Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:38:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991  (Đọc 4082 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:29:54 pm »

- Tên sách: Quá trình tan rã của Liên bang CHXHCN Xô Viết 1985-1991
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 1996
- Người số hóa: giangtvx, nhinrathegioi


Chỉ đạo biên soạn:
   - Trung tướng, GS, PTS HOÀNG PHƯƠNG
   - Trung tướng, PGS NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC

Sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn:
   - Trung tá HÁN VĂN TÂM
   - Trung tá NGUYỄN VIẾT BÌNH



LỜI NÓI ĐẦU


Ngày 21 tháng 12 năm 1991, việc các nước cộng hòa thuộc Liên Xô tham gia ký ''Hiệp định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập" (gọi tắt là SNG) đã chấm dứt sự tồn tại trên thực tế của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết.


Liên Xô tan rã là sự kiện chính trị có tác động và ảnh hưởng lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người ta đặt câu hỏi: vì sao một đất nước có hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng được coi là siêu cường... nhưng chỉ trong khoảng một thời gian ngắn tiến hành cải tổ đã sụp đổ?


Thực tế, sau bảy thập kỷ đi lên chủ nghĩa xã hội, Liên Xô từ một nước nông - công nghiệp lạc hâu đã trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội; chiến thắng oanh liệt chủ nghĩa phát xít, ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới. Những thành tựu to lớn đó là kết quả của trí thông minh và sức sáng tạo của nhân dân Xô-viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Mặc dù vậy, vào những năm 70 - 80, nền kinh tế Liên Xô đã bộc lộ sự trì trệ trong quá trình phát triển. Nguyên nhăn của sự trì trệ đó có cả khách quan và chủ quan. Đặc biệt về nguyên nhân chủ quan là do cơ chế quản lý hành chính, quan liêu, bao cấp kéo dài. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến hành công cuộc cải tổ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Nhưng trong quá trình cải tổ, ban lãnh đạo đã đưa đất nước đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng chống phá Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết ngay từ khi mới thành lập, nay lợi dụng thời cơ "cải tổ" để thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.


Có thể nói, sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô do tác động của nhiều yếu tố đan xen và hết sức phức tạp, đòi hòi phải xuất phát từ thực tế lịch sử với quá trình phát sinh, phát triển của nó và bằng sự phân tích khách quan khoa học chúng ta mới có thể lý giải đúng đắn sự kiện.


Để góp phần nghiên cứu, tim hiểu làm rõ những diễn biến ở Liên Xô trong quá trình cải tổ và tan rã, Viện Lịch sử quân sự ghi lại các sự kiện chính về kinh tế, chính trị quân sự... thành tập sách: Quá trình tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (những sự kiện lịch sử 1985 - 1991).


Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: cải tổ - sự khởi xướng và những bước đi ban đầu.

Phần thứ hai: cải tổ sâu rộng và sự chệch hướng chủ nghĩa xã hội.

Phần thứ ba: Liên bang Xô-viết tan rã.

Ngoài những sự kiện diễn ra ở Liên Xô và các sự kiện tiếp theo ở các nước SNG, cuốn sách còn đề cập đến một số sự kiện ở các nước khác có liên quan trong bối cảnh chung và phần phụ lục.

Do nguồn tư liệu chưa đầy đủ, một số vấn đề chưa được công bố, cuốn sách chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý, trao đổi của bạn đọc.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:33:03 pm »

PHẦN THỨ NHẤT
CẢI TỔ - SỰ KHỞI XƯỚNG VÀ NHỮNG BƯỚC ĐI BAN ĐẦU


NĂM 1985


Tháng 1:

Bắt đầu các cuộc đàm phán Xô - Mỹ tại Giơ-ne-vơ theo sáng kiến của Liên Xô về các vấn đề vũ khí vũ trụ chiến đấu, vũ khí tiến công chiến lược và vũ khí hạt nhân tầm trung.


Ngày 11-3:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Hội nghị toàn thể bất thường tại Điện Crem-li. Hội nghị bầu M.Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô1 (Sau khi Tréc-nhen-cô Tổng bí thư UBTƯ Đảng Cộng sản Liên Xô mất (ngày 10-3-1985), M.X. Goóc-ba-chốp được Hội nghị toàn thể Trung ương Đang Cộng sản Liên Xô (bất thường) bầu làm Tổng bí thư ủy ban Trung ương Đang Cộng sân Liên Xô (11-3-1985)). Phát biểu tại Hội nghị, M.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "cống hiến toàn bộ sức lực của mình để phục vụ trung thành cho Đảng, nhân dân, sự nghiệp Lê-nin-nít vĩ đại, để các mục tiêu có tính cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô được thực hiện một cách nhất quán, để bảo đảm tính kế thừa trong việc giải quyết các nhiệm vụ tiếp tục củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng của Liên Xô, nâng cao phúc lợi của nhân dân Liên Xô, củng cố hòa bình để cho chính sách đối nội và đối ngoại Lê-nin-nít của Đảng Cộng sản và nhân dân Xô-viết được thể hiện trong cuộc sống một cách bền bỉ".


(M.X. Goóc-ba-chốp sinh ngày 2-3-1931 tại làng Pri-von-nôi-e, huyện Cra-xno-gva-rđây-xki, khu Xtáp-rô-pôn trong một gia đình nông dân. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô 1952; năm 1955 tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp; Năm 1967 tốt nghiệp truòng Đại học nông nghiệp Xtáp-rô-pôn. Từ năm 1955 ông tham gia công tác đoàn và công tác đảng; Tháng 9-1966 được bầu làm Bí thư thứ nhất Thành ủy Xtáp-rô-pôn; Tháng 8-1968 làm Bí thư thứ 2 và tháng 4-1970 Bí thư thứ nhất khu ủy Xtáp-rô-pôn. Từ năm 1971 ông là ủy viên Trung uơng, 1978 Bí thư Trung ương, 1979 dự khuyết Bộ Chính trị, tháng 10-1990 ủy viên Bộ Chính trị, 11-3-1985 được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô).


Ngày 7-4:

Liên Xô tuyên bố đơn phương ngừng triển khai tên lửa tầm trung và các biện pháp đáp lại khác ở châu Âu. Trong tuyên bố nêu rõ: "... Đã đến lúc những người quyết định chính sách của các nước nên dừng lại, cân nhắc và không để thông qua những quyết định có thể đẩy thế giới vào thảm họa hạt nhân... Và chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, kể từ ngày hôm nay, Liên Xô ngừng triển khai các tên lửa tầm trung của mình và ngừng tiến hành các biện pháp đáp lại khác ở châu Âu. Quyết định đó có hiệu lực đến tháng 11. Sau đó chúng tôi sẽ thông qua quyết định thử thế nào là tùy thuộc vào việc Mỹ có noi theo tấm gương chúng tôi hay không".


Ngày 23-4:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp hội nghị toàn thể.
   
Hội nghị đã quyết định triệu tập Đại hội thường kỳ lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 25-2-1986.

Tại Hội nghị, Tổng bí thư M.X. Goóc-ba-chốp đọc báo cáo nêu rõ: phải ra sức nâng cao chất lượng sản phẩm, tinh giảm và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý. Báo cáo nhấn mạnh: "Hôm nay, một lần nữa, chúng ta xác nhận tính kế thừa đối với đường lối chiến lược đã được vạch ra tại Đại hội lần thứ XXVI của Đảng và các hội nghị toàn thể sau đó của Trung ương Đảng. Theo quan điểm Lê-nin-nít, tính kế thừa có nghĩa là không ngừng tiến lên, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới, loại trừ mọi cản trở đối với sự phát triển. Trong khi làm phong phú và phát triển chính sách, đường lối chung của Đảng nhằm hoàn thiện CNXH phát triển, chúng ta nhất thiết phải tuân theo truyền thống Lê-nin-nít đó".


Về chính sách đối ngoại của Liên Xô, Goóc-ba-chốp nói: "Liên Xô một lần nữa tuyên bố trước sau như một thực hiện đường lối Lê-nin-nít hòa bình và cùng tồn tại hòa bình... Do chủ nghĩa đế quốc, tình hình quốc tế vẫn đáng lo ngại và nguy hiểm... Mỹ tiếp tục ráo riết chạy đua vũ trang, phá hoại giải trừ quân bị. Mỹ ngày càng chế tạo nhiều vũ khí mới giết người hàng loạt, âm mưu đưa cuộc chạy đua vũ trang vũ trụ, làm mất ổn định tình hình thế giới và xây dựng hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp quả đất. Mỹ công khai tìm cách giành "quyền" can thiệp ở khắp nơi, xâm phạm trắng trợn lợi ích của các nước và các dân tộc khác...


Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải ra sức hoàn thiện và làm phong phú sự hợp tác phát triển các quan hệ toàn diện với các nước XHCN anh em, bảo đảm hoạt động phối hợp chặt chẽ của các nước này trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, quốc phòng và những lĩnh vực khác, quan tâm đến việc kết hợp hữu cơ lợi ích dân tộc và quốc tế của tất cả các thành viên trong cộng đồng vĩ đại".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:34:01 pm »

Ngày 26-4:

Nguyên thủ các nước thành viên Hiệp ước Vác-sa-va ký nghị định thư (bắt đầu có hiệu lực từ 31-5-1985) về việc gia hạn Hiệp ước. Nghị định thư quyết định trong vòng 20 năm, nếu 1 năm trước khi Hiệp ước hết hạn mà các bên tham gia không gửi đến Chính phủ Cộng hòa nhân dân Ba Lan những tuyên bố về việc hủy bỏ Hiệp ước thì vẫn có hiệu lực thêm 10 năm nữa.

Sau lễ ký, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "... Chúng ta đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng giải tán Hiệp ước Vác-sa-va nếu NATO cũng đồng ý làm như vậy... Nhưng rất tiếc là phía bên kia đã và vẫn không có ý định đó. Ngược lại, họ đưa ra ngay trước mắt chúng ta những học thuyết hiếu chiến mới, ráo riết tăng cuờng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường và điều đó buộc chúng ta phải quan tâm đến việc cùng cố hơn nữa Hiệp ước Vác-sa-va".

(Hiệp ước Vác-sa-va là hiệp ước về sự hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau ký ngày 14-5-1955 giữa các nước An-ba-ni, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Ru-ma-ni, Liên Xô và Tiệp Khắc. Hiệp ước Vác-sa-va được ký kết với mục đích bảo vệ thành quả XHCN, bảo đảm hòa bình và an ninh ở châu Âu. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5-6-1955, thời gian hiệu lực là 20 năm và được gia hạn 10 năm tiếp theo (An-ba-ni từ năm 1962 không tham gia vào công việc của Hiệp ước và năm 1968 rút ra khỏi Hiệp ước). Việc ký kết Hiệp ước Vác-sa-va là một biện pháp đáp lại của các nước XHCN trước việc thành lập khối quân sự của các nước đế quốc NATO và Cộng hòa liên bang Đức gia nhập khối này; trước nguy cơ chủ nghĩa đế quốc gây chiến tranh thế giới mới và xuất hiện nguy cơ đe dọa nền an ninh của các nước XHCN).


Từ ngày 3 đến 6-5:

M.X.Goóc-ba-chốp thăm Pháp lần đầu tiên sau khi lên cầm quyền.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Tổng thống Pháp F.Mit-tơ-răng đã hội đàm riêng trong vòng 2 tiếng 15 phút (không có các cộng tác viên tham dự). Nội dung cuộc hội đàm được coi là "bí mật, phải nhiều năm sau mới có thể được tiết lộ, nó bao gồm các vấn đề quan hệ Đông - Tây, các vấn đề chiến lược (cân bằng lực lượng hạt nhân thông thường, chương trình SDI) và một số vấn đề khu vực.

Kết thúc chuyến thăm, Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Liên Xô trong thực tiễn đã chứng minh là sẵn sàng đi tới những thỏa hiệp hợp lý và chờ đợi một sự đáp ứng thích hợp. Lúc này đây, sự đối thoại chính trị giữa phương Đông và phương Tây là cần thiết hơn bất cứ lúc nào hết".


Ngày 4-5:

Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, nguyên soái S. Xô-cô-lốp trả lời phỏng vấn của phóng viên TASS.

Nguyên soái S. Xô-cô-lốp nhấn mạnh: "Nếu như Mỹ bắt đầu quân sự hóa vũ trụ và bằng việc làm đó phá hoại sự cân bằng quân sự chiến lược đã hình thành thì Liên Xô không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thi hành các biện pháp đáp lại nhằm khôi phục thế cân bằng đó. Đó có thể là những biện pháp trong lĩnh vực vũ khí phòng thủ và vũ khí tiến công. Tất nhiên, Liên Xô sẽ chọn những phương sách hành động phù hợp nhất với các lợi ích của khả năng quốc phòng Liên Xô, chứ không phải là những biện pháp mà Oa-sinh-tơn mong muốn".


Ngày 5-5:

Tại Mát-xcơ-va diễn ra cuộc gặp các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại và những người lao động xuất sắc ở hậu phương trong thời gian chiến tranh. M.X.Goóc-ba-chốp đến dự và tuyên bố: "Không một kẻ nào có thể đánh thắng được Nhà nước công - nông đầu tiên trên thế giới" và lưu ý: "Tuy nhiên, chúng ta không được quên một thực tế là, một số thế lực có ảnh hưởng ở phương Tây đang tìm cách giành ưu thế quân sự... Chính sách đó đang đẩy thế giới đến bờ thảm họa hạt nhân... Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô không bao giờ để cho an ninh của Nhà nước Liên Xô bị đe dọa, sẽ làm hết sức mình để không một kẻ thù nào xâm phạm cuộc sống hòa bình của những người Xô-viết".


Ngày 8-5:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Xô viết tối cao Liên Xô tổ chức mít tinh trọng thể tại Điện Crem-li nhân dịp 40 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đọc diễn văn nêu rõ:

"Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít và kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh đã trở thành sự kiện có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới mang tính quyết định mở ra cho loài người vừa được cứu thoát những con đường tiến bộ xã hội mới, triển vọng của một nền hòa bình bền vững và chân chính trên trái đất... Đảng - Trung ương Đảng, Ủy ban Quốc phòng nhà nước do Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) I.V.Xta-lin đứng đầu đã lãnh đạo một công việc hết sức to lớn ngoài mặt trận và ở hậu phương".


Ngày 26-6:

Trong chuyến đi thăm và làm việc tại thành phố Đne-prô-bê-tơ-rốp-xcơ (U-crai-na), Tổng bí thư M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố chính sách đối ngoại của Liên Xô: "Trong bối cảnh hiện nay, khi giải quyết những nhiệm vụ củng cố hòa bình thế giới, trước hết chúng ta phải quan tâm củng cố địa vị của các nước XHCN trên trường quốc tế... làm cho toàn thể cộng đồng chúng ta và tất cả các thành viên trong cộng đồng ngày càng vững vàng về kinh tế, càng vững mạnh về quốc phòng, làm thất bại chính sách gây sức ép kinh tế mà hiện nay phương Tây đang ráo riết thực hiện trong quan hệ với các nước XHCN".


Ngày 2-7:

Xô viết tối cao Liên Xô khóa 11 khai mạc kỳ họp thứ 3. M.X.Goóc-ba-chốp thôi giữ chức Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao (từ năm 1977 chức này do Tổng bí thư kiêm) vì như Goóc-ba-chốp nói: "Hiện nay... vấn đề nổi lên hàng đầu là công tác tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị của Liên Xô, động viên quần chúng thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Toàn bộ điều đó đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, phải nâng cao cường độ hoạt động của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bộ Chính trị Trung ương Đảng".

Tại kỳ họp này, A.A. Grô-mư-cô (sinh 1909) được cử làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao; E.Sê-vac-nat-de được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:35:59 pm »

Ngày 3-7:

Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bầu B.N. En-xin làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

(B.En-xin sinh ngày 1-2-1931 tại làng Bút-ca, huyện Ta-lít-xki, tỉnh Xvéc-lốp-xcơ trong một gia đình nông dân. Năm 1955 ông tốt nghiệp khoa xây dựng trường Đại học Bách khoa Uran, từng làm việc tại Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng vùng U-ran. Từ tháng 7-1985 ông là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách xây dựng; Từ tháng 12-1985, được cử giữ chức Bí thư thứ nhất Thành ủy Mát-xcơ-va. Tháng 2-1986 ông được bầu là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ưong Đảng Cộng sản Liên Xô).


Ngày 24-7:

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 1985.

Nhìn chung sản lượng công nghiệp tăng 3,1% so cùng kỳ năm trước, riêng quý 2 tăng 4,2%. Mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân tiếp tục được nâng cao. Lương trung bình của công nhân viên chức tăng 2,2% so cùng kỳ năm trước; đã đưa vào sử dụng 28 triệu m2 nhà ở, xây dựng thêm nhiều trường phổ thông, dạy nghề, bệnh viện, vườn trẻ và các công trình văn hóa - xã hội.


Ngày 29-7:

Liên Xô tuyên bố đơn phương chấm dứt mọi cuộc thử vũ khí hạt nhân. Bản tuyên bố nêu rõ:

"Mong muốn góp phần chấm dứt cuộc chạy đua nguy hiểm tăng cường cho các kho hạt nhân và mong muốn nêu một tấm gương tốt, Liên Xô quyết định đơn phương chấm dứt mọi cuộc thử vũ khí hạt nhân kể từ ngày 6 tháng 8 năm nay. Liên Xô kêu gọi chính phủ Mỹ cũng sẽ chấm dứt các cuộc thử hạt nhân kể từ ngày đó, ngày mà toàn thế giới kỷ niệm thảm họa Hi-rô-si-ma. Việc đình chỉ đó sẽ có hiệu lực đến ngày 01-1-1986. Và nó sẽ tiếp tục có hiệu lực nếu phía Mỹ không tiến hành các cuộc thử vũ khí hạt nhân".


Ngày 6-8:

Trong cuộc họp báo tại Oa-sinh-tơn, Tổng thống Mỹ R.Ri-gân đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô cũng ngừng các cuộc thử vũ khí hạt nhân.


Ngày 27-8:

Mỹ tiến hành thử vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất tại Nê-va-đa (lần đầu tiên sau tuyên bố của Liên Xô).
 

Ngày 27-9:

N.I. Rư-scốp được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thay Ti-khô-nốp.

(N.I. Rư-scốp sinh ngày 28-9-1929 trong một gia đình công nhân Nga ở tỉnh Đô-nhét; làm việc 25 năm tại Liên hiệp sản xuất U-ran-mash, trải qua các cương vị từ đốc công tới Tổng giám đốc Liên hiệp. Từ 1979 đến 1982, ông làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, từ tháng 11-1982 là Bí thư Trung ương Đảng, 1982 - 1985 trưởng ban kinh tế Trung ương, tháng 4-1985 được bầu vào Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, tháng 9-1985 được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô).

- Đến tháng 9 năm 1985, Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch thực hiện sản phẩm công nghiệp, sản lượng công nghiệp tăng 3,7%, năng suất lao động tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.


Tử ngày 2 đến 5-10:

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X. Goóc-ba-chốp đi thăm Pháp. Chủ đề chính của chuyến đi này là các vấn đề về giải trừ quân bị, cán cân lực lượng, sự ổn định ở châu Âu và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh.


Ngày 15-10:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khai mạc Hội nghị toàn thể tại Mát-xcơ-va. Hội nghị thảo luận dự thảo bản sửa đổi mới Cương lĩnh Đảng, những sửa đổi trong Điều lệ Đảng, phương hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội Liên Xô 1986 - 1990 (kế hoạch 5 năm lần thứ 22) và đến năm 2000.
 

Ngày 25-10:

Đảng Cộng sản Liên Xô công bố dự thảo sửa đổi Cương lĩnh của Đảng. Văn kiện này bao gồm các vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vạch ra những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Liên Xô trong việc hoàn thiện chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa cộng sản cũng như những nhiệm vụ của Đảng trên trường quốc tế, khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo của xã hội Xô-viết.


Ngày 2-11:

Đảng Cộng sản Liên Xô công bố dự thảo Điều lệ sửa đổi, trong đó nêu rõ: "Đảng Cộng sản Liên Xô là đội tiên phong chiến đấu đã được thử thách của nhân dân Liên Xô, tập hợp trên nguyên tắc tự nguyện bộ phận tiên tiến giác ngộ nhất của giai cấp công nhân, nông dân tập thể và trí thức Liên Xô".


Từ ngày 19 đến 21-11:

Tại Giơ-ne-vơ diễn ra cuộc gặp giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Tổng thống Mỹ R.Ri-gân. Hai bên ra tuyên bố chung khẳng định: "Không bao giờ gây chiến tranh hạt nhân, trong cuộc chiến tranh đó không thể có người chiến thắng... Hai bên sẽ không tìm cách giành ưu thế quân sự".


Từ ngày 26 đến 27-11:

Xô-viết tối cao Liên Xô tiến hành kỳ họp thứ 4 khóa II. Về tình hình kinh tế, báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng cho biết thu nhập quốc dân năm 1985 tăng 3,5% so với năm 1984, sản lượng công nghiệp tăng 3,9%, tổng sản lượng nông nghiệp tăng 2,1 tỷ rúp. Phát biểu tại kỳ họp, Goóc-ba-chốp nêu rõ: "Nhiệm vụ thứ nhất là tiến hành kiên quyết hơn nữa đường lối đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở rộng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhiệm vụ thứ hai là hoàn thiện kế hoạch hóa, bảo đảm phát triển cân đối và đồng bộ nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ thứ ba là phải hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước. Cuối cùng là việc bảo đảm an ninh và khả năng phòng thủ của đất nước, hoạt động đối ngoại tích cực vì lợi ích của hòa bình trên trái đất, phát triển và củng cố liên kết kinh tế XHCN, tình hữu nghị anh em và sự hợp tác toàn diện với các nước XHCN".


Ngày 24-12:

B.En-xin được bầu làm Bí thư thứ nhất Thành ủy Mát- xcơ-va Đảng Cộng sản Liên Xô.
   

Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1985

So với năm 1984, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 3,9%, thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng và tích lũy tăng 3,1%, năng suất lao động xã hội tăng. Công nghiệp chế tạo máy, năng lượng nguyên tử và công nghiệp khí đốt phát triển với tốc độ nhanh nhất, sản lượng các mặt hàng văn hóa phẩm và tiêu dùng tăng 6%. Sản xuất 1545 tỉ kW/h điện, 595 triệu tấn sữa, 77 tỉ quả trứng, kim ngạch ngoại thương đạt 141 tỉ rúp.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:41:53 pm »

NĂM 1986


Ngày 14-1:

Đoàn đại biểu Liên Xô đến Giơ-ne-vơ dự vòng 4 đàm phán Xô - Mỹ về vũ khí hạt nhân và vũ trụ.


Ngày 15-1:

Thông tấn xã Liên Xô phát đi một tuyên bố quan trọng của M.X. Goóc-ba-chốp về chương trình xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân. Bản tuyên bố nêu rõ: "Năm 1986 sẽ là một năm quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhà nước Xô-viết. Toàn bộ cố gắng của Đảng Cộng sản Liên Xô nhằm bảo đảm tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân Liên Xô. Trên trường quốc tế phải có một bước ngoặt sang hướng tốt hơn. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô đã thông qua quyết định về một loạt biện pháp lớn rất quan trọng trong lĩnh vục chính sách đối ngoại... Liên Xô đề nghị hành động theo từng giai đoạn và nhất quán để thực hiện kết thúc quá trình làm cho trái đất không còn vũ khí hạt nhân trong thời gian 15 năm tới. Liên Xô đề nghị từ năm 1986 bắt đầu thực hiện chương trình làm cho loài người thoát khỏi nỗi sợ hãi về thảm họa hạt nhân. Năng lượng nguyên tử chỉ được sử dụng để phục vụ hòa bình".

Goóc-ba-chốp đưa ra quá trình giảm bớt vũ khí hạt nhân gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 trong vòng từ 5 đến 8 năm. Liên Xô và Mỹ sẽ giảm 50% những vũ khí hạt nhân có thể bắn đến lãnh thổ của nhau. Những vũ khí còn lại loại này của hai nước sẽ không mang quá 6 nghìn đầu đạn. Đương nhiên sự giảm bớt như vậy chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện Liên Xô và Mỹ cùng không chế tạo, không thử và không triển khai vũ khí tiến công trên vũ trụ. Ở giai đoạn 1 phải đạt được và thi hành quyết định thủ tiêu hoàn toàn tên lửa tầm trung của Liên Xô và Mỹ ở khu vực châu Âu - cả tên lửa đạn đạo cũng như tên lửa có cánh - đó là bước đầu tiến trên con đường làm cho lục địa châu Âu không còn vũ khí hạt nhân. Đồng thời Mỹ phải cam kết không cung cấp tên lửa chiến lược và tên lửa tầm trung cho các nước khác, còn Anh và Pháp phải cam kết không tăng cường những vũ khí hạt nhân tương ứng của mình.

- Giai đoạn 2 bắt đầu không muốn hơn năm 1990 và kéo dài từ 5 đến 7 năm. Trong giai đoạn này, những nước còn lại có vũ khí hạt nhân bắt đầu tham gia quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong thời gian đó, Liên Xô và My tiếp tục thực hiện việc giảm bớt mà hai nước đã thỏa thuận ở giai đoạn đầu cũng như thực hiện các biện pháp tiếp theo nhằm thủ tiêu vũ khí hạt nhân tầm trung của mình và giữ nguyên các phương tiện hạt nhân chiến thuật. Sau khi Liên Xô và Mỹ hoàn thành việc giảm bớt 50% những vũ khí hạt nhân tương ứng của mình, trong giai đoạn 2 sẽ thực hiện một biện pháp triệt để nữa là tất cả các nước có vũ khí hạt nhân sẽ thủ tiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật, tức là những phương tiện có bán kính hoạt động dưới 1.000 km. Ở giai đoạn này, thỏa thuận giữa Liên Xô và Mỹ về việc cấm vũ khí tiến công trên vũ trụ phải trở thành một thỏa thuận nhiều bên, nhất thiết phải có sự tham gia của các nước công nghiệp chủ chốt. Tất cả các nước có vũ khí hạt nhân sẽ phải chấm dứt các cuộc thử vũ khí hạt nhân. Sẽ cấm chế tạo những vũ khí không phải vũ khí hạt nhân nhưng dựa trên những nguyên lý vật lý mới có sức tàn phá gần như vũ khí hạt nhân hoặc các phương tiện giết người hàng loạt khác.

- Giai đoạn 3 được bắt đầu không muộn hơn năm 1995. Trong giai đoạn này sẽ hoàn thành việc thủ tiêu tất cả các vũ khí hạt nhân còn lại. Đến cuối năm 1999 trên trái đất sẽ không còn vũ khí hạt nhân nữa.

Liên Xô gia hạn thêm 3 tháng quyết định đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân (hết hạn vào ngày 31-12-1985). Tuy nhiến quyết định này sẽ tiếp tục có hiệu lực nếu Mỹ cũng chấm dứt các cuộc thử hạt nhân.


Ngày 19-1:

Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ra lời kêu gọi Quốc hội Mỹ hưởng ứng sáng kiến hòa bình của Liên Xô. Ngoài ra, Liên Xô cũng đề nghị giải quyết vấn đề vũ khí hóa học một cách triệt để như vậy: (thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hóa học cùng với các cơ sở công nghiệp của nó dưới sự kiểm soát chặt chẽ, bao gồm cả sự kiểm soát quốc tế tại chỗ).


Ngày 18-2:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể chuẩn bị cho Đại hội XXVII. Tai Hội nghị, B.En-xin được bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.


Từ ngày 25-2 đến 6-3:

Tại Điện Crem-li diễn ra Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô. Nội dung chính của Đại hội là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời ra sức khắc phục những khuyết điểm, trì trệ kìm hãm sự phát triển sản xuất của xã hội; phấn đấu tới năm 2000 đưa mức thu nhập quốc dân tăng gấp 2 lần và năng suất lao động tăng 2,5 lần so với hiện tại nhằm tạo ra sự tích lũy trong 15 năm tới của Liên Xô bằng tất cả những năm dưới chính quyền Xô-viết cộng lại.

Về đường lối đối ngoại, Đại hội khẳng định trước sau như một trung thành với chính sách đối ngoại Lê-nin-nít, tăng cường sự hợp tác hữu nghị chặt chẽ với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, kiên quyết đấu tranh chống chạy dua vũ trang, chiến tranh hạt nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ hòa bình, an ninh trên trái đất.


Ngày 13-3:

Tàu chiến Mỹ vi phạm đường biên giới quốc gia Liên Xô ở vùng bờ phía nam Crưm. Hải quân Liên Xô đã kiên trì và kiềm chế để tránh những hậu quả nghiêm trọng.


Ngày 7-4:

Trong chuyến đi thăm và làm việc tại Quy-bư-sép (Nga), M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Liên Xô cần phải nêu gương sáng trong mọi lĩnh vực. Để đạt được điều đó tất cả chúng ta đều phải làm việc tốt. Chúng ta có thể vui mừng vì các tầng lớp nhân dân đã hưởng ứng nhiệt tình lời kêu gọi đó của Đảng. Sự ủng hộ của nhân dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các kế hoạch của Đảng. Nếu chính sách của Đảng thể hiện quyền lợi của nhân dân và nhân dân tiến bước theo Đảng thì chúng ta có thể đào núi và lấp biển được".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:42:44 pm »

Ngày 8-4:

Trong chuyến thăm Tô-li-át-tri (Nga), M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Nếu Mỹ vẫn cố bám giữ đường lối đó (chạy đua vũ trang), Liên Xô sẽ đáp lại mạnh mẽ mà hoàn toàn không nhất thiết phải là trên vũ trụ. Chúng ta biết rõ những khả năng của khoa học hiện đại, những khả năng của chính mình. Không có gì Mỹ làm được mà chúng ta không làm được... Cuộc chạy đua vũ trang không thể làm cho Liên Xô suy yếu, từ vũ trụ không thể thống trị được Liên Xô, về công nghệ khồng thể vượt được Liên Xô. Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô là Đại hội của những quyết định chiến lược. Đường lối chung của Đảng - đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm hòa bình trên trái đất - đã được khẳng định và tiếp tục phát triển tại Đại hội. Bản sửa đổi Cương lĩnh Đảng đã được thông qua, những con đường phát triển xã hội Xô-viết trong tương lai đã được xác định về mặt lý luận... Trước hết cần phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy và tâm lý, tư công tác tổ chức, từ lề lối và phương pháp làm việc. Phải nói thẳng rằng nếu chúng ta không tự mình chuyển biến thì không thể cải tạo được kinh tế và đời sống xã hội của chúng ta theo tinh thần và những quyết định của Đại hội Đảng... rõ ràng trách nhiệm đặc biệt đang đặt lên vai Đảng, các cấp ủy và các tổ chức Đảng".


Ngày 10-4:

Mỹ tiến hành thử vũ khí hạt nhân tại Nê-va-đa.


Ngày 11-4:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố về việc Mỹ thử vũ khí hạt nhân và cho biết, Liên Xô không còn bị ràng buộc bởi cam kết đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân. Bản tuyên bố cho biết trong khi Liên Xô gia hạn đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân thì ngày 10 và ngày 24-4 Mỹ lại thử vũ khí hạt nhân, vì vậy Liên Xô buộc phải hủy bỏ những ràng buộc của mình đối với cam kết đơn phương.


Ngày 18-4:

Tại Đại hội XI Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đưa ra sáng kiến giảm bớt các lực lượng vũ trang mặt đất và không quân chiến thuật của các nước châu Âu, Mỹ và khối Vác-sa-va đóng ở châu Âu.


Ngày 23-4:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bản tuyên bố nêu rõ: "Liên Xô tính đến một cách đầy đủ lợi ích của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương... Trong tình hình hiện nay, đặc biệt cần phải thể hiện thái độ cùng kiềm chế, không có bất kỳ hành động nào có thể làm xấu bầu không khí chính trị trong khu vực... Liên Xô đề nghị tổ chức các cuộc tham khảo ý kiến hai bên và nhiều bên để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Liên Xô đề nghị tiến hành trao đổi giữa tất cả các nước liên quan ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các vấn đề phát triển, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và ổn định về kinh tế, mậu dịch, công nghệ, khoa học, văn hóa. Liên Xô ung hộ việc thành lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân ở vùng châu Á - Thái Bình Dương.


Ngày 26-4:

Vào lúc 1 giờ 23 phút (giờ Mát-xcơ-va) xảy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử Tréc-nô-bưn.


Ngày 7-5:

Bắt đầu vòng 5 đàm phán Xô - Mỹ về vũ khí hạt nhân và vũ khí vũ trụ.


Ngày 14-5:

M.X. Goóc-ba-chốp đưa ra những sáng kiến xây dựng mới về hợp tác quốc tế phát triển an toàn năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và tiếp tục đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân đến ngày 6-8-1986.


Ngày 27-5:

Tổng thống My R.Ri-gân thông báo hủy bỏ hiệp ước SALT-2.


Ngày 30-5:

- Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Mỹ sản xuất vũ khí hóa học hai thành phần.

- Trong buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, M.X.Goóc-ba-chốp tuyên bố: "Chúng tôi đã thông qua quyết định chính trị có tính nguyên tắc là phải khai thác mọi khả năng để phát triển và cải thiện quan hệ với Nhật Bản trên mọi hướng. Đương nhiên những mối quan hệ đó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở có đi có lại với điều kiện không một bên nào đụng chạm đến những kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và tính chất không thay đổi của các đường biên giới".


Ngày 31-5:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố phản đối quyết định ngày 27-5 của Mỹ.


Ngày 12-6:

- Mỹ chính thức hủy bỏ Hiệp ước SALT-2.

- Liên Xô đưa ra chương trình ba giai đoạn nhằm chinh phục hòa bình khoảng không vũ trụ và mục tiêu đến năm 2000 phải đặt cơ sở vật chất, chính trị, luật pháp và tổ chức cho chương trình "Hòa bình giữa các vì sao".


Ngày 18-6:

Xô-viết tối cao Liên Xô khóa 11 tiến hành kỳ họp thứ 5. Kỳ họp thảo luận các vấn đề: thay đổi các thành viên trong Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao (B. En-xin được bầu làm ủy viên Đoàn Chủ tịch); kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 1986 - 1990.


Ngày 19-6:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua Pháp lệnh về kế hoạch 5 năm. Dự kiến so với kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (1981 - 1985) thu nhập quốc dân Liên Xô năm 1990 sẽ tăng 22,1%, sản luợng công nghiệp tăng 25% (riêng sản lượng hàng tiêu dùng tăng 27%), năng suất lao động trong công nghiệp tăng 25%. Sản lượng nông nghiệp trung bình hàng năm trong những năm 1986 - 1990 sẽ tăng 15,6%, năng suất lao động trong nông nghiệp tăng 21,4%; tiền lương trung bình hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong kế hoạch 5 năm sẽ tăng 14,7%, tiền công lao động của nông dân tập thể tăng 18%, quỹ tiêu dùng xã hội tăng 25%.

- Sáu tháng đầu năm: So với cùng kỳ năm 1985, thu nhập quốc dân tăng gần 10 tỉ rúp, kim ngạch ngoại thương đạt 67 tỉ rúp, sản lượng công nghiệp tăng 3,6%, năng suất lao động trong công nghiệp tăng 5,2%.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:43:30 pm »

Ngày 7 đến 10-7:

Tổng thống Pháp F. Mít-tơ-răng thăm Liên Xô. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đá có những cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Pháp. Goóc-ba-chốp khẳng định: "Ban lãnh đạo Liên Xô trong khi tìm những biện pháp cải thiện tình hình sẽ tiếp tục hành động một cách xây dựng và có trách nhiệm, sẵn sàng đi đến những thỏa hiệp có cơ sở, có tính đến an ninh như nhau của các bên".

Đánh giá chuyến đi thăm Liên Xô của Tổng thống Pháp, Goóc-ba-chốp nói: "Cuộc đi thăm này không chỉ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Xô - Pháp. Nó là dấu hiệu của những tình hình tích cực trong toàn châu Âu" và nhấn mạnh: "Mục tiêu của nền ngoại giao hiện đại phải là hòa hoãn. Hòa hoãn vững chắc và chín muồi. Đó là thắng lợi đối với tất cả".


Ngày 28-7:

Thành phố Vla-đi-vô-stốc tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lê-nin. Tại buổi lễ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã có bài nói quan trọng, trong đó nhấn mạnh: "Những sáng kiến của Liên Xô về giải trừ vũ khí hạt nhân, giảm đáng kể vũ khí thông thuờng và các lực lượng vũ trang, kiểm soát và làm lành mạnh bầu không khí quốc tế đã được các nước cộng đồng xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển ủng hộ... Trong khi đó ở nhiều nước tư bàn, các thế lực thù địch một cách mù quáng với chủ nghĩa xã hội và làm giàu bằng chiến tranh vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Các giới cầm quyền Mỹ và một số nước đồng minh của chúng tìm mọi cách coi những sáng kiến của Liên Xô là chỉ để tuyên truyền hoặc chỉ có lợi cho Liên Xô.

... Trên khoảng bao la gần nửa trái đất này có nhiều quốc gia lớn, trong đó có cả Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Mê-hi-cô, In-đô-nê-xi-a... Mỗi nước có chế độ chính trị xã hội với tất cả những mầu sắc riêng của mình, truyền thống của mình, những thành tựu và khó khăn, lối sống và lòng tin của mình. Mỗi nước đều có cái gì để tự hào, để lưu truyền trong kho tàng của nền văn minh chung của loài người.

Chủ nghĩa xã hội là một nhân tố không thể tách rời của những biến đổi to lớn và khó khăn trong khu vực này. Do thắng lợi của cách mạng Tháng Mười vĩ đại và thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, do thắng lợi của cách mạng Trung Quốc vĩ đại, sau khi chế độ xã hội mới được khẳng định ở Mông Cổ, trên đất Triều Tiên... và sau đó là ở Việt Nam và Lào, chủ nghĩa xã hội đã giành được những vị trí vững chắc ở châu Á. Nhưng cũng chính ở đây, chủ nghĩa xã hội đã vấp phải sự chống cự ác liệt và trắng trợn nhất. Việt Nam là ví dụ sáng tỏ nhất về điều đó. Những bài học thắng lợi của Việt Nam đối với chủ nghĩa đế quốc một lần nữa nêu bật sức mạnh vô địch của những tư tưởng tự do và chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng những khó khăn và tàn dư của quá khứ để gây ra những cuộc xung đột khu vực, những cuộc tàn sát lẫn nhau giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo, gây ra sự không ổn định về chính trị...

Ở tất cả những nơi mà nền độc lập đang trở thành một đại lượng quốc tế rõ rệt và ở những noi đang xuất hiện nguy cơ đe dọa lợi ích bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thì ở đó chủ nghĩa đế quốc tung ra những phương tiện mà chúng ưa thích nhất: đe dọa về kinh tế, những âm mưu chống lại ban lãnh đạo của đất nước, can thiệp vào các vấn đề nội bộ, ủng hộ các phần tử ly khai, viện trợ hoặc trắng trợn vũ trang cho bọn phản cách mạng va bọn khủng bố. Pun-giáp, vấn đề Ta-min mà bọn chúng cũng muốn dùng để chống Ấn Độ, các cuộc chiến tranh không tuyên bố chống Cam-pu-chia và Áp-ga-ni-xtan, sự thôn tính Mê-drô-nê-đi-a, sự can thiệp vào Phi-líp-pin, gây sức ép với Niu Di-lân, chỉ bằng ấy vú dụ cũng đã thấy cái cơ chế hiện đại của sự can thiệp và chính sách gây sức ép của chủ nghĩa đế quốc hoạt động ra sao...

Liên Xô cũng là một nửa châu Á - Thái Bình Dương. Những vấn đề phức tạp của khu vực rộng lớn này gần gũi với Liên Xô.

Phải thừa nhận rằng, quá trình quân sự hóa, làm tăng nguy cơ chiến tranh ở khu vực này của thế giới đang bắt đầu với một tốc độ nguy hiểm. Thái Bình Duơng đang bị biến thành khu vực đối đầu chính trị - quân sự. Đó chính là điều đang làm cho các dân tộc sống ở đây ngày càng lo ngại nhiều hơn. Điều đó cũng khiến cho chúng ta lo ngại về mọi phương diện, kể cả góc độ an ninh ở phần châu Á của nước ta...

Nhà nước Xô-viết kêu gọi tất cả các nước châu Á - Thái Bình Dương hãy hợp tác vì hòa bình và an ninh. Những ai mong muốn tiến tới những mục tiêu đó, những ai hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn của dân tộc mình sẽ tìm thấy ở chúng ta người đối thoại thiện chí và người bạn trung thực".


Ngày 31-7:

Trong cuộc gặp các cán bộ lãnh đạo vùng Kha-ba-rốp-xcơ, M.X. Goóc-ba-chốp nói: "Tôi không thấy một trường hợp nào, không bắt gặp một sự việc nào bộc lộ thái độ tiêu cực đối với những gì mà Đảng thực hiện sau Hội nghị toàn thể Trung ương tháng 4 năm 1985, và những gì Đảng đang làm sau Đại hội lần thứ XXVII. Đây là kết luận chính trị chủ yếu, quan trọng nhất mà tôi rút ra sau những ngày ở thăm vùng Viễn Đông... Có những kẻ trong thế giới tư bản chủ nghĩa hy vọng Liên Xô sẽ "xa rời" chủ nghĩa xã hội, nhưng những hy vọng như vậy đã sụp đổ hoàn toàn".


Ngày 18-8:

Liên Xô tuyên bố gia hạn đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân đến 1-1-1987 (trong năm qua khi Liên Xô đã ngừng thử thì Mỹ vẫn thử 18 lần, trong đó có 3 lần không được công bố).


Ngày 8-9:

Trả lời phỏng vấn báo "Quyền lợi đỏ" (Tiệp KMc), M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Chúng ta biết rõ những mưu toan dùng cuộc chay đua vũ trang để phá vỡ Liên Xô và chủ nghĩa xã hội thế giới. Và chúng ta sẽ làm hết sức mình để những kế hoạch độc ác đó không thể thực hiện được. Chúng ta sẽ hành động trên một số phương hướng ngoại giao, quân sự, chính trị cả về tuyên truyền, nhưng trước hết là về kinh tế... Nếu chúng ta vững vàng, mạnh hơn về kinh tế, xã hội và chính trị thì thế giới tư bản chủ nghĩa sẽ quan tâm hơn tới những quan hệ bình thường với chúng ta và những ảo tưởng về việc có thể đảo ngược bánh xe lịch sử sẽ tan vỡ".


Ngày 16-9:

Đoàn đại biểu Liên Xô đến Giơ-ne-vơ để tiến hành vòng 6 đàm phán Xô - Mỹ về vũ khí hạt nhân và vũ khí vũ trụ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:44:18 pm »

Ngày 18-9:

Trả lời câu hỏi của nhân dân lao động Cra-xnô-đa nhân dịp M.X.Goóc-ba-chốp đến thăm: có phải phía Liên Xô quá mềm mỏng trong các cuộc đàm phán không? Goóc-ba-chốp khẳng định: "Nguyên tắc của chúng ta là tiến hành một chính sách cứng rắn nhưng làm việc đó trên tinh thần xây dựng"... "Quá trình cải tổ đang tiếp tục, càng ngày quần chúng nhân dân lao động và các cán bộ của chúng ta càng thực sự hòa mình vào công cuộc cải tổ. Những thay đổi sâu sắc đã đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội chúng ta. Đối với những người vẫn còn đứng bên ngoài công cuộc cải tổ, những người chờ thời vì họ đang tính toán xem thử những gì đang diễn ra có thành công hay không, tôi xin nói và tôi rất tin là nhất định sẽ thành công. Bảo đảm cho điều đó là sự thống nhất giữa Đảng và nhân dân. Sự thống nhất đó hiện nay thể hiện rất rõ.

Chúng ta phải cải tổ nền kinh tế, phải kiên quyết thay đổi tất cả trong lĩnh vực xã hội... lĩnh vực mà trong đó con người ta sống hàng ngày... Cuối cùng chúng ta phải đổi mới cách tư duy về nhiều vấn đề... chúng ta phải xem lại đạo đức của chúng ta, có phải nó đã phù hợp với những nguyên tắc của chủ nghĩa, vì những nguyên tắc mà các thế hệ cha anh của chúng ta đã ngã xuống hay chưa... Một số người nào đó đã làm những việc bỏ qua pháp luật, gây thiệt hại cho người khác. Bởi vậy, những gì mà chúng ta bắt đầu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, trong việc ổn định lại trật tự, củng cố kỷ luật và trong cuộc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cần được tiếp tục. Tôi nói hai tiếng "Chúng ta" ở đây là muốn nói đến Ủy ban Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân lao động. Bởi vì quần chúng cần có một chính sách đúng đắn, đáp ứng lợi ích của mọi người. Nhưng Ủy ban Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ làm không được gì hết nếu chính sách của họ hay những gì mà họ kêu gọi không được nhân dân ủng hộ...

Trong chúng ta, ở đâu đó vào những năm 70 - 80 đã xuất hiện sự trì trệ, chúng ta đã đánh mất tính năng động, ai đó đã quen với sức ỳ, sự dễ dãi, vô kỷ luật, ai đó đã để mất đi sự nền nếp, tính kỷ luật cần thiết, trong đó có cả công nhân, nông dân, trí thức, những người làm việc trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta có tất cả đã vượt qua. Nhân dân ta, Đảng ta có những kinh nghiệm to lớn trong việc xây dựng xã hội mới đầu tiên trên thế giới. Chúng ta có nền khoa học hùng mạnh nhất trên thế giới và những nguồn tài nguyên to lớn".


Ngày 3-10

Một khoảng trống chiếc tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô có mang tên lửa đạn đạo bị cháy làm 3 người chết khi tàu đang trên Đại Tây Dương, cách quần đảo Bec-mu-đa gần 1000km về phía Đông Bắc (hồi 11 giờ 03 phút ngày 6-10 tàu này bị chìm xuống một độ sâu lớn. Trước khi tàu chìm, lò phản ứng nguyên tử đã được dập tắt).


Từ ngày 11 đến 12-10

Bắt đầu cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp và Tổng thống My R.Ri-gan tại Rây-gia-vích (Ai-xơ-len). Trong 4 phiên họp của hai ngày hội đàm, hai bên đã tập trung thảo luận các vấn đề chủ yếu: kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị, các quan hệ khu vực và quan hệ song phương.

Phía Liên Xô đưa ra các đề nghị:

1- Giảm 50% không có ngoại lệ toàn bộ vũ khí chiến lược.

2- Thủ tiêu hoàn toàn các tên lửa tầm trung của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và bắt tay ngay vào cuộc đàm phán về các loại tên lửa này ở châu Á cũng như về các tên lửa có tầm bắn dưới 1000km mà Liên Xô đề nghị giữ nguyên số lượng của chúng.

3. Củng cố nguyên tắc phòng thủ chống tên lửa và bắt đầu các cuộc đàm phán quy mô toàn bộ về việc cấm hoàn toàn các cuộc thử hạt nhân.

Phía Mỹ đã đưa ra chương trình SDI.

Kết thúc cuộc gặp, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Tại cuộc gặp gỡ này chúng tôi cảm thấy thiếu cách tư duy mới. Và một lần nữa xuất hiện bóng ma giành ưu thế về quân sự". Tuy nhiên "đây là một cuộc gặp gỡ thú vị, quan trọng và nhiều hứa hẹn".


Ngày 15-10:

Liên Xô rút 6 trung đoàn quân tình nguyện khỏi Ap-ga-ni-xtan.


Ngày 16-10:

Mỹ thử vũ khí hạt nhân tại Nê-va-đa. Đây là lần thử thứ 22 của Mỹ kể từ khi Liên Xô đơn phương ngửng thử vũ khí hạt nhân.


Ngày 22-10:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra Nghị quyết "Về việc Trung ương Đảng Cộng sản Môn-đô-va, tỉnh ủy Ni-rô-vô-grát và Bộ công nghiệp ô-tô Liên Xô không thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc "xóa bỏ thói lừa dối và báo cáo láo".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2022, 04:45:12 pm »

Ngày 6-11:

Tại Điện Crem-li tiến hành lễ kỷ niệm 69 năm cách mạng Tháng Mười. Trong buổi lễ, E.K.Li-ga-chốp đọc báo cáo trong đó khẳng định: "Những biến đổi đang diễn ra trên đất nước Xô-viết và những tư tưởng thúc đẩy những biến đổi đó chứng minh hết sức hùng hồn rằng trong những năm sau cách mạng Tháng Mười, chúng ta đã không để mất đi vai trò những người khai phá trên con đường vĩ đại dẫn đến chủ nghĩa cộng sản.

Quá trình cải tổ đang được triển khai hiện nay có ý nghĩa cách mạng cả về quy mô lẫn về nội dung. Tất nhiên điều đó không có ý nghĩa là thay đổi bản chất của chế độ xã hội chúng ta. Ngược lại, quá trình này nhằm củng cố và phát triển các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa cơ bản, nhằm loại bỏ tất cả những gì không phù hợp với các nguyên tắc đó, nhằm tạo ra những điều kiện để sử dụng một cách có hiệu quà tiềm năng to lớn của chủ nghĩa xã hội".


Ngày 12-11:

Kết thúc vòng 6 hội đàm Xô - Mỹ tại Giơ-ne-vơ.


Ngày 14-11:

Mỹ thử vũ khí hạt nhân tại Nê-va-đa (lần thứ 23 từ khi Liên Xô đơn phương ngửng thử vũ khí hạt nhân).


Ngày 16-11:

Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Mỹ "vi phạm thô bạo những tiêu chuẩn sơ đẳng của pháp luật quốc tế và những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, chính quyền Mỹ đang tăng cường can thiệp công khai vào công việc của Ni-ca-ra-goa".


Ngày 19-11:

Xô-viết tối cao Liên Xô thông qua đạo luật về lao động cá thể. Theo đạo luật này, 29 loại lao động cá thể được phép phát triển trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.


Ngày 27-11:

Liên Xô và Ấn Độ ký Tuyên bố Niu Đê-li về những nguyên tắc của một thế giới không có vũ khí hạt nhân và không bạo lực gồm 10 điểm.

Cùng ngày, trong cuộc gặp các nghị sĩ Ấn Độ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp đã đưa ra những sáng kiến hòa bình mới nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, làm lành mạnh tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Tháng 11:

Liên Xô thành lập một số cơ quan mới của Chính phủ theo Nghị quyết của Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng gồm: Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về phát triển xã hội, văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về chế tạo máy, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về tổ hợp nhiên liệu - năng lượng, Ủy ban kinh tế đối ngoại Nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.


Từ ngày 16 đến 17-12:

Tại An-ma A-ta, Thủ đô nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan diễn ra các cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên đòi chủ quyền cho Ca-dấc-xtan. Những người biểu tình lấy lý do Cu-na-ép, người Cô-dắc bị cách chức khỏi cương vị Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan và thay Kôn-bin, người Nga vào cương vị này.


* Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1986

So với năm 1985, thu nhập quốc dân Liên Xô tăng hơn 4%, sản lượng công nghiệp tăng gần 5% (mức tăng cao nhất trong những năm 80). Sản lượng công nghiệp chế tạo máy trong 11 tháng tăng 6,1%, sản lượng máy cắt gọt kim loại theo chương trình số tăng 23%, sản lượng người máy công nghiệp tăng 16%, sản lượng máy tính tăng 13%. Nông nghiệp đạt 210 triệu tấn ngũ cốc, tăng 18 triệu tấn so với năm 1985, thu nhập thực tế theo đầu người tăng 2,5%. Sau 70 năm (1917 - 1986) số dân Liên Xô từ 163 triệu tăng lên 281,7 triệu, thu nhập quốc dân tăng 143 lần, sản lượng công nghiệp tăng 318 lần, nông nghiệp 5,3 lần, tình trạng thất nghiệp được xóa bỏ. Trong thời kỳ 1940 - 1986, thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng 6,6 lần diện tích nhà ở của mỗi người dân thành phố tăng từ 6,2m2 lên 14,3m2.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2022, 09:37:14 am »

Năm 1987


Ngày 1-1:

Hơn 20 bộ và cơ quan ngang bộ, 70 liên hiệp xí nghiệp và xí nghiệp lớn nhất của Liên Xô bắt đầu thực hiện quyền trực tiếp tiến hành các hoạt động nhập khẩu (kể cả trên thị trường các nước tư bản chủ nghĩa và các nước đang phát triển). Trong thành phần của các cơ quan này, có các Công ty hạch toán ngoại thương. Các bộ, các tổ chức và các xí nghiệp khác, trong quá trình hình thành những tiền đề tương tự cũng sẽ dần được trao những quyền như vậy.

Bộ Ngoại thương và Ủy ban liên lạc kinh tế với nước ngoài của Liên Xô sẽ tiến hành kiểm tra những hoạt động ngoại thương nhằm bảo đảm lợi chung của nhà nước.


Ngày 3-1:

Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô họp xem xét việc Bộ Y tế không thực hiện quyết định của Trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Trung ương các công đoàn Liên Xô ngày 16-10-1986 về việc tăng lương cho cán bộ, công nhân viên ngành y tế.

Đoàn chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô nghiêm khắc phê phán những thiếu sót nghiêm trọng của ban lãnh đạo Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng S.Bu-ren-cốp về việc làm nói trên. Bộ trưởng S.Bu-ren-cốp đã xin từ chức và về hưu.


Ngày 6-1:

Liên Xô tổ chức họp báo giới thiệu chương trình "Hòa bình giữa các vì sao". Theo chương trình này, sẽ tổ chức các chuyến bay vũ trụ quốc tế: Liên Xô - Xi-ry, Liên Xô - Bun-ga-ri, Liên Xô - Pháp.


Ngày 10-1:

Nhân kết thúc năm quốc tế hòa bình 1986, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.X.Goóc-ba-chốp gửi thư cho Tổng thư ký Liên Họp Quốc, trong đó khẳng định lại quyết tâm của Liên Xô sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước đấu tranh vì hòa bình và an ninh quốc tế. Bức thư cũng cho biết: "Cuộc gặp gỡ Rây-gia-vích đã dưa sự nghiệp giải trừ vũ khí hạt nhân tới một đinh cao chưa từng thấy để từ đó mở ra những chân trời mới".


Ngày 14-1:

- Tại Mát-xcơ-va, Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô tiến hành lễ trao phần thường cao quý của Nhà nước Liên Xô cho những người tham gia khắc phục hậu quả sự cố tại nhà máy điện nguyên tử Tréc-nô-bưn.

Trong buổi lễ, A.Grô-mư-cô, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô nói: "Tréc-nô-bưn là nỗi đau của chúng ta. Nhưng đó cũng là biểu tượng chiến thắng của nhân dân Xô-viết trước tai nạn... Chiến công Tréc-nô-bưn, đó là tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ chữa cháy Xô-viết đã dập tắt ngọn lửa chết chóc, của những người lính Xô-viết thường xuyên có mặt tại tuyến đầu để chống phóng xạ, của những người thợ xây dựng Xô-viết đã hoàn thành tốt đẹp công việc đổ bê tông chưa từng có trong thực tiễn Liên Xô và thế giới để "chôn" tổ máy số bốn bị tai nạn. Bài học của Tréc-nô-bưn là: Trong điều kiện tiếp tục thực hiện tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vấn đề bảo đảm an toàn kỹ thuật, vấn đề kỷ luật, nền nếp và tổ chức phải đặt lên hàng đầu. Phải đòi hỏi nghiêm khắc ở mọi nơi để cho năng lượng nguyên tử phục vụ cho con người, cho hòa bình...

- Trong hai tuần đầu tháng 1, các sản phẩm của 1.500 xí nghiệp ở Liên Xô đã được đưa ra để cán bộ của Hội đồng nghiệm thu quốc gia, một cơ quan kiểm tra chất lượng mới thành lập không trực thuộc các bộ, các ngành, phê chuẩn.

Việc thành lập Hội đồng nghiệm thu quốc gia là biện pháp triệt để nhất trong số những biện pháp được tiến hành từ trước tới nay trong ngành công nghiệp Liên Xô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.


Ngày 15-1:

- Bộ Quốc phòng Liên Xô ra thông báo cho biết: từ tháng 4 đến tháng 6-1987, Liên Xô sẽ rút toàn bộ một sư đoàn bộ binh cơ giới và một số đơn vị quân đội Liên Xô từ Mông Cổ về nước.

- Tại Giơ-ne-vơ, Liên Xô và Mỹ bắt đầu vòng 7 cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân và vũ khí vũ trụ.


Ngày 23-1:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Hội nghị cán bộ để thảo luận nhiệm vụ của các tổ chức Đảng, chính quyền và cơ quan kinh tế trong việc thực hiện chỉ thị của Trung uomg Đảng Cộng sản Liên Xô về những biện pháp cấp bách nhằm nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp trên cơ sở áp dụng các hình thức về tổ chức sản xuất và chế độ hạch toán kinh tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Goóc-ba-chốp nói: "Cuộc cải tổ liên quan đến tất cả các lĩnh vực hiện nay có những vấn đề được ưu tiên hơn. Trong số đó có vấn đề lương thực, thực phẩm, vấn đề nhà ở, vấn đề bảo đảm về xã hội cho nhân dân v.v...".


Từ ngày 27 đến 28-1:

Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Hội nghị toàn thể bàn về công cuộc cải tổ và chính sách cán bộ. Hội nghị coi trọng việc phát triển chế độ dân chủ trong lĩnh vực sản xuất, thực hiện bầu các cán bộ lãnh đạo xí nghiệp, phân xưởng, đội sản xuất. Hội nghị đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm củng cố chế độ tự quản của nhân dân, hoàn thiện hệ thống bầu cử của Liên Xó, mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng.

Hội nghị thừa nhận sự cần thiết phải đổi mới chính sách cán bộ, bảo đảm thường xuyên bổ sung cán bộ lãnh đạo bằng những lực lượng mới để quá trình đổi mới không bị đứt quãng, tính kế thừa không bị vi phạm. Tiêu chuẩn quyết định trong việc đánh giá cán bộ là thái độ của họ đối với công cuộc cải tổ. Trong công tác cán bộ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của chính sách dân tộc, phải đặc biệt chú ý phẩm chất đạo đức, tinh thần của người lãnh đạo, kiên quyết loại bỏ những kẻ xu thời, cơ hội, ham địa vị, loại bỏ những kẻ bôi nhọ danh hiệu đảng viên, người lãnh đạo Xô-viết.

Phát biểu tại Hội nghị, M.X.Goóc-ba-chốp nói: "Trước Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 4-1985, trong xã hội Xô-viết có những xu hướng tiêu cực, trì trệ, lý luận không bám sát được thực tế, do đó những khái niệm về chủ nghĩa xã hội cuối những năm 70 đầu những năm 80 vẫn chỉ ở trình độ của những năm 30 - 40 khi xã hội Xô-viết thực hiện những nhiệm vụ hoàn toàn khác. Những mặt ưu việt to lớn của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trước hết là tính kế hoạch của nó, đã không được sử dụng một cách hiệu quả... Trên thực tế đã xuất hiện một hệ thống làm suy yếu những công cụ kinh tế của chính quyền, đã hình thành một kiểu cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội... Nguồn gốc của sự kìm hãm đó là ở những thiếu sót trầm trọng trong hoạt động của các cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa, ở những quan điểm chính trị và lý luận lỗi thời, lắm lúc không phù hợp với thực tế, ở cơ chế quản lý rất bảo thủ... Đồng thời, một nguyên nhân quan trọng của tình hình nói trên là do các tổ chức đảng chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của mình, chưa nắm được những thay đổi trong xã hội, không triệt để tôn trọng nguyên tắc lê-nin-nít về sinh hoạt Đảng".
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM