Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:28:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 3892 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:22:41 pm »

Ngày 1-8:

Liên Xô đã rút khỏi lãnh thổ các nước Đông Âu 21.000 sĩ quan và binh sĩ, 3.100 xe tăng, 383 khẩu pháo, 81 máy bay.


Ngày 2-8:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua dự thảo luật bãi công, hợp pháp hóa quyền bãi công.


Ngày 4-8:

Quốc hội Liên Xô phê chuẩn các biện pháp nhằm đối phó với tình hình tội ác ngày càng gia tăng, trong đó có biện pháp gia tăng lực lượng của Bộ Nội vụ vốn đã có 300.000 người. So với năm trước, mục độ tộ ác đã tăng 32%.


Ngày 12-8:

Nhà máy Quốc phòng ở tỉnh Tre-li-a-bin-xcơ đã cho ngừng hoạt động lò chế tạo chất Plu-tô-ni phục vụ mục đích quân sự. Đây là lò phản ứng thứ 3 trong ngành công nghiệp quân sự ngừng hoạt động.


Từ ngày 12 đến 13-8:

Một nhóm người từ Tây Béc-lin đã đập phá những trạm gác ở biên giới giữa Giô-snen và Hây-ne-sdốp. Các chiến sĩ biên phòng Đông Đức đã đẩy lùi hành động khiêu khích này.


Ngày 16-8:

Nguyên soái không quân, Tổng tư lệnh các lực lượng không quân, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô A.E-phi-mốp cho biết: "Trong quá trình Liên Xô đơn phương giảm các lực lưựng vũ trang thì riêng lực lượng không quân sẽ giảm 800 máy bay... Năm 1989 Liên Xô đang tiến hành nghiên cứu các máy bay tiêm kích MIC-29 và SU-27, máy bay ném bom chiến lược TU-160 và máy bay vận tải quân sự hạng nặng "Ru-xi-an".


Ngày 19-8:

Chủ tịch Ba Lan Ia-ru-den-xki chỉ định nhà hoạt động nổi tiếng của công đoàn Đoàn kết T. Ma-dô-vet-xki đứng ra lập chính phủ mới với liên minh 3 đảng gồm: công đoàn Đoàn kết, đảng Nông dân thống nhất và đảng Dân chủ.


Ngày 23-8:

- Đảng Cộng sản Liên Xô công bố Cương lĩnh về chính sách dân tộc. Cương lĩnh khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân không phụ thuộc vào dân tộc và sắc tộc, chủ nghĩa quốc tế không khoan nhượng với chủ nghĩa sô-vanh và chủ nghĩa dân tộc. Không cho phép để xẩy ra tình trạng vô chính phủ và bạo lực thay thế tự do.

- Sau khi Quốc hội Lít-va chính thức tuyên bố hiệp ước Mô-lô-tốp - Ri-ben-chốp ký năm 1939 là "không có hiệu lực và vô giá trự, báo Pra-vđa bắt đầu chỉ trích gay gắt phong trào chủ nghĩa dân tộc Sai-u-đis thực hiện "chính sách 2 mặt", bóp méo lịch sử.

- Ông V. Ve-ra-sét-chin - phó giám đốc Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô nói, việc ký hiệp ước không tấn công giữa Liên Xô và Đức ngày 23-8-1939 là việc làm không thể bàn cải. Cúng cần khẳng định một điều nữa là bản nghị định thư bí mật kèm theo hiệp ước và có hại tới lợi ích của các nước khác là việc làm phi pháp xét theo quan điểm công ước quốc tế.


Ngày 25-8:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên Xô tuyên bố: "Liên Xô hài lòng đón nhận tuyên bố của Thủ tướng mới Ba Lan T. Ma-dô-vit-xki liên quan đến. lập trường của chính phủ Ba Lan tưomg lai trong lĩnh vực các quan hệ Liên Xô - Ba Lan, đến sự tham gia của Ba Lan trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va và Hội đồng tương trợ kinh tế".


Ngày 26-8:

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra tuyên bố về tình hình các nước Cộng hòa vùng Ban-tích. Tuyên bố vạch rõ những biểu hiện ly khai, dân tộc chủ nghĩa ở ba nước cộng hòa Ban-tích là chống chủ nghĩa xã hội, phản dân tộc, vi phạm lợi ích cơ bản của toàn thể nhân dân Liên Xô. Chính quyền nhà nước của ba nước cộng hòa này đã thông qua những văn bản trái với hiến pháp, trái với những nguyên tắc liên bang của Nhà nước Xô-viết.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:23:45 pm »

Ngày 10-9:

Phát biểu trên đài truyền hình CPS trong chuyến thăm Mỹ, B.En-xin nói: "Ở Liên Xô đã bắt đầu một phong trào từ bên dưới bằng hình thức các cuộc bãi công. Điều đó biểu thị sự bất bình đối với ban lãnh đạo đất nước, kể cả Goóc-ba-chốp... Nếu tình hình tiếp tục xấu đi và tôi cho rằng tình hình sẽ xấu đi thì không nghi ngờ gì nữa, sự được lòng dân và uy quyền của Goóc-ba-chốp chắc sẽ tiếp tục giảm sút...

Chúng ta phải tiếp thu những gì tích cực từ những kinh nghiệm của Liên Xô và của các nước XHCN khác cũng như từ kinh nghiệm của nền dân chủ 200 năm của nước Mỹ để trên cơ sở đó tạo nên một hình mẫu mới của CNXH".


Ngày 11-9:

B.En-xin đang ở thăm Mỹ nhận xét rằng: "Còn không đầy 1 năm và có thể chỉ còn khoảng 6 tháng nữa để tiến hành cải cách thành công, nếu không ông phải đối phó với triển vọng của cuộc "cách mạng từ bên dưới".


Ngày 12-9:

- Phát biểu tại Hen-xin-ki trong chuyến thăm Phần Lan, X.A-khrô-mê-ép, cố vấn quân sự cao cấp của Goóc-ba-chốp tuyên bố rằng: Việc phân chia châu Âu thành 2 khối quân sự lớn là không bình thường và việc đồng thời giải tán các khối quân sự lớn này sẽ là bước đầu tiên tiến tới thiết lập một nền an ninh thế giới".

- Trong bài diễn văn đọc tại Chi-ca-gô, B.En-xin tuyên bố rằng, ông đang đứng trên bờ vực thẳm và ông cần có sự trợ giúp của phương Tây.


Ngày 16-9:

Trả lời phỏng vấn báo "I-dơ-ve-xchi-a", Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.I-a-dốp cho biết, trong nửa năm 1989, các lực lượng vũ trang Liên Xô đã giảm bớt 148,9 nghìn người, 6.680 xe tăng, 1.070 khẩu pháo, 40 tàu chiến và 591 máy bay. Đến giữa tháng 9-1989 Liên Xô đã thủ tiêu 1259 tên lửa và 469 bệ phóng tức là 68% và 57% số lượng ban đầu những tên lửa và bệ phóng như vậy.


Ngày 18-9:

Trong cuộc họp báo tại Hê-len-na Môn-ta-na Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ nói: "Cam kết của chúng tôi giúp đỡ phong trào cải cách ở Đông Âu là mạnh mẽ... Tất cả các quốc gia Đông Âu đang tiến hành cải cách chính trị đều có thể nhận được quy chế nước được ưu đãi nhất trong buôn bán với Mỹ".


Ngày 19-9:

Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định triệu tập Đại hội XXVIII vào tháng 10-1990. M.X.Goóc-ba-chốp phản đối âm mưu chia rẽ Đảng. Hội nghị đã đề nghị V.P. Nô-vi-cốp và V.M Tre-bri-cốp thôi ủy viên Bộ Chính trị, bí thư TƯ Đảng; V.V. Sec-bit-xki thôi ủy viên Bộ Chính trị; I. Xô-lô-vi-ốp, N.V. Ta-lư-din thôi ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.


Ngày 23-9:

Trong cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp, Thủ tướng Anh M. Thát-chơ đã đánh giá cao tầm quan trọng của công cuộc cải tổ ở Liên Xô đối với toàn thế giới.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #32 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:24:59 pm »

Từ ngày 6 đến 7-10:

Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri tiến hành Đại hội lần thứ 14. Đại hội quyết định thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri. Ông Nhe-sơ Pe-ruê, nguyên Chủ tịch Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri làm chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri.

Ông Gơ-rốt Ca-rôi, Tổng bí thư Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri tuyên bố: "Quyết định thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri với một cương lĩnh mới là không thể chấp nhận được".


Ngày 7-10:

Tại Béc-lin và Lai-xích đã diễn ra các cuộc biểu tình cửa một số phần tử gây rối. Những kẻ gây rối hô các khẩu hiệu thù địch với Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức. Những tên cầm đầu đã bị chính quyền bắt giữ.


Ngày 18-10:

- Quốc hội Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri họp thông qua những điều khoản bổ sung hiến pháp, đổi tên nước thành nước Cộng hòa Hung-ga-ri, quy định chế độ chủ tịch nước Cộng hòa Hung-ga-ri.

- Trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức họp Hội nghị toàn thể lần thứ 9. E. Hô-nếch-cơ xin thôi giữ chức Tổng bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Đức E-gôn Cren-xơ được bầu làm Tổng bí thư úy ban Trung ương Đảng.


Ngày 19-10:

Liên Xô công bố đang xúc tiến việc đóng tàu sân bay siêu hiện đại "Tbi-li-xi" có công suất 200 nghìn sức ngựa và có thể đạt tốc độ 30 hải lý/giờ. Boong tàu dài 500m, rộng 70m, chứa được 60 máy bay.


Ngày 20-10:

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô họp, xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm. Nhìn chung trong cả nước nhịp độ phát triển kinh tế bị giảm sút. Nhịp độ tăng thu nhập quốc dân và sản lượng công nghiệp giảm gần 2 lần so với cùng kỳ năm 1988. Năm 1989 là năm khó khăn nhất đối với Liên Xô.


Ngày 21-10:

Xô-viết tối cao U-dơ-bê-ki-xtan thông qua luật về ngôn ngữ mới của nước Cộng hòa, theo đó tiếng U-dơ-bếc trở thành ngôn ngữ chính thức của nhà nước thay cho tiếng Nga.


Ngày 23-10:

Trong một báo cáo về chính sách đối ngoại đọc trước Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Sê-vác-nát-de nói: quyết định đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan được tiến hành "sau lưng Đảng và nhân dân", việc xây dựng trạm ra-đa Cra-xnôi-a-xcơ là "vi phạm trắng trợn hiệp ước chống tên lửa đạn đạo". Ông nói: Chính sách đối ngoại của Liên Xô phải dựa trên cơ sở tôn trọng "giá trị chung của nhân đạo".


Ngày 24-10:

Quốc hội Cộng hòa dân chủ Đức khóa 11 bầu E-gôn Cren-xơ làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng CHDC Đức.


Ngày 27-10:

Liên Xô hủy quả tên lửa cuối cùng trong số 957 tên lửa tầm ngắn phải được thủ tiêu theo Hiệp ước về thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung.


Ngày 31-10:

Tại một trong những căn cứ của hạm đội Ban-tích, Liên Xô tổ chức hủy một tàu ngầm đi-ê-den mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân. Chiếc tàu ngầm này sẽ được bán làm sắt vụn và mở đầu cho việc thủ tiêu các tàu ngầm mang tên lửa triển khai ở Ban-tích.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #33 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:25:57 pm »

Ngày 6-11:

Cộng hòa dân chủ Đức công bố dự luật về việc công dân Cộng hòa dân chủ Đức đi ra nước ngoài.


Ngày 7-11:

- Tại Mát-xcơ-va, Ban lãnh đạo Liên Xô tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm cách mạng Tháng Mười. Trong buổi chiêu đãi, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Trong các công việc đối nội cũng như đối ngoại, điều quan trọng là phải dựa vào dân. Trên ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới, chúng ta mới bắt đầu hiểu rằng ý nghĩa cơ bản của khái niệm "chính sách quốc tế" không chỉ là mối quan hệ giữa các chính phủ mà còn là mối quan hệ giữa các dân tộc. Cần phải có bao nhiêu thời gian để làm cho một giai đoạn mới trong đời sống của các dân tộc trên trái đất thực sự hòa bình? Điều đó tùy thuộc vào tất cả chúng ta, vào những nỗ lực chung của chúng ta, vào quyết tâm của chúng ta luôn luôn loại trừ bạo lực như một công cụ của chính trị và làm cho quyền lợi và sự tôn trọng lẫn nhau trở thành tiêu chuẩn và pháp luật của đời sống quốc tế".

- Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa dân chủ Đức họp và quyết định xin từ chức tập thể sau khi một ủy ban của Quốc hội không thông qua dự luật của chính phủ về việc công dân Cộng hòa dân chủ Đức đi ra nước ngoài, với lý do dự luật này không đáp ứng những mong đợi của nhân dân và có nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở các thành phố đòi chính phủ phải từ chức.


Ngày 8-11:

Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức họp Hội nghị toàn thể lần thứ 10. Toàn thể Bộ Chính trị đã xin từ chức. Hội nghị bầu BCT mới. E.Cren-xo được bầu làm Tổng bí thư.


Ngày 9-11:

Hơn 100 cửa khẩu giữa Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa liên bang Đức bắt đầu khai thông.


Ngày 10-11:

Tại Xô-phi-a, Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Bun-ga-ri họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị chấp nhận đề nghị của T.Gip-cốp xin thôi giữ chức Tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Bun-ga-ri và bầu P. Mla-đe-nốp giữ chức vụ này.


Ngày 12-11:

Quốc hội Cộng hòa dân chủ Đức họp bầu chủ tịch mới của Quốc hội và Chủ tịch mới Hội đồng bộ trưởng Quyn-thơ Ma-loi-da, Chủ tịch Đảng Nông dân dân chủ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội; Hau-xơ Mô-drốp, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Xã hội công nhân thống nhất Đức được cử giữ chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới.


Ngày 14-11:

Xô-viết tối cao Liên Xô tuyên bố việc chuyển các nhóm dân cư và dân tộc thiểu số đến định cư ở nơi khác được tiến hành dưới thời Xta-lin là phi pháp và cần phải khôi phục vô điều kiện quyền của những người bị hại.


Từ ngày 20 đến 24-11:

Đảng Cộng sản Ru-ma-ni tiến hành Đại hội lẫn thứ 14 N. Xê-au-xê-xcu được bầu lại làm Tổng bí thư Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Ru-ma-ni.


Ngày 23-11:

Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa dân chủ Đức T.Hốp-man tuyên bố: "Tình hình quân sự chính trị hiện nay chưa thích hợp để có thể nói rằng các quá trình hòa hoãn là không thể đảo ngược được, vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của Quân đội nhân dân quốc gia Cộng hòa dân chủ Đức là bảo vệ vững chắc đất nước".

- Tại Pra-ha, Bộ Quốc phòng Tiệp Khắc tổ chức Hội nghị cán bộ Quân đội nhân dân Tiệp Khắc. Hội nghị tuyên bố: "Chúng ta kiên quyết phản đối trò đánh bạc với vận mệnh của đất nước và cuộc sống của mọi người, phản đối tình trạng vô chính phủ do các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội bên ngoài và bên trong gây ra".


Ngày 24-11:

Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp Hội nghị toàn thể bất thường. Tổng bí thư Ủy ban trung ương M.I-a-két cùng toàn thể Đoàn chủ tịch và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc xin từ chức.


Ngày 28-11:

- Xô-viết tối cao Liên Xô chấm dứt việc chỉ đạo của Trung ương đối với vùng tự trị Ca-ra-bắc và lập lại quyền kiểm soát của A-déc-bai-gian đối với khu vực tự trị này.


Ngày 29-11:

Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp thăm I-ta-li-a. Tại đây, ông đã có cuộc hội đàm riêng với Thủ tướng G. An-đrê-ốt-ti trong gần nửa giờ.


Cuối tháng 11:

Liên Xô mở hội chợ "Trang bị vũ khí cho các mục đích hòa bình". Tại hội chợ đã bán các bộ phận tên lửa tầm trung đã bị tháo gỡ. Ngoài các xí nghiệp của nhà nước, các cá nhân và các nhà buôn người nước ngoài cũng được quyền mua các bộ phận này.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:27:03 pm »

Ngày 1-12:

- Phát biểu tại tòa Thị chính Rôm-ma, M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Hiện nay ở phương Tây người ta nói nhiều và viết nhiều về việc cộng đồng thế giới có thể thống nhất trong trường hợp nếu phía bên kia, trước hết là Liên Xô, từ bỏ những giá trị tư tưởng xã hội của mình. Nói đúng ra là họ khuyên chúng tôi từ bỏ chủ nghĩa xã hội... Nhân dân Liên Xô trung thành sâu sắc với sự lựa chọn chế độ xã hội chủ nghĩa của mình".

- Goóc-ba-chốp tới thăm tòa thánh Va-ti-căng. Tại đây ông đã được trao giải thưởng "Chim bồ câu vàng vì hòa bình".

- Xô-viết tối cao Ác-mê-ni-a lên án quyết định của Xô-viết tối cao Liên Xô và đưa ra lập trường kiên trì đấu tranh để nhập Ca-ra-bắc vào Ác-mê-ni-a.


Ngày 2-12:

Liên Xô và Mỹ bắt đầu cuộc gặp cấp cao tại Man-ta. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã có cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ.


Ngày 3-12:

- Ủy ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức họp hội nghị toàn thể bất thường lần thứ 12. Ủy ban trung ương Đảng quyết định khai trừ ra khỏi Ủy ban trung ương và ra khỏi Đảng 11 ủy viên Trung ương, trong đó có E.Hô-nếch-cơ, V. Stốp-phơ và H. Din-déc-man.

- Quốc hội Tiệp Khắc thành lập Chính phủ mới gồm 21 thành viên, trong đó có 5 người không thuộc Đảng Cộng sản.


Ngày 4-12:

Tại Mát-xcơ-va, các nhà lãnh đạo của 5 nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va trong một tuyên bố chính thức đã lên án việc đưa các đơn vị quân đội của mình can thiệp vào Tiệp Khắc năm 1968. Chính phủ Liên Xô đưa ra lập trường tách mình khỏi những quyết định được coi là sai lầm của ban lãnh đạo trước đây.


Ngày 6-12:

Tổng thống Pháp F. Mít-tơ-răng đến Ki-ép tham gia cuộc gặp cấp cao Xô - Pháp. Ông đã có cuộc hội đàm riêng với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp tại lâu đài Ma-ri-in.


Từ ngày 8 đến 9-12:

Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức tiến hành Đại hội bất thường. Trong đại hội ông G.Ghi-đi được bầu làm Chủ tịch Đảng.


Ngày 9-12:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khai mạc Hội nghị toàn thể. Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Trong quá trình cải tổ sẽ từng bước đổi mới bản Hiến pháp và trong quá trình đó, bất kỳ điều khoản nào cũng có thể được xem xét lại hay loại bỏ. Tuy nhiên những mưu toan bỏ điều 6 (điều khoản nói về vai trò lãnh đạo của Đảng) là có tầm quan trọng đặc biệt". "Đó chính là mưu toan nhằm làm nản chí những người cộng sản, nhằm đối lập Đảng với nhân dân. Chúng ta kiên quyết chống lại những mưu toan đó".

- G.Hu-sắc, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc quyết định từ chức sau khi thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc.


Ngày 12-12:

- Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bác bỏ việc thảo luận điều 6 của Hiến pháp Liên Xô liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Cộng hòa Xlô-va-ki-a thành lập Chính phủ mới do Viện sĩ Mi-lan-chích, đảng viên Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đứng đầu.


Từ ngày 16 đến 22-12:

Các cuộc biểu tình lớn lan ra toàn quốc và làm đảo lộn tình hình Ru-ma-ni.


Ngày 17-12:

Đại hội bất thường Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức quyết định đổi tên Đảng thành - Đảng của Chủ nghĩa xã hội dân chủ.


Ngày 20-12:

Đảng Cộng sản Tiệp Khác tiến hành Đại hội bất thương. Ông L. A-đa-méc được bầu làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và V.Mô-hô-ri-ta làm Bí thư thứ nhất ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.


Ngày 22-12:

Thủ tướng và toàn thể Chính phủ Ru-ma-ni từ chức. Xê-au-xê-xcu cùng gia đình bị các lực lượng nổi dậy bắt giữ. Mặt trận cứu nước của lực lượng nổi dậy đã được thành lập  do I.I-li-e-xen, nguyên bí thư Trung uơng Đảng Cộng sản đứng đầu.


Ngày 24-12:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô ra nghị quyết lên án Hiệp ước Mô-lô-tốp - Ri-ben-trốp ký năm 1939 và phê phán hành động bạo lực của các lực lượng an ninh ở Tbi-li-xi ngày 1-4-1989.


Ngày 25-12:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Hội nghị bất thường. Hội nghị đã thảo luận và phê phán các Nghị quyết ly khai của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Lít-va.


Ngày 29-12:

- Ru-ma-ni công bố sắc lệnh về tổ chức và chức năng của Hội đồng mặt trận cứu nước. Hội đồng mặt trận cứu nước là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhằm thiết lập nền dân chủ và tự do. Cương lĩnh của Hội đồng mặt trận cứu nước tuyên bố: Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do của các dân tộc thiểu số, khẳng định hệ tư tưởng nhân dạo và dân chủ. Ru-ma-ni sẽ tôn trọng tất cả các cam kết quốc tế của mình, trước hết là các cam kết trong khuôn khổ Hiệp ước Vác-sa-va và các hiệp định Hen-xin-ki.

- Quốc hội Ba Lan thông qua luật sửa đổi Hiến pháp Ba Lan. Theo luật này tên nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan đưạc đổi thành Cộng hòa Ba Lan.

- Quốc hội Liên bang Tiệp Khắc họp tại Pra-ha đã bầu ông Va-xláp Ha-ven làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc.


Năm 1989:

Kinh phí vũ trụ Liên Xô chiếm 1,5% ngân sách quốc gia nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế và quốc phòng của đất nước. Ngân sách dành cho các chương trình quân sự trong vũ trụ của Liên Xô là 6,24 tỷ đô-la, chưa kể 2 tỷ đô-la dành cho chương trình tàu con thoi.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:50:38 pm »

NĂM 1990


Ngày 1-1:

Bộ Quốc phòng Liên Xô ra thông báo: Đến cuối năm 1989, Liên Xô đã phá hủy 1.498 tên lửa hạt nhân tầm trung, 555 bệ phóng. Như vậy Liên Xô đã phá hủy 81,1% số tên lửa hạt nhân tầm trung cần phải hủy bỏ theo hiệp ước Xô - Mỹ.


Ngày 6-1:

Chủ tịch Đảng của Chủ nghĩa xã hội dân chủ Đức G. Ghi-di đưa ra sáng kiến hòa bình "Mô hình an ninh năm 2000". Theo sáng kiến này, trước hết là đầu năm 1991 số quân của hai nước Đức sẽ giảm 50%, hai nước ngừng mọi việc hiện đại hóa vũ khí và phương tiện kỹ thuật chiến đấu. Đồng thời cần thành lập dọc biên giới của hai nước một hành lang phi quân sự rộng từ 50 đến 80km, trên đó chỉ có các đơn vị quân đội có số quân từ một đại đội trở xuống, các bãi tập trận khu vực này phải được hủy bỏ. Trên biển Ban-tích, hai nước Đức không được có tàu ngầm và tàu đổ bộ.


Ngày 8-1:

Thượng tướng G.Gri-vô-xe-ép - Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô cho biết: Trong năm 1990 quân đội Liên Xô sẽ giảm 185.400 người (năm 1989 giảm 265 nghin), tiếp tục giảm các đơn vị của các tập đoàn quân. Liên Xô sẽ rút từ Hung-ga-ri các trung đoàn không quân và bộ binh cơ giới, 2 tiểu đoàn tăng cường và các đơn vị khác với tổng số quân là 6.000 người, hơn 40 máy bay, 120 xe tăng, gần 180 xe bọc thép, hơn 400 ô tô. Phần lớn các đơn vị rút về sẽ được giải thể.


Ngày 10-1:

Y. Na-dăc-kin - Đại sứ đặc nhiệm, trưởng đoàn đại biểu Liên Xô tại cuộc đàm phán Xô - Mỹ về vũ khí hạt nhân và vũ khí vũ trụ tại Giơ-ne-vơ tuyên bố: "Hiệp định về cắt giảm 50% vũ khí tiến công chiến lược" giữa Liên Xô và Mỹ có thể được ký trong năm 1990. Dự kiến mỗi bên sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 6.000 đơn vị và các phương tiện mang vũ khí chiến lược còn 1.600 đơn vị. Ngoài ra còn xác định số đầu đạn trên các tên lửa đạn đạo vượt đại châu và trên các tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm là 900/4 và 1540 đầu đạn trên 154 tên lửa đạn đạo vượt đại châu hạng nặng.
   

Ngày 11-1:

- Tại Lít-va, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Để đẩy mạnh quá trình phi tập trung hóa ở Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô phải trở thành một lực lượng chính trị liên kết, đoàn kết tất cả tiềm lực, trí tuệ và khoa học. Tuy nhiên, hoạt động của Đảng cũng phải được xem xét lại. Cần phải đặt vấn đề tự chủ của các Đảng Cộng sản của các nước Cộng hòa trong thành phần Đảng Cộng sản Liên Xô theo cách mới.

Bản thân chế độ nhiều đảng chưa phải là sự bảo đảm của một xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản Liên Xô phải trở thành một tổ chức thường xuyên được đổi mới".

- Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức ra tuyên bố về tình hình đất nước. Tuyên bố bày tỏ nỗi lo ngại về các hành động bạo lực, các hoạt động của bọn quốc xã mới và kêu gọi sự giúp đỡ của nước ngoài.


Ngày 18-1:

Ban lãnh đạo Ru-ma-ni tuyên bố hủy bỏ những quyết định cấm Đảng Cộng sản Ru-ma-ni hoạt động được công bố ngày 11-1-1990.


Ngày 19-1:

- Các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Ác-mê-ni và A-déc-bai-gian đã mang tính chất của một cuộc nội chiến, sau khi những người A-déc-bai-gian vũ trang vượt qua biên giới hai nước Cộng hòa này và tấn công một làng Ác-mê-ni-a cách Ê-rê-van 70km. Do tình hình căng thẳng, chính phủ Liên Xô đá gửi 24 nghìn quân của Bộ Nội vụ và nhiều đơn vị quân đội đến các điểm xung dột dân tộc ở vùng Cáp-ca-dơ.

- Thủ tướng Chính phủ Tiệp Khắc M.Tran-pha xin ra khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.

- Quốc hội Bun-ga-ri quyết định hủy bỏ phần 2 và 3 của điều 1 Hiến pháp Bun-ga-ri quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bun-ga-ri.


Ngày 20-1:

- M.X. Goóc-ba-chốp ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại Ba-cu do các phần tử quá khích người A-déc-bai-gian tiến hành các vụ đập phá nhà cửa và xua đuổi người Ac-mê- ni-a.

- Nước Cộng hòa tụ trị Na-khi-trê-van thuộc A-déc-bai- gian tuyên bố độc lập và sẽ rút ra khỏi Liên Xô. Quốc hội Na-khi-tre-van cũng kêu gọi chính phủ I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ về chính trị và quân sự.

- Ban lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức - Đảng của Chủ nghĩa xã hội dân chủ họp thảo luận đề nghị của các đại diện một số phong trào mới được thành lập trong Đảng đưa ra đòi Đảng tự giải thể.

Phiên họp đã khai trử ra khỏi Đảng cựu Tổng bí thư ủy ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất E. Cren-cơ cùng 13 cựu Ủy viên chính thức và dự khuyết Bộ Chính trị, khôi phục đảng tịch cho 47 đảng viên bị truy tố trước đây.


Ngày 22-1:

Quốc hội A-déc-bai-gian tuyên bố vô hiệu hóa quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp do Mát-xcơ-va đua ra và yêu cầu trong vòng 2 ngày phải rút các đơn vị quân đội Nga ra khỏi A-déc-bai-gian.


Ngày 26-1:

- Xô-viết tối cao nước Cộng hòa Bê-la-ru-xi-a tuyên bố lấy tiếng Bê-la-rút làm ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa.

- Hội đồng Nhà nước Bun-ga-ri ra sắc lệnh cấm thành lập các tổ chức chính trị và xã hội trong các lực lượng vũ trang, công an nhân dân và lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

- Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Bun-ga-ri ra Nghị quyết giải tán các cơ quan chính trị, các tổ chức đảng và đoàn thanh niên trong các lực lượng vũ trang Bun-ga-ri.


Ngày 27-1:

- Tòa án quân sự Bu-ca-rét Ru-ma-ni mờ phiên tòa xét xử những người thân cận của Xê-au-xê-xcu.

- Cựu ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức G.Héc-man bị bắt, bị kết tội "trong nhiều năm qua đã tiến hành chính sách phản luật pháp đối với các phương tiện thông tin đại chúng''. Cựu ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức Ghéc-hat Suy-rơ bị bắt, bị kết tội "lạm dụng lòng tin". Cựu Bộ trưởng Quốc phòng H. Ke-xlơ bị bắt, bị kết tội "lạm dụng quyền hành".


Từ ngày 27 đến 29-1:

Tại Vác-sa-va, các lực lượng cánh tả Ba Lan tiến hành Đại hội thành lập đảng mới. Đại hội thông qua tên gọi Đảng mới của các lực lượng cánh tả Ba Lan là Đảng xã hội Dân chủ của nước Cộng hòa Ba Lan, chấm dứt hoạt động của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan.

Đại hội bầu A.Cơ-va-xnép-xki làm Chủ tịch Tổng hội đồng Đảng xã hội - dân chủ của nước Cộng hòa Ba Lan và L.Ni-tơ làm Tổng bí thư ủy ban trung ương Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:52:11 pm »

Từ ngày 30-1 đến 2-2:

- Đảng Cộng sản Bun-ga-ri tiến hành Đại hội lần thứ 14 (bất thường). Đại hội đã thông qua dự thảo điều lệ mới và Tuyên bố chính trị của Đảng, bầu Hội đồng tối cao của Đảng do A. Li-lốp làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch.

- Riêng tháng 1 Liên Xô thiệt 2 - 3 tỉ rúp do các cuộc bái công và do tình hình mất ổn định.


Ngày 1-2:

Báo "Tin tức Mát-xcơ-va" đăng tin: số vũ khí bị những kẻ chiếm giữ phi pháp có thể trang bị cho 18 sư đoàn.


Ngày 4-2:

Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đổi tên thành Đảng của Chủ nghĩa xã hội dân chủ.


Ngày 5-2:

Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp xem xét dự thảo cương lĩnh Đại hội XXVIII. Trong Hội nghị, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Đảng cần phải từ bỏ chủ nghĩa giáo điều tư tưởng đã bám rễ hàng chục năm nay, từ bỏ những khuôn mẫu lỗi thời trong chính sách đối nội và quan điểm lạc hậu đối với quá trình cách mạng thế giới và sự phát triển của thế giới nói chung... Vị trí của Đảng không nên áp đặt bằng cách hợp pháp hóa trong Hiến pháp".

Về an ninh và quốc phòng, Goóc-ba-chốp nêu rõ: "Quả thực, tình hình trên thế giới trong những năm gần đây đã được cải thiện, song nguy cơ chiến tranh vẫn còn tồn tại, những học thuyết và quan điểm hoàn toàn không mang tính chất phòng thủ của Mỹ và NATO vẫn còn có hiệu lực, quân đội và ngân sách quân sự của họ vẫn được duy trì".


Từ ngày 5 đến 11-2:

Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức tiến hành cuộc tập trận chung tại Cộng hòa dân chủ Đức.


Ngày 6-2:

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc công bố dự thảo cương lĩnh quy định việc loại bò nguyên tắc tập trung dân chủ và từ bỏ chuyên chính vô sản.


Ngày 9-2:

Xô-viết tối cao Lít-va tuyên bố vô hiệu hóa tuyên bố của Quốc hội Lít-va ngày 21-7-1940 về việc gia nhập Liên Xô.


Ngày 11-2:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố sẵn sàng thỏa thuận với các nước đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va rút hoặc giảm bớt quân đội Liên Xô đóng tại các nước này. Liên Xô sẽ rút toàn bộ quân đội của mình ở châu Âu trước năm 1995 - 1996 và triệt thoái các căn cứ ở nước ngoài trước năm 2000.


Từ ngày 13 đến 14-2:

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòaa dân chủ Đức H.Mô-đrốp thăm Cộng hòa liên bang Đức.

Trọng tâm các cuộc hội đàm hai bên là các vấn đề viện trợ khẩn cấp của Cộng hòa Liên bang Đức cho Cộng hòa dân chủ Đức, liên minh tiền tệ giữa hai nhà nước Đức và các vấn đề hợp tác kinh tế, chính trị giữa hai nước Đức trong điều kiện tiến tới thành lập các cơ cấu liên bang chung.


Ngày 20-2:

Xô-viết tối cao Liên Xô ra tuyên bố chính trị cảnh cáo các lực lượng thiếu tinh thần xây dựng "đang mưu toan làm lung lay con tàu xã hội".


Ngày 21-2:

Tiếp sau các nước Cộng hòa Ban-tích, ở U-crai-na cũng đã diễn ra các cuộc mít tinh phản đối quân đội - Những người mít tinh ở Lơ-vốp đòi chỉ thực hiện nghĩa vụ quân sự trên lãnh thổ U-crai-na và không được đưa quân đội từ các nước khác đến U-crai-na.


Ngày 22-2:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra lời kêu gọi gửi nhân dân lao động cả nước ủng hộ tuyên bố ngày 20-2 của Xô-viết tối cao Liên Xô.


Ngày 24-2:

Tại Ri-ga tiến hành Hội nghị Đảng Cộng sản Lát-vi-a. Hội nghị quyết định tiến hành Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Lát-vi-a độc lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1990.


Ngày 26-2:

Đơn vị quân đội đầu tiên của Liên Xô rút khỏi Tiệp Khắc.


Ngày 1-3:

- Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ 3 thông qua quyết định lập chức vụ Tổng thống Liên Xô, sửa điều 6 và 7 Hiến pháp Liên Xô.

- Quốc hội Hung-ga-ri thông qua những sửa đổi bổ sung Hiến pháp, quyết định bầu Tổng thống trực tiếp.

- Tiến hành cuộc tập trận chung Xô - Tiệp tại Tiệp Khắc.


Tử ngày 12 đến 14-3:

Ủy ban trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ họp Hội nghị toàn thể lần thứ 8. Bộ Chính trị và Ban bí thư xin từ chức tập thể.

Hội nghị đã bầu G.O.Tri-rơ-bat làm Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, khai trừ người lãnh đạo cũ của Đảng là I.Xê-đen-ban ra khỏi Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:53:13 pm »

Ngày 14-3:

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng thống Liên Xô.


Ngày 18-3:

- Trong khi quân đội Liên Xô tiến hành tập trận ở miền Nam Lít-va thì ở Vi-nhut, gần 100 nghìn người biểu tình chống lại việc đòi độc lập của Lít-va.

- Cộng hòa dân chủ Đức tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới. Liên minh vì nước Đức - gồm Liên minh Thiên chúa giáo dân chủ (CDU), Liên minh xã hội Đức (DSU) và Đảng khởi phát dân chủ (DA) thu được hơn 48% số phiếu. Đảng của Chủ nghĩa xã hội dân chủ (PDS) thu được 16% số phiếu.


Ngày 19-3:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố về vấn đề Lít-va. Bản tuyên bố nêu rõ: "Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ 3 coi những đạo luật do Xô-viết tối cao Lít-va đưa ra về "phục hồi nhà nước Lít-va độc lập" và về việc bãi bỏ hiệu lực của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Lít-va và Hiến pháp Liên Xô trên lãnh thổ của nước Cộng hòa là không có hiệu lực. Tuyên bố cũng đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích Liên bang, thi hành hiến pháp và luật pháp Liên Xô trên lãnh thổ Lít-va.


Ngày 21-3:

- Công bố lệnh của Tổng thống Liên Xô "Về những biện pháp bổ sung nhằm bảo đảm các quyền của công dân Liên Xô và bảo vệ chủ quyền của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết trên lãnh thổ nước Cộng hòa Lít-va".

- Công bố lệnh của Tổng thống Liên Xô về trụ sở dinh Tổng thống Liên Xô, Hội đồng Tổng thống và Hội đồng Liên bang Liên Xô.


Ngày 23-3:

Trước tòa nhà Quốc hội Lít-va đã diễn ra cuộc biểu dương lực lượng quân sự của Liên Xô. Chính phủ Lít-va gửi thông điệp cho dư luận thế giới yêu cầu ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Lít-va.


Ngày 24-3:

Tổng thống M.X. Goóc-ba-chốp cừ 10 thành viên của Hội đồng Tổng thống gồm Bộ trưởng Ngoại giao E. Sê-vác-nát-de, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng I. Ma-xliu-cốp, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh nhà nước Liên Xô V. Criu-scốp, Bộ trưởng Quốc phòng D. I-a-dốp, Bí thư Trung ương Đảng A. I-a-cốp-lép, Viện sĩ A. Sa-ta-lin, các đại biểu nhân dân A. Ca-un và V. I-a-rin, các nhà văn V. Ra-xpu-tin và Tr. Ai-ma-tốp (ngoài ra sẽ còn một số thành viên khác).


Ngày 25-3:

Hung-ga-ri tiến hành bầu Quốc hội trên cơ sở đa đảng. Diễn đàn dân chủ Hung-ga-ri giành được 24,78% số phiếu, Liên minh dân chủ tự do 20,3%, Đảng độc lập của các tiểu chủ 12,46%, Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hung-ga-ri 3,5%.


Ngày 26-3:

Quốc hội Tiệp Khắc thông qua quyết định đổi tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc thành nước Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc.


Ngày 27-3:

Các đơn vị quân đội Liên Xô chiếm trụ sở của Đảng Cộng sản Lít-va độc lập.


Ngày 28-3:

Theo yêu cầu của Trung ương, ban lãnh đạo Lít-va chấp nhận về mặt nguyên tắc tiến hành trưng cầu dân ý về độc lập của Lít-va.


Ngày 31-3:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ra lời kêu gọi nhân dân Lít-va, trong đó nêu ró: "Tôi hướng về đồng bào trong giờ phút khó khăn đối với đất nước. Những nhà lãnh đạo Lít-va hiện nay định thuyết phục đồng bào rằng, những hoạt động li khai của họ không ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật và các mối quan hệ khác với các nước cộng hòa còn lại. Nhưng sự thực không phải thế. Bởi vì tất cả những mối quan hệ đó chỉ có thể phát triển bình thường và đâm hoa kết trái trong bầu không khí thuận lợi của sự tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau, chứ không phải trong tình trạng đối đầu và tối hậu thư, trong sự không tôn trọng nhau và hận thù giữa các dân tộc".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:54:14 pm »

Ngày 1-4:

Xô-viết tối cao Ex-tô-ni-a thông qua Nghị quyết "Về quy chế nhà nước Ex-tô-ni-a". Theo quy chế này, Xô-viết tối cao Ex-tô-ni-a bác bỏ tính pháp lý của chính quyền nhà nước Liên Xô tại Ex-tô-ni-a và tuyên bố phục hồi Cộng hòa Ex-tô-ni-a.


Ngày 3-4:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua luật về tình trạng khẩn cấp và việc tách ra khỏi Liên Xô của các nước Cộng hòa. Tổng thống hoặc chủ tịch Quốc hội có thể ban bố tình hình khẩn cấp, đóng cửa biên giới, tịch thu vũ khí, cấm biểu tình, bãi công và áp dụng chế độ kiểm duyệt ngay cả khi chính quyền địa phương không nhất trí.

Theo luật về việc tách khỏi Liên Xô thì qua trưng cầu ý dân ở nước Cộng hòa phải có 2/3 cư dân tán thành mới được tách nhưng phải qua thời kỳ chuyển tiếp 5 năm và phải được Đại hội đại biểu nhân dân chuẩn y. Nếu trưng cầu ý dân đưa lại kết quả không được tách thì phải 10 năm sau mới được tổ chức lại trưng cầu ý dân, đồng thời năm cuối cùng của giai đoạn chuyển tiếp phải có thêm 10% dân cư yêu cầu tách mới được tách, nếu tại cuộc trưng cầu ý dân này kết quả lại phủ nhận việc tách khỏi Liên bang thì những biện pháp đã làm trước đó coi như bị xóa.

- Hội đồng tối cao Đảng Cộng sản Bun-ga-ri họp và thông qua nghị quyết đổi tên Đảng thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri.

Chủ tịch Hội đồng tối cao của Đảng A.Li-lốp nêu rõ: Việc thay đổi tên gọi của Đảng là một sự kiện lịch sử. Chiến lược mới của Đảng là xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa dân chủ.

- Quốc hội Bun-ga-ri bầu P. Mla-đê-nốp làm Tổng thống nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri.


Ngày 4-4:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua luật những nguyên tắc cơ bản của quan hệ kinh tế giữa Liên bang với các nước Cộng hòa (sẽ có hiệu lực tử 1-1-1991). Luật này mở rộng quyền hạn của các nước Cộng hòa, trong đó có việc tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại độc lập và được phủ quyết các quyết định của Trung ương nếu chúng đối lập với lợi ích của nước Cộng hòa.


Ngày 7-4:

Xô-viết tối cao Lít-va kêu gọi công dân Lít-va khước từ thi hành nghĩa vụ quân sự trong quân đội Liên Xô.


Ngày 8-4:

E.Li-ga-chốp, Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô tuyên bố: "Hiện nay các lực lượng chia rẽ, chống đối đang hoạt động trong Đảng Cộng sản Liên Xô, đang mưu toan biến đảng thành đảng của nghị viện với các đảng đoàn. Đó chỉ là chủ nghĩa xét lại thuần túy. Một số đảng viên không chỉ tham gia mà còn lãnh đạo các tổ chức dân tộc và ly khai. Do đó, không được chậm trễ trong việc xem xét các đảng viên, nêu không thì Đảng có thể bị chia rẽ như đả xảy ra ở Lít-va và Ex-tô-ni-a".


Ngày 12-4:

- Quốc hội Ex-tô-ni-a thông qua luật cấm người Ex-tô-ni-a thực hiện nghía vụ quân sự trong quân đội Liên Xô.

- Quốc hội Cộng hòa dân chủ Đức bầu ông Lô-tha Đơ Me-ri-e-rơ, chủ tịch Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo làm Thủ tướng Cộng hòa dân chủ Đức. Quốc hội bầu chính phủ mới của Cộng hòa dân chủ Đức gồm 23 Bộ trưởng, ra tuyên bố xác nhận một cách vô điều kiện đường biên giới của nước Đức hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai và khẳng định tính bất di bất dịch của đường biên giới Ô-de Nai-xơ với Ba Lan.


Ngày 14-4:

Liên Xô và Ba Lan ký tuyên bố chung. Bản tuyên bố vạch rõ: "Chừng nào những cơ cấu mới của nền an ninh toàn châu Âu chưa được xây dựng thì Hiệp ước Vác-sa-va là nhân tố quan trọng đối với hòa bình và ổn định ở châu Âu".


Ngày 20-4:

- Đảng cộng sản, Xô-viết tối cao và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Lê-nin. Tại buổi lễ, Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp nói: "V.I.Lê-nin đã góp phần có một không hai vào sự phát triển và thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa... Nếu không có V.I. Lê-nin, không có cách mạng Tháng Mười thì hiện nay không thể đặt vấn đề lịch sử toàn thế giới theo cách mới... Hiện nay đối với chúng ta điều cấp thiết nhất là phương pháp luận của tư duy Lê-nin-nít, tính biện chứng khi đề cập mọi vấn đề. V.I Lê-nin sẽ vẫn sống mái với chúng ta như một nhà tư tưởng lớn nhất của thế kỷ 20".

- Quốc hội Liên bang Tiệp Khắc thông qua quyết định đổi tên nước Tiệp Khắc thành Cộng hòa Liên bang Séc và Xlô-va-ki-a.


Ngày 24-4:

- Theo sắc lệnh của Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp, nhiều đơn vị mới, chủ yếu thuộc lực lượng hải quân được điều đến Lít-va để bảo vệ biên giới quốc gia Liên Xô, ngăn chặn việc chuyên chở lậu vũ khí và chất nổ vào nước Cộng hòa này.

- Xô-viết tối cao Liên Xô vẫn thông qua luật cho phép các nước Cộng hòa lấy ngôn ngữ dân tộc làm ngôn ngữ nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa nhưng tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ chính thống trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô.


Ngày 26-4:

Người đứng đầu văn phòng báo chí KGB, tướng A.Cô-bai-nốp tuyên bố với báo Xan-kây Sim-bun của Nhật Bản rằng, từ năm 1917 đến năm 1954 các cơ quan an ninh Liên Xô đã giết khoảng 5 triệu người.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2022, 02:55:00 pm »

Ngày 4-5:

Quốc hội Lát-vi-a thông qua tuyên bố độc lập, đổi tên gọi của nước này thành nước Cộng hòa Lát-vi-a.


Ngày 5-5:

Xô-viết tối cao Lát-vi-a thông qua quyết định khôi phục nền độc lập.


Ngày 8-5:

Quốc hội Ex-tô-ni-a theo hiến pháp năm 1938 và đổi tên nước thành nước Cộng hòa Ex-tô-ni-a.


Ngày 14-5:

Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp ký 2 sắc lệnh không công nhận quyết định của Xô-viết tối cao Ex-tô-ni-a và Lát-vi-a về việc "khôi phục nền độc lập" của hai nước Cộng hòa này.


Ngày 18-5:

Theo thông báo của Phó chủ tịch KGB thì các vụ án sai lệch do Xta-lin chỉ đạo bắt đầu từ năm 1936 làm cho 3.778.234 người bị giết, trong đó có 706.095 người bị bấn, và 1422 đảng viên cộng sản của các nước.


Ngày 20-5:

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Ru-ma-ni, ông I.I-li-ê-xcu đã trúng cử với 85% số phiếu. I-li-e-xcu đã từng giữ chức Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ru-ma-ni dưới thời Xê-au-xê-xcu.


Ngày 23-5:

- Tổng thống Goóc-ba-chốp lên tiếng chi trích B.En-xin "có luận điểm dẫn đến chủ quyền không tưởng, đến tình trạng vô chính phủ, cục bộ, địa phương, có ý đồ tách nước Nga khỏi chủ nghĩa xã hội, nấp dưới lá cờ khôi phục chủ quyền nước Nga để nhằm xóa bỏ Liên bang Xô-viết".

- Tại Le-xnai-a (Bê-la-ru-xi-a), Liên Xô đã hủy bệ phóng tên lửa tác chiến - chiến thuật CTR-12 cuối cùng trong số 149 tên lửa được thủ tiêu theo hiệp ước ký với Mỹ.


Ngày 25-5:

Tổng thống Pháp F.Mít-tơ-răng thăm Liên Xô và có cuộc gặp riêng với Tổng thống M.X.Goóc-ba-chốp. Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề kiểm soát vũ khí.


Ngày 28-5:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua quyết định về việc chuyển nền kinh tế Liên Xô sang kinh tế thị trường có điều tiết.


Ngày 29-5:

B.En-xin được bầu làm Chủ tịch Xô-viết tối cao Cộng hòa liên bang Nga. Ngay sau khi được bầu, En-xin tỏ ý muốn xây dựng quan hệ với Tổng thống Goóc-ba-chốp trên cơ sở đối thoại, đàm phán và trên nguyên tắc không tổn hại đến chủ quyền và lợi ích của Nga.


Ngày 30-5:

- Phát biểu tại cuộc họp báo ở Mát-xcơ-va, B.En-xin tuyên bố: "Giữa tôi và Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp có những bất đồng. Những bất đồng này đã có cách đây 3 nám, bắt đầu từ năm 1987, liên quan đến sách lược và quan điểm cải tổ, đến vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô, hệ thống nhiều đảng, đến việc bãi bỏ điều 6 của Hiến pháp. Nhưng dần dần, một số vấn đề được giải quyết và không còn nữa. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại".

- Tại Oa-sinh-tơn, tiến hành cuộc gặp Xô - Mỹ. Hai trở ngại chính của cuộc gặp lần này là vấn đề nước Đức thống nhất gia nhập NATO và vấn đề độc lập của Lít-va. Tổng thống Mỹ Bu-sơ đòi nước Đức thống nhất phải gia nhập NATO và Lít-va phải được độc lập. Tổng thống Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Nếu Mỹ ép phải chấp nhận nước Đức thống nhất gia nhập NATO thì Liên Xô phải xét lại nền an ninh của mình. Điều này ảnh hưởng đến lập trường của Liên Xô tại các cuộc thương lượng giải trừ quân bị. Còn vấn đề Lít-va phải giâi quyết theo Hiến pháp Liên Xô".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM