Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:12:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm QĐND Việt Nam  (Đọc 7413 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #190 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2022, 04:25:24 pm »


ĐOÀN KỊCH NÓI QUÂN ĐỘI

Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc bộ môn sân khấu kịch nói, chuyên biểu diễn phục vụ nhu cầu nghệ thuật của bộ đội và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người lính.

Địa điểm: Khu văn công quân đội, thị trấn Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội.

Ngày thành lập: 10 tháng 1 năm 1955.

Trưởng đoàn: Hoàng Cầm (1955-1956), Hoàng Tích Linh (1956-1959), đại tá Đào Hồng Cẩm (1959-1966), đại tá Nguyễn Vượng (1966-1967), đại tá Đào Ngọ (1967-1976), đại tá Phan Mai (1976-1986), đại tá Quý Hải (1986-1990), trung tá Tạ Xuyên (từ năm 1990).

Tiền thân của đoàn là Đội kịch Chiến thắng (thành lập năm 1948), với những văn nghệ sĩ yêu nước tham gia kháng chiến như Thế Lữ, Song Kim, Phạm Văn Khoa, Thanh Tịnh... Năm 1951, đội kịch sáp nhập vào Tổng đội Văn công. Thực hiện chủ trương thành lập các đội văn công chuyên ngành, ngày 10 tháng 1 năm 1955, Đoàn Kịch nói Tổng cục Chính trị được thành lập. Năm 1990, đổi tên là Đoàn Kịch nói Quân đội (gồm đội biểu diễn 1, đội biểu diễn 2, ban nghệ thuật, ban kỹ thuật hậu cần ...).

Với đối tượng phục vụ là các lực lượng vũ trang và nhân dân, Đoàn đã mang chương trình biểu diễn phục vụ đến mọi miền của Tổ quốc, từ miền Bắc đến chiến trường miền Nam, từ biên giới đến hải đảo, từ các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đến các vùng nông thôn hẻo lánh, từ trong nước đến quốc tế..., góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, thông qua việc làm giàu thẩm mĩ nghệ thuật, tâm hồn người lính, làm phong phú cuộc sống văn hóa, tinh thần của bộ đội...

Quá trình xây dựng và trưởng thành, dù trong hoàn cảnh nào, Đoàn kịch nói Quân đội luôn giữ vững khuynh hướng nghệ thuật chân chính, đề cao giá trị thẩm mĩ và yếu tố chính trị, đưa nghệ thuật kịch nói đến công chúng qua các vở diễn có nội dung giáo dục sâu sắc, giàu sức sống và giá trị nghệ thuật. Đề tài chiến tranh cách mạng, hình tượng người lính, “Bộ đội Cụ Hồ” và các vấn đề có tính thời sự của xã hội, của đất nước luôn là chủ đề xuyên suốt trong các vở diễn và chương trình biểu diễn của đoàn1.

Gần 30 năm xây dựng và phục vụ, Đoàn đã dàn dựng trên 100 vở kịch, 5 vở giành huy chương vàng, 10 vở giành huy chương bạc, 3 giải đạo diễn, 12 giải diễn viên xuất sắc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Hàng năm, đoàn đều biểu diễn từ 200 đến 250 đêm diễn, với trên 500.000 lượt người xem. Tám cán bộ và diễn viên của đoàn đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (Thùy Chi, Xuân Thức, Trường Sơn, Thúy Nga, Thành Ngọc Căn, Vũ Minh, Minh Hằng, Đoàn Bôn).

Phần thưởng:

- Huân chương Quân công hạng hai.
- Ba Huân chương Chiến công hạng nhất, hai, ba.
- Hai Huân chương Chiến công giải phóng hạng hai.
- Ba Huân chương Lao động hạng nhất, hai, ba.





ĐOÀN THỂ DỤC THỂ THAO QUÂN ĐỘI

Trung tâm huấn luyện và nâng cao thành tích của các vận động viên thể dục thể thao quân đội; đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao trong nước và quốc tế; là lực lượng nòng cốt của phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong các lực lượng vũ trang, góp phần nâng cao sức khỏe bộ đội, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu, học tập, công tác; nơi đào tạo cán bộ thể dục thể thao và cung cấp huấn luyện viên, vận động viên cho các đội tuyển quốc gia.

Đoàn thể dục thể thao gồm các đội 1 (bóng đá, bóng chuyền, bắn súng, bóng bàn, thể dục dụng cụ, điền kinh, bóng rổ, bơi lội, xe đạp, vật tự do, ka-ra-te, tê-kun-đô); các đội trẻ (bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, bắn súng); các đội năng khiếu (bóng đá, bóng bàn, bắn súng, thể dục dụng cụ, điền kinh, cờ vua, cờ tướng).

Địa điểm chính: Câu lạc bộ quân đội - 19, Hoàng Diệu, Hà Nội.

Ngày thành lập và truyền thống: 23 tháng 9 năm 1954 (ngày thành lập Đội Thể công thuộc Tổng cục Chính   trị, nay trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu - Bộ Tổng Tham mưu).

Các đồng chí từng giữ chức Đoàn trưởng: Nguyễn Văn Bưởi (1954-1955), Trương Văn Ngàn (1955-1957), thiếu tá Tống Viết Khánh (1957-1961), trung tá Hồ Quang Quới (1961 -1970), thiếu tá Công Võ Hiển (1970-1973), đại úy sau là thiếu tá và đại tá Ngô Xuân Quýnh (1973-1976, 1979-1980 và 1984-1991), trung tá Bùi Hữu Nam (1976-1979), thượng tá Trịnh Xuân Kỷ (1980-1981), trung tá Phạm Mạnh Soạn (1981-1982), trung tá Phạm Tất Thắng (1982-1983), thượng tá Nguyễn Tác Chiến (1983-1984), đại tá Bùi Huy Cường (1991-1993), trung tá Nguyễn Sĩ Hiển (từ năm 1993).

Đoàn thể dục thể thao Quân đội là một trong những trung tâm mạnh của phong trào thể dục thể thao Việt Nam, đặc biệt ở các bộ môn bắn súng (đội mạnh toàn quốc, thường xuyên giữ vị trí nhất, nhì) bóng đá (15 lần vô địch toàn quốc) bóng bàn (từ năm 1984 thường xuyên giữ vị trí nhất, nhì giải đồng đội nam, nữ)...

Trên 60 vận động viên được phong cấp kiện tướng, nhiều vận động viên đạt danh hiệu vận động viên cấp 1. Các vận động viên được bầu chọn là vận động viên tiêu biểu toàn quốc: Nguyễn Quốc Cường (bắn súng - ba lần), Đặng Thị Đông (bắn súng - hai lần), Trần Quang Vinh (bắn súng), Nguyễn Thế Ngọc (bóng bàn), Lê Xuân Phong (bóng bàn), Vũ Thị Nô En (bóng bàn), Nguyễn Cao Cường (bóng đá - hai lần), Bùi Văn Luân (bóng chuyền). Nhiều vận động viên và các đội mạnh của đoàn tham gia đội tuyển quốc gia trong các giải thể thao khu vực, quốc tế và thi đấu hữu nghị đạt thành tích xuất sắc như: vận động viên bắn súng Trần Oanh - Huy chương vàng tại giải SKDA (12 nước quân đội xã hội chủ nghĩa) năm 1962, tại Tiệp Khắc. Vận động viên bắn súng Đặng Thị Đông phá kỷ lục châu Á tại Segams 17, năm 1993...

Bên cạnh Đoàn thể dục thể thao quân đội, các đội bóng đá Quân khu 3, Quân khu Thủ đô, Quân khu 7, Quân khu 5; đội bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân; đội bóng chuyền nam Quân đoàn 4, đội bóng rổ Quân chủng Không quân, đội bơi Quân chủng Hải quân... là những đội mạnh, từng lập thành tích cao trong các giải thể thao toàn quốc.

Phần thưởng:

- Huân chương Quân công hạng ba.
- Bốn Huân chương Chiến công (hạng nhất, hai, ba) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Vận động viên Đặng Thị Đông được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng hai.

Liệt sĩ Phạm Ngọc Khánh, nguyên là vận động viên bóng đá (1962-1966) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
_________________________________________
1. Bên cạnh Đoàn kịch nói Quân đội, các tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn... đều có các đội văn nghệ chuyên và không chuyên, trong đó nhiều đoàn, đội được quần chúng trong và ngoài quân đội rất yêu mến như đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, đoàn nghệ thuật Quân khu 5, Quân khu 7...

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #191 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2022, 04:51:19 pm »


PHẦN THỨ BA

PHỤ LỤC

1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
7-1954

BỘ QUỐC PHÒNG – TỔNG TƯ LỆNH --- TỔNG QUÂN ỦY

        TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ --- BỘ TỔNG THAM MƯU --- TỔNG CỤC CUNG CẤP

                      6 Đại đoàn (308, 304, 312, 320, 325, 316) và 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc

                      Đại đoàn công pháo 351 gồm 2 trung đoàn pháobinh (45, 675), 2 tiểu đoàn (75, 98), trung đoàn phòng không 367 và trung đoàn công binh 151

                      Một số tiểu đoàn, đại đội trinh sát, thông tin, vận tải

                      Hệ thống nhà trường quân sự1

                      LIÊN KHU VIỆT BẮC – LIÊN KHU TÂY BẮC – KHU TẢ NGẠN – KHU HỮU NGẠN – LIÊN KHU 4 – LIÊN KHU 5 – PHÂN LIÊN KHU MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - PHÂN LIÊN KHU MIỀN TÂY NAM BỘ - THÀNH HÀ NỘI (Các lực lượng vũ trang liên khu có 14 trung đoàn, 4 tiểu đoàn, 8 đại đội, 47 trung đội. Bộ đội địa phương có 40 tiểu đoàn, 254 đại đội, 135 trung đội)

                       MẶT TRẬN THƯỢNG LÀO – MẶT TRẬN TRUNG LÀO – MẶT TRẬN HẠ LÀO – MẶT TRẬN MIÊN

                       5 đoàn bộ đội tình nguyện ở Lào
______________________________________________________
1. Xem sơ đồ hệ thống nhà trường quân sự 1947-1954
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #192 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 01:14:06 pm »


2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
4-1975

BỘ QUỐC PHÒNG --- QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG

TỔNG CỤC HẬU CẦN - TỔNG CỤC KỸ THUẬT - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ - BỘ TỔNG THAM MƯU - CỤC QUÂN PHÁP - CỤC TÀI VỤ - CỤC ĐỐI NGOẠI

                    QUÂN ĐOÀN 1-QUÂN ĐOÀN 2-QUÂN ĐOÀN 3-QUÂN ĐOÀN 4-ĐOÀN 232

                    QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

                                    BINH CHỦNG PHÁO CAO XẠ

                                    BINH CHỦNG TÊN LỬA

                                    BINH CHỦNG KHÔNG QUÂN

                                    BINH CHỦNG RA-ĐA

                    QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN

                    BINH CHỦNG CÔNG BINH

                    BINH CHỦNG PHÁO BINH

                    BINH CHỦNG THIẾT GIÁP

                    BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG

                    BINH CHỦNG HÓA HỌC

                    BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

                    ĐOÀN 559

                    ĐOÀN 959

                    Hệ thống nhà trường quân sự1

                    BỘ TƯ LỆNH THỦ ĐÔ   

                    QUÂN KHU VIỆT BẮC

                    QUÂN KHU TÂY BẮC

                    QUÂN KHU TẢ NGẠN

                    QUÂN KHU HỮU NGẠN

                    QUÂN KHU 4

                    MẶT TRẬN B5

                    QUÂN KHU TRỊ-THIÊN (B4)

                    QUÂN KHU 5 (B1)

                    MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN (B3)

                    BỘ TƯ LỆNH MIỀN (B2)

                    QUÂN KHU 6

                    QUÂN KHU 7

                    QUÂN KHU 8

                    QUÂN KHU 9

                    THÀNH ĐỘI SÀI GÒN-GIA ĐỊNH
________________________________________
1. Xem sơ đồ hệ thống nhà trường quân sự 1965-1975
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #193 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 01:30:56 pm »


4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QUA CÁC NĂM


a. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ
(So với tổng quân số)

1954: số lượng cán bộ chiếm       17,4%
1975: số lượng cán bộ chiếm       17,8%




b. PHÂN THEO LOẠI CÁN BỘ
(So với tổng số cán bộ)

Năm 1954

Chỉ huy 59%
Hậu cần 10%
Quân y 6%
Hành chính 3%
Kỹ thuật 2%



NĂM 1975

Chỉ huy 51%
Chính trị 26%
Hậu cần 13%
Hành chính 4%
Kỹ thuật 4%
Quân y 2%





c. CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ
(So với tổng số cán bộ)

Đảng viên 96,5%
Qua trường 48,2%
Cơ bản 16,3%
Bổ túc ngắn hạn 31,9%
Qua chiến đấu 94,4%




d. VĂN HÓA

1954

Cấp 1: 74,3%
Cấp 2: 22%
Cấp 3: 3%
Cao đẳng, đại học: 0,7%



1975

Cấp 1: 20%
Cấp 2: 61,7%
Cấp 3: 23,2%
Cao đẳng, đại học: 8,9%
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #194 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 01:48:54 pm »


5. TRƯỜNG, LỚP QUÂN SỰ 1945 - 1946

BỘ QUỐC PHÒNG

                   BỘ TỔNG THAM MƯU

                   CỤC QUÂN HUẤN

                                     CHÍNH TRỊ VIÊN C (1946)

                                     THÔNG TIN (7-12-1945)

                                     MẬT MÃ (7-1946)

                                     TÌNH BÁO QUÂN SỰ (4-1946)

                                     • BTQS TRUNG CẤP (7-7-1946)

                                     • QC KHÁNG NHẬT (15-4-1945)

                                     • LQTH QUẢNG NGÃI (1-6-1946)

                                     • QC BẮC SƠN (7-4-1946)

                    CK 2

                                     • TỰ VỆ HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI

                                     ĐT a + b

                    CK 3

                                     • QC BẠCH ĐẰNG (4-1946)

                    CK 4

                                     • QC CHIẾN KHU (10-1945)

                    CK 5

                                     ĐT a + b

                    CK 6

                                     • QUÂN SỰ ĐỒNG ĐẾ

                    CK 7

                                     ĐT a + b

                    CK 8

                                     ĐT a + b

                    CK 9

                                     • QC QUANG TRUNG (11-1946)



* Ký hiệu: • - trường,  - lớp

* Chữ viết tắt:   
BTQS – bổ túc quân sự
QC – quân chính
LQTH – lục quân trung học
CK – chiến khu
ĐT – đào tạo
c – cán bộ đại đội
b – cán bộ trung đội
a – cán bộ tiểu đội
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #195 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 01:59:02 pm »


6. HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ 1947 - 1954

BỘ QUỐC PHÒNG – TỔNG TƯ LỆNH

     TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ – BỘ TỔNG THAM MƯU – TỔNG CỤC CUNG CẤP

            CỤC QUÂN HUẤN

                          • CHÍNH TRỊ TRUNG CẤP (25-10-1951)

                          • DU KÍCH CHIẾN TRANH (8-1952)

                          • CÁN BỘ DÂN QUÂN LÊ BÌNH (1948)

                          • BỔ TÚC QC SƠ CẤP (8-1952)

                          • BỔ TÚC QUÂN SỰ TRUNG CẤP

                          • LỤC QUÂN VIỆT NAM

                          • LỤC QUÂN TRUNG BỘ (16-8-1950)

                          • LỤC QUÂN NAM BỘ (23-6-1949)

                          • HẬU CẦN (15-6-1951)

                          • QUÂN Y SĨ VIỆT NAM (10-8-1949)

                          THỦY QUÂN (14-6-1950)

                          PHI CÔNG (21-7-1949)

                          TÌNH BÁO

                          SQ THAM MƯU (6-1948)

                          CÔNG BINH (12-1947)

                          CAO XẠ (4-1950)

                          • THIẾU SINH QUÂN (1948)

                          • VĂN HÓA (1948)

                          • THÔNG TIN (11-11-1951)

                          • CƠ YẾU (14-5-1951)

                          • LK VIỆT BẮC
                                        • QC VIỆT BẮC

                          • LK 10
                                        0

                          • LK 3
                                       • LQ NGUYỄN HUỆ

                          • LK 4
                                       • QCLK 4

                          • LK 5
                                       0

                          • LK 7
                                       0

                          • LK 8
                                       0

                          • LK 9
                                       • QC QUANG TRUNG


* Ký hiệu: • - trường,  - lớp, 0 – chưa có thông tin

* Số trong ngoặc đơn: ngày tháng năm thành lập, truyền thống

* Chữ viết tắt:   
        QC – quân chính
        SQ – sĩ quan
        LK – liên khu
        LQ – lục quân
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #196 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2022, 02:10:12 pm »


7. HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ 1955 - 1964

BỘ QUỐC PHÒNG

     TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ - BỘ TỔNG THAM MƯU – TỔNG CỤC QUÂN HUẤN - TỔNG CỤC HẬU CẦN

          TRUNG ƯƠNG CỤC Ban quân sự - CỤC NHÀ TRƯỜNG

                          • CHÍNH TRỊ TRUNG CAO CẤP

                          • BỔ TÚC CÁN BỘ QUÂN SỰ TRUNG CAO CẤP

                          • QC SƠ CẤP

                          • SQ LỤC QUÂN (1945)

                          • SQ PHÁO BINH (18-2-1957)

                          • SQ CAO XẠ (16-7-1964)

                          • HẢI QUÂN VIỆT NAM (26-4-1955)

                          • KHÔNG QUÂN TỔNG HỢP (3-1-1958)

                          • CƠ YẾU

                          • TRƯỜNG THÔNG TIN (7-1958 sáp nhập SQLQ)

                          • SQ CÔNG BINH (12-1955)

                          • SQ KỸ THUẬT (6-1961)

                          • VĂN HÓA

                          • SQ HẬU CẦN

                          • SQ QUÂN Y

                          • QK VIỆT BẮC
                                       • QC VIỆT BẮC

                          • QK TÂY BẮC
                                       • 0

                          • QK ĐÔNG BẮC
                                       • 0

                          • QK TẢ NGẠN
                                       • QC TẢ NGẠN (1958)

                          • QK HỮU NGẠN
                                       • QC HỮU NGẠN (1958)

                          • QK 4
                                       • QC QK 4                       

                          • QK 5
                                       • QC QK 5 (11-4-1961)
                                       • GIA LAI (1960)
                                       • CÔNG TUM (1960)
                                       • ĐẮC LẮC (1960)
                                       • BUÔN MA THUỘT (1960)

                          • QK 6
                                       • 0

                          • QK 7
                                       • 0

                          • QK 8
                                       • 0

                          • QK 9
                                       • QC QK 9 (dừng hoạt động 1954 – 1960)
                                       • RẠCH GIÁ (1960)
                                       • CÀ MAU (1959)

                          • ĐK SÀI GÒN
                                       • 0



* Chữ viết tắt:    
                QC – quân chính
                SQ – sĩ quan
                QK – quân khu

* Số trong ngoặc đơn: ngày tháng năm thành lập, truyền thống

* Ký hiệu: 0 chưa có số liệu

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #197 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 09:07:33 pm »


8. HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ 1965 - 1975



BỘ QUỐC PHÒNG

    BỘ TƯ LỆNH MIỀN-B2

      • QC SƠ CẤP (28 7.1961)

      • CHÍNH TRỊ SƠ CẤP (11.2.1973)

      • HẬU CẦN (21 3-1964)

    TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ - BỘ TỔNG THAM MƯU – TỔNG CỤC HẬU CẦN

      CỤC NHÀ TRƯỜNG

         • ĐÀO TẠO BÁC SĨ (1964)

         • BỔ TÚC TRUNG CAO (3.11.1968)

         • HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

         • HỌC VIỆN QUÂN SỰ

         • ĐẠI HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ (28.10.1966)

         • ĐẠI HỌC QUÂN Y

         • HỌC VIỆN HẬU CẦN (1974)

         • SQ KHÔNG QUÂN

         • SQ HẢI QUÂN

         • SQ PHÒNG KHÔNG

         • SQ LỤC QUÂN

         • SQ PHÁO BINH

         • SQ THIẾT GIÁP (10.4.1973)

         • SQ ĐẶC CÔNG (20.7.1967)

         • SQ THÔNG TIN

         • SQ CÔNG BINH

         • CƠ YẾU

         • VĂN HÓA

         • QK 5
            • QCQK (11.4.1961)
            • HẬU CẦN QK
            • GIA LAI
            • CÔNG TUM
            • ĐẮC LẮC
            • BUÔN MA THUỘT

         • BTL B3
            • QC TÂY NGUYÊN (8.1966)

         • QK 9
            • QC QK
            • RẠCH GIÁ
            • CÀ MAU

         • QK 7
            • QC QK

         • QK VIỆT BẮC
            • QC QK

         • QK ĐÔNG BẮC
            • QC QK

         • QK HỮU NGẠN
            • QC HỮU NGẠN

         • QK TẢ NGẠN
            • QC TẢ NGẠN
            • HẢI HƯNG (1968)
            • HẢI PHÒNG (1973)

         • QK 4
            • QC QK
            • NGHỆ AN (1965)

         • QĐ 1
            • QCQĐ (1.1974)

         • QĐ 2
            • QCQĐ (10.1974)

         • QĐ 3
            • QCQĐ (3.1975)

         • QĐ 4
            • QCQĐ (12.1976)



* Chữ viết tắt:   QC: quân chính, SQ: sĩ quan

         QK: quân khu, BTL: Bô Tư lệnh

         QĐ: quân đoàn, QCQK: quân chính quân khu

         QCQĐ: quân chính quân đoàn

* Số trong ngoặc đơn: ngày, tháng, năm thành lập, truyền thống.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #198 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 09:09:33 pm »


9. HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ 1976 - 1990

BỘ QUỐC PHÒNG

   TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ - BỘ TỔNG THAM MƯU - TỔNG CỤC HẬU CẦN - TỔNG CỤC KỸ THUẬT

      CỤC NHÀ TRƯỜNG

         • TC Phòng không (14-6-1986)

         • TC Không quân (15-2-1979)

         • ĐH Ngoại ngữ QS (16-2-1982)

         • T500 (17-8-1979)

         • HV Quân sự cấp cao

         • HV Lục quân (1974)

         • HV Chính trị - Quân sự

         • HV Hậu cần

         • HV Kỹ thuật quân sự

         • HV Quân y

         • SQ Lục quân I (1945)

         • SQ Lục quân II (1961)

         • SQ Lục quân III (1980)

         • SQ Pháo binh

         • SQ Đặc công

         • SQ Phòng hóa (1976)

         • SQ CH-KT Tăng

         • SQ CH-KT Công binh

         • SQ CH-KT Thông tin

         • SQ Chính trị - Quân sự (1976)

         • SQ Hậu cần (1951)

         • SQ Tài chính (1980)

         • SQ CH-KT Tên lửa – Rađa (1980)

         • SQ CH-KT Không quân (1958)

         • SQ CH-KT Hải quân (1955)

         • SQ Pháo phòng không (1964)

         • SQ Kỹ thuật vũ khí đạn (1981)

         • SQ Kỹ thuật ô tô (1980)

         • SQ Kỹ thuật Vim-hem-píc (1978)

         • SQ Biên phòng

         • 481 (1982)

         • Cơ yếu

         • Văn hóa

         • QC QK 1

         • BC QK 1

         • QC QK 2

         • QC QK 3

         • BC QK 3

         • QC QK 4

         • QCI QK 5

         • QCII QK 5

         • QC QK 7

         • QC QK 9

         • QC Hà Nội

         • QC Quảng Ninh

         • QC QĐ 1

         • QC QĐ 2

         • QC QĐ 3

         • QC QĐ 4

         • QC 379

         • QC 579

         • QC 779

         • QC 479

         • QC BĐ 12

         • QC 979

         • Đảng QK1

         • Đảng QK2

         • Đảng QK3

         • Đảng QK4

         • Đảng QK5

         • Đảng QK7

         • Đảng QK9

         • Đảng QKTĐ

         • Đảng ĐKQN

         • Đảng QĐ1

         • Đảng QĐ2

         • Đảng QĐ3

         • Đảng QĐ4

         • Đảng KQ

         • Đảng HQ

         • Đảng PK

         • Đảng BĐ12

         • Đảng Công binh

         • Đảng Thông tin

         • Đảng Đặc công

         • Đảng Thiết giáp

         • Đảng Biên phòng

         • Đảng TCKT

         • Đảng TCHC

         • VH QK1

         • VH QK2

         • VH QK3

         • VH QK4

         • VH QK5

         • VH QK7

         • VH QK9

         • VH Hà Nội

         • VH ĐKQN

         • VH QĐ1

         • VH QĐ2

         • VH QĐ3

         • VH QĐ4

         • VH 379

         • VH Không quân

         • VH Hải quân

         • VH Phòng không

         • VH BĐ12

         • 41 trường quân sự địa phương tỉnh, thành phố

         • 28 khoa quân sự trong các trường đại học dân sự



* Năm 1986, thực hiện nghị quyết 36/NQ-TƯ của Thường vụ Quân ủy Trung ương về công tác nhà trường và các quyết định 86/CP.24 HĐBT, chỉ thị 297/CT của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định 28QĐ/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng, hệ thống nhà trường quân sự gồm 10 học viện, trường đại học, trường trung cao, 22 trường sĩ quan, 22 trường quân chính, 24 trường Đảng, 18 trường văn hóa, 41 trường quân sự địa phương, 28 khoa quân sự

* Chữ viết tắt: TC: trung cao, ĐH: đại học, HV: học viện, SQ: sĩ quan, CH-KT: chỉ huy-kỹ thuật, QC: quân chính, BC: binh chủng, QK: quân khu, QĐ: quân đoàn, BĐ: binh đoàn, ĐKQN: Đặc khu Quảng Ninh, TCTK: Tổng cục Kỹ thuật, TCHC: Tổng cục Hậu cần, VH: văn hóa.

* Số trong ngoặc đơn: ngày, tháng, năm thành lập, truyền thống.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #199 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2022, 09:23:45 pm »


10. HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ 1992


BỘ QUỐC PHÒNG

   TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ - BỘ TỔNG THAM MƯU - TỔNG CỤC HẬU CẦN - TỔNG CỤC KỸ THUẬT

      CỤC NHÀ TRƯỜNG

         • HV QUÂN Y (1949)

         • HV KỸ THUẬT QUÂN SỰ (1966)

         • HV HẬU CẦN (1974)

         • HV CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ (1951)

         • HV QUÂN SỰ CẤP CAO (1976)

         • HV LỤC QUÂN (1974)

         • HV PHÒNG KHÔNG (1986)

         • HV HẢI QUÂN (1958)

         • TC KHÔNG QUÂN (1979)

         • ĐH NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ (1982)

         • SQ PHÒNG HÓA (1976)

         • SQ ĐẶC CÔNG (1967)

         • SQ PHÁO BINH (1957)

         • SQ HẬU CẦN (1951)

         • SQ CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ (1976)

         • SQ LỤC QUÂN I (1945)

         • SQ LỤC QUÂN II (1961)

         • SQ CHKT THÔNG TIN (1951)

         • SQ CHKT CÔNG BINH (1955)

         • SQ CHKT TĂNG (1973)

         • SQ CHKT KHÔNG QUÂN (1958)

         • SQ KỸ THUẬT VIN-HEM-PÍC (1978)

         • QC QUÂN KHU 1 (1947)

         • QC QUÂN KHU 2 (1978)

         • QC QUÂN KHU 3 (1958)

         • QC QUÂN KHU 4 (1945)

         • QC I QUÂN KHU 5 (1961)

         • QC II QUÂN KHU 5

         • QC QUÂN KHU 7 (1948)

         • QC QUÂN KHU 9 (1945)

         • QC HÀ NỘI (1979)

         • QC QUÂN ĐOÀN 1 (1974)

         • QC QUÂN ĐOÀN 2 (1974)

         • QC QUÂN ĐOÀN 3 (1975)

         • QC QUÂN ĐOÀN 4 (1976)

         • 52 trường quân sự địa phương tỉnh, thành phố

         • 28 khoa quân sự trong các trường đại học dân sự

         • THKT Ô tô

         • THKT Quân khí

         • THKT Thông tin

         • THKT Phòng không

         • THKT Tàu hải quân

         • TH Quân y 1

         • THKT Trinh sát

         • TH Quân y 2

         • THKT Cơ yếu

         • TH Dạy nghề

         • THKT Nghệ thuật

         • TSQ QK1

         • TSQ QK5

         • TSQ QK9

         • TSQ Đặc công

* Chữ viết tắt: HV: Học viện, QC: Quân chính, TC: Trung cao, THKT: Trung học kỹ thuật, ĐH: Đại học, TH: Trung học, SQ: Sĩ quan, TSQ: Thiếu sinh quân, CHKT: Chỉ huy kỹ thuật, QK: Quân khu

* Số trong ngoặc đơn: ngày, tháng, năm thành lập, truyền thống.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM