Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:26:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến đấu ở phía trước  (Đọc 5170 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:08:02 am »

Từ thắng lợi và kinh nghiệm tổ chức cuộc hội thảo này, cuối năm 2009, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Phong trào Đồng khởi (1959-1960) - Trí tuệ sáng tạo của quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long”. Thay mặt Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, tôi đọc lời khai mạc; Thượng tướng Phan Trung Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đọc lời chào mừng; Thiếu tướng Nguyễn Phương Nam - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu trình bày đề dẫn hội thảo; Trung tướng Nguyễn Việt Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu trình bày bản tổng luận. Cuộc hội thảo đã nhận được 50 bài tham luận rất phong phú, sâu sắc về nội dung; đa dạng, nhiều chiều về phương pháp tiếp cận. Hầu hết các tham luận đã để cập khá đầy đủ, sâu sắc về tầm vóc, vai trò, ý nghĩa lịch sử to lớn của phong trào Đồng khởi, cung cấp thêm những sự kiện lịch sử và rút ra nhiều bài học quý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Công tác quân sự địa phương nói chung, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang Quân khu trong thời kỳ mới. Là Tư lệnh, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu quán triệt chủ trương, chỉ thị của trên, vừa đề xuất nhiều giải pháp lãnh đạo với Đảng ủy và trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 30-7-1987 của Bộ Chính trị về “Nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới” và Chỉ thị số 56/CT ngày 11-3-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về “Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc”. Đầu năm 2010, sau Hội nghị quân chính của Quần khu, Đảng ủy Quân khu tiến hành tổng kết quá trình triển khai nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc. Tham gia hội nghị quan trọng này có đầy đủ các đồng chí đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu, các đồng chí lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn. Được Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu phân công báo cáo trước hội nghị, tôi tập trung làm rõ những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu trong những năm vừa qua như: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quán triệt và triển khai sâu rộng Nghị quyết số 02/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số56/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; ra nghị quyết lãnh đạo “Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc các tỉnh, thành phố” trong thời kỳ mới. Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, củng cố, phát triển hiệu quả 13 hội đồng giáo dục cấp quân khu và các tỉnh, thành.

Quân khu cùng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trên địa bàn đã làm tốt công tác tham mưu cho các tỉnh về xây dựng các khu vực phòng thủ, chọn đúng, trúng vị trí chiến lược, bảo đảm phòng ngự vững chắc, tiến công mạnh mẽ; huy động mọi tiềm lực, lợi thể trên địa bàn mỗi tỉnh và quân khu trong xây dựng và quản lý khu vực phòng thủ; gắn kết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, tổ chức xây dựng các công trình quốc phòng, phát triển các cụm, tuyến dân cư, tuyến giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các đường tuần tra với việc triển khai kế hoạch di dân định cư ở các vùng trọng điểm trong khu vực phòng thủ. Chăm lo xây dựng phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; nghiên cứu toàn diện các mặt hoàn thành kế hoạch chiến đấu trong khu vực phòng thủ theo các phương án sẵn sàng chiến đấu; tổ chức diễn tập ba cấp (quân khu, tỉnh, huyện) với nội dung, quy mô sát với thực tiễn, tập trung chủ yếu vào việc vận hành cơ chế, huy động công nghiệp quốc phòng, chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, xử lý các tình huống(1).

Với các chủ trương và giải pháp trên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quán triệt sâu sắc chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của trên, động viên phát huy ý thức tự lực tự cường, triển khai nhiều giải pháp chủ động, sáng tạo... đã phát huy mọi tiềm năng, lợi thế trong vùng, tận dụng tốt thời cơ và nguồn lực, giữ vững truyền thống đoàn kết xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành có chiều sâu, ngày càng vững chắc. Tuy vậy, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, Quân khu còn có mặt hạn chế, việc quán triệt chủ trương, kế hoạch, công tác tuyên truyền có mặt, có địa phương chưa sâu, chưa rộng; công tác tham mưu cho các tỉnh còn hạn chế, tổ chức thực hành diễn tập còn có mặt yếu; cả trong xây dựng các văn kiện, cà trong điều hành vận hành cơ chế...

Nhất trí cao với đánh giá tổng kết của Quân khu, các đảng ủy viên, nhất là các đồng chí đảng ủy viên là bí thư các tỉnh trên địa bàn đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Các đồng chí cho rằng: Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tỉnh, thành phố là một chủ trương chiến lược trong việc đổi mới đường lối quân sự của Đảng ta, là sự phát triển cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng này, trong thời gian tới đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và sự chỉ huy thống nhất của người chỉ huy.


(1) Cho đến năm 2010, 100% các tỉnh, thành phố, trên 75% các huyện, thị đã tổ chức diễn tập; có tỉnh, huyện, thị xã đã diễn tập lần thứ hai, lần thứ ba.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:10:04 am »

Hội nghị Đảng ủy Quân khu tổng kết và bàn định nhằm thực hiện thắng lợi một nhiệm vụ chiến lược quan trọng về quân sự, quốc phòng đạt kết quả tốt. Tôi và các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu vô cùng phấn khởi. Hội nghị thành công một lần nữa khẳng định truyền thống đoàn kết phối hợp chặt chẽ, hiệu quả cao giữa Quân khu và các tỉnh trên địa bàn ngày càng bền chặt.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang Quân khu mà tôi và các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu rất quan tâm trong giai đoạn này là việc “các đội K”(1) của Quân khu sau nhiều năm triển khai thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cất bốc các liệt sĩ Việt Nam trải qua các thời kỳ chiến tranh đưa về nước. Kết thúc mùa khô 2009-2010, tuy đạt nhiều kết quả tốt, song đang đứng trước một số khó khăn làm ảnh hưởng lớn tới kết quả tìm kiếm như: tình hình chính trị Campuchia không ổn định, lượng thông tin của cả ta và bạn cung cấp ngày càng ít, địa hình khảo sát, tìm kiếm ngày càng phức tạp, hiểm trở, phải đi vào địa bàn các vùng sâu, vùng xa, các vùng rừng núi hiểm trở của bạn. Để tháo gỡ những khó khăn trên, tôi yêu cầu Cục Chính trị tổng hợp báo cáo kết quả quán triệt và triển khai nhiệm vụ này, để xuất giải pháp với Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu để tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt chủ trương của trên.

Tháng 11 năm 2010, Đại tá Phan Hoàng Thụ - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu thay một Cục Chính trị báo cáo trước Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu về tình hình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cát bốc, di dời hài cốt liệt sĩ Việt Nam ở Campuchia về nước, bản báo cáo nêu rõ: Chín năm qua (2001-2010), thực hiện sự ký kết của hai chính phủ Việt Nam và Campuchia, công tác tìm kiếm, cất bốc, di dời hài cốt liệt sĩ Việt Nam về nước được tiến hành thuận lợi, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Từ năm 2001 đến năm 2010, các đội K của Quân khu đã tổ chức khảo sát tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ trên 147 xã của 38 huyện thuộc 9 tỉnh, 2 thành phố thuộc Vương quốc Campuchia. Kết quả, ta đã quy tập đưa về nước 4.763 hài cốt liệt sĩ; riêng mùa khô 2009-2010, ta đã cất bốc được 155 hài cốt.

Phát biểu chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, tôi nêu rõ: Là những người lính đã từng sống và chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia, chung ta có may mắn còn được sống và trở về, trong khi nhiều đồng chí, đồng đội đã phải hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, hạnh phúc của nhân dân bạn, đã không cùng chúng ta trở về Tổ quốc trong ngày toàn thắng. Bằng cố gắng cao nhất của mình, chúng ta đã đưa được nhiều hài cốt liệt sĩ trở về đoàn tụ với gia đình; tuy vậy, vẫn còn một phần số lượng hài cốt liệt sĩ Việt Nam nằm trên đất bạn. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ còn lại, bằng trách nhiệm và tình cảm của mình, chúng ta phải tổ chức giáo dục tốt cho từng cán bộ, chiến sĩ các đội K hiểu sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ này, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một việc làm thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng của Quân khu, Ban Chuyên trách của Quân khu và các tỉnh, các đội K cần mở rộng thông tin đến các cơ quan, các tổ chức, mọi người dân của ta và bạn, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, quân đội và nhân dân bạn, nâng cao hiệu quả quy tập mộ liệt sĩ, hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ quan trọng này. Về phía Quân khu, tôi đề xuất với các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tập trung tăng cường hoạt động đối ngoại quân sự với Quân đội Hoàng gia Campuchia để bạn tạo điều kiện thuận lợi cho ta thực hiện tốt kế hoạch tiếp tục tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ Việt Nam về nước.

Được phép của Bộ Quốc phòng, thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, hằng năm Quân khu cử nhiều đoàn đại biểu sang thăm hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang giữa Quân khu 9 và Quân khu 3, Quân khu 5, Quân khu đặc biệt của bạn. Những ngày lễ tết, những ngày kỷ niệm hoạt động truyền thống của Quân khu, ta cũng mời các quân khu bạn sang thăm và có nhiều hoạt động giao lưu và kết nghĩa để tăng cường hiểu biết, đoàn kết giữa giữa lực lượng vũ trang ta và bạn. Hằng năm; Quân khu dành ngân sách, quỹ vốn hàng tỷ đồng giúp bạn xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở, kho tàng, doanh trại, thao trường, bãi tập... phục vụ cho việc nâng cao đời sống, chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tôi tích cực chỉ đạo cho Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, nhất là các tỉnh biên giới An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, vừa đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quân sự, vừa tích cực hướng dẫn, phát triển ngoại giao nhân dân, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết truyền thống quân dân hai nước Việt Nam - Campuchia trên tuyến biên giới ngày càng sâu sắc, cùng nhau chăm lo xây dựng cuộc sống hòa bình, hữu nghị bền chặt, chống mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Vì vậy, nhiều năm qua, về cơ bản, lãnh đạo các địa phương của bạn với Quân khu 9 và các tỉnh bảo đảm được sự tin cậy, đoàn kết, hữu nghị; đây là nhân tố cơ bản đó xây dựng tình đoàn kết; hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, là cơ sở quan trọng để duy trì tuyến biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.


(1) Các đội công tác làm nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ Việt Nam ở Campuchia về nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:10:47 am »

Giữa năm 2010, toàn quân thực hiện Chỉ thị số 917/1999/CT-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Quân khu (tháng 11-2001) về “Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh”, ở Quân khu 9 việc chấp hành kỷ luật tại cơ quan, đơn vị tuy đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự vững chắc; việc xây dựng chính quy hóa còn có mặt hạn chế. Để nâng cao hiệu quả cuộc vận động này, tạo nên những chuyển biến mới trong cơ quan, đơn vị, thiết thực hướng tới chào mừng 65 năm ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Quân khu (10-12-1945 - 10-12-2010), tôi đề xuất với các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Quân khu về “Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, tôi khẳng định; “Gần 10 năm qua, thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nghị quyết của Đảng ủy Quân khu, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã có quyết tâm cao, có nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo trong quán triệt và triển khai cuộc vận động này. Do vậy, phong trào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Tuy vậy, trong quá trình quán triệt và triển khai còn nổi lên một số mặt hạn chế là: còn có đơn vị chưa kết hợp tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với giáo dục thường xuyên, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; nhiệm vụ xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật tuy có chuyển biến nhưng chưa vững chắc”.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động này nhằm tạo nên những chuyển biến mới trong mỗi cơ quan, đơn vị, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VIII và kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Quân khu, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần làm tốt một số giải pháp cơ bản sau: Phải tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sĩ; trên cơ sở kết quả tổng kết ở cấp mình, có chủ trương lãnh đạo, xây dựng kế hoạch phấn đấu, xác định rõ thời gian, mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cụ thể, trong đó phải gắn việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với xây dựng đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, trong đó lấy nội dung, mục tiêu của các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, Cuộc vận động 50 trong lực lượng vũ trang về “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”... làm nội dung, mục tiêu của phong trào thi đua quyết thắng trong các giai đoạn.

Thực hiện chủ trương, giải pháp kịp thời đúng đắn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, lực lượng vũ trang Quân khu đã đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng sôi nổi, rộng khắp và mạnh mẽ, có nhiều chuyển biến trên các mặt như chấp hành kỷ luật, xây dựng chính quy, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cải thiện đời sống... góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về “Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Đây thực sự là những thành tích nổi trội, xuất sắc, có nhiều ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VIII nhiệm kỳ 2010-2015 và 65 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu.

Những tiến bộ của lực lượng vũ trang Quân khu trong cuộc vận động xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện làm cho tôi và các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu rất phấn khởi, tự hào về bản lĩnh, trách nhiệm chính trị cao của mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu. Trong điều kiện cuộc sống gia đình có nhiều khó khăn, vất vả, hậu phương cùng xã hội đang trải qua những tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới; mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng tới nhiều một của đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của mọi cán bộ, chiến sĩ. Vượt qua tất cả, trước yêu cầu nhiệm vụ. khi được động viên trách nhiệm chính trị, từng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu đã nhanh chóng lao vào làm việc, rèn luyện với tinh thần tự nguyện, tự giác cao, tạo ra hiệu quả lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng cơ quan, đơn vị. Tôi thiết nghĩ, là người lãnh đạo, chỉ huy, phải nhạy bén. linh hoạt, bám và nắm chắc tình hình, kịp thời có chủ trương đúng, trúng, có những giải pháp sáng tạo; đó sẽ là chìa khóa quan trọng để tập hợp sức mạnh của quân dân vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Là người lãnh đạo, chỉ huy của Quân khu trong thời kỳ đổi mới, tôi rất tự hào và ý thức sâu sắc rằng, Quân khu 9 là một trong những địa bàn chiến lược rất quan trọng trong các cuộc chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đã có những đóng góp xứng đáng sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, nhưng khi bước vào thời kỳ đổi mới, cũng gặp không ít khó khăn, thử thách cả về khách quan lẫn chủ quan: hạ tầng cơ sở phát triển chậm; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; là địa bàn có nhiều dân tộc, tôn giáo, có những yếu tố do lịch sử để lại về đất đai, chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển đối với nước bạn Campuchia, dễ bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, tuyên truyền, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất dân tộc, gây ra ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Làm thế nào để tập hợp mọi lực lượng, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế trong vùng để thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện? tôi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; lực lượng vũ trang Quân khu phải thực sự gắn bó với dân, không ngừng xây dựng, phát triển lòng yêu mến, tin cậy, giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân. Đó là mối quan hệ truyền thống, mang ý nghĩa sống còn của Quân đội ta, của lực lượng vũ trang Quân khu 9 trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi, nhấn mạnh chú trọng đến vấn đề này với các anh trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, nhất là với các đồng chí bí thư đảng ủy, chính ủy. Lực lượng vũ trang Quân khu tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 355/CT-ĐUQK của Đảng ủy Quân khu về “Đổi mới và tăng cường công tác dân vận trong thời kỳ mới”, đưa công tác dân vận đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tích cực tham gia đóng góp ý kiến với lãnh đạo, chính quyền các địa phương trên địa bàn, các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; các đơn vị đổi mới hoạt động công tác dân vận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:11:27 am »

Nếu trước đây, cùng với việc hành quân huấn luyện dã ngoại và làm công tác vận động quần chúng, các đơn vị chủ yếu là lao động giúp dân, thì nay tập trung hoạt động góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trước đây, bộ đội đến với dân tổ chức giúp dân sửa nhà cửa, thu hoạch mùa màng, nay hướng dẫn, giúp đỡ dân tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong số 50 đội công tác của lực lượng vũ trang Quân khu, nhiều đội đã làm tốt nhiệm vụ này, được dân tín nhiệm, lãnh đạo, chính quyền các cấp đánh giá cao. Đặc biệt, trong những năm qua, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, thiên tai, lũ lụt, đã để lại những hình ảnh đẹp về phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình. Quân khu đã trích quỹ hàng chục tỷ đồng và cử hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ về các địa bàn bị thiên tai, dịch bệnh khắc phục hậu quả, xây dựng hàng ngàn căn nhà đại đoàn kết, góp phần tích cực thực hiện tốt phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, khắc sâu tình cảm yêu mến của nhân dân, tin cậy của lãnh đạo, chính quyền các địa phương đối với Quân đội, với lực lượng vũ trang Quân khu, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

Trải qua những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ, cứu nước, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia; khi đi công tác về các địa phương, tôi nhận thấy, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ với Quân đội, với Tổ quốc, trở về địa phương sinh sống, lao động sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nhà ở. Do đó, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Quân khu, tôi đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu phát động sâu rộng trong và ngoài Quân đội cuộc vận động “Quyên góp xây dựng 700 đến 1.000 căn nhà tình đồng đội”. Cuộc vận động đã nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi trong Quân đội, các địa phương, các nhà doanh nghiệp... Đến đầu năm 2011, tổng số tiền quyên góp được lên đến gần 45 tỷ đồng, đủ xây 1.318 căn nhà tình đồng đội. Phấn khởi trước kết quả trên, tôi tiếp tục đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tiếp tục phát động duy trì sâu rộng hơn nữa cuộc vận động mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc này. Đây thực sự là một việc làm thiết thực, một nghĩa cử mang đậm truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, của Quân đội và lực lượng vũ trang Quân khu; một món quà sâu đậm nghĩa tình đồng đội nhằm giúp đỡ những đồng chí, đồng đội có những hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Quân đội ta nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nói riêng.

Trong những năm tháng chiến đấu, học tập, công tác và xa nhà, tôi đau đáu một nỗi niềm thương nhớ quê hương Ba Tri (Bến Tre), Đầm Dơi (Cà Mau), những mảnh đất nơi tôi sinh ra và đào luyện tôi trưởng thành bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, theo chân các anh giải phóng quân giải phóng quê hương, đất nước. Vì vậy, sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mặc dù bận nhiều việc, được sự đồng ý của ba má, tôi đã về quê Ba Tri (Bến Tre) để tìm gặp, thăm hỏi họ hàng sau gần 20 năm xa cách. Trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, mảnh đất quê hương tôi cùng như bao làng quê Việt Nam đã bị tàn phá và đảo lộn tất cả, cha xa con, vợ xa chồng, anh em họ mạc tứ tán mỗi người một phương. Đến nay, đất nước hòa bình, thống nhất, hòa trong niềm vui tột cùng của những ngày toàn thắng, mỗi gia đình người Việt Nam từ Bắc đến Nam đều hồi hộp, sung sướng, ngóng tin những đứa con trung hiếu từ chiến trường trở về, những người thân lưu tán từ các địa phương khác nay trở về quê hương tìm lại ông bà, chú bác, họ hàng thân tộc; gia đình tôi cũng hòa trong không khí chung đó của cả nước.

Từ Cà Mau, tôi bắt xe đò về Bến Tre, suốt một ngày vất vả, phải ba lần chuyển phương tiện, từ xe đò chuyển sang xe lôi, xe đạp ôm, tôi mới về đến Giồng Trôm. Đoạn từ Giồng Trôm về đến Ba Tri, tôi phải đi bộ suốt một ngày đêm mới về đến Ba Tri. Khó khăn, vất vả là thế, phần đang tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, phần được về thăm lại ông bà, chú bác, được sống lại những kỷ niệm vui buồn thời ấu thơ làm cho tôi phấn chấn quên cả mệt nhọc. Đặt chân tới mảnh đất đã sinh ra mình, quan sát, ngắm nhìn những cánh đồng, đường sá, phố phường từ Cà Mau đến Bến Tre xơ xác tiêu điều; trên gương mặt mỗi người dân sau nụ cười tươi tắn rạng rỡ của ngày toàn thắng, là những nỗi buồn vì không đón được những người thân sau chiến thắng trở về đoàn tụ với gia đình, tôi cũng hiểu sâu sắc hơn cái giá phải trả của dân tộc, của đất nước cho chiến tranh để có hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc.

Về đến quê, tôi háo hức được gặp những người thân sau bao năm xa cách, song tận mắt chứng kiến cảnh nghèẻo nàn, thiếu thốn, nhà tranh vách lá của một mảnh đất rất trù phú, người dân cần cù, sáng tạo trong lao động, nay đang hứng chịu biết bao hậu quả của chiến tranh. Chính đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đã gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa này, làm cho đất nước bị chia cắt, người dân bị đói khổ, mất mát, hi sinh. Là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ thù, sớm kết thúc chiến tranh, tôi càng hiểu thấu đáo hơn giá trị to lớn của “hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc”, đúng như lời dạy của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là niềm tin, là sức mạnh cho thế hệ thanh niên chúng tôi, thế hệ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, sẵn sàng hi sinh, lập công xuất sắc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:12:07 am »

Sau gần 20 năm xa quê, quang cảnh đã thay đổi nhiều vì chiến tranh. Theo dự định, về đến quê tôi tìm gặp gia đình ông chú Lê Văn Trinh, tìm mãi mà không gặp được ông chú, tôi mạnh bạo vào một nhà dân để hỏi thăm, không ngờ gặp ngay cậu Tư Sử, cậu trước là cán bộ cách mạng tham gia kháng chiến bị thương, nay là thương binh. Trông thấy tôi, cậu không nhận ra, gặng hỏi: “Mày là ai, ở đâu về?”. Nghe tôi giới thiệu về mình, cậu ôm chầm lấy tôi không nói nên lời. Lặng đi một hồi lâu trong sự xúc động, nghẹn ngào, mừng vui khôn xiết, cậu nói: “Con của bác Dung (tên của mẹ tôi) đã về, thằng Quý (Ba Hổ) đã lớn ngần này, lại là chiến sĩ quân giải phóng nữa, mừng quá, tự hào lắm!”.

Sau khi hỏi thăm tình hình ba má tôi, tình hình công tác của tôi, ông yêu cầu tôi nằm nghỉ và lắng lặng ra vườn bắt con gà mái đang nuôi con - một trong số tài sản lớn nhất của gia đình sau chiến tranh để chiêu đãi tôi. Thực lòng nhìn đàn gà con chạy lăng xăng, ngơ ngác trong vườn, nơi này một đám, nơi kia một đám đi tìm mẹ, tôi không thể nào nuốt trôi được bát cháo gà thơm phức giữa lúc bụng đói cồn cào sau mấy ngày không có hạt cơm trong bụng.

Cơm cháo xong, cậu Tư Sử đưa tôi sang gặp ông chú. Nghe cậu Chín la lên từ đầu ngõ, nhìn thấy tôi, đôi mắt ông chú nhòe đi, nước mắt trào ra trên khuôn mặt đầy xúc động của ông. Biết ông chú rất cảm động, sung sướng khi gặp tôi và mong muốn biết tin tức gia đình, tôi từ tốn kể hết mọi chuyện cho ông chú nghe, từ chuyện gia đình, chuyện chiến đấu, công tác của tôi. Nghe xong, ông mừng lắm, trong xúc động, tự hào ông phán một câu chắc nịch: “Con cháu họ Trần Lê ở Ba Tri, Bến Tre phải như vậy chứ!”.

Năm 1980, tôi là cán bộ Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 9, Sư đoàn 339 thuộc Quân đoàn 4, được trên cho đi học Trường Quân chính, nhân dịp nhà trường cho nghỉ hè, xin phép ba mẹ, tôi lại về Bến Tre thăm ông chú. Trong thời gian ở nhà ông, tôi được cùng ông đi chặt trúc bán lấy tiền đi học và đi tìm bà con dòng họ. Hằng tuần, tôi được ông chú đưa đi giới thiệu hết nhà này sang nhà khác. Phần lớn bà con dòng họ của tôi ở Ba Tri đều tham gia cách mạng, gia cảnh nghèo nàn, song tình cảm thì lúc nào cũng đong đầy, nhất là đối với những đứa con, cháu đi xa được quý mến yêu thương hơn nhiều.

Trong lần thứ hai về thăm quê, tôi đã tìm được cậu Ba, dáng cậu cao to, giọng nói sang sảng. Cậu hỏi tôi: “Giải phóng xong, con về thăm ba má chưa?”, cậu hỏi về cái chết của cậu Năm Quang và nhắc tôi khi nào về nhà nhớ ra nghĩa trang thắp hương cho cậu Năm và sang nhà ngoại thắp hộ cậu nén nhang trước bàn thờ ông ngoại. Từ đó, hằng năm, khi có điều kiện, tôi thường dành thời gian về thăm quê Ba Tri, lần nào cũng để lại trong tôi những kỷ niệm gần gũi, thân thương vô cùng xúc động.

Trong những năm 1996-1997, tôi đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 8, đóng quân ở Đồng Tâm (Tiền Giang), do đó tôi có điều kiện về Bến Tre nhiều hơn. Trong gia tộc còn có người bà dì con thứ sáu của bà ngoại, năm đó đã hơn 90 tuổi song vẫn còn minh mẫn lắm, bà dì thương tôi vô cùng. Nhà bà và nhà bên cạnh giống nhau lắm, tôi về thăm vài ba lần mà lần nào cũng lộn nhà. Thấy xe tôi về, bà dì nhận ra ngay và đốc thúc các em phải chạy ra ngay “đón Ba Hổ, dừng để nó lộn nhà, tội nó lắm”.

Một bữa, tôi về họp Đảng ủy Quân khu thì nhận được điện của đứa em: “Bà muốn gặp anh vì nhớ anh lắm, anh về ngay!”. Cuộc họp kéo dài hơn dự kiến, đến 8 giờ tối tôi mới về đến nhà bà, nhưng 6 giờ chiều bà dì đã qua đời. Qua các em kể lại, trước lúc lâm chung, bà tỉnh táo lạ thường, luôn nhắc đến tôi và mong được gặp tôi. Khi các em bảo gọi điện kêu tôi về, bà ngăn lại và bảo: “Thôi, nó nhiều việc lắm, để nó tập trung lo việc cho đơn vị...”. Nói xong bà ra đi; trong lòng mong muốn được gặp đứa cháu yêu mà không gặp được. Tôi buồn và thương nhớ bà vô cùng.

Giai đoạn làm Tư lệnh Quân khu, hằng năm khi có điều kiện thuận lợi, tôi đều về thăm Ba Tri, trong những chuyến thăm ấy, ngoài việc viếng thăm các cô, chú, cậu và anh em họ mạc, tôi đều dành thời gian làm việc với lãnh đạo, chính quyền của huyện hoặc xã để nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh... Đặc biệt, tôi rất quan tâm tới việc thực hiện các chính sách xã hội, nhất là các phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, “Nông dân sản xuất giỏi”... của các xã và huyện. Bằng những kinh nghiệm, kiến thức của mình, qua nắm bắt thực tiễn ở các địa phương làm ăn giỏi, tôi tích cực góp nhiều ý kiến với lãnh đạo, chính quyền, bàn cách xóa đói giảm nghèo, phát huy thế mạnh của địa phương, dựa vào dân, đoàn kết, thực hành dân chủ, vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng. Là đứa con của quê hương Ba Tri, tôi vô cùng phấn khởi, trên con đường đổi mới, Ba Tri đã chuyển mình thực sự. Năm 1996, mảnh đất quê nhà đã ghi một sự kiện lịch sử trên con đường phát triển, toàn huyện đã thoát nghèo một cách vững chắc.

Về Ba Tri sau gần 30 năm đổi mới, thấy nhà cửa khang trang, làng quê trù phú, ruộng vườn tốt tươi, thị trấn, thị tứ đông đúc, đường nông thôn được bê tông hóa phẳng lì, liên thôn, liên xã, các hộ gia đình đều sáng ánh điện... mới thấy hết được thành quả của sự nghiệp đổi mới, cũng như sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, đất nước sau chiến tranh, trong đó có Ba Tri, Bến Tre anh hùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:12:24 am »

So với nhiều địa phương khác, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi - mảnh đất nuôi dưỡng, đùm bọc tôi trưởng thành, là bệ phóng đưa tôi vào cuộc kháng chiến, trở thành chiến sĩ du kích, anh giải phóng quân, còn nhiều khó khăn vất vả; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở yếu kém, các mặt bằng chung về kinh tế, văn hóa, xã hội so với nhiều địa phương còn bị tụt hậu. Phát huy truyền thống kiên cường trong những năm kháng chiến, lãnh đạo, chính quyền và nhân dân các xã, huyện nhà đã có nhiều nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, vươn lên mạnh mẽ, đạt được nhiều mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh vững chắc trong thời kỳ đổi mới. Mỗi lần về thăm quê, bên cạnh việc góp ý với lãnh đạo, chính quyền địa phương, trong khả năng hiện có, kết hợp vận động tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, tôi đã góp một phần vật chất gửi về hỗ trợ quê hương xây nhà tình thương, tình đồng đội, bắc cầu nối con đường liên thôn, liên xã; đầu tư xây dựng trạm xá, mua sắm trang thiết bị y tế cho xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa kháng chiến cũ. Đó là những món quà nhỏ bé tri ân của những đứa con được bà con, cô bác đùm bọc, nuôi dưỡng, bảo vệ trong những năm tháng kháng chiến, chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Đó là sự đền ơn, đáp nghĩa sâu nặng của Quân đội, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đối với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, căn cứ địa kháng chiến, có vai trò to lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, kháng chiến để miền Nam có thể tồn tại và được giải phóng qua hai cuộc kháng chiến vẻ vang chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước.

Năm tháng sẽ qua đi, theo quy luật tất yếu của tạo hóa, cuộc đời của mỗi con người sẽ khép lại. Nhìn lại hơn bốn thập kỷ chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, tôi vô cùng xúc động, tự hào. Gần sáu năm chiến đấu trong lực lượng du kích xã Trần Phán anh hùng là một trong giai đoạn ác liệt, đầy gian khổ, thử thách, hi sinh, song cũng rất vẻ vang. Được sự giáo dục, rèn luyện của các cô, các chú, lớp cán bộ cách mạng đi trước, được sống và hoạt động trong sự yêu thương, ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Đội du kích xã Trần Phán, tôi không ngừng trưởng thành, chiến đấu, chỉ huy chiến đấu tiêu diệt địch, góp phần giải phóng quê hương, làm tròn sứ mệnh, trọng trách thế hệ thanh niên mang tên Bác. Xin thắp nén nhang thơm kính viếng hương hồn các anh chị, những cán bộ, chiến sĩ du kích xã Trần Phán đã chiến đấu dũng cảm và hi sinh anh dũng vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang cà dân tộc. Xin tỏ lòng biết ơn các cô, các chú, các anh, các chị, các em, những người đồng chí đã góp công sức, mồ hôi, xương máu của mình cho lực lượng vũ trang xã Trần Phán càng chiến đấu càng trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sau nhiều lần họp mặt và cất công tìm tòi, tôi cùng với các anh lãnh đạo, chỉ huy Đội du kích xã Trần Phán qua các thời kỳ đã tích cực truy tìm, tổng kết cán bộ, chiến sĩ du kích xã Trần Phán trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đề xuất trên có chính sách thỏa đáng; đồng thời trong khả năng của mình, vận động tài trợ xây dựng một số căn nhà “Tình đồng đội” cho cán bộ, chiến sĩ quá khó khăn. Đó là một tình cảm, tấm lòng tri ân của tôi với Đội du kích xã Trần Phán, nơi rèn luyện tôi trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời cách mạng, từ đó mà trưởng thành, phát triển.

Sau nhiều lần tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng đã tìm được nơi cư trú của hai thành viên còn lại của tổ luồn sâu trong trận Đôn Phục (1978), đó là Trần Huy Du và Lương Bằng. Do gia đình Du hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thông qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, tôi đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện xây cất một căn nhà “Tình đồng đội” tặng cho Du và gia đình. Đó là sự đền đáp của Quân đội đối với sự hi sinh cống hiến của anh với đất nước, cùng là món quà của những người lính cùng nhau ra trận, không chỉ cùng nhau sống chết với kẻ thù khi đất nước có chiến tranh mà còn sống nghĩa tình khi đất nước hòa bình.

Tôi rất tự hào về mảnh đất kiên cường này, tuy còn nhiều khó khăn, vất vả, song vẫn một lòng trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào con tàu đổi mới của Việt Nam, mà Cà Mau là đất mũi, dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ vươn ra khơi xa, hội nhập với cộng đồng quốc tế, tiếp tục giành nhiều thành tựu to lớn hơn trên con đường hội nhập và phát triển.

Tháng 6 năm 2011, trên quyết định giao tôi nhiệm vụ đảm trách chức vụ Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Tôi nhanh chóng bàn giao chức Tư lệnh Quân khu cho đồng chí Nguyễn Phương Nam - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu ra nhận nhiệm vụ mới. Trước những diễn biến phức tạp trên ba địa bàn chiến lược (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ). Đảng và Nhà nước quyết định thành lập các Ban Chỉ đạo, do trực tiếp một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị (hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) làm Trưởng ban, cùng một số đồng chí cán bộ là bí thư (phó bí thư), chủ tịch (phó chủ tịch) có uy tín và kinh nghiệm của các tỉnh trên địa bàn được điều về. Ban có nhiệm vụ nắm chắc tình hình, vừa làm tốt công tác tham mưu cho Trung ương, vừa giúp Trung ương theo dõi, chỉ đạo các tỉnh, quân khu liên kết thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Nguyên là Tư lệnh Quân khu. tôi có điều kiện hiểu và nắm bắt tình hình các mặt, nhất là về quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tiếp tục phát huy kinh nghiệm, hiểu biết của mình, tôi cùng các anh trong Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tích cực hoạt động nắm bắt tình hình, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo, chính quyền các tỉnh và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thực hiện nhiều giải pháp liên kết vùng, cùng nhau thống nhất hành động trong xử lý các điểm nóng, chống biến đổi khí hậu, tranh thủ vốn đầu tư trong nước và ngoài nước vào các địa bàn, góp phần cho Đồng bằng sông Cửu Long ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh được tăng cường, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:13:10 am »

KẾT LUẬN
   
Gần nửa thế kỷ, được Đảng dẫn đường chỉ lối, Quân đội rèn luyện, thử thách, nhân dân nuôi dưỡng đùm bọc, đồng chí, đồng đội yêu thương, tin cậy, gia đình dạy bảo, động viên, tôi không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, có bước phát triển, trưởng thành từ một thanh niên đi làm thuê trở thành một chiến sĩ du kích của một đơn vị anh hùng, từ một cán bộ đại đội địa phương quân trở thành Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 9, có những đóng góp nhỏ bé vào các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu trong thời kỳ mới.

Thời gian vội vã trôi đi, cũng như bao đồng chí. đồng đội của tôi cùng thế hệ đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời, tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, hoàn thành ước mơ, hoài bão, trọng trách của một thế hệ thanh niên phấn đấu hết sức mình cho độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, tạo thời cơ đặt nền tảng cho đất nước nâng cao vị thế trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Theo quy luật, bất kỳ dân tộc nào cũng vậy, con đường phát triển là sự kế tiếp nhau của các thế hệ thanh niên. Trong dòng chảy ấy của lịch sử, tôi đang từng bước “khép lại” cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với một niềm tự hào sâu sắc về đất nước, dân tộc. quê hương, lực lượng vũ trang Quân khu với một niềm tin tuyệt đối vào thế hệ trẻ, thế hệ kế tiếp ấy sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của cha anh, bằng bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam sẽ đưa cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc trên con đường đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

Ngẫm nghĩ con đường chiến đấu, phát triển và trưởng thành của cuộc đời mình, tôi nhận thấy, điều quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng đắn, chính xác con đường đi. Nếu chọn được con đường đúng đắn, phù hợp chúng ta sẽ phát huy tất cả nội lực của bản thân, cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Ngày nay, thế hệ trẻ khi trưởng thành bước vào đời có nhiều con đường đã lựa chọn; ở thế hệ chúng tôi, nhất là lớp thanh niên miền Nam sống trong vùng địch chiếm chỉ có hai con đường, đó là: đi theo cách mạng, hoặc đi vào hàng ngũ địch làm ngụy quân, ngụy quyền, đi ngược lại con đường của dân tộc đang đi. Tôi rất may mắn được gia đình giáo dục, định hướng từ rất sớm; được các cô, chú dìu dắt, giúp đỡ nên đã sớm xác định đúng con đường đi cho cuộc đời mình.

Cuộc sống vốn đã không bình yên, phẳng lặng, cuộc sống chiến đấu sinh tử một mất một còn với kẻ thù càng tiềm ẩn vô vàn những biến động của những khó khăn, thử thách, gian khổ, hi sinh... Vì vậy, để tồn tại, trưởng thành và phát triển, thế hệ chúng tôi phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là con đường, mục tiêu mà mình đã chọn và nguyện phấn đấu, sẵn sàng hi sinh trọn vẹn cuộc đời mình. Khi đã xác định rõ mục tiêu, lý tưởng ấy, chúng ta sẽ bình tĩnh, tự tin, chủ động khắc phục mọi khó khăn, thử thách, dành hết tâm huyết, tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đảng, của nhân dân, không hề so đo, tính toán. Ai đã từng có mặt trong lực lượng Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia, nhất là làm nhiệm vụ chiến đấu trên biên giới Campuchia - Thái Lan thì không thể quên được những trận sốt rét rừng, đái huyết cầu tố, mà chúng tôi gọi vui là “hết đường về quê mẹ”. Từ năm 1982 đến 1985, tôi đã trải qua năm lần sốt rét, đái huyết cầu tố: năm 1982 hai lần; năm 1988 và 1984, mỗi năm một lần, đến năm 1985 khi đang chỉ huy bộ đội đánh vào căn cứ Cácđamon, trung tâm đầu não chỉ huy của Pôn Pốt bị một lần và cũng là lần bị nặng nhất, Khi bị sốt rét múc ấy, sức mệnh nào đã làm tôi vẫn đủ tỉnh táo, dũng khí bám trận địa, chỉ huy bộ đội chiến đấu? Đó chính 1à bản chất, truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” mà linh hồn của nó chính là bản lĩnh chính trị, trách nhiệm chính trị của một quân nhân cách mạng trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân.

Sống, trưởng thành trong vùng chiếm đóng của địch, việc học văn hóa của tôi thiếu cơ bản, bị ngắt quãng liên tục vì chiến tranh, do yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, tôi vừa chiến đấu vừa học tập. Trong hoàn cảnh ấy, một số anh em trực tiếp tham gia chiến đấu thường nghĩ sẽ chấp nhận sự hi sinh, mất mát nên ít nghĩ hoặc chểnh mảng việc học hành. Song, tôi nghĩ, bất kỳ môi trường nào, thực hiện nhiệm vụ gì, ở đâu đều phải học. phải dành thời gian cho việc học hành, phải nhận thức nhiệm vụ học tập là một khái niệm rộng không phải theo khái niệm hẹp (chỉ đến lớp, có giáo viên hướng dẫn mới là học hành) mà học mọi lúc mọi nơi. học trong sách vở, học từ đồng chí, đồng đội; từ nhận thức đó, tôi đã cố gắng sắp xếp một cách hợp lý nhất có thế để gắn kết nhiệm vụ công tác, chiến đấu với nhiệm vụ học tập, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi trên từng nhiệm vụ. chức trách được giao.

Hơn nửa đời người, sống, chiến đấu, trải qua hàng trăm trận đánh vào sinh ra tử, nhiều lần cái chết đã cận kể; nhờ đồng chí, đồng đội cưu mang, nhân dân đùm bọc, che chở, bảo vệ, mạng sống mới vẹn toàn. Vì vậy. trong chiến đấu, công tác và học tập, tôi đều tâm niệm phải gắng sức gấp hai, gấp ba, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả đồng bào, đồng chí đã phải hi sinh cho mình, cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và Đảng; phải gắn bó với tập thể, gắn bó với dân mới có thể tạo ra sức mạnh. Đó vừa là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, vừa là bài học thực tiễn sinh động có ý nghĩa sống còn đối với Quân đội ta nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nói riêng. Đốt với tôi đó là con đường sống, tồn tại, phát triển, trưởng thành của cả cuộc đời mình.

Nay đặt bút viết về hơn bốn thập kỳ làm người lính chiến đấu ở phía trước, dưới lá cờ vinh quang của Đảng và truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta, từ sâu tận đáy lòng tôi, chân thành cảm ơn Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 9; cảm ơn lãnh đạo, chính quyền và nhân dân các tỉnh trên địa bàn, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi hoàn thành các nhiệm vụ được giao trên con đường phấn đấu của mình; cảm ơn gia đình, dòng họ, bà con thân tộc, ba má tôi và hai mảnh đất quê (Ba Tri, Đầm Dơi), không chỉ cỏ công sinh thành, nuôi dạy tôi mà còn là nền tảng vật chất, tinh thần giúp tôi đủ dũng khí phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sình, từng bước trưởng thành và tiến bộ; cảm ơn các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9, đơn vị ba lần đạt danh hiệu Anh hùng, nơi tôi đã cùng anh em đồng chí anh dũng vượt qua muôn vàn thử thách, gian khổ, hi sinh, chiến đấu kiên cường, dũng cảm, lập công xuất sắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và 10 năm chiến đấu giúp bạn ở Campuchia. Ngày nay, tiếp tục phát huy phẩm chất “Trung đoàn sơn cước”, truyền thống “có lệnh là đi, đã đi là đến, đã đánh là thắng”, xây dựng Trung đoàn vững mạnh, xuất sắc trong thời kỳ mới.

Phần kết của cuốn sách này, tôi muốn dành tình cảm và lòng tin yêu, kính trọng sâu sắc nhất đến các vị tướng “chiến trường” tiêu biểu xuất sắc của Quân đội ta, đó là Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia; Thượng tướng Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Chính ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9. Hai vị tướng thường xuyên có mặt ở chiến trường trong suốt 10 năm chiến đấu giúp bạn ở Campuchia; ở những lúc khó khăn, gian khổ nhất, đã kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và đơn vị chiến đấu chiến thắng vẻ vang; quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, ủng hộ tôi rèn luyện, học tập, công tác và trưởng thành trên con đường phấn đấu sau này.

Và trên tất cả, cuốn hồi ký này cũng chính là lời tri ân sâu sắc, chân thành nhất của tôi đối với các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí, đồng đội đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến đấu với kẻ thù. Xương máu của các anh, các em đổ xuống cho Tổ quốc được hòa bình, độc lập, thống nhất, cho dân tộc ta ngẩng cao đầu, đoàn kết triệu người như một, tạo ra nội lực lớn kết hợp với ngoại lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, trên con đường hội nhập và phát triển. Công ơn đó - chúng tôi đời đời ghi tạc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:14:27 am »

PHỤ LỤC

KHEN THƯỞNG

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- 2 Huân chương Quân công hạng Ba
- 4 Huân chương Chiến công hạng Nhất
- 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì
- 3 Huân chương Chiến công hạng Ba
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
- Huân chương Ăng Co
- Huy chương Ăng Co
- Huy chương kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất
- Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba
- Huân chương Quân kỳ quyết thắng
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Và nhiều phần thưởng, danh hiệu thi đua khác.


Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:15:54 am »















Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:18:05 am »















Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM