Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:30:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 7710 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:05:13 pm »

ANH HÙNG PHẠM VĂN THỌ


Phạm Văn Thọ sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Hài, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 bộ binh, sư đoàn 3, Quân khu Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1975, Phạm Văn Thọ chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên. Đồng chí đã đánh 40 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch. Riêng đồng chí diệt 60 tên, bắt 36 tên, thu 50 súng, bắn rơi một máy bay lên thẳng.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân 1968, Phạm Văn Thọ cùng đơn vị đánh địch phản kích ở thành Huế, đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, kiên 1 cường, diệt 11 tên Mỹ, cổ vũ được đồng đội chiến đấu.


Tháng 3 năm 1970, Phạm Văn Thọ dùng súng bộ binh bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, mở đầu cho phong trào thi đua bắn máy bay trong trung đoàn.


Trận tiến công căn cứ Động Tranh tháng 4 năm 1972, Phạm Văn Thọ chỉ huy trung đội mưu trí bắt gọn 1 trung đội địch và chốt giữ Động Tranh đánh địch phản kích, góp phần diệt 1 tiểu đoàn ngụy, giữ vững trận địa.


Cuối năm 1974, tiểu đoàn của Phạm Văn Thọ phụ trách hướng chủ yếu đánh địch ở Thượng Đức. Địch chống cự quyết liệt. Đồng chí dẫn đầu một mũi thọc sâu tiêu diệt sơ chỉ huy địch tạo cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.


Phạm Văn Thọ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Thọ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #171 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:05:53 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH THI


Nguyễn Đình Thi sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Giao Hương, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 đặc công lữ đoàn 126, Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1967 đến năm 1972, Nguyễn Đình Thi chiến đấu ở khu vực Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), ở đây, địch canh phòng cẩn mật và bố trí nhiều bãi mìn, hàng rào thép gai xung quanh căn cứ; tàu tuần tiễu của địch thường xuyên đi lại trên sông; ban đêm, địch cho máy bay thả pháo sáng và nã pháo ngăn chặn các đường vào cảng...


Mặc dù khó khăn, nguy hiểm, Nguyễn Đình Thi vẫn nhiều lần ngâm mình dưới nước 2, 3 tiếng đồng hồ, bơi hơn 10 ki-lô-mét mang khối thuốc nổ vào khu vực tàu địch để đánh. Đồng chí đã đánh chìm, đánh hỏng 6 tàu chở hàng nghìn tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh, diệt hàng trăm tên địch, và chỉ huy đơn vị đánh chìm, đánh hỏng nhiều chiếc khác, phá sập 2 cầu, diệt hàng trăm tên địch.


Ngày 14 tháng 5 năm 1967, Nguyễn Đình Thi dẫn đầu tổ vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch, bơi 12 ki-lô-mét từ biển vào, đưa được khối thuốc nổ đánh chìm một tàu địch chở đầy vũ khí.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Đình Thi vượt qua bom đạn ác liệt của địch, chỉ huy đơn vị đánh chìm 4 tàu chở đầy vũ khí, đánh sập 2 cầu, cắt đứt đường tiếp tế của địch trên sông Thạch Hãn.


Nguyễn Đình Thi được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đình Thi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng đầnh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #172 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:06:52 pm »

ANH HÙNG TRẦN KIM XUÂN


Trần Kim Xuân sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 93 công binh Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1967 đến tháng 12 năm 1976, Trần Kim Xuân làm nhiệm vụ phá gỡ bom mìn ở nhiều nơi trên miền Bắc, chiến trường Trị Thiên và tuyến đường vận tải Trường Sơn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị rà phá, tháo gỡ được 35.840 quả bom, mìn các loại. Riêng đồng chí tháo được 1.452 quả, trong đó có 73 quả bom từ trường.


Cuối năm 1967, địch ném bom từ trường xuống khu vực Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội). Tuy lần đầu tiên phá loại bom này, Trần Kim Xuân đã xung phong vào xem xét, nghiên cứu, đóng chốt và cắt mạch điện của bom rồi trở ra an toàn. Hành động dũng cảm sáng tạo của đồng chí đã cổ vũ được đơn vị hăng hái làm nhiệm vụ.


Năm 1968, Trần Kim Xuân chỉ huy trung đội bảo đảm giao thông ở bến phà Nam Đàn (Nghệ An), đồng chí đã nhiều lần lặn xuống đáy sông tìm bom để phá, sau đó phổ biến kinh nghiệm cho các chiến sĩ làm. Nhờ vậy, đơn vị đã phá được 37 quả bom từ trường và bom nổ chậm, bảo đảm bến phà hoạt động an toàn.


Ngày 24 tháng 4 năm 1969, Trần Kim Xuân đang cùng trung đội trinh sát khu vực chân đèo Phu La Nhích (đường 20) thì máy bay địch đến ném bom xuống đường đèo. Mặc dù trời tối, đồng chí đã động viên anh em tìm bom và sau 1 giờ 30 phút, đã phá gỡ được 7 quả bom từ trường và 273 quả mìn, kịp thời thông đường, phục vụ các đơn vị vận tải vượt qua đèo ngay trong đêm được an toàn.


Tháng 10 năm 1970, địch ném loại bom từ trường mới xuống miền tây Quảng Trị, Trần Kim Xuân tự tay tháo được đầu nổ và hạt nổ của loại bom này, kịp thời gửi về Bộ tư lệnh Công binh nghiên cứu, tìm ra nguyên lý cấu tạo của nó và cách phá, phổ biến cho toàn quân.


Năm 1972, Trần Kim Xuân tham gia chiến dịch Quảng Trị, làm đại đội trưởng đại đội phá bom. Đồng chí đã cùng đơn vị tháo gỡ được hàng trăm quả bom, mìn các loại, phục vụ tốt cho xe tăng và pháo binh cơ động chiến đấu.


Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976, Trần Kim Xuân phụ trách tiểu đoàn phá bom mìn ở khu vực Trị Thiên, đồng chí luôn luôn sâu sát đơn vị và nhiều lần trực tiếp tháo gỡ, rút kinh nghiệm, hướng dẫn cách tháo, phá cho các đơn vị bạn và du kích địa phương. Sau gần 10 tháng, đơn vị và đồng chí đã cùng địa phương tháo, phá được hơn 100 quả bom, mìn các loại, giải phóng hơn 4 ngàn héc-ta đất.


Trần Kim Xuân được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua; được tặng 28 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Kim Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #173 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:07:29 pm »

ANH HÙNG PHẠM VIẾT BẢO


Phạm Viết Bảo sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 6 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội đặc công, trung đoàn 101 vùng 5 duyên hải Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến năm 1975, Phạm Viết Bảo hoạt động ở chiến trường miền Nam và Cam-pu-chia. Đồng chí đã tham gia đánh 12 trận, tự tay đánh chìm, đánh hỏng 5 tàu, chỉ huy tổ đánh chìm 4 chiếc khác, đốt cháy 2 kho xăng chứa 13 triệu lít, đánh sập 4 cầu, diệt hàng trăm tên địch.


Trận đánh kho xăng ở cảng Xi-ha-núc-vin (Cam-pu-chia) ngày 2 tháng 3 năm 1971, Phạm Viết Bảo dẫn đầu tổ bơi 12 ki-lô-mét đường biển, vượt qua nhiều chặng gác, hàng rào kẽm gai, mang khối thuốc nổ vào khu vực cảng, phá hủy và đốt cháy một kho xăng 12 triệu lít, 1 nhà máy lọc dầu.


Tháng 10 năm 1973, Phạm Viết Bảo bơi 10 ki-lô-mét đường biển, vượt qua 7 hàng rào thép gai, bãi mìn, vào phá hủy kho xăng Hà Tiên chứa 60 vạn lít.


Trận đánh cảng Hà Tiên ngày 15 tháng 3 năm 1974, Phạm Viết Bảo vượt qua nhiều bãi mìn, nhiều tuyến phòng thù rất cẩn mật của địch, mang được khối thuốc nổ vào đánh chìm 2 tàu giặc.


Phạm Viết Bảo đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Viết Bảo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #174 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:08:09 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN HINH


Nguyễn Xuân Hinh, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tình Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên phó tiểu đoàn 2 công binh lữ đoàn 239, Bộ tư lệnh công binh.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyển Xuân Hinh làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trên nhiều tuyến đường, bến phà ở miền Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ thợ lặn lên cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Xuân Hinh đã lập nhiều thành tích xuất sắc, hành động dũng cảm, táo bạo trong việc bơi lặn, phá gỡ bom mìn, vớt khí tài, bịt lỗ sụt của đê điều, v.v... Việc làm của đồng chí có tác dụng động viên đồng đội noi theo. Riêng đồng chí đã lặn 300 giờ, phá gỡ được 9 quả bom, hàng chục quả mìn, vớt được nhiều khí tài địch đánh đắm và bịt được lỗ sụt ở các đoạn đê xung yếu.


Nguyễn Xuân Hinh là người lặn nhiều giờ và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất so với các chiến sĩ lặn trong toần binh chủng.


Tháng 8 năm 1965, đập nước Suối Hai (Hà Tây) bị rò, Nguyễn Xuân Hinh được giao nhiệm vụ phụ trách 1 tiểu đội lặn tìm lỗ rò trên quãng đập dài 200 mét, có mức nước sâu 30-35 mét. Trong 2 ngày đồng chí cùng tiểu đội đã lặn tìm được lỗ rò, sau đó, lại tích cực chuyển 89 bao cát bịt lỗ rò, kịp thời cứu được hàng nghìn mẫu lúa của nhân dân đang bị đe dọa.


Tháng 8 năm 1966, Nguyễn Xuân Hinh phụ trách tiểu đội lặn vớt xe của một đơn vị phòng không bị đắm ở phà Khuyến Lương. Trời mưa, nước sông lên cao, chảy xiết, đồng chí vẫn động viên anh em và tự mình lặn trước để rút kinh nghiệm, sau 16 giờ lặn Nguyễn Xuân Hinh và đồng đội đã lần lượt buộc được cáp vào xe ô tô, 4 bệ phóng tên lửa và 4 khẩu súng để đơn vị kéo lên. Tinh thần làm việc ấy được đơn vị bạn hết sức ca ngợi. Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 6 năm 1969, Nguyễn Xuân Hinh phụ trách đội bảo đảm giao thông trên nhiều phà và khúc sông ở Khu 4 (cũ), đồng chí đã cùng đơn vị phá được 29 quả bom từ trường, bom nổ chậm, vớt được 24 khoang xà lan, 12 ca nô và hàng chục tấn vũ khí khi bị địch đánh chìm. Riêng đồng chí lặn tìm và buộc cáp để đơn vị vớt được 9 khoang xà lan, 6 ca nô, phá gỡ 9 quả bom.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, với cương vị là cán bộ đại đội, rồi cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Xuân Hinh luôn luôn sâu sát đơn vị, góp phần bảo đảm giao thông ở Thanh Hóa và nam Đà Nẵng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Nguyễn Xuân Hinh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba; 3 lần được bầu là Chiến sĩ quyết thắng, 6 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua; được tặng 30 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Xuân Hinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:08:53 pm »

ANH HÙNG TÔN MINH LAI


Tôn Minh Lai sinh năm 1903, dân tộc Kinh, quê ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, cán bộ tình báo, thuộc Đoàn 22 Bộ Tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tôn Minh Lai liên tục làm công tác tình báo từ năm 1948 đến tháng 4 năm 1975. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí đưa cán bộ, mang tài liệu và lấy được nhiều tin tức về địch báo cáo với trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong những năm từ 1955 đến năm 1967, Tôn Minh Lai vừa làm nghề đạp xe xích lô để sống vừa hoạt động. Nhiều lần, đồng chí cải trang và dũng cảm tìm mọi cách lọt vào nơi địch kiểm soát ngặt nghèo để nắm tình hình.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Tôn Minh Lai làm nhiệm vụ chuyển tài liệu, tin tức, dẫn cán bộ ra vào Sài Gòn; có những lần phải vượt qua hàng chục trạm kiểm soát của địch để liên lạc với cơ sở, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Mùa Xuân năm 1975, tuyến giao liên trong thành phố Sài Gòn do Tôn Minh Lai phụ trách hoạt động rất tích cực. Mật thám, gián điệp ngày đêm theo dõi ngặt nghèo, đồng chí vẫn bình tĩnh đưa đón cán bộ, chuyển công văn, tài liệu đến nơi an toàn.


Suốt gần 30 năm hoạt động tình báo ở vùng địch kiểm soát Tôn Minh Lai giữ vững phẩm chất cách mạng, toàn tâm toàn ý làm nhiệm vụ, không nghĩ đến việc xây dựng gia đình riêng tư.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Tôn Minh Lai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:09:58 pm »

ANH HÙNG ĐINH ĐỨC DỪA


Đinh Đức Dừa sinh năm 1948, dân tộc Mường, quê ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 3 đặc công nước, thuộc Đoàn 962, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 4 năm 1975 Đinh Đức Dừa chiến đấu ở chiến trường Tây Nam Bộ, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tiến công địch, đã đánh 16 trận, đánh chìm 10 tàu, 2 thuyền vận tải quân sự, đánh sập 2 cầu, diệt hơn trăm tên địch.


Ngày 7 tháng 7 năm 1972, Đinh Đức Dừa vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch để nghiên cứu và đánh căn cứ nổi tại Năm Căn (Cà Mau); kết quả đồng chí đã đánh chìm 1 tiểu pháo hạm lập công xuất sắc.


Trận ngày 30 tháng 10 năm 1972, Đinh Đức Dừa kiên trì bám sát mục tiêu (một chiếc cầu ở Năm Căn), theo dõi nắm vững quy luật hoạt động của địch và đề ra phương án tác chiến chính xác. Khi vào đánh, Đinh Đức Dừa vào cách mục tiêu 500 mét, một tổ viên đi cùng bị ốm đột ngột phải nằm lại, đồng chí vẫn quyết tâm đưa thuốc nổ vào đánh sập hai nhịp cầu rồi quay ra dìu đồng đội về nơi an toàn.


Đinh Đức Dừa được tặng thưởng 12 Huân chương Chiến công giải phóng (có 2 hạng nhất), 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 12 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đinh Đức Dừa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:10:45 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC QUẾ


Nguyễn Ngọc Quế sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 đặc công, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 126, Bộ tư lệnh Hải quân.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Nguyễn Ngọc Quế chiến đấu ở các cửa sông, cửa biển như: Cửa Việt, Gia Đảng, Đông Hà, Mỹ Thủy, Thuận An (Trị Thiên) và tham gia đánh chiếm đảo Trường Sa. Đồng chí đã chỉ huy và cùng đơn vị chiến đấu 40 trận, tự tay đánh chìm 5 tàu địch, có 1 tàu trọng tải 5.000 tấn.


Năm 1970 Nguyễn Ngọc Quế dẫn đơn vị vào hoạt động ở Thừa Thiên, đồng chí thường phải nằm bờ, bụị, nhiều ngày vùi mình dưới cát che mắt địch, nhiều lần 1 chiến đấu với bọn biệt kích, thám báo. Song Nguyễn Ngọc Quế và đơn vị đã kiên trì xây dựng cơ sở, tạo được địa bàn dừng chân hoạt động và đánh chìm 2 tàu của địch ở Thuận An.


Chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy đơn vị đánh chìm nhiều tàu địch, sau đó chốt giữ và đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, giữ vừng trận địa.


Xuân - Hè năm 1975, Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy đại đội đánh chiếm đảo Song Tử Tây. Tuy gặp khó khăn, hành quân trên biển dài ngày (đảo cách đất liền 500 ki-lô-mét), chưa nắm được địa hình và tình hình địch trên đảo, chiến đấu độc lập nhưng Nguyễn Ngọc Quế vãn nêu cao quyết tâm, chỉ huy đơn vị đánh chiếm đảo. Khi gần tới đảo thi địch phát hiện, chúng chống cự quyết liệt. Đồng chí nhanh chóng tổ chức đổ bộ lên đảo và sau 30 phút chiến đấu đã diệt và bát toàn bộ 1 đại đội địch, giải phóng đảo Song Tử Tây.


Nguyễn Ngọc Quế góp phần tích cực xây dựng đơn vị vững mạnh, ba lần được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 Huân chưưng Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 thảng 11 năm 1978, Nguyễn Ngọc Quế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #178 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:11:34 pm »

ANH HÙNG LƯƠNG VĂN MƯỚT


Lương Văn Mướt sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoàng Đông, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 5 đặc công, đoàn 10, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1975, Lương Văn Mướt chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh chìm 9 tàu địch (có 7 tàu trọng tải từ 8 đến 13 nghìn tấn), phá hủy 3 khẩu pháo, diệt hàng trăm tên địch. Ngoài ra, đồng chí còn trực tiếp điều tra 4 mục tiêu địch, phục vụ cho trên hạ quyết tâm đánh được chính xác.


Ngày 5 tháng 11 năm 1969, tại cảng Nhà Bè, Lương Văn Mướt cùng một chiến sĩ khác mang khối thuốc nổ 1 nặng 150 ki-lô-gam, vượt qua nhiều sinh lầy, đồn bốt giặc, bơi 6 ki-lô-mét đến đánh tàu. Để đối phó với hoạt động của ta, địch thường xuyên ném lựu đạn, bắn súng xuống nước xung quanh tàu. Lương Vãn Mướt bình tĩnh cùng đồng đội áp được khối thuốc nổ vào mạn tàu, phá được chiếc tàu trọng tải 10 nghìn tấn.


Một lần, đồng chí nhận nhiệm vụ đưa đón cán bộ và vận chuyển vũ khí trên một đoạn đường có nhiều sông rạch, địch thường phục kích. Lương Văn Mướt đã đưa đón cán bộ đến nơi an toàn nhưng khi về bơi qua sông, đồng chí bị cá sấu đuổi đớp vào đùi và kéo đi Lương Văn Mướt dũng cảm và bình tĩnh vật lộn với cá sấu, dùng dao găm đâm vào mắt buộc nó phai nhả ra. Vì bị nhiều vết thương nặng, phải nhịn đói và bí mật nằm ở bờ sông 4 ngày đêm liền, đêm thứ 5 đồng chí mới cố bơi về được đơn vị.


Ngày 17 tháng 10 năm 1970, tại cảng Cát Lái (sát Sài Gòn), Lương Văn Mướt trực tiếp điều tra, nghiên cứu và dùng thuốc nổ phá hủy được một chiếc tàu trọng tải 10 ngàn tấn. Mười ngày sau, mặc dù địch tăng cường canh phòng, đồng chí lại dẫn một chiến sĩ mới vào đánh chìm một chiếc tàu có trọng tải 12 ngàn tấn.


Lương Văn Mướt đã góp phần tích cực xây dựng đại đội, hai lần được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ, được tặng 31 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 nảm 1978, Lương Vãn Mướt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #179 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2022, 02:12:47 pm »

ANH HÙNG DƯƠNG VĂN NGỌ


Dương Văn Ngọ sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Minh, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội 14 pháo cao xạ tiểu đoàn 14, trung đoàn 591, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1971, Dương Văn Ngọ là chiến sĩ lái xe kéo pháo cao xạ phục vụ đơn vị chiến đấu ở tuyến 559. Đồng chí luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, lái xe đi hơn 5 vạn ki-lô-mét an toàn.


Ngày 11 tháng 1 năm 1969, trong lúc Dương Văn Ngọ lái xe kéo pháo vượt trọng điểm Ta Lê (đường 20) thì máy bay địch đến bắn phá. Xe của đồng chí bị trúng đạn, thủng lốp, Dương Văn Ngọ bị 4 vết thương nhưng vẫn chịu đựng, dồn hết sức lực lái chiếc xe đã xẹp lốp vượt qua trọng điểm để giải phóng đoàn xe của đơn vị đi sau khỏi bị tắc đường, cả đoàn xe đã vượt qua trọng điểm an toàn, vì vết thương chảy máu nhiều, đồng chí bị ngất bên tay lái. Tấm gương của Dương Văn Ngọ đã được anh em trong đơn vị khen ngợi.


Trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào (tháng 2 năm 1971), Dương Văn Ngọ liên tục lái xe, khi kéo pháo di chuyển trận địa, khi chở đạn, chở gạo phục vụ đơn vị chiến đấu.


Đặc biệt, có lần đơn vị bị địch bao vây, Dương Văn Ngọ cùng một chiến sĩ lái xe vượt qua bom đạn, đưa 4 khẩu pháo và các pháo thủ đến nơi an toàn.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Dương Văn Ngọ là chính trị viên phó đại đội, đồng chí luôn luôn gương mẫu trong mọi hành động. Tháng 7 năm 1972, khi đơn vị hành quân qua một ngầm, nước lũ chảy xiết, Dương Văn Ngọ tự mình lái một xe vượt trước để rút kinh nghiệm cho đồng đội.


Dương Văn Ngọ được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Ngọ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM