Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:53:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức chiến tranh  (Đọc 3997 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« vào lúc: 18 Tháng Tám, 2022, 11:19:00 am »

- Tên sách: Hồi ức chiến tranh
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 1999
- Người số hóa: giangtvx, vnmilitaryhistory


LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2022, 11:30:17 am »

ĐIỂM ĐỘT PHÁ


Trích chương hai
Đường tới Điện Biên Phủ


1

Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1950, đoàn nghiên cứu thực địa lên đường rất sớm. Sương mù dày đặc. Chúng tôi phóng ngựa trên con đường đá chưa có người qua lại. Đoàn khá đông. Ngoài tham mưu phó chiến dịch Phan Phác, trưởng phòng quân báo, phó văn phòng Bộ, còn có anh Lâm Kính, Tham mưu trưởng Đại đoàn 308, và anh Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn, anh Vũ Năng An, nhà nhiếp ảnh. Nhiều văn nghệ sĩ sớm có mặt ở chiến dịch. Anh Lê Liêm, Chủ nhiệm chính trị, đã đề nghị với Bộ cho hai văn nghệ sĩ cùng đi. Năm trước, Trần Đăng, một nhà văn trẻ rất có triển vọng của ta, đã hy sinh tại mặt trận này.


Mặt trời đứng bóng, chúng tôi tới đèo Mã Phục, ở đây có ngã ba Quảng Uyên - Trà Lĩnh - thị xã Cao Bằng. Đồng chí Quốc Trung, trưởng đài quan sát, đã đứng đón. Chúng tôi để ngựa lại, bỏ đường cái, bắt đầu đi theo đường rừng.

Trời không mưa, nhưng đường rất lầy lội. Trèo đèo, lội suối, qua nhiều khu rừng rậm rịt, mãi nửa buổi chiều mới tới một đỉnh núi ở ngoại vi thị xã Cao Bằng. Đài quan sát đặt tại đây với một kính viễn vọng có bội số quang học lớn. Trưởng đài nhắc mọi người chú ý ngụy trang, không đi lại, không đứng lố nhố, vì ngọn núi này nằm ngay cạnh sân bay, trong vòng lượn của máy bay. Tiểu đội bảo vệ nhanh chóng bố trí cảnh giới.


Tôi tới vị trí quan sát nhìn xuống phía dưới chỉ thấy một biển sương mù. Tôi hỏi trưởng đài:

- Từ đây tới thị xã bao xa?

- Báo cáo anh, khoảng 1.000 mét theo đường chim bay. Khi trời quang, nhìn thị xã bằng mẳt thường rất rõ. Ngọn núi này nằm ở phía đông thị xã.

Chúng tôi đứng chờ khá lâu. Chưa nhìn thấy chút bóng dáng thị xã. Tôi nói:

- Đi trinh sát thời tiết này có một ưu điểm: bảo đảm bí mật. Địch không thể nhìn thấy mình!

Mọi người đều mỉm cười. Tôi hỏi Quốc Trung:

- Phải chờ tới khi nào?

- Nếu trời có gió là nhìn rõ thị xã ngay.

Bỗng nghe tiếng hát và tiếng đàn từ đâu đây vọng lại rất gần. Quốc Trung nói:

- Đó là tiếng máy hát ở một đồn tiền tiêu.

Người chiến sĩ đứng gác máy quan sát bỗng quay lại nói:

- Trời bắt đầu có gió to. Sắp nhìn thấy thị xã.

Tôi trở lại vị trí đặt kính viễn vọng. Sương mù phía dưới đang trôi đi. Thung lũng hiện ra với những mỏm đồi đỏ loét, rồi vệt sáng lấp lánh ánh vàng của một con sông. Một người nói:

- Sông Bằng Giang!

Cả thị xã đã nằm trước mắt. Tôi đã nhiều lần qua lại Cao Bằng nhưng lúc này nhìn từ trên cao, qua kính viễn vọng, Cao Bằng rất khác.

Hai con sông Bằng và sông Hiến như đôi cánh tay ôm vòng lấy ba mặt thị xã. Những đường phố hầu như nguyên vẹn với hai dãy nhà quét vôi trẳng và nhựng hàng cây xanh. Một chiếc Dakota nằm trên sân bay dưới chân núi, bên tả ngạn sông Bằng. Nổi bật lên ở một góc thị xã là tòa thành cũ, bộ đội thường gọi là pháo đài, có tường cao và dày bao bọc. Cái tôi mới nhìn thấy lần đầu là ngoài hai con sông, còn có một hệ thống những đồn tiền tiêu địch đã xây dựng trên những quả đồi bao quanh thị xã. Màu đỏ ối của những vị trí này và những hàng rào dây thép gai như dập vào mắt. Tôi lần lượt đếm được 15 vị trí.


Đồng chí Phan Phác bước lại đứng bên tôi, trỏ con đường số 4 nằm quanh co bên sườn núi chạy vào thị xã, sân bay Nà Cạn, chiếc cầu màu đen nằm vắt ngang sông Bằng. Đây là một trục đường mà quân ta có thể tiến vào thị xã. Anh lại trỏ tiếp lần lượt từ trái qua phải, pháo đài Cao Bằng, trại lính lê dương, trại lính ngụy, phố xá, cổng ra vào thị xã, trụ sở ngụy quyền.


Tôi hỏi đồng chí Cao Pha, trưởng phòng quân báo:

- Trinh sát của ta đã vào tới sân bay và bờ sông chưa?

Tổ trưởng trinh sát báo cáo đã cho hai trinh sát viên hai lần lợi dụng ban đêm tiềm nhập nhưng đều nhưa tới được sân bay và bờ sông, vì cách sân bay 500 mét địch đã lập một hệ thống đồn bốt ngăn chặn, ngày đêm có quân cảnh lê dương đi tuần tra.

Tôi quay lại hỏi tiếp Phan Phác:

- Đồng chí đã trực tiếp quan sát phía nam pháo đài và phía tây thị xã lần nào chưa?

- Tôi đã hai lần đến thực địa quan sát cả hai phía ấy. Ở phía tây thị xã, địa hình và cách bố phòng của địch cũng như hướng này, có sông, có công sự kiên cố và chướng ngại vật vững chắc, ở phía nam thi có thành dựng đứng với nhiều lỗ châu mai, hai bên đều có lô cốt và tháp canh, bên ngoài là bãi trống bằng phẳng, chằng chịt dây thép gai. Ở cả hai hướng này, đường từ ngoài đi vào thị xã có nhiều đồi trọc nối tiếp nhau.

Tôi lần lượt quan sát từng vị trí, hỏi kỹ số lượng và thành phần binh lính, cách bố phòng, những con đường bộ đội có thể tiến vào, thử hình dung những khó khăn mà các mũi sẽ gặp trên thực địa, và nghĩ xem có thể vượt qua bằng cách nào.


Tôi đã hiểu vì sao bộ chỉ huy Pháp chưa chịu rút quân khỏi Cao Bằng. Với một vị trí được phòng thủ như thế này, địch chưa phải lo ngại một cuộc tiến công của ta.

Đèn ở thị xã đã bật sáng.

Đồng chí trưởng đài quan sát nhắc tôi ra về vì mùa này ban đêm hay mưa. Chúng tôi chợt nhớ ra khi đi không ai đem theo áo mưa.

Trời tối rất nhanh, và bắt đầu mưa lâm thâm. Xuống tới lưng chừng núi thì mưa như trút. Quốc Trung đề nghị vào lán của tổ trinh sát nghỉ tạm, chờ tạnh mưa sẽ đi tiếp.

Chiếc lán quá chật. Anh em bảo vệ đều phải đứng ngoài. Mưa vẫn không hề ngớt. Nhìn đồng hồ thấy đã hơn 7 giờ tối, tôi quyết định cứ đi tiếp.

Các chiến sĩ bảo vệ đốt hai bó đuốc. Nhưng đi được một quãng thì hai bó đuốc đều tắt ngấm. Không còn nhìn thấy lối đi. Chúng tôi mỗi người cài lên mũ một mảnh tre mục để người đi sau nhận ra người đi trước qua những đốm sáng lân tinh. Người chiến sĩ dẫn đường quyết định đi lần theo dòng nước từ trên núi đổ xuống. Cuối cùng, xuống tới chân núi, chúng tôi gặp lại con suối đã đưa tới đây. Đã nhận ra đường về. Nhưng dòng suối không còn êm đềm nên thơ như buổi sáng. Nó trở nên hung dữ. Nước chảy xiết. Lòng suối lổn nhổn đá đầy rêu trơn. Mọi người đều ngã lên ngã xuống. Riêng tôi ngã nhiều nhất. Không phải vì tôi chưa quen lội suối; sáng nay, đồng chí cần vụ khuyên tôi nên đi giày da để chống gai. Có lần ngã nước ngập tới thắt lưng.


Chúng tôi bì bõm hết lội suối lại lội bùn suốt đêm trong rừng. Quần áo ướt sũng. Gần sáng ghé vào một bản bỏ hoang nghỉ tạm. Đồng bào ở đây đã rời đi nơi khác. Các chiến sĩ kiếm củi nhen một đống lửa. Chúng tôi đều cởi quần áo, vắt cho hết nước rồi hong trên lửa. Cả đoàn công tác ngồi kín ngôi nhà sàn. Chưa lần nào có cuộc đi trinh sát đông đảo thành phần như lần này! Tôi nói với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

- Ngày hôm nay, trong bulletin của nó chắc lại nhận xét: Không có hiện tượng gì đáng kể chung quanh Cao Bằng!

Tác giả "Vũ Như Tô" nở một nụ cười dễ thương.

Sau chuyến đi trinh sát, mọi người có vẻ trầm ngâm. Tôi nói tiếp:

- Không chuẩn bị kỹ không bảo đảm thắng lợi!

Trời sáng, khi trở về Trà Lĩnh, chúng tôi đã có được bộ quân phục khô ráo.

Người và ngựa lại rong ruổi trên con đường về Quảng Uyên.

Tôi nói với các đồng chí Phan Phác, Lâm Kính trước khi chia tay:

- Chuyến đi trinh sát lần này vất vả một chút, nhưng rất hữu ích: thấy rõ thực địa, nắm được thực chất!

Cùng thời gian này, chỉ huy trưởng các trung đoàn cũng đi trinh sát thực địa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2022, 11:31:32 am »

   
2

Tôi yêu cầu cơ quan tham mưu mang tới một bản đồ Cao Bằng tỉ lệ lớn. Nhưng chỉ có loại bản đồ 1/500.000.

Qua chuyến đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng, tôi càng nhận thấy không thể chọn thị xã này làm điểm đột phá cho chiến dịch. Quân địch ở Cao Bằng không quá đông, nhưng địa hình núi, sông hiểm trở đã tạo cho chúng cái thế như người xưa nói: "Một người giữ ải, muôn người khó vượt qua". Đánh Cao Bằng sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề chiến thuật mà bộ đội ta còn ít kinh nghiệm. Phải tổ chức vượt sông. Nhiều khả năng phải đột phá tung thâm sâu, dẫn tới đánh ban ngày, đánh dài ngày. Phải đối phó với quân dù, hỏa lực máy bay, đại bác trên những địa hình trống trải. Phải tiêu diệt những công trình phòng ngự rất kiên cố trong khi bộ binh ta chỉ có hầu hết là vũ khi nhẹ... Và phải chăng chúng ta làm trái lời dạy của người xưa: đánh thành là hạ sách!


Trước đây ta dự kiến tiến công Cao Bằng sẽ có điều kiện đánh quân viện để giành một thắng lợi lớn. Nhưng lúc này nhìn trên bản đồ, tôi thấy ít có khả năng địch đưa viện binh lớn lên Cao Bằng theo đường bộ. Đoạn đường từ Thất Khê lên Cao Bằng đã trở thành quá nguy hiểm đối với quân địch. Những tháng qua, Cao Bằng chỉ nhận được tiếp tế bằng máy bay. Đoạn đường này cũng quá xa đối với những binh đoàn tăng viện nếu phải mở một con đường máu! Như vậy, trong trường hợp Cao Bằng bị uy hiếp mạnh, có nhiều khả năng địch sẽ hy sinh đội quân đồn trú ở đây, và rút những lực lượng ở Đông Khê, Thất Khê về Lạng Sơn một cách an toàn trong khi hầu hết chủ lực ta đang tập trung để giải quyết Cao Bằng!


Đánh Cao Bằng sẽ khó bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng" của quân đội ta. Và nếu đánh thắng, cũng khó tránh khỏi tổn thất lớn trong khi ta chỉ tiêu diệt được, một bộ phận nhỏ quân địch: 2 tiểu đoàn!

Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và giải phóng Cao Bằng. Làm cách nào để đạt được mục tiêu này?

Tôi nghĩ cách mở đầu chiến dịch tốt nhất vẫn là đánh Đông Khê. Đông Khê là cứ điểm quan trọng nối liền Thất Khê với Cao Bằng. Cứ điểm Đông Khê mặc dù đã được củng cố, vẫn nằm trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông Khê, địch hoặc sẽ phải chiếm lại, hoặc sẽ phải rút khỏi Cao Bằng. Ta sẽ có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự. Nếu địch không chiếm lại Đông Khê, ta sẽ đánh tiếp Thất Khê. Cuối cùng, ta sẽ chấn chỉnh lực lượng quay lên giải phóng Cao Bằng. Khi đã mất cả Đông Khê và Thất Khê, tinh thần quân địch sẽ khác, đánh địch sẽ thuận lợi hơn hiện nay nhiều. Tùy tình hình, không nhất định phải giải phóng Cao Bằng bằng một số trận công kiên, mà cũng có thể bao vây buộc quân địch đầu hàng.


Tôi quyết định nêu vấn đề này trong cuộc hội ý Đảng ủy Mặt trận ngày hôm sau. Đảng ủy đều nhận thấy đánh Cao Bằng không chắc thắng, nên chuyển sang đánh Đông Khê. Nhưng cũng có ý kiến: "Thường vụ đã có quyết định đánh Cao Bằng, mọi công tác chuẩn bị về tham mưu, hậu cần đã hướng cả về Cao Bằng, nếu bây giờ thay đổi, chiến dịch sẽ bị chậm lại".


Tôi kết thúc cuộc hội ý:

Thường vụ quyết định mục tiêu chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch quan trọng, giải phóng Cao Bằng để mở thông biên giới. Chủ trương mở đầu chiến dịch bằng đánh Cao Bằng là do Tổng quân ủy đề xuất. Nếu thấy mở đầu chiến dịch như vậy không bảo đảm thực hiện mục tiêu chiến dịch, ta cần báo cáo để xin quyết định của Thường vụ. Trong khi chờ đợi sự chỉ đạo của Trung ương, mọi công tác chuẩn bị vẫn tiếp tục.

Các đơn vị bắt đầu phản ánh ý kiến của cán bộ sau khi đi trinh sát về. Đại đoàn 308 được trao nhiệm vụ tiến công tiêu diệt pháo đài, nhận thấy công sự của địch quá vững chắc, lo khó giành thắng lợi. Trung đoàn 209 phải vượt sông Bằng, ngại khó khăn vì sông sâu, nước chảy xiết, và không giải quyết được hỏa lực bắn chéo sườn của địch. Trung đoàn 174 đề nghị nên đánh Đông Khê, chưa nên đánh Cao Bằng.


Ngày 12 tháng 8, anh Trần Đăng Ninh sang Quảng Tây đã trở về cùng với Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Đoàn gồm các đồng chí Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Nhất Phàn... đã có mặt ở Tả Phày Tử. Đồng chí Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn, bắt đầu gặp các chuyên gia Trung Quốc đã sang trước cùng với cán bộ 308 để nắm tình hình.


Ngày 15 tháng 8, tôi nhận được điện của Bác chấp thuận chuyển hướng chiến dịch sang Đông Khê. Tôi thấy cần triệu tập ngay cuộc họp liên tịch Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến địch mở rộng tới một số trưởng phòng chủ chốt của ba cơ quan tham mưu, chính trị, cung cấp.


Ngày 16 tháng 8, cuộc họp được tiến hành.

Anh Hoàng Văn Thái nói Chỉ huy trưởng chiến dịch đã trực tiếp đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng, và báo cáo dự kiến kế hoạch, nêu lên những thuận lợi, khó khăn và sự cân nhắc của Đảng ủy Mặt trận nên chọn Cao Bằng hay Đông Khê để mở đầu chiến dịch.


Hội nghị trao đổi xung quanh vấn đề nên đánh Cao Bằng hay Đông Khê. Nhiều ý kiến ngả sang nên đánh Đông Khê. Mọi người nhận thấy đánh Đông Khê không khó, tuy nhiên, công tác chuẩn bị sẽ phải làm lại từ đầu. Đông Khê cách Cao Bằng 45 kilômét về phía nam. Không chỉ điều tra vị trí Đông Khê, đã thay đổi nhiều sau trận đánh hồi tháng 5 năm 1950, mà còn phải điều tra đoạn đường số 4 từ Thất Khê lên Đông Khê, và từ Đông Khê lên Cao Bằng. Hậu cần chiến dịch thay đổi nhiều. Phải di chuyển toàn bộ hệ thống kho, trạm, bệnh viện đã được bố trí hướng về Cao Bằng, nay đưa sang phía Đông Khê, Thất Khê. Riêng đường vận tải ô tô từ Trung Quốc sang mới thông tới Quảng Uyên, nay phải sửa thêm đường từ Quảng Uyên qua Phục Hòa lên tới Thủy Khẩu dài hơn 30 kilômét. Ngoài ra còn có ý kiến đánh Đông Khê không tạo nên sự bất ngờ đối với quân địch, cũng không đạt được chiến thắng vang dội mở đầu chiến dịch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2022, 11:32:12 am »

Tôi kết luận:

- Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch đã nghe các cấp chỉ huy đi trinh sát Cao Bằng về báo cáo. Sau khi phân tích và cân nhắc kỹ mọi mặt, thấy muốn đạt được những mục tiêu chiến dịch của Trung ương đề ra cần phải thay đổi phương án tác chiến. Phương án tác chiến mới đã được Chủ tịch Hồ Chi Minh phê chuẩn. Mở đầu chiến dịch, tập trung lực lượng tiêu diệt Đông Khê, đồng thời tiêu diệt quân tiếp viện, đặc biệt là quân dù. Sau đó tập trung lực lượng tiêu diệt Thất Khê. Nếu địch ở Thất Khê chưa tăng viện thì nhanh chóng chuẩn bị tiêu diệt Thất Khê ngay. Nếu địch đã kịp tăng viện cho Thất Khê thì có thể chưa đánh Thất Khê mà chuyển sang đánh các cứ điểm nhỏ và quân cơ động địch ở phía nam Thất Khê trước. Sau khi đã tiêu diệt Đông Khê, Thất Khê và một bộ phận quân ứng chiến, bộ đội ta sẽ nghỉ ngơi một thời gian để chấn chỉnh, rồi tập trung toàn bộ lực lượng tiến công Cao Bằng. Phương án cũ đánh Cao Bằng trở thành kế hoạch nghi binh.

Tôi biết quyết định này không chỉ đảo lộn công tác chuẩn bị đã triển khai rất vất vả một tháng qua, mà còn làm mất đi hào hứng của nhiều người muốn được tham gia vào trận đánh đầu tiên giải phóng một thị xã. Nhưng không thể khác. Chiến thắng đòi hỏi sự táo bạo. Nhưng nó không chấp nhận bất cứ hành động phiêu lưu nào.


Sau cuộc họp, tôi tới Tả Phày Tử gặp đoàn cố vấn. Đồng chí Vi Quốc Thanh hơn tôi chừng vài tuổi, từ vẻ mặt đến tác phong đều biểu lộ sự chân tình, chín chắn, chừng mực của một cán bộ cách mạng lâu năm. Anh Vi là Tư lệnh binh đoàn, đang chuẩn bị đi làm đại sứ ở Anh thì được cử sang Việt Nam. Chúng tôi có cảm tình với nhau ngay từ lần gặp đầu tiên. Anh Vi là Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh cho tới hết kháng chiến chống Pháp. Tôi trình bày về tình hình chuẩn bị chiến dịch. Anh Vi lắng nghe nhưng chưa phát biểu, và nói đang chờ đồng chí Trần Canh sang.


Trong tổ chức giải phóng quân Trung Quốc lúc đó, cao nhất là dã chiến quân (tương đương với phương diện quân của Liên Xô), rồi tới binh đoàn (tương đương với tập đoàn quân). Đồng chí Trần Canh là Phó tư lệnh dã chiến quân, và là Trung ương ủy viên dự khuyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi nghĩ thời gian này đồng chí Vi dành quyền phát biểu cho đồng chí Trần Canh.


Sau hội nghị liên tịch, mọi người khẩn trương bắt tay vào công việc không một lời kêu ca. Quan hệ giữa ba cơ quan với bộ phận lãnh đạo trong Bộ Tổng tư lệnh những năm chống Pháp là quan hệ mẫu mực giữa những người đồng chí cùng chung trách nhiệm, vừa nghiêm túc, vừa thân thiết như những người con trong một gia đình.


Ngày 21 tháng 8, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch đã họp lại để nghe ba cơ quan báo cáo kế hoạch chuẩn bị. Anh Thái trình bày dự thảo kế hoạch tác chiến Đông Khê. Anh Lê Liêm báo cáo kế hoạch công tác chính trị. Anh Ninh báo cáo kế hoạch cung cấp. Mọi người đều biểu thị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới. Tôi nhắc anh Thái nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch dự thảo tác chiến thành phương án chính thức để đưa lên phê duyệt.


Hai ngày 25 và 26 tháng 8 năm 1950, Đảng ủy Mặt trận triệu tập hội nghị cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên. Hội nghị họp ở bản Nậm Tấu, cách huyện ly Quảng Uyên 6 kilômét.

Đây là hội nghị trao nhiệm vụ chiến đấu nên các đơn vị đều có mặt. Tôi biết rõ khả năng và tính cách những người ngồi đâỵ. Họ đều được thử thách, rèn luyện trong lửa đạn suốt mấy năm qua. Các anh Vương Thừa Vũ, Lê Quảng Ba, Cao Văn Khánh, Lê Trọng Tấn, Quang Trung, Vũ Yên, Thái Dũng, Vũ Lăng, Hồng Sơn, Đặng Văn Việt, Doãn Tuế... lần đầu đi vào một trận đánh hiệp đồng lớn, mỗi người đều như mang tới đây niềm tự hào của đơn vị và lời hẹn ước thi đua chiến đấu lập công.


Ban chỉ huy mặt trận Đông Khê được chỉ định gồm các đồng chí: Hoàng Văn Thái, chỉ huy trưởng, Lê Liêm, chính ủy, Lê Trọng Tấn, chỉ huy phó.

Lực lượng đánh Đông Khê gồm hai trung đoàn: 174 và 209.

Nhiệm vụ đánh viện trao cho đại đoàn 308.

Thời gian các đơn vị vào vị trí tập kết là ngày 14 tháng 9 năm 1950.

Sau khi trao nhiệm vụ cho các đơn vị, tôi nói thêm:

- Tiêu diệt Thất Khê xong, bộ đội nghỉ ngơi, chỉnh đốn từ 10 đến 15 ngày sẽ lên đánh Cao Bằng. Nếu sau khi tiêu diệt Đông Khê, địch bỏ Cao Bằng rút chạy về phía nam thì ta tập trung lực lượng tiêu diệt địch rút chạy trên quãng đường Cao Bằng - Đông Khê... Thay đổi mục tiêu mở màn chiến dịch như vậy là: trước đánh cứ điểm nhỏ, sau đánh cứ điểm lớn, trước đánh cứ điểm yếu, sau đánh cứ điểm mạnh, vừa đánh vừa rèn luyện bộ đội. Nếu Đông Khê bị mất và quân ứng chiến bị tiêu diệt, địch ở Cao Bằng sẽ lâm vào tình thế không thể giữ được mà chỉ có tìm cách chạy. Ta sẽ có khả năng tiêu diệt nhiều sinh lực địch hơn và tạo điều kiện căn bản để giải phóng Cao Bằng hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:50:54 am »

   
3

Những ngày đầu tháng Chín hết sức khẩn trương.

Ngày 1 tháng 9 năm 1950, Đảng ủy Mặt trận đang họp nghiên cứu địch trên đường số 4 thì có điện từ Cục 2 ở hậu phương lên báo cáo từ ngày 23 tháng 8, địch mở cuộc hành binh "Con nhộng" (Chrysalide) lên Phú Thọ và đang tập trung quân ở Lạng Sơn. Chúng tôi thấy phải xúc tiến nhanh công tác chuẩn bị, tham mưu cần phải thảo xong mệnh lệnh tác chiến và mọi chỉ thị trước ngày 3 tháng 9. Nhưng chỉ ngày hôm sau mệnh lệnh tác chiến đã được trình duyệt và gửi đi các đơn vị.


Ngày 3 tháng 9 năm 1950, Ban chỉ huy trận Đông Khê đi thực địa về báo cáo pháo đài trung tâm chỉ huy của địch có một số thay đổi, ở hướng bắc, dọc đường bộ đội ta sẽ tiến vào bám đầu cầu, cây cối trên đồi đã bị chặt trụi không còn chỗ ẩn nấp.


Ngày 9 tháng 9 năm 1950, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch triệu tập cuộc họp cán bộ chỉ huy từ trung đoàn trở lên thông qua kế hoạch đánh Đông Khê lần cuối.


Chưa có trận đánh nào được chuẩn bị kỹ lưỡng như lần này. Kế hoạch tiến công được hoạch định đến từng chi tiết. So với trận đánh hồi tháng Năm, ta đã huy động một lực lượng gần gấp ba. Trung đoàn 174 chiến thắng ở Đông Khê lần trước được chọn làm đơn vị chủ công. Phối hợp tác chiến là trung đoàn 209. Lực lượng sơn pháo phối thuộc với từng trung đoàn cũng mạnh hơn. Ta còn điều thêm những đội súng không giật giỏi của đại đoàn 308 sang tăng cường cho các mũi xung kich.


Sắp hết giờ làm việc buổi sáng thì được tin Bác đã tới Tả Phày Tử.

Tôi thúc ngựa phóng nhanh trên con đường lầy lội tới nơi Bác đang chờ.

Bác gày và đen sau một tuần lễ đi đường. Bác nói:

- Dự cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 2 tháng 9 xong, mình đi ngay, không ai biết mình lên đây. Năm nay ở cơ quan trung ương không tổ chức kỷ niệm ngày Độc Lập. Trên này chắc các chú cũng quên?

- Thưa Bác, không quên, nhưng không tổ chức gì!

Tôi mời Bác về sở chỉ huy.

Bác trùm chiếc khăn bông che bộ râu, đội mũ rồi lên ngựa cùng tôi về sở chỉ huy.

Buổi trưa, tôi báo cáo với Bác quyết tâm của Bộ chỉ huy chiến dịch: mở đầu bằng tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực lượng giải phóng Cao Bằng.

Người giơ từng ngón tay, nói:

- Một là, đánh Đông Khê. Hai là, đánh quân viện. Ba là, đánh Thất Khê. Bốn là, đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước.

- Dạ.

- Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vì mất Đông Khê thì Cao Bằng hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu, bộ đội sẽ có cơ hội đánh vận động:

- Chúng tôi đã có dự kiến.

- Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động lớn?

- Thưa Bác, mùa Hè vừa rồi được luyện tập, anh em tiến bộ nhiều. Cao Bằng là địa hình rừng núi, tôi nghĩ sẽ thuận lợi.

Bác trầm ngâm rồi nói:

- Mình muốn gặp một cán bộ cấp tiểu đoàn.

- Thưa Bác, cán bộ về họp toàn cấp trung đoàn. Nhưng tôi sẽ nói đơn vị cử một tiểu đoàn trưởng lên gặp Bác vào tối mai.

Hội nghị làm việc sang ngày thứ hai. Buổi chiều, không khí sôi nổi hẳn lên khi thấy Bác xuất hiện với chiếc áo bộ đội bạc màu. Sự có mặt hoàn toàn bất ngờ của Bác nói lên tầm quan trọng đặc biệt của chiến dịch.

Bác nhìn mọi người với cặp mắt đầm ấm rồi nói:

- Bộ chỉ huy chiến dịch nói là các chú họp lần cuối cùng để chuẩn bị trận đánh. Đây chưa phải là lần cuối cùng! Chưa đánh thắng thì chưa được coi là đã chuẩn bị xong. Quân sự thì phải chuẩn bị mãi. Thắng xong trận này cũng mới chỉ là chuẩn bị xong một đợt. Khi nào toàn thắng mới là chuẩn bị xong... Trong quân sự phải kiên quyết và bạo dạn. Bạo dạn, dũng cảm không phải là liều. Liều là dại. Dũng cảm là khôn. Không phải chỉ một người kiên quyết và bạo dạn, mà phải toàn bộ, tất cả mọi người. Muốn toàn bộ kiên quyết, dũng cảm thì phải có kỷ luật. Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh cho bộ đội... Các chú đã nghe Bộ chỉ huy chiến dịch phổ biến quyết tâm của Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên Giới. Các chú đã được trao nhiệm vụ cụ thể. Bác không có gì phải nói thêm. Chỉ nhắc các chú: thời gian lúc này vô cùng quý báu, cần tranh thủ thời gian thật tốt để chuẩn bị chiến đấu cho đầy đủ. Chỉ có chuẩn bị đầy đủ thì mới giành được chiến thắng lớn mà đỡ tổn xương máu chiến sĩ. Chiến dịch Cao Bắc Lạng rất quan trọng, chúng ta phải quyết tâm đánh thắng trận này. Các chú có quyết tâm không?

Tiếng trả lời ran ran:

- Thưa Bác có ạ!

- Bác chúc các chú thành công.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:51:50 am »

   
4

Buổi tối, Bác và tôi đi gặp đồng chí Trần Canh.

Đồng chí Trần từ Vân Nam đi thẳng sang đây đã tới Tả Phày Tử, trong khi chờ gặp Bác đã tranh thủ thời gian làm việc với Đoàn cố vấn. Về danh nghĩa đồng chí Trần là khách mời của Bác.

Bác nói với tôi:

- Trong những năm chiến tranh ở Trung Quốc, đồng chí Trần Canh thường được cử tới những nơi nào có khó khăn. Đồng chí Trần là khách, nhưng mình cố gắng tranh thủ ý kiến và kinh nghiệm.

Trần Canh chưa tới năm mươi tuổi, vóc người đậm, nước da sáng, đeo kính trắng, thoạt nhìn có vẻ nghiêm nghị.

Sau khi giới thiệu chúng tôi với nhau, Bác nói từ nay để giữ bí mật mọi người sẽ gọi đồng chí Trần là đồng chí Đông.

Trần Canh hỏi tôi:

- Nghe nói Võ tổng biết cả chữ Hán?

- Tôi chỉ nhớ chút ít vì học từ ngày còn nhỏ.

- Võ Tổng có biết vì sao Hồ Chủ tịch đặt tên cho tôi là Đông không?

Tôi mỉm cười đáp chưa hiểu.

Trần Canh nói:

- Hồi còn là học viên trường Hoàng Phố, tôi rất nghịch ngợm. Chữ Trần có bộ "nhĩ" đứng bên, bỏ bộ "nhĩ" thành chữ Đông. Sang Việt Nam, tôi bị Hồ Chủ tịch "cắt tai"!

Bác và tôi cùng phì cười.

- Trước khi sang Việt Nam, nhìn bản đồ thấy nơi nào cũng có quân Pháp, tưởng không còn đường mà đi. Nhưng một tháng qua đi hàng trăm kilômét vẫn thấy đất trời thênh thang. Có nơi chợ họp, người mua bán tấp nập, không khí đại hậu phương, hỏi "cách địch bao xa?". Đồng chí dẫn đường nói: "10 kilômét"! Chỗ này cách thị xã Cao Bằng bao xa?

- 25 kilômét.

- Hồ Chủ tịch cũng ở đây, có mạo hiểm không?

- Lần này thì không, vì phía sau chúng tôi là đại hậu phương.

Trần Canh cười rồi nói:

- Đồng chí La Quý Ba mới về nước. Chúng tôi đã biết rõ khó khăn trước mắt về lương thực của Việt Nam. Chắc từ nay đến cuối năm sẽ có thêm lương thực gửi sang.

Tôi mở bản đồ trình bày về tình hình địch, những lực lượng của ta tham gia chiến dịch, rồi nói về phương án tác chiến, những lý do mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê.

Trần Canh nhìn trên bản đồ, hỏi về binh lực, địa hình, công sự phòng ngự của địch tại Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, rồi nói:

- Tôi thấy Hồ Chủ tịch và Bộ chỉ huy chiến dịch đã có quyết định đúng. Binh lực Việt Nam trong chiến dịch không nhiều. Chọn Đông Khê làm điểm đột phá là đúng. Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch lên là chiến thuật "đánh điểm diệt viện" Giải phóng quân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống quân Tưởng. Việt Nam nên vận dụng nhiều chiến thuật này. Đánh Đông Khê, sẽ có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch, vì muốn giải phóng đất đai thì trước hết phải tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Võ Tổng định dùng bao nhiêu binh lực trong trận Đông Khê?

- Địch phòng ngự 1 tiểu đoàn. Lực lượng tiến công của ta sẽ là 9 tiểu đoàn. Lần đầu chúng tôi sử dụng ưu thế binh lực cao như vậy trong một trận công kiên.

- Cũng chưa phải là nhiều. Hãy chờ xem sau khi Đông Khê bị tiêu diệt, địch sẽ phản ứng như thế nào. Tôi tin là với sự có mặt của Hồ Chủ tịch chiến dịch sẽ thành công.

Đêm hôm đó, hướng phối hợp Tây Bắc bắt đầu nổ súng. Trung đoàn 165 đánh đồn Pa Kha, Lao Cai.

Ngày 12 tháng 9, Bác gặp đồng chí Hoàng Cầm, tiểu đoàn trưởng của trung đoàn 209. Bác nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị chiến đấu của tiểu đoàn, rồi hỏi:

- Chú có tin trận này ta nhất định thắng không?

Đồng chí Hoàng Cầm trả lời:

- Báo cáo Bác, tin ạ.

Ngày 13 tháng 9, sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch di chuyển về Nà Lạn, cách Đông Khê 10 kilômét theo đường chim bay.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định duy trì đài quan sát ở Cao Bằng để đồng chí Quốc Trung ở lại đây với nhiệm vụ báo cáo kịp thời khi địch có triệu chứng rút quân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:52:46 am »

5

Không hiểu vì đâu tin Bác đi chiến dịch đã lan truyền rất rộng. Có thể là do trên dọc đường Bác đã nhiều lần đi cùng bộ đội và dân công. Người rất thích chuyện trò với chiến sĩ và đồng bào, cả miền ngược và miền xuôi. Bác vẫn đóng vai một cán bộ lớn tuổi đi công tác tại mặt trận. Dù Bác đã chú ý cải trang, nhưng có người vẫn nhận ra Bác.


Người ta rì rầm với nhau những câu chuyện về Bác. Người nói: "Bác đi bộ từ Thái Nguyên lên Cao Bằng mất tám ngày". Người nói: "Bác thường đi chân đất, chỉ nơi nào nhiều đá mới xỏ dép". Người nói: "Bác đem theo cả chiếu và cũng đeo gạo như chúng ta"... Những chuyện khó xác định đúng, sai.


Có những chuyện ngộ nghĩnh.

Một chiến sĩ nhìn thấy Bác đi dọc đường cứ lẽo đẽo đi sau. Bác đi nhanh anh ta cũng theo nhanh. Bác đi chậm, anh ta cũng đi chậm. Bác e lộ bí mật, khi lội qua một con suối, Bác dừng lại giữa dòng và lấy xà phòng ra giặt chiếc khăn tay. Anh chiến sĩ đi tới sau lưng Bác, cũng dừng lại vốc nước rửa mặt. Bác quay lại nhìn. Anh chiến sĩ nói: "Bác cho cháu xin một tí xà phòng!". Bác nói: "Xà phòng của chú đâu mà lại đi xin xà phòng của người ta?!". Bác đưa anh chiến sĩ miếng xà phòng: "Chú cầm lấy đem đi mà dùng". Bấy giờ anh chiến sĩ mới chịu đi vượt lên trước.


Một người còn kể lại chính mình đã gặp Bác và được ngồi nói chuyện với Bác hẳn hoi. Buổi trưa, anh ta ghé vào một ngôi nhà bỏ không bên đường để nghỉ chân, thì thấy Bác và đoàn tùy tùng đã ngồi trong đó. Anh hỏi Bác: "Thưa Cụ, đã có lệnh Tổng phản công từ lâu, sao mãi tới bây giờ vẫn chưa bắt đầu?". Bác hỏi lại: "Chú đã có con chưa?". Anh chiến sĩ thưa là mình chưa có vợ. Bác nói: "Như vậy thì đúng là chú chưa biết rồi! Người phụ nữ khi mang thai cũng phải mất, chín tháng mười ngày mới đẻ. Ta muốn Tổng phản công cũng phải có chuẩn bị. Đâu phải cứ nói "Tổng" là làm được ngay!"...


Mọi chuyện về Bác Hồ đều được chăm chú lắng nghe. Người kể, người nghe đều cảm thấy hạnh phúc. Nhưng có điều ít được nói tới là những ngày đi chiến dịch cũng đem lại cho Bác một niềm vui rất lớn.

Đó là khi trời vừa rạng sáng Bác đi ngang một bản nhỏ, thấy nhiều cô dân công ngồi dựa lưng vào nhau ngủ trên những thửa ruộng bậc thang. Bác hỏi một cô đang nhóm lửa thổi cơm sáng: "Các cô ngủ cả đêm ngoài trời ư?". Cô gái đáp: "Nhà dân chật chỉ đủ chỗ chứa lương thực cho khỏi ướt. Chúng cháu ngủ ngoài đồng càng vui!".


Đó là cảnh hàng vạn đồng bào, đủ các dân tộc, từ những bản làng heo hút trong rừng sâu, trên núi cao, từ vùng địch hậu trung du lên, người nối người với những bó đuốc tạo thành những con rồng lửa trong đêm sương giá, trườn qua những vùng núi đá tai mèo tải đạn, tải gạo cho bộ đội.


Từ những năm mười lăm triệu đồng bào còn chìm đắm trong kiếp nô lệ, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh văn hóa tiềm ẩn trong mỗi con người, và vững tin vào chân lý: "Có dân là có tất cả".

Thu Đông này, Người đang chứng kiến những thành quả sau năm năm kháng chiến, đang hòa vào với cái văn mới, cái đức mới của dân tộc mà mình đã góp phần tạo thành.

Dọc đường đi chiến dịch, Bác đã làm một bài thơ tặng Thanh niên xung phong:

   "Không có việc gì khó
   Chỉ sợ lòng không bền
   Đào núi và lấp biển
   Quyết chí ắt làm nên".


Trong những ngày ở mặt trận Đông Khê, cơ quan đã kiếm một ngôi nhà sàn sạch sẽ ở liền với sở chỉ huy tại Nà Lạn, dành cho Bác. Nhưng Bác lại muốn ở và làm việc trong lán ven rừng. Anh em vệ binh dựng một chiếc lán nhỏ lợp cỏ tranh bên sườn núi có cây cho gần đó. Ở miền núi, trời đã trở lạnh. Khí hậu trong rừng ẩm thấp, chúng tôi lo cho sức khỏe của Bác. Nhưng thấy Bác làm việc đều, sáng dậy vẫn tập thể dục, tắm suối, chúng tôi tạm yên tâm.


Sau trận Đông Khê, những ngày chờ địch, Bác nói: Dân mình ghê thật! Chỉ mới năm năm sau tám chục năm mất nước mà đã như thế này! Người ta tính sau ba trăm năm bị đô hộ thì một dân tộc sẽ bị đồng hóa. Giao Chỉ bị đô hộ một ngàn năm! Hai ngón chân cái thay đổi, nhưng dân Việt vẫn tồn tại. Bên trên thay đổi thì thay, dưới thôn, làng vẫn thế! Vẫn đền miếu thờ phụng Hai Bà Trưng, Bà Triệu... Lần này sẽ co một trận như Chi Lăng!...


Sự có mặt của Bác là một nhân tố quan trọng cho thành công của chiến dịch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:54:24 am »

6

Sáng ngày 15 tháng 9 năm 1950, trực ban tác chiến chiến dịch truyền thư của Bác tới từng đơn vị tham chiến theo đường dây điện thoại:

       "Hỡi các chiến sĩ yêu quỷ!
   Chiến dịch Cao Bắc Lạng rất quan trọng.
   Chúng ta quyết đánh thắng trận này.
   Để thắng trận này, các chiến sĩ ở mặt trận ấy phải kiên quyết, dũng cảm trăm phần trăm; các chiến sĩ các khu, các mặt trận khác phải ra sức thi đua giết giặc lập công để hết sức tiêu diệt địch, kiềm chế địch, không cho chúng tiếp viện mặt trận Cao Băc Lạng... tôi đang chờ để khen thưởng các chú".



Đêm hôm đó, các mũi tiến công của ta bí mật tiếp cận đồn địch.

Anh Hoàng Văn Thái, Chỉ huy trưởng mặt trận, bất thần bị một cơn sốt rét. Sáng hôm sau đã nổ súng, tôi rất lo.

Sáng ngày 16, Bác và tôi dậy sớm đi lên đài quan sát mới bố trí trên một mỏm núi liền với bản Nà Lạn. Ngọn núi này cách Đông Khê khoảng 10 kilômét theo đường chim bay. Từ đây có thể theo dõi tình hình chung của trận đánh qua ống nhòm.


Trên đài quan sát có đặt máy điện thoại và điện đài. Vệ binh đã dựng mấy chiếc lều cỏ để tạm trú mưa.

Trời sáng. Sương mù tan dần. Qua ống nhòm đã nhìn thấy Đông Khê nằm trên đường số 4 với đồn to, những vị trí Phìa Khóa, Cặm Phầy, đồi Yên Ngựa và những dãy nhà dọc phố.

Đúng 6 giờ, pháo 75 của ta bắt đầu nổ nhắm vào đồn chính. Sau đó, tất cả các loại pháo của ta nổ giòn giã vào các mục tiêu, cả Đông Khê, chìm trong khói pháo. Thung lũng Đông Khê như sôi lên.

Giờ đầu, địch chưa kịp phản ứng trước đòn tiến công bất ngờ.

Ban chỉ huy Đông Khê báo cáo về, ở hướng bắc và đông - bắc, trung đoàn 174 làm nhiệm vụ chủ công đã chiếm lĩnh đầu cầu. 9 giờ, 174 chiếm đồi Yên Ngựa, 10 giờ 30, chiếm tiếp Phìa Khóa. Địch chưa phản kích. Nhưng vẫn chưa có báo cáo của trung đoàn 209 ớ hướng đông - nam.


Máy bay địch xuất hiện. Từ đài quan sát nhìn rõ 6 chiếc Hellcat lồng lộn trên bầu trời, nối nhau lao xuống bắn phá. Quân địch trong vị trí đã trấn tĩnh. Từ pháo đài ở đồn to, địch bắn dữ dội vào đội hình tiến công của 174. Tôi bắt đầu lo. Vì hướng đông - nam chưa hoạt động nên quân địch có thể dồn toàn bộ sức mạnh đối phó với 174. Trận đánh kéo dài giữa ban ngày. Địch có công sự vững chắc và được máy bay yểm hộ. Ta đang lâm vào thế bất lợi. Tôi đã nhắc anh Thái ra lệnh cho 209 đánh mạnh ở hướng đông - nam, nhưng hướng này vẫn im ắng.


Buổi trưa, anh Thái báo cáo: Một bộ phận của trung đoàn 209 hành quân lạc, nên trung đoàn không kịp bố trí trận địa tiến công. Đề nghị tạm ngưng trận đánh, chấn chỉnh đội hình ở phía đông - nam, chờ khi trời tối, cả hai mũi sẽ cùng phối hợp tiến công giải quyết vị trí địch.


Mặc dù chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng trận đánh ngay từ những giờ đầu đã có sự trục trặc. Tôi chấp nhận đề nghị.

Bác ngồi trên đài quan sát, nhìn những vị trí máy bay địch lao xuống bắn phá rồi đối chiếu với bản đồ. Người tỏ vẻ xúc động khi những tin vui từ mặt trận báo về. Khi trận đánh gặp trắc trở, Người bình thản để cán bộ chỉ huy giải quyết công việc. Nhưng lúc này không ai biết trong đầu Người đang nảy ra những tứ thơ.


Những trận công kiên kéo dài thường gây nhiều thương vong. Không khí sở chỉ huy có chiều căng thẳng. Một cán bộ muốn Bác yên lòng, nói với người đứng bên:

- Tối nay, chỉ cần hai tiếng là giải quyết xong.

Bác quay lại nói nhẹ nhàng:

- Chú đừng chủ quan.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt đêm ngày 16. Địch dồn sức đối phó với hướng tây bắc. 4 giờ sáng ngày 17, trung đoàn 174 mới chiếm thêm Cặm Phầy. Ở phía nam, trung đoàn 209 cũng chỉ chiếm được khu phía nam Đông Khê, gồm Phủ Thiện, Nhà cũ và Trường học thì vấp phải những hỏa điểm ngầm và hỏa lực súng cối bắn chặn phải dừng lại. Cả hai mũi đều không phát triển được nữa.


Đồng chí Trần Canh nói: "Không nên để trận đánh kéo dài". Bác nhấn mạnh: "Dù khó khăn thế nào, trận đầu cũng phải thắng".

Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ thị cho ban chỉ huy Đông Khê: "Lệnh cho hai trung đoàn chấn chỉnh lại bộ đội, rút kinh nghiệm để khắc phục những thiếu sót về chiến thuật, kỹ thuật, đặc biệt là về quan hệ hợp đồng chiến đấu giữa các mũi xung kích, giữa bộ binh với pháo binh. Cần dứt điểm trong đêm 17 tháng 9".


Trung đoàn trưởng 174 Đặng Văn Việt đề nghị Bộ cho chuyển hướng đột phá của trung đoàn 209 qua phía đông pháo đài, bỏ hướng bắc vì địch tập trung đối phó, và chỉ thị cho 209 đánh một mũi từ phía nam lên, một mũi vào phía sau lưng pháo đài. Đề nghị của đơn vị chủ công được chấp thuận.


8 giữ 30 ngày 17 tháng 9, đồng chí Hoàng Văn Thái ra lệnh tổng công kích. Sau khi pháo binh chế áp các mục tiêu, một mũi tiến công của 174 chiếm đầu cầu phía đông pháo đài, mũi ở phía bắc chiếm nhà thương, thọc sâu đến lô cốt số 7 thì bắt liên lạc được với 1 tiểu đoàn của 209, cùng phối hợp đánh vào sau lưng pháo đài. Bộ binh các hướng phối hợp nhịp nhàng cùng tiến công vào đồn lớn.


Đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu cực kỳ dũng cảm. Phía 174, tiểu đội trưởng La Văn Cầu chỉ huy tổ bộc phá đánh lô cốt đầu cầu, anh em đều bị thương, Cầu vẫn hăng hái ôm bộc phá tiếp tục xông lên. Vượt đến giao thông hào thứ ba, Cầu trúng đạn ngất đi. Khi tỉnh dậy, nhận thấy một cánh tay đã gãy nát, nhưng nhiệm vụ chưa hoàn thành, Cầu bảo đồng đội chặt bỏ cánh tay mình cho khỏi vướng, rồi lại ôm bộc phá lao tới đánh tan lô cốt, mở đường cho toàn đơn vị xung phong. Phía 209, đại đội trưởng Trần Cừ dẫn xung kích vượt qua một lô cốt vừa bị tiêu diệt bằng bộc phá, thì một tên lính còn sống sót bất thần từ trong bắn ra. Khẩu liên thanh ào ạt nhả đạn chặn đứng đợt xung phong. Trần Cừ bị thương nặng, nhưng vẫn cố lết về phía lô cốt, bất ngờ nhoài lên ép thân mình vào lỗ châu mai, tạo ra khoảnh khắc ngừng tiếng súng cho xung kích ta ào ạt vượt qua, xông lên tiêu diệt đồn cao. Chị Đinh Thị Dậu, dân công hỏa tuyến, dầm mình trong lửa đạn, cõng thương binh từ trận địa về nơi an toàn. Chị đã đưa 7 thương binh ra khỏi đồn địch. Chị Triệu Thị Soi, một cô gái Nùng vốn rất sợ máu, làm nhiệm vụ chuyển đạn ra trận địa pháo, khi trở về đã dùng thắt lưng lụa buộc thương binh nặng trên lưng, vượt những dốc núi đá cheo leo. Máu chiến sĩ ta đổ khiến chị xót xa, quên cả sợ.


4 giờ 30 ngày 18 tháng 9 năm 1950, bộ đội ta đánh vào sở chỉ huy Đông Khê bắt sống viên đại úy đồn trưởng và các sĩ quan tham mưu, 10 giờ, trận đánh kết thúc.

Trận Đông Khê đã toàn thẳng. Địch chết và bị bắt 300 tên. Một số chạy thoát về Thất Khê. Ta thu toàn bộ vũ khí.

Số thương vong của ta lớn hơn dự kiến. Trận đánh phải kéo dài tới 52 giờ.

Ban chỉ huy mặt trận Đông Khê được giải tán để các đơn vị nhanh chóng chuyển sang chuẩn bị đánh viện.

Bác viết một bức thư gửi các chiến sĩ bị thương: "Chính phủ, đồng bào đều biết ơn các chú. Tôi gửi lời khen ngợi các chú và chúc các chú mau lành mạnh để trở lại hàng ngũ tiếp tục chiến đấu giết giặc".
 
Hữu Mai thể hiện
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:56:22 am »

THEO ĐƯỜNG MÒN TRÊN BIỂN VÀO B2

VĂN PHÁC


Đợt tập trung cán bộ đi B giữa năm 1964 là đợt tập trung đông nhất, lớn nhất từ trước đến lúc đó nhiều cán bộ trung, cao cấp của các cơ quan và đơn vị. Buổi họp đầu tiên, ngồi chật cả phòng họp trên gác hai của Tổng cục Chính trị.


Sau một đợt học tập nhiều ngày về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, về chiến dịch, chiến thuật, về công tác chính trị, tư tưởng trong chiến đấu, cả lớp được Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị chiêu đãi trọng thể ở nhà khách Bộ Quốc phòng số 33 phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.


Mọi người đã tưởng lên đường ngay. Không ngờ lại được về nhà chờ, đợi khi gọi là đi. Thời đó, đi B là tiếng gọi thiêng liêng của mọi người yêu nước, nhưng phải bí mật, không ồn ào. Dù là ai, khi được gọi, cứ lẳng lặng mà đi, gia đình ngậm tăm, hàng xóm biết để bụng, vờ như không biết.


Đến lượt tôi được gọi đến tập trung ở T83. T là trạm, 83 là số nhà 83, phố Lý Nam Đế, nay là Thư viện Quân đội. Tôi cũng nhằm vào giờ đi làm thường lệ buổi sáng, ra khỏi cổng khu tập thể như mọi người rồi lẳng lặng đi bộ tới T83. Mấy đồng chí cùng nhận được giấy gọi đến tập trung ở T83 như tôi, gặp nhau là bàn ngay đến cuộc lội bộ đường dài Trường Sơn sắp tới. Nhưng thật bất ngờ, khi đồng chí Phan Hàm, cán bộ Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu đến T83 trực tiếp thông báo miệng là đoàn chúng tôi không đi theo đường Trường Sơn mà đi bằng đường đặc biệt. Đồng chí Hàm còn nửa kín, nửa hở nói với chúng tôi đừng vội sốt ruột, đợi gặp thủ trưởng Tổng cục Chính trị khắc rõ đường đặc biệt là đường nào.


Quả đúng như bọn tôi nghe lỏm và đoán mò. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đến giao nhiệm vụ cho Đoàn và nói rõ chúng tôi đi theo đường biển. Anh Mậu còn bảo tôi: "Anh Thanh (tức đồng chí Nguyễn Chí Thanh) vừa điện ra, R yêu cầu ngoài này cho các cậu vào gấp đấy, đi đường biển mới nhanh được, nhưng mạo hiểm lắm!".


Đoàn có năm người gồm: đồng chí Nguyễn Thế Bôn lúc đó là Tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn, anh Văn Lân là Trưởng phòng Tổ chức cũng ở Hữu Ngạn, anh Phúc "béo" cán bộ tổ chức của Pháo binh, anh Sơn Tiêu cán bộ chỉ huy pháo và tôi. Trong nhóm chỉ có anh Sơn Tiêu là người Nam Bộ nòi, quê ở Bạc Liêu, anh là con nhà nông dân, nhưng có mẽ người cao ráo trắng trẻo, nên được gọi đùa là "công tử Bạc Liêu". Tuy ít người nhưng chúng tôi vẫn được tổ chức thành đoàn chặt chẽ. Anh Thế Bôn được chỉ định là Trưởng đoàn, tôi là chính ủy kiêm bí thư chi bộ, anh Sơn Tiêu phụ trách liên hệ với dân suốt dọc đường tới R. Còn mọi việc trên biển do thuyền trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm. Đoàn thủy thủ sẽ phối hợp, tham khảo ý kiến chúng tôi khi cần thiết. Nhóm cán bộ chỉ là khách Bộ gửi đi trên tàu. Còn tàu chở vũ khí, thuốc nổ vào chiến trường là chính.


Chúng tôi cũng được cấp phát đủ mọi thứ của người ra trận. Ba lô con cóc, súng ngắn, dù ngụy trang, một túi thuốc trong đó có thuốc chống rắn cắn, vì rừng miền Nam có loài "chàm oạp" rất nổi tiếng... TCCT còn cho thêm ít sách và một cái đài bán dẫn rùa Nhật. Chúng tôi được nhận các thứ tại chỗ T83 và bị "cấm vận" hoàn toàn không được ra khỏi cổng trạm nửa bước.


Buổi chiều, tôi muốn được ghé về qua nhà. T83 ở cuối phố Lý Nam Đế, còn nhà tôi ở cửa Đông, quá. Nhưng biết làm thế nào? Nội quy không châm chước riêng một ai. Tôi đành ra đứng ở cửa sổ tầng 2 của trạm, chăm chăm nhìn xuống đường chờ vợ tôi đi làm về qua. Tim rộn lên khi Hương, vợ tôi hiện ra ở cuối phố. Lúc vợ tôi tới gần, tôi buột miệng gọi khẽ: "Hương, Hương", và rất mong vợ tôi ngước mát nhìn lên; nhưng vợ tôi không nghe thấy, cứ cắm cúi đạp xe đi thẳng, chắc là vội về lo bữa chiều cho các con. Tôi vẫn đứng đó, lặng lẽ nhìn theo mãi...


Chúng tôi được hai ngày chuẩn bị ở T83. Tới ngày thứ ba rời trạm, lên đường, vẫn bí mật nghiêm ngặt. Một chiếc xe com-măng-ca đít tròn của Liên Xô chở chúng tôi, chạy một mạch từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Tới nơi, đoàn lại được "nhốt" vào một trạm rất tươm tất của Hải quân. Hôm đó là 21 tháng 12 năm 1964.


Buổi tối, một đồng chí trong Bộ Tư lệnh Hải quân đến làm việc, giới thiệu cặn kẽ về con đường vận tải chiến lược trên biển từ Bắc vào Nam, con đường sắp đưa chúng tôi vào làm nhiệm vụ ở B2. Con đường này được hình thành từ năm 1962. Lúc đầu là thuyền gỗ. Sau cải tiến thành tàu sắt, chở cả 100 tấn vũ khí mỗi lần, đi ngoài hải phận quốc tế, bảo đảm được bí mật, bất ngờ và tới đích nhanh hơn hẳn đường bộ. Sau mỗi chuyến được phép thêm 5 cán bộ đi cùng. Tới đây tôi càng hiểu rõ thêm về con đường đặc biệt này. Đúng là thêm một con đường mới, đường mòn mới, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Vĩ đại thật! Quả là một sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ quân sự Việt Nam.


Chập tối ngày hôm sau, (ngày lịch sử 22/12) chúng tôi lên xe com-măng-ca và được đưa thẳng ra Đồ Sơn, qua bãi trong, qua cả Pagodon tới mỏm cuối cùng của bán đảo, thời Pháp có tên gọi là khách sạn Đầu Mũi* (Hotel de la pointe) và tên địa phương là đồi Vạn Hoa. Chúng tôi nghỉ ở doanh trại của một đơn vị phòng thủ bờ biển đóng tại đỉnh đồi. Tờ mờ sáng hôm sau đã được mời dậy ăn sáng. Sau đó có một đồng chí dẫn chúng tôi men theo con đường nhỏ xuống chân đồi Vạn Hoa để lên tàu. Con tàu đã chờ sẵn gần đó. Chỗ này sau được gọi thành tên là Bến không tên. Khi bước lên tàu, các thủy thủ chạy tới vui vẻ đỡ ba lô và đưa chúng tôi vào khoang. Chủ khách chưa kịp làm quen, tàu đã nổ máy rời bến. Trời sáng dần, một buổi sáng quang quẻ trên biển, tầm nhìn xa tít tắp. Đảo Bạch Long Vĩ xanh thẫm ở bên phải con tàu. Tàu chạy êm ả, sóng biển lăn tăn, rập rờn trong những tia nắng long lanh buổi sớm. Đứng ở mũi tàu, tôi nhìn biển, nhìn trời, hít thở khí trời trong lành của biển. Con tàu bé nhỏ đến không ngờ so với con tàu du lịch kếch sù tôi đã được đi từ bến Quảng Châu Loan ở Trung Quốc sang Giacacta trong dịp Đoàn Văn hóa Việt Num sang thăm Inđônêxia năm 1960. Con tàu này, như một thanh niên ở trần, đen trũi, thân tàu không ghi tên, không có một chữ số. Sau này được gọi là "con tàu không số". Tàu dài khoảng 30 mét, rộng chừng 8m, thế mà dám vượt biển Đông, đi từ Bắc vào Nam. To gan thật!


Cơm chiều xong, có cuộc họp chung giữa đoàn thủy thủ và đoàn chúng tôi. Đi cả ngày đường bây giờ chủ, khách mới có dịp làm quen với nhau. Thuyền trưởng tên là Nguyễn Phan Vinh, người vùng biển khu tư, có thân hình chắc nịch, đôi mắt sáng trên khuôn mặt đen ròn. Còn đồng chí lên bờ đón chúng từ buổi sáng là đồng chí Sang chính trị viên của tàu. Đồng chí tự giới thiệu quê ở Bến Tre, Nam Bộ. Cả thuyền trưởng và chính trị viên đều còn trẻ trạc tuổi 24, 25. Các thủy thủ là 7, 8 anh lính trẻ đen trũi đều là dân chài vùng biển, ngồi chụm vào nhau hiền khô khác hẳn vẻ lanh lợi lúc ban ngày, vừa làm vừa nói cười với nhau ríu rít...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2022, 06:57:16 am »

Lúc đó tôi mới biết cụ thể số vũ khí và thuốc nổ trên tàu có tới trên 100 tấn chứ không phải ít, và tôi chợt hiểu ra tại sao chỉ bố trí 5 cán bộ mỗi lần. Thuyền trưởng cho biết nếu trót lọt thì chỉ sau 7 ngày đêm là tàu cập bến miền Nam, là vũ khí tới tay quân giải phóng. Như vậy số lượng đã lớn mà thời gian vận chuyển lại nhanh hơn rất nhiều so với cảnh trèo đèo, lội suối cực nhọc vượt Trường Sơn. Nhưng cũng mạo hiểm hơn nhiều. Địch phát hiện, ta sẽ khó tránh khỏi tổn thất lớn. Vì vậy, trong cuộc họp, thuyền trưởng Phan Vinh trình bày rất kỹ kế hoạch nghi trang là tàu đánh cá của người Hoa để che mắt địch. Các chiến sĩ lần lượt báo cáo các phần việc được giao chuẩn bị: lưới đánh cá, quần áo người Hoa, cờ của Đài Loan, cờ ba que của Ngụy... Anh em tỏ vẻ rất tự tin, hào hứng trước nhiệm vụ.


Sáng hôm sau, tàu của chúng tôi rời Bãi Cháy từ lúc còn mờ sương. Trời mùa đông ớn lạnh. Chúng tôi cùng nhau tìm hang Dấu Gỗ, chăm chú nhìn những núi Con Cóc, Con Gà, ngó nhìn lại núi Bài Thơ, đảo Tuần Châu chập chờn ở phía sau. Bỗng một thủy thủ cất tiếng hát, láy đi láy lại câu "các anh đi biết bao giờ trở lại..." rất đúng với tâm trạng mọi người lúc đó...


Tàu vẫn êm ả chạy về hướng Đông, giữa mênh mông biển cả. Tới xế chiều, bỗng một hòn đảo lạ hiện ra trước mắt. Tôi hỏi đồng chí Sang: "Đảo nào vậy?". Sang đáp nhẹ nhàng: "Đảo Hải Nam đó anh ạ. Tàu ta sắp vô cảng Du Lâm của Hải quân Trung Quốc, ở nhà (BTTM) đã móc ráp trước. Bạn sẵn sàng đón tàu ghé vô nghỉ tạm". Vừa lúc đó một ca nô chạy từ bờ ra, dẫn tàu chúng tôi vào bến.


Cảnh chiều ở đây êm ả quá. Bãi cát trắng trải dài trong nắng nhạt. Trên đảo dừa trĩu quả, nghiêng ngả trước gió... Ai cũng muốn được lên bờ thư giãn một chút, nhưng chỉ   một mình thuyền trưởng được mời lên làm việc với bạn. Còn tất cả chờ ở dưới tàu.


Sẩm tối, tàu lẳng lặng rời cảng Du Lâm, tiếp tục theo hướng Đông, có hai tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đi cùng. Thuyền trưởng Phan Vinh cho biết tàu bạn sẽ hộ tống tàu ta tới hải phận quốc tế thì quay lại. Đó là một cử chỉ hữu nghị của bạn. Từ đây, tàu gối đầu trên sóng lớn mà đi, càng ra xa, tàu càng chao đảo mạnh. Các thủy thủ vẫn hoạt động bình thường. Riêng đoàn chúng tôi bắt đầu say sóng. Bỗng chốc tôi thấy người nôn nao rất khó chịu. Nằm xuống thì đầu óc quay cuồng, gượng ngồi dậy càng chóang váng buồn nôn, rồi nôn thốc nôn tháo, cả năm người không ai bảo ai đều nôn ọe khốn khổ. Các thủy thủ vội đưa đến cho mỗi người một cái bô sắt, cứ gục đầu vào đấy mà nôn, nôn ra mật xanh, mật vàng, nôn mãi đến không còn gì trong bụng vẫn cứ buồn nôn. Mệt quá, tôi đành há mồm cho nước dãi rỏ xuống bô...


Sáng hôm sau tuy mệt bã người, tôi vẫn cố gượng ra sân tàu, cùng với mấy anh Bôn, Tiêu, Phúc, vùng vẫy tay, chân và cùng lắc đầu lè lưỡi về trận say sóng đêm qua. Trong bọn, riêng anh Văn Lân là bị say sóng nặng nhất. Sau khi rời đảo Hải Nam, anh là người nôn ọe đầu tiên, bị hành hạ cực nhất, và bị nằm bẹp dài nhất trên tàu đến nỗi buồn đi giải cũng phải nhờ anh Thế Bôn hộ một tay. Anh Thế Bôn lại vui tính hay đùa. Mỗi lần anh Lân gọi, anh Bôn lại trêu: "Tôi đái của tôi chưa xong, còn đái hộ anh thế quái nào được". Cả bọn cười đau cả ruột.


Từ đây con thuyền không số của chúng tôi giống như chiếc lá tre lênh đênh trên hải phận quốc tế, từ từ trôi xuống về phía Nam. Từ quãng giới tuyến ngang Cửa Tùng trở đi càng phải cảnh giác nghiêm ngặt. Đêm thì tắt đèn mà đi, ngày thì phơi lưới, kéo cờ nước ngoài, giả là tàu đánh cá. Cả đêm và ngày đều tránh xa tàu lạ để giữ bí mật và để tránh sóng của nó. Tôi nói vui với mấy chiến sĩ: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào!".


Tôi có dịp gần gũi với một số thủy thủ. Người hay hỏi chúng tôi cho ý kiến về ăn uống là đồng chí cấp dưỡng, một mình chú lo bữa ăn cho cả tàu. Chú đun bếp bằng than, nấu cơm bằng chảo, có lúc nhàn, có lúc rất cực. Gặp lúc sóng biển cấp 4 cấp 5 là rất vất vả, không nấu được cơm, tàu va phải sóng lắc mạnh một cái, có khi hất ụp cả chảo cơm ra khỏi bếp; chú lại lầm lũi làm lại từ đầu, bảo đảm cơm dẻo canh sốt cho mọi người. Chú là người xứ Nghệ. Tôi gọi là chú Cá gỗ, chú chỉ cười. Còn chú phụ trách điện đài, hết giờ lại gặp tôi mượn truyện vì chú là một cây mê truyện và đã đọc một số bài của tôi trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tôi tặng cuốn Thép đã tôi thế đấy, chú thích lắm. Tôi cũng đặt tên chú là Tạch tè rất đúng với nghiệp vụ của chú. Còn chú xạ thủ trên tàu cũng được tôi tặng cuốn Ông già và biển cả và chúc chú anh dũng đánh thắng như ông già vật lộn với cá mập. Mấy anh bảo đặt tên chú là Cá mập. Chú không chịu vì cá mập ác không hợp với chú nên mọi người thôi, mà gọi chú là Tư mập vì chú to béo lại là con thứ 4 ở nhà. Chú vui vẻ không phản ứng gì.


Các chú cũng bầy cho chúng tôi những trò chơi trên tàu. Ban ngày tàu không nổ máy, mà thả trôi tự nhiên. Thỉnh thoảng lại gặp đàn cá đuổi theo, đụng vào mạn tàu, chúng nhảy vọt vào trong tàu. Cả thủy thủ và nhóm chúng tôi ùa ra nhặt cá chiến lợi phẩm vào nộp cho chú Cá gỗ làm bữa ăn tươi.


Ban đêm các chú hướng dẫn cách tìm sao. Ngôi nào to hơn hẳn nhấp nháy màu xanh là sao Bắc Đẩu, còn sao Nam Tào đỏ sẫm, thấp thoáng ở chân trời phía Nam. Ban đêm các thủy thủ còn bày cách nhận dạng các hòn đảo hai bên tàu là biết được tàu đang đi ngang qua cửa Tùng, cửa Việt, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết nên dù tắt đèn, tàu vẫn đi đúng hướng...


Ngày thứ 7, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đến báo với chúng tôi một tin quan trọng. Tối hôm nay tàu sẽ từ hải phận quốc tế, đổ bộ vào bến đón của quân giải phóng.

Anh Thế Bôn yêu cầu trình bày kế hoạch đổ bộ cụ thể. Đồng chí Vinh đã vào vùng này cách đây không lâu nên anh tỏ ra rất tự tin: "Trước hết đít tàu dựa vào Côn Đảo, mũi tàu từ nam quay về hướng tây, theo la bàn tiến vào. Cửa sông Cổ Chiên thuộc vùng giải phóng của ta thuộc tỉnh Trà Vinh. Tới gần bờ, có người của ta dóng đáy đón vào". Chúng tôi đều lộ vẻ vui mừng vì đã sắp tới đích, nhưng cũng hiểu chặng đường cuối cùng này là gay go, nguy hiểm nhất. Theo kinh nghiệm của thuyền trưởng Phan Vinh lúc tàu vào bến, càng gặp thời tiết xấu, trời mù, gió to, mưa lớn thì độ an toàn càng cao. Vào những lúc đó, đố bọn ngụy dám ra khỏi đồn.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM