạng lưới tề điệp để gạn lọc phân loại dân, rào ấp, xây thành. Vùng chúng cho là đã kiểm soát thì tổ chức ấp tại chỗ, dùng thủ đoạn chiến tranh tâm lý, tổ chức dân ràng buộc lẫn nhau, củng cố bộ máy tề, điệp kìm kẹp, khống chế.

    Theo kế hoạch của Ủy ban liên bộ chỉ đạo ấp chiến lược vạch ra và được Trucheart ở Tòa đại sứ Mỹ thông qua thì trên chiến trường B2, thứ tự ưu tiên được quy định như sau: Ưu tiên một gồm các tỉnh vành đai Sài Gòn như Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Phước Tuy, Phước Thành thuộc miền Đông Nam Bộ. Ưu tiên hai gồm các tỉnh Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường, Ba Xuyên, Du Xuyên thuộc miền Tây Nam Bộ và Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức ở cực Nam Trung Bộ (theo tài liệu nguyên bản của địch). Ở Khu 5, địch tập trung bình định các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

    Ngày 18/10/1961, Diệm công bố Sắc lệnh “Tình trạng khẩn cấp” toàn miền Nam. Sau đó, địch liên tiếp mở những cuộc hành quân quy mô sư đoàn, trung đoàn chủ lực kết hợp với bảo an, dân vệ, cảnh sát, biệt kích có trực thăng vũ trang và chở quân đổ bộ, có xe thiết giáp và giang thuyền dọc sông đánh phá, càn quét ác liệt. Trong 6 tháng cuối năm 1961, địch đã mở 1.253 cuộc càn từ cấp trung đoàn trở lên, trong đó có 300 cuộc cỡ trung đoàn và trên trung đoàn. Năm 1962 có 2.577 cuộc càn, trong đó 900 cuộc từ cấp tiểu đoàn trở lên và 60.000 lượt máy bay xuất kích chi viện. Trong năm 1962, có đến 164 trận địch dùng trực thăng đổ quân thẳng đứng.

    Có ba hình thức hành quân của địch:

    Hình thức thứ nhất là hành quân dài ngày với lực lượng nhỏ như:

    - Chiến dịch “Mặt trời mọc” ở Bến Cát từ đầu năm 1962, sử dụng 3 trung đoàn với 50 trực thăng càn trong 6 tháng, sau đó tăng quân càn khắp các tỉnh miền Đông.

    - Chiến dịch “Hải Yến” ở Phú Yên, bắt đầu tháng 5/1962, sử dụng 4 trung đoàn trong hơn 1 năm.

    Hình thức thứ hai là hành quân ngắn ngày với lực lượng lớn, đánh căn cứ hay vùng giải phóng của ta nhằm diệt chủ lực ta và dồn dân về vùng chúng như:

    - Chiến dịch “Bình Tây” ở Cà Mau, từ ngày 10 đến ngày 30/8/1962, sử dụng 8 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo, 103 tàu xuồng, 40 trực thăng đánh vào căn cứ U Minh Hạ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

    - Chiến dịch “Sao Mai” từ ngày 11 đến ngày 19/10/1962, sử dụng 10 tiểu đoàn bộ binh với 36 trực thăng, gần 100 thiết giáp lội nước M113, đánh vào chiến khu Dương Minh Châu và Tây Ninh, Long An.

    - Chiến dịch “Thu Đông”, từ ngày 20 đến ngày 30/11/1962, sử dụng 15 tiểu đoàn bộ binh với 56 trực thăng, có 200 quân Mỹ làm nhiệm vụ lái trực thăng và bảo đảm hậu cần, đánh vào Chiến khu Đ.

    Hình thức thứ ba là những trận biệt kích từ trực thăng đổ bộ bất ngờ với lực lượng nhỏ gồm 2 hay 3 đại đội nhằm vào cơ quan chỉ huy hay kho tàng của ta.

    Để quyết giành thắng lợi, Mỹ đã tăng viện trợ cho ngụy quyền Diệm, không kể chi phí cho quân Mỹ tham chiến. Năm 1962, chúng viện trợ 600 triệu đôla, trong đó 450 triệu là hàng hóa, 150 triệu là vũ khí, hơn gần gấp đôi so với năm 1961 (năm 1961 là 311 triệu đôla).

    Với quyết tâm cao, sự nỗ lực lớn và toàn diện, Mỹ - Diệm đã tung lực lượng quân sự mạnh ra đánh phá ác liệt, dồn dân lập ấp chiến lược bằng bất cứ giá nào, nhưng kế hoạch ban đầu tỏ ra không hiệu quả, có nguy cơ phá sản trước sức chống trả của nhân dân. Trong quá trình thực hiện, năm 1962, địch đã phải hạ thấp chỉ tiêu từ 16.000 ấp xuống còn 11.000 rồi sau cùng xuống tới 7.000 ấp nhưng dự kiến kéo dài qua năm 1963 mới xong. Tuy đã điều chỉnh xuống thấp hơn một nửa so với số lượng ấp chiến lược theo kế hoạch ban đầu, đến những tháng đầu năm 1963, Mỹ - Diệm cũng chỉ lập được 3.900 ấp trong toàn Miền và riêng ở trọng điểm đông dân cư vùng nông thôn Nam Bộ cũng chỉ đạt được 2.301 ấp. Như vậy là cái cốt lõi của kế hoạch 18 tháng Staley - Taylor, lập ấp chiến lược nhốt dân để bình định đã thất bại. Năm 1962 không phải là năm thắng lợi quyết định của chúng. Bước 1 chiến lược, bước quyết định của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản. Tướng Harkins - Tư lệnh MACV, ngày 08/02/1962, đã phải thú nhận kết quả không thành công của kế hoạch 18 tháng: “còn phải lâu dài mới thắng lợi được”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk, ngày 01/02/1962, tỏ ra ngao ngán: “chưa có cuộc hành quân nào khó chịu, khó khăn và đáng chán bằng cuộc chiến tranh du kích ở Việt Nam”. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara thì đã tuyên bố vào ngày 24/5/1962: “Phải từ 3 đến 5 năm mới ổn định được tình thế ở Việt Nam”. Nhưng Tổng thống Mỹ mới là người đánh giá xác đáng hơn cả. Ngày 12/12/1962, Tổng thống Kennedy xác nhận: “Tiến hành chiến tranh chống du kích là một điều rất khó khăn, chúng ta hiện đang ở trong một đường hầm không có lối thoát”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #121 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2023, 02:30:37 pm »

MỞ MÀN CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ
(Tài liệu đánh máy để chuẩn bị cho Tập 2)


    Cuộc Đồng khởi, khởi nghĩa vũ trang từng phần, giành chính quyền tại cơ sở của quần chúng cách mạng diễn ra dồn dập và càng lan rộng cuối năm 1959 và suốt năm 1960 ở miền Nam Việt Nam, đã phá vỡ từng mảng ngụy quyền ở nhiều vùng rừng núi và nông thôn đồng bằng, kết hợp với đấu tranh chính trị vì các quyền dân sinh, dân chủ ở các thành thị bị tạm chiếm. Nhân dân đã nổi dậy làm chủ, cách mạng đã phát động tấn công, mở rộng thành quả. Đó là con đường tất yếu, nếu không muốn bị dìm trong biển máu của phản kích, trả đũa, khủng bố, đàn áp. Thời kỳ “tố cộng, diệt cộng” và kéo máy chém đi khắp nơi còn nguyên trong ký ức của mọi người. Còn về phía Mỹ - Diệm, chúng mới thua tại một số khu vực ở khâu yếu nhất. Sức mạnh của chúng còn, tham vọng thì rất lớn. Vì vậy, chúng đã phản ứng mãnh liệt, phản kích điên cuồng, quyết tâm lập lại trật tự thống trị của chúng. Khởi nghĩa vũ trang không thể không đi đôi với mở rộng chiến đấu du kích để bảo vệ cách mạng một khi địch chống trả quyết liệt bằng quân sự. Nhưng trong khi Mỹ - Diệm tăng cường quân đội nhà nghề của chúng, trang bị dồi dào vũ khí và phương tiện hiện đại, còn ta thì mới tổ chức quân du kích ở làng xã, thiếu súng đạn, có một số đơn vị tập trung cỡ đại đội và một vài đơn vị tiểu đoàn nhưng chỉ có súng trường tiểu liên và lựu đạn cướp được của địch từ phong trào Đồng khởi, hay móc lên từ nơi chôn giấu lâu năm đã han gỉ. Tuy vậy, tinh thần cách mạng của cán bộ và quần chúng đang sôi sục đẩy tới việc tiếp tục khởi nghĩa ở nông thôn và chiến đấu du kích chống càn quét ác liệt của địch. Sự khẳng định của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9/1960, đã tạo một niềm tin vững chắc trong nhân dân: “Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác - Lênin để giành độc lập và dân chủ, thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”. Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ: “Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam”. Để chỉ đạo sát và kịp thời cuộc cách mạng đang lên mạnh, Trung ương Cục miền Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư. Trước tình hình mới, cần đẩy mạnh đấu tranh quân sự, Trung ương Cục đã thành lập Ban Quân sự Miền do các anh Nguyễn Văn Bường, Phạm Văn Xô phụ trách và Ban Quân sự các khu: Khu VI ở cực Nam Trung Bộ, Khu miền Đông Nam Bộ (gọi là T1), miền Trung Nam Bộ (gọi là T2), miền Tây Nam Bộ (gọi là T3), Sài Gòn - Gia Định (gọi là T4). Ban Quân sự các cấp có nhiệm vụ giúp cấp ủy chỉ đạo chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng vũ trang, huấn luyện và chỉ huy chiến đấu. Cùng với phong trào Đồng khởi lan rộng, chiến tranh du kích phát triển nhanh. Lực lượng dân quân được vũ trang đã cùng lực lượng quần chúng nổi dậy diệt tề, trừ gian, chống càn có hiệu quả. Bộ đội địa phương huyện, tỉnh được xây dựng và huấn luyện, các tiểu đoàn của các khu được củng cố từng bước.

    Tháng 01/1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và đánh giá: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu.... Nhân dân từ thế bị kìm kẹp, bị khống chế và kiểm soát gắt gao đã vùng dậy thành một phong trào đấu tranh đang phát triển mạnh mẽ... Các hình thái du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện” và nhận định: “Cách mạng miền Nam đương phát triển theo con đường tiến lên tổng khởi nghĩa với những đặc điểm mới và khả năng hòa bình phát triển của cách mạng miền Nam thì gần như không còn nữa”. Và sau nữa, Bộ Chính trị đã chỉ thị: “Đến nay, do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”. Đồng thời cũng chỉ đạo phương châm đấu tranh cho ba vùng: Vùng rừng núi, đấu tranh quân sự là chủ yếu; vùng đô thị, chính trị là chủ yếu; vùng nông thôn đồng bằng có thể quân sự và chính trị ngang nhau.

    Như vậy, phong trào Đồng khởi của quần chúng cách mạng năm 1959-1960 là mở đầu một cao trào cách mạng của nhân dân nổi dậy chống lại sự đàn áp đẫm máu từ nhiều năm của chế độ bù nhìn bán nước Ngô Đình Diệm.

    Nguyện vọng giữ vững hòa bình thực hiện tổng tuyển cử trong cả nước theo Hiệp định Giơnevơ bị tan vỡ và ý chí độc lập, tự do, thống nhất của cả một dân tộc đã biểu thị cao nhất bằng cả hy sinh xương máu. Tuy vậy, cho đến đầu năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng vẫn nhận định rằng: “khả năng hòa bình phát triển của cách mạng miền Nam thì gần như không còn nữa”. “Gần như” có nghĩa là chưa chấm dứt hẳn mà còn hy vọng. Mỹ thấy rõ tình hình là chính quyền Diệm độc tài, phátxít, gia đình trị đã bị nhân dân chống lại và Mặt trận Dân tộc Giải phóng được sự tín nhiệm rộng rãi của các tầng lớp nhân dân đã đưa ra chủ trương độc lập, dân chủ, hòa bình xây dựng một chính quyền trung lập liên minh dân tộc dân chủ, được cả miền Bắc ủng hộ tán thành. Rõ ràng nhân dân Việt Nam, đặc biệt là vị lãnh đạo tối cao của mình là Hồ Chí Minh luôn luôn chỉ mong muốn hòa bình, kiên trì hòa bình vì cho rằng chiến tranh là tàn phá, là chết chóc, đều không có lợi cho bất cứ ai, bất cứ nước nào. Nhân nhượng để có hòa bình luôn là mục tiêu của Hồ Chủ tịch, nhưng khi không còn cách nào nhân nhượng được nữa, khi chỉ còn có cách và buộc phải tiến hành chiến tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do của dân tộc thì dù hy sinh đến 10 năm, 20 năm hay hơn nữa, dù phải phá sập cả dãy Trường Sơn - xương sống của đất nước rồng tiên này, nhân dân ta cũng quyết chí giành thắng lợi đến cùng.

    Tiếc thay đế quốc Mỹ đã không nghe, không hiểu mà càng lao vào con đường chống cộng, chống các phong trào giành độc lập dân tộc mà Mỹ cho là do ảnh hưởng của cộng sản. Khi còn là Phó Tổng thống, Johnson đã đề nghị với Tổng thống Kennedy rằng: “Chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á phải được tham gia với sức mạnh và quyết tâm đạt tới thắng lợi ở đó”, và khi là Tổng thống, Johnson còn chống lại cả chủ trương trung lập. Ông đã lệnh cho Cabot Lodge, lúc đó là Đại sứ Mỹ ở Việt Nam: “Đánh gục mọi ý nghĩ về trung lập khi nó ngóc đầu xấu xa của nó dậy”. Với ông ta, trung lập là xấu xa, cộng sản còn tệ hại hơn, vậy thì không có hòa bình, độc lập, dân chủ mà chỉ có sự thống trị của đế quốc Mỹ với bè lũ tay sai tàn bạo, hòng đè bẹp nhân dân Việt Nam, đưa họ trở về thời kỳ nô lệ mất nước.

    Vì vậy mà Mỹ chủ trương chiến tranh để giành thắng lợi. Ngay từ ngày còn thương lượng hòa bình ở Giơnevơ, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã nêu: “Mục đích của Mỹ không có gì khác hơn là một thắng lợi quân sự (ở Đông Dương)”.

    Trước tình hình sắp sụp đổ của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, vào đầu năm 1961, Mỹ lập tức thử nghiệm loại “Chiến tranh đặc biệt” trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” tại miền Nam Việt Nam. Cuộc đối đầu lịch sử mở màn từ đó giữa một bên là nhân dân Việt Nam khao khát hòa bình, độc lập và một bên là đế quốc Mỹ chỉ muốn “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến tận vĩ tuyến 17” như Ngô Đình Diệm đã tuyên bố công khai.

    Vậy chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ là gì mà lại được đem áp dụng trước tiên ở miền Nam Việt Nam?

    Từ những năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công loại vũ khí có uy lực vô biên, có khả năng tiêu diệt cả loài người, đó là bom nguyên tử. Lần đầu tiên, con người trí tuệ đã nắm và chế ngự được phản ứng hạt nhân và biến sức mạnh ghê gớm đó của vật chất phục vụ cho lợi ích của mình. Nhưng Mỹ thì muốn sử dụng sức mạnh đó để làm bá chủ hoàn cầu. Trên cả thế giới lúc đó, Mỹ là nước duy nhất có bom nguyên tử (về sau lại chế tạo ra bom hạt nhân còn mạnh gấp triệu lần), nên Mỹ cho rằng mình là chúa tể của hoàn cầu, có quyền sinh sát bất cứ gì và bất cứ đâu vì lợi ích theo ý Mỹ. Để thí nghiệm vũ khí mới trên thực địa và cũng để quảng cáo và răn đe trước cả loài người, Mỹ đã cho nổ hai quả bom nguyên tử cỡ vừa vào 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Sự hủy diệt cả hai thành phố và giết hàng loạt người Nhật vô tội đã gây chấn động, làm kinh hoàng mọi người trên quả đất này về sức tàn phá khủng khiếp và tính vô nhân đạo của cả vũ khí và cả hành động ném bom.

    Dựa vào độc quyền vũ khí nguyên tử và hạt nhân, căn cứ vào ý định làm bá chủ hoàn cầu, Mỹ đã vạch ra chiến lược toàn cầu “Trả đũa ồ ạt”. Nội dung ý nghĩa của nó là dùng vũ khí nguyên tử hạt nhân ra tay trước, tiêu diệt hoàn toàn cuộc sống trên nước nào hay một số nước nào dám chống lại Mỹ. Cả thế giới phải quy phục Mỹ dưới sức mạnh hạt nhân. Gọi là “trả đũa” cốt để che giấu mưu đồ và hành động xấu xa, giành lý lẽ cho chính tội phạm mà thôi. Loài người vừa thoát khỏi bóng đen tàn bạo của “chữ thập ngoặc” thì lại phải đứng trước ánh sáng chói lòa của cái “nấm nguyên tử” còn nguy hiểm gấp triệu triệu lần.

    Nhưng sau đó 4 năm, ngày 29/9/1949, một quả bom A (nguyên tử) khác lại nổ trên đất Liên Xô và người Liên Xô cũng cho nổ quả bom H (bom khinh khí) vào 4 năm sau. Sau sự kiện vô cùng quan trọng đó, thế giới đã có ít nhất 2 cường quốc nguyên tử, Mỹ đã mất độc quyền về vũ khí hạt nhân và sự cân bằng hạt nhân đó đã cứu nhân loại thoát khỏi cơn ác mộng ghê gớm. Từ nay, kẻ nào dám dùng vũ khí hạt nhân, kẻ đó chắc chắn không tránh khỏi họa diệt vong. Chính vì vậy mà chiến lược toàn cầu “Trả đũa ồ ạt” hầu như không còn thực tế nữa vì khó mà thực hiện được. Thế nhưng mộng bá chủ hoàn cầu của đế quốc Mỹ thì còn nguyên vẹn mà các phong trào độc lập dân tộc thì ngày càng lan rộng trên bốn biển năm châu. Mỹ cho rằng phong trào ấy sẽ có hại cho Mỹ vì sẽ có nhiều dân tộc thoát khỏi bàn tay sinh sát của đế quốc và tài nguyên bị phân tán do các dân tộc độc lập biết giữ cho mình. Cần phải hành động, cho nên Mỹ phải nghĩ ra ngay một chiến lược toàn cầu mới phù hợp với thế giới có 2 cực, với sự cân bằng lực lượng Đông - Tây. Những nhà chiến lược Mỹ liền cho ra đời chiến lược “Phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “Trả đũa ồ ạt” đã lỗi thời và quá nguy hiểm.

    Sao lại “Phản ứng linh hoạt”?

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới vô cùng phức tạp. Có những cường quốc hùng mạnh dè chừng nhau. Có những tập đoàn các nước liên kết nhau trong phe này hay phe kia của hai phe đối địch. Có những phong trào của những người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống và quyền làm việc ở các nước giàu. Có những dân tộc nhược tiểu bị áp bức bóc lột, bị mất quyền làm chủ ngay trên đất đai bờ cõi của mình, nổi dậy đòi độc lập tự do. Nhân dân đều hướng đến một trật tự thế giới mới: Bình đẳng, công bằng, dân chủ, nhân quyền. Không có nước giàu áp bức bóc lột nước nghèo, không có dân tộc này áp đặt kiểu sống cho dân tộc khác, mọi người đều có quyền sống theo cách mình muốn trên dải đất của mình, không bị mất nước, bị cướp tài nguyên thiên nhiên. Nhưng như vậy thì làm sao tồn tại các đế quốc hùng mạnh. Đế quốc Mỹ muốn làm bá chủ cả thế giới, nhưng không thể dùng vũ khí hạt nhân để thực hiện ý đồ của mình vì đã có người khác có vũ khí hạt nhân, có thể đánh trả và có nguy cơ bị các nước có loại vũ khí giết người hàng loạt, hủy diệt tất cả này, hủy diệt trước hơn ai hết. Cần có một chiến lược khác phù hợp hơn, chưa cần dùng hạt nhân mà thắng, do đó, Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”. Tùy theo ý định và mục tiêu từng nơi, từng lúc mà xử lý linh hoạt, phù hợp, cốt giành thắng lợi quân sự cho Mỹ. Ví dụ có một dân tộc ở một nơi nào đó trên quả đất dám nổi dậy đòi được giải phóng khỏi ách nô lệ, áp bức, đòi tự do, độc lập, không theo trật tự thế giới do Mỹ áp đặt, có một số tài nguyên thiên nhiên hay nhân tạo quan trọng có tính chiến lược trên một vùng nào đó của mặt địa cầu có nguy cơ vuột khỏi tay của Mỹ..., thì Mỹ phải linh hoạt xử trí bằng sức mạnh quân sự phù hợp để giữ nguyên theo ý định của Mỹ. Chính vì vậy mà chiến lược “Phản ứng linh hoạt” ra đời, chia làm 3 loại chiến tranh: Chiến tranh đặc biệt còn gọi là chiến tranh dưới mức hạn chế, chiến tranh hạn chế, và chiến tranh không hạn chế. Mỗi loại sẽ được sử dụng tùy theo tình hình diễn biến thực tế ở một nơi nào đó trên thế giới mà Mỹ thấy cần làm trách nhiệm của một tên sen đầm quốc tế. Thực chất chiến lược “Phản ứng linh hoạt” là một mưu mô, kế hoạch giúp Mỹ dùng sức mạnh quân sự để đàn áp các phong trào dân tộc chống áp bức và nô dịch phù hợp với quy mô và đối tượng ấy, trong thời kỳ chiến tranh lạnh mà hai siêu cường dùng vũ khí hạt nhân răn đe và kìm chế lẫn nhau. Nó linh hoạt là vì với bất cứ quy mô nào, đối tượng nào từ yếu đến mạnh, Mỹ đều có cách, có loại chiến tranh để ứng phó và giành phần thắng. Nó còn tỏ ra rất quyết liệt, rất quyết tâm đè bẹp kẻ thù bằng mọi giá, từ giá rẻ của “Chiến tranh đặc biệt”, nếu không thắng thì tăng giá lên “Chiến tranh cục bộ”, và nếu thua nữa thì đành dùng chiến tranh tổng lực. Nhưng đó là tính toán theo “bộ óc điện tử” của những nhà chiến lược trí tuệ của Mỹ theo “quy trình công nghệ chiến tranh” của Lầu Năm Góc lúc ấy, còn thực tế của thế giới nhân loại thì biết bao phức tạp cả về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội... chồng chéo lên nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Chiến tranh đâu chỉ là quân sự, mà quân sự đâu chỉ là vũ khí và binh lực. Lý thuyết chiến lược “Phản ứng linh hoạt” hoàn tất ở Lầu Năm Góc đã được đem thử nghiệm vào thực tế lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1961.

   Nhưng sao lại chọn Việt Nam?

    Việt Nam là một nước trong bán đảo Đông Dương, nằm trên bờ tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng mà từ lâu Mỹ đã nhăm nhe. Tại Hội nghị đồng minh ở Teheran, năm 1943, Mỹ đã đưa ra đề nghị biến Đông Dương thành “khu vực ủy trị” của Liên hợp quốc. Ai cũng biết Mỹ định mượn bàn tay của Liên hợp quốc để nắm lấy khu vực quan trọng này, nên đề nghị đó không thành. Đến Hội nghị Yalta năm 1950, Mỹ lại đề nghị lập Hội đồng quản trị Đông Dương mà Mỹ sẽ là một thành viên chủ chốt trong Hội đồng. Đề nghị lại không được chấp nhận. Nhưng tình thế đã cấp bách đối với Mỹ. Năm 1949, Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã giành thắng lợi trên toàn Trung Quốc lục địa rộng lớn. Mỹ phải quay sang con bài dùng Pháp, kẻ đang muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng đang sa lầy ở đấy. Mỹ đem tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh giúp cho Pháp, một nước Pháp đang suy yếu phải ngày càng dựa vào Mỹ về mọi mặt, trừ máu của thanh niên Pháp và thanh niên thuộc địa Pháp, thì khi Pháp thắng, Mỹ cũng sẽ có được cả Đông Dương thôi. Đây là một nước cờ cao của Mỹ. Nước cờ được thực hiện từ năm 1950 và đến đông xuân 1953-1954, Mỹ đã chi phần lớn cho chiến tranh của Pháp, có ảnh hưởng lớn nếu không nói là quyết định đến cả chiến lược, chiến thuật của chiến tranh. Nhưng tất cả mưu đồ của hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ đều bị tan thành mây khói ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ không chỉ là trận thất bại lớn nhất, đau nhục nhất của quân viễn chinh xâm lược chiếm thuộc địa của Pháp và cả của Mỹ vì Mỹ có dùng cả không quân chi viện, mà còn là một sự kiện lịch sử chôn vùi cả chủ nghĩa thực dân cũ. Sau trận Điện Biên Phủ, nguy cơ thất bại hoàn toàn của Pháp ở Đông Dương là không tránh được. Pháp đã hiểu rõ và cũng hiểu ra cả nước cờ thâm độc của Mỹ. Vì vậy mà Pháp khôn ngoan, quyết định đi đến kết thúc chiến tranh trong danh dự bằng Hiệp định Giơnevơ mặc cho mọi áp lực và lồng lộn của ông bạn quý Mỹ.

    Nhưng Mỹ không cam thất bại, thua keo này liền bày keo khác. Không điều khiển được Pháp thì hất Pháp đi, phá Hiệp định Giơnevơ, nhảy lên chiếm lĩnh sân khấu, thủ vai chính vậy. Không chiếm được Đông Dương thì trước hết Mỹ phải bằng mọi giá chiếm được miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào (theo quy định tạm thời của Hiệp định Giơnevơ) vừa làm lá chắn ngăn chặn ảnh hưởng của cộng sản tràn xuống phía nam Thái Bình Dương, vừa có được một đầu cầu chiến lược ở đất liền châu Á cho ý đồ tương lai. Trong tình hình phức tạp của thế giới hai cực kèm nhau và nhân dân khắp nơi chống lại mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân, đế quốc Mỹ phải nghĩ ra phương pháp thôn tính một nước thế nào để vừa ổn thỏa, vừa rẻ tiền. Mỹ liền tìm được Ngô Đình Diệm, một người được giáo chủ Spellman nuôi dưỡng, đào tạo ngót 3 năm ở nhà thờ của bang New Jersey (Hoa Kỳ), đưa về lập “một chính phủ quốc gia miền Nam” tức cái gọi là Việt Nam Cộng hòa, để Mỹ núp sau lưng tiến hành xâm lược. Mỹ cố tạo ra một nhãn hiệu quốc gia để chống lại cộng sản, cố tạo ra kiểu nội chiến của nhân dân Việt Nam, nhằm xuyên tạc cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời mê hoặc thế giới để lôi kéo các nước cùng hợp tác chống cộng tại Việt Nam. Nhưng nhân dân Việt Nam, vốn có lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh bất khuất, chống nô dịch, hiểu rõ ý đồ của Mỹ và mặt nạ quốc gia giả hiệu Ngô Đình Diệm nên đấu tranh chống Mỹ - Diệm ngày càng rộng và mạnh. Cho đến phong trào Đồng khởi năm 1959-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam đã nổi dậy làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn thì cái chế độ Việt Nam Cộng hòa “hầu như sắp sụp đổ”, nếu Mỹ không có biện pháp kịp thời cứu vãn.

    Đến đây, Mỹ đã nhận ra không thể dựng một chính phủ địa phương gọi là quốc gia mạnh bằng đôla và vũ khí Mỹ mà đàn áp khuất phục được nhân dân Việt Nam để giúp Mỹ chiếm được miền Nam Việt Nam mà khỏi mang tiếng xấu xa xâm lược. Phải bằng biện pháp mạnh hơn, đó là chiến tranh thực sự do Mỹ điều khiển trực tiếp. Nhưng Mỹ cho rằng đây là để đè bẹp nhân dân nổi dậy “do sự xúi giục của cộng sản” nên chỉ cần một cuộc chiến tranh “dưới mức hạn chế” cũng đã giành thắng lợi. Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” áp dụng vào đây trong tình hình thế giới lúc ấy là hoàn toàn phù hợp. Chính vì vậy mà loại “Chiến tranh đặc biệt”, nấc thang thấp nhất của chiến lược “Phản ứng linh hoạt”, với công thức là máu người Việt, tiền và vũ khí Mỹ, do Mỹ chỉ huy, được đưa ra thi hành ở miền Nam Việt Nam.

    Thực ra, khi mở ra “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ vừa ở thế bị động vừa ở thế chủ động. Bị động vì cái công thức chính phủ quốc gia giả hiệu cộng với đôla và vũ khí Mỹ đã bị phá sản. Chính quyền tay sai Diệm độc tài, cảnh sát, gia đình trị bị nhân dân căm phẫn chống lại mạnh mẽ, bị bất lực trước làn sóng đấu tranh của nhân dân, có nguy cơ bị diệt. Phải giữ Diệm và phải chiếm cho được miền Nam Việt Nam, nên Mỹ buộc phải đưa một số quân Mỹ vào để chi viện, tăng quân cho Diệm và tự mình nắm lấy việc chỉ huy. Phải tiến hành chiến tranh thực sự, chứ không che giấu nữa thì mới cứu vãn được tình hình, đó là điều Mỹ không muốn, nhưng buộc phải tiến hành. Chủ động vì trước phong trào nổi dậy của quần chúng có thể đánh ngã Diệm giành thắng lợi, Mỹ phải ra tay, chủ động tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” để bảo đảm chắc thắng cho “chính sách của Mỹ là không chấp nhận điều gì khác ngoài một thắng lợi quân sự ở Đông Dương”. Năm 1961, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara gửi bị vong lục lên Tổng thống, kết luận về báo cáo của Taylor là Mỹ “cam kết thực hiện mục tiêu rõ ràng là ngăn ngừa miền Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản và ủng hộ điều cam kết này bằng những hành động quân sự cần thiết trước mắt và chuẩn bị cho những hành động có thể tiến hành sau này”.

    Chủ trương “Chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam, Mỹ đã cân nhắc kỹ và tin tưởng chắc chắn ở thắng lợi. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã nhận định: “Bất cứ một cuộc chiến tranh nào nổ ra ở vùng Đông Nam Á sẽ là một kiểu chiến tranh trên bán đảo, một kiểu chiến tranh mà tất cả các quân chủng trong các lực lượng vũ trang của Mỹ đều đã có rất nhiều kinh nghiệm, một kiểu chiến tranh trong đó chúng ta [Mỹ] đã chiến đấu một cách xuất sắc cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai lẫn ở Triều Tiên”. Và “nghiên cứu vấn đề cho thấy rõ cộng sản bị hạn chế về lực lượng mà họ duy trì trong chiến tranh ở khu vực này vì họ vấp phải những vấn đề về hậu cần và di chuyển”.

    Tính chủ động và quyết tâm của Mỹ dựa vào sự đánh giá chiến trường, đánh giá đối phương, sức mạnh và kinh nghiệm của các lực lượng vũ trang của Mỹ trong kiểu chiến tranh thông thường của Chiến tranh thế giới thứ hai và Triều Tiên. Không thấy họ nghiên cứu những kinh nghiệm của Pháp ở chiến trường Đông Dương mà tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, có Mỹ tham gia chi viện. Phải chi họ lắng nghe tướng De Castries than thở: “Những đêm kinh hoàng cuối cùng đã tới! Pháo binh Việt Nam làm cho chúng tôi không ngóc đẩu lên được. Bộ binh Việt Nam tấn công khắp các mặt dữ dội chưa từng thấy. Từng đại đội, tiểu đoàn của chúng tôi bốc thành hơi, bay thành khói, tan thành tro bụi... Tôi điện cẩu cứu Hà Nội, tướng Cogny trả lời: “Bộ Chỉ huy tối cao cũng chịu! Các anh muốn làm thế nào thì làm!”. Còn Đại tá Trancart thì phát biểu: “Khi còn bị bao vây, chúng tôi đều mong mỏi Hội nghị Giơnevơ thành công để mau thoát khỏi cuộc chiến tranh rùng rợn này. Trong ý nghĩ thẩm kín, chúng tôi đều tin rằng hội nghị có thể đi đến kết quả tốt đẹp nếu Chính phủ Pháp biết nghe theo ý nguyện của nhân dân Pháp và nếu bọn Mỹ không thọc gậy bánh xe, phá rối hội nghị...”. Mỹ cũng không nghiên cứu truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là Trẩn Hưng Đạo đánh quân Mông - Nguyên hồi thế kỷ XIII mà lực lượng chiến đấu và cả hậu cẩn vũ khí... đều rất hạn chế, ít hơn quân thù rất nhiều lẩn. Và đặc biệt là họ chưa nghiên cứu và hẩu như không có hiểu biết gì về chiến tranh nhân dân của chúng ta trong thời đại Hồ Chí Minh, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

    Đúng là người Mỹ rất coi trọng những kinh nghiệm luôn chiến thắng, chưa hề thua của quân đội họ từ trước đến nay, cái đó làm cho họ quá tự kiêu. Và họ cũng đã học hỏi kinh nghiệm chống nhân dân nổi dậy ở Philippines và ở Malaysia. Chỉ có núi, sông, thời tiết và nhiều điều khác ở Việt Nam hoàn toàn không giống như Philippines và Malaysia.

    Nhưng cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam sẽ không giống bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Mỹ đã tiến hành trước đây. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện theo tư tưởng quân sự cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #122 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2023, 02:54:49 pm »

BẢN PHÁC THẢO ĐỀ CƯƠNG TẬP 2
(Bản viết tay của Thượng tướng Trần Văn Trà)

                                       
TẬP 2
TỪ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG ĐẾN CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
(Thời kỳ 1961- 1965)


    CHƯƠNG I: PHẢN ỨNG LINH HOẠT
    A. Chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ


    - Từ chiến lược “Trả đũa ào ạt” đến chiến lược “Phản ứng linh hoạt”. Tham vọng: Thiết lập một trật tự thế giới nhất thể hóa từ tư bản chủ nghĩa do một siêu cường độc nhất là Mỹ cầm đầu dựa vào độc quyền vũ khí hạt nhân.

    Với tham vọng đó, Mỹ đã dính vào mọi vấn đề ở mọi nơi trên thế giới, tự cho mình có quyền bắt toàn bộ loài người phục tùng ý định và lối sống Mỹ trên quả đất này, tự biến mình thành tên sen đầm quốc tế.

    Với sự thí nghiệm hai quả bom nguyên tử 20 KT vào Nhật và sự bắn tin có thể hủy diệt Mátxcơva và Bắc Kinh, Mỹ xây dựng chiến lược toàn cầu của mình bằng “Trả đũa ào ạt”, thực sự có nghĩa là dùng vũ khí hạt nhân tiêu diệt toàn bộ sự sống ở nơi nào có sự chống đối lại hay có nguy cơ chống đối lại sự bá chủ toàn cầu của Mỹ.

    - Nhưng tháng 8/1953, quả bom khinh khí của Liên Xô nổ đã phá độc quyền bom hạt nhân của Mỹ.

    - Đã có hai siêu cường hạt nhân đối lập nhau với hai hệ thống xã hội trên thế giới. Sự cân bằng sức mạnh được thiết lập trên quả đất giữ cho sự ổn định thế giới.

    - Ngày nay kẻ nào dám sử dụng vũ khí hạt nhân rất có thể cũng bị tiêu diệt bằng vũ khí hạt nhân.

    - Vũ khí hạt nhân trở thành “cái khiên” rất có hiệu quả nhưng khó trở thành “cái giáo”. Vì vậy chiến lược “Trả đũa ào ạt” không dùng được, lỗi thời.

    - Trong lúc đó, phong trào cách mạng của nhân dân thế giới chống áp bức muốn tự mình định đoạt số phận của mình, chống thực dân, đế quốc đã lan rộng khắp nơi sau Điện Biên Phủ của Việt Nam có nguy cơ đập tan tham vọng điên rồ về một trật tự thế giới của Mỹ.

    - Tư tưởng xã hội chủ nghĩa công bằng, tự do, xóa bóc lột giữa người và người là sự ấp ủ và mơ tưởng của loài người nay có nguy cơ hiện thực đang lan rộng.

    - Mỹ không bỏ tham vọng, không hiểu đúng sức mạnh của mình mà cũng không hiểu đúng sức mạnh của nhân dân một khi họ đã thức tỉnh.

    - Bằng mọi giá và tùy tình hình từng nơi, từng lúc, Mỹ vẫn phải làm nhiệm vụ sen đầm quốc tế, lập cho được quyền bá chủ của vùng.

    - Sự tìm kiếm một chiến lược toàn cầu cho Mỹ phù hợp với tình hình mới.

    - Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” ra đời bao gồm: chiến tranh đặc biệt; chiến tranh cục bộ; chiến tranh tổng thể.

    - Vì sao đẻ ra chiến lược này?

    + Khát vọng bá chủ không bỏ

    + Ước lượng sức mình của Mỹ trong thế hai siêu cường hạt nhân.

    + Ngăn chặn phong trào cách mạng nhân dân trên toàn thế giới.

    + Tùy lúc, tùy nơi, tùy điều kiện và mục đích mà sử dụng sức mạnh nhằm giành thắng lợi hoặc chỉ bằng chiến tranh đặc biệt hoặc cục bộ, cuối cùng là không từ chiến tranh tổng thể, chiến tranh thế giới.

    B. Sự áp dụng và thí nghiệm chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” vào Việt Nam

    - Vì sao Việt Nam?

    + Liên Xô được Mỹ xem là cầm đầu phe xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng lớn trên thế giới và đang toan tính “sự thống trị Xôviết” toàn cầu.

    + Đảng Cộng sản Trung Quốc thắng lợi trên toàn lục địa, thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo thể chế xã hội chủ nghĩa năm 1949.

    + Vị trí chiến lược của Việt Nam ở vùng châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

    + Truyền thống bành trướng của phong kiến Trung Quốc từ xưa đặc biệt về phương Nam được tiếp nối trong thời hiện đại với sự lan rộng chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á và ra toàn thế giới.

    + Thuyết domino.

    + Đông Nam Á và vùng nguyên liệu chiến lược: cao su, thiếc, dầu, gạo... và đường giao thông chiến lược trên Biển Đông.

   + Lịch sử Việt Nam xưa đã từng là tuyến ngăn chặn có hiệu quả nhất “Mông - Nguyên”.

   + Chiếm Nam Việt Nam làm phòng tuyến cho chủ trương “ngăn chặn” chủ nghĩa xã hội xuống phía Đông Nam Á và Ấn Độ cùng với ngăn chặn Liên Xô xuống phòng tuyến Thổ - Hy Lạp - Trung Đông.

   + Việt Nam trở thành nơi thí nghiệm chiến lược “Phản ứng linh hoạt” mở đầu bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là như vậy.

   - Việt Nam vô tình thành lực lượng mũi nhọn của phe xã hội chủ nghĩa chống đế quốc tư bản chủ nghĩa. Với mục đích đơn giản của Việt Nam là giành độc lập tự do và thống nhất đất nước, lại trở thành là lực lượng tiền phong xã hội chủ nghĩa chống Mỹ là lực lượng tiên phong tư bản chủ nghĩa. Ngày xưa Việt Nam vô tình thành lực lượng chủ yếu của loài người vì độc lập tự do mà chống lại sự thôn tính toàn thế giới của quân Mông - Nguyên thì ngày nay Việt Nam cũng vô tình thành lực lượng chủ yếu của loài người vì độc lập tự do chống lại đế quốc xâm lược muốn áp đặt chủ thuyết và lối sống khác biệt của họ khắp thế giới.


   CHƯƠNG II: “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”

   - Sự mở đầu bằng chuyến đi của Phó Tổng thống Johnson.

   - Những chiếc trực thăng đầu tiên.

   - Kỹ thuật hiện đại và chiến thuật quân sự mới: Xe thiết giáp lội nước chở quân thọc sâu và trực thăng vũ trang làm chủ bầu trời.

   - Trực thăng trong mọi tác dụng.

   - Kỹ thuật và đôla Mỹ + máu người Việt Nam.

   - Chỉ huy Mỹ + cố vấn Mỹ.


   CHƯƠNG III: TỪ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG ĐẾN CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG

   - Sự bắt buộc phải tiến hành chiến tranh nếu không muốn bị tiêu diệt và thất bại.

   - Từ đấu tranh chính trị quần chúng là chủ yếu có đấu tranh vũ trang hỗ trợ tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân đến đấu tranh chính trị và quân sự song song tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa.


   CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN ĐÔNG

   - Nhu cầu cho tiến hành chiến tranh.

   - Điều kiện và thời cơ.

   - Chủ trương và thực hiện.


   CHƯƠNG V: NHÀ TÙ KHỔNG LỒ TRÊN THẾ GIAN - ẤP CHIẾN LƯỢC

   - Sự thực hiện của Mỹ - ngụy.

   - Đối phó của nhân dân Việt Nam.


   CHƯƠNG VI: KHỞI NGHĨA VŨ TRANG HAY TỔNG CÔNG KÍCH, TỔNG KHỞI NGHĨA (KHỞI NGHĨA HAY CHIẾN TRANH)

   - Từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn của quần chúng nhân dân tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

   + Từ 1960 về trước.

   + Từ 1961 về sau.

   - Khi đối phương đã tiến hành chiến tranh thực sự với vũ khí và quân đội hiện đại chống lại phong trào quần chúng và có du kích hỗ trợ thì...

   - Tất yếu phong trào quần chúng phải kết hợp với chiến tranh cách mạng nếu không muốn bị đè bẹp, thất bại.

   - Tình thế chiến tranh và bước ngoặt chiến lược của cách mạng.

   - Nghị quyết 9B năm 1963, tổng kết từ thực tế nâng lên lý luận và lý luận có cơ sở thực tiễn và học thuyết quân sự chỉ đạo lại hoạt động cách mạng.

   - Chiến lược chiến tranh nhân dân.


   CHƯƠNG VII: TRẬN ẤP BẮC (1/1963)

   - Nguyên nhân phát sinh về phía địch và về phía ta.

   - Phương pháp tiến hành trận đánh về phía địch và về phía ta.

   - Kết quả trận đánh.

   - Rút ra kết luận gì cho chiến lược và chiến tranh qua trận Ấp Bắc.


   CHƯƠNG VIII: BIẾN CỐ NGÔ ĐÌNH DIỆM (THAY NGỰA GIỮA DÒNG)

   - Tình hình và nguyên nhân.

   - Thời kỳ mất ổn định của Mỹ - Diệm.

   - Mâu thuẫn giữa mưu đồ của Mỹ và thực hiện của ngụy (chủ và tớ).

   - Những triệu chứng bế tắc của “Chiến tranh đặc biệt”.

   - Sự thiếu khả năng của ta trong việc sử dụng thời cơ, lực lượng vũ trang yếu.


   CHƯƠNG IX: MỘT NĂM ĐẦY NỖ LỰC CHO THẮNG LỢI CÁCH MẠNG 1964

   - Vừa triển khai Nghị quyết 9B.

   - Vẫn có hai luồng tư tưởng, hai quan điểm chiến lược cách mạng:

    a. Con đường cách mạng miền Nam là phong trào quần chúng + chiến tranh du kích tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từng phần, bắt đầu từ nông thôn tiến lên tổng khởi nghĩa vũ trang của quần chúng giành chính quyền về tay nhân dân.

    b. Con đường đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang trong một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân và toàn diện, vừa tiêu diệt quân đội địch vừa khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa.

    Cả hai quan điểm đấu tranh này kéo dài.

    - Chuẩn bị lực lượng quân sự: du kích, bộ đội địa phương, chủ lực và các binh chủng cần thiết.

    + Vấn đề tổ chức chỉ huy.

    + Vấn đề cán bộ.

    + Vấn đề quân số.

    + Vấn đề hậu cần: vũ khí, lương thực...

    + Vấn đề căn cứ và vận tải, y tế...

    - Vấn đề tác chiến du kích và tác chiến chính quy, vấn đề phân tán và tập trung, vấn đề chiến thuật và chiến dịch.

    - Việc chuẩn bị cho vừa trước mắt vừa lâu dài: cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở điểm cuối cùng là thành phố Sài Gòn.


    CHƯƠNG X: CHIẾN DỊCH BÌNH GIÃ

    - Tình hình và chủ trương; kế hoạch và mục đích.

    + Sử dụng lực lượng.

    + Chọn chiến trường.

    + Hình thức tác chiến.

    + Hợp đồng các mặt để đảm bảo thắng lợi: lương thực thực phẩm, vũ khí, địa phương tham gia, kết hợp.

    - Có vấn đề đấu tranh giữa hai quan điểm nhận thức trong việc sử dụng lực lượng tác chiến.

    - Việc tiến hành: đánh sân bay Biên Hòa và hành quân chiến đấu.

    Kết quả:

    - Ý nghĩa chiến dịch và chiến lược.

    - Sau tới chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài.

    + Sự trưởng thành của các lực lượng cũng như sự chỉ huy.

    + Tác động tinh thần và tâm lý đến kẻ địch.

    + Tác động đến các chiến trường khác và đối với lực lượng vũ trang và nhân dân.

    - Sự đóng góp của Ba Gia - Pleiku.

    - Kết thúc chiến tranh đặc biệt (phá sản).

    - Quân đội ngụy không đứng vững và có nguy cơ bị diệt, chứng tỏ vũ khí + đôla Mỹ và xương thịt lính ngụy không có kết quả.

    - Ấp chiến lược có nguy cơ phá sản, làn sóng chống lại của nhân dân.

    - Ngụy quyền luôn không ổn định và có nguy cơ suy sụp.

    - Cách mạng có khả năng thành công và Mỹ có nguy cơ thất bại.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #123 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2023, 03:11:22 pm »



















Hết tập 1
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 10:48:51 am »




Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #125 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 10:52:59 am »

THẾ HỆ CHÚNG TÔI ĐI THEO BÁC HỒ


    Cuối năm 1948, lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, trước đó tôi chỉ nghe tên Người với lòng yêu nước thương dân của Người. Sự ngưỡng vọng Bác Hồ từ đó đã ảnh hưởng đến tâm hồn và chí hướng của tôi cũng như thế hệ thanh niên chúng tôi hồi ấy.

    Sống dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, dân Việt Nam không còn chút quyền làm người. Từ tuổi 12, tôi đã mắt thấy lính lê dương, khố đỏ, khố xanh của Pháp xả súng bắn vào dòng người nông dân tay không đi biểu tình xin bớt xâu, giảm thuế những năm 1930 - 1931 ở quê tôi. Trí óc non nớt của tôi bàng hoàng kinh dị không sao hiểu nổi. Các bậc lớn tuổi đã giải thích, đã kể cho tôi nghe về những anh hùng vì nước quên thân ở địa phương như cử nhân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, thời Cần Vương có cụ Phan Đình Phùng. Rồi cụ Đề Thám, tôi mến phục cụ chống Tây nhiều năm ở Yên Thế. Tôi đã được nghe về chí hướng của cụ Phan Chu Trinh, người mà cả nước đưa tang. Rồi những dòng thơ, đoạn văn thiết tha kêu gọi yêu nước thương nòi của cụ Phan Bội Châu như trách móc, như giục giã người trai phải nghĩ gì và làm gì: Hỏi đến nước còn không? Không biết. Gọi đến tên Việt Nam, không thưa! (Hải ngoại huyết thư). Đây quả là một quá trình lên men cách mạng. Mãi đến 4-5 năm sau, trên con đường đi tìm lẽ sống, một người bạn lớn tuổi thì thầm với tôi về cái tên một nhà yêu nước đã làm rung động tận đáy lòng tôi. Chúng tôi trao đổi: Dân ta không chịu làm nô lệ từ nghìn năm nay đã rõ. Nhưng các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục..., đều thất bại. Các cuộc khởi nghĩa của các cụ đều bị dìm trong máu. Anh bạn nói: Có bầu máu nóng và có gan làm cũng chưa đủ. Cần có ý nghĩ và cách làm đúng. Phải có ngọn cờ chỉ hướng và trăm nghìn ngọn gió từ khắp bốn phương. Ngọn cờ đã có: Nguyễn Ái Quốc. Người đã đi khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu để tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã kết luận phải làm cách mạng theo kiểu Lênin. Chúng ta hãy góp làm gió. Câu chuyện thân tình và cái tên Nguyễn Ái Quốc đã lôi cuốn và ảnh hưởng quyết định đến phương hướng cuộc đời tôi từ ấy.

    Chưa biết Người, nhưng lòng yêu nước thương dân, chí hướng cách mạng, tư tưởng của Người đã dần dần thấm sâu vào máu thịt của tôi cũng như của bạn bè tôi. Chưa trực tiếp đọc được tài liệu, tác phẩm nào của Người, nhưng con đường phải đi, Người đã vạch. Tôi và bạn bè lần theo tìm tòi, nghiền ngẫm trong những tài liệu hiếm hoi của những nhà cách mạng đi trước, của Mác, của Lênin. Trên con đường vạn dặm mới bước đi đoạn đầu, nhưng mỗi bước đi đều được dẫn dắt bằng hình ảnh mến phục về vị lãnh tụ kính yêu đang bôn ba vì dân, vì nước. Sung sướng biết bao trong cảnh mịt mùng đen tối đã lóe lên ánh sáng soi lối dẫn đường. Mỗi một đời người cần có đích để khỏi làm giá áo túi cơm, thời nào cũng vậy. Thời chúng tôi, dưới sự cai trị tàn khốc của thực dân, con người bản xứ biến thành nô lệ, yêu nước là một tội, làm cách mạng là một tội lớn. Tôi cùng bạn bè phải thoát ly gia đình, đi vận động giác ngộ quần chúng về quyền tự do của con người, giành độc lập cho Tổ quốc. Muôn vàn khó khăn, gian khổ. Nhiều khi chịu đói khát, trốn chạy bọn mật thám, quan làng. Có lúc tưởng như nản chí bỏ cuộc. Nhưng thường những lúc như vậy, hình ảnh tưởng tượng về một con người mà hào quang sáng chói, cụ Nguyễn Ái Quốc, lại hiện ra vẫy gọi. Ta vẫn ở đất mình, sống trong dân mình, còn cụ, cụ xa đồng bào và lũy tre quê hương, khổ gấp trăm mình, sao Người vẫn kiên gan, bền chí. Thế là dũng khí trở lại, con người minh mẫn hơn, chịu đựng hơn. Trong ngục tối, xà lim, dưới gông cùm, nhà tù của thực dân, đặc biệt trong Sở Mật thám, trước bọn “đầu trâu mặt ngựa”, Tây có, bản xứ có, sức mạnh giúp tôi vượt qua cảnh hiểm nghèo chết đi sống lại là tâm nguyện quyết đi theo Người. Có lần, tại Sở Mật thám Catinat của Pháp ở Sài Gòn, trong khi tra tấn tôi, tên trùm mật thám Đông Dương Bazin đã thốt ra: Mày chỉ là một tên quèn mạt hạng không đáng cho tao phải dơ tay. Nếu mày được một phần nào của Trần Phú thì tao mới phục, mới chịu thua. Lạ thật, một câu miệt thị nhục mạ lại trở thành một câu trấn tĩnh, khuyến khích: Sao ta lại không được một phần nhỏ của các đồng chí đi trước? Những người cùng “máu đỏ đầu đen” như ta, lại được kẻ thù tàn bạo nhất phải phục và chịu thua. Đó đúng là ý chí con người. Phải noi gương Trần Phú! Tên Bazin có ngờ đâu câu chửi rủa của nó lại trở thành một câu thần chú cho “kẻ mạt hạng” biết cách làm người cách mạng kiên trung.

    Năm 1945, đồng bào cả nước đứng dậy làm Cách mạng Tháng Tám, đổi đời nô lệ thành người tự do. Làn sóng phấn khởi và tự hào của hàng chục triệu trái tim Việt Nam bừng lên bao trùm sông núi. Nhưng chưa đầy một tháng độc lập thì thực dân Pháp được quân Anh giúp sức, đánh chiếm trở lại, bắt đầu từ Sài Gòn.

    Một sự kiện lịch sử quan trọng: ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Lời tuyên bố thật là đanh thép và thiêng liêng. Đồng bào Hà Nội, thay mặt đồng bào cả nước đã tuyên thệ. Nhưng Hồ Chí Minh là ai? Tôi và bạn bè đều thắc mắc với cái tên mới xuất hiện. Năm 1944, khi tôi phụ trách cơ quan bí mật Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ còn in và phát hành lời kêu gọi đồng bào đứng lên làm cách mạng của cụ Nguyễn Ái Quốc ký năm 1941 và biết rõ rằng cụ vẫn là lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam cho tới ngày nay. Vậy thì Nguyễn Ái Quốc đâu rồi và giờ đây Hồ Chí Minh là ai? Không khỏi có những băn khoăn trong bạn bè chúng tôi và tất nhiên có phần nào cân nhắc hành động. Một ông bạn từ Hà Nội phái vào đã giải đáp thắc mắc kịp thời cho chúng tôi: Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tin vui lan nhanh trên toàn mảnh đất đầu sóng ngọn gió. Tức thì cả rừng tầm vông vạt nhọn tủa lên khắp Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ theo lời kêu gọi của cụ Nguyễn Ái Quốc: “Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng”. Ôi! Những giờ phút nguy nan nhất của một dân tộc và cả những giờ phút vinh quang tột bậc nữa, cần biết bao một ngọn cờ lãnh đạo, cần biết bao một con người tiêu biểu cho toàn dân tin tưởng noi theo, cần biết bao một chủ trương sáng suốt cho triệu người hành động, sẵn sàng nhảy vào nước sôi, lửa bỏng. Những ngày tháng 9/1945, ta đã có con người Hồ Chí Minh vĩ đại như vậy!

    Tháng 9 năm ấy, tôi bắt đầu cuộc đời người lính mặc dầu tôi chưa hề biết bắn súng nói gì đến hiểu biết sơ đẳng nhất về chiến tranh và quân đội. Tôi cầm ngọn tầm vông rồi khẩu súng, làm người lính rồi người chỉ huy vì tôi tâm đắc lời Bác: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”. Tôi nghe lời Bác dạy: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân...” và “Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”. Tôi đã làm theo lời Bác và động viên bạn bè khắp nơi làm như vậy.

    Từ một người dân bị áp bức trở thành người cách mạng, từ một người chính trị trở thành người quân sự không đơn giản chút nào. Thế mà tôi và bạn bè đã quyết định dứt khoát cho sự chuyển hướng của cuộc đời mình chỉ vì tôi và cả đồng đội của tôi trong thời kỳ đó tin vào Bác mà bước đi, nghe lời Bác mà hành động.

    Cho đến năm 1948, chiến trường Nam Bộ đã vững vàng và phát triển thắng lợi. Đã qua rồi những năm sóng gió 1945 - 1946 tưởng chừng như cách mạng phải lùi bước và quân địch lên ngôi. Trong những năm ấy, quân Pháp tăng cường bung ra khỏi Sài Gòn và lần lượt chiếm các tỉnh Nam Bộ. Ta càng nhiều lúng túng, chưa hiểu biết gì về chiến tranh, chưa kịp tổ chức có quy củ, lại bị bọn xấu, bọn cơ hội quấy rối trong những ngày đầu cách mạng thành công, nên tình hình có nhiều khó khăn. Đến nỗi cơ quan lãnh đạo cả Nam Bộ không còn hoạt động, mỗi người một ngả, thậm chí có người còn ra tới Hà Nội để “báo cáo”. Rõ ràng quần chúng nhân dân cách mạng có vai trò quyết định. Cán bộ chiến trường và cơ sở có rất nhiều sáng tạo và vững vàng kiên định. Lòng tin vào lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào chính nghĩa, giương cao ngọn cờ của Bác, nhân dân một lòng hợp lực cùng cán bộ Đảng, cán bộ Việt Minh mà từ tay không gây dựng thành cơ đồ. Từ cuối năm 1946 qua đầu năm 1947, hệ thống tổ chức lãnh đạo từ cơ sở đến tỉnh, khu và toàn Nam Bộ đã được khôi phục, củng cố, các đơn vị chiến đấu từng bước trưởng thành. Đây là sức mạnh của lòng tin yêu lãnh tụ, sức mạnh của nhân dân một khi đã thức tỉnh. Từ năm 1947, chiến tranh du kích đã phát triển rộng và mạnh. Ở Khu 8 Nam Bộ, lúc ấy tôi là Khu trưởng, đã tổ chức ra đơn vị chủ lực đầu tiên cấp tiểu đoàn: Tiểu đoàn 307. Đã có trận đánh tập trung và tiêu diệt như trận Giồng Dứa, trận Mộc Hóa... Trung ương chỉ thị phải có người ra trực tiếp báo cáo tình hình miền Nam. Vì vậy, cần có đoàn cán bộ gồm đủ thành phần quân, dân, chính, từ Đồng Tháp Mười ra Việt Bắc. Tôi được chỉ định làm Trưởng đoàn, tôi vô cùng phấn khởi. Còn gì bằng, trong lúc tình hình chiến trường đang lên, ta có nhiều thắng lợi, tôi lại được gặp Bác Hồ, người mà mình ngưỡng mộ từ lúc mới giác ngộ, được báo cáo với Bác và Trung ương về những ngày gian khổ đã qua, những ấu trĩ vấp váp gặp phải, những thành công đã gặt hái và đặc biệt là tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Bác và Trung ương. Thật tình lúc mới được chỉ định đi, tôi cũng có nhiều băn khoăn, lo nghĩ. Chủ trương của quân khu vừa vạch ra không được tự mình thực hiện vì phải đi vắng, như tổ chức chủ lực mạnh hơn để đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở những trận đánh tiêu diệt lớn hơn, những chiến dịch kết hợp chủ lực và du kích... và đường đi chưa được tổ chức thông suốt, có nhiều gian khổ hiểm nguy. Nhưng lòng mong mỏi được gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh - đồng chí Nguyễn Ái Quốc kính yêu, và được hiểu biết tình hình thực tế cả nước đã thôi thúc tôi và anh em trong đoàn lên đường. Một trung đội vũ trang mạnh đi theo bảo vệ. Tôi trực tiếp điều khiển trinh sát đánh địch, mở đường để đi và nhờ từng địa phương hướng dẫn giúp đỡ. Sáu tháng trường liên tục, ngày đêm đi bộ dọc phía đông dãy Trường Sơn biết bao gian nan, nguy hiểm. Chúng tôi đã lội qua các sông suối đổ mạnh trong mùa mưa lũ, đã vượt qua nhiều ngọn núi cao trên nghìn mét, đã đi dọc các bãi cát nóng bỏng khô cằn, đã chèo thuyền lướt trong đêm tối qua biển Nha Trang, Cam Ranh, đã luồn qua vùng địch giữa các đồn bót chi chít, đã đánh trả phục kích dọc đường... Nhọc nhằn và thiếu thốn, đau ốm, trở ngại, có lúc tưởng không đi được đến nơi. Một lần cả đoàn họp thảo luận nên đi tiếp hay trở lại. Trong đoàn có một linh mục trẻ: Cha Nguyễn Bá Kính, đại biểu cho đồng bào Công giáo yêu nước kháng chiến Nam Bộ. Cha phát biểu: “Tôi muốn được gặp Bác Hồ, con người suốt đời vì dân, vì nước mà đồng bào Công giáo đi theo, để báo cáo công cuộc tham gia kháng chiến của đồng bào. Vì vậy, gian khổ, hiểm nghèo mấy tôi cũng quyết tâm đi tới đích”. Tất cả mọi người đều chung ý nghĩ, biến thành sức mạnh lội suối, trèo đèo, xông pha nguy hiểm. Kẻ địch theo rất sát chúng tôi, phục kích, chặn đầu, truy đuổi, chúng dùng máy bay dội bom và cuối cùng nhảy dù chụp bắt chúng tôi ở vùng tự do Vân Đình, phía tây Hà Nội. Nhưng chúng đã thất bại. Rừng Việt Bắc mênh mông đã đón chào đoàn con từ bưng biền Đồng Tháp. Làm sao tả hết được niềm hạnh phúc của mỗi người khi lần đầu được gặp Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu mà từ lâu tin tưởng. Đó là một buổi sáng đẹp. Mặt trời “niềm nở” xuất hiện. Những tia nắng ban mai ấm áp vừa kịp xuyên qua kẽ lá cây rừng. Đoàn chúng tôi được hướng dẫn lên hội trường để gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đồng chí trong Trung ương, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh.

    Hội trường là một nhà lớn, thoáng, dựng bằng cây rừng, vách nứa và lợp bằng tranh trên một nền đất cứng dưới tàn cây xanh tươi, bên cạnh một con suối nhỏ hiền hòa, nước trong vắt. Chúng tôi hiểu đây là một buổi tiếp chính thức đoàn đại biểu Nam Bộ. Mỗi người đều vuốt lại quần áo ngay thẳng, sửa lại dáng điệu cho nghiêm trang, khi chúng tôi gần đến bậc thềm hội trường thì từ trong đó đi ra một cụ già mảnh khảnh, khỏe và nhanh nhẹn, đầu đã điểm sương, có chòm râu thưa phơ phất. Đồng chí hướng dẫn nói với đoàn đây là Bác Hồ. Tự nhiên, tất cả chúng tôi, không ai bảo ai, đều rảo bước tiến nhanh về phía Bác, vây chặt quanh Bác, lòng tràn đầy xúc động, giống như đàn con đi xa lâu ngày về gặp cha già. Chúng tôi quên cả lễ nghi cần có, ôm lấy Bác, sờ nắn tay Bác, vuốt bộ quần áo nâu cũ trên người Bác như để tìm hiểu tường tận một con người vĩ đại mà từ lâu chỉ tưởng tượng ra đủ mọi điều. Rất giản dị giống như trăm nghìn cụ già Việt Nam bình thường, Bác Hồ đứng đó thật gần gũi, vẻ mặt tươi cười, cặp mắt dịu hiền nhìn từng người chúng tôi trìu mến. Rồi, Bác chỉ tay vào trong nói: Thôi, các chú vào trong này, mọi người đang đợi kìa. Thế là Bác ung dung bước đi và cả chúng tôi đi theo không nói lên được một lời nào. Đúng là có những lúc không cần nói một lời nhưng cả dáng điệu, cặp mắt, từng cử chỉ đã nói lên tất cả, nói rất nhiều mà không lời nào có thể diễn đạt được. Vào đến trong, Bác chỉ tay và giới thiệu: Đây đồng chí Trường Chinh, đây đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên Giáp. Và sau đó đồng chí Vũ Đình Huỳnh giới thiệu tiếp các vị khác... Thật là một cuộc gặp gỡ thắm đượm tình đồng chí, đồng đội, không một kiểu cách nghi thức nào. Sau này, tôi nghe kể nhiều lần Bác tiếp khách, cả khách quốc tế, thường rất linh hoạt, đậm đà tình thân ái, để lại một ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ khó quên cho khách được tiếp, mặc dù có khi phá cả luật ngoại giao. Khi đã về Hà Nội cũng vậy, tôi được thấy Bác tiếp các đoàn Trung Quốc của Lưu Thiếu Kỳ... cùng một phong thái như vậy mà đạt kết quả rất cao trong việc củng cố tình anh em giữa các dân tộc.

   Những ngày ở Việt Bắc, được gặp Bác, được Bác nhận xét về công việc, chỉ dẫn phương pháp cách mạng, nói về đạo đức của một cán bộ, tôi cảm thấy lòng vững tin hơn ở chiến thắng, chí vững bền hơn trước mọi khó khăn. Bác bảo đoàn kết là sức mạnh. Toàn dân đứng dậy thì không kẻ địch nào thắng được. Trên bàn tay có ngón ngắn ngón dài. Triệu người có người thế này thế khác nhưng tất cả đều ít nhiều có lòng ái quốc. Ngay với những người lầm đường, hãy lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Phải độ lượng, quý trọng từng con người. Sông sâu, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được. Ôi! Tình thương người mênh mông của Bác, chính là tính nhân từ truyền thống của dân tộc ta. Nghe Bác nói, nhìn dung nhan Bác, tôi mường tượng đến cốt cách và tinh thần của Nguyễn Trãi “đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

   Bác bảo: Chúng ta, đồng bào ta, không ai muốn chiến tranh. Nhưng kẻ địch tàn bạo bắt ta phải chiến đấu. Ta chiến đấu chỉ vì quyền sống của dân tộc. Vũ khí của địch để giết người, của ta để bảo vệ người, vì nhân, vì nghĩa. Hai nhà tư tưởng của hai thời kỳ Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh lại gặp nhau ở điểm:

   Quyền mưu bản thị dụng trừ gian
   Nhân nghĩa duy trì quốc thể an...

   (Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian
   Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an).

   Sau một thời gian làm việc với các ngành, các cấp, đoàn chúng tôi lại trở về Nam. Trong bữa tiệc của Bác, Trung ương và Chính phủ để chia tay với đoàn tại khu rừng Việt Bắc, chúng tôi rất cảm động trước tình cảm quyến luyến của mọi người. Bác nhìn chúng tôi từng người, trìu mến dặn dò: Các chú phải biết giữ gìn sức khỏe, phải tổ chức hành quân chu đáo, hết sức giúp đỡ nhau, phải giành thắng lợi ngay trong chuyến đi này. Hãy chuyển lời của Bác và Trung ương đến cán bộ và đồng bào Nam Bộ. Với tinh thần quật cường và lực lượng to lớn của dân tộc ta, của Quân đội ta, ta nhất định thắng. Rồi Bác kêu tôi lại, đưa ra một thanh gươm nói: “Bác trao chú thanh gươm quý này, đưa về cho đồng bào Nam Bộ để diệt thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng”. Bác nói ít, khi nào cũng ngắn gọn nhưng chứa đựng rất nhiều. Mỗi lời của Bác là một căn cứ cho niềm tin, sưởi ấm cho mọi tấm lòng.

    Đường về của chúng tôi còn gian nan vất vả hơn khi đi nhiều vì địch đã biết, đã chờ đợi khắp các chặng đường. Lúc này địch đã mở rộng chiếm đóng lên vùng núi rừng Bình Trị Thiên, nên chúng tôi phải đi vòng về phía tây xuyên dãy núi Phong Nha đầy đá tai mèo hiểm trở. Tuy vậy, nếu khi đi lòng mong muốn gặp Bác Hồ đã nung đúc cho chân cứng đá mềm để đi đến nơi thì lúc về, những lời dặn dò của Bác như thúc giục chúng tôi về mau tới chiến trường để giết giặc, giữ dân.

    Những năm 1952 - 1953 là những năm Nam Bộ có nhiều khó khăn gian khổ, đặc biệt là chiến trường miền Đông. Vừa bị bão lụt lớn, nạn đói lan tràn, vừa bị địch đánh phá dữ dội, ta bị thiệt hại nhiều, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ vẫn không ngừng kiên trung chiến đấu. Mỗi khi chúng tôi đến đâu, báo cáo lại với đồng bào, đồng chí về cuộc gặp Bác, những lời Bác dặn thì ở đó có sự động viên, cổ vũ, là một dịp củng cố niềm tin tất thắng và khuấy lên phong trào hành động cách mạng sôi nổi quên mình.

    Suốt những năm chiến tranh, Bác Hồ như có mặt khắp chiến trường, có sẵn trong trái tim mỗi chiến sĩ để củng cố quyết tâm chiến đấu, nâng đỡ, dìu dắt những khi yếu đuối, khắc phục mọi trở ngại khi gặp gian nan. Nhưng thời kỳ khó khăn nhất mà hàng triệu người dân miền Nam xao xuyến là thời kỳ bộ đội miền Nam phải tập kết ra Bắc năm 1954 theo quy định của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Không thể ra lệnh mà được ai đi, ai ở. Anh bộ đội cầm súng chiến đấu chín năm trời những mong thắng lợi để trở về với xóm ấp quê hương, với mẹ già, vợ trẻ. Anh du kích căm thù quân giặc, quyết sống chết bảo vệ bà con làng mạc của mình. Nay hòa bình rồi lại phải xa hàng nghìn cây số, gia đình phân tán, sao mà lưu luyến cả từng bụi trúc, bờ kênh. Còn những người ở lại nữa. Gần chín năm trời sống ngẩng cao đầu, có chính quyền dân chủ, có bộ đội mình, nay sống tay không dưới quyền kẻ địch. Nó phản bội đàn áp thì sao? Hàng triệu con người đứng trước một quyết định không nhỏ: Ở lại và ra đi! Không một mệnh lệnh nào có thể bắt buộc mọi người tuân thủ. Chỉ có Bác Hồ mới giải quyết được. Đây là sự kết hợp của cả khối óc và con tim Bác đã giải thích. Bác đã kêu gọi, Bác nói: “vì lợi ích toàn quốc, lợi ích lâu dài mà tạm thời phải chịu đựng, đó là một điều vẻ vang, toàn quốc đều biết ơn... Tình hình mới, phải có chủ trương mới để tranh lấy thắng lợi mới”. Thế là mọi người nghe theo Bác, phấn khởi và tin tưởng, chấp hành nghiêm chỉnh việc ở và đi.

    Khó khăn chồng chất khó khăn. Hai năm qua rồi mà không có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, ngược với nguyện vọng sâu xa của cả một dân tộc. Mỹ -ngụy lại vô cùng tàn bạo: Bắn giết, tù đày, máy chém, máu chảy đầu rơi. Hàng triệu người từ miền Nam đòi quyền sống, hàng vạn người tập kết từ miền Bắc đòi trả thù. Tất cả sôi sục yêu sách hành động: Máu trả máu, đầu trả đầu! Không có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, uy tín tuyệt đối của Bác Hồ, không thể đợi mãi đến năm 1959 - 1960 mới có Đồng khởi miền Nam và vượt Bến Hải xẻ dọc Trường Sơn về Nam chiến đấu của cán bộ mùa Thu (cán bộ tập kết theo kế hoạch).

    Nếu cuộc chiến tranh chống thực dân cũ rất khó khăn vì ta bắt đầu từ hai bàn tay trắng thì cuộc chiến tranh chống thực dân mới lại ác liệt gấp trăm lần. Lính của địch đông nghẹt đất miền Nam, lại có vũ khí hiện đại giết người hàng loạt. Thủ đoạn của chúng tàn ác, tinh vi hơn, mưu mô quỷ quyệt hơn. Chúng quyết chiếm miền Nam, phá hoại miền Bắc. Dân tộc Việt Nam đứng trước nguy cơ diệt vong, đất nước có nguy cơ “trở về thời đồ đá” như chúng hăm dọa. Nhân dân cả nước nhìn về Hà Nội, hướng về Bác Hồ, Bác đã tỏ rõ ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bác đã hạ quyết tâm “dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”. Bác khẳng định: “Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là chính nghĩa... Đồng bào cả nước hãy tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng. Hãy quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ... Ta nhất định thắng .

    Nghe theo lời Bác, lực lượng vũ trang cũng như nhân dân miền Nam yên tâm, quyết chí, không ngại hy sinh, anh dũng và sáng tạo trong chiến đấu, kiên quyết giành thắng lợi bằng niềm tin tuyệt đối vào Bác Hồ.

    Ngày tôi trở về Nam với cương vị Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Bác Hồ trong bữa cơm tiễn thân mật đã dặn dò đại ý: Địch rất tàn bạo, ỷ là nước đế quốc mạnh nhất, quân đội hiện đại nhất, chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt. Ta là chính nghĩa, ta áp dụng chiến tranh nhân dân cách mạng. Chiến sĩ trong dân, dân là chiến sĩ, địch ở đâu cũng bị đánh, đến đâu cũng gặp quân ta, đi đâu cũng bị đánh. Quân Mỹ dù đông, trang bị dù mạnh nhưng chúng từ xa tới, cái gì cũng lạ, mạnh trở thành yếu. Ta ít, trang bị kém, nhưng lại ở nhà đánh giặc, thạo từ gốc cây bụi cỏ, ở đâu cũng được dân giúp đỡ, yếu trở thành mạnh. Nghe Bác nói, tôi liên tưởng đến vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với chủ trương “lấy đoản binh chế trường trận” mà đánh bại quân Mông - Nguyên - một đội quân mạnh nhất thế giới thời ấy, và tới lúc đó chưa hề nếm mùi thất bại. Một lúc sau, Bác lại bảo: Các chú đã nghiên cứu cách đánh hiện đại của Hồng quân Xôviết, cần nghiên cứu và kết hợp với cách đánh thiên biến vạn hóa của ông cha ta ngày xưa như Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên; Lê Lợi, Nguyễn Trãi thắng quân Minh; Nguyễn Huệ thắng quân Thanh... Phải hết sức sáng tạo về chiến thuật và chiến dịch. Đừng đánh theo cách đánh của chúng mà bắt chúng phải đánh theo cách đánh của ta thì sẽ nắm chắc phần thắng. Cứ bắt Tây cầm đũa ăn cơm với ta, chắc nó sẽ ngồi mà nhìn ta ăn hết món ngon này đến món ngon khác. Nó thua ta thôi. Trong khi ngồi uống nước, Bác nhìn thẳng vào tôi thong thả nói: Dân ta khổ nhiều rồi, bộ đội ta phải chiến đấu lâu dài, ta phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả từng hạt gạo, từng viên đạn. Các chú phải bảo đảm truyền thống của quân đội cách mạng. Lực lượng ta không nhiều nhưng tinh thần cao, chiến sĩ giỏi, chỉ huy và chiến sĩ thương nhau như con một nhà, tất cả là vì dân, vì nước, thì quân địch dù đông và hung hãn, ta cũng sẽ thắng. Hãy mở rộng đoàn kết và bằng mọi cách phát huy tài năng trí tuệ của từng con người. Bác mong nhận được nhiều tin vui.

    Tôi vô cùng xúc động, hứa hẹn đem lời Bác dặn truyền đạt cho mọi người. Sẽ không ai dám làm sai lời Bác, nhưng làm đúng như lời Bác là cả một sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo lớn lao và thường xuyên của cán bộ và chiến sĩ các cấp. Tôi còn nhớ, khi quân Mỹ mới vào Việt Nam năm 1965, tại Bộ Tham mưu Miền, chúng tôi họp với cán bộ tác chiến và chỉ huy đơn vị bàn về cách đánh của quân Mỹ và cách quân ta đánh Mỹ. Đánh quân ngụy có Mỹ cố vấn và chi viện, ta đã có được chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia. Còn từ nay đánh trực tiếp với quân Mỹ chính cống, trang bị hiện đại tận răng thì chiến thuật, chiến dịch phải thế nào để giành phần thắng. Rất nhiều ý kiến bung ra nhưng chưa có cơ sở nào để kết luận. Anh Nguyễn Chí Thanh - Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền phát biểu: “Cứ đánh Mỹ đi tự khắc ta sẽ tìm cách đánh đúng nhất”. Tôi tán thành ngay và sực nhớ Napoleon - nhà quân sự lỗi lạc của nước Pháp cũng từng nói một câu tương tự: “On s’engage et puis on voit” (Lao vào trận đánh và qua đó thấy rõ”). Cuộc họp này Bác Hồ đã biết. Đầu năm 1966, tôi có dịp gặp Bác, Bác nói: “Chú Thanh nói thế là đúng. Đó là khoa học. Các chú đã có một số kinh nghiệm và lý luận, hãy đem kiểm nghiệm nó vào thực tế rồi rút ra kết luận. Sự việc luôn diễn biến đổi mới, phải qua thực tế mà sáng tạo không ngừng”. Bác không bỏ sót một dịp nào để giáo dục cán bộ. Bác nói ngắn gọn, dễ hiểu nhưng rất súc tích, nhiều nội dung. Mỗi lời nói của Bác trở thành những bài học vừa cao sâu, vừa đơn giản, dễ hiểu, vạch ra cho lực lượng vũ trang miền Nam cách tổ chức quân đội, cách đánh và sách lược, chiến lược phải theo. Bác dạy phải bày bố một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc bao vây địch khắp chốn. Ta hoàn toàn chủ động lựa chọn địa điểm, thời cơ, phương pháp tấn công một quân địch đông hơn, trang bị nhiều hơn nhưng ngơ ngác như vào nhà người lạ, buộc địch phải tham chiến trong hoàn cảnh bất lợi, bị động. Bác bảo xây dựng quân đội cách mạng phải mạnh, ít nhưng tinh. Cán bộ và chiến sĩ như ruột thịt, xả thân vì nước, phải phát huy tài năng và trí tuệ của mỗi người, phải luôn luôn dũng cảm và sáng tạo. Làm tướng cách mạng phải có đạo đức: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân nghĩa đứng hàng đầu. Phải quý trọng từng con người, ngay với kẻ địch phải lấy lòng nhân mà cảm hóa họ. Tất cả những trận đánh thắng oanh liệt, tất cả những thành tích đạt được của lực lượng vũ trang miền Nam là nhờ Bác mà có, do Bác chỉ dạy phương hướng, phương châm để tự suy nghĩ và hành động. Khi quân Mỹ đã tham chiến được khoảng một năm, Bác nói với chúng tôi, những cán bộ thực hiện rằng, Mỹ rất ngoan cố, chúng có tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng ta nhất định phải thắng chúng, không phải thắng kiểu thông thường của chiến tranh là diệt triệt để quân đội chúng, điều đó khó, mà là phải đuổi hết chúng ra khỏi đất nước ta để tính đến ngụy, điều này phức tạp đấy, nhưng chắc chắn làm được. Phải thắng chúng bằng cả chính trị, quân sự, ngoại giao... Không những trên chiến trường Việt Nam mà cả trên chính trường thế giới, ngay cả ở nước Mỹ nữa. Cách đánh quân sự phải thật đau nhằm mục tiêu ấy. Mỹ phải rút thì ngụy nhất định đổ. Với sự chỉ dẫn đó, lực lượng vũ trang miền Nam đã đánh địch bằng mọi cách, từ từng chiến sĩ một, đến cả trăm đơn vị lớn, từ vùng rừng rậm sình lầy đến vùng dân cư đô thị, từ từng trận chiến đấu, từng chiến dịch đến hàng loạt trận chiến đấu, chiến dịch trong cùng một lúc trên toàn bộ chiến trường, như Tết Mậu Thân, như Xuân 1975. Đối với quân ngụy, Bác chỉ ra rằng, không phải tất cả đều phản bội Tổ quốc, phản bội giống nòi mà họ có cả trăm nghìn nguồn gốc khác nhau. Rộng lượng và nhân ái, dũng cảm và kiên trì, vì chính nghĩa, dân tộc ta nhất định sẽ thắng và hòa bình, đoàn kết xây dựng đất nước.

    Tiếc rằng ngày toàn thắng không còn có Bác để quân và dân Việt Nam ta được báo cáo với Bác. Tư tưởng, trí tuệ và lòng nhân ái của Bác đã được thực hiện nghiêm chỉnh và sáng tạo. Ngồi vào chiếc thuyền do Bác cầm lái sao mà vững vàng thế, cả những khi bão to, sóng lớn. Mỗi thủy thủ trên tàu cảm thấy tự tin, hoàn toàn tự do phát huy sáng tạo theo hiệu lệnh thống nhất để chiến thắng. Mỗi người đều thấy trách nhiệm của mình, đều đem hết tài năng phục vụ và tự hào rằng trong thắng lợi vĩ đại có một chút công sức nhỏ bé của mình. Đã 20 năm xa Bác, nhân dân có lúc nào không nhớ Bác. Nhất là hiện nay, ta đang gặp nhiều khó khăn: Đất nước đang khủng hoảng nhiều mặt, nhân dân đương gay go trong đời sống và sản xuất. Điều này hẳn Bác đã thấy rõ lúc Bác còn sống. Trong Di chúc của Bác viết từ năm 1965 cho đến năm 1969, Bác đã dặn dò: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”. Chúng ta không làm đúng theo Di chúc ấy, chạy theo kế hoạch viển vông, duy ý chí, phạm phải nhiều khuyết điểm sai lầm.

    Trong Di chúc của Bác, có đoạn viết: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất...”.

    Đoạn này cũng như trong đoạn Bác viết rất cụ thể về công việc đối với con người: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...)... Đối với các liệt sĩ... Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ)... phụ nữ đảm đang... những nạn nhân chế độ xã hội cũ...” đã chứng tỏ tấm lòng cao cả và ý sâu chiến lược xây dựng đất nước của Bác. Thật giống như Trần Quốc Tuấn, sau ba lần anh hùng thắng quân Nguyên đã khuyên vua Trần đừng tu sửa cung điện vội mà lo cho dân trước “chúng chí thành thành”, tức là ý chí của dân là bức thành kiên cố, bức thành đó mới cần sửa chữa ngay.

    Rõ ràng việc giải phóng nước nhà trong chiến tranh cũng như việc xây dựng lại đất nước sau hòa bình, Bác luôn dạy dỗ và thực hiện: “Nước lấy dân làm gốc”. Ngay từ lúc còn trong những ngày chiến đấu gay go, Bác đã lo đến tương lai đất nước, vận mệnh của dân tộc nên trong Di chúc, Bác dặn rất kỹ về công việc hàn gắn vết thương nghiêm trọng của chiến tranh, việc lo cho con người, lo cho các tầng lớp nhân dân, miễn thuế cho nông dân đỡ khổ... Và cũng giống y như Nguyễn Trãi: “Phải coi chừng mối họa loạn, có khi do yên ổn mà nên. Phải đón ngăn ý kiêu xa, có khi do sung sướng mà đến”. Bác dặn việc trước tiên là củng cố lại Đảng.

    Bác viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Sao mà Bác sáng suốt thế. Mỗi người, trước khi lên đường đi xa hẳn phải kiểm lại sức khỏe, xốc lại hành trang của mình, huống gì sắp bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một đất nước lạc hậu đã bị 30 năm chiến tranh tàn phá. Một đảng lãnh đạo đã chiến thắng vang dội, đã nắm chính quyền trong cả nước cần chỉnh đốn lại cho trong sạch, vững mạnh để một lòng vì dân vì nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, xứng đáng do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện.

    Bác Hồ vô vàn kính yêu của dân tộc suốt đời lo cho dân, cho nước. Lúc mất đi vẫn để lại một Di chúc hết sức quan trọng, được viết kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm trong 5 năm ròng, đến bây giờ nhân dân ta đã được biết trọn vẹn.

    Hai mươi năm đã trôi qua trong đó có 15 năm xây dựng một Tổ quốc thống nhất, ta càng thấy nội dung Di chúc đúng đắn biết bao đối với đời sống đất nước, dân tộc sau chiến thắng.

    Cả thế hệ của chúng tôi đã đi theo Bác, làm theo Bác, nên đã đóng góp một phần vào lịch sử oanh liệt của dân ta, giải phóng nước ta. Ngày nay, chấp hành nghiêm chỉnh Di chúc của Bác, toàn dân ra sức xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng theo đường lối đổi mới do Đảng đề xướng là đi đúng theo con đường mà Bác Hồ đã vạch ra lúc sinh thời. Bác sẽ sống mãi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.

                                                                                   
Tháng 5/1989
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #126 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 10:55:03 am »

HAI THỜI KỲ, HAI LỜI DẶN CỦA BÁC


    Năm 1948, tôi làm Trưởng đoàn quân - dân - chính Nam Bộ từ Đồng Tháp Mười ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Trung ương và Bác. Khi trở về, Trung ương và Bác đã chiêu đãi phái đoàn. Trong buổi chiêu đãi, Bác trao cho tôi một thanh gươm quý, biểu tượng cho vũ trang và nói: Toàn dân đứng dậy thì không kẻ địch nào thắng được. Đoàn kết là sức mạnh. Bác trao chú thanh gươm quý này, đưa về cho đồng bào Nam Bộ để diệt thù. Chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào cũng bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng.

    Năm 1963, tôi là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được chỉ định về Nam làm Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam khi Mỹ tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”. Bác kêu lại nhà và đãi một bữa cơm tiễn đưa đơn giản, nhưng thân tình. Bác trao cho tôi một hộp thuốc xì gà Cuba do Fidel gửi tặng Bác và bảo: Đưa về biếu cho các chú để biết thêm rằng, ta có sự ủng hộ của bè bạn và nhân dân thế giới, vì ta là chính nghĩa, ta có sự đoàn kết toàn dân và cả đoàn kết quốc tế, đoàn kết khi nào cũng là sức mạnh. Mỹ là một đế quốc giàu, có tiềm năng quân sự, rất ngoan cố và tàn bạo. Chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt, ta sẽ phải hy sinh nhiều, nhưng ta phải thắng vì ta không muốn làm nô lệ mất nước. Ta phải thắng bằng cả quân sự, chính trị, ngoại giao... Ta phải đánh thế nào để đuổi hết quân Mỹ xâm lược về nước để ta thanh toán quân ngụy bán nước. Nước Việt Nam nhất định độc lập, thống nhất.

    Hai thời kỳ, hai kẻ thù. Tư tưởng Bác rõ ràng: Đoàn kết toàn dân là sức mạnh. Phải hiểu địch, hiểu ta, phải biết cách đánh và biết thắng. Việt Nam phải độc lập và thống nhất.

    Sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương về cách mạng miền Nam thì Bộ Chính trị quyết định cho cán bộ miền Nam lần lượt về Nam chiến đấu. Tôi là Phó Tổng Tham mưu trưởng, được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức huấn luyện và việc hành quân về Nam từ năm 1959 cho đến năm 1963 khi bản thân tôi cũng về Nam. Ngay từ đoàn đầu tiên chỉ gồm 25 đồng chí cán bộ quân sự do Trung tá Tăng Thiên Kim chỉ huy, Bác đến thăm khi liên hoan lên đường. Bác hỏi sức khỏe từng đồng chí, hỏi việc học tập, kế hoạch hành quân và dặn dò cách bảo đảm đi đến nơi về đến chốn. Và các đoàn về sau, trừ lúc Bác đi vắng hay quá bận, còn thường thì Bác vẫn đến thăm và dặn dò trước khi lên đường. Bác không nói nhiều nhưng mọi người thấy ở Bác một tình cảm sâu đậm của một người cha, người thầy, người chỉ huy, người lãnh đạo, một tình yêu thương đồng chí, một sự lo lắng chu đáo đối với nửa nước còn lại chưa được giải phóng, với đồng bào miền Nam còn bị đau khổ. Thực sự Bác đã truyền niềm tin chắc thắng cho từng người, nung sôi ý chí và quyết tâm vì nhân dân mà hy sinh, vì nhiệm vụ mà bất chấp gian lao, khổ cực.

    Mỗi lời của Bác là một lời non sông Tổ quốc vọng lại, hình ảnh thân thương của Bác trong mỗi trái tim chiến sĩ, an ủi lúc khó khăn, khuyến khích khi thắng lợi.

    Bác không những lo cho các đoàn quân mà còn lo phương tiện cho họ chiến đấu. Đường 559 Trường Sơn cũng như Đường 759 trên Biển Đông thực sự là đường Hồ Chí Minh chiến lược vì Bác hết sức chú ý. Những năm đầu hình thành hai con đường này, tôi được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức nên Bác hay kêu tôi báo cáo từng chặng đường, từng giai đoạn. Mỗi người gùi trên lưng bao nhiêu vũ khí, lương thực khi còn đường mòn đi bộ, mỗi xe đạp thồ được mấy trăm ký hàng. Cả mỗi chuyến tàu chở vũ khí vào Nam, Bác cũng đến thăm, khuyến khích và đánh giá việc thành công. Căn cứ tàu, lúc đầu giữ bí mật cao, tại Đồ Sơn, Bác cũng đã đến thăm và chỉ dạy.

    Tấm lòng bao la của Bác lo cả đất nước, miền Bắc cũng như miền Nam, lại còn lo cho những vấn đề cụ thể, từng vấn đề chiến lược, từng đơn vị vũ trang.

    Trong các năm 1956, 1957, 1958, khi nghe báo cáo về tình hình miền Nam, nhân dân bị khủng bố, bị bắt tù đày, bị nhốt vào khu trù mật, Bác đã khóc.

    Năm 1962 - 1963, khi nghe báo cáo tình hình miền Nam, nhân dân bị dồn ép trong các ấp chiến lược, chịu đựng các đợt càn quét trên bộ lẫn trực thăng, Bác đã khóc.

    Ở Bác, biểu hiện lòng nhân ái, thương yêu nhân dân, yêu thương bộ đội, chiến sĩ.

    Ở Bác, biểu hiện tình đoàn kết với nhân dân và bè bạn quốc tế.

    Ở Bác, biểu hiện của một con người yêu chuộng hòa bình. Người luôn tìm mọi cách để gìn giữ hòa bình, chiến tranh chỉ là bắt buộc phải làm, không còn cách nào khác. Và khi đã chiến tranh ta buộc phải thắng để lập lại hòa bình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #127 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 11:05:28 am »

TỔNG TƯ LỆNH BIẾT QUÝ TỪNG GIỌT MÁU MỖI CHIẾN BINH 
(Về Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp)



    Võ Nguyên Giáp đã trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc trên lĩnh vực quân sự trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới suốt thế kỷ XX chống thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới. Đồng thời, Võ Nguyên Giáp còn là một trong những gương mặt sáng ngời của nền văn hóa Việt Nam. Nói và viết về Võ Nguyên Giáp cũng như về bất cứ nhân vật lịch sử nào khác, chúng ta phải hết sức trung thực kẻo con cháu mai sau hiểu sai hôm nay và hôm qua.

    Trước hết, tôi nghĩ rằng, không nên gọi Võ Nguyên Giáp là Đại tướng. Gọi “Đại tướng” không có gì sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ rất khăng khít của Võ Nguyên Giáp với toàn quân. Nên gọi: Tổng Tư lệnh hoặc anh Văn.

    Gọi “Tổng Tư lệnh” là gọi một cách trang trọng. Từ đầu kháng chiến chống Pháp, anh Văn đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng cử làm Bí thư Trung ương Quân ủy (về sau, lần lượt gọi là Bí thư Tổng Quân ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương) và được Bác Hồ thay mặt Chính phủ cử giữ chức Tổng Chỉ huy (vài ba năm sau, đổi thành Tổng Tư lệnh). Anh Văn đã đứng vững ở cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương và cương vị Tổng Tư lệnh để chỉ huy tất cả chính ủy, các tư lệnh và các tướng suốt hai cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, đứng đầu là Bác Hồ và sau này là anh Ba Duẩn. Vì vậy, nếu muốn gọi Võ Nguyên Giáp một cách trang trọng theo chức vị, tôi cho rằng gọi Tổng Tư lệnh là đúng hơn cả. Bác Hồ là Tổng Tư lệnh cao nhất của cách mạng giải phóng dân tộc. Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

   Còn gọi “anh Văn” là gọi một cách thân mật. Hai chữ “anh Văn” vừa nói lên vai trò “anh cả” của Võ Nguyên Giáp trong quân đội vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của Võ Nguyên Giáp đối với toàn quân và giới trí thức cũng như giới văn nghệ sĩ.

   Vấn đề lớn thứ hai về anh Văn là toàn quân từ các anh Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Hoàng Cầm, Đồng Văn Cống đến những người lính bình thường, ai nấy đều đặc biệt yêu mến Võ Nguyên Giáp.

   Phải công nhận một thực tế, anh Văn có hạnh phúc lớn là được hưởng niềm yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân. Nói một cách khác, trong toàn quân, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người giữ được uy tín gần như tuyệt đối từ ngày thành lập quân đội cuối tháng Chạp năm 1944 đến suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua và kể cả cho đến hôm nay.

   Tôi còn biết nhiều anh chị em trí thức và văn nghệ sĩ danh tiếng cũng hết sức quý trọng Võ Nguyên Giáp. Giáo sư Tôn Thất Tùng, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước chẳng hạn. Tiếc rằng ba nhân vật tài giỏi và mẫu mực này đã mất...

   Vấn đề lớn thứ ba, nhiều ý kiến có tầm nhìn xa trông rộng, sắc sảo và độc đáo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ về chiến lược quân sự và chiến thuật quân sự cần được giới sử học nghiên cứu thật công khai, thật công bằng và thật công tâm.

   Về phần mình, suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thấy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự, tôi chỉ thấy anh Văn đi những nước cờ bậc thầy vây hãm và tiến công quân địch!

   Vấn đề lớn thứ tư, Võ Nguyên Giáp là một Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh.

   Trong cuộc đời Tổng Tư lệnh của mình, Võ Nguyên Giáp luôn luôn thực hiện một trong những quan điểm cốt tử của chiến tranh chính nghĩa: Dứt khoát phải giành bằng được chiến thắng với hiệu quả cao nhất nhưng phải đi đôi với hạn chế cao nhất sự hy sinh xương máu của tướng sĩ.

   Anh Văn đã kiên nhẫn và kiên quyết đấu tranh cho quan điểm cốt tử đó. Chính tinh thần kiên nhẫn và kiên quyết bảo vệ quan điểm cốt tử này càng làm cho anh Văn xứng đáng là người “anh cả” của toàn quân, càng làm cho anh Văn trở thành “một cây đa rợp bóng mát tình yêu thương đồng đội”.

    Tôi muốn nói rõ thêm ý kiến của mình:

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng vừa qua đã ghi nhận vô số sáng tạo trên lĩnh vực quân sự của quân và dân ta. Nhưng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng vừa qua cũng ghi nhận một số bài học lịch sử vô cùng đau xót về vấn đề bảo toàn tính mạng và xương máu chiến sĩ. Có những trường hợp, chiến thắng tuy lớn hoặc rất lớn nhưng xương máu bộ đội bị mất mát quá nhiều. Những trường hợp này, nếu thực hiện cách đánh thận trọng hơn theo quan điểm của anh Văn thì chắc chắn số lượng thương binh và tử sĩ sẽ ít hơn và vì thế, chiến thắng sẽ lớn hơn nữa.

    Vấn đề lớn thứ năm, Võ Nguyên Giáp là một con người bao dung và độ lượng.

    Trong những giai đoạn quyết liệt bậc nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bao giờ cũng đứng vững ở quan điểm cốt tử nói trên. Nhưng buồn bực biết bao, vì những lý do nào đó, sự kiên định và sáng suốt này đã bị một vài người hiểu lầm là đồng nghĩa với sự nhút nhát và thiếu tinh thần cách mạng tiến công (!). Tuy nhiên, điều đáng kính phục hơn nơi anh Văn là trong quan hệ với những người hiểu lầm mình, anh vẫn tiếp tục cư xử một cách nhã nhặn và bình thản!

    Là cán bộ cấp dưới của anh Văn, tôi luôn thấy anh Văn nói về cái tốt, cái đúng của đồng đội, đồng thời chưa bao giờ thấy anh Võ Nguyên Giáp thanh minh một vấn đề nào về bản thân mình. Với Võ Nguyên Giáp, bất cứ công tác nào mà cách mạng trao phó cho anh, anh đều hoàn thành chu đáo.

    Năm vấn đề lớn trên đây góp phần thể hiện tầm vóc “đại thụ” của Võ Nguyên Giáp. Cần nghiên cứu cặn kẽ những sự thật lịch sử đó để có thêm chất liệu góp phần khắc họa chân xác hình ảnh nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp...



-----------------------------------------------------------------
Bài viết được trích từ bài báo “Tổng Tư lệnh biết quý từng giọt máu mỗi chiến binh” của nhà báo Nhật Hoa Khanh trong cuộc phỏng vấn Thượng tướng Trần Văn Trà năm 1992 và được đăng trên Báo Kiến trúc & Đời sống.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #128 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 11:08:37 am »

LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI
(Về Luật sư Nguyễn Hữu Thọ)



    Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX là lịch sử giải phóng dân tộc. Cả một dân tộc vùng dậy, sôi nổi như triều dâng, ầm ầm như bão tố, quét sạch mọi thế lực phản động, đập tan ách nô lệ thực dân, viết lên những trang sử hào hùng, dựng nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự dân chủ để đi đến công bằng, hạnh phúc.

   Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều gắn mình vào dòng lịch sử oanh liệt ấy, mỗi người một vị trí, hợp thành bức tường đồng kiên cố của Tổ quốc, không một sức mạnh nào lay chuyển nổi. Trong dòng lịch sử ấy nổi lên một ngọn cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng năm cánh và một cái tên: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Gắn liền với Mặt trận là tên tuổi không phai mờ của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận.

   Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sinh ra từ phong trào Đồng khởi thắng lợi vang dội của nhân dân miền Nam những năm 1959 - 1960, và tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử vận động và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân từ nông thôn đến thành thị, vì mục đích chính nghĩa giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Không những trong nước mà cả ngoài nước, uy tín của Mặt trận lan nhanh ngày càng lên cao trong suốt 15 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ vô cùng gay go, ác liệt. Ngọn cờ Mặt trận đã giương cao ở nhiều thủ đô các nước trên thế giới. Người đứng đầu Mặt trận, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - một nhà trí thức yêu nước chân chính, một chiến sĩ cách mạng đấu tranh kiên cường trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nổi tiếng trong nhân dân cả nước Việt Nam và trong nhân dân các nước trên thế giới.

   Có thể nói nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng đã sản sinh ra người con trung thành, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã rèn luyện và tạo ra uy tín lớn lao ngang tầm với vai trò lịch sử của mình. Đồng thời, con người của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ với tên tuổi và đức độ của mình đã làm cho thanh thế của Mặt trận nâng cao và vang xa khắp bốn phương. Thời thế đã tạo nên người anh hùng và người anh hùng cũng xây nên thời thế.

    Phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đấu tranh để sống còn và tự do dân chủ, cơ hồ bị dập tắt trong máu vào những năm 1958 - 1959, khi mà Mỹ -Diệm đưa lên tột cùng việc “tố cộng, diệt cộng” dã man và quái gở, lê máy chém đi khắp nông thôn, chém đầu bất cứ ai có tư tưởng chống lại chúng. Nhưng nhân dân miền Nam vốn có truyền thống lâu đời đấu tranh bất khuất, không còn sống nổi dưới chế độ phátxít, cõng rắn cắn gà nhà, đã nổi dậy khởi nghĩa từng phần, chiếm chính quyền ở cơ sở thành công vang dội sau khi được lãnh đạo kịp thời và đúng đắn của Nghị quyết 15, Trung ương Đảng và trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam. Các đoàn thể cách mạng của nhân dân khắp thành thị và nông thôn được tổ chức và lớn mạnh nhanh chóng. Yêu cầu của cách mạng đòi hỏi phải tập hợp rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân yêu nước thành sức mạnh dời non lấp biển để giành thắng lợi triệt để.

    Theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” và chủ trương sáng tạo của Người về Mặt trận dân tộc thống nhất, Trung ương Cục miền Nam đã thành lập ra một Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm tập hợp mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội, mọi tôn giáo, đảng phái, nhân sĩ yêu nước vì mục đích chung “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Vì vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960. Mặt trận được thành lập đúng lúc, nhưng ai là người đứng đầu lãnh trách nhiệm lịch sử thực hiện được đầy đủ tôn chỉ, mục đích, quy tụ được tối đa trí thức, công nhân, lao động ở thành thị, nông thôn, địa chủ yêu nước ở nông thôn, các tầng lớp giáo dân bất cứ tôn giáo nào và cả trong và ngoài nước, càng thêm bạn, càng bớt thù. Đâu phải bất kỳ ai đều có thể làm được, mặc dù có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Vai trò cá nhân trong lịch sử từ xưa đã rõ. Lịch sử đã tạo ra những con người, nhưng chính những con người, mỗi người một vị trí phù hợp đã làm nên lịch sử. Đảng không bao giờ tự tiện đặt để, tất cả nhân dân không thừa nhận thì công việc không thể thành công. Chính vì vậy mà Trung ương Cục, người có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam cho đến thành công, phải cân nhắc mọi lẽ, tìm con người thích hợp nhất mà nhân dân chấp nhận: Đó là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng Luật sư Thọ lúc ấy lại đang bị giam cầm ở một nơi xa xôi nào đó. Mặc, thà vị trí chủ tịch còn để trống trong ngày thành lập, phải đón cho được Luật sư về nhận vai trò lịch sử của mình. Đây là vì thành công của cách mạng.

    Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã nổi tiếng và được đồng bào yêu mến khi đứng ra biện hộ tại tòa án thực dân cho những người bị ức hiếp và dũng cảm bênh vực những người yêu nước kháng chiến bị thực dân bắt và đưa ra xử. Năm 1950, Luật sư thực sự là ngọn cờ đấu tranh của các giới trong phong trào Trần Văn Ơn và phong trào chống Mỹ tại Sài Gòn. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm cả giới trí thức lúc ấy đều công nhận Luật sư là tiêu biểu cho tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam. Học luật tại Pháp, tiếp thu tinh thần “Tự do, bình đẳng, bác ái” của Pháp, Luật sư đã kịch liệt chống lại chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Cho là “phần tử nguy hiểm”, chúng đã bắt Luật sư đày đi xa ra tận Mường Tè, thuộc tỉnh Lai Châu.

    Sau Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Pháp buộc phải trả tự do cho Luật sư. Lập tức Luật sư đứng ra thành lập Phong trào Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn được giới trí thức và quần chúng tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh. Phong trào đòi chính quyền Sài Gòn và Pháp phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, trao trả tù binh, thực hiện dân sinh, dân chủ. Phong trào còn ra tờ báo Hòa bình, vận động quần chúng. Ngày 01/8/1954, phong trào lãnh đạo một cuộc biểu tình lớn ở Sài Gòn, phản đối chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, trả thù những người kháng chiến cũ. Ngày 15/11/1954, chúng lại bắt Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cùng một số người khác của phong trào, nhưng không dám đưa ra xử mà lại đày Luật sư ra Hải Phòng. Một phong trào quần chúng rộng rãi đòi trả tự do cho Luật sư nổ ra không những ở Sài Gòn - Chợ Lớn mà cả ở một số tỉnh Nam Bộ. Chính quyền Sài Gòn buộc phải nhượng bộ, thả Luật sư tại Hải Phòng nhưng Luật sư đấu tranh đòi chúng phải thả mình ngay tại Sài Gòn. Nhờ có sự can thiệp của Ủy ban Giám sát và Kiểm soát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ tại Việt Nam nên máy bay Pháp phải đưa Luật sư về Sài Gòn. Nhưng máy bay vừa hạ cánh ở Tân Sơn Nhất thì ngụy Sài Gòn lại bắt Luật sư đưa ra quản thúc ở Tuy Hòa (Trung Bộ) nhằm giam hãm suốt đời một nhân vật mà bọn phản dân hại nước sợ hãi còn hơn cú vọ sợ ánh sáng mặt trời.

    Trung ương Cục đã có một quyết định sáng suốt: Phải giải thoát Luật sư Nguyễn Hữu Thọ khỏi nanh vuốt bọn phản động, trước khi bọn chúng ra tay hãm hại. Một số cán bộ được chỉ định, một đại đội vũ trang mạnh được thành lập và Tỉnh ủy địa phương (Phú Yên) phải chịu trách nhiệm tổ chức kế hoạch. Bao nhiêu khó khăn gian khổ, hai lần thất bại, hai liên lạc bị bắt, hai chiến sĩ bị hy sinh, lần thứ ba, có sự kết hợp, nỗ lực của bộ phận giải thoát và của chính bản thân Luật sư mới thành công mỹ mãn. Đường đi từ Phú Yên về đến căn cứ Trung ương Cục ở Bắc Tây Ninh chưa được tổ chức, phải vượt bao núi non, sông suối, ăn bụi nằm rừng, chống địch còn phải chống cả đói rét bệnh tật, thế mà một trí thức tuổi đã lớn, xưa nay ở đô thị với cương vị xã hội cao, đã vượt qua tất cả, hân hoan chia sẻ mọi gian truân như các chiến sĩ của đơn vị vũ trang để về tới đích. Đó là ý chí của con người yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

    Cuối năm 1961, về đến căn cứ và sau một thời gian ngắn lấy lại sức khỏe, Luật sư đã cùng các vị trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt tay chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất vào ngày 16/02/1962. Đại hội chính thức đã nhất trí bầu Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Được sự chủ trì của Chủ tịch, Mặt trận phát triển nhanh và mạnh, phong trào cách mạng ngày càng giành thắng lợi lớn lao. Năm 1969, khi Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để thay thế chức năng chính quyền nhân dân mà lâu nay Mặt trận Dân tộc Giải phóng đảm nhận, theo sự tín nhiệm của nhân dân, thì Luật sư Nguyễn Hữu Thọ lại được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam bầu kiêm luôn chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cho tới ngày toàn thắng.

    Đất nước đã độc lập, thống nhất, thanh bình và xây dựng cuộc sống đi lên. Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ lại được nhân dân toàn quốc bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, rồi Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Một con người đã gắn cuộc sống và sự nghiệp của mình với một giai đoạn lịch sử oanh liệt của dân tộc, đã trải qua hai thời kỳ chiến tranh và hòa bình, tham gia hai cuộc cách mạng: Giai đoạn cuối cách mạng dân tộc dân chủ và giai đoạn đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Một con người được nhân dân yêu mến, được thế giới biết tiếng và nể trọng, được kẻ thù lo sợ nhưng khâm phục. Con người ấy rất hiền hòa, dễ gần gũi, rất thương yêu nhân dân...

    Cán bộ, chiến sĩ Quân giải phóng trong các lần gặp Chủ tịch và đơn vị đi theo Chủ tịch bảo vệ và phục vụ đã để ý người Chủ tịch Mặt trận Giải phóng: Con người rất bình dị, dễ gần gũi, vui vẻ, lạc quan, khi gần ai cũng thấy dễ chịu, chưa bao giờ nghe ông phiền trách ai về vấn đề gì. Rất hiền hòa nhưng rất can đảm. Mỗi lần địch đổ bộ trực thăng bên cạnh hay phi cơ địch oanh tạc, bao giờ cán bộ bảo vệ cũng thúc giục Chủ tịch xuống hầm núp hoặc di chuyển nhanh. Chủ tịch muốn nhìn thấy tận mặt kẻ địch và cười bảo: “Ta đánh Mỹ thì phải thấy mặt bọn Mỹ hành động ra sao và tiến hành oanh tạc như thế nào mới biết mà đánh Mỹ chứ”.

    Cuộc đời của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ thật là trong sáng, trọn vẹn, một lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng đến cùng. Nhưng Chủ tịch cũng có một điều ân hận, chỉ một điều thôi, khi Chủ tịch trả lời câu hỏi: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch có điều gì ân hận không?, Chủ tịch trả lời: “Có, có một điều tôi ân hận và tiếc mãi là suốt cuộc đời hoạt động của mình, tôi chưa một lần được gặp Bác Hồ, người mà tôi hết sức kính trọng, ngưỡng mộ và biết ơn. Chính Bác Hồ là động lực giúp tôi lựa chọn và con đường đi với nhân dân lao động làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa... Tầm nhìn xa, trông rộng, tấm lòng và tình cảm ưu ái của Bác Hồ để lại một ấn tượng sâu sắc không phai mờ trong trái tim tôi”.

    Cái ân hận của Chủ tịch cũng là đại diện cho đa số nhân dân miền Nam ân hận chưa được gặp Bác Hồ. Nhưng chính Bác Hồ cũng ân hận chưa được vào tận miền Nam trong những năm khói lửa chiến tranh để trực tiếp nhìn núi, sông, cây cỏ, nhìn và thăm hỏi đồng bào miền Nam đang chiến đấu sống còn cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Khi Bác còn khỏe, trước năm 1969, Bác đã nhiều lần chuẩn bị thực sự để vào tận miền Nam, tự đánh giá tình hình, tự mình nhìn thấy tận mắt cuộc đấu tranh không tiếc máu xương của đồng bào miền Nam ruột thịt (phương châm của Bác luôn luôn là đi đến tận nơi, nhìn tận mắt, nghiên cứu tại chỗ, thực tế và chính quan mà!). Nhưng Bộ Chính trị Đảng ta không đồng ý vì không dám mạo hiểm bởi “Việt Nam chỉ có một lãnh tụ, chỉ có một Bác Hồ”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5047



« Trả lời #129 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2023, 11:10:10 am »

VÀI KỶ NIỆM VỀ NGƯỜI CON GÁI KIÊN CƯỜNG CỦA BẾN TRE:
CHỊ NGUYỄN THỊ ĐỊNH



    Tôi gặp chị lần đầu tiên ngay trên đất Bến Tre, quê hương của chị vào cuối năm 1946 tại căn cứ kháng chiến của tỉnh, rừng Thạnh Phú nổi tiếng trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Chị ở trong một chòi lá vừa mới dựng để chứa vũ khí nhẹ bộ binh, lựu đạn, chất nổ... và một số tài liệu mà chị vừa vượt biển đưa về trên một chiếc ghe ngụy trang từ miền Nam Trung Bộ. Tuy tôi và chị chưa hề biết nhau từ trước nhưng khi gặp mặt chúng tôi vô cùng vui mừng và xúc động như gặp người thân lâu ngày xa cách. Chị vui mừng vì đã gặp được tôi, Khu trưởng Khu 8 Nam Bộ lúc ấy, mà chị phải trao vũ khí và tài liệu tận tay theo lệnh của trên. Như vậy là khâu chót của một nhiệm vụ nặng nề và anh dũng của chị đã hoàn tất trọn vẹn. Có gì vui sướng bằng việc hoàn thành thắng lợi một trách nhiệm kháng chiến cứu nước đầy gian khổ, hiểm nguy có thể hy sinh cả tính mệnh mình. Còn tôi xiết bao xúc động khi được gặp người con gái anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình vì nhiệm vụ của Tổ quốc, của nhân dân. Lúc ấy, chị còn trẻ lắm, mới 26 tuổi đời tươi đẹp, khỏe mạnh, hồn nhiên, nước da ngăm đen, có vẻ vì nhuộm màu nắng gió biển khơi. Tôi càng cảm kích vì biết chị đã từng tham gia cách mạng sớm, từng bị tù tội bởi thực dân Pháp trước Cách mạng Tháng Tám và chồng chị là một người cộng sản trung kiên đã hy sinh ở Côn Đảo. Tôi vui mừng nhận số vũ khí đạn dược mà chị đã cùng với số anh em từ miền Nam Trung Bộ mất bao công lao nguy hiểm mới đưa được đến Nam Bộ đang hồi cần thiết. Cuộc kháng chiến ở Khu 8 cũng như Nam Bộ mới vừa được củng cố, cả hệ thống lãnh đạo và lực lượng chiến đấu, ngay từ sau Hiệp ước 6/3, đang “thiếu đói” súng đạn, dù giàu lòng yêu nước và tràn đầy ý chí diệt thù. Đây là món quà vô cùng quý giá từ Trung ương, của Bác gửi cho đồng bào Nam Bộ lần đầu tiên tới tay chiến sĩ. Đây thật sự là mệnh lệnh của Tổ quốc, là “gươm báu trao tay” của vị Chủ tịch, cha già dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của toàn dân kháng chiến. Có thể nói, chị đã thành công trong một chuyến tải vũ khí mạo hiểm để tăng cường đúng lúc sức mạnh vật chất cho kháng chiến Nam Bộ nhưng cái quý giá hơn nữa là tin này đưa ra là cả một sự động viên tinh thần rất lớn đối với đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ trong những ngày gian khổ khó khăn hồi ấy. Cái tên chị Ba Định, một người con gái Bến Tre đã được cán bộ và chiến sĩ, bộ đội Khu 8 biết lần đầu tiên khi được nhận những khẩu súng, những viên đạn Trung ương gửi vào năm đó.

    Cả ngày và đêm sau, trong khi tổ chức việc vận tải và phân phối vũ khí cho các đơn vị, tôi tranh thủ hỏi chuyện chị về Bác Hồ, về tình hình miền Bắc, về chuyến đi gian lao của chị. Chị kể chuyện mà mắt cứ sáng lên rạng rỡ: Bác Hồ hay lắm, tới thăm chúng tôi ngay tận nơi ở. Người dong dỏng cao, tóc hoa râm, nhưng dáng đi thoăn thoắt nhanh nhẹn, còn khỏe lắm. Bác rất giản dị và phúc hậu làm sao! Bác thương dân mình lắm anh ơi, chúng tôi kể chuyện kháng chiến gian khổ, giặc hoành hành, Bác rất chăm chú và Bác khóc nữa. Bác nói chắc nịch: “Cả nước đồng lòng đánh giặc Pháp, chúng ta nhất định thắng lợi”. Bác còn bảo tôi: “Cô và các chú có giỏi cũng chỉ chở được vài ba tấn vũ khí về thôi, ít lắm, muốn đủ phải cướp của giặc mà đánh lại chúng”. Anh điện ra báo với Bác là tôi đã trao đầy đủ vũ khí và tài liệu cho anh rồi để Bác mừng. Và nói là con gái của Bác vẫn khỏe mạnh, đang tích cực tham gia kháng chiến cho Bác vui.

    Tôi xúc động hình dung vẻ người của Bác (vì chưa được gặp Bác bao giờ), đức độ của Bác, ghi nhớ những lời Bác dạy. Tôi cũng xúc động tưởng tượng lại cảnh con thuyền vũ khí của chị Định vật lộn với sóng gió, biển khơi, đối đầu với địch và liều lĩnh cập bến giữa đêm khuya như một huyền thoại. Tôi nghĩ, nhiệm vụ khó khăn, vượt trùng dương xuyên lòng địch, chi viện vũ khí cho chiến tranh lại rơi trên vai một phụ nữ trẻ như chị trong lúc một vài người có trách nhiệm vào lúc ấy lại rời bỏ chiến trường. Rõ ràng là dũng khí của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu thể hiện ở người con gái này.

    Nhưng chỉ huy một chiếc thuyền chở vũ khí vượt bão tố, qua mắt địch phục vụ chiến trường không thấm vào đâu so với tổ chức và lãnh đạo cả một phong trào quần chúng Đồng khởi của một tỉnh, tỉnh Bến Tre năm 1960, sau một thời gian bị địch đàn áp khủng bố và đặt xong cả một bộ máy ngụy quyền cảnh sát vô cùng khắc nghiệt. Đành rằng lãnh đạo phong trào này là do cả một tập thể Tỉnh ủy nhưng mỗi cá nhân có vai trò nhất định trong cái tập thể ấy. Chị là người trực tiếp nhận nhiệm vụ cấp trên, trực tiếp chỉ đạo triển khai tiến hành cuộc Đồng khởi nổi tiếng ấy. Khi nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về cuộc Đồng khởi ở Bến Tre, tôi không khỏi ngạc nhiên về tài tổ chức, huy động lực lượng, về trình độ và kế hoạch triển khai thực hiện, về nghệ thuật lãnh đạo và ứng phó tình hình, về phương châm, phương thức đối phó với phản ứng tàn bạo và quyết liệt của địch. Không có một lòng tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của nhân dân, vào khả năng và lực lượng quyết định của quần chúng, cũng như không có một tinh thần trách nhiệm, một dũng khí cao thì khó mà có chủ trương và quyết tâm chỉ đạo phong trào thành công lớn như vậy. Rõ ràng qua phong trào này, nổi bật lên tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật chỉ huy của một nữ tướng cầm quân, đội quân nhân dân, “đội quân tóc dài”, vừa hình thành tổ chức và tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại thắng lợi vẻ vang. Chính vì vậy, vào năm 1965, khi đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng được phái vào chiến trường làm Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền, tôi đã báo cáo lại mọi nhận định này với đồng chí. Chúng tôi đã thảo luận về tính chất và phương pháp tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ. Căn cứ vào tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đây phải là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Ta yếu, nhỏ, phải đánh thắng một kẻ địch lớn và mạnh thì không được từ bất cứ một kiểu cách tác chiến nào, mà cũng không được bám vào một kiểu cách nào nhất định. Ta phải đánh địch bằng mọi thứ mà ta có và sáng tạo ra, bằng mọi lực lượng của nhân dân, vũ trang và không vũ trang, từ từng người cho đến từng đơn vị lớn nhỏ, đánh địch ở bất cứ đâu và vào lúc nào. Một bộ chỉ huy chiến trường trong một cuộc chiến như vậy không phải chỉ hiểu biết có mặt quân sự mà phải toàn diện, quân sự, chính trị, văn hóa..., không phải chỉ thông thạo chỉ huy chiến dịch chiến đấu của quân đội chính quy mà cả các lực lượng du kích, phải biết tổ chức và lãnh đạo lực lượng khởi nghĩa của quần chúng, lực lượng đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù, đặc biệt nhất là “đội quân tóc dài” đã nổi tiếng trong phong trào Đồng khởi. Chỉ huy lực lượng tổng hợp theo phương châm kết hợp hai chân (chính trị và quân sự), ba mũi (tấn công bằng vũ trang, bằng đấu tranh chính trị và bằng binh vận), trong mọi cuộc chiến đấu và trong từng trận đánh đòi hỏi phải bổ sung cho Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam những kiến thức và khả năng mới. Cả Quân ủy và Trung ương Cục miền Nam đều nhất trí đề nghị với Trung ương và Quân ủy bổ nhiệm chị Nguyễn Thị Định là Phó Tư lệnh Miền. Sự xuất hiện một nữ tướng chỉ huy Quân giải phóng vào thời điểm “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ vô cùng ác liệt và đẫm máu đã tạo sự phấn khởi lớn trong quân và dân miền Nam, sự tin tưởng vào đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Và có lẽ việc ấy đã gây nên sự bất ngờ và khó hiểu về phía Mỹ - ngụy. Lần đầu tiên đến nhận nhiệm vụ ở Chỉ huy sở Bộ Chỉ huy Miền, chị gặp tôi và nói ngay: “Tôi biết gì về quân sự đâu mà các anh đưa tôi về đây?”. Tôi đã vui vẻ trả lời chị: “Những điều chị chưa biết thì rồi đây thực tế và chúng tôi sẽ giúp chị biết, nhưng cái cấp bách hiện nay là chị giúp chúng tôi hiểu biết về đấu tranh chính trị của quần chúng tay không, về tổ chức và chỉ huy “đội quân tóc dài” đông đảo, kết hợp trong mọi mặt hoạt động trên chiến trường. Nếu không vậy chúng ta sẽ bị què đi một chân và mất đi một mũi, vừa bị tàn tật vừa có tội với nhân dân. Muốn thắng trong cuộc chiến tranh này, trước hết chúng ta phải là những con người có đầy đủ mặt, mũi, tay, chân, có trái tim và khối óc hoàn chỉnh”. Chị cười hồn nhiên, đầy khiêm tốn: “Tôi chỉ sợ quá sức mình và làm hư chuyện các anh thôi”. Sự thực là nhờ có chị, nhiều việc cụ thể tại chiến trường ngày càng sáng tỏ. Dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Chí Thanh - Chính ủy (năm 1966, khi anh Thanh bệnh, phải trở ra miền Bắc rồi mất, thì anh Nguyễn Văn Linh thay và đến giai đoạn 1968 - 1975 thì anh Phạm Hùng là Chính ủy Bộ Tư lệnh Miền), chúng tôi được phân công giúp chị hiểu những vấn đề cơ bản về chỉ huy và công tác tham mưu quân đội, về công tác chính trị trong lực lượng vũ trang và chúng tôi học tập chị trong các mặt đấu tranh chính trị và phong trào quần chúng. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự thông minh và hiểu biết nhanh chóng của chị về các vấn đề quân sự và chỉ sau một thời gian, chị đã có thể đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong việc chỉ huy lực lượng tổng hợp trên chiến trường. Chị rất tích cực hoạt động, hầu như chị đã tham gia tất cả các cuộc hội nghị tổng kết về chiến tranh du kích và các đại hội anh hùng và các chiến sĩ thi đua toàn Miền. Chị đã đến thăm khắp các trung, sư đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng trong lúc đóng quân và ngay các đơn vị đang tác chiến. Không phải chị chỉ chăm sóc việc tổ chức, huấn luyện tác chiến của đơn vị mà còn chăm lo cụ thể việc ăn, ở, giải trí của chiến sĩ. Anh em tiếp chị như người chỉ huy, đồng thời như người chị cả thân thương, họ thường gọi chị là “chị Ba” một cách trìu mến. Anh Thanh có lần nói đùa với chị: “Chúng tôi ghen với chị về lòng yêu thương của cán bộ, chiến sĩ đấy. Nhưng tôi khuyến khích vì đã giúp nâng thêm bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là những lực lượng vũ trang có kỷ luật, có quyết tâm thắng giặc cao và có tình thương yêu lẫn nhau, cả cán bộ và chiến sĩ, như con em một nhà”.

    Ngày chị trở thành Phó Chủ tịch nước, tôi đã nghỉ hưu. Thỉnh thoảng chị ghé thăm tôi tại nhà, tôi vẫn thấy chị thường để tâm đến lực lượng vũ trang với một tình cảm không suy giảm. Chị nói: “Làm thế nào trong thời bình với cơ chế thị trường hiện nay, bộ đội ta vẫn mãi mãi là “Bộ đội Cụ Hồ”?”. Chị tâm sự: “Phải tăng cường giáo dục nhưng quan trọng hơn là cán bộ phải gương mẫu, đặc biệt là cán bộ cao cấp đang giữ những cương vị chủ chốt. Đã là cán bộ quân đội cách mạng phải có đạo đức cách mạng như Bác dạy: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”. Rồi chị sôi nổi nói tiếp: “Thời chiến tranh đẹp quá anh hả. Cả lý, cả tình. Không một suy nghĩ riêng tư. Không danh, lợi, chức quyền. Sẵn sàng hy sinh vì đồng đội, vì nhân dân, vì Tổ quốc. Tự hào thay người lính Cụ Hồ”.

    Dân ta thật là anh hùng. Ngày xưa có Bà Trưng, ngày nay có Bà Định.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM