Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:16:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 3902 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:02:02 pm »

Ngày 3-4:

Tổng thống Nga B. En-xin bổ nhiệm hai thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga là Thượng tướng P. Gra- trốp và Viện sĩ thông tấn Viện hàn Lâm khoa học Nga, phó Giám đốc viện Mỹ và Ca-na-đa A. Cô-cô-sin.


Ngày 5-4:

Cộng hòa liên bang Nga tổ chức kỷ niệm ngày quân đội. Trong tương lai không xa, ngày 5-4 sẽ thay thế cho ngày quân đội và hải quân Liên Xô 23-2 (ngày 5-4 là ngày kỷ niệm trận đánh năm 1242 trên hồ Trút-xcôi-e giữa quân Nga với thập tự quân Đức, với thắng lợi giòn giã của quân Nga).


Ngày 6-4:

Tổng thống U-crai-na L. Cráp-trúc ra sắc lệnh về các biện pháp khẩn cấp nhằm xây dựng lực lượng vũ trang U-crai-na, trong đó có việc thành lập Hải quân trên cơ sở Hạm đội Hắc Hải.


Ngày 7-4:

Tổng thống Nga B. En-xin ký sắc lệnh chuyển Hạm đội Hắc Hải sang thuộc thẩm quyền pháp lý của Liên bang Nga và đặt dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất SNG.

Sự kiện này được nối tiếp bằng lệnh cấm các máy bay của Hạm đội Hắc Hải cất cánh kể từ 9 giờ sáng (giờ Mát-xcơ-va) ngày 7-4 do Bộ tư lệnh lực lượng không quân U-crai-na đưa ra.


Ngày 8-4:

Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp được gọi tới Viện Kiểm sát Tối cao Nga để thẩm vấn với tư cách nhân chứng trong vụ điều tra hoạt động kinh tế tài chính của Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây.


Ngày 9-4:

Tổng thống Nga B. En-xin và Tổng thống U-crai-na L. Cráp-trúc đã đạt được thỏa thuận tạm ngừng thực hiện sắc lệnh của cả hai bên về hạm đội Hắc Hải.


Ngày 13-4:

Hội đồng nhà nước Gru-di-a phê chuẩn quyết định thành lập các lực lượng vũ trang thống nhất riêng của mình. Lực lượng này bao gồm 13 đơn vị và hơn 20.000 người.


Ngày 15-4:

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng A-déc-bai-gian và Bộ tư lệnh hải quân SNG đã đạt được thỏa thuận về việc phân chia Hạm đội Ca-xpi.

Theo thỏa thuận, 25% số tàu và tài sản khác thuộc về Nga, A-déc-bai-gian cũng được hưởng 25% như nước Nga. 50% số còn lại sẽ được quyết định trong quá trình đàm phán với sự tham gia của các nước có cửa ngõ đi ra biển Ca-xpi như Nga, Ca-dắc-xtan và Tuốc-mê-ni-a.


Ngày 18-4:

- Thứ trường Quốc phòng Gru-di-a, A. Ta-khi-ti-svi-li thông báo: "Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG và Gru-di-a đã đi tới một "thỏa thuận cơ bản về việc phân chia Hạm đội Hắc Hải, theo đó Gru-di-a củng được một phần của hạm đội này".

- Đại hội lần thứ 23 Đoàn Thanh niên Cộng sản Lê-nin Liên Xô họp tại làng Men-đê-lê-ép thuộc ngoại ô Mát-xcơ-va. Đại iiội đã thông qua cương lĩnh và Điều lệ đoàn, bầu các cơ quan lãnh đạo. "Tuyên bố cương lĩnh " của đại hội nêu rõ mục tiêu chủ yếu của Đoàn là khôi phục nhà nước thống nhất gồm nhiều dân tộc Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết - một liên bang tự nguyện của các dân tộc, đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người.


Ngày 25-4:

Tại trụ sở xỏ-viết quận Vô sản (Mát-xcơ-va) đã khai mạc Đại hội lần thứ nhất "Liên đoàn những người cộng sản" - một chính đảng coi mình là tổ chức kế thừa Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 26-4:

Các Bộ trưởng tài chính và Chủ tịch ngân hàng Trung ương các nước G-7 đã chấp thuận kế hoạch cung cấp cho Nga 24 tỉ đô-la Mỹ trong năm 1992, kể cả việc thiết lập quỹ 6 tỉ đô-la Mỹ đặt dưới sự bảo trợ của IMF để ổn định đồng rúp.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:04:14 pm »

Ngày 5-5:

Quốc hội Crưm ra tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Crưm. Tổng thống U-crai-na coi quyết định này là vi phạm hiến pháp U-crai-na.


Ngày 13-5:

Ủy ban xã hội điều tra hoạt động phản nhân dân, phản nhà nước của M.X. Goóc-ba-chốp đã thông qua nghị quyết gửi Viện trưởng Viện kiểm sát Nga đòi truy cứu hình sự và đưa Goóc-ba-chốp ra xét xử tại tòa án (Ủy ban này được thành lập ngày 12-01-1992 theo quyết định của cuộc mít tinh nhiều nghìn người tại Mát-xcơ-va. Tham gia Ủy ban có nhiều nhà bác học nổi tiếng, nhiều nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, ngoại giao, quân sự, kinh tế, v.v...).


Ngày 15-5:

Tổng thống 6 nước Cộng hòa trong SNG là Nga, Ca-đắc- xtan, Ư-dơ-bê-ki-tan, Tuốc-mê-ni-a, Ác-mê-ni-a và Tát-gi-ki-xtan ký tắt Hiệp ước an ninh tập thể.


Ngày 18-5:

Đại tướng P. Gra-chốp được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga.


Ngày 21-5:

Quốc hội Nga bỏ phiếu cho rằng, việc chuyển giao Cnrm từ Nga sang U-crai-na năm 1954 là trái hiến pháp và không có giá trị pháp lý.


Ngày 23-5:

Quốc hội Môn-đô-va họp phiên bất thường để thảo luận tình hình trong nước "do sự can thiệp quân sự của nước ngoài", đòi Liên bang Nga nhanh chóng chấm dứt can thiệp quân sự, rút tập đoàn quân số 14 khỏi lãnh thổ Môn-đô-va.


Ngày 30-5:

Thượng tướng P. Cô-đi-lốp-xki, Bộ trưởng Quốc phòng Bê-la-ru-xi-a tuyên bố học thuyết quân sự của Bê-la-ru-xi-a là mang tính phòng thủ thuần túy và Bê-la-ru-xi-a không có ý định tấn công ai, còn tất cả vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được đưa ra khỏi Be-la-ru-xi-a".



Ngày 1-6:

Tổng thống Môn-đô-va M. Xne-gua đã tố cáo "các thế lực đế quốc" phá hoại nền kinh tế Môn-đô-va bằng cách kéo dài cuộc chiến tranh ở Prit-na-xtơ-rô-vi-e, cho rằng Nga "xâm lược" bờ tả sông Dne-xtơ-ra


Ngày 2-6:

Các bác sĩ A-déc-bai-gian gửi thư cho các bác sĩ toàn thế giới bày tỏ mối lo ngại trước việc Ác-mê-ni-a dùng các loại đạn pháo có chất độc hóa học bắn vào các vùng dân sự của A-déc-bai-gian.


Ngày 7-6:

Ở khu vực gần Cu-li-áp-xca va Khun-gian-đê diễn ra các trận đánh nhau rất dữ dội giữa các lực lượng vũ trang của chính phủ và phe đối lập ở miền Nam Tát-gi-ki-xtan.


Ngày 8-6:

Tuốc-mê-ni-a và Nga ký nghị định thư về hợp tác quân sự giữa hai nước. Nghị định thư quy định quân đội quốc gia của Tuốc-mê-ni-a sẽ được thành lập từ 2 quân đoàn và các đơn vị khác đặt dưới sự lãnh đạo chung của Tuốc-mê-ni-a và Nga.


Ngày 13-6:

Tổng thống Nga B. En-xin, ký sắc lệnh thành lập các quân đoàn bảo vệ biên giới trực thuộc Bộ An ninh Nga.


Ngày 16-6:

Tổng thống Nga B. En-xin thăm chính thức Mỹ. Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ thông báo rằng Mỹ và Nga đã thỏa thuận được với nhau về việc tiếp tục cắt giảm kho vũ khí hạt nhân tầm xa của hai nước xuống dưới mức quy định của hiệp ước START.


Ngày 19-6:

E. Sê-vác-nát-de, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Gru-di-a tuyên bố lên án Nga "xâm lược trực tiếp chống nước Cộng hòa Gru-di-a"


Ngày 22-6:

Xẩy ra các cuộc xung đột ở Ben-de-rư (Môn-đô-va) làm hơn 1000 người chết và bị thương.


Ngày 30-6:

Chính phủ Nga đưa ra chương trình tư nhân hóa, trong đó xác định tới năm 1995 phải tư nhân hóa được 1/2 tổng số các xí nghiệp lớn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #62 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:05:26 pm »

Ngày 4-7:

Ủy ban những người cộng sản toàn Liên Xô tổ chức Đại hội lần thứ XXIX Đảng Cộng sản Liên Xô tại Pu-ski-nô, ngoại ô Mát-xcơ-va. Có 90 đại biểu thuộc 7 nước Cộng hòa của Liên Xô cũ tham gia Đại hội. Khách mời tại Đại hội có đại diện các đảng thuộc phong trào Tổ quốc ở Liên bang Nga, các đại diện của Đảng Cộng sản Hy Lạp và Trung Quốc. Các đại biểu thông qua Nghị quyết gọi Đại hội này là "Đqi hội phục hưng".


Đại hội đã thông qua 3 văn kiện: "Đề cương chương trình chống khủng hoảng", "Nghị quyết về tình hình chính trị nội bộ và nhiệm vụ của những người cộng sản bảo vệ các quyền lợi của nhân dân lao động" và "Cương lĩnh hành động của Đảng Cộng Sản Liên Xô". Cương lĩnh nêu rõ mục tiêu cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô là "xây dựng một xã hội công bằng và không có giai cấp". Hoạt động của Đang dựa trên sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin. Nhiệm vụ chính của những người cộng sản là "khôi phục quyền lực thực sự của nhân dân - quyền lực của các Xô-viết".


Đại hội đã nhất trí khai trừ M. X. Goóc-ba-chốp ra khỏi Đảng, quyết định chấm dứt quyền hạn của UBTU củ của Đảng Cộng sản Liên Xô và bầu các cơ quan lãnh đạo mới của Đảng. Ông S. Xcơ-vô-rơ-xốp, chủ tịch UB những người cộng sản toàn Liên bang đã được bầu làm Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 6-7:

Các nhà lãnh đạo 11 nước Cộng hòa thuộc SNG tiến hành cuộc họp cấp cao lần thứ 6 nhằm thảo luận về các lĩnh vực quân sự và kinh tế, trong đó trọng tâm là quyền kiểm soát trên lĩnh vực hạt nhân chiến lược.


Ngày 7-7:

- Tại hội nghị G-7 ớ Muy-ních, Nhật Bản bắt đầu yêu cầu các nước G-7 phải gây áp lực để giải quyết vụ tranh chấp quần đảo Cu-rin giữa Nhật Bản và Nga. Các nước G-7 đã nhất trí với đề nghị này của Nhật Bản.

- Tại Mát-xcơ-va khai mạc phiên họp của Tòa án Hiến pháp liên bang Nga xem xét vấn đề các sắc lệnh của Tổng thống Nga tạm đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga có phù hợp với Hiến pháp không cũng như tính hợp hiến của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga.


Ngày 8-7:

Xô-viết tối cao Nga phê chuẩn Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) ký ngày 19-11-1990 tại Pa-ri và Hiệp định về các nguyên tắc và quy trình thực hiện Hiệp ước CFE ký ngày 15-6-1992 tại Ta-sken.


Ngày 13-7:

Bắt đầu cuộc trao đổi ý kiến giữa Nga và Mỹ tại Mát-xcơ-va để nghiên cứu các bước cụ thể trong việc đề ra khái niệm mà hai bên có thể chấp nhận được về hệ thống toàn cầu bảo vệ cộng đồng thế giới (hệ thống bảo vệ toàn cầu chống tên lửa đạn đạo).


Ngày 21-7:

Tại Crem-li, Tổng thống Nga B. En-xin và Tổng thống Môn-đô-va M. Xne-gua ký hiệp định về việc chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở khu vực Pri-đne-xtơ-rô-vi-e. Theo hiệp định này những người nói tiếng Nga ở dọc bờ tả ngạn sông Đơ-ne-xtơ-rơ sẽ được quyền quyết định tương lai của họ trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi quy chế nào ở Môn-đô-va.


Ngày 22-7:

Phát biểu tại cuộc gặp tư vấn với các ngoại truảng các nước ASEAN tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Ngoại trưởng Nga A.Cô-dư-rép đề nghị thỏa thuận về các biện pháp tin cậy ở châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. A. Cô-dư-rép tuyên bố Nga sẵn sàng phát triển sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với các nước ASEAN. Nga chủ trương một sự có mặt xây dựng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Ngày 24-7:

Xô-viết tối cao Áp-kha-di-a thông qua quyết định phục hồi hiến pháp Cộng hòa tự trị Áp-kha-di-a (trong thành phần Gru-di-a) năm 1925 quy định nước Cộng hòa là một nhà nước xã hội chủ nghĩa có chủ quyền (ngày 25-7-1992, Hội đồng Nhà nước Gru-di-a đã bác bỏ hiệu lực quyết định này).


Ngày 29-7:

Cục trưởng Cục thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Nga X.Y-a-xtơ tuyên bố: "Với tư cách là một nước kế thừa Liên Xô, nước Nga giữ nguyên tất cả các cam kết của Liên Xô trong các hiệp ước và hiệp định quốc tế".


Ngày 31-7:

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu chấp nhận Gru-di-a là thành viên thứ 179 của Liên Hợp Quốc (các nước Cộng hòa Ban-tích đã trở thành thành viên Liên hợp quốc từ tháng 9-1991 và 8 nước khác trong SNG đã gia nhập Liên Hợp Quốc từ 2-3-1992).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #63 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:09:44 pm »

Ngày 3-8:

Tại Crưm, Tổng thống Nga En-xin và Tổng thống U-crai-na Cráp-trúc ký hiệp định về hạm đội Hắc Hải. Theo Hiệp định, hạm đội này sẽ tách khỏi sự chỉ huy của SNG và trở thành hạm đội hợp nhất Nga - U-crai-na với một bộ chỉ huy chung.


Ngày 5-8:

- Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga tuyên bố đình hoãn vô hạn phiên tòa xét xử tính chất hợp hiến của Đảng Cộng sản Liên Xô và tính chất hợp hiến của các sắc lệnh do B. En-xin ban hành nhằm giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô.



Đầu tháng 9.

Trong tổng số 350.000 quân Liên Xô trước đây đóng tại Đông Đức chỉ còn lại 176.000 quân. Qúa trình rút toàn bộ quân SNG ra khỏi Đông Đức sẽ kết thúc vào cuối năm 1994.


Ngày 4-9:

- Quốc hội nước Cộng hòa Ma-kê-đô-ni-a đã bầu ông B.Cơ-uen-cốp-xki, người đứng đầu liên minh dân chủ (SDU) của những người cộng sản trước đây làm thủ tướng nước Cộng hòa.

- Chính phủ Liên bang Séc và Xlô-va-ki-a thông qua các dự luật về chấm dứt sự tồn tại của liên bang. Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Séc và Xlô-va-ki-a I.An-đrầy-chắc cho biết, Liên bang sẽ được phân chia một cách êm dịu và có tổ chức.


Ngày 7-9:

- Tổng thống Tát-gi-ki-xtan R. Na-bi-ép tuyên bố từ chức trước sức ép của phe đối lập. Ông A. Ix-tan-đa-rốp, Chủ tịch Xô-viết tối cao Tát-gi-ki-xtan tạm thời giữ chức Tổng thống nước cộng hòa.

- Mỹ ký với Nga một hiệp định về việc Mỹ mua quặng U-ra-ni-om đã làm giàu trong các đầu đạn hạt nhân sẽ gỡ bỏ của Nga với tổng số là 500 tấn.


Ngày 12-9:

- Thị trấn Phi-du-li thuộc A-déc-bai-gian đã bị một đơn vị cơ giới của Ác-mê-ni-a bắn phá dữ dội.

- Các bên chống đối nhau tại miền Nam Tát-gi-ki-xtan tuyên bố sẽ ngừng bắn từ 20 giờ ngày 13-9.


Ngày 15-9:

Chính phủ Nga thông qua một số biện pháp nhằm chấm dứt chương trình vũ khí sinh học.


Ngày 19-9:

- Chiến sự diễn ra ở gần Cư-rơ-gan-ti-u-ba (Nam Tát-gi-ki-xtan) giữa các lực lượng Hồi giáo và những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Na-bi-ép.

- Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan tổ chức Đại hội bất thường lần thứ 20 tại An-ma A-ta với khoảng 100 đại biểu từ các khu vực của Ca-dắc-xtan.


Ngày 20-9:

Ex-tô-ni-a tiến hành bầu cử Quếc hội và Tông thống. Những người mới chuyển đến lập nghiệp ở Ex-tô-ni-a sau chiến tranh thế giới thứ hai không được tham gia bầu cử. (Đây chủ yếu là những người nói tiếng Nga, chiếm khoảng 40% dân số Ex-tô-ni-a.


Ngày 25-9:

Xô-viết tối cao Crưm thông qua những sửa đổi và bổ sung Hiến pháp của nước Cộng hòa Crưm. Theo đó, Crưm là một quốc gia pháp quyền và dân chủ trong thành phần U-crai-na.


Ngày 27-9:

Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại Nam-chích, thủ đô của nước Cộng hòa tự trị Ca-dác-di-nô Ban-ca-ri-a (thuộc Liên bang Nga) sau khi xung đột nổ ra vì những người biểu tình cố chiếm các trụ sở của chính phủ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #64 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:10:50 pm »

Ngày 25-10:

Cộng hòa Lít-va tiến hành bầu cử Quốc hội. Đảng Lao động dân chủ Lít-va (trước đây là Đảng Cộng sản Lít-va tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 12-1989) thu được 73 trong số 141 ghế.


Ngày 29-10:

Tổng thống Nga B. En-xỉn kỷ lệnh tạm ngừng rút quân đội Nga khỏi ba nước Ban-tích. Việc rút quân sẽ chỉ được khôi phục sau khi Nga ký với các nước Ban-tích các hiệp định quy định cách thức rút quân đội Nga và các biện pháp bảo vệ xã hội cho các quân nhân và gia đình họ.


Ngày 31-10:

- Bộ Quốc phòng Tát-gi-ki-xtan ra lời kêu gọi nhân dân Tát-gi-ki-xtan, đại diện tất cả các dân tộc và bộ tộc sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa tích cực tham gia thành lập các lực lượng vũ trang Tát-gi-ki-xtan.

- Tại nhiều điểm dân cư thuộc quận ngoại ô thành phố Vla-đi-cáp-ca-dơ (Bắc Ô-xet-ti-a) đã diễn ra các trận đụng độ giữa các nhóm vũ trang của người In-gu-sé-ti-a cực đoan với người Bắc Ô-xet-ti-a địa phương và các đơn vị quân dã chiến bộ nội vụ Bắc Ô-xet-ti-a.

- Theo báo cáo của Ủy ban thống kê nhà nước Nga trong 10 tháng đầu năm 1992, sản xuất công nghiệp của Nga giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, trong 10 tháng kim ngạch ngoại thương giảm 20%, xuất khẩu giảm 34%, nhập khẩu giảm 21%. Tính đến tháng 9 có tới 14 triệu người có mức thu nhập dưới mức nghèo khổ, không đủ tiền mua thức ăn, thuốc chữa bệnh.


Ngày 1-11:

Chiến sự ác liệt lại diễn ra tại vùng ngoại ô thủ đô Đu-san-be (Tát-gi-ki-xtan).


Ngày 4-11:

- Quốc hội Nga phê chuẩn Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (START) đã được M.X. Goóc-ba-chốp và G. Bu-sơ ký năm 1991 tại Mát-xcơ-va.

- Tại Mát-xcơ-va, diễn ra cuộc họp của Hội đồng các Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên SNG. Cuộc họp đã thông qua hai trong số ba dự thảo hiệp định: về hội đồng các Bộ trưởng Quốc phòng và Tuvên bố của các nguyên thủ quốc gia về việc bảo vệ các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang trong SNG.


Ngày 6-11:

Chủ tịch Quốc hội Na-khi-che-van G. A-li-ép được bầu làm Chủ tịch Ủy ban tổ chức đảng "A-déc-bai-gian mới". Ông A-li-ép trước đây là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản A-déc-bai-gian.


Ngày 10-11:

Nga đưa khoảng 3000 quân và xe bọc thép tới khu vực biên giới In-gu-xê-ti-a Trê-sni-a nhằm ngăn chặn cuộc xung đột sắc tộc đang lan rộng ở Cáp-ca-dơ.


Ngày 15-11:

Tiến hành vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Lít-va. Đảng lao động dân chủ Lít-va (Đảng Cộng sản Lít-va trước đây) giành được 80 trong tổng số 141 ghế của Quốc hội.


Ngày 17-11:

Chính phủ Nga và Môn-đô-va ký hiệp định về việc quân đội Nga sẽ rút khỏi Môn-đô-va trong vòng 4 tháng.


Ngày 5-12:

Đại hội đầu tiên của Đảng Cộng sản Nga đã khai mạc tại Mát-xcơ-va để thông qua Điều lệ và bầu ban lãnh đạo của Đảng.


Ngày 16-12:

Tại cuộc họp báo ở Bruc-xen Tổng thống An-ba-ni X. Be-ri-xa đã chính thức xin gia nhập khối NATO. Nga va Ba Lan cũng bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức nay nhưng chưa đệ đơn chính thức.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #65 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:12:05 pm »

PHỤ LỤC 1
CUỘC ĐẢO CHÍNH HỮU DANH VÔ THỰC VÀ ĐẢO CHÍNH THẬT SỰ


A.LU-KT-A-NỐP*
(Cựu chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô trước đây
Trả lời một số câu hỏi của các công dân Nga –
Bài đăng trên báo "Công khai" ra ngày 21 - 28-1 và 4-2-1993


KHÔNG THỂ IM LẶNG

Tôi nhận được bức thư của một bà già nghỉ hưu ở Vôn-ga-grát, bà đã từng tham gia chiến tranh giữ nước. Bức thư có tính chất đòi hỏi: "Tôi đã đọc bài trả lời phổng vấn của ông trong báo "Sự thật Côm-xô-môn". Nói chung, rời rạc. Không thể hiểu tại sao trong ba ngày chính biến tháng Tám lại có thể đảo lộn được đất nước, kéo nó từ chủ nghĩa xã hội trở về chủ nghĩa tư bản.


Người ta bôi nhọ ông, buộc tội ông: Vậy mà ông im lặng. Ông biết tất cả những người đó: cả Goóc-ba-chốp, cả Griu-trơ-cốp, cả En-xin. Trên thực tế cái gì đã diễn ra? Ai có lỗi trong cảnh khổ cực của mọi người, trong những dẫy hàng dài vô tận chờ mua hàng, trong các vụ đầu cơ trục lợi, trong việc làm cho chúng tôi, những người già, bị mất đi những khoản tiết kiệm cuối cùng, trong sự đổ vỡ của Liên bang và trong nước mắt của những người di tản?

Ông không thể im lặng. Hãy nói lên toàn bộ sự thật?".

Bức thư thống khổ của một người nổi giận. Có thể cuối cùng nó đã buộc tôi phải cầm bút, chọn lọc những vấn đề gay cấn nhất liên quan đến các sự kiện tháng Tam và sau tháng Tám mà tôi đã phải trả lời trong các bao "Độc lập", "Sự thật", "Tin tức Mát-xcơ-va", "Nước Nga Xô-viết", "Các luận chứng và sự việc". Có không ít câu hỏi của các phóng viên nước ngoài: I-ta-li-a, Pháp, Mỹ, Hy Lạp, Hà Lan, Na-uy và Li-băng. Cuối cùng, hầu như ngày nào cũng có thư gửi về đây, "Mat-tơ-rốt-xki-a Chi-si-ma", thư gửi từ khắp mọi miền của đất nước. Trong nhiều bức thư có những câu hỏi mà tôi không thể không trả lời.


Vâng, thực sự là tôi im lặng trong cuộc điều tra vì cho rằng mình vô tội, tôi khước từ mọi cuộc tiếp xúc với Viện Kiểm sát và những "ông chủ" của nó. Bởi vì nó có rất nhiều vấn đề không liên quan đến khía cạnh luật hình sự của bộ "Hồ sơ về Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp" dày 140 tập, không cần trích dẫn các lời khai của bị can mặc dù chúng được in và phổ biến rộng rãi, trái với luật pháp quy định, hơn nữa trước hết lại được phổ biến bởi chính Viện Kiểm sát. Rõ ràng bản ghi những lần hỏi cung đầu tiên được tuồn ra từ tay Viện Kiểm sát và trước tiên được đăng trên tạp chí Đức "Spigel", sau đó mới trên báo chí nước ta. Độc quyền công khai cái gọi là các ấn phẩm điều tra mà thực chất là công bố các lời khai của các bị can và nhân chứng thuộc về báo ảnh "Ngon lửa nho". Cuốn sách "Âm mưu Crem-li" do các công tố6 viên viết đã được bán và quảng cáo rộng rãi. Sau cuốn sách này là cuốn "Cuộc bạo loạn" cho các độc giả nước ngoài với lời tựa của Tổng thống Nga.


Trả lời tất cả các câu hỏi thật không đơn giản. Mỗi một câu trả lời của tôi đều được lọc qua chiếc sàng xuất bản "dân chủ", còn số lượng của các báo độc lập thật sự lại rất không đáng kể. Vì vậy phải gộp những câu hỏi điển hình như trong số những câu hỏi gửi đến mà câu trả lời đã có trong các cuộc trả lời phỏng vấn của tôi và trong thư trao đổi riêng với các độc giả. Các câu trà lời đó có thể gộp lại thành một cuốn nhỏ về những gì tôi biết, những gì tôi suy nghĩ trong những đêm dài tù ngục, những gì tôi không thể không kể ra.


Người phụ nữ - chiến sĩ lão thành của cuộc chiến tranh và trong lao động từ Vôn-ga-grat đã đòi hỏi chính đáng. Có lẽ thực sự tôi không thể im lặng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #66 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:13:22 pm »

BI KỊCH CỦA LIÊN BANG

Ông nghĩ thế nào, cái gì là nguyên nhân chính làm cho Liên bang Xô-viết tan vỡ?

Sự sụp đổ của nhà nước Liên bang Xô-viết là kết quả tác động qua lại của nhiều lực lượng phá hoại.

Trước hết đó chính là những lực lượng theo định hướng tư bản chủ nghĩa khoác áo dân tộc. Hãy thổi bay lớp bụi dân tộc trên tấm áo của họ và sẽ thấy dưới đó là một kẻ tư hữu tham lam.

Môi trường nuôi dưỡng các kiện tướng loại này tất nhiên không chỉ là tinh thần của chủ nghĩa phân lập và dân tộc chủ nghĩa trước đây được giấu kín. Vai trò tiêu cực ở đây còn thuộc về chủ nghĩa tập trung thái quá trong quản lý và các cơ quan Liên bang không chú ý đến lợi ích phát triển kinh tế và xã hội của các nước cộng hòa, đến việc sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và rất nhiều trường hợp không tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ và tập quán dân tộc của họ. Sự phản ứng mạnh mẽ của chính quyền Liên bang trước bất kỳ, đôi khi thậm chí cả biểu hiện rất nhỏ của tình cảm dân tộc chỉ càng đẩy họ vào hoạt động bí mật và do đó làm cho đám sình lầy có hiệu quả. Trên bề mặt tất cả đều yên lặng, vang lên những lời êm ái vì tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhưng bên trong âm ỉ sự hằn thù giữa các dân tộc không bao giờ tắt, sự không hiểu và bất đồng lẫn nhau.


Không còn là bí mật đối với bất kỳ ai nữa, rằng khối thống nhất của các nước cộng hòa trong thành phần Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết phần nhiều được quyết định bởi cơ cấu tập trung, chứ không phải Liên bang của Đảng Cộng sản cầm quyền. Một thời gian dài các tổ chức Đảng của các nước cộng hòa là những bộ phận cấu thành của Đảng Cộng sản Liên Xô thống nhất. Có nghĩa là mọi sự bổ nhiệm và thuyên chuyển cán bộ chủ chốt đều xuất phát từ Mát-xcơ-va. Các cuộc bầu cử chọn lựa đại biểu kem theo việc gạt bỏ một bộ phận đáng kể trong thành phần của họ những đại diện của cái gọi là các dân tộc không bản xứ và xu hướng chung giảm nhẹ sự lãnh đạo của Đảng đã cho phép các cán bộ dân tộc địa phương nhanh chong hiểu rằng, giờ đây có thể bảo vệ mình trước nguy cơ cách chức hoặc thuyên chuyển tùy tiện theo ý chí của trung ương. Phương tiện bảo vệ này là khẩu hiệu chủ quyền dân tộc. Vậy là bổ sung cho cái thực tế khách quan đã có thêm thực tế chủ quan mạnh mẽ, đó là quyền lợi cá nhân mà B.O-lây-nhi-cốp đã gọi một cách tinh tế là “chủ nghĩa công danh dân tộc”. Ông vua đảng của nước cộng hòa, ông tỉnh trưởng mới ngoi lên, ông giám đốc bụng phệ, giờ đây ngụy trang bằng những lời tuyên bố về bảo vệ quyền lợi dân tộc có thể coi thường trung ương cao xa trước đây. Nếu như trung ương bắt đầu "xử lý", bảo vệ quan điểm của mình thì sẽ có hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình dân tộc và dân tộc chủ nghĩa, các mặt trận dân tộc và nhân dân có xu hướng chống cộng sẽ ra đời. Chỉ cần một tia lửa nhỏ và thế là đám cháy hầu như không sao dập tắt nổi.


Điều đó đã xảy ra như ở Pri-ban-tích khi vin vào "chế độ độc tài trung ương" trong chính sách cán bộ và ngôn ngữ, trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, người ta đã khuấy động được hàng loạt khía cạnh ý thức dân tộc và song hành với nó là chủ nghĩa dân tộc mà trong một giai đoạn nhất định đã được xóa mờ. Và tất cả bắt đầu tưởng chừng từ cái nhỏ - từ những vấn đề ngôn ngữ, biểu tượng dân tộc, xác định giờ địa phương, điều chỉnh tên một số thành phố. Những kết thúc, như mọi người đã thấy, bằng sự nắm quyền của các lực lượng tư sản dân tộc hiếu chiến và bằng việc các nước cộng hòa Ban-tích tách khỏi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Sau đó, kinh nghiệm phân lập này bắt đầu đuạc nhân bản ở Môn-đô-va, Da Cáp-ca-dơ, Trung Á và hàng loạt nơi khác.


Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa phân lập ở nhiều nước cộng hòa đã trưởng thành nhanh chóng đến mức ngạc nhiên. Thoạt đầu, họ tích cực khai quật lịch sử chiếm hữu nô lệ và "áp bức đế chế". Sau đó xuất hiện học thuyết của chủ quyền "tuyệt đối", chính sách hạn chế quyền của cái gọi là các kiều dân. Cuối cùng, với sắc mầu rực rỡ đã nở rộ các quan điểm "chủ quyền kinh tế", những quan điểm bỏ rơi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết và đương nhiên trung ương Liên bang không còn lãnh thổ của mình, không còn cả sở hữu.


Rất tiếc là các cơ quan quyền lực và quản lý của Liên Xô đã không biết đáp lại thích đáng và cái chính là kịp thời trước sự thách thức của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phân lập hiếu chiến. Các nhà hoạt động đảng kiểu như A.I-a-cốp-lép đã khuyên: nói chung không cần quan tâm đến những quá trình đó, kể cả những biểu hiện cuồng tín của tôn giáo dân tộc ở một số nơi. Tổng thống Liên bang ngày càng hy vọng vào khả năng thuyết phục và uy tín của mình nhưng sau các sự kiện ở Ba-cu. Tbi-li-xi và Vi-nhút, uy tín đó đã tan như sương mù buổi sáng. Các chuyến đi của Goóc-ba-chốp đến Ác-mê-ni-a và Lít-va, đã không làm cho khát vọng dân tộc - đối đầu ở đó nguội đi một độ nào. Kể từ Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất, các mâu thuẫn dân tộc hầu như đã trở thành người bạn đường hàng ngày trong đời sống Quốc hội. Phe đối lập trong Quốc hội đã sử dụng khéo léo nhân tố dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại ban lãnh đạo Liên bang.


Trong tình thế cực kỳ phức tạp này, lập trường của Nga và những người lãnh đạo nước Nga có vai trò rất quan trọng. Tháng 5 - tháng 6 năm 1990, Đại hội đại biểu nhân dân Nga lần thứ nhất đã quyết định số phận của Liên bang. Bản Tuyên ngôn của Đại hội về chủ quyền của Liên bang Nga đã khẳng định ưu thế của luật pháp các nước cộng hòa đối với luật pháp Liên bang và do đó mở ra khả năng "hợp pháp" cho cuộc đấu tranh với trung ương liên bang, chuyển toàn bộ hệ thống quản lý trên phần lớn các lãnh thổ đất nước cho chính quyền Nga. Cuộc điều hành của các bản tuyên ngôn tương tự ở các nước cộng hòa Liên bang khác và sau đó ở cả các nước cộng hòa tự trị đã được khởi xướng như vậy.


Sau một thời gian ngắn, nhiều đại biểu của Nga cũng phải thừa nhận rằng, chính từ đó đã bắt đầu sự phá phách cấp tập nhà nước Liên bang của chúng ta trong các khía cạnh chính trị, kinh tế và quân sự. Các đại biểu đó nói: "Bước đầu tiên theo hướng này là do chính chúng ta làm tại Đại hội lần thứ nhất khi quyết định về chủ quyền quốc gia của Liên bang Nga. Tất cả chúng ta đều có lỗi và những người lãnh đạo của chúng ta đã biến cuộc đấu tranh chống những thiếu sót cũng như chống những chính trị gia cụ thể trong chính quyền Liên bang thành cuộc đấu tranh chống Nhà nước và các cơ sở của nhà nước này" (Xem báo "Nước Nga Xô-viết", ngày 11 và 21-4-1992).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #67 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:14:13 pm »

Đất nước bước vào con đường phi nhất thể hóa. Về vấn đề này, tôi cùng với M.Goóc-ba-chốp và N.Rư-scốp đã phát biểu khi dự phiên họp của Đại hội Nga. Cựu tổng thống Liên Xô thích nói "quá trình đá bắt đầu" làm sao? Nhưng đó là một quá trình có tính phá hoại nhất.

Phải nói rằng, trong một thời gian dài quá trình này có liên quan chặt chẽ với sự đối đầu cá nhân giữa Tổng thống Liên bang và Tổng thống Nga. Các nhà lãnh đạo của hàng loạt các nước cộng hòa khác nhau cũng không tụt hậu trong cuộc đấu tranh này; họ có những dự tính đối với Trung ương Liên bang và với nước Nga. Nếu như lột bỏ bức bình phong lời nói và gọi tất cả các sự việc bằng đúng tên của chúng thì đằng sau chống đối Trung ương Liên bang là cả một cuộc đấu tranh quyết liệt vì quyền lực, trong đó lợi ích chân chính của các dân tộc, của hàng triệu người dân lương thiện và số phận của cường quốc vĩ đại thường bị đẩy xuống hàng thứ hai. Trong cuộc đua tranh quyền lực của mình, các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa nhiều khi đơn giản mà quên mất rằng, họ đã bắt đầu từ những thực tế và khẩu hiệu cao cả nào. Và tất cả những điều này đã phá vỡ những cơ cấu thống nhất lẽ ra không phải phá. Kết quả tất yếu là cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trượt mạnh và đời sống nhân dân ở tất cả các nước cộng hòa giảm sút nghiêm trọng.


Trong những điều kiện như vậy cần phải hành động, cố gắng bằng cách nào đó ổn định tình hình, kiềm chế sự tan rã ngày càng gia tăng của nhà nước liên bang. Để khởi đầu, hoàn toàn có thể chỉ cần xem xét lại phần tương ứng của Hiến pháp Liên Xô và ban hành các đạo luật Liên bang, kiên quyết khẳng định chủ quyền và mở rộng quyền của các nước cộng hòa. Xô-viết tối cao Liên Xô đã ban hành sáu đạo luật như vậy, kể cả đạo luật về phân định thẩm quyền giữa Liên bang Xô-viết và các chủ thể của Liên bang, về trách nhiệm đối với sự việc vi phạm quyền bình đẳng dân tộc, về ngôn ngữ của các dân tộc Liên Xô, về trình tự giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tách khỏi Liên Xô của nước cộng hòa liên bang. Đồng thời đã bắt đầu các cuộc tư vấn đề thảo ra các phương án đầu tiên của dự thảo Hiệp ước Liên bang mới. Nhưng các lực lượng chống đối trung ương không muốn dừng lại ở đây.


Chẳng hạn, ban lãnh đạo Nga đã đáp lại những nỗ lực này của chính quyền Liên bang bằng cái gì? Cuối tháng 10-1990 họ ban hành luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga "Về hiệu lực các văn bản của Liên bang Xô-viết trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga", trong đó quy định sẽ trừng phạt những công dân và người chức trách dám mạnh dạn thực hiện những đạo luật Liên bang mà không được Nga phê chuẩn; tức là, lần đầu tiên trong thực tiễn luật pháp quốc tế, việc tuân thủ pháp luật được tuyên bố là phạm pháp! Tiếp đó là Luật "Về bảo đảm cơ sở kinh tế cho chủ quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga", theo luật này tất cả các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước Viện lãnh thổ Nga, kể cả các cơ sở trực thuộc Trung ưang, được tuyên bố là sở hữu của Liên bang Nga. Sau đó, sự đối đầu chuyển sang lĩnh vực quan hệ ngân sách. Luật của nước Nga về xây dựng ngân sách năm 1991 đã thể hiện giấc mơ từ lâu của những người chống đối Trung ương Liên bang: Luật tuyên bố rằng, ngân sách sẽ được xây dựng trên cơ sở hệ thống một kênh thuế. Có nghĩa là, Liên bang mất nguồn tồn tại của mình. Sau nước Nga, các nước cộng hòa khác cũng bắt đầu đi theo con đường này. Sự sụp đổ của Liên bang bắt đầu; giống như những tảng băng tuyết trên núi cao đang sụt lở.


Cảm giác về mối nguy này bao trùm Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ tư triệu tập tháng 12 năm 1990. Các đại biểu rất lo lắng. Bằng cách bỏ phiếu theo tên họ và thông qua quyết định duy trì Liên bang Xô-viết như một Liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền bình đẳng, duy trì tên gọi lịch sử của nó: "Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết" và quyết định tiến hành trưng cầu ý kiến toàn dân về việc duy trì sự thống nhất của Liên bang Xô-viết đổi mới.


Song, cả quyết định này cũng gặp sự chống đối quyết liệt. Ở một số nước cộng hòa, chính quyền đã cấm tiến hành trưng cầu ý dân. Ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga, lãnh đạo phong trào "Nước Nga dân chủ" và các lực lưựng đối lập khác đã kêu gọi các công dân trả lời "không" đối với câu hỏi duy trì Liên bang Xô-viết. Hàng loạt các báo do chính phủ Nga kiểm soát đã in áp phích, trong đó nước Nga trong thành phần Liên bang đổi mới được mô tả đằng sau song sắt nhà tù (xem "Báo nước Nga", 15-3-1991). Trước ngày trưng cầu dân ý, B.En-xin đã phát biểu tại câu lạc bộ điận ảnh và vô tuyến truyền hình Mát-xcơ-va cũng theo tinh thần đó. Nhiều cuộc mít tinh, hội họp quần chúng được tiến hành, tổ chức các cuộc tuần tra...


Nhưng, như mọi người đều biết, kết quả trưng cầu ý dân ngày 17-3-1991 cho thấy đông đảo quần chúng nhân dân chống lại sự tan rã của Liên bang: 76,4 phần trăm công dân tham gia trưng cầu ý dân với hơn 113,5 triệu người, tức là gần hai phần ba cử tri của đất nước đã bỏ phiếu tán thành duy trì và đổi mới Liên bang. Tưởng như tất cả đã về đúng vị trí của mình. Ý chí của đa số nhân dân phải trở thành luật pháp tối cao cho tất cả mọi người. Nhưng đất nước lại đắm chìm trong các cuộc bãi công và mít tinh. Lãnh đạo của hàng loạt các nước cộng hòa công khai kêu gọi không đếm xỉa đến kết quả trưng cầu ý dân. Nhiều người đưa ra kiến nghị chuyển sang các cơ sở hoàn toàn mới không mang lại tính chất Liên bang cho sự thống nhất ở các nước cộng hòa.


Ngay từ ngày 27-1-1991, các đại diện của "Nước Nga dân chủ" và các lực lượng đối lập khác tiến hành hội nghị dân chủ ở Khác-cốp đã quyết định giải thể Liên bang và thay nó bảng cộng đồng các quốc gia. Trong thời gian này phó chủ tịch thứ nhất Xô-viết tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga R. Kha-xbu-la-tốp đã cho đăng bản dự thảo Hiệp ước Liên bang của mình, trong đó đề nghị thành lập trên lãnh thổ đất nước không phải Liên bang mà là "Cộng đồng". Dưới góc độ luật pháp quốc tế đây là một khối thống nhất Liên bang các quốc gia có chủ quyền, không có quốc tịch Liên bang và không có Hiến pháp Liên bang (xem báo "Mê-ga-pô-li-êx-pres" ngày 24-1-1991). Trong tháng 2, trước ngày trưng cầu ý dân không lâu, đã có thông báo rằng những người lãnh đạo các nước cộng hòa Nga, U-crai-na, Bê-la-ru-xi-a và Ca-dắc-xtan đã cử đại diện đến Min-xcơ (không có sự tham gia của lãnh đạo Liên bang) để xem xét kiến nghị về việc thành lập "cộng đồng", thực chất là những kiến nghị xóa bỏ Liên bang Xô-viết hoặc ít ra là biến nhà nước Liên bang thống nhất thành cộng đồng Liên bang các quốc gia độc lập.


Hãy lưu ý các sự việc này. Chúng cho thấy rõ ràng tư tưởng thành lập SNG (không có trung ương Liên bang) đã xuất hiện trước tháng 8-1991 rất lâu. G.Buốc-bu-lết, một trong những tác giả của tư tưởng này rất tiếc rẻ là khi đó đã không thực hiện được tư tưởng đó. Cả B.En-xin cũng như vậy (xem báo "Tin tức", ngày 17-12-1991; "Báo độc lập", ngày 29-1-1992).


Nếu như ở đây tôi đã kể rất tỉ mỉ về những nguyên nhân và quá trình phá vỡ Liên bang thì chỉ nhằm sao cho mỗi một ai đọc những dòng này có thể tự nhận thấy những tiếng thở dài và những lời khóc than của hàng hoạt nhà lãnh đạo vì Liên Xô đã chết. Hãy biết rằng chính những người thở than, khóc lóc to là những người đã phá vỡ Liên bang một cách có phương pháp. Đó là nước mắt cá sấu và những ý đồ hiển nhiên muốn lảng tránh sự tức giận của hàng triệu người.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #68 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:15:20 pm »

Có lẽ ông đã tham gia tất cả các cuộc thảo luận dự thảo Hiệp ước Liên bang mới. Bản dự thảo có củng cố các cơ sở của Liên bang Xô-viết không hay đã làm suy yếu chúng?

Để ngăn chặn sự đổ vỡ của Liên bang có hai con đường, con đường thứ nhất, như trên đã nói - sửa đổi đáng kể Hiến pháp hiện hành của Liên Xô thành bản Hiến pháp trong đó chứa đựng các luận điểm của bản Hiệp ước Liên bang đầu tiên - Hiệp ước năm 1922 dưới dạng chỉnh lý đôi chút. Đã có ý định bổ sung các luận điểm nay bằng những chuẩn mực mới cho phép không những không làm suy yếu Liên bang mà còn củng cố triệt để chủ quyền của các nước cộng hòa, mở rộng quyền của họ, bảo đảm tính độc lập của các cơ quan của các nước cộng hòa trong việc thực hiện các quyền đó.


Song, dần dần trước sức tấn công của đại diện hàng loạt các nước cộng hòa và các tổ chức nhà nước - dân tộc, đa số các đại biểu đều bắt đầu ngả về phía ký một Hiệp ước Liên bang mới và nó có thể trở thành bộ phận hữu cơ của Hiến pháp mới của Liên Xô. Do đó, từ giữa năm 1990, dưới mái nhà Xô-viết tối cao Liên Xô đã diễn ra các cuộc tư vấn của đại diện các nước cộng hòa, trong quá trình đó đã đề ra phương án đầu tiên của bản Hiệp ước Liên bang. Sau đó đã chuẩn bị thêm hai phương án nữa. Nhìn chung các phương án này đã xuất phát từ tư tưởng duy trì tính chất Liên bang của nhà nước ta, nhà nước mà lúc đầu được đề nghị lấy tên là "Liên bang các nước cộng hòa Xô-viết có chủ quyền" (tiếng Nga viết tắt vẫn là CCCP - N.D), sau đó đơn giản là "Liên bang các nước cộng hòa có chủ quyền". Trong các dự thảo này thể hiện khá rõ nét những quyền hạn riêng biệt của Liên bang, khẳng định ưu thế của Luật pháp Liên bang, giải quyết được các vấn đề tài sản Liên bang, tính toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, quốc tịch thống nhất.


Vì thực chất lập trường có tính xuất phát điểm của các văn kiện này đã được cuộc trưng cầu ý dân ngày 17-3-1991 ủng hộ. Cuộc trưng cầu này đồng thời ủng hộ duy trì Liên bang của chúng ta đúng như "Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, tức là ủng hộ việc giữ nguyên cả tính chất xã hội chủ nghĩa, cả hình thức Xô-viết, cả cơ cấu Liên bang của nhà nước chúng ta. Vì vậy khi tổng kết kết quả trưng cầu ý dân, Xô-viết tối cao Liên Xô đã thừa nhận phải làm cho dự thảo Hiệp ước Liên bang hoàn toàn phù hợp với quyết định trưng cầu ý dân bằng cách hoàn chỉnh dự thảo với sự tham gia của đại diện tất cả các nước Cộng hòa Liên bang và cộng hòa tự trị.


Song, một quyết định như vậy đã không được chấp nhận ở các nước cộng hòa do những nguyên nhân khác nhau. Sự nôn nóng xung quanh số phận của Liên bang không nguôi đi. Hơn nữa nó đã trở nên đơn giản là nguy hiểm, dễ bùng nổ. Cuộc chiến tranh pháp luật đã trở thành nỗi đau phá vỡ trật tự pháp luật thống nhất trong nước. Các quan hệ kinh tế quốc dân có nề nếp trước đây bị phá vỡ ngay trước mất. Các lò lửa xung đột giữa các dân tộc ngày càng thường xuyên và mạnh mẽ hơn.


Tất cả những điều này đã đẩy M.Goóc-ba-chốp đến tư tường trực tiếp tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của chín nước cộng hòa. Trong cuộc gặp gỡ với họ ngày 23-4-1991 tại Nô-vô Ô-ga-rép ông đề nghị ký bản Tuyên bố chung về các biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình trong nước và khắc phục cuộc khủng hoảng. Trong bản tuyên bố được thông qua đã thửa nhận cần phải khôi phục trật tự hiến pháp và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Liên bang. Việc ký hiệp ước Liên bang mới có tính đến kết quả cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Những người tham gia cuộc gặp gỡ đã quyết định không muộn hơn sáu tháng sau khi kí Hiệp ước Liên bang sẽ thông qua Hiến pháp mới của Liên bang tại Đại hội đại biểu nhân dân Xô-viết tối cao Liên Xô. "Quá trình Nô-vô Ô-ga-rép" đã bắt đầu như vậy.


Ngày nay, khi lật lại các trang tốc ký của các cuộc gặp gỡ Nô-vô Ô-ga-rép, nơi tôi đã có dịp tham gia, tôi hồi tưởng lại thấy các cuộc gặp đó diễn ra khó khăn làm sao. Và không phải ngẫu nhiên, lập trường của những người tham gia trái ngược nhau rất nhiều. Chẳng hạn, nếu như các kiến nghị của Bê-la-ru-xi-a và Ca-dắc-xtan gần gũi với việc duy trì và đổi mới Liên bang Xô-viết thì đại diện của U-crai-na, Kiếc-gi-di-a và một số nước cộng hòa khác lại bảo vệ tư tưởng "cộng đồng" theo kiểu cộng đồng châu Âu. Ban lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga không tán thành với những đề nghị duy trì quốc tịch Liên bang thống nhất và nhiều khía cạnh khác trong việc phân định quyền hạn của Liên bang và các nước cộng hòa. Giữa A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và hàng loạt các nước cộng hòa Trung Á có những bất đồng nghiêm trọng. Đại diện của các nước cộng hoa tự trị giữ một lập trường đặc biệt, họ đòi quy chế là người sáng lập Liên bang mới.


M.Goóc-ba-chốp đã chọn một chiến thuật khá độc đáo. Sau khi tạo cho tôi điều kiện bảo vệ tư tưởng Liên bang như một Liên bang đổi mới, bản thân ông đã cố gắng giữ vai trò trọng tài không thiên vị, lúc thì thống nhất với các lý lẽ nghị viện Liên bang và các kết quả trưng cầu ý dân, khi thì lại ngả về các nước cộng hòa. Phải nói thẳng ra rằng, trong tình hình như vậy, bảo vệ khối thống nhất của nhà nước Liên bang chúng ta là một việc hết sức khó khăn. Trong một số trường hợp tôi buộc phải ghi vào biên bản ý kiến riêng của mình. Phải ghi ngay vào văn bản dự thảo hiệp ước khi có một kiến nghị được M.Goóc-ba-chốp ủng hộ, đó là ý kiến sẽ gọi tên nước ta là "Liên bang các quốc gia có chủ quyền". Bởi vì ngay khi đó đã thấy rõ là "Liên bang các quốc gia" và "quốc gia Liên bang" là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như khái niệm thứ nhất thể hiện, một cơ cấu Liên bang lỏng lẻo thì khái niệm thứ hai đồng nghĩa với một Liên bang (cũng như các bộ phận cấu thành nó) có chủ quyền.


Đặc biệt rất khó bảo vệ các lợi ích Liên bang khi thảo luận vấn đề thu thuế trực tiếp vào ngân sách Liên bang (tức là hệ thống hai kênh tạo thành ngân sách Liên bang). Trong khi ủng hộ hệ thống này, M.Goóc-ba-chốp nói: "Nếu như không có thuế Liên bang thì Liên bang cũng không có. Không một Liên bang nào lại không có thuế Liên bang", ở đây thậm chí ông đã dẫn ra một trong những nguyên nhân gây nên cuộc nội chiến ở Bắc Mỹ chính là vấn đề thuế Liên bang.


Song trong các vấn đề này cũng như nhiều vấn đề khác, đại diện của hàng loạt nước cộng hòa ngày càng đua ra những yêu cầu mới dẫn đến xóa nhòa cấu trúc của hiệp ước, có nghĩa là từng bước làm suy yếu và phá vỡ cơ cấu Liên bang của nhà nước chúng ta. Đem so sánh các dự thảo hiệp ước Liên bang soạn thảo trước khi trưng cầu ý dân với các bản dự thảo được chuẩn bị trong quá trình gặp gỡ Nô-vô Ô-ga-rép sẽ thấy rõ từng bước từ bỏ những nguyên tắc đã được Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ tư đề ra và cũng có nghĩa là từ bỏ những nguyên tắc đã được nhân dân ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:15:48 pm »

Đương nhiên có thể nảy sinh sự hoài nghi rằng kết luận này của tôi có phải là ý kiến chủ quan của một người có lập trường "đế chế" hết sức bảo thủ đang tìm mọi cách duy trì Liên bang Xô-viết "đã hết thời" hay không. Nhưng đây, trước mặt tôi là những kết luận về bản dự thảo Hiệp ước Liên bang Nô-vô Ô-ga-rép của một nhóm lớn các nhà luật học, sử học, kinh tế và chính trị gia. Hãy đọc kỹ các kết luận đó.


Nhóm thứ nhất rút ra kết luận: "Phân tích văn bản hiệp ước cho thấy rằng Liên bang sẽ không có chủ quyền ở mức độ cần thiết cho hoạt động bình thường của nhà nước và do vậy không phải là nhà nước Liên bang. Các tiêu chuẩn của hầu như toàn văn bản hiệp ước chứng tỏ một Liên minh mà các tác giả của bản dự thảo mạo nhận là liên bang vì không muốn công khai chống lại các kết quả trưng cầu ý dân".


"Ban dự thảo hiệp ước tạo điều kiện thúc đẩy các khuynh hướng ly khai ở Liên Xô mà hành động của họ có thể nằm ngoài sự kiểm soát của những ai nhận trách nhiệm về hiệp ước. Toàn bộ văn bản dự thảo cho phép nghi ngờ nguyện vọng chân thành của các tác giả thúc đẩy sự duy trì và đổi mới Liên bang. Dự thảo hiệp ước nói lên tính chất liên minh của Liên bang tương lai, trong khi ngày 17-3-1991 đa số nhân dân đã ủng hộ việc duy trì và đổi mới Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết như một Liên bang của các nước cộng hòa bình đẳng có chủ quyền" đó là kết luận của nhóm nghiên cứu thứ hai.


Nhóm nghiên cứu thứ ba tuyên bố quyết liệt hơn: "Trong khi thừa nhận Liên bang, trên thực tế bản hiệp ước đã xây dựng không phải là một liên minh mà đơn giản là một câu lạc bộ các quốc gia. Nó trực tiếp dẫn đến việc tiêu diệt Liên Xô. Trong dự thảo hiệp ước có tất cả các cơ sở cho tiền tệ, quân đội, hải quan v.v. của ngày mai. Theo đuổi đường lối này một cách bí mật, không rõ nét, nó trở nên nguy hiểm gấp đôi bởi vì nó xóa nhòa mọi khái niệm đến mức xuất hiện một sự kỳ quặc quốc gia".


Phải nói thêm rằng, trong tay chúng tôi không có một bản kết luận nghiên cứu nào ủng hộ dự thảo Nô-vô Ô-ga-rép dù chỉ một chút ít, và M.Goóc-ba-chốp biết rất rõ điều này. Đó là lý do tại sao ngày 12-7-1991, Xô-viết tối cao Liên Xô ra Nghị quyết trong đó về cơ bản ủng hộ dự thảo Hiệp ước Liên bang nhưng chỉ có thể ký nó sau khi chỉnh lý nghiêm túc và thống nhất giữa các nước cộng hòa với sự tham gia của phái đoàn Liên bang có đầy đủ thẩm quyền được thành lập trong kỳ họp của Xô-viết tối cao. Phái đoàn này phải làm việc xuất phát từ những lập trường mang tính nguyên tắc và trước hết là xuất phát từ kết quả của cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang. Một nhiệm vụ được đặt ra riêng biệt trong Nghị quyết là "trong dự thảo Hiệp ước Liên bang phải thể hiện Liên Xô có một không gian kinh tế thống nhất, hệ thống ngân hàng thống nhất và quy định Liên Xô có một tài sản cần thiết cho hoạt động của nó như một nhà nước Liên bang, kể cả những khoản tiền trực tiếp thu vào ngân sách Liên bang trên cơ sở luật pháp Liên Xô". Đồng thời Nghị quyết nhấn mạnh rằng "văn bản cuối cùng của Hiệp ước Liên bang phù hợp với các nguyên tắc nhà nước dân chủ đổi mới sẽ được ký kết tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô".


Song, như cuộc gặp gỡ cuối cùng ở Nô-vô Ô-ga-rép ngày 23-7-1991 cho thấy, lập trường hoàn toàn có cơ sở này lại vấp phải sự chống đối của một bộ phận đáng kể những người tham gia đàm phán.

Phương án cuối cùng của dự thảo Hiệp ước về cộng đồng các quốc gia có chủ quyền (SNG) cần đưa ra để "thống nhất lần cuối" hàng loạt vấn đề quan trọng đã tỏ ra nguy hiểm hơn đối với việc duy trì các cơ sở Liên bang của nhà nước chúng ta. Để cứu vãn tình thế chỉ có thể xem xét bổ sung dự thảo ở Xô-viết tối cao Liên Xô và ở nghi viện các nước cộng hòa, việc này được dự kiến tiến hành vào tháng Chín, tháng Mười năm 1991.


Như vậy, khi trả lời câu hỏi đặt ra tôi có thể khẳng định rằng bản dự thảo Hiệp ước Liên bang dường như mang hai diện mạo, hai vai trò. Trước khi tiến hành trưng cầu ý dân nó chứa đựng tiềm năng xây dựng đáng kể mà trong trường hợp chỉnh lý lại cho đúng với kết quả trưng cầu ý dân nó đã có thể tạo cơ sở cho việc duy trì Liên bang Xô-viết đổi mới. Nhưng trong quá trình các cuộc gặp gỡ Nô-vô Ô-ga-rép do nhiều sự nhượng bộ và thỏa hiệp, bản dự thảo đã trở thành công cụ phá hoại mà, trái với ý chí rõ ràng của nhân dân, nó chỉ có thể dẫn đến một điều: Xóa bỏ trên thực tế nhà nước Liên bang Xô-viết.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM