Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:07:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 7704 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:36:15 am »

Tên sách: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: giangtvx, quansuvn


Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng.

Hồ Chí Minh


* Chỉ đạo nội dung:
   Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp

* Những người biên soạn:
   Đại tá Nguyễn Mạnh Đẩu
   Đại tá Phạm Lam
   Đại tá PTS Phạm Gia Đức
   Thượng tá Lê Đại Hiệp
   Thượng tá Lê Hải Triều
   Thượng tá Nguyễn Tinh
 
 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:36:48 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU


Nguyễn Thị Hồng Châu (tức Minh Hiền), sinh năm 1952, quê ở xã Sơn Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, vào ngành an ninh năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hồng Châu sinh ra, lớn lên trong nghèo khổ và chiến tranh, nhà cửa, ruộng vườn bị bom đạn giặc tàn phá, đồng chí theo gia đình lên thị xã làm thuê, kiếm sống. Năm 13 tuổi Hồng Châu đi làm thuê cho một gia đình ở thị xã Bến Tre. Trong Tết Mậu Thân (1968) sôi sục khí thế cách mạng, Hồng Châu gặp được một cán bộ an ninh hoạt động bí mật. Đồng chí cán bộ giáo dục và giao nhiệm vụ cho Hồng Châu. Từ hôm đó (1-4-1968), đồng chí trở thành chiến sĩ trinh sát vũ trang, trực tiếp chiến đấu, bảo vệ Đảng cho đến khi được điều động ra vùng giải phóng (1972).


Sớm giác ngộ cách mạng, Hồng Châu hết lòng thương yêu nhân dân, thường xuyên động viên, giúp đỡ những gia đình khó khăn, vận động vợ con, cha mẹ binh linh địch thuyết phục, người thân trờ về với cách mạng. Hoạt động trong vùng địch kiểm soát gắt gao, Hồng Châu đã xây dựng được 5 cơ sở, đồng thời gan dạ, mưu trí tìm mọi cách che mắt địch, bảo vệ mình, hoàn thành nhiệm vụ.


Hồng Châu đã chiến đấu 17 trận, tiêu diệt và làm bị thương 174 tên, gồm công an, cảnh sát, tình báo, chiêu hồi, bình định của địch. Có những trận, một mình Hồng Châu luồn sâu vào sào huyệt địch diệt nhiều tên. Đó là trận ngày 27 tháng 1 năm 1970, địch tập trung tại hội trường công chức của tỉnh, Hồng Châu dùng mìn định hướng đã diệt và làm bị thương 17 tên. Cũng tại địa điểm trên, ngày 1 tháng 4 năm 1970, Hồng Cháu đã đánh một trận xuất sắc bằng mìn định hướng diệt và làm bị thương 44 tên, bẻ gãy kế hoạch càn quét và bình định cấp tốc của địch. Trong những trận đó, Hồng Châu đã làm cho địch rất hoang mang, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ.


Hồng Châu luôn nêu cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên, lập công xuất sắc, hai năm liền là chiến sĩ thi đua, đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng, được tham dự Đại hội Chiến sĩ thi đua của tỉnh Bến Tre năm 1971.


Ngày 6 tháng 1 năm 1974, Nguyễn Thị Hồng Châu đã được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:37:35 am »

ANH HÙNG HOÀNG THỌ MẠC
(LIỆT SĨ)


Hoàng Thọ Mạc sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Hùng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, trú quán xã Xuân Vinh, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 8 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 66, lữ đoàn 202 xe tăng, Quân đoàn 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 5 năm 1967, Hoàng Thọ Mạc tham gia thanh niên xung phong phục vụ tuyến đường Trường Sơn, đồng chí luôn luôn gương mẫu trong lao động.


Từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Thọ Mạc chuyển sang bộ đội, đồng chí đã tham gia 5 chiến dịch, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Thọ Mạc là đại đội trưởng xe tăng, đồng chí trực tiếp đi với xe đầu, quan sát nắm chắc từng mục tiêu, chỉ cho các xe đi sau bắn chính xác. Mỗi khi gặp tình huống khó khăn, mặc cho địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn luôn chủ động nắm tình hình và tìm cách giải quyết.


Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi chỉ huy đánh chiếm Lái Thiêu, đơn vị Hoàng Thọ Mạc làm nhiệm vụ thọc sâu vào Sài Gòn. Tới cầu Vĩnh Bình (cách Sài Gòn 5 ki-lô-mét) thì quân ta gặp bộ binh địch co cụm đánh trả lại quyết liệt, vì quá gần, hỏa lực trên xe tăng không bắn được, Hoàng Thọ Mạc nhanh chóng nhảy xuống xe, dẫn đầu các pháo thủ của hai xe khác xông lên. Bị thương lần thứ nhất, đồng chí tự băng rồi tiếp tục chiến đấu. Lần thứ hai bị thương nặng, Hoàng Thọ Mạc vẫn không rời vị trí, lấy thân minh che cho một chiến sĩ khác - bị thương và động viên bộ đội xông lên. Hành động dũng cảm đó của anh đã kịp thời cổ vũ đơn vị hăng hái tiêu diệt được bọn địch co cụm, mở đường cho bộ binh tiến vào Sài Gòn thắng lợi. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Đồng chí được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Hoàng Thọ Mạc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:38:16 am »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KIỆP


Nguyễn Đình Kiệp sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Thu, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá trung đoàn trưởng trung đoàn 66 bộ binh, sư đoàn 10, Quân đoản 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp chiến đấu ở Tây Nguyên.


Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, đồng chí luôn luôn thể hiện quyết tâm chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có trận, bản thân dẫn đầu 1 đại đội (có 23 tay súng) tiến công 1 tiểu đoàn địch, diệt gọn 1 đại đội. 4 trận khác, Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy tiểu đoàn diệt 4 tiểu đoàn Mỹ - ngụy, gây khí thế thi đua diệt gọn đơn vị địch trong toàn mặt trận Tây Nguyên.


Hai lần bị thương, đồng chí đều ở lại trận địa tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu đến khi giành thắng lợi.


Trong mùa Xuân năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy trung đoàn đánh 10 trận đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tính chung, bản thân đã chỉ huy đơn vị diệt 2.000 tên, bắt hơn 400 tên địch.


Khi làm cán bộ đại đội, đồng chí góp công sức xây dựng 3 đại đội trở thành Đơn vị Anh hùng. Khi làm cán bộ tiểu đoàn rồi trung đoàn, Nguyễn Đình Kiệp cũng là người có nhiều thành tích xây dựng trung đoàn trở thành Đơn vị Anh hùng.


Nguyễn Đình Kiệp tích cực học tập để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:32:34 am »

ANH HÙNG ĐOÀN SINH HƯỞNG


Đoàn Sinh Hướng, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Ngọc, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 9 thiết giáp, tiểu đoàn 3, trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến mùa Xuân năm 1975, Đoàn Sinh Hưởng tham gia những chiến dịch lớn: Đường 9 - Khe Sanh, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, và chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng chí luôn có quyết tâm chiến đấu cao, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt nên trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Đoàn Sinh Hưởng đã trực tiếp chiến đấu 4 trận, đánh sập 5 lô cốt, phá hủy 1 đại liên diệt 15 tên Mỹ, được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Chiến sĩ thi đua.


Trong trận tiến công cụm cứ điểm Đắc Pét, Bắc Tây Nguyên tháng 5 năm 1974, Đoàn Sinh Hương với cương vị đại đội trưởng đồng chí chỉ huy đơn vị yểm trợ đắc lực bộ binh tiêu diệt toàn bộ quân địch. Bản thân diệt 10 lô cốt, 1 khẩu pháo 105 mi-li-mét, bắt sống 10 tên.


Trận đánh thị xã Buôn Mê Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên, Đoàn Sinh Hưởng dẫn đầu đơn vị thọc sâu, tiến công mãnh liệt vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy giữa ban ngày, tạo thuận lợi cho bộ binh diệt và bắt toàn bộ quân địch, trong đó có tên đại tá tỉnh trưởng, tỉnh Đắc Lắc. Riêng đồng chí diệt hàng chục tên, bắn cháy 2 xe M113, 1 xe M41, 5 xe quân sự. Tiếp đó, Đoàn Sinh Hường chỉ huy đơn vị đánh vào thị xã Cheo Reo, lấy xe địch đánh địch, góp phần tích cực cùng bộ binh tiêu diệt toàn bộ tập đoàn rút chạy trên đường số 7. Trong trận này Đoàn Sinh Hưởng diệt 10 xe vận tải, 2 xe tăng.


Ngày 1 tháng 4, Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đơn vị xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh tiến vào giải phóng thị xã Phú Yên. Sau đó phát triển giải phóng thị trấn Tuy An, sân bay Đông Tác. Bản thân dùng 4 quả pháo đánh tan 1 trận địa pháo 105 mi-li-mét gồm 4 khẩu. Cũng trong trận này Đoàn Sinh Hưởng với 5 quả đạn pháo tăng đã bắn cháy 1 tàu chiến và 1 xuồng chiến đấu của địch tại cửa biển Tuy Hòa (chiếc xe do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy, hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Quân đội).


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đại đội xe tăng thiết giáp (xe thu được của địch) trong binh đoàn thọc sâu đánh vào nội đô Sài Gòn.


Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, trên đường tiến về Sài Gòn, đại đội 9 (xe tăng) do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy gặp đoàn xe tăng, thiết giáp và xe vận tải của địch đang rút chạy. Đoàn Sinh Hưởng ra lệnh nổ súng. Mặc dù lực lượng không cân sức (ta 4 xe, địch 24 chiếc). Nhưng với trí thông minh và lòng quả cảm, phân đội xe tăng do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy sau ít phút chiến đấu đã diệt 12 chiếc, 12 chiếc còn lại chạy tán loạn bị sa lầy và bị bắt sống.


Đoàn Sinh Hưởng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 bằng khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Đoàn Sinh Hưởng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:02 am »

ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG THẾ


Nguyễn Hồng Thế sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Binh, nhập ngũ tháng 12 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 5 đặc công, trung đoàn 10, đoàn 2, Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong hai năm 1972 và 1973, Nguyễn Hồng Thế làm nhiệm vụ trinh sát, cùng đơn vị đánh các kho xăng Rạch Dừa, Nhà Bè, đồng chí đã khắc phục khó khăn, nguy hiểm, kiên trì bám sát vị trí, nắm chắc cách bố trí khu kho và sự cảnh giới của địch; nhiều khi ngâm mình dưới nước 3, 4 giờ liền trong lúc mưa to, sóng lớn hoặc táo bạo nằm sát hàng rào căn cứ địch giữa ban ngày để điều tra được chính xác.


Đặc biệt trong nửa năm liền, từ tháng 6 năm 1973 đến tháng 12 năm 1973, Nguyễn Hồng Thế đã 14 lần ra vào vị trí kho Nhà Bè, giúp đơn vị hạ quyết tâm và sử dụng lực lượng đánh được chính xác.


Trong trận đánh kho xăng Nhà Bè ngày 2 tháng 12 năm 1973, đồng chí bí mật gỡ nhiều lớp rào, đưa đơn vị lọt vào vị trí, sau đó một mình nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đánh sáu mục tiêu và rút cuối cùng khi đồng đội đã trở về nơi an toàn. Trận này, Nguyễn Hồng Thế góp phần tích cực cùng đơn vị đốt cháy gần 20 vạn tấn xăng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Thế chỉ huy đơn vị chốt chặn địch trên đường số 15 và đánh địch ở cảng hải quân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Nguyễn Hồng Thế được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Hồng Thế được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:34 am »

ANH HÙNG LÊ MINH TRUNG


Lê Minh Trung sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh húng, đồng chí là huyện đội phó huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến năm 1975, qua các cương vị từ chiến sĩ, cán bộ tiểu đội, trung đội đến huyện đội, Lê Minh Trung đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Có trận, Lê Minh Trung cải tiến quả bom 200 ki-lô-gam của địch thành mìn, cùng một chiến sĩ nữa đưa lên đồi phục kích máy bay địch đổ quân, diệt được 97 tên Mỹ. Trận khác, đồng chí trực tiếp chỉ huy trung đội kiên trì phục kích 7 ngày liền, đã đánh lật nhào đoàn tàu có 7 toa chở đầy vũ khí và hàng quân dụng. Ngoài ra, đồng chí còn chỉ huy trung đội kết hợp đánh mìn với phục kích, chiến đấu hàng chục trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều xe quân sự.


Tính chung, hơn 7 năm chiến đấu, Lê Minh Trung tự tay diệt 312 địch (có 270 tên Mỹ), phá hủy 25 xe quân sự (có 20 xe tăng và xe bọc thép) góp phần hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện.


Khi là huyện đội phó, Lê Minh Trung luôn luôn đi sát các đội du kích, giúp đỡ các địa phương xây dựng phong trào công binh nhân dân đánh xe tăng, đánh giao thông địch. Nhờ đó, xã nào sau này cũng phá hủy được xe tăng và diệt được địch. Bản thân còn hướng dẫn các đội du kích và tự tay gỡ được 3.000 quà mìn ở vành đai Đà Nẵng, giảm được nhiều khó khăn, nguy hiểm cho nhân dân.


Lê Minh Trung được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dúng sĩ, được tặng 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Lê Minh Trung được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:58 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THANH KHƯƠNG


Nguyễn Thanh Khương sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Định, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên phó đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 70, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Khương đánh 29 trận, có trận còn một mình cũng chiến đấu giữ vững khu vực chiếm được; có trận hai lần bị thương ngất đi, khi tỉnh dậy lại tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt địch. Đồng chí đã cùng đồng đội loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. Riêng bản thân diệt 62 tên, thu 9 súng (2 đại liên) và 1 máy vô tuyến điện.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh Khương chỉ huy đơn vị đánh 5 trận, diệt gọn 2 đại đội và 1 trung đội địch.


Nguyễn Thanh Khương hết lòng thương yêu đồng đội, có trận bản thân bị thương vẫn đi bộ để dành cáng cho anh em khác.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Thanh Khương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:34:33 am »

ANH HÙNG BIỆN VĂN THANH
(LIỆT SĨ)


Biện Văn Thanh sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 bộ binh trung đoàn 1 sư đoàn 324, Quân đoàn 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1972, Biện Văn Thanh tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Lúc còn là chiến sĩ cũng như khi trở thành cán bộ tiểu đoàn, đồng chí luôn luôn chiến đấu mưu trí, đũng cảm, cùng đồng đội diệt 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, nhiều trung đội địch; tự tay phá hủy 5 khẩu đại liên, diệt 67 tên.


Ngày 9 tháng 6 năm 1967, trong trận tập kích đại đội lính Mỹ ở An Nha (Giao Linh), khi đơn vị đang xung phong thì bị đại liên của chúng bắn chặn dữ dội. Biện Văn Thanh nhanh chóng vòng sang bên trái, dũng cảm xông lên ném lựu đạn phá được ổ đại liên của địch và cùng đơn vị tiếp tục xung phong diệt gần hết số lính Mỹ đóng ở đây. Thấy 2 tên địch còn sống sót chạy về hướng Cồn Tiên, mặc dù bị thương, Biện Văn Thanh vẫn đuổi theo diệt được chúng, sau đó mới tự băng vết thương của mình.


Trận phản kích địch ở làng Tây Hoàng (Quảng Điền) ngày 29 tháng 4 năm 1968, Biện Văn Thanh cùng tổ ba người chiến đấu ở một hướng để thu hút địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt chúng ở hướng khác. Mặc cho bom đạn ác liệt, tổ chỉ còn một mình, đồng chí vẫn ngoan cường chiến đấu đánh lui mười đợt phản kích của một đại đội địch, diệt 20 tên, thu 6 khẩu súng.


Ngày 18 tháng 3 năm 1971, Biện Văn Thanh chỉ huy đại đội diệt gọn 1 đại đội lính ngụy trong trận chiến đấu giữ chốt Tà Bưu (Đường số 9 - Nam Lào). Ngày hôm sau, địch lại cho 1 đại đội phản kích lên chốt. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị diệt hết đại đội này; tự tay diệt 25 tên.


Ngày 1 tháng 5 năm 1972, sau khi chỉ huy tiểu đoàn diệt gọn 200 tên địch ở Tân Điền (Thừa Thiên), Biện Văn Thanh đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và 6 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Biện Văn Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2022, 06:52:08 pm »

ANH HÙNG TRẦN KIỆT
(LIỆT SĨ)


Trần Kiệt (tức Trần Thùng) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 14 bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Kiệt đã tham gia đánh trên 100 trận, luôn luôn mưu trí, dũng cảm tiến công địch, lập công xuất sắc; có trận đã chỉ huy đại đội diệt 200 tên Mỹ, phá hủy 106 xe quân sự. Quá trình chiến đấu, đồng chí đã cùng đơn vị diệt hơn 800 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác, riêng Trần Kiệt diệt 245 tên (có 37 tên Mỹ, 60 tên Nam Triều Tiên).


Ngày 30 tháng 12 năm 1971, Trần Kiệt đi trinh sát nghiên cứu địa hình chuẩn bị cho trận đánh tới, khi về thi gặp địch. Chúng cho 3 đại đội bộ binh có máy bay yểm trợ đến bao vây. Mặc cho địch đông, vòng vây mỗi lúc một khép chặt, Trần Kiêt đã chiến đấu rất bình tĩnh, chờ cho chúng vào gần rồi mới nổ súng, ném lựu đạn, diệt nhiều tên. Bị thương nặng đồng chí vẫn kiên quyết chiến đấu. Khi hết đạn Trần Kiệt cướp súng địch diệt địch, nêu một tấm gương chiến đấu kiên cường, bất khuất và đồng chí đã anh dũng hy sinh. Đồng đội và nhân dân địa phương rất khâm phục tinh thần dũng cảm đó của Trần Kiệt.


Trần Kiệt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trần Kiệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM