Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:10:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 7706 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2022, 07:07:04 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN HÒA


Lê Văn Hòa sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên đại đội trinh sát, trung đoàn 3 Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Lê Văn Hòa chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ. Đồng chí đá đánh 178 trận, cùng đơn vị diệt gần 1000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Lê Văn Hòa diệt 135 tên, bắn bị thương 115 tên, thu 92 súng.


Đầu năm 1969, trong trận đánh đồn Cây Thị (Trà Cú, Trà Vinh), đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Địch bắn ra ác liệt. Sau, 10 phút chiến đấu, nhiều chiến sĩ bị thương vong, bản thân hai lần bị thương nhưng vẫn động viên và cùng 3 người còn lại tiếp tục ,tiến công diệt hết bọn địch trong đồn.


Tháng 4 năm 1969; đánh vị trí địch ở đầu cầu Huyền Đức (thị xã Vĩnh Lãng), tuy nhận lệnh gấp, chưa trinh sát thực địa nhưng Lê Văn Hòa vẫn chỉ huy trung đội chiến đấu. Hỏa lực của địch từ nhiều hướng trong thị xã bắn ra dữ dội. Đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào vị trí, diệt gọn 1 trung đội, tiếp tục truy quét bọn còn lại, làm chủ trận địa. Kết quả, trung đội diệt được 60 tên địch, thu 21 súng. Riêng Lê Văn Hòa diệt 11 tên, thu 6 súng.


Tháng 1 năm 1975, ta tổ chức đánh đồn An Phước (gần Cái Nhim). Từ vị trí xuất phát tới đồn địch phải đi thuyền trên sông Măng Thích. Địch bán rất ác liệt làm một số chiến sĩ ta bị thương. Lê Văn Hòa bình tĩnh chỉ huy đơn vị vừa bắn trả địch vừa khẩn trương cập bến, tiến công quyết liệt vào đồn, tiêu diệt hết bọn chúng. Riêng đồng chí diệt 6 tên.


Lê Văn Hòa chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 13 bằng khen và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Lê Văn Hòa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2022, 07:07:50 am »

ANH HÙNG TRẦN VĂN SƠN


Trần Vàn Sơn sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn bộ binh (Tây Đô 2) bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến năm 1969, Trần Văn Sơn đã cùng đơn vị đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên địch, phá hủy 120 xe quân sự. Riêng đồng chí diệt 1-50 tên, làm bị thương 160 tên, đánh sập 10 cầu.


Ngày 1 tháng 1 năm 1963, địch tập trung lực lượng càn ba xã thuộc huyện Phụng Hiệp. Trần Văn Sơn xin đi làm nhiệm vụ phục kích đánh mìn diệt bọn chỉ huy. Đồng chí đã kiên trì chờ đợi đến khi 2 chiếc xe gíp chở bọn chỉ huy lọt vào khu vực gài mìn. Mìn nổ, 2 tên thiếu tá Mỹ, 2 tên thiếu tá ngụy và bọn lái xe phải đền tội. Đồng chí rút lui an toàn. Như rắn mất đầu, bọn địch phải bỏ dở cuộc càn vào huyện Phụng Hiệp.


Ngày 28 tháng 3 năm 1967, Trần Văn Sơn cùng một chiến sĩ nhận nhiệm vụ đánh phá cầu Phụng Hiệp, trên đường số 4 từ Cần Thơ đi Cà Mau. Xung quanh cầu là những bãi mìn dày đặc cùng nhiều trạm gác suốt ngày đêm của địch. Lợi dụng đêm tối, đồng chí đã cùng đồng đội bình tĩnh vừa đi vừa dò tránh mìn và khéo léo che mắt chúng, đưa được khối thuốc nổ áp sát vào chân cầu. Hai nhịp cầu bị phá sập, làm tê liệt mọi vận chuyển của địch trên đường giao thông quan trọng này trong 15 ngày.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân 1968, quân ta tiến công trung tâm truyền tin của địch trong thị xã Cần Thơ. Chúng phản kích quyết liệt. Trần Văn Sơn đã dũng cảm, bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu đánh lui mọi đợt phản kích của địch, diệt gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt được 12 tên.


Từ cuối năm 1969, tuy bị thương mù cả hai mắt nhưng Trần Văn Sơn vẫn luôn luôn lạc quan, tin vào cuộc sống, tim mọi cách cống hiến cho cách mạng.


Tháng 6 năm 1971, một xuồng máy chở đầy đạn của ta bị đắm ở ngã ba sông Cây Dừa (Cà Mau), gần trại an dưỡng thương binh. Đồng chí nhờ anh em dắt ra bờ sông, xin lặn vớt đạn và vớt xuồng. Qua hai đêm làm việc cật lực, người thương binh dũng cảm ấy đã vớt được 105 quả đạn pháo 105 mi-li-mét, 4 bao ngòi nổ và buộc dây cho đồng đội kéo được xuồng lên.


Hành động cách mạng đó được toàn thể anh em thương binh trong trại an dưỡng khen ngợi và học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần là Chiến sĩ thi đua và được tặng 11 bằng khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Trần Văn Sơn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2022, 07:08:38 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HOẠT


Nguyễn Văn Hoạt sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Hoạt thường đảm nhiệm mũi trưởng ở mũi chủ   yếu,   đánh   39 trận, chỉ huy đơn vị diệt gần 5 ngàn tên   địch,   phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 130 tên, thu 11 súng.


Đêm 25 tháng 5 năm 1972, quân ta diệt phân chi khu Cồn Ốc (Giồng Trôm). Ngay phút đầu, địch chống cự quyết liệt nên mũi của Nguyễn Văn Hoạt bị thương vong gần hết, song bản thân kiên quyết dẫn đầu xông lên đánh thẳng vào sở chỉ huy, cướp được súng máy của chúng bắn kiềm chế cho mũi bạn tiến công. Trận này, đơn vị diệt gọn bọn địch ở phân chi khu gồm 1 đại đội ngụy. Riêng đồng chí diệt 28 tên, thu 5 súng.


Đêm 27 tháng 7 năm 1974, bộ đội ta đang cắt rào để tiến công phân chi khu Giồng Quéo (Ba Tri) thì địch phát hiện. Chúng bắn ra dữ dội. Nguyễn Văn Hoạt nhanh chóng chỉ huy đơn vị phá rào xông lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu, sau đó đồng chí dẫn đầu anh em đánh chiếm sở chỉ huy địch, làm chủ hoàn toàn phân chi khu Giồng Quéo. Gần 100 tên địch đã bỏ mạng. Riêng đồng chí diệt 14 tên.


Nguyễn Văn Hoạt hết lòng thương yêu đồng đội, đã 15 lần vượt qua bom đạn địch cõng được 15 thương binh về phía sau an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 6 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, được tặng 11 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Văn Hoạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2022, 07:09:55 am »

ANH HÙNG HOÀNG VĂN QUYẾT


Hoàng Văn Quyết sinh năm 1952, dân tộc Tày, quê ở xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng thuộc đại đội 3 tên lửa, tiểu đoàn 172, sư đoàn 367 Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Văn Quyết tham gia chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Tuy mang vác tên lửa nặng, bom đạn địch ác liệt, nhưng đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, mưu trí, linh hoạt trong chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Hoàng Văn Quyết đã bắn rơi 14 máy bay địch, gồm 9 kiểu loại khác nhau, trong đó có 12 chiếc rơi tại chỗ. Đồng chí là một chiến sĩ bắn rơi nhiều máy bay nhất trong quân chủng bàng tên lửa mang vác.


Ngày 19 tháng 9 năm 1972, trung đội nhận nhiệm vụ phối thuộc với bộ đội chốt chặn trên đường số 13 (đoạn Lại Khê), tất cả anh em đều bị sốt rét và ốm đi viện, còn một mình nhưng Hoàng Văn Quyết vẫn xin đi đánh. Địch cho 2 máy bay AD6 đánh phá trận địa chốt. Đồng chí kịp thời bắn rơi tại chỗ 1 chiếc, trong đó có tên thiếu tá ngụy đi trên máy bay, lập chiến công đầu của tiểu đoàn tên lửa mang vác.


Ngày 25 tháng 10 năm 1972, sau 7 ngày đêm hành quân mang vác nặng, đến khu vực Hà Đông (Củ Chi), Hoàng Văn Quyết nhanh chóng chỉ huy đơn vị triển khai chiến đấu ngay. Ngay ngày hôm đó và suốt cả trận đánh, đồng chí đã bắn rơi 2 máy bay địch (1 L19, 1 AD6) chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.


Đầu tháng 12 năm 1973, đánh địch lấn chiếm Bù Bông, tuy bom đạn của chúng rất ác liệt nhưng Hoàng Văn Quyết vẫn bám trận địa, chọn đúng thời cơ bắn 2 quả đạn, hạ tại chỗ 2 máy bay (1 C.130, 1 C.123).


Trong 2 ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1974, Hoàng Văn Quyết tham gia chiến đấu ở khu vực Đức Huệ (tỉnh Long An), đồng chí bắn rơi 2 máy bay địch (1 L19, 1 AD6).


Ngày 13 tháng 1 nảm 1975, máy bay A37 đến bắn phá vào đội hình bộ binh của ta và thả quả cầu lửa để chống đạn tên lửa. Hoàng Văn Quyết bình tĩnh chọn thời cơ bắn 1 quả đạn hạ tại chỗ 1 chiếc. Những chiếc khác phải bỏ chạy.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 28 tháng 4 năm 1975, 2 chiếc F5 đến bắn phá trận địa ta. Hoàng Văn Quyết kịp thời phóng 1 quả đạn, hạ tại chỗ 1   chiếc.


Hoàng Văn Quyết luôn luôn học tập, rèn luyện nâng cao trình độ sử dụng vũ khí thành thạo.


Quá trình chiến đấu, đồng chí được khen thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 13 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ bắn máy bay và được tặng 3 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Hoàng Văn Quyết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2022, 07:10:40 am »

ANH HÙNG PHAN VĂN QUÝ


Phan Vản Quý sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng vận tải ô tô thuộc đại đội 7 tiểu đoàn 76 trung đoàn 11 sư đoàn 571 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Phan Văn Quý lái xe vận chuyển vũ khí, lương thực vào chiến trường. Đồng chí là người đi nhiều chuyến nhất trong đơn vị trên tuyến đường này. Quá trình làm nhiệm vụ, 25 lần bị máy bay địch đuổi theo bắn phá, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, mưu trí cho xe vừa chạy vừa tránh máy bay, bảo đảm xe, hàng an toàn. Phan Văn Quý đã lái xe chạy 65.000 ki-lô-mét an toàn, tiết kiệm được 6.680 lít xăng, dẫn đầu trung đoàn về năng suất vận chuyển, giữ gìn xe tốt và tiết kiệm xăng dầu.


Tháng 8 năm 1972, đoàn xe đơn vị gồm 50 chiếc vừa đến ngầm Khe Tang (Quảng Bình) thì bị tắc. Máy bay địch tới thả pháo sáng và đánh phá suốt 2 giờ liền. Phan Văn Quý nhanh chóng dùng xe mình lần lượt kéo cả 50 chiếc xe qua ngầm an toàn.


Tháng 4 năm 1972, tại ki-lô-mét 40 đường 20, máy bay địch đánh đúng chiếc xe đi đầu, xe bị bốc cháy. Mặc bom đạn ác liệt, Phan Văn Quý xông vào dập tắt lửa dể cứu xe, cứu hàng và động viên đồng đội phát đường tránh cho xe chạy qua trọng điểm có bom chưa nổ.


Năm 1972, có lần xe chở 35 thương binh vừa tới một chân đèo thì máy bay địch đến thả pháo sáng và ném bom bi. Phan Văn Quý nhanh chóng cõng 4 thương binh nặng vào hầm an toàn và khi máy bay địch ngừng hoạt động, lại cùng anh em tích cực lấp hố bom, sửa đường để xe chạy khỏi chỗ nguy hiểm.


Phan Văn Quý hết lòng thương yêu và giúp đỡ đồng đội. Nhiều lần gặp xe anh em hỏng nằm dọc đường, dù ở ngay trọng điểm địch đang đánh phá, đồng chí vẫn sẵn sàng cứu xe khỏi khu vực nguy hiểm.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ Quyết tháng, được tặng 11 băng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phan Văn Quý được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2022, 06:45:18 am »

ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH CHIẾN


Hoàng Đình Chiến sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xả Tam Kỳ, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng ô tô vận tải đại đội 23, tiểu đoàn 80, Cục hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Đình Chiến lái xe vận chuyển trên tuyến đường 559 và Đông Nam Bộ. Trong điều kiện máy bay địch đánh phá ác liệt, đường xấu, nhưng đồng chí có quyết tâm cao, luôn luôn vượt cung, tăng chuyến, dẫn đầu đơn vị về năng suất vận chuyển. Hoàng Đình Chiến đã chở được 1.364 tấn hàng tới đích an toàn, chuyển được 900 chiến sĩ vào chiến trường và 480 thương binh về tuyến sau, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1971, trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tuy mới ra trường, lại vận chuyển trên tuyến đường địch đánh phá ác liệt nhưng Hoàng Đình Chiến vẫn xung phong đi nhiều chuyến, nhiều tháng đi 30 ngày liền trên cung đường dài 100 ki-lô-mét, dẫn đầu đơn vị về năng suất vận chuyển.


Mùa khô năm 1972, chạy trên đường dài 120 ki-lô-mét, Hoàng Đình Chiến bền bỉ, liên tục chở hàng trong 6 tháng, thường xuyên chạy 3 đêm 2 chuyến (chỉ tiêu 2 đêm 1 chuyến), dẫn đầu đơn vị về thành tích vận chuyển cả mùa khô.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, vận chuyển hàng phục vụ các đơn vị chiến đấu ở Biên Hòa, Hoàng Đinh Chiến luôn luôn dẫn đầu về khối lượng đưa vũ khí, đạn dược đến tận các trận địa cho chiến sĩ.


Từ năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, tiểu đội do Hoàng Đình Chiến phụ trách luôn luôn dẫn đầu đại đội về thành tích vận chuyển và tiết kiệm xăng dầu. Đồng chí luôn giữ gìn, bảo quản xe tốt, lái chạy 78.600 ki-lô-mét an toàn và tiết kiệm được 2.870 lít xăng.


Hoàng Đình Chiến luôn luôn khiêm tốn, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm lái và bảo quản xe, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Chiến sĩ Quyết thắng và được tặng 17 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Hoàng Đinh Chiến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2022, 06:45:45 am »

ANH HÙNG TRẦN THANH HÙNG


Trần Thanh Hùng sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng A, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, y tá huyện đội Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Trần Thanh Hùng làm nhiệm vụ cứu chữa, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong điều kiện lương thực, thuốc men thiếu thốn, nhiều lần địch càn quét, đánh phá ác liệt, nhiều khi phải giấu thương binh dưới hầm hay trên thuyền giữa đồng nước..., song đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ, hoàn thành xuất sắc công tác được giao. Trần Thanh Hùng không kể ngày đêm, đảm nhiệm mọi công việc từ thay băng, tiêm thuốc, nấu cơm, giặt giũ quần áo, đến gùi gạo, thực phẩm về nuôi dưỡng thương binh. Nhiều lần địch càn vào khu vực đóng quân, đồng chí chiến đấu rất dũng cảm. Có lần chỉ một mình Trần Thanh Hùng vẫn đánh địch để bảo vệ thương binh. Bản thân bị thương 6 lần (trên mình mang 58 vết thương) lần nào cũng băng cho thương binh trước rồi mới tự băng cho mình.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Trần Thanh Hùng đã cứu chữa, nuôi dưỡng được 667 thương binh, bệnh binh và diệt được 137 tên địch.


Tháng 12 năm 1970, 1 đại đội địch càn vào khu vực đóng quân, Trần Thanh Hùng cùng một chiến sĩ khác ra chặn chúng lại để đơn vị cất giấu thương binh. Sau ít phút chiến đấu, cả hai người đều bị thương. Trần Thanh Hùng băng bó cho đồng đội rồi tiếp tục chặn địch cho đơn vị cất giấu thương binh an toàn.


Tháng 9 năm 1971, giữa mùa nước lớn, địch càn vào khu vực đóng quân. Trần Thanh Hùng cùng một chiến sĩ khác chiến đấu đánh lui 1 đại đội Mỹ - ngụy, diệt 12 tên, bảo vệ thương binh an toàn.


Có lần trong tháng 3 năm 1973, biết địch sẽ đi càn, đồng chí bí mật gài trước hai quả đạn 106 mi-li-mét (tự cải tiến) vào cổng đồn, diệt 9 tên, làm chúng hoang mang không dám mở cuộc càn nữa.


Quá trình chiến đấụ và công tác, Trần Thanh Hùng được, tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 40 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Trần Thanh Hùng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2022, 06:46:10 am »

ANH HÙNG PHẠM VĂN LÁI


Phạm Văn Lái sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 6 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 266, sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 6 năm 1972 đến tháng 10 năm 1973, Phạm Văn Lái là chiến sĩ công binh thuộc tiểu đoàn 7 tỉnh đội Quảng Bình, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở bến phà sông Gianh.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Lái chiến đấu 2 trận ở thị xã Xuân Lộc, 3 lần bị thương vẫn không rời trận địa, dù đạn bom rất ác liệt, đồng chí vẫn dũng cảm, kiên quyết chiến đấu diệt được 21 tên địch.


Ngày 9 tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Lái chiến đấu ở khu rửng cao su giáp thị xã Xuân Lộc. Địch phản kích rất quyết liệt, trung đội bị thương vong gần hết, đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ gồm 5 chiến sĩ còn lại, chiến đấu suốt ngày với 1 đại đội ngụy, đẩy lùi tất cả các đợt phản kích của chúng và diệt nhiều địch. Riêng Phạm Ván Lái diệt được 7 tên.


Ngày 11 tháng 4 năm 1975, đồng chí phụ trách một tổ gồm 7 chiến sĩ, bảo vệ sở chỉ huy trung đoàn. Một đại đội ngụy có máy bay bắn phá yểm trợ, nhiều lần phản kích đánh vào đơn vị, Phạm Văn Lái đã bình tĩnh chỉ huy tổ đánh địch. Sau chỉ còn 3 người nhưng đồng chí vẫn động viên anh em tiếp tục chiến đấu. Phạm Văn Lái đã 3 lần bị thương nhưng đồng chí vẫn kiên quyết không rời trận địa, dùng lựu đạn, súng tiểu liên và B.40 diệt địch, cùng với tổ bảo vệ an toàn cho sở chỉ huy trung đoàn.


Phạm Văn Lái được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phạm Văn Lái được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2022, 06:46:41 am »

ANH HÙNG BO BO TỚI


Bo Bo Tới sinh năm 1945, dân tộc Rắc Lây quê ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, tham gia cách mạng năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Phú Khánh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1962 đến năm 1964, Bo Bo Tới hoàn thành tốt nhiệm vụ liên lạc cho thị ủy Cam Ranh.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Bo Bo Tới hoạt động du kích xã. Đồng chí đã đánh 25 trận, diệt 60 tên địch (trong đó có 40 tên Mỹ và 7 tên Nam Triều Tiên), bắn bị thương 15 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, phả hủy 1 xe quân sự.


Năm 1966, gặp 1 tiểu đội lính Mỹ lùng sục vào xã Bo Bo Tới đã kịp thời nổ súng diệt được 2 tên, bọn còn lại phải tháo chạy. Hành động đó cổ vũ đồng bào các dân tộc trong xã hăng hái đánh Mỹ.


Tháng 3 năm 1971, máy bay, pháo binh địch bắn phá 3 ngày đêm liền vào xã Sơn Trung, sau đó, 1 tiểu đoàn lính Mý càn vào địa phương định lập đồn bốt. Bo Bo Tới dẫn đầu tổ ba người, lợi dụng lúc địch chưa kịp đào công sự, dùng súng trung liên và tiểu liên bắn mãnh liệt vào giữa đội hình, diệt 12 tên, bắn bị thương nhiều tên khác. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt rút quân, bỏ ý định lập đồn bốt ở địa phương.


Một lần khác trong tháng 3 năm 1971, Bo Bo Tới bí mật gài mìn, đào hầm chông rải rác nơi máy bay lên thẳng của địch thường đổ quân xuống. Kết quả, đã phá hủy 1 máy bay, diệt 30 tên Mỹ, bọn còn lại chạy tán loạn bỏ dở cuộc càn quét.


Bo Bo Tới chú trọng xây dựng phong trào dân quân du kích xã Sơn Trung tiến bộ về mọi mặt; được đồng đội và nhân dân địa phương yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 10 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Bo Bo Tới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2022, 06:47:17 am »

ANH HÙNG VÕ VĂN CHÍN


Võ Văn Chín sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia du kích năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội xã Phổ Châu, huyện Đức   Phổ, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Võ Văn Chín chiến đấu ở địa phương. Đồng chí đã tham gia đánh 149 trận chỉ huy đơn vị diệt gần 700 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ cho nhân dân trong xã nổi dậy đấu tranh. Võ Văn Chín đã diệt 141 tên (có 31 Mỹ và 7 Nam Triều Tiền), bán bị thương 112 tên, phá hủy 16 xe quân sự (có 1 xe tăng), đánh sập 2 cầu, 18 lô cốt, bắn chìm 1 thuyền chiến đấu.


Ngày 13 tháng 5 năm 1971, Võ Văn Chín chỉ huy 1 tiểu đội ngoan cường chiến đấu đánh lui 8 đợt tiến công của 2 đại đội địch, diệt 47 tên. Riêng đồng chí diệt 15 tên, góp phần bẻ gãy cuộc càn của chúng vào xà.


Ngày 23 tháng 8 năm 1973, Võ Văn Chín chỉ huy một tổ 6 chiến sĩ phục kích đoàn xe chở lính trên đường số 1 (đoạn chạy qua xã), phá hủy 6 xe, diệt 27 tên địch.


Một lần vào tháng 9 năm 1973, Võ Văn Chín cùng 2 chiến sĩ khác vào đào hầm bí mật ngay trong ấp chiến lược của địch đề phục kích diệt bọn ác ôn. Võ Văn Chín kiên trì nằm hầm phục kích địch đến ngày thứ 3, đồng chí đã cùng tổ nổ súng diệt tại chỗ 2 tên và đuổi theo diệt nốt tên thứ 3. Trận đánh thắng lợi diệt được những tên ác ôn đầu sỏ đã góp phần cổ vũ nhân dân địa phương hăng hái chiến đấu.


Ngày 7 tháng 4 năm 1974, Võ Văn Chín đóng giả trung sĩ ngụy, lọt vào thôn Tân Lộc để diệt một tên ác ôn. Tới nơi, thấy hắn đang đi giữa trung đội lính bảo an, đồng chí vẫn bình tĩnh tiến lại gần rồi bất ngờ nổ súng đánh địch. Tên ác ôn cùng một số lính đi bảo vệ phải đền tội. Bọn còn lại hoảng sợ chạy tán loạn. Trận đánh mưu trí, dũng cảm được nhân dân địa phương ca ngợi.


Võ Văn Chín tích cực xây dựng phong trào dân quân du kích xã vững mạnh, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 5 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Võ Văn Chín được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM