Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:55:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 7884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:20:58 am »

ANH HÙNG PHẠM THÀNH LƯỢNG
(LIỆT SĨ)


Phạm Thành Lượng (tức Phạm Truyền Thống), sinh năm 1948, quê ở xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Rạch Giá, vào An ninh vũ trang tháng 6 năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng, đoàn 180, An ninh vũ trang tỉnh Rạch Giá.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, năm 12 tuổi Phạm Thành Lượng đã tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng ở địa phương, rồi thoát ly gia đình vào đội bảo vệ huyện ủy, đồng chí nhập ngũ An ninh vũ trang tháng 6 năm 1968.


Phạm Thành Lượng là chiến sĩ bảo vệ tuyệt đối trung thảnh với Đảng, là người chỉ huy mưu trí, nghiêm túc và gương mẫu toàn diện. Đồng chí gương mẫu thực hiện nội quy bảo vệ cơ quan, bảo mật phòng gian, đồng thời tổ chức cho đơn vị thực, hiện nghiêm chỉnh: chủ động làm phương án bảo vệ tại chỗ và bảo vệ cấp ủy đi công tác, di chuyển căn cứ, 10 năm liền tục làm công tác bảo vệ Đảng, Phạm Thành Lượng và đơn vị của đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Phạm Thành Lượng chiến đấu dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, sẵn sàng xả thân bảo vệ Đảng. Đồng chí đã chiến đấu nhiều trận, có 10 trận tiêu biểu, riêng đồng chí diệt 30 tên địch, góp phần vào thành tích chiến đấu, bảo vệ căn cứ của đơn vị.


Ngày 22 tháng 3 năm 1975, đơn vị Phạm Thành Lượng được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt đồn Mơ Công của địch để mở rộng căn cứ cách mạng, đồng thời phối hợp với toàn Miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, 5 đêm liền, đồng chí bám sát đồn địch để điều tra nghiên cứu. Khi đơn vị đã chiếm lĩnh xong trận địa, chuẩn bị tấn công thì bị địch phát hiện. Chúng tập trung hỏa lực bắn chặn quyết liệt. Phạm Thành Lượng là chỉ huy mũi xung kích. Tổ đánh bộc phá bị thương vong nặng, đồng chí trực tiếp xông lên, đánh liền hai quả bộc phá. Bộc phá nổ gần, bị sức ép, nhưng Phạm Thành Lượng vẫn chỉ huy đơn vị dũng cảm vượt lên. Vào sâu, đơn vị gặp chiến hào và tường cao 2 mét, bên trong là bãi mìn. Địa thế rất khó dùng bộc phá tạo cửa mở. Phạm Thành Lượng đã móc bộc phá lên tường, giật nụ xòe. Bộc phá nổ, cửa mở được tạo ra, nhưng đồng chí đã bị tung lên cao, rồi rơi xuống một đống dây thép gai. Bộ đội xung phong, đánh chiếm được lô cốt. Phạm Thành Lượng bị thương, nhưng không rời vị trí chiến đấu. Trời gần sáng, địch bị tiêu diệt và bị bắt hoàn toàn, vì vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Phạm Thành Lượng luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức, kỷ luật, sẵn sàng xả thân bảo vệ Đảng, lập công xuất sắc, đồng chí đã được thưởng Huân chương Chiến công.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Phạm Thành Lượng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:21:31 am »

ANH HÙNG LÊ HỒNG NHI
(LIỆT SĨ)


Lê Hồng Nhi, sinh năm 1954, quê ở xã Hưng Thiện, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải. Tham gia cách mạng tháng 1 năm 1971, nhập ngũ vào An ninh vũ trang tháng 4 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng, An ninh vũ trang Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, quê hương Lê Hồng Nhi trong hai cuộc kháng chiến là căn cứ địa cách mạng. Sớm giác ngộ cách mạng, từ nhỏ đã hăng hái tham gia sinh hoạt thiếu nhi; 17 tuổi, Lê Hồng Nhi tham gia du kích, chiến đấu, diệt ác, phá kìm, bảo vệ cán bộ của Đảng.


Vào An ninh vũ trang, sau khóa huấn luyện, Lê Hồng Nhi được điều động về đại đội 3, tiểu đoàn 1, làm nhiệm vụ bảo vệ Khu ủy. Căn cứ Khu ủy lúc ấy là căn cứ lõm, phải di chuyển, thay đổi địa điểm nhiều lần. Đồng chí đã tận tụy cùng đồng đội xây dựng hầm bí mật, công sự... để bảo vệ cấp ủy, Lê Hồng Nhi còn tích cực vận động quẩn chúng phòng gian, giữ bí mật, xây dựng xã, ấp chiến đấu, làm hầm chông, cạm bẫy để chặn địch.


Lê Hồng Nhi đã tham gia chiến đấu hàng chục trận, cùng đơn vị diệt nhiều tên địch, bắt nhiều tù binh, thu vũ khí. Đồng chí luôn nêu cao quyết tâm chiến đấu, lập công xuất sắc. Trong trận diệt đồn địch ở Ông Sáu, ngày 31 tháng 7 năm 1974, Lê Hồng Nhi đã vinh dự được kết nạp vào Đảng tại trận địa.


Tháng 2 năm 1975, đơn vị cùng các lực lượng vây đồn Vàm Sáng. Để cứu bọn lính trong đồn đang nguy khốn địch cho 1 tiểu đoàn đánh giải vây và mở một cuộc càn quét vào căn cứ cách mạng. Lê Hồng Nhi được giao nhiệm vụ chỉ huy 6 chiến sĩ chiến đấu chặn địch, tạo điều kiện cho đơn vị bảo vệ cấp ủy di chuyển an toàn đến địa điểm mới. Quân địch đông, lại có phi pháo yểm trợ. Quân ta ít, địa hình trống trải. Lê Hồng Nhi hạ quyết tâm chiến đấu đến cùng. Đồng chí bình tĩnh, mưu trí, chỉ huy anh em chiến đấu suốt từ sáng đến chiều, diệt hàng chục tên địch; đầy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Càng về sau, cuộc chiến đấu càng ác liệt, 6 chiến sĩ bị thương vong. Còn một mình Lê Hồng Nhi vẫn kiên quyết chiến đấu, hết đạn đồng chí lấy súng địch diệt địch, đánh đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Lê Hồng Nhi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:22:23 am »

ANH HÙNG TRƯởNG THÀNH CHƠI
(LIỆT SĨ)


Trưởng thành Chơi (tức Trưởng thành Công), sinh năm 1952, quê ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, nhập ngũ ngày 20 tháng 3 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó, An ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 17 tuổi Trưởng thành Chơi nhập ngũ vào bộ đội địa phương, đã chiến đấu nhiều trận. Tháng 8 năm 1970, Trưởng thành Chơi được điều động sang An ninh vũ trang. Ba năm liên tục chiến đấu, hoạt động tại địa bàn ác liệt, đồng chí đã cùng đơn vị kiên cường bám trụ, chiến đấu, bảo vệ an toàn Tỉnh ủy và căn cứ ở Mỹ Tho. Những năm 1970 - 1971 là những năm địch kiểm soát gắt gao, lực lượng giao liên của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển công văn, tài liệu và đưa đón cán bộ cấp ủy đi công tác. Trưởng thành Chơi đã được giao nhiệm vụ nặng nề ấy, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


20 tuổi đời, chưa tròn ba tuổi quân, Trưởng thành Chơi đã tham gia chiến đấu trên 60 trận, diệt 200 tên địch, góp phần cùng đơn vị bẻ gãy các trận càn quét của địch, bảo vệ căn cứ, bảo vệ an toàn cấp ủy. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn dũng cảm, mưu trí, nghi binh lừa địch, đẩy chúng vào tình huống bị bất ngờ, để tiêu diệt. Trưởng thành Chơi luôn luôn chiến đấu ở mũi xung kích, gây thương vong cho địch bằng lựu đạn, bằng giàn thun1 (Dùng dây cao su loại lớn buộc vào hai cành cây để bắn lựu đạn đi xa, diệt địch) và bãi gài. Có trận, tổ đồng chí ngoan cường chiến đấu suốt 10 ngày. Có trận Trưởng thành Chơi chỉ huy tổ ba người chiến đấu kìm chân địch suốt 23 ngày, diệt 80 tên địch, bẻ gãy cuộc càn của địch.


Ngày 9 tháng 5 nãm 1973, trong trận chiến đấu chống 2 tiểu đoàn địch càn vào căn cứ cách mạng, Trưởng thành Chơi bị thương nặng và không may đã sa vào tay giặc. Bị tra tấn dã man, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng và đã anh dũng hy sinh.


Trưởng thành Chơi luôn hết lòng thương yêu nhân dân, tới đâu, đồng chí cũng tham gia sản xuất, nhường cơm sẻ áo cho dân. Đồng chí đã được thưởng nhiều Huân chương Chiến công và bằng khen.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Trưởng thành Chơi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:22:54 am »

ANH HÙNG KIỀU VĂN NIẾT


Kiều Văn Niết, sinh năm 1951, quê xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 11 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội phó đội thông tin, trung đoàn 2, An ninh vũ trang Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Kiều Văn Niết cha mẹ bị giặc giết, lên 8 tuổi đã phải đi ở. Do vậy, từ nhỏ đồng chí đã căm thù giặc, có khát vọng chiến đấu góp phần giải phóng quê hương. Năm 1968, Kiều Văn Niết nhập ngũ, làm liên lạc đại đội. Nhiệm vụ chuyển công văn, tài liệu trong địa bàn Củ Chi lúc ấy vô cùng nguy hiểm, nhưng đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kiều Văn Niết còn thường xuyên đột nhập vào ấp chiến lược nắm tình hình, xây dựng cơ sở, bảo vệ cán bộ vào ấp hoạt động tuyệt đối an toàn.


Đầu năm 1969, Kiều Văn Niết được điều động về đơn vị chiến đấu. Đồng chí tham gia đánh 18 trận, diệt 18 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng. Trận đánh hiệu quả của Kiều Văn Niết là trận đánh tại ấp Vườn Trầu, xã Phước Thạnh, ngày 17 tháng 8 năm 1969. Địch cho hàng chục xe tăng yểm trợ một trung đoàn bộ binh Mỹ càn quét. Tổ ba người của đồng chí tạm lánh xuống hầm bí mật. Địch phun xăng, đốt trụi cây cối, nhà cửa, sau đó bộ binh lùng sục, xăm hầm. Nắp hầm của các đồng chí bị xe tăng làm sụt. Bọn Mỹ la hét, bắn loạn xạ. Kiều Văn Niết vọt lên, dùng súng AK diệt 7 tên Mỹ, dùng B40 bắn cháy một xe tăng. Tổ đồng chí đang rút ra thì bất ngờ một xe tăng lao đến, Kiều Văn Niết bình tĩnh dùng lựu đạn diệt tên Mỹ bám sau xe, cả tổ rút an toàn.


Trận đánh vào ấp chiến lược Bầu Tre tổ chiến đấu gồm 3 người. Trong quá trình chiến đấu một người hy sinh, Kiều Văn Niết và tổ trưởng bị lạc nhau. Đồng chí dùng lựu đạn diệt nhiều địch. Một mảnh đạn cối phạt gần đứt cánh tay phải, để dễ dàng cơ động, tiếp tục chiến đấu, Kiều Văn Niết đã tự dứt bỏ phần da thịt còn lại. Làm đi làm lại mãi không đứt, máu ra nhiều, đồng chí đã mấy lần bị ngất. Tỉnh dậy, vai khoác súng, bàn tay trái nắm chặt vết thương, Kiều Văn Niết tìm đường về đơn vị. Vừa điều trị, đồng chí vừa tập lao động bằng tay trái, chăm chỉ học chính trị và văn hóa. Thủ trưởng đơn vị định đưa Kiều Văn Niết ra Bắc an dưỡng, học tập. Đồng chí xin ở lại chiến trường tiếp tục hoạt động. Kiều Văn Niết lại được nhận nhiệm vụ giao liên và đã đảm bảo tuyệt đối an toàn mọi chuyến đi công tác. Đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ huy tổ giao liên.


Cuối năm 1974, tổ giao liên phát triển thành trung đội thông tin, chuẩn bị phục  vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Tranh thủ thời gian Kiều Văn Niết tích cực huấn luyện các chiến sĩ về nghiệp vụ, kỹ thuật, kết quả trong chiến dịch, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Kiều Văn Niết đã được thưởng Huân chương Ghiến công, nhiều lần là Dũng sĩ.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Kiều Văn Niết được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:23:27 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐIỆN


Nguyễn Văn Điện (tức Thanh Diệp), sinh năm 1942, quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính   trị viên tiểu đoàn, An ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Điện đã được giao nhiều nhiệm vụ trong những hoàn cảnh khác nhau, nhiệm vụ nào, đồng chí cũng tận tâm tận lực hoàn thành xuất sắc. Khi làm chiến sĩ cận vệ, Nguyễn Văn Điện đã anh dũng chiến đấu, cùng đơn vị đánh trả máy bay địch, bắn cháy 5 chiếc, bảo vệ an toàn căn cứ.


Khi làm đại đội trưởng, thuộc tiểu đoàn 367, Nguyễn Văn Điện đã mưu trí và dũng cảm chỉ huy đơn vị chống địch càn quét ở hướng chủ yếu, đánh   bật nhiều đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa, diệt 180 tên, thu nhiều vũ khí. Riêng đồng chí diệt 12 tên.


Khi làm phái viên của khu xuống tiểu đoàn 3, đơn vị đang hành quân chiến đấu đến Kiến Tường thì đụng địch. Tiểu đoàn chiến đấu quyết liệt suốt 2 ngày với sư đoàn 9 của địch, ban chỉ huy hy sinh hết. Tập thể cán bộ, chiến sĩ yêu cầu đồng chí chỉ huy tiểu đoàn 3 tiếp tục chiến đấu. Nguyễn Văn Điện đã chỉ huy đơn vị tiến hành nghi binh, lừa địch, phối hợp bắn tỉa, đánh lẻ với hỏa lực tập trung, bố trí bãi mìn, lựu đạn, bắn giàn thun... tiêu hao sinh lực địch, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng. Đơn vị diệt 200 tên, bọn địch phải lui quân. Phán đoán bộ binh địch lui quân để củng cố đội hình, phi pháo sẽ oanh tạc dữ dội vào trận địa ta, tiếp đó bộ binh địch sẽ xông lên, Nguyễn Văn Điện khẩn trương cho đơn vị dàn mỏng đội hình để tránh thương vong, củng cố hầm hào, công sự, đưa thương binh về tuyến sau. Quả nhiên địch cho máy bay và pháo đánh phá dữ dội vào trận địa ta, sau đó bộ binh địch lại ào lên. Bình tĩnh chờ địch đến gần, Nguyễn Văn Điện phát lệnh nổ súng. Địch bị đánh bất ngờ chúng hốt hoảng chạy tán loạn và phải rút lui hẳn.


Khi làm đội trưởng đơn vị bảo vệ Tỉnh ủy, tới địa phương nào, Nguyễn Văn Điện cúng chăm lo công tác vận động quần chúng, xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ căn cứ cách mạng, hợp đồng cùng các lực lượng xây dựng, huấn luyện dân quân, du kích, xây dựng xã, ấp chiến đấu, bảo vệ an toàn cấp ủy.


Nguyễn Văn Điện là một cán bộ thường xuyên rèn luyện, học tập, quan tâm giáo dục chiến sĩ, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng đồng chí đã giáo dục, giới thiệu 16 quần chúng ưu tú vào Đảng.


Nguyễn Văn Điện đã được thưởng Huân chương Chiến công, nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Điện được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2022, 02:56:52 pm »

ANH HÙNG LÊ VĂN LẪM
(LIỆT SĨ)
   

Lê Văn Lẫm, sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1946. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 591 pháo cao xạ, Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Lê Văn Lẫm tham gia chiến đấu bắn máy bay địch bảo vệ tuyến đường vận tải Trường Sơn. Lúc làm phó phòng cao xạ thuộc Bộ tư lệnh, đồng chí thường xuyên đi sát cơ sở chiến đấu, tích cực nghiên cứu những thủ đoạn đánh phá của địch, đề xuất nhiều biện pháp hay giúp trên chỉ đạo các đơn vị cao xạ bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ các đoàn xe vận tải và các đơn vị hành quân vào chiến trường an toàn. Khi làm trung đoàn trưởng pháo cao xạ, trong các trận đánh, Lê Văn Lẫm luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, mưu trí, linh hoạt, bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, chỉ huy các đơn vị bắn rơi 120 máy bay địch và góp phần xây dựng trung đoàn trở thành Đơn vị Anh hùng.


Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), mặc cho máy bay địch bắn phá rất ác liệt, Lê Văn Lẫm luôn luôn có mặt ở trận địa, bình tĩnh, gan dạ chỉ huy trung đoàn bắn rơi 101 máy bay. Đặc biệt, ngày 5 tháng 3 năm 1971, đơn vị bắn rơi tại chỗ 10 máy bay lên thằng chở đầy lính, bẻ gãy một mũi đổ bộ đường không của địch.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, các trận địa của ta đều bị địch đánh phá, đơn vị có thương vong, nhưng Lê Văn Lẫm vẫn động viên các chiến sĩ ngoan cường chiến đấu bắn rơi 13 máy bay phản lực, bảo vệ được mục tiêu. Ngày 5 tháng 7 năm 1972, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Lê Văn Lẫm là một cán bộ chỉ huy mẫu mực, luôn luôn chăm lo đến sự tiến bộ của đơn vị, được các chiến sĩ tin yêu mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Lê Văn Lẫm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2022, 02:57:39 pm »

ANH HÙNG NGÔ VIẾT HỮU
(LIỆT SĨ)


Ngô Viết Hữu sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1970. Khi hy sinh, đồng chí là trưởng ban đặc công tỉnh đội Quảng Nam, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, Ngô Viết Hữu luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong chiến đấu, đồng chí có tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, trận nào cũng chỉ huy đơn vị đánh thắng, tiêu diệt được hơn 600 tên địch, thu 200 súng các loại, riêng bản thân diệt hơn 80 tên, thu 10 súng.


Có trận Ngô Viết Hữu chỉ huy một tổ 7 người diệt gọn 3 trung đội ngụy, làm chủ cứ điểm. Một trận khác, khi quân ta bí mật vượt qua hàng rào thì gặp 2 tên lính gác. Đồng chí nhanh chóng diệt 2 tên này rồi dẫn đơn vị đánh thẳng vào giữa vị trí địch, diệt 2 trung đội ngụy, thu 40 súng.


Có đợt trong một tháng, Ngô Viết Hữu đã chỉ huy đơn vị tiêu diệt 4 vị trí địch.


Ngày 15 tháng 4 năm 1972, sau khi cùng đồng đội chiến đấu diệt 1 đại đội địch ở cứ điểm Chà Vu (Quảng Nam), đồng chí đã hy sinh anh dũng.


Ngô Viết Hữu đã nêu cao tinh thần tiến công địch đến cùng; hai lần bị thương nặng phải đi điều trị, lúc ra viện đồng chí không chịu nghỉ ngơi, xin bằng được trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 11 lần là Dũng sĩ.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Ngô Viết Hữu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2022, 02:58:10 pm »

LÊ THỊ TÁM


Lê Thị Tám sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 8 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên phó huyện đội huyện Triệu Phong, tỉnh Bình Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 3 năm 1973 Lê Thị Tám đã qua các cương vị: du kích xã, xã đội phó, xã đội trưởng kiêm bí thư xã đoàn, bí thư đảng ủy xã, bí thư phụ nữ huyện, chính trị viên phó huyện đội, ở cương vị công tác nào Lê Thị Tám cũng luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong chiến đấu, Lê Thị Tám đã dũng cảm, mưu trí, linh hoạt chỉ huy đơn vị đánh hơn 100 trận, diệt 450 địch, bắt 32 tên, phá hủy 27 xe tăng, bắn rơi 2 máy bay và bắn chìm 2 ca nô.


Tháng 2 năm 1965, Lê Thị Tám chỉ huy một tổ du kích gồm 7 người đánh lui 3 đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch ở thị xã Quảng Trị.


Ngày 8 tháng 9 năm 1965, Lê Thị Tám chỉ huy một tổ du kích 3 người bắn chìm 2 ca nô địch trên sông Thạch Hãn giữa ban ngày. Nhiều lần, mặc cho địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí vẫn gan dạ, xung phong dẫn bộ đội vào đánh các căn cứ Ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị.


Mùa xuân năm 1975 Lê Thị Tám chỉ huy 1 đại đội bộ đội địa phương truy kích địch tới Mỹ Chánh, diệt và bắt nhiều tên.


Đối với công tác xây dựng cơ sở và vận động quần chúng ở địa phương, Lê Thị Tám đã kiên trì bám đất, bám dân, phát triển nhiều cơ sở cách mạng. Có lúc địch đánh phá rất ác liệt, việc liên lạc với trên bị gián đoạn, phải nằm hầm bí mật hàng tháng nhưng đồng chí vẫn tích cực hoạt động. Lê Thị Tám đã vận động giác ngộ quần chúng, góp phần chủ yếu xây dựng được 3   tổ đảng, 6 tổ du kích, 4 tổ đấu tranh chính trị, 359 cơ sở tin cậy, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng mạnh. Đồng chí còn vận động được 1 trung đội phòng vệ dân sự nổi dậy phá bốt trở về với nhân dân.


Lê Thị Tám luôn luôn được nhân dân yêu mến, che chở, tạo điều kiện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và được tặng 4 bằng khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Lê Thị Tám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2022, 02:58:44 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ THU TRANG


Nguyễn Thị Thu Trang sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là  thượng sĩ, chiến sĩ đội 4 biệt động thành đội Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hai năm 1968 và 1969, Nguyễn Thị Thu Trang hoạt động ở thị trấn Trảng Bàng, đồng chí đã xây dựng được 4 cơ sở.


Năm 1970 và năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang hoạt động ở Sài Gòn, tuy địch kiểm soát gắt gao nhưng đồng chí vẫn gây được cơ sở và tổ chức một nhóm thanh niên cùng tham gia chiến đấu. Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ huy tổ đánh 8 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, bất ngờ. Riêng bản thân diệt 150 địch, hầu hết là Mỹ và sĩ quan ngụy.


Ngày 8 tháng 4 năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang tổ chức đánh khách sạn Mỹ Phụng (đường Bạch Đằng, Sài Gòn). Nơi đây bị ta đánh nhiều lần nên địch cảnh giới rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nguyễn Thị Thu Trang cùng một người nữa cải trang vào khách sạn đặt mìn xong, đồng đội rút ra trước an toàn, đồng chí rút ra sau để nếu bị lộ thì cho mìn nổ ngay, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Trận này Nguyễn Thị Thu Trang đã diệt 40 tên Mỹ và đồng chí đã rút khỏi khách sạn an toàn.


Ngày 16 tháng 8 năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang tuy nhận được lệnh gấp, địch lại canh phòng cẩn mật, nhưng đồng chí vẫn cải trang vào đặt mìn ở nha cảnh sát ngụy Sài Gòn, diệt 11 tên sĩ quan.


Ngày 15 tháng 9 năm 1971, lợi dụng lúc địch đang tổ chức bầu cử tổng thống, đồng chí táo bạo, mưu trí lọt vào khách sạn Tự Do (gần hội trường quốc hội ngụy) diệt 90 tên Mỹ.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, sau khi được ra thăm miền Bắc, Nguyễn Thị Thu Trang trở về công tác tại cơ quan chính trị thuộc Bộ tư lệnh thành phố Sài Gòn và luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Nguyễn Thị Thu Trang đã nêu tấm gương sáng về tinh thần gan dạ, mưu trí, tích cực đánh địch và lập nhiều thành tích xuất sắc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phỏng hạng ba, 3 lần là Dũng sĩ và được tặng 3 bằng khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Thị Thu Trang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2022, 02:59:26 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TỬU


Nguyễn Văn Tửu sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Sơn, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn 14 công binh, đoàn 474 Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Tửu đã nêu gương là một cán bộ chỉ huy đơn vị mở đường nhanh, đánh địch giỏi, bảo đảm giao thông thông suốt trên tuyến đường 559. Quá trình chiến đấu, đồng chí có nhiều hành động dũng cảm cứu xe, cứu hàng, cứu đồng đội thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm.


Tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đơn vị giúp bạn làm bến phà Nậm Mật trên đường số 7 (Lào). Nơi đây, máy bay địch ngày đêm bắn phá ác liệt hòng chặn sự chi viện của ta cho các đơn vị làm nghĩa vụ quốc tế cùng với bạn chiến đấu ở Cánh Đồng Chum. Đồng chí đã dẫn đầu trung đội bám bến, xây dựng bến phà xong trước thời gian quy định 15 ngày, kịp thời để các đơn vị vận tải đưa hàng tới chiến trường. Một tiểu đoàn địch, nống ra đánh phá, đồng chí bình tĩnh chỉ huy trung đội chiến đấu diệt 35 tên, bảo vệ được bến phà.


Tháng 2 năm 1966, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đại đội tiến công địch ở Bản Đô (Khang Khay, Xiêng Khoảng Lào), diệt 1 đại đội, bắn rơi 1 máy bay AD6, đập tan cuộc đánh phá của chúng.


Từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đại đội bảo đảm giao thông trên đèo Văng Mu (đường 128), máy bay địch ngày đêm đánh phá trọng điểm này. Đồng chí luôn luôn dẫn đầu đơn vị xung phong đến những nơi nguy hiểm để sửa đường; nhiều lần bom nổ gần bị ngất đi, khi tỉnh dậy Nguyễn Văn Tửu lại tiếp tục làm nhiệm vụ, quyết không để giao thông bị tắc.


Ngày 2 tháng 9 năm 1969, một đoàn xe 200 chiếc đang vượt qua trọng điểm thì máy bay địch đến bắn phá. Không ngại nguy hiểm Nguyễn Văn Tửu đã cầm đuốc chạy sang hướng khác cách xa đường để đánh lừa chúng, thu hút hỏa lực máy bay hắn về phía mình. Nhờ đó mà đoàn xe vượt qua trọng điểm an toàn.


Nguyễn Văn Tửu là một cán bộ luôn luôn có quyết tâm chiến đấu cao, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào cũng chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân côn tích cực góp phần xây dựng đại đội trở thành Đơn vị Anh hùng, xây dưng tiểu đoàn trờ thành đơn vị mạnh toàn diện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng 18 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Văn Tửu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM