Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:22:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 3888 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:16:40 pm »

Trong toàn bộ thời gian ông bị giam giữ, không khi nào ngừng các cuộc tranh luận về tuyên bố của ông về Hiệp ước Liên bang đăng trên báo chí trong quá trình các sự kiện tháng Tám. Thậm chí, tranh luận cả về việc ông viết lại tuyên bố khi nào: ngay 16 hay muộn hơn? Rất muốn được biết, trước đó ông có ý định cản trở việc thông qua dự thảo dưới dạng đã được đăng hay không? Ông đã có các cuộc tranh luận với M.Goóc-ba-chốp về vấn đề này không?

Về việc các cuộc tranh luận nổ ra như thế nào xung quanh dự thảo Hiệp ước Liên bang tôi đã nói. Chúng diễn ra không chỉ ở các cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa và Liên bang ở Nô-vô Ô-ga-rép mà còn giữa cá nhân tôi với Tổng thống Liên Xô. Và không chỉ một lần. Tuyên bố của tôi về Hiệp ước Liên bang hầu như là trận chung kết của các cuộc tranh luận đó, là thêm một ý định ngăn ngửa sự sụp đổ của nhà nước Liên bang của chúng ta.


Như đã nêu, phương án cuối cùng của Hiệp ước về SNG đã được thảo luận ở Nô-vô Ô-ga-rép ngày 23-7-1991. Cuộc nói chuyện này hóa ra, có thể, là cuộc nói chuyện nặng nề nhất, và về hàng loạt mục thì hoàn toàn không có tính chất xây dựng. Chỉ cần dẫn chứng là ít nhất có hai nước cộng hòa (A-déc-bai-gian và Ác-mê-ni-a) đề nghị loại khỏi hiệp ước đoạn nói rằng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết là một nhà nước Liên bang có chủ quyền và nói chung không dùng tử "Liên bang" trong bất kỳ điều nào của dự thảo. Đại diện của một số nước cộng hòa liên tiếp đòi hỏi Liên bang không thể có tài sản của mình và rằng toàn bộ tài sản quy định cho nó phải được xác định như tài sản góp chung của các nước cộng hòa. Cũng có ý kiến đề nghị xóa bỏ bản thân khái niệm thẩm quyền riêng của Liên bang, thay nó bằng lĩnh vực lợi ích chung, của các quốc gia - nước cộng hòa có chủ quyền. Tổng thống Nga đề nghị ghi nhận trong hiệp ước việc áp dụng luật pháp của Liên bang Nga đối với tất cả các xí nghiệp đóng trên lãnh thổ Nga, kể cả xí nghiệp công nghiệp quốc phòng. Các vấn đề thu thuế vào ngân sách Liên bang cũng không đạt được sự thống nhất. B.En-xin kiên quyết bảo vệ hệ thống một kênh thu tất cả các loại thuế vào ngân sách Nga, sau đó Nga sẽ chuyển một phần cho Liên bang. Cuối cùng, đại diện của U-crai-na tuyên bố rằng U-crai-na sẽ quyết định vấn đề thái độ của mình đối với Hiệp ước Liên bang không trước giữa tháng 9.


Vì vậy, tuy nhìn chung vẫn tán thành dự thảo Hiệp ước Liên bang nhưng cuối cùng những người tham gia cuộc gặp gỡ đã đi đến kết luận nên ký Hiệp ước vào tháng 9 - tháng 10 năm 1991 với ngụ ý tiến hành việc ký kết này tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và mời tất cả các phái đoàn có thẩm quyền tham dự. M. Goóc-ba-chốp đã ủng hộ phương án ký Hiệp ước Liên bang theo cách này và sự ủng hộ đó đã được ghi trong biên bản tốc ký cuộc gặp gỡ Nô-vô Ô-ga-rép.


Trước đó phải "thống nhất lần cuối" hàng loạt điều khoản của dự thảo, mặc dù không khó nhìn ra rằng nhiệm vụ không chỉ đơn giản hiệu đính văn bản hiệp ước mà là giải quyết những vấn đề mang tính nguyên tắc, trước hết là vì sở hữu và ngân sách của Liên bang, đó là những vấn đề sẽ quyết định Liên Xô sẽ là của một Liên bang hay sẽ trở thành một liên kết ma nào đó của các quốc gia độc lập.


Đánh giá tầm quan trọng của các điều khoản này, tôi muốn dẫn lời tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban giam sát hiến pháp S.A-lếch-xây-ép tại kỳ họp Xô-viết tối cao Liên Xô. Khi đó ông nói: "Điều kiện không thể thiếu được của nhà nước là cơ sở tài chính riêng của nó. Không đơn giản là tiền tệ nếu như không có thuế riêng - sẽ phải có nhà nước nếu như nó không có cơ sở riêng. Vấn đề ở đây không phải là các chi tiết kỹ thuật, không phải là giải pháp nào tốt hơn, hệ thống một kênh hay hai kênh. Vấn đề ở đây không phải là những thời điểm tín nhiệm, những đặc ân. Nếu suy xét như vậy đơn giản sẽ không có Liên Xô, không có Liên Xô không những như một Liên bang mà thậm chí kể cả như một cộng đồng. Sẽ là một tổ chức pháp lý quốc tế kiểu Liên Hợp quốc nếu nó được xây dựng bằng những khoản đóng góp" (Biên bản tốc ký các cuộc họp ngày 11-7-1991, số 109, tr. 18).


Song, như các sự kiện tiếp theo cho thấy, việc thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc sống còn này của Liên bang Xô-viết đã được tiến hành không phải tại phiên họp chung giữa các đại diện có thẩm quyền của nước cộng hòa mà là trong phạm vi hẹp của các thủ lĩnh chính trị, hơn nữa lại theo phương pháp bí mật. Ngày 29, 30 tháng 7-1991, tại Nô-vô Ô-ga-rép đã diễn ra các cuộc gặp bí mật giữa M.Goóc-ba-chốp với B.En-xin và N.Na-dắc-bai-ép, trong khi họ đang tham dự đàm phán Xô - Mỹ ở Mát-xcơ-va. Đương nhiên, trọng tâm của các cuộc gập gỡ này là bản dự thảo Hiệp ước SNG, những vấn đề "chưa thống nhất lần cuối" và trình tự ký kết hiệp ước. Trong khi nêu rõ ràng bản dự thảo hiệp ước dưới dạng cuối cùng của nó có thể không được ủng hộ ở Xô-viết tối cao Liên Xô, chứ chưa nói đến Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, M.Goóc-ba-chốp đã để nghị Tổng thống Nga và Tổng thống Ca-dắc-xtan bắt đầu ký bản dự thảo không phải tháng Chín - tháng Mười như dự kiến trước đây mà sau đúng 3 tuần lễ - ngày 20-8-1991. Để đổi lấy sự đồng ý của họ. Tổng thống Liên Xô đã chấp nhận yêu cầu của B.En-xin vào hiệp ước điều khoản nói về hệ thống thu thuế một kênh vào ngân sách của các nước cộng hòa. Và khi đó B.En-xin đã tự tay xóa bỏ các dòng của điều 9 bản dự thảo nói về thuế Liên bang: "các khoản thuế và nguồn thu nêu trên, người nộp thuế nộp trực tiếp vào ngân sách Liên bang". Và thế là cơ sở vật chất độc lập cho sự tồn tại của nhà nước Liên bang đã được phá bỏ hoàn toàn. Đồng thời, M.Goóc-ba-chốp đã nhận trách nhiệm ngay sau ký hiệp ước sẽ ra sắc lệnh chuyển tất cả các xí Nghiệp trực thuộc Trung ương đóng trên lãnh thổ Nga, thuộc quyền pháp lý của Nga1 (Xem "Báo Nga" 23-8-1991. Dựa vào lời khai của M.Goóc-ba-chốp và B. En-xin, Viện trưởng viện kiểm sát Nga trong một bài trả lời phỏng vấn đã thông báo rằng trong thời gian diễn ra cuộc gặp bí mật ngày 29 - 30 tháng 7 tổng thống Nga và Ca-dắc-xtan đã đề nghị M.Goóc-ba-chốp thay đổi triệt để cán bộ cấp cao trong chính quyền Liên bang, cho Thủ tướng Páp-lốp về hưu - (đề nghị thay bằng Na-dắc-bai-ép), đưa người mới vào các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban an ninh, quốc phòng, sáp nhập Bộ Ngoại giao và Bộ Quan hệ kinh tế đối ngoại (xem báo 'Tin tức" ngày 13-8-1992)).


Trong tuyên bố của mình qua vô tuyến truyền hình ngày 2-8-1991, M.Goóc-ba-chốp thông báo rằng các phái đoàn đầu tiên ký hiệp ước sẽ là Liên bang Nga, Ca-dắc-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan, tiếp đó, sau một khoảng thời gian nhất định, sẽ là dại diện của các nước cộng hòa khác tham gia quá trình Nô-vô Ô-ga-rép.


Tóm lại, việc ký Hiệp ước Liên bang, do các phái đoàn riêng biệt ký, được dự kiến tiến hành ngoài phạm vi Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bởi vì thủ lĩnh của hàng loạt nước cộng hòa, và đương nhiên cả Tổng thống Liên Xô, coi cơ quan quyền lực tối cao này là vật cản trên con đường thực hiện âm mưu đã định. Một hiệp ước như vậy làm họ thỏa mãn: một mặt nó dường như vẫn duy trì chức vụ Tổng thống Liên bang, mặt khác thực chất đã xóa bỏ nhà nước Xô- viết - Liên bang các nước cộng hòa Xô-viết. Chỉ người mù mới không nhìn thấy điều này. Hơn nữa, bản dự thảo hiệp ước dự kiến đưa ra ký kết và đã được thay đổi đáng kể trong cuộc gặp bí mật của "bộ ba" đã không được đăng trên báo chí trưóc ngày 16-8-1991 bởi vì rõ ràng nó có thể bị dư luận xã hội phản đối. Họ chỉ gửi văn bản hiệp ước cho người đứng đầu các phái đoàn có thẩm quyền. Trong khi đó, họ không nói gì đến việc tiến hành họp nghị viện của các nước cộng hòa mặc dù việc này có dự kiến trong các quyết định trước đây của họ. Nói về nghị viện Liên bang thì nó hoàn toàn bị gạt ra khỏi việc giải quyết những vấn đề cơ bản của sự tồn tại Liên bang. Chủ tịch nghị viện Liên bang và lãnh đạo các viện chỉ được đề nghị im lặng khi tham dự ký hiệp ước, một hiệp ước trái ngược với kết quả của trưng cầu dân ý. Như vậy tôi lâm vào tình trạng của một người phải phớt lờ ý chí của Xô-viết tối cao Liên Xô trước đây để "minh chứng" việc ký kết hiệp ước bằng sự có mặt của mình trong khi hiệp ước này phá vỡ những cơ sở của Liên bang Xô-viết.


Về điều này tôi đã nói chuyện với Tổng thống Liên bang trong nửa giờ qua điện thoại ngày 13-8-1991, hóa ra chỉ có 5 ngày trước khi xảy ra các sự kiện tháng Tám.

Lời tuyên bố của tôi, do tôi chuẩn bị sau cuộc nói chuyện đó nhân có những kiến nghị của các đại biểu nhân dân và các nông dân gửi cho tôi, đã thể hiện gần như chính xác từng chữ một lập trường của Xô-viết tối cao Liên Xô về bản dự thảo Hiệp ước Liên bang và không chứa đựng một lời chỉ trích nào đối với bất kỳ một biện pháp khẩn cấp nào. Ngày 18-8 tôi chỉ sửa một số điểm của bản tuyên bố cho chính xác. Và đến hôm nay tôi không từ chối một lời nào của tài liệu đó. Nó quán triệt sâu sắc tư tưởng cho rằng Hiệp ước Liên bang là cần thiết và rằng phải ký nó sau khi xem xét tại Xô-viết tối cao Liên Xô và sửa chữa cho phù hợp với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #71 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:17:23 pm »

M.Goóc-ba-chốp tuyên bố rằng, chính "những kẻ bạo loạn" có lỗi trong việc phá vỡ Hiệp ước Liên bang. B.En-xin nói rằng "những kẻ đào mồ" chôn văn kiện này không chỉ gồm “những kẻ bạo loạn” mà cả bản thân M.Goóc-ba-chốp. Có đúng vậy không? Và ai là người “chơi con bài” sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết xuất sắc nhất?

Cho rằng "những kẻ bạo loạn" là những người có lợi duy nhất và thậm chí có lỗi chính trong việc phá vỡ ký hiệp ước Liên bang có nghĩa là quên sạch sự chống đối quyết liệt của những người cải cách dân chủ và dân tộc phân lập đối với tư tưởng duy trì Liên bang trước cuộc trưng cầu ý dân, quên những lời kêu gọi của họ tẩy chay cuộc bỏ phiếu, có nghĩa là quên mất rằng cuộc "chiến tranh pháp luật", ngân sách và pháp lý đã diễn ra gay gắt đến mức nào, rằng người ta đã gạt khỏi dự thảo Hiệp ước Liên bang, chậm rãi nhưng chắc chắn, tất cả những gì nói đến, dù đã xa xôi, một Liên bang đích thực.


Hầu như trong mỗi một bài phát biểu của M.Goóc-ba-chốp đều có những lời buộc tội "những kẻ bạo loạn" rằng, họ đã phá vỡ việc ký Hiệp ước Liên bang. Tháng 9 năm 1991, ông ta đưa lời buộc tội này vào bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa và đòi đưa vào Nghị quyết của Đại hội V bất thường đại biểu nhân dân Liên Xô. Còn muốn gì nữa! Việc làm này đã tạo điều kiện trút bỏ tội lỗi về sự sụp đổ của Liên bang. Nhưng hóa ra các đại biểu nhân dân lại thông minh hơn chứ không phải như các Tổng thống nghĩ về họ. Trong Nghị quyết của Đại hội các đại biểu ghi nhận rằng, các sự kiện tháng Tám không "phá vỡ" mà chỉ "tạo nguy cơ đe dọa quá trình hình thành các quan hệ Liên bang: và kêu gọi lãnh đạo các nước cộng hòa "đẩy nhanh việc chuẩn bị ký Hiệp ước về Liên bang các quốc gia có chủ quyền" (Xem "Tin tức Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và Xô-viết tối cao Liên Xô", 1991, N2 37, tr. 1081).


Tại sao đã không thể ký hiệp ước một tuần sau "cuộc bạo loạn" trong những ngày tiến hành Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lẫn thứ V. Nhưng không, không, không ký ở đây! Đại hội bị giải tán. Thậm chí sơ đồ Liên bang do M.Goóc-ba-chốp vội vã đưa ra cũng bị bác bỏ. Và không phải "những kẻ bạo loạn" có lỗi trong việc này mà trước hết chính là các thủ lĩnh của nhiều nước cộng hòa, họ sợ rằng thay cho chính quyền trung ương sẽ là chính quyền Nga, chính quyền của B.En-xin. Họ lo lắng khi chứng kiến việc Tổng thống Nga nhanh chóng ra các sắc lệnh chuyển về mình các cơ quan quản lý Liên bang như Bộ Nội vụ và Uy ban An ninh quốc gia, quân đội. Có những nguồn tin nói rầng các nhà "dân chủ" có ý định ghép chức vụ Tổng thống Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga và Tổng thống Liên Xô. Họ còn được chứng kiến cảnh các Bộ trưởng Liên bang Nga vội vâ giành giật các ghế Bộ trưởng Liên bang như thế nào. Giờ đây trên các trang báo "Tin tức", G.Pô-pốp tiết lộ điều bí mật này mà đối với các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa từ lâu nó không phải là điều bí mật. Lập trường của các nhà lãnh đạo hảng loạt nước cộng hòa ngay trong thời gian đầu của các sự kiện tháng Tám, việc các nước cộng hòa vội vã tuyên bố độc lập không phải trong quá trình mà chính là sau "cuộc bạo loạn" cũng chứng tỏ điều đó.


Khuôn khổ trả lời phỏng vấn không cho phép trích dẫn dài nhưng tôi vẫn buộc phải trích dẫn một điều, nhất là nó lại soi sáng lịch sử cái chết của Liên bang và là lời của một người nói chung không đối lập với Tổng thống Nga. G.I-a-vơ-lin-xki. Khi phóng viên hỏi ông ta tại sao B.En-xin lại chọn nhóm E.Gai-da chứ không chọn I.A-vơ-lin-xki, ông ta trả lời: "chúng tôi có những quan điểm khác nhau về nguyên tắc đối với biện pháp tiến hành cải cách, đối với chiến lược và chiến thuật cải cách, các phương thức bảo đảm chính trị cho nó... Bô-rít Nhi-cô-lai-vích và những người xung quanh ông ta có những luận điểm chính trị rõ ràng mà họ cho là tối ưu và muốn thực hiện chung trong mọi trường hợp. Trước hết đó là phá vỡ Liên bang trong một thời điểm (theo đúng nghĩa đen của nó - trong một ngày) không chỉ về mặt chính trị mà cả về kinh tế, xóa bỏ tất cả các cơ quan điều hành kinh tế có tư duy, kể cả lĩnh vực tài chính, tín dụng và tiền tệ. Tiếp đó, tách nước Nga khỏi tất cả các nước cộng hòa về mọi mặt, kể cả những nước mà khi đó không đặt vấn đề này như Bê-la-ru-xi-a, Ca-dắc-xtan. Đơn đặt hàng chính trị như vậy" (xem "Báo văn học", 1992, No 44). Nhưng chúng ta thấy, điều bí mật đã trở nên công khai! Có một luận điểm chính trị rất rõ: đặt đất nước trước sự đã rồi, làm tất cả trong một ngày. Ngày bất hạnh đó là ngày 8-12-1991. Vì vậy không ngạc nhiên mà trái lại, tuyên bố của Tổng thống Ca-dắc-xtan Na-dắc-bai-ép được tiếp thu như mọi sự thật hiển nhiên: "Không có Nga đã không có văn kiện Be-lô-vet, không có Nga Liên bang đã không tan rã (Báo "Độc lập", ngay 6-5-1992).


Vì vậy, không nên báng bổ "những kẻ bạo loạn" như thể họ là những người đào mồ chôn Hiệp ước Liên bang. Bởi vì ngay cả những người cổ vũ nhiệt thành nhất phương án cuối cùng của văn kiện này cũng phải thừa nhận rằng chỉ có thể ký nó trong trường hợp nếu nhu "sau khi ký, Goóc-ba-chốp bắt đầu thu xếp đánh phá trụ cột của nó: Cơ cấu Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc phải sẵn sàng giao cho các nước cộng hòa làm việc này". Kết luận như vậy của G.Pô-pốp rất hay, không chỉ tự nó mà còn bởi nó được khẳng định qua hàng loạt văn kiện trong hồ sơ điều tra vụ án "Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp".


Từ lâu người ta đã có ý đồ đảo chính nhằm phá vỡ cơ cấu nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Giờ đây nó đã trở thành sự thật. Phân tích các sự kiện tháng Tám; R.Kha-xbu-la-tốp đã tuyên bố: "Chúng tôi muốn làm cuộc đảo chính này sau khi ký hiệp ước, nhưng chỉ bằng con đường hòa bình". Trong cuốn sách của cựu Tổng thống Liên Xô nhắc lại "đã diễn ra cuộc đảo chính đặc thù, có điều không có xe tăng". I-xi-lai-ép bổ sung: "Cả ở Nga, ở Xô-viết tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga tất nhiên có những người chống đối việc ký Hiệp ước Liên bang mới. Từ giai đoạn hai, bản hiệp ước được En-xin ủng hộ. Nhưng khi ký chúng tôi dự kiến xác định thời hạn hiệu lực của hiệp ước này sẽ là một năm. Nói về hậu quả của các cuộc bạo loạn thì thất bại của nó dẫn đến tình trạng mới về chất ở trong nước... Đã không may, và sự không may đã cứu giúp".


Như vậy, trước mất chúng ta là sự thửa nhận rằng, cuộc đảo chính đích thực diễn ra không phải từ ngày 19 đến 21 tháng Tám mà muộn hơn, khi những người "dân chủ" đã nắm được chính quyền và họ có thể bắt đầu phá vỡ chế độ hợp hiến hiện hành bằng cách chuyển nó sang "trạng thái mới về chất". Và ở đây các "nhân vật" của tấn bi kịch được nhìn nhận hoàn toàn theo cách khác, tấn bi kịch mà đất nước đã lâm vào. Tôi nhắc lại: Liên bang Xô-viết không phải do các dân tộc, không phải nhân dân lao động các dân tộc khác nhau phá vỡ. Nó bị sụp đổ do cuộc đấu tranh quyết liệt vì quyền lực của các nhà chính trị, của những người không suy nghĩ xem phải làm thế nào, bàn tay họ giơ lên đến đâu!
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #72 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:18:15 pm »

Ông đánh giá thế nào về "Thỏa thuận Min-xơ" đã được nhân dân gọi là "cuộc bạo loạn Be-lô-vét"?

Việc giải tán Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô đã kéo theo sự suy yếu nhanh chóng toàn bộ chính quyền Liên bang. Các nước cộng hòa bắt đầu sụt lở khỏi mọi trung tâm chính trị và kinh tế Liên bang Xô-viết. Và chính bản thân Tổng thống Liên Xô đã bật đèn xanh cho nó bằng những quyết định của mình. Ngày 6-9-1991 dưới chữ ký của ông đã ra đời các quyết nghị của Hội đồng nhà nước Liên Xô vừa mới thành lập công nhận nền độc lập của Lát-vi-a, Lít-va và Ex-tô-ni-a. Điều này diễn ra 1 ngày sau khi giải tán Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, nơi mà những quyết định tương tự đã có thể bị phá vỡ. Rõ ràng, việc các nước cộng hòa Ban-tích tách ra là vi phạm trật tự quy định.


Liệu Hội đồng nhà nước có quyền ra các quyết nghị công nhận việc tách khỏi Liên Xô của ba nước cộng hòa mà nhân dân của họ đã hơn nửa thế kỷ sống hữu nghị và hòa hợp với các dân tộc khác của đất nước chúng ta hay không? Không! cơ quan này không có những thẩm quyền như vậy. Các văn bản của nó hết sức mâu thuẫn với Hiến pháp Liên Xô, với luật "về trình tự giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nước cộng hòa Liên bang tách ra khỏi Liên Xô" và giáng một đòn nặng nề vào quyền lợi của hàng trăm nghìn người gọi là không phải dân tộc bản xứ sống ở Pri-Ban-tích.


Nhìn thấy Liên bang đang tan rã trước mất và đất dưới chân đang sụt lở, M.Goóc-ba-chốp cố gắng hồi sinh quá trình Nô-vô Ô-ga-rép. Giờ đây ông đã đồng ý thành lập cộng đồng Liên bang, miễn sao nó có một Tổng thống cho dù vô quyền lực, nhưng rồi những nỗ lực của ông đã không đi đến đâu. Các thủ lĩnh của các nước cộng hòa, theo lẽ thường, đã không thỏa mãn với ngay cả cộng đồng liên bang giống như một quốc gia. Và những ý định thuyết phục Goóc-ba-chốp rằng, sẽ tìm được cho ông một vị trí trong cộng đồng đã không làm Tổng thống Liên bang vừa lòng. Lập trường này của các nước cộng hòa hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Ngay từ giữa tháng 11-1991 người ta đã bí mật, cả với M.Goóc-ba-chốp, chuẩn bị tích cực trong hậu trường cho cuộc gặp gỡ để dứt khoát chôn vùi Liên bang. Cuộc gặp gỡ này đã diễn ra hầu như đúng 3 tháng sau khi giải tán Đại hội đại biểu nhân dân của Bê-la-ru-xi-a, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga và U-crai-na đã ký thòa thuận thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập, tuyên bố "chấm dứt sự tồn tại" của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết như một thực thể địa - chính trị. Số phận của quốc gia vĩ đại nhiều dân tộc đã được tiên quyết bằng sự thỏa thuận ngầm của ba nhà chính trị đi ngược các tiêu chuẩn hiến pháp và không cho Tổng thống Liên Xô biết, ông được biết về sự việc đã xảy ra sau cả Tổng thống Mỹ.


Bị bất ngờ, M.Goóc-ba-chốp vội viết bản tuyên bố, trong đó phản đối việc vội vã đưa thỏa thuận Be-lô-vét ra nghị viện Liên bang và các nước cộng hòa phê chuẩn. Ông tuyên bố: "Do bản thỏa thuận đưa ra hình thức nhà nước khác và việc này thuộc thẩm quyền của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, vì vậy cần triệu tập một Đại hội như vậy. Ngoài ra, tôi cũng không loại trừ một cuộc trưng cầu ý kiến toàn dân về vấn đề này". Song, ông hiểu ra quá muộn sự cần thiết phải duy trì Đại hội đại biểu nhân dân và phải đấu tranh đòi thực hiện quyết định của cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng ba. Chính ông đã giúp sức kết liễu cơ quan quyền lực đại diện cho toàn dân này, cơ quan đã bảo vệ quyết định của nhân dân trong cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang.


Nói về "thỏa thuận tay ba" ở khu rừng Be-lô-vét theo quan điểm phía hiếu chiến thì nó không chịu nổi sự phê phán. Chỉ cần một dẫn chứng là Tổng thống Nga khi ký thỏa thuận này đã tự mở rộng quyền hạn của mình như được ghi trong các Điều 121, 128 Hiến pháp Nga, dành cho mình các chức năng của Đại hội đại biểu nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (điều 104 Hiến pháp). Đồng thời các điều 2, 5, 73 - 78 và 108 Hiến pháp Liên Xô cũng bị vi phạm. Nhiều luật gia nổi tiếng thừa nhận rằng trong hành động của "bộ ba Be-lô-vét" có tất cả các yếu tố của cuộc đảo chính nhà nước. Cả việc vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng của Liên Xô, cả ý đồ phá vỡ tất cả các cơ cấu quyền lực của nó, kể cả quyền lực Tổng thống, cả sự hoàn toàn coi thường ý chí của nhân dân trong nước được thể hiện qua cuộc trưng cầu ý dân.



Cho đến nay vẫn nghe thấy từ các diễn đàn nghị viện và các trang báo chí nói rằng việc xóa bỏ Liên bang trước hết là nhằm nhanh chóng đoạn tuyệt với Tổng thống Liên bang M.Goóc-ba-chốp mà mọi người đã chán ngấy. Không thể không giật mình trước những lý lẽ như vậy. Phải chăng đã trả giá quá đắt việc hạ bệ một nhân vật?


Không, đây là một cuộc đảo chính nhà nước thật sự và mang tính phá hoại, một sự cưỡng bức ý chí các dân tộc Liên Xô. Vì vậy, không phải vô cớ khi người ta thường gọi thỏa thuận Min-xcơ là "cuộc bạo loạn Be-lô-vét". Cuộc đảo chính hữu danh vô thực tháng Tám đã được sử dụng như một cái cớ, một sự che đậy và ngụy biện thuận tiện cho cuộc đảo chính thực sự tháng Tám - tháng Mười Hai nhằm phá vỡ chế độ xã hội và nhà nước hợp hiến. Và tay lái nặng nề của cuộc đảo chính đó càng quay bao nhiêu thì hàng triệu người càng cảm thấy đau xót bấy nhiêu, rằng chính quyền Xô-viết, Liên bang Xô-viết, tình hữu nghị các dân tộc và uy tín của đất nước họ trên toàn thế giới có nghĩa biết bao đối với họ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #73 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:19:27 pm »

Thái độ của ông ra sao đối với việc giải tán Xô-viết tối cao Liên Xô? Ông có cho rằng đến nay cơ quan này vẫn là một cơ quan hợp pháp hay không?

Việc giải tán các cơ cấu liên bang nói chung là một bước nguy hại, tiên quyết rất nhiều đối với số phận của liên bang với tư cách một nhà nước. Sau hành động Be-lô-vét của các Tổng thống ba nước cộng hòa, Xô-viết tối cao Liên Xô còn lại như một chỗ dựa cuối cùng có khả năng dù chỉ ở mức độ nào đó bảo vệ lợi ích chung của các dân tộc Liên Xô, tập hợp họ. Chỉ các cử tri mới có thể rút các đại biểu liên bang chứ không phải các cơ quan quyền lực tối cao của các nước cộng hòa. Thế nhưng các cơ quan đó vẫn làm như vậy. Xô-viết tối cao Liên Xô đã buộc phải chấm dứt công việc của mình. Mặc dù, tôi nhắc lại, ngoài các cử tri ra không ai có thể tước quyền của các đại biểu. Thật khó nói rổi đây số phận của các đại biểu nhân dân Liên Xô sẽ ra sao. Nhưng không thể không hồi tưởng lại những cuộc truy lùng khi họ tụ tập về đại hội VI của mình. Mặc dù dưới góc độ pháp lý, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ V ngày 5-9-1991 thẩm quyền của các đại biểu Liên bang được duy trì đến hết nhiệm kỳ của họ.


Tôi muốn nói một lần nữa rằng, sớm hay muộn công việc của đại biểu nhân dân Liên Xô, những kinh nghiệm mà họ tích lũy được sẽ được đánh giá xứng đáng. Cách đây không lâu một trong các bình luận viên của báo "Tin tức" đã nhìn thấy: "Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì Xô-viết tối cao trước đây của Liên Xô trước đây đã làm được không ít: bắt đầu giống như một nghị viện, tức là một cơ quan lập pháp hoạt động thường xuyên. Đã chuẩn bị được không ít bộ luật chắc chắn, các nghị viện hiện nay của các quốc gia thành viên cộng đồng sẽ không xấu hổ"...


Biết làm sao, tôi nghĩ rằng bình luận viên nói đúng. Các quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước SNG càng phát triển bao nhieu (tôi muốn hy vọng rằng sẽ đúng như vậy), sẽ càng cần xây dựng các cơ sở pháp lý cho sự hiệp tác của họ, và sau đó sẽ thành lập các cơ quan nghị viện quốc gia chung. Sự khởi đầu, như mọi người đều biết, đã hình thành. Và như vậy có nghĩa là lại sẽ có thể nói bằng lời của câu ngạn ngữ Đức khi nhớ lại kinh nghiệm của nghị viện Liên Xô: "Mày đã làm việc tốt, con chuột chũi già ạ!".



Theo ý kiến ông có thể khôi phục Liên bang được không?

Tái dựng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết dưới dạng nó đã tồn tại tất nhiên là không thể được. Cần một Liên bang đổi mới, một nhà nước Liên bang của các dân tộc có chủ quyền trên cơ sở tự nguyện, trên cơ sở các xu hướng liên kết học - kỹ thuật, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ của hàng triệu người thuộc các dân tộc khác nhau. Trong lĩnh vực này tôi là người lạc quan. Tôi hy vọng rằng một Liên bang như vậy sẽ mang trong mình tất cả những kinh nghiệm tốt của Liên bang Xô-viết, của tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta và kiên quyết từ bỏ mọi sự méo mó của quá khứ cũng như mọi lầm lẫn cuồng dại của chủ nghĩa dân tộc - phân lập hôm nay đang gây nên những cuộc xung đột đẫm máu, hàng trăm nghìn người ra đi, gây bao nỗi đau khổ cho những người hoàn toàn vô tội. Ở đây mọi sự ngẫu hứng, mọi sự quá khích đều không thể chấp nhận được. Quan hệ dân tộc là một thực thể hết sức tinh tế và nhạy bén. Để giải quyết chúng phải nỗ lực lâu dài, bền bỉ. Một bước đi thiếu thận trọng rất dễ phá vỡ trong một giờ toàn bộ sự thăng bằng để sau đó phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục niềm tin vốn có của các dân tộc, duy trì sự chung sống bình thường của họ.


Các tiền đề khách quan để phục hồi Liên bang đổi mới đã có. Đó là đòi hỏi của nền kinh tế kiệt quệ do các quan hệ kinh tế bị phá vỡ, do các chướng ngại biên phòng, thuế quan, giá cả, tiền tệ và các chướng ngại khác. Nhu cầu tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sự chăm lo y tế, giáo dục cho nhân dân, sự bổ sung lẫn nhau giữa các nền văn hóa dân tộc cũng đòi hỏi phải thống nhất. Cuối cùng, những truyền thống lâu đời chung sống của những người thuộc các dân tộc khác nhau trong lao động, sinh hoạt, bảo vệ Tổ quốc cũng đòi hỏi phải thống nhất.


Đương nhiên không thể trông chờ sự tự phát đi đến Liên bang mới. Sự tự phát sẽ không đem lại gì cả nếu như các lực lượng chính trị, xã hội sẽ không hành động một cách thực tế nhằm khôi phục tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Chính các lực lượng này phải tiến hành cuộc đấu tranh không dễ dàng nhằm thiết lập cơ chế quản lý chung đối với các lĩnh vực như năng lượng, vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản, quốc phòng, sinh thái, bảo vệ quyền con người. Ở đây có thể có những giai đoạn chuyển tiếp đó, có thể kết hợp các nhân tố Liên bang và cộng đồng Liên bang, xây dựng các chương trình chung về kinh tế, chính sách đối ngoại và quốc phòng, duy trì các đường biên giới hiện tại, thỏa thuận về việc ngăn ngừa mọi cuộc xung đột giữa các dân tộc:


Sự cần thiết phải có một chiến luục như vậy còn xuất phát từ chỗ ở mỗi nước cộng hòa Liên bang trước đây bên cạnh các lực lượng xây dựng ủng hộ Liên bang còn không ít các phong trào dân tộc chủ nghĩa, phân lập. Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức tài chính quốc tế tuyên bố công khai rằng họ có ý định giúp đỡ không phải chung cho tất cả các nước cộng hòa mà chỉ giúp riêng từng nước tùy theo mức độ nước đó đi theo con đường tư bản chủ nghĩa như thế nào. Và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà ở Mỹ và các nước phương Tây khác trên thực tế đã không sử dụng danh từ "cộng đồng" để nói về các nước cộng hòa Xô-viết trước đây. Người ta gọi các nước cộng hòa này là các "quốc gia mới độc lập", người thì gọi chung là "Trung tâm Âu - Á". Và đây không phải là cách nói cầu kỳ mà là chính trị. Trong một bài phát biểu đầu năm 1992 một "người bạn" lâu năm của nước ta G.Kít-xinh-giơ đã tuyên bố: "Tôi muốn thấy ở nước Nga sự hỗn độn và nội chiến theo hướng đi tới thống nhất các dân tộc của nó vào một quốc gia thống nhất, vững chắc, tập trung".


Và mặc dù một số người nước ngoài "có thiện chí" với chúng ta có những lời tuyên bố tương tự như vậy, mặc dù hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa những người dân tộc chủ nghĩa và những người theo chủ nghĩa quốc tế, mặc dù ngọn lửa xung đột giữa các dân tộc còn đang cháy nhưng tôi nghĩ rằng triển vọng hồi sinh nhà nước Liên bang Xô-viết, tình hữu nghị giữa các dần tộc vẫn còn. Những triển vọng đó sẽ càng rõ nét nếu cuộc đấu tranh vì những cơ sở xã hội chủ nghĩa cho đời sống xã hội, vì sự hạn chế cuộc thử nghiệm phi lý lôi kéo đất nước vào quỹ đạo bất bình đẳng xã hội sâu sắc, vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản hoang dã càng trở nên quyết liệt.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #74 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:20:17 pm »

Theo quan điểm của ông triển vọng tồn tại và phát triển của SNG sẽ ra sao? Ông có cho rằng đó là một kiến tạo có sức sống hay không?

Giờ đây, khi Liên bang Xô-viết đã hoàn toàn bị đánh tan bởi những nỗ lực của "bộ ba Be-lô-vét" trái ngược mọi tiêu chuẩn hiến pháp và ý chí của nhân dân, chúng ta có khả năng đánh giá một cách thực tế cơ cấu cộng đồng phù hợp đến mức nào. Có một điều rất rõ là hiện nay SNG chưa giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ giữa các dân tộc, trong sự phát triển kinh tế quốc dân, đường lối chiến lược quân sự. Trái lại, các xu hướng tiêu cực nhiều khi vẫn thắng thế trước các xu hướng tích cực. Bằng chứng là U-crai-na rút khỏi khu vực đồng rúp, ở đó xuất hiện các binh đoàn độc lập của quân đội nước cộng hòa, chính quyền của nước cộng hòa không muốn từ giã kho vũ khí hạt nhân.


Tôi có cảm giác rằng, nhiều nguyên thủ các quốc gia độc lập trong lúc ngụp lặn bên vực thẳm chính trị để củng cố quyền lực vừa mới giành được, họ sợ nói lên sự thật ngay với chính bản thân: một sự phối hợp thực sự và hợp tác, dù họ có muốn điều này hay không, không thể chỉ giới hạn trong các bản tuyên bố, các bản hiệp định nhiều bên hay song phương. Cần có các cơ cấu hiệp đồng hữu hiệu, các cơ cấu liên quốc gia hoạt động tích cực, các cơ sở ngân hàng, các cơ quan có khả năng giải quyết nhanh chóng các vấn đề phòng thủ chung, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thông tin, khí tượng, thời tiết, v.v...


Một thực tế rõ ràng là hiện nay SNG đi ngược trào lưu liên kết. Nhưng không thể nào không tiếp tục như vậy lâu được. Tôi tin rằng các quá trình liên kết trong kinh tế, khoa học, trao đổi văn hóa sẽ lôi kéo tất cả. Mặc dù, rất có thể để làm được như vậy sẽ phải lặp lại những gì mà các nước cộng hòa đã trải qua khi thành lập Liên bang Xô-viết trong những năm 20. Khi đó tất cả cũng bắt đầu từ hợp tác quốc tế và hợp tác quân sự giữa các nước cộng hòa, đi từ hiệp định kinh tế đến liên minh chính trị. Tôi đã có dịp tiếp xúc rất nhiều với các tư liệu về lịch sử thành lập nhà nước Liên bang Xô-viết. Nhưng các chính trị gia ngày nay không thích thú vùi đầu nhiều vào các tư liệu lịch sử. Họ đơn giản thiên về bêu riếu tất cả các tiền bối của mình.


Tuy nhiên, tôi không muốn mô tả các xu hướng phát triển của SNG chỉ bằng một màu xám. Không thể không thấy rằng các nhà lãnh đạo các nước thành viên cộng đồng ngày càng thấy rõ có nhiều vấn đề đời sống nước cộng hòa của mình không thể giải quyết đơn thương độc mã, chỉ dựa vào sức mình. Ngày càng có nhiều lời nói về nhu cầu giải pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật và pháp lý thống nhất cho vấn đề này hoặc vấn đề nọ. Cuối cùng đã xuất hiện các hệ thống liên quốc gia đầu tiên, chẳng hạn, như trên đã nêu: Đại hội đồng liên nghị viện, Bộ chỉ huy thống nhất, các cơ quan phối hợp cùng điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đấu tranh chống tội phạm. Và tất cả những cái đó hoàn toàn hợp quy luật và hợp lý.


Sức sống của SNG theo tôi trước hết phụ thuộc vào khả năng cộng đồng có thể thực hiện đường lối liên kết các nước cộng hòa, các dân tộc và toàn dân đến mức nào. Chúng ta hy vọng rằng thời gian sẽ ủng hộ việc thống nhất các nước cộng hòa chứ không phải tiếp tục chia rẽ. Đó chính là quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội. Cho dù các khoảnh ao biệt lập dân tộc chắc chắn đến mức nào chăng nữa cuối cùng cũng sẽ bị nước cản của tiến bộ xã hội phá vỡ.


Theo ý kiến ông nước Nga có thể bị tan vỡ như Liên bang Xô-viết không? Cần phải làm gì để duy trì sự thống nhất của nó?

Rất tiếc là có nguy cơ đó. Chỉ cần một dẫn chứng là các nước cộng hòa trong thành phần nước Nga thường đưa ra lời đe dọa từ bỏ Liên bang trong trường hợp các đòi hỏi của họ không được đáp ứng. Tôi nghĩ rằng những tối hậu thư như vậy đối lập trước hết với lợi ích của những dân tộc mà các thủ lĩnh chính trị của họ đưa ra những lời đe dọa đó. Đã nảy sinh những vấn đề phức tạp khi nước cộng hòa trẻ trung tuyên bố tách khỏi Liên bang, khi Tác-ta-rơ-xtan tuyên bố là "thành viên liên minh" trong Liên bang Nga, nói chung là khi một số nước cộng hòa có xu hướng phân lập. Nhưng tôi đã và tiếp tục cho rằng khối "thống nhất của Liên bang Nga cần được củng cố và bảo vệ. Trước hết đó là vì tính liên kết kinh tế ở nước Nga mạnh hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác trong SNG. Chỉ có sự phát triển đồng bộ, thống nhất tất cả các ngành kinh tế và khu vực, trao đổi các giá trị vật chất, thành tựu khoa học, hợp tác văn hóa mới có thể bảo đảm sự phồn vinh cho các dân tộc của nước Nga. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với việc củng cố tính độc lập của các khu tự trị trước đây. Thật kỳ lạ là cho đến nay một số thủ lĩnh Nga vẫn tung hỏa mù: A.Lu-ki-a-nốp cùng với M.Goóc-ba-chốp trong khi ủng hộ tư tưởng cho các khu tự trị trước đây hưởng quy chế chủ thể độc lập của nhà nước Liên bang có quyền ký Hiệp ước Liên bang đã cố ý "mê hoặc" họ chống lại ban lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga. Sự thực là chính các đại diện của các nước cộng hòa tự trị trước đây đã buộc tội tôi trái ngược hoàn toàn, họ nói rằng dường như tôi cản trở việc thông qua đạo luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết với các chủ thể của Liên bang, nơi nước cộng hòa tự trị được tuyên bố là chủ thể như vậy. Tuyên bố tương tự của các nước cộng hòa "tự trị" thậm chí có cả trong hồ sơ về các sự kiện tháng Tám.


Những những lời buộc tội trái ngược nhau này chỉ thêm một lần nữa cho thấy tính vô lý của chúng. Tôi chưa bao giờ kêu gọi ở đâu cho các nước cộng hòa tự trị "những chủ quyền mà họ có thể nuốt được" và tôi không cho rằng, có thể sử dụng những biện pháp vũ lực nào đó để giải quyết các vấn đề dân tộc. Tôi nghĩ rằng, bảo đảm chính cho sự thống nhất của Liên bang Nga là phải kiên trì ủng hộ các lực lượng đấu tranh bảo vệ tình hữu nghị các dân tộc và chủ nghĩa quốc tế ở các nước cộng hòa tự trị trước đây.


Tính toàn vẹn của Nga được hình thành trong lịch sử cần được duy trì còn vì mục đích củng cố sự hợp tác của tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Liên Xô trước đây. Người ta nói rằng chủ nghĩa phân lập dân tộc đã trở thành một dấu hiệu và lời nguyền của cuối thế kỷ này và cần được học cách khắc phục căn bệnh nguy hiểm này. Tại sao nước Nga với những truyền thống hữu nghị và đoàn kết, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ và tiếng nói giữa các dân tộc lại không trở thành tấm gương trong việc giải quyết nhiệm vụ trọng đại này? Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào đường lối rõ ràng và chín chắn của ban lãnh đạo Liên bang cũng như của người đứng đầu các nước cộng hòa cấu thành nó và của các đơn vị hành chính - lãnh thổ của Nga.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #75 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:12:45 pm »

PHỤ LỤC 2
ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI


Đảng Cộng sản Liên Xô được hình thành từ các tổ, nhóm mác-xít trong những năm 80 của thế kỷ XIX. "Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân" thành lập năm 1895 theo sáng kiến của Lê-nin là tiền đề đi tới việc thành lập Đảng. Hội đã tập hợp gần 20 nhóm mác-xít ở Pê-téc-bua và bắt đầu chuyển từ công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong các nhóm công nhân tiên tiến sang công tác cổ động chính trị trong quần chúng vô sản, liên kết tư tưởng xã hội chủ nghĩa với phong trào công nhân. Hội đã lãnh đạo phong trào công nhân kết hợp đấu tranh cho những yêu sách kinh tế với đấu tranh chính trị chống chế độ chuyên quyền Sa hoàng và chế độ bóc lột tư bàn.


Cùng với việc thành lập "Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân" ở Pê-téc-bua còn có các hội tương tự được thành lập ở các thành phố khác. Phong trào dân chủ xã hội ở Nga dưới sự lãnh đạo của các Hội đã tiếp tục phát triển, song không tránh khỏi cuộc đấu tranh nội bộ tổ chức. Một số hội viên vẫn duy trì các hình thức tuyên truyền lỗi thời trong các nhóm, một số hội viên khác tuy tán thành việc chuyển sang công tác cổ động rộng rãi nhưng lại lãng quên những nhiệm vụ chính trị của giai cấp vô sản và đề nghị chỉ đấu tranh cho những yêu sách kinh tế, giao đấu tranh chính trị cho những phần tử thuộc phái tự do. Lê-nin và các đồng chí của mình đã kịch liệt phê phán những biểu hiện này của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh trong phong trào công nhân.


Tuy vậy, có thể nói "Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân" do Lê-nin sáng lập là tổ chức tiền thân của một Đảng cách mạng dựa vào phong trào cống nhăn và lãnh đạo phong trào này.


Đại hội lần thứ I Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (3 năm 1898)

Sự phát triển của phong trào công nhân Nga những năm cuối thế kỷ XIX đả đòi hỏi việc thống nhất các tổ chức dân chủ xã hội thành một Đảng duy nhất để tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nga.


Vì vậy, mùa xuân năm 1898, 9 đại biểu của 6 tổ chức dân chủ xã hội họp kín tại thành phố Min-xcơ. Đại hội có nhiệm vụ thành lập Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga thống nhất. Các tác phẩm mang tính chất cương lĩnh của V.I. Lê-nin về vai trò và nhiệm vụ của Đảng mác-xít như tác phẩm "Nhiệm vụ của những người dân chủ xã hội Nga", v.v. thực tế đã xác định phương hướng, tư tưởng của Đại hội. Đại hội tuyên bố thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga và bầu Ban Chấp hành Trung ương.


Tuyên ngôn của Đại hội khẳng định: "Giai cấp vô sản Nga sẽ trút bỏ xiềng xích của chế độ chuyên quyền để tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa chống chủ nghĩa tư bản cho tới khi chủ nghĩa xã hội giành thắng lợi hoàn toàn".


Đại hội lần thứ II Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (tháng 7 - tháng 8 năm 1903)

Sau Đại hội lần thứ nhất, Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga thực tế không tồn tại như một tổ chức thống nhất toàn Nga của giai cấp công nhân. Đặc biệt, trong Đảng xuất hiện một trào lưu khá mạnh của phái Bec-xtanh (tức phái kinh tế) phủ nhận sự cần thiết phải có một đảng là lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân. Thực tế đó đòi hỏi việc triệu tập Đại hội lần thứ hai của Đảng nhằm đấu tranh đi đến sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức.


Ngày 17 tháng 7 năm 1903, Đại hội lần thứ II Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga được triệu tập. Tham gia Đại hội có đại biểu của 26 tổ chức dân chủ xã hội toàn Nga. Trong Đại hội dã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng giữa những nhà cách mạng triệt để và bọn cơ hội chủ nghĩa về hàng loạt vấn đề cương lĩnh, sách lược và tổ chức. Đại hội kết thúc sau khi thông qua cương lĩnh đề ra nhiệm vụ trước mắt là thành lập nước cộng hòa dân chủ (cương lĩnh tối thiểu) và mục tiêu cuối cùng là lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản để cải tổ xã hội theo chủ nghĩa xã hội (cương lĩnh tối đa). Đại hội còn thông qua điều lệ xác định các hình thức tổ chức Đảng.


Khi bầu các cơ quan lãnh đạo, Đại hội chia thành hai phái: những người ủng hộ Lê-nin (đa số) và phái Hac-tốp (thiểu số), nói cách khác đó là những người cách mạng và bọn cơ hội chủ nghĩa mà sau này được gọi là phái bôn-sê-vich và phái men-sê-vích. Những người bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin đã đấu tranh kiên quyết chống lập trường cơ hội chủ nghĩa của phái men-se-vích trong các vấn đề tổ chức nhằm thống nhất hàng ngũ Đảng trên cơ sở các nghị quyết của Đại hội.


Như vậy, chủ nghĩa bôn-sê-vích đã xuất hiện như một trào lưu tư tưởng chính trị và một chính đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:15:11 pm »

Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (tháng 4 năm 1905)

Đại hội tiến hành khi cao trào cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga đang dâng cao. Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng là xác định đường lối chính trị trong cuộc cách mạng đó. Đây là vấn đề rất quan trọng vì rằng những người mem-sê-vích đã tiến hành chính sách thỏa hiệp với giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa trong khi đó giai cấp này tìm mọi cách ngăn ngừa cuộc cách mạng dân chủ. Việc tiến hành Đại hội là nhằm trên cơ sở các nghị quyết của Đại hội chỉ huấn cho Đảng đấu tranh giành quyền lãnh đạo cho giai cấp vô sản trong cách mạng và thiết lập khối liên minh công nông để làm tê liệt chính sách thỏa hiệp của giai cấp tư sản tự do, tiến tới chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân nghèo.


38 đại biểu đại diện cho các tổ chức của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga đã tham dự Đại hội (trừ phái men-sê-vích từ chối tham gia Đại hội và tổ chức hội nghị riêng ở Giơ-ne-vơ). Các Nghị quyết Đại hội nêu rõ: trước tình hình ở Nga, vấn đề đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ chuẩn bị và tiến hành khải nghĩa vũ trang toàn dân, và chỉ bằng con đưòng đó mới lật đổ được chế độ chuyên quyền Sa hoàng, thực hiện cương lĩnh tối thiểu.


Sau Đại hội, làn sóng đấu tranh cách mạng tiếp tục dâng cao. Trong quá trình đấu tranh này, những người thợ dệt thành phố I-va-nô-vô - Vô-dơ-nê-xen-xcơ đã bầu xô-viết đại biểu công nhân. Đó là xô-viết đại biểu công nhân đầu tiên, tiền thân của các Xô-viết sau này đóng vai trò rất lớn trong cách mạng.


Đại hội lần thứ IV Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (tháng 4 năm 1906)

Đại hội tiến hành khi tình hình cách mạng ở Nga bắt đầu lắng xuống. Trong lịch sử Đảng, Đại hội lần thứ IV được coi là Đại hội thống nhất. Tham dự Đại hội có đại biểu của 62 tổ chức (trong đó có 3 tổ chức dân tộc). Phái bôn-sê-vích có 46 đại biểu, phái men-sê-vích có 62 đại biểu. Tình hình đó đã quyết định tính chất không triệt để cách mạng trong các nghị quyết của Đại hội.


Vấn đề trung tâm thảo luận trong Đại hội là vấn đề ruộng đất. Vấn đề này xuất phát từ những yêu sách của nông dân đấu tranh để thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của bọn đại địa chủ. Trong khi đó, thực tế nhân dân chỉ có thể lật đổ chế độ Sa hoàng trong điều kiện có liên minh công - nông với 80% dân số cả nước. Trong báo cáo tại Đại hội, Lê-nin đã lập luận về cương lĩnh ruộng đất. Cương lĩnh dự tính Tiến hành cuộc cách mạng triệt để để phá vỡ toàn bộ chế độ chiếm hữu ruộng đất cũ bằng cách dân chủ hóa sâu sắc chế độ xã hội và chính trị, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Cương lĩnh còn đặt vấn đề tiến hành cuộc cách mạng tư sản và sau đó chuyển hóa cuộc cách mạng nay thanh cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong Đại hội những người men-sê-vích đã giữ đường lối cải lương phản động trong vấn đề ruộng đất, không xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của giai cấp nông dân - giai cấp cùng với giai cấp công nhân tạo nên động lực của cách mạng.


Đại hội lần thứ V Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga (tháng 5 năm 1907)

Đại biểu của 145 tổ chức Đảng đại diện cho 15 vạn đảng viên đã tham gia Đại hội. Trong Đại hội có 89 đại biểu bôn-sê-vích và 88 đại biểu men-sê-vích. Đại hội đả phê phán gay gất sách lược cơ hội chủ nghĩa của phái men-sê-vích. Vấn đề trung tâm thảo luận trong Đại hội là thái độ đối với các đảng tư sản. Thực tế đó là vấn đề ai có thể và phải nắm vai trò lãnh đạo trong cách mạng dân chủ tư sản. Các sự kiện diễn biến trong những năm 1905 - 1907 đã chứng minh giai cấp vô sản là người lãnh đạo, là đội ngũ tiên phong của phong trào cách mạng.


Đại hội đã thông qua Nghị quyết do Lê-nin soạn thảo về vấn đề động lực của cách mạng và vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản Nga, trong đó nhấn mạnh, cần phải đấu tranh không nhân nhượng chống chủ nghĩa tự do phản cách mạng, đưa các đảng tư sản ra khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do bằng cách lôi kéo các đảng này làm đồng minh của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ Sa hoàng.


Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân dân chủ xã hội (B) Nga (tháng 7 - tháng 8 năm 1917)

Từ sau Đại hội V, tình hình đất nước đã trải qua cuộc thử thách quyết liệt, phong trào cách mạng lắng xuống do sự đàn áp của thế lực phản động Sa hoàng (1907 - 1910), sau đó cao trào cách mạng mới lại bùng lên (1910 - 1914), tiếp theo là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai. Cuộc cách mạng Tháng Hai đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng đưa đến việc thành lập hai chính quyền: Xô-viết đại biểu công nhân - binh lính và chính phủ tư sản lâm thời. Các Xô-viết thực tế đã nắm chính quyền trong tay vì dựa vào quần chúng vũ trang. Trong khi đó, chính phủ lâm thời chỉ dựa vào các đảng thỏa hiệp (men-sê-vích và xã hội chủ nghĩa cách mạng). Các đảng này lại nắm quyền lãnh đạo các Xô-viết. Mặc dù xuất hiện khả năng cực kỳ hiếm có trong lịch sử là phát triển cách mạng một cách hòa bình, chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết, nhưng chính sách của phái men-sê-vích và xã hội chủ nghĩa - cách mạng đã làm cho các Xô-viết trở nên bất lực. Do đó, toàn bộ chính quyền lại chuyển về tay các lực lượng phản cách mạng. Điều đó đòi hỏi giai cấp vô sản và nông dân nghèo chỉ có thể giành chính quyền bằng vũ lực. Trong Đại hội, vấn đề chuẩn bị khỏi nghĩa vũ trang được đặt ra và là vấn đề cấp bách trong sách lược của những người bôn-sê-vích. Thể hiện ý chí của 35 vạn đảng viên, bất chấp chủ nghĩa cơ hội trong Đảng, Đại hội đả hướng Đảng vào việc thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại năm 1917 là thực tiễn sinh động chứng minh sự đúng đắn của đường lối cách mạng mà Đảng Lê-nin đã vạch ra.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:32:58 pm »

Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 3 năm 1918)

Trong thời gian 2-3 tháng sau cách mạng Tháng Mười, chính quyền Xô-viết được thành lập ở khắp nước Nga. Tại Đại hội Xô-viết lần thứ 2 (ngày 25, 26 tháng 10 năm 1917) chính phủ công nông đầu tiên trên thế giới do Lê-nin đứng đầu đã ra đời. Chính phủ của Lê-nin kêu gọi tất cả các chính phủ và các dân tộc phải thiết lập ngay một nền hòa bình dân chủ chân chính. Song, các nước đế quốc đứng đầu là đế quốc Đúc đã quyết định tấn công nước cộng hòa Xô-viết non trẻ. Cách mạng Nga chỉ có thể được cứu vãn bằng cách thiết lập ngay một nền hòa bình. Vì vậy, Lê-nin đá yêu cầu ký một hòa ước với Đức, đấu tranh vạch trần luận điệu của bọn cách mạng đầu lưỡi, những người cộng sản Cánh tả (Bu-kha-rin và phe cánh). Những người này đòi phải tuyên chiến với Đức, dù cho chính quyền Xô-viết có bị tiêu vong.


Do đó, vấn đề hòa bình trở thành vấn đề thảo luận chủ yếu trong Đại hội VII Đảng Bôn-sê-vích Nga. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, Lê-nin chỉ rõ lập trường "của những người cộng sản cánh tả" sẽ đưa cách mạng tới chỗ diệt vong và đường lối của Tơ-rốt-xki với khẩu hiệu "không chiến tranh và cũng không hòa bình" là đường lối nguy hại cho cách mạng. Đại hội đã ủng hộ Lê-nin với đa số phiếu. Điều đó cho phép nước Cộng hòa xô-viết có thời gian ổn định đi tới việc thành lập Hồng quân công nông. Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Nga. Tên mới của Đảng thể hiện rõ mục tiêu cuối cùng của Đảng là xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.


Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 3 năm 1919)

Đại hội diễn ra từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 3 năm 1919 trong tình hình nội chiến và cuộc can thiệp quân sự của các nước đế quốc đã làm gián đoạn các kế hoạch xây dựng hòa bình chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Tham dự Đại hội có 301 đại biểu thay mặt cho 313.766 đảng viên trong cả nước. Tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của đất nước, Đại hội đã thảo luận và thông qua cương lĩnh mới xác định những nhiệm vụ của Đảng trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa... nhằm mục đích xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình thảo luận cương lĩnh, Lê-nin kiên quyết phản đối quan điểm bôn-sê-vích của Bu-ca-rin về vấn đề dân tộc, về thái độ đối với tầng lớp trung nông. Nghị quyết Đại hội thông qua báo cáo của Lê-nin coi trung nông là đồng minh của giai cấp vô sản và nông dân nghèo trong cuộc đấu tranh nhằm duy trì, củng cố chính quyền Xô-viết đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách mạng Nga.


Đại hội còn thảo luận về vấn đề tổ chức hồng quân công nông, trong đó Lê-nin và những người bôn-sê-vích đã bác bỏ quan điểm của "phe đối lập quân sự" vì những người này chống lại việc thành lập một đạo Hồng quân chính quy, chống lại việc sử dụng các nhà chuyên viên quân sự cũ.

Cuối cùng, Nghị quyết Đại hội nêu rõ: phải cải tiến thành phần xã hội của Đảng mà thực chất là tiến hành cuộc chỉnh đảng đầu tiên kể từ khi Đảng được thành lập.


Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 3 tháng 4 năm 1920)

Chiến tranh do các lực lượng phản cách mạng trong và ngoài nước gây ra chống nước Cộng hòa Xô-viết sắp kết thúc, Đảng Cộng sản là lực lượng tổ chức và đoàn kết dẫn dắt công nông đi tới thắng lợi, song, nguy cơ can thiệp và nội chiến vẫn còn. Đại hội lần thứ IX tiến hành trong tình hình đó. Tham gia Đại hội có 554 đại biểu chính thức thay mặt cho 611.978 đảng viên trong cả nước, vấn đề xây dựng kinh tế giữ vị trí quan trọng nhất trong Đại hội. Đại hội đặt kế hoạch kinh tế duy nhất trong đó coi giao thông vận tải, khai thác nguyên liệu, luyện kim, điện khí hóa toàn nước Nga là nhiệm vụ hàng đầu. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ này, Lê-nin nhấn mạnh phải có sự nhất trí tuyệt đối của giai cấp công nhân. Đại hội đã vạch trần tính chất công đoàn vô chính phủ của nhóm "tập trung dân chủ" là nhóm phủ nhận sự cần thiết phải sử dụng các chuyên gia của chế độ cũ, tập trung sự quản lý nhà nước và chế độ nhất quán trong công tác lãnh đạo các xí nghiệp công nghiệp.


Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 3 năm 1921)

Đại hội khai mạc ngày 8 tháng 3 năm 1921, có 694 đại biểu chính thức tham dự thay mặt cho 732.521 đảng viên. Đại hội đã đi vào lịch sử Đảng như một bước ngoặt trong chinh sách của Đảng từ "chủ nghĩa cộng sản thời chiến" chuyển sang chính sách kinh tế mới. Chính sách "cộng sản thời chiến" thi hành năm 1918 với việc trưng thu tất cả lương thực thừa của nông dân, cấm buôn bán tự do, thi hành chế độ lao động cưỡng bách phổ cập... là biện pháp khẩn cấp do điều kiện nội chiến buộc phải thi hành. Chính sách đó không đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế của giai cấp vô sản trong điều kiện hòa bình. Trong Đại hội, Lê-nin đã chứng minh rằng, từ nay việc đổi lúa mì lấy sản phẩm công nghiệp trong điều kiện cho phép buôn bán tự do lương thực thừa là chính sách kinh tế đúng đắn của chế độ chuyên chính vô sản trong một nước có nông dân chiếm đa số. Nhiệm vụ của nhà nước vô sản là: công nhận sự tồn tại của thị trường và những quy luật chi phối thị trường đó, đồng thời nắm vững thị trường, biết điều chỉnh thị trường... Chính sách kinh tế mới là sự bảo đảm, vững chắc liên minh công - nông nhằm cải tạo nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn XHCN.


Trong Đại hội, một vấn đề được đặc biệt chú ý là đấu tranh chống bè phái trong Đảng. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh tính thống nhất hàng ngũ Đảng là một trong những điều kiện chủ yếu làm cho chuyên chính vô sản vững mạnh. Đại hội vạch rõ lập trường của "phái công nhân đối lập" là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng - nhân tố và điều kiện dẫn tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:35:23 pm »

Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 3 - tháng 4 năm 1922)

Đại hội được triệu tập với 522 đại biểu chính thức thay mặt cho 532.000 đảng viên. Đại hội đã tổng kết năm đầu khôi phục nền kinh tế quốc dân dựa trên chính sách kinh tế mới được Đại hội lần thứ X đưa ra. Đại hội khẳng định việc cho phép buôn bán tự do trong nền sản xuất nhỏ không tránh khỏi làm cho yếu tố tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng vì nhà nước vô sản nắm chắc các vị trí chủ đạo của nền kinh tế như công nghiệp lớn, ngân hàng, đường sắt, v.v... nên tình hình đó không phải là mối nguy cơ nghiêm trọng đưa nền kinh tế đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Vấn đề chủ yếu đặt ra là, các xí nghiệp quốc doanh phải biết cách thi đua với các xí nghiệp tư bản tư nhân trong lĩnh vực buôn bán. Cần phải học cách buôn bán, người cộng sản phải biết buôn bán, đó là ý kiến của Lê-nin trong Đại hội. Chỉ bằng con đường tổ chức tốt mậu dịch quốc doanh và có hiệu quả mới liên kết chặt chẽ được với quần chúng nông dân, chèn ép dần các yếu tố tư bản chủ nghĩa ra khỏi nền kinh tế quốc dân.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới và đã đặt chức vụ Tổng bí thư và I.V.Xta-lin được bầu giữ chức vụ này


Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 4 năm 1923)

Đại hội có 408 đại biểu chính thức tham dự thay mặt 386.000 đảng viên1 (Ít hơn đảng viên các kỳ đại hội trước do việc khai trừ các đảng viên mất phẩm chất) trong cả nước. Đại hội tập trung thảo luận những vấn đề cấp bách trong chính sách kinh tế của Đảng, đó là: khôi phục và phát triển nhanh chóng nền công nghiệp làm cơ sở đẩy mạnh toàn bộ nền kinh tế quốc dân, điện khí hóa đất nước, khắc phục sự thiếu cân đối về giá hàng công nghiệp, thủ tiêu sự bất bình đẳng do chế độ bóc lột để lại về mặt kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc ở Liên Xô.


Việc giải quyết những vấn đề đó nằm trong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được Lê-nin đề cập đến trong các bải báo, bức thư cuối cùng - di chúc chính trị mà Lê-nin để lại. Những luận điểm chủ yếu của kế hoạch đó là: công nghiệp hóa đất nước và chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang cơ sở năng lượng mạnh, đưa nông dân và những người sản xuất nhỏ nói chung vào con đường hợp tác hóa, nâng cao trinh độ học vấn của quần chúng, củng cố Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc tự nguyện và hợp tác anh em. Kế hoạch của Lê-nin đã xác định toàn bộ chính sách sau này và đường lối chung của Đảng.


Đại hội đặc biệt chú ý đến vấn đề dân tộc. Báo cáo của Xta-lin về vấn đề này đã kêu gọi toàn Đảng kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng sai lầm trong vấn đề dân tộc, chủ nghĩa sô vanh Đại Nga và chủ nghĩa dân tộc địa phương tư sản.


Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản (B) Nga (tháng 5 năm 1924)

Sau khi Lê-nin mất 4 tháng, Đại hội được triệu tập để thảo luận những ý nghĩ và mong muốn của Lê-nin về vấn đề xây dựng kinh tế, củng cố sự lãnh đạo tập thể và thành lập một Ban Chấp hành Trung ương vững chắc trước nguy cơ chia rẽ trong Đảng. Tham gia Đại hội có 748 đại biểu chính thức thay mặt 755.881 đảng viên.


Đại hội đã tổng kết cuộc thảo luận mà Tơ-rốt-xki và một số nhỏ những người theo ông ta đã gây ra sự nghi ngờ đối với chủ nghĩa Lê-nin trong Đảng, phá hoại Ban Chấp hành Trung ương và bộ máy Đảng về mặt tổ chức. Đại hội đã phê phán những ý kiến của phái Tơ-rốt-xki hướng Đảng vào chủ nghĩa cải lương và nhất trí thông qua những quyết nghị của Hội nghị Đảng lần thứ 13 "Về xây dựng Đảng" và "Về bản tổng kết cuộc thảo luận".


Đại hội còn thông qua việc thành lập Bộ ủy viên nhân dân thương mại, đề ra nhiệm vụ cho các cơ quan thương mại phải nắm lấy thị trường, định nhiệm vụ mở rộng tín dụng nhà nước... Cuối cùng Đại hội kêu gọi Đảng phải chú ý giáo dục nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin cho đảng viên mới, trước hết là đảng viên lớp Lê-nin.


Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản (B) Liên Xô (tháng 12 năm 1925)

Đại hội được triệu tập trong thời gian sắp khôi phục xong nền kinh tế quốc dân Liên Xô. 655 đại biểu chính thức đại diện cho 645.000 đảng viên chính thức và 445.000 đảng viên dự bị đã tham dự đại hội. Trước tình hình cách mạng ờ các nước Tây Âu bắt đầu lắng xuống, chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn ổn định tạm thời, Đảng Cộng sản (B) Nga vẫn khẳng định: giai cấp công nhân Liên Xô liên minh với nông dân lao động, với sự ủng hộ của giai cấp vô sản quốc tế về chính trị và tinh thẫn có thể tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.


Đại hội đã lên án thái độ không tin tưởng vào khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô của Tơ-rốt-xki và cái gọi là "nhóm đối lập mới" (Đi-nô-vi-ép, Ca-mê-nép). Đại hội chỉ ra rằng, công nghiệp hóa đất nước một cách nhanh chóng nhất, biến Liên Xô từ một nước nhập khẩu máy móc thiết bị thành nước sản xuất ra những mặt hàng đó, bảo đảm độc lập về kinh tế đối với thế giới tư bản. Thái độ kiên quyết của các đại biểu tham dự Đại hội là "đấu tranh nhằm xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là nhiệm vụ cơ bản của Đảng". Đại hội đã thông qua điều lệ mới của Đảng và Nghị quyết đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Liên Xô.


Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản (B) Liên Xô (tháng 12 năm 1927)

Đại hội khai mạc ngày 2 tháng 12 năm 1927, có 898 đại biểu chính thức tham dự thay mặt 887.233 đảng viên chính thức và 348.957 đảng viên dự bị. Đại hội triệu tập trong tình hình bắt đầu thời kỳ xây dựng lại nền kinh tế quốc dân theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã khẳng định những thành tích đầu tiên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và thông qua nghị quyết quan trọng về việc lập kế hoạch 5 năm đầu tiên mở đầu thời kỳ xây dựng đất nước theo các kế hoạch 5 năm phát triển toàn bộ nền kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, vấn đề tiếp tục phát triển nông nghiệp cũng được Đại hội đặc biệt quan tâm vì thực tế tình trạng thiếu sản phẩm nông nghiệp đă gây khó khăn trong việc cung cấp lương thực cho các thành phố và trung tâm công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Đại hội đề ra đường lối thành lập rộng rãi các nông trang tập thể bằng con đường hợp tác hóa sản xuất và tổ chức các nông trường quốc doanh lớn.


Đại hội đã xem xét vấn đề nhóm đối lập Tơ-rốt-xki và Đi-nô-vi-ép, nhóm này đã đi ngược lại đường lối của Đảng về tất cả các vấn đề chủ yếu thuộc cương lĩnh và sách lược, đồng thời không chấm dứt hoạt động chống Đảng. Để kịp thời ngăn chặn hành động đó, Đại hội đã khai trừ những phần tử tham gia nhóm đối lập tích cực nhất ra khỏi Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #79 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 09:37:05 pm »

Đại hội lần thứ XVI Đảng Cộng sản (B) Liên Xô (tháng 6 - tháng 7 năm 1930)

Đại hội khai mạc ngày 26 tháng 6 năm 1930, có 1.286 đại biểu chính thức thay mặt 1.260.874 đảng viên chính thức và 711.609 đảng viên dự bị. Đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế trong thời gian triệu tập Đại hội là các nước tư bản bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Trong nước, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra với quy mô to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể. Những mục tiêu đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được thực hiện như xây dựng các nhà máy điện, nhà máy luyện kim và chế tạo máy, khai thác mỏ than mới... Trong hai năm 1929 - 1930, lần đầu tiên trong lịch sử Liên Xô, sản lượng công nghiệp trong nền kinh tế đã lớn hơn sản lượng nông nghiệp (53% so với 47%). Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được mở rộng với quy mô lớn. Đại hội nhận định: do công nghiệp hóa đất nước và tập thể hóa nông nghiệp thu được thắng lợi, các nhân tố chủ nghĩa xã hội đá chèn ép mạnh nhân tố tư bản trong nền kinh tế quốc dân. Đại hội chỉ rõ cần phải cải tổ công tác của tô chức Đảng, nhà nước và đoàn thể xã hội (công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản) trên cơ sở giải quyết những nhiệm vụ mới, dự tính kế hoạch xây dựng phát triển chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực.


Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản (B) Liên Xô (tháng 1 - tháng 2 năm 1934)

Đại hội lần thứ XVII được ghi vào lịch sử Đảng Cộng sản (B) Liên Xô như là "Đại hội của những người tháng trận", 1.225 đại biểu chính thức thay mặt 1.874.488 đảng viên chính thức và 935.298 đảng viên dự bị đã tham gia đại hội Đại hội tổng kết việc xây dựng lại nền kinh tế quốc dân theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó nêu bật rằng: trong khi thực hiện cương lĩnh do Lê-nin vạch ra, Đảng đả đảm bảo xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội, biến đất nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp, chuyển đông đảo nông dân từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ, phân tán sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tập thể. Đại hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch 5năm lần thứ hai phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong những năm 1933 - 1937, đồng thời dự tính kết thúc việc tái trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.


Trước nguy cơ chiến tranh ngày càng lớn do việc bọn phát xít lên nắm chính quyền ở Đức, Đại hội đã ủy nhiệm cho Ban Chấp hành Trung ương và chính phủ tiếp tục tiến hành trước sau như một chính sách hòa bình và củng cố mối quan hệ thiết thực với tất cả các nước, đồng thời năng cao khả năng phòng thủ của đất nước Xô-viết.


Đại hội thông qua điều lệ mới của Đảng trong đó nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản (B) Liên Xô trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.


Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản (B) Liên Xô (tháng 3 năm 1939)   

Đại hội được triệu tập nhẳm thảo luận những vấn đề chủ yếu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1938 - 1942) phát triển nền kinh tế quốc dân Liên Xô. Nhiệm vụ kinh tế chủ yếu được đề ra trong kế hoạch là phải sản xuất đuổi kịp và vượt các nước tư bản phát triển nhất về sản lượng tính theo đầu người. Đại hội chú trọng đến vấn đề chính trị chung và vấn đề nội bộ Đảng. Đặc biệt đã thông qua Điều lệ Đảng được sửa đổi theo những diễn biến sâu sắc trong cấu trúc xã hội Xô-viết và phản ánh sự cần thiết phải tiếp tục phát triển dân chủ trong nội bộ Đảng.


Đặc điểm của tình hình thế giới khi tiến hành Đại hội là nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp bùng nổ do chính sách thỏa hiệp Muy-ních của các cường quốc phương Tây đã nới tay cho phép bọn phát xít xâm lược. Trước tình hình đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ cấp bách là tích cực đấu tranh nhầm giữ vững hòa bình và ngăn chặn sự xăm lược của phát xít giữ thái độ thận trọng nhàm, tránh đưa Liên Xô vào các vụ xung đột, ra sức củng cố lực lượng vũ trang Liên Xô, củng cố mối quan hệ quốc tế đối với nhân dân lao động các nước.


Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 10 năm 1952)

Thắng lợi của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Liên Xô là người lãnh đạo sự nghiệp đó. 7 năm sau chiến tranh, đất nước Xô-viết về căn bản đã khôi phục xong nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá. Đại hội lần thứ XIX của Đảng được triệu tập nhằm thông qua chỉ thị về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô từ 1951 đến 1955. Đại hội phân tích những chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai mà kết quả quan trọng là việc hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Tình hình đó khẳng định xu hướng tất yếu của xã hội loài người.


Đại hội đã thông qua Điều lệ Đảng và nghị quyết đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Liên Xô.


Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 2 năm 1956)

Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô giữ vai trò nổi bật trong sự phát triển đất nước Xô-viết và phong trào cộng sản thế giới. Đại hội đã phân tích tình hình quốc tế và nêu rõ thế giới ngày nay chia thành hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Sự cạnh tranh và đối địch nhau giữa hai hệ thống bao trùm mọi khía cạnh quan trọng nhất trong đời sống kinh tế, chính trị và tư tưởng của các dân tộc. Những vấn đề lý luận về chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, về khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới trong thời đại ngày nay, về những hình thức quá độ của các nước lên chủ nghĩa xã hội... được phản ánh một cách sáu sác trong các văn kiện của Đại hội.


Đại hội đã tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 5 và thông qua chỉ thị về kế hoạch 5 năm lần thứ 6. Vấn đề tiếp tục củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Xô-viết, phát triển nền dần chủ xã hội chủ nghĩa cùng giữ vị trí quan trọng trong chương trình của Đại hội. Đại hội đã nghe báo cáo "Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó". Đại hội kêu gọi toàn Đảng phải khắc phục hoàn toàn tệ sùng bái cá nhân, thủ tiêu những hậu quả của nó trong mọi lĩnh vực công tác Đảng, nhà nước và tư tưởng, nghiêm chỉnh chấp hành những tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng và nguyên tác lãnh đạo tập thể do Lê-nin đã vạch ra.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM