Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:39:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 7701 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2022, 04:16:15 pm »

ANH HÙNG TRẦN BÁ
(LIỆT SĨ)


Trần Bá (tức Lê Hà) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Long, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 9 năm 1951. Khi hy sinh, đồng chí là chính ủy trung đoàn, thuộc Cục Địch vận, Tổng cục Chính trị biệt phái làm phó ban binh vận Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến năm 1951, Trần Bá hoạt động ở địa phương, đồng chí đã làm bí thư huyện ủy rồi tỉnh ủy viên, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Năm 1951, Trần Bá vào quân đội và cuối năm 1954 được điều về Nam công tác, đồng chí làm phó ban binh vận của Miền. Trong hoàn cảnh khó khăn; địch bố trí nhiều gián điệp, mật thám theo dõi gắt gao, Trần Bá đã khéo cải trang sống hợp pháp ở Sài Gòn và các tỉnh khác, có lúc còn sang cả đất bạn hoạt động. Quá trình công tác, đồng chí đạt nhiều thành tích xuất sắc: đề xuất nhiều nội dung và biện pháp về công tác binh vận; tổ chức được nhiều nhân mối trong hàng ngũ địch, kể cả trong một số cơ quan đầu não của chúng và lấy được những tin tức quan trọng; xây dựng và phát triển đội ngủ cán bộ hoạt động ở nhiều nơi; xây dựng mạng lưới liên lạc bí mật giữa ban binh vận của Miền với ban binh vận địa phương khá chặt chẽ.


Đầu năm 1958, trong một chuyến đi công tác, do một tên người cùng quê chỉ điểm, Trần Bá bị địch bắt tại Sài Gòn. Từ đó đến năm 1963, chúng giam đồng chí ở hơn 10 nhà tù và tra tấn cực kỳ dã man; đóng đinh vào bàn tay và 10 ngón tay, buộc vào xe ô tô kéo đi, treo ngược người lên để đánh và tra điện, v.v... Mỗi ngày địch cho Trần Bá ăn vài thìa cơm, thậm chí 3, 4 ngày liền chúng để đồng chí nhịn đói và giở trò dụ dỗ. Trước sau, Trần Bá vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, liên tục tiến công, dùng lời lẽ vạch mật kẻ thù. Bị giam ở đâu, đồng chí củng tìm cách tổ chức cho anh em vượt ngục, động viên mọi người đối phó với địch và đỡ đòn cho đồng đội khi kẻ thù đánh đập.


Hành động bất khuất và tinh thần tiến công địch đến cùng của Trần Bá đả có tác dụng cổ vũ anh em trong tù kiên quyết đấu tranh với giặc. Đầu năm 1963, sau nhiều lần tra tấn, dụ dỗ, không khai thác được gì, bọn địch đã hèn hạ giết hại Trần Bá.


Trần Bá là một cán bộ mẫu mực, một đảng viên trung kiên, bất khuất, tích cực tiến công địch đến hơi thở cuối cùng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Bá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2022, 04:16:57 pm »

ANH HÙNG VỖ VĂN ĐIỀU
(LIỆT SĨ)


Võ Văn Điều (tức Hai Hoàn) sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là trung đoàn trưởng trung đoàn 31 bộ binh, bộ đội địa phương phân khu 2 bắc Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Võ Văn Điều đã đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng rồi trung đoàn trưởng, chiến đấu ở chiến trường đồng bằng Nam Bộ và Sài Gòn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, diệt 2.000 tên địch, phá hủy 100 xe quân sự (hầu hết là xe tăng và xe bọc thép) và góp phần xây dựng tiểu đoàn 261 trở thành đơn vị Anh hùng.


Tháng 3 năm 1963, địch tập trung 6 tiểu đoàn, có 1 chi đoàn cơ giới yểm trợ càn vào Ấp Bắc (Mỹ Tho). Võ Văn Điều chỉ huy tiếu đoàn kiên cường bám trụ trận địa, đẩy lùi 9 đợt tiến công của địch, diệt 300 tên, bắn rơi 6 máy bay, phá hủy 3 xe M.113. Trận Ấp Bắc thắng lợi góp phần bẻ gãy chiến thuật "thiết xa vận" của Mỹ.


Năm 1968, với cương vị là trung đoàn trưởng, Võ Văn Điều chỉ huy đơn vị hai lần đánh vào Sài Gòn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, Võ Văn Điều đã mưu trí, dũng cảm đưa 2 tiểu đoàn chọc thủng tuyến phòng thủ kiên cố của địch, vượt qua đường số 4 và trung tâm vô tuyến viễn thông Phú Lâm, đánh vào quận 5 Sài Gòn. Giặc tập trung nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ngăn chặn quyết liệt. Đồng chí kiên quyết chỉ huy đơn vị mở đường tiến vào mục tiêu được giao, sau đó trụ lại đánh địch trong 7 ngày. Bản thân Vũ Văn Điều đi sát mũi đột kích, bị thương hai lần không rời trận địa, chỉ huy giành giật từng căn nhà, góc phố với địch. Kết quả trận này, đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy 10 xe tăng, xe bọc thép. Võ Văn Điều đã anh dũng hy sinh trong lúc đang chỉ huy chiến đấu.


Võ Văn Điều được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Văn Điều được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2022, 04:17:35 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VIỆT DŨNG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Việt Dũng sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là thành đội trưởng thành phố Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Việt Dũng hoạt động liên tục ở chiến trường miền Tây Nam Bộ, đồng chí kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng được nhiều cơ sở quần chúng trong thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện tốt cho bộ đội, cán bộ về hoạt động. Trong chiến đấu, Nguyễn Việt Dũng đã chỉ huy đơn vị diệt 1.000 tên địch, hầu hết là sĩ quan, phá hủy 60 máy bay, 5 kho vũ khí và xăng. Tự tay đồng chí diệt trên 100 tên địch.


Ngày 10 tháng 6 năm 1966, Nguyễn Việt Dũng chỉ huy đội biệt động đánh cư xá Mỹ ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Địch canh phòng rất cẩn mật nhưng bản thân vẫn đưa đơn vị vào đặt mìn diệt được 30 tên địch, hầu hết là sĩ quan Mỹ, trận đánh thắng góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân ở địa phương lên cao. Mùa Xuân năm 1968, vượt qua nhiều khu vực kiểm soát, nhiều hàng rào thép gai và bãi mìn của địch, Nguyễn Việt Dũng đưa bộ đội vào sân bay Lộ Tẻ, phá hủy 40 máy bay, đốt cháy 2 kho xăng, diệt 60 tên địch.


Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Nguyễn Việt Dũng vào nắm tình hình địch trong thành phố Cần Thơ. Gặp địch, đồng chí chiến đấu dũng cảm và đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Việt Dũng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2022, 04:18:03 pm »

ANH HÙNG NGÔ QUỐC TRỊ
(LIỆT SĨ)


Ngô Quốc Trị (tức Bảy Hùng), sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Tế, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là tỉnh đội trưởng tỉnh đội Trà Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 3 năm 1969, Ngô Quốc Trị hoạt động trong địa bàn tỉnh Trà Vinh (cũ), với cương vị tỉnh đội phó rồi tỉnh đội trưởng, đồng chí bám sát chiến trường, tích cực góp phần xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, hỗ trợ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của quần chúng, lập nhiều thành tích xuất sắc. Ngô Quốc Trị trực tiếp chỉ huy đơn vị tập trung của tỉnh đánh thắng nhiều trận có ý nghĩa và tác dụng tốt đối với cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương.


Hai năm 1963 và năm 1964, Ngô Quốc Trị chỉ huy tiểu đoàn 501 chiến đấu giải phóng 7 xã, mở rộng vùng căn cứ của tỉnh. Năm 1966 và năm 1967, tuy địch tiến hành "bình định" gay gắt nhưng Ngô Quốc Trị vẫn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cơ động, linh hoạt đánh giặc bằng nhiều hình thức, diệt 9 đại đội địch. Đồng chí còn chỉ đạo kết hợp ba mũi giáp công hạ 30 đồn bốt của chúng.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Ngô Quốc Trị chỉ huy tiểu đoàn 501 tiến công vào trung tâm thị xã Trà Vinh, chiếm các mục tiêu được giao, trụ lại một ngày, một đêm, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt 600 tên, giải phóng 4 xã ven thị.


Ngô Quốc Trị đã anh dũng hy sinh trong lúc chỉ huy đơn vị đánh địch ở xã An Quảng Hữu (Trà Cú) ngày 21 tháng 3 năm 1969.


Đồng chí được tậng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Ngô Quốc Trị được Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2022, 04:18:44 pm »

ANH HÙNG TRẦN QUỐC ĐẠI
(LIỆT SĨ)


Trần Quốc Đại, (tức Trần Văn Nha) sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phước,   huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, huyện đội trưởng huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1953 đến năm 1959, Trần Quốc Đại công tác ở địa phương. Đồng chí đã kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng. Năm 1960, Trần Quốc Đại chuyển vào bộ đội, qua các nhiệm vụ đại đội trưởng, chính trị viên kiêm huyện đội trưởng Gò Dầu, đồng chí đã chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương diệt 1.000 tên địch; tự tay diệt 60 tên, đánh hỏng 5 xe tăng; ngoài ra còn góp nhiều công sức xây dựng phong trào du kích của địa phương ngày một lớn mạnh.


Ngày 22 tháng 4 năm 1963, Trần Quốc Đại chỉ huy đại đội phục kích diệt gọn 1 đại đội địch gồm 90 tên đang hành quân trên đường số 14, thu 50 súng các loại.


Ngày 30 tháng 4 năm 1964, Trần Quốc Đại lại chỉ huy đại đội diệt 1 trung đội bảo an, thu 20 súng.


Năm 1969 đến năm 1970, Mỹ - ngụy tập trung đánh phá rất ác liệt hòng biến Gò Dầu thành vùng trắng. Phong trào cách mạng bị tổn thất và gặp nhiều khó khăn. Lúc này, Trần Quốc Đại là huyện đội trưởng đồng thời là bí thư huyện ủy, đồng chí đã đề xuất nhiều ý kiến tốt xây dựng xã, ấp chiến đấu, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích. Trần Quốc Đại trực tiếp chỉ huy bộ đội địa phương đánh nhiều trận xuất sắc, có trận diệt 1 đại đội địch, phá hủy 10 xe tăng, có trận đánh vào các "ấp chiến lược" của địch diệt hàng trăm tên, giải phóng hơn 1000 dân. Phong trào cách mạng của quần chúng dần dần ổn định, phát triển, làm thất bại nhiều âm mưu "bình định" chiếm đóng của địch.


Ngày 6 tháng 6 năm 1971, Trần Quốc Đại đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 30 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Quốc Đại được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2022, 09:47:20 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KỊP
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Kịp (tức Đồng Đen) sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1958. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, cụm trưởng biệt động thuộc lực lượng biệt động thành phố Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1958 đến lúc hy sinh, Nguyễn Văn Kịp liên tục hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Đồng chí đã nhiều lần đi trinh sát, phục vụ cho các đơn vị pháo binh đánh tốt như trận pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 65 máy bay và 1 kho xăng, diệt 200 tên địch; trận tập kích bãi xe ngả tư Bảy Hiền, phá hủy 98 xe quân sự, diệt 100 tên địch.


Đặc biệt, trong trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất lần thứ hai vào ngày 21 tháng 11 năm 1966, là cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Văn Kịp trực tiếp dẫn một tổ trinh sát đi nắm tình hình địch, chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch trận đánh và sau đó chỉ huy đơn vị phối hợp với một đơn vị bạn chiến đấu, phá hủy 3 kho bom lớn, 74 máy bay, diệt 1.000 tên địch.


Ngày 26 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Kịp đi nắm tình hình cơ sở; vì hầm bí mật bị lộ, địch ném lựu đạn xuống làm hai đồng đội hy sinh, bản thân bị thương nhưng vẫn bật nắp hầm xông lên, dùng súng ngắn và lựu đạn diệt 11 tên địch. Do địch quá đông nên cuối cùng Nguyễn Văn Kịp đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, nhiều năm đạt Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Kịp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2022, 09:49:27 am »

ANH HÙNG LƯƠNG VĂN NĂM
(LIỆT SĨ)


Lương Văn Năm (tức Năm Lao), sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 12 năm 1946. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, huyện đội trưởng huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Lương Văn Năm ở trung đoàn 812, đồng chí đã tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Khu 6 (cũ) và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.


Năm 1955, Lương Văn Năm được tổ chức phân công ở lại địa phương hoạt động, khi làm đại đội trưởng trong đơn vị bộ đội chủ lực, lúc làm huyện đội trưởng, đồng chí luôn luôn chiến đấu mưu trí, dũng cảm, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, giành thắng lợi cho trận đánh. Lương Văn Năm đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 800 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng đồng chí diệt 50 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.


Tháng 10 năm 1962, địch cho 1 đại đội biệt kích tập kích vào căn cứ của cơ quan Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 6 (củ). Lương Văn Năm chỉ huy đại đội xuyên rừng diệt gọn 2 trung đội biệt kích tại khu vực Rê Bân, bảo vệ an toàn khu căn cứ.


Tháng 10 năm 1963, 1 đại đội biệt kích ngụy hoạt động ở khu vực nam sông Brông-nô hòng đánh phá căn cứ cơ quan tỉnh ủy Bình Thuận. Lương Văn Năm chỉ huy đại đội phục kích ngay bên sông, gần vị trí địch, diệt 2 trung đội. Sau khi bị đánh địch hoang mang, nhiều tên còn sống sót đã bỏ ngũ về nhà làm ăn.


Tháng 11 năm 1965, 1 trung đoàn địch càn quét vùng Hoài Đức hòng đánh phá khu căn cứ của ta. Lương Văn Năm chỉ huy đại đội ngoan cường chiến đấu đánh lui hàng chục đợt tiến công của 2 tiểu đoàn Mỹ - ngụy có máy bay, pháo binh yểm trợ. Đồng chí hai lần bị thương vẫn không rời trận địa. Kết quả, đơn vị đã diệt 2 đại đội địch, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng Lương Văn Năm bắn rơi 2 máy bay bằng súng bộ binh, diệt 15 tên.


Trong 3 năm 1969, 1970 và 1971, địch tập trung 1 trung đoàn đánh phá khắp các xã trong huyện hòng thực hiện âm mưu "bình định" nông thôn. Lương Văn Năm bám sát các đơn vị bộ đội địa phương, các đội du kích xã, chỉ huy chiến đấu diệt hàng trăm địch, buộc chúng phải co cụm lại, không thực hiện được âm mưu "bình định".


Ngày 25 tháng 5 năm 1971, Lương Văn Năm đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở ấp Bình Lâm.


Khi còn sống, mặc dù đã ngoài 40 tuổi nhưng Lương Văn Năm vẫn lăn lộn hoạt động, chiến đấu, chưa có điều kiện để xây dựng gia đình nhưng đồng chí không hề tính toán riêng tư, một lòng một dạ phục vụ cách mạng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lương Văn Năm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2022, 09:50:13 am »

ANH HÙNG ĐỔNG DẬU
(LIỆT SĨ)


Đổng Dậu (tức Thắng) sinh năm 1927, dân tộc Chăm, quê ở xã Phước Thái, huyện An Phước, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ năm 1950. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên huyện đội huyện An Phước, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Đổng Dậu tham gia du kích xã và làm nhiệm vụ nắm tình hình địch phục vụ nhiều trận đánh đạt kết quả tốt. Ngoài ra, đồng chí còn tuyên truyền giác ngộ được nhiều binh lính, tham gia rái truyền đơn, cắm cờ cách mạng trong đồn địch.


Năm 1954, Đổng Dậu tập kết ra miền Bắc; năm 1960, đồng chí được trở về Nam hoạt động; vừa chiến đấu vừa tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị ở hai huyện Thuận Nam và An Phước. Có trận Đổng Dậu chỉ huy đội vũ trang huyện đánh bọn biệt động ác ôn ở Ninh Thuận, diệt 50 tên. Riêng đồng chí đã diệt hàng trăm địch, có nhiều tên ác ôn khét tiếng gian ác.


Trong công tác xây dựng cơ sở, Đổng Dậu vượt qua nhiều khó khăn, gây được niềm tin trong nhân dân, đập tan được mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch. Đồng chí đã xây dựng được 53 cơ sở tốt trong đồng bào dân tộc Chăm.


Ngày 11 tháng 7 năm 1970, sau khi làm xong công tác vận động quần chúng ở một xã, trên đường về căn cứ thì gặp địch. Đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu rất quyết liệt và vượt khỏi vòng vây của chúng. Khi kiểm tra thấy thiếu một chiến sĩ, Đổng Dậu nhận trách nhiệm quay lại tìm thì địch phát hiện bắn đồng chí bị thương và bao vây định bắt sống. Đổng Dậu bình tĩnh dùng súng ngắn chiến đấu tới lúc hết đạn. Trước lúc anh dũng hy sinh, Đổng Dậu nói vào mặt kẻ thù: "Thà chết chứ tao không bao giờ đầu hàng". Các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã phát động phong trào học tập gương chiến đấu của đồng chí.


Đổng Dậu được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đổng Dậu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #118 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2022, 09:50:47 am »

ANH HÙNG ĐIỂU ONG
(LIỆT SĨ)


Điểu Ong sinh năm 1939, dân tộc Xtiêng, quê ở xã 5, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 1 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội trưởng huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1969, Điểu Ong chiến đấu trên địa bàn huyện và tỉnh, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh; tự tay diệt 76 tên địch.


Trận Bù Liên tháng 4 năm 1966, lần đầu đơn vị chiến đấu với Mỹ, hỏa lực của chúng rất mạnh nhưng Điểu Ong vẫn bình tĩnh chỉ huy trung đội đánh lui 7 đợt phản kiích của 1 tiểu đoàn địch, diệt 20 tên. Riêng đồng chí diệt 9 tên, bảo vệ được căn cứ.


Ngày 15 tháng 11 năm 1968, để thực hiện ý định chặn quân địch ở ấp Hòa Đồng, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực chiến đấu ở Bù Đăng, Điểu Ong phụ trách một tổ theo dõi địch tại đây. Khi vào ấp trinh sát bất ngờ gặp 2 trung đội địch, đồng chí đã chủ động nổ súng đánh trước làm chúng hoang mang, hoảng sợ. Sau một ngày đêm ngoan cường chiến đấu, Điểu Ong đá cùng tổ diệt nhiều tên, buộc chúng phài rút khỏi ấp.


Ngày 12 tháng 12 năm 1969, Mỹ - ngụy cho một lực lượng lớn càn vào căn cứ của huyện. Đồng chí trực tiếp chỉ huy một trung đội tiến công vào một toán địch ở ấp Bà Môn, diệt nhiều tên. Đội hình địch rối loạn, chúng phải rút lui và sau đó dùng máy bay đánh phá căn cứ rất ác liệt. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Điểu Ong luôn luôn sâu sát cơ sở, làm tốt công tác vận động quần chúng và góp nhiều công sức xây dựng lực lượng vũ trang huyện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Điểu Ong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #119 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2022, 09:51:27 am »

ANH HÙNG PHẠM VĂN XUYÊN
(LIỆT SĨ)


Phạm Văn Xuyên, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chỉ huy trưởng quân sự thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1970, Phạm Văn Xuyên hoạt động ở thị xã Tây Ninh, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn luôn có quyết tâm chiến đấu cao, đã chỉ huy lực lượng du kích và biệt động đánh nhiều trận vào các cơ quan của địch trong thị xã, diệt nhiều tên chỉ huy ác ôn. 9 lần bị thương nhưng Phạm Văn Xuyên dều không rời vị trí chiến đấu, chỉ huy đơn vị đánh địch. Riêng đồng chí diệt 170 tên địch, bắn rơi 2 máy bay.


Nảm 1966, Phạm Văn Xuyên chỉ huy một tổ đánh vào trung tâm chiêu hồi của địch. Vừa tiếp cận mục tiêu thì địch bắn ra dữ dội, đồng chí dũng cảm vượt qua làn đạn địch, cho nổ mìn diệt 22 tên.


Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Phạm Văn Xuyên cùng đơn vị phối hợp với các chiến sĩ biệt động của tỉnh đánh vào trung tâm chiêu hồi và trường kỹ thuật của địch, diệt 35 tên, trong đó có một ban chỉ huy trung đoàn.


Ngày 5 tháng 6 nảm 1969, đồng chí cùng đơn vị trinh sát của sư đoàn 9 đánh vào trung tâm tuyển mộ tân binh, diệt 58 tên (có ban chỉ huy huấn luyện và ban chỉ huy tuyển mộ tân binh sư đoàn 5 ngụy), phá sập 2 dãy nhà lính, 2 16 cốt, phá hủy 7 xe quân sự.


Trong một chuyến đi công tác, Phạm Văn Xuyên gặp địch, đồng chí đã chiến đấu quyết liệt và anh dũng hy sinh ngày 12 tháng 4 năm 1970.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất; 8 lần được cỏng nhận là Dũng sĩ và được tặng 11 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Xuyên được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM