Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:49:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 3893 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:33:25 am »

Ngày 1-5:

Nhân dân Mát-xcơ-va tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày quốc tế lao động tại quảng trường Đỏ. Khoảng 50 nghìn người tham dự cuộc mít tinh.


Ngày 3-5:

Nội các Liên Xô họp thảo luận một loạt biện pháp cấp bách nhằm cụ thể hóa chương trình chống khủng hoảng.


Ngày 4-5:

- Xô-viết tối cao Lát-vi-a thông qua Tuyên ngôn "Về việc lập lại nền độc lập của nước cộng hòa Lát-vi-a".

- Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Liên Xô ra thông cáo chung nêu rõ: "Trong thời gian qua, tại Cộng hòa Ác-mê-ni-a đã xảy ra những hành động ăn cướp, khiêu khích chống các đơn vị quân đội Liên Xô và quân dã chiến Bộ Nội vụ Liên Xô làm nhiều chiến sĩ chết và bị thương... Bất chấp Hiến pháp Liên Xô và sắc lệnh của Tổng thống Liên Xô về giải tán các đơn vị vũ trang bất hợp pháp và tịch thu vũ khí tàng trữ trái phép, tại Ác-mê-ni-a đang tăng cường những cố gắng nhằm thành lập quân đội Ác-mê-ni-a. Tất cả những hành động đó đều làm cho bạo lực tăng lên, tình hình phức tạp thêm và gây ra cảnh huynh đệ tương tàn".


Ngày 5-5:

Cộng hòa Liên bang Nga quyết định thành lập Ủy ban An ninh nhà nước Cộng hòa Liên bang Nga sau khi có cuộc gặp giữa En-xin và Criu-scốp.


Ngày 6-5:

- Tổng thống Pháp F.Mit-tơ-răng thăm Liên Xô để thảo luận với Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp về vấn đề Trung Đông và vấn đề giải trừ quân bị.

- Chính phủ Liên Xô quyết định cho phép Cộng hòa Liên bang Nga được quyền kiểm soát 3 mỏ than lớn nhất của nước Cộng hòa này.

- B.En-xin ký một thỏa hiệp với giám đốc KGB của Liên Xô về việc Cộng hòa Liên bang Nga được phép thành lập cơ quan KGB riêng.

- Cuộc xung đột biên giới giữa Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-gian tiếp tục căng thẳng. Hai bên đã sử dụng súng tự động, súng phóng lựu, súng cối, đại bác và cả xe bọc thép.

- Xô-viết tối cao Liên Xô họp xem xét đề nghị của Xô-viết tối cao Ác-mê-ni-a về việc triệu tập Đại hội bất thường đại biểu nhân dân Liên Xô nhằm thảo luận vấn đề biên giới giữa Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-gian.


Ngày 13-5:

- Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và B.En-xin đã thảo luận 5 giờ liền tại Điện Crem-li về những thay đổi cơ cấu chính trị ở Liên Xô.

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua về cơ bản luật về các cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô. Theo luật này, các cơ quan an ninh quốc gia sẽ bảo đảm an ninh của Liên Xô và các nước Cộng hòa. Các cán bộ làm việc trong các cơ quan an ninh quốc gia trong hoạt động của mình không được gắn liền với các nghị quyết của các chính đảng và các phong trào xã hội theo đuổi các mục tiêu chính trị.


Ngày 14-5:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp bác bỏ "Tuyên ngôn về việc lặp lại nền độc lập" của nước Cộng hòa Lát-vi-a, Nghị quyết của Xô-viết tối cao Ex-tô-ni-a "Về quy chế quốc gia của Ex-tô-ni-a" và ông cho rằng các tuyên bố đó không có hiệu lực pháp lý.


Ngày 22-5:

Đại hội Đại biểu nhân dân Nga lần thứ 4 thông qua sắc lệnh về Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga và bác bỏ đề nghị của Xô-viết tối cao Nga đòi phi đảng hóa chức vụ Tổng thống.


Ngày 26-5:

- D.Gam-xa-khua-di-a, lãnh tụ Đảng "Liên minh bàn tròn tự do" được bầu làm Tổng thống Gru-di-a. Ông tuyên bố kiên quyết đấu tranh để phục hồi nền độc lập của Gru-di-a, sẽ thành lập một diễn đàn gồm 6 nước cộng hòa đấu tranh để tách khỏi Liên Xô.

- Cựu thủ tướng Anh M.Thát-chơ thăm Liên Xô theo lời mời riêng của Goóc-ba-chốp. Thát-chơ đã có các cuộc gặp gỡ với Goóc-ba-chốp, Thủ tướng Páp-lốp và Bộ trưởng Quốc phòng I-a-dốp.


Ngày 27-5:

Đơn vị cuối cùng của quân đội Liên Xô đóng ở Séc và Xlô-va-ki-a đã rút về nước.


Ngày 31-5:

Tại Oa-sinh-tơn, Tổng thống Mỹ G.Bu-Sơ tiếp 2 đặc phái viên của Tổng thống Liên Xô là E.Pri-ma-cốp, ủy viên Hội đồng an ninh Liên Xô và V.Séc-ba-cốp, Phó thủ tướng thứ nhất Liên Xô. Tổng thống Bu-Sơ cho biết cuộc gặp này "rất bổ ích" và sau cuộc gặp ông cảm thấy "phấn khởi hơn về sự hợp tác kinh tế giữa Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây khác". Ông E.Pri-ma-cốp cho rằng "một lần nữa Mỹ thể hiện thiện chí với Liên Xô".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:36:38 am »

Ngày 5-6:

- Tại Ô-xlô (Na-uy), Ủy ban giải thưởng Nô-ben đã trao cho Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp giải thưởng Nô-ben về hòa bình "vì những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp hòa bình quốc tế".

- Xô-viết Lê-nin-grát quyết định tiến hành trưng cầu ý dân vào ngày 12-6 về việc đổi tên thành phố Lê-nin-grát thành Xanh Pê-téc-pua. Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Thành phố vĩ đại mang tên con người vĩ đại V.I.Lê-nin mãi mãi được ghi vào danh sách những nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị và nhà nước lớn nhất của thế kỷ XX... Quyết định ghi nhớ tên tuổi Lê-nin được Đại hội lần thứ n các Xô-viết Liên Xô thông qua năm 1924 là thể hiện ý chí của nhân dân cả nước... Tôi tin rằng không có cơ sở đạo đức và chính trị nào để thay đổi tên gọi thành phố Lê-nin-grát".


Ngày 12-6:

- Trả lời câu hỏi của các nhà báo, Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp tỏ ý sẵn sàng "hợp tác với Tổng thống mới của Cộng hòa Liên bang Nga dù người được bầu là ai" (trước đó khi En-xin đề xuất áp dụng chế độ tổng thống ở Cộng hòa Liên bang Nga, Goóc-ba-chốp đả phản đối). Goóc-ba-chốp cho rằng sự phân cực lập trường tạo nên tình trạng đối đầu đã nhường chỗ cho sự hiểu biết về việc cần thiết phải có sự nhất trí và xuất phát từ đó cần phải tiếp tục tiến theo con đường cải cách.

- B.En-xin được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga. Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã chúc mừng và coi đó là một dấu hiệu hỗ trợ cho việc thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế.


Ngày 18-6:

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga B.En-xin đi thăm Mỹ. Tại đây, ông tuyên bố Cộng hòa Liên bang Nga sẽ mở rộng cửa để đón nhận đầu tư dưới mọi hình thức của người nước ngoài. Nước ngoài sẽ được tự do mua các cơ sở kinh doanh của Cộng hòa Liên bang Nga và bắt đầu lập cơ sở riêng mà không phải chịu thuế hay ngăn cấm điều gì.


Ngày 19-6:

Trung tướng V.Xi-lốp, Tư lệnh quân đội Liên Xô tại Hung-ra-ri đã rời Hung-ga-ri về nước, kết thúc sự có mặt của quân đội Liên Xô ở đây sau 47 năm.


Ngày 25-6:

Xô-viết tối cao Liên Xô đồng ý để đoàn đại biểu Liên Xô ký nghị định thư liên chính phủ về giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế tại kỳ họp thứ 46 dự định tiến hành ngày 28-6.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:44:45 am »

Ngày 5-7:

- Trung tâm báo chí Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra thông báo nhân lời kêu gọi thành lập "Phong trào cải cách dân chủ" (E.Se-vác-nát-de và A.I-a-cốp-lép là "những ông bố đẻ" của phong trào, họ tuyên bố "siêu đảng" này "đối lập với Đảng Cộng sản Liên Xô" và "ủng hộ Tổng thống Liên Xô"). Thông báo nêu rõ: "Những bài học của những năm trước đây cho thấy có không ít phong trào xã hội ra đời dưới những khẩu hiệu ủng hộ cải tổ, rồi sau đó lại thay đổi những mục tiêu đã tuyên bố lúc đầu. Những người cộng sản nhận thấy trong số tuyên bố của những người khởi xướng các phong trào thể hiện những mưu đồ thăm dò các trào lưu khác nhau trong Đảng Cộng sản Liên Xô và lập trường của cá nhân đảng viên. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng đằng sau những lời tuyên bố đó là những hành động thực tế nhằm chia rẽ Đảng của chúng ta".

- Tại Ki-ép, Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Thủ tướng Đức H.Côn tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Đức lần thứ tư.

Trong cuộc gặp, hai bên tập trung bàn chủ yếu vào vấn đề M.X.Goóc-ba-chốp đến Luân Đôn gặp những người đứng đầu 7 nước công nghiệp phát triển (G-7). Phía Đức khẳng định sẽ thuyết phục 7 nước công nghiệp phát triển ủng hộ cuộc cải tổ của Liên Xô, giúp đỡ Liên Xô hòa nhập với Quỹ tiền tệ quốc tế.


Từ ngày 13 đến 14-7:

Tại Min-xcơ đã tiến hành Hội nghị toàn quốc các đảng viên và những người ngoài đảng tự coi mình là người trung thành với chủ nghĩa xã hội chân chính và chủ nghĩa cộng sản. Hội nghị đã thòng qua nghị quyết “về sự không tin nhiệm về chính trị đối với Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp" trong đó nhấn mạnh sự cẩn thiết phải phá bỏ những kế hoạch phục hồi chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô.


Ngày 15-7:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp đến Luân-đôn dự hội nghị G-7 lần đầu tiên với tư cách khách mời. Goóc-ba-chốp trình bày kế hoạch cải cách triệt để nền kinh tế Liên Xô với sự trợ giúp của các nước phương Tây. Tác giả kế hoạch này là G.I-a-vlin-xki, chuyên gia kinh tế 37 tuổi cùng một nhóm chuyên viên kinh tế của trường đại học Ha-vớt. Kế hoạch gồm 6 điểm:

1. Hợp pháp hóa những quyền lợi kinh tế cơ bản, bắt đầu bằng việc sở hữu tư nhân tài sản bao gồm cả trong nông nghiệp.

2. Tư nhân hóa phần lớn các xí nghiệp nhà nước. Các tài sản có giá trị nhỏ sẽ được bán đấu giá.

3. Xóa bỏ độc quyền, những công ty mới có thể được thành lập và tất cả các công ty đều có thể cạnh tranh.

4. Ổn định tiền tệ và ngân sách thông qua việc cất giảm triệt để các khoản chi phí ngân sách dành cho các tổ hợp công nghiệp quân sự.

5. Thả nổi giá bán hàng hóa. Việc xác định giá sẽ do quy luật cung cầu của thị trường quyết định.

6. Bình thường hóa việc buôn bán quốc tế thông qua việc chấp nhận lập ra các mối quan hệ buôn bán quốc tế, bao gồm cả việc thanh toán bằng đồng tiền chuyển đổi.

Tại Hội nghị G-7, các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng "Mát-xcơ-va nên tới các nước đồng minh khối Đông Âu trước kia của họ để học cách cải tổ nền kinh tế. Chúng tôi cần thấy những thay đổi nhanh chóng sâu rộng như chúng tôi đã thấy ở Đông Âu". Họ cho rằng M.X.Goóc-ba-chốp chưa đi đủ xa trong các kế hoạch nhằm cắt giảm chi phí quân sự và cải tổ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Phương châm của họ là "không viện trợ tài chính ồ ạt cho Liên Xô nhưng cũng không để M.X.Goóc-ba-chồp rời Luân-đôn với hai bàn tay trắng".

Hội nghị G-7 ra tuyên Bố chính trị nêu rõ: "Phương Tây cam kết hành động cùng Liên Xô để hậu thuẫn các nỗ lực của họ nhằm xây dựng một xã hội cởi mở, một nền dân chủ đa nguyên".

Hãng Roi-tơ bình luận: "Tuyên bố chính trị của Hội nghị G-7 đã cảnh cáo Goóc-ba-chốp chớ có phớt lờ những nguyện vọng dân chủ ở các nước Cộng hòa ly khai và không được sử dụng vũ khí chống lại các nước Cộng hòa này". Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ nhấn mạnh: "Nếu cuộc xung đột giữa trung ương và các nước cộng hòa được giải quyết thì tương lai sẽ rộng mở trong quan hệ với Liên Xô"


Ngày 20-7:

B. En-xin ra sắc lệnh không cho phép các chi bộ Đảng Cộng sản hoạt động trong các nhà máy và các tổ chức nhà nước. Sắc lệnh nêu rõ: "Không cho phép thành lập các tổ chức cơ sở, chi bộ, các cơ cấu tổ chức mới khác của các chính đảng và các phong trào xã hội và cấm các tổ chức trên hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước của Cộng hòa Liên bang Nga, trong các cơ quan chấp hành của Xô-viết đại biểu nhân dân các cấp, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công ty, các xí nghiệp nằm trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga, không phân biệt chúng trực thuộc cấp nào".


Ngày 23-7:

- Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô ra tuyên bố vạch rõ sắc lệnh "phi đảng hóa" của En-xin là trái với điều 48 Hiến pháp Liên Xô quỵ định bảo đảm cho công dân Liên Xô quyền tham gia trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức xã hội, kể cả các chính đảng, vào việc quản lý các công việc nhà nước, trái với điều 51 Hiến pháp Liên Xô và điều 49 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga quy định bảo đảm cho các tổ chức xã hội có điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ ghi trong điều lệ của mình; đi ngược điều 10 và điều 15 trong luật của Liên Xô về các tổ chức xã hội quy định các chính đảng được tự mình quyết định cơ cấu tổ chức của mình theo điều lệ.

- Ban thường vụ quân ủy Đảng Cộng sản Liên Xô trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, các cấp ủy Đảng Cộng sản trong Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô và quân dã chiến Bộ Nội vụ Liên Xô ra tuyên bố yêu cầu các đại biểu nhân dân Nga và Liên Xô, Tổng thống Liên Xô không cho phép thực hiện hành động phi dân chủ, trái với pháp luật của sắc lệnh phi đảng hóa.

- Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô yêu cầu Xô-viết tối cao Liên Xô giao cho Ủy ban giám sát việc thực hiện Hiến pháp Liên Xô có kết luận đánh giá về sắc lệnh của En-xin. Trong khi đó Chủ tịch Viện liên bang của Xô-viết tối cao Liên Xô I.Láp-trép tỏ ra đồng tình với sắc lệnh của En-xin và cho rằng "vấn đề này đã chín muồi từ lâu" vì ở Liên Xô thật sự đã có đa nguyên chính trị, và có khoảng 300 chính đảng, như vậy sẽ thật là khó khăn nếu ờ một xí nghiệp có 300 chi bộ của 300 đảng.


Ngày 24-7:

Bộ trưởng Tư pháp Liên Xô X.Lu-si-cốp tuyên bố: "Lệnh của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga là trái với công ước quếc tế về các quyền chính trị và công dân mà Liên Xô đã phê chuẩn năm 1975 trong khuôn khổ Hiệp ước Hen-xin-ki". Nhận định về sắc lệnh này, M.X.Goóc-ba-chốp cũng cho rằng "Không có lập luận nào có thể biện bạch cho hành động này, nó chỉ làm phức tạp thêm tình hình vốn đã đầy rẫy xung đột".


Ngày 25-7:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh "Cấm thành lập các đơn vị vũ trang bất hợp pháp và tàng trữ vũ khí trái phép ở Liên Xô". Ở Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-gian có hơn 80 đơn vị vũ trang bất hợp pháp hoạt động với hàng nghìn thành viên. Ở Gru-di-a va các nước vùng Ban-tích cũng có các đơn vị như vậy. Tình hình trong nước cực kỳ căng thẳng, ở nhiều khu vực các nhóm vũ trang khủng bố nhân dân đẩy mạnh hoạt động.


Ngày 27-7:

A. I-a-cốp-lép, cố vấn trưởng của Tổng thống Liên Xô đệ đơn từ chức lên Goóc-ba-chốp và cho biết ông vẫn ở lại trong Đảng Cộng sản Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:46:41 am »

Từ ngày 29-7 đến 1-8:

Tại Mát-xcơ-va diễn ra cuộc gặp cấp cao Xô – Mỹ. Hai bên đã ký hiệp ước cắt giảm 30% vũ khí tiến công chiến lược. Tổng thống G.Bu-sơ khẳng định thực hiện chính sách ưu đãi mậu dịch với Liên Xô, đồng thời đề nghị Liên Xô đẩy nhanh cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường, tiếp tục xem xét vấn đề độc lập của ba nước cộng hòa Ban-tích, giải quyết vấn đề quần đảo Cu-rin với Nhật Bản, xem lại quan hệ với Cu-ba, v.v... Bu-Sơ tuyên bố sẵn sàng giúp Liên Xô cải tổ hệ thống kinh tế, bình thường hóa quan hệ hai nước, tuy nhiên việc này trước tiên tùy thuộc vào những cải cách dân chủ và thị trường ở Liên Xô.


Ngày 6-8:

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Nga họp toàn thể, khai trừ và đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga V.Li-pi-xki và A.Rút-xcôi vì những hoạt động trái với Điều lệ và chia rẽ Đảng.


Ngày 8-8:

Đảng Cộng sản Liên Xô công bố dự thảo cương lĩnh mới của Đảng.


Ngày 14-8:

Liên Xô công bố dự thảo Hiệp ước Liên bang mới đã được Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp và các nhà lãnh đạo 9 nước Cộng hòa nhất trí ngày 23-7. Theo Hiệp ước này, "Liên Xô là một nhà nước Liên bang dân chủ có chủ quyền". Hiệp ước dự định sẽ được ký kết ngày 20-8-1991. Tổng thống Nga B.En-xin và Tổng thống Ca-dắc-xtan sẽ là những người đầu tiên ký hiệp ước này.


Ngày 18-8:

Ủy ban các văn kiện Liên Xô đưa ra sáng kiến về việc chuyển giao quyền hạn của Tổng thống Liên Xô cho Phó tổng thống Liên Xô, về việc ban bố ở một số địa phương tình trạng khẩn cấp, về thành lập Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô.


Ngày 19-8:

Liên Xô thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Ủy ban gồm: O.Đ.Bác-lan-nốp - Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, V.A.Criu-scốp - Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô, V.S.Páp-lốp – Thủ tướng Liên Xô, B. K.Pu-gô – Bộ trưởng Nội vụ, V.A.Xta-rô-đúp-xép - Chủ tịch Liên minh nông dân Liên Xô, A.I.Ti-di-a-cốp - Chủ tịch Hội liên hiệp các xí nghiệp và các cơ sở công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải và bưu điện quốc doanh Liên Xô, D.I-a-dốp - Bộ trưởng Quốc phòng, G.I-a-na-ép - quyền Tổng thống Liên Xô.

Ủy ban tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở một số địa phương trong thời hạn 6 tháng, kể từ 4 giờ (giờ Mát-xcơ-va) ngày 19-8, (bản tuyên bố do I-a-na-ép, Páp-lốp và Bác-lan-nốp ký).

- G.I-a-na-nép ra lời kêu gọi gửi các nhà lãnh đạo các nước và Tổng thư ký Liên hợp quốc và tổ chức họp báo cho biết ban lãnh đạo Liên Xô dự định tiếp tục theo đuổi đường lối do M.X.Goóc-ba-chốp khởi xướng năm 1985.

- Hồi 11 giờ trưa, hàng chục xe tăng hạng nặng theo đại lộ Lê-nin, đại lộ Côm-xô-môn đã tiến vào trung tâm Mát-xcơ-va, một số xe tăng đi về phía sân vận động Lê-nin.

Cảnh sát làm nhiệm vụ dẹp đường để xe tăng tiến mà không bị cản trở, dân chúng đứng hai bên đường quan sát.

- B.En-xin, I.Xi-lai-ép, R.Kha-sbu-la-tôp ký lời hiệu triệu chống lại "Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp".

- Nội các Liên Xô họp xem xét những nhiệm vụ cấp bách xuất phát từ tuyên bố của ban lãnh đạo Liên Xô và các quyết định của Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp, ủng hộ các quyết định của Ủy ban này.

- Chủ tịch Ủy ban giám sát Hiến pháp Liên Xô S.A-lếch-xây-ép và các ủy viên Ủy ban này ra tuyên bố lưu ý về tính hợp pháp của các quyết định của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp rằng, theo đạo luật Liên Xô "Về chế độ pháp luật của tình trạng khẩn cấp" thì "việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước chỉ có thể được thực hiện bởi Xô-viết tối cao Liên Xô".

- Nội các Nhật Bản, các đại diện của EC họp bàn về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô.


Ngày 20-8:

- Bộ chỉ huy quân sự khối NATO triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại Brúc-xen để bàn về tình hình Liên Xô.

- Tổng thống Li-bi Ca-đa-phi đã gửi điện mừng quyền Tổng thống Liên Xô G.I-a-na-ép.

- Tổng thống Ca-dắc-xtan N.Na-dắc-bai-ép, Tổng thống U-crai-na L.Cráp-trúc, Tổng thống Gru-di-a, Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Ác-mê-ni-a kêu gọi nhân dân trong cả nước cộng hòa hãy bình tĩnh, sáng suốt. Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan I.Ca-ri-nốp cho rằng, việc không có quan niệm rõ ràng về cải tổ cũng như chiến lược thực hiện nó là những nguyên nhân làm cho công cuộc cải tổ "đi vào ngõ cụt". Nhân dân U-dơ-bê-ki-xtan có ý kiến sáng suốt rằng trước tiên là phải xây dựng ngôi nhà mới, sau đó mới dỡ ngôi nhà cũ. Chúng ta đã làm ngược lại - phá cái cũ trước, còn cái mới thì chưa xây dựng và điều đó đã mang lại kết quả đau buồn - chúng ta phải sống tốt hơn. Nếu như không có trật tự kỷ cương thì không một chế độ dân chủ nào mang lại cái gì tốt cho mọi người. Hom thế nữa, những dã tâm chính trị, tham vọng giành chính quyền thường được ngụy trang bằng chiêu bài dân chủ, công khai".

- Ban lãnh đạo Cộng hòa Liên bang Nga ra lời kêu gọi đòi tổ chức trong vòng 24 giờ cuộc gặp mặt giữa En-xin và Goóc-ba-chốp và trong vòng 3 ngày tới phải tổ chức kiểm tra sức khỏe của Goóc-ba-chốp với sự tham gia của các chuyên gia tổ chức y tế thế giới.


Ngày 21-8:

- Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô họp thông qua quyết định rút các đơn vị quân đội được bố trí theo tình trạng khẩn cấp về nơi đóng quân thường xuyên của họ.

- Tổng thống Nga B.En-xin cho biết "tất cà các thành viên của "Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp" ờ Liên Xô đã đi ra sân bay Vnu-cốp-vô không rõ để làm gì" và ông đã đề nghị phong tỏa sân bay này.

- Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô giải tán.

- Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã nói chuyện điện thoại với Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ. Hai bên thỏa thuận đuy trì các cuộc tiếp xúc thường xuyên và tiếp tục hợp tác trên mọi phương diện theo những thỏa thuận đã đạt được trước đây.

- Phát biểu trên đài truyền hình Trung ương Liên Xô, M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố "đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình". Tất cả đều nhất trí lên án âm mưu đảo chính đã bị đập tan bởi những "hành động kiên quyết của các lực lượng dân chủ trong nước". Goóc-ba-chốp ra lệnh cho Tổng Tham mưu trưởng Môi-xê-ép rút tất cả quân đội về nơi đóng quân thường xuyên và từ nay chỉ thực hiện các quyết định của Tổng thống.

- Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra tuyên bố cho biết: "Ngay từ khi diễn ra cuộc đảo chính, đại diện Ban bí thư Trung ương Đảng đã tìm cách liên lạc với Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp và đề nghị gặp M.X.Goóc-ba-chốp. Đến ngày 21-8 để nghị mới được thực hiện. V.I-va-scô đã rời bệnh viện đến Crưm".


Ngày 22-8:

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp bổ nhiệm C.Rê-ven-cô làm Chánh văn phòng Tổng thống Liên Xô thay Y.Bin-đơn; L.Xê-bác-xin làm quyền Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô, V.Tơ-ru-sin làm quyền Bộ trưởng Nội vụ, M.Môi-xê-ép làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.

- Toàn bộ các thành viên của ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã bị bắt giữ, trừ 2 đại biểu nhân dân là O. Bác-la-nốp và V.Xta-rô-đúp-xép.

- Xô-viết tối cao Nga quyết định chuyển đài truyển hình Trung ương Liên Xô thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Liên bang Nga, Xô-viết tối cao cũng thông báo Pu-gô đã tự sát.

-  B.En-xin ra sắc lệnh tạm thời đình chỉ xuất bản một số báo Trung ương nhu "Pra-vda", "Nước Nga Xô-viết", "Công khai", "Diễn đàn công nhân", "Sự thật Mát-xcơ-va", "Ngọn cờ Lê-nin" vì đó là những ấn phẩm của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông cũng ra lệnh cách chức Tổng giám đốc TASS L.Xpi-ri-dô-nốp và Chủ tịch Ban quản trị hãng IAN A.Vla-xốp.

- Với tư cách là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga, B.En-xin ra sắc lệnh giải thể các cơ quan chính trị - quân sự và cấm các cơ cấu tổ chức của các chính đảng trong các lực lượng vũ trang cũng như trong các cơ quan và học viện quân sự của Ủy ban An ninh quốc gia và Bộ Nội vụ Liên Xô trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga.


Ngày 23-8:

- Cuộc họp khẩn cấp Ngoại trưởng các nước NATO đã quyết định khôi phục các mối quan hệ đầy đủ với Liên Xô sau khi Tổng thống M.X.Gooc-ba-chốp trở lại nắm quyền.

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh bãi nhiệm và đề bạt một số cán bộ: cách chức Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô Lu-ki-a-nốp, V.Tơ-ru-kin thôi quyền Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô, cựu Bộ trưởng Nội vụ Nga V.Ba-ra-nhi-cốp làm Bộ trưởng Nội Vụ Liên Xô, M.Môi-xe-ép thôi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô và giao cho E.Sa-pô-snhi-cốp, A.Be-xme-rơ-nức thôi Bộ trưởng Ngoại giao, L.Sê-bác-xin thôi quyền Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia và giao cho V.Ba-ca-tin (cựu Bộ trưởng Nội vụ).

- Quyền chủ tịch lâm thời Ủy ban An ninh quốc gia L.Sê-bác-xin ra lệnh chấm dứt hoạt động của các cơ cấu tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô trong các cơ quan và quân đội của Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô.


Ngày 24-8:

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh: "Về tài sản của Đảng Cộng sản Liên Xô", giao cho các Xô-viết đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm bảo quản; sắc lệnh "về nội các Liên Xô", lên án nội các không áp dụng những biện pháp cẩn thiết để đập tan cuộc đảo chính và yêu cầu giải thể nội các; sắc lệnh về "chấm dứt hoạt động của các chính đảng và phong trào xã hội trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, trong các cơ quan bảo vệ luật pháp và bộ máy nhà nước".

- M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Ban bí thư, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô không chống lại cuộc đảo chính, Ủy ban Trung ương không giữ lập trường kiên quyết lên án và chống lại. Trong bối cảnh này, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phải thông qua một quyết định khó khăn nhưng trung thực là tự giải tán. Vận mệnh của các đảng các nước cộng hòa và các tổ chức Đảng cơ sở do họ tự quyết định. Tôi cho rằng không thể tiếp tục vai trò Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và tôi xin từ chức".


Ngày 25-8:

- Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ hoan nghênh những thay đổi mới diễn ra ờ Liên Xô nhưng nói rằng hãy còn quá sớm để viện trợ kinh tế ồ ạt cho Liên Xô. Về lâu dài, Mỹ sẽ viện trợ tài chính cho Liên Xô nhưng Liên Xô phải cải tổ sâu rộng hơn.

- Tổng thống Nga B.En-xin ra sắc lệnh tạm đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Nga. Ông còn ra một loạt sắc lệnh giảm bớt quyền hạn của Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp, trong đó có việc tiếp quản toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Chính phủ trước đây thuộc quyền Chính phủ Liên bang.

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp dự định ký một sắc lệnh phong B.En-xin là anh hùng Liên Xô vì đã lãnh đạo chống lại cuộc đảo chính nhưng En-xin từ chối.

- En-xin tuyên bố: "Tổng thống Liên Xô đã có sự lựa chọn cuối cùng của ông về quan điểm có tính chất nguyên tầc đối với cải tổ, các quyết định về đội ngũ lãnh đạo... Tuy vậy, Tổng thống Liên Xô cũng phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc đảo chính vì ông đã lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đã phản lại ông".


Ngày 26-8:

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga B.En-xin ra tuyên bố cho biết: "Trong những ngày qua, ở một loạt nước cộng hòa Liên bang đã tuyên bố nền độc lập quốc gia, tuyên bố rút ra khỏi thành phần Liên Xô... Cộng hòa Liên bang Nga không nghi ngờ quyền tự quyết hợp hiến của từng nước và từng dân tộc. Song vẫn còn vấn đề đường biên giới. Trong trường hợp quan hệ Liên bang bị chấm dứt, Cộng hòa Liên bang Nga giành cho mình quyền nêu vấn đề xem xét lại đường biên giới. Vấn đề này liên quan tới tất cả các nước cộng hòa có cùng chung đường biên giới trừ ba nước vùng Ban-tích".


Ngày 28-8:

- Kỳ họp bất thường Xô-viết tối cao Liên Xô bế mạc. M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Đã xuất hiện nguy cơ thực tế nhà nước Liên bang Xô-viết tan rã... Một thời gian dài tôi thực sự cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô có thể đổi mới. Nhưng cơ hội đó đã bị bỏ 10".

- M.X.Goóc-ba-chốp lên án việc các nước công nhận nền độc lập của ba nước Ban-tích.


Ngày 29-8:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị trong quân đội và hải quân Liên Xô, trong Ủy ban An ninh quốc gia, Bộ Nội vụ và Bộ đội đường sát. Trung tâm báo chí Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng ra thông báo: "Từ ngày 1-9 tất cả các hoạt động của các tổ chức đảng trong các đem vị quân đội, cơ quan, xí nghiệp, tnràmg học thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô đều phải chấm dứt".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #54 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:47:35 am »

Ngày 1-9:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "sẽ không xin từ chức lúc này". Ông cho biết đã chấp nhận nền độc lập của ba nước Ban-tích và nhấn mạnh rằng, mặc dầu một số nước cộng hòa đã tỏ ý muốn thành lập quân đội riêng, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng tới sự thống nhất của quân đội Liên Xô.


Ngày 2-9:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô khai mạc tại Mát- xcơ-va. Tổng thống cộng hòa Ca-dắc-xtan Na-dắc-bai-ép đả đọc "Tuyên bố của Tổng thống Liên Xô và các nhà lãnh đạo tối cao của các nước cộng hòa". Bản tuyên bố này có chữ ký của Tổng thống Liên Xô và các nhà lãnh đạo 10 nước cộng hòa: Nga, U-crai-na, Bê-la-ru-xi-a, U-dơ-bê-ki-xtan, Ca-dắc- xtan, A-déc-bai-gian, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Ác-mê-ni-a, Tuốc-mê-ni-a.


Ngày 4-9:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh công nhận nền độc lập của ba nước cộng hòa Ban-tích. Sắc lệnh cho rằng, "việc sáp nhập ba nước cộng hòa vào Liên Xô năm 1940 là bất hợp pháp". Sắc lệnh nay có hiệu lực sau khi ba nước chấp nhận tôn trọng Hiến chương Pa-ri được 34 nước châu Âu, Mỹ và Ca-na-đa ký tháng 11-1990 tại Pa-ri.


Ngày 5-9:

Bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô. Đại hội đã thông qua ba văn kiện: Quyết định về tuyên bố 7 điểm của Tổng thống Liên Xô và các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa; Luật về các cơ quan chính quyền nhà nước và cơ quan điều hành Liên Xô trong thời kỳ chuyển tiếp (Văn kiện này được coi là quyết định "Tự giải thể" của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô); Tuyên ngôn về các quyền và quyền tự do của con người.

Trước khi bế mạc Đại hội, thị trưởng Lê-nin-grát A.Xốp-trắc đề nghị "cải táng" thi hài Lê-nin. Goóc-ba-chốp chủ tọa phiên họp nói ông không "gạt bỏ" đề nghị đó nhưng cần "bình tĩnh" vì ông hiểu đây là "vấn đề gì và liên quan đến ai". Ông đề nghị chuyển vấn đề đó cho Xô-viết tối cao mới xem xét.


Ngày 6-9:

Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Nga nhất trí thông qua đề nghị của thành phố Lê-nin-grát về việc đổi tên thành phố này thành Xanh Pê-téc-bua như trước năm 1917.


Ngày 9-9:

Ngoại trưởng Cộng hòa Liên bang Đức Ghen-xơ tới Mát-xcơ-va và hội đàm với Tổng thống Liên Xô và Tổng thống Nga về các vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế cũng như giúp Liên Xô kinh nghiệm "xây dựng nhà nước Liên bang dân chủ”.


Ngày 20-9:

Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.Ni-cô-lai-en-cô tới Cu-ba đàm phán về việc rút quân khỏi Cu-ba. Trước đó Tổng, thống M.X.Goóc-ba-chốp đã tuyên bố với ngoại trưởng Mỹ G.Bây-cơ về việc rút "lữ đoàn huấn luyện" của Liên Xô ở Cu-ba về nước với số quân hơn 3000 người.


Ngày 25-9:

Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô tuyên bố không nhất trí việc Liên Xô rút "lữ đoàn huấn luyện" khỏi Cu-ba.


Ngày 28-9:

Đại hội bất thường lần thứ 22 Đoàn Thanh niên Cộng sản Lê-nin Liên Xô đã thông qua nghị quyết chấm dứt sự tồn tại của Đoàn và đình chỉ hoạt động của các cơ quan Trung ương Đoàn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:48:15 am »

Ngày 1-10:

Các nhà lãnh đạo 12 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (trừ 3 nước vùng Ban-tích) họp tại An-ma A-ta. Hội nghị đã ra thông cáo về sự cần thiết phải ký ngay Hiệp định về cộng đồng kinh tế các nước có chủ quyền. Động thái với quá trình chuẩn bị ký Hiệp định kinh tế, Tổng thống Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp và Tổng thống CHLB Nga B. En-xin cũng tiến hành soạn thảo Hiệp ước Liên bang mới.


Ngày 5-10:

- Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp thông báo một kế hoạch cắt giảm vũ khí hạt nhân mới của Liên Xô gồm: hủy bỏ vũ khí hạt nhân chiến lược trên mặt đất cũng như trên biển; loại bỏ các máy bay mang các vũ khí hạt nhân tầm xa; cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân chiến lược ngoài số đã cắt giảm theo hiệp ước START; đình chỉ việc chế tạo bom hạt nhân chở bằng máy bay và đình chỉ một năm không thử nghiệm các vũ khí hạt nhân.

- Bộ trưởng Quốc phòng U-crai-na, thiếu tướng K. Mô-rô-dốp cho rằng "U-crai-na cần có quân đội để bảo đảm cho chế độ dân chủ và nền độc lập. Cơ sở thành lập quân đội là các đơn vị hiện đang đóng trên lãnh thổ nước cộng hòa".


Ngày 11-10:

Hội đồng Nhà nước Liên Xô họp dưới sự chủ tọa của Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp. Hội đồng ra quyết định giải thể KGB và trên cơ sở các đơn vị KGB thành lập cơ quan tình báo Trung ương độc lập.


Ngày 16-10:

Tổng thống Nga B. En-xin tuyên bố trước khi bắt tay vào các cuộc cải cách, ông sẽ "phá hủy nốt" cấp trung ương, và khẳng định "sau một tháng chúng tôi sẽ đóng cửa các tài khoản của tất cả các Bộ liên bang mà chúng tôi không sử dụng đến dịch vụ của họ".


Ngày 18-10:

Tại Điện Crem-li, 8 nước Cộng hòa đã ký Hiệp ước về Cộng đồng kinh tế do Tổng thống hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao ký gồm Ác-mê-ni-a, Bê-la-ru-xi-a, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Nga, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-a, U-dơ-bê-ki-xtan. Tổng thống Goóc-ba-chốp cũng đã ký vào văn bản hiệp ước.


Ngày 21-10:

Khai mạc kỳ họp thứ nhất Xô-viết tối cao lâm thời Liên Xô với sự tham gia của đại diện 7 nước Cộng hòa trong số 12 nước Cộng hòa còn lại của Liên Xô. Trong diễn văn khai mạc, Tổng thống M.x. Goóc-ba-chốp cảnh cáo các nước Cộng hòa thành lập quân đội riêng là hành động nguy hiểm và bất hợp pháp. Trước khi khai mạc, chủ tịch Viện liên bang Xô-viết tối cao Liên Xô I. Láp-trép nói: "Tổng thống Liên Xô không còn tha thiết gì đến Xô-viết tối cao nữa". Ông cũng cảnh cáo rằng nếu không có Xô-viết tối cao thì tình hình đất nước càng trở nên phức tạp vì lúc đó chỉ còn một cấu trúc Trung ương cuối cùng là Tổng thống.


Ngày 27-10:

- Hội nghị thống nhất các lực lượng cánh tả Nga theo định hướng xã hội chủ nghĩa tuyên bố thành lập chính đảng mới của Nga - Đảng xã hội lao động (SPT).

- Thành lập Đảng nhân dân của nước Nga tự do (NPSR). Đảng này tuyên bố là "người kế thừa hợp pháp duy nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô trên lãnh thổ Nga".


Ngày 29-10:

Tại Đại sứ quán Liên Xô ở Ma-đrít đã diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp và Tổng thống Mỹ G. Bu-Sơ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:50:02 am »

Ngày 1-11:

Hội đồng thủ tướng các nước tham gia cộng đồng kinh tế Liên Xô đã quyết định từ ngày 15 tháng 11 chấm dứt hoạt động của gần 80 bộ và cơ quan ngang bộ cấp Liên bang.


Ngày 4-11:

Hội đồng Nhà nước Liên Xô ra nghị quyết ủng hộ quan điểm về thống nhất các lực lượng vũ trang và an ninh tập thể. Do đặc đilểm tình hình các nước Cộng hòa sẽ thành lập cơ quan tư vấn gọi là Hội đồng Bộ trưởng quốc phòng của các nước Cộng hòa có chủ quyền để bàn các vấn đề thuộc chính sách quân sự, kinh tế, quốc phòng, các vấn đề tài trợ, tổ chức quân đội và gọi thanh niên nhập ngũ.


Ngày 6-11:

- Tổng thống Nga B. En-xin ky sắc lệnh thủ tiêu bộ máy của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga trên lãnh thổ Nga.

- Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô V. Ba-ran-nhi-cốp cho biết cuộc cải cách các cơ quan nội vụ sẽ được tiến hành trong một thời gian ngắn. Mục đích cuộc cải cách này là nâng cao tính độc lập và trách nhiệm của Bộ Nội vụ các nước cộng hòa. Bộ Nội vụ Liên Xô sẽ chỉ còn chức năng phối hợp hành động với các Bộ của các nước cộng hòa, phân tích tình hình công việc, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ phương pháp. Các lực lượng quân dã chiến Bộ Nội vụ chủ yếu gồm hơn 230 nghìn người sẽ chuyển sang thuộc các nước Cộng hòa có chủ quyền. Sẽ thành lập Hội đồng Bộ trưởng Nội vụ các nước cộng hòa để giải quyết các vấn đề mang tính nguyên tắc.


Ngày 14-11:

Hội đồng Nhà nước Liên Xô họp với sự tham gia của các nhà lãnh đạo 7 nước cộng hòa: Nga, Bê-la-ru-xi-a, Ca-dắc-xtan, A-déc-bai-gian, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-a. Hội đồng đã thảo luận về nguyên tắc bản Hiệp ước Liên bang mới. Theo Hiệp ước này, Liên Xô sẽ đổi thành Liên bang các quốc gia có chủ quyền.


Ngày 19-11:

Bộ Quốc phòng Liên Xô ra thông báo: "Quân đội Liên Xô được phép nổ súng nhằm ngăn chặn bất kỳ âm mưu nào muốn chiếm giữ các thiết bị quân sự tại một số nước Cộng hòa". Quyết định này ra đời do các nước Cộng hòa Gru-di-a và A-déc-bai-gian quyết định quốc hữu hóa tài sản của quân đội Liên Xô trên lãnh thổ các nước đó.


Ngày 1-12:

U-crai-na tiến hanh trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Liên bang Xô-viết. Đa số cử tri đã tán thành và bầu L. Cráp-trúc làm Tổng thống nước cộng hòa. Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp va T&ng th6ng Nga B. En-xin một mặt chúc mừng nền độc lập và Tổng thống mới ở U-crai-na, mặt khác cảnh cáo về hậu quả chiến tranh cùng nhiều nguy hiểm khác nếu U-crai-na kiên quyết tách khỏi liên minh mới.


Ngày 7-12:

Tại biệt thự Vi-xcu-li ở tỉnh Bret, Tổng thống Nga En-xin, Tổng thống U-crai-na Cráp-trúc, Chủ tịch Xô-viet Bê-la-ru-xi-a X. Su-xkê-vích đã tiến hành cuộc đàm phán tay ba về số phận của Liên bang, họ ra tuyên bố khẳng định rằng Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết với tư cách là một chủ thể của luật pháp quốc tế, một thực thể địa lý, chính trị đã chấm dứt tồn tại.


Ngày 8-12:

Ký hiệp ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) giữa Nga, U-crai-na va Bê-la-ru-xi-a. Hiệp ước nêu rõ "Sẽ duy trì và phát triển các quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa các nước. Các bên ký kết hiệp ước đã thỏa thuận tiến hành cải cách kinh tế cấp tiến có phối hợp nhằm thành lập các cơ chế thị trường đầy đủ giá trị, thay đổi quan hệ sở hữu bảo đảm tự do kinh doanh, hạch toán trên cơ sở đồng rúp, tiến hành chính sách thả nổi giá cả có phối hợp và bảo hiểm xã hội cho công dân".

Hiệp ước này để ngỏ cửa cho sự liên kết của tất cả các thành viên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết trước đây cũng như các quốc gia khác cùng chia sẻ mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp ước.


Ngày 16-12:

Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp tuyên bố, ông có kế hoạch đóng một vai trò trong việc chỉ đạo Liên Xô vượt qua thời kỳ quá độ và không có ý định từ chức, về việc ký hiệp định thành lập SNG, ông nói nếu các nước cộng hòa khác cũng muốn gia nhập cộng đồng thì "với tư cách là một người trung thành với các nguyên tắc dân chủ và hiến pháp", ông sẽ tôn trọng sự lựa chọn đó.


Ngày 17-12:

Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp và Tổng thống Nga B. En-xin thỏa thuận quá trình chuyển giao các cơ cấu Liên bang phải được hoàn thành vào cuối năm. Đến thời hạn đó, sẽ chấm dứt hoạt động của tất cả các cơ cấu Liên bang, một phần của cơ cấu Liên bang sẽ được trao cho nước Nga, phần còn lại giải thể.


Ngày 18-12:

Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp tuyên bố sẽ từ chức khi "kịch bản" của quá trình chuyển Liên bang thành "Cộng đồng các quốc gia độc lập" được bảo đảm và khi kỷ nguyên Liên bang kết thúc.


Ngày 20-12:

- Tuyên bố trước cuộc họp Ngoại trưởng các nước khối NATO tại Brúc-xen, En-xin nói nước Nga sẽ tham gia NATO và đây là "mục tiêu dài hạn của nước Nga".

- Tổng thống Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp đã nói chuyện 1 giờ với Thủ tướng CHLB Đức H. Côn trong đó nhấn mạnh: "nếu Hiệp định An-ma A-ta về việc thành lập "Cộng đồng các quốc gia độc lập" được ký và thông qua một cách hợp hiến" thì ông sẽ từ chức, và điều này sẽ diễn ra rất nhanh.


Ngày 21-12:

Lãnh đạo 11 nước cộng hòa họp tại An-ma A-ta đã ký 6 văn kiện của Hiệp định thành lập "Cộng đồng các quốc gia độc lập" (gồm: A-déc-bai-dan, Ác-mê-ni-a, Bê-la-ru-xi-a, Ca-dắc-xtan, Cư-grư-xtan, Môn-đô-va, Liên bang Nga, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-a, U-dơ-bê-ki-xtan và U-crai-na). Các văn kiện được ký kết gồm: Nghị định thư kèm theo Hiệp định về Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tuyên bố An-ma A-ta, Nghị quyết về việc tham gia LHQ, Hiệp định về các cơ quan phối hợp, Nghị định thư của Hội nghị nguyên thủ các quốc gia độc lập và Hiệp định về vũ khí hạt nhân.


Ngày 23-12:

Tổng thống Nga B. En-xin và Tổng thống M.Xx. Goóc-ba- chốp tiến hành cuộc gặp kéo dài gần 8 giờ. En-xin cho biết hai người đã thảo luận tất cả những chi tiết về việc từ chức của Goóc-ba-chốp.


Ngày 24-12:

Xô-viết tối cao Liên Xô họp lần cuối trao quyền một cách hợp hiến cho những người kế tục là Cộng đồng các quốc gia độc lập.


Ngày 25-12:

- Hồi 19 giờ (giờ Mát-xcơ-va), Tổng thống Liên Xô M. X. Goóc-ba-chốp đã đọc tuyên bố từ chức trên đài truyền hình Nga.

- Quốc hội Nga quyết định đổi tên nước là Liên bang Nga thay cho tên cũ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga. Tại phiên họp, Tổng thống En-xin tuyên bố ngày 25-12 nút bấm hạt nhân được chuyển từ Tổng thống Liên Xô cho Tổng thống Liên bang Nga sau khi Goóc-ba-chốp từ chức (nút bấm toàn bộ kho vũ khí hạt nhân mà Tổng thống Nga En-xin nhận từ tay Goóc-ba-chốp nằm trong một chiếc cặp nhỏ với một mảng nút bấm và những khóa mã bí mật. Những khóa mã này cho phép phóng vũ khí hạt nhân từ các bệ phóng mặt đất, từ máy bay hoặc tàu ngầm. Tuy "nút bấm" nằm trong tay En-xin nhưng ông chỉ có thể sử dụng nó trong trường hợp được sự thỏa thuận của các Tổng thống U-crai-na, Ca-dắc-xtan và Bê-la-ru-xi-a qua điện thoại). En-xin cho biết Liên bang Nga sẽ thành lập Bộ Quốc phòng của mình và hầu hết thành phần bộ máy Quốc phòng thuộc Tổng thống Liên Xô sẽ được chuyển sang Tổng thống Nga.


Ngày 30-12:

Hội nghị nguyên thủ các quốc gia thành viên SNG họp tại Min-xcơ. Những người tham gia Hội nghị đã ký 15 văn kiện, trong đó Hiệp định về các lực lượng chiến luực, về các lực lượng vũ trang và bộ đội biên phòng được coi là văn kiện quan trọng nhất.

Theo hiệp định này, các lực lượng vũ trang chiến lược nằm dưói sự chỉ huy thống nhất của Hội đồng các nguyên thủ quốc gia thành viên SNG. về các lực lượng vũ trang thông thường mỗi quốc gia sẽ quyết định theo các sắc luật của mình, hoặc là tự lãnh đạo các lực lượng vũ trang, hoặc giao cho bộ chỉ huy thống nhất.

Các lực lượng vũ trang thống nhất và Bộ chỉ huy thống nhất đều đặt dưới quyền Hội đồng các nguyên thủ quốc gia. Bên trong Bộ chỉ huy thống nhất sẽ còn có Hội đồng các Bộ trưởng Quốc phòng để cùng giải quyết những vấn đề quốc phòng và soạn thảo chính sách quốc phòng. Các quốc gia nào không có Bộ Quốc phòng và các bộ tương ứng thì sẽ cử các chuyên gia quân sự có thẩm quyền.

Tại hội nghị, U-crai-na, A-déc-bai-gian và Môn-đô-va tuyên bố sẽ tự chỉ huy các lực lượng vũ trang thông thường, còn tất cả các nước khác đồng ý đặt các lực lượng vũ trang của họ dưới sự chỉ huy thống nhất.

Hội nghị xác định vấn đề các lực lượng vũ trang sẽ được giải quyết trong vòng 2 năm tới.


Kết quả năm 1991:

- Có khoảng 160.000 quân nhân của quân đội Liên Xô (trước đây) cùng các thân nhân của họ đã rời khỏi Đông Đức. Khoảng 385.000 người còn lại (trong đó có 225.000 quân nhân và 160.000 thân nhân) theo kế hoạch sẽ rút khỏi lãnh thổ Đức vào cuối năm 1994.

- Tổng giá trị xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô chỉ bằng một nửa năm 1990 (6 tỷ đô la). Lý do là các nước cộng hòa tự do bán vũ khí ra nước ngoài không qua Bộ Quốc phòng Liên Xô.

(Năm 1991 Liên Xô đã bán ra nước ngoài một số lượng vũ khí trị giá 11,65 tỉ đô la, trong đó Mỹ 10,76 tỉ, Pháp 2,73 tỉ, Anh 1,62 tỉ đô la)
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #57 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 06:59:31 pm »

NĂM 1992


Ngày 3-1:

U-crai-na tuyên bố tất cả các lực lượng vũ trang Liên Xô (trước đây) đóng trên lãnh thổ của U-crai-na, kể cả hạm đội Hắc Hải, đều thuộc sự chỉ huy của U-crai-na.


Ngày 4-1:

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang SNG, E. Sa-pô-xni-cốp tuyên bố "tình hình trong các lực lượng vũ trang là rất nghiêm trọng", ông cho rằng các nhà lãnh đạo một số quốc gia độc lập của SNG, trước hết là U-crai-na tỏ ra nóng vội trong việc giải quyết các vấn đề quốc phòng, trong đó có việc tuyên bố rằng ba quân khu và hạm đội Hắc Hải trực thuộc Bộ Quốc phòng U-crai-na. Ông kêu gọi các thành viên thuộc quân đội Liên Xô trước đây đang phục vụ cho quân đội của một nước thành viên SNG phải đồng thời tuyên thệ trung thành với ông với tư cách là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang SNG và với các nước cộng hòa đó.


Ngày 7-1:

Tuốc-mê-ni-a quyết định thành lập lực lượng vũ trang riêng để hoạt động như là một mắt xích giữa các lực lượng địa phương với các đơn vị chung của SNG.


Ngày 8-1:

Tổng thống Nga B. En-xin tuyên bố bác bỏ yêu cầu của U-crai-na về hạm đội Hắc Hải và nhấn mạnh: "Đó là một hạm đội thống nhất, là một phần của lực lượng vũ trang chiến lược vì vậy phải nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của SNG. Trong bất cứ trường hợp nào hạm đội này không phải của U-crai-na".


Ngày 10-1:

- Tại U-crai-na bắt đầu tháo gỡ vũ khí tên lửa hạt nhân. Các đầu đạn hạt nhân được tháo ra khỏi tên lửa để chở đi nơi khác và sẽ bị phá hủy dưới sự giám sát của đại diện nước Nga, U-crai-na và các nước khác.

- Quốc hội Bê-la-ru-xi-a họp thảo luận vấn đề quân sự và ra Nghị quyết về lời tuyên thệ của các lực lượng vũ trang Bê-la-ru-xi-a.


Ngày 11-1:

Xô-viết tối cao Bê-la-ru-xi-a quyết định tất cả các đơn vị vũ trang đóng quân trên lãnh thổ Bê-la-rút-xi-a phải tuân thủ Hội đồng Bộ trưởng nước này, trừ các lực lượng chiến lược do Bộ chỉ huy thống nhất SNG lãnh đạo.


Ngày 13-1:

Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan I.Ca-ri-mốp ký sắc lệnh tuyên bố từ ngày 13-1, tất cả các đơn vị quân đội Liên Xô (trước đây) đóng tại U-dơ-bê-ki-xtan được đặt dưới quyền kiểm soát của nước cộng hòa này.


Ngày 14-1:

- Tại An-ma A-ta diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ca-dắc-xtan N. Na-dắc-bai-ép và Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất SNG E. Sa-pô-xni-cốp. Tổng thống Na-dắc-bai-ép nêu rõ: "Ca-đắc-xtan trước sau như một chủ trương giữ nguyên các lực lượng vũ trang thống nhất trong khuôn khổ của cộng đồng". Theo Na-dắc-bai-ép, các lực lượng vũ trang thông thường vừa phục tùng sự chỉ huy thống nhất vừa chịu sự quản lý của các cơ quan chính quyền các quốc gia độc lập, còn các đơn vị chiến lược chỉ tuân thủ bộ chỉ huy thống nhất.

- M.X. Goóc-ba-chốp bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trên cương vị mới - Chủ tịch Quỹ nghiên cứu chính trị - xã hội. Quỹ này mang tên Goóc-ba-chốp, được đặt trong tòa nhà của Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mới bị giải thể, nằm trên đại lộ Lê-nin-grát ở Mát-xcơ-va.


Ngày 21-1:

Hãng xuất bản "Publishers Chadwyck - healey" của Anh tuyên bố đã giành được một hợp đồng chụp bằng mi-crô phim toàn bộ kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Liên Xô (trước đây) bao gồm cả tài liệu từ thời cách mạng Bôn-sê-vích đến cuộc đảo chính tháng 8-1991.


Ngày 22-1:

- Bla-gô-vô-lin, Chủ tịch Viện An ninh quốc gia và Nghiên cứu chiến lược Nga tuyên bố: "Cần phải nhanh chóng tạo ra chiếc cầu nối giữa Mát-xcơ-va và Brúc-xen. Hiện nay NATO là sự bảo đảm an ninh cho chúng ta. Nếu như chúng ta có thể gia nhập NATO thì đó là phương án tốt nhất để bảo đảm an ninh". Theo ông, hiện nay NATO là "đồng minh tự nhiên của nước Nga".

- Tổng thống Nga B. En-xin đã ký sắc lệnh hợp nhất TASS và APN (cũ) thành hãng thông tấn báo chí Nga TASS, vì Nga không đủ sức để duy trì cùng một lúc hai hãng thông tấn quốc gia TASS và RITA-Nô-vô-xti. RITA sẽ trực thuộc Tổng thống Nga, Chính phủ và Quốc hội Nga, còn TASS (thông tấn xã Nga) sẽ tồn tại như một cơ quan thông tin trên cơ sở cổ phần. Bắt đầu từ 0 giờ ngày 30-1 (giờ Mát-xcơ-va) Thông tấn xã Nga sẽ phát tin đề nguồn là ITAR-TASS thay cho chữ viết tất TASS trước đây.


Ngày 26-1:

Tổng thống Nga B. En-xin tuyên bố Nga sẽ ngừng chĩa các tên lửa hạt nhân sang các thành phố Mỹ vì Mỹ hiện không còn là kẻ thù nữa.


Ngày 27-1:

- Mỹ tuyên bố không có ý định chuyển hướng vũ khí hạt nhân của mình nhằm vào SNG.

- Tổng thống B.En-xin ký sắc lệnh đổi tên Thư viện quốc gia mang tên Lê-nin thành Thư viện quốc gia Nga.


Ngày 28-1:

Tổng thống Tuốc-mê-ni-a X. Ni-a-dốp ký sắc lệnh thành lập Bộ Quốc phòng và bổ nhiệm ông D.Cô-pê-cốp, nguyên Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Tuốc-mê-ni-a làm Bộ trưởng Quốc phòng Tuốc-mê-ni-a.


Ngày 29-1:

Tổng thống Nga B. En-xin ra tuyên bố về "chính sách của Nga trong lĩnh vực hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Tuyên bố nêu rõ, Nga sẽ áp dụng một loạt biện pháp lớn nhằm cắt giảm kho vũ khí chiến lược, trong đó có việc hủy bỏ tình trạng thường trực chiến đấu của gần 600 tên lửa đạn đạo chiến lược đặt trên mặt đất và trên biển hoặc gần 1250 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, Nga đã và sẽ thủ tiêu 130 bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chuẩn bị tháo gỡ 6 tàu ngầm nguyên tử, chấm dứt chutmg trình chế tạo và hiện đại hóa một số loại vũ khí tiến công chiến lược, ngửng sản xuất các loại máy bay ném bom hạng nặng như TU-160, TU-95 MS và tên lửa có cánh tầm xa đặt trên máy bay, tên lửa hạt nhân tầm xa đặt trên tàu chiến.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #58 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:00:11 pm »

Ngày 7-2:

A. Cô-len-cốp, Phó chủ tịch Ủy ban của Xô-viết tối cao Nga về quốc phòng và an ninh tuyên bố: "Cơ cấu của các lực lượng vũ trang SNG cần phải thay thế cơ cấu quân đội của Liên Xô (trước đây)... Hiện nay các lực lượng vũ trang không có thuộc tính quốc gia, điều đó sẽ kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực".


Ngày 8-2:

Tại Mát-xcơ-va diên ra cuộc gặp của những người đứng đầu chính phủ các nước thuộc SNG.

Các nhà lãnh đạo của SNG đã nhất trí Nga sẽ trả hầu hết khoản nợ nước ngoài 70 tỉ đô-la của Liên Xô (trước đây) và sẽ đóng vai trò là người kế nhiệm và bảo đảm đối với các hiệp định vay nợ nước ngoài của các thành viên cộng đồng và Cộng hòa Gru-di-a. Thỏa thuận này không bao gồm các nước Cộng hòa Ban-tích đã độc lập hoàn toàn tử tháng 9-1991.


Ngày 14-2:

Tại Min-xcơ tiến hành Hội nghị những người đứng đầu 11 nước của SNG. Hội nghị đã thỏa thuận thành lập các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy thống nhất trong thời kỳ quá độ 2 năm. 3 nước còn lại của SNG là U-crai-na, Môn-đô-va và A-déc-bai-gian từ chối tham gia các lực lượng vũ trang thống nhất.


Ngày 15-2:

- Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang SNG E. Sa-pô-sni-cốp tuyên bố ông đã xúc tiến việc bán 49 tàu ngầm và khu trục thông qua một công ty được thành lập một cách đặc biệt vì mục đích này và việc này đã được phép của cựu Tổng thống Liên Xô (trước đây).

- Các tàu chiến thuộc hạm đội 6 của Mỹ và hạm đội Hắc Hải của SNG đá tiến hành cuộc tập trận hỗn hợp ở Địa Trung Hải dưới sự chỉ huy của Phó đô đốc SNG P. Xvi-a-ta-sốp.


Ngày 18-2:

- Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang SNG E. Sa-pô-sni-cốp cho rằng, quân đội Liên Xô (trước đây) cuối cùng có thể bị phân chia theo dân tộc hoặc quốc gia, rồi dần dần trở thành một liên minh phòng thủ theo kiểu tổ chức hiệp ước Vác-sa-va hoặc NATO.

- Tổng thư ký NATO cho biết, các thành viên sẽ được chấp nhận vào Hội đồng hợp tác của NATO vào ngày 10-3 và Gru-di-a cũng sẽ được nhận vào Hội đồng nếu cuộc xung đột ở nước này chấm dứt.


Ngày 29-2:

Tổng thống Nga B. En-xin ra sắc lệnh cho phép lực lượng không quân đàm phán trực tiếp và bán miễn thuế cho nước ngoài 1.600 máy bay của lực lượng không quân triển khai trên lãnh thổ Nga.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #59 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:01:12 pm »

Ngày 2-3:

Thượng tướng V. N. Xam-xô-nốp, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang hợp nhất SNG đã đến Bình Nhưỡng thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên với mục đích ký hiệp định về hợp tác quân sự giữa hai nước và bàn về các vấn đề thực hiện các hiệp định đã ký trước đây.


Ngày 7-3:

- Quốc hội Ác-mê-ni-a thông qua lệnh tổng động viên tất cả đàn ông dưới 50 tuổi, để đối phó với cuộc chiến tranh chống nước láng giềng A-déc-bai-gian.

- Chủ tịch Ủy ban tổ chức nhằm triệu tập Đại hội bất thường lần thứ 6 đại biểu nhân dân Liên Xô S. U-ma-li-tô-va tuyên bố: "Sự tồn tại của SNG là ảo tưởng, SNG có thể tan vỡ vào bất kỳ lúc nào và có thể gây cho nhân dân những tai họa lớn hơn nhiều so với sự sụp đổ của Liên Xô".


Ngày 10-3:

Thành lập Hội đồng Nhà nước Gru-di-a gồm 50 thành viên và từ ngày 11-3 Hội đồng hoạt động như một Quốc hội lâm thời. Sê-vác-nat-de được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng.


Ngày 12-3:

Tại Ki-ép, Tổng thống U-crai-na L. Cráp-trúc tuyên bố tạm đình chỉ việc rút vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi nước cộng hòa và các lực lượng vũ trang U-crai-na sẽ được thành lập trong 3 giai đoạn cho đến năm 1995. Trong năm 1994 U-crai-na sẽ rút ra khỏi hệ thống phòng thủ chung của SNG.


Ngày 13-3:

Những người đứng đầu Xô-viết tối cao các nước thuộc SNG ra tuyên bố phản đối việc triệu tập "Đại hội bất thường" các đại biểu nhân dân Liên Xô (trước đây) lần thứ 6 vì "không có cơ sở pháp lý".


Ngày 14-3:

Báo Pra-vđa ra số cuối cùng.


Ngày 15-3:

- 5 tòa đại sứ Mỹ tại các nước A-déc-bai-gian, Tát-gi-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-a, Môn-đô-va bắt đầu hoạt động.

- Tổng thống B. En-xin ký sắc lệnh thành lập Bộ Quốc phòng Liên bang Nga do ông đích thân làm Bộ trưởng.

Theo sắc lệnh của En-xin, nhóm quân đội phía Tây cũng như các đơn vị quân đội Liên Xô (trước đây) đang tạm thời có mặt ở Ba Lan, Mông Cổ và Cu-ba thuộc thẩm quyền pháp lý của Nga kể từ ngày Nga có Bộ Quốc phòng riêng.


Ngày 17-3:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bất thường lần thứ 6 họp tại cung văn hóa của nông trường Vô-rơ-nô, cách Mát- xcơ-va 50km. Có 217 đại biểu và gần 150 khách mời trong khi số đại biểu dự kiến là 1.400 người.


Ngày 18-3:

Quốc hội Bê-la-ru-xi-a thông qua quyết định bắt đầu từ ngày 20-3 sẽ thành lập lực lượng vũ trang riêng của nước cộng hòa. Hiện nay quân đội Bê-la-ru-xi-a có khoảng 160 nghìn người.


Ngày 20-3:

- Tại Ki-ép, diễn ra cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa của SNG. Các nhà lãnh đạo SNG đã ký 17 hiệp định, kể cả một cam kết thành lập lực lượng "các quan sát viên quân sự" để phái tới các điểm xung đột sắc tộc, chính thức công nhận nguyên soái Y. Sa-pô-sni-cốp là Tổng tư lệnh lực lượng chiến lược, Thượng tướng V. Xe-me-nốp làm Tư lệnh lực lượng vũ trang thông thuòng và Thượng tướng V. Xam-xô-nốp làm Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang thống nhất.


Ngày 31-3:

- Nga tiến hành trọng thể lễ ký Hiệp ước Liên bang Nga tại điện Crem-li. Các nhà lãnh đạo của 18 nước trong 20 nước cộng hòa đã tham gia ký hiệp ước. Tác-ta-rơ-xtan và Trê-sni-a kiên quyết không ký hiệp ước này.

- Xô-viết tối cao Trê-sni-a ra quyết định từ ngày

1- 4-1992, tất cả các doanh trại quân đội SNG đóng trên lãnh thổ Trê-sni-a đều thuộc về nước Cộng hòa này. Người phát ngôn của Xô-viết tối cao Trê-sni-a cho biết quyết định này đã được E. Sa-pô-sni-cốp ủng hộ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM