Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:51:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 4049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:56:30 pm »

Ngày 1-6:

Tại Oa-sinh-tơn, Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Tổng thống Mỹ Bu-Sơ đá ký các văn kiện:

- Hiệp định về thương mại.

- Hiệp định về thủ tiêu và không sản xuất vũ khí hóa học.

- Nghị định thư kèm theo Hiệp ước về các vụ thử hạt nhân.

- Nghị định thư kèm theo Hiệp ước về các vụ nổ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

- Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử.

- Hiệp định trao đổi sinh viên.

Sau khi ký kết các văn kiện trên, Bu-sơ nói: "Tôi rất hài lòng về những gì chúng ta đã đạt được trong những ngày qua. Hiệp định ký ngày hôm nay cũng như những hiệp định xuất hiện sau này sẽ thúc đẩy sự nghiệp hòa bình tiến lên".

Trong lời đáp, Goóc-ba-chốp nhấn mạnh: "Lễ ký các Hiệp định Xô - Mỹ hôm nay là sự việc có tầm quan trọng hết sức to lớn không chỉ đối với nhân dân Liên Xô và nhân dân Mỹ mà còn đối với toàn thế giới".

Tại Oa-sinh-tơn, Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Ban lãnh đạo Liên Xô sẵn sàng chấp nhận quyết định của nhân dân Lít-va về việc tách khỏi Liên Xô. Cần phải tiến hành ở Lít-va cuộc trưng cầu ý dân".


Ngày 8-6:

Trung tướng G.Gri-vô-xê-ép, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô tuyên bố: "Quân đội Liên Xô hôm nay là vật cản thực tế khó vượt qua trên con đường thực hiện các mưu đồ khác nhau của các nhóm cực đoan dân tộc chủ nghĩa và phân lập. Thủ lĩnh của các nhóm này sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để gạt bỏ trở ngại này. Họ thực hiện công việc này công khai, ráo riết, có tổ chức và rộng khắp".


Ngày 12-6:

Tại Mát-xcơ-va, Đại hội đại biểu nhân dân Cộng hòa liên bang Nga thông qua tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa này. Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp nói: "đây không phải là một văn bản hiến pháp hoặc một văn bản pháp lý mà chỉ là một tuyên bố chính trị".


Ngày 20-6:

Quốc hội U-dơ-bê-ki-xtan tuyên bố chủ quyền của nước Cộng hòa này.


Ngày 21-6:

Những người cộng sản Nga triệu tập Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (gọi tắt là Đảng Cộng sản Cộng hòa liên bang Nga). Đại hội đã bầu I.Pô-lô-xcốp làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


Ngày 23-6:

Cộng hòa Môn-đô-va tuyên bố chủ quyền.


Ngày 27-6:

Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.I-a-dốp cho biết: "Mục tiêu cải tổ của quân đội Liên Xô là nhằm bảo đảm hiệu quả cao của việc phòng thủ với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên các biện pháp này không được tách rời thực tế quân sự - chính trị hiện nay là phương Tây không vội vã từ bỏ khuôn mẫu của "cuộc chiến tranh lạnh". Mỹ và NATO vẫn tuân theo kịch bản cũ là "đe dọa hạt nhân", "đối đầu trực diện" và "phản ứng linh hoạt".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:57:36 pm »

Ngày 1-7:

Hiệp ước Liên minh tiền tệ, kinh tế và bảo hiểm xã hội giữa hai nước Đức bắt đầu có hiệu lực.


Từ ngày 2 đến 11-7:

Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Đại hội lần thứ XXVIII. Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp đọc báo cáo trong đó nhấn mạnh rằng: Trong khi thi hành chính sách đối ngoại, ban lãnh đạo Liên Xô nhận rõ tính chất đúng  đắn của 3 cơ sở then chốt:

1. Không thể bảo đảm an ninh của mình bằng cách làm thiệt hại an ninh của các nước khác.

2. Không thể tiến tới xã hội phồn vinh, tự do và dân chủ một mình, lấy con đường của mình đối lập với các con đường phát triển xã hội khác.

3. Đưa Liên Xô tham gia vào nền kinh tế thế giới không chỉ là điều cần thiết đối với bản thân nền kinh tế Liên Xô mà còn là điều cần thiết đối với quá trình cùng với các dân tộc khác xây dựng một nền tảng vật chất cho một thời kỳ hòa bình không thể đảo ngược được.

Về đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-chốp nói: "Chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tế, một sự sáng tạo sinh động của quần chúng. Với niềm tin đó, Đảng Cộng sản Liên Xô xác định rõ mục tiêu của mình là chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ, Đảng Cộng sản Liên Xô kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều, sách vở, nêu cao tinh thần sáng tạo trước sau như một đối với lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, tiếp thu những di sản của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, đồng thời tiếp thu những kinh nghiệm của thế kỷ XX, của những nhân vật kiệt xuất khác về tư tưởng cách mạng và tiến bộ".

"Đảng sẽ thi hành chính sách của mình và đấu tranh nhằm duy trì là đảng cầm quyền trong khuôn khổ của quá trình dân chủ, thông qua các cuộc bầu cử vào các cơ quan lập pháp ở Trung ương và địa phương".

Về quốc phòng và an ninh, bản báo cáo nêu rõ:

"Trong khi tồn tại nguy cơ các cuộc xung đột vũ trang, đất nước cần một nền quốc phòng vững chắc. Đảng cho rằng cần phải:

- Tiến hành cài cách quân sự trên cơ sở học thuyết phòng thủ mới và nguyên tắc vừa đủ hợp lý, chứ trọng các chỉ tiêu chất lượng trong xây dựng quân đội.

- Duy trì những vấn đề mang tính nguyên tắc về quốc phòng và an ninh; xây dựng, huấn luyện và sử dụng các lực lượng vũ trang trong thẩm quyền của Liên bang Xô-viết.

- Củng cố sự bảo đảm về mặt xã hội (kể cả bảo hiểm tính mạng và sức khỏe của quân nhân) và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho các quân nhân và gia đình của họ.

- Chỉ sử dụng quân đội theo đúng chức năng nhiệm vụ, theo đúng pháp luật;

- Sự lãnh đạo chính trị đối với lĩnh vực quốc phòng và giám sát Bộ Quốc phòng thuộc về cơ quan quyền lực cao nhất với sự công khai tối đa hoạt động của nó có tính đến mức độ tin cậy đá đạt được giữa các quốc gia.

- Củng cố sự ảnh hưởng về mặt tư tương của Đảng Cộng sản Liên Xô đối vợi quân đội thông qua các tổ chức đảng và các đảng viên trong các lực lượng vũ trang.

- Thực hiện chương trình nhà nước về đóng cửa và sử dụng các nhà máy quốc phòng để sản xuất dân sự và bảo đảm về mặt xã hội cho công nhân.

Trong điều kiện hiện nay, trong khi vẫn là một hệ thống hết sức cần thiết để bảo vệ chế độ hiến pháp, duy trì trật tự xã hội, các cơ quan nội vụ và an ninh quốc gia cần hành động trong khuôn khổ luật pháp và dưới sự kiểm soát của các cơ quan đại diện chính quyền. Cần nâng cao trình độ huấn luyện nghiệp vụ, bảo đảm vật chất cho các nhân viên bảo vệ pháp luật".

Trong bài phát biểu của mình, B.En-xin đòi giải thể các tổ chức cơ sở Đảng trong quân đội, trong các cơ quan an ninh và cơ quan nhà nước, muốn biến Đảng thành liên minh của các Jực lượng dân chủ. Theo En-xin, "để hiện đại hóa, Đảng cẫn công nhận về mặt tổ chức tất cả các "cương lĩnh'' hiện tồn tại trong Đảng và phải dành cho mỗi đảng viên quyền tự quyết định lập trường chính trị của mình''.
Trong ngày làm việc thứ 8 của Đại hội, Chủ tịch ủy ban quốc gia V.Cri-scốp đã bác bỏ việc đòi phi chính trị hóa các cơ quan an ninh quốc gia.

Đại hội bầu lại Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư, V.Lva-scô làm Phó Tổng bí thư, thông qua Nghị quyết bảo vệ các quyền dân chủ, chống khủng bố các đảng viên cộng sản.

Trong 6 tháng đầu năm 1990, ở Mát-xcơ-va có 27.000 người ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô, trong đó 1/2 là công nhân, 1/4 là trí thức.


Ngày 12-7:

Tòa án tối cao Bun-ga-ri ra quyết định về việc quản thúc tại nhà đối với hai nhà lãnh đạo trước đây của Bun-ga-ri là Tô-đo Gíp-cốp và Min-cô Ba-lép thay cho việc giam giữ tại nhà tù.


Ngày 16-7:

- Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức H.Côn đã có cuộc gặp gỡ tại thành phố Mi-nhe-ral-vo-li-gie thuộc Cáp-ca-dơ. Hai bên đã thỏa thuận với nhau, nước Đức sẽ là một nhà nước thống nhất có chủ quyền, tự mình quyết định chế độ chính trị và việc liên minh chính trị, quân sự.

- Xô-viết tối cao U-crai-na tuyên bố về chủ quyền quốc gia U-crai-na.


Ngày 5-7:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh "cấm thành lập các đơn vị vũ trang bất hợp pháp và tàng trữ vũ khí trái phép ở Liên Xô". Tình hình trong nước cực kỳ căng thẳng, ở Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-gian có hơn 80 đơn vị vũ trang bất hợp pháp hoạt động với hàng nghìn thành viên, ở Gru-di-a và các nước vùng Ban-tích cũng có các đơn vị như vậy. Ở nhiều khu vực khác trong rnróc, các nhóm vũ trang khủng bố nhân dân đang đẩy mạnh hoạt động.


Ngày 28-7:

- Quốc hội Ác-mê-ni-a bác bỏ pháp lệnh của Tổng thống Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp về việc giải tán các nhóm vũ trang.

- Thượng tướng không quân E.Sa-pô-sni-cốp được cử làm Thứ trưởng quốc phòng Liên Xô. Liên Xô chuẩn bị xem xét dự án giảm khoảng 30% tướng lĩnh trong các lực lượng vũ trang, chủ yếu trong bộ máy của cơ quan Bộ Quốc phòng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:58:37 pm »

Ngày 1-8:

Quốc hội Gru-di-a hoãn việc thực hiện pháp lệnh của Tổng thống Goóc-ba-chốp về việc thu nộp vũ khí và giải tán các nhóm vũ trang.

- Quốc hội Bun-ga-ri bầu ông G.Giê-lép, Chủ tịch Hội đồng điều phối liên minh các lực lượng dân chủ, làm Tổng thống Bun-ga-ri. Ông A.Xa-ma-rơ-ghi-ép, người của Đảng Xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri được bầu làm Phó tổng thống Bun- ga-ri theo đề nghị của G.Giê-lép.


Ngày 7-8:

Trả lời phỏng vấn của các nhà báo, M. Môi-xe-ép - Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô cho biết: "Trên lãnh thổ nước Đức hiện nay có bộ phận lớn quân đội NATO, trong khi đó các học thuyết, quan điểm quân sự của khối này dựa trên việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên vẫn chưa thay đổi. Sau khi hoàn thành giai đoạn gọi là quá độ kéo dài 3 - 4 năm, Liên Xô sẽ rút hết quân đội của mình khỏi nước Đức. Trong trường hợp này, vị trí chiến lược của Liên Xô sẽ trở nên phức tạp hơn vì biên giới của NATO trên thực tế sẽ kéo dài đến tận sông Ô-đe. Vì vậy lúc này nói rằng nguy cơ quân sự đe dọa Liên Xô đã biến mất là quá sớm".


Ngày 9-8:

B. En-xin ủng hộ chủ quyền của nhà nước Nước Cộng hòa tự trị Tác-ta-ri-a.


Ngày 10-8:

Xô-viết tối cao nước Cộng hòa tự trị Ca-rê-ri-a thông qua tuyên bố về chủ quyền nhà nước.


Ngày 13-8:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ký lệnh: "Phục hồi các quyền cho tất cả các nạn nhân của những cuộc đàn áp chính trị trong những năm 30 - 50".


Ngày 15-8:

Tại Xô-phi-a, Tổng thống Bun-ga-ri G.Giê-lép tuyên bố: "Bun-ga-ri không có ý định rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Các nước Đông Âu cần hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh của mình trên trường quốc tế và bảo đảm sự liên kết trong cơ cấu chính trị và kinh tế toàn châu Âu".


Ngày 19-8:

Đại hội đại biểu nhân dân Ga-gan tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ga-gan độc lập với Cộng hòa Môn-đô-va nhưng là một bộ phận của Liên Xô.


Ngày 20-8:

- Tại A-kha-bát khai mạc kỳ họp Xô-viết tối cao Tuốc-mê-ni-a nhằm xem xét dự thảo tuyên bố chủ quyền của nước Cộng hòa.

- Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố phản đối "những cuộc tiến công vô lý đối với các nhà quản lý giỏi và những người lao động bình thường chỉ vì trước đây hoặc hiện nay họ là đảng viên cộng sản".


Ngày 22-8:

- Đài "Tiếng vang Mát-xcơ-va" bắt đầu hoạt động. Đài này do 3 tổ chức xã hội thành lập.

- Đại diện của chính phủ Ba Lan tại cuộc đàm phán về cải tổ tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố: "Do tình hình ở Trung Âu và Đông Âu không ổn định cho nên việc nhanh chóng giải tán Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va có thể tạo ra "khoảng trống" mà các thế lực khác nhau, trong đó có các lực lượng dân tộc chủ nghĩa có thể tham gia".


Ngày 23-8:

Xô-viết tối cao Tuốc-mê-ni-a tuyên bố chủ quyền của Tuốc-mê-ni-a.


Ngày 24-8:

Xô-viết tối cao Tát-gi-ki-xtan thông qua tuyên bố độc lập của nước Cộng hòa này.


Ngày 25-8:

Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Áp-kha-di-a thuộc Gru-di-a ra tuyên bố về chủ quyền.


Ngày 27-8:

Một nhóm người theo chủ nghĩa cực đoan đã đột nhập trụ sở Hội đồng tối cao Đảng Xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri, đập phá đồ đạc, đánh cắp văn kiện giấy tờ rồi dùng xăng đốt cháy hai ngôi nhà.
Tổng thống G.Giê-lép khẳng định, đây là sự vi phạm trật tự xã hội không thể bào chửa được với bất cứ lý do gì. Đây không phải là cuộc đấu tranh vì dân chủ mà là hành động điên rồ đẩy đất nước đến nền độc tài quân sự.


Ngày 29-8:

Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và B.En-xin gặp nhau thảo luận tình hình chính trị ở Liên Xô và Nga.


Ngày 31-8:

- Xô-viết tối cao nước Cộng hòa tự trị Kô-mi tuyên bố chủ quyền của nước Cộng hòa Kô-mi.

- Quốc hội nước Cộng hòa tụ trị Tác-ta thuộc Liên bang Nga tuyên bố chủ quyền của nước Cộng hòa Tác-ta-ri-xtan.


Tháng 8:

- Xô-viết tối cao Lít-va gửi Tổng thống và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô bản tuyên bố trong đó khẳng định: "Các công dân Lít-va không có trách nhiệm phải phục vụ trong quân đội của các quốc gia khác, và như vậy việc họ từ chối thực hiện nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang Liên Xô là hợp pháp". Trong khi tẩy chay Luật nghĩạ vụ quân sự Liên Xô, các nước cộng hòa Ban-tích tiếp tục triển khai việc thành lập quân đội riêng.

- Từ tháng 8 Liên Xô có 2 nhóm chuyên trách vạch chương trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, một nhóm của Hội đồng Bộ trưởng (với "chương trình Rư-scốp - A-ban-kin" hay "Chương trình của chính phủ'') và nhóm Tổng thống do Goóc-ba-chốp và En-xin lập ra với "chương trình 500 ngày" hay "chương trình Goóc-ba-chốp-En-xin" do viện sĩ X.Sa-ta-lin chủ trì.

Chương trình Rư-scốp - A-ban-kin chủ trương có thời kỳ quá độ 5 năm để chuyển sang nền kinh tế thị trường, kéo dài nhiều năm vấn đề tư hữu hóa, thực hiện quá độ tiến tới thị trường trên cơ sở duy trì Liên Xô như một Nhà nước liên bang thống nhất, duy trì hệ thống quản lý kinh tế tập trung, duy trì ủy ban kế hoạch nhà rnrớc.

Chương trình Goóc-ba-chốp - En-xin chủ trương quá độ chuyển sang kinh tế thị trường chỉ 500 ngày, thực hiện tư hữu hóa trong thời gian ngắn nhất, đề nghị ký ngay Hiệp ước liên bang mới trong đó quy định hình thức liên minh kinh tế mới giữa các nước Cộng hòa có chủ quyền, cho phép các nước Cộng hòa được tự do về kế hoạch cũng như sở hữu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:59:18 pm »

Ngày 1-9:

Tiến hành phiên họp Hội đồng quốc phòng trực thuộc Tông thống Liên Xô. Phiên họp đả nghe và thảo luận báo cáo của D.I-a-dốp về quan điểm của các cuộc cải cách quân sự 1991-1995 và trong thời kỳ đến năm 2000.


Ngày 2-9:

Tại Mát-xcơ-va, Chủ tịch Xô-viết tối cao Nga En-xin và Tổng thống Cộng hòa Môn-đô-va M.Xne-gua ký hiệp ước "về những nguyên tắc quan hệ liên chính phủ giữa Cộng hòa Liên bang Nga và Cộng hòa Môn-đô-va"


Ngày 5-9:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh "Về một số biện pháp tăng cường bảo vệ về xã hội và luật pháp quân nhân".


Ngày 9-9:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp gặp Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ tại Hen-xin-ki. G.Bu-sơ nói: "Chương trình nghị sự của cuộc gặp là tự do và trong khuôn khổ cuộc gặp này, hai bên sẽ thảo luận tự do các vấn đề quốc tế và hai bên".


Ngày 11-9:

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Ki-ép, Chủ tịch Xô-viết tối cao U-crai-na I.Cráp-trúc tuyên bố: "Thậm chí cả nước Cộng hòa như U-crai-na hiện nay cũng không thể tồn tại độc lập trong một khoảng không khép kín bởi vì tại đây không có đủ các nguyên liệu chiến lược như dầu mỏ, khí đốt, kim loại màu, bông, gỗ v.v... vì vậy chỉ có một lối thoát là trong khuôn khổ Liên Xô. Không có giải pháp kinh tế nào khác".


Ngày 16-9:

- Hàng nghìn người Mát-xcơ-va biểu tình đòi chính phủ phải từ chức.

- Ca-dắc-xtan công bố dự thảo tuyên bố về chủ quyền.
 

Ngày 19-9:

Quốc hội Bun-ga-ri bầu lại A.Lu-ca-nốp, người của Đảng xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri, làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.


Ngày 20-9:

Xô-viết tối cao Nga thông qua quyết định đòi toàn bộ thành viên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô phải từ chức (1964 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 16 phiếu trắng) và đề nghị Xô-viết tối cao Liên Xô "áp dụng biện pháp khẩn thiết để thành lập một chính phủ được dân tin cậy".


Ngày 22-9:

Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Nga ra tuyên bố phản đối việc Xô-viết tối cao Liên Xô dự định trao quyền hạn đặc biệt cho Tổng thống Liên Xô và nêu rõ rằng: "Cộng hòa Liên bang Nga sẽ thi hành mọi biện pháp cẩn thiết để bảo vệ chủ quyền Cộng hòa Liên bang Nga".


Ngày 25-9:

Xô-viết tối cao Liên Xô chuẩn y đề nghị của Tổng thống Liên Xô về việc thành lập Uy ban trù bị nhầm soạn thảo hiệp ước Liên bang mới.


Ngày 29-9:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp gặp gỡ các nhà hoạt động văn hóa Liên Xô. Trong phát biểu của mình, Tổng thống Goóc-ba-chốp nói: "Tình hình trong nước chứa đựng tiềm năng xây dựng lớn lao và cả những nguy cơ to lớn. Tình hình diễn biến nhanh hom cả dự đoán. Những bài học của các cuộc cách mạng, của những cuộc cải cách xã hội khắc nghiệt đòi hỏi phải đặt ra những hạn chế về văn hóa, pháp luật, đạo đức với các lực lượng phá hoại Tiảy sinh trong xã hội".


Ngày 30-9:

- Tại Ki-ép, hàng nghìn người tiến hành cuộc mít tinh diễu hành với khẩu hiệu đòi U-crai-na tách ra khỏi Liên Xô.

- Liên Xô và Nam Triều Tiên quyết định lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 03:03:12 pm »

Ngày 2-10:

- Ban hành Luật "Về tăng cường trách nhiệm đổi mới việc xâm phạm bình đảng dân tộc của các công dân và vi phạm bằng bạo lực sự thống nhất lãnh thổ của Liên Xô".

Luật này quy định mọi hoạt động "nhằm kích động hằn thù dân tộc hoặc miệt thị, sử dụng bạo lực trên cơ sở dân tộc, sắc tộc, tôn giáo cũng như nhằm vi phạm bằng bạo lực sự thống nhất lãnh thổ Liên Xô, các nước Cộng hòa Liên bang và Cộng hòa tự trị đã được Hiến pháp Liên Xô ghi nhận là hoạt động trái pháp luật và bị cấm".

- Tổng thống Bun-ga-ri G.Giê-lép tuyên bố tại Liên Hợp Quốc: "Bun-ga-ri không còn là một quốc gia cộng sản”.


Ngày 3-10:

Cộng hòa dân chủ Đức chính thức gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức. Đúng 0 giờ ngày 2-10 (chuyển sang 3-10) trước Nhà Quốc hội Đức cũ (Đông Béc-lin) lễ hạ cờ Cộng hòa dân chủ Đức và kéo cờ Cộng hòa Liên bang Đức tượng trung cho sự thống nhất nước Đức đá được tiến hành trong điểu kiện an ninh chặt chẽ với sự theo dõi của hàng trăm nghìn người. Đúng vào thời điểm đó, Hiệp ước thống nhất nước Đức bắt đầu có hiệu lực, các quyền hạn và trách nhiệm của bốn nước đồng minh đối với Béc-lin và nước Đức chính thức được bải bỏ và nước Đức hưởng chủ quyền toàn vẹn.


Ngày 5-10:

Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô ra tuyên bố kêu gọi toàn thể nhân dân Liên Xô hãy ủng hộ việc duy trì ngày lễ 7-11 như là ngày ra đời nhà nước Xô-viết.


Ngày 8-10:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Hội nghị toàn thể tại Điện Crem-li. Hội nghị xem xét tình hình trong nước và các nhiệm vụ của Đảng trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bàn về các vấn đề tổ chức, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Nguyên nhân của những tai họa kinh tế xã hội của đất nước là chế độ độc quyền nhà nước về sờ hữu". V.I-va-scô, phó Tổng bí thư nói: "Những ngọn lừa bất hòa và xung đột giữa các dân tộc vẫn chưa giảm, sự phân cực giữa các lực lượng chính trị vẫn tiếp tục, trào lưu chống xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, những mưu đồ gạt Đảng Cộng sản Liên Xô xuống hàng sau của đời sống xã hội tăng lên. Nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu của thời điểm hiện nay là ổn định nền kinh tế ... Đảng Cộng sản Liên Xô không từ bỏ những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội".


Ngày 9-10:

- Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bế mạc, Tổng bí thư Goóc-ba-chốp tuyên bố ủng hộ việc chuyển đất nước sang nền kinh tế thị trường "trong khuôn khổ sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự trung thành của chúng ta với tư tưởng xã hội chủ nghĩa".

- Xô-viết tối cao Liên Xô ra lời kêu gọi gửi các quốc hội và công luận thế giới về việc thủ tiêu hoàn toàn các vụ nổ và thử vũ khí hạt nhân. Lời kêu gọi nêu rõ: "Xô-viết tối cao Liên Xô đã phê chuẩn các hiệp ước Xô - Mỹ về hạn chế các vụ thử vũ khí hạt nhân ngầm năm 1974 và về các vụ nổ hạt nhân ngầm vì mục đích hòa bình năm 1976... Liên Xô sẵn sàng chấm dứt các vụ nổ thử trên các bãi thử của mình bất kỳ lúc nào và như vậy cũng sẵn sàng biến thời gian ngừng thử hạt nhân 12 tháng của Liên Xô thành vô thời hạn và chấm dứt hẳn".


Ngày 12-10:

Mỹ thử vụ nổ hạt nhân có sức công phá tương đương 1,5 triệu tấn TNT tại Nê-va-đa.


Ngày 13-10:

- Tổng thống Goóc-ba-chốp ra sắc lệnh "về việc chấm dứt những hành động xúc phạm các đài kỷ niệm có liên quan đến lịch sử của đất nước và những biểu tượng của Nhà nước".

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp hội đàm với đại diện các nước cộng hòa liên bang nhằm thỏa thuận về một văn bản cuối cùng của chương trình phát triển kinh tế Liên Xô - Chương trình chuyển sang nền kinh tế thị trường (ba nước cộng hòa Ban-tích và cộng hòa Gru-di-a không cử đại diện đến tham gia hội đàm).


Ngày 15-10:

Ủy ban giải thưởng Nô-ben của quốc hội Na-uy tuyên bố tặng giải thưởng hòa bình Nô-ben năm 1990 cho Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp. Theo tổng thống Goóc-ba-chốp thì "sự kiện này không chỉ là sự kiện có ý nghĩa đối với riêng cá nhân tôi, nó chứng tỏ sự đánh giá đối với chính sách của Liên Xô, một sự ủng hộ đối với công cuộc cải tổ".


Ngày 16-10:

- Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga, B.En-xin tuyên bố chương trình của Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp sẽ "làm phương hại các cải cách ở Nga". Ông nói những gì Goóc-ba-chốp đua ra chẳng qua chỉ là "một nỗ lực nữa nhằm duy trì chế độ hành chính ngoài sự kiểm soát của nhân dân". En-xin khẳng định "Tổng thống Goóc-ba-chốp và chính bản thân tôi đang đi cùng một con đường, nhưng chúng tôi tiến về phía tnrớc với tốc độ khác nhau và những biện pháp khác nhau”. Ông đề nghị thành lập một chính phủ liên minh trên cơ sở bình đẳng, ''một phần các bộ trưởng do Tổng thống chỉ định, còn một phần là do chúng tôi - những người ủng hộ cải cách cấp tiến chỉ định".

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Đ.Chê-ni đến thăm chính thức Liên Xô. Hai bên đã thảo luận các vấn đề phát triển cuộc đối thoại, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, xem xét các vấn đề củng cố hòa bình và an ninh ở châu Âu, bàn các biện pháp mở rộng các mối quan hệ giữa các cơ quan quân sự hai nước.


Ngày 17-10:

Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp thảo luận tình hình một số địa phương cấm các đảng viên của Đảng nắm giữ các chức vụ nhà nước và cấm các tổ chức của Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Ban bí thư nhấn mạnh rằng: "Các thế lực chống Đảng đang đẩy mạnh chiến dịch "phi chính trị hóa" và "phi đảng hóa" các cơ quan nội vụ, an ninh nhà nước, ngành kiểm sát, tòa án, trọng tài nhà nước và tư pháp".


Ngày 19-10:

Xô-viết tối cao Liên Xô với 333 phiếu thuận, 12 phiếu chống và 34 phiếu trắng đã thông qua nghị quyết chuẩn y "Những phương hướng cơ bản ổn định KTQD và chuyển sang kinh tế thị trường" do Tổng thống Liên Xô đệ trình. Chương trình này kết hợp 2 chương trình Rư-scốp - A-ban-kin và En-xin - Sa-ta-lin. Khi Goóc-ba-chốp đệ trình chương trình này lên Xô-viết tối cao Liên Xô, En-xin coi đó là "âm mưu duy trì hệ thống quan liêu hành chính". Đáp lại, Goóc-ba-chốp cho rằng "En-xin mưu toan biến chương trình ổn định kinh tế thành mục tiêu của trò chơi chính trị. Xét về nội dung và lời văn, bài phát biểu của B.En-xin là một tuyên bố chính trị". Goóc-ba-chốp khẳng định "Những phương hướng cơ bản này là bước đi cụ thể theo hướng thực hiện trên thực tế lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bất chấp những sai phạm, mất mát và sự kiện bi thảm mà nhân dân ta đã trải qua, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã ăn sâu vào tâm khảm nhân dân Liên Xô. Nhân dân quý trọng xã hội chủ nghĩa không phải vì chủ nghĩa xã hội là danh từ đẹp đẽ. Đằng sau danh từ đó là khái niệm về một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do và dân chủ".


Ngày 24-10:

- Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga thông qua luật “Về hiệu lực các văn bản của các cơ quan Liên Xô trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga”. Theo luật này, các đạo luật và văn bản của các cơ quan chính quyền Nhà nước Liên Xô, các sắc lệnh và văn bản của Tổng thống Liên Xô chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga sau khi được Xô-viết tối cao Nga phê chuẩn. (Xô-viết tối cao U-crai-na và E-xtô-ni-a cùng thông qua luật tương tự).

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua đạo luật "Về bảo đảm hiệu lực của các đạo luật Liên Xô". Đạo luật này nêu rõ: "Các đạo luật Liên Xô có giá trị pháp lý tối cao với các đạo luật của các nước Cộng hòa. Những văn bản của các nước Cộng hòa đi ngược lại nguyên tắc đều không có hiệu lực pháp lý".


Ngày 25-10:

- Xô-viết Tối cao Liên Xô thông qua Nghị quyết về việc kỷ niệm cách mạng Tháng Mười. Nghị quyết nêu rõ: "Nhân dân Liên Xô luôn luôn kỷ niệm cách mạng Tháng Mười vĩ đại như là ngày sinh của nhà nước Xô-viết, một ngày đáng ghi nhớ của sự nghiệp đổi mới thế giới theo hướng cách mạng".


Ngày 26-10:

Xô-viết tối cao Bê-la-ru-xi-a thông qua một đạo luật về chính quyền, theo đó toàn bộ chính quyền ở nước Cộng hòa này thuộc về nhân dân. Hiến pháp và các đạo luật của Bê-la-ru-xi-a được đặt ưu tiên hàng đầu. Luật pháp của Liên Xô chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước Cộng hòa này nếu không trái với luật pháp của nước Cộng hòa.

Xô-viết tối cao Bê-la-ru-xi-a còn thông qua luật cấm đảng phái chính trị và tổ chức quần chúng can thiệp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, xí nghiệp nhà nước, không cho phép thông qua hệ thống các tổ chức chính trị để lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp.


Từ ngày 26 đến 28-10:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp thăm chính thức Tây Ban Nha theo lời mời của vua Hoan Các-lốt đệ nhất. Sau khi rời Tây Ban Nha, Tổng thống Goóc-ba-chốp sang thăm Pháp. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Trung ương Liên Xô, Tổng thống Goóc-ba-chốp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả quan hệ đối ngoại nhằm khắc phục những hiện tượng khủng hoảng trong nền kinh tế Liên Xô.
   

Ngày 27-10:

Gru-di-a tiến hành bầu cử Xô-viết tối cao với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị. Liên minh Bàn tròn Gru-di-a tự do giành 54,03% số phiếu (114/250 ghế ở Quốc hội). 69 ghế trong quốc hội phải bầu lại vòng hai vào ngày 11-11. 7 ghế còn lại thuộc về 4 ứng cử viên độc lập và 3 thành viên của đảng khác. Gam-sa-khu-di-a, lãnh tụ đảng Liên minh Bàn tròn Gru-di-a nói: "Cuộc bầu cử này mang ý nghĩa to lởn, chúng ta đang đặt nền tảng cho một nước Gru-di-a độc lập”.


Ngày 28-10:

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thông báo: "Do tình hình ở miền Nam nước Cộng hòa Môn-đô-va trở nên nghiêm trọng, Tổng thống Môn-đô-va M.Xne-gua và các dại diện nhân dân Ga-goa đã đề nghị Chính phủ Liên Xô cử các đơn vị nội vụ tới khu vực này để duy trì trật tự.


Ngày 29-10:

- Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp hội đàm với Tổng thống Pháp F.Mít-tơ-răng. Hai vấn đề chính trong hội đàm là các công việc chuẩn bị cho Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu (CSCE) và cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Hai Tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của CSCE, coi đây là một dịp hiếm có để tập hợp tất cả các nước quan tâm tới việc hoàn thiện những biến đổi của châu Âu.

Hai Tổng thống đã ký một hiệp ước, trong đó Liên Xô và Pháp cam kết tiến tới một "Liên minh châu Âu". Hiệp ước này bao gồm cả cam kết nhằm "tăng cường sự đoàn kết châu Âu trong bối cảnh chuyển châu Âu thành ngôi nhà chung và thành lập một liên minh châu Âu".

Về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, Tổng thống Goóc-ba-chốp cho rằng giải pháp quân sự là không thể chấp nhận được.

- Quốc hội U-crai-na thảo luận kế hoạch của Chính phủ về những cải cách kinh tế cấp tiến. Theo kế hoạch này sẽ tiến hành phi quốc hữu hóa các xí nghiệp của nước Cộng hòa bằng cách bán cổ phần một số xí nghiệp, số còn lại dành cho các kiều dân U-crai-na trong vòng 1 năm sẽ tư nhân hóa từ 50% đến 60% các cửa hàng quốc doanh.

- Đại diện của 5 chính đảng và phong trào chính trị trung tâm Liên Xô đã có cuộc gặp gỡ với chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N.Rư-scốp. Các đại diện của "khối trung tâm" đã đệ trình lên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng danh sách "Chính phủ liên hiệp lâm thời hòa hợp dân tộc trên cơ sở nhiều đảng" để thay thế cho chính phủ Liên Xô hiện tại.

Các thảnh viên của "Chính phủ liên hiệp lâm thời" gồm:

+ Thủ tướng: A.Sốp-chắc (thị trưởng Lê-nin-grát, người tuyên bố ly khai khỏi Đảng cộng sản Liên Xô);

+ Bộ trưởng quốc phòng: B.Grô-mốp (tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô tại Ap-ga-ni-xtan);

+ Bộ trưởng ngoại giao: V.Di-ri-nốp-xki (chủ tịch đảng dân chủ - tự do Liên Xô (LDPSS);

+ Chủ tịch Ủy ban An ninh nhà nước (KGB), cựu thiếu tướng KGB Ô-lếc Ka-lu-gin (người đã bị cách chức và tước bỏ mọi huân chương vì tố cáo KGB là vi phạm nhân quyền);

+ Bộ trưởng Y tế: Bác sĩ S.Phê-đô-rốp (chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật mắt).

Ngoài việc trình danh sách "Chính phủ liên hiệp lâm thời", các đại diện của "khối trung tâm" cũng đề cập đến những vấn đề có liên quan đến việc thành lập "Chính phủ liên hiệp hòa hợp dân tộc trên cơ sở nhiều đảng". Các đại diện của "khu trung tâm" khẳng định rằng, nếu một chính phủ như vậy được thành lập thì "khối" này sẽ ủng hộ và hợp tác với quân đội Liên Xô, ủng hộ quyền lực của Tổng thống Liên Xô để đưa Liên Xô chuyển sang chế độ nhà nước pháp quyền trong đó luật pháp đóng vai trò tối cao.


Ngày 31-10:

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua Nghị quyết "Về tình hình sau vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất tại vùng Đất Mới ngày 24-10". Trong đó phê phán chính phủ Liên Xô đã không thông báo trước cho Xô-viết tối cao Liên Xô về vụ này. Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.Các-pốp cho biết đây là hành động bắt buộc vì đã gần 1 năm Liên Xô đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân và thời hạn bảo quản đầu đạn đã hết. Trong năm 1990 Mỹ đã thử 7 vụ, Pháp 4 vụ, Trung Quốc 2 vụ.

- Xô-viết tối cao Nga thông qua sắc luật bảo vệ các cơ sở kinh tế của nước Nga có chủ quyền.

Sắc luật quy định tất cả đất đai, các nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, vùng đất, vùng biển, các giá trị văn hóa, nghệ thuật trên lãnh thổ nước Cộng hòa là tài sản của nhân dân Nga.

Sắc luật cũng quy định các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước, của các cơ quan, tổ chức thuộc Liên bang nằm trên lãnh thổ Nga là sở hữu của nhà nước Nga. Dự trữ vàng, đá qúy, kim cương và ngoại tệ của Liên Xô là sở hữu của các nước Cộng hòa, trong đó có nước Nga. Các hiệp định, hợp đồng ngoại thương đối với các loại nguyên liệu tài nguyên quan trọng được ký kết đều phải có sự đồng ý của nước Nga.

- Hơn 30 nghìn người thuộc các đội tình nguyện người Môn-đô-va đã bao vây hai đồn biên phòng Liên Xô trên biên giới giữa Liên Xô và Ru-ma-ni. Những người tình nguyện đòi phải rút các binh sĩ thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô ra khỏi miến Nam Môn-đô-va và thay vào đó là cảnh sát Môn-đô-va.

Tại nhiều thành phố, thị trấn ở Môn-đô-va, các đội tình nguyện cũng bao vây và chiếm trụ sở của các đảng bộ Đảng Cộng sản Môn-đô-va.


Tháng 10:

- Xô-viết tối cao cộng hòa tự trị Tru-va-si-a thông qua tuyên bố về chủ quyền nhà nước và lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Tru-va-si-a. Nước Cộng hòa tự trị Na-ri-en củng tuyên bố chủ quyền nhà nước và lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ma-ri-en.

- Xô-viết tối cao Ác-mê-ni-a thông qua Nghị quyết quy định kể từ năm 1990 các công dân Ác-mê-ni-a chỉ phục vụ trong các đơn vị quân đội đóng trên lãnh thổ Ác-mê-ni-a. Những người Ác-mê-ni-a có nguyện vọng cũng có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự ngoài lãnh thổ Ác-mê-ni-a.

- Liên Xô và Đức ký tắt một hiệp định về việc đến năm 1994 Liên Xô sẽ rút hoàn toàn quân đội của mình ở phần lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức cũ về nước. Chính phủ Đức có trách nhiệm chi khoảng 7,5 tỉ đô la cho việc xây dựng nhà ở và giải quyết việc làm cho binh lính Liên Xô sẽ giải ngủ.

- Chính phủ Cộng hòa Liên bang Nga quyết định từ ngày 1 tháng 11 thực hiện "Chương trình 500 ngày".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 03:05:12 pm »

Ngày 1-11:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp họp với các nhà lãnh đạo của Môn-đô-va tại Mát-xcơ-va để bàn về cuộc khủng hoảng ở Môn-đô-va. Tổng thống Goóc-ba-chốp nói: "chúng tôi rất lo lắng về tình hình ở Môn-đô-va", "Cuộc khủng hoảng này có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn", đòi hỏi sự cần thiết phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Môn-đô-va, tôn trọng hiến pháp Liên Xô và nước Cộng hòa.


Ngày 2-11:

- Hội đồng thành phố Mát-xcơ-va đề nghị đổi tên khoảng 30 đường phố và 10 ga xe điện ngầm ở Mát-xcơ-va, bỏ tên các nhà cách mạng nổi tiếng cũng như tên của đại lộ Các-Mác.

- Chính phủ Cộng hòa Liên bang Séc và Xlô-va-ki-a thông qua dự luật về tư hữu hóa lớn, chuyển các tải sản loại lớn và vừa của nhà nước cho tư nhân, kể cả tư bản nước ngoài cũng có thể mua dưới những hình thức khác nhau.

- Xung đột giữa người Môn-đô-va và người dân tộc Nga ở Môn-đô-va làm 6 người chết, 30 người bị thương. Xung đột nổ ra do các phần từ dân tộc chủ nghĩa người Môn-đô-va âm mưu chiếm quyền kiểm soát thành phố Đu-bô-xa-ry, một khu vực nói tiếng Nga.

Tình trạng khẩn cấp được ban hành ở Đu-bô-xa-ry và hai thành phố khác ở Đông Môn-đô-va là Ta-ra-spôn và Ben-đe-ry. Các đơn vị cảnh sát Môn-đô-va được lệnh tiến vào Đu-bô-xa-ry để khôi phục trật tự.

- Tại Cộng hòa Liên bang Nga đã tiến hành cuộc họp giữa đại diện của các lực lượng vũ trang trong Quốc hội Nga với Ban lãnh đạo nước cộng hòa (570 đại biểu tham dự). Đại diện của lực lượng vũ trang phản đối việc thành lập quân đội quốc gia riêng ở nước cộng hòa. Họ khẳng định việc các nước cộng hòa có quân đội riêng rẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của toàn đất nước và để đảm bảo ổn định trật tự ở nước cộng hòa này, cần phải ưu tiên cho các đạo luật của các nước cộng hòa.

Cuộc họp còn thảo luận về những khó khăn mà lực lượng vũ trang phải đối phó trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.


Ngày 3-11:

- Quốc hội Môn-đô-va bỏ phiếu tán thành việc thành lập các đơn vị vũ trang và phản đối việc triển khai các lực lượng của Liên bang để đối phó với các cuộc xung đột dân tộc.

- Tại Bu-đa-pét, đại diện của 6 nước thuộc khối Hiệp ước Vác-sa-va ký hiệp định về chỉ tiêu tối đa các loại vũ khí đặc biệt cho mỗi nước.

Sau khi ký hiệp định, Thủ tướng Hung-ga-ri Giô-dép An-tan đã có cuộc thảo luận với các Bộ trưởng Ngoại giao khối Vác-sa-va. Ngoại trưởng Ba Lan nêu rõ: "Khoảng trống quân sự hiện nay ở khu vực này được lấp đầy bằng chủ nghĩa châu Âu thay vì chủ nghĩa dân tộc". Ông cho rằng, khối Vác-sa-va đá mất đi vai trò nền tảng của sự hợp tác, nhưng việc duy trì các mối quan hệ thân thiện với Mát-xcơ-va là một nhân tố quan trọng trong chiến lược của Ba Lan.

Ngoại trưởng Hung-ga-ri nhấn mạnh: việc cất giảm vũ khí là một mục tiêu thực tế ngắn hạn. Vấn đề tương lai của khối Vác-sa-va vẫn chưa ấn định thời gian giải tán nhưng đã có sự nhất trí lớn trong các nước thành viên rằng, việc giải tán sẽ diễn ra vào trước cuối năm 1991. Ông kêu gọi thành lập khuôn khổ một hệ thống an ninh châu Âu mới vào đầu năm 1992.

Ngoại trưởng Ru-ma-ni nêu rõ: người ta vẫn chưa xác định rõ tương lai của khối Vác-sa-va, trước hết là trong lĩnh vực quân sự và sau đó là lĩnh vực chính trị.


Ngày 3 đến 4-11:

Đảng Cộng sản Bun-ga-ri họp Hội nghị đại biểu toàn quốc tại thành phố Pa-na-ghi-u-ri-stơ. Hội nghị đã thông qua quyết định coi Hội nghị này là Đại hội lần thứ 15 - Đại hội khôi phục Đảng Cộng sản Bun-ga-ri. Đại hội đã khôi phục Bộ Chính trị và Ban Bí thư với tư cách là những cơ quan lãnh đạo của Đảng. V.Xpa-xốp được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng.

- Đảng Cộng sản Tiệp Khắc triệu tập Đại hội lần thứ 18. Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của Đảng, theo đó tên gọi của Đảng vẫn giữ nguyên là "Đảng Cộng sản Tiệp Khắc". Về mặt tổ chức đã thay thế khái niệm tập trung của Đảng trước đây bằng khái niệm mới là "Liên đoàn Đảng Cộng sản Séc và Mô-ra-va và Đảng Cộng sản Xlô-va-ki-a". Đại hội quyết định chấm dứt hoạt động của Ủy ban Trung ương Đảng từ trước tới nay, bỏ chức vụ Chủ tịch và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ở cấp Liên bang sẽ là cơ quan điều hành "Hội đồng Liên đoàn" đứng đầu là chủ tịch và phó chủ tịch thứ nhất với nhiệm kỳ 2 năm. Đại hội đã thông qua tuyên bố cương lĩnh, trong đó nêu rõ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc sẽ từ bỏ mọi hình thức quan liêu của tập trung dân chủ".


Ngày 6-11:

Xô-viết tối cao Liên Xô tổ chức mít tình trọng thể kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Mười. Tham dự mít tinh có Goóc-ba-chốp, Rư-scốp, Lu-ki-a-nốp, En-xin, các ủy viên Hội đồng Tổng thống Liên Xô, các đại biểu nhân dân Liên Xô và Cộng hòa Liên bang Nga, các cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, các chính đảng và các phong trào khác.


Ngày 7-11:

Tổ chức diễu binh và diễu hành kỷ niệm 73 năm cách mạng Tháng Mười.


Ngày 8-11:

Quốc hội Ba Lan họp xem xét dự luật về chuyển toàn bộ tài sản của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan trước đây vào ngân khố nhà nước.


Ngày 9-11:

Tại Bon, Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức H.Côn ký hiệp ước 20 năm về quan hệ láng giềng thân thiện, bạn hàng và hợp tác.


Ngày 11-11:

- Ủy ban về các vấn đề quốc phòng và an ninh của Xô-viết tối cao Liên Xô họp xem xét dự thảo ngân sách Liên bang năm 1991 dành cho Bộ Quốc phòng Liên Xô. Ủy ban cho rằng sự cải thiện tình hình quốc tế và thủ tiêu vũ khí không loại trừ hoàn toàn nguy cơ chiến tranh, vì vậy, để bảo đảm an ninh cần duy trì sự cân bằng trong lĩnh vực quân sự.

- Ban bí thư Trung ưomg Đảng Cộng sản Liên Xô họp xem xét các vấn đề quan trọng của Đảng với sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn của Liên bang đổi mới và cùng cố nhà nước pháp quyền.

- Tổng thống Goóc-ba-chốp hội đàm với Tổng thống Nga En-xin về việc thực hiện "chủ quyền" của Nga - nước Cộng hòa lớn nhất và giàu có nhất trong các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô-viết.


Ngày 13-11:

- Phát biểu tại cuộc gặp những quân nhân là Đại biểu nhân dân Liên Xô, M.X.Goóc-ba-chốp cho biết giữa Tổng thống và chủ tịch Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga B.En-xin không có sự bất đồng về đổi mới Liên Xô với điều kiện duy trì nhà nước Liên bang. Goóc-ba-chốp nói: "Việc chuyển Liên Xô sang nền kinh tế thị trường không có nghĩa là thay đổi chế độ xã hội của Liên Xô. Chúng ta không tử bỏ Chủ nghĩa xã hội mà tiến lên Chủ nghĩa xã hội thông qua đổi mới quan hệ sở hữu, thay đổi tình thế con người trong sản xuất".

- Tại kỳ họp Xô-viết tối cao Nga, B.En-xin thông báo về đề nghị của ông với Tổng thống Liên Xô nhằm thành lập chính phủ liên hợp đoàn kết dân tộc mà trong đó các đại diện của Nga sẽ giữ các chức vụ Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tài chính. Theo V.I-gơ-na-ten-cô, trợ lý kiêm giám đốc văn phòng báo chí của Tổng thống Liên Xô thì Goóc-ba-chốp không phản đối đề nghị của En-xin, nhưng điều đó không có nghĩa là Goóc-ba-chốp đồng ý HĐBT Liên Xô từ chức.


Ngày 14-11:

-  Thủ lĩnh khối "Bàn tròn Gru-di-a tự do" E.Gam-xa-khua-di-a được bầu làm Chủ tịch Xô-viết tối cao Gru-di-a. Tại kỳ họp thứ nhất Xô-viết tối cao Gru-di-a khóa mới đã thông qua nghị quyết lấy tên nước là Cộng hòa Gru-di-a.

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra lệnh cho các cơ quan an ninh ngừng việc phá các tượng Lê-nin và các di tích lịch sử khác của Liên Xô.


Ngày 15-11:

Quốc hội Bun-ga-ri họp phiên thường kỳ thông qua quyết định đổi tên nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri thành nước Cộng hòa Bun-ga-ri.


Ngày 16-11:

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua đề nghị của Tổng thống Liên Xô về cải tổ và củng cố cơ cấu chính quyền nhà nước. Theo đề nghị này Goóc-ba-chốp sẽ nắm toàn bộ quyền hành pháp ở Liên Xô.

- Quốc hội Cộng hòa Liên bang Séc và Xlô-va-ki-a đã thông qua luật quốc hữu hóa tài sản của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.


Ngày 17-11:

- Trong phiên họp tiếp theo của Xô-viết tối cao Liên Xô, Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp đề nghị giải tán Hội đồng tổng thống, lập Hội đồng An ninh trực thuộc Tổng thống và dành cho Viện Liên bang những quyền lực mới để phối hợp những nỗ lực của chính quyền các nước Cộng hòa. Tổng thống Goóc-ba-chốp củng đề nghị lập chức vụ Phó tổng thống, lập Ủy ban kiểm tra trực thuộc Tổng thống. Xô-viết tối cao Liên Xô đã thông qua về cơ bản những đề nghị của Tổng thống Goóc-ba-chốp (316 phiếu thuận, 19 phiếu trống, 31 phiếu trắng).


Ngày 18-11:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp thăm chính thức I-ta-li-a và ký với I-ta-li-a Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.


Ngày 19-11:

Tại Ki-ép, B.En-xin và L.Cráp-trúc ký hiệp ước họp tác giữa hai nước cộng hòa Nga và U-crai-na.

(Hiệp ước hợp tác và hữu nghị cũng đã được ký kết giữa Nga và Ca-dắc-xtan).


Ngày 22-11:

- V.Met-ve-dép phụ tá cao cấp của Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp thông báo Liên Xô có kế hoạch rút 200.000 quân khỏi vùng Viễn Đông.


Ngày 23-11:

- Quốc hội Liên Xô thống qua Nghị quyết về "Tình hình đất nước". Nghị quyết này dành cho Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp hai tuần lễ để soạn thảo kế hoạch nhằm cải tổ triệt để bộ máy hành pháp và thực hiện các biện pháp cải thiện việc cung cấp hàng hóa và bảo đảm an ninh đất nước.

Về cải tổ bộ máy, Nghị quyết yêu cầu Tổng thống đưa ra những đề nghị cụ thể như sau:

1. Một cuộc cải cách hệ thống hành pháp bao gồm cải tổ về cơ cấu, chức năng và các quan chức cấp cao nhằm nâng cao hiệu quả của ngành hành pháp và bảo vệ quyền lợi của các nước cộng hòa.

2. Sự thay đổi về vai trò và nhiệm vụ của Hội đồng Liên bang, cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp giữa Trung ương và các nước Cộng hòa, quyền lực của các nước Cộng hòa phải được tăng cường. Hội đồng Liên bang sẽ được một ủy ban kinh tế giữa các nước Cộng hòa phụ giúp. Ủy ban sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình "phi độc quyền" và điều hành quá trình tư nhân hóa nền kinh tế.

3. Cải thiện các cơ cấu và chức năng của các cơ quan hành pháp của các Xô-viết địa phương và cải tổ các cơ quan hành pháp của Liên bang ở tất cả các cấp.

Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải ký kết một hiệp ước liên bang mới, đề nghị phát triển một chế độ thỏa thuận tạm thời với các nước cộng hòa về những biện pháp bảo đảm ổn định xã hội và kinh tế.

Phát biểu trước quốc hội, thủ tướng Rư-scốp tuyên bố ông và chính phủ sẽ từ chức nếu Quốc hội thông qua các đề nghị này.

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp tiếp tục bác bỏ những nỗ lực của các nước cộng hòa vùng Ban-tích nhằm phục hồi nền độc lập. Tuy nhiên Tổng thống cũng kêu gọi giải quyết các vấn đề dân tộc trong tinh thần đoàn kết và chấp nhận một hiệp ước để duyệt lại các mối quan hệ giữa chính phủ Trung ương và các nước Cộng hòa.

- Liên Xô công bố bản dự thảo hiệp ước liên bang mới. Theo văn kiện này các nước Cộng hòa có chủ quyền là các thành viên của hiệp ước, trong đó mỗi nước với tư cách là một quốc gia có chủ quyền có đầy đủ quyền lực nhà nước trên lãnh thổ của mình. Các thành viên của Hiệp ước coi nguyên tắc quan trọng nhất trong sự hợp nhất của mình là ưu tiên quyền con người. Hiệp ước công nhận luật pháp, của nước Cộng hòa có quyền lực tối cao trên lãnh thổ nước Cộng hòa về tất cả các vấn đề, ngoại trừ những đạo luật thuộc quyền hạn của Liên bang.


Ngày 24-11:

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Trung ương Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng D.I-a-dốp khẳng định: "Các lực lượng vũ trang Liên Xô đã, đang và sẽ trung thành với đường lối cải tổ của Tổng thống Liên Xô. Quân đội sẽ có mặt ở những nơi cần thiết để thực hiện chức năng chủ yếu là bảo vệ và bảo đảm an ninh cho nhà nước. Trong bất kỳ tình huống nào, các lực lượng vũ trang Liên Xô không được phân chia theo dân tộc và nước Cộng hòa. Các lực lượng vũ trang Liên Xô phải thống nhất".


Ngày 28-11:

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra tuyên bố kêu gọi Xô-viết tối cao, Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thi hành các biện pháp bảo vệ quyền hợp pháp và tự do của công dân Liên Xô sinh sống tại Lít-va.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 03:06:00 pm »

Ngày 2-12:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp bổ nhiệm B.Pu-gô, Chủ tịch ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô làm Bộ trưởng Nội vụ thay V.Ba-ca-tin từ chức; B.Grô-mốp, cựu tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Áp-ga-ni-xtan làm thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ.


Ngày 3-12:

Xô-viết tối cao Lát-vi-a thông qua đạo luật cấm các quân nhân Liên Xô giới thiệu các ứng cử viên của mình vào các Xô-viết đại biểu nhân dân tại các hội nghị ờ các đơn vị quân đội và cấm thành lập ờ đó các ủy ban bầu cử.


Ngày 7-12:

Quốc hội Bun-ga-ri cử ông Đ.Pô-pốp làm Thủ tướng mới thay ông A.Lu-ca-nốp. ông Pê-nốp là luật sư không đảng phái.


Ngày 8-12:

- Đại hội lần thứ 28 Đảng Cộng sản Gru-di-a bế mạc. Đại hội tuyên bố tách Đảng Cộng sản Gru-di-a ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô, thông qua điều lệ mới của Đảng.

- Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản U-dơ-bê-ki-xtan thông qua điều lệ mới và chương trình hành động của Đảng.
 

Ngày 10-12:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khai mạc Hội nghị toàn thể. M.X.Goóc-ba-chốp khẳng định "trung thành với sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải thể hiện ý chí của quần chúng trong chính sách của mình, Đảng chủ trương đổi mới nhà nước Liên Xô nhiều dân tộc thành Liên bang các nước Cộng hòa Xô-viết có chù quyền... Tin tưởng vào lập trường đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Liên Xô kiên quyết phản đối chủ nghĩa ly khai. Bọn ly khai không quan tâm đến hoài bảo chính đáng của các dân tộc mà chỉ âm mưu thực hiện các kế hoạch của chúng. Không thể bỏ qua việc một số nhà hoạt động mang đầu óc dân tộc hẹp hòi trong khi nêu lên khẩu hiệu về nhà nước Lít-va, U-crai-na, Môn-đô-va "vĩ đại"... bắt đầu công khai tuyên bố về tham vọng lãnh thổ. Hiện nay ở Liên Xô không có nguy cơ nào trầm trọng hơn là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và việc kích động hằn thù dân tộc. Đảng Cộng sản Liên Xô đứng trên lập trường pháp lý để kiên quyết đấu tranh chống nguy cơ đó".


Ngày 12-12:

Theo sự ủy nhiệm của Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp, Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô V.Criu-scốp tuyên bố: "Các cơ quan và quân đội của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô vẫn tiếp tục thực hiện chức năng của mình là bảo đảm an ninh nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, bảo vệ vững chắc đường biên giới của Liên Xô, kiên quyết chống lại những thế lực âm mưu đưa đất nước vào tình trạng hỗn loạn, bảo vệ chế độ xã hội, chính quyền Xô viết và khối đại đoàn kết nhà nước của nhân dân Liên Xô. Mọi âm mưu chống lại hoạt động này sẽ bị giáng trả thích đáng bằng tất cả các phương tiện của Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô. Các cơ quan an ninh Liên Xô không cho phép các cơ quan tình báo, các tổ chức và các nhóm nước ngoài can thiệp công việc nội bộ của Liên Xô, kiên quyết chống hoạt động phá hoại về kinh tế".


Ngày 17-12:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ 4 khai mạc tại Mát-xcơ-va. Có 1979 đại biểu tham dự Đại hội trong tổng số 2240 đại biểu nhân dân Liên Xô. Đọc báo cáo tại Đại hội, Goóc-ba-chốp cực lực phê phán các nước Cộng hòa và những cơ cấu dân tộc - lãnh thổ khác đang vi phạm Hiến pháp Liên Xô bằng cách thay đổi luật pháp của mình. Goóc-ba-chốp đề nghị trưng cầu ý dân toàn Liên Xô về sở hữu đất đai và Hiệp ước Liên bang mới.


Ngày 20-12:

Tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao E.Sê-vác-nát-de tuyên bố xin từ chức với lý do các đối thủ chính trị đang gây ra chiến dịch "khủng bố" ông.


Ngày 24-12:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thồng qua Nghị quyết giữ nguyên tên gọi cũ là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (CCCP). B.En-xin tuyên bố phản đối những thay đổi và bổ sung trong Hiến pháp Liên Xô nhằm trao thêm cho Tổng thống Liên Xô những quyền hạn rộng lớn và thay đổi cơ cấu chính quyền hành pháp ở Liên Xô.


Ngày 26-12:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua luật về những thay đổi và bổ sung Hiến pháp Liên Xô, luật về trưng cầu ý dân. Liên Xô sẽ lập nội các do Thủ tướng đứng đầu thay Hội đồng Bộ trưởng. M.X.Goóc-ba-chốp đề cử G.Y-a-nai-ép làm phó Tổng thống Liên Xô.

Tháng 12:

Xô-viết tối cao Kiếc-ghi-di-a thông qua quyết định lấy tên mới là nước Cộng hòa Kiếc-ghi-di-a.


Kết quả năm 1990:

- Ngân sách quốc phòng Liên Xô năm 1990 là 70,975 tỉ rúp, năm 1991 sẽ vào khoảng 66,5 tỷ.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Liên Xô xấu đi rõ rệt, các hiện tượng khủng hoảng tiếp tục tăng lên, bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế. Tổng sản phẩm quốc dân giảm 2% so với năm trước, thu nhập quốc dân giảm 4%, năng suất lao động giảm 3%, kim ngạch ngoại thương giảm 6,9%, ngân sách nhà nước thiếu hụt 58,1 tỷ rúp.

- 500 nghìn người Liên Xô bỏ ra nước ngoài (1987: 29.000; 1988: 75.000; 1989: 235.000).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:25:04 am »

PHẦN THỨ BA
LIÊN BANG XÔ-VIỂT TAN RÃ

NĂM 1991


Ngày 3-1:

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Phát biểu tại Hội nghị, I.Pô-lô-xcốp, bí thư thứ nhất Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Cộng hòa Liên bang Nga cho rằng "hiện nay ở Liên Xô không thể nói về một sự đa đảng nào. Chỉ có Đảng Cộng sản Liên Xô đang bảo vệ công cuộc cải tổ xã hội chủ nghĩa và phía bên kia là những lãnh tụ mà ở họ có cùng một bộ mặt chính trị là chống cộng sản".

V.I-va-scô, Phó tổng bí thư nêu rõ: "Trách nhiệm lịch sử của Đảng là làm cho những cải cách thành công. Hiện nay không có lực lượng chính trị nào có khả năng giải quyết nhiệm vụ hết sức phức tạp này và nắm bắt được cơ hội do lịch sử đưa lại, ngoài Đảng của chúng ta... Những mưu đồ bôi nhọ Đảng, Lê-nin, những tư tưởng của cách mạng Tháng Mười ngày càng xảo quyệt và láo xược hcm. Điều đó không thể dung thứ được".


Ngày 12-1:

- Liên Xô thông qua quyết định đơn phương tạm ngừng các cuộc thử hạt nhân trong 4 tháng.

- Xô-viết tối cao Lít-va họp toàn thể xem xét tình hình tại nước Cộng hòa và thông qua đạo luật “Về tình hình đặc biệt’’ cho phép sử dụng vũ khí trong trường hợp có rối loạn.

- Hội đồng Liên bang Xô-viết họp dưới sự chủ tọa của M.X.Goóc-ba-chốp. Hội đồng đã cử 1 đoàn đại biểu đến Lít-va để nghiên cứu tình hình ở nước Cộng hòa này.

Tại nhiều nơi ở Vi-ni-út (Thủ đô nước Cộng hòa Lít-va) đã xảy ra các cuộc xung đột làm 13 người chết, 112 người bị thương.

Ủy ban cứu nước Lít-va đá ban bố tình trạng thiết quân luật, lúc đầu tại Vi-ni-út và Ca-u-nát, sau đó trên toàn lãnh thổ Lít-va.

Ở Lít-va đã hình thành hai chính quyền: Xô-viết tối cao Lít-va và Ủy ban cứu nước Lít-va nhưng không bên nào kiểm soát được toàn bộ tình hình.

- Đoàn đại biểu của Hội đồng liên bang trực thuộc Tổng thống Liên Xô và Chủ tịch Xô-viết tối cao Nga B.En-xin đã đến Lít-va, gặp lãnh đạo Lít-va, đại diện Ủy ban cứu nước Lít-va, lãnh đạo quân sự và đại diện nhân dân Vi-ni-út.

- Viện kiểm sát Liên Xô bắt đầu điều tra về các vụ xung đột tại Vi-ni-út.

- Phát biểu tại kỳ họp Xô-viết tối cao Liên Xô, nguyên soái D.I-a-dốp bác bỏ những mưu toan gắn tình hình Lít-va với hành động của lãnh đạo quân đội và các đơn vị quân đội. Nguyên soái tuyên bố: "Theo yêu cầu của Ủy ban cứu nước Lít-va, Tư lệnh quân đội Vi-ni-út đã hành động theo đúng điều lệnh để duy trì trật tự".

- Tại phiên họp Xô-viết tối cao Liên Xô, Goóc-ba-chốp đề cử V.X.Páp-lốp, Bộ trương Tài chính làm Thủ tướng Liên Xô, V.Đô-gu-gi-ép và V.Va-li-scô làm Phó thủ tướng thứ nhất, Y.Ma-xliu-cốp và N.La-ve-rốp làm Phó thủ tướng, A.   Be-xme-rơ-nức (đại sứ tại Mỹ) làm Bộ trưởng Ngoại giao.

- Tổng thống Mỹ tuyên bố các sự kiện ở Lít-va gây nên "mối lo ngại sâu sắc" và "không thể không ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ - Xô".

- Cộng đồng kinh tế châu Âu tuyên bố "sẽ hủy bỏ chương trình trợ giúp kỹ thuật cho Liên Xô trị giá 550 triệu USD nếu Liên Xô không chấm dứt việc sử dụng các biện pháp quân sự".

- B.En-xin tuyên bố cần thành lập quân đội Cộng hòa Liên bang Nga.


Ngày 15-1:

Tại Ri-ga (thủ đô Cộng hòa Lát-vi-a) thành lập Ủy ban cứu nguy xã hội toàn Lát-vi-a. Ủy ban tuyên bố phản đối việc tách Lát-vi-a khỏi Liên Xô.


Ngày 16-1:

- Bế mạc kỳ họp thứ 4 Xô-viết tối cao Liên Xô. Trong kỳ họp này đã thông qua 15 luật, gần 70 nghị quyết quan trong, kế hoạch và ngân sách 1991, xem xét sơ bộ 4 dự luật, quyết định trưng cầu ý dân về việc duy trì Liên bang vào ngày 17-3-1991.

- Ủy ban soạn thảo cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô họp dưới sự chủ tọa của M.X.Goóc-ba-chốp. M.X.Goóc-ba-chốp nhấn mạnh: trong cương lĩnh cần phải giải thích những nguyên tắc về thế giới quan của Đảng Cộng sản Liên Xô, nêu ra những quan điểm về phương pháp luận đối với khái niệm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong phần này sẽ trình bày quan niệm về chủ nghĩa xã hội dân chủ và nhân đạo.

- Ủy ban cứu nước Lít-va kêu gọi Tổng thống Liên Xô và Xô-viết tối cao Liên Xô áp dụng quyền điều hành trực tiếp của Tổng thống trên lãnh thổ Lít-va. Trong thư gửi Xô-viết tối cao Liên Xô, Ủy ban nhấn mạnh: "Xô-viết tối cao Lít-va đang làm cho tình hình chính trị thêm căng thẳng, gây ra những thiệt hại về người, công khai kêu gọi tàn sát nhửng người cộng sản và gia đình họ, thi hành đường lối công khai đối đầu với quân đội Liên Xô".


Ngày 18-1:

Xô-viết tối cao Lít-va thông qua quyết định tiến hành thăm dò dư luận về nền độc lập của nước cộng hòa (Các nước cộng hòa vùng Ban-tích không tổ chức trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Liên bang Xô-viết mà chỉ tiến hành thăm dò dư luận).


Ngày 20-1:

Tại trụ sở Bộ Nội vụ Lát-vi-a đã xảy ra đụng độ làm 5 người chết và 10 người bị thương. Đại biểu Xô-viết tối cao Lát-vi-a V.An-cơ-xnít coi đây là "cuộc khiêu khích được chuẩn bị công phu nhằm tiêu diệt đội cảnh sát đặc nhiệm của Liên bang’’.


Ngày 22-1:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp đọc tuyên bố về tình hình ba nước Cộng hòa Ban-tích. Tuyên bố nêu rõ: "Nguồn gốc của thảm họa đã xảy ra là những văn bản trái với pháp luật, việc chà đạp Hiến pháp, phớt lờ các sắc lệnh của Tổng thống, vi phạm thô bạo các quyền công dân... Mọi tổ chức xã hội, Ủy ban và mặt trận đều có thể nắm chính quyền bằng con đường hợp hiến, không được dùng bạo lực. Mọi mưu toan dựa vào các lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh chính trị đều không thể chấp nhận được... Các sự kiện ở Ban-tích đang được người ta lợi dụng để nêu lên vấn đề chia rẽ các lực lượng vũ trang Liên Xô và thành lập quân đội của các nước Cộng hòa. Những tuyên bố vô trách nhiệm như vậy chứa đựng nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là tuyên bố của lãnh đạo Cộng hòa Liên bang Nga".


Ngày 25-1:

Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Liên Xô ra thông báo cho biết "Tình hình an ninh tại các thành phố Liên Xô trong thời gian qua đang xấu đi. Số các vụ trọng tội tăng lên, bọn tội phạm có trong tay một số lượng vũ khí đáng kể, các cuộc tiến công vào các cơ quan nội vụ, công trình quân sự, nhân viên cảnh sát, quân đội và thân nhân binh sĩ cũng tăng lên. Để duy trì trật tự xã hội và ngàn chặn tình trạng phạm tội, kể từ ngày 1-2, tại Mát-xcơ-va, tại thủ đô các nước Cộng hòa Liên bang và Cộng hòa tự trị, các tỉnh lỵ và các thành phố lớn sẽ tổ chức việc tuần tra phối hợp của cảnh sát và quân đội".

- Ủy ban cứu nước Lít-va ra tuyên bố tạm ngừng hoạt động của mình để khôi phục ở Lít-va thể chế Hiến pháp Liên Xô bằng các biện pháp chính trị.


Ngày 29-1:

- Ủy ban cứu nguy xã hội toàn Lát-vi-a ra tuyên bố: "Để đáp ứng nguyện vọng của Tổng thống Liên Xô và thể hiện thiện chí, tìm kiếm con đường đối thoại, Ủy ban cứu nguy xã hội toàn Lát-vi-a tạm ngừng thực hiện mục tiêu giành chính quyền ở Lát-vi-a.

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ký sắc lệnh về việc tuần tra phối hợp giữa cảnh sát và quân đội nhằm duy trì trật tự xã hội. Bộ trưởng Nội vụ Pu-gô cho biết "Hàng nghìn người dân Liên Xô đã đề nghị lập lại trật tự trị an trên đường phố. Tại U-crai-na và nhiều nơi khác đã áp dụng việc tuần tra phối hợp này từ nhiều tháng nay và đã thu được kết quả tốt. Tuy vậy, ban lãnh đạo các nước Cộng hòa có quyền bãi bỏ việc tuần tra phối hợp này".


Ngày 30-1:

Xô-viết tối cao Gru-di-a quyết định không thực hiện sắc lệnh về tuần tra phối hợp giữa cảnh sát và quân đội và tuyên bố thành lập quân cận vệ dân tộc nhằm "bảo vệ lợi ích tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền công dân", thông qua quyết định không tham gia trưng cầu dân ý ngày 17-3.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #48 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:28:01 am »

Từ ngày 10 đến 20-2:

Quân đội Liên Xô tiến hành cuộc tập trận trên lãnh thổ Lát-vi-a, Lít-va và Ex-tô-ni-a nhằm hoàn thiện công tác huấn luyện tham mưu tác chiến.


Ngày 12-2:

- Tại một cuộc họp báo, V.I-gna-chen-cô, giám đốc cơ quan báo chí của Tổng thống Liên Xô nêu rõ: đã đến lúc phải có những bước tiến nhằm giải thể các cơ cấu quân sự của tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

- Theo Bộ Nội vụ Liên Xô, trong 15 ngày đầu tháng 2, quân đội và cảnh sát phối hợp tuần tra tại 484 thành phố của Cộng hòa Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-ru-xi-a, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-a (đã có hơn 16 nghìn người bị bắt giữ, trong đó có 61 người bị bắt do phạm trọng tội).


Ngày 18-2:

Kỳ họp thứ 5 Xô-viết tối cao Liên Xô khai mạc. Kỳ họp này sẽ kéo dài đến tháng 6 để thảo luận và thông qua một loạt dự luật thuộc 3 nhóm vấn đề liên quan đến việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, bảo hiểm xã hội khi chuyển sang cơ chế mới, xây dựng nhà nước và tăng cường pháp chế.


Ngày 19-2:

Phát biểu trên đài truyền hình Trung ương Liên Xô, B.En-xin đòi M.X.Goóc-ba-chốp từ chức.


Ngày 25-2:

Ủy ban chính trị hiệp thương tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tiến hành Hội nghị bất thường tại Bu-đa-pét. Những người tham dự hội nghị nhất trí thông qua và ký nghị định thư về việc chấm dứt hiệu lực của các hiệp định quân sự đã được ký trong khuôn khổ Hiệp ước Vác-sa-va và giải tán các cơ cấu và cơ quan quân sự của tổ chức này từ ngày 31-3 1991.


Ngày 7-3:

Xô-viết tối cao Liên Xô bầu Hội đồng an ninh Liên Xô. Hội đồng gồm 8 người: G.Y-a-na-ép, V.Páp-lốp, Be-xme-rơ-nức, V.Criu-scốp, B.Pu-gô, D.I-a-dốp, Ba-ca-tin và Pri-ma-cốp. Nhiệm vụ của Hội đồng là định ra những đề nghị nhằm thực hiện chính sách của toàn Liên bang trong lĩnh vực phòng thủ đất nước, bảo đảm an ninh kinh tế, sinh thái và các tình trạng đặc biệt khác, bảo đảm sự ổn định và trật tự luật pháp trong xã hội.


Ngày 8-3:

Xô-viết tối cao Liên Xô công bố dự thảo Hiệp ước Liên bang. Dự thảo Hiệp ước quy định duy trì Liên Xô như một nhà nước Liên bang và dân chủ.


Ngày 9-3:

- B.En-xin phê phán một loạt điều khoản của dự thảo Hiệp ước Liên bang và cho rằng Trung ương "có ý đồ vô hiệu hóa" ông về mặt chính trị. ông nhấn mạnh rằng, năm 1991 là năm "quyết định" đối với vận mệnh của phong trào dân chủ ở nước Nga. Ông cho rằng phong trào này cần phải "chiến thắng" bằng bất kỳ giá nào, nếu không Liên Xô sẽ bị đẩy trở lại chế độ cũ.

- Tính đến ngày 12-3 có 9 nước cộng hòa về danh nghĩa chính thức nhà nước đã tán thành trưng cầu dần ý ngày 17-3, còn 6 nước phản đối là Lát-vi-a, Lít-va, Ex-tô-ni-a, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a và Môn-đô-va.


Ngày 17-3:

Liên Xô tiến hành trưng cầu dân ý về việc duy trì Liên bang đối mới. Có 147 triệu người tham gia bỏ phiếu. Trong đó 112 triệu người (76,4%) ủng hộ việc duy trì Liên bang. 6 nước cộng hòa không tham gia (ở Nga còn thêm phiếu trưng cầu về thiết lập chế độ Tổng thống nước Cộng hòa với 52% số người đồng ý).


Ngày 20-3:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua luật về nội các Liên Xô. Theo luật này, nội các Liên Xô là cơ quan hành pháp của Liên Xô trực thuộc Tổng thống, chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Xô-viết tối cao.


Ngày 21-3:

Xô-viết tối cao Liên Xô ra Nghị quyết khẳng định kết quả trưng cầu ý dân ngày 17-3 sẽ có hiệu lực bắt buộc trên toàn lãnh thổ Liên Xô, Liên bang Xô-viết vẫn là một nhà nước thống nhất gồm 15 nước Cộng hòa với hom 280 triệu dân. Nhà nước thống nhất trên lãnh thổ Liên Xô đã hình thành trong vòng 1 nghìn năm và có hơn 70 triệu người sống ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa của mình, 30 triệu cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người nước Cộng hòa này với người nước Cộng hòa khác.


Ngày 25-3:

Tại văn phòng của đại tướng V.Lô-bốp, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va đã diễn ra cuộc gặp cuối cùng giữa các nhà lãnh đạo các nước thuộc khối Vác-sa-va.


Ngày 28-3:

Bộ Nội vụ và Ủy ban An ninh nhà nước Liên Xô thực hiện một loạt biện pháp cảnh cáo nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, duy trì tình hình yên tĩnh và nếp sống bình thường ở thủ đô, bảo vệ Đại hội đại biểu nhân dân Cộng hòa Liên bang Nga.


Ngày 30-3:

- Hội nghị Đảng toàn quân (Quân đội uà Hải quân Liên Xô) họp phiên bế mạc tại Mát-xcơ-va. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Đường lối chính trị đổi mới xã hội không thay đổi. Những phương hướng chủ yếu của đường lối chính trị vẫn được duy trì". Tuy nhiên, "tình hình Liên Xô rất căng thẳng và chứa đựng nhiều nguy cơ. Cuộc cải tổ đã mở ra nhiều cơ hội lớn. Cần phải giữ gìn và tận dụng triệt để những cơ hội này". Đề cập đến vai trò của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Tổng thống nhấn mạnh: Đảng "cần phải hành động trong bối cảnh thực tế, chứng tỏ khả năng gây ảnh hưởng tích cực của mình đối với tình hình xã hội, góp phần ổn định và đoàn kết xã hội". Về tình hình và vai trò của lực lượng vũ trang, Tổng thống cho rằng: "Trong khuôn khổ học thuyết phòng thủ của chúng ta, các lực lượng vũ trang cần phải có mọi thứ cần thiết để bảo đảm vững chắc an ninh của quốc gia và bảo vệ hòa bình".

- Tại Gru-di-a tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề phục hồi nền độc lập nhà nước của Gru-di-a. Kết quả sơ bộ cho thấy 95,5% cử tri đã đi bỏ phiếu, trong đó có 99,37% ủng hộ xây dựng nhà nước Gru-di-a độc lập (chưa có kết quả trưng cầu ở Cộng hòa tự trị Áp-kha-di-a và nam Ô-xê-ti-a).


Ngày 31-3:

- Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp để đánh giá kết quả trưng cầu dân ý ngày 17-3. Hội nghị ra nghị quyết nêu rõ: Việc hơn 76% số người tham gia trưng cầu dân ý ùng hộ duy trì Liên bang "cho phép tất cả những người đứng trên lập trường tôn trọng hiến pháp và pháp luật hành động kiên quyết và triệt để".

* Quý 1-1991 có 587 nghìn người xin ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1990 có 1,8 triệu). Số người gia nhập Đảng quý 1-1991 là 46 nghìn người (năm 1990 là 108 nghìn người).

Tình hình các mỏ than Liên Xô vẫn phức tạp do có nhiều mỏ mới tham gia bãi công. Tại U-crai-na có 47 xí nghiệp khai thác than ngừng hoạt động. 20 trong số 122 mỏ than vùng Đôn-bát bãi công. Tại Vơ-cơ-ru-ta, 11 trong tổng số 13 mỏ than ngừng hoạt động gây thiệt hại tới 70 triệu rúp. Tại In-ta, toàn bộ 5 mỏ than thuộc Công ty In-ta-u-gôn, công nhân vẫn tiếp tục bãi công.

- Theo thông báo của Ủy ban thống kê nhà nước Liên Xô, các cuộc bãi công từ tháng 1 đến tháng 3-1991 đã gây thiệt hại 218 triệu 422 nghìn rúp.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 07:28:59 am »

Ngày 1-4:

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua nghị quyết đề nghị Tổng thống Liên Xô áp dụng tình trạng khẩn cấp ở Nam Ô-xê-ti-a nhằm ổn định tình hình tại tỉnh tự trị này của Cộng hòa Gru-di-a. Nghị quyết nêu rõ rằng, tình hình ở Nam Ô-xê-ti-a đã trở nên cực kỳ trầm trọng và phái đưa các lực lượng quân dã chiến trực thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô tới đây để ổn định tình hình.

Xô-viết tối cao Liên Xô cũng thông qua đạo luật về cơ cấu nội các Liên Xô. Đạo luật quy định số lượng các bộ cấp liên bang giảm từ gần 70 xuống 51, trong đó có 15 bộ cấp cơ quan ngang bộ sẽ chuyển thành các công ty, hội cổ phần hoặc các cơ cấu khác trong năm 1991 - 1992.

- Ngày làm việc thứ năm của Đại hội bất thường đại biểu nhân dân Cộng hòa Liên bang Nga tiếp tục diễn ra căng thẳng. Đại hội đã kết thúc việc thảo luận báo cáo của Chủ tịch Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga B.En-xin về tình hình trong nước cộng hòa và các biện pháp thoát khôi cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong quá trình thảo luận, đại diện phong trào "Nước Nga dân chủ" đòi Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp tử chức, giải tán cơ cấu chính quyền liên bang. Những người phản đối Chủ tịch B.En-xin, gồm các đảng viên cộng sản, đại diện nhóm "Trung tâm nước Nga", phần lớn các đại biểu nông nghiệp nhấn mạnh các vấn đề xã hội - chính trị, phê phán ban lãnh đạo Cộng hòa Liên bang Nga chỉ chú trọng đến việc đấu tranh chống chính quyền Trung ương, không có những biện pháp làm giảm bớt cuộc khủng hoảng trong nước Cộng hòa.

Tiếp đó, Đại hội đã nghe báo cáo của Phó chủ tịch thứ nhất Xô-viết tối cao Nga R.Kha-xbu-la-tốp về hiệp ước liên bang của nước Cộng hòa và Hiệp ước Liên bang Xô-viết, về kết quả cuộc trung cầu ý dân của Cộng hòa Liên bang Nga. Báo cáo nêu rõ: Hiệp ước Liên bang của nước cộng hòa sẽ góp phần quy định và ổn định quy chế các chủ thể của Cộng hòa Liên bang Nga. Các chủ thể này sẽ là các nước cộng hòa vả nhà nước (chế độ tự trị), các tỉnh và khu tự trị, các tỉnh và khu vực hành chính (gồm 86 chủ thể).

Về kết quả cuộc trưng cầu dân ý báo cáo nêu rõ: các công dân đã thể hiện trách nhiệm của mình vì vận mệnh của Liên bang Xô-viết, của nước Cộng hòa Liên bang Nga (có 71,34% số cử tri bỏ phiếu tán thành duy trì Liên bang Xô-viết và 69,85% tán thành việc áp dụng chế độ Tổng thống ờ Cộng hòa Liên bang Nga).


Ngày 9-4:

- Hội đồng Liên bang đã họp dưới sự chủ tọa của Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp. Tham dự có tất cả các thành viên nội các Liên Xô, Tổng thống các nước Cộng hòa và gần 70 khách mời (vắng Chủ tịch Xô-viết tối cao Nga B.En-xin, Tổng thống Gru-di-a Gam-xa-khu-di-a, Tổng thống Lít-va Lan-xbe-rgit, Tổng thống Ex-tô-ni-a Ri-utan, Chủ tịch Xô-viết tối cao Lát-vi-a Gor-bu-nốp, Tổng thống Môn-đô-va Xne-gua). Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Tình hình đất nước hiện nay là rất đáng lo ngại, có nguy cơ đe dọa chế độ nhà nước, đe dọa sự duy trì liên bang, có nguy cơ làm nền kinh tế bị suy thoái, đe dọa khả năng quốc phòng của đất nước, phá hoại những quy chế chính quyền, pháp chế và pháp luật và đe dọa lợi ích sống còn của từng người dân Xô-viết, của từng gia đình".

- Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Ba Lan. Trong năm 1991 sẽ rút khoảng 10.000 người.


Ngày 14-4:

- Bế mạc Đại hội lần thứ hai Đảng dân chủ tự do Liên Xô. Các đại biểu dự đại hội đã nêu tình trạng khó khăn trong việc giải quyết vấn đề những người nói tiếng Nga ờ các khu vực khác nhau của Liên Xô, đặc biệt là ở 3 nước Cộng hòa vùng Ban-tích. Đại hội nhất trí đề cử Chủ tịch Đảng V.Gi-ri-nốp-xki ra tranh chức Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga trong cuộc bầu cử sắp tới.


Ngày 16-4:

- Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp thăm Nhật Bản. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Liên Xô trong lịch sử quan hệ hai nước.

Vòng một cuộc hội đàm cấp cao Xô - Nhật giữa Thủ tướng Nhật Bản T.Cai-phu và Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã diễn ra tại Tô-ki-ô. Hai bên đánh giá tình hình quan hệ Xô – Nhật trong bối cảnh những thay đổi cơ bản diễn ra trong những năm gần đây và trao đổi ý kiến về tính chất và ý nghĩa của các văn kiện sẽ được ký kết trong thời gian Tổng thống Liên Xô thăm Nhật Bản. Hai bên đã thảo luận về quan hệ kinh tế mà Tổng thống Liên Xô coi là cơ sở cần thiết của mối quan hệ Xô – Nhật nói chung.

- Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua các điều khoản bổ sung cho luật về các cuộc tranh cãi của các tập thể lao động, trong đó có điều khoản cấm tiến hành các cuộc bãi công chính trị ở Liên Xô. Xô-viết tối cao cũng thông qua hai nghị quyết: Nghị quyết kêu gọi Xô-viết tối cao các nước Cộng hòa cử ngay các đại biểu có thẩm quyền vào Ủy ban xử lý các cuộc bãi công và nghị quyết về các nguyên tắc chung về chính sách thanh niên của Nhà nước.


Ngày 17-4:

Bắt đầu vòng hai cuộc hội đàm cấp cao Xô - Nhật. Hai bên thảo luận các vấn đề quốc tế như quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, giữa Liên Xô và phương Đông cũng như phương Tây nói chung, tình hình ở vùng Vịnh Péc-xích, ở Trung Đông, tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Ngày 18-4:

Tiếp tục cuộc hội đàm cấp cao Xô – Nhật giữa Tổng thống Liên Xô và Thủ tướng Nhật Bản. Hai bên thảo luận toàn diện và chi tiết các vấn đề nội dung của hiệp ước hòa bình tương lai, trong đó hai bên đã xem xét sâu sắc quan điểm đối với mỗi vấn đề và nêu rõ rằng, cuộc hội đàm đã củng cố những điều kiện tiên quyết để chuyển sang một mức độ mới trong việc soạn thảo hiệp ước.

Cuộc hội đảm kết thúc bằng việc thông qua tuyên bố chung Xô - Nhật và việc ký kết một loạt hiệp định về hợp tác.


Ngày 22-4:

- Mít tinh kỷ niệm 121 năm ngày sinh Lê-nin tại Mát-xcơ-va. Tham dự cuộc mít tinh có Goóc-ba-chốp, Iva-scô, Y-a-na-ép, Lu-ki-a-nốp, Páp-lốp.

- Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Ủy ban kiểm tra Trung ương họp Hội nghị toàn thể liên tịch. Tại Hội nghị, X.Gu-ren-cô đề nghị cần phải thể chế hóa quy chế đảng cầm quyền. A.Ma-la-phê-ép kêu gọi "chỉ có ban bố tình trạng khẩn cấp trên lãnh thổ mới có thể cứu đất nước khỏi tan rã".

- Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga thông qua luật về bầu cử Tổng thống. Theo luật nảy, công dân nước cộng hòa từ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga. Cuộc bầu sẽ được tiến hành trên cơ sở bỏ phiếu kín và trực tiếp. Luật cũng quy định công dân Cộng hòa Liên bang Nga từ 35 đến 65 tuổi mới có thể được bầu làm Tổng thống với điều kiện thu được số phiếu quá bán của cử tri tham gia bầu cử; Ứng cử viên Tổng thống được các chính đảng, công đoàn và các phong trào chính trị - xã hội quần chúng ở Cộng hòa Liên bang Nga giới thiệu.

Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga còn thông qua luật về Tổng thống Cộng hòa Liên, bang Nga, trong đó nêu rõ: "Tổng thống là người đứng đầu chính quyền hành pháp ở Cộng hòa Liên bang Nga, là người có chức vụ cao nhất. Tổng thống không có quyền giải thể hay đình chỉ hoạt động của Đại hội đại biểu nhân dân và Xô-viết tối cao Cộng hòa Liên bang Nga".

- Tử đầu tháng 4-1991 hàng loạt mỏ than ở Liên Xô đã bãi công kéo dài.

- Trong 5 tháng đầu năm 1991 các phần tử cực đoan của Ác-mê-ni-a đã tiến hành 304 cuộc tiến công vũ trang vào các khu vực của người A-déc-bai-gian làm 61 người chết (có sử dụng cả đại bác và xe bọc thép).

- Tháng 4-1991, Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp và các nhà lãnh đạo 9 nước cộng hòa đã ký tuyên bố chung về những biện phấp cấp bách nhằm ổn định tình hình trong nước và khắc phục khủng hoảng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM