Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:36:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến đấu ở phía trước  (Đọc 5163 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:20:48 am »

Ổn định xong biên chế tổ chức, nơi ăn, chốn ở của các cơ quan, đơn vị tại căn cứ Đồng Tâm, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Sư đoàn được Quân khu giao nhiệm vụ; “Làm nhiệm vụ huấn luyện dự bị động viên, xây dựng, quy hoạch cải tạo căn cứ Đồng Tâm thành căn cứ quân sự, kết hợp trồng cây ăn quả, phủ xanh đất trống và sản xuất tự túc cải thiện đời sống”. Sau khi nhận nhiệm vụ, trong Hội nghị Đảng ủy Sư đoàn về quán triệt, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ mới, tôi xin ý kiến khẳng định bên cạnh những thuận lợi, Sư đoàn đứng trước ba khó khăn chủ yếu:

- Khó khăn lớn nhất là các nhiệm vụ trên giao đều là những nhiệm vụ mới đối với Sư đoàn. Là những đơn vị chủ lực huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chuyển sang làm đơn vị huấn luyện lực lượng tổ chức dự bị động viên, đối tượng huấn luyện mới, kinh nghiệm huấn luyện chưa có; tâm lý xác định nhiệm vụ trong cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn chắc chắn là kém phấn khởi.

- Nhiệm vụ tăng gia sản xuất cải thiện đời sống là một nhiệm vụ thường nhật của Quân đội ta, còn nhiệm vụ lao động cải tạo một căn cứ cũ của địch thành căn cứ quân sự kết hợp với trồng cây ăn quả, cây xanh phủ xanh đất trống, cả mô hình xây dựng căn cứ quân sự nội hàm là gì, bắt đầu từ đâu, đây là vấn đề mới, rất mới, nên ta phải vừa làm vừa học, mô hình sẽ rõ dần ra.

- Căn cứ Đồng Tâm là căn cứ hậu cần kỹ thuật cũ của địch, sau 20 năm giải phóng (1975-2005), nhà của, cơ sở hậu cần kỹ thuật đã xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi cùng với sự chi viện của trên, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn phải phát huy mạnh tinh thần và ý chí tự lực tự cường.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng mới mẻ này, giải pháp hàng đầu là phải làm tốt công tác tư tưởng, phải 100% cán bộ, chiến sĩ thông suốt nhiệm vụ; giải pháp thứ hai là về công tác cán bộ, phải sớm ổn định cán bộ chủ trì, sớm giải quyết khâu tồn đọng số cán bộ có lý có tình; giải pháp thứ ba là phải xây dựng quy hoạch với tầm nhìn dài hạn, từ đó có kế hoạch cụ thể với bước đi sát thực, vừa sức.

Tiếp thu các ý kiến của các đảng ủy viên, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Sư đoàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản, trong tâm là công tác tư tưởng, cán bộ, quy hoạch... Sau gần hai năm (1994-1995) thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Sư đoàn 8 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao, tổ chức huấn luyện dự bị động viên cho các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, bảo đảm được về quân số và chất lượng. Tổ chức trồng cây xanh theo đúng quy hoạch cơ bản kết hợp với Xí nghiệp 408 cải tạo căn cứ Đồng Tâm bước đầu hình thành khu căn cứ quốc phòng.

Năm 1996, Sư đoàn được Bộ Tư lệnh Quân khu giao tập trung “làm nhiệm vụ dự bị động viên, trước mắt đảm nhiệm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trên hướng sông Tiền, khi có yêu cầu sẽ biên chế thành Sư đoàn đủ quân để thực hiện nhiệm vụ Bộ Tư lệnh Quân khu giao”. Đây là thế bố trí chiến lược mới của Quân khu sau rút quân. Một lần nữa nhiệm vụ của Sư đoàn có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Để thực hiện nhiệm vụ trên giao, Sư đoàn có thay đổi về biên chế tổ chức lực lượng. Tiểu đoàn đào tạo văn hóa được giao về cho Trường Quân sự Quân khu ở Sóc Trăng; Trung đoàn bộ binh 9 từ trực thuộc Sư đoàn bộ binh 330 nay có quyết định trở về trong đội hình của Sư đoàn. Như vậy, biên chế tổ chức của Sư đoàn lức này gồm: ngoài bốn cơ quan của Sư đoàn, còn có hai trung đoàn khung thường trực huấn luyện dự bị động viên (Trung đoàn 1, Trung đoàn 2); Trung đoàn 9 làm nhiệm vụ huấn luyện cơ động sẵn sàng chiến đấu; Trung đoàn 10 được Quân khu điều sang Đoàn 4 kinh tế quốc phòng.

Về công tác cán bộ, đầu năm 1997, các anh Bùi Văn Minh - Sư đoàn trưởng, Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Sư đoàn trưởng về chính trị, Hồ Bé - Phó Sư đoàn trưởng đã đến tuổi nghỉ hưu. Đây là những người anh, những người đồng chí tôi hằng yêu mến, kính phục. Các anh đã trải qua những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, thử thách, hi sinh; từng có mặt ở hầu hết các chiến trường trên địa bàn Quân khu trong những năm đánh Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia; là những cán bộ, đảng viên dày dạn kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ huy, đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, chủ động, bảo đảm cho Sư đoàn vượt qua những khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ trên giao trong điều kiện mới. Về với đời thường, những phẩm chất cao đẹp của “Anh bộ đội Cụ Hồ” được rèn giũa trong những năm tháng quân ngũ của các anh sẽ tiếp tục tòa sáng, góp phần xây dựng quê hương vững mạnh, tiếp tục làm sáng danh “Anh bộ đội Cụ Hồ” trên môi trường mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:21:12 am »

Kiện toàn Ban Chỉ huy Sư đoàn, trên bổ nhiệm tôi - Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng làm Sư đoàn trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Sư đoàn; đồng chí Võ Văn Liêm - Phó Phòng Tuyên huấn Cục Chính trị Quân khu về làm Phó Sư đoàn trưởng về chính trị, Bí thư Đảng ủy Sư đoàn; đồng chí Nguyễn Thành Tho - Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330 về làm Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng; đồng chí Lê Công Trường - Phó Tham mưu trưởng được bổ nhiệm làm Phó Sư đoàn trưởng.

Đây thực sự là một Ban Chỉ huy Sư đoàn trẻ trung, trên 40 tuổi, người nhiều tuổi nhất là tôi 44 tuổi, anh Võ Văn Liêm 43 tuổi... Tuy tuổi đời còn trẻ, song tất cả đã trưởng thành trong những năm đánh Mỹ, trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và suốt 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia. Cùng trang lứa với nhau, hiểu nhau, trên cơ sở nhiệm vụ, chức trách được giao, chúng tôi xây dựng mối quan hệ làm việc, quan hệ anh em, đồng chí rất hòa thuận trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và trong cuộc sống đời thường.

Cuối năm 2000, anh Nguyễn Thành Tho - Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng mắc bệnh nặng. Tôi và các anh lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn đã phối hợp cùng với gia đình chăm sóc, lo toan chữa trị cho anh, nhưng vì căn bệnh nan y hiểm nghèo anh không qua khỏi, ra đi khi tuổi đời còn trẻ, sự nghiệp, con đường phấn đấu đang phát triển, tương lai còn dài ở phía trước. Anh Tho sống chân thành, giản dị, gần gũi với anh em, đồng chí, đồng đội, anh có nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu quân sự; với tác phong lãnh đạo, chỉ huy miệng nói tay làm do vậy đã giúp tôi rất nhiều trong việc quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ quân sự hằng năm, trong xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện. Anh mất đi, Đảng, Quân đội mất đi một cán bộ, đảng viên kiên trung, gia đình mất đi một người con hiếu thảo, tôi không còn một người cộng sự đầy tâm huyết, năng nổ và trách nhiệm cao với nhiệm vụ, chức trách được giao. Lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương quê anh và gia đình tổ chức chu đáo lễ tang đưa anh về nơi yên nghỉ cuối cùng một cách trọng thể, trang nghiêm theo nghi lễ của Quân đội, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn của gia đình, anh em, đồng chí và bạn bè.

Sau khi đồng chí Nguyễn Thành Tho từ trần, trên bổ nhiệm đồng chí Lê Công Trường thay đồng chí Tho làm Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, đồng chí Lữ Văn Khanh làm Phó Sư đoàn trưởng.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao, trước thực tế tình hình đội ngũ cán bộ của Sư đoàn sau 5 năm (1995-2000) thực hiện Nghị quyết 93/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Nghị quyết 55/NQ-ĐUQK của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu về “Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm đại học hóa đội ngũ sĩ quan”, kết quả còn rất hạn chế, mới đạt trên 86% qua trường lớp, trong đó trên 58% qua đào tạo cơ bản có trình độ đại học. Trình độ học vấn này chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tôi bàn với anh Võ Văn Liêm - Phó Sư đoàn trưởng về chính trị, Bí thư Đảng ủy: Đảng ủy Sư đoàn phải tiếp tục tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ. Hai chúng tôi nhanh chóng thống nhất cao, Đảng ủy Sư đoàn ra được nghị quyết chuyên đề “Đại học hóa đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”.

Với nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo, kiên quyết và đồng bộ; cùng với việc hoàn thành đủ chỉ tiêu, có chất lượng chiêu sinh hằng năm, một phong trào thi đua học văn hóa, học ngoại ngữ diễn ra sôi nổi trong đội ngũ sĩ quan Sư đoàn. Sau hai năm phấn đấu (2000-2001), tỷ lệ cán bộ qua trường từ 86% nâng lên 90% số cán bộ được đào tạo cơ bản có trình độ đại học từ 58% nâng lên hơn 60%.

Thực tiễn ở Sư đoàn trong giai đoạn này, quá trình quán triệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên giao, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện được anh em tổ chức triển khai hiệu quả hơn, chủ động, tích cực hơn. Khi đi kiểm tra một số đơn vị cơ sở, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc quán triệt chưa sâu nên tổ chức chưa có hiệu quả Nghị quyết số 8B-NQHN/TW ngày 27-3-.1990 của Ban Chấp hành Trung ương và nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về đổi mới công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. Nhận thức tầm quan trọng chiến lược của công tác này, anh Bảy Liêm cùng với tôi trao đổi và sớm thống nhất: Đảng ủy Sư đoàn có nghị quyết chuyên đề “Tăng cường lãnh đạo đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới”. Bằng một loạt các giải pháp tổ chức quán triệt sâu sắc nghị quyết này cho mọi cán bộ, chiến sĩ tăng cường trao đổi, gặp gỡ giữa lãnh đạo các tỉnh với Đảng ủy Sư đoàn, đưa lực lượng của Sư đoàn đi dã ngoại vừa huấn luyện vừa làm công tác vận động quần chúng, thông qua diễn tập... Mối quan hệ giữa Sư đoàn với các tỉnh, nhất là tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre được mở rộng đi vào chiều sâu và ngày càng bền chặt. Anh Hồng Nhân - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp rất gắn bó và thường xuyên xây dựng mối quan hệ với Sư đoàn 339, nay rất nhiệt tình với Sư đoàn 8; anh Bé Ba - Bí thư Tỉnh ủy, anh Chín Bình - Chủ tịch tỉnh Tiền Giang thường xuyên ghé thăm và quan tâm tới những thuận lợi, khó khăn của Sư đoàn. Đối với Bến Tre, giai đoạn đầu do chưa nắm rõ tình hình của Sư đoàn nên lãnh đạo chưa nhiệt tình, về sau thông qua diễn tập, bộ đội đi dã ngoại làm công tác dân vận... Bến Tre đã trở nên rất gần gũi, gắn bó với Sư đoàn chúng tôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:21:55 am »

Từ những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, phát huy các cơ sở sản xuất của Sư đoàn 339 trước đây như nuôi tôm ở Trảng Sáo (Ngọc Hiển, Cà Mau), đóng đáy bắt cá linh ở Tân Hồng (Hồng Ngự), nuôi cá và trồng tràm ở Nông trường U Minh (Cà Mau), Tân Hiệp (Kiên Giang)..., tôi tiếp tục đề xuất với Đảng ủy, Ban Chỉ huy Sư đoàn tổ chức làm gạch, khai thác cảng, làm nhà máy sản xuất nước đá... cho Sư đoàn, hằng năm mang về cho quỹ vốn Sư đoàn kết quả tăng gia sản xuất từ 5 đến 7 tỷ đồng, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

Tháng 9 năm 2001, trên có quyết định điều tôi đi học lớp cán bộ chiến dịch, chiến lược ở Học viện Quốc phòng. Thế là sau 10 năm (1991-2001), từ Học viện Quân sự cấp cao, tôi về đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 339; khi Sư đoàn 339 sáp nhập với Sư đoàn 8 thành Sư đoàn 8, tôi tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, rồi Sư đoàn trưởng. Quá trình thực hiện nhiệm vụ. bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Sư đoàn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách gay gắt; nhiệm vụ không ổn định; có nhiều nội dung nhiệm vụ mới, biên chế tổ chức không ổn định, đây cũng là giai đoạn chuyển giao đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ trì của Sư đoàn giữa lớp cũ và lớp mới. Sư đoàn chúng tôi đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ huy sâu sát, hiệu quả của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các cơ quan Quân khu, sự ủng hộ to lớn của cấp ủy chính quyền và nhân dân các tỉnh trên địa bàn, nhất là lãnh đạo, chính quyền và nhân dân các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre. Bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã cùng tập thể lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn chủ động khắc phục mọi khó khăn, phát huy cao nhất vai trò tiền phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, sức mạnh đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm cho Sư đoàn vượt qua những khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trên giao, xây dựng Sư đoàn từng bước ổn định, trưởng thành, phát triển vững chắc về mọi mặt.

Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực có năng lực và sự phấn đấu cao xuất hiện; tiêu biểu là tập thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9, là đơn vị đã đạt danh hiệu “Trung đoàn vững mạnh toàn diện” đầu tiên thuộc khối các trung đoàn chủ lực của Quân khu. được Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Quân khu tặng Cờ luân lưu đơn vị có phong trào thi đua xuất sắc. Nối tiếp truyền thống vẻ vang “khắc phục khó khăn, liên tục chiến đấu, xây dựng toàn diện, lập công xuất sắc”. Được xây dựng ngay từ năm đầu thành lập (1978), phát huy truyền thống đơn vị ba lần anh hùng, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9 hôm nay vẫn khẳng định được bản lĩnh, vị thế của mình trong thời kỳ mới, là một trung đoàn xuất sắc, vững mạnh toàn diện, xứng đáng là nơi góp phần đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành nhiều cán bộ cao cấp của Quân khu, Quân đoàn như các đồng chí: Trần Phi Hổ, Hồ Khải Hoàn. Đặng Văn Năm, Đoàn Văn Thắng, Trần Chí Dũng, Nguyễn Phương Nam... Trước truyền thống vẻ vang của Sư đoàn, tôi nguyện cố gắng học thật tốt, xứng đáng với sự tin tưởng của trên và sự yêu mến, tin cậy dõi theo của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 8, một Sư đoàn có bề dày truyền thống của Quân đội ta, của lực lượng vũ trang Quân khu.

Bàn giao chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8 cho đồng chí Lê Công Trường - Phó Sư đoàn trưởng. Tham mưu trưởng, tôi ra Hà Nội làm thủ tục nhập học làm học viên khóa 1 lớp đào tạo cán bộ chiến dịch, chiến lược Học viện Quốc phòng. Trước khi vào học, lãnh đạo. chỉ huy Học viện đã tổ chức cho toàn bộ học viên khóa 1 chúng tôi đến trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm lễ báo cáo kết quả rèn luyện phấn đấu ở đơn vị, bày tỏ quyết tâm “học giỏi, rèn tốt”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và tình yêu thương của Bác.

Thấm thoát gần hai năm theo học ở Học viện Quốc phòng, tháng 7 năm 2002 tôi tốt nghiệp lớp đào tạo cán bộ chiến dịch, chiến lược khóa 1 của Học viện Quốc phòng. Được nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống những quan điểm, tư tưởng đổi mới, trong đó có những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc, có những nội dung phát triển mới cả trong lý luận cơ bản, trong đường lối chính trị, quân sự của Đảng, một số vấn đề phát triển trong nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc... Cuối khóa học, tôi có chuyến đi thực tế về Thanh Hóa, được các anh trong Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giúp đỡ tận tình, tôi đã hoàn thành luận án tốt nghiệp với đề tài “Sư đoàn bộ binh phòng ngự chống địch tấn công đổ bộ đường biển” và đạt kết quả tốt. Tất cả kiến thức đã học giúp tôi có tầm nhìn mới, nhận thức mới để xây dựng niềm tin, tiếp tục quán triệt tiếp thu những quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cơ sở tổ chức thực hiện thắng lợi đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trên địa bàn Quân khu sau này.

Hoàn thành xong nhiệm vụ học tập ở Học viện, trước khi trở về Nam, tôi dành ít thời gian đi thăm một số bạn bè, gia đình anh em, đồng chí đã cùng tôi sát cánh bên nhau chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia. Tôi vào Hà Tĩnh tìm thăm nhà Nguyễn Xuân Minh, anh hi sinh trong trận đánh ở Tượng Lăng; ra Thanh Hóa thăm Nguyễn Đình Kha - Một người lính chiến đấu dũng cảm, đạp mìn bị cụt chân trong một trận đánh phục kích địch trên đường 56. Hai anh em gặp nhau mừng rơi nước mắt, ngồi với nhau cả đêm, cùng với ly rượu quê, đĩa lạc (đậu phộng) rang, bát chè xanh và những kỷ niệm chiến đấu xưa được hai anh em ôn lại liên tục tái hiện về.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:23:26 am »

Kha kể, trong trận đánh ở Đôn Phục, địa hình sông nước, địch chiếm địa hình có lợi trên gò, chúng bố trí hai khẩu trung liên khống chế hướng tiến công chính diện Đại đội 5, Đại đội 6 của Tiểu đoàn. Bộ đội ta cứ nhô đầu lên, chúng lập tức nhả đạn dày đặc, khi vận động tiến công rời khỏi địa hình che lấp, che khuất là nằm phơi mình trên địa hình bằng phẳng, địch sẽ bắn xuyên áo hết. Trước tình thế hiểm nghèo này, anh đã tổ chức một tổ xung kích gồm các đồng chí Trần Huy Du, Lư Bằng (Cà Mau), Nghiêm Xuân Tích (Hà Nội), Nguyễn Đình Kha (Thanh Hóa), Nguyễn Xuân Minh (Hà Tĩnh), trang bị chủ yếu là lựu đạn, tổ chức mũi vu hồi vượt qua sông, bí mật tiếp cận mục tiêu, diệt gọn hai ổ trung liên của địch, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 5 xông lên tiêu diệt địch, làm chủ gò Đôn Phục.

Tôi kể cho Kha nghe một kỷ niệm vui trong trận đánh Pôn Pốt ở Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa năm 1978! Sau khi tiêu diệt địch, làm chủ trận địa, lúc đổi qua khu vực tác chiến, không có dân, kiếm mãi không có gì ăn, lực lượng hậu cần tổ chức cơm nước chưa tới, trong trận địa chốt của Đại đội có một đám cà rừng. Kha hỏi tôi: “Anh Ba ơi, em xin ít cà của dân nấu tạm chống đói chờ cơm của hậu cần mang đến”. Tôi đồng tình. Thế là một ănggô cà rừng om với muối nóng hổi bồi dưỡng kịp thời cho những người lính chiến qua bữa. Ăn xong từng đứa bị ngộ độc, ói mửa đến “mật xanh nanh vàng”, đến mức không có gì để ói nữa mới thôi; hôm sau cả đám sưng hết cả họng.

Kha hỏi thăm tôi về Trần Huy Du và Lư Bằng. Tôi nói với Kha: “Sau khi rút quân, trong những lần đi phép về quê hay đi công tác xuống Cà Mau, anh đều dành thời gian tìm địa chỉ của Du và Bằng, song chưa tìm được”. Kết thúc chiến tranh, người lính thôi cầm súng trở về với đời thường phải đối mặt với miếng cơm, manh áo, phải lo cho cái hạnh phúc nho nhỏ của mình trong điều kiện thua thiệt nhiều mặt với anh em bạn bè cùng lứa. Vì vậy cũng như em Du và Bằng sau khi ra quân chắc là phải bươn chải, chọn lựa nơi này nơi kia ổn định cuộc sống. Song, chắc chắn anh sẽ tìm bằng được Du và Bằng, những đứa em ngoan, những người đồng chí còn in đậm những kỷ niệm chiến đấu của một thời trận mạc. Nói tới đó, tôi và Kha nắm tay nhau, hai anh em ngập tràn cảm xúc về tình đồng chí, về những kỷ niệm chiến đấu không thể nào quên. Chúng tôi còn kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện, đến khi trời sáng lúc nào không hay. Tôi tạm biệt Kha, bịn rịn, lưu luyến về Hà Nội, tìm thăm gia đình Nghiêm Xuân Tích, song do địa chỉ không rõ ràng nên không tới được gia đình anh.

Tôi rủ hai người bạn (Huỳnh Be ở Bến Tre và Năm Thắng(1) ở Vĩnh Long) đi thăm Đền Hùng. Được thắp nén nhang trước lăng mộ vua Hùng, chúng tôi, những đứa con của miền Nam xa xôi xin tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của bậc thánh hiền, người có công đầu trong việc tạo hình hài cho Tổ quốc Việt Nam yêu dấu; thắp hương đền Công chúa, xin tạ ơn hai công chúa Ngọc Hoa và Quỳnh Hoa đã có công tìm ra giống lúa nước để đến hôm nay dân tộc xây đắp, tôn tạo phát triển được một nền văn minh lúa nước phong phú, đa dạng và đầy sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian còn lại, tôi có dịp đi thăm các di tích lịch sử, văn hóa, có dịp chiêm ngưỡng phong cảnh, sinh hoạt của người Hà Nội. Nhìn phố phường rợp bóng cây xanh, từng đoàn xe đạp, xe máy hối hả đưa con cháu đến trường, người lớn đến nơi công sở, tôi cảm nhận sâu sắc hơn về nơi đây và nhận thấy Hà Nội thật xứng đáng là trái tim của cả nước, xứng đáng với niềm tin của bạn bè quốc tế, xứng đáng được vinh danh “Thành phố hòa bình”, “Thủ đô anh hùng”.

Trước khi trở về Nam, tôi cùng với bạn bè lại vào lăng viếng Bác. Mỗi lần vào thăm Bác, tôi cảm thấy cảm phục, xúc động ngập tràn, càng cảm thấy gần Bác hơn. Những cây vú sữa trong vườn Bác mà lúc Bác còn sống Người rất quan tâm chăm sóc cẩn thận, nay vẫn xanh tốt, xum xuê giữa lòng Hà Nội. Đây là một trong những kỷ vật sâu sắc ghi nhận tấm lòng và niềm tin của miền Nam đối với Bác trong những thời điểm khó khăn, gian nan và khốc liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Cây vú sữa của đồng bào miền Nam trao tặng, được Bác dành tình cảm đặc biệt và được Người coi là biểu tượng của miền Nam ruột thịt luôn bên Bác. Là những đứa con của miền Nam, tôi xúc động vô cùng, xin hứa với Bác trở về Nam sẽ sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trên giao.

Tạm biệt mùa thu đẹp của Hà Nội, tôi về Quân khu 9, trên bổ nhiệm tôi làm Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu, thay anh Phạm Hồng Lợi được trên bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Bộ Tư lệnh lúc này, anh Huỳnh Tiền Phong làm Tư lệnh, Phó Bí thư Đảng ủy, anh Bùi Văn Huấn (Út Lê) làm Phó Tư lệnh về chính trị, Bí thư Đảng ủy; đến tháng 3 năm 2003, anh Út Lê được trên bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, anh Lưu Phước Lượng thay anh Út Lê. Các anh Nguyễn Minh Chữ, Ngô Văn Dương làm Phó Tư lệnh; cuối năm 2004, hai anh được trên cho nghỉ hưu, trên bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Lưỡng - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang làm Phó Tư lệnh.


(1) Huỳnh Be (anh Phương Hùng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre); anh Năm Thắng - Thiếu tướng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:24:58 am »

Qua trao đổi với các anh trong Bộ Tư lệnh Quân khu, đi nắm tình hình các cơ quan, đơn vị và các địa phương trên địa bàn, tôi vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Sau gần 20 năm đổi mới (1986-2002), quân dân Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu rất quan trọng, kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả, đời sống nhân dân, ngay cả đồng bào vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện. Với vai trò, vị trí là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, lực lượng vũ trang Quân khu luôn đoàn kết, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn bó với dân, được dân tin, dân yêu, giữ vững bản chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”. Đặc biệt, quá trình xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nhất là thực hiện chính quy hóa, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu có nhiều giải pháp đột phá trong xây dựng doanh trại, tạo ra hạ tầng cơ sở ăn, ở, ngủ, nghỉ của bộ đội; hệ thống kho tàng, trạm, xưởng... khang trang, chính quy, thống nhất.

Tuy vậy, trên địa bàn Quân khu 9, các thế lực thù địch, nhất là bọn phản động Việt Nam lưu vong dùng nhiều thủ đoạn thâm độc xâm nhập vào nội địa, tranh chấp đất đai ở một số địa phương còn kéo dài, vấn đề dân tộc, tôn giáo còn nổi cộm lên một số vụ gây nên tình hình căng thẳng, tạo nên một số điểm nóng ở một sở địa phương, dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, đông người, dễ bị địch lợi dụng, mua chuộc, phá hoại, gây rối an ninh trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Lực lượng vũ trang Quân khu có nhiều chuyển biến căn bản, toàn diện, song còn có mặt chưa vững chắc, nhất là trong chấp hành kỷ luật, trình độ chuyên môn kỹ - chiến thuật, năng lực thực hành tác chiến ban đêm trên địa bàn đồng bằng có nhiều kênh rạch còn có một hạn chế.

Quán triệt chủ trương của Đảng ủy, thực hiện sự chỉ đạo của Tư lệnh Quân khu, tôi yêu cầu các cơ quan, nhất là cơ quan tham mưu, tập trung nắm chắc tình hình địch trên địa bàn biên giới, chống bọn xâm nhập; làm tham mưu cho Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu rà soát, bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch sẵn sàng chiến đấu (A, A2, A3, A4), chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ với các tỉnh tích cực kiên quyết xử lý các điểm nóng bằng các giải pháp tổng hợp, chủ yếu bằng tuyên truyền, vận động, kết hợp chia cắt, cô lập, xử lý nghiêm những đối tượng đầu sỏ manh động; đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện” theo Chỉ thị số 917/1999/CT-QP ngày 22-6-1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Trên cương vị chức trách được giao, tôi cùng với cơ quan tham mưu đã tích cực làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch “xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”. Trong kế hoạch, tôi đã đề xuất Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu ba giải pháp quan trọng:

- Một là, làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, xây dựng ý chí quyết tâm, gắn với việc từng cơ quan, đơn vị cụ thể hóa nội dung, chỉ tiêu xây dựng đơn vị, cơ quan vững mạnh toàn diện của đơn vị, cơ quan mình.

- Hai là, gắn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện với xây dựng nền nếp chính quy, xây dựng môi trường văn hóa.

- Ba là, chọn Bộ Tham mưu Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ, Bến Tre làm điểm.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp này, bước đầu các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu đã có những chuyển biến quan trọng trong chấp hành kỷ luật, thực hiện nền nếp chính quy.

Thực hiện nghị quyết chuyên đề “Đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện lực lượng vũ trang Quân khu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”, trong hội nghị quân sự, triển khai chỉ lệnh huấn luyện của Tư lệnh Quân khu đầu năm 2003, tôi yêu cầu: Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo chỉ huy đối với nhiệm vụ huấn luyện; trong xây dựng nghị quyết lãnh đạo, triển khai kế hoạch huấn luyện phải bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, nắm chắc “ba quan điểm, tám nguyên tắc, sáu mối kết hợp”, kiên quyết thực hiện nghiêm túc kế hoạch huấn luyện cho các đối tượng; quá trình tổ chức huấn luyện tiếp tục kết hợp hành quân dã ngoại với làm công tác vận động quần chúng và huấn luyện diễn tập vòng tổng hợp có bắn đạn thật.

Tôi cùng các cơ quan Quân khu tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác huấn luyện chiến đấu ở các cơ quan, đơn vị. Rất mừng, từng cấp ủy, chỉ huy đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, hầu như cấp ủy nào cũng đều ra được nghị quyết lãnh đạo chuyên đề. Cùng với việc đầu tư củng cố cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập, rất coi trọng việc bồi dưỡng tập huấn cán bộ. Cuối năm 2003, Quân khu đã được đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng đánh giá công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu đạt khá, kiểm tra toàn diện đạt giỏi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:26:08 am »

Tháng 7 năm 2003, tôi được phong quân hàm Thiếu tướng. Đầu năm 2004, trên phân công tôi làm Phó Tư lệnh phụ trách một số mặt, trong đó có công tác phát triển khoa học - công nghệ quân sự Quân khu. Đây là giai đoạn tôi giành nhiều thời gian nghiên cứu, quán triệt kỹ Nghị quyết 10/ĐUQSTƯ ngày 8-1-1999 của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Đẩy mạnh nghiên cứu, phát huy vai trò của khoa học lịch sử quân sự trong thời kỳ mới” và Nghị quyết 364 ngày 6-12-2002 của Đảng ủy Quân khu về “Công tác tổng kết lịch sử quân sự”. Cùng với quan điểm đúng đắn, những chủ trương, giải pháp kiên quyết, tích cực của các nghị quyết nói trên cũng như từ thực tiễn chỉ đạo các công trình tổng kết chiến tranh, nghiên cứu biên soạn lịch sử của Sư đoàn bộ binh 8, tôi nhận thấy, để giúp Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi những nghị quyết trên thì phải làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu về vai trò, vị trí của nhiệm vụ cơ bản quan trọng này. Làm tốt và có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ này không chỉ là giáo dục truyền thống mà còn rút ra được những bài học thiết thực cho việc tổ chức tiến hành xây dựng, phát triển sử dụng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Để hoàn thành tốt và có chất lượng, đúng kế hoạch các công trình tổng kết chiến tranh, lịch sử quân sự, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải đầu tư cả con người, tài chính, huy động các nguồn lực trong và ngoài đơn vị phục vụ, bảo đảm cho các công trình. Khi các công trình được nghiệm thu đưa vào xuất bản, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khai thác, phát huy kết quả nghiên cứu, biên soạn, tổng kết và sử dụng những thông tin nghiên cứu được để đưa vào tuyên truyền, giáo dục các thế hệ cán bộ, chiến sĩ nhằm củng cố, phát huy niềm tự hào về truyền thống của Quân đội ta nói chung và Sư đoàn nói riêng. Từ nhận thức này, hằng năm, Đảng ủy Quân khu đều có nội dung lãnh đạo, thông qua hội nghị Ngành khoa học - công nghệ quân sự Quân khu chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị tích cực đầu tư cho nhiệm vụ quan trọng này. Thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, cùng với việc kiện toàn Ban Lịch sử - Khoa học - Công nghệ và môi trường các tỉnh, Ban Lịch sử ở các cơ quan, Quân khu kịp thời kiện toàn hai Hội đồng: hội đồng Khoa học - Công nghệ quân sự Quân khu do tôi trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng; Hội đồng Khoa học xã hội và nhân văn quân sự Quân khu do đồng chí Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu làm Chủ tịch.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, đầu tư mạnh mẽ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhiều đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ giao cho Quân khu tiến hành), cấp Quân khu, cấp cơ sở đã được đầu tư triển khai tích cực; các công trình trọng điểm tổng kết chiến tranh, nghiên cứu biên soạn lịch sử quân sự cấp Quân khu, cấp cơ sở tiếp tục được triển khai đúng tiến độ, nhiều công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện, nghiệm thu đạt kết quả tốt, như các công trình: “Tổng kết chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia” (TK/QK9), “Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 9 (1975-2005)”, lịch sử các sư đoàn (4, 8, 330)... Tôi trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ quân sự Quân khu nghiệm thu ba đề tài khoa học về nghệ thuật quân sự tác chiến đồng nước, giang thuyền và xây dựng khu căn cứ hậu phương. Cục Chính trị Quân khu cũng bảo vệ thành công công trình “Xây dựng lực lượng vũ trang ven biển Quân khu 9 vững mạnh về chính trị”, được Tổng cục Chính trị đánh giá cao. Hầu hết các công trình khoa học tổng kết chiến tranh, lịch sử quân sự được các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang Quân khu khai thác, sử dụng vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống, huấn luyện cho lực lượng vũ trang Quân khu đạt hiệu quả thiết thực.

Để tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu 9 lần thứ VII ngày 2 tháng 10 năm 2005, anh Nguyễn Việt Quân được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Tư lệnh về chính trị. Giữa tháng 11 năm 2005, Đảng bộ Quân khu tiến hành Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2006-2010, đồng chí Phạm Văn Trà - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và chỉ đạo đại hội. Sau khi hoàn thành việc đóng góp ý kiến cho các văn kiện, nghị quyết của trên, thông qua nghị quyết cấp mình, đại hội đã bầu 15 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ cùng 12 đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu được Ban Bí thư Trung ương chỉ định. Trong phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu năm đồng chí vào Ban Thường vụ, bầu đồng chí Nguyễn Việt Quân - Phó Tư lệnh về chính trị làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Tiền Phong - Tư lệnh Quân khu làm Phó Bí thư, các đồng chí Lưu Phước Lượng, Võ Văn Liêm và tôi làm ủy viên Ban Thường vụ.

Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ VII không chi quán triệt sâu sắc các quan điểm, định hướng lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng bộ Quân khu còn tiếp tục đề ra những chủ trương giải pháp đúng đắn theo yêu cầu đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đại hội đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất cao, bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tiêu biểu cho bản lĩnh, trí tuệ của Đảng bộ Quân khu 9 đủ sức lãnh đạo thành công các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ lần thứ VII đã xác định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:27:39 am »

Trong niềm vui, phấn khởi trước thành công của đại hội, cùng với các đại biểu, tôi nhận thấy bản thân thực sự vinh dự vì đã được tham gia một số đại hội Đảng bộ Quân khu ngay từ khi còn là cán bộ trung đoàn. Mỗi lần đại hội là một mốc ghi nhận sự phát triển, trưởng thành của Đảng bộ Quân khu 9 trước sự thay đổi, phát triển, chuyển biến của tình hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, lực lượng vũ trang Quân khu, quân dân trên địa bàn đang đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn. Do đó, trên cơ sở những định hướng lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Quân khu, các ý kiến phát biểu trên diễn đàn đại hội khi tiếp cận các nội dung lãnh đạo không phải một chiều, đã có sự so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng, thậm chí còn băn khoăn trước tính khả thi trong một số chỉ tiêu, phương hướng. Tuy vậy, tuyệt nhiên không có đại biểu nào tỏ rõ sự kêu ca, phàn nàn, do dự, hoặc có biểu hiện suy giảm ý chí, lòng tin. Đó là bản lĩnh, là truyền thống đoàn kết, sáng tạo, là ý thức tự lực tự cường của Đảng bộ Quân khu 9, một trong những đảng bộ quân đội được rèn luyện, trưởng thành vững mạnh trong lò lửa của các cuộc chiến tranh cách mạng, ngày nay đang vươn mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của lực lượng vũ trang Quân khu.

Là thế hệ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang Quân khu trong giai đoạn hiện nay, tôi rất tự hào hạnh phúc được học tập, nối tiếp bản chất cách mạng kiên cường, ý chí tự lực tự cường và những giá trị truyền thống vẻ vang của Đảng bộ Quân khu do các thế hệ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy qua các thời kỳ đã góp phần xây đắp nên. Tiêu biểu như các đồng chí Đào Văn Trường, Vũ Đức, Trần Văn Trà, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Vịnh... trong kháng chiến chống thực dân Pháp; Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt... trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây thực sự là những người cộng sản kiên cường, những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tài năng, mẫu mực của Đảng, Quân đội và của lực lượng vũ trang Quân khu 9. Vinh dự và tự hào về các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang Quân khu lớp trước, thế hệ hiện tại và tiếp theo nguyện phấn đấu hết sức mình, nối tiếp xứng đáng sự nghiệp và truyền thống vẻ vang mà các thế hệ lớp trước tạo dựng nên.

Những quyết sách đúng đắn của Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ VII, cùng với quyết tâm cao của mọi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu, sự giúp đỡ của lãnh đạo, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn đã bảo đảm cho lực lượng vũ trang Quân khu vượt qua các khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay từ những năm đầu nhiệm kỳ (2006-2010).

Cuối năm 2007, trên có quyết định cho anh Huỳnh Tiền Phong - Trung tướng, Tư lệnh, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu nghỉ hưu và bổ nhiệm tôi làm Tư lệnh Quân khu. Tôi được phong hàm Trung tướng, Đảng ủy Quân khu nhất trí bầu tôi làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu và đề nghị Đảng ủy Quân sự Trung ương chuẩn y. Đầu năm 2008, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương do đồng chí Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương đã ra quyết định chuẩn y tôi giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu; các anh Nguyễn Phương Nam - Phó Tư lệnh Quân khu, Đinh Văn Cai - Chủ nhiệm Chính trị Quân khu làm Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu.

Nhận nhiệm vụ, trọng trách được giao, tôi nhận thấy, “vinh dự càng cao, trách nhiệm càng lớn”. Được cấp trên tin cậy, bản thân đã từ thực tiễn chiến trường quay về học tập ở các nhà trường, trải qua các cương vị được giao từ cơ sở đến các cấp cao hơn, nay đảm nhiệm nhiệm vụ mới, tôi biết mình còn có mặt hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ, song chính sự giúp đỡ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, sự ủng hộ của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân các tỉnh trên địa bàn, sự ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu đã giúp tôi hoàn thiện dần bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.

Tư lệnh là một trong những người lãnh đạo, chỉ huy có trách nhiệm cao nhất của lực lượng vũ trang Quân khu 9 trong thời kỳ đổi mới, đòi hỏi người chỉ huy phải có bản lĩnh vững vàng, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong việc vận dụng quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của lực lượng vũ trang Quân khu đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản, quan trọng này ở một địa bàn chiến lược như địa bàn Quân khu 9 có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Trước hết, thế hệ hiện tại đã tiếp nối xứng đáng truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang của mảnh đất “Thành đồng” của Tổ quốc, xứng đáng với sự hi sinh to lớn của biết bao đồng bào, đồng chí trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh, trực tiếp góp phần bảo đảm ổn định chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, để Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát huy vai trò to lớn của mình trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 08:29:48 am »

Tôi đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, ở trong nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn 20 năm đổi mới (1986-2008), đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách gay gắt, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ để kích động, lôi kéo các phần tử chống đối, gây rối nhằm gây mất ổn định về chính trị.

Trên địa bàn Quân khu, được các thế lực đế quốc, phản động nước ngoài giúp sức, bọn phản động, các phần tử cơ hội lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo” ra sức tuyên truyền tập hợp lực lượng gây rối, khi cần sẵn sàng đối đầu với chính quyền. Tình hình khiếu kiện vượt cấp, tập trung đông người diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là vấn đề giải tỏa, đền bù đất đai phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tình hình trên đã gây ảnh hưởng lớn tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đối với lực lượng vũ trang Quân khu, sau nhiều năm tập trung xây dựng theo mục tiêu “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại” đã đạt nhiều thành tích toàn diện trong quá trình phát triển, sức mạnh tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu đã nâng lên một bước. Tuy vậy, còn có mặt chưa vững chắc, đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhất là về chấp hành kỷ luật, trình độ chính quy hóa, mất cân đối trên một số mặt về thu chi kinh phí quốc phòng.

Cuối năm 2007, để chuẩn bị cho Hội nghị Đảng ủy Quân khu phiên cuối năm, qua trao đổi với đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu, tôi đề xuất một chủ trương quan trọng, coi đó là phương châm lãnh đạo tập trung, kiên quyết của Đảng ủy Quân khu trong năm 2008 và các năm tiếp theo. Đó là: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả huấn luyện làm cơ bản, xây dựng Đảng làm khâu then chối; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm trung tâm”. Được đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu thống nhất cao vì chúng tôi cho rằng: Phải đột phá, làm chuyển biến những vấn đề cơ bản, then chốt nhất. Phương châm này đã được thể hiện trong nghị quyết Đảng ủy Quân khu lãnh đạo nhiệm vụ năm 2008 và được quán triệt triển khai sâu sắc trong hội nghị quân chính lực lượng vũ trang Quân khu đầu năm 2008.

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương này, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu và hướng dẫn cụ thể của Cục Chính trị, từ Đảng ủy Quân khu đến các tổ chức đảng cơ sở đã tập trung triển khai một loạt các giải pháp như: gắn xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; tập trung xây dựng chi bộ cơ sở, nhất là đại đội đủ quân có chi ủy; nâng cao chất lượng sinh hoạt... Với những giải pháp trên, kết thúc Đại hội VII nhiệm kỳ 2006-2010 của Đảng bộ, tỷ lệ chi bộ có chi ủy đạt gần 80%, trong đó chi bộ đại đội đủ quân đạt trên 90%, năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên một bước.

Sau khi quán triệt Nghị quyết số 51/NQ-TW ngày 20-7-2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 513/NQ-ĐUQSTW ngày 17-11-2005 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Quá trình quán triệt, triển khai nghị quyết của Quân khu về thực hiện các nghị quyết nói trên của Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, qua nghe báo cáo tổng hợp của Cục Chính trị, trực tiếp đi kiểm tra các cơ quan, đơn vị, tôi nhận thấy: Việc quán triệt triển khai nghị quyết quan trọng này ở một số cơ quan, đơn vị chưa sâu, chưa kỹ: nhận thức của một số cán bộ còn có biểu hiện lệch lạc, chưa đúng với tinh thần của nghị quyết; có cán bộ cho rằng, khôi phục lại chế độ chính ủy, chính trị viên trong chế độ một người chỉ huy là thay đổi tên gọi, còn thực chất chính ủy vẫn là cấp dưới, thậm chí là người giúp việc cho người chỉ huy. Nhận thức chưa tới này của một số cán bộ chứng tỏ khâu quán triệt học tập ở một số cơ quan, đơn vị chưa đạt yêu cầu.

Trước tình hình trên, tôi trao đổi với đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu: Quân khu cần tiếp tục quán triệt nghị quyết quan trọng này, gắn liền với việc kiểm điểm sau hai năm thực hiện nội dung chuyên đề của Đảng ủy Quân khu về “Đổi mới xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ 5 năm (2006-2010)”, vừa làm tốt công tác tư tưởng, xem xét, chọn lựa, bổ nhiệm đúng người, đúng việc với các chức danh chính ủy, chính trị viên; gắn với việc bồi dưỡng nhiệm vụ chức trách cho đối tượng này. Từ kết quả sau hai năm thực hiện nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ của Đảng ủy Quân khu, tiếp tục thực hiện chủ trương đại học hóa sĩ quan.

Từ các chủ trương, giải pháp tích cực trên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quán triệt và triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, có hiệu quả cao Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị; công tác quy hoạch, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cán bộ có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả hơn. Đến hết nhiệm kỳ 2006-2010, Quân khu 9 đã xếp đủ 100% chính ủy, chính trị viên theo biên chế, 100% cán bộ qua đào tạo, trong đó trên 90% đã tốt nghiệp đại học. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quán triệt và thực hiện có kết quả tốt Nghị quyết số 94/NQ-ĐUQSTW ngày 29-4-1998 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:07:10 am »

Từ thực tiễn làm cán bộ quản lý, chỉ huy từ cơ sở đến cấp Quân khu, tôi nhận thấy rằng: Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện là một trong những giải pháp hàng đầu để nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu. Với nhận thức trên, qua trao đổi với các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, chúng tôi đã đi đến thống nhất quan điểm khâu đổi mới đầu tiên trong công tác huấn luyện là đổi mới nhận thức, tư duy lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đến lãnh đạo, chỉ huy các cấp.

Vì vậy, hằng năm, nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Quân khu trên cơ sở tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đã có bước đổi mới trong cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành huấn luyện, bảo đảm đồng bộ, thống nhất chỉ đạo, tổ chức thực hiện từ trên xuống dưới. Nghiêm túc thực hiện nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy hằng năm, tôi chỉ đạo cho cơ quan tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch huấn luyện phải đạt được các yêu cầu cơ bản là:

- Phải quán triệt sâu sắc phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, trong đó phải đề cao yêu cầu “nhanh, mạnh, chính xác” trong từng động tác chiến đấu cũng như trong huấn luyện các loại hình chiến thuật. Bởi lẽ, trong tình hình mới, kẻ thù sẽ triển khai chiến tranh công nghệ cao, đòi hỏi các hoạt động tác chiến của Quân đội ta, cả trước, trong và sau chiến đấu phải linh hoạt, khẩn trương, mang tính cơ động cao, hiệp đồng chặt chẽ. Khi Quân khu báo cáo yêu cầu này vận dụng trong quá trình huấn luyện bộ đội, đồng chí Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao yêu cầu trên và chỉ đạo cho Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu phổ biến ứng dụng trong toàn quân. Cụ thể là:

- Phải gắn huấn luyện để rèn luyện chỉ huy và cơ quan, rèn luyện bộ đội và phân đội.

- Đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện cho sát với từng đối tượng, trên cơ sở giữ vững phương châm, nguyên tắc, cần linh hoạt trong tổ chức và phương pháp huấn luyện cho phù hợp với sự phát triển của tình hình.

- Làm tốt việc tập huấn cán bộ, coi trọng hội thao, hội thi.

- Dành thời gian tổ chức cho bộ đội hành quân dã ngoại vừa huấn luyện vừa làm công tác vận động quần chúng.

- Tổ chức lực lượng đủ sức nghiên cứu, biên soạn tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm địa hình đồng bằng có nhiều kênh rạch. Đối với Quân khu, sẽ tăng cường kinh phí cùng với các cơ quan, đơn vị đầu tư cải tạo hệ thống thao trường, bãi tập để nâng cao hiệu quả huấn luyện bộ đội.

Với các giải pháp trên, nhiệm vụ huấn luyện của lực lượng vũ trang Quân khu có tiến bộ toàn diện, trình độ, năng lực quản lý tổ chức chỉ huy của cán bộ các cấp, chất lượng huấn luyện ở các lực lượng, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, dự bị động viên được nâng lên một bước. Hằng năm qua kiểm tra, 100% đạt yêu cầu, trong đó có 75% đến 85% khá giỏi. Do kết hợp chặt chẽ huấn luyện bộ đội với rèn luyện kỷ luật, thực hiện chính quy hóa nên trình độ chính quy hóa, chấp hành kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhất là việc chấp hành kỷ luật quân đội giảm đáng kể (năm 2006 còn 0,28%, đến năm 2010 giảm chỉ còn 0,11%).

Những năm đầu đảm nhiệm Tư lệnh Quân khu, tôi thường xuyên quan tâm củng cố, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu với lãnh đạo, chính quyền; giữa các cơ quan quân khu với các ban ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị của các tỉnh trên địa bàn vì nó xuất phát từ đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân của Đảng. Đây là quan điểm, đường lối cách mạng có ý nghĩa chiến lược, là phương châm chỉ đạo có ý nghĩa xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia và trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở cơ sở đến cấp sư đoàn, từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, suốt 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia và thời kỳ đổi mới; trong những năm tháng gian khổ, hi sinh, đầy thử thách, gắn bó với dân, được dân nuôi, dân tin, dân đùm bọc, cùng dân đánh giặc, cho tôi một nhận thức sâu sắc rằng: Đối với Quân đội ta nói chung, lực lượng vũ trang Quân khu 9 nói riêng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển và chiến thắng vẻ vang. Theo quy định của Bộ Chính trị, ngay từ Đại hội I (tháng 10-1976) của Đảng bộ Quân khu nhiệm kỳ 1976-1980, tám đồng chí bí thư tỉnh ủy các tỉnh trên địa bàn đã trực tiếp tham gia làm đảng ủy viên trong Đảng bộ Quân khu, tạo ra những thuận lợi lớn cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu trưởng thành, lớn mạnh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2022, 08:07:39 am »

Tháng 12 năm 1978, Hội nghị Đảng ủy Quân khu họp có mặt đầy đủ tám đồng chí bí thư tỉnh ủy trên địa bàn để huy động, động viên tổng lực sức người sức của Đồng bằng sông Cửu Long cho chiến dịch tổng phản công của lực lượng vũ trang Quân khu sang Campuchia giành thắng lợi. Đó là những sự kiện điển hình không thể nào quên trong cuộc đời chiến đấu của tôi, để lại trong tôi những nhận thức sâu sắc về sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, về nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng trong thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng.

Ý thức được tầm vóc, vai trò, vị trí to lớn có ý nghĩa chiến lược của nhiệm vụ này, qua trao đổi với đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu, chúng tôi yêu cầu các cơ quan trong Quân khu, nhất là cơ quan Bộ Tham mưu và Cục Chính trị làm tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu xây dựng quy chế lãnh đạo, chỉ huy phù hợp giữa Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu với tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban nhân dân các tỉnh, giữa Quân khu và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, trọng tâm là các vấn đề thực hiện cơ chế lãnh đạo song trùng của Đảng trong hệ thống quân sự địa phương; triển khai xây dựng, củng cố khu vực phòng thủ; giải quyết vấn đề an ninh, chính trị trên địa bàn, nhất là giải quyết các điểm nóng, giải quyết khắc phục hậu quả trong phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Quân khu đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh kịp thời chỉ đạo đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự các tỉnh làm tham mưu cho tỉnh và trực tiếp xử lý kịp thời các điểm nóng như: bãi bồi ở Cà Mau (năm 1992), Nông trường Sông Hậu (1993), vụ học viên Trường trung cấp Phật giáo Bali ở Sóc Trăng (1997), nhà trẻ Hoa Mai ở Bạc Liêu (2006)...

Quy chế này sau một kỳ đại hội hoặc có những vấn đề mới được Đảng ủy Quân khu bổ sung, hoàn thiện kịp thời, đáp ứng sự phát triển của tình hình. Từ quy chế của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, các phòng, ban Quân khu cùng với các ban ngành, đoàn thể các tỉnh, thành cũng đã xây dựng được quy chế phối hợp, bước đầu đi vào hoạt động có nền nếp, chất lượng và hiệu quả. Thông qua những hoạt động đồng bộ, hiệu quả của từng cấp, từng ngành, cùng với phong trào kết nghĩa của các đơn vị, cơ quan lực lượng vũ trang Quân khu với các địa phương càng tạo nên sự gắn bó “máu thịt” giữa Quân khu và các tỉnh trên địa bàn.

Quán triệt Nghị quyết 02/NQ-TW ngày 30-7-1987 của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn tiếp tục cơ cấu: đồng chí tỉnh đội trưởng trong thường vụ, chính ủy lực lượng vũ trang tỉnh trong ban chấp hành đảng bộ ở mỗi kỳ đại hội là một minh chứng về sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Quân khu và các tỉnh, thành, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Đồng bằng sông Cửu Long cùng với Nam Bộ “thành đồng Tổ quốc” là địa bàn “đi trước về sau” của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; dũng cảm, kiên cường vượt qua muôn vàn khó khăn; thử thách, gian khổ, hi sinh, lập nhiều chiến công vẻ vang; tiêu biểu, xuất sắc nhất là phong trào Đồng khởi 1959-1960, Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, đánh địch bình định 1968-1973... Các sự kiện lịch sử này đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, nhiều cuộc hội thảo ở nhiều cấp, nhiều ngành từ Trung ương đến các địa phương. Kết quả của các báo cáo khoa học, các cuộc hội thảo về cơ bản đã nhất trí cao khi đánh giá vai trò, ý nghĩa, diễn biến các sự kiện chủ yếu, các bài học lớn. Tuy vậy, vẫn còn có ý kiến chưa đồng thuận về đánh giá thắng lợi, thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo... trong các sự kiện nói trên. Vì vậy, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 (1968-2008), thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học lịch sử “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 và đánh địch bình định từ 1968 đến 1973 ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Phát biểu tại hội thảo, thay mặt Đảng ủy. Bộ Tư lệnh Quân khu, tôi nêu bật ý nghĩa lịch sử to lớn của những chiến công vẻ vang này: Với thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, cùng quân dân miền Nam quân dân Đồng bằng sông Cửu Long đã làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, lợi dụng sơ hở, sai lầm trong chỉ đạo điều chỉnh mục tiêu chiến lược, địch tăng cường phản kích gây cho ta nhiều khó khăn. Một lần nữa. quân dân Đồng bằng sông Cửu Long cùng với toàn miền tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 thắng lợi, làm xoay chuyển tình thế. tạo đà cho việc đánh bại kế hoạch lấn chiếm bình định của địch năm 1973, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đáy chính là thắng lợi của một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, kịp thời, kiên quyết của Khu ủy, Quân khu ủy Quân khu 8 và Quân khu 9; của tinh thần chiến đấu quả cảm, ý chí, tư tưởng cách mạng tiến công của quân dân Đồng bằng sông Cửu Long. Những bài học thực tiễn rút ra trong những sự kiện lịch sử vẻ vang này còn nguyên giá trị đối với quân dân Đồng bằng sông Cửu Long trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Hội thảo đã có 31 báo cáo khoa học tập trung làm rõ nhận định trên với sự tham gia trực tiếp của các nhân chúng lịch sử, các đồng chí nguyên lãnh đạo của Khu ủy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, bí thư các tỉnh ủy, thành ủy qua các thời kỳ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM