Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:19:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 4081 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:39:00 pm »

Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 1 - tháng 2 năm 1959)

Đại hội được triệu tập nhằm tổng kết những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và đề ra kế hoạch vĩ đại xây dựng chủ nghĩa cộng sản quy mô lớn và Liên Xô. Đánh giá những thành tựu đạt được, Đại hội khẳng định chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi hoàn toàn ở Liên Xô. Chủ nghĩa xã hội vượt ra ngoài phạm vi một nước và điều đó có nghĩa là so sánh lực lượng trên thế giới đã biến đổi sâu sắc, có lợi cho chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã thông qua chỉ thị về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong những năm 1959 - 1965. Kế hoạch đó là cơ sở tăng cường sự vững mạnh về kinh tế của Liên Xô, phục vụ cho công cuộc củng cố hòa bình, tạo ra khả năng thực tế loại trừ chiến tranh với tính cách là phương pháp giải quyết những vấn đề quốc tế.


Do kết quả thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, sự thống nhất trong xã hội Xô-viết, Đại hội khẳng định Liên Xô bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa theo nguyên tắc "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu".


Đại hội lần thứ XXI đã ủy nhiệm cho một ban chuẩn bị dự thảo cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô.


Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 10 năm 1961)

Tham gia Đại hội có khoảng 5000 đại biểu đại diện cho gần 10 triệu đảng viên. Các đoàn đại biểu của 80 Đảng Cộng sản và công nhân, đại diện các đảng dân tộc dân chủ của nhiều nước củng tham dự Đại hội với tư cách là khách mời. Đại hội đã thảo luận và thông qua cuơng lĩnh mới của Đảng - cưomg lĩnh xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong cương lĩnh mới nêu rõ kết quả lao động sáng tạo của nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản, cải tạo các quan hệ xã hội chủ nghĩa thành quan hệ cộng sản chủ nghĩa, giáo dục nhân dân lao động tinh thần giác ngộ cộng sản chủ nghĩa cao. Cương lĩnh mới cũng phân tích quá trình cách mạng thế giới liên quan tới việc củng cố sức mạnh của hệ thông xã hội chủ nghĩa, còn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đang tan rã, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ngày một lớn mạnh.


Những nhiệm vụ mới nêu trong cương lĩnh đòi hỏi phải sửa đổi lại Điều lệ Đảng. Điều lệ mới được thông qua nêu rõ sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của những người cộng sản Liên Xô, phát triển dân chủ trong Đảng, phát huy sáng kiến và tinh thần chủ động của các tổ chức Đảng.


Đại hội lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 3 - tháng 4 năm 1966)

Các đại biểu tham dự Đại hội thay mặt cho 12 triệu đảng viên. Đại diện của các Đảng cộng sản, công nhân và dân tộc dân chủ của 86 nước trên thế giới cùng tham gia Đại hội.

Nhận định về tình hình quốc tế, Đại hội khẳng định hệ thống xã hội chủ nghĩa là lực lượng cách mạng chính của thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hòa bình thế giới.

Đại hội đặc biệt chủ ý đến vấn đề củng cố sự thống nhất vô sản giữa các Đảng cộng sản và công nhân, khẳng định sự trung thực của Đảng cộng sản Liên Xô đối với đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế, đường lối vạch ra trong các hội nghị quốc tế năm 1957 và 1960.


Đại hội đã thảo luận toàn diện những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong điều kiện phát triển của xã hội Xô-viết với những khả năng thực tế về vật chất, nhân lực và tài chính cũng như tình hình quốc tế. Đại hội thảo luận chỉ thị về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân 1966 - 1970. Trong đó Đại hội lưu ý đến vấn đề tăng cường các phương pháp và khuyến khích kinh tế trong quản lý kinh tế quốc dân, cải tiến công tác kế hoạch, phát huy sáng kiến và tinh thần chủ động của các xí nghiệp, nông trường quốc doanh, nông trang tập thể. Đại hội còn nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt quan trọng của việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao phúc lợi của người lao động.


Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương mới và Ban chấp hành Trung ương bầu cơ quan lãnh đạo gọi là Bộ Chính trị. L.I. Brê-giơ-nép được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Đại hội lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 3 - tháng 4 năm 1971)

Đại hội khai mạc ngàv 30 tháng 3 và kéo dài 11 ngày.

102 đoàn đại biểu của các Đảng Cộng sản và công nhân dân chủ dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cánh tả trong 91 nước đã tham dự đại hội.

Đại hội tập trung thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước Xô-viết và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong chính sách đối ngoại, Đảng Cộng sản Liên Xô vẫn kiên trì mục đích củng cố tình đoàn kết nhất trí giữa các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô cùng với các nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm điều kiện thuận lợi trong các mối quan hệ để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, thực hiện sự hợp tác toàn diện với các nước dân tộc chủ nghĩa mới xuất hiện, trước sau như một kiên quyết chống lại các thế lực đế quốc xâm lược, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới mới.


Đại hội đề ra cương lĩnh đấu tranh cho hòa bình và sự hợp tác quốc tế, vì tự do và độc lập của các dân tộc. Đại hội tuyên bố: triệt để thi hành chính sách hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, Liên Xô sẽ tiếp tục đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, bẻ gãy những âm mưu xâm lược phá hoại của các thế lực phản động, hiếu chiến.


Về chính sách kinh tế, Đại hội vạch thảo những nội dung chủ yếu dựa trên cơ sở đặc điểm của tình hình xã hội Xô-viết. Những đặc điểm đó là: so với những năm 30, đất nước Xô-viết đã đạt tới trình độ cao gấp bội trong sự phát triển kinh tế quốc dân, các quan hệ xã hội chủ nghĩa, văn hóa và trình độ giác ngộ của nhân dân. Đại hội khẳng định, ở Liên Xô đã xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển và đặt nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1971 - 1975) là bảo đảm nâng cao mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực xã hội mà đại hội đề ra là tiếp tục củng cố sự thống nhất của xã hội Xô-viết, triệt để phát triển nền dân chủ Xô-viết, thu hút quần chúng ngày càng tham gia đông đảo vào việc giải quyết các công việc xã hội và nhà nước, ra sức phát triển khoa học, văn hóa, giữ vững bầu không khí đạo đức và chính trị trong nước để xây dựng cuộc sống hòa bình, phát triển đầy đủ về mặt tinh thần.


Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương, Ban kiểm tra Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu Bộ Chính trị. L.I. Brê-giơ-nép được tái cử lảm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:44:40 pm »

Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 2 - tháng 3 năm 1976)

Đại hội họp từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 1976. Tham dự Đại hội có 4.998 đại biểu thay mặt cho 15 triệu 694 nghìn đảng viên trong cả nước. 103 đoàn đại biểu các Đảng cộng sản, công nhân, dân chủ dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa của 96 nước đá tham gia Đại hội.


Báo cáo của L.I.Brê-giơ-nép, Tổng bí thư Đảng về "Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và những nhiệm vụ trước mắt của Đảng trong lĩnh vực chính sách đối nội và đối ngoại" đã phân tích kết quả phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Liên Xô, tình hình thế giới ngày nay và công tác chính trị, tổ chức, giáo dục tư tưởng của Đảng. Cũng như trước đây Đại hội vạch ra chiến lược hòa bình, tiếp tục khẳng định mục tiêu cao nhất của Đảng là không ngừng nâng cao phúc lợi của nhân dân lao động, tiếp tục phát triển tất cả các nước cộng hòa, các dân tộc lớn nhỏ trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết vĩ đại.


Chiến lược kinh tế của Đảng thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (1976 - 1980) là phát triển nhanh chóng và cân đối nền sản xuất xã hội, nâng cao hiệu suất sản xuất, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, ra sức cải tiến chất lượng công tác trong việc thực hiện các khâu của nền kinh tế quốc dân.


Đại hội đề ra cương lĩnh xã hội rộng rãi trong đó dự kiến tăng lương cho công nhân viên chức thêm 16 - 18%, tăng thu nhập của nông dân tập thể lên 24 - 27% trong điều kiện ổn định giá cả.

Trong nông nghiệp, Đại hội chú ý đến nhiệm vụ tiếp tục cải tạo chất lượng sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp sẽ dành cho việc cơ khí hóa, cải tạo đất và hóa học hóa.

Đại hội đặc biệt chú ý đến việc tiếp tục phát triển lý luận Mác - Lê-nin, tổng kết hoạt động lý luận của Đảng cũng như kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, xác định phương hướng và vấn đề có triển vọng nhất trong công tác nghiên cứu này.


Đại hội khẳng định rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang ngày càng được củng cố, hệ thống đó có những ưu việt lớn so với chủ nghĩa tư bản đang bị khủng hoảng nghiêm trọng với nạn thất nghiệp và lạm phát ngày càng tăng. Đấu tranh của những người lao động cho những quyền lợi của mình chống ách thống trị của chủ nghĩa tư bản nhà nước đang mở rộng trong cắc nước tư bản, ảnh hưởng của các đảng cộng sản trong các nước ngày càng lớn. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã mở ra những chân trời mới trước các nước đá giành được độc lập. Việc thực hiện cương lĩnh hòa bình do Đại hội lần thứ XXIV đề ra đã làm cho quá trình giảm bớt căng thẳng trở thành xu thế chính trong các quan hệ quốc tế.


Đại hội đã bầu cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương và Ban kiểm tra Trung ương, Hội nghị Trung ương bầu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. L.I. Brê-giơ-nép được nhất trí tái cử làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 2 - tháng 3 năm 1981)

Đại hội khai mạc ngày 23-2-1981 và bế mạc ngày 3-3-1981. Hơn 5000 đại biểu đại diện cho 17 triệu 480 nghìn đảng viên đã tham gia Đại hội. Thông qua "Báo cáo hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và những nhiệm vụ trước mất của Đảng trong chính sách đối nội và đối ngoại" do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L.I. Brê-giơ-nép trình bày, Đại hội đã tổng kết những thành tựu lớn lao mà nhân dân Liên Xô đạt được trong 5 năm qua và vạch thảo những kế hoạch cho tương lai. Hai phương hướng có quan hệ hữu cơ với nhau được Đại hội thảo luận một cách sâu sắc là "Xây dựng sáng tạo chủ nghĩa cộng sản" ở Liên Xô và góp phần "củng cố hòa bình" thế giới.


Phương hướng xây dựng sáng tạo chủ nghĩa cộng sản được thể hiện trong nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 là nhằm bảo đảm hơn nữa phúc lợi của nhân dân Liên Xô trên cơ sở phát triển ổn định nền kinh tế quốc dân, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển nền kinh tế vào con đường phát triển thâm sâu, sử dụng hợp lý hơn nữa tiềm lực sản xuất của đất nước, ra sức tiết kiệm mọi nguồn dự trữ và nâng cao chất lượng công tác.


Cương lĩnh đối ngoại của Đảng được đặc biệt chú ý trong Đại hội. Đó là cương lĩnh "tiếp tục phát triến chính sách làm dịu tình hình, đấu tranh nhầm chấm dứt chạy đua vũ trang". Thông qua cương lĩnh, Đại hội một lần nữa khẳng định những mong muốn và quyết tâm của nhân dân Liên Xô làm tất cả mọi việc vì lợi ích của hòa bình, quyết tâm đấu tranh cho hòa bình. Đại hội nêu bật phương hướng chính, kim chỉ nam dẫn đến tương lai của loài người là "không phải chuẩn bị chiến tranh buộc các dân tộc phải chi phí của cải vật chất và tinh thần của mình một cách vô lý, mà là củng cố hòa bình".


Đại hội đã bầu cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương. L.I. Brê-giơ-nép được tái cử làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô (từ ngày 25-2 đến 6-3 năm 1985)


Đại hội lần thứ XXVIII Đảng Cộng sản Liên Xô (từ ngày 2-11 tháng 7 năm 1990)

(Nội dung, nhiệm vụ của Đại hội lần thứ XXVII và XXVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô được trình bày trong toàn bộ biên niên sự kiện từ năm 1985 - 1991).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #82 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 10:07:58 pm »

Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 10:11:42 pm »

THƯ MỤC VỀ CẢI TỔ Ở LIÊN XÔ

Chính trị - xã hội - những vấn đề chung

- Báo cáo chính trị của BCHTW ĐCS Liên Xô tại đại hội XXVII của Đảng - Phụ trương bản tin "Lien Xô ngày nay", số 1, tháng 3-1986.   .

- Cương lĩnh, điều lệ ĐCS Liên Xô (đã được Đại hội XXVII ĐCS Liên Xô thông qua). Nxb Sự thật (Hà Nội) - Nxb APN (Mát-xcơ-va), H.1986.

- Hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19 ĐCS Liên Xô. Các Báo cáo, các Nghị quyết và một số tham luận. Tài liệu tham khảo TTXVN tháng 8-9 năm 1988.

- Báo cáo chính trị của UBTW ĐCS Liên Xô tai Đại hội XXVIII ĐCS Liên Xô và những nhiệm vụ của Đảng. Phụ trương bản tin "Liên Xô ngày nay", số 30, tháng 7-1990.

- Goóc-ba-chốp M.X. Vì CNXH phát triển, vì hòa bình thế giới. Nxb Sự thật (Hà Nội) - Nxb APN (Mát-xcơ-va), H. 1986.

- Goóc-ba-chốp M.X Cách mạng Tháng Mười và công cuộc cải tổ - Phụ trrương bản tin "Liên Xô ngày nay", 11-1987.

- Goóc-ba-chốp M.X. Cải tổ và tư duy mới đối với nước ta và thế giới. Nxb Sự thật, (Hà Nội). Nxb. APN (Mát-xcơ-va), H.1988.

- Goóc-ba-chốp M.X. Tiến tới CNXH nhân đạo và dân chủ - Phụ trương bản tin "Liên Xô ngày nay", 1990.

- Ru-scốp N.I. Cải tổ: lịch sử của những sự phản bội. Tổng cục II - BQP H.1992.

- En-xin B. Tự thuật - Tài liệu tham khảo, TTXVN, 1992.

- Honecker E. về sự thật xảy ra ở Đức - TTXVN, H. 1992.

- Nixơn R.1999 - Chiến thắng không cần chiến tranh. H. 1992.

- Tác động của "Sáng kiến Vla-đi-vô-stốc" đối với Mỹ và phương Tây. - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 2-12-1986.

- Những trở ngại kìm hãm công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Trung tâm TTKHQS dịch, 1988, số VL 10224.

- Tương lai những cải cách của Goóc-ba-chốp - Trung tâm TTKHQS dịch, số TL 11172.

- Việc giải thể Liên bang Xô-viết: bí ẩn Nga - Trung tâm, TTKHQS dịch, Số TL 11172.

- Việc giải thể liên bang Xô-viết: bí ẩn Nga - Trung tâm TTKHQS dịch. Số CV122.

- Ở Liên Xô có bao nhiêu mô hình CNXH? Trung tâm TTKHQS dịch, số CV141.

- Những phong trào xã hội ở Liên Xô - Trung tâm TTKHQS dịch số VL 14656.

- Dân chủ hơn và công khai qua con mắt của các nhà tâm lý học - Trung tâm TTKHQS, TL 11030.

- Một số nét về vấn đề cải tổ ở Liên Xô - Trung tâm TTKHQS dịch. 1988, số VL 9935.

- Nhân dân cần có CNXH nào? Trung tâm TTKHQS dịch, 1988, số VL 10116.

- Tại sao các trào lưu trong ĐCS Liên Xô thống nhất lại với nhau - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 1-12-1990.

- Về công cuộc cải tổ ờ Liên Xô - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 30-6-1988.

- Am hiểu quá khứ, nhìn rõ tương lai (cuộc tọa đàm về cải tổ). Tài liệu TKĐB, TTXVN, 11-6-1988.

- Ông Goóc-ba-chốp va lực lượng cải cách. - Tài liệu TKDB, TTXVN, 20-6-1988.

- Về vấn đề dân chủ hơn và tính công khai ở Liên Xô. Tài liệu TKDB, TTXVN, 30-6-1988.

- Chia rẽ phải chăng là định mệnh. - Trung tâm TTKHQS dịch, H. 1989, số VL 10475.

- Lợi ích toàn nhân loại và lợi ích giai cấp. - Báo "Pra-vda" (Liên Xô) 28-2-1989.

- Một số quan điểm mới của Liên Xô va các nước Đông Âu về cải cách XHCN. Học viện NAQ dịch, 1989, Trung tâm TTKHQS. Số VL 10524.

- Không phải là sự hấp hối mà là bước ngoặt hướng dẫn cuộc sống. Trung tâm TTKHQS dịch, 1989, số VL 10505.

- Cách nhìn hiện đại về CNXH. Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14655.

- Cải tổ sẽ đi đến đâu? Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14693.

- Công cuộc cải tổ 5 năm sau. Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14701.

- Mặc dù gặp khủng hoảng, công cuộc cải tổ vẫn tiếp tục. Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 10603.

- Nhận định của Bre-din-ski về Liên Xô. - Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14625.

- G. Bây-cơ, nói về cải tổ và quan hệ Mỹ - Xô. - "Thông tin những vấn đề lý luận", 1990, số 21.

- Cách mạng tháng Mười: Sự kiện của thế kỷ hay điều sai lầm nghiêm trọng. - Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14775.

- Đó là cuộc thử nghiệm liên tục. Phát biểu của G. Bây-cơ về cải tổ. - Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 14734.

- Liệu Goóc-ba-chốp có đi vào vết xe đổ của Khơ-rút-xốp không? - Trung tâm TTKHQS dịch, 1990, số VL 10576.

- Đu-nốp A: Quá trình dân chủ hóa ở Liên Xô. - Phụ trương bản tin "Liên Xô ngày nay", số 2, tháng 1-1988

- Ô-xtrốp-xbi V. Vì sao Sê-vác-nát-de ra đi. Phụ trương bản tin "Liên Xô ngày nay", số 54, tháng 12-1990.

- Re-dơ-nhi-chen-cô V. Những quan điểm của chủ nghĩa phân lập. - Phụ trương bản tin "Liên Xô ngày nay", số 3, tháng 1-1991.

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ra đảng hàng loạt ở Liên Xô - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 11-9-1990.

- Phe cấp tiến cánh tả ở Liên Xô phê phán lập trường của phe bảo thủ và phe trung dung - "Thông tin những vấn đề lý luận" số 14, 1990.


Kinh tế

- Hồng Thanh Quang: G7 và Liên Xô - viện trợ nước ngoài đâu phải là tất cả - QĐND ngày 13-7-1991.

- Quang Lợi: Những đồng đô-la ranh mãnh. - QĐND, 8-6-1991.

- Lê-on-tri-ép V. Những bài học từ Liên Xô - Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số 91-02, H. 1991.

- So sánh kinh tế Liên Xô và Mỹ. Tài liệu TKĐB, TTXVN, 18-6-1980.

- So sánh sức mạnh kinh tế Liên Xô và Mỹ - "Người cộng sản" (Tạp chí Liên Xô) số 16, 1990.


Quân sự

- Đường lối quân sự của ĐCS Liên Xô: Thực chất, nội dung, "Người cộng sản trong các LLVT Xô-viết" (T/c Liên Xô) số 10-1985.

- Ki-ri-an M. Học thuyết quân sự Xô-viết - "Bình luận quân sự Xô viết" (T/c Liên Xô.) số 6-1987.

- Học thuyết quân sự Xô-viết dưới ánh sáng tư duy chính trị mới. - "Người cộng sản trong các LLVT Xô-viết", số 9-1987.

- Một số vấn đề nghiên cứu về tư duy mới chính trị - quân sự - Thông tin chuyên để TTKHQS, 11-1987, số CĐ 71-75.

- Gu-lin V. Kôn-đơ-rép K. Khuynh hướng phòng thủ của học thuyết quân sự Xô-viết. - "Tuyển tập hải quân" (T/c Liên Xô), số 2-1988

- Mát-xcơ-va thực sự chuyển sang phòng thủ chăng? Tài liệu TKĐB, TTXVN, 11-6-1988.

- Giu-cốp E-V. Đấu tranh tư tưởng về các vấn đề chiến tranh và hòa bình trong điều kiện ngày nay. - "Tư tưởng quân sự", số 6-1988.

- Đức Nguyên: "Về sự kiện Na-go-rơ-nưi-Ca-ra-bắc. Báo QĐND 10-4-1988.

- Một đường lối mới về học thuyết quân sự. Tài liệu TKĐB, TTXVN, 2-5-1989.

- Goóc-ba-chốp thay đổi định nghĩa về an ninh của Liên Xô. - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 11-5-1989.

- Ar-ba-tốp-va A. Những vấn đề của học thuyết phòng thủ. "Bình luận quân sự Xô-viết", số 9-1989.

- Cu-nát-de G. về đủ để phòng thủ của tiềm lực quân sự Liên Xô. "Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế" (T/c Liên Xô), số 10-1989.

- Cuộc nói chuyện hữu ích về thực chất - "Người cộng sản trong các lực lượng vũ trang Xô-viết" số 11-1989.

- I-a-dốp D.T. Mô hình an ninh mới và các LLVT. - ''Người cộng sản", số 12-1989.

- Ma-nhi-lốp V.L. cải tổ hệ thống chính trị với khả năng quốc phòng. "Tư tưởng quân sự", số 12-1989.

- Liên Xô, Đông Âu và sự chống phá của đế quốc Mỹ - Tài liệu TK, TTXVN, 4-1990

- Gams E. Những nghi ngờ về hiệp ước INF - "Sinh hoạt quốc tế" (T/C Liên Xô) số 4-1990.

- Xô-rô-kini K. An ninh đất nước trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới. - "Người cộng sản", số 14-1990.

- Ca-la-snhi-cốp V. Cần bao nhiêu cho đủ để phòng thủ. - "Tin tức quân sự" (T/c Liên Xô) số 9-1990.

- Liên Xô - một cường quốc hạng trung mới. - Tài liệu TKĐB, TTXVN, 19-3-1991.

- Cô-rô-sin A, Lô-ri-ô-nốp V. Học thuyết quân sự phục vụ hòa bình - "Người cộng sản", số 15-1990.

- Tru-pa-khin V. Những kết quả của Goóc-ba-chốp - báo Sao đỏ (Liên Xô), 27-12-1991.

- Môi-xe-ép M.A. Các lực lượng vũ trang: cải tổ, những vấn đề, những dự định. - "Tạp chí lịch sử quân sự" (Liên Xô) số 2-1990.

- Trần Đình. Vài nét về tình hình quân đội Liên Xô và một số nước Đông Âu qua cải tổ - Tạp chí "Quốc phòng toàn dân", tháng 8-9-1990.

- Mô hình cấu trúc mới của quân đội Xô-viết. - Tin TK, TTXVN, 16-9-1989.

- Cô-kô-skin A. Sự ra đời và phát triển của học thuyết quân sự Xô-viết. Lịch sử quần sự, tháng 3-1988.

- Tính chất phòng thủ của học thuyết quân sự Xô-viết và công tác huấn luyện - "Tư tưởng quân sự", số 1-1988.


Vấn đề dân tộc

- Áp-đu-lai-ép M. Những mâu thuẫn trong lĩnh vực quan hệ dân tộc. ''Người cộng sản", số 17, 1990.

- Ix-lam-mốp T. Chủ nghĩa dân tộc ở Liên Xô và Đông Âu - "Khoa học xã hội và thời đại" (T/c Liên Xô), số 1-1991.

- Các cuộc xung đột sắc tộc ở Ngoại Cáp-ca-dơ: điều kiện nảy sinh và các khuynh hướng phát triển. "Nghiên cứu chính trị", số 3, 4/1991.

- Vài điểm nóng trong quan hệ giữa các dân tộc ở Liên xô - "Tuyên truyền", số 6-1990.

- Lê Đức Sảo: Prét-ne-xtơ-lô-vi-e, ngòi nổ một cuộc chiến tranh nguy hiểm. - Báo QĐND 28-5-1992.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM