Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:10:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 4076 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:38:33 am »

Ngày 1-2:

21 bộ và 75 xí nghiệp và Liên hiệp xí nghiệp trong toàn Liên bang Xô-viết bắt đầu thực hiện quyền hoạt động xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Theo dự tính, trong năm 1987, sẽ có khoảng 20% kim ngạch ngoại thương Liên Xô được thực hiện theo con đường này. Hơn 65% máy móc, thiết bị cung cấp cho thị trường nước ngoài là do những người sản xuất trực tiếp thực hiện.


Ngày 2-2:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên Xô cho biết, Y.Trun-ba-cốp, thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô bị bắt vì tội "nhận hối lộ và tham nhũng".


Ngày 11-2:

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô công bố ba chỉ thị cho phép thanh lập ba loại hợp tác xã: sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ, phục vụ ăn uống công cộng.

Theo các văn bản này, từ nay phạm vi hoạt động của các hợp tác xã đã mở rộng; các hợp tác xã có thể áp dụng tốt nhu cầu của nhân dân trong lĩnh vực mà các tổ chức nhà nước chưa đảm đương được toàn bộ.

Cùng với hệ thống các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã có thể tổ chức sản xuất những mặt hàng tiêu dùng rộng rãi bằng cách sử dụng nguyên liệu tại chỗ là chủ yếu. Các hợp tác xã dịch vụ sẽ tiến hanh sửa chữa nhà ở, sửa chữa xe hơi, làm đồ gỗ...

Các nguyên tắc lập hợp tác xã đều phổ biến chung cho tất cả các loại: it nhất phải có 3 người đứng ra thành lập; xã viên chủ yếu là những người không làm việc nhà nước - cán bộ về hưu, người nội trợ, học sinh đại học. Những người khác chỉ được phép làm việc trong các hợp tác xã lúc rảnh rỗi, không trùng với thời gian làm việc của nhà nước.
   

Ngày 19-2:

Tại Ri-ga, phát biểu với các cán bộ Đảng, chính quyền và kinh tế của nước Cộng hòa Lát-vi-a, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Tháng 11-1987 chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Sự kiện này có tầm quan trọng to lớn đối với vận mệnh của các dân tộc trên đất nước xã hội chủ nghĩa nhiều dân tộc chúng ta. Đó cũng là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, sự kiện có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ tiến trình lịch sử trên thế giới.

Chủ nghĩa xã hội có thể và sẽ mang lại cho nhân dân lao động nhiều hơn nữa nếu chúng ta dũng cảm tiến lên trên con đường phát triển sáng tạo và phát huy sáng kiến của quần chúng nhân dân, trên con đường đổi mới, trên con đường cải tổ.

Hãy bớt đi các cuộc hội họp, bớt đi những lời hô hào và tâng bốc nhau. Hãy thêm nhiều công việc. Đây chính là khẩu lệnh của ngày mai".


Ngày 20-2:

- Phát biểu tại Đại hội lần thứ 20 đoàn Thanh niên Cộng sản Lê-nin Ex-tô-ni-a, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Chúng ta tự hào về đất nước và lịch sử của mình, về cuộc sống hiện nay. Nhưng chúng ta muốn đất nước được đổi mới, năng động hơn nữa, tiến bước vững chắc trên con đường bộc lộ đầy đủ những khả năng của chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ công bằng và nhân đạo, chế độ của những người lao động và dành cho người lao động".

- Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập hội nghị lãnh đạo các Ủy ban kiểm tra Đảng trực thuộc Trung ương Đảng các nước cộng hòa liên bang, các khu ủy, tỉnh ủy.

Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác trong điều kiện cải tổ và bàn những nhiệm vụ mới xuất phát từ các Nghị quyết của Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội nghị Trung ương tháng 1-1987.

M.Xô-lô-men-xép, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lưu ý các đại biểu dự hội nghị về các bức thư tố cáo việc trù dập phê bình và khẳng định: "Hoàn toàn không thể tha thứ những mưu toan của một số người lãnh đạo các Bộ, các ngành và một số cấp ủy tìm cách ngăn cản việc đưa lên báo chí những ý kiến phê bình. Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có thái độ rõ ràng dứt khoát với những sự việc đó - không tha thứ những người không chịu tiếp thu ý kiến phê bình đúng đắn, tìm cách trù dập người phê bình".


Ngày 21-2:

Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan tuyên bố kỷ luật V.Ca-đua-ba-ép, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trung ương các công đoàn Ca-dắc-xtan; X.Ac-cô-di-ép, nguyên Chủ tịch Ban chấp hành Xô-viết đại biểu tỉnh Giam-bun vì có những hành động vi phạm thô bạo điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô và đi ngược lại chính sách của Đảng; Đ.Bê-kê-gia-nốp, nguyên trợ lý Bí thư thứ nhất Trung ưomg Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan bị khai trừ Đảng vì có những hành động cố ý bao che, can thiệp không chính đáng vào việc lựa chọn cán bộ, đưa người nhà, họ hàng vào những cương vị lãnh đạo.


Ngày 22-2:

Nguyên soái V.Cu-li-cốp, thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố: "Sức mạnh chiến đấu cao của các lực lượng vũ trang Liên Xô là một yếu tố có tầm quan trọng to lớn... Những khả năng mở ra tại cuộc gặp gỡ cấp cao Xô - Mỹ tại Rây-gia-vích không được thực hiện trước hết là vì chúng ta đi ngược lại các kế hoạch của Mỹ và NATO muốn vuợt Liên Xô trong lĩnh vực quân sự và mở đường đi đến thống trị thế giới thông qua vũ trụ... Chúng ta buộc phải thi hành các biện pháp đáp lại, buộc phải củng cố các lực lượng vũ trang. Hiện tại không có con đường nào khác".


Ngày 23-2:

Báo "Sự thật" đăng bài của S.L.Xô-cô-lốp, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô viết về công cuộc cải tổ trong các lực lượng vũ trang Liên Xô. Bài báo viết: "Cùng với cả nước, các lực lượng vũ trang Liên Xô đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cải tổ. Cần phải làm việc nghiêm túc nhầm tạo ra bước ngoặt nâng cao chất lượng của quân đội và hải quân Liên Xô. Công cuộc cải tổ không phải chỉ liên quan đến từng vấn đề riêng rẽ mà là tất cả các lĩnh vực của đời sống và hoạt động của các lực lượng vũ trang, của tất cả các sĩ quan và chiến sĩ. Cần phải kiên trì củng cố và phát triển việc cải tổ, đánh giá khách quan những gì đã làm được, kiên quyết sửa chữa sai lầm, tìm ra các biện pháp mới để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Liên Xô".


Ngày 24-2:

Hội đồng Trung ương các công đoàn Liên Xô khai mạc Đại hội lần thứ 18. S.A.Sa-la-ép Chủ tịch Hội đồng Trung ưcmg các công đoàn Liên Xô đọc báo cáo nhấn mạnh: "Các công đoàn Liên Xô bao gồm 140 triệu người. Toàn thể nhân dân lao động nước ta hoàn toàn ủng hộ đường lối của Đảng nhằm đẩy nhanh cải tổ và dân chủ hóa, gắn bó nhửng kế hoạch và hy vọng của mình với đường lối đó, bày tỏ quan tâm cống hiến toàn bộ sức lực để sự nghiệp vĩ đại của công cuộc cài tổ được thực hiện một cách vững chắc và nhất quán.

Các công đoàn Liên Xô coi việc củng cố và phát triển toàn diện sự hợp tác với công đoàn các nước xã hội chủ nghĩa là điều có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác quốc tế của mình. Các công đoàn Liên Xô trong tương lai vẫn tiếp tục bày tỏ tình đoàn kết trước sau như một và dành sự ủng hộ toàn diện cho nhân dân lao động các nước Việt Nam, Cu-ba, Lào, Cămpuchia trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước này.

Các công đoàn Liên Xô phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng với công đoàn các nước đã được giải phóng. Những chuyển biến tích cực rõ rệt đã diễn ra trong quan hệ của chúng ta với công đoàn các nước tư bản phát triển, trước hết là ở các nước Tây Âu".


Ngày 25-2:

Tại Đại hội 18 các công đoàn Liên Xô, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp khẳng định: "Các danh từ "cải tổ", "công khai" sau Hội nghị Trung ương tháng Giêng (1987) đã được mọi nơi trên thế giới coi là đồng nghĩa với các từ "tiến bộ" và "hòa bình".

Rõ ràng một bên là các đồng minh, bè bạn của chúng ta, những người có các quan điểm dân chủ, với niềm hy vọng tin cậy, những sự chờ đợi lớn lao đang theo dõi xem hình ảnh của xã hội chúng ta, cả phong cách và bầu không khí sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đang thay đổi như thế nào. Một bên là những kẻ đối địch về chính trị và tư tưởng, với những lo lắng nhất định, với sự hằn học đang theo dõi các quá trình này".


Ngày 26-2:

Liên Xô tiến hành vụ nổ hạt nhân ngầm dưới đất có công suất 20 ki-lô-tôn tại vùng Xe-ni-pa-la-tin-xcơ, chấm dứt việc đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân.


Ngày 28-2:

Liên Xô đưa ra sáng kiến hòa bình mới: đề nghị tách vấn đề tên lửa tầm trung ở châu Âu ra khỏi cụm các vấn đề và ký một hiệp định riêng về vấn đề này (ở Rây-gia-vích đã thỏa thuận trong vòng 5 năm, Liên Xô và Mỹ sẽ thủ tiêu toàn bộ các tên lửa tầm trung của mình ở châu Âu).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:39:27 am »

Ngày 2-3:

Tại Mát-xcơ-va, Hội nhà báo Liên Xô tổ chức họp báo nhân dịp sắp khai mạc Đại hội lần thứ VI vào ngày 14 tháng 3. Tại cuộc họp, V.A-pha-na-xi-ép, Chủ tịch Ban Chấp hành Hội nhà báo Liên Xô, Tổng biên tập báo Pra-uđa, nói: "Báo chí Liên Xô sẽ phát triển theo tinh thần sáng tạo, dân chủ hóa và mở rộng tính công khai. Hiện nay, nhiệm vụ của báo chí Liên Xô là động viên dư luận xã hội, hướng mọi người vào công cuộc cải tổ, đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội và dân chủ hóa đời sống ở Liên Xô. Mặc dù báo Pra-vđa là cơ quan Trung ương của Đảng và mục tiêu của nó trước hết là tuyên truyền chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng hiện nay, đối với nó không còn những đề tài "bị cấm", không còn những lĩnh vực và hiện tượng mà trước đây bị coi là "không được đụng đến" hoặc "không nên phê phán".

Tổng giám đốc TASS củng nêu rõ: "Cần phải công bố tất cà những gì mà xã hội quan tâm. Cuộc sống không phải chỉ có những hiện tượng tích cực... Chúng tôi không sợ phê bình và tự phê bình công khai".


Ngày 14-3:

Trung ương Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan họp toàn thể tổng kết quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước cộng hòa, xem xét tư cách đảng viên của cựu Bí thư thứ nhất I.A.Cu-na-ép vì đã vi phạm trắng trợn điều lệ sinh hoạt Đảng, tạo ra sự sùng bái cá nhân mình, lợi dụng chức vụ, hối lộ, tham nhũng, dân tộc chủ nghĩa v.v...


Từ ngày 14 đến 16-3:

Hội nhà báo Liên Xô tiến hành Đại hội lần thứ 6 tại Mát-xcơ-va. Đến dự Đại hội có các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô. Tham gia Đại hội còn có các đoàn đại biểu Hội nhà báo các nước xã hội chủ nghĩa.

V.G.A-pha-na-ki-ép, Chủ tịch Ban Chấp hành Hội nhà báo Liên Xô đã đọc báo cáo về công tác của Hội nhà báo Liên Xô và những nhiệm vụ của Hội trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô.

Báo cáo đề cập những phương hướng hoạt động chủ yếu của các nhà báo trong lĩnh vực kinh tế, xã hội - chính trị và tư tưởng của cuộc sống xã hội Xô-viết. Báo cáo nêu rõ: "Chúng ta, các nhà báo đang giải quyết hai nhiệm vụ hết sức phức tạp và quan trọng:

Thứ nhất, phản ánh chính xác ở mức tối đa diễn biến và những kết quả của quá trình cải tổ trong cuộc sống, giúp đỡ Đảng và Nhà nước đạt được thành tích trong quá trình cải tổ, trong việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, cải tổ chính bản thân chúng ta, các phương tiện thông tin đại chúng Xô-viết - các báo và tạp chí, đài phát thanh và đài truyền hình, các thông tấn xã và các nhà xuất bản sách".

Đề cập đến công tác phê bình trên báo, báo cáo vạch rõ:

"Trong những năm qua, đặc biệt là sau Hội nghị toàn thể Trung ương tháng 4-1985 và Đại hội lần thứ XXVII của Đảng, những bài phát biểu có tính chất phê bình trên báo chí đã nhanh hơn... số lượng các khu vực "bị cấm" phê bình đã giảm xuống. Cấp bị phê bình tăng lên. Trong số những người bị phê bình hiện nay có Ủy ban Trung ương Đảng các nước cộng hòa, các bộ trưởng, các khu ủy, tỉnh ủy.

Tuy nhiên, không thể coi thái độ đối với phê bình là bình thường được, rất tiếc là tự giác hay không tự giác, người ta đã tìm ra một tổ hợp khá rộng rãi các phương thức đấu tranh chống phê bình trên báo.

... Phản ứng phổ biến nhất đối với phê bình (đúng hơn là ghi nhận sự phê bình) là những bức thư hình thức - những câu trả lời trống rỗng, không có nội dung. Dường như là người ta đã đáp lại sự phê bình nhưng chẳng áp dụng một biện pháp thực sự nào...".

Về vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, báo cáo nêu rõ: "Đề tài cốt lõi của công tác báo chí trong lĩnh vực chính sách đối ngoại là tuyên truyền vì chủ nghĩa xã hội như một xã hội khác hẳn với chủ nghĩa tư bản, vi ưu thế của chủ nghĩa xã hội của sự công bằng xã hội, của nền dân chủ thực tế, một xã hội bác bỏ chính sách vũ lực, một xã hội đưa ra cho loài người một tương lai không có vũ khí hạt nhân...".

Các đại biểu dự đại hội đã thảo luận sôi nổi về bản báo cáo về những nhiệm vụ của báo chí trong công cuộc cải tổ đang được tiến hành sâu sắc và rộng khắp, nhằm thực hiện chiến lược đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Xô-viết.
   

Ngày 23-3:

Ủy ban nhà nước Liên Xô về phát thanh và truyền hình tổ chức hội nghị bàn về những nhiệm vụ của các cơ quan thông tin, tuyên truyền đại chúng nhân chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 70 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.

Phát biểu tại Hội nghị, E.Li-ga-chốp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khẳng định:

"Báo chí, truyền hình và phát thanh, tất cả các phuơng tiện tuyên truyền tư tưởng phải tuyên truyền một cách rõ ràng và có sức thuyết phục về những gì mà cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội đem lại cho chúng ta, phải tuyên truyền không những về mặt vật chất mà cả về mặt chính trị và xã hội. Điều quan trọng là phải làm sáng tỏ hơn những mục tiêu của công cuộc cải tổ, quá trình thục hiện và những kết quả bước đầu của quá trình đó.

Chúng ta ủng hộ cách nhìn trung thực và thẳng thắn về quá khứ, nhưng chúng ta kiên quyết chống lại sự xuyên tạc quá khứ vinh quang của chúng ta, chống lại việc mô tả lịch sừ của chúng ta như một chuỗi sai lầm và thất vọng.

Cải tổ, đó là sáng tạo chứ không phải phủ nhận. Chúng ta bắt đầu công cuộc cải tổ không phải từ con số không mà trên nền tảng của những thắng lợi vang dội và những thành tựu hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân Xô-viết".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:40:28 am »

Ngày 10-4:

Trong chuyến đi thăm Tiệp Khắc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã nói về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, trong đó nêu rõ: "Trên cơ sở vững chắc của chủ nghĩa xã hội, chúng tôi đã bắt tay vào công cuộc cải tổ trong kinh tế và chính trị, trong lĩnh vực tinh thần, trong lề lối làm việc và phương pháp công tác của Đảng.

Trong thời gian 70 năm sau cuộc cách mạng Tháng Mười đi theo con đường của các bậc tiền bối, vững vàng vượt qua những thử thách gian nguy - cuộc xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và cuộc chiến tranh tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người - nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước vươn lên những tầm cao về tiến bộ xã hội và khoa học.

Những thành tựu của Liên Xô trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội được dư luận biết rõ. Nhưng chính là trên cái nền những thành tựu đó chúng tôi đặc biệt không thể chấp nhận những vấn đề nghiêm trọng và những hiện tượng trì trệ bộc lộ trong những năm 70. Tôi xin nói thẳng là ở đất nước chúng tôi đã hình thành những tương phản nhau rõ rệt.

Những cố gắng của chúng tôi đang hướng vào việc cải tổ toàn bộ guồng máy xã hội. Trong kinh tế thì đây là việc chuyển từ những biện pháp chiều rộng sang chiều sâu, là đẩy nhanh tiến bộ kinh tế - xã hội trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhất. Trong lĩnh vực chính trị thì đây là quá trình triển khai dân chủ rộng rái và sự tự quản của nhân dân, là loại trừ chủ nghĩa quan liêu, lạm dụng quyền hành, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực tư tưởng và tinh thần thì đây là sự phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin để chống lại chủ nghĩa giáo điều sách vở, là việc khẳng định những nguyên tắc đạo đức cao đẹp và những giá trị của chủ nghĩa xã hội.

Nói tóm lại là phải có một bước ngoặt căn bản trong việc tổ chức toàn bộ hoạt động của chúng ta, cả trong ý thức xã hội, trong tâm lý con người, trong quan hệ của họ đối với công việc. Bước ngoặt đó phải là bước ngoặt có tính cách mạng".


Ngày 14-4:

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ G.Sun-dơ, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp đưa ra những đề nghị xây dựng mới về giải trừ quân bị và cho rằng "cho đến nay vẫn có một tính toán sai lầm cho rằng dường như Liên Xô cần hòa hoãn và giải trừ quân bị hơn so với phương Tây".


Ngày 22-4:

Tại Điện Crem-li Ban Chấp hành Trung ưomg Đảng và Chính phủ Liên Xô tổ chức mít tinh kỷ niệm 117 năm ngày sinh Lênin. N.Rư-scốp đọc báo cáo nhấn mạnh: "Chủ nghĩa Lênin đã và vẫn là cơ sở lý luận để chúng ta hiểu được tình hình quốc tế và thời đại hiện nay".


Ngày 24-4:

Trong buổi chiêu đãi ông Ha-phê En Át-xát, Tổng bí thư Đảng xã hội Phục Hưng A-rập, Tổng thống Xi-ry, Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Vấn đề Trung Đông chiếm vị trí đặc biệt trong các cuộc xung đột khu vực... nguồn gốc chính làm cho các cuộc xung đột vẫn tiếp tục là chính sách bành trướng của các giới cầm quyền I-xra-en được Oa-sinh-tơn ủng hộ. Mỹ coi khu vực Trung Đông là nơi thử nghiệm chính sách quốc tế của mình. Chúng tôi ủng hộ các dân tộc A-rập không chịu chấp nhận việc chiếm đóng lãnh thổ của họ... cũng như trước đây, chúng tôi tiếp tục phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào gây thiệt hại và phá vỡ việc tìm kiếm một giải pháp chân chính".


Từ ngày 27-4:

Các đòan đại biểu tham gia các cuộc thương lượng Xô - Mỹ về tên lửa tầm trung và hạt nhân khai mạc phiên họp toàn thể tại Giơ-ne-vơ. Đoàn đại biểu Liên Xô đưa ra dự thảo hiệp ước Xô - Mỹ về việc hủy bỏ các tên lửa hạt nhân tầm trung của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu; những biện pháp nhằm hạn chế và hủy bỏ các tên lửa hạt nhân tầm trung cùng một số tuyên bố và quan điểm về hiệp ước này.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:41:09 am »

Ngày 3-5:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết về việc bảo đảm kỷ luật lao động và kỷ luật xã hội, ra chỉ thị phải đẩy mạnh công tác tổ chức và giáo dục chính trị nhằm triển khai rộng rãi phong trào các tập thể đảm bảo kỷ luật lao động và kỷ luật xã hội. Những công tác đó phải gắn liền với những biện pháp nhằm áp dụng chế độ hạch toán toàn bộ từ cấp vốn, các hình thức tổ chức và trả lương theo đội với việc phát huy dân chủ trong quản lý, phấn đấu đạt kết quả cuối cùng cao.


Từ ngày 11 đến 13-5:

M.X.Goóc-ba-chốp đến thăm sân bay vũ trụ Bai-can-nua và thành phố Lê-nin-xcơ thuộc Ca-dắc-xtan. Ông nói: "Giai đoạn cải tổ sau Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng tháng 1-1987 có đặc điểm là những hoạt động trên hướng này ngày càng cụ thể, thiết thực, liên quan đến kinh tế, các vấn đề dân chủ, tổ chức nghiên cứu khoa học và công tác tư tưởng, công tác cán bộ.

Đồng thời, chúng ta cũng thấy tình hình không đơn giản, nhưng chúng ta không được vì thế mà hoảng hốt, càng không được vì thế mà mất lòng tin. Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng phía trước còn nhiều việc phải làm. Một trong những thành quả của giai đoạn đầu trong quá trình cải tổ là bầu không khí trong xã hội đả thay đổi.

Cải tổ không phải là ý đồ của một nhóm người nào đó, xã hội ta đã trải qua nhiều gian khổ để đi đến cải tổ. Trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trong Chính phủ, chúng tôi đã nhiều lần tự hỏi là liệu có một hướng lựa chọn đúng đắn nào khác cải tổ không? Liệu có những hướng đề xuất nào khác về mặt này hay không? Không! Tất cả mọi người đều hiểu rằng sự lựa chọn của chúng ta là đúng đắn, chúng ta đã suy nghĩ nhiều để tìm ra quyết định cải tổ. Kết luận chỉ là một: đi theo con đường của Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô.

Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu. Nếu chúng ta không dao động, nếu chúng ta giành được những thành tựu nhất định, mà chúng ta tin tưởng là như vậy thì công cuộc cải tổ sẽ sống và sẽ mang lại những thành quả to lớn".


Ngày 17 và 21-5:

Tuần dương hạm "Ác-con-dat" của Mỹ vi phạm đường biên giới quốc gia của Liên Xô ở vịnh A-va-trin. Liên Xô coi đây là những hoạt động cố ý và có tính chất khiêu khích, vi phạm luật Liên Xô về quy chế lãnh hải Liên Xô.
   

Từ ngày 17 đến 22-5:

Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh thăm Liên Xô.


Từ ngày 28 đến 29-5:

Tại Béc-lin các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va tiến hành Hội nghị Ủy ban chính trị hiệp thương. Hội nghị đã ký văn kiện "Về học thuyết quân sự của các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va". Văn kiện nêu rõ: "Học thuyết quân sự của Hiệp ước Vác-sa-va cũng như của mỗi nước thành viên nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân cũng như chiến tranh thông thường. Học thuyết quân sự của các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va là học thuyết chỉ mang tính chất phòng thủ... Thực chất của học thuyết đó như sau:

Trong bất kỳ tình huống nào, các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va không bao giờ tiến hành các hoạt động quân sự trước tiên chống lại bất kỳ một nước hoặc một liên minh các nước nào.

Các nước thành viên không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.

Các nước thành viên không có tham vọng lãnh thổ đối với bất kỳ nước nào ở châu Âu và ngoài châu Âu.

Các nước thành viên không bao giờ đối xử với một nước nào hoặc một dân tộc nào như kẻ thù của mình. Ngược lại, các nước thành viên sẵn sàng cùng với tất cả các nước trên thế giới, không loại trừ nước nào, xây dựng quan hệ trên cơ sở có tính đến lợi ích an ninh và cùng tồn tại hòa bình của nhau.


Ngày 28-5:

Một máy bay thể thao hạng nhẹ do công dân Cộng hòa Liên bang Đức M.Ru-xtơ điều khiển đã xâm phạm vùng trời Liên Xô và hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ ở Mát-xcơ-va.


Ngày 30-5:

Đ.T.I-a-dốp được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô thay Xô-cô-lốp về hưu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:42:20 am »

Từ ngày 8 đến 9-6:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở Hội nghị bàn về các vấn đề cải tổ cơ bản công tác quản lý kinh tế. Goóc-ba-chốp gợi ý 3 vấn đề: cải tổ đang diễn ra như thế nào, đánh giá bản dự thảo luật về các xí nghiệp (liên hiệp các xí nghiệp) và vai trò của các cơ quan quản lý kinh tế ở Trung ương.


Ngày 15-6:

Tòa án tối cao Liên Xô đã kết án V.Xu-scốp, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại thương Liên Xô 13 năm tù vì tội hối lộ.


Ngày 25-6:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khai mạc Hội nghị toàn thể bàn về việc cải tổ công tác quản lý kinh tế mà nội dung cơ bản là chuyển từ những phương pháp quản lý hành chính là chủ yếu sang những biện pháp kinh tế là chủ yếu. Quá trình chuyển biến đó gồm: mở rộng rõ rệt quyền tự chủ của các liên hiệp xí nghiệp và các xí nghiệp; cải tổ cơ bản việc quản lý tập trung hóa nền kinh tế và nâng cao chất lượng của công tác đó; cải cách sâu sắc công tác kế hoạch hóa, lập giá, cơ chế tài chính - tín dụng; xây dựng các cơ cấu tổ chức mới có thể trực tiếp thu hút được cả khoa học và sản xuất; chuyển từ hệ thống quản lý bằng mệnh lệnh sang hệ thống quản lý dân chủ và phát triển tự quản. Goóc-ba-chốp nhấn mạnh: "Phải có những biện pháp nhanh chóng và kiên quyết...

... Ý nghĩa chính trị của Hội nghị là ở chỗ có đưa những tư tưởng cải tổ vào thực tiễn hay không? Hcm thế nữa nó diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực xã hội có tính chất quyết định đụng chạm tới cơ sở đời sống của nhân dân".

Về bầu không khí của hội nghị, Goóe-ba-chốp nói: "Đặc điểm của nó là tỉnh táo đánh giá tiến trình cải tổ, những thành tích và thắng lợi của cải tổ, phân tích sâu sấc công việc, phê phán những sai lầm, thiếu sót và thảo luận tự do, thẳng thắn những vấn đề đã chín muồi... Tất nhiên, kinh nghiệm thực tế đã gợi ra nhiều vấn đề. Cuộc sống sẽ củng cố những quan niệm về cải tổ. Những vấn đề và những khó khăn, phức tạp mới đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta không thể không phạm những sai lầm thiếu sót mặc dù chúng ta phải làm việc và hành động sao cho càng ít sai lầm thiếu sót càng tốt và tất cả chúng ta đều tin rầng sai lầm lớn nhất - đó là bệnh sợ sai lầm".

Hội nghị đã thông qua dự luật Liên Xô về xí nghiệp (Liên hiệp xí nghiệp) quốc doanh và giao cho Hội đồng Bộ trưởng đưa dự luật này ra Xô-viết tối cao Liên Xô xem xét.


Ngày 30-6:

Kỳ họp thứ 7 Xô-viết tối cao Liên Xô khóa XI đã thông qua hai đạo luật mới:

1. Luật về xí nghiệp (Liên hiệp xí nghiệp) quốc doanh. Theo luật này hoạt động của xí nghiệp, nhà máy được đề ra trên cơ sở kế hoạch nhà nước nhưng được thực hiện trên nguyên tắc hạch toán toàn phần, lấy thu bù chi và tự cấp vốn.

2. Luật về việc toàn dân thảo luận những vấn đề quan trọng trong sinh hoạt nhà nước. Luật mới quy định bắt buộc phải tổ chức để nhân dân thảo luận tất cả các dự luật, dự thảo pháp lệnh liên quan đến những phương hướng chủ yếu phát triển chính trị, kinh tế, xà hội của đất nước, liên quan đến việc thực hiện quyền hạn, quyền tự do và nghĩa vụ của công dân Liên Xô ghi trong Hiến pháp cũng như những vấn đề quan trọng khác.


Ngày 18-7:

Cục thống kê Trung ương Liên Xô công bố kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 1987. So với cùng kỳ năm trước, năng suất lao động tăng 2,3%, thu nhập quốc dân tăng 2,4%, tiền lương trung bình tháng của công nhân viên chức tăng 2,8%, của nông trang viên tăng 4%, tổng sản lượng các mặt hàng tiêu dùng tăng 4%, sản lượng công nghiệp tăng 3%. Trong chăn nuôi, sản lượng thịt tăng 1%, sữa 2%, trứng 3%. Diện tích nhà ở đưa vào sử dụng tăng 17%.


Ngày 21-7:

Liên Xô đưa ra sáng kiến hòa bình mới. Trong đó tuyên bố: "sẵn sàng thủ tiêu tất cả các tên lửa tầm trung của mình ở phần châu Á của Liên Xô, nghĩa là, sẵn sàng rút bỏ vấn đề giữ lại 100 đầu đạn trên các tên lửa tầm trung ma Liên Xô đã nêu ra trong cuộc đàm phán với Mỹ tại Giơ-ne-vơ với điều kiện Mỹ cũng sẽ làm như vậy".


Ngày 29-9:

Trong buổi tiếp một nhóm đại biểu các giới xã hội Pháp, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Công cuộc cải tổ xuất phát từ những nhu cầu của đất nước chúng tôi, cuộc sống đã đưa chúng tôi đến với cải tổ. Nhờ cách mạng Tháng Mười, nhờ tiến lên xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô đã trở thành một nước như ngày nay. Những kẻ nào hy vọng rằng dân chủ và cải tổ sẽ dẫn đến sự đảo lộn về xã hội và chính trị ở Liên Xô tức là đã nhầm to".

Liên Xô tuyên bố chủ trương giảm triệt để mức đối đầu về quân sự và biến vùng Cực Bắc thành vùng hòa bình.
   

Ngày 23-10:

Liên Xô đưa ra đề nghị với Mỹ: từ 1 tháng 11 cả Liên Xô và Mỹ đều ngừng mọi hoạt động có liên quan tới việc sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Phía Mỹ sẽ đồng ý cam kết trong vòng 10 năm không sử dụng quyền rút khỏi hiệp ước hạn chế các hệ thống phòng thủ chống tên lửa với điều triệt để tôn trọng hiệp ước đó. Liên Xô sẽ đồng ý giới hạn số lượng đầu đạn trên các loại vũ khí tiến công chiến lược của Liên Xô và Mỹ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:43:03 am »

Ngày 2-11:

Báo chí Liên Xô đăng bài của M.X.Goóc-ba-chốp nhân dịp kỷ niệm cách mạng Tháng Mười. Bài báo nêu rõ: "Chừng nào nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chừng nào tư tưởng phục thù về mặt xã hội vẫn còn là cốt lõi của chiến lược và các chương trình quân sự của phương Tây, chừng ấy chúng ta vẫn sẽ làm tất cả mọi việc cần thiết để duy trì sức mạnh quốc phòng. Ở mức độ không cho phép chủ nghĩa đế quốc có ưu thế quân sự với chủ nghĩa xã hội".

Về công cuộc cải tổ, bài báo viết: "Mục tiêu của công cuộc cải tổ là khôi phục hoàn toàn về mặt lý luận và thực tiễn khái niệm của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, trong đó người lao động với những lý tưởng và quyền lợi của anh ta cùng những giá trị nhân đạo trong nền kinh tế, trong quan hệ xã hội chính trị và trong nền văn hóa được đặt lên hàng đầu...".

Hai vấn đề then chốt của sự phát triển xã hội đang quyết định vận mệnh của công cuộc cải tổ - đó là quá trình dân chủ hóa toàn bộ sinh hoạt xã hội và cuộc cải cách kinh tế triệt để.

Giai đoạn thứ nhất của công cuộc cải tổ đã được hoàn thành về cơ bản... bây giờ chúng ta đã có thể nói đến việc đi vào giai đoạn mới của công cuộc cải tổ, khi mà toàn bộ đường lối chính trị của chúng ta, tất cả các quyết định của chúng ta đang được biến thành công việc cụ thể và đang được thực hiện.

Vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử này, Đảng Cộng sản bắt đầu cuộc đấu tranh một cách mạnh dạn và kiên quyết nhằm đổi mới xã hội; đảm nhiệm những công việc khó khăn nhất. Và chúng ta có thể nói chắc chắn rằng, sự nghiệp vĩ đại của cách mạng Tháng Mười - sự nghiệp cải tổ có tính cách mạng đang nằm trong những cánh tay vững chắc.

Chúng ta đang đi tới thế giới mới - thế giới của chủ nghĩa cộng sản. Và không khi nào chúng ta rời bỏ con đường đó".


Ngày 11-11:

Hội nghị toàn thể Thành ủy Mát-xcơ-va cho B.En-xin thôi giữ chức Bí thư thứ nhất Thành ủy Mát-xcơ-va vì bài phát biểu của En-xin tại Hội nghị toàn thể Trung ương tháng 10-1987 là một "sai lầm về chính trị".


Ngày 1-12:

Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Mỹ NBC về khả năng tương lai gần có xuất hiện ở Liên Xô đảng nào khác ngoải Đảng Cộng sản không, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Tôi không thấy có sự cần thiết như thế và đó cũng là ý kiến của xã hội chúng tôi. Những thay đổi hiện nay ở Liên Xô, những thay đổi sâu sắc trong kinh tế, trên lĩnh vực dân chủ, tinh thần, xã hội đều diễn ra theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Liên Xô".


Ngày 7-12:

Trên đường đi Mỹ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp ghé thăm Anh theo lời mời của Thủ tướng Anh M.Thát-chơ. Thát-chơ tuyên bố: "Chúng tôi đã có các cuộc hội đàm mỹ mãn với ngài M.X.Goóc-ba-chốp cũng như với ngài Bộ trưởng Ngoại giao E.Sê-vác-nát-de".


Ngày 8-12:

- Tại Oa-sinh-tơn, Liên Xô và Mỹ ký hiệp ước đầu tiên về thủ tiêu vũ khí hạt nhân (tên lửa tầm trung và tầm ngắn), về chuyến đi thăm Mỹ từ ngày 8 đến 10-12, Goóc-ba-chốp nói: "Cuộc đi thăm này đà trở thành một sự kiện lớn trong nền chính trị thế giới".

- Đài phát thanh Pháp "Frăng-xơ - Anh-te" và tạp chí Mỹ "Times" bầu Goóc-ba-chốp là nhân vật xuất sắc nhất năm 1987.


* Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kỉnh tế-xã hội năm 1987 của Liên Xô:

- Khối lượng sản phẩm và năng suất lao động trong công nghiệp tăng theo nhịp độ kế hoạch đề ra. Các tổ hợp nhiên liệu năng lượng và luyện kim hoạt động ổn định, sản phẩm ngành chế tạo máy được đổi mới nhanh chóng, sản lượng chăn nuôi tăng. Toàn bộ mức tăng sản xuất được bảo đảm nhờ tăng năng suất lao động.

- Thu nhập quốc dân năm 1987 đạt 600 tỉ rúp, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân thấp hơn mức kế hoạch vì các chỉ tiêu về tiết kiệm nguyên vật liệu không hoàn thành, sản lượng nông nghiệp tăng chậm.

- Sản lượng công nghiệp tăng 32 tỉ rúp so với năm 1986 và đạt trên 870 tỉ rúp, sản lượng nông nghiệp đạt 220,1 tỉ rúp, cao hơn 9,3% so với các mức trung bình hàng năm của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981 - 1985). Kim ngạch ngoại thương đạt 128 tỉ rúp (xuất 67 tỉ và nhập 61 tỷ). Hơn 11 triệu người được cải thiện nhà ở (hoàn thành vượt mức kế hoạch).

- Nhờ cơ chế quản lý mới, trong 2 năm 1986 - 1987, tổng sản lưựng nông nghiệp tăng gần 10%, gấp đôi mức tăng trung bình hàng năm của kế hoạch 5 năm trước, sản lượng ngũ cốc đạt hơn 210 triệu tấn, tăng 17% so với kế hoạch 5 năm trước, thịt tăng 12%, sữa và trứng 8%.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:02:08 am »

PHẦN THỨ HAI
CẢI TỔ SÂU RỘNG VÀ
SỰ CHỆCH HƯỚNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


NĂM 1988


Ngày 1-1:

Hàng nghìn xí nghiệp, cơ quan trong toàn Liên bang Xô-viết bắt đầu chuyển sang các hình thức quản lý kinh tế mới. 56.000 nông trang tập thể và nông trường quốc doanh chuyển sang hạch toán kinh tế toàn phần và tự cấp vốn.

Theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tử 1-7, số xe con công vụ của các Bộ, các ngành và cơ quan cấp quản lý toàn Liên bang sẽ giảm 40%, các nước cộng hòa giảm 20%. Số xe giảm này sẽ bán cho dân hoặc chuyển cho các xí nghiệp vận tải xe con.


Ngày 8-1:

Trong cuộc gặp cán bộ lãnh đạo các phương tiện thông tin đại chúng tại Mát-xcơ-va, Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Hiện đang có nhiều gay gắt, những cuộc tranh luận gia tăng. Quá trình cải tổ đang diễn ra không tránh khỏi có đấu tranh. Đó là lẽ tự nhiên... Đã từng là như vậy trong những tháng năm của hết thảy mọi cuộc cách mạng và ngày nay cũng sẽ là như vậy. Điều khác là ở các hình thức đấu tranh và những người tham gia nó. Trên đất nước chúng ta, đó không phải là những lực lượng có tính chất thù địch, đối kháng, mang theo những lợi ích giai cấp đối lập".


Ngày 31-1:

Khoảng 70 đại diện của các nhóm không chính thức của Liên Xô như "Liên đoàn quốc tế Hen-xin-ki về nhân quyền" (IHF), "Nhóm thiết lập sự tin cậy giữa Đông và Tây " v.v... đã tụ họp tại một căn hộ ở Mát-xcơ-va. Lực lượng an ninh đã yêu cầu họ rời ngay địa điểm họp và ngăn chặn không cho những người đến sau vào nhà.

Sau khi 2 người Mỹ trong phái đoàn IHF ra về, cảnh sát đã thẩm vấn một vài người rồi thả họ.


Ngày 1-2:

Báo Pra-vđa đưa tin hiện có 30.000 nhóm không chính thức mới đang hoạt động ở Liên Xô. Những nhóm chống Liên Xô này đang được báo chí phương Tây hoan nghênh.


Ngày 3-2:

Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh chấm dứt việc xem xét các đơn từ, khiếu nại kiện cáo nặc danh.


Ngày 4-2:

Thành lập Ủy ban Nhà nước nhằm giải quyết vụ người Tác-ta ở Crưm.


Ngày 6-2:

Ủy ban trực thuộc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách việc nghiên cứu bổ sung những tài liệu liên quan đến những hành động khủng bố xảy ra trong những năm 30-40 và đầu những năm 50 đã họp để nghe thông báo của Chánh án Tòa án tối cao Liên Xô về kết quả xem xét kháng nghị của Tổng viện trường Viện kiểm sát Liên Xô về vụ N. I. Bu-kha-rin, A. I. Ru-cốp, A.P. Rôn-đen-gon-kơ, M. A. Tréc-nốp, P. P. Mác-xim-mốp-đi-cốp-xki, P. P. Cri-út-xcốp và K.G. Ra-cốp-xki bị truy tố hình sự về cái gọi là tội tham gia "nhóm Trốt-kít hữu khuynh chống Liên Xô". Ngày 4-2, Tòa án tối cao Liên Xô đã ra quyết định hủy bỏ bản án của Hội đồng quân sự đối với những bị can nói trên và chấm dứt vụ nàv vì trong những hành động của họ không có cấu thành tội phạm.


Những người này bị Hội đồng quân sự Tòa án tối cao Liên Xô xét xử hồi tháng 3-1938 về tội theo lệnh của các cơ quan tình báo nước ngoài thủ địch với Liên Xô đã tổ chức một nhóm mưu phản lật đổ chế độ xã hội và Nhà nước ở Liên Xô, tiến hành các hoạt động phá hoại, khủng bố và các hoạt động thủ địch khác.


Ngày 12-2:

Hồi 10 giờ 45 phút, (giờ Mát-xcơ-va) tuần dương hạm Y-oóc-tao và khu trục hạm Ke-u-rôn của hải quân Mỹ đã xâm phạm biên giới quốc gia của Liên Xô ở vùng biển Đen. Hai tàu này vào sâu 7 km và có những hoạt động nguy hiểm, đến 12 giờ 48 phút mới ra khỏi lãnh hải Liên Xô.


Từ ngày 17 đến 18-2:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp toàn thể thảo luận "về quá trình cải tổ trường phổ thông và đại học và những nhiệm vụ của Đảng nhằm thực hiện cuộc cải tổ này". M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chúng ta cảm nhận một cách thiết thực sự đa lý luận của chủ nghĩa xã hội. Đây là điều không quen thuộc và được đánh giá không đồng nhất, cần phải nghiên cứu, phân tích, giải thích...

Chúng ta biết rằng ai đó vẫn còn chưa hiểu rõ liệu chúng ta có đi chệch khỏi chủ nghĩa xã hội hay không... liệu chúng ta có xét lại học thuyết Mác-Lênin hay không?

Công cuộc cải tổ buộc chúng ta nhìn nhận theo cách mới một số đánh giá đã trở nên quen thuộc không chỉ đối chiếu quãng đường đã qua mà cả quãng đường sắp tới với những tiêu chuẩn tiến bộ, với những mục tiêu xây dựng xã hội mới mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra".

Hội nghị đã cho B.En-xin thôi giữ chức ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.


Ngày 23-2:

Chính phủ Liên Xô thông báo: trong những ngày qua, ở vùng Ca-ra-bắc thuộc A-déc-bai-gian liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình. Hội đồng tự quản khu vực này đã gửi đơn tới Xô-viết tối cao của hai nước Cộng hòa A-déc-bai-gian và Ác-mê-ni-a yêu cầu cho vùng này được nhập vào nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a.


Từ ngày 25 đến 26-2:

- Các cuộc biểu tình lớn (hàng trăm nghìn người tham gia) đã diễn ra tại E-rê-van, thủ đô nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a. Những người biểu tình giương cao các biểu ngữ bằng tiếng Ác-mê-ni-a: "Quyền tự quyết", "Không được hành động cực đoan" và "Ca-ra-bắc, một thử nghiệm của cải tổ". Họ đòi sáp nhập trở lại khu tự trị Na-go-rơ-nui Ca-ra-bắc vào Ác-mê-ni-a. Các lực lượng an ninh đã không can thiệp vào các cuộc biểu tình.

- Tại Ba-cu, thanh niên A-déc-bai-gian đã biểu tình chống những mưu toan sáp nhập Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc vào Ác-mê-ni-a.

... Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc là tình tự trị thuộc nước Cộng hòa A-déc-bai-gian, số dân gần 20 vạn (trong đó 80% là người Ác-mê-ni-a) tỉnh lỵ là Stê-pa-na-két. Tại đây, từ giữa tháng 2 xuất hiện truyền đơn, biểu ngữ, các cuộc mít tinh tại quảng trường thành phố đòi sáp nhập Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc vào Cộng hòa Ác-mê-ni-a. Ngày 20-2, Xô-viết tỉnh họp thông qua đề nghị với các Xô-viết tối cao A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Xô-viết tối cao Liên Xô chuyên Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc sang Cộng hòa Ác-mê-ni-a. Ngày 26-2, M.X. Goóc-ba-chốp ra lời kêu gọi gửi nhân dân hai nước Cộng hòa này bình tĩnh giải quyết các vấn đề bất đồng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:03:17 am »

Ngày 9-3:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp bàn về tình hình A-déc-bai-dan, Ác-mê-ni-a với cuộc xung đột diễn ra từ giữa tháng 2-1988.


Ngày 13-3:

Tờ "Thời báo Niu Y-oóc" đăng bài của cựu Tổng thống Mỹ R. Ni-xơn: "Đối phó với Goóc-ba-chốp", trong đó có đoạn: "Mỹ nên trao cho Goóc-ba-chốp cái mà ông ta muốn, tức là giảm bớt căng thẳng với phương Tây và mở rộng quan hệ kinh tế nếu ông ta trao cho chúng ta cái mà chúng ta cần: loại bỏ ưu thế của Liên Xô về các tên lửa hạt nhân đánh đòn phủ đầu được bố trí trên mặt đất, giành sự trấn áp của Liên Xô ở trong nước như hiệp ước Hen-xin-ki đề nghị và chấm dứt sự xâm lăng của Liên Xô ở nước ngoài".


Ngày 28-3:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và chính phủ Liên Xô ra nghị quyết về việc đẩy nhanh sự phát triển của vùng Ca-ra-bắc nhằm tạo điều kiện mở mang văn hóa Ác-mê-ni-a ở vùng này.


Ngày 29-3:

Một cuộc tổng bãi công đã làm tê liệt các hoạt động của thành phố Stê-pa-na-két, thủ phủ khu tự trị Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc.


Ngày 4-4:

Báo Pra-vđa đưa tin: "một nhóm những kẻ kích động chủ nghĩa dân tộc đã bị bắt tại Ác-mê-ni-a" và kết quả điều tra. Nhóm này do Pa-rui Ai-ri-ky-át cầm đầu, có quan hệ với các đài phát thanh phương Tây, qua đó kêu gọi thành lập chính phủ lâm thời ở Ác-mê-ni-a và đưa lực lượng quân sự nước ngoài vào nước Cộng hòa này.


Ngày 5-4:

Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp tiếp ông Vi-li Bran, Chủ tịch Quốc tế xã hội, Chủ tịch danh dự Đảng dân chủ xã hội Đức (CHLB Đức). Nhận xét về thái độ của phương Tây đối với công cuộc cải tổ ở Liên Xô, M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Một số giới lo sợ chủ nghĩa xã hội bộc lộ tính năng động, lo sợ chính sách đối ngoại của Liên Xô dựa trên tư duy mới sẽ xóa sạch "hình ảnh kẻ thù", họ lo sợ rằng những cơ sở lâu nay của chính sách chống Liên Xô ở phương Tây sẽ sụp đổ. Khuynh hướng đó chứa đựng nguy cơ đe dọa các quá trình làm lành mạnh quan hệ quốc tế và việc giải trừ quân bị. Một số giới lợi dụng sự cởi mở của chúng tôi, bắt đầu khai thác những khó khăn đương nhiên của công cuộc cải tổ. Người ta tìm cách can thiệp vào nội bộ chúng tôi từ bên ngoài làm gay gắt thêm một số vấn đề, gây khiêu khích. Hiện nay, điều này đặc biệt thể hiện rõ qua sự kiện Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc".


Ngày 15-4:

V. Che-bu-cốp, chủ tịch KGB của Liên Xô lên án "các cơ quan mật vụ các nước đế quốc" xúi giục cuộc nổi loạn chủng tộc mới đây ở Liên Xô. Cuộc nổi loạn ở A-déc-bai-gian là do sự nới lỏng về giáo dục trong cộng đồng này.


Từ ngày 23 đến 24-4:

Tại Pakh-ta thuộc khu vực Ta-sken, 111 đại diện của những người Tác-ta ở Crưm đã thông qua "1 kế hoạch hoạt động trong những tháng tới", dự kiến cử các "đại biểu" tới Mat-xcơ-va.

(Tháng 6 năm 1987 hàng trăm người Tác-ta đã tới Điện Crem-li để đưa yêu sách. Họ tập trung rất đông ở Mát-xcơ-va trong nhiều tuần và cuối tháng 7 năm 1987 đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở gần quảng trường Đỏ).


Ngày 26-4:

Đại diện vụ lãnh sự Bộ Ngoại giao Liên Xô O. Ap-ra-men-cô tuyên bố: từ ngày 1-5, việc cấp thị thực nhập cảnh cho những nhà kinh doanh nước ngoài vào Liên Xô sẽ dễ dàng hơn. Thị thực nhập cảnh cho họ sẽ được cấp trong vòng 48 giờ. Các nhà kinh doanh nước ngoài có thể đến Liên Xô chỉ cần một thị thực du lịch mà không cần có lời mời của các quan chức Liên Xô như trước đây quy định.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #18 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:04:54 am »

Ngày 1-5:

Trong bài trả lời phỏng vấn một phóng viên phương Tây, B. En-xin cho rằng, cần hủy bỏ một số lượng lớn các công trình xây dựng có mức chi phí từ hàng chục đến hàng trăm triệu rúp. Các công trình "tốn kém" này trong một số trường hợp chỉ phục vụ "những tham vọng của những tầng lớp nào đó".


Ngày 10-5:

Hàng trăm gia đình người Tác-ta được phép rời U-dơ-bê-ki-xtan trở lại định cư ở Crưm.


Ngày 11-5:

Một cuộc biểu tình diễn ra tại Stê-pa-na-khét, thủ phủ của vùng Na-go-rơ-nưi Ca-ra-bắc vì một thanh niên Ac-mê-ni-a bị người A-déc-bai-gian giết chết.


Ngày 12-5:

Hơn 40.000 người đã biểu tình ở trung tâm Ê-rê-van (thủ đô Ác-mê-ni-a) để phản đối việc bắt giữ một người Ác-mê-ni-a.


Ngày 18-5:

Tại Ba-cu đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Họ đi dọc các đường phố, hô khẩu hiệu, giương các biễu ngữ "A-déc-bai-gian là của người A-dec" và "tra lai Ca-ra-bắc". Cảnh sát đã dẹp sang bên đường cho đoàn biểu tình đi qua.


Ngày 21-5:

Bao "Côm-xô-môn-xcai-a Pra-vda" đăng tin khoảng 17.900 người Tác-ta vùng Crưm đã trở về bất hợp pháp vùng quê hương trên bờ biển Đen của họ, nơi mà năm 1944 họ đã bị Xta-lin đưa đi đầy.

Tờ báo cho biết từ tháng 4 đến giữa tháng 5 nhà cầm quyền Crưm đã cho phép 4.183 người được định cư, ngoài ra có 17.500 người Tác-ta khác là định cư bất hợp pháp.

Tại Vi-nhi-ut diễn ra cuộc mít tinh đã được cho phép để "phản đối sự tàn sát dưới thời Xta-lin tại Lít-va" và lên án việc hàng trăm ngàn người Lít-va "bị đầy" tới những vùng xa xôi hẻo lánh của Liên Xô cách đây 40 năm.


Ngày 24-5:

Xô-viết tối cao Liên Xô cho B. En-xin thôi giữ chức ủy viên Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao và bổ nhiệm làm bộ trưởng.


Ngày 25-5:

Tướng A. Li-di-trép, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Liên Xô trong một cuộc họp báo tổ chức tại Mát-xcơ-va cho biết, tính đến đầu tháng 5 năm 1988 Liên Xô có 13.310 người chết, 35.478 người bị thương và 311 người bị mất tích trong khi làm nhiệm vụ ở Áp-ga-ni-xtan. Đây là số liệu chính thức đầu tiên được công bố.


Ngày 26-5:

Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (ILSS) công bố bản "Tổng kết chiến lược" nhận định về năm 1987 là năm đã có những biến đổi "có ý nghĩa, thậm chí có tính chất cơ bản đã diễn ra trong quan hệ Đông-Tây, mà phần lớn là nhờ sự chuyển biến chính sách của Liên Xô dưới sự thúc đẩy của Goóc-ba-chốp".

"Nếu như Liên Xô đã tỏ ra là họ có khả năng linh hoạt và mềm dẻo thì ngược lại các nước phương Tây đã đôi chút bị bất ngờ khi Liên Xô bắt đầu xa rời các lập trường từ trước đến nay có vẻ là cơ bản".


Ngày 29-5:

Tổng thống Mỹ R. Ri-gân thăm Liên Xô.


Ngày 30-5:

Tại Crem-li đã diễn ra cuộc gặp giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp và Tổng thống Mỹ Ri-gân. Goóc-ba-chốp nói: "Chúng tôi nhận thấy mình ngày càng tin tưởng hơn vào sự đúng đắn trong việc lựa chọn chủ nghĩa xã hội và không hề nghĩ đến sự phát triển của đất nước mình nằm ngoài chủ nghĩa xã hội và dựa trên những giá trị nguyên tắc khác. Cương lĩnh của chúng tôi là dân chủ và công khai hơn nữa, công bằng xã hội hơn nữa trong điều kiện hoàn toàn no đủ và sinh hoạt tinh thần cao".

Trước Hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19 Đảng Cộng sản Liên Xô, Viện nghiên cứu xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô đã tham khảo ý kiến quần chúng về công cuộc cải tổ. Hơn 80% số người được hỏi tuyên bố hoàn toàn ủng hộ cải tổ, 3/4 tin tưởng vào thắng lợi của cải tổ nếu mỗi người góp phần vào sự nghiệp đổi mố xã hội và nhà nước Xô-viết.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2022, 10:06:26 am »

Ngày 3-6:

Sau chuyến đi Mát-xcơ-va 10 ngày, Tổng thống Mỹ Ri-gân tuyên bố tại căn cứ không quân Andresx rằng chuyến đi của ông đã "thúc đẩy sự nghiệp hòa bình và tự do trên thế giới". Cuộc họp thượng đỉnh cho phép thực hiện "những tiến bộ thực sự" vì một số vấn đề như vấn đề nhân quyền và các cuộc xung đột khu vực và những tiến bộ cụ thể "vì vấn đề cắt giảm các vũ khí hạt nhân "chiến lược".

Ông nói "Những thay đổi đang diễn ra ở Liên Xô là có thật và "chúng ta hy vọng và cầu mong cho dấu hiệu thay đổi này vẫn tiếp tục".


Ngày 8-6:

Ủy ban Nhà nước về vấn đề người Tác-ta ở Crưm coi đòi hỏi của người Tác-ta về việc thành lập một khu vực tự trị ở bán đảo Crưm là không hợp lý vì chính quyền đã xin bỏ tất cả các hạn chế đối với người Tác-ta và đã bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn cho người Tác-ta, bảo đảm cho họ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú.


Ngày 15-6:

Quốc hội A-déc-bai-gian bác bỏ Nghị quyết của Tòa án tối cao Ác-mê-ni-a về việc sáp nhập Ca-ra-bắc vào nước Cộng hòa Ác-mê-ni-a và coi việc làm của Ác-mê-ni-a là can thiệp vào công việc nội bộ.


Ngày 18-6:

Quốc hội Ba Lan thông qua lời tuyên thệ mới của Quân đội Ba Lan, hủy bỏ lời cam kết trung thành với Quân đội Liên Xô.


Ngày 21-6:   

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra quyết định khôi phục đảng tịch cho những người bị kết án năm 1938 trong vụ Bu-kha-rin.


Ngày 28-6:

- Theo lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô Sva-rin-skát, cựu cha xứ nhà thờ thiên chúa giáo ở Vi-du-kle (Lít-va) đã được ân xá và được phép đi Cộng hòa liên bang Đức theo lời mời của Đức, Sva-rin-skát đã 3 lần bị kết án vì phạm tội gây nguy hiểm đặc biệt cho Nhà nước.

- Tại cuộc họp báo về Hội nghị 19 Đảng Cộng sản Liên Xô, A. I-a-cốp-lép thừa nhận rằng chính sách công khai là chủ đề chính chia rẽ các nhà cải cách và những người bảo thủ trong Đảng.


Từ ngày 28-6 đến 1-7:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19. Tại Hội nghị Goóc-ba-chốp nhấn mạnh: "Chúng ta coi chủ nghĩa xã hội là chế độ của chủ nghĩa, nhân đạo chân chính và thực tế, là chế độ của nền kinh tế có hiệu quả và năng động, là chế độ của sự công bằng xã hội, của đạo đức và văn hóa cao, của quyền lực nhân dân thật sự. Chúng ta coi chủ nghĩa xã hội là chế độ bình đẳng thật sự của tất cả các dân tộc và sắc tộc trong nước, cuối cùng là chế độ mà nguyện vọng hướng tới hòa bình vẫn là bản chất và lợi ích của nó".

Hội nghị đã thông qua hàng loạt các nghị quyết quan trọng, khẳng định những thành tích cũng như những mặt yếu kém trong quá trình thực hiện các nghị quyết của "Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời nêu những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cường công cuộc cải tổ.

Các Nghị quvết cơ bản được thông qua:

1. Tăng cường công cuộc cải tổ và làm cho nó không thể đảo ngược.

2. Dân chủ hóa xã hội Xô-viết và cải cách hệ thống chính trị.

3. Đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu.

4. Về quan hệ giữa các dân tộc.

5. Tiếp tục phát triển tính công khai.

6. Về cải cách pháp luật.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM