Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:05:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu về Biển, Đảo Việt Nam  (Đọc 2595 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:00:28 am »

2. Tiềm năng và nguồn tài nguyên của biển Việt Nam

Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 27/157 nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển, Việt Nam là 100km2 đất liền/1km bờ biển). Biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn 3.000 hòn đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100km2 (Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà).


Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa "hình chữ S" mà còn có cả vùng biển rộng trên một triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta.


Đến nay, kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kế và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đôi với sự phát triển của đất nước. Khu vực ven bờ biển nước ta nhiều đảo có giá trị kinh tế cao về tiềm năng phát triển du lịch, khu sinh thái... Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế); có nhiều bài biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thủy tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6 vạn héc-ta ruộng muối biển. Nguồn tài nguyên biển có giá trị và trữ lượng tương đối lớn của vùng biển nước ta là dầu thô và khí đốt thuộc thềm lục địa lãnh thổ nước ta. Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000 - 50.000 tấn rong biển...


Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm phần lớn dân số và nguồn lao động cả nước. Dự báo trong những năm tới, dân số vùng ven biển ngày càng tăng. Đây là nguồn lực lao động dồi dào để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới.


Vị trí địa lý và hình dáng vùng biển nước ta có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đễn việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên. Nét độc đáo của vị trí địa lý vùng biển nước ta ở chỗ: đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, văn hoá lớn trên thế giới. Trong tình hình hiện nay, đây là nơi có sự phát triển hoà bình, hội nhập và ổn định ở khu vực, nơi hội tụ nhiếu cơ hội của phát triển. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển, đảo, là nhân tố - nguy cơ gây mất ổn định, khó lường. Điều này luôn đặt ra những khó khăn thách thức, cũng như những thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.


Như vậy, nước ta có diện tích vùng biển rộng lớn, với nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và tăng cường an ninh, quốc phòng.


Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát triển kinh tế. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Khi ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực.


Ngoài dầu mỏ, biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng và cả thủy nhiệt.


Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ biển Đông. Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philíppin, Inđônêxia, Xingapo đến Ôxtrâylia và Niudilân... Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.


Hệ thống cảng của nước ta gồm cảng biển và cảng sông với khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ; những cảng lớn chủ yếu nằm ở ranh giới châu thổ thủy triều và châu thổ bồi tụ, nên tàu ra vào cảng phải đi theo luồng lạch và phụ thuộc vào mức nước thủy triều. Ven biển miền Trung có nhiều vũng, vịnh nước rất sâu, có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung chuyển côngtenơ tầm cỡ quổc tế; đồng thời cũng rất thuận lợi để xây dựng các cơ sở đóng tàu quy mô lớn, cũng như xây dựng đội thương thuyền đủ mạnh để buôn bán trên thế giới. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển vươn tới các vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của Tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.


Dọc theo bờ biển, trung bình khoảng 20km lại có một cửa sông. Phần lớn các sông ngòi đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ, sông Cửu Long... có nhiều cửa thông ra biển thuận tiện cho giao thông đường thủy từ đất liền ra biển và ngược lại. Các cửa sông với lượng phù du lớn và rất phong phú đổ ra biển đã tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:01:13 am »

Biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như khí tượng - hải văn, chế độ thủy triều... Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước trời - một vùng sinh thái đặc biệt phong phú, đa dạng và là nơi tập trung nhiều loài sinh vật biển. Nguồn lợi hải sản của biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5%, còn lại là mực, tôm... Biển nước ta có trên 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế như: trích, thu, ngừ, bạc má, hồng...; hơn 1.600 loài giáp xác (trong đó có tới 70 loài tôm), hơn 2.500 loài nhuyễn thể; hơn 600 loài rong biển...


Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước ta khoảng 2 triệu héc-ta, bao gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có thể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu, nuôi cá lồng... Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.


Ngoài ra, nước ta còn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển. Với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh... có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển. Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, cùng với mặt nước, đáy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thủy hữu tình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển quanh năm, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển từ Quảng Nam - Đà Nảng trờ vào. Các thảm thực vật phong phú, các nguồn nước khoáng, các loại động vật quý hiếm tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, chữa bệnh...


Biển Việt Nam còn là địa bàn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay có trên 30% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa, nhất là các thành phố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua. Khu vực ven biển cũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn, có nhiều sân bay, cảng biển quan trọng, các căn cứ hải quân, kho tàng, các công trình kinh tế - quốc phòng khác. Các tỉnh, thành phố ven biển có các cảng, cơ sở sửa chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối... thu hút hàng chục triệu lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng của đất nước.


Về an ninh - quốc phòng, biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng - an ninh của đất nước. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng khoảng 50km (tỉnh Quảng Bình), nên việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiến lược. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy qua các miền của đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc, cắt ngang các tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam. Ở nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược hợp thể trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước ta. Đồng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực tỉnh, thành của chiến lược bảo vệ Tổ quốc.


Vùng biển nước ta nằm trên tuyến giao thông đường biển, đường không thuận lợi, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, sử dụng đường biển sẽ có nhiều thuận lợi trong việc cơ động chuyển quân và tiếp tẽ hậu cần, sử dụng vũ khí công nghệ cao từ xa, tận dụng được yếu tố bất ngò. Ngoài tiềm năng về dầu khí, phát triển cảng biển và vận tải biển, tài nguyên du lịch, thủy sản, khoáng sản và nguồn lực lao động, biển còn là chiến trường rộng lớn để ta triển khai thế trận quốc phòng toàn dân - thế trận an ninh nhân dân trên biển phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần, trong đó có các khu vực biển trọng điểm như vịnh Bắc Bộ; vùng biển quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; khu dịch vụ kinh tế và kỹ thuật dầu khí DK1, DK2; vùng biển Tây Nam.


Hiện nay, Biển Đông là nơi đang tồn tại những mâu thuẫn kinh tế, chính trị của thế giới - một trong các "điểm nóng" của thế giới; tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó khăn, hợp tác và đấu tranh, hòa bình và nguy cơ mất ổn định, dễ gây ra xung đột vũ trang. Một trong những vấn đề đó là tồn tại tranh chấp biển, đảo giữa các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông; tạo nên tranh chấp đa phương và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn cả về quốc phòng, kinh tế và đối ngoại... Có lúc các tranh chấp này trở nên quyết liệt, là một trong những yếu tố gây bất ổn định khó lường... Nguy cơ xâm lấn biển, đảo và hoạt động trái phép ngày một gia tăng. Hàng ngày có hàng trăm tàu thuyền, máy bay nước ngoài xâm phạm vùng biển và vùng trời trên biển của ta dưới nhiều hình thức như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu biển, đặt giàn khoan, buôn lậu, vi phạm pháp luật trên biển; thậm chí có nước còn có động thái mới nhằm đẩy mạnh tốc độ độc chiếm Biển Đông.


Sự thay đổi chiến lược của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn và sự thay đổi căn bản cục diện ở Đông Nam Á, những tranh chấp biển và động thái mới nói trên đặt ra tình hình căng thẳng trên khu vực Biển Đông; đặt chúng ta trước tình thế phải khẩn trương đổi mới mạnh mẽ tư duy chiến lược trên nhiều bình diện khác nhau, trong đó có chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển và chiến lược phát triển kinh tế biển...
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:02:04 am »

Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước mạnh về biển, trong đó đề ra các mục tiêu và những giải pháp chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.


Hiện nay, nước ta có quan hệ thương mại song phương với trên 100 nước, quan hệ đầu tư với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; tham gia nhiều tổ chức quốc tế. Tới đây, các hoạt động hợp tác song phương, đa phương diễn ra sẽ rộng lớn trong nhiều lĩnh vực cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại... Trong đó, hoạt động trên biển sẽ diễn ra với quy mô và cường độ lớn hơn, thuận lợi xen lẫn thách thức. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng - an ninh; tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế..., với mục đích cao nhất là ổn định để phát triển đất nước; sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu kinh tế cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, các cấp các ngành có liên quan đến khai thác và bảo vệ biển cần có chiến lược của riêng mình trong chiến lược tổng thể của quốc gia, trong đó cần có những giải pháp và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước và tranh thủ được vốn và kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn ra làm chủ biển khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững và ổn định lâu dài.


Quan điểm cơ bản được nêu trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025 là:

- Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.


Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu, mạnh.


Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.


Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X thông qua. Đây là một trong những văn kiện hết sức quan trọng thể hiện sự quyết tâm xây dựng kinh tế biển Việt Nam phát triển.


Mục đích của chiến lược là nhằm phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Từ những yêu cầu đó, cần phải thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

1- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2- Xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển.

3- Đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học - công nghệ biển.

4- Triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

5- Quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển.

6- Xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.

7- Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển.

8- Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế biển, đồng thời, bảo đảm tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong mọi tình huỗng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

9- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế biển với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:05:04 am »

Phần thứ hai
ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CỦA VIỆT NAM


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ ĐẢO CỦA VIỆT NAM

1. Những đặc điểm cơ bản của đảo Việt Nam

Đảo là phần đất bị bao bọc xung quanh bởi nước, thường xuyên nhô cao lên, không bị ngập khi mực nước triều cao nhất, về phần lịch sử hình thành đảo có thể là do một phần lục địa lún xuống gây ra hoặc do hoạt động núi lửa dưới đáy biển tạo thành. Đảo có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, đảo có thể đứng đơn độc hoặc tụ hợp thành quần đảo hay kéo dài thành vòng cung... Đảo có nhiều loại hình thành, từ núi hay các rạn san hô, bãi đá ngầm hoặc đảo nhân tạo...


Ở vùng biển nước ta có khoảng 4.000 đảo, số lượng đảo ven bờ có gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hợp thành hệ thống với tổng diện tích khoảng trên 1.600km2. Do đặc điểm kiến tạo, các đảo ven bờ của nước ta phân bố không đồng đều, chủ yếu là ở vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong gần 3.000 hòn đảo ven bờ Việt Nam có 82 đảo có diện tích lớn hơn 1km2, chiếm 92% tổng diện tích, trong đó 23 đảo có diện tích lớn 60 hơn 10km2, 3 đảo có diện tích hơn 100km2 và 1.295 đảo chưa có tên. Tuy phân bố không đồng đều nhưng trên tất cả các vùng biển ven bờ Việt Nam đều có các đảo che chắn với mức độ khác nhau. Việt Nam có 2 quần đảo lớn xa bờ là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.


Sự phân bố các đảo ờ biển Việt Nam không đều, ven bờ vịnh Bắc Bộ có số lượng hơn 2.300 đảo với diện tích khoảng gần 800km2, ven bờ miền Trung có khoảng trên 250 đảo, với diện tích khoảng 170km2, ven bờ Nam Bộ có số lượng hơn 200 đảo với diện tích 679km2. Các đảo có diện tích lớn là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang) diện tích 567km2, đảo Cái Bầu (Quảng Ninh) diện tích 200km2, đảo Cát Bà (Hải Phòng) diện tích 149km2, Côn Đảo (Vũng Tàu) diện tích 56,7km2, Hòn Lớn (Khánh Hòa) diện tích 45km2, Hòn Tre (Khánh Hòa) diện tích 32km2, Phú Quý (Bình Thuận) diện tích 32,5km2, Vĩnh Thực (Quảng Ninh) diện tích 32km2, Cô Tô - Thanh Lân (Quảng Ninh) diện tích 23,4km2, Cái Chiên (Quảng Ninh) diện tích 10,9km2...


Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 đảo, trong đó chủ yếu là ở vùng biển Đông Bắc, Bắc Trung Bộ; số đảo còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, các đảo, quần đảo của nước ta thường được chia thành các nhóm:

- Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...

- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc...

- Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...


Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.


Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam khoảng gần 3 nghìn hòn đảo lớn nhỏ với diện tích khoảng trên 1.600km2, trong đó các đảo nhỏ (nhỏ hơn 0,5km2) chiếm hơn 97% và chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ Việt Nam. Các đảo ở khu vực này chủ yếu là những núi đá vôi, địa hình thấp, chịu nhiều tác động của các quá trình phong hóa hóa học, tạo nên một quần thể đảo có kiến trúc đặc sắc: các sườn, vách dốc đứng với các đỉnh sắc nhọn, hoặc các khối đổ lơ chồng chất và các hốc đá sóng vỗ - một cảnh quan độc nhất vô nhị trong ý nghĩa toàn cầu về giá trị địa chất và địa mạo vùng đá vôi Karst với cái tên huyền thoại "Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long".


Các đảo này có sườn thoải (thường là sườn khuất gió, ít chịu tác động của các quá trình động lực biển) phát triển theo bể mặt các lớp đá có thể nằm nghiêng, có các bề mặt san bằng và các bậc thêm mài mòn trên những độ cao khác nhau 300m, 200m, 100m, 70m, 50m, 30m, 20m. Dưới chân đảo là những cung bờ lõm với các địa hình tích tụ cát thạch anh trắng mịn, là những bãi tắm lý tưởng với những kích thước khác nhau như vài chục mét đến vài trăm mét, thậm chí vài ba nghìn mét (Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu, Phú Quốc, Phú Quý...). Sườn đón gió là những vách đá dốc đứng (30-60º), chịu tác động mạnh của các quá trình thủy động lực và vận động kiến tạo cục bộ, tạo các cảnh quan địa chất hùng vĩ. Đặc biệt các đảo cấu tạo từ đá granit ở vùng biển ven bờ miền Trung Việt Nam có các khe nứt, các hốc đá cheo leo trên sườn dốc là những nơi cư trú của chim yến như Hòn Khô, Hòn Lao, Cù Lao Chàm và các đảo ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa.


Về cấu tạo địa chất các đảo lớn này có sự phân hóa theo từng vùng. Các đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ được cấu tạo từ đá cacbonat chiếm ưu thế, các đảo ven bờ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các đảo ven bờ Tây Nam được cấu tạo chủ yếu từ đá mắcma, đá xâm nhập, đá trầm tích và phun trào. Lớp vỏ phong hóa phủ trên sườn các đảo này thường không dày, thành phần vật chất gắn liên với cấu tạo địa chất, chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, là sản phẩm đất dốc tụ, đất feralit nâu vàng trên sản phẩm phong hóa đá vôi, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét pha, đất feralit vàng đỏ trên sa diệp thạch có thành phần cơ giới nhẹ, đất feralit nâu đỏ trên đá bazan có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc tốt. Đất cát hoặc đất nghèo mùn và nghèo đạm, thường hàm lượng lân và kali từ trung bình đến nghèo, phân bổ ở các thềm biển trên triều ở độ cao từ 6 - 10m.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:06:03 am »

Địa hình đáy biển xung quanh đảo không đồng nhất, khá phức tạp bao gồm: địa hình tích tụ, nông, thoải, từ độ sâu 2m và từ 10 - 20m là thảm san hô rất phát triển, độ che phủ đạt hơn 60%, một hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới có hệ số đa dạng sinh học cao, giàu nguồn lợi đặc sản, ngoài ra hệ sinh thái san hô còn là bộ lọc nước tự nhiên cao cấp, làm sạch môi trường nước biển. Địa hình xâm thực ở chân đảo tạo thành các thung lũng ngầm kéo dài và các rãnh sâu dưới chân các mũi nhô của đảo, độ sâu có thể đạt đến 30m hoặc sâu hơn tạo thành những cư sinh của các loài đặc sản như tôm hùm, các nhuyễn thể sống bám vào vách đá.


Đảo biển là một đơn nguyên cảnh quan địa chất, địa mạo, là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, có rừng, có biển, có bãi cát và chan hòa ánh sáng mặt trời. Đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, tài nguyên đa dạng và phong phú, không gian rộng lớn, là nguồn sinh lực dồi dào cho sự phát triển của con người. Đây là nguồn lợi lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Do hoàn cảnh tự nhiên về cấu tạo địa chất, địa hình và cảnh quan, mỗi đảo có những nét riêng, song lại có chung một điểm là nơi lý tưởng để phát triển kinh tế - sinh thái và du lịch. Trên thực tế rất nhiều đảo trên thế giới đã phát triển thành những thánh địa du lịch nổi tiếng như Tahiti - Nam Thái Bình Dương, Manlta - Địa Trung Hải, công viên đại ngàn Australia, công viên quốc gia biển Tây Bắc, Cộng hòa Liên bang Đức, đem lại nguồn lợi lớn.


Để có cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng đắn chiến lược khai thác, phát triển kinh tế và quản lý bền vững tài nguyên môi trường vùng biển của nước ta cần phải đánh giá chính xác tiềm năng hệ thống đảo, biển. Khác với đất liền, hệ sinh thái rừng trên đảo phát triển rất khó khăn, phải trải qua hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và có tính đặc hữu cao, đem lại cho con người những giá trị vật chất và tinh thần. Tài nguyên rừng ở đảo không chỉ là gỗ, vì rừng là tất cả, là áo giáp bảo vệ đảo, chống xói mòn, giữ ẩm cho đảo, là nguồn nuôi dưỡng mọi sự sống, là cảnh quan sinh thái có sức hấp dẫn du khách. Trong thảm thực vật rừng trên đảo phần lớn là các loài cây có nguồn gốc từ đất liền và có những loài thực vật có tính đặc hữu khác có giá trị dược liệu. Tại đảo Cù Lao Chàm có tới 116 loài cây có giá trị dược liệu, chiếm 22,8% tổng số loài. Thiên tuế là loài cây cảnh có tính đặc hữu của Cù Lao Chàm được xếp hạng trong sách đỏ, cần được bảo vệ. Tại Hòn Giài, Cù Lao Chàm, thiên tuế mọc thành "rừng", cao 1 - 3m, có tuổi từ 100 - 200 năm là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nguồn lợi động vật rừng trên đảo tuy không phong phú nhưng có nhiều loài sống rất gần gũi với con người như sóc, khỉ, khiếu, vẹt...


Đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên đảo chỉ chiếm khoảng 10 - 20% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất feralit và đất cát ít mùn và nghèo dinh dưỡng. Các bậc thềm sườn thoải của đảo được phủ một lớp vỏ phong hóa không dày gần vùng nước suối chảy qua thuận lợi cho việc phát triển các vườn rừng, cây ăn trái hoặc cây rừng lá rộng. Đặc biệt trên các bề mặt san bằng ở các độ cao 200m, 300m, thực vật có khả năng phát triển do nhiệt độ thấp, độ ẩm cao mang đặc điểm khí hậu biển và khí hậu cao nguyên, ở đây có thể phát triển kinh tế vườn rừng, kinh tế sinh thái và du lịch, có thể xây dựng các nhà nghỉ dưỡng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ở các đảo ven biển Việt Nam có thể tìm thấy cảnh quan sinh thái kiểu này trên đảo Hòn Khoai, đảo Cái Bầu, đảo Cù Lao Chàm, đảo Cát Bà.


Biển quanh đảo và các bãi cát thạch anh trắng mịn cùng với hệ sinh thái san hô là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái biển vô giá. Có thể tổ chức các cụm du lịch tắm biển, tham quan các hệ sinh thái san hô đa sắc màu ngầm dưới nước nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


Các đảo gần như không sống đơn độc, bao giờ cũng hình thành cụm đảo, trung tâm là một đảo lớn xung quanh là các đảo con. Ở đó con người có thể thả mình tắm biển, câu cá, theo dõi nhịp sống của các loài sinh vật biển và các loài cá nhiều màu sắc sống trong các rạn san hô. Biển trên nền san hô bao giờ cũng lặng, màu của biển luôn thay đổi theo độ sâu và theo thời gian chiếu sáng của mặt trời.


Khí hậu biển mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông do có sự điều hòa nhiệt của biển. Biển vừa là bánh đà vừa là bình nhiệt hấp thu nhiệt vào ban ngày và vào mùa hè, tỏa nhiệt vào ban đêm và vào mùa đông. Nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp trên biển bao giờ cũng chênh lệch so với đất liền từ 10°C - 30°C.


Không khí biển - đảo và nước biển là môi trường trong lành nhất, các hệ sinh thái đảo, biển có chỉ số đa dạng sinh học cao, nhưng khối lượng của các loài sinh vật không lớn do diện tích đảo rất hạn hẹp và tính nhiệt đới của địa sinh học. Trong khi đó các loài đặc sản biển của đảo mang tính địa phương cao.


Khai thác cá ở biển, đảo phụ thuộc vào hai yếu tố có tính quyết định. Thứ nhất, vị trí của đảo phải gần với các ngư trường khai thác truyền thống. Thứ hai là trình độ kỹ thuật và tiền vốn. Trên thực tế, các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ có khả năng phát triển nghề khai thác hải sản, nghề nuôi cá lồng quy mô vừa như Cô Tô, Cát Bà, Vĩnh Thực, Vân Đồn. Các đảo miền Trung và Nam Bộ nghề khai thác và nuôi hải sản rất hạn chế do điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi.


Đất liền trở nên chật hẹp, năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường trở nên quá tải. Biển và đại dương đang là miền đất hứa. "Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương".
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:07:29 am »

2. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển của một số đảo ở Việt Nam


*Huyện đảo Vân Đồn

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Vân Đồn bao gồm khoảng 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm gần nửa diện tích đất đai của huyện. Trước đây đảo có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50km, cách Cửa Ông 7km (theo đường 31 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ỏ rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước,... và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm hơn nửa diện tích của đảo Trà Bản - đảo lớn thứ hai trong huyện.


Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long (thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng), phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.


Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3km2. Trong tổng số khoảng 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có ngươi ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212ha, ở giáp địa phận thị xã Cẩm Phả. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 đến 300m so với mặt biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống như tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ, các đảo của huyện Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có: Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450m; núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m.


Do địa hình quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ vồng Tre và hồ Mắt Rồng.


Huyện đảo Vân Đồn có lượng mưa bình quân hàng năm khoảng trên 2.000mm. Dân số toàn huyện khoảng 45.000 dân, trong đó: người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu 10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%, người Sán Chỉ, người Tày...


Giao thông trong huyện chủ yếu là bằng đường thủy giữa các đảo. Xã Vạn Yên có bến cảng Vạn Hoa, thị trấn Cái Rồng có cảng Cái Rồng, có thể cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo. Đường bộ dài nhất là đường 31 dài 40km, xuyên suốt đảo Cái Bầu và chỉ nối mỗi đảo này với đất liền qua Cửa Ông. Điểm cuối của đường này là cảng Vạn Hoa. Trên các đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Quan Lạn có những đoạn đường ô tô dùng cho quân sự và lâm nghiệp, nhưng chỉ là các đoạn đường trong nội bộ các đảo. Còn giữa các đảo với nhau và với đất liền chủ yếu vẫn dùng phương tiện giao thông đường thủy.


Con người đã có mặt trên các đảo của huyện Vân Đồn từ rất sớm. Di chỉ khảo cổ ở đây có mật độ dày đặc. Hang Soi Nhụ là một di chỉ thuộc trung kỳ đồ đá mới, trước cả văn hóa Hạ Long. Tại thôn Đá Bạc xã Minh Châu có di chỉ mộ cổ thời Hán. Tên Vân Đồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc của quân đội 70 nhà Tiền Lê. Năm 1149, vua Lý Anh Tông của nhà Lý chính thức lập trang Vân Đồn, đồng thời Vân Đồn thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia... Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt 3 triều đại là: Lý - Trần - Hậu Lê (Lê Sơ) rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc. Di tích thương cảng Vân Đồn chứa đựng dấu ấn của nhà Trần về chiến công chống ngoại xâm lại vừa có dấu ấn về giao thương, buôn bán.


Trận Vân Đồn năm 1288 trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư, dưới sự chỉ huy của ông, quân dân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288. Sau khi thương cảng Vân Đồn được hình thành từ thời Lý (1149), đến thời Trần đã phát triển hưng thịnh. Các bến thuyền cổ trung chuyển hàng hoá gồm hương liệu, gốm sứ, lâm thổ sản được hình thành từ cửa sông Bạch Đằng, Cửa Lục cho tới các đảo Cống Đông, Quan Lạn. Tại đảo Cống Đông (nay là xã Thắng Lợi), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều công trình kiến trúc Phật giáo quy mô thời Trần như chùa, tháp, nhiều di vật bia đá, lan can, chân kê cột... Đây là những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển phồn thịnh về thương mại dưới triều nhà Trần.


Trong quá trình lịch sử thì Vân Đồn đã nhiều lần thay tên và có lúc là huyện, lúc là châu... Đến tháng 12 năm 1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định thành lập huyện Cẩm Phả (được tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả). Đến ngày 23 tháng 3 năm 1994, huyện Cẩm Phả được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên là huyện Vân Đồn ngày nay.


Nền kinh tế của Vân Đồn chủ yếu là kinh tế biển và khai khoáng bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, sắt, vàng sa khoáng. Nông nghiệp trồng trọt rất nhỏ bé. Kinh tế lâm nghiệp suy giảm do khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.


Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào ngư,... Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mới phát triển đánh bắt xa bờ. Việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cấy ngọc trai từ năm 1990 mới phát triển mạnh. Công nghiệp khai khoáng gồm: Than đá đã được khai thác từ thời Pháp thuộc, ở mỏ than Kế Bào. Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn. Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000 tấn/năm. Vàng sa khoáng và vàng trong đối quặng sắt có ở đảo Cái Bầu.


Huyện đảo Vân Đồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, lại nối liền vái vịnh Hạ Long, di sản thế giới. Các xã đảo tuyên ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa, rất có tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.


Rừng trên nhiều đảo xưa kia có nhiều lâm sản quý, trong đó có nhiều loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ táu, gỗ nghiến, gỗ mun... Cây gỗ mần lái là lâm sản đặc hữu ở đây. Đình làng Quan Lạn được làm hoàn toàn từ loại gỗ này. Trong rừng có nhiều chim thú quý (khỉ lông vàng, vẹt đầu bạc, đại bàng đất, công trĩ, hươu sao...), nhiều loài có số lượng không nhiều được ghi vào sách đỏ thế giới.


Khu kinh tế Vân Đồn được Chính phủ phê duyệt thành lập từ năm 2007 và hiện đang được triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, đây sẽ là một trung tâm du lịch sinh thái biển, đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:08:20 am »

* Đảo Cô Tô

Cô Tô là tên một quần đảo phía đông của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Địa danh hành chính là huyện Cô Tô, diện tích 46,2km2, dân số hơn 33.900 người.

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số dân cư Trung Quốc đánh được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.


Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đống dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.


Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối, phủ Hải Đông, tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra giải phóng Cô Tô nhưng không thành công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, quân Pháp mới rút khỏi đảo. Đầu năm 1954, Cô Tô thuộc huyện Móng Cái, sau đó trực thuộc tỉnh. Từ năm 1964, được sáp nhập vào huyện Cẩm Phả.


Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Từ đó đến nay Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về giá điện, giá xăng dầu, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hàng ngày đều có tàu khách Vân Đồn - Cô Tô, làm cho đời sống nhân dân nơi đây không ngừng được cải thiện.


Cô Tô có địa hình đồi núi. Đỉnh trên đảo Thanh Lân cao 210m, đỉnh đài khí tượng trên đảo Cô Tô lớn cao 160m. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất feralit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200ha, đất có khả năng nông nghiệp 771ha chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa số có khả năng cấy lúa, trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.


Cô Tô ít sông suối, nhân dân đã đắp đập hình thành 11 hồ nhỏ. Có nguồn nước ngầm rất dồi dào, chất lượng tốt. Thảm thực vật trên các đảo khá phong phú chủng loại. Rừng tự nhiên đa dạng với nhiều loại gỗ tốt và nhiều song mây, ràng rang. Rừng trồng gồm phi lao, bạch đàn, thông đuôi ngựa. Trên đảo Thanh Lân còn có cam, quýt, chuối đã nhiều năm thành sản phẩm hàng hoá nổi tiếng trong tỉnh. Có nhiều loại dược quý hiếm như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía... trên các đảo. Động vật rừng từ xa xưa khá nhiều nay ở đảo Thanh Lân còn có đàn khỉ vàng chừng 100 con và nhiều động vật quý hiếm khác.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:08:56 am »

* Đảo Trần

Đảo Trần nằm trong địa phận huyện Cô Tô có diện tích là 4.465km và nằm cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 30km. Hòn đảo này có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong vịnh Bắc Bộ và là hòn đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc Việt Nam.


Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đảo chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa và khí hậu đại dương, tuy nhiên thường có những cơn bão và gió lớn bất thường kéo theo mưa lớn gây ảnh hương nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng trên cạn và san hô ở đảo. Hiện tại đảo Trần không có dân cư chính thức sinh sống lâu dài ổn định, nhưng thường xuyên có mặt hàng trăm người gồm bộ đội, công nhân và ngư dân trên đảo.


Đảo Trần là một hòn đảo nhỏ, phần chân rạn hẹp nên san hô cứng chỉ phân bố tới độ sâu 5m. San hô ở các khu vực phía Bắc đảo còn nguyên vẹn chiếm 87,5% thành phần loài san hô toàn đảo. Khu hệ cỏ biển ưu thế bởi 2 loài Halophila ovalis và Cymodocea rotunda. Trai ngọc ở khu vực biển, đảo Trần là một trong số các loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ nên cần được bảo vệ. Khu hệ sinh vật trên cạn có 241 loài bao gồm 182 loài thực vật thuộc 166 chi và 86 họ, 59 loài động vật thuộc 4 lớp.


Đảo Trần hiện nay thuộc sự quản lý của huyện Cô Tô và bộ đội trên đảo. Tuy nhiên, nếu không có các chính sách và chiến lược cụ thể thì việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trên đảo và các hệ sinh thái biển xung quanh là rất khó khăn do dân cư trên đảo chủ yếu là từ nơi khác tới. Năm 1999, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường báo cáo đề xuất đảo Trần nằm trong mạng lưới các khu bảo tồn biến Việt Nam do Bộ Thủy sản quản lý. Theo báo cáo, khu bảo tồn biển của đảo Trần sẽ gồm 2 phân vùng là vùng lõi và vùng đệm.


Vùng lõi bao gồm toàn bộ hòn đảo và vùng nước xung quanh đảo kể từ 6m trở vào; vùng đệm nằm ngoài vùng lõi với diện tích 452ha. Do vậy, cần có sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan chức năng và các cấp, các ngành để bảo tồn các hệ sinh thái và tài nguyên trong khu vực đảo Trần.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2022, 07:09:43 am »

* Tuần Châu

Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn các hòn đảo lớn nhỏ được tạo hoá sắp xếp trên đại dương bao la của biển trời Hạ Long, mỗi một hòn đảo mang một dáng vẻ riêng, đảo thì có hang Sửng Sốt, đảo thì có động Thiên Cung, có hang Trinh Nữ... riêng Tuần Châu là hòn đảo đất duy nhất nằm trong vùng di sản. Ngoài những vẻ đẹp thiên nhiên như rừng thỗng, hồ nước, bãi biển..., đảo Tuần Châu còn mang trên mình những dấu tích lịch sử của đất nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đảo Tuần Châu làm nơi nghỉ ngơi của Người cùng các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước khi Người về thăm đảo năm 1959.


Đảo Tuần Châu hiện tại có diện tích khoảng 400ha, theo quy hoạch được duyệt, diện tích đảo Tuần Châu sẽ mở rộng lên tới 675ha. Đảo có vị trí rất thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, cách quốc lộ 18A khoảng 2km. Đây là tuyẽn đường huyết mạch quan trọng kết nối tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.


Tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ "lính tuần" và "tri châu" vì xưa kia, thời phong kiến, trên đảo đặt một trạm lính canh phòng có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vùng biên ải do viên tri châu quản lý. Từ năm 1999 trở về trước, cơ sở vật chất trên đảo rất nghèo nàn và lạc hậu: không có điện lưới, không có nước sạch, đường sá chỉ là đường mòn và không có các phương tiện giao thông cơ giới. Tuần Châu lúc đó chỉ là một xã đảo nghèo trực thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới sử dụng các phương tiện đánh bắt rất thô sơ. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân vì thế rất thiếu thốn.


Dự án đầu tiên mang tầm chiến lược quan trọng của Công ty Âu Lạc là lấp biển, đắp con đường nối liền Tuần Châu với quốc lộ 18A. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 28 tháng 2 năm 1998, con đường chính thức được khởi công xây dựng. Trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng với ý chí quyết tâm và lòng đoàn kết, ngày 8 tháng 2 năm 1999, con đường đã chính thức nối đảo với đất liền và biến ước mơ của người dân trên đảo thành hiện thực.


Hiện nay, đảo Tuần Châu đã nổi tiếng trong và ngoài nước và được coi là điểm đến không thể thiếu của các tour du lịch với các công trình như: Câu lạc bộ cá heo, hải cẩu sư tử biển, trình diễn ca múa nhạc thời trang; rạp xiếc, câu lạc bộ biểu diễn cá sấu, bãi tắm nhân tạo, khu ẩm thực Việt Nam, quần thể các cụm biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, khu vui chơi giải trí dưới nước gồm hoạt động như cano kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao, dịch vụ tham quan vịnh Hạ Long bằng tàu du lịch, bằng cano, dịch vụ tham quan vịnh Hạ Long bằng máy bay trực thăng, công viên trình diễn nhạc nước, laser, chiẽu phim trên màn nước lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Logged
hqnd
Thành viên
*
Bài viết: 229


« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2022, 07:06:58 am »

* Đảo Bạch Long Vĩ

Bạch Long Vĩ là một huyện đảo thuộc Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5km2 khi có thủy triều lên và khoảng 4km2 khi thủy triều xuống. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đảo Bạch Long Vĩ (20°07'35" và 20°08'36" vĩ độ Bắc; 107°42'20" - 107°44'15" kinh độ Đông), nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ (cách Hòn Dấu - Hải Phòng 110km, cách đảo Hạ Mai 70km, cách mũi Ta Chiao - Hải Nam 130km). Đảo có một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong tám ngư trường lớn của vịnh, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ.


Trước đây đảo còn có tên là Vô Thủy và một tên khác là Phù Thủy Châu. Theo hiệp ước Pháp - Thanh 1887, Bạch Long Vĩ - nằm phía Tây kinh tuyến 105°43' tính từ Paris (tức 108°43') trong vịnh Bắc Bộ - thuộc về nước An Nam (xứ bảo hộ của Pháp).


Năm 1920, sau khi tìm được nguồn nước ngọt, dân cư vùng Quảng Yên - Việt Nam tới đây sinh sống, lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và khai thác hải sản. Năm 1937, vua Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đại. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo. Năm 1949, Quốc dân đảng (Trung Quốc) thua trận chạy ra Đài Loan, chiếm Bạch Long Vĩ. Tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quõc đánh chiếm đảo.


Ngày 16 tháng 1 năm 1957, Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tiếp quản đảo, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống.


Ngày 16 tháng 1 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tàu đánh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.


Cuối năm 1965, Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, toàn bộ dân cư của đảo đã được sơ tán về đất liền. Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn 152, sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân) làm nhiệm vụ.


Ngày 9 tháng 12 năm 1992, Chính phủ ra Nghị định số 15-NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 26 tháng 2 năm 1993, Hải Phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo. Ngày 27 tháng 7 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM