Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:17:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Góp phần chống diễn biến hòa bình trong lĩnh vực Quân sự Quốc phòng  (Đọc 1831 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:13:44 am »

CHIẾN TRANH NGÀY NAY PHẢI CHĂNG LÀ
"SỰ ĐỤNG ĐỘ GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH"


"Sự đụng độ giữa các nền văn minh" là một luận thuyết của S.Huntington được sinh ra sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhằm tạo cơ sở lý luận cho chính sách bành trướng và xác lập "giá trị" phương Tây, "giá trị" Mỹ trên phần còn lại của quả đất. Trong luận thuyết của mình, S.Huntington cho rằng, "nguồn gốc cơ bản của mọi xung đột trên thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa"1 (S.Huntington: Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003, tr.20, 14); rằng "cuộc chiến tranh thế giới tới đây, nếu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh qua các nền văn minh"; rằng văn hóa đã thay thế "bức màn sắt hệ tư tưởng"2 (S.Huntington: Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003, tr.20, 14), v.v...


Bằng lập luận đó, S.Huntington đã xóa bỏ vấn đề tư tưởng, kinh tế và giai cấp trong các xung đột của thế giới đương đại; đã tước bỏ bản chất thực sự của chiến tranh, thay vào đó là sự đụng độ về văn minh, văn hóa; chưa nói đến hậu quả tệ hại của luận thuyết này là làm cho loài người phải chờ đợi và chuẩn bị một cuộc chiến tranh trong tương lai, chiến tranh "giữa các nền văn minh". Có thật là các mối quan hệ trong thời đại ngày nay không còn mang dấu ấn giai cấp? Có thật là chiễn tranh ngày nay đã mất đi bản chất chính trị - giai cấp của nó? Câu trả lời ở đây rõ ràng là không phải như vậy.


Trước hết, cần khẳng định rằng bản thân lập luận của S.Huntington cũng không phải là một lập luận không có tính giai cấp; trái lại nó mang đậm bản chất giai cấp, là lập luận của một đại biểu tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc trong thời đại mới. Thử hỏi, sự đụng độ giữa các nền văn minh, đó là sự đụng độ giữa các nền văn minh nào? Phải chăng, theo S.Huntington, đó là sự đụng độ giữa văn minh phương Tây, thực chất là văn minh Mỹ với các nền văn minh "phi phương Tây", "phi Mỹ" trên thế giới? Đúng như vậy! Như thế rõ ràng là, cái văn minh, văn hóa mà S.Huntington đưa ra không phải thuần tuý chỉ là văn minh, văn hóa, mà là rất đậm đặc tư tưởng, lập trường của giai cấp mà ông ta đại biểu. S.Huntington đã đặt những nền văn minh "phi phương Tây", đặc biệt là các nền văn minh Hồi giáo, Nho giáo vào vị trí đối lập với văn minh phương Tây, coi các nền văn minh này là những "mối đe dọa chủ yếu", những "thách thức" các "giá trị" phương Tây, thậm chí những người sau còn liệt vào là "những nguy cơ khủng bố".


Như vậy là, chiến tranh, dù là theo cách diễn đạt của S.Huntington, cũng không phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh, phi ý thức hệ, phi chính trị; mà là chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống các quốc gia độc lập có chủ quyền, là chiến tranh của nhân dân các nước đó chống chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ nền độc lập và sự sống của mình. Chẳng cần phải bàn luận nhiều, thực tế những cuộc chiến tranh của Mỹ và Đồng minh chống Nam Tư năm 1999, chống Ápganixtan năm 2002, chống Irắc năm 2003 đã chứng minh rõ điều đó. Nếu có gọi là "sự đụng độ", "sự va chạm" giữa các nền văn minh thì không phải do những khác biệt giữa các nền văn minh tạo ra, mà là do tham vọng chính trị và lợi ích vị kỷ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến.


Thứ hai, luận thuyết của S.Huntington đã cố gắng phủ nhận bản chất giai cấp, mục đích chính trị của chiến tranh, lại như được những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ làm cho nó có vẻ có sức thuyết phục hơn! Điều đó dẫn đến những hậu quả tai hại, mà dường như chúng ta cũng đã thấy được qua các cuộc chiến tranh gần đây. Đã có những nhận thức sai lầm rằng dường như luận điểm lêninnít "chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực" không còn giá trị nữa, nó đã mất đi ý nghĩa thực tiễn!? Nhận thức sai lầm ấy tất yếu dẫn đến thái độ không đúng đối với chiến tranh, dẫn đến sự lẫn lộn trong xem xét bản chất, tính chất của chiến tranh.


Cần khẳng định rằng, luận điểm lêninnít: chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Cái chính trị mà chiến tranh kế tục ấy không phải là cái gì đó gọi là "văn minh" phi giai cấp, phi ý thức hệ như S.Huntington nói; mà là chính trị của một giai cấp nhất định, của một nhà nước, một quốc gia nhất định.


Cũng không thể cho rằng, với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại đã làm cho chiến tranh chỉ là sự đọ sức về khoa học và công nghệ giữa các bên tham chiến. Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự, dù có diễn ra hết sức sâu sắc, mà hiện nay chúng ta chưa có thể tiên lượng và phân tích hết được những tác động của nó đến chiến tranh tương lai, cũng không có nghĩa là dẫn đến sự thay đổi về nguồn gốc, bản chất, tính chất của chiến tranh.


Dù cho chiến tranh hiện đại, hình thức, nghệ thuật, phương thức, cách đánh có thể có nhiều thay đổi nhưng sử dụng sức mạnh quân sự để khuất phục ý chí đối phương vẫn là mục đích của kẻ phát động chiến tranh. Vũ khí công nghệ cao mà các cuộc chiến tranh sử dụng dù có hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng chúng vẫn chỉ là phương tiện, công cụ để tiến hành chiến tranh.


Thứ ba, cần phải khẳng định bản chất thực sự của chiến tranh; đồng thời làm rõ mục đích chính trị cụ thể mà chiến tranh hiện nay kế tục là gì, có điều gì mới. Ở đây, luận điểm lêninnít về chiến tranh vẫn là cơ sở phương pháp luận khoa học cho phép lý giải bản chất chính trị của các cuộc chiến tranh trên thế giới hiện nay. Muốn xác định mục đích chính trị cụ thể của chiẽn tranh cần phải xem xét đường lối chính trị của các bên tham chiến: kẻ phát động chiến tranh và người chống lại cuộc chiến tranh đó.


Những năm cuối cùng của thê kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, loài người đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh do Mỹ và phương Tây phát động chống các quốc gia độc lập có chủ quyền, với việc sử dụng vũ khí công nghệ cao và nghệ thuật, phương thức tiến hành chiến tranh mới, thủ đoạn phát động chiến tranh, cách đánh mới. Sự phát triển mới đó thực chất là chỉ nhằm đạt được mục đích chính trị cơ bản của kẻ phát động chiến tranh.


Mục đích chiến lược cơ bản của Mỹ là đứng ra làm vai trò sen đầm quốc tế, điều khiển, thao túng tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới, kiến tạo trật tự thế giới mới đơn cực do Mỹ chi phổi, xác lập "giá trị" Mỹ, mà theo cách diễn đạt của S.Huntington thì đó là "văn minh phương Tây", "văn hóa Mỹ" trên toàn hành tinh. Mục đích chiến lược cơ bản ấy được thực hiện thông qua nhiều biện pháp chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại... và đặc biệt là sử dụng vũ lực. Tham vọng trở thành bá chủ thế giới là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh và là chính trị mà các cuộc chiến tranh do các thế lực đế quốc, hiếu chiến phát động kế tục, chứ không phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh nào cả.


Mục đích chiến lược cơ bản ấy quy định mục đích chính trị cụ thể, trực tiếp của từng cuộc chiến tranh. Mục đích chính trị cụ thể của từng cuộc chiến tranh vừa là sự biểu hiện mục đích chiến lược cơ bản trong từng trường hợp cụ thể, vừa phản ánh tính đặc thù, riêng biệt của mục đích chính trị trong từng cuộc chiến tranh. Trong chiến tranh chống Irắc, mục đích cụ thể của Mỹ cũng là nhằm làm cho nước này thành quốc gia phát triển theo những "giá trị" Mỹ. Như vậy là, cho dù mục đích cụ thể của từng cuộc chiến tranh chống các quốc gia độc lập có chủ quyền có khác nhau, nhưng đều là sự tiếp tục đường lối chính trị đổi nội, đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, đều nhằm xác lập "giá trị" phương Tây, "giá trị" Mỹ lên các quốc gia dân tộc khác; và đều là sự thể hiện chủ nghĩa cường quyền mới của các thế lực đế quốc, hiếu chiến trong thời đại ngày nay.


Xem xét nguồn gốc, bản chất, tính chất của chiến tranh trong thời đại ngay nay vẫn là phải xem xét bản chất giai cấp và đường lối chính trị của quốc gia tiến hành chiến tranh, phải "nghiên cứu chính trị được tiến hành trước chiến tranh, chính trị đang dẫn đến và đã dẫn đến chiến tranh" như Lênin đã từng dạy. Đó là phương pháp luận khoa học và chính xác. Theo đó, nếu mục đích chính trị của kẻ phát động chiến tranh là "áp đặt ý chí" của mình cho đối phương, thì việc chống lại sự "áp đặt ý chí" ấy là mục đích chính trị trực tiếp của các quốc gia dân tộc bị tấn công nhằm chống lại kẻ thù, bảo vệ độc lập chủ quyền của mình. Đó là cuộc chiến tranh nhằm khẳng định và bảo vệ "quyền dân tộc tự quyết" - như Lênin nói - của các quốc gia dân tộc chống chủ nghĩa cường quyền mới của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến.


Chiến tranh trong thời đại ngày nay rõ ràng không chỉ là sự phản ánh chính trị cụ thể của các bên tham chiến, mà còn thể hiện những mâu thuẫn của thời đại; là sự thể hiện bản chất và tham vọng của chủ nghĩa đế quốc và thế lực hiếu chiến; là cuộc đấu tranh của các lực lượng chính trị đối lập nhau mang tính toàn cầu, chứ tuyệt nhiên không phải là "sự đụng độ giữa các nền văn minh", hay "chiến tranh qua các nền văn minh", "phi ý thức hệ" như luận thuyết của S.Huntington.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:15:00 am »

CẦN TÔN TRỌNG LỊCH SỬ


Dân tộc Việt Nam đang vững bước đi lên trong thế kỷ XXI với một tư thế mới, tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình. Với những định hướng lớn mà Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra, nhân dân Việt Nam vững vàng, tự tin hướng tới tương lai. Hơn tám thập kỷ qua, ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng ta giương cao đã đem lại cho dân tộc ta tư thế ấy.


Uy tín, vị thế đất nước và mối quan hệ bầu bạn của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, kể cả với Mỹ như ngày hôm nay được tạo dựng là bởi những thắng lợi vĩ đại và huy hoàng của một dân tộc tiêu biểu cho lương tri nhân loại trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm, thống nhất đất nước; đồng thời được tạo dựng bởi những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đáng tự hào của công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Điều đó là đã quá rõ ràng. Thế nhưng vẫn có một số người bày tỏ các quan điểm lệch lạc, sai trái, họ đổ lỗi cho chúng ta, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc, thực dân, đã gây ra "mấy chục năm binh đao, khói lửa", gây nên những cảnh chết chóc đau thương (!). Có người còn đưa ra những đánh giá hết sức sai lệch về chiến tranh Việt Nam, rằng quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam là một sai lầm bởi "cuộc triệt thoái của Mỹ đó được trả bằng cái giá sinh mạng của nhiều triệu người vô tội" với những "đau đớn" như "nạn thuyền nhân" và "trại cải tạo"; rằng "sự kinh hoàng sau chiến tranh ở Việt Nam có thể sánh với "cánh đồng chết" ở Campuchia" dưới bàn tay diệt chủng tàn bạo của Khơme Đỏ.


Những đánh giá trên đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách và các nhà sử học Mỹ, cũng như của nhân dân Việt Nam.

Thực tế lịch sử đã khẳng định, việc rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam là việc làm bắt buộc và tất yếu do sự thất bại của Mỹ trong chính sách đưa quân xâm lược Việt Nam, chứ không phải là một "sai lầm lịch sử" mà từ đó dẫn đến những "đau đớn" cho nhiều triệu người. Bởi vì, "Từ tháng 11-1968, quân đội Mỹ còn nguyên vẹn về thể xác nhưng tinh thần dao động hết rồi"1 (Maicơn Máclia: Việt Nam, cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.172), như một tác giả người Mỹ đã nhận xét. Cái "sai lầm lịch sử" ở đây, nếu có thể nói, thì chính là dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam, về điều này, nhiều quan chức và học giả Mỹ đã thừa nhận.


Trên tờ The Independent của Anh ngày 24-8-2007, nhà báo tư sản nổi tiếng Rubert Conwell cũng đã phải lên tiếng phản bác lại cách nhìn nhận sai lệch đó "Hôm nay cách nhìn nhận đó đã sụp đổ"1 (Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 30-8-2007, tr.3). Rubert Conwell khẳng định: "Trên thực tế, không thể đổ lỗi những thảm kịch này cho việc rút quân vội vàng. Quá trình quân Mỹ rút khỏi Việt Nam là một quá trình lâu dài, có trình tự bắt đầu từ năm 1968 và diễn ra trong sáu năm. Đối với vấn đề Pôn Pốt, các nhà sử học đều nhất trí rằng nếu không có chiến tranh ở Việt Nam và những phá hủy do bom Mỹ và âm mưu của CIA trên đất Campuchia, thì chắc chắn hầu như không có thảm kịch đó"2 (Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 30-8-2007, tr.3).


Sự phản bác của nhà báo Rubert Conwell nêu trên đã cho thấy phần nào sự thật, những thảm họa đối với "nhiều triệu người vô tội", "nạn thuyền nhân" và "trại cải tạo", "sự kinh hoàng" như "cánh đồng chết" ở Campuchia là do ai gây nên rồi, chẳng cần phải luận chứng nhiều hơn nữa ở đây.


Hãy tôn trọng sự thật lịch sử như đúng nó vốn có, hãy nhìn nhận lịch sử với con mắt khách quan.

Không thể phủ nhận, coi thường những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta ở thế kỷ XX. Làm sao mà một dân tộc quyết đứng lên bảo vệ cuộc sống và độc lập, tự do của mình lại bị coi là kẻ gây ra chiến tranh, gây ra chết chóc đau thương!


Bất kỳ người nào có cái nhìn khách quan, đều thấy rằng, kẻ gây ra mấy chục năm "binh đao, khói lửa" đối với dân tộc Việt Nam không ai khác chính là thực dân, đế quốc. Trải qua suốt mấy chục năm "binh đao, khói lửa" ấy, nhân dân Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên kỳ tích, khiến cả thế giới kính phục và gọi Việt Nam là "lương tri của thời đại". Nhân dân Việt Nam với ý chí "không có gì quý hơn độc lập, tự do" đã đứng lên chiến đấu chấp nhận gian khổ hy sinh để bảo vệ quyền được sống trong tự do và độc lập.


Nhà báo người Anh Thomas Fowler đã có nhận xét, bình luận chí lý rằng, nguyện vọng thật sự của người Việt Nam không phải là muốn chiến tranh, mà "Họ muốn có đủ cơm ăn, họ không muốn bị bắn giết. Họ không muốn những người da trắng bảo cho họ biết họ muốn gì"1 (Thông tấn xã Việt Nam: Tlđd, tr.5). Sự anh dũng chiến đấu hy sinh chống xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc và cuộc sống của mình đã làm cho nhân dân Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX.


Thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược ở thế kỷ XX là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Chính thắng lợi này mới tạo cơ sở cho quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cho quan hệ Việt - Mỹ phát triển ngày càng tốt đẹp như hiện nay. Chính Ngoại trưởng Mỹ H.Clintơn đã "thực sự phấn khích" khi được trở lại Việt Nam: "Tôi tự hào được quan sát những bước tiến ngoạn mục của quan hệ song phương 15 năm qua, kể từ khi chồng tôi, Tổng thống Bin Clintơn thực hiện bình thường hóa quan hệ với Việt Nam"; đồng thời đã chuyển thông điệp của Tổng thống Mỹ B.Ôbama với mong muốn: "Tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia lên mức cao hơn". Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết "sự năng động, tiến bộ của Việt Nam ngày nay so với niềm vui của chúng tôi cách đầy 10 năm thì hôm nay còn nhiều hơn"1 (Báo Quân đội nhân dân, ngày 2-8-2010, tr.8 ).


Một dân tộc còn đầy rẫy trên mình các vết thương chiến tranh bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tự hào về trang sử hào hùng oanh liệt của mình, nhưng chúng ta gác lại quá khứ để hướng tới tương lai, mở rộng vòng tay với bạn bè thế giới, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chúng ta khẳng định, Việt Nam "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.83-84).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:17:35 am »

CHÍNH TRỊ - TINH THẦN CỦA QUÂN DÂN TA
TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - HAI GÓC NHÌN


1. Về chính trị - tinh thần của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự so sánh rất chính xác, khi Người nhấn mạnh: "Về tinh thần và chính trị thì ta mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr. 77). Người còn khẳng định, không một quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của cả một dân tộc. Sự mạnh hơn "gấp trăm gấp ngàn lần" ấy là nhân tố chủ yếu làm nên chiến thắng của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kẻ thù không thể nào "đánh ngã" được. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định: "Thực dân Pháp sở dĩ thất bại, vì chúng là phe tà, là bọn cướp nước... Việt Nam sở dĩ thắng lợi là vì quân và dân ta đoàn kết nhất trí, kháng chiến anh dũng, vì chính nghĩa ở về phía ta"2 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.12, tr 238).


Trong tác phẩm Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Đại tưóng Võ Nguyên Giáp có sự phân tích rất sâu sắc cái làm nên sức mạnh to lớn của quân đội ta: "Chiến tranh ở Việt Nam không chỉ là sự đọ sức giữa hai quân đội; ở đây bọn thực dân xâm lược phải đánh nhau với cả một dân tộc; cả dân tộc Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đang đứng dậy chống lại chúng. Chính vì thực dân không nhận thấy sự thật sâu sắc đó, cho nên chúng đã tưởng chừng dễ dàng giành được thắng lợi mà chung quy lại đi đến thất bại"1 (Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959, tr. 100-101). Đại tướng nhấn mạnh mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân dân ta là "vì độc lập cho Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày, để mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội"2 (Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1969, tr.140).


Chính trị - tinh thần của quân dân ta, những người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên các chiến trường và ở hậu phương, là sự biểu hiện tập trung chính trị - tinh thần của cả nước, sự đoàn kết của toàn dân tộc, là sức mạnh của đất nước, của chế độ, của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội... được quy tụ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sức mạnh cơ bản ấy không phải là sức mạnh của một đội quân nhà nghề, không phải chủ yếu nằm ở vũ khí trang bị, mà là ở chính trị - tinh thần, ở ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.


Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta là nhân tố chiếm ưu thế tuyệt đối so với quân xâm lược Pháp.

Ưu thế tuyệt đối về chính trị - tinh thần của quân dân ta biểu hiện tập trung trên những vấn đề chính: một là, ưu thế của những con người chiến đấu vì mục tiêu chính nghĩa so với những tên lính xâm lược, phi nghĩa, bọn thực dân đế quốc; hai là, ưu thế của tinh thần quyết tâm chiến đấu cao của những con người đầy khát vọng giải phóng, chống xâm lược so với quyết tâm chiến đấu của những tên lính đánh thuê; ba là, ưu thế của sức mạnh tổng hợp đang trên đà chiến thắng, hội tụ vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng nhằm giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc so với sự cố gắng cao nhất của bọn xâm lược nhằm cứu vãn tình thế thất bại không tránh khỏi.


Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ưu thế chính trị - tinh thần của quân dân ta đã được phát huy cao độ, góp phần quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng. Từ một nhân tố chiếm ưu thế tuyệt đối, thế và lực của quân dân ta không ngừng lớn mạnh và phát triển, trở thành ưu thế toàn diện áp đảo đối phương, làm cho cứ điểm "vững chắc", "pháo đài khổng lồ không thể công phá" Điện Biên Phủ trở thành nơi chôn vùi quân xâm lược. Đây là một quy luật vận động và phát triển của nhân tố chính trị - tinh thần quân dân ta trong chiến tranh, nhất là trong các chiến dịch lớn, trong các trận quyết chiến chiến lược.

Đó là góc nhìn thứ nhất, góc nhìn của những người làm nên chiến thắng.


2. Những người bên kia chiến tuyến, trong chiến tranh và cả sau này, cũng đã có nhận thức khá rõ về sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tướng Pháp Hăngri Nava phải xót xa thừa nhận: "Về mặt chính trị... sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm ở trong tinh thần dân tộc và cả xã hội... Suốt bảy năm nay (1946 - 1953), đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất là Hồ Chí Minh và Tổng chỉ huy quân sự duy nhất là Võ Nguyên Giáp"1 (Lê Kim: Tướng Hăngri Nava với Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.17, 20); "kẻ thù (quân dân ta - TG) rất thống nhất về chính trị, năng động và quyết tâm đạt đến mục tiêu bằng mọi cách"2 (Lê Kim: Tướng Hăngri Nava với Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.17, 20).


Tướng Nava phân tích khá kỹ: "ở Việt Minh, không có những chủ trương chính trị và những chủ trương quân sự riêng rẽ mà là những chủ trương chính trị, quân sự thống nhất. Những chủ trương đó được quyết định bởi một Ủy ban Trung ương mà người tổng chỉ huy đồng thời là bộ trưởng quốc phòng là một ủy viên. Kế hoạch quân sự được đặt trong một tổng thể mà tất cả mọi việc đều hướng vào nhiệm vụ bảo đảm cho sự thành công"3 (Hăngri Nava: Thời điểm của sự thật, Nxb. Plông, Pari, 1979, tr.285. 229).


Tướng Pháp Xalăng cũng phải thừa nhận về sức mạnh chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, khi cho rằng: "Một nhân tố quan trọng cực kỳ, đó là quân đội của họ (quân đội ta - TG), một quân đội... rất kỷ luật và can trường, sẵn sàng phục vụ đường lối chính trị của Chính phủ, là "đối thủ đáng kính trọng"..., là cái bảo đảm cho cả một Đông Dương đỏ"1 (Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.175-176, 174).


Báo Rivaron, số ra ngày 8-7-1954, cũng xác nhận sức mạnh tinh thần to lớn của quân dân ta: "Tinh thần của quân đội họ cao (quân đội Việt Minh). Đó là tinh thần của kẻ chiến thắng... Mặt khác cũng phải nói rằng, dân chúng có cảm tình với Cụ Hồ Chí Minh. Dân chúng sẵn sàng rời bỏ nơi mình ở để theo Cụ Hồ, theo Việt Minh". Nhà văn Gioócgiơ K.Tenyhen người Mỹ cho rằng: "Họ (quân đội ta - TG.) là một lực lượng được huấn luyện với nhiều nhiệm vụ riêng biệt, để thực hiện các hoạt động quân sự, các hoạt động thâm nhập và chiếm lĩnh về chính trị. Đó là chìa khóa thắng lợi của Việt Minh"2 (Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.175-176, 174).


Nhà văn Gioócgiơ K.Tenyhen phân tích khá kỹ cội nguồn sức mạnh của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và chỉ rõ, quân đội Việt Minh "Có cội rễ sâu xa trong dân chúng về chính trị, quen thuộc địa hình, nhân dân cung cấp tình báo cho họ mà người Pháp không thể nào có được hy vọng như thế. Dân thường có thể giúp đỡ họ về tiếp tế, liên lạc, cung cấp nhân lực, đóng thuế lương thực. Họ được che chở, còn lính Pháp không thể hòa mình vào nhân dân như lính Việt Minh"1 (Gioócgiơ K.Tenyhen: Chiến tranh cách mạng của cộng sản, New York, 1963).


Nhà văn Giuyn Roa cũng có cách nhìn nhận khá tường tận khi cho rằng, quân đội Việt Minh biết rằng "họ chiến đấu vì một nền độc lập của mình", chống lại một chủ nghĩa thực dân đang bị xóa sổ trên toàn thế giới; "nếu họ chết đi, họ sẽ chết với tiếng thét tự do". Giuyn Roa viết tiếp: "Trong quân đội nhân dân... mỗi đội dân công..., mỗi chiến sĩ đều ham được hy sinh. Lúc đầu, những cái đó làm ta mỉm cười, nhưng rồi mọi người phải kinh ngạc vì hiệu quả của lý tưởng vì Tổ quốc"2 (Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt của người Pháp, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.146).

Đó là góc nhìn thứ hai, góc nhìn từ phía bên kia.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:42:23 am »

3. Cả hai góc nhìn trên tuy khác nhau về lập trường, quan điểm, về mức độ đánh giá và sự toàn diện, nhưng đều cho thấy sức mạnh to lớn, nhân tố làm nên chiến thắng của quân dân ta chủ yếu không phải nằm ở vũ khí trang bị, ở tiềm lực kinh tế, quân sự, không phải ở sức mạnh vật chất, mà chủ yếu là ở sức mạnh chính trị - tinh thần, với nội dung cốt lõi là ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân cả nước, của toàn thể dân tộc trước bọn thực dân xâm lược.


Trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta đã được quy tụ thống nhất, được phát huy cao độ, được thăng hoa đến độ rực rỡ, trở thành sức mạnh vật chất to lớn, kết dính và nâng cao tất cả các nguồn sức mạnh khác của cả dân tộc, của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đủ sức chiến thắng đối phương.


Vai trò to lớn của nhân tố chính trị - tinh thần quân dân đã được thể hiện sinh động trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu của mọi tầng lớp nhân dân, của các dân tộc, tôn giáo, của mọi lứa tuổi, của quân dân cả nước suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Quân dân ta chiến đấu vì mục tiêu chính nghĩa, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự hội tụ đến đỉnh điểm quyết tâm của quân dân cả nước nhằm thực hiện mục tiêu chính nghĩa ấy. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, với 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, nhiều tiểu đoàn pháo, công binh, xe tăng, lại được hỗ trợ nhiều máy bay và thường xuyên tăng viện trong quá trình chiến đấu, là một "pháo đài" "vững chắc", đã bị đập tan bởi sức mạnh tổng hợp của quân dân ta, mà nhân tố chính trị - tinh thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng, làm cho "pháo đài" đó trở thành nơi tiêu tan mọi ý chí của bọn xâm lược, làm "chấn động địa cầu".


Những người bên kia trận tuyến cũng phải thừa nhận sức mạnh tinh thần to lớn của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dù rằng sự thừa nhận đó còn muộn màng, dù rằng sự thừa nhận đó còn chưa được đầy đủ, toàn diện. Họ đã thấy được phần nào vai trò sức mạnh tinh thần của quân dân ta và cũng đã phần nào nhìn nhận được những nguyên nhân tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn đó. Dù là chưa đầy đủ, nhưng những nhận định về quân đội ta là một quân đội "Có cội rễ sâu xa trong dân chúng về chính trị", "sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm ở trong tinh thần dân tộc và cả xã hội", có "lý tưởng vì Tổ quốc", có "chủ trương chính trị, quân sự thống nhất", có sự "thống nhất về chính trị, năng động và quyết tâm" chiến thắng của quân dân cả nước, đã cho thấy sự hiển hiện sinh động và cụ thể sức mạnh tinh thần của quân dân ta trong thực tiễn chiến tranh, mà đối phương không thể không thừa nhận.


Một sức mạnh tinh thần như thế thì không một thế lực xâm lược nào có thể chiến thắng nổi; và một quân đội "không thể hòa mình vào nhân dân", chiến đấu vì mục tiêu phi nghĩa, cho một chủ nghĩa thực dân "đang bị xóa sổ trên toàn thế giới" như quân đội thực dân Pháp, thì sự thất bại là một điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi.


Tuy nhiên, với tư duy quân sự tư sản, những người bên kia chiến tuyến cũng không thể hiểu hết được sức mạnh tiềm tàng và to lớn của quân dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sự không biết người, không biết ta là một nguyên nhân cơ bản dẫn thực dân Pháp đến thất bại thảm hại; và sự "hiểu biết" nêu trên cũng không đủ mang đến cho các thế lực xâm lược sức mạnh cần thiết để chúng có thể giành "thắng lợi" trong các cuộc thập tự chinh sau đó, dù rằng chúng có thể giành được thắng lợi ban đầu. Kẻ xâm lược, cướp nước, phi nghĩa, "phe tà" không thể hiểu hết được sức mạnh tinh thần to lớn của các quốc gia dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, không thể hiểu hết được sức mạnh của chính nghĩa, của truyển thống lịch sử, văn hóa và ý chí quyết tâm bảo vệ sự sinh tồn của các dân tộc trước các thế lực ngoại xâm.


4. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thực tiễn sinh động chứng minh luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin trong thời đại mới: "Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường"1 (V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.147). Trong tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra rất cao, chúng ta phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, để có thể bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống, kể cả trong điều kiện chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao, nếu xảy ra. Sức mạnh cơ bản và cái cơ sở chủ yếu để tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới vẫn là nhân tố chính trị - tinh thần.


Vì vậy, xây dựng, củng cố và phát huy chính trị - tinh thần của quân dân ta là nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết và là đòi hỏi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Yêu cầu cơ bản của việc xây dựng, củng cố và phát huy chính trị - tinh thần là: trong thời bình thì mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; khi chiến tranh xảy ra thì nhanh chóng huy động sức người, sức của đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu chiến tranh, quân với dân một ý chí, quyết tâm chiến thắng.


Xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các tầng lớp nhân dân, của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều chủ yếu và quyết định nhất là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời phải gắn với việc xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:43:59 am »

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975 VÀ
SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY - TIẾP CẬN TỪ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ - TINH THẦN


Có nhiều nhân tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, trong đó việc xem xét nhân tố chính trị - tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự hội tụ sức mạnh dân tộc không chỉ trong 20 năm chống Mỹ, mà là sự phát huy đến đỉnh cao sức mạnh của cả dân tộc được hun đúc trong mấy ngàn năm lịch sử vào chiến dịch quyết chiến chiến lược với kẻ thù. Chính trị - tinh thần của quân dân ta không đứng riêng biệt lập, mà gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ với các nhân tố khác, là sức mạnh tổng hợp của đất nước, của chế độ được quy tụ trong Đại thắng mùa Xuân 1975.


Một là, nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975.

"Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn chưa từng thấy"1 (V. I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.147). Đó là luận điểm kinh điển của V.I.Lênin về vai trò nhân tố của chính trị - tinh thần trong chiẽn tranh. Trong Đại thắng mùa Xuân 1975, vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần được thể hiện rõ ở hai nội dung:

Thứ nhất, trong Đại thắng mùa Xuân 1975, chính trị - tinh thần của quân dân ta là động lực to lớn, ưu thế tuyệt đối so với đối phương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một luận điểm nổi tiếng khi Người viết, không quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thế một dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân dân ta chiến đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự hội tụ đến đỉnh điểm quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân cả nước nhằm thực hiện mục tiêu chính nghĩa ấy. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, niểm tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa đã thôi thúc quân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thực hiện nghiêm túc quyết tâm chiến lược của Đảng ta. Sự thắng lợi nhanh chóng của quân dân ta, sự rối loạn và thất bại nhanh chóng của quân địch trong chiến dịch Tây Nguyên những ngày tháng 3-1975, bắt đầu từ "đòn điểm huyệt" then chốt Buôn Ma Thuột, là thực tế sinh động minh chứng "ưu thế tuyệt đối" về chính trị - tinh thần của quân dân ta so với đối phương.


Sức mạnh chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 biểu hiện ở sức mạnh của những con người chiến đấu vì mục tiêu cao cả, chính nghĩa, ở tinh thần quyết tâm chiến đấu cao của những con người đầy khát vọng giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, ở sức mạnh tổng hợp của đất nước nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Về nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Lúc đầu, địch mạnh hơn ta gấp trăm gấp ngàn lần về vật chất. Nhưng về tinh thần và chính trị thì ta mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.77). Chính trị - tinh thần của quân dân ta không ngừng lớn mạnh và chiếm ưu thế tuyệt đối trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, được phát huy cao độ, trở thành sức mạnh áp đảo kẻ thù trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Từ một nhân tố chiếm ưu thế tuyệt đối, thế và lực không ngừng phát triển, trở thành ưu thế toàn diện áp đảo đối phương, giành thắng lợi hoàn toàn là một quy luật vận động và phát triển của nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta trong chiến tranh, nhất là trong các chiến dịch quyết chiến chiến lược.


Thứ hai, chính trị - tinh thần của quân đội ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 góp phần quan trọng làm chuyển hóa lực lượng, tạo thế và lực áp đảo quân địch và giành thắng lợi.

Chuyển hóa lực lượng trong chiến tranh không phải là sự đột biến tức thì mà là một quá trình chuyển hóa dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất cả về thế và lực. Nếu không có sự tích luỹ về lượng thì không có sự chuyển hóa về chất. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều nhân tố và sự vận động tổng hợp của tất cả các nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao; vũ khí kỹ thuật, lực lượng và thế trận... thiên thời, địa lợi, nhân hòa..., trong đó nhân tố chính trị - tinh thần đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của chính trị - tinh thần biểu hiện ở chỗ, nó như "chất keo" dính kết tất cả các nhân tố khác, làm cho sức mạnh của quân dân ta không phải là kết quả đơn thuần của các nhân tố cộng lại, mà là kết quả tổng hợp của tất cả các nhân tố, gắn các nhân tố với nhau, làm tăng lên gấp bội sức mạnh của quân dân ta.


Để giành chiến thắng, nhất thiết ta phải tạo ra được sức mạnh hơn hẳn kẻ thù. Trong Đại thắng mùa Xuân 1975, quân dân ta đã phát huy cao độ cái "ưu thế tuyệt đối" là tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương tha thiết, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước để chuyển hóa lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp hơn hẳn đối phương. Khi thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã chín muồi, Bộ Chính trị chủ trương động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân theo tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam trong tháng 4-1975. Bằng sức mạnh tổng tiến công của năm cánh quân chủ lực, sự phối hợp của các lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng nhân dân các địa phương, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, quân dân ta đập tan mọi sự kháng cự của quân ngụy, ngụy quyền tay sai đầu hàng vô điều kiện, lá cò cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng.


Lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam; ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù... là những nội dung cốt lõi trong chính trị - tinh thần của quân dân ta. Đồng thời, đó còn là sự phản ánh cội nguồn cơ bản của sự hình thành, phát triển nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975.


Toàn bộ những nội dung đó được thăng hoa, trở thành động lực trực tiếp làm xuất hiện và nở rộ những hành động anh hùng của cả dân tộc, làm nên sức mạnh thần kỳ trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Có hiểu sâu sắc vai trò của nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh mới có thể hiểu được vì sao lại phát triển, nở rộ những hình ảnh anh hùng cao đẹp, nhưng rất đỗi bình thường, giản dị gần gũi biết bao của thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, thời kỳ "ra ngõ gặp anh hùng", đi đánh giặc như đi "trẩy hội".


Không thể cảm nhận hết ý nghĩa cao đẹp và vĩ đại của thời kỳ lịch sử hào hùng đó, của Đại thắng mùa Xuân 1975 nếu không hiểu được sức mạnh chính trị - tinh thần được biểu hiện ở những hành động dũng cảm, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, hy sinh quên mình trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất của cán bộ, chiến sĩ quân đội và các tầng lớp nhân dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc.


Hiếm có ở đâu trên thế giới lại dùng từ "trẩy hội" để chỉ khí thế hừng hực ra quân, tinh thần quyết chiến quyết thắng quân thù như ở Việt Nam. Đây là một nét rất đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam và cũng là một biểu hiện rất đặc sắc về sức mạnh chính trị - tinh thần của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong Đại thắng mùa Xuân 1975.


Tinh thần ấy, khí thế ấy trong Đại thắng mùa Xuân 1975 được nuôi dưỡng suốt quá trình chiến tranh, được phát huy đến độ rực rỡ, mà cho đến bây giờ sau hơn 35 năm kết thúc chiến tranh, những con cháu của thế hệ chống Mỹ vẫn cảm nhận sâu sắc và được thôi thúc bởi khí thế hào hùng đó như là nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:44:27 am »

Hai là, một số vấn đề đặt ra trong xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong tình hình mới gặp nhiều khó khăn và thách thức mới. Cùng với chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, sự xuất hiện một loại hình chiến tranh mới, chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao do chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống các quốc gia độc lập có chủ quyền trên thế giới, đã đặt ra những thách thức mới hết sức gay gắt đối với nhân tố con người, nhân tố chính trị - tinh thần. Làm thế nào để xây dựng, phát huy được nhân tố chính trị - tinh thần, tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể chiến thắng địch trong "diễn biến hòa bình" và cả trong điều kiện chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí cống nghệ cao là vấn đề to lớn, đặc biệt hệ trọng đặt ra đối với nước ta trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.


Nghiên cứu vai trò nhân tố chính trị - tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta khẳng định: 1. Một dân tộc đã từng đánh thắng hai đế quốc to, đã từng làm nên chiến thắng huy hoàng mùa Xuân năm 1975, thì dân tộc ấy nhất định sẽ có đầy đủ quyết tâm và sức mạnh chiến thắng mọi sự chống phá của kẻ thù, dù chúng có thực hiện "diễn biến hòa bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ hay liều lĩnh phát động chiến tranh xâm lược, kể cả chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của mình. 2. Trong điều kiện mới, chiến tranh nhân dân vẫn là lời giải cơ bản cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; sức mạnh cơ bản và vũ khí sắc bén của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn là chính trị - tinh thần. 3. Xây dựng, củng cố và phát huy chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân là nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, đòi hỏi phải thực thi chiến lược xây dựng, động viên chính trị - tinh thần phù hợp.


Chiến lược xây dựng, động viên chính trị - tinh thần trong điều kiện mới phải kết hợp chặt chẽ và nằm trong tổng thể chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận hợp thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng đất nước.


Theo đó, vấn đề cơ bản hiện nay là phải ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta chỉ rõ, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là sức mạnh tổng hợp; trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định. Hiện nay, tình hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, càng cần phát huy cao độ sức mạnh bên trong, yếu tố nội lực, trong đó chính trị - tinh thần, đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh cơ bản. Yêu cầu cốt lõi để xây dựng và phát huy cao nhất sức mạnh chính trị - tinh thần và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mối quan hệ giữa phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên với xây dựng chính trị - tinh thần và củng cố khối đoàn kết dân tộc là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau.


Không thể quy tụ được lòng dân, không động viên được sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn dân tộc trong chống "diễn biến hòa bình", cũng như trong chống chiến tranh xâm lược, nếu không có được đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch, một lòng một dạ vì nước, vì dân. Đó là một bài học quan trọng về việc xây dựng và động viên chính trị - tinh thần mà chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975 đã chỉ ra, cần phải được vận dụng và phát huy tốt trong thời kỳ mỏi.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:45:26 am »

"NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN" -
MỘT LUẬN THUYẾT PHI NHÂN QUYỀN


Những năm gần đây, các thế lực hiếu chiến với luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" đã sử dụng sức mạnh "đồng minh", tự khoác cho mình là người "đại diện cộng đồng quốc tế", trên danh nghĩa của một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh - Liên hợp quốc, ngang nhiên tiến công vũ trang chống các quốc gia độc lập có chủ quyền. Các cuộc tiến công của các thế lực đế quốc, hiếu chiến chống các quốc gia độc lập có chủ quyền trong những năm gần đây là những ví dụ điển hình về một liên minh đế quốc khổng lồ triển khai luận thuyết đó trên thực tế. Những chiếc áo "đạo đức", những lý do "nhân đạo", "nhân quyền" được chúng tung ra hòng che lấp bản chất phản nhân đạo, phi nhân quyền của cuộc chiến tranh do chúng phát động. Luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền", cho đến hiện nay, xem ra vẫn là một "bảo bối" được các thế lực phản động, hiếu chiến thường xuyên sử dụng để đe dọa, can thiệp và tiến công một quốc gia dân tộc nào đó trên thế giới mà chúng tự cho là "vi phạm nhân quyền".


Vì thế, hơn lúc nào hết, các quốc gia dân tộc cần phải nêu cao cảnh giác, vạch rõ thực chất của luận thuyết này là gì, tính chất phản động về chính trị và phản khoa học của nó như thế nào, để không những làm cơ sở động viên sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao ý chí quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của mình; mà còn là cơ sở cho việc tạo lập một mặt trận rộng rãi chống đế quốc và các thế lực hiếu chiến của cộng đồng quốc tế.


1. Nhân quyền là quyền con người và quyền con người ấy bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với quyền thiêng liêng của cả dân tộc. Mọi sự tách ra, hoặc đối lập quyền của con người với quyền của quốc gia dân tộc đều là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại. Không phải ngẫu nhiên khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn ra những mệnh đề bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, và gắn quyền con người đã được tuyên bố ấy với quyền dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"1 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.1). Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, cũng như tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho con người và cho các dân tộc những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.


Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh cần phải được lý giải thêm là: không thể có được quyền con người đầy đủ, không thể có nhân quyền nếu như Tổ quốc không có độc lập tự do, nếu nhân dân lao động bị các thế lực thực dân, đế quốc bóc lột, giày xéo như kiếp "ngựa trâu"; muốn có nhân quyền thực sự thì vấn đề quyết định trước hết là phải giành cho được độc lập, tự do. Làm cách mạng để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng thời cũng đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng chủ nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên làm chủ và đứng ra cai quản, tổ chức xây dựng xã hội mới, xây dựng, phát triển và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, là làm cho mỗi người và cả dân tộc đều "sung sướng" và "tự do".


Sự thống nhất, gắn bó giữa quyền con người và quyền dân tộc đã được "Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền" của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định và tiếp tục được nhấn mạnh trong nhiều tuyên ngôn, công ước sau đó. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cam kết tôn trọng và bảo đảm quyền của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, dân tộc; đồng thời cũng nhấn mạnh, tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.


Nhân quyền là một giá trị cao quý của nhân loại đã được thừa nhận; quyền độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc là một giá trị thiêng liêng đã được cả thế giới ghi nhận; sự thống nhất và gắn bó giữa quyền con người và quyền dân tộc là một tất yếu đã được lịch sử xã hội loài người xác thực. Những giá trị cao quý, thiêng liêng được thừa nhận đó không phải do ai "ban cho", không phải "từ trên trời rơi xuống", mà là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, của nhân loại tiến bộ, của các quốc gia dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.


Con người bao giờ cũng sống trong một cộng đồng người nhất định; khi dân tộc xuất hiện thì con người sống trong và gắn bó với cộng đồng dân tộc, mang tâm hồn, cốt cách của dân tộc đó, có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại, phát triển của dân tộc. Không thể tách và đối lập quyền con người với quyền dân tộc, cũng không thể mượn cớ "vì nhân quyền", vì quyền con người để xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia dân tộc. Vì thế, luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền", từ trong bản chất, đã là một luận thuyết sai lầm và phản động, thực chất là nhằm biện minh cho những hành động xâm lược, phi nhân tính của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến.


2. Những kẻ rêu rao "nhân quyền cao hơn chủ quyền", "nhân quyền không biên giới", từ đó cho rằng "cộng đồng quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ một quốc gia dân tộc để bảo vệ nhân quyền", có thực sự vì nhân quyền hay không? Câu trả lời ở đây rõ ràng không phải là vì nhân quyền, không phải là để "bảo vệ nhân quyền" như chúng đã từng tuyên bố. Chính nhà báo - nhà văn nổi tiếng người Mỹ, Uyliam Blum, trong cuốn sách Nhà nước đỏ: Đường lối siêu cường duy nhất của thế giới, đã "trả lời giúp": Kể từ năm 1945, Mỹ đã toan tính lật đổ 40 chính phủ, đàn áp hơn 30 phong trào quốc gia, làm cho hàng chục triệu người chết, gây ra biết bao cảnh tang tóc cho các dân tộc. Trong các cụộc chiến tranh, Mỹ đã nhẫn tâm sử dụng cả những loại vũ khí đã bị Liên hợp quốc cấm, như ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phô" Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945, giết hại cùng một lúc hàng chục vạn người dân vô tội; sử dụng vũ khí hóa học và chất độc da cam/điôxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Để tiến công Nam Tư và Irắc, chủ nghĩa đế quốc đã rêu rao tổng thống và chính phủ của những nước này là "vi phạm nhân quyên", "đàn áp sắc tộc", là "độc tài", cần phải trừng phạt, "để cứu nhân dân thoát khỏi thảm họa nhân đạo, nhân quyền". Thế rồi, với bom, đạn, các loại vũ khí công nghệ cao có với sức hủy diệt và sự tàn phá ghê gớm, chúng ngày đêm bắn phá, tàn sát các trường học, bệnh viện, khu dân cư, gieo rắc sự chết chóc, đau thương cho người dân vô tội, phụ nữ và trẻ em và biết bao gia đình ở những nước này. Bằng hành động chiến tranh xâm lược dã man đó, những kẻ rêu rao "nhân quyền cao hơn chủ quyền" đã tự tước bỏ cái mặt nạ giả nhân, giả nghĩa, lộ rõ nguyên hình là kẻ hiếu chiến. Điều đó không những đã vi phạm một cách trắng trợn độc lập, chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết của các quốc gia dân tộc đã được chính Liên hợp quốc thừa nhận trong các tuyên ngôn và công ước của mình; mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền sống và quyền tự do của con người.


Quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do của người dân là vô cùng quý giá, độc lập chủ quyền của các quốc gia dân tộc là vô cùng thiêng liêng. Sự vi phạm đó của chủ nghĩa đế quốc đối với những điều quý giá và thiêng liêng ấy là không thể biện minh được, không thể bào chữa được. Không thể áp đặt "giá trị nhân quyền" của mình cho các quốc gia dân tộc khác. Nhân quyền là giá trị nhân loại, nhưng biểu hiện cụ thể trong mỗi quốc gia dân tộc có sự khác nhau. Không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, có quyền giải quyết các vấn đề nhân quyền trong nội bộ của các quốc gia khác, càng không thể có quyền thực hiện sự can thiệp đó bằng bom đạn. Sự tự cho đó là trái đạo lý, trái đạo đức, là phản tiến bộ.


Rõ ràng, luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" không phải vì nhân quyền nào cả; thực chất đó là cơ sở lý luận cho chính sách hiếu chiến, cường quyền và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, là vì lợi ích chính trị, kinh tế của chúng mà thôi, là sự phản ánh tập trung bản chất phản động, phi nhân quyền, phi đạo lý, phản nhân đạo của các thế lực đế quốc hiếu chiến trong điều kiện lịch sử mới. Chính những hành động dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân các quốc gia dân tộc trên thế giới và sự bóc lột đối với chính nhân dân nước mình đã làm lộ rõ tính chất phi nhân quyền của luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền".


3. Trong bối cảnh lịch sử mới của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện, nay, khi mà tương quan so sánh lực lượng trên thế giới còn có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, bất lợi đối với các lực lượng cách mạng, hòa bình và tiến bộ, thì luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" mà các thế lực hiếu chiến đem ra thực thi trên thực tẽ càng trở nên nguy hiểm. Tính chất nguy hiểm đó biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự ngộ nhận, sự nhầm lẫn ở một số người trong việc xem xét bản chất chính trị, tính chất của chiến tranh. Bằng sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, với sức mạnh và áp lực của liên minh đế quốc khổng lồ, luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" của chủ nghĩa đế quốc có vẻ càng có "sức thuyết phục" hơn.


Việc chủ nghĩa đế quốc phát động tiến công xâm lược một quốc gia độc lập có chủ quyền nào đó thì lại có thể bị ngộ nhận đó là hành động vì "hòa bình", vì sứ mạng cao cả "cứu nhân dân ra khỏi thảm họa nhân quyền"; còn các quốc gia dân tộc bị tiến công bị xem là những người tạo ra "nguyên cớ", là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh. Vì thế, người ta cố tình và ráo riết yêu cầu các quốc gia dân tộc phải "giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền", nếu không thì sẽ bị cấm vận, bị phong tỏa, sẽ bị tiến công bằng quân sự. Tất nhiên, việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền ấy, thậm chí cả những vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo của các nước là phải theo những "giá trị" dân chủ, nhân quyền và lập trường, quan điểm của chủ nghĩa đế quốc, mà trong không ít trường hợp lại được mượn danh đại diện cho cả cộng đồng quốc tế, cho Liên hợp quốc.


Tình hình đó làm cho cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo vệ những giá trị dân chủ, nhân quyền của mình, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân ở các nước càng trỏ nên khó khăn, -phức tạp. Nếu không vạch rõ tính chất phản động, phản tiến bộ của luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền", nếu không làm cho nhân dân thấy rõ bản chất phản động, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc tiến công xâm lược của chúng, thấy được tính chất chính nghĩa cao cả, vì đạo lý của cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước mình, thì các quốc gia dân tộc không thể giành được thắng lợi.


Không thể đối lập nhân quyền với chủ quyền, mượn danh "vì nhân quyền" để xâm phạm chủ quyền, cũng không thể mượn danh "vì chủ quyền" mà vi phạm nhân quyền. Cố tình lợi dụng vấn đề nhân quyền mà vi phạm độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc khác; hoặc cố tình mượn danh nghĩa bảo vệ "lợi ích, chủ quyền quốc gia" ngoài biên giới để đem bom đạn và chết chóc, đau thương cho dân tộc khác, giết hại dân lành của quốc gia khác đều là những hành động phi nhân quyền, phản nhân loại, và nhất định sẽ bị thất bại.


Cho dù luận thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền" có được che giấu kín đáo và tinh vi đến đâu, nhưng chắc chắn rằng, nhân loại tiến bộ sẽ ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, càng thấy rõ bản chất hiếu chiến, xâm lược và phản động của chúng và càng đoàn kết hơn trong mặt trận đấu tranh chung chống cường quyền, chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền và những giá trị nhân quyền đích thực của mình.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2022, 10:46:20 am »

KẾT LUẬN


1. Trong tình hình mới, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ, thực hiện các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá cách mạng Việt Nam, hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, sự chống phá của chúng càng trỏ nên nguy hiểm, việc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" càng trở nên khó khăn, phức tạp. Chống phá trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng là một hướng, một nội dung rất quan trọng trong chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.


2. Trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được củng cố, tạo môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi căn bản cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của nhân dân ta.


3. Trong quá trình đó, tư duy về quân sự, quốc phòng của Đảng ta không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đầy biến động và rất phức tạp của tình hình thế giới và đất nước, đặc biệt là trong những vấn đề chiến tranh và quân đội. Các thế lực thù địch tập trung chống phá trên những vấn đề cơ bản của sự nghiệp quân sự, quốc phòng của chúng ta. Chúng ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này trong dàn hợp xướng chung "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam. Đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá ta trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự là vấn đề cấp thiết.


4. Muốn giành thắng lợi trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng của các thế lực thù địch, phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện, với sự cố gắng, quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Làm rõ, có sức thuyết phục những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quốc phòng, quân sự gắn với việc vạch rõ tính chất phản động, phản khoa học của các quan điểm thù địch, sai trái là yêu cầu đặc biệt quan trọng. Để giành thắng lợi, vấn đề cơ bản quyết định là chúng ta phải xây dựng mình mạnh lên về mọi mặt, phải nêu cao quyết tâm, ra sức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM