Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:45:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến đấu ở phía trước  (Đọc 5056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 07:57:03 am »

Trước âm mưu và thủ đoạn ngoan cố, hiếu chiến của địch: thực hiện chủ trương của trên, lực lượng vũ trang huyện Đầm Dơi vẫn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, trừng trị hành động lấn đất, giành dân, vi phạm Hiệp định Pari của địch. Lực lượng vũ trang xã Trần Phán tiếp tục bao vây đồn Hòa Điền. Toàn bộ lực lượng vũ trang du kích xã lúc này cỏ 30 đồng chí.

10 giờ ngày 30 tháng 1 năm 1972, quân ngụy trở mặt không thi hành Hiệp định, bọn địch trên địa bàn tấn công vào lực lượng du kích đang vây đồn Ba Tu. làm cho đồng chí Huỳnh Tấn Đạt (Út Ẩn) - Xã đội trưởng hì sinh, lực lượng du kích xã phải rút về để cùng cố. Khi về đến nơi tập kết, thấy thiếu Út Ẩn, tôi tổ chức cho anh em đi tìm. Riêng tôi dẫn một tổ đi theo con đường mà anh đã chỉ huy lực lượng đội du kích vận động bao vây đồn Ba Tu. Khi đến giáp bờ sông thấy cái nón tai bèo của anh trôi lềnh bềnh trên một nước, biết anh đã hi sinh khu vực này, chúng tôi chia nhau đi tìm và phát hiện anh đã hi sinh sát bờ sông. Đưa anh về cứ, toàn Đội tổ chức lễ truy điệu cho anh, trong tang lễ tôi bắn ba phát súng để từ biệt anh. Cà Đội du kích và hàng chục người dân tham dự lễ tang đều không cầm được nước mắt vì thương nhớ anh, một người đồng chí sống trung hậu, chiến đấu quả cảm, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Tại lễ truy điệu, thương nhớ anh, tôi và các đồng chí của anh nguyện đoàn kết sát cánh bên nhau, chiến đấu giỏi, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, sớm giải phóng quê hương, tiếp bước xứng đáng con đường anh đã đi.

Để tiếp tục duy trì lãnh đạo, chỉ huy Đội du kích, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu ngày càng tăng lên. Ngày 15 tháng 2 năm 1973, theo đề nghị của Đảng ủy xã Trần Phán, Ban Cán sự Huyện đội Đầm Dơi quyết định bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Thường vụ Xã ủy, Xã đội phó thay đồng chí Huỳnh Tấn Đạt làm Xã đội trưởng, tôi làm Xã đội phó. Trong Ban Chỉ huy Đội du kích lúc này còn hai đồng chí Xã đội phó là Trương Vĩnh Tuấn và Nguyễn Quốc Việt; đồng chí Việt vẫn đảm nhiệm chức Bí thư Chi bộ, phụ trách luôn công trường của xã.

Sau một thời gian phấn đấu, được Chi đoàn bồi dưỡng, các đồng chí đảng viên trong Chi bộ Đội du kích giúp đỡ, dìu dắt; Cấp ủy, Chi bộ thử thách, tổ chức đảng thấy tôi có đủ điều kiện trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 22 tháng 3 năm 1973, tại ngôi nhà mượn của dân ở ấp 8 Đồng Tâm, xã Tân Duyệt (vùng giải phóng), Chi bộ Đội du kích xã Trần Phán đã tổ chức trọng thể Lễ kết nạp tôi vào Đảng. Trong căn phòng ấm cúng được trang hoàng nghiêm túc, có cờ Đảng, cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ; tôi thấy có đầy đủ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Đội. Đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Thường vụ Xã ủy, Xã đội trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu tôi lên đứng trước cờ Đảng. Đồng chí Nguyễn Quốc Việt - Xã đội phó, Bí thư Chi bộ đọc quyết định của Đảng ủy xã Trần Phán kết nạp tôi vào Đảng. Trong niềm xúc động, tự hào sâu sắc, tôi giơ cánh tay phải lên ngang đầu, bàn tay nắm lại, đọc lời thề đầy tâm huyết với quyết tâm cao: “Nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, hi sinh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng đến phút cuốỉ cùng”. Tôi nghĩ lời thề ấy là lý tưởng thiêng liêng, cao quý mà các thế hệ thanh niên Việt Nam từ khi có Đảng, có Bác Hồ dẫn đường chỉ lối đến nay luôn đi theo để phấn đấu, trưởng thành, tiến bộ vượt bậc, xứng đáng là lực lượng xung kích đi đầu, lập nhiều chiến công vẻ vang. Mỗi một thế hệ thanh niên có một lý tưởng riêng, con đường riêng, trách nhiệm xã hội riêng; đối với thế hệ chúng tôi, con đường xứng đáng nhất, vị trí xứng đáng nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Đó cũng là ước mơ, nguyện vọng của ông ngoại đối với tôi trước lúc bị kẻ thù sát hại.

Ngày 21 tháng 4 năm 1973, Đội du kích xã Trần Phán tổ chức một trận phục kích tiêu diệt bọn địch ở đồn Hòa Điền nống ra đi càn quét giết hại đồng bào. Sau khi trinh sát thực địa, đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Xã đội trưởng chia toàn đội làm ba tổ: Tổ l làm nhiệm vụ chặn đầu do tôi chỉ huy, Tổ 2 đánh chính diện, Tổ 3 khóa đuôi do các đồng chí Trương Vĩnh Tuấn, Huỳnh Thanh Quyền chỉ huy. 10 giờ sáng, một tốp lính trong đồn nống ra, chờ cho chúng lọt vào trận địa phục kích, tôi ra lệnh nổ súng, ta tiêu diệt gọn tốp lính này (3 tên), thu 2 súng M16.

Đang chỉ huy Đội du kích bám trụ đánh địch, đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Xã đội trưởng nhận được hung tin từ gia đình: Ba của anh (bác Năm Danh) - Huyện ủy viên, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Đầm Dơi hi sinh. Sau Hiệp định Pari, cùng với việc chủ động tiến công trừng trị hành động lấn chiếm đất, giành dân của địch, ta chủ trương gặp gỡ chỉ huy đôi bên bàn các biện pháp thực hiện Hiệp định sao cho giảm được tối đa sự đổ máu, tránh được thảm họa nồi da nấu thịt, giảm đi nỗi đau thương, mất mát của cả dân tộc trong cuộc chiến tranh khốc liệt này. Địch nhận lời, đúng kế hoạch, đoàn cán bộ của ta do bác Năm Danh làm Trưởng đoàn đến địa điểm làm việc nhưng địch lật lọng, bắt và giết ông. Nhận được tin này, cả Đội du kích dây lên lòng căm thù tột độ đòi đi giết quân tráo trở, trả thù cho ba đồng chí Quyền.

Bằng bản lĩnh của người chỉ huy, anh không rơi nước mắt để ổn định tư tưởng cho toàn đội. Tuy không khóc trước mất mát, tang thương to lớn của gia đình, song tôi biết anh đau đớn lắm. Tôi nghe nói cái đau đớn của người đàn ông có bản lĩnh là làm cho nước mắt chảy vào trong. Anh bình tĩnh báo cáo trên, bàn giao toàn bộ công việc, nhiệm vụ chỉ huy Đội du kích cho tôi, xin phép được về chịu tang ba. Sau đêm chôn cất ba xong, tôi thấy anh đã về ngay đơn vị để chỉ huy đơn vị chiến đấu. Được sống với những con người như các anh Huỳnh Thanh Quyền, Nguyễn Quốc Việt... tôi rất tự hào, kính trọng. Các anh không chỉ tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, chiến đấu dũng cảm, thương yêu đồng chí, đồng đội mà đối với gia đình đều là những người con hiếu nghĩa, việc nước, việc nhà trọn vẹn cả hai vai. Sau này, về công tác trong Bộ Tư lệnh Quân khu 9, tôi đề nghị Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu xin xây một căn nhà “Tình đồng đội” cho bác Năm Danh để tỏ lòng cảm ơn và trân trọng sự hi sinh vô giá của lực lượng vũ trang Quân khu 9 đối với thế hệ các chú, các cô lớp trước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 07:57:30 am »

Tháng 8 năm 1973, theo yêu cầu của lãnh đạo xã, lực lượng du kích xã Trần Phán phải trừng trị tên Chủ ấp Xuân về tội chiêu hồi làm tay sai cho giặc, có nhiều nợ máu với nhân dân. Từ khi ra đầu thú, tên Xuân vừa khai báo các cơ sở cách mạng, vừa hăng hái cùng với bọn phòng vệ dân sự thường xuyên đi lùng sục, vây ráp, bắt bớ, tra tấn dã man cán bộ, đồng bào ta, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào cách mạng, gây hoang mang trong nhân dân, bị quần chúng hết sức căm phẫn.

Tôi được đồng chí Xã đội trưởng giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đột nhập vào nhà tên Xuân. Nhận nhiệm vụ, tôi cùng với Tổ điều tra nghiên cứu địa hình bố trí căn nhà, quy luật sinh hoạt, hoạt động của y và xây dựng kế hoạch đột nhập được Ban Chỉ huy Xã đội nhất trí thông qua. Đúng kế hoạch, Ban Chỉ huy Xã đội gồm tôi, Trương Vĩnh Tuấn, Nguyễn Văn Đấu, do trực tiếp đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Xã đội trưởng chỉ huy, đột nhập vào nhà tên Chủ ấp Xuân. Nhà của y được tổ chức canh phòng rất cẩn mật, nếu đột nhập không thành vừa không hoàn thành nhiệm vụ, vừa bị địch phản kích thì hết đường thoát, hi sinh mất mát, hậu quả rất lớn. Vì địa bàn xã Trần Phán nằm ở giữa lòng địch, muốn vào xã phải qua hai xã Quách Văn Phẩm và Mười Dũng cũng bị địch chiếm đóng, đánh không được thì khó có đường thoát. Trước khó khăn trên, Ban Chỉ huy Xã đội dùng cách đánh mật tập, chọn một tổ gồm những chiến sĩ gan dạ nhất bí mật đột nhập vào nhà tên Xuân vào thời điểm bất ngờ, táo bạo, xóa sổ hắn. Thấy động, tên Xuân vọt qua cửa sổ tìm đường tẩu thoát, gặp ngay chiến sĩ du kích phục kích tại đây nổ súng, y đã phải đền tội xứng đáng. Tổ du kích còn giải tán 7 tên phòng vệ dân sự của ấp phục dịch, bảo vệ trong nhà hắn, thu 4 súng cacbin và bắt sống tên Chín Lộc là tay sai ác ôn ở nhà bên cạnh.

Trong số các anh trong Ban Chỉ huy Xã đội Trần Phán thời điểm năm 1973, sau này có điều kiện thuận lợi tôi đều tích cực tìm gặp, thăm hỏi, giúp đỡ các anh[86] vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống đời thường. Anh Trương Vĩnh Tuấn, sau giải phóng về công tác ở Bạc Liêu, làm ở Nhà máy Đông lạnh Gành Hào, bao nhiêu năm tích góp gia đình anh vẫn không đủ tiền mua đất cất nhà, vẫn phải đi ở mướn. Qua vận động các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, đủ tiền mua đất xây tặng anh căn nhà “Tình đồng đội”. Cầm chìa khóa trao tay căn nhà mới, anh chị rưng rưng nước mắt, không nói nên lời.

Cuối năm 1973, Đội du kích xã Trần Phán đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương quân huyện Đầm Dơi tổ chức trận địa phục kích tại đập ông Hai Nhường nhằm chặn đánh Tiểu đoàn bảo an 490 do tên Đại úy Triết làm Tiểu đoàn trưởng đưa lực lượng từ Giá Ngựa lên chi viện cho các đồn trên tuyến sông Mương Điều. Tôi được đồng chí Lương Minh Chiến - Chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang địa phương quân của huyện giao cho cùng với đồng chí Huỳnh Thanh Quyền chỉ huy lực lượng du kích xã đánh mũi chính diện. Hòa với tiếng súng mũi chặn đầu, tôi đã chỉ huy lực lượng du kích xã nổ súng kịp thời. Bị tập kích bất ngờ, địch để lại 16 xác chết, dìu bọn bị thương rút lui, hủy bỏ kế hoạch càn quét và tăng viện.

Để củng cố, trấn an tinh thần binh lính còn lại ở Đầm Dơi, đầu năm 1974, địch mở nhiều cuộc hành quân và đóng lại đồn Xóm Ruộng, Mương Điều trên địa bàn xã Trần Phán. Theo hiệp đồng với Đào Văn Tài - lính nghĩa quân đang đóng ở đồn Cai Hựu, 8 giờ, ngày 20 tháng 2 năm 1974, anh sẽ dẫn đường cho lực lượng địa phương quân vào chiếm đồn khi mà lực lượng của đồn đi nằm đường cho chiếc tàu sắt vào tiếp tế Chi khu Đầm Dơi. Phối hợp với lực lượng địa phương quân của huyện, lực lượng du kích xã Trần Phán chia làm hai tổ: Tổ 1 do tôi phụ trách vận động từ kinh Hai Tân đánh vào ngang đồn Cái Hựu, phía xã Tạ An Khương nếu trung đội biệt kích đến chi viện; Tổ 2 do đồng chí Huỳnh Thanh Quyền (Tư Quyền) phụ trách, phối hợp với lực lượng địa phương quân của huyện, ém quân ở vườn ông Tư Khỏe, chờ cho tàu sắt của địch về Cà Mau, lực lượng địa phương quân đánh đồn Cai Hựu, còn lực lượng du kích chiếm đập Hai Nhất phục kích lực lượng chỉ viện từ đồn Mương Điều vào. Đúng như dự kiến của ta, khi phát hiện bọn biệt kích nằm đường để bảo vệ chiếc tàu sắt vào tiếp tế cho Chi khu Đầm Dơi, tôi lệnh cho toàn tổ bí mật tiếp cận mục tiêu, bất ngờ nổ súng không cho chúng chạy vào đồn. Bị đánh bất ngờ, từ hướng Tạ An Khương, địch hoảng hốt bỏ chạy về Đầm Dơi, ta diệt và bắn bị thương 2 tên, thu 2 súng M16. Ở mũi thứ hai, lực lượng du kích xã cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, diệt và làm bị thương 4 tên địch.

Cuối tháng 3 năm 1974, lực lượng du kích xã kết hợp với Đoàn 962 Quân khu bắn pháo vào đồn Mương Điều. Lực lượng du kích xã tổ chức trận địa phục kích bọn địch từ trong đồn nống ra. Đúng như dự kiến của ta, không chịu được hỏa lực của Quân khu, một tốp địch đã nống ra khỏi đồn, tôi ra lệnh nổ súng diệt 3 tên, thu 3 súng M16, số còn lại tháo chạy về đồn. Trong trận này có sự tham gia của em Nguyễn Văn Bạch (Hoàng Tâm), em quê ở Trần Phán ra Cà Mau học văn hóa. Dáng em nhỏ nhắn, lanh lợi, tôi và anh Huỳnh Thanh Quyền đã giao nhiệm vụ cho em vừa học vừa nắm tin tức địch, có gì về báo cho chúng tôi. Bữa đó, trong dịp về thăm nhà, nghe tin Đội triển khai kế hoạch đánh địch, em đã tình nguyện tham gia trận đánh. Trận đánh kết thúc, em lại về Cà Mau học tiếp và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Xã đội giao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 07:58:34 am »

Thắng trận, diệt được địch, thu được súng; lãnh đạo xã tổ chức khao quân. Trước lúc liên hoan, cơ sở của tôi báo có tốp địch vào đập Hai Thép. Tôi và Tư Quyền tổ chức một tổ du kích vận động tiến công địch. Bị đánh phủ đầu, bọn địch chạy tán loạn, để lại 2 xác chết và 2 khẩu M16. Đến giờ liên hoan, không thấy tôi và Tư Quyền đâu, mà nghe thấy tiếng súng, các chú bảo: “Biết chúng nó ở đâu rồi!”. Giữa tiệc liên hoan, tôi mang 2 khẩu súng về đặt lên bàn: “Tặng mấy chú”. Các chú khen: “Thằng Ba và thằng Tư đánh giặc như đi chợ”(1).

Từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 10 năm 1974, trên đà phát triển của cuộc kháng chiến, tôi cùng với các anh trong Ban Chỉ huy Đội du kích xã Trần Phán liên tiếp tổ chức chỉ huy các trận đánh phục kích, bao vây bọn địch trong đồn nống ra hoặc bao vây bức hàng, bức rút nhiều đán bốt địch đang đóng trên địa bàn xã, tập trung là tuyến Mương Điều - Đầm Dơi, diệt và làm bị thương hàng chục tên địch, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Tiêu biểu như các trận phục kích tại đập Ông Hai Nhượng, phục kích đồn Ngã tư xóm Ruộng, bao vây chiếm đồn Hội đồng Viễn, Hội đồng Ninh...

Giữa tháng 5 năm 1974, tôi cùng hai đồng chí trong Ban Chỉ huy Đội du kích xã tổ chức trận phục kích địch tại đập Ông Hai Nhượng cặp mé sông Mương Điều. Qua điều nghiên tình hình địa hình và hoạt động của địch, tôi bố trí lực lượng du kích thành hai tổ (chặn đầu và chính diện). Gần trưa, một tiểu đội thám báo (7 tên) đi đầu đội hình, tiếp đó là một đại đội bảo an. Chờ bọn địch lọt vào ổ phục kích, tôi ra lệnh nổ súng. Bị đánh bất ngờ, bọn địch phải ào xuống sông, số còn lại bỏ chạy tán loạn về đồn Mương Điều. Ta diệt và bắt sống 9 tên, thu 9 khẩu súng M16 và nhiều đồ dùng quân sự khác.

Trận phục kích tại đập Ông Hai Nhường có hiệu quá chiến đấu cao hơn những trận đánh trước, số lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống nhiều hơn. Bằng chiến thuật phục kích, Đội du kích xã Trần Phán quy mô cỡ trung đội đã đánh bại đại đội bảo an của địch. Với kết quá trên, sau trận đánh, tôi tổ chức rút kinh nghiệm và đi đến kết luận: Thắng lợi này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự hiệp đồng chặt chẽ giữa hai lực lượng chặn đầu và chính diện, làm cho địch rối loạn, bất ngờ ngay từ đầu. Kết luận này được các anh trong Ban Chỉ huy đồng tình, nhất trí cao.

Đầu tháng 6 năm 1974, lực lượng du kích xã Trần Phán phối hợp với du kích xã Tân Duyệt tổ chức phục kích địch cách đồn Ngã tư xóm Ruộng 300m, sát mé sông Mương Điều. Như thường lệ, đầu giờ buổi sáng, địch đi ra nằm đường, theo kế hoạch, chờ địch lọt vào ổ phục kích của Tổ 1, ta nổ súng tiêu diệt bọn này, chặn đường rút về đồn. Nhân cơ hội này, Tổ 2 và Tổ 3 cũng đã nhanh chóng vận động tiến công bao vây đồn Cai Hựu. Sau gần một ngày bị bao vây, giữa đêm bọn địch bỏ đồn Cai Hựu chạy về Hội đồng Viễn, gặp phải du kích ấp Trung Cang chặn lại đánh tiếp, địch thiệt hại thêm một số nữa. Lực lượng vũ trang xã Trần Phán nhanh chóng chiến đấu cùng với nhân dân san bằng đồn. Kết quả trận chiến đấu này, Đội du kích xã đã diệt 9 tên địch, san bằng đồn Cai Hựu. Không chịu thất bại, địch cho một đại đội bảo an từ Đầm Dơi tổ chức hành quân chiếm lại đồn. Tôi cùng Ban Chỉ huy Xã đội quyết định chia lực lượng du kích làm hai tổ, Tổ chặn đầu do tôi phụ trách, Tổ chính diện do đồng chí Huỳnh Thanh Quyền chỉ huy bố trí tại đập Ông Hường, cách đồn Cai Hựu 700m nhằm ngăn cản bọn địch chiếm đồn. Khi một tốp đi đầu của địch (một tiểu đội thám báo) lọt vào ổ phục kích, tôi cho qua, chờ đánh bọn bảo an. Khi đơn vị nổ súng, ban đầu địch hoảng loạn chống trả yếu ớt, sau khi chúng củng cố lại, lợi dụng quân đông, có vũ khí lợi hại M79 và lựu đạn cay, chúng phản kích mạnh. Lực lượng ta buộc phải rút lui, trận đánh tuy hiệu quả chiến đấu chưa cao, song đã thể hiện rõ sự tiến bộ của lực lượng du kích xã Trần Phán cả về trình độ hiệp đồng lẫn khả năng vận dụng các hình thức chiến thuật, từ chỗ chỉ tổ chức các trận đánh đơn lẻ (phục kích, tập kích...), nay liên kết các hình thức này (từ phục kích, tập kích phá đồn, diệt viện...) trong một trận đánh. Bản thân tôi cũng đã rút ra được nhiều bài học thực tiễn quý giá trong tổ chức chỉ huy trận đánh.

Khi trở thành cán bộ chỉ huy của Đội du kích xã Trần Phán, tôi cùng với các anh trong Ban Chỉ huy tổ chức đánh du kích bằng nhiều hình thức chiến thuật phong phú, linh hoạt như: hóa trang mật tập, phục kích, xây dựng cơ mật dùng nội công ngoại kích, xuất quỷ nhập thần.. làm cho địch ăn không ngon, ngủ không yên, đối phó lo sợ du kích xã Trần Phán như sợ cọp.

Xâ tôi cách xã Lý Văn Năm một con sông Đội Cường, Bảy Háp. ở xã này có đồng chí Xã đội trưởng chỉ huy Đội du kích xã đánh giặc cũng rất giỏi. Trong một trận chiến đấu, khi bị thương vào tay, đồng chí đề nghị bác sĩ cưa chéo cánh tay của mình để còn chỗ có thể bóp cò súng, tiếp tục đánh giặc. Vốn là xạ thủ bắn tỉa xuất sắc, đồng chí vừa chỉ huy đội du kích chiến đấu kiên cường quả cảm, vừa trực tiếp tiêu diệt địch, làm cho bọn địch rất hoang mang, lo sợ.

Từ đó anh em hay nói vui: “Bên kia có ông Cụt, bên này có ông Cọp (là tôi), thằng địch khi nghe danh đã sợ vỡ tim rồi”. Bọn địch thường dọa nhau: “Lớ xớ thằng Cụt ăn mày đấy, thằng Cọp cụt giò mày đấy (lấy giò mày đấy)”. Những câu chuyện bên lề tưởng chừng không đi về đâu, song thực tế đã góp phần tác động đến tâm lý, tinh thần chiến đấu của bọn ngụy quân, ngụy quyền trong giai đoạn này trên địa bàn; do đó sức chiến đấu của chúng cũng bị xuống dốc ngày một rệu rã.


(1) Tôi và anh Tư Quyền.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 08:00:47 am »

Tháng 10 năm 1974, theo đề nghị của Đảng ủy xã Trần Phán, Ban Cán sự Huyện đội Đầm Dơi bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Thanh Quyền - Ủy viên Thường vụ Xã ủy từ Xã đội trưởng sang làm Chính trị viên, tôi (Trần Phi Hổ) - Xã đội phó lên làm Xã đội trưởng.

Đầu tháng 10 năm 1974, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình địch - ta, Bộ Chính trị Trung ương Đảng kết luận: “Thời cơ chiến lược mới đã mở ra”. Tỉnh ủy Cà Mau ra nghị quyết “Quyết tâm đánh bại kế hoạch bình định của địch, tiến lên giải phóng tỉnh nhà”. Huyện ủy Đầm Dơi tổ chức quán triệt nghị quyết của trên và đề ra kế hoạch hoạt động với phương châm: “Tiếp tục thực hiện ba mũi tiến công, thực hiện tác chiến nhỏ, lẻ, rộng khắp nhằm kìm căng quân địch, dồn sức tiến công trên khu vực chủ yếu, thực hiện “công đồn đã viện”, tiêu diệt, bức hàng, bức rút các đồn bốt, giải phóng quê nhà”.

Được học tập, quán triệt chủ trương của trên, tôi hiểu thời cơ lớn đã đến, quyết tâm cùng với đội du kích đánh nhiều trận xuất sắc hơn, góp phần cùng lực lượng vũ trang của trên, nhanh chóng giải phóng quê nhà.

Cuối tháng 10 năm 1974, nhận lệnh chiến đấu từ Ban Chỉ huy Huyện đội Đầm Dơi, lực lượng du kích xã Trần Phán phối hợp với đợt hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương quân của huyện. Trong đợt hoạt động này, Đội du kích xã Trần Phán tiến công bao vây đồn Hội đồng Viễn và Hội đồng Ninh. Sau khi trao đổi với đồng chí Bí thư chi bộ, Chính trị viên Xã đội Huỳnh Thanh Quyền, tôi chia lực lượng du kích xã thành hai tổ, kết hợp với lực lượng binh vận của xã bao vây bức hàng, bức rút hai đồn nói trên. Sau hai ngày bị ta bao vây kết hợp với binh vận, nội bộ địch trong đồn Hội đồng Viễn bị phân hóa và bỏ chạy. Tôi cho một tổ nhanh chóng chiếm đồn, cùng thời điểm này đồng chí Huỳnh Thanh Quyển chiếm đồn Hội đồng Ninh không tốn một viên đạn. Chiếm xong đồn, đồng chí cùng với lực lượng dân công của xã san phẳng hai đồn khác.

Thừa thắng xông lên, ngày 2 tháng 11 năm 1974, tôi tiếp tục chỉ huy Đội du kích bao vây và san phẳng đồn Nhị Nguyệt. Ngày 7 tháng 12 năm 1974, bao vây đồn Tân Hưng. Theo kế hoạch hiệp đồng chiến đấu với Ban Chỉ huy Huyện đội, tôi chỉ huy lực lượng du kích xã tiến công từ kinh Giáo Cử xuống. Lực lượng địa phương quân của huyện đánh từ Nhị Nguyệt lên. Đúng 7 giờ ngày 7 tháng 12 năm 1974, tôi tổ chức lực lượng du kích xã phục kích đánh cách đồn 700m chờ cho bọn địch nống ra. Đúng như dự đoán của ta, sau khi ta bố trí xong lực lượng, bọn địch ở trong đồn lục đục kéo ra, tôi ra lệnh nổ súng diệt nhiều tên, trong đó có tên Tha, địch hốt hoảng kéo nhau về đồn. Tôi lệnh cho các tổ siết chặt vòng vây không cho chúng ra ngoài và tổ chức bắn tỉa, đánh “làn xà bom” vào liên tục. Làn xà bom là súng tự chế của đồng chí Hoàng Anh, anh đã dùng đầu đạn 105mm của Mỹ và ống thép của công trường huyện chế tạo để phóng đầu đạn này vào các mục tiêu trong đồn địch. Để hoàn chỉnh vũ khí này, tôi được Hoàng Anh phân công thi công phần đế. Sau nhiều ngày đi tìm nguyên liệu, cuối cùng tôi đã nhờ công trường của xã đúc cho bộ đế bằng gang, đem đi thử súng có thể bắn xa từ 70 đến 80m.

Trận đầu tiên mang súng này tác chiến uy hiếp địch là ngày 2 tháng 11 năm 1974, tôi chỉ huy Đội du kích bao vây đồn Nhị Nguyệt. Đồn trưởng là một tên lai người Pháp có tên là Út Ca Răng, theo Mỹ. Khi lực lượng du kích xiết chặt vòng vây, tôi lệnh cho Hoàng Anh bắn làn xà bom vào đồn, làm sập lô cốt số 1. Tuy vậy chúng vẫn ngoan cố không đầu hàng, trong khi lệnh của Ban Chỉ huy Huyện đội là Du kích xã Trần Phán phải bao vây bức rút bằng được mục tiêu này.

Lực lượng địch vận của xã cho biết, lúc bấy giờ, vợ Út Ca đang ở nhà. Tôi quyết định đến gặp vợ y, vào thuyết phục chồng hạ vũ khí, nộp đồn cho du kích xã. Đến nhà, vợ y đang nhai trầu, ban đầu bà ta sợ không chịu đi, quá trình vận động thuyết phục, bà ta đồng ý. Tôi bố trí hai tên lính ngụy dẫn vợ hắn vào đồn, gần đến đồn 50m, Út Ca cho lính bắn ra thị uy, khi vợ y vào thuyết phục, y kiên quyết không hạ đồn, tôi dùng loa vừa thị uy vừa đe dọa, vừa thuyết phục, y cũng kiên quyết không đầu hàng, song hẹn đến 18 giờ tối mời chỉ huy đến nói chuyện. Tôi nhận định, địch tuy chưa đầu hàng, song có ý định rút chạy, vì vậy lệnh cho Hoàng Anh bắn 4 trái làn xà bom vô đồn, trúng bốt 2 và 3, địch bỏ chạy. Tôi chỉ huy lực lượng du kích chiếm được đồn Nhị Nguyệt đúng kế hoạch của Ban Chỉ huy Huyện đội giao.

Sau trận này, tôi tổ chức rút kinh nghiệm, nhất là việc sử dụng vũ khí mới làn xà bom để đánh có hiệu quả hơn. Từ kinh nghiệm đó, tôi đã sử dụng hỏa lực quan trọng này để đánh đồn Tân Hưng, tạo nên uy lực lớn khiến bọn địch trong đồn đã hoang mang lại càng thêm hoang mang dao động.

Không chịu nổi vòng vây của du kích, ngày 12 tháng 12 năm 1974, địch bỏ chạy về Cà Mau, lực lượng du kích nhanh chóng chiếm được đồn Tân Hưng. Đây là đồn cuối cùng trên địa bàn xã Trần Phán bị san bằng và ngày 12 tháng 12 năm 1974 là ngày xã Trần Phán hoàn toàn được giải phóng và giữ cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 cùng cả nước vỡ òa trong niềm vui đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trọn vẹn 20 năm vượt qua muôn vàn thử thách, gian khổ, hi sinh, chiến đấu kiên cường, quả cảm trước một kẻ thù to lớn, mạnh về quân sự, có nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Trần Phán đã đoàn kết phát huy cao nhất thế trận chiến tranh nhân dân và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đánh bại mọi hành động xâm lược của kẻ thù, giải phóng quê hương. Được làm chủ mảnh đất thân yêu, bà con bám trụ cùng với các cô bác tản cư trước đây nay cùng đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt, hỗ trợ nhau trở về ruộng vườn cũ, chăm lo sản xuất, ổn định cuộc sống, tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng quân dân trong tỉnh đập tan các căn cứ quân sự, bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng tỉnh nhà.

Hòa trong tiếng súng Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của cả miền Nam, quán triệt và thực hiện phương châm tự giải phóng: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh của Trung ương Cục đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo chủ trương của Tỉnh ủy, các huyện nhanh chóng rút lực lượng vũ trang cáo xã hành lập quy mô cỡ tiểu đoàn tăng cường cho bộ đội tỉnh. Thực hiện quyết định trên, tháng 2 năm 1975, Đảng ủy, Ủy ban lâm thời xã Trần Phán quyết định thành lập một đại đội gồm 120 đồng chí đưa về huyện Đầm Dơi để thành lập Tiểu đoàn 11 tăng cường cho tỉnh.

Lên đến huyện, tôi được biết Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 11 lúc này gồm các đồng chí: Nguyễn Tấn Bộ (Tư Bộ) làm Tiểu đoàn trưởng, Võ Hải Biên (Hai A) và Trần Phương Mến (Tư Mến) làm Chính trị viên; các anh Nguyễn Chiến Lược, Trang Hoàng Nam (Năm Bạ), Nguyễn Quốc Tuấn (Bảy Tuấn) làm Tiểu đoàn phó. Trên biên chế Tiểu đoàn có hai đại đội: Đại đội 1 do đồng chí Huỳnh Thanh Quyền làm Đại đội trưởng, Đại đội 2 do tôi làm Đại đội trưởng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 08:01:12 am »

Khi đã ổn định biên chế tổ chức, tôi được Ban Chỉ huy Tiểu đoàn gọi lên cùng với các đồng chí cán bộ chủ trì nghe quán triệt nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Tấn Bộ phổ biến: Trên giao cho Tiểu đoàn tổ chức một lực lượng tiếp tục bao vây Chi khu Đầm Dơi, lực lượng còn lại tiến công vào sân bay Cà Mau. Đại đội 2 do tôi làm Đại đội trưởng nằm trong đội hình tiến công vào sân bay Cà Mau. Để chuẩn bị tiến công vào sân bay Cà Mau, Tiểu đoàn đã tổ chức một lực lượng tinh gọn bao gồm cán bộ chỉ huy Tiểu đoàn, Đại đội và lực lượng trinh sát đi thực địa tại hậu cứ Trung đoàn 32, thuộc Sư đoàn 21 ngụy và sân bay Cà Mau.

Đêm 30 tháng 4 năm 1975, tôi chỉ huy Đại đội 2 cùng với lực lượng của Tiểu đoàn 11 vận động tiến công đồn Tắc Vân. 3 giờ sáng 1 tháng 5, bọn địch trong đồn Tắc Vân đầu hàng, Tiểu đoàn vào chiếm đồn, sau đó bàn giao cho Tiểu đoàn 12 và nhanh chóng dồn đội hình tiếp tục vận động tiến công áp sát sân bay Cà Mau và hậu cứ Trung đoàn 32 ngụy. Trong vòng vây ngày càng siết chặt của Tiểu đoàn, bọn địch tại đây còn rất ngoan cố. Để bớt đổ máu, đồng chí Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 dùng máy vô tuyến điện PRC-25 bắt liên lạc với bọn chỉ huy buộc chúng phải đầu hàng. Mãi đến 6 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975, chúng mới chịu đầu hàng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên, tôi tiếp tục chỉ huy Đại đội 2 cùng với Tiểu đoàn vào tiếp quản hậu cứ Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 ngụy trong thị xã, đến hết sáng 1 tháng 5 năm 1975, toàn bộ thị xã Cà Mau hoàn toàn giải phóng.

Những năm 1973-1975, tôi vẫn đang ở cái tuổi đôi mươi tràn đầy sức lực, đánh giặc liên miên, hết trận này đến trận khác làm tôi không có thời gian yêu đương, chú chưa nói đến chuyện xây dựng gia đình, vợ con. Hơn nữa, tôi nghĩ, cuộc chiến đấu giải phóng quê hương còn đang tiếp tục, cái sống, cái chết liền kề, nếu lấy vợ sinh con, bị mệnh hệ gì thì khổ cho người ta. Tuy vậy, với dáng dấp thư sinh, trắng trẻo, trẻ trung, người mảnh mai, tầm thước cao ráo, lại là Xã đội trưởng, chỉ huy một đội du kích nổi tiếng cả một vùng, tôi được nhiều cô gái tuổi cập kê trong vùng để ý, làm quen. Nhưng lúc đó tôi cũng không quan tâm nhiều, chỉ tập trung lo chuyện đánh giặc. Mấy cô khi gặp tôi, chọc ghẹo, có ý trách móc: “Anh Ba đẹp trai không có trái tim, súng đạn làm cho tâm hồn anh Ba chai sạn...”. Nghe thấy thế, tôi chỉ cười và chọc lại mấy em: “Ráng chờ anh Ba ngày độc lập, thống nhất”. Cuộc đời nhiều khi không thể chiều lòng người, có khi cái mà ta không muốn và không có, bằng nhiều cách khác nó vẫn đến với mình và không thể chống lại.

Càng chiến đấu hăng say, có thành tích, tôi càng được các chú quý mến. Các chú quan tâm đến tôi không chỉ trong phương pháp, tác phong lãnh đạo, chỉ huy mà ngay trong cuộc sống đời thường. Khi đó, Đội du kích đóng quân tại nhà dân ở ấp Bờ Đập, xã Trần Phán. Tại đây, gia đình chú Hai Ấn có mấy cô con gái xinh đẹp, nết na, rất chăm chỉ làm ăn, tích cực tham gia phong trào cách mạng địa phương. Gia đình chú Hai Ấn là gia đình nông dân và là cơ sở cách mạng. Trong số các cô con gái của ông bà, nổi lên có cô Phạm Thị Bé, người tầm thước, trắng trẻo, xinh gái, lao động giỏi, đã trở thành đối tượng mà các cô chú muốn mai mối cho tôi. Biết chuyện, tôi chỉ cười trừ vì đường còn dài, hơn nữa chuyện “lắp ghép” này có hợp nhau không? Thấy tôi lừng khừng chưa chịu, các chú Lê Công Bình, Bảy Rây - Huyện ủy viên, Lê Văn Huỳnh (Hai Lễ) - Huyện đội phó, Tám Diệp đều nói: “Các chú lo cho mày đâu có lo cho tao”, “Chính vì cuộc chiến đấu còn dài, cháu phải lấy vợ để có hậu phương ổn định. Hậu phương ổn định sẽ quyết định đến sức mạnh của tiền tuyến”. Tôi hiểu các chú rất quý tôi, lo cho tôi mới làm như thế, tôi im lặng, gật đầu. Thế là sau lễ kết nạp tôi vào Đảng (22-3-1973), các chú đến nhà ông bố vợ tương lai Hai Ấn hỏi cô Phạm Thị Bé cho tôi. Sau năm 1975, tổ chức ăn hỏi, lễ cưới của chúng tôi được tổ chức sau đó một năm (1976). Cuối năm 1976, chúng tôi có một cháu trai Trần Quốc Cường (hiện nay cháu đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, đang công tác tại Phòng Giáo dục huyện Đầm Dơi, là đảng viên, có vợ và một con gái tên là Trần Phi Yến).

*
*   *

Suốt sáu năm chiến đấu trên mảnh đất quê hương yêu dấu, được sự giáo dục của Đảng, được sống trong tình cảm yêu thương, tin cậy của các cô, các chú, sự giúp đỡ, chia sẻ, hiệp lực đậm tình anh em, đồng chí trong Đội du kích xã, sự nuôi dưỡng, đùm bọc, bảo vệ của bà con, nhân dân xã Trần Phán đã giúp tôi từ một thanh niên mang nặng thù nhà, nợ nước, có cơ hội phấn đấu, nay đã trở thành cán bộ, đảng viên của Đảng, chiến đấu trong lực lượng vũ trang địa phương tỉnh.

Trong những ngày quê hương được giải phóng, tôi rất xúc động và biết ơn vô hạn những đồng bào, đồng chí, trong đó có ông ngoại và các cậu tôi đã hi sinh; chính họ đã định hướng, chắp cánh cho con đường tôi đi. Phải chiến đấu trong lòng địch suốt sáu năm ròng trên một địa bàn trọng điểm bình định của địch, nếu không có sự đùm bọc, nuôi nấng, giúp đỡ, bảo vệ của bà con, nhân dân xã Trần Phán và các xã bên cạnh, tôi và Đội du kích xã Trần Phán chắc chắn khó tồn tại, chứ chưa nói gì đến sự phát triển, lập nhiều chiến công, trở thành đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đối với bản thân, bằng sự cố gắng của mình, tôi đã góp phần nhỏ bé vào những chiến công của lực lượng vũ trang xã Trần Phán vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong sáu năm trực tiếp chiến đấu với các cương vị khác nhau, từ chiến sĩ du kích xã đến Xã đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội địa phương quân của Tiểu đoàn 11 bộ đội tỉnh Cà Mau, tôi tham gia chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trên 200 trận chống càn, tập kích, phục kích, trong đó có các trận tiêu biểu như đánh đồn địch, đánh lực lượng ứng cứu quy mô cấp đại đội, tiểu đoàn địch, tiêu diệt 87 tên, thu 32 súng các loại, góp phần xây dựng, phát triển lực lượng và phong trào cách mạng xã Trần Phán. Đối với tôi, những chiến công ấy mãi mãi thuộc về nhân dân và lực lượng vũ trang xã Trần Phán. Tuy vậy, trong cái chung có cái riêng, xét thành tích chiến đấu của tôi, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã nhất trí đề nghị Nhà nước phong tặng tôi danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; đề nghị này được Chủ tịch nước ký duyệt vào ngày 26 tháng 7 năm 2012.

Được thử thách trong muôn vàn gian khổ, hi sinh, tôi đã trưởng thành về mọi mặt, chắc chắn những gì tôi tích lũy được trong sáu năm trực tiếp chiến đấu ở Đội du kích xã Trần Phán không chỉ là những kỷ niệm cao đẹp, sâu đậm trong cuộc đời chiến đấu của tôi mà còn là những bài học và những trải nghiệm quý, hết sức bổ ích cho những chặng đường phấn đấu của tôi sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 08:05:23 am »

Chương III

CUỘC CHIẾN ĐẤU MỚI
(1976-1989)
(1)

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với những thuận lợi cơ bản, Tổ quốc độc lập, thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta lại tiếp tục phải đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn mới. Đất nước ta một mặt phải tập trung mọi nguồn lực khắc phục những hậu quả hết sức nặng nề do 30 năm chiến tranh để lại; mặt khác tập trung sức củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị nhằm đập tan hành động phản kháng của các thế lực thù địch không chịu cải tạo, quy hàng đồng thời đối phó, đánh trả âm mưu, hành động lấn chiếm biên giới của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari. Trong bối cảnh vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, quân dân Đồng bằng sông Cửu Long cùng với cả nước tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngay sau khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền và Khu ủy, Tỉnh ủy đã thành lập ngay chính quyền quân quản để quản lý, điều hành mọi công việc trong những ngày đầu mới giải phóng. Ủy ban quân quản tỉnh Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp (Tám Khanh) làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Tòng Bá (Út Điệp) làm Phó Chủ tịch.

Trong thời gian này, tôi đang làm Đại đội trưởng Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 11. Khi Tiểu đoàn giải thể, trên điều tôi về làm Đại đội phó quân sự huyện Đầm Dơi; sau đó lại được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội 4 (Đại đội huấn luyện) của Tiểu đoàn U Minh 2. Nhiệm vụ chính của Đại đội tôi là tập trung huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu trấn áp và truy quét tàn quân địch, bảo vệ chính quyền cách mạng, hỗ trợ Ủy ban Quân quản thực thi nhiệm vụ quản lý, điều hành địa bàn mới giải phóng.

Trên biên giới Tây Nam, sau khi tiến hành các cuộc tiến công xâm chiếm các đảo trên biển, lấn chiếm trên bộ vào các năm 1975-1976 không thành, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari bị quân và dân ta trừng trị nghiêm khắc và đích đáng. Được sự xúi giục, giúp đỡ của bọn phản động quốc tế, lợi dụng những mâu thuẫn do lịch sử để lại, với bản chất dân tộc hẹp hòi, cực đoan, chúng đã thực hiện ở Campuchia thứ “chủ nghĩa cực đoan tàn bạo” chưa từng có trong lịch sử. Về đối nội, chúng triệt hại những người trí thức chân chính, tổ chức ở Campuchia một xã hội không nhà cửa, tiền bạc, chợ búa, nhà thương, trường học; với chính sách diệt chủng dã man, tàn bạo, khủng khiếp thời trung cổ. Về đối ngoại, chúng ra sức tuyên truyền “Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù số một”.

Với quan điểm, đường lối hòa bình và hữu nghị, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã kiên trì, nhẫn nại, nhiều lần đề nghị Khmer Đỏ giải quyết mâu thuẫn và bất đồng giữa hai nước bằng con đường hòa bình thương lượng. Song, với tham vọng điên cuồng, nhân lúc nhân dân cả nước, quân dân Đồng bằng sông Cửu Long vui mừng kỷ niệm hai năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (30-4-1975 - 30-4-1977), đêm 30 tháng 4 năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Trên biên giới Tây Nam, từ Mộc Hóa (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang), chúng đã huy động lực lượng tới bảy tiểu đoàn của hai sư đoàn bộ bình và lực lượng vũ trang các tỉnh giáp biên giới, cùng với xe tăng, đại bác tiến công đánh chiếm các mục tiêu, địa bàn chiến lược trên tuyến biên giới, gây ra biết bao tội ác đối với đồng bào ta. Ở khu vực Bảy Núi (An Giang), chúng đã đốt phá hơn 100 ngôi nhà, giết hại dã man 754 người, cướp đi hơn 6.000 giạ lúa. Hành động dã man, tàn bạo của kẻ thù là điều không thể chấp nhận được. Chúng đã ngang nhiên xâm phạm đến độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tàn sát dã man đồng bào ta, phá hoại truyền thống đoàn kết, hòa bình, hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, chà đạp lên luật pháp quốc tế, thách thức dư luận tiến bộ trên thế giới.

Chấp hành chủ trương của Quân ủy Trung ương và mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định chuyển lực lượng vũ trang Quân khu từ thời bình sang thời chiến, đồng thời triển khai kế hoạch tác chiến đánh địch, bảo vệ biên giới.

Cùng với các đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu lên biên giới đánh địch, cuối năm 1977, với cương vị là Đại đội trưởng của Tiểu đoàn U Minh 2 (bộ đội địa phương của tỉnh Minh Hải), tôi nhận lệnh chỉ huy Đại đội cùng với Tiểu đoàn hành quân lên biên giới phối hợp cùng với Trung đoàn 110 và lực lượng vũ trang tỉnh An Giang đánh địch bảo vệ biên giới. Trong thời gian này, tôi chỉ huy Đại đội cùng với Tiểu đoàn phản kích địch ở núi Xom, Ăngtachao bên đất Campuchia, sau đó được lệnh trên về chiến đấu khôi phục tuyến biên giới ở Vĩnh Gia, Vĩnh Điều (Ba Trúc); hành quân sang Hà Tiên đánh địch ở Sa Kỳ, Địa Tạng, Cáp Cô. Đặc biệt, cuộc chiến đấu ở Sa Kỳ diễn ra vô cùng ác liệt, địch chiếm, ta phản kích; ta chiếm, địch phản kích; cuối cùng ta đẩy chúng ra khỏi mục tiêu quan trọng này, khôi phục tuyến biên giới.


(1) Chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 08:06:44 am »

Tháng 3 năm 1978, khi Quân khu thành lập Sư đoàn 339 gồm 3 trung đoàn: Trung đoàn 156 (Trung đoàn 8 sau này), Trung đoàn 10, Trung đoàn 157 (Trung đoàn 9 sau này). Với cương vị là Đại đội trưởng Đại đội 4 của Tiểu đoàn U Minh 2, Đại đội tôi cùng với Tiểu đoàn U Minh 2 chuyển về trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 9(1), dưới phiên hiệu mới là Đại đội 5, Tiểu đoàn 5, do đồng chí Lê Trung Tính (Tám Tính) làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phạm Ngọc Lợi (Sáu Nhỏ) làm Chính trị viên. Sau khi dự lễ thành lập Trung đoàn, tôi chỉ huy Đại đội cùng hành quân trong đội hình Tiểu đoàn 5 về đứng chân trên địa bàn xã Vĩnh Xương, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Do có công tác tiền trạm từ trước của Tiểu đoàn và Trung đoàn, khi Đại đội tôi vừa về đến nơi đã được lãnh đạo, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể, nhân dân địa phương đón tiếp niềm nở, gần gũi và hết sức chân tình. Bà con giành cho chúng tôi nơi ăn ở thoải mái để nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đơn vị vừa ổn định nơi ăn ở, ngay tối hôm đó, tôi và đồng chí Chính trị viên Đại đội được Tiểu đoàn gọi lên. Đồng chí Lê Trung Tính - Tiểu đoàn trưởng giao nhiệm vụ: “Đại đội phối hợp lực lượng vũ trang tại chỗ, xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc đánh địch lấn chiếm. Trước mắt tranh thủ thời gian huấn luyện đơn vị theo nội dung chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng”.

Bắt tay vào tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có biết bao nhiêu điều mới mẻ. Mặc dù đã có sáu năm trực tiếp chiến đấu trong Đội du kích xã Trần Phán và gần ba năm làm cán bộ đại đội của Tiểu đoàn quân sự địa phương tỉnh nhưng bây giờ làm cán bộ đại đội chiến đấu trong đội hình đơn vị chủ lực của Khu, tôi vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ. Từ phong cách chỉ huy đến quản lý giáo dục bộ đội, từ công tác chuẩn bị chiến đấu đến xây dựng, chọn lựa cách đánh, bố trí đội hình, giao nhiệm vụ cho các trung đội, hiệp đồng với đơn vị bạn, tổ chức huấn luyện bổ sung... tất cả đều phải có kế hoạch, triển khai chặt chẽ, nghiêm túc, với tác phong chính quy, giờ nào việc nấy.

Giai đoạn đánh địch ở du kích xã, có địch là kéo nhau đi, vì địa hình đã nắm chắc, còn địch thì trừ hành động của Sư đoàn 21 ngụy, còn bọn địa phương quân về cơ bản là nắm được cả, những hành động cụ thể đều có cơ sở cung cấp. Do vậy, có khi vừa đi vừa tính toán cách đánh, phân công nhiệm vụ cụ thể, cứ thế đánh hoài. Bây giờ, lên chủ lực, nhiều việc quá, việc nào cũng quan trọng! Do trong những năm tháng lăn lộn trong thực tiễn chiến đấu ở quê nhà, thường xuyên cọ xát với địch, nên tôi đã phần nào tích lũy những kinh nghiệm, tri thức quân sự. Lên đơn vị chủ lực, tiếp xúc, thực hiện phong cách chỉ huy mới, dạng chính quy, lại được các anh trong Tiểu đoàn, Trung đoàn chỉ bảo, tôi đã nhanh chóng làm quen, bước đầu có những thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong lúc cán bộ, chiến sĩ Đại đội tôi đang tranh thủ thời gian cho nhiệm vụ huấn luyện, làm công tác chuẩn bị chiến đấu tại Phú Châu (An Giang), được tin đêm 20 tháng 4 năm 1978, Pôn Pốt đã dừng hai trung đoàn chủ lực (12, 13) và Trung đoàn 14 địa phương quân Tà Keo đánh vào Ba Chúc giết hại hơn 2.000 người, bắt đi 2.000 người dân vô tội, đốt phá nhiều trường học, bệnh viện, chùa chiền, gây nên những tội ác “trời không dung, đất không tha” đối với đồng bào ta. Tội ác của giặc làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ Đại đội tôi vô cùng căm phẫn. Được sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Ngọc Lợi - Chính trị viên Tiểu đoàn, tôi đã đề xuất: tổ chức đợt thi đua “giết giặc lập công”, trong đó vừa tổ chức tốt đợt tuyên truyền phát động căm thù quân Pôn Pốt, vừa xây dựng ý chí quyết tâm cao, kiên quyết tiêu diệt địch; trước mắt thực hiện có chất lượng các bài tập huấn luyện bổ sung. Hiệu quả trông thấy, tất cả mọi cán bộ, chiến sĩ trong Đại đội chúng tôi đều hướng về Ba Chúc, hướng về biên giới, thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện chiến đấu bổ sung của Tiểu đoàn, Trung đoàn.

Ngày 2 tháng 5 năm 1978, Pôn Pốt sử dụng một trung đoàn của Sư đoàn 218 tiến công vào các xã Vĩnh Xương, Phú Hữu, Tân An, nhằm tạo bàn đạp chiếm thị trấn Phú Châu. Trung đoàn 9 đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương kiên quyết chiến đấu, ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, buộc địch phải lâm thời phòng ngự trên tuyến kinh Năm Xã thuộc xã Vĩnh Xương để củng cố lực lượng, chờ tăng viện.

Phải tiêu diệt bọn này, trả thù cho đồng bào Ba Chúc, đồng chí Dương Quốc Phục (Ba Phục) - Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 5: Tiến công theo hướng Vĩnh Xương vào kinh Năm Xã, phối hợp với Tiểu đoàn 4 ở đầu kinh Năm Xã. Quá trình tiến công sẽ được chi viện của Tàu 962 hải quân - lực lượng tăng cường của Quân khu. Ngày 15 tháng 5 năm 1978, tôi được đồng chí Tiểu đoàn trưởng Lê Trung Tính giao nhiệm vụ: “Chỉ huy Đại đội cùng với Tiểu đoàn tiến công địch theo hướng Vĩnh Xương vào kinh Năm Xã”. Nhiệm vụ cụ thể của Đại đội tôi là đảm nhiệm hướng vu hồi.

Quá trình chỉ huy bộ đội tiếp cận mục tiêu, tôi đạp phải chông, máu ra nhiều lắm. Tôi đã yêu cầu cậu y tế Đại đội nhanh chóng xử lý vết, thương để tiếp tục chiến đấu. Song tai ác là, mũi chông đã xuyên qua bàn chân, máu me bê bết hòa lẫn với bùn. Việc này bình thường là phải phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, hơn nữa mũi tên lại có “ngạnh”, xử lý là nhiệm vụ quá khả năng chuyên môn của một y tá đại đội. Thấy đồng đội còn chần chừ, tôi nhanh chóng duỗi thẳng chân và yêu cầu cậu y tá rút chông ra khỏi bàn chân, băng bó lại để tôi tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu và yêu cầu giữ kín chuyện này. Thế nhưng, chuyện tôi bị thương đã không giữ được, anh em biết hết cả, song thấy tôi vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội, cán bộ, chiến sĩ Đại đội vừa thương tôi, vừa căm thù giặc, giữ vững tinh thần, chiến đấu dũng cảm, nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu được phản công, diệt 15 tên địch, thu nhiều súng đạn, góp phần cùng với Tiểu đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao: tiêu diệt nhiều địch, giải phóng và làm chủ được địa bàn, trả thù cho đồng bào Ba Chúc bị kẻ thù sát hại. Đối với tôi, đó là trận đánh bài bản đầu tiên được chỉ huy bộ đội chủ lực tác chiến trong chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng. Dù vất vả, bị thương, song bản thân nhận thấy có bước trưởng thành quan trọng cả về tri thức quân sự và năng lực chỉ huy tác chiến.


(1) Xin sử dụng phiên hiệu Trung đoàn 156 là Trung đoàn 8, Trung đoàn 157 là Trung đoàn 9 để tiện theo dõi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2022, 07:52:35 am »

Sau trận chiến đấu này, tháng 9 năm 1978, tôi được trên bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 9, Sư đoàn 339, tôi nhanh chóng bàn giao đơn vị lên Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ mới. Đến Tiểu đoàn, tôi cùng các anh trong Ban Chỉ huy khẩn trương triển khai kế hoạch hành quân đưa Tiểu đoàn về đứng chân trên địa bàn huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, vì thời điểm này vào mùa mưa (mùa nước nổi), các hoạt động quân sự của ta và địch gần như phải dừng lại. Theo lệnh trên, Tiểu đoàn rút sâu vào nội địa tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện. Đây là thời điểm vào giữa mùa mưa, nước sông Tiền và sông Hậu đoạn đầu nguồn dâng lên rất cao, làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn mênh mông. Về mùa này, tổ chức cho bộ đội hành quân hết sức vất vả, trên trời những đám mây bụng đẩy nước, đổ mưa bất kỳ lúc nào; dưới đất, nước đục ngầu, mênh mông làm chìm các trục lộ liên xã, liên huyện, thậm chí đến tỉnh lộ. Bộ đội dầm mình trong mưa lũ, ban ngày thì đỡ, ban đêm ướt lạnh đến run người. Do đơn vị thiếu phương tiện cơ động, lãnh đạo chính quyền và nhân dân huyện Phú Châu đã huy động hàng trăm xuồng ghe giúp bộ đội hành quân qua sông về đích an toàn.

Chứng kiến đoàn ghe hùng hậu tấp nập, nhộn nhịp vào ra rất trật tự, chở bộ đội qua sông, tôi rất xúc động, tự hào. Đây không chỉ là những chiếc ghe, con thuyền độc mộc đơn sơ, gần gũi, thân thiết với mỗi người dân Nam Bộ mà trong lòng nó chứa đầy tình cảm “quân dân cá nước”, là nguồn sống và là sức mạnh vô địch của Quân đội ta để chiến thắng mọi kẻ thù.

Về Hồng Ngự chưa ấm chỗ, Tiểu đoàn tôi được lệnh “nhổ neo” hành quân về Đầm Lác, Sa Đéc để có nhiều thuận lợi cho việc củng cố lực lượng, triển khai nhiệm vụ huấn luyện. Về vị trí mới trong điều kiện nơi ăn ở hết sức khó khăn, nước ngập lụt, đời sống vật chất, tinh thần thiếu thốn, sức khỏe của bộ đội giảm sút. Trước tình hình trên, tôi đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy: Trước hết phải làm tốt công tác tư tưởng, ổn định tổ chức, tiếp đó tăng cường công tác quản lý tiêu chuẩn chế độ của bộ đội, từng đơn vị cơ sở nêu cao ý thức tự lực tự cường, tranh thủ thời gian rảnh rỗi ngoài giờ tổ chức cho bộ đội tăng gia cải thiện thêm.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, từ lãnh đạo, chỉ huy đến mọi cán bộ, chiến sĩ xác định rõ phải mau chóng hoàn tất mọi công tác chuẩn bị chiến đấu với chất lượng cao theo tinh thần “vừa xếp hàng vừa đánh địch”. Chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã ổn định, tinh thần phấn khởi, khẩn trương ra quân huấn luyện với khí thế và quyết tâm cao. Tất cả các khoa mục quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật trong chiến đấu, Tiểu đoàn đều đạt kết quả cao về quân số và chất lượng huấn luyện. Đặc biệt, trong huấn luyện giáo dục chính trị, khi được quán triệt các nghị quyết của Trung ương, chỉ thị của Quân khu về “Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới”, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn nhất trí rất cao việc nhận định, đánh giá và những chủ trương, giải pháp của trên; trong đó đã xác định rất rõ kẻ thù, từ đó nêu cao ý chí chiến đấu, tập trung và kiên quyết trừng trị đích đáng quân xâm lược Khmer Đỏ, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Các bài giáo dục chính trị trong kháng chiến từ những năm chống thực dân Pháp, chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, ta làm rất tốt, làm rung động trong sâu tận trái tim, tâm hồn người chiến sĩ và kịp thời chuyển hóa thành hành động chiến đấu thiết thực nên hiệu quả rất cao. Được học chính trị, có thêm nhiều thông tin bổ ích ở những thời kỳ đó là điều hết sức phấn khởi đối với cán bộ, chiến sĩ.

Cuối năm 1978, lợi dụng nước xuống, sau khi tiến công vào Hồng Ngự thất bại, Sư đoàn 805 của địch cùng với Tiểu đoàn đặc công đánh chiếm Tuyến Giồng - Sa Rài (Đồng Tháp) nhằm chiếm Đôn Phục, làm bàn đạp tiến công thị trấn Hồng Ngự. Địch đã chiếm được Gò Việc Thuộc, Gò Châu Giang, Gò Đúc, Gò Suông sâu trong đất ta. Để đánh bại ý đồ tiến công của địch, Sư đoàn 339 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 9 phối hợp với các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Đồng Tháp tiến công tiêu diệt địch, chiếm lại khu vực đã mất. Sau khi nhận nhiệm vụ tại căn cứ Đầm Lác, Trung đoàn đã tổ chức cho các đơn vị đi trinh sát nắm địch, tích cực triển khai công tác chuẩn bị chiến đấu. Trong đó, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 được Ban Chỉ huy Trung đoàn giao nhiệm vụ đánh chiếm Gò Việc Thuộc, sau đó phát triển lên hướng sông Tân Thành.

Đêm 14 tháng 12 năm 1978, Tiểu đoàn 5 tiền nhập tiếp cận mục tiêu. 5 giờ ngày 15 tháng 12 được lệnh nổ súng tiến công. Điều kiện địa hình bất lợi cho ta, địch phòng ngự trên gò, có công sự; ta tiến công ở dưới nước lên. Địch chống cự quyết liệt; lực lượng ta ở các mũi, các hướng của Tiểu đoàn bình tĩnh, khôn khéo, linh hoạt, dũng cảm, táo bạo xung phong kiên quyết tiêu diệt địch. Chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt, ta và địch giằng nhau từng ụ đất, khúc chiến hào, từng mục tiêu; ta chiếm, địch phản kích; địch chiếm, ta tiến công. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đội hình chiến đấu của Tiểu đoàn không thể phát triển được, lực lượng thương vong ngày càng nhiều.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2022, 07:53:48 am »

Quan sát, tìm hiểu tình hình, tôi thấy địch đang lợi dụng địa hình sông nước, đặt hai khẩu súng trung liên trên gò khống chế rất hiệu quả đội hình tiến công của ta. Không tiêu diệt được hai ổ hỏa lực này, bộ đội sẽ sát thương nhiều, ta khó đánh chiếm được mục tiêu; tôi để xuất với Ban Chỉ huy Tiểu đoàn bổ sung cách đánh: tổ chức một mũi vu hồi đánh vào sau lưng địch. Được Tiểu đoàn nhất trí, tôi quyết định chọn một tổ gồm năm cán bộ, chiến sĩ Trần Huy Du, Lư Đằng (quê ở Cà Mau), Nguyễn Xuân Tích (Hà Nội), Nguyễn Đình Kha (Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Minh (Nghệ Tĩnh), do tôi trực tiếp chỉ huy, trang bị mạnh gồm B40 và lựu đạn, trang phục gọn nhẹ (cởi trần), nông(1) dọc sông Ba Rài bí mật mở một mũi vu hồi tiếp cận mục tiêu.

Đúng như dự kiến, tôi chỉ huy mũi vu hồi của Tiểu đoàn nhanh chóng tiếp cận được mục tiêu, địch hoàn toàn bất ngờ, toàn tổ dùng B40 và lựu đạn đánh úp từ phía sau, hỏa lực chính của địch im bặt, đội hình phòng ngự của địch rối loạn, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu, làm chủ trận địa. Kết quả trận chiến đấu này, Tiểu đoàn cùng với Trung đoàn đã tiêu diệt 158 tên địch, thu 79 súng. Riêng mũi vu hồi thu được 22 khẩu AK, 2 đại liên, 1 khẩu 12,7mm, góp phần vào chiến thắng vẻ vang của Trung đoàn. Ngay sau chiến thắng, đồng chí Dương Quốc Phục - Trung đoàn trường xuống ngay trận địa của Tiểu đoàn tại Gò Tắm Máu cầm tay tôi xúc động nói: “Nếu đồng chí không xử lý tình huống này, lực lượng Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 sẽ tổn thất lớn, Trung đoàn không hoàn thành nhiệm vụ trên giao”.

Chiến thắng Gò Việc Thuộc cho tôi nhiều bài học quý, song bài học sâu sắc nhất là: Trong chiến đấu có nhiều tình huống phải xử lý, nhất là lúc khó khăn, người chỉ huy không chỉ có lòng dũng cảm để làm điểm tựa tinh thần cho toàn đơn vị mà phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt, suy nghĩ, tìm tòi ra phương án xử lý kịp thời, hợp lý nhất, với tinh thần kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, hạn chế thương vong để đơn vị có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.

Phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Tổ quốc ta, tập đoàn Khmer Đỏ do Pôn Pốt - Iêng Xari cầm đầu đã bị quân dân ta đánh bại. Cuối tháng 10 năm 1978, bằng chiến dịch phản công tiến công, quân và dân ta đã nghiêm trị đích đáng các hành động xâm lược của kẻ thù, thế trận phòng thủ biên giới đã được khôi phục, sẵn sàng giáng trả mọi âm mưu và hành động xâm lược của Pôn Pốt - Iêng Xari. Ở Campuchia, không chịu nổi hành động khát máu và các chính sách dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử, các lực lượng cách mạng yêu nước cùng với nhân dân Campuchia đã nổi dậy đấu tranh nhằm tự bảo vệ mình, quyết tâm đánh đổ chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng.

Đáp lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia; sau khi xem xét, phân tích, đánh giá mọi mặt tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, tháng 12 năm 1978, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định mở một đợt phản công tiến công quy mô lớn vào Pôn Pốt - Iêng Xari trên đất Campuchia, giải phóng Phnôm Pênh, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của ta.

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Quân khu, Trung đoàn 9 cùng với các đơn vị bạn trong Sư đoàn 339 đã lên đường làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn. Nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 9, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5 đã tham gia ngay từ những ngày đầu chiến dịch. Đầu tháng 12 năm 1978, tại Hồng Ngự, Đồng Tháp, Tiểu đoàn được Trung đoàn 9 giao nhiệm vụ: Ngày 3 tháng 1 năm 1979, cùng với các đơn vị bạn tiến hành gỡ phá vật nổ, đánh chiếm các chốt tiền tiêu trên quốc lộ 2, hỗ trợ lực lượng công binh Quân khu bắc cầu dã chiến qua sông Vĩnh Tế, thực hành mở cửa mở đánh chiếm núi Thâm Đưng. Nhận nhiệm vụ Trung đoàn giao, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn đã tổ chức họp Đảng ủy quán triệt nhiệm vụ trên giao, xác định một số chủ trương, biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu.

Toàn Tiểu đoàn bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến đấu rất khẩn trương, tích cực với khí thế quyết tâm cao. Bước vào trận chiến đấu này, Tiểu đoàn do đã được học tập, quán triệt chủ trương, giải pháp của trên nhàm giải quyết vấn đề Campuchia nên cán bộ, chiến sĩ rất phấn khởi và biểu lộ sự đồng tình với quyết tâm rất cao. Trên cơ sở xác định rõ kẻ thù, bản chất của cuộc chiến tranh đối với ta là chính nghĩa, là nghiêm trị kẻ đi xâm lược; Pôn Pốt - Iêng Xari là kẻ đi xâm lược, là bọn phản động gây nhiều tội ác với nhân dân Campuchia. Đây chính là bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta, của Quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu giúp bạn ở Campuchia và cũng là chỗ yếu cơ bản của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari.


(1) Nông: phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là lội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2022, 07:54:28 am »

Sau các năm chiến đấu và xây dựng, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn gian khổ, ác liệt của chiến trường, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, đảng viên của Tiểu đoàn đã nâng cao được bản lĩnh chính trị, nàng lực và kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu. Đảng bộ cơ sở Tiểu đoàn có năm chi bộ, mỗi đại đội cỏ một chi bộ với khoảng 20 đến 30 đảng viên. Mặc dù quá trình chiến đấu có tổn thất, hi sinh, nhưng 100% các chi bộ đại đội được kiện toàn có cấp ủy, hệ thống cán bộ chính trị, quân sự, hậu cần từ tiểu đoàn đến đại đội, trung đội được tăng cường đầy đủ. Công tác đảng, công tác chính trị của Tiểu đoàn được triển khai cụ thể, sôi nổi, thiết thực, có chiều sâu, tạo nên sự đoàn kết, khí thế và quyết tâm chiến đấu rất cao.

Theo chủ trương của Đảng ủy Tiểu đoàn, các chi bộ đã tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc việc quán triệt nhiệm vụ chiến đấu, ra nghị quyết lãnh đạo. Các đại đội cùng với Tiểu đoàn đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị tập trung giáo dục cho bộ đội về chủ trương, quan điểm của Đảng trong làm nhiệm vụ quốc tế giúp bọn với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, giới thiệu về văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc Khmer, phổ biến chín điều quy định của Tổng cục Chính trị, gắn kết nội dung giáo dục chung với các nội dung cụ thể của yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu sắp tới như: mục đích yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch, nhiệm vụ chiến đấu của Trung đoàn, của Tiểu đoàn và các đơn vị có liên quan...

Thực hiện kế hoạch chiến đấu, cuối tháng 12 năm 1078, Tiểu đoàn đã tổ chức một lực lượng cán bộ chỉ huy chủ trì, cùng với Trung đội trinh sát do tôi chỉ huy từ Hồng Ngự (Đồng Tháp) bí mật hành quân lên Tịnh Biên thực hành nhiệm vụ trinh sát địa hình và nắm địch ở hai mục tiêu: chốt tiền tiêu đầu quốc lộ 2 và núi Thâm Đưng. Tuy đã cuối tháng 12, bắt đầu vào mùa khô, nhưng do hậu quả của trận lũ lịch sử lớn chưa từng có nên đồng nước ngập mênh mông, địa hình trống trải, vật cản nổ và không nổ của địch bố trí dày đặc để bảo vệ các mục tiêu trong mùa khô, nay ngập nước không phân biệt được vị trí các bãi vật cản. Do đó, nhiệm vụ trinh sát các mục tiêu nói trên gặp vô vàn khó khăn; có cán bộ đại đội, chiến sỉ trinh sát của Tiểu đoàn đã hi sinh như đồng chí Lê Văn Tính - Đại đội trưởng Đại đội 6 đạp phải mìn địch gài ở dưới nước mất luôn hai chân phải đưa về tuyến sau. Thế nhưng tất cả hi sinh gian khổ đó cũng không làm giảm sút ý chí chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ; mọi người vẫn giữ vững quyết tâm, vượt lên gian khổ, ngâm mình dưới nước, lợi dụng cỏ, lục bình để tiếp cận mục tiêu.

Sau hai ngày đêm đi nghiên cứu chiến trường, ban ngày lợi dụng các vật che khuất leo lên cây để quan sát nắm địch và địa hình, ban đêm bí mật tiếp cận các mục tiêu, đoàn cán bộ đi trinh sát của Tiểu đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trinh sát núi Thâm Đưng, trụ lại mục tiêu ở đầu quốc lộ 2 đánh địch phản kích, tạo điều kiện cho công binh Quân khu trinh sát bắc cầu qua sông Vĩnh Tế. Cuộc xuất quân lần này của lực lượng vũ trang Quân khu nói chung và cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9, Tiểu đoàn 5 chúng tôi nói riêng là một cuộc chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng có sự tham gia của nhiều đơn vị trong ba thứ quân (chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), các quân binh chủng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tất cả đã sẵn sàng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, vì nhiệm vụ quốc tế vẻ vang với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình” như lời dạy của Bác Hồ. Đó cũng là quy luật phát triển của Quân đội ta trên con đường xây dựng một quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”.

Một trong nhiệm vụ của Tiểu đoàn là bảo vệ lực lượng công binh của Trung đoàn 25 trinh sát, tổ chức bắc cầu qua sông Vĩnh Tế. Tuy đã vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô, song vẫn còn nhiều nước, đây là một trong những con kinh lớn, dài nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nó gần như chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, nơi gần nhất cách biên giới 1.500m, nơi xa nhất chừng 4.500m. Kinh dài ngót 100km từ Châu Đốc ra Hà Tiên, đưa nước ngọt từ sông Cửu Long về biển Tây qua rạch Giang Thành, ra vịnh Hà Tiên, về mùa mưa, dòng sông cuồn cuộn chảy, nước đục ngầu phù sa của miền thượng lưu sông Mê Kông. Về mùa khô, dòng sông hiền hòa, mực nước hạ xuống độ sâu chừng 3 đến 4m, lòng kinh hẹp dần từ 70 đến 80m. Đây là con kinh lịch sử gắn liền với mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Campuchia, nhất là dọc hai bên kinh nhiều ngôi nhà mà chủ của nó là những gia đình người Việt và người Khmer lấy nhau, nên vợ nên chồng, sinh con đẻ cái, nhiều thế hệ con người ở đây mang hai dòng máu Việt Nam - Campuchia, làm ăn, sinh sống yên bình, có những đóng góp cho cách mạng và chính quyền sở tại, không ngừng phấn đấu vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Nói đến con sông lịch sử này, người ta nghĩ ngay đến công lao của vợ chồng Thống chế Nguyễn Văn Thoại và Châu Thị Tế, một viên quan triều Nguyễn. Mùa xuân 1818, Nguyễn Văn Thoại được triều Nguyễn giao nhiệm vụ vào quản lý khai khẩn vùng Châu Đốc - Tân Cương, một địa bàn vùng biên cương hiểm yếu đầu sóng, ngọn gió. Để chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm qua đường Campuchia tràn xuống đồng thời thoát một phần nước ra biển Tây về mùa nước nổi, hạn chế cảnh lụt lội, Nguyễn Văn Thoại đã tổ chức đào vét bùn lầy nối rạch Đông Xuyên với Rạch Giá dài 30km, rộng 50m, sâu 2m. Ghi công lao của ông, Vua Gia Long đổi tên rạch Đông Xuyên là Thoại Hà và núi Sập thành Thoại Sơn. Một năm sau (1819), ông lại tổ chức đào kinh, đến năm 1824 hoàn thiện con kinh này với chiều dài khoảng 100km nối liền Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình giao thông thủy lợi lớn nhất ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XIX, có tính chiến lược lâu dài cả kinh tế và quốc phòng, an ninh. Công trình hoàn thành có công lao to lớn của bà Châu Thị Tế (vợ Thống chế Nguyễn Văn Thoại) trong việc tổ chức bảo đảm hậu cần phục vụ đào kinh. Ghi ơn bà, Vua Minh Mạng ban lệnh đặt tên kinh là Vĩnh Tế, tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn. Năm 1836, vua đã cho khắc hình kinh Vĩnh Tế vào Cửu đỉnh (đặt ở sân Thế Miếu trong Hoàng Thành Huế).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM