Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:18:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 3890 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #20 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:08:29 am »

Ngày 5-7:

- Nguyên soái, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô S.A.Khrô-mê-ép đi thăm Mỹ. A. Khrô-mê-ép đã có các cuộc hội đàm với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ W. Crao về các vấn đề hai bên cùng quan tâm và các vấn đề liên quan tới các lực lượng vũ trang hai nước. Hai bên đã trao đổi văn bản kế hoạch tiếp xúc giữa các lực lượng vũ trang hai nước thời kỳ 1988-1990.

- Hàng trăm người đã chiếm sân bay ở thủ đô Ác-mê-ni-a làm cho sân bay bị tê liệt, cảnh sát được huy động để lập lại trật tự.


Ngày 10-7:

Đoàn đại biểu Liên Xô tới Giơ-ne-vơ tham dự vòng mới cuộc đàm phán Xô-Mỹ về vũ khí hạt nhân và vũ khí vũ trụ.


Ngày 11-7:

Tại Ba Lan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp đưa ra sáng kiến hòa bình mới, tuyên bố sẵn sàng rút các máy bay tương tự của Liên Xô khỏi các căn cứ tiền tiêu ở Đông Âu nếu NATO đồng ý không bố trí ở I-ta-li-a 72 máy bay F16 của họ mà Tây Ban Nha đã từ chối, xây dựng một trung tâm châu Á về giảm nguy cơ chiến tranh, coi đó là địa điểm hợp tác giữa các nước thành viên NATO và Hiệp ước Vác-sa-va.

Goóc-ba-chốp đề xuất tiến hành cắt giảm lực lượng vũ trang theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Phát hiện và thủ tiêu tất cả những sự không cân bằng giữa NATO và Hiệp ước Vác-sa-va về số quân cũng như về các vũ khí chủ yếu.

- Giai đoạn 2: Tùy thuộc vào mức độ hiện có sau khi thủ tiêu sự không cân xứng và không cân bằng sẽ giảm số quân của NATO và Hiệp ước Vác-sa-va mỗi bên 500 nghìn quân.

- Giai đoạn 3: Tiếp tục cắt giảm sao cho các đơn vị quân đội của cả hai bên liên minh quân sự chỉ hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.


Ngày 12-7:

Xô-viết tối cao khu tự trị Na-go-rơ-nui Ca-ra-bắc bỏ phiếu tán thành một Nghị quyết 5 điểm đòi tách khu tự trị này ra khỏi A-déc-bai-gian và nhập vào Ác-mê-ni-a.


Ngày 18-7:

Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua Nghị quyết khẳng định tỉnh tự trị Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc thuộc về nước Cộng hòa Xô-viết A-déc-bai-gian.


Ngày 24-7:

Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức bắt đầu cuộc tập trận chung tại Cộng hòa dân chủ Đức.


Ngày 28-7:

Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô công bố lệnh về "Quy chế tổ chức và tiến hành các cuộc hội họp, mít tinh và diễu hành trên đường phố của Liên Xô". Bản quy định nêu rõ: Muốn tiến hành hội nghị, mít tinh và diễu hành trên đường phố phải có đơn gửi đến Ban Chấp hành Xô-viết đại biểu nhân dân địa phương các cấp ít nhất là 10 ngày trước khi tiến hành các hoạt động đó. Ban Chấp hành Xô-viết có quyền cấm hội họp, mít tinh, diễu hành trên đường phố nếu mục đích của chúng trái với Hiến pháp Liên Xô, Hiến pháp các nước Cộng hòa Xô-viết và các nước cộng hòa tự trị hoặc đe dọa trật tự xã hội và an ninh của công dân.


Ngày 29-7:

Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp xem xét việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19. Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Cần giải phóng hoàn toàn bộ máy của Đảng khỏi các chức năng chính quyền hành chính, tập trung công việc của nó vào các hướng then chốt của chính sách đối nội và đối ngoại".

Hội nghị đã ra nghị quyết về tổ chức lại bộ máy Trung ương và các cơ quan đảng địa phương, về tiến hành đại hội tại các tổ chức Đảng cơ sở và các tổ chức Đảng cấp quận, huyện, thành phố, khu, tỉnh, vùng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #21 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:10:39 am »

Ngày 1-8:

- Liên Xô bắt đầu hủy bỏ các tên lửa SS-12 tại bãi thử ở Xa-ru-ô-dét, thuộc nước cộng hòa Ca-dắc-xtan.

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ F. Ca-lu-xi đến Mát-xcơ-va thăm chính thức Liên Xô.


Ngày 8-8:

Tại căn cứ gần thành phố Xác-nu (U-crai-na), Liên Xô bắt đầu hủy bỏ các giàn phóng và phương tiện vận chuyển tên lửa SS-20.


Ngày 21-8:

Chính phủ Liên Xô tuyên bố sẵn sàng rút tàu chiến khỏi vùng Vịnh Péc-xích nếu các nước khác cũng làm như vậy.


Ngày 25-8:

Các hội nghệ sĩ Liên Xô và tờ tuần báo "Ngọn lửa nhỏ", báo "Văn học" chính thức thành lập "hội tưởng nhớ các nạn nhân của chủ nghĩa Xta-lin" nhằm "thu thập các tài liệu và bằng chứng về sự đàn áp của Xta-lin" và bắt đầu dựng đài tưởng niệm.


Ngày 28-8:

Liên Xô đã phá hủy bằng cách cho nổ sau khi tháo đầu đạn hạt nhân 3 tên lửa đầu tiên trong số 600 chiếc SS-20 (Liên Xô gọi la RSD-10) phải phá hủy theo INF, chiếm 75% tổng số tên lửa loại này của Liên Xô.

Mỹ thông báo sẽ phá hủy các tên lửa theo hiệp ước INF của họ vào tháng 9 tới.


Ngày 29-8:

Mỹ và Liên Xô đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của việc kiểm tra các căn cứ quân sự của hai bên nhằm xác định số lượng và địa điểm các tên lửa tầm trung thủ tiêu có phù hợp với những điều ghi trong hiệp ước INF hay không.


Ngày 30-8:

Lầu Năm Góc tuyên bố số lượng tên lửa của Liên Xô là phù hợp với những điều ghi trong hiệp ước INF và đòi hỏi được kiểm tra. Các nhà kiểm tra của Mỹ đã tới thăm 133 địa điểm của Liên Xô trong khi đó phía Liên Xô mới chỉ tới thăm, 31 địa điểm của Mỹ.


Ngày 31-8:

Tổng cục cảnh sát Mát-xoơ-va cho biết trong tháng 6 đầu năm 1988, ở Mát-xcơ-va đã có tới 246 cuộc mít tinh và biểu tình không được sự phê chuẩn của Hội đồng Thành phố. Một số cuộc mít tinh, biểu tình mang tính chất khiêu khích và chống nhà nước, đặc biệt là những cuộc biểu tình do một nhóm không chính thức tự xưng là "Liên minh dân chủ" tổ chức.


Ngày 4-9:

Bộ Giáo dục Liên Xô thông báo đầu năm tới sẽ xuất bản phụ trương cho các sách giáo khoa về lịch sử. Những phụ trương này sẽ gồm một số chương mục nói về Khơ-rút-xốp, về cuộc tranh giành quyền lực trước cách mạng 1917, sự đàn áp dưới thời Xta-lin và giai đoạn ngừng trệ dưới thời Brê-giơ-nép.


Ngày 5-9:

Nhóm Liên minh dân chủ tổ chức cuộc biểu tình bất hợp pháp tại quảng trường Pu-skin ở Mát-xcơ-va kêu gọi thành lập một đảng đối lập. Cảnh sát đã bắt đi 56 người.


Ngày 12-9:

M.X. Goóc-ba-chốp đến thăm thành phố Cra-xnôi-ar-xcơ. Tại đây, ông nói: "Chúng ta sẽ kiên quyết tiến hành cải tổ, nhưng cũng sẽ rất thận trọng. Vận mệnh của chủ nghĩa xã hội và hòa bình phụ thuộc nhiều vào công cuộc cải tổ được tiến hành như thế nào. Cải tổ không phải là một cuộc dạo chơi trên đường phố. Cải tổ là con đường chưa được biết đến.


Ngày 14-9:

Trong cuộc họp báo ở Ki-ép, đại tá an ninh Liên Xô K. Vư-xốt-xki cho biết, đã vô hiệu hóa hoạt động phá hoại của trung tâm cực đoan của bọn lưu vong phản động người U-crai-na, thu được một số lượng lớn tiền Liên Xô và ngoại tệ, máy VTĐ và máy ảnh, rất nhiều phương tiện kỹ thuật sử dụng vào mục đích gián điệp và phá hoại tư tưởng trên lãnh thổ Liên Xô.


Ngày 16-9:

Liên Xô đưa ra những đề nghị mới nhằm củng cố hòa bình và an ninh ở khu vực châu A - Thái Bình Dương:

1. Liên Xô sẽ không tăng số lượng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào ở khu vực nay như đã nhiều lần tuyên bố và kêu gọi Mỹ và các cường quốc hạt nhân khác không triển khai thêm vũ khí hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương.

2. Liên Xô đề nghị có cuộc trao đổi ý kiến giữa các nước có lực lượng hải quân chủ yếu ở châu Á Thái Bình Dương về việc không tăng cường các lực lượng hải quân ở khu vực.

3. Liên Xô đề nghị thảo luận trên cơ sở nhiều bên vấn đề giảm sự đối đầu quân sự ở khu vực, nơi tiếp giáp các vùng ven bờ của Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc với mục đích ngừng triển khai và cắt giảm cân xứng mức độ các lực lượng hải quân và không quân, hạn chế hoạt động của các lực lượng này.

4. Nếu Mỹ thủ tiêu các căn cứ quân sự ở Phi-lip-pin thì theo thỏa thuận với Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên Xô sẽ sẵn sàng từ bỏ căn cứ Cam Ranh.

5. Vì lợi ích các đường giao thông trên biển và trên không, Liên Xô đề nghị cùng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa các sự cố trên vùng biển quốc tế.

6. Liên Xô đề nghị tiến hành hội nghị quốc tế về việc biến Ấn Độ Dương thành khu vực hòa bình không muộn hơn năm 1990.

7. Liên Xô đề nghị thảo luận ở bất kỳ cấp nào và thành phần nào vấn đề thành lập cơ chế đàm phán để xem xét các đề nghị của Liên Xô và bất cứ nước nào khác liên quan đến an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Ngày 17-9:

Tại thủ phủ vùng Ca-ra-bắc, một nhóm người A-déc-bai-gian đã bắn vào một xe buýt chở người Ác-mê-ni-a. Tiếp sau đó nhiều cuộc đụng độ liên tiếp xảy ra trong thành phố.


Ngày 22-9:

Quân đội Liên bang được đưa đến E-rê-van để đối phó với tình hình rối loakn ở đây. Đây là lần thứ 4 trong vòng 8 tháng, Liên Xô đã phải triển khai quân đội để đối phó với chủ nghĩa dân tộc Ác-mê-ni-a.


Ngày 30-9:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể xem xét các đề nghị của Bộ Chính trị về việc tổ chức lại bộ máy Đảng và một số vấn đề cán bộ. Hội nghị đã quyết định cho A. A. Grô-mư-cô về hưu; M. X. Xô-lô-men-xép thôi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban kiểm tra Đảng và về hưu; V.I. Đôn-gích thôi ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và về hưu; A. Đ. Đô-brư-nhin thôi bí thư Trung ương Đảng và về hưu; I. V. Ca-pi-tô-nốp thôi Chủ tịch bản thânh tra và về hưu; V.A. Mét-vô-dép bí thư Trung ương Đảng vào Bộ Chính trị; V.M. Tre-bru-cốp làm bí thư Trung ương Đảng; A.V. Va-xốp vào Bộ Chính trị (dự khuyết); A.P. Bi-riu-cốp-va và A.I. Lu-ki-a-nốp vào dự khuyết Bộ Chính trị và thôi bí thư Trung ương; B.K. Pu-gô làm chủ tịch Ủy ban Kiểm tra. Hội nghị quyết định thành lập các Ủy ban của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

- Bộ Chính trị quyết định xuất bản tạp chí "Tin tức Đảng Cộng sản Liên Xô" để công bố chính thức các Nghị quyết của các cơ quan cấp cao của Đảng, các dự thảo Nghị quyết về các vấn đề lớn, đăng biên bản các cuộc hội họp quan trọng nhất của Trung ương Đảng, thông báo về việc cử cán bộ Đảng, tiểu sử của họ, tình hình sinh hoạt của các tổ chức đảng ở địa phương, các tài liệu lưu trữ của Đảng. Bộ Chính trị ủng hộ đề nghị xuất bản báo "Tin tức Chính phủ" của HĐBT Liên Xô.


9 tháng đầu năm 1988:

Thu nhập quốc dân Liên Xô tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, năng suất lao động tăng 5,2%, các chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận và tích lũy đã hoàn thành vượt mức nhờ áp dụng các nguyên tắc hạch toán kinh tế toàn phần và tự cấp vốn. Công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi tăng 4%. Sản lượng hàng tiêu dùng tăng, tiền lương trung bình tháng của cán bộ công nhân viên trong nền kinh tế quốc dân là 214 rúp so với 201 rúp cùng kỳ năm trước, nông trang viên là 155 rúp so với 147 rúp cùng kỳ năm trước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #22 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:13:54 am »

Ngày 1-10:

Xô viết tối cao Liên Xô họp kỳ bất thường. Kỳ họp đã cho A.A. Grô-mư-cô thôi giữ chức Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao và nghỉ hưu. Goóc-ba-chốp đảm nhiệm chức vụ này, P.N. Đe-mư-trép thôi giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.


Ngày 19-10:

Trả lời phỏng vấn tạp chí "Tấm gương" (CHLB Đức), Goóc-ba-chốp nói: "Thành tựu chủ yếu của công cuộc cải tổ hiện nay ở Liên Xô là trạng thái tinh thần và đạo đức mới của xã hội Xô-viết... khẩu hiệu hiện nay của Liên Xô là Chủ nghĩa xã hội nhiều hơn nữa. Không thể đạt được những thay đổi sâu sắc nếu như không cải tổ quá trình chính trị".

Đối với câu hỏi liệu vấn đề hai nhà nước Đức còn là vấn đề bỏ ngỏ không? Goóc-ba-chốp nhấn mạnh: "Mọi mưu toan nhằm xóa bỏ đường biên giới giữa hai nước Đức có chủ quyền, nhất là lại bằng vũ lực, là không thể chấp nhận được và có khi còn là thảm họa".


Ngày 21-10:

- Liên Xô công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

- Phát biểu trên vô tuyến truyền hình Cộng hòa liên bang Đức trước khi đi thăm Liên Xô (24 đến 27-10-1988) Thủ tướng H. Côn nói: "Loại Béc-lin ra khỏi mối quan hệ Tây Đức - Liên Xô là hoàn toàn không thể chấp nhận được" (theo một hiệp định ký năm 1971 giữa Tây Đức, Liên Xô, Anh và Phap, Béc-lin không thuộc về CHLB Đức theo luật pháp quốc tế).


Ngày 22-10:

Liên Xô công bố dự thảo chuyển một số quyền hành từ Đảng Cộng sản sang Đại hội Đại biểu nhân dân do 1 chủ tịch đứng đầu. Chủ tịch này sẽ có quyền ký các đạo luật và sắc lệnh về chính sách đổi mới và đối ngoại, kiểm soát quân đội với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.


Từ ngày 24 đến 27-10:

Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức H. Côn thăm Liên Xô. Chuyến thăm này, theo H. Côn, đánh dấu "một bước ngoặt trong quan hệ CHLB Đức - Liên Xô".


Ngày 27-10:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố chuyển đài ra-đa ở Cra-xnôi-ar-xcơ cho Viện Hàn lâm khoa học. Tuyên bố nêu rõ: "Phía Liên Xô sẵn sàng cùng với Mỹ và các nước hữu quan thảo luận ở cấp chuyên viên những biện pháp cụ thể cho phép cải tạo đài ra-đa Cra-xnôi-ar-xcơ thành một trung tâm hợp tác quốc tế nhằm sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình... về phần mình, Liên Xô rất hy vọng Mỹ sẽ loại bỏ những lo ngại của Liên Xô về việc Mỹ vi phạm Hiệp ước ABM năm 1972 do việc triển khai một đài ra-đa lớn của họ tại Grim-len và xây dựng một đài ra-đa tương tự ở Anh".


Ngày 30-10:

Tại Min-xcơ, khoảng 4.000 người đã tụ tập để kỷ niệm "ngày tù chính trị" do những kẻ bất đồng chính kiến đặt ra để tưởng nhớ "những nạn nhân trong cuộc thanh trừng của Xta-lin". Lực lượng an ninh đã phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán cuộc biểu tình.

Tại bốn thành phố khác củng diễn ra các cuộc biểu tình tương tự, trong đó cuộc biểu tình ở Mát-xcơ-va có "đại biểu" từ khắp đất nước tham dự đã được tiến hành với sự ủng hộ của các quan chức.


Ngày 1-11:

Bộ trưởng Tư pháp Liên Xô cho biết: Liên Xô sẽ sửa đổi điều luật cấm những hành động xúi giục và tuyên truyền chống nhà nước, chỉ cấm những hành động hậu thuẫn cho việc lật đổ chính phủ Liên Xô.


Ngày 2-11:

Tại Bon, Giôn Gô-vin (John Galvin), tổng tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu nói rằng, ngày nay Liên Xô không còn là mối đe dọa đối với phương Tây như trước đây. "Kể từ khi Goóc-ba-chốp lên cầm quyền đến nay, Liên Xô sản xuất một lượng vũ khí bằng tháng 3-1985", "chắc chắn Liên Xô đang có những thay đổi lớn trong nội bộ và điều này có kết quả đối với bên ngoài". Tuy nhiên ông vẫn kêu gọi hiện đại hóa các tên lửa hạt nhân tầu ngầm của NATO.


Ngày 7-11:

Tại Điện Crem-li, tiến hành lễ kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng Mười. M X. Goóc-ba-chốp đọc diễn văn, trong đó có đoạn: "Lại một năm sau cách mạng Tháng Mười nữa đi vào lịch sử. Nhưng có lẽ tất cả chúng ta đều có cảm giác rằng một năm qua không làm chúng ta xa thêm mà làm chúng ta xích lại gần hơn với Tháng Mười".


Ngày 15-11:

- Trưởng phái đoàn Mỹ M. Cam-pli-ma tham dự đàm phán Xô-Mỹ tại Giơ-ne-vơ, tuyên bố Mỹ sẽ "không chịu ký kết bất cứ hiệp định nào về vũ khí chiến lược cho tới khi Mát-xcơ-va đồng ý tháo gỡ trạm ra-đa ở Cra-xnôi-ar-xcơ" (trạm này có khả năng báo động trước một cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ).

- Liên Xô phóng tàu con thoi "Bão tuyết".


Ngày 22, 23-11:

Nửa triệu người Ác-mê-ni-a và 800.000 người A-déc-bai-gian đã xuống đường ở các thủ đô nước họ làm cho tình hình lại trở nên căng thẳng.

Cuộc biểu tình ở A-déc-bai-gian diễn ra sau khi Tòa án tối cao Liên Xô tuyên án tử hình một thanh niên A-déc-bai-gian kích động các vụ nổi loạn hồi tháng 2.

Quân đội đã được điều động tới Ba-cu để ngăn chặn các cuộc biểu tình.


Ngày 24-11:

Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại Ba-cu.

Tình hình đặc biệt được ban bố tại Ba-cu, Na-khi-chen-van, Ki-rô-va-bát từ 22 giờ đến 5 giờ sáng bắt đầu từ ngày 24-11. Xe tăng và xe bọc thép đã được đưa vào Ba-cu.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Pháp, M.X.Goóc-ba-chốp nói rằng, tình hình rối loạn này là hậu quả của sự cởi mở và chính sách cải tạo cơ cấu của ông, chính sách mới cho phép người dân được phép nêu lên nhũng vấn đề khó khăn đã có từ lâu và những vấn đề đó chỉ có thể giải quyết bằng con đường hợp tác.


Ngày 25-11:

- Tổng thống Pháp F. Mít-tơ-răng thăm Liên Xô. Tổng bí thư ĐCS Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp đưa ra tư tưởng xây dựng "Ngôi nhà chung châu Âu", nhấn mạnh toàn bộ việc xây dựng "Ngôi nhà chung châu Âu" cần được xem xét như là sự tiếp tục con đường đã được bắt đầu ở Hen-xin-ki".

- NATO công bố một bản báo cáo trong đó nói rằng khối Vác-sa-va có ưu thế so với khối NATO về số xe tăng và trọng pháo gấp 3 lần, máy bay chiến đấu gấp 2 lần.

Bản báo cáo của NATO kêu gọi khối Vác-sa-va công bố chi tiết các lực lượng của mình triển khai tại Đông Âu, kêu gọi M.X. Goóc-ba-chốp hãy mở rộng chính sách cởi mở của ông cả trong những vấn đề quân sự và cho rằng đây là mục tiêu căn bản của các cuộc thương lượng với Liên Xô về việc cắt giảm các lực lượng quy ước.


Ngày 29-11:

- Trong lời khai mạc kỳ họp Xô-viết tối cao Liên Xô, M.X. Goóc-ba-chốp lên án "sự đàn áp và độc tài" của các nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây và những vụ vi phạm lan tràn khắp nơi, vì thế Liên Xô phải trả giá đất về sinh mạng và chính trị. Ông tuyên bố: "chúng ta đang phá vỡ cơ cấu cũ".

- Liên Xô bác bỏ những số liệu về ưu thế của khối hiệp ước Vác-sa-va đối với NATO về lực lượng thông thường do NATO đưa ra ngày 25-11. Tướng Nhi-cô-lai Che-rơ-vốp, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô nói rằng, sự đánh giá "chọn lọc" của NATO là "không chính xác và hầu như không có tính chất xây dựng", họ đã không tính đến ưu thế về số lượng lực lượng hải quân và một số loại máy bay, pháo binh của NATO.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #23 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:15:09 am »

Ngày 1-12:

Kỳ họp bất thường Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua hai đạo luật mới: Luật về sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Liên Xô và Luật bầu cử Đại biểu nhân dân.


Ngày 5-12:

- Ủy ban Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra nghị quyết chung về tình trạng ở vùng Ca-ra-bắc, trong đó nêu rõ sự phân biệt sắc tộc đã đầu độc bầu không khí vốn đã rất căng thẳng ở đây. Nghị quyết quy trách nhiệm cho các lực lượng giữ gìn trật tự kỷ cương của hai nước Cộng hòa này đá không "thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập trật tự, không có sự trả lời thích đáng đối với hoạt động của các phần tử cực đoan".

- Báo "Thế giới" (Cộng hòa liên bang Đức) dẫn lời một số đại biểu Liên Xô phát biểu trong hội nghị "nhóm đàm thoại Béc-gơ-đô-ri" mới diễn ra tại Bon cho biết, Liên Xô coi sự hiện diện của Mỹ trong "ngôi nhà chung châu Âu" trong tương lai không chỉ là điều chấp nhận được mà còn là điều cần thiết". Trong hội nghị còn một điều ngạc nhiên khác nữa là đã đạt được sự nhất trí về một "công thức" xóa bỏ tình trạng chia cắt nước Đức mặc dù các đại biểu Liên Xô nói dè dặt rằng "đó là vấn đề hiện tại không thể giải quyết được, nhưng không có thể biết trước trong tương lai lịch sử sẽ diễn ra như thế nào".


Ngày 6-12:

Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp đến Niu Y-oóc tiến hành cuộc gặp thứ 5 với Tổng thống Mỹ.


Ngày 7-12:

- Tại khóa họp thứ 43 Đại hội đồng Liên Họp quốc, M.X. Goóc-ba-chốp đã đọc diễn văn, trong đó tuyên bố:

"Trong hai năm tới, quân số của các Lực lượng vũ trang Liên Xô sẽ giảm 500 nghìn người, vũ khí thông thường cũng được giảm bớt đáng kể. Những biện pháp giảm bớt này sẽ được thực hiện đơn phương, không lệ thuộc vào cuộc đàm phán vì mục tiêu của cuộc gặp ở Viên.

Theo thỏa thuận với các nước đồng minh của mình trong hiệp ước Vác-sa-va, Liên Xô quyết định đến năm 1991 rút ra khỏi Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Hung-ga-ri 6 sư đoàn xe tăng và giải thể những đơn vị này. Liên Xô củng sẽ rút ra khỏi ba nước này các binh đoàn cường kích đổ bộ và một loạt đơn vị khác kể cả các đơn vị đổ bộ vượt sông cùng vũ khí và khí tài. Quân đội Liên Xô ở Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Hung-ga-ri sẽ giảm 50 nghìn người, về vũ khí sẽ giảm bớt 500 xe tăng.

Đồng thời Liên Xô cũng sẽ giảm bớt quân số và vũ khí ở cả vùng lãnh thổ Liên Xô thuộc châu Âu. Tính tổng cộng trên phần lãnh thổ này của Liên Xô và trên lãnh thổ của các nước đồng minh của Liên Xô ở châu Âu, các lực lượng vũ trang Liên Xô sẽ giảm bớt 10.000 xe tăng, 8.500 hệ thống pháo, 800 máy bay chiến đấu.

Trong hai năm tới chúng tôi cũng sẽ giảm bớt đáng kể lực lượng vũ trang đóng ở phần lãnh thổ Liên Xò thuộc châu A. Theo thỏa thuận với chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, một bộ phận đáng kể quân đội Liên Xô đang tạm thời đóng ở nước này sẽ được rút về nước".

- 10 giờ 41 phút (giờ Mát-xcơ-va) xảy ra trận động đất mạnh tại các vùng phía bắc Ác-mê-ni-a. Đây là trận động đất lơn nhất ở Cáp-ca-dơ trong vòng 80 năm nay. Trung tâm động đất ở thành phố Lê-nin-na-can đo được 12 độ rích-te. Động đất xảy ra ở vùng lãnh thổ với hơn 200 nghìn dân, gây thiệt hại khoảng 8 triệu m2 nhà ở (khoảng một nửa diện tích nhà ở trong vùng), 58 làng bị phá hủy hoàn toàn. Sau hai tuần cứu hộ đã bới được 23,7 nghìn xác chết, cứu được 15.252 người. Liên Xô đá thành lập ủy ban khắc phục hậu quả do N. Rư-scốp phụ trách.

- Tính đến ngày 31 tháng 11, Liên Xô đá hủy bỏ hơn 600 tên lửa tác chiến và huấn luyện tầm trung và ngắn, chiếm khoảng 1/3 số vũ khí mà Liên Xô cần phải hủy bỏ theo hiệp ước INF.


Ngày 8-12:

Trong cuộc họp báo tại Nhà trắng, Tổng thống Mỹ R.Ri-gân nói: Goóc-ba-chốp chưa chứng tỏ cho ông thấy mọi lý do nào khiến ông không thể tin cậy Goóc-ba-chốp, "Mỹ và Liên Xô có thể một lần nữa trở thành đồng minh với nhau".


Ngày 9-12:

Liên Xô bắt đầu tháo gỡ hai giàn ra-đa lưu động được bố trí gần Mát-xcơ-va và thành phố Gô-men (Bê-la-ru-xi-a) mà phía Mỹ nói rằng các giàn ra-đa đó là sự vi phạm hiệp ước SALT-1 ký kết năm 1972.


Ngày 13-12:

Tòa án tối cao Liên Xô thào luận về vụ án hình sự đối với các cựu cán bộ có trọng trách của Bộ Nội vụ Liên Xô bị kết tội nhận hối lộ.


Ngày 21-12:

Trong cuộc phỏng vấn của tờ "Tin tức Mát-xcơ-va", Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đã phê phán giới lãnh đạo quân sự Liên Xô trong việc trì hoãn công bố ngân sách quân sự của Liên Xô như đã hứa từ giữa năm 1986. Ông nói "Đã có một quyết định chính trị và quyết định này phải được thực hiện trong thực tế", song "đôi khi có sự chống đối nhất định".


Ngày 26-12:

TASS đưa tin: Các thành viên nhóm Lê-nin-grát thuộc tổ chức "Liên minh dân chủ" là "những kẻ đổng lõa trong việc xuất bản các tài liệu có những lời kêu gọi dùng vũ lực lật đổ hệ thống Nhà nước hiện nay". Người ta đã tịch thu nhiều truyền đơn và tạp chí như vậy khi khám nhà của các thành viên "Liên minh dân chủ". Tuy nhiên các cơ quan điều tra nói rằng, "hiện nay họ không đủ chứng cớ để bắt những người này".


Ngày 31-12:

Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp phát biểu trên đài truyền hình Liên Xô nhân dịp đón năm mới 1989, trong đó nhấn mạnh: "Năm qua được đánh dấu bằng những công việc to lớn nhằm cải tổ nền kinh tế mà thành công của nó có tầm quan trọng sống còn đối với chúng ta. Năm 1988 kết thúc với những kết quả tốt đẹp hơn năm trước trong lĩnh vực thu nhập quốc dân và năng suất lao động. Tuy nhiên công cuộc cải tổ nền kinh tế vẫn chưa có hiệu quả to lớn và kết quả chưa làm cho chúng ta hài lòng...

Năm qua... là năm của những thay đổi lớn lao vì những mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn... Một cách nhìn mới về thế giới đã hình thành, "chiến tranh lạnh" đã bắt đầu lùi bước, chúng ta cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác và các dân tộc khác sẽ làm tất cả vì loài người để đẩy lùi nó, để bước vào một thời kỳ hòa bình.


Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kỉnh tế - xã hội năm 1988:

- Thu nhập quốc dân Liên Xô đạt 625 tỉ rúp, tổng sản lượng quốc dân đạt 866 tỉ, sản lượng công nghiệp tăng 3,9% toàn bộ mức tăng sản lượng công nghiệp là nhờ tăng năng suất lao động.

Trong nông nghiệp, sản lượng ngũ cốc hụt 38 triệu tấn so với kế hoạch, phải mua 36 triệu tấn ngũ cốc, chủ yếu dùng làm thức ăn gia súc. So với năm 1987, sản lượng thịt và trứng tăng 2%, sữa tăng 3%.

Trong ngành hàng không vũ trụ, giao thông, Liên Xô phóng thử thành công tàu con thoi "Bão tuyết", tiến hành những chuyến bay thử máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN- 225, hoàn thành quá trình chạy thử tàu chở xà lan bằng năng lượng nguyên tử.

- Tạp chí "Tấm gương" (Cộng hòa liên bang Đức) bầu M.X.Goóc-ba-chốp là "Người của năm 1988", là nhân vật chính trị xuất sắc nhất của năm 1988, là người gánh vác trách nhiệm quan trọng và to lớn hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo của các nước lớn ở phương Tầy.

- Đài truyền hình Phap TF1 cũng bầu Goóc-ba-chốp là "Nhân vật xuất sắc nhất năm 1988".

- Liên Xô tuyên bố, năm 1989 có mọi khả năng bước vào lịch sử như năm ký kết công ước quốc tế về thủ tiêu vũ khí hóa học. Liên Xô đang tích cực xây dựng một công trình đặc biệt để hủy vũ khí hóa học. Liên Xô đã công khai tuyên bố dự trữ vũ khí hóa học của Liên Xô không quá 50 nghìn tấn chất độc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:11:23 pm »

NĂM 1989


Ngày 3-1:

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô I. Bê-la-u-xốp thông báo rằng, Chính phủ Liên Xô đã đề ra một chương trình 8 năm để tổ chức lại một phần của ngành công nghiệp quân sự vào việc sản xuất trong thời bình. Theo chương trình nay sẽ có tới 29.000 nhà máy mới sẽ được xây dựng và 38.000 nhà máy hiện có sẽ biến thành các nhà máy chế biến lương thực.

Việc sản xuất vũ khí sẽ được giảm tới một giới hạn hợp lý bảo đảm khả năng quốc phòng có thể tin cậy, đủ đáp ứng trong nước và các đồng minh của mình.


Ngày 8-1:

Phát biểu với câu lạc bộ báo chí tại đài truyền hình Cộng hòa liên bang Đức, A. Ia-cốp-lép, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô nói rằng, "quan hệ Liên Xô - CHLB Đức gần đây đã phát triển rất nhanh" và "không loại trừ khả năng có thay đổi trong chiến lược quân sự của Liên Xô".


Ngày 12-1:

Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô ra pháp lệnh truất quyền các cơ quan hành chính, cơ quan nhà nước của vùng Ca-ra-bắc và trao quyền đặc biệt rất rộng rãi cho một Ủy ban đặc biệt do A. Vôn-xki đứng đầu để lãnh đạo khu vực này.


Ngày 14-1:

Nguyên soái X.A-khrô-me-ép và tướng D.Xu-khô-ru-cốp, thứ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố ủng hộ việc cắt giảm quân đội. Một thứ trưởng khác, tướng Cha-ta-nốp cũng cho rằng việc này là "vì lợi ích của nhân dân".


Ngày 18-1:

M.X.Goóc-ba-chốp công bố các chi tiết trong việc cắt giảm các chi phí quân sự của Liên Xô, toàn bộ chi phí sẽ được cất giảm trên 14%, vũ khí và quân trang hiện đang được cắt giảm tới 20%.


Ngày 21-1:

- Tại Đại hội 27 Đảng bộ Mát-xcơ-va, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Chúng ta đang sống trong một đất nước với hệ thống một đảng, điều này đã hình thành trong điều kiện lịch sử. Một số người cho rằng, để xã hội phát triển năng động cần có hệ thống nhiều đảng. Tôi không nói đến những người chống Liên Xô. Song có những người ủng hộ điều này vì họ thực sự mong muốn các quá trình trong nước diễn ra một cách tích cực và năng động. Tuy nhiên, họ chỉ đứng trên phương diện là cần tìm kiếm một cơ chế ủng hộ cuộc sống xã hội tích cực và bảo đảm sự kiểm soát để không có vùng bí mật, để tất cả mọi việc đều công khai và để nhân dân tham gia cải tổ. Đó chính là điều mà Đảng đang cố gắng đạt được thông qua cuộc cải cách chính trị, qua cơ chế dân chủ, công khai và phê bình.

Chúng ta sẽ kiên quyết ủng hộ đường lối này, bất chấp những cản trở. Những người gian xảo và mị dân giống như bọt xà phòng rồi sẽ biến mất, còn giá trị chủ yếu là dân chủ và công khai sẽ còn lại mãi mãi".

- Đầu năm 1989 Xô-viết tối cao nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a thông qua quyết định đi ngược Hiến pháp Liên Xô, tuyên bố tỉnh Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc thuộc Ác-mê-ni-a.


Ngày 29-1:

Lần đầu tiên, Liên Xô tiết lộ đã có các đầu đạn hạt nhân tại Cu-ba vào thời kỳ khủng hoảng 1962. Tướng Đ.Vê-cô-nốp nói, các đầu đạn hạt nhân này không được lắp lên tên lửa và được đưa tới Cu-ba trước khi Ken-nơ-đi ra lệnh phong tỏa Cu-ba.


Ngày 30-1:

Khối Vác-sa-va lần đầu tiên công bố những chi tiết về quân số và vũ khí của mình ở châu Âu. Các con số được đưa ra cho thấy, khối NATO trội hơn khối Vác-sa-va về lực lượng lục quân và không quân. Khối Vác-sa-va trội hơn về các dàn phóng tên lửa chiến thuật, không quân đánh chặn, xe chiến đấu của bộ binh, thiết giáp và trọng pháo; về hải quân NATO nhiều gấp 8 lần so với Vác-sa-va về số tàu ngầm cỡ lớn và gấp 2,4 lần số máy bay chiến đấu.

- Máy bay tiến công trên biển và yểm hộ trên không: NATO có 4075, Vác-sa-va có 2785 (1,5/1).

- Máy bay lên thẳng + tiêm kích: NATO có 5270, Vác-sa-va có 2785 (1,9/1).

- Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển NATO có 18070, Vác-sa-va có 11409 (1,6/1).

Khối Vác-sa-va hơn NATO về các loại:

- Xe tăng: 59400/30690 (1,9/1).

- Bệ phóng tên lửa tầm ngắn: 1608/136 (11,8/1).

- Xe thiết giáp 70330/46900 (1,5/1).

- Pháo: 71560/57060 (1,3/1).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:14:39 pm »

Ngày 7-2:

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô E.Sê-vác-nát-de gặp đại sứ và đại biện lâm thời 12 nước thành viên của cộng đồng châu Âu. Tại cuộc gặp này, ông nhấn mạnh "sự cần thiết phải lập quan hệ chính thức giữa Liên Xô và cộng đồng Châu Âu, giữa Hội đồng tương trợ kinh tế và cộng đồng kinh tế châu Âu đã chín muồi từ lâu. Vì vậy, để lấy lại những gì đã mất, tất cả chúng ta phải hành động kiên quyết với quy mô to lớn, phải loại bỏ mặc cảm của quá khứ".


Ngày 9-2:

- Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn TASS, I. Ba-la-u-xốp, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cho biết, đã có 345 xí nghiệp quốc phòng chuyển sang sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Trong năm 1989 các xí nghiệp này sẽ sản xuất 1/5 sản lượng các loại thiết bị đó ở Liên Xô và đến năm 1995 sẽ tăng sản lượng lên 2 - 3 lần.

- Quân đội Liên Xô rút hết khỏi Áp-ga-ni-xtan.

- Kết thúc cuộc tập trận chung Liên xỏ - Hung-ga-ri - Tiệp Khác tại Tiệp Khắc.


Ngày 10-2:

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô, tướng Môi-xe-ép tuyên bố trên báo "Sao đỏ" rằng, đề nghị giảm 50% lực lượng Hồng quân là "không thể chấp nhận được" mặc dù việc cất giảm chi phí quốc phòng được biện minh cả về mặt chính trị lẫn chiến lược.


Từ ngày 6 đến 8-3:

Ngoại trưởng 33 nước châu Âu, Mỹ và Ca-na-đa tiến hành cuộc họp tại Viên (Áo) để mở đầu các cuộc thương lượng về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu và về các biện pháp củng cố lòng tin và an ninh. Tại đây, ngoại trưởng Liên Xô đưa ra 3 giai đoạn cắt giảm lực lượng vũ trang của các nước khối Vác-sa-va và NATO đến mức cần thiết để phòng thủ:

Giai đoạn đầu kéo dài 3 năm bao gồm loại bỏ sự mất cân đối về quân số và vũ khí, cụ thể là giảm 10 - 15% số quân và thành lập những vùng giảm vũ trang theo dọc đường biên giới của hai khối.

Giai đoạn 2 củng 2-3 năm, tiếp tục giảm số quân và vũ khí trên cơ sở của giai đoạn 1. Mỗi bên giảm 25% số quân cùng với số vũ khí của quân số này.

Giai đoạn 3 là giai đoạn sau khi cất giảm lực lượng quấn sự thông thường của hai bên chỉ mang tính chất phòng thủ.


Ngày 15-3:

Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên "Hữu nghị 89" tại Cộng hòa dân chủ Đức.


Ngày 18-3:

Tại Áp-kha-di-a thuộc Gru-di-a đã diễn ra cuộc mít tinh hòa bình đòi độc lập cho nước cộng hòa tự trị này.


Ngày 26-3:

Liên Xô tiến hành bầu cứ Đại biểu nhân dân Liên Xô. Tổng số đại biểu nhân dân Liên Xô là 2.250 người, trong đó 750 người được đề cử tử các khu vực lãnh thổ, 750 đại biểu từ các nước cộng hòa, tỉnh và khu tự trị, 750 còn lại là tử các tổ chức đảng, đoàn, công đoàn... Riêng Đảng Cộng sản Liên Xô là 100 đại biểu.


Ngày 29-3:

Phát biểu tại hội nghị cán bộ lãnh đạo các phương tiện thông tin đại chúng, M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Vai trò đội tiên phong chính tiị của Đảng hiện nay càng đặc biệt quan trọng vì đất nước dang ở giai đoạn có tính chất bước ngoặt trong lịch sử của mình, và đang diễn ra quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".


Quý 1-1989:

Tổng sản phẩm quốc dân Liên Xô tăng 5%, thu nhập quốc dân tăng 4%, năng suất lao động xã hội tăng 4,5%, sản lượng công nghiệp tăng 3,2%, sản lượng hàng tiêu dùng tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #26 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:16:15 pm »

Tử ngày 5 đến 7-4:

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp thăm chính thức nước Anh. Ông đã hội đàm với thủ tướng M.Thát-chơ trong "bầu không khí rất hữu nghị". Tại Ghin-đơ-hon, Goóc-ba-chốp đọc bài diễn văn quan trọng, trong đó nhấn mạnh: "Công cuộc cải tổ đang diễn ra ở Liên Xô đóng vai trò một nhân tố thuận lợi trên trường quốc tế. Việc dân chủ hóa xã hội Xô-viết phù hợp với xu thế khẳng định những tổ chức dân chủ của sự cởi mở trong các công việc quốc tế".

M.X.Goóc-ba-chốp đã công bố những số liệu về các lực lượng vũ trang Liên Xô: đến cuối năm 1990 số quân của Liên Xô chỉ còn 3 triệu 760 nghìn người, "Liên Xô đã quyết định trong năm nay chấm dứt việc sản xuất chất u-ra-ni-om làm giàu để phục vụ những mục tiêu quân sự. Tiếp theo việc đóng cửa trong năm 1987 lò phản ứng công nghiệp điều chế chất Plu-tô-ni để chế tạo vũ khí, trong năm nay Liên Xô dự định đóng cửa thêm 2 lò như vậy và không sử dụng những lò khác để thay thế".


Ngày 7-4:

Một tàu ngầm phóng ngư lôi chạy bằng năng lượng nguyên tử thuộc hạm đội Bắc của hải quân Liên Xô bị cháy và đắm ở độ sâu hơn 1500m ở vùng biển quốc tế trên biển Na-uy.


Từ ngày 8 đến 9-4:

Các phần từ quá khích tổ chức mít tinh chống chính quyền Xô-viết tập trung cạnh tòa nhà chính phủ Gru-di-a ở Tbi-li-xi đã tiến công các đơn vị cảnh sát và quân đội bảo vệ chính phủ làm 16 người bị chết. Các đơn vị quân đội đã giải tán cuộc mít tinh trong khi vẫn chấp hành quy định về không sử dụng vũ khí.


Ngày 11-4:

- Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô công bố sắc lệnh về "Những thay đổi và bổ sung luật hình sự về những tội phạm quốc gia và một số đạo luật khác của Liên Xô".

Theo sắc lệnh này, những kẻ có hành động phá hoại chế độ nhà nước và xã hội của Liên Xô là tội phản quốc và phải bị trừng trị nghiêm khắc.

- Tại cuộc gặp gỡ các Viện sĩ Gru-di-a ở Tbi-li-xi và các nhà báo nước ngoài, Ngoại trưởng E.Sê-vác-nát-de cho biết trong vòng 2 năm tới Liên Xô sẽ giảm bớt chi phí quốc phòng 14 tỷ rúp (20,4 tỷ USD).


Ngày 14-4:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên Xô Ghe-ra-xi-mốp nói, chính quyền Gru-di-a đã ra lệnh cho binh sĩ tiến công những người biểu tình ngày 9-4 ờ Tbi-li-xi làm 19 người chết.


Ngày 15-4:

Chính phủ Môn-đô-va thông báo sẽ phục hồi danh dự cho hàng nghìn phú nông (Kulắc) hồi năm 1949 bị tịch thu tài sản và bị đưa đi đày dưới thời Xta-lin.


Ngày 16-4:

Trong cuộc gặp gỡ với sinh viên đại học Tbi-li-xi, Bộ trưởng Ngoại giao Sê-vác-nát-de nói một cuộc điều tra đang được tiến hành về vụ các lực lượng an ninh giải tán cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc ngày 9-4 và hứa sẽ trừng phạt những người gây ra cái chết của 19 người biểu tình ở Tbi-li-xi.


Ngày 21-4:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên Xô cho biết, quân đội chỉ dùng hơi cay để giải tán những người biểu tình ở Tbi-li-xi. Hầu hết những người bị chết và bị thương trong cuộc biểu tình là do xô đẩy lẫn nhau khi xẩy ra những đám đông không thể kiểm soát được.


Ngày 23-4:

Hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Pu-skin (Mát-xcơ-va) để biểu tình phản đối cuộc xung đột giữa quân đội và nhũng người dân tộc chủ nghĩa Gru-di-a. Cuộc biểu tình này do "Liên minh dân chủ" tổ chức. Công an đã bắt đi 47 người.


Ngày 25-4:

- Liên Xô bắt đầu giai đoạn đầu rút từng phần các đơn vị quân đội ra khỏi Hung-ga-ri. Theo thỏa thuận với các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va, chính phủ Liên Xô quyết định đến cuối năm 1990 sẽ rút 22 đơn vị khỏi Hung-ga-ri. Do rút các đơn vị này, số quân của tập đoàn quân phía Nam sẽ giảm hơn 10 nghìn người, hơn 450 xe tăng, hơn 200 khẩu pháo, cối, hơn 3000 xe ô tô và các phương tiện khác.

- Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp toàn thể xem xét một số vấn đề về tổ chức. M.X.Goóc-ba-chốp thông báo 110 ủy viên chính thức và dự khuyết Trung ương Đảng và ủy viên Bản thânh tra Trung ương Đảng đã gửi một bức thư cho Trung ương Đảng và bản thânh tra Trung ương đề nghị cho họ được ra khỏi hai cơ quan này do Đại hội XXVII của Đảng bầu ra vì tuổi cao sức yếu, không gánh vác được những nhiệm vụ nặng nề và phức tạp hiện nay (Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có 301 ủy viên chính thức và 157 dự khuyết).

Hội nghị đã chấp nhận đề nghị của 110 người này và chuyển 24 ủy viên dự khuyết thành ủy viên chính thức Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 26-4:

Nhận xét về việc 110 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ chức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ M.Tút-uy-lơ-côn coi đây là "những sự thay đổi khá quan trọng trong chế độ Liên Xô mà Mỹ đang theo dõi rất chặt chẽ".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:17:03 pm »

Ngày 5-5:

Trung tướng V.Phua-xin, Phó tổng tư lệnh, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô tại Cộng hòa dân chủ Đức cho biết, đến cuối năm 1990, Liên Xô sẽ hoàn thành việc giảm bớt lực lượng ở Cộng hòa dân chủ Đức gồm 4.000 xe tăng, 24 bệ phóng tên lửa chiến thuật, 80 bệ phóng tên lửa cao xạ, 137 máy bay chiến đấu và số quân phụ trách các vũ khí, phương tiện này. Những đơn vị còn lại sẽ được thay đổi cơ cấu, tuy nhiên phải bảo đảm khả năng giữ gìn an ninh, tự vệ, bảo vệ những thành tựu của chủ nghĩa xã hội.


Ngày 6-5:

Quốc hội Ex-tô-ni-a tuyên bố lấy tiếng Ex-tô-ni-a làm ngôn ngữ chính thức của nước cộng hòa.


Ngày 13-5:

Liên Xô bắt đầu rút một bộ phận quân đội khỏi Tiệp Khắc.


Ngày 15-5:

Liên Xô bắt đầu rút một bộ phận quân đội đóng trên lãnh thổ Mông Cổ. Dự kiến từ năm 1989 đến năm 1990 Liên Xô sẽ rút gần 50 nghìn quân, hơn 850 xe tăng, gần 1.100 xe bộ binh và xe bọc thép, hơn 820 khẩu pháo, gần 190 máy bay và 130 máy bay lên thẳng.


Từ ngày 15 đến 19-5:

Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp thăm Trung Quốc. Hai bên tuyên bố bình thường hóa quan hệ sau 30 năm gián đoạn.


Từ ngày 15 đến 20-5:

Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức tiến hành tập trận chung tại CHDC Đức.


Ngày 22-5:

Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va công bố "Lời kêu gọi của các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va gửi các nước thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)", trong đó tán thành việc đồng thời giải tán hai liên minh quân sự - chính trị mà bước đầu tiên là giải thể các tổ chức quân sự của chúng.


Ngày 25-5:

Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ I khai mạc tại Mát-xcơ-va. Đại hội đã bầu M.X. Goóc-ba-chốp làm Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô.


Ngày 28-5:

Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.I-a-dốp cho biết đến ngày 1-1-1991 Liên Xô sẽ giảm 200 nghìn quân ở vùng phía Đông Liên Xô. Ở vùng Viễn Đông, số quân của các lực lượng vũ trang sẽ giảm 160 nghìn người, trong đó có 12 sư đoàn bộ binh cơ giới, 11 trung đoàn không quân và 16 tàu chiến thuộc hạm đội Thái Bình Dương.


Ngày 29-5:

Báo Pra-vđa đăng tin: "Tướng A.Li-di-chép, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Liên Xô cho biết, trong 3 năm qua gần 50% số cán bộ trong các cơ quan của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã được thay thế, trên 100 cán bộ lãnh đạo các cơ quan chính trị đã bị cách chức vì "tư tưởng yếu kém".


Ngày 30-5:

Trong báo cáo đọc tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp cho biết, chi phí quân sự của Liên Xô trong năm 1989 là 77,3 tỷ rúp (123 tỷ USD).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:18:50 pm »

Ngày 1-6:

Liên Xô bắt đầu giải thể quân khu Trung Á. Một số đơn vị thuộc quân khu giải thể này sẽ được rút gọn hoặc giải thể hoàn toàn.


Từ ngày 3 đến 4-6:

Các cuộc xung đột sắc tộc giữa thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ và người U-dơ-bếch ở đông nam Ta-sken làm 80 người chết, hơn 800 người bị thương. 9.000 quân của Bộ Nội vụ đã được đưa đến để lập lại trật tự.


Ngày 3-6:

Viện Liên bang Xô-viết tối cao Liên Xô họp phiên đầu tiên nhằm giải quyết các vấn đề tổ chức. E.M. Pri-ma-cốp được bầu làm chủ tịch Viện Liên bang.


Ngày 6-6:

Trong ngày làm việc thứ 9 Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, Đại biểu V. I-a-rê-vôi (của Ex-tô-ni-a) đã lưu ý các đại biểu về sự cần thiết phải bảo toàn đất nước khỏi sự phân chia có thể xẩy ra thành các quốc gia riêng biệt. Đại biểu này cho biết, nước Cộng hòa Ex-tô-ni-a có nhiều nhóm và tổ chức cực đoan hoạt động ngày càng công khai và dữ dội, mưu toan gieo rắc sự mất lòng tin của mọi người đối với chế độ hiện hành, với Đảng và Chính phủ.

Đại biểu R. Ni-ga-nốp được bầu làm chủ tịch Viện dân tộc.


Ngày 7-6:

- Tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, N.Rư-scốp được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, G.Côn-bin làm Chủ tịch Ủy ban kiểm tra nhân dân, B.A. Xmô-len-xép làm Chánh án Tòa án tối cao, Y.Mét-vê-ép làm trọng tài chính nhà nước Liên Xô, A.Xu-kha-rép làm Viện trưởng Viện kiểm sát Liên Xô. Tất cả những người này do M.X.Goóc-ba-chốp đề cử.

- Trong báo cáo đọc tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Rư-scốp cho biết, Liên Xô đang "tìm cách giảm chi phí quốc phòng trong thu nhập quốc dân khoảng 1,5 đến 2 lần vào năm 1995". Một trong những biện pháp đầu tiên nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách là "cắt giảm chi tiêu của nhà nước, chủ yếu về quốc phòng và giai đoạn sau sẽ cho phép 9.000 nhà máy làm ăn thua lỗ được giải thể".


Ngày 11-6:

Tình trạng xung đột ở U-dơ-bê-ki-xtan đã lan sang nước Cộng hòa láng giềng Tát-gi-ki-xtan.


Ngày 12-6:

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đi thăm Cộng hòa liên bang Đức, hội đàm với thủ tướng H.Côn (AFP nhận xét: "Cả hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Cộng hòa liên bang Đức được coi là tượng trưng cho sự tan băng chưa từng thấy sau đại chiến thế giới hai trong quan hệ Đông - Tây".


Ngày 13-6:

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức H.Côn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp đã im lặng khi H.Côn nhắc lại thách thức của Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ phá bỏ bức tường Bec-lin.

Sau cuộc hội đàm, H.Côn tuyên bố với các nhà báo: "Lịch sử đang ủng hộ chúng ta, nhưng nó đòi hỏi phải kiên tri".


Ngày 14-6:

A. Lê-vin, Tham tán chính trị và thông tin Đảng Cộng sản Liên Xô tại Việt Nam, trong cuộc họp báo về Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô cho biết, trong Đại hội có một số ý kiến "quá xúc động không cần thiết" có ý đồ tấn công gay gắt Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 15-6:

Trong cuộc họp báo nói về chuyến đi thăm Cộng hòa liên bang Đức, M.X.Goóc-ba-chốp coi bức tường Béc-lin không phải là "một vấn đề nghiêm trọng". "Cộng hòa dân chủ Đức xây dựng bức tường đó trong một tình hình xung đột. Nó có thể biến đi ngay khi những điều kiện dẫn đến xây dựng bức tường đó đã biến đi".


Ngày 16-6:

Liên Xô bắt đầu rút một số đơn vị quân đội khỏi Ba Lan.


Ngày 17-6:

Xung đột sắc tộc diễn ra ở Nô-vưi U-den-khơ thuộc Ca-dắc-xtan làm một số người chết.


Từ ngày 19-6 đến 7-8:

Liên Xô và Mỹ tiến hành vòng 11 cuộc đàm phán (bị gián đoạn từ tháng 11-1988 do thay đổi chính quyền Mỹ) về vũ khí hạt nhân và vũ khí vú trụ tại Giơ-ne-vơ. Hai bên tỏ ý hài lòng về quá trình thảo luận diễn ra trên tinh thần xây dựng và thiết thực. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề trọng tâm, nghĩa là chưa dạt được thỏa thuận về việc tôn trọng Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa dưới dạng đã ký năm 1972 và về việc không rút ra khỏi Hiệp ước đó trong thời gian mà hai bên sẽ thỏa thuận.


Ngày 21-6:

Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ W. Cơ-rao tại Điện Crem-li, Tổng bí thư M .X. Goóc-ba-chốp tuyên bố, quan hệ Xô - Mỹ "đang chuyển từ khái niệm kẻ thù sang khái niệm bạn bè".


Ngày 23-6:

Các ủy ban của Xô-viết tối cao Liên Xô phụ trách việc phê chuẩn các ứng cử viên vào các chức bộ trưởng trong chính phủ đã không phê chuẩn V.Da-kha-rốp vào chức Bộ trưởng Văn hóa và M.Gra-vốp vào chức chủ tịch Ủy ban thể thao do Rư-scố đề nghị. Đáp lại, Rư-scốp tuyên bố "có một số trường hợp nào đó cần phải chiến đấu cho ứng cử viên".


Ngày 28-6:

Xô viết tối cao Liên Xô chuẩn y 4 phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: L.Vô-rô-nin và Y.Ma-xliu-cốp làm phó chủ tịch thứ nhất; L.A-ban-kin, giám đốc Viện kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về cải cách kinh tế; I.Be-la-u-xốp làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về các vấn đề quân sự - công nghiệp.


Ngày 29-6:

Xô-viết tối cao Liên Xô chuẩn y hai phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là A.Bi-riu-cốp-va va V.Gu-xép.


Tháng 6-1989:

Trong tháng 6-1989 có khoảng 12.500 người Đông Đức đã tới định cư ở Tây Đức, trong đó có nhiều người vào Tây Đức một cách bất hợp pháp. Trong 6 tháng đầu năm 1989 đã có hơn 1 triệu người Đông Đức xin định cư tại Tây Đức (tăng 9% so với cả năm 1988).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2022, 02:21:16 pm »

Từ ngày 4 đến 6-7:

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X Goóc-ba-chốp thăm Pháp. Ông đã có cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Pháp F.Mit-tơ-răng trong 2 giờ. Hai bên đã ký gần 20 hiệp định hợp tác. Kết thúc chuyến thăm, M.X. Goóc-ba-chốp đưa ra sáng kiến mới về giải trừ quân bị: "Liên Xô có thể tiếp tục đem phương cắt giảm các tên lửa hạt nhân chiến thuật của mình đang bố trí ở châu Âu nếu các nước NATO có ý định tham gia đàm phán về vũ khí hạt nhân chiến thuật".


Ngày 6-7:

Phát biểu tại Hội đồng châu Âu ở Stra-sbung, M.X. Goóc-ba-chốp giải thích quan niệm của ông về "Ngôi nhà chung châu Âu": "Châu Âu từ Đại Tây Dương đến Uran sẽ an toàn và quyền tối cao của mỗi nước được tự do lựa chọn chế độ xã hội của mình sẽ được tôn trọng cũng như quyền con người và môi trường cũng được tôn trọng".


Ngày 10-7:

- Xô-viết tối cao Liên Xô phê chuẩn một số bộ trưởng mới. V.Ba-ca-tin làm Bộ trưởng Nội vụ; E.Tra-dốp Bộ trưởng Y tế; A.Mi-khai-tren-cô Bộ trưởng các công trình lắp ráp và xây dựng đặc biệt.

- Các cuộc bãi công của thợ mỏ nổ ra ở vùng Me-giơ-đu-ra-chen-scơ thuộc Tây Xi-bi-ri đã lan rộng sang vùng Ku-dơ-nhét, Đôn-nhét và các vùng mỏ khác. Số người tham gia bãi công vượt quá con số 200 nghìn.


Từ ngày 11 đến 18-7:

Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức tiến hành cuộc tập trận chung trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức.


Ngày 12-7:

Tại cuộc họp toàn thể Ban Chấp hành Đảng bộ Lê-nin-grát, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Đảng Cộng sản Liên Xô và đất nước Xô-viết đang trải qua một trong những thời kỳ phức tạp, có thể nói là phức tạp nhất trong lịch sừ của mình... Công cuộc cải tổ đi kèm với những khó khăn, với những hiện tượng đầy mâu thuẫn, với sự xung đột quyền lợi... Đảng đang đứng trước sự cần thiết phải thực hiện những cải cách sâu sắc bên trong Đảng".


Ngày 18-7:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Hội nghị Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản các nước Cộng hòa Xô-viết Liên bang, các khu ủy, tỉnh ủy để xem xét một số vấn đề về công tác đảng trong điều kiện cải tổ.

M.X. Goóc-ba-chốp bác bỏ những mưu toan đặt Đảng đối lập với các Xô-viết, vạch rõ tính chất vô căn cứ của những đề nghị sai lầm về lý luận cũng như về chính trị nói rằng phải "nhà nước hóa" Đảng, phải buộc Đảng phục tùng nhà nước. Goóc-ba-chốp nhấn mạnh, trong tương lai cũng như trong thời gian hiện nay, Đảng không thể không gây ảnh hưởng về chính trị của mình đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội, không thể thoái thác trách nhiệm của mình về thực trạng kinh tế.


Ngày 19-7:

- Trong buổi tiếp Tổng giám đốc UNESCO F.Mai-o đang ở thăm Liên Xô, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Các quá trình chính trị đang phát triển nhanh chóng trong xã hội. Thậm chí chúng còn đi trước các quá trình trong các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, công cuộc cải tổ đang trải qua thời điểm khó khăn phức tạp nhất. Đảng cần phải thực hiện vai trò của mình là tập hợp mọi lực lượng: công nhân, nông dân, trí thức, các phong trào "chính thức" và "không chính thức", mọi sức sống trong nước và tất cả những ai có tư tuởng cải tổ và đổi mới cách mạng trong xã hội".

- Chính phủ Liên Xô đã ra lệnh giới nghiêm tại Cộng hòa Áp-kha-di-a sau khi xẩy ra bạo động tại đây ngày 15-7.


Ngày 20-7:

Công nhân nhiều mỏ than ở Liên Xô đã bắt đầu bái công (khu mỏ than Cu-dơ-bát, Đôn-bát, nhiều hầm mỏ của tỉnh Đô-nét-xcô, Đnép-rơ-pet-rốp-xcơ, 12 mỏ than ở thành phố Tréc-nê-vơ-rát, 11 mỏ ở Rô-vơ-cut-ta, khu mỏ Ca-ra-gan-da, v.v...) làm cho một số ngành kinh tế quốc dân lảm vào tình trạng hiểm nghèo.


Ngày 22-7:

Xô-viết tối cao Tát-gi-ki-xtan quyết định lấy tiếng Tat-gic làm ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Tat-gi-ki-xtan.


Ngày 25-7:

Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.I-a-dốp thăm nước Anh. Ông đã có các cuộc thảo luận với giới quân sự Anh về cuộc đàm phán giải trừ quân bị mà Liên Xô và Anh tham gia.
   

Ngày 30-7:

Một nhóm đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô đã thành lập "nhóm đại biểu liên khu vực". Các thành viên của nhóm đã bầu ra Ủy ban phối hợp trong đó có 5 đồng chủ tịch gồm: B. En-xin, giáo sư sử học Iu. A-pha-na-xép, tiến sĩ kinh tế G. Pô-pốp, Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Ex-tô-ni-a V. Pan-mơ, Viện sĩ A. Xa-kha-rốp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM