Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:59:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức chiến tranh  (Đọc 3995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 06:35:14 am »

Thua keo này ta bày keo khác. Chúng tôi lại bàn và thống nhất nuôi gà. Tôi hì hục làm chuồng, vợ tôi thì sang nhà bác Nguyễn Chuông hỏi kinh nghiệm chăm sóc. Đến phiên chợ Bưởi, một đàn gà con đã xuất hiện ở nhà tôi. Nhìn những con gà giống mũm mĩm, vàng ươm ngây ngô đến là vui mắt. Theo kinh nghiệm bác Chuông phổ biến, chúng tôi nuôi đàn gà lớn như thổi. Mới hơn ba tháng mà con nào, con nấy béo núc ních, nặng đến hơn hai cân. Vợ chồng tôi chắc mẩm đợt này sẽ thu được khoản tiền kha khá. Thằng út thấy đàn gà sắp được xuất chuồng nên tối hôm đó nó vừa gãi đầu, gãi tai, vừa năn nỉ:

- Bán được gà, bố mẹ mua thêm cho chúng con một chiếc xe đạp nữa nhé. Hai chị em con đi chung một cái, hôm nào chị Minh về chậm là con lại đi học muộn.

Tôi nói một cách tự tin:

- Được rồi, cứ ngoan, chịu khó học, bố mẹ chẳng tiếc gì. Mới hứa như vậy mà hai chị em đã mừng quýnh cả lên, đứa nào cũng tranh đi xe mới.

Đàn gà chưa xuất được con nào thì một hôm có mấy bác người họ xa ở quê lên. Một bác nói "Chúng tôi lên đây trước là thăm cô chú, sau là nhờ cô chú cho mấy cháu đây ở tạm mấy ngày thi".

Có khách, gà đầy chuồng mà không thịt thì bẽ quá. Tôi chỉ dám chiêu đãi hôm đến và hôm về mà bốn chú gà đã được "hóa kiếp". Sau đấy một vài lần có việc cũng phải thịt gà. Đàn gà cứ thưa dần, thưa dần. Đàn gà thưa đến đâu thì chị em thằng út lại buồn đến đấy. Một hôm chú em ở Ngọc Hà xuống bảo:

- Chủ nhật tới em khánh thành nhà, đàn gà này anh chị để cả cho em nhé. Tiền nong chúng em gửi anh chị sau.

Tôi bảo:

- Nhà có việc, chú cứ lấy mà dùng, tiền nong gì. Số gà này chú cứ coi là anh chị mừng nhà mới của cô chú.

Đàn gà như vậy coi là xong, hết cả vốn lẫn lãi. Lại thất bại.

Vợ chồng tôi lại bàn tìm việc làm mới nhưng lần này thì uể oải hơn. Vợ tôi bảo:

- Đến tháng lương này, anh mua cho em vài con lợn giống nuôi "câu dầm". Lợn thì chắc không xẻo ra ăn dần được, khi bán còn thu được mọt khoản ra tấm ra miếng.

Nghe vợ tôi nói vậy, tôi nhất trí luôn cho xong chuyện.

Chúng tôi đã nuôi được hai lứa, bốn con, lứa nào nhà tôi cũng ghi chép đầy đủ các khoản. Hôm xuất xong lứa thứ hai, vợ chồng tôi mới hạch toán xem sao. Tính toán xong chúng tôi rút ra kết luận; một con lợn, mỗi tháng tăng trọng trên 16 cân là có lãi, tăng 15 cân là hòa mà dưới 15 cân là lỗ. Lợn nhà tôi nuôi lứa nào cũng chỉ xấp xỉ 15 cân. Tôi nói với vợ:

- Chăn nuôi thế này thì ăn thua gì! Đây là các con còn đi xin nước gạo, cơm thừa của các bác hàng xóm, nếu không thì còn tốn hơn.

Vợ tôi nói như an ủi và cũng chính là tự an ủi mình:

- Nó như tiền bỏ ống ấy mà, lấy công làm lãi thôi.

Tôi lại nói:

- Cứ thế này thì làm sao thoát khỏi cảnh xo xúi?

Vợ tôi nói vẻ như vừa áy nay vừa như đồng tình.

- Đúng là cũng khó mà khá lên được!

Đấy là mới nói đơn thuần về mặt kinh tế, còn về môi trường cũng có chuyện. Một buổi sáng tôi đang đứng tập thể dục, nghe mấy bác đi bách bộ phàn nàn với nhau rằng "Cứ đi đến chỗ này là thấy mùi hôi". Nghe thấy vậy, tôi ngượng chín cả người. Đúng là chăn nuôi lợn trong điều kiện chật hẹp hôi thật! Nó hôi từ tầng dưới lên tầng trên và hôi từ nhà... ra đường.

Tôi nói với vợ như một quyết định:

- Dẹp nuôi lợn.

- Vâng! Em nhất trí. Bạn bè đến chơi họ cũng kêu lắm.

Số tiền sẵn có vợ chồng tôi mua thêm một chiếc xe đạp cho hai cháu đi học và nâng cấp chiếc ti vi cho cả nhà cùng xem.

Thế là đã "quá tam ba bận" đều thất bại.

Sau khi dẹp việc nuôi lợn. Vợ chồng tôi thấy hoang mang. Đêm nằm cứ trăn trở tự hỏi, chả lẽ không còn việc gì làm nữa hay sao. Tôi đã tâm sự hết băn khoăn của minh và những việc làm thất bại vừa qua với bạn bè. Ai cũng nhiệt tình tham gia ý kiến. Người thì góp ý đi làm bảo vệ, người bảo tráng bánh đa hoặc làm than tổ ong. Vợ chồng tôi thấy việc gì cũng có cái vướng, cần phải suy nghĩ thêm. Tôi tìm đến gặp thầy Huyên - người đã giúp tôi khi làm đồ án tốt nghiệp. Nghe tôi trình bày tỉ mỉ hoàn cảnh, việc làm vừa qua và sự cần thiết phải làm thêm cùng những ý kiến góp ý của bạn bè. Thầy trầm ngâm rồi nói:

- Cậu học quản lý kinh tế mà đi làm bảo vệ chế biến thực phẩm và chăn nuồi thì "kẹt" thật, không hợp. Còn kinh doanh lớn bây giờ thì như cậu biết đấy: thứ nhất mặt đường, thứ nhì trường vốn, mà hai cái thế mạnh đó thì cậu đều không có phải không?

- Vâng ạ!

Thầy giáo lại điềm tĩnh nói tiếp:

- Theo mình thi "mèo nhỏ, bẳt chuột nhỏ" vậy. Cậu thứ xem xem buôn bán ở chợ có được không?

Tôi hỏi lại.

- Chạy chợ có phải không ạ.

- Nói nôm na, dân dã như thế cũng được.

- Thế em chạy hàng gì cho hợp hả thầy.

- Cái đó thì cậu phải đi khảo sát thị trường mà tự quyết định. Cậu đừng coi thường việc này nhé "Buôn thất nghiệp, lãi quan viên" ấy.

- Vâng! Em cảm ơn thầy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 06:36:17 am »

Theo gợi ý của thầy Huyên, vợ chồng tôi tiến hành ngay việc đi tìm hiểu thị trường. Chúng tôi đi chợ gần đến chợ xa rồi lại quay về chợ gần. Chợ mà tôi quan tâm nhất là chợ Đồng Xa, vì chợ này gần nhà tôi nhất. Chợ Đồng Xa có từ bao giờ tôi không rõ. Khi tôi mới về đây ở thì chợ còn lèo tèo, chỉ có mấy dãy hàng, họp xung quanh cửa hàng bách hóa. Nguồn hàng chủ yếu là của nhân dân địa phương. Phía ngoài, dọc hai trục đường chính, có một số quán bán nước trà, hàng quà sáng, sửa chữa xe đạp... Mấy năm gần đây do đô thị hóa nhanh, dân cư đông đúc nên đường sá được nâng cấp và mở mang thêm nên chợ dần dần trở nên sầm uất. Nguồn hàng củng ngày thêm phong phú, ngoài nguồn hàng tại chỗ còn có hàng ở các nơi đưa về. Đã mấy ngày rồi chúng tôi lững thững đi chợ từ sớm, mặt hàng nào cũng nhìn, cũng hỏi giá nhưng chẳng mua cái gì. Cơ chế mới bây giờ thích thật, hàng hóa đầy rẫy, đủ loại chả bù cho ngày trước... Các cụ có câu "trăm người bán, vạn người mua". Bây giờ cái tỷ số đó có lẽ đã thay đổi. Đi mãi, ngắm mãi mà chúng tôi chưa phát hiện ra mặt hàng gì để quyết. Đang chen đám đông ở giữa chợ định về nhà, bất chợt tôi nghe thấy hai bà phàn nàn với nhau:

- Chợ lớn thế này, đủ mọi thứ hàng mà sao ốc hiếm thế?

- Hai bà thử đến dãy đằng kia xem có còn không?

- Cô bán đậu phụ ngồi gần đó nhanh nhẩu vừa nói, vừa chỉ.

- Chúng tôi vừa ở đấy ra, họ bảo: Ngày nào cũng hết từ sớm.

Nghe họ phàn nàn với nhau như vậy, tôi liền kéo nhà tôi quay lại dãy hàng hay bán ốc hến xem sao. Gần đến nơi, tôi lại thấy hai chị ca cẩm với nhau:

- Muốn ăn bát canh hến cho mát ruột mà cũng khó.

- Hai cháu nhà tôi dặn thế nào mẹ cũng mua cân ốc về luộc, vậy mà cũng hết cả, lại phải xuống chợ dưới mua kẻo rồi chúng lại nhăn cho mà xem.

Tôi đến gần một bà ngồi bán rau gần đấy hỏi:

- Bà ơi! Sao ốc hến ở đây lại hiếm thế bà nhỉ?

Bà thật thà nói:

- Hàng ngày có một chị vẫn đưa một xe vừa ốc, vừa hến đến bán. Trước đây chợ còn ít người thì thế là đủ, nay chợ đông nên hóa thiếu.

Tôi nghe bà nói vậy, bỗng buột miệng kêu:

- Đây rồi!

Vợ tôi giật mình, nhìn tôi hỏi:

- Vớ được cái gì đấy?

- Vớ được cái mình đang đi tìm! - Vừa nói, tôi vừa kéo tay vợ tôi, giục về.

Thế là con ốc, con hến đã lọt vào "mắt xanh" của vợ chồng tôi từ hôm đó.

Sáng sớm hôm sau chúng tôi đã có mặt ở chợ, thấy có người chở hai tải ốc, hến đến bán, vợ tôi hỏi mua:

- Ốc, hến bác bán thế nào đấy ạ?

- Ốc hai ngàn, hến một ngàn. Cô mua bao nhiêu?

- Nếu được giá thì em mua cả.

- Mua về bán à?

- Vâng!

Bác bán ốc hến vừa nói, vừa chỉ:

- Hai cô hàng rau ngồi kia kìa, thỉnh thoảng cũng lấy của tôi dăm cân về bán kèm nhưng mua phọt phẹt và đáo để lắm, tôi không thích, nếu cô mua đều thì hợp đồng, tôi chở cho.

- Thế hôm nay bác bán cho em bao nhiêu?

- Mua cả thì tôi bớt cho một giá.

- Em còn phải trừ hao hụt nữa và bán chưa quen, bác bớt một giá thì em ăn gì?

- Cô mới đi chợ à?

- Vâng ! Hôm nay là buổi đầu.

- Vậy thì rút cho cô giá nữa, coi như tôi ra hàng cho cô, được chưa?

- Vâng! Bác cân đi.

Người bán, người mua đang lúi húi cân hàng thì hai cô bán rau đến hoạnh. Cô cao, gầy nói:

- Nói cho mà biết, đây là mối của bọn này đây, biết chưa?

Cô thấp lùn, béo ịch tiếp ngay lời:

- Ở đâu mà đến đây mua tranh, bán cướp thế này? Có thôi đi không thì bảo?

Cô cao, gầy giằng túi ốc trên tay nhà tôi, mặt hằm hằm nhìn bác bán ốc, hến giọng đe dọa:

- Bà này buôn bán thiếu đứng đắn như thế là không xong đâu nhé.

Thấy có to tiếng và giằng co nhau nên Ban quản lý chợ đến. Khi nghe rõ câu chuyện, các chú nhắc nhở hai cô hàng rau và sâp xếp tạm cho vợ chồng tôi một chỗ ngồi bán, rồi hướng dẫn thủ tục xin đăng ký kinh doanh. Đến khi quy hoạch lại chợ, Ban quản lý xếp chúng tôi ngồi trong lán, dãy hàng cá.


Ngày qua ngày, vợ tôi cứ mua đầu chợ bán cuối chợ như thế, tuy vẫn có lãi nhưng chỉ đủ tiền rau dưa. Một hôm, có một bà đến mua hàng. Bà nói trước đây bà cũng bán hàng này ở chợ Bưởi, nay già yếu rồi lên đây ở với con. Bà hết nhìn chúng tôi lại nhìn đến mấy rổ hàng đang bày bán. Bỗng bà hỏi:

- Sao bán lọc trọc thế này? Đã bán là phải bán đầy đủ chủng loại chứ.

Vợ tôi tỏ vẻ chưa hiểu. Bà giải thích:

- Chủng loại là phải có ốc đá, ốc vặn, ốc nhồi, hến, cua và cả trai, trùng trục nửa, để khách họ đến hàng mình là cứ thoải mái.

Nói xong bà cười rất hiền hậu.

Bà lại hỏi tiếp:

- Hàng này chị lấy ở đâu?

- Cháu mua đây, bán đây thôi bà ạ.

- Thế thì không ăn thua rồi ! Phải đi tận gốc mà lấy, hàng vừa tươi, giá lại mềm thì mới có lãi chứ?

- Gốc ở đâu hả bà?

- Gần đây nhất là Hồ Tây. Bảo chú ấy chịu khó xuống đấy mà "bắt mối".

- Vâng! Cảm ơn bà.

Sau đấy, mỗi lần đến mua hàng, bà lại tỉ tê hướng dẫn nhà tôi cách chọn hàng, cách bảo quản hàng... Dần dần chúng tôi có được chút kinh nghiệm. Mãi sau này chúng tôi mới dám hỏi tên bà và biết bà tên là Thùy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 06:37:54 am »

Theo lời chỉ bảo của bà Thùy, gần trưa hôm thứ hai tôi đạp xe xuống hồ. Trời cuối hạ nên tầm gần mười giờ trưa nắng lắm. Đạp xe bon bon trên đường tôi thấy lòng thanh thản. Khi còn đang làm việc, đã từng qua lại Hồ Tây nhiều lần nhưng lần này đến hồ, tôi cảm thấy như mới đến lần đầu. Nhìn mặt nước bao la, xa xa lấp ló sau dãy cây xanh là những tòa nhà cao tầng đủ màu sắc, từng tốp thuyền nan đi đánh ốc, hến đang từ từ cập bến. Làn nước gợn sóng lăn tăn, được khúc xạ ánh nắng mặt trời tạo nên một màu sắc huyền ảo. Gió hồ thổi lên mát rượi, tôi thấy khoan khoái và tỉnh táo lạ thường.


Tôi đến thẳng bãi Giữa. Dựng xe bên lề đường rồi men xuống tận mép nước. Đến gần một chiếc thuyền mới cập bến, tôi hỏi:

- Ông chủ ơi! Có ốc, hến bán không?

- Có mối rồi! - Chủ thuyền đáp.

Tôi lại hỏi tiếp:

- Tôi muốn bắt mối có được không?

- Bác lấy hàng gì, bao nhiêu, có lấy đều không?

- Mỗi ngày tôi lấy đều cả ốc, cả hến khoảng tám mươi cân, có trai trục thì lấy luôn.

- Thế hả. Từ mai tôi tăng thuyền đánh để bác lấy có được không

- Được, nhưng chắc chứ!

- Chắc!

- Thế hôm nay để cho một ít có được không?

- Để em còn xem đã, nếu dư thì để cho bác.

- Tên tôi là Lạng, còn tên chú là gì để tiện gọi?

- Em là Hùng, vợ em là Tuyết, biệt hiệu là "Tuyết hùm".

Trên đường về, tôi thấy vui vui vì ngày đầu đi "bắt mối" như thế là suôn sẻ.

Hôm sau, đúng giờ, tôi có mặt ở hồ, Hùng cũng vừa cập bến, đang khệ nệ bê từ dưới thuyền lên từng rổ hàng. Tôi đứng trên đỡ rồi đổ vào tấm bạt Hùng đã trải sẵn bên lề đường. Hùng bảo:

- Bác cứ nhặt dần đi, tý nữa nhà em ra cùng làm. Nhìn đống hàng hỗn độn đủ mọi thứ, tôi thấy ngao ngán. Tôi cứ tưởng nó sạch sẽ như họ thường bán cho mình ở chợ, ai ngờ lại thế này...

Thấy tôi chưa bắt tay vào làm, Hùng nhắc khéo:

- Bác nhặt hết rong rêu ra, nhặt vỏ vất đi rồi nhặt hến bỏ vào rổ, ốc còn lại ở dưới.

Cực chẳng đã, tôi đành làm theo hướng dẫn của Hùng. Một lúc sau thì vợ Hùng ra cùng xúm tay vào nhặt. Khi xong xuôi mọi việc đã gần mười hai giờ.

Một hôm vợ Hùng nói:

- Bác lớn tuổi rồi, mắt kém, ngồi nhặt thế này em thấy tồi tội thế nào ấy. Hay là hàng ngày bác xuống chậm đi vài tiếng ở đây chúng em nhặt xong xuôi, rửa ráy chu đáo, bác xuống chỉ việc cân là về, chúng em tính thêm lên một giá có được không ạ?

- Cô chú giúp cho như thế thì tốt quá còn gì!

Ngày này qua ngày khác, tôi phải đèo từ hồ về gần tạ hàng bằng chiếc xe đạp cọc cạch, mệt lắm. Thỉnh thoảng Viện giống cây trồng, mấy nhà nuôi ba ba lại lấy vài tạ ốc nữa nên càng mệt. Một lần thấy tôi đi lấy hàng về mồ hôi ướt đầm, vợ tôi bảo "Anh tìm mua một chiếc Ba-bét-ta mà đi cho đỡ mệt".


Tìm mãi, tôi mới mua được một chiếc xe còn tàm tạm, vừa với tầm tiền của chúng tôi. Đem xe về, các bà hàng xóm mừng cho tôi và gọi đùa là "xe ba-bét-nhè". Xe này đã cũ nên khi nổ máy, nó kêu to lắm. Các bác hàng xóm chỉ nhìn tôi mà cười.


Xe Ba-bét-ta có ưu điểm là thấp nên dễ xếp hàng nhưng lại có nhược điểm là hay hỏng vặt. Mấy lần đang chở hàng nặng thì nó trở chứng thế là phải dỡ toàn bộ hàng xuống mới sửa được. Chữa xong, lại xếp hàng lên rồi phải đẩy một thôi mới nổ.


Hỏng xe đã vất vả nhưng chưa bằng bị đổ hàng trên đường. Tôi đã bị vài ba lần như vậy.

Một hôm, xe đang chạy, bỗng dưng nghe rào một cái, xe lảo đảo, vội phanh lại, nhìn về phía sau thì ôi thôi ốc, hến đã tung tóe trên mặt đường. Tôi vội vàng tìm cách vun hàng vào lề đường, sợ tô tô đi qua sẽ cán bẹp hết. Đang lúi húi dưới trời nắng chang chang, mặt đường nóng hầm hập thi bỗng một chị bên kia đường cầm chiếc chổi tre chạy sang quét giúp. Những người đi qua đường, nhìn tôi vẻ ái ngại. Nước mắt tôi ứa ra phần vì tủi thân, phần vì cảm động trước tấm lòng của người phụ nữ chưa từng quen biết. Những lúc vất vả như thế, tôi lại tự an ủi bằng cách hồi tưởng lại những năm tháng gian nan ở chiến trường mà chúng tôi đã vượt qua, vất vả bây giờ đâu sánh bằng khi phải lo đổ xương đổ máu.


Từ lâu rồi đã thành thói quen, cứ năm giờ là chúng tôi dậy để chuẩn bị hàng. Người xách nước, người rửa hàng. Mùa hè không sao, mùa đông mà sáng sớm phải nhúng tay vào nước thì buốt đến tận xương.


Các cháu nhà tôi biết thương bố mẹ nên cứ nghe tiếng đổ ốc rào rào là chúng cũng dậy. Công việc chuẩn bị hàng xong, các cháu mới vào quét dọn nhà cửa, ăn sáng rồi đi học. Những ngày chủ nhật và dịp nghỉ hè, các cháu giúp được nhiều hơn.


Vợ tôi đã phân công rõ ràng, ra chợ, tôi sắp xếp hàng ra ngồi bán, còn nhà tôi thì đi lấy hàng mà các mối đưa đến theo hợp đồng. Khoảng chín giờ, tôi về chuẩn bị cơm nước bữa trưa rồi đi thồ hàng.

Nguồn hàng của nhà tôi ổn định và khá vững chắc. Chúng tôi có nhiều nguồn: Vừa xuống hồ lấy, vừa hợp đồng hàng từ Sơn Tây xuống và từ bắc sông Hồng đưa sang, lại còn một nguồn tại chỗ nữa là dịp hè hoặc lúc nông nhàn các cháu, các bác trong xóm đi bắt được con cua, con ốc cũng đem đến bán cho nhà tôi.


Trước đây, chúng tôi bán lẻ là chính, đến nay, bảo đảm cho cả các nhà hàng bán bún cua, bún ốc, ốc luộc, cháo trai. Bảo đảm cho nhà hàng tuy giá có thấp hơn bán lẻ nhưng họ lấy đều, lấy nhiều nên lượng hàng bán ra hàng ngày chủ động, ổn định. Tuy vậy cũng lo lắm. Lo là vì phải bảo đảm đủ số lượng, phải đúng thời gian, đúng chủng loại và chất lượng phải tốt. Lo nhất là những lúc rét đậm kéo dài, mưa nhiều, nước lớn, bà con nông dân bận mùa màng là hàng hiếm lắm. Hiếm thì hiếm cũng phải lo đủ không thì nhỡ việc của họ. Có lúc thiếu vài cân cua, mươi cân ốc mà chạy như cờ lông công, đâm phải lấy lại giá cao. Đưa cho nhà hàng, giá quy định là bị lỗ, nhưng vì để giữ chữ tín nên lỗ củng phải chịu. Giữa chúng tôi với nhà hàng gắn bó và tin tưởng nhau lắm. Việc chất lượng hàng, cân đong, giá cả không bao giờ phải phân vân. Giá lên thì bảo lên, giá xuống thì bảo xuống, có tiền thì trả, chưa có tiền, trả sau. Nhà hàng lấy cũng đa dạng lắm. Người lấy cua sống, người lấy cua xay, người ra chợ lấy, người yêu cầu đem đến nhà. Yêu cầu sao, chúng tôi cũng đáp ứng cả. Do tính chất phải bảo đảm đều đặn cho nhà hàng mà có lúc ốm chúng tôi cũng không dám bỏ nhà hàng. Người này ốm, người kia đi thay. Nhiều hôm tối về, nhà tôi kêu khó chịu, phải xoa dầu, đánh gió, sáng mai vẫn sắp hàng đi chợ. Ở quê có việc hệ trọng cũng chẳng bao giờ cả hai vợ chồng cùng về một lúc. Nhà tôi ngồi bán hàng cũng có cái khổ riêng. Bán hàng tiếp xúc nhiều với nước, lại bị cua cắp nhiều nên hai bàn tay nát cả ra. Tối nào cũng phai ngâm tay vào nước phèn rồi bôi mỡ Tê-ta.


Chợ Đồng Xa chỉ họp buổi sáng nên gần đây chúng tôi lại "với" lên chợ chiều Phú Diễn. Nhà tôi giải thích là mỗi chợ có một thế mạnh, hàng của chợ này bổ sung cho chợ kia là rất có lợi. Một ngày đi hai chợ nên chúng tôi cứ xoay như chong chóng.


Qua mấy năm thực tế bán hàng, tôi thấy do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng cao, nên thái độ mua hàng bây giờ cũng dần dần có thay đổi. Trước đây, thái độ của người mua giá, chất, cân, ân. Còn bây giờ là chất, ân, cân, giá.


Nghĩa là trước đây người mua coi trọng giá cả, giá càng rẻ càng tốt, còn những cái khác họ cũng quan tâm nhưng xếp sau giá. Bây giờ, người mua coi trọng chất lượng, hàng mà tốt, giá có cao hơn một chút họ cũng chấp nhận. Hàng kém chất lượng thì dù có rẻ họ cũng không thích mua. Bởi vậy mới có câu "Ăn muối còn hơn ăn chuối chết", hay câu "Đắt xắt ra miếng" "Của rẻ là của ôi"... Bây giờ người mua hàng còn quan tâm đến sự ân cần, chu đáo ngay sau chất lượng. Có người đến hàng nhà tôi mua cua xay, trước tiên họ xem cái cối xay có sạch không, rửa con cua có cẩn thận không, xô nước có trong không rồi họ mới mua. Nếu không được vậy thì mình có làm giúp họ cũng không nhờ chứ đừng nói đến chuyện mua bán. Đi buôn thì tất nhiên phải có lãi. Các mặt hàng khác thì tôi không rõ, còn mặt hàng nhà tôi thì lãi rất "khiêm tốn". Lấy công làm lãi thôi.


Qua mấy năm buôn bán hàng cua, ốc, hến chúng tôi rút ra là: Bình quân các mặt hàng, giữa đầu vào và đầu ra chênh nhau ba giá. Trong đó một giá chi vào tiền sửa xe, mua xăng, uống nước dọc đường, hao hụt và tiền mua sắm một số dụng cụ cần thiết... Còn lãi được hai giá. Hàng tháng, chúng tôi cũng kiếm được số tiền xấp xỉ bằng lương hưu của hai vợ chồng tôi.


Có người chân tình hỏi, sao không chuyển sang buôn bán mặt hàng khác lãi cao hơn mà đỡ vất vả. Chúng tôi nghĩ "một nghề cho chín, hơn chín mười nghề". Âu cũng là vì nhân dân phục vụ!

Đ.V.L
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #53 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:06:33 am »

"NHẢY DÙ" PHÁT DIỆM


BÙI SINH


Nói "nhảy dù Phát Diệm" không phải nói về địch, mà nói về ta. Ta "nhảy dù", nghe có vẻ lạ tai. Thực ra, đấy là ngôn ngữ riêng của lính 320 trong kháng chiến chống Pháp, Đại đoàn được mang tên trìu mến: Đại đoàn Đồng bằng. Đã là lính đồng bằng thì dù đơn vị nào xuất phát từ căn cứ nào, luồn về đồng bằng tiêu diệt địch đều là chuyện cơm bữa chẳng có gì đặc biệt nên không gọi là "nhảy dù". Từ "nhảy dù" chỉ dành cho những lúc đột kích lớn, tầm cỡ đại đoàn, nhằm thực hiện ý đồ chiến lược của Trung ương. Đại đoàn 320 có hai cuộc "nhảy dù" lớn: Một cuộc "nhảy dù" Phát Diệm hồi tháng 12-1951 và một cuộc "nhảy dù" vào địch hậu Thái Bình hồi năm 1952, cả hai đều để phối hợp với mặt trận chính, mặt trận Hòa Bình. Có thể tóm tắt về tình thế chung hồi đó như thế này. Địch liều lĩnh đánh lên Hòa Bình hòng mở rộng phòng tuyến phía tây Hà Nội, ta dùng mấy đại đoàn 308, 304, 312, v.v... bao vây tiêu diệt địch. Trong lúc đó, lợi dụng địch sơ hở sau lưng, Đại đoàn 320 được Trung ương và Quân ủy Trung ương bật đèn xanh cho chớp thời cơ "nhảy dù" về đồng bằng, mạnh dạn đánh sâu vào địch hậu, mở rộng các khu căn cứ du kích, phá âm mưu: "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của địch.

Ở bài viết này, tôi xin kể lại cuộc "nhảy dù" Phát Diệm.

... Sau khi nhận được chỉ thị của trên, Đáng ủy Đại đoàn 320 quyết định đánh vào Phát Diệm. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, đầy trắc trở. vì Phát Diệm là đầu não công giáo toàn quốc, được địch rất chú trọng bảo vệ. Nó nằm sau tuyến phòng thủ kiên cố của địch mà chúng gọi là vành đai trắng sông Đáy. Nó còn được một trung đoàn trực tiếp bảo vệ với một cụm cứ điểm hơn 10 vị trí và một hệ thống tổ chức vệ sĩ trong thị trấn Phát Diệm và các làng xã xung quanh.


Đồng chí Văn Tiến Dũng khi đó là Tư lệnh trưởng kiêm Chính ủy đại đoàn. Trong Hội nghị quân sự phổ biến nhiệm vụ của đại đoàn và bàn bạc kế hoạch đánh Phát Diệm, sau khi nghe mọi ý kiến, đồng chí quyết định đòn chủ yếu đánh ngay vào trung tâm chỉ huy của địch ở Phát Diệm. Đồng chí nói:

- Nếu trận Phát Diệm là một cuộc "nhảy dù" chớp nhoáng, thì mũi đột kích vào giữa lòng Phát Diệm là một cuộc "nhảy dù" nhỏ hỗ trợ đắc lực cho toàn trận.

Mọi cán bộ đều nhất trí cao với kế hoạch. Đồng chí Văn Tiến Dũng nói tiếp:

- Có trường học quân sự nào có thể bày ra cho chúng ta cách đánh này không? Chỉ có trường học cách mạng đã rèn luyện cho chúng ta lòng tin tuyệt đối ở Đảng, ở nhân dân, tin ở tinh thần cách mạng, mới giúp chúng ta có cái gan dám làm.


Đêm 9-12-1951, cuộc "nhảy dù" vào Phát Diệm bắt đầu. Để có được cuộc "nhảy dù" vào Phát Diệm, tức là bí mật hành quân luồn sâu vào Phát Diệm, đánh địch, thì phải nói công đầu là của Tỉnh ủy Ninh Bình, các cấp ủy chi bộ địa phương, cơ sở nhân dân và du kích. Các đồng chí đưa từng đơn vị luồn lách qua hệ thống vành đai trắng sông Đáy, luồn lách qua hệ thống vị trí mà địch xây dựng từ vành đai trắng tới Phát Diệm để bảo vệ vòng ngoài Phát Diệm; các đồng chí đưa các đơn vị đến từng nơi tiến công. Có thể nói các đồng chí là "đơn vị máy bay vận tải khổng lồ" chở quân của Đại đoàn 320 "nhảy dù" vào Phát Diệm. Cái độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam là ở chỗ đó.


2 giờ 30 ngày 10-12-1951, quân ta nổ súng tiến công Phát Diệm. Chỉ trong vài giờ, nhiều vị trí địch bị tiêu diệt. Khi trung tâm chỉ huy của địch bị đập tan, nhà quan tư, quan hai bị tiêu diệt, thì về cơ bản ta làm chủ Phát Diệm.


Trời sáng dần, cả thị trấn Phát Diệm như chưa hết cơn bàng hoàng. Tiếng súng ngớt dần rồi lặng hẳn. Hồi đêm, đồng bào dường như đã trải qua những phút khủng khiếp nhất trên đời, thì đến lúc trời sáng rõ, gặp gỡ những anh bộ đội hiền lành chất phác, không chút hăm dọa, hiếp đáp dân, có anh đang gặm miếng cơm nắm gạo đỏ hôi xì với muối vừng, đồng bào lại thấy như mơ. Rồi tất cả bảo nhau tỏa ra đường như một ngày hội lớn. Khắp các thôn xã vây quanh thị trấn, khắp các khu phố của thị trấn, những đoàn công tác của tỉnh ủy, huyện ủy, cấp ủy địa phương cùng với bộ đội nhân dân họp mít tinh. Và những gánh quà bánh, đường sữa, rượu bia, cơm trắng xôi dẻo, gà luộc, thịt kho, chuối, cam... kìn kìn gánh ra tặng các anh bộ đội. Quả thật, thấy các thức ăn ngon, anh em cũng muốn một bữa tươi, nhưng vì kỷ luật quân đội, không ai dám nhận. Sau đồng bào phải nói với cán bộ địa phương để họ đề nghị với cấp trên cho anh em nhận quà của đồng bào.


Ta thắng lớn ở Phát Diệm. Địch vội cho 2 đại đội từ Ninh Bình chi viện cho Phát Diệm. Tiểu đoàn 391 do tiểu đoàn trưởng Hồ Tâm chỉ huy đã phục kích ở làng Yên Ninh tiêu diệt gọn 2 đại đội. Trận phục kích này có nhiều gương chiến đấu vô cùng dũng cảm. Nổi bật nhất là đồng chí Trương Công Man. Trên đường đưa lệnh của tiểu đoàn xuống đại đội, Trương Công Man bị trúng bom na-pan của địch. Quần áo và tấm ngụy trang bằng lá trên người bốc cháy. Sau khi được anh em dập tắt cho, Man đã bị thương rất nặng, tóc chảy trụi, da phồng rộp nhưng vẫn cố chạy đến đại đội truyền đạt mệnh lệnh xong rồi mới chịu gục xuống và sau đó thì tắt thở. Trương Công Man được phong danh hiệu Anh hùng quân đội. Còn anh em gọi anh là "Người chiến sĩ khoác áo lửa". Tiểu đoàn 391 sau này được đặt tên là tiểu đoàn Yên Ninh, tên cái làng mà tiểu đoàn đã phục kích thắng lợi.


Địch còn cho 2 đại đội từ Phúc Nhạc chi viện cho Phát Diệm. Tiểu đoàn 337 do tiểu đoàn trưởng Tạ Đinh Bích chỉ huy và tôi là trung đoàn phó trung đoàn 2 đi cùng, phục kích ở Yên Thổ, giữa đường từ Phúc Nhạc đến Phát Diệm. Rất tiếc là khi địch mới lọt bộ phận đầu vào trận địa phục kích, một số anh em đã vội nổ súng nên chỉ diệt được một trung đội đi đầu, còn đại bộ phận quân địch chạy về vị trí Phúc Nhạc.


Tuy vậy, hai trận phục kích thắng lợi ở Yên Ninh và Yên Thổ đã làm cho địch hoang mang lo sợ suốt cả ngày hôm đó không còn viện binh gì cho Phát Diệm. Ta hoàn toàn làm chủ thị trấn Phát Diệm.

Chiều hôm đó, 10-12-1951, đồng chí Lê Quân, trung đoàn trưởng trung đoàn 4, đơn vị chủ công đánh vào Phát Diệm, ra Yên Thổ gặp tôi nói:

- Bùi Sinh này, ta hoàn thành nhiệm vụ đánh Phát Diệm và phục kích cũng thắng rồi thì rút quân ra thôi chứ?

Tôi nói:

- Vâng, chứ cứ nằm đây mà ăn phi pháo của nó à?

Chúng tôi rút quân về. Đồng chí Lê Quân và tôi đến chỉ huy sở đại đoàn báo cáo. Vừa thấy mặt chúng tôi, đồng chí Văn Tiến Dũng quát:

- Ai cho các anh ra? Quân đâu cả rồi?

Khi biết chúng tôi đã rút hết quân ra, đồng chí Văn Tiến Dũng nổi trận lôi đình về chuyện không có lệnh mà tự động rút quân, đánh thắng lớn như vậy mà không để quân lại khuếch trương chiến quả, tạo những thời cơ tốt hơn nữa phối hợp với chiến dịch Hòa Bình.


Đồng chí Văn Tiến Dũng là người chỉ huy như vậy, rất thương yêu cán bộ, nhưng thấy cán bộ nào, bất cứ là ai, nếu làm sai ý đồ chiến đấu của mình, đồng chí lập tức nổi giận không kìm được. Chúng tôi thường gọi đùa những trường hợp đó là "anh Dũng cấp tập cối 81". Song các trường hợp này cũng cực kỳ hiếm hoi. Trận "cấp tập cối 81" lần này của đồng chí Dũng là nhằm chủ yếu vào đồng chí Lê Quân, trung đoàn trưởng trung đoàn chủ công. Nhưng tôi đứng ngay đấy thì cũng "dính mảnh đạn đầy người" vì chính tôi cũng đồng ý với Lê Quân kia mà.


Sau này, càng ngẫm càng thấm thìa về sai lầm tự ý rút quân, bỏ lỡ một thời cơ vô cùng thuận lợi nhằm tiêu diệt sinh lực địch mà đại đoàn đã tạo ra được. Hơn nữa, nếu chúng tôi trụ lại Phát Diệm, Yên Ninh, Yên Thổ có thể địch phải rút ít nhất 2 GM từ Hòa Bình về cứu Phát Diệm thì tốt biết bao nhiêu cho các đơn vị bạn đang đánh địch ở trên đó.


Thực tế là ít ngày sau, đồng chí Văn Tiến Dũng lại phải lệnh cho tiểu đoàn Thanh Lũng do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hòa chỉ huy vào và phục kích ngay sát Phát Diệm. Tiểu đoàn đã diệt gọn 2 đại đội Âu Phi, diệt và bắt sống 190 tên, thu nhiều vũ khí.


Sau trận này, chúng tôi càng thấy rõ trí tuệ quân sự và tầm nhìn bao quát của đồng chí Văn Tiến Dũng lúc bấy giờ và thấy trận "cấp tập cối 81" của đồng chí ấy là vô cùng chính xác.

B.S.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #54 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:10:07 am »

ĐIỆN BIÊN TRONG TÔI


NGUYỄN CHUÔNG


Điện Biên trong lòng nhân dân và quân đội ta là trang sử hào hùng sánh ngang với Đống Đa, Chi Lăng, Bạch Đầng... Trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Điện Biên trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tất cả trí tuệ và mưu lược của chiến tranh nhân dân chiến thắng tên đế quốc cáo già, đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch và cũng là đỉnh cao của vinh quang cho đất nước.


Điện Biên trong tôi, phía sau của niềm tự hào chung như tất cả mọi người, tôi có nỗi đau, nỗi đau của một tên tù binh mà trước khi bị bắt tôi đang là người chiến thắng. Viết lại nỗi đau này, tôi không có ý làm khác đi vẻ hoành tráng của Điện Biên anh hùng mà chỉ muốn nói, con đường dẫn đến chiến công có muôn vàn ghềnh thác, điều quan trọng là những ghềnh thác ấy có làm cho ta nhụt chí hay ngược lại, chính nó là những thử thách vô cùng khắc nghiệt làm sáng tỏ trong ta khí phách của một con người chân chính.


Hồi ấy, tôi phụ trách tiểu đoàn 155 thuộc trung đoàn 165 do anh Khánh là chỉ huy, anh Lê Thùy là trung đoàn trưởng. Vào cuối đợt hai của chiến dịch, tiểu đoàn tôi có nhiệm vụ đánh đồn 105. Trận đánh diễn biến nửa thắng, nửa thua này khiến cho tôi thấy cay đắng trong lòng. Tức là chúng tôi nổ súng chỉ sau ba mươi phút, toàn đơn vị đã thực hành xung phong đánh chiếm và làm chủ ba phần tư đồn, bắt sống ba mươi tên, trong đó có tên quan ba chỉ huy. Địch phải dồn lại một góc lợi dụng hầm ngầm ngoan cố chống cự. Trong khi chúng tôi đang tìm cách diệt hầm ngầm thì từ trung tâm Mường Thanh, các tiểu đoàn bộ binh địch có xe tăng pháo binh yểm trợ đánh ra nhằm phản kích giải vây cho đồn 105. Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch xen kẽ nhau trong đồn, ngoài đồn đều nổ súng. Tiểu đoàn trưởng Bế Phiên chỉ huy tiểu đoàn 564 đánh chặn viện ngoài đồn không hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên phải điều thêm đại đội 243 (trung đoàn 141) đánh mở đường tăng cường cho tiểu đoàn tôi chiến đấu trong đồn. Nhưng bọn địch trong trung tâm Mường Thanh vẫn tiếp tục điều thêm quân ra ngăn chặn bằng được các lực lượng chi viện của quân ta. Đến lúc này, đơn vị tôi phải chiến đấu trong thế bị bao vây thực sự. Một cuộc đọ sức ác liệt song cũng tỏ rõ phẩm chất người chiến sĩ cách mạng uy vũ bất khuất, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, bị thương vẫn không rời tay súng. Hầu như anh em chỉ bị bắt sau khi đã bị thương và không một ai chịu đầu hàng địch.


Trận đánh từ hai mươi giờ ngày hôm trước đến mười giờ sáng hôm sau, quân địch mới chiếm lại được 105. Lúc này tôi đã bị thương khá nặng, ở cả đùi, tay và ngực phải nằm bẹp không thể cử động được nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Chính vì còn tỉnh táo nên nỗi đau càng như xé ruột gan khi nhìn anh em hy sinh và bị thương nằm la liệt khắp nơi, chồng chất lên nhau nối hàng ở chỗ cửa mở như hai bờ ruộng, tiếng kêu rên nghe cháy bỏng trong lòng. Cho đến bây giờ tôi vẫn không quên hình ảnh hy sinh của các chiến sĩ tiểu đoàn tôi. Có người nằm vắt mình qua hàng rào, tay buông thõng. Có đồng chí nằm nghiêng, tay vẫn ôm súng, ngón tay đặt trong vòng cò. Có người gục xuống chiến hào, tôi chỉ nhìn thấy hai cẳng chân dang lên trên nền trời. Nhiều anh em bị thương khe khẽ gọi tên ai đó nghe thật xót xa...


Quân địch tràn vào đồn rất đông, đứa nào cũng lăm lăm khẩu súng chĩa vào anh em ta, dẫu cho chỉ còn là những cái xác không hồn. Có tiếng rên của một đồng chí bị thương cách chỗ tôi không xa. Lập tức ba tên địch quay mũi súng về phía đó xả đạn. Tôi nhắm nghiền mắt lại, vừa như không muốn chứng kiến lại vừa như sẵn sàng chờ đợi ba họng súng kia sẽ xả đạn vào chỗ mình. Tự nhiên tôi nghĩ: Ôi! Cái tuổi hai mươi lăm nằm lại Điện Biên rồi. Hình ảnh mẹ tôi, các anh chị, các em, cả ông chú bà bác cứ hiện lên trong đầu. Tôi tưởng tượng cái lúc mọi người nghe tin tôi chết ở Điện Biên òa lên khóc. Rồi hình ảnh xóm làng đình chùa, các ngày hội cứ hiện lên như in. Nhớ cái tuổi chăn bò rong ruổi khắp đồng trên bãi dưới, qua rặng vải cây si, rủ nhau trèo lên cây gạo đình làng bẻ hoa bắt chim rồi ào ào chạy ra sông tắm, nay tắm sông Hồng, mai tắm sông Đà, ngày kia lại về tắm đầm làng Thượng. Nhớ những trưa hè ngồi mát trong vườn vải hoặc rặng nhãn đầu làng, nhớ buổi cắt cỏ bên núi Mươi, Đình Bằng, đồi Bông, xóm Thuê, những khi trồng sắn trên nương với mẹ, đánh cá dưới ao với cha... nỗi nhớ tràn về cứ nối tiếp hiện lên chẳng khác nào một cuốn phim. Hết nghĩ về nhà, tôi lại nghĩ về cấp trên, đơn vị, bạn bè. Tôi không về được, bây giờ chắc cấp trên đang lo lắng, và anh em thì đang nhắc tới tôi, hai cậu Tùy và Bãi thể nào cũng khóc...


Đang suy nghĩ miên man bỗng nghe "bịch" bên tai phải sát ngay sau gáy thấy ran rát, liền theo đó là mấy tiếng súng nổ "bọp, bọp". Lại "bịch" nữa sát đầu vai bên trái... Tôi thoáng nghĩ thế là hết, mình sẽ chết ở đây mà không làm gì được chúng cũng như không thể nhắn lại đồng đội được nửa lời. Nhưng sao mình vẫn còn tỉnh táo. Lại nghĩ có chết cũng phải đàng hoàng. Tôi xoay về hướng bắc cố ghếch đầu lên đôi vai đồng chí đã tắt thở rồi nói thầm: Cho mình gối nhờ để có chết vẫn nhìn về phía quê hương. Chỉ ít phút nửa thì anh em ta gặp nhau. Tôi ghé mẳt nhìn và nhận ra trung đội trưởng Tác, đại đội 501, đôi lông mày xếch lúc này như xếch hơn lộ rõ vẻ căm uất. Con người dáng cao to nặng nề tháo vát... Vậy mà! May sao đã có một thằng con trai, ở Vĩnh Yên, vợ con cậu mà biết tin lại khóc hết nước mắt thôi.


Bỗng nghe tiếng 'bịch" động mạnh dưới đùi tiếp theo là tiếng súng nổ "bọp". Lại "bịch" sát vành tai rát rạt như bị búng mạnh vào mang tai, mắt hoa lên. Đến đây thì tôi ngất đi không hay biết gì nữa. Khi tỉnh lại, trời đã xế chiều, tôi đoán rằng khi tôi tìm cách gối đầu lên thi hài trung đội trưởng Tác, tên địch nào đó thấy tôi còn sống đã bắn tôi. May sao viên đạn chỉ sát vành tai và vào đầu làm cho tôi ngất đi thôi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:11:04 am »

Nắng buổi chiều vẫn phả ra nóng hừng hực. Tôi thấy khát nước quá, môi như khô cứng ra, nuốt thấy đau rát ở cổ họng. Tôi muốn ngồi lên như gắng gượng mãi không được, cảm thấy người mình nặng hẳn ra như có đá đè, tay phải thi đau không tài nào cử động được. Tôi dùng tay trái quờ quạng quanh người sờ soạng tim nước nhưng không có, chỉ thấy cái vỏ đạn tiểu liên. Sờ xuống dưới thắt lưng chỗ gần đũng quần thấy đất mát, ươn ướt, tôi moi lấy một miếng bỏ vào mồm nhấm nháp. Xem ra cũng dìu dịu cơn khát nhưng sao có vẻ như vừa mặn vừa khai, tôi đoán chừng nước đái hoặc máu. Cũng đành nhúm tiếp rồi nuốt thử cho qua cơn khát song không nuốt nổi. Cơn khát càng cồn cào như sắp phát điên lên, tôi muốn kêu, muốn hét thật to nhưng không thành tiếng. Ngay lúc ấy, có một chiếc ô tô từ trong Mường Thanh ra đồn để lượm xác và đón lính bị thương. Chúng tìm gần đến chỗ tôi. Thương binh của ta và lính của chúng bị thương nằm lẫn lộn cạnh nhau. Tôi khẽ kêu lên. Hai thằng Tây chạy lại, một thằng cúi xuống nhìn, nó nói:

- Xava!

Hai người phu theo sau cũng chạy đến. Một người hỏi:

- Anh là cán bộ hay chiến sĩ?

Tôi không trả lời chỉ kêu:

- Nước! Cho tôi xin nước!

Hai thằng Tây xì xồ nói gì không rõ. Một thằng lấy bi đông mở nắp đưa cho tôi. Tôi nghiêng đầu uống ừng ực. Nước vào đến đâu tôi biết đến đấy. Lúc ấy, tôi cảm thấy nước như là thứ thuốc tiên khiến đầu óc tỉnh táo hẳn ra, ruột gan mát mẻ. Chiếc bi đông không rời khỏi mồm, tiếng nước kêu ọc. Thằng Tây ngăn lại không cho uống nữa. Nó ra hiệu uống nhiều, chết. Tôi vẫn cứ uống và nói lại:

- Tôi không chết được.

Thằng Tây khác giật lấy bi đông rồi xem qua vết thương, lấy băng ra băng bó lại, vừa làm nó vừa hỏi tôi, người phu dịch lại:

- Anh là sĩ quan hay là lính, tên là gì, đơn vị nào?

Tôi nói một mạch:

- Tên tôi là Vi Hải, chức vụ chiến sĩ, đại đội 501, tiểu đoàn 15.

Hình như hai thằng Tây này là bác sĩ hay y tá gì đó, chúng chỉ hỏi qua loa rồi sai người phu đưa tôi lên ô tô để nằm chung với thương binh của chúng. Xe chạy. Tôi đoán chừng chúng chuyển thương binh vào khu trung tâm Mường Thanh. Đường rất xóc mà xe thì chạy như điên. Chắc là tên lái xe sợ ăn đạn pháo của ta nên không hề nghĩ đến những người nằm trên xe đều là thương binh. Người tôi nẩy lên như bị quăng quật, đến đoạn nào đó thì ngất lịm đi không biết gì nữa.


Khi tỉnh dậy thấy trời tối đen, nhìn lên bầu trời loáng thoáng một vài ngôi sao, nghe không xa, tiếng súng ta súng địch vẫn nổ, tiếng pháo sáng lập lòe như ma trơi. Đạn pháo cao xạ 37ly của ta nối nhau vút theo về phía tiếng máy bay nổ như hoa lửa giữa trời. Tôi không sao đoán ra mình đang ở đâu mà tại sao không có gác. Tôi lại thấy khát nước và cả đói nữa, bây giờ làm sao kiếm được cái gì cho vào mồm. Tôi thử nhúc nhích cánh tay phải. Không được. Nó đã gẫy rồi. Chân phải cũng bị hai phát đạn như lìa, đứng không được, ngồi cũng không được thì làm sao tìm được nước trong đêm tối mênh mông như thế này. Tôi dùng khuỷu tay trái, mông trái cố lết đi. Phải tìm ra nước và xem có ai ở xung quanh mình không. Lết được một đoạn không xa, tôi thấy có ánh sáng le lói, cố lết nhanh đến đó thì thấy cái cửa hào xuyên vào hầm. Tôi tiếp tục lết vào mới hay bên trong hầm có hai dãy giường nằm toàn là lính Tây bị thương, thằng nào cũng quấn băng trắng toát, thằng băng trên đầu, thằng băng kín ngực, thằng bó trắng cả chân cả tay. Chúng kêu rên khiếp lắm. Tôi lết qua trước mắt chúng mà chẳng thằng nào nói gì cả. Tôi nhìn quanh thấy có một cái giường bỏ không, trải đệm trắng tinh bên cạnh có một cái bàn, cái ghế, trên bàn có chai nước và nhiều thứ bánh cùng hoa quả. Tôi rất mừng, lết nhanh đến bên bàn, mặc cho đau đớn, cố rướn người lên lấy chai nước tu uống ồng ộc rồi vớ lấy ít bánh quy ăn, còn hoa quả thì giắt quanh vành quần đề phòng khi khát nước. Ăn uống xong, tôi chống tay ngồi lên ghế, lấy thuốc lá hút. Lúc này, thấy trong người thoải mái, hết khát, bụng đã no nhưng mệt. Tôi lê đến giường từ từ nằm xuống, cảm thấy gân cốt dãn ra, ngửa mặt nhìn lên náp hầm suy nghĩ mông lung. Chẳng hiểu số phận mình rồi ra sao. Rất có thể lát nữa một tên nào về thấy mình, nó sẽ nện mình cũng nên. Nhưng mặc mẹ nó, không sợ gì hết, miễn là được nằm cho giãn gân giãn cốt đã.


Quả nhiên, khoảng nửa đêm, tên quan ba thầy thuốc về nhìn thấy tôi trên giường, nó ngỡ ngàng trố mắt rồi la hét một cách giận dữ. Tôi nghĩ bụng, mặc mẹ mày, tao không biết tiếng, tha hồ mày chửi. Nó nhìn thẳng vào tôi. Tôi cũng nhìn thẳng vào nó bình thản cứ nằm hút thuốc. Thằng Tây vẫn quát tháo, khi thấy người lính Bảo Hoàng và hai bác phu, nó nói xì xồ như trách mắng.

Người lính Bảo Hoàng bảo tôi:

- Anh dậy mà đi ra đi.

- Tôi không dậy và không đi được.

Hai bác phu và người lính đỡ tôi xuống rồi dìu tôi trở về nơi ban đầu. Nằm một mình, nghĩ lại những việc vừa xảy ra thấy cũng buồn cười. Mới biết con người ta, chết không phải dễ. Thế rồi sau đó, tôi ngủ lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy thì trời đã sáng, nhìn ra xung quanh thấy nhiều người đi lại quét dọn. Đây là những người phu, địch bắt vào để phục vụ bệnh viện. Thấy tôi nằm còng queo trên đất, họ đến hỏi han tỏ vẻ thông cảm. Người thì hỏi bị thương ở đâu, người lại hỏi cán bộ hay chiến sĩ, có người lấy súp cho thương binh của chúng đi qua hỏi nhỏ xem đã ăn uống gì chưa. Tôi chỉ nhìn họ không trả lời và suy nghĩ, chẳng lẽ những con người này đều là những kẻ đi theo giặc? Khoảng 8 giờ, một bác sĩ cùng một nữ y tá đều là người Pháp đến, có hai bác phu đi theo. Người bác sĩ biết tiếng Việt nói:

- Anh nằm yên, chúng tôi sẽ khám và kiểm tra vết thương cho anh.

Người nữ y tá cởi băng ở đầu tôi, xem các vết thương ở gáy và hai tai, sau đó hai người nói với nhau xì xồ. Hai bác phu cởi áo trấn thủ dài tay cho tôi không được, phải lấy dao kéo cắt từng mảnh rồi lột ra. Người bác sĩ xem vết thương ở ngực và tay phải rồi lại trao đổi ý kiến gì đó với người nữ y tá. Tôi nghe hai bác phu nói là vết thương ở vai làm cho tay phải tôi gãy rời. Họ tiếp tục kiểm tra vết thương ở đùi, ở mông. Tôi bị lột nốt cái quần. Thế là lúc này tôi nằm trần truồng, cứ tênh hênh ra đấy. Cũng hơi ngượng nhưng lại nghĩ, thôi mặc, chúng mày muốn làm gì thì làm. Họ rửa rồi thay băng từng vết thương. Riêng tay phải họ bó bột rồi băng chặt vào ngực, vào lưng. Người tôi lúc này gần như được phủ lên một lớp băng trắng toát. Tự nhiên, tôi lại nghĩ đến gia đình nếu mọi người, nhất là mẹ tôi biết như thế này thì sẽ khóc nhiều đến sinh ốm đau ra mất. Vậy mà bọn họ băng cho tôi xong lại cười cợt như không. Một tên sĩ quan Pháp biết tiếng Việt đi cùng tên lính Bảo Hoàng đến hỏi tôi. Nó cũng hỏi tên, ở đơn vị nào, là sĩ quan hay là ỉính? Tôi khai thật đơn vị vì hiểu rằng chúng đã biết rõ nhưng tôi không nói tên thật mà bịa ra cái tên Vi Hải và chỉ là lính thôi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:49:37 am »

Tôi bị bắt nhưng tôi hiểu quân địch đang ở thế thua cho nên không sợ gì cả. Chúng chỉ hỏi qua loa thế rồi quay ra bảo tôi ngồi yên để chụp ảnh. Tôi không cho chụp nhưng chúng cứ chụp. Tôi biết rằng chúng chụp ảnh tôi là để nói với thế giới rằng người Pháp đối xử nhân đạo với tù binh. Thấy tiếng máy xè xè, tôi nhăn mặt vờ kêu đau rồi nghiêng đầu ngoảnh mặt đi. Nếu chúng có chụp được chỉ là chụp được bức ảnh như thế mà thôi. Chúng xì xồ với nhau không chụp nữa rồi tản đi, chỉ còn thằng Tây đứng lại nói với tên lính Bảo Hoàng bằng tiếng Việt:

- Cho nó xuống căng!

Tôi không biết căng là gì lại tưởng nó bảo đem giết liền tỏ vẻ phẫn nộ. Tên lính Bảo Hoàng vui vẻ bảo tôi:

- Anh chuẩn bị xuống căng.

- Tao không đi đâu hết. Tao chết ở đây.

Tôi nói như hét lên rồi mắng tên lính Bảo Hoàng một cách thậm tệ, mắng nó là tên bán nước. Chúng gọi thêm hai tên lính người da đen tới. Hai tên này cầm hai khẩu súng chĩa thẳng vào tôi. Tôi nhìn và chỉ vào mặt nó như thách thức. Hai tên lính da đen cười khoác súng vào vai rồi cúi xuống túm chân tôi lại để cho hai tên lính Bảo Hoàng giữ vai và đầu tôi nhấc tôi lên cáng.


Chỗ gọi là căng cách độ bốn trăm mét, đó chính là trại tù binh, ở đây, toàn bộ anh em bộ đội ta phần đông đã bị thương. Vừa thấy khiêng tôi tới, mọi người xúm lại xem với vẻ tò mò. Anh thì hỏi:

- Tên cậu là gì?

Anh khác lại hỏi:

- Là cán bộ hay chiến sĩ đấy?

- Đánh trận nào đấy?

Tôi chỉ trả lời tên tôi là Vi Hải và giả vờ mệt không nói gì thêm nữa, chú ý quan sát và nghe xem họ bàn tán gì cũng như tỏ thái độ như thế nào về mình. Lúc ấy khoảng 5 giờ chiều. Có lẽ anh em cảm thông với sự mệt mỏi của tôi, tất cả lại tản ra và trở về hầm của họ. Một anh, sau này tôi biết tên là Hải đến gần nói nhỏ với tôi:

- Anh ở đây gần cậu Đình, cậu Điệp, các cậu ấy sẽ giúp đỡ. Nói rồi anh cũng lẳng lặng đi.

Trời tối dần. Mưa phùn nhè nhẹ. Anh Đình, anh Điệp đem cho tôi ca nước rồi cũng chui vào hầm ngủ. Tôi nằm tựa vào vách hào, quấn tấm chăn dù che lên cả mặt. Lúc này mới cảm thấy đau nhức khắp người. Càng về khuya mưa càng nặng hạt, gió thổi càng mạnh khiến tôi không sao ngủ được. Nằm nghe tiếng ngáy của những người bên cạnh, lòng thao thức khôn nguôi, tôi thoáng nghĩ, sao mà họ vô tư thế. Gần nửa đêm, anh Đình mò ra đi giải thấy tôi nằm co ro khẽ hỏi:

- Cậu có lạnh không, mưa có hắt vào chỗ cậu không?

- Lạnh và đau quá.

Anh Đình liền gọi anh Điệp dậy bàn nhau đưa tôi vào nằm trong hầm của anh Đình. Anh Điệp lại đem sang một cái bao tải xếp gọn trong hầm anh Đình rồi dìu tôi vào. Sau ít phút, người ấm hẳn lên, tôi ngủ thiếp đi một cách ngon lành. Sáng ra hai anh dậy trước. Khi thức dậy, tôi đã thấy các anh đang đun nước. Anh Điệp hỏi:

- Anh có đi đại tiểu tiện, tôi cõng đi?

Không còn cách nào khác, tôi phải nhờ anh Đình cõng lên miệng chiến hào giải quyết cái việc cần thiết, sau đó ba anh em chúng tôi ngồi uống nước ăn bánh mì cùng vài cái kẹo, hút thuốc lá. Các anh cho biết đây là mấy thứ hôm qua anh em phu cho mới ăn một nửa. Tôi cảm động nhìn hai anh Đình và Điệp rồi thủng thẳng hỏi:

- Các anh có biết những ai trong số anh em bị bắt vào đây là cán bộ không.

- Có - Anh Đình vội vã trả lời - Đến năm sáu ông ấy. Tôi biết có ông Trụ, ông Phòng, ông Hải, ông Minh, nghe như là cán bộ trung đội và đại đội. To nhất trại này chỉ có ông Trụ.

Trụ! Tôi thoáng nghĩ không biết có phải anh Trụ chính trị viên 564 không. Tôi còn đang phân vân, đột nhiên anh Đình nói:

- Anh Vi Hải là cán bộ phải không?

- Sao đồng chí nói thế, đồng chí không tin tôi ư?

Anh cười khì khì. Cả Điệp cũng cười theo làm tôi hơi chột dạ cứ nghĩ mông lung. Tôi cố tình hỏi lại:

- Căn cứ vào đâu mà hai anh nói khẳng định vậy?

Anh Đình tủm tỉm cười nói:

- Giấu đầu hở đuôi nhé! Đêm qua ngủ chung, em thấy anh nói mê gọi điện thoại cứ "Alô! Alô! Anh Lê Thùy đâu? Anh Lê Thùy đâu?". Rồi anh gọi cả tên anh Bế Thiên ở đơn vị 564 chặn viện không vào đúng vị trí thả lỏng cho quân địch tiến đến sát đồn 105 mà không thấy tiếng súng của tiểu đoàn 564. Rồi anh quát to lẳm. Lúc ấy em đánh thức anh Điệp dậy cùng nghe, chắc chắn anh là cán bộ cỡ ấy chứ. Chúng em mừng lắm.

Tôi nghe mà lạnh toát cả người. Đúng là giấu đầu hở đuôi thật. Đến lúc đó tôi đành phải nhận. Tôi nói:

- Có điều lúc này chúng ta đều là tù cả và là đồng đội của nhau, không nên phân biệt cán bộ, chiến sĩ làm gì. Tôi mong các đồng chí giúp đỡ tôi giữ bí mật. Như thế chỉ có lợi cho quân đội chúng ta thôi.

Anh Đình chân thật nói:

- Chúng em hứa sẽ bảo vệ và giúp đỡ anh.

- Thế bây giờ tôi nhờ hai anh làm thế nào mời được anh Trụ tới đây.

- Việc đó dễ quá. Anh Đình nói ngay. Em cùng đại đội với anh Trụ, cùng bị thương, cùng bị bắt. Có ngày nào anh ấy và em không gặp nhau.

Lát sau anh Đình tìm được anh Trụ đến. Chúng tôi xúc động chào nhau. Anh Trụ nắm chặt tay tôi:

- Anh cũng vào đây ư?

- Vâng. Bị bắt ở trận đánh 105.

Tôi ngắm nhìn Trụ vẫn dáng cao gầy, da đen nhưng bây giờ người khô đét, tóc bù xù, tay trái vẫn băng không co duỗi được, trông có vẻ tiều tụy. Tôi hỏi:

- Tình hình anh em ta trong này thế nào?

- Ở đây tất cả có hơn một trăm anh em bị chúng nhốt trong cái trại chỉ có gần hai trăm mét vuông, ăn, nghỉ, ỉa cả ở đấy, cho nên ruồi bọ nhiều, bệnh tật phát sinh, vết thương không chịu lành, cứ khỏi rồi lại tái phát và thuốc men băng bông cũng chẳng có. Thỉnh thoảng có xin được ít băng bông hay thuốc tím để rửa vết thương thì chỉ có anh em ta tự lo cho nhau thôi. Ăn thì ta tự nấu. Mỗi ngày chúng chia cho bốn lạng gạo với ít muối trắng, thỉnh thoảng mới có ít tép khô. Những hôm quân ta bắn mạnh như mấy ngày hôm nay thì chỉ còn có hơn ba lạng. Có ngày không, vì thế ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và vết thương rất lâu bình phục.

- Trong này có mấy cán bộ, các anh đã gặp nhau chưa?

- Rồi. Chúng tôi đã thành lập ban lãnh đạo tù, chọn các đồng chí biết tiếng Anh, tiếng Pháp giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với chúng, trong đó có anh Phòng, anh Hải. Về lãnh đạo chúng tôi đã thành lập chi bộ, anh em cử tôi phụ trách bí thư. Nói chung việc tổ chức lãnh đạo khá chặt chẽ, mỗi khu vực có một tổ Đảng. Nhờ vậy anh em ta luôn luôn giữ vững được tinh thần và ý chí, có khó khăn giúp nhau tự khắc phục và đoàn kết đỡ đần nhau.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:55:19 am »

Nghe xong anh Trụ kể tôi rất mừng. Trong tình hình anh em đều bị thương mà hoàn cảnh thì vô cùng khó khăn vẫn làm được những việc như thế thật là đáng khâm phục. Tôi đề nghị cho được gặp các đồng chí lãnh đạo. Anh Trụ phấn khởi đồng ý ngay.


Sau khi anh Trụ về, anh Đình định dìu tôi vào hầm nghỉ nhưng tôi đề nghị để tôi ở ngoài cho thoáng, khi nào nắng to hay có mưa thì sẽ vào. Gọi là hầm nhưng thực ra nó chỉ được khoét vào vách hào như cái hàm ếch, vừa chật, vừa có mùi rất khó chịu. Anh Đình và anh Điệp đều cười như là đã hiểu được những gì tôi đang nghĩ trong đầu. Anh Điệp vỗ nhẹ vào đùi tôi nói.

- Anh yên tâm, ngay hôm nay chúng em sẽ khoét cho anh cái hầm tốt và xin cho anh cái chăn, cái khăn mặt. Lúc nào đó sẽ xin anh em phu cho anh cái ca.

Đúng lúc này, tôi thấy có một số lính địch đi qua, tiếp đến là anh em phu đi lại nói cười. Một số anh em ta cũng lên nói chuyện với phu, hỏi thăm quê quán họ mạc rất là ồn ào, tự nhiên. Tôi đề nghị anh Đình cõng lên mặt hào để có thể hiểu và có thể hòa nhập được cảnh sống trong tù. Lên mặt hào, tôi tận mắt nhìn thấy cảnh sống trong tù. Hầu hết anh em bị thương nhẹ đều lên khỏi mặt hào. Từng tốp phu, từng tốp lính đi làm qua đến trại tù dừng lại có người cho gói thuốc, có người cho bánh kẹo, cứ đứng ngoài ném vào. Anh em ta xúm vào nhặt. Tốp này đi qua, tốp khác lại đến, có thể tới cả nghìn người. Tôi rất khó chịu khi thấy bọn lính Âu Phi dẫn phu đi qua, bắt chước anh em phu cũng cho thuốc và bánh kẹo nhưng chúng lại nhử nhử hai ba lần rồi mới nem vào và cười khinh bỉ khi thấy anh em tù binh ta chen nhau nhặt lượm và cãi cọ nhau. Như thế này thì không ổn. Dù bị bắt làm tù binh, nhưng người chiến sĩ quân đội nhân dân không thể có hành vi tồi như thế được, trái lại, cần tỏ rõ tư thế làm cho anh em phu phải tôn trọng và kẻ thù phải nể nang. Chẳng biết có phải chỗ bánh kẹo và thuốc lá của anh Đình và anh Điệp cho tôi thưởng thức sáng nay là kết quả của cách ăn xin kiểu này không? Nghĩ thế nhưng tôi lại hỏi Đình sang chuyện khác.

- Chung quanh ta có những đồn nào nhỉ?

Đình chỉ cho tôi biết ở đây là ngã ba đường lên phía bắc sân bay, đường về Hồng Cúm, con đường đi qua cầu Mường Thanh. Phía Tây Bắc là khu tập trung phu phen có đến bốn năm nghìn người, cứ sáng đem đạn gạo đến các đồn kết hợp lấy thương binh về bệnh viện ở ngay cạnh khu phu này. Còn khu phía đông nam là khu lính An-giê-ri, Marốc không hoàn thành nhiệm vụ chạy trốn bị bắt về tập trung. Bọn này tuy có súng nhưng thực chất là tù giam lỏng rất có cảm tình và hay nói chuyện với ta.


Sáng hôm sau, anh Tựu và các anh lánh đạo đến chỗ tôi họp. Nội dung thứ nhất là bàn bạc về việc giữ vững ý chí củng cố đoàn kết, biết bảo vệ thương yêu nhau, các đồng chí khỏe giúp đỡ các đồng chí bị thương ốm nặng. Việc nhận bánh kẹo thuốc lá của địch và anh em phu đi qua cho phải tiến hành có tổ chức, sau đó tập trung phân phối đều, ưu tiên cho người yếu. Trừ ai có người nhà quen thân mới được sử dụng riêng. Về tổ chức, phải tăng cường thêm các đồng chí biết tiếng Anh tiếng Pháp đưa những kiến nghị của anh em xin cấp thuốc và ăn no. Đó là bộ phận anh Phòng. Bộ phận thứ hai do anh Hải là đại diện phải tăng cường công tác tuyên truyền trong lính Âu Phi, nhất là lính người Angiêri và Maroc thường có cảm tình với cuộc chiến đấu của ta. Cuộc họp còn bàn về việc điều chỉnh cán bộ, đảng viên để sự lãnh đạo được chặt chẽ, các tối có sinh hoạt nhóm bàn bạc cách khắc phục các khó khăn thiếu thốn, giữ vững ý chí và bản chất bộ đội Cụ Hồ làm cho anh em phu phải kính trọng và cả kẻ thù cũng phải kính nể. Với bộ phận dân phu, cũng phải thêm người cùng anh Trụ làm công tác tuyên truyền.


Sau khi bàn bạc xong, các anh trong ban lãnh đạo đề nghị tôi nói chuyện với toàn thể anh em. Tôi nhận lời.

Tối hôm đó, khi trời vừa tối hẳn, anh em đã đến tập trung gần đủ, các đồng chí bị thương nặng cũng được cõng đến. Tôi vô cùng xúc động nhìn anh em một lượt rồi thong thả nói:

- Thưa tất cả các đồng chí! Tôi là Vi Hải đánh trận 105, bị thương và bị bắt vào đây mới được ba ngày. Tình hình ở bên ngoài, về quân ta, tôi vẫn còn nắm được ít nhiều, xin trình bày để các đồng chí biết. Thứ nhất là ý chí và quyết tâm của bộ đội ta rất cao, lực lượng ta hiện nay rất mạnh. Toàn Đảng, toàn dân ta đang tập trung toàn lực để đánh thắng quân thù. Phải đánh thắng giặc Pháp, phải giải phóng Điện Biên, quyết tâm này không có sức mạnh nào lay chuyển được. Ngày thua của quân Pháp đã rõ ràng, bình thường, chúng ta ở đây cũng thấy rõ. Him Lam, Độc Lập mất. D1, D2, E2, E3, A1 ta đã chiếm được một phần. Sân bay bị cắt, ta đã áp sát đến gần trung tâm chỉ huy của Đờ Cát. Ngày chiến thắng giải phóng Điện Biên chưa rõ ngày nào, nhưng đến gần rồi. Thất bại của giặc Pháp không thể tránh khỏi. Chúng ta phải chuẩn bị ý chí tinh thần tổ chức sẵn sàng khi thời cơ đến, ngoài, bộ đội ta tấn công vào, trong ta kết hợp với phu đánh phối hợp. Đây cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng ta.


Tôi rất mừng rằng vào đây mới ba ngày đã được nghe được thấy tình hình anh em ta bị thương, bị bắt ốm đau kho khăn là thế mà vẫn chịu đựng được. Lại còn giúp nhau thể hiện bản chất quân đội, những chiến sĩ trung kiên của cách mạng. Ta tuy đang gặp vô vàn khó khăn, song ta cũng có những thuận lợi là Pháp đang ở thế thua. Hơn bốn nghìn phu có cảm tình muốn giúp đỡ ta, lính Âu Phi cũng có cảm tình với ta. Các đồng chí phải tỏ ra là người chiến thắng, giữ tư thế Bộ đội Cụ Hồ. Lời nói và hành động của chúng ta phải là chỗ dựa cho họ đấu tranh để giúp đỡ chúng ta khắc phục được một phần nào khó khăn trong tình huống bị giặc bắt này.


Tôi tiếp tục nói cho anh em biết về tội ác của giặc Pháp mà chính mắt tôi đã nhìn thấy rõ, chúng vô cùng dã man tàn bạo như ở trận 105, các chiến sĩ ta bị thương đều bị chúng bắn chết sau khi chúng tiến vào đồn. May cho tôi, có hai đồng ch, bị thương nằm bên, chúng bắn một loạt, tưởng chúng tôi đã chết hết mới quay đi. Tôi kể tiếp về chuyện hai người phu đến chuyển thương binh của chúng về phía sau thấy tôi còn sống đã đưa tôi về đây. Tôi nói:

- Hành động tàn ác của quân giặc thế nào, đến lúc này chắc chúng ta đã rõ. Có khi chẳng cần súng đạn mà chúng cũng có thể giết được ta bằng cách không cho thuốc, để đói ăn nên bệnh tật phát triển, vết thương nặng thêm mà chết. Cho nên trong chúng ta ai trở về được với quân đội, với nhân dân, phải kiên quyết tố cáo tội ác của giặc Pháp cho mọi người biết, cho đời đời con cháu ta không bao giờ quên.


Đêm ấy, tôi nói chuyện với anh em từ bảy giờ đến chín giờ. Tôi rất xúc động thấy anh em nghe một cách chăm chú, đến lúc đó vẫn còn muốn nghe. Nhưng tôi rất mệt, phải hẹn anh em vào một buổi khác.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:56:19 am »

Ngày hôm sau, khí thế anh em rất phấn khởi. Mọi quy định đề ra để giữ gìn phẩm chất người chiến sĩ nhân dân, anh em đều chấp hành. Mọi người tỏ ra chan hòa thương yêu nhau hơn. Nhiều anh em đến thăm tôi trao đổi tiếp những điều rất có ý nghĩa về những ngày bị tù phải sống như thế nào để khỏi phải xấu hổ. Tôi bị thương không đi được, nhưng nhờ thế cũng quen biết được nhiều anh em. Sự chuyển biến trong trại tù chúng tôi khiến các bác phu cũng phải ngạc nhiên xin đòi gặp đại diện tù. Các đồng chí lãnh đạo tù cử tôi tiếp xúc với anh em. Té ra đến lúc đó mới biết trong số anh em phu này có tổ chức của ta do một đồng chí đại đội phó của sư đoàn 320 cùng 20 chiến sĩ được cử vào trà trộn trong số hơn bốn nghìn người dân Thái Bình, Nam Định bị địch bắt lên đây làm phu tải đạn, gạo cho các đồn và tải thương. Anh em này biết rất rõ tình hình địch, đã đề nghị với tôi từng ngày tìm cách gặp nhau để trao đổi. Tôi thật không ngờ trong hoàn cảnh như thế mà chúng ta vẫn tổ chức được một lực lượng trung kiên để lãnh đạo và nắm bắt tình hình. Thiết nghĩ, đây củng là một yếu tố tạo nên thắng lợi cho chiến dịch. Hẳn rằng, có những anh em đã phải hy sinh mà không chắc đã có ai biết đến công lao của họ.


Tình hình chiến thắng của quân ta ngày càng đến gần thì anh em chúng tôi lại càng gặp khó khăn. Ta đánh mạnh, đạn pháo bắn vào, sân bay bị cắt, địch lúng túng đối phó không chỉ với súng đạn mà cả với cái ăn hàng ngày. Lính địch cũng đói thì tất nhiên tù chúng tôi càng đói hơn. Tuy đói, nhưng nhìn thấy lính địch đào ngũ bị bắt về ở quanh chỗ chúng tôi ngày càng đông thì chúng tôi lại rất khoái.


Bọn địch cũng nhận ra sự chuyển biến khác thường trong trại tù chúng tôi, chúng đoán rằng đã có một sự lãnh đạo ngầm nào đó. Một hôm, chúng hỏi xem trong số tù binh ai là sĩ quan. Anh em đều trả lời chỉ có lính bị bắt chứ cán bộ của chúng tôi không ai bị bắt. Chúng liền cử lão cố đạo Tây xuống hai ba lần. Tôi biết nhưng không gặp. Anh em tìm cách bảo vệ tôi. Mỗi khi lão xuống, tôi vẫn cứ nằm dưới hầm không lên. Đồng chí Đình khẽ nói nhỏ với tôi:

- Anh cứ yên chí. Em đã khai anh ốm nặng. Em bảo anh bị malat (ốm).

Một hôm, khoảng 9 giờ, anh Phòng dìu tôi ra cửa hầm để thay băng. Anh cho biết là lão cố đạo đã xuống nhưng đang la cà hỏi han người này người khác, còn lâu mới đến đây. Không ngờ anh vừa nói xong thì lão cố đạo cùng một tên lính Bảo Hoàng đột nhiên xuất hiện ngay trước mặt, tỏ thái độ cởi mở hỏi tôi ngay bằng tiếng Việt:

- Anh bị thương vào những đâu?

Tôi bị bất ngờ nên trả lời lúng túng, không dám nhìn mặt "cha", chỉ nhìn từ ngực xuống:

- Thưa cha tôi bị thương ở chỗ này, chỗ này và chỗ này... Tôi vừa nói vừa chỉ vào những vết thương.

Lúc này, tôi mới đảo mắt nhìn rõ mặt "cha" thấy lão cố đạo gật đầu tỏ ra cảm thông, thương hại. Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên thấy ông cố đạo này lại mặc quần áo nhà binh, đầu đội mũ sắt. Đột nhiên, tôi hỏi vừa có ý tò mò, vừa có ý khiêu khích:

- Thưa cha, sao cha lại mặc áo nhà binh?

Lão cố đạo tỏ ra lúng túng nói như phân bua:

- Ở đây là chiến trận mà.

Tôi được thể giãi bày một cách lễ phép:

- Chúng tôi ở đây sống đói khát như thế này rồi cũng đến chết mất, chắc gì lần sau cha lại gặp lại được. Nhất là những anh em bị thương nặng không có ăn, không có thuốc làm sao mà qua khỏi. Rất mong cha cho chúng tôi ít thuốc, ít bông băng.

- Ồ! Tôi sẽ đề nghị, nếu được tôi sẽ cho người đem xuống.

- Thay mặt anh em mong cha xuống kiểm tra luôn, chúng tôi được nhờ.

- Không! Không phải tôi xuống kiểm tra mà tôi xuống thăm các anh.

Tôi càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy lúc về, lão cố đạo lại chào tôi bằng ông. Như thế là có vấn đề rồi. Tiếng ông ở đây chắc để chỉ ông cán bộ.

Tối hôm đó, các anh lãnh đạo lại đến gặp tôi bàn bạc quanh chuyện lão cố đạo. Các anh đều nhận định rằng phải có người chỉ điểm lão ta mới đến như thế. Cần phải xem xét lại các bộ phận xem có ai đáng nghi ngờ không. Một số anh em cho rằng người thường hay quan hệ với Pháp chỉ có anh Phòng hay lên xin thuốc. Trước đây anh đã khai với chúng là trung đội phó ngành y. Có đồng chí cho rằng cần phải tăng cường kiểm tra theo dõi, nếu tôi bị bắt thì theo quy định phải thủ tiêu ngay anh Phòng bằng phương pháp dùng chăn trùm đến chết vứt xuống hố tiêu. Nhưng có ý kiến lại cho rằng vấn đề chưa rõ ràng, chúng ta chỉ cần bảo vệ anh Vi Hải không cho chúng bắt. Trường hợp không bảo vệ được, anh Vi Hải bị chúng bắt đi thì chúng ta đi theo hết. Nhưng cuối cùng thì chuyện đó không diễn ra.


Hôm đó, còn bàn về tình hình phải đối phó với bệnh tật và đói khát, đã thống nhất được với nhau là càng khó khăn thì cán bộ, đảng viên càng phải gương mẫu, tổ chức phân phối phải hết sức công bằng. Cuối cùng anh Trụ đề nghị tôi làm bí thư thay anh. Mọi người đều đồng ý nhưng tôi không nhận vì vết thương vẫn còn nặng không đi lại được. Anh Trụ nói:

- Việc gì anh phải đi đâu. Mọi vấn đề giải quyết chúng tôi đều đến hỏi và bàn ở chỗ anh cơ mà.

Cuối cùng tôi phải nhận.

Lại nói về lão cố đạo hôm sau xuống, có một tên lính và hai bác phu đi theo vác hai cái túi to tướng. Lão đến chỗ tôi vui vẻ nói cho tôi nghe về hội nghị Giơ-ne-vơ, cuối cùng với thái độ tỏ vẻ chân thành, lão ta nói:

- Thực ra người Pháp chúng tôi rất muốn chấm dứt cuộc chiến tranh này nhưng người Mỹ lại cứ ép chính phủ chúng tôi, hứa viện trợ nhiều hơn nửa để tiếp tục chiến tranh, vì thế, ta còn đánh như chưa biết bao giờ mới chấm dứt được. Theo lời đề nghị của ông hôm trước, tôi có chuẩn bị một số thuốc, bông băng, một ít sữa, bánh kẹo và bộ đồ cắt tóc dao cạo râu, hôm nay tiện xuống thăm, tôi đem theo. Vậy ông cho người nhận rồi phân phối, chủ yếu cho người ốm nặng và bị thương.

- Cám ơn cha. - Nhân cơ hội tôi nói tiếp - Thưa cha, bên quân đội Việt Nam cũng có lần đã bắt được tù binh Pháp nhưng đều đối xử rất tử tế. Tù binh bị ốm bị thương đều được chạy chữa tận tình, thuốc thang chu đáo. Vậy mà ở đây, họ đối xử với chúng tôi quá tồi tệ.

- Ông thông cảm, người Pháp ở đây lúc này cũng khó khăn thiếu thốn, cũng đói nên không thể thực hiện theo yêu cầu của ông được, sở dĩ chúng ta cùng đói lại là tại quân đội các ông bắn vào cắt đứt đường tiếp tế - Lão ta đưa hai tay lên trời lắc đầu nói tiếp - Đành vậy thôi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 08:56:55 am »

Ông cố đạo chào tôi rồi xin phép ra về tỏ vẻ rất lịch sự. Ngay đêm hôm đó, ban lãnh đạo chúng tôi lại tiếp tục họp có nhận định rằng hiện tượng lão cố đạo đến thăm và cho quà chứng tỏ Pháp chuẩn bị thua rồi. Làm thế, lão ta mong sau này có bị bắt cũng sẽ được đối xử tư tế hơn. Chúng tôi còn bàn về mặt tổ chức lực lượng phải chọn lọc ra bốn tiểu đội khỏe chờ khi bộ đội đánh vào, hai tiểu đội bảo vệ khiêng cáng anh em ốm và bị thương nặng ra, còn hai tiểu đội thì phối hợp dẫn đường cho bộ đội ta chiến đấu.


Cũng may đến thời kỳ này trong nội bộ anh em chúng tôi đã tương đối ổn định. Các mối mâu thuẫn đòi phải xử lý người này người kia đã được giải quyết, về phía địch thì càng ngày càng hoang mang rối loạn. Bọn lính Pháp đi qua khu tù không ngông nghênh như trước đây, thằng nào cũng lầm lì nhìn thấy anh em ta là đi rất nhanh. Riêng số lính Âu Phi thì lại tỏ ra có cảm tình với ta hơn, khi đi qua thường đứng lại nói chuyện. Có anh lính Maroc làm công việc canh gác tù lại gác cho ta nói chuyện với các bác phu. Có đêm, cả tổ canh gác mang súng vào nói chuyện cho anh em ta biết tình hình quân Pháp đang lúng túng đối phó như thế nào. Điều đó, khiến anh em chúng tôi càng thêm phấn khởi và tin tưởng rằng ngày giải phóng Điện Biên đã đến nơi rồi.


Quả đúng như vậy, năm ngày sau, ngày 7-5-1954, quân ta giải phóng Điện Biên. Đó là ngày đối với anh em tù chúng tôi có thể gọi là ngày tái sinh. Tôi cũng không ngờ Điện Biên giải phóng sớm thế. Lúc 7 giờ, tất cả anh em chúng tôi đều lên hết mặt hào không còn biết sợ là gì, ai nấy vô cùng xúc động được nhìn gần như toàn cảnh chiến đấu giữa ta và địch, nhìn thấy quân ta đến sát sông Nậm Rôm gần cầu Mường Thanh, chân đồi A1, nhìn xe tăng bộ binh địch hình như muốn tiến lên đánh chiếm lại, nhưng bên cạnh sao lại có toán lính bộ binh mang cờ trắng chạy về phía ta. Lính gác chúng tôi lúc đó là hai người Angiêri và Maroc chạy vào nói với chúng tôi vẻ như vừa sợ hãi, lại vừa muốn reo lên:

- Quân Pháp thua rồi. Chúng tôi xin theo các anh.

Người lính Maroc nói:

- Sĩ quan các đồn chạy về chỉ huy sở của tướng Đờ Cát họp bàn việc đầu hàng.

Ba hôm sau, tôi mệt quá không ăn uống gì được nhưng vẫn phải cấp tốc triệu tập cuộc họp với anh Trụ và ban lãnh đạo, tôi nêu vấn đề là cần phải kiểm tra lại phương án đã bàn lần trước, cử cán bộ phụ trách cụ thể từng bộ phận và triển khai kế hoạch ngay. Khoảng 9 giờ, nhiều tốp lính địch ở khắp các hướng mang theo cờ trắng đi về phía ta. Khoảng 10 giờ, bộ đội ta đến gần trại tù. Điện Biên lúc này như ong vỡ tổ. Quân địch và cả phu phen lũ lượt từng đàn mang theo cờ trắng đi xen lẫn cả vào bộ đội ta. Hai tiểu đội làm nhiệm vụ khiêng anh em ốm và bị thương nặng cũng đi chung một đường. Chỉ có điều bây giờ chúng tôi không còn là tù binh, ngược lại, bọn giặc Pháp hôm nào vẫn vênh váo trước anh em chúng tôi thì bây giờ chúng là tù binh. Đi chung một đoạn đường, anh em ta cười nói hoan hỉ còn bọn chúng thì thui thủi, mặt cúi gầm, mát lấm lét. Tôi cũng muốn reo lên để hòa cùng niềm vui chung với đoàn quân thắng trận Điện Biên, nhưng mệt quá.


Hôm đó, tôi được cáng ngay về trạm quân y và cũng từ đó đến nay tôi không hề biết một chút gì về anh em bạn tù của tôi ở Điện Biên ai còn ai mất, ai gặp phải những bước thăng trầm gì và có vượt qua được không.


Là một cán bộ chỉ huy tiểu đoàn được tham gia chiến dịch Điện Biên năm đó, đã chứng kiến biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm kiên cường của bộ đội ta. Song lại cũng chứng kiến hơn một trăm anh em sau khi bị thương đã bị bắt làm tù binh, lâm phải cảnh ngộ đắng cay mà vẫn kiên trung với Đảng, với quân đội, với nhân dân, không một ai chịu khuất phục trước kẻ thù, liệu cấp trên có nghĩ rằng đó cũng là sự đóng góp vào chiến thắng Điện Biên. Riêng tôi, tôi không hổ thẹn, không có điều gì phải phiền muộn. Trái lại, tôi rất tự hào, cho dù không được cầm súng chống giặc cho đến giây phút cuối cùng của chiến dịch, chúng tôi vẫn không lúc nào nhụt chí, đã giữ vững được phẩm chất người chiến sĩ nhân dân trong hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo. Chỉ rất tiếc, khi niềm vui chiến thắng Điện Biên tràn ngập khắp chốn khắp nơi, ta lại nhiều việc quá, những công việc lại lớn lao gấp bội phần, cho nên không mấy ai nhắc nhở đến cái tình huống đầy bi kịch của các chiến sĩ tù Điện Biên chúng tôi. Song xin thưa bi kịch nhưng mà lạc quan. Nghịch cảnh nhưng vẫn ẩn trong vóc dáng của chiến thắng Điện Biên vĩ đại.


Chiến thắng Điện Biên đã gần 45 năm qua rồi, không biết những người bạn tù Điện Biên của tôi hôm nay cuộc sống ra sao. Chép lại những dòng ký ức này tôi không ngoài mục đích muốn ngợi ca những người bạn tù bất khuất của tôi ở Điện Biên. Mặt khác, cũng muốn Đảng, Nhà nước biết về họ. Hơn thế nữa, năm nay tôi đã ngoài bẩy mươi tuổi rồi, quỹ thời gian không còn là bao, qua những trang ký ức này, tôi muốn nhắn tìm anh em, ai còn sống hãy đến với tôi. Nhà tôi ở phòng 204, nhà A2, khu tập thể Quân đội, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngày nay, trong không khí yên bình, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để nói với nhau về Điện Biên trong ta, những người bạn tù ngày ấy, nhiều cay đắng nhưng cũng rất anh hùng.

N.C
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM