Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:11:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm QĐND Việt Nam  (Đọc 7403 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #160 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 02:47:34 pm »


TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG - KINH TẾ

Cơ quan giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các xí nghiệp sản xuất quốc phòng, các cơ sở kinh tế của quân đội và làm tham mưu cho Nhà nước về động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng; đồng thời trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học kỹ thuật trực thuộc tổng cục.

Ngày thành lập tổng cục: 3 tháng 3 năm 1989.

Ngày truyền thống: 15 tháng 9 năm 1945 (ngày thành lập Phòng Quân giới).

Ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, một số xưởng chế tạo vũ khí được tổ chức ở các căn cứ đã bảo đảm một phần vũ khí cho các lực lượng vũ trang cùng nhân dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Cách mạng tháng Tám thành công, Phòng (sau đổi thành cục) Quân giới được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chỉ đạo các xưởng quân giới ở các địa phương trên cả nước chế tạo một số loại vũ khí, đặc biệt là vũ khí diệt xe tăng, cơ giới, bảo đảm một phần quan trọng vũ khí cho các lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương đấu tranh vũ trang ở miền Nam, nhiều xí nghiệp quốc phòng chuyên sản xuất và sửa chữa súng, đạn của bộ binh, khí tài, súng pháo..., đã được thành lập, phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn về trang bị kỹ thuật, ngành quân giới đã cải tiến nhiều loại vũ khí, đặc biệt là vũ khí phòng không, chế tạo phương tiện rà phá thủy lôi, bom từ trường, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong tỏa quy mô lớn của đế quốc Mỹ trên miền Bắc.

Hướng về chiến trường miền Nam, các cơ quan kỹ thuật, các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng đã nghiên cứu, chế tạo và cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài, đặc biệt là các loại vũ khí bộ binh, một số vũ khí cho pháo binh, đặc công..., đáp ứng kịp thời nhu cầu của các chiến trường.

Được sự chi viện từ miền Bắc về cán bộ, công nhân kỹ thuật, máy móc, nguyên vật liệu..., hệ thống các xưởng quân giới ở miền Nam đã hình thành, ngày càng phát triển. Tuy quy mô không lớn, các xưởng này đã sản xuất tại chỗ được một số lượng quan trọng vũ khí; trong đó có những loại vũ khí diệt địch có hiệu quả, lại dễ sử dụng, phù hợp với trình độ tổ chức và cách đánh của các lực lượng vũ trang ba thứ quân; đồng thời tích cực nghiên cứu cải tiến vũ khí thu được của địch để đánh địch, góp phần đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Đất nước thống nhất, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, các cơ sở công nghiệp quốc phòng được tổ chức và từng bước đổi mới công nghệ, góp phần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đồng thời phát huy năng lực sản xuất công nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước.

Tổng cục Công nghiêp quốc phòng và kinh tế được thành lập (năm 1989) đánh dấu bước phát triển mới của nền công nghiệp quốc phòng nước ta trong việc bảo đảm nhu cầu trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

Phần thưởng:
- Bốn đơn vị và tám cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhiều phần thưởng cao quý khác.





TỔNG CỤC TÌNH BÁO

Cơ quan nghiên cứu về tình hình địch, trực thuộc Đảng ủy quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng.

Ngày truyền thống: 25 tháng 10 năm 1945.

Ngày thành lập tổng cục: 18 tháng 9 năm 1992.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, trước yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1945. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, vừa làm vừa học hỏi; vừa làm, vừa tuyển chọn lực lượng, xây dựng tổ chức..., nên chỉ trong một thời gian ngắn, Phòng Tình báo đã đặt được cơ sở ở 20 tỉnh Bắc Bộ và sáu tỉnh Trung Bộ. Ở Nam Bộ, công tác nắm địch do Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tổ chức và lực lượng tình báo có bước phát triển mới. Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Cục Tình báo Bộ Tổng chỉ huy được thành lập. Ở Bộ Tổng Tham mưu, thành lập Phòng 2 - Quân báo. Trong thư gửi hội nghị tình báo toàn quốc ngày 10 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ “Tình báo là tai mắt của quân đội, trách nhiệm của nó rất quan trọng”. Binh pháp nói: “biết mình, biết địch, trăm trận đều thắng. Muốn biết địch thì phải có tình báo giỏi; muốn khỏi địch biết ta cũng phải có tình báo giỏi”.

Đầu năm 1950, trước những yêu cầu mới của cuộc kháng chiến, Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ thị đưa một bộ phận của Cục Tình báo tăng cường cho Phòng Quân báo để thành lập Cục Quân báo Bộ Tổng Tham mưu (7-1950). Một bộ phận của Cục Tình báo sáp nhập với Nha Công an để thành lập Ty Tình báo Nha Công an; tháng 5 năm 1951 tổ chức lại thành Nha. Liên lạc trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Thực hiện chỉ thị của Bác, công tác tình báo và tổ chức tình báo đã được chấn chỉnh, thống nhất chỉ đạo trong toàn quốc, phát triển nhiều phương thức nắm địch như: điệp báo, trinh sát bộ đội, trinh sát kỹ thuật, nghiên cứu tổng hợp, khai thác tù hàng binh... Lực lượng quân báo luôn bám sát các chiến trường, phục vụ các chiến dịch, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, ngày 10 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định thống nhất các tổ chức tình báo và quân báo - thành lập Cục Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Các phương thức nắm địch được phát triển cả chiều rộng, chiều sâu trên các chiến trường. Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ và thử thách quyết liệt, các lực lượng làm công tác nắm địch đã kiên cường dũng cảm, mưu trí, thu thập được nhiều tin chiến lược, chiến dịch phục vụ quân và dân cả nước đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.

Đất nước thống nhất, các lực lượng và tổ chức tình báo từng bước được kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên tất cả các mặt hoạt động phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, góp phần bảo vệ Tổ quốc, chống âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, các lực lượng và tổ chức tình báo có những yêu cầu cao hơn. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ giai đoạn cách mạng mới, ngày 18 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra nghị định thành lập Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng.

50 năm xây dựng và hoạt động, ngành tình báo đã trưởng thành vững chắc, lập nhiều chiến công xuất sắc, xây dựng nên những truyền thống rất vẻ vang, được Đảng, Nhà nước tin cậy, nhân dân yêu mến.

Phần thưởng:
- Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Độc lập hạng nhất.
- Huân chương Quân công hạng nhất.
- Nhiều Huân chương Chiến công và các phần thưởng cao quý khác.

Trong tổng cục có 12 đơn vị và 14 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có một đơn vị được tuyên dương ba lần.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #161 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 02:48:33 pm »


THANH TRA BỘ QUỐC PHÒNG

Cơ quan thanh tra quản lý nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng.

Trụ sở: nhà số 30 - phố Điên Biên Phủ - Hà Nội

Ngày thành lập: 25 tháng 1 năm 1948 (Cục Tổng thanh tra thuộc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam).

Từ tổ chức tiền thân là Phòng Kiểm tra Bộ Tổng chỉ huy (1947). Cơ quan thanh tra quân đội đã nhiều lần thay đổi tổ chức và mang những tên gọi khác nhau: Cục Tổng Thanh tra (1948), Đoàn Thanh tra Bộ Quốc phòng (1949), Ban Thanh tra quân đội (1956), Ủy ban Thanh tra quân đội (1971), Tổng Thanh tra quân đội (1980), từ năm 1992 là Thanh tra Bộ Quốc phòng.

Các đồng chí đã từng lãnh đạo, chỉ huy cơ quan thanh tra quân đội qua các thời kỳ: Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (Tổng thanh tra quân đội-1948), Thiếu tướng Trần Tử Binh (Tổng thanh tra quân đội-1956), Trung tướng Nguyễn Đôn (Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra quân đội-1971), Trung tướng Trần Quý Hai (Chủ nhiệm, Ủy ban thanh tra quân đội - 1973), Thượng tướng Lê Quang Hòa (Tổng thanh tra quân đội-1980), Thượng tướng Hoàng Cầm (Tổng thanh tra quân đội-1987).

Từ ngày thành lập, cơ quan thanh tra quân đội đã tổ chức hàng nghìn cuộc thanh tra, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quân sự, quốc phòng và phục vụ cho các nhiệm vụ kinh tế, xã hội cấp thiết, theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, góp phần xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Cơ quan thanh tra quân đội đã soạn thảo các văn bản pháp quy về thanh tra quân đội như: Điều lệ công tác thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy chế công tác thanh tra trong lực lượng vũ trang; Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra quốc phòng; thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh khiếu nại, tố cáo trong quân đội; tham gia soạn thảo pháp lệnh thanh tra Nhà nước và pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân...

Hai phái viên thanh tra quân đội đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ tại chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước.

Phần thưởng:
Huân chương Quân công hạng nhất.
Huân chương Chiến công hạng hai và nhiều phần thưởng cao quý khác.





VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

Cơ quan thuộc cơ cấu Viện Kiếm sát nhân dân tối cao, thực hiện chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong quân đội.

Trụ sở: nhà số 2 - phố Lý Nam Đế - Hà Nội.

Ngày thành lập: 12 tháng 5 năm 1961.

Ngày truyền thống: 26 tháng 7 năm 1960.

Các đồng chí đã từng được cử làm Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương: Thiếu tướng Lê Quang Đạo (1961 - 1962), Đại tá Lê Đình Thiệp (1962 - 1967), Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam (1967 - 1978), Thiếu tướng Đoàn Quang Thìn (1978-1982).

Những năm 1946 - 1960, trong hệ thống tòa án binh các cấp đã có ủy viên công tố, thực hiện quyền công tố nhà nước. Từ năm 1961, căn cứ vào Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 và Luật tổ chức Việt kiểm sát nhân dân năm 1960, hệ thống các viện kiểm sát quân sự trong đó có Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được thiết lập, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổng cục trực thuộc Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn và cấp tương đương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra trong quân đội, trong việc xét xử các vụ án hình sự của tòa án quân sự; trong việc thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trong việc giam giữ, cải tạo và phạt giam kỷ luật quân nhân; chỉ đạo viện kiểm sát quân sự các cấp thực hiện các mặt công tác kiểm sát và xây dựng ngành.

Từ năm 1961 đến năm 1991, viện Kiểm sát quân sự Trung ương đã tiến hành và chỉ đạo toàn ngành thực hiện hơn 6.300 cuộc kiểm sát việc chấp hành pháp luật, kiểm sát điều tra; xử lý trên 37.000 vụ án hình sự; góp phần đấu tranh phòng và chống vi phạm, tội phạm, làm trong sạch nội bộ; giáo dục cán bộ, chiến sĩ sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, trả lại cho Nhà nước và quân đội hàng tỷ đồng do hành vi vi phạm và phạm tội gây ra.

Phần thưởng:
- Huân chương Quân công hạng hai.
- Nhiều phần thưởng cao quý khác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng.





TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

Cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức trong quân đội thuộc cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tối cao. Bộ phận cao nhất của hệ thống tổ chức tòa án quân sự.

Có nhiệm vụ:

+ Xét xử theo các trình tự:

- Sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, những vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi khởi tố có quân hàm cấp tướng hoặc là người có chức vụ chỉ huy trưởng sư đoàn, cục trưởng và cấp tương đương trở lên, những vụ án thuộc thẩm quyền tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng Tòa án quân sự Trung ương lấy lên để xét xử.

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các tòa án quân sự cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án quân sự cấp dưới trực tiếp bị kháng nghị.

+ Giám đốc việc xét xử của các tòa án quân sự cấp dưới.

+ Hướng dẫn cụ thể việc áp dụng thống nhất pháp luật tại các tòa án quân sự.

+ Tổng kết kinh nghiệm xét xử của các tòa án quân sự.

+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện công tác thi hành án hình sự và dân sự nảy sinh trong vụ án hình sự (năm 1993 giao công tác thi hành án dân sự cho tổ chức thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng).

Trụ sở: nhà số 25, phố Lý Nam Đế - Hà Nội.

Ngày thành lập, đồng thời là ngày truyền thống: 13 tháng 9 năm 1945.

Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự. Ngày 23 tháng 8 năm 1946, Chủ tịch nước ra sắc lệnh (số 163) thành lập Tòa án binh lâm thời. Ngày 25 tháng 4 năm 1947, Chủ tịch nước ra sắc lệnh thành lập Tòa án binh tối cao.

Ngày 21 tháng 2 năm 1961, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định (số 165) quy định tạm thời biên chế ngành tòa án quân sự, trong đó có Tòa án quân sự Trung ương.

Trước năm 1961, chỉ khi có vụ án thì Bộ trưởng Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Tư pháp cử ra chánh án và hai hội thẩm để xét xử. Cán bộ làm công tác tòa án là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy kiêm nhiệm.

Từ năm 1961 đến nay, các đồng chí đã được cử làm Chánh án Tòa án quân sự Trung ương là: Trung tướng Trần Văn Trà, Đại tá Lê Hiền, Thiếu tướng Tô Ký, Đại tá Nguyễn Đình Tùng, Thiếu tướng Trần Thế Môn, Thiếu tướng Nguyễn Trường Châu, Trung tướng Nguyễn Huân...

Tòa án quân sự Trung ương đã trực tiếp tổ chức xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng phức tạp; xét xử phúc thẩm hàng nghìn vụ án; xét xử giám đốc nhiều vụ án.

Tòa án Quân sự Trung ương đã tham gia xây dựng một số văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản có liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành; tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật tại các tòa án quân sự, xuất bản nhiều tập sách hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho việc xét xử của tòa án quân sự và các văn bản khác về tuyên truyền giáo dục pháp luật, thi hành án, bồi dưỡng hội thẩm quân nhân; ban hành quy chế hoạt động các mặt của các cấp tòa án quân sự, xây dựng nhiều chuyên đề về thực hiện các trình tự tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm; hướng dẫn xét xử các loại tội và về thi hành án.

Tòa án quân sự Trung ương đã mở nhiều lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và bồi dưỡng hội thẩm quân nhân; giúp Tòa án quân sự Lào và Tòa án quân sự Cam-pu-chia trong việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác xét xử và kinh nghiệm hoạt động của tòa án quân sự.

Phần thưởng:
- Huân chương Quân công hạng hai.
- Huân chương Chiến công hạng ba (khen thưởng cho phòng nghiên cứu xét xử).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:41:47 pm »


QUÂN KHU THỦ ĐÔ

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập quân khu: 5 tháng 3 năm 1979.

Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa bàn Hà Nội ngày nay được tổ chức thành ba liên khu (1, 2 và 3) ở nội thành, năm khu ngoại thành; sau đó tổ chức thành chiến khu Hà Nội (1946-1947); Mặt trận Hà Nội (1948 - 1954). Miền Bắc giải phóng, tổ chức quân sự trên địa bàn Hà Nội là thành đội, sau đó tổ chức thành Bộ Tư lệnh Thủ Đô và từ năm 1979 là Quân khu Thủ Đô.

Thời kỳ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, trên địa bàn Thủ đô đã ra đời một số tổ chức vũ trang cách mạng như Đội tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu, các đội tự vệ chiến đấu, công nhân xung phong, thanh niên xung phong... Các tổ chức vũ trang này đã cùng toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô, thúc đẩy Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.

Mở đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhân dân và các lực lượng vũ trang Thủ đô đã chiến đấu anh dũng, kìm giữ, giam chân địch ở nội thành 60 ngày đêm, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kháng chiến của quân và dân cả nước, bảo đảm cho Trung ương và Chính phủ rút lên căn cứ địa Việt Bắc tổ chức cả nước kháng chiến lâu dài. Nằm trong vùng tạm bị địch chiếm, quân và dân Thủ đô vẫn tiếp tục xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và vũ trang, tổ chức những trận tập kích táo bạo vào sân bay Bạch Mai (1950), Gia Lâm (1954), phối hợp với các chiến trường cả nước, đặc biệt là trong Đông-Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thủ đô Hà Nội là linh hồn, trung tâm đầu não lãnh đạo và chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam của quân và dân cả nước. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, nhân dân và các lực lượng vũ trang Thủ đô đã cùng các lực lượng phòng không - không quân đánh hàng nghìn trận, bắn rơi hàng trăm máy bay phản lực hiện đại của đế quốc Mỹ, đưa cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không lên một trình độ mới, đỉnh cao là chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối năm 1972 đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” vĩ đại. Hướng về miền Nam ruột thịt, gần chín vạn thanh niên Thủ đô đã lên đường chiến đấu, 42 tiểu đoàn được tổ chức, huấn luyện tăng cường cho các chiến trường.

Sau thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng, Hà Nội, Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và ngày càng đổi mới. Cùng với quân và dân cả nước, lực lượng vũ trang Thủ đô đã góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục xây dựng theo phương hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Thủ đô.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- Huân chương Hồ Chí Minh.
- Một đơn vị và 18 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






QUÂN KHU 1

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ ở phía bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập: 4 tháng 6 năm 1945 (ngày thành lập Khu giải phóng Việt Bắc).

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trên địa bàn Quân khu 1 ngày nay đã hình thành khu giải phóng gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Thời kỳ 1945-1946, tổ chức thành chiến khu 1; năm 1947, tách ra thành hai chiến khu (1 và 12), từ đầu năm 1948 sáp nhập thành Liên khu 1, năm 1949 - 1956 gọi là Liên khu Việt Bắc, từ 1957 - 1975 là Quân khu Việt Bắc.

Quân khu 1 được tổ chức từ năm 1976, gồm bốn tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, diện tích 27.735 ki-lô-mét vuông, gồm ba vùng (núi, trung du, đồng bằng) với tài nguyên phong phú, là nơi cư trú của 19 dân tộc. Phía bắc quân khu giáp Trung Quốc, phía nam là Quân khu Thủ Đô, phía đông là Quân khu 3 và phía tây là Quân khu 2.

Thời kỳ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám năm 1945, đây là vùng căn cứ cách mạng, khu giải phóng, là nơi ra đời các tổ chức vũ trang đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc, là chiến khu kháng chiến của cả nước, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo, chỉ huy toàn quốc kháng chiến, nơi ra đời và địa bàn đứng chân của các đơn vị chủ lực, hậu phương lớn và trực tiếp của các chiến dịch, các mặt trận. Quân và dân quân khu đã lập nên chiến thắng Việt Bắc (Thu-Đông 1947), bảo vệ căn cứ, cơ quan đầu não kháng chiến, đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tiếp đó là chiến thắng Biên Giới (Thu - Đông 1950) tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến và đã cùng cả nước lập nên chiến thắng Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 1 vừa tích cực tham gia xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc (đánh hàng trăm trận, phối hợp với bộ đội phòng không chủ lực, bắn rơi 316 máy bay phản lực hiện đại (có 2 chiếc B.52), rà phá 802.722 quả bom, mìn), giữ vững sự ổn định của hậu phương và các con đường ra tiền tuyến; vừa động viên lớn sức người, sức của chi viện chiến trường miền Nam (tổ chức và đưa vào chiến trường 4 trung đoàn, 252 tiểu đoàn, 13 đại đội, 4 trung đội chuyên môn kỹ thuật (tương đương 16 sư đoàn bộ binh) và hàng vạn quân bổ sung).

Đất nước thống nhất, Quân khu 1 trở thành tuyến đầu. Nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chiến thắng vẻ vang trong cuộc chiến đấu chống xâm lược năm 1979 và các hành động lấn chiếm của đối phương; đồng thời tích cực xây dựng quân khu thành địa bàn vững chắc về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hóa, mạnh về quốc phòng, an ninh.

Nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Quân khu 1 xứng đáng với lời khen của Bác Hồ: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến đã do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- 25 đơn vị và 98 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhiều huân chương và phần thưởng cao quý khác.






QUÂN KHU 2

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ ở Tây Bắc Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày truyền thống: 19 tháng 10 năm 1946.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân pháp, vùng tây bắc được tổ chức thành hai chiến khu 1 và 2. Năm 1946 - 1948 đổi là khu 10 và khu 14, sau đó sáp nhập thành Liên khu 10 (1948-1949), nhập vào Liên Khu Việt Bắc (từ 1949-1952), lập Khu Tây Bắc gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La (1952-1954); Quân khu Tây Bắc (1955 - 1975), sáp nhập vào Quân khu 1 (1976-1978) và tổ chức thành Quân khu 2 (từ 1978).

Địa bàn Quân khu 2 gồm bảy tỉnh tây bắc Bắc Bộ (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú, Sơn La, Lai Châu), diện tích 65.102 ki-lô-mét vuông, gồm ba vùng (núi, trung du, đồng bằng) với tài nguyên phong phú, là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc anh em. Phía bắc quân khu giáp Trung Quốc, phía đông và nam là các quân khu 1, 3, 4 và Thủ Đô.

Kháng chiến chống Pháp, tây bắc là địa bàn sớm xuất hiện các hoạt động vũ trang, là chiến trường rèn luyện bộ đội đánh vận động trong các chiến dịch quy mô (1948 - 1950) và là nơi diễn ra các chiến dịch lớn, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh. Nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Tây Bắc vừa chiến đấu, vừa phục vụ bộ đội chủ lực trong các chiến dịch, đồng thời tham gia các chiến dịch của Liên quân Lào - Việt ở Thượng Lào.

Miền Bắc giải phóng, tây bắc được xây dựng, phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, phát huy vai trò hậu phương lớn đối với chiến trường miền Nam và chiến trường Lào. Nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu đã đánh hàng trăm trận, phối hợp với bộ đội phòng không chủ lực bắn rơi 339 máy bay phản lực hiện đại (có 2 chiếc B.52), góp phần bảo vệ miền Bắc, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, phát huy vai trò hậu phương lớn đối với các chiến trường miền Nam và Lào (động viên 209.000 thanh niên vào quân đội). Các sư đoàn chủ lực quân khu đã tham gia nhiều chiến dịch trên chiến trường Lào, đồng thời tăng cường nhiều đơn vị vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc, nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu đã lập nhiều chiến công xuất sắc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Phát huy truyền thống “Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, gắn bó với dân, đoàn kết chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, tự lực tự cường, hăng say học tập, đoàn kết quốc tế”, các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Quân khu 2 đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tây bắc giàu đẹp, vững mạnh về chính trị và an ninh, quốc phòng.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- 47 đơn vị và 59 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhiều huân chương các loại và phần thưởng cao quý khác.






QUÂN KHU 3

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ ở đông bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh.

Ngày thành lập: 31 tháng 10 năm 1945 (thành lập Chiến khu 3).

Năm 1952, tách thành hai khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn (từ năm 1955 đổi là quân khu). Năm 1964 sáp nhập hai quân khu thành Quân khu 3. Đến năm 1967 lại tách thành hai quân khu. Sau ngày miền Nam được giải phóng, Quân khu 3 được thành lập lại trên cơ sở hai Quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn, gồm bảy tỉnh (Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Hưng, Ninh Bình, Nam Hà, Hà Tây, Hòa Bình) và thành phố Hải Phòng. Với diện tích tự nhiên 16.000 ki-lô-mét vuông, địa hình Quân khu 3 rất đa dạng, gồm phần lớn là đồng bằng trù phú, vùng trung du và miền núi. Quân khu 3 còn có vùng biển rộng lớn gồm nhiều đảo và quần đảo, sản vật phong phú, cư dân đông đúc, có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế. Nằm ở cửa ngõ vùng đông bắc của Tổ quốc, nối liền với Thủ đô Hà Nội ở phía tây, có vùng biển rộng ở phía đông, giáp Trung Quốc ở phía bắc, Quân khu 2 và Quân khu 4 ở phía tây và phía nam, Quân khu 3 có vị trí chiến lược rất quan trọng.

Thời kỳ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, trên địa bàn Quân khu 3 ngày nay đã hình thành một số chiến khu cách mạng (Trần Hưng Đạo ở Đông Triều, Quang Trung ở vùng tiếp giáp ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa) và nhiều tổ chức vũ trang cách mạng.

Kháng chiến chống thực dân Pháp, Khu 3 là vùng tạm bị địch chiếm, là chiến trường giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn quân khu phát triển mạnh, vừa kìm giữ, tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch phối hợp với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực, vừa là nơi diễn ra nhiều chiến dịch như Trần Hưng Đạo, Đường số 18, Hà-Nam-Ninh, Hòa Bình...

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân khu 3 là mặt trận chiến đấu quyết liệt chống chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong tỏa của địch. Lực lượng vũ trang trên địa bàn quân khu đã phát triển cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không và chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, đánh 16.089 trận, góp phần cùng lực lượng phòng không - không quân và hải quân bắn rơi 1.526 máy bay phản lực hiện đại (có 10 chiếc B.52), bắn chìm và cháy 75 tàu chiến, tháo gỡ và phá hủy 68.972 quả thủy lôi, mìn từ trường, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn, cửa ngõ tiếp nhận viện trợ quốc tế của miền Bắc và các con đường vận tải chiến lược đường bộ, đường biển vào chiến trường. Là địa bàn đông dân, nhiều của, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 3 đã nêu cao khẩu hiệu “Thóc thừa cân, quân thừa người” động viên hơn 1,2 triệu lượt thanh niên vào quân đội, xây dựng 10 sư đoàn, hàng chục trung đoàn, tiểu đoàn và hàng chục vạn quân bổ sung cho các chiến trường; huy động hàng chục vạn tấn lương thực thực phẩm và vật chất khác ra tiền tuyến.

Đất nước thống nhất, nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân khu 3 thành địa bàn vững chắc về chính trị, quốc phòng và an ninh, phát triển nhanh về kinh tế và văn hóa, cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi to lớn trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang quân khu ra sức xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc, nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân, đồng thời tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng đất nước.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- 60 đơn vị và 257 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhiều huân chương các loại và phần thưởng cao quý khác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #163 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:44:48 pm »


QUÂN KHU 4

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ ở phía bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập: 15 tháng 10 năm 1945.

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh; những năm kháng chiến chống Pháp, tổ chức thành Chiến khu 4 (1945 - 1946), Khu 4 (1946 - 1950), Liên khu 4 (1950 - 1954) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Những năm 1955 - 1976, Quân khu 4 gồm ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Đặc khu Vĩnh Linh. Từ năm 1976, địa bàn Quân khu 4 gồm sáu tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) có diện tích đất liền 56.062 ki-lô-mét-vuông và vùng biển rộng lớn, nơi cư trú của 49 dân tộc anh em. Phía bắc Quân khu 4 là Quân khu 2 và Quân khu 3, phía nam là Quân khu 5, phía tây giáp Lào và phía đông là Biển Đông.

Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bình-Trị-Thiên là chiến trường giành giật, quyết liệt giữa ta và địch, nơi ra đời sư đoàn bộ binh 325 (sư đoàn Bình-Trị-Thiên) và sư đoàn 304 (sư đoàn Vinh Quang). Các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh là vùng tự do, hậu phương trực tiếp của Mặt trận Bình-Trị-Thiên và chiến trường chính Bắc Bộ. Với tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 4 vừa anh dũng chiến đấu chống địch càn quét, bảo vệ hậu phương, phối hợp chiến trường, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường Bắc Bộ và Trung-Hạ Lào, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đỉnh cao là cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân khu 4 vừa là hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, đặc biệt là Trị - Thiên và chiến trường Lào, là cửa khẩu của tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, vừa là tuyến đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc và phát huy vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu đã tổ chức và phát triển lên một trình độ mới cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không, chiến tranh nhân dân, toàn dân trên mặt trận giao thông vận tải, cùng lực lượng phòng không chủ lực và không quân, pháo binh đánh hàng vạn trận, bắn rơi 2.183 máy bay phản lực hiện đại, 258 lần bắn cháy và bắn chìm tàu chiến Mỹ, tàu biệt kích ngụy, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại, ngăn chặn của địch, giữ vững các con đường ra mặt trận, chi viện lớn sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ quốc tế.

Thời kỳ xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, ra sức xây dựng, phát triển tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang quân khu theo hướng chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại, đồng thời tích cực tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước.

Phân thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- Hai Huân chương Độc lập và nhiều huân chương cao quý khác.
- 56 đơn vị bộ đội chủ lực khu, 20 đơn vị bộ đội địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân 73 địa phương và 97 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân1.





QUÂN KHU 5

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ ở miền Trung, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập: tháng 1 năm 1949 (hợp nhất Chiến khu 5, Chiến khu 6 và Phân khu 15 thành Liên khu 5).

Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, địa bàn Quân khu V được tổ chức thành Chiến khu 5 (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Công Tum, Gia Lai); Chiến khu 6 (gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng) và Phân khu 15 (gồm các tỉnh Công Tum, Gia Lai, các vùng phía tây tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi). Trong kháng chiến chống Mỹ, Khu 5 gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên (tháng 4-1966, thành lập Quân khu Trị-Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định, Phú Yên; Khu 6 gồm các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng; Mặt trận Tây Nguyên (B3) gồm các tỉnh Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắc.

Hiện nay, Quân khu 5 gồm 11 tỉnh (Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng), diện tích tự nhiên và nội địa 100.336 ki-lô-mét vuông, thềm lục địa rộng 200.000 ki-lô-mét vuông, với bờ biển dài 1.077 ki-lô-mét, có hai huyện đảo (Trường Sa, Hoàng Sa), trên 100 đảo lớn nhỏ, là địa bàn cư trú của 43 dân tộc. Phía bắc quân khu là Quân khu 4, phía nam là Quân khu 7, phía tây giáp hai nước Lào, Cam-pu-chia, phía đông là Biển Đông.

Trước Cách mạng tháng Tám, trên địa bàn Quân khu 5 đã xuất hiện một số tổ chức vũ trang do Đảng tổ chức và lãnh đạo (đội du kích Ba Tơ thành lập ngày 12-3-1945). Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Khu 5 có bốn tỉnh vùng tự do (Nam, Ngãi, Bình, Phú) và vùng du kích địch hậu, nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Nhân dân và lực lượng vũ trang quân khu đã đánh trên 15.000 trận, mở một số chiến dịch và đợt hoạt động, loại khỏi vòng chiến đấu 82.320 tên địch (phần lớn là lính Âu-Phi), diệt 478 cứ điểm, đồn bốt, thu và phá hủy 20.142 khẩu súng các loại, 1.497 xe quân sự, 696 tấn đạn, 36 máy bay. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954, quân và dân Khu 5 đã mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên, giải phóng thị xã Công Tum (5-2-1954), diệt binh đoàn cơ động số 100... phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ và các chiến trường toàn quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang Khu 5 đã nêu cao truyền thống tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng lực lượng và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đầu là khởi nghĩa Trà Bồng và khởi nghĩa giành quyền làm chủ ở các thôn xã miền núi, đưa phong trào cách mạng lên thế tiến công. Kiên trì bám đất, bám dân, sáng tạo cách đánh thích hợp và có hiệu quả, lực lượng vũ trang quân khu và các tỉnh, huyện đã độc lập tác chiến và phối hợp với chủ lực của Bộ đánh bại nhiều biện pháp chiến thuật của Mỹ - ngụy, nêu cao tinh thần dám đánh và biết cách đánh quân Mỹ. Cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, lực lượng vũ trang quân khu đã đánh hàng nghìn trận, tham gia nhiều chiến dịch (tiến công, phản công, tiến công tổng hợp...) đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục vạn quân Mỹ, ngụy và chư hầu, thu và phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của địch, góp phần giành toàn thắng cho cuộc kháng chiến.

Đất nước thống nhất, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 5 cùng cả nước bước vào thời kỳ mới, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng các pháo đài quân sự huyện, khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc; tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên hướng tây nam và làm nhiệm vụ quốc tế.

Trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng, tiếp đó là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, 166.000 người con ưu tú của các dân tộc Khu 5 đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc (có 74.679 quân nhân), 75.030 thương binh. Với tinh thần đền ơn, đáp nghĩa, quân khu đã quy tập được 161.236 mộ liệt sĩ trên địa bàn quân khu, xây dựng 6.197 nhà và sửa chữa 1.139 nhà tình nghĩa.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- Ba Huân chương Hồ Chí Minh.
- Bảy tỉnh, một đơn vị được tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Năm tỉnh, ba đơn vị và 141 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trong đó một đơn vị được tuyên dương ba lần).
- 185 Huân chương Quân công giải phóng và 96.629 Huân chương Chiến công giải phóng.





QUÂN KHU 7

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có vị tri chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập: 10 tháng 12 năm 1945.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và chiến đấu giải phóng, tiếp đó là bảo vệ Tổ quốc, địa bàn và tên gọi của quân khu có nhiều thay đổi. Những năm 1945 - 1948 và 1949 - 1950 là Khu 7. Năm 1948 - 1949 và 1950-1951 tách thành Khu 7 và Khu (Đặc khu) Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ 1951 đến 1954 là Phân liên khu miền Đông và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ 1954 đến 1967 tổ chức Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn-Gia Định. Những năm 1968 - 1972, chia thành các phân khu 1, 2, 3, 4, 5, và 6 (nội thành Sài Gòn). Từ năm 1972 đến 1976 tổ chức lại Quân khu 7 và Khu Sài Gòn - Gia Định.

Địa bàn Quân khu 7 ngày nay gồm thành phố Hồ Chí Minh và năm tỉnh (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, Long An), diện tích 31.930 ki-lô-mét vuông, gồm vùng rừng núi, đồng bằng và đô thị. Phía đông bắc, Quân khu 7 tiếp giáp với Quân khu 5, phía tây giáp Quân khu 9, phía bắc và tây-bắc giáp Cam-pu-chia, phía đông nam là Biển Đông.

Chưa tròn một tháng sau ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân và các lực lượng vũ trang Nam Bộ đã kiên quyết đứng lên chiến đấu, mở đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược. Trong quá trình chiến đấu ngăn chặn và tiến công tiêu diệt địch, lực lượng vũ trang Khu 7 từng bước thống nhất về tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhanh chóng phát triển lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong vùng tạm bị địch chiếm, sáng tạo cách đánh đặc công có hiệu suất cao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ và các chiến trường toàn quốc.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Đông Nam Bộ là chiến trường có vị trí đặc biệt, quan trọng, là nơi đứng chân của Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, nơi ra đời và hoạt động của nhiều sư đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng. Cùng với các đơn vị chủ lực Miền, lực lượng vũ trang quân khu và các địa phương đã kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, đánh sâu vào hậu cứ, cơ quan đầu não địch ở Sài Gòn, đánh bại từng biện pháp chiến thuật và góp phần cùng các chiến trường làm thất bại nhiều chiến lược chiến tranh của địch. Quân và dân quân khu 7 đã lập nhiều chiến công xuất sắc trong các chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài, trong chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhân dân và các lực lượng vũ trang quân khu đã khẩn trương khôi phục, đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương. Cùng với các đơn vị bạn và được sự chi viện của cả nước, quân và dân quân khu đã kiên quyết đánh trả hành động xâm lược của địch, giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Lực lượng vũ trang quân khu đang ra sức xây dựng, nâng cao trình độ chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu và lao động sản xuất góp phần xây dựng đất nước, xứng đáng với truyền thống của miền Đông “gian lao mà anh dũng”, của Nam Bộ “Thành đồng của Tổ quốc”.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- 11 Huân chương Hồ Chí Minh (2 cho Quân khu, 9 cho các đơn vị và địa phương).
- 147 đơn vị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





QUÂN KHU 9

Tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, địa bàn phía nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Ngày thành lập: 10 tháng 12 năm 1945.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức thành hai chiến khu (8 và 9). Từ năm 1951 đến 1954, thành hai phân liên khu. Một số tỉnh Khu 8 nhập với Phân liên khu miền Đông. Số còn lại thuộc Phân liên khu miền Tây. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các tỉnh bên tả ngạn sông Hậu được tổ chức thành Liên tỉnh miền Trung (sau tổ chức thành Quân khu 9). Năm 1976, vùng đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức thành Quân khu 9 gồm 10 tỉnh (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh), diện tích canh tác 2.313.800 héc-ta, phần lớn là đồng bằng phì nhiêu, vựa lúa và cây trái của cả nước. Phía đông-bắc quân khu là Quân khu 7, phía tây và tây-bắc giáp Cam-pu-chia, phía đông, nam và tây-nam là Biển Đông và vùng biển tây nam.

Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bằng sông Cửu Long là chiến trường giành giật quyết liệt giữa ta và địch, các căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười, U Minh sớm hình thành, chiến tranh du kích phát triển mạnh, phân tán và kìm giữ một bộ phận quan trọng sinh lực địch; phối hợp với các chiến trường toàn quốc, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời là nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến trường miền Đông Nam Bộ.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân đồng bằng sông Cửu Long đã sáng tạo phương thức “Đồng khởi” rất độc đáo, chuyển từ đấu tranh chính trị là chủ yếu lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang bằng hai chân, ba mũi giáp công, đỉnh cao là loại hình chiến dịch tổng hợp. Nhân dân và các lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long đã đưa cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện lên trình độ rất cao, đánh bại các chiến lược, thủ đoạn chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới với các phương tiện rất hiện đại và nguy hiểm của đế quốc Mỹ; phối hợp nhịp nhàng với các chiến trường trong các chiến dịch, các cuộc tiến công chiến lược, đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa xuân 1975, phối hợp với chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long trong ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 1975.

Đất nước thống nhất, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 9 bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của địch trên biên giới tây nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế với nhân dân Cam-pu-chia anh em; vừa tích cực tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vừa nỗ lực xây dựng các lực lượng vũ trang theo phương hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ gồm cả vùng trời, vùng biển, hải đảo và đất liền trên địa bàn phía nam của Tổ quốc.

Quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng vũ trang quân khu đã xây dựng nên truyền thống: Trung thành với Đảng, với Bác Hồ và nhân dân; dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quyết chiến quyết thắng; tự lực tự cường, đoàn kết, thủy chung, hết lòng vì nghĩa vụ quốc tế.

Phần thưởng:
- Huân chương Sao vàng.
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- 223 đơn vị và 179 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________________________________________
1. Thời kỳ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chưa thống kê được số liệu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #164 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:52:08 pm »


QUÂN ĐOÀN 1
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Binh đoàn chủ lực cơ động được thành lập đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập: 24 tháng 10 năm 1973.

Tổ chức lực lượng lúc thành lập: ba sư đoàn bộ binh (308, 312, 320B), sư đoàn phòng không 367, các lữ đoàn pháo binh 45, xe tăng 22, công binh 299, trung đoàn thông tin 140 và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh, Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị) quân đoàn:

Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn (1973-1974), Thiếu tướng Nguyễn Hòa (1974-1975), Thiếu tướng Lê Nam Phong (1979-1983), Thiếu tướng Nguyễn Kiệm (1983-1988)...

Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị): Thiếu tướng Lê Quang Hòa (1973-1974), Thiếu tướng Hoàng Minh Thi (1974-1979), Thiếu tướng Đỗ Mạnh Đạo (1979-1985), Thiếu tướng Đỗ Trường Quân (1985-1988), Đại tá Hoàng Ngọc Chiêu (1988-1989)...

- Sư đoàn bộ binh 308 (sư đoàn Quân Tiên Phong) là sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949 tại Đồn Đu, Đồng Hỉ, Thái Nguyên. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, sư đoàn tham gia tất cả các chiến dịch lớn trên chiến trường Bắc Bộ và Thượng Lào, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn tham gia các chiến dịch Khe Sanh (1968), Đường 9-Nam Lào (1971), Trị-Thiên (1972), làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của Bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975; từ năm 1979 đến 1989 được xây dựng thành sư đoàn bộ binh cơ giới.

Sư đoàn 308 đã xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp: Kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua; đi đầu trong mọi mặt, xung phong nhận nhiệm vụ khó; hành quân thần tốc, tiến công dũng mãnh, liên tục chiến đấu, diệt địch đến cùng.

Su đoàn và 8 đơn vị (có 2 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 2 đại đội) và 8 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Sư đoàn bộ binh 312 (sư đoàn Chiến Thắng), thành lập năm 1950 tại Kim Lăng, Phú Thọ, lấy ngày chiến thắng Xuân Trạch (27 tháng 12 năm 1950) làm ngày truyền thống. Trong kháng chiến chống Pháp, sư đoàn tham gia hầu hết các chiến dịch lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ và Thượng Lào; đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, đánh chiếm Him Lam và khu trung tâm Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn đã xây dựng nhiều đơn vị tăng cường cho chiến trường miền Nam, là lực lượng nòng cốt xây dựng sư đoàn 7 (chủ lực Miền), sư đoàn 3 (chủ lực Khu 5). Từ năm 1969-1972, sư đoàn liên tục làm nhiệm vụ quốc tế, tham gia nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường Lào. Mùa xuân 1975, trong đội hình Quân đoàn 1 trên hướng bắc Sài Gòn, sư đoàn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Truyền thống: Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng.

Sư đoàn và 5 đơn vị (2 trung đoàn, 1 tiểu đoàn, 2 đại đội), 8 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Sư đoàn bộ binh 320B được thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1965, trên cơ sở các đơn vị nòng cốt của sư đoàn 320 (sư đoàn Đồng Bằng). Năm 1979 đổi phiên hiệu là 390. Từ ngày thành lập đến năm 1971, sư đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện quân tăng cường cho chiến trường miền Nam, năm 1972 tham gia chiến dịch Quảng Trị, năm 1975 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng các đơn vị bạn đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy.   

Truyền thống: Đoàn kết, nghiêm túc, dũng cảm, chiến thắng.

Sư đoàn và 5 đơn vị (2 trung đoàn, 1 tiểu đoàn, 2 đại đội) và 6 cán bộ chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Sư đoàn phòng không 367 là đơn vị thành lập sớm nhất, có truyền thống chiến đấu rất vẻ vang của Quân chủng Phòng không. Một số đơn vị và nhiều cán bộ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Là sư đoàn phòng không cơ động, sư đoàn 367 đã tham gia chiến đấu bảo vệ Hà Nội, các tuyến đường chiến lược nam Quân khu 4, tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Sư đoàn đã bắn rơi 687 máy bav các loại, trong đó có 8 chiếc B.52. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, trừ trung đoàn pháo cao xạ 241, phần lớn lực lượng của sư đoàn trở về đội hình Quân chủng Phòng không.

Sư đoàn và 17 đơn vị (6 trung đoàn, 7 tiểu đoàn, 4 đại đội) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Các đơn vị binh chủng: lữ đoàn pháo binh 45 (từ năm 1986 là lữ đoàn pháo binh 368), lữ đoàn xe tăng 202, lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin 140..., đều là những đơn vị có truyền thống xây dựng và chiến đấu vẻ vang.   

Là binh đoàn chủ lực cơ động được thành lập đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân đoàn 1 vừa làm nhiệm vụ dự bị chiến lược bảo vệ miền Bắc, hậu phương lớn của cả nước, vừa thực hiện cuộc hành quân thần tốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng toàn quân, toàn dân giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Từ năm 1975, Quân đoàn tiếp tục làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của Bộ, huấn luyện và bổ sung hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cho các chiến trường và các đơn vị bạn, một số đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Quân đoàn đang ra sức huấn luyện nâng cao khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đoàn chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống “Thần tốc- Quyết thắng

Phần thưởng:

- Quân đoàn, ba sư đoàn bộ binh (308, 312, 390), bốn lữ đoàn binh chủng (241, 368, 299, 202), 16 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, 17 đại đội và 25 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- 19 Huân chương Quân công, 277 Huân chương Chiến công và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #165 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:54:24 pm »


QUÂN ĐOÀN 2
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Binh đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập: 17 tháng 5 năm 1974, tại căn cứ Ba Lòng - tỉnh Quảng Trị.

Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập: ba sư đoàn bộ binh (304, 325, 324), sư đoàn phòng không 673, các lữ đoàn xe tăng 203, pháo binh 164, công binh 219, trung đoàn thông tin 463 và các cơ quan, đơn vị trực thuộc khác.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh, Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị) quân đoàn:

Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (1974-1975), Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (1975-1979), Thiếu tướng Nguyễn Chơn (1979-1982), Thiếu tướng Bùi Công Ái (1983-1988), Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh (1988-1992)...

Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị): Thiếu tướng Lê Linh (1974-1978), Thiếu tướng Hùng Phong (1979-1982), Thiếu tướng Mai Thuận (1983-1988) ...

- Sư đoàn bộ binh 304 (sư đoàn Vinh Quang) - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành lập tháng 2 năm 1950 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Kháng chiến chống Pháp, tham gia 9 chiến dịch, đánh hơn 200 trận. Kháng chiến chống Mỹ, tham gia các chiến dịch Khe Sanh (1968), Đường 9-Nam Lào (1971), Trị-Thiên (1972), Nông Sơn-Thượng Đức (1974) và chiến dịch Hồ Chí Minh. Là một trong những đơn vị đầu tiên đánh vào Sài Gòn, chiếm dinh Độc Lập.

Truyền thống: Thần tốc, táo bạo, quyết chiến, quyết thắng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Sư đoàn 304 là một trong những sư đoàn thép của Quân đội nhân dân Việt Nam”.

- Sư đoàn bộ binh 325 (sư đoàn Bình-Trị-Thiên) - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành lập cuối năm 1952 tại Bình-Trị-Thiên1. Kháng chiến chống Pháp, sư đoàn cơ động chiến đấu trên nhiều chiến trường, đặc biệt là ở Trung Bộ và Trung, Hạ Lào, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quyết chiến quyết thắng”. Kháng chiến chống Mỹ, phát triển thành bốn sư đoàn (A. B. C. D) chiến đấu trên nhiều chiến trường ở miền Nam, tham gia nhiều chiến dịch lớn như Trị-Thiên (1972), Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).

Truyền thống: Đoàn kết, kiên cường, thần tốc, táo bạo, quyết thắng.

- Sư đoàn bộ binh 324 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành lập tháng 7 năm 1955 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn hoạt động nhiều năm trên chiến trường Trị-Thiên. Trong Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, sư đoàn tiến công làm chủ, giữ thành Huế 25 ngày đêm; tham gia các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị-Thiên (1972), Huế-Đà Nẵng (1975).

Truyền thống: Bám trụ kiên cường, chiến đấu dũng cảm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tự lực tự cường, đoàn kết, chiến thắng2.

Các sư đoàn phòng không, lữ đoàn xe tăng, pháo binh, công binh, trung đoàn thông tin đều có bề dày lịch sử và truyền thống, lập nhiều chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ.

Ngay sau khi thành lập, Quân đoàn 2 đã tham gia các chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức (1974), chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ chí Minh mùa xuân 1975, đánh chiếm dinh Độc Lập, cùng các đơn vị bạn giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Tiếp tục phát huy vai trò và truyền thống binh đoàn chủ lực cơ động của Bộ, Quân đoàn đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới tây nam, biên giới phía bắc và nhiệm vụ quốc tế, lập nhiều chiến công mới. Hiện nay, cán bộ, chiến sĩ quân đoàn đang nỗ lực phấn đấu xây dựng theo phương hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng kinh tế.

Truyền thống: Thần tốc, Táo bạo, Quyết thắng.

Phần thưởng:

- Huân chương Hồ Chí Minh.

- 57 đơn vị và 28 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (9 cá nhân được tuyên dương trong kháng chiến chống Pháp, 35 đơn vị và 15 cá nhân được tuyên dương trong kháng chiến chống Mỹ, 22 đơn vị và 4 cá nhân được tuyên dương trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc).

- Nhiều huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.
__________________________________________
1. Sư đoàn 325 lấy ngày 11-3-1951 - ngày thắng trận Thanh Hương làm ngày truyền thống.
2. Năm 1976, sư đoàn 324 chuyển thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Sư đoàn bộ binh 968 được điều động về quân đoàn 2. Một thời gian sau, sư đoàn 968 đi làm nhiệm vụ quốc tế nên ngày 15-11-1978, Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 823/QĐ-QP) thành lập sư đoàn 306 thuộc Quân đoàn 2. Năm 1987, sư đoàn 353 thuộc Quân khu 1 chuyển về đội hình Quân đoàn 2, năm 1989 giải thể.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #166 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:56:54 pm »


QUÂN ĐOÀN 3
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Binh đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập: 27 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.

Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập: ba sư đoàn bộ binh (316, 320A, 10), các trung đoàn pháo binh 674, phòng không 312, xe tăng 273, đặc công 198, công binh 545, thông tin 29 và các cơ quan, đơn vị trực thuộc1.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh, Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị) quân đoàn:

Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng (1975-1977), Đại tá (sau là Thiếu tướng) Nguyễn Kim Tuấn (1977-1979), Đại tá Nguyễn Quốc Thước (1979-1984), Đại tá (sau là Thiếu tướng) Khuất Duy Tiến (1984-1990), Thiếu tướng Trần Tất Thanh (1990-1991), Đại tá Lê Quang Bình (1991-1993)...

Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị): Đại tá Đặng Vũ Hiệp (1975-1977), Đại tá Phí Triệu Hàm (1977-1978), Thiếu tướng Phạm Sinh (1978-1979), Đại tá Hà Quốc Toản (1979-1987), Đại tá Tiêu Văn Mẫn (1988-1990)..;

- Sư đoàn bộ binh 316 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thành lập tháng 5-1951, tại Lạng Sơn. Kháng chiến chống Pháp, tham gia nhiều chiến dịch lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng cờ “Quyết chiến quyết thắng”. Kháng chiến chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế trong nhiều năm trên chiến trường Lào, tham gia nhiều chiến dịch như Nậm Thà (1962), Đường 9 - Nam Lào (1971), Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)...

Truyền thống: Triệt để cách mạng, dũng cảm kiên cường, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, bền bỉ vững chắc, trung thực vô tư, khiêm tốn đoàn kết, chủ động sáng tạo.

- Sư đoàn bộ binh 320 (Sư đọàn Đồng Bằng) - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương hai lần), thành lập tháng 4-1951 tại Nho Quan, Ninh Bình. Kháng chiến chống Pháp liên tục chiến đấu ở chiến trường địch hậu đồng bằng Bắc Bộ, tham gia nhiều chiến dịch lớn, góp phần phát triển chiến tranh du kích, phối hợp với mặt trận chính. Kháng chiến chống Mỹ phát triển thành hai sư đoàn (A và B)2 cơ động chiến đấu ở chiến trường Trị-Thiên, tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị-Thiên (1972), các chiến dịch Tây Nguyên và Hồ Chí Minh (1975).

Truyền thống: Đoàn kết, nghiêm túc, dũng cảm, chiến thắng.

- Sư đoàn bộ binh 10 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương hai lần), thành lập tháng 9 năm 1972, tại Tây Nguyên. Kháng chiến chống Mỹ tham gia nhiều chiến dịch và trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Tây Nguyên, Khu 5, đặc biệt là trong chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Truyền thống: Đoàn kết, thống nhất, kiên cường, quyết thắng.

Các trung đoàn, đơn vị, binh chủng đều được xây dựng từ sớm, có truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Được tổ chức thành quân đoàn ngay trong quá trình phát triển của chiến dịch Tây Nguyên, Quân đoàn 3 đã thực hiện xuất sắc trận mở đầu Buôn Ma Thuột, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung Trung Bộ, tạo ra sự đổ vỡ chiến lược của địch, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975; tiếp đó tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trên hướng chú yếu của chiến dịch, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu quân ngụy và nhiều mục tiêu quan trọng khác, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975, Quân đoàn tiếp tục chiến đấu, lập thêm nhiều chiến công mới trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây nam, phía bắc và làm nhiệm vụ quốc tế; xây dựng quân đoàn chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước.

Truyền thống: Quyết thắng, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc, tự lực.

Phần thưởng:
- 58 đơn vị và 26 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (có 11 đơn vị được tuyên dương lần thứ hai).
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Độc Lập.
- Nhiều Huân chương Quân công, Chiến công và phần thưởng cao quý khác.
___________________________________________
1. Tháng 6-1976, Bộ điều sư đoàn 316 về trực thuộc Quân khu 2, sư đoàn bộ binh 31 về trực thuộc Quân đoàn 3 (3-1978).
2. Sư đoàn 320B thuộc Quân đoàn 1 sau đổi phiên hiệu là 390.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 08:58:48 pm »


QUÂN ĐOÀN 4
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Binh đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập: 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.

Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập: hai sư đoàn bộ binh 7 và 9, các trung đoàn pháo binh 24, phòng không 71, đặc công 429, thông tin 69 và các cơ quan, đơn vị trực thuộc1.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh, Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị) quân đoàn:

Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Cầm (1974-1977, từ 1977-1981 là Tư lệnh kiêm Chính ủy), Đại tá Nguyễn Văn Quảng (1981-1982), Thiếu tướng Võ Văn Dần (1982-1988), Thiếu tướng Vũ Văn Thược (1988-1991)...

Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị): Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1975-1977), Thiếu tướng Hoàng Kim (1984-1988), Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh (1988-1990)...

- Sư đoàn bộ binh 9 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương hai lần) thành lập tháng 9 năm 1965 tại miền Đông Nam Bộ, trên cơ sở các trung đoàn chủ lực đầu tiên ở chiến trường Nam Bộ. Là sư đoàn chủ lực cơ động của Bộ và Bộ Tư lệnh Miền được thành lập sớm nhất trên chiến trường, có truyền thống chiến đấu và chiến thắng rất oanh liệt. Sư đoàn 9 đã tham gia 18 chiến dịch, đánh trên một vạn trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nổi bật là chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti của quân Mỹ (1967), đánh vào Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), đánh vào Sài Gòn lần thứ hai, chiếm biệt khu Thủ Đô ngụy trong chiến dịch Hồ Chí Minh... Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây nam và làm nhiệm vụ quốc tế, sư đoàn lập nhiều chiến công xuất sắc, được tuyên dương “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" lần thứ hai.

Truyền thống: Đoàn kết, khiêm tốn, đi là chiến thắng, đánh là diệt gọn.

- Sư đoàn bộ binh 7 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương hai lần) thành lập tháng 6 năm 1966 tại miền Đông Nam Bộ, trên cơ sở các trung đoàn có truyền thống chiến đấu của sư đoàn 312 (sư đoàn Chiến thắng). Kháng chiến chống Mỹ, sư đoàn tham gia nhiều chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch Nguyễn Huệ (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975. Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây nam và làm nhiệm vụ quốc tế, sư đoàn lập tiếp nhiều chiến công mới xuất sắc, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai.

Truyền thống: Đoàn kết, anh dũng, chiến thắng.

- Sư đoàn bộ binh 341 (sư đoàn Sông Lam) - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương hai lần), thành lập năm 1962 tại Nam Đàn, Nghệ An, trên cơ sở lữ đoàn 341. Năm 1965, sư đoàn phát triển hoàn chỉnh, sau đó lần lượt được điều động từng trung đoàn vào miền Nam chiến đấu. Năm 1972, thành lập lại sư đoàn. Trong đội hình Quân đoàn 4, sư đoàn lập chiến công xuất sắc trong trận Xuân Lộc và nhiều trận đánh ở cửa ngõ Sài Gòn, cùng các đơn vị bạn đánh chiếm các mục tiêu trong nội thành, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.

Truyền thống: Trung thành vô hạn, kỷ luật nghiêm minh, quyết chiến quyết thắng.

- Sư đoàn bộ binh 339 (nguyên thuộc Quân khu 9) và sư đoàn bộ binh 309 (nguyên thuộc Quân khu 5) đứng trong đội hình Quân đoàn 4 đều là những đơn vị có truyền thống vẻ vang trong chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nhiệm vụ quốc tế.

Các trung đoàn binh chủng trong đội hình quân đoàn đều ra đời và trưởng thành trên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ, lập nhiều chiến công oanh liệt trong chiến đấu và bảo đảm, phục vụ chiến đấu.

Được thành lập trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng, nhưng các đơn vị của Quân đoàn 4 có quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Tiếp theo thắng lợi giòn giã trong chiến dịch Đường số 14 - Phước Long (đông - xuân 1974-1975), Quân đoàn đẩy mạnh hoạt động, vừa có ý nghĩa phối hợp chiến trường (với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng) theo kế hoạch tác chiến chiến lược, vừa tạo địa bàn đứng chân, tập kết lực lượng và mở các hướng tiến công quan trọng cho các quân đoàn bạn đánh vào Sài Gòn. Ở hướng bắc, Quân đoàn diệt chi khu Định Quán, mở thông thường số 20; ở hướng tây-bắc, diệt chi khu Dầu Tiếng và Chơn Thành, mở đường số 13; tiếp đó đánh chiếm Xuân Lộc “cánh cửa thép” của địch trên hướng đông-bắc, cùng các đơn vị bạn đánh chiếm Biên Hòa và nhiều mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn, góp phần giành toàn thắng cho chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau thắng lợi mùa xuân 1975, Quân đoàn tiếp tục xây dựng, nâng cao trình độ chính quy, hiện đại và sức mạnh chiến đấu, lập chiến công xuất sắc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và trong nhiệm vụ quốc tế, xứng đáng với niềm tin yêu của quân và dân cả nước đối với một binh đoàn chủ lực, cơ động ở phía Nam.

Truyền thống: Đoàn kết, Anh dũng, Sáng tạo.

Phần thưởng:
- 53 đơn vị và 31 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (có 5 đơn vị được tuyên dương hai lần).
- Ba Huân chương Hồ Chí Minh.
- Nhiều Huân chương Quân công, Chiến công và các phần thưởng cao quý khác.
- Huân chương Ăng Co (Nhà nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng).
___________________________________________
1. Tháng 3 năm 1975, Bộ điều động sư đoàn bộ binh 341 trực thuộc Quân đoàn 4. Tiếp đó là sư đoàn bộ binh 339 (Quân khu 9) thay sư đoàn 341 và sư đoàn bộ binh 309 (Quân khu 5) thay sư đoàn 339.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #168 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 09:05:53 pm »


QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Quân chủng kỹ thuật hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân đất đối không, bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận tải và chiến đấu trong binh chủng hợp thành.

Ngày truyền thống: 1 tháng 4 năm 1953 (thành lập trung đoàn pháo cao xạ 37 ly đầu tiên, phiên hiệu 367).

Ngày thành lập Quân chủng Phòng không: 16 tháng 5 năm 1977.

Quá trình xây dựng: ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh (nghị định 47/NĐ) gồm năm trung đoàn pháo cao xạ và các cơ quan. Ngày 22 tháng 10 năm 1963, Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân hợp nhất thành Quân chủng Phòng không - Không quân gồm Binh chủng Pháo cao xạ (11 trung đoàn), Binh chủng Ra-đa (ba trung đoàn), Binh chủng Không quân (ba trung đoàn) và Binh chủng Tên lửa (thành lập năm 1965). Năm 1977, Quân chủng Phòng không tách khỏi Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức thành một quân chủng gồm ba binh chủng Pháo cao xạ, Tên lửa và Ra-đa.

Binh chủng Pháo cao xạ - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương ngày 20 tháng 10 năm 1976) ra quân trận đầu trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đã lập công xuất sắc, bắn rơi 52 máy bay, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bộ đội pháo cao xạ đã bắn rơi gần 2.000 máy bay phản lực hiện đại gồm nhiều kiểu loại của đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, bộ đội pháo cao xạ đã lập công xuất sắc bắn rơi hơn 100 máy bay và chiến dịch Trị - Thiên năm 1972, bắn rơi hơn 400 máy bay.

Binh chủng Tên lửa phòng không là binh chủng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 11 tháng 1 năm 1973) do lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (bắn rơi 788 máy bay hiện đại của Mỹ, trong đó có 62 chiếc B.52); đặc biệt trong"Trận Điện Biên Phủ trên không", cuối năm 1972, đã mưu trí, dũng cảm bắn rơi 29 máy bay B.52, có 15 chiếc rơi tại chỗ.

Binh chủng Ra-đa - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tuyên dương ngày 20 tháng 10 năm 1976) thường xuyên cảnh giác, quyết tâm cao, trong tình huống nào cũng “không để Tổ quốc bị bất ngờ”, mưu trí sáng tạo “vạch nhiễu tìm thù”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trinh sát trên không, phục vụ các đơn vị hỏa lực chiến đấu thắng lợi.

Cùng với các binh chủng, các đơn vị kỹ thuật, bảo đảm, phục vụ, nhà trường..., thuộc quân chủng đều lập công xuất sắc.

Từ một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly được thành lập trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội phòng không đã được xây dựng, phát triển vượt bậc về tổ chức, trang bị và sức mạnh chiến đấu, trở thành một quân chủng kỹ thuật hiện đại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bộ đội phòng không đã hoàn thành xuất sắc vai trò và nhiệm vụ của lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không, hai lần đánh bại chiến tranh phá hoại, ngăn chặn và phong tỏa chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc hậu phương lớn, căn cứ địa của cách mạng cả nước; đồng thời đã tham gia tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành trong nhiều chiến dịch quy mô lớn ở chiến trường miền Nam và chiến trường nước bạn, chiến đấu bảo vệ các tuyến giao thông vận tải chiến lược từ hậu phương ra tiền tuyến. Trong tám năm chiến đấu bảo vệ miền Bắc (1965-1972), bộ đội phòng không bắn rơi gần 3.000 máy bay gồm 40 kiểu loại hiện đại của đế quốc Mỹ (có 62 chiếc B.52, năm chiếc F.111); trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, lập công đặc biệt xuất sắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, bắn rơi 81 máy bay các loại (có 34 chiếc B.52), trong đó có nhiều chiếc rơi tại chỗ.

Quá trình xây dựng và chiến đấu, bộ đội phòng không đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp: Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ; không ngừng học tập nâng cao trình độ, làm chủ vũ khí trang bị; dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu; yêu quý giữ gìn tốt vũ khí trang bị; đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, chủ động hiệp đồng, lập công tập thể.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh và Chính ủy:

- Bộ Tư lệnh Phòng không: Hoàng Kiên (Tư lệnh, 1958 - 1962), Phùng Thế Tài (Tư lệnh, 1962 - 1963), Đoàn Phụng (Chính ủy, 1962 - 1963)

- Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân: Phùng Thế Tài (Tư lệnh 1963 - 1967), Đặng Tính (Chính ủy, 1963-1967; Chính ủy kiêm Tư lệnh, 1967 - 1970), Lê Văn Tri (Tư lệnh, 1970 - 1976), Hoàng Phương (Chính ủy, 1970 - 1976).

- Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không: Hoàng Văn Khánh (Tư lệnh, 1977-1983), Trần Nhẫn (Tư lệnh 1983-1993), Nguyễn Xuân Mậu (Chính ủy 1977 – 1983), Vũ Trọng Cảnh (Phó tư lệnh chính trị 1983-1992)...

Phần thưởng:

- Huân chương Sao vàng.
- Huân chương Hồ Chí Minh.
- Nhiều Huân chương Quân công, Chiến công và các phần thưởng cao quý khác.

- 61 đơn vị và 24 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (có 3 đơn vị cấp binh chủng, 4 đơn vị cấp sư đoàn. 20 đơn vị cấp trung đoàn).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #169 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2022, 09:08:43 pm »


QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN
(Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân)

Quân chủng chiến đấu bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập: 3 tháng 3 năm 1955 (thành lập Ban Nghiên cứu sân bay, tổ chức đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam).

Ngày truyền thống - chiến thắng trận đầu: 3 tháng 4 năm 1965.

Ngày thành lập quân chủng: 16 tháng 5 năm 1977.

Từ một số tổ chức như Ban Nghiên cứu không quân (1949), Ban Nghiên cứu sân bay (1955), không quân đã được xây dựng từng bước và phát triển nhanh chóng từ không quân vận tải, huấn luyện, đến chiến đấu, được trang bị các loại máy bay tiêm kích phản lực ngày càng hiện đại, trở thành một binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân trong kháng chiến chống Mỹ và từ năm 1977 là một quân chủng chiến đấu bằng phương tiện hiện đại, bảo vệ vùng trời và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tư lệnh, Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị) quân chủng:

Tư lệnh (Trưởng ban, Cục trưởng); Trần Quý Hai (1955), Đặng Tính (1955-1963), đại tá Phùng Thế Tài (1963-1967), thượng tá Nguyễn Văn Tiên1 (tháng 3 năm 1967), thượng tá Đào Đình Luyện2 (1967-1977), đại tá Đào Đình Luyện (1977-1986), Thiếu tướng Trần Hanh (1986-1989)...

Chính ủy (Phó tư lệnh chính trị): Hoàng Thế Thiện (1955 - 1963), đại tá Đặng Tính (1963-1967), thượng tá Phan Khắc Hy3 (tháng 3 năm 1967), trung tá Đỗ Long4 (1967-1977), đại tá Đào Đình Luyện (1977-1980), thiếu tướng Chu Duy Kính (1980 - 1987), thiếu tướng Phạm Thanh Ngân (1987-1989)...

Ngay từ 1949, giữa chiến khu Việt Bắc, trong vòng vây của quân thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng không quân nhân dân là tổ chức một bộ phận nghiên cứu, mở lớp học về không quân. Sau khi miền Bắc được giải phóng, Ban Nghiên cứu sân bay - tổ chức đầu tiên của không quân nhân dân được thành lập, nhiều cán bộ chỉ huy, phi công, thợ máy, nhân viên kỹ thuật được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Với đường lối đúng đắn và bước đi thích hợp, Không quân nhân dân Việt Nam đã được xây dựng và phát triển từng bước vững chắc, từ không quân vận tải đến không quân chiến đấu, từ sử dụng máy bay MIG.17 đến máy bay MIG.21..., ngày càng nâng cao trình độ chính quy hiện đại, phù hợp với tình hình đất nước, sự giúp đỡ của các nước bạn và nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bộ đội không quân đã mở “Mặt trận trên không” thắng lợi. Phát huy tinh thần dũng cảm và cách đánh sáng tạo, nắm vững nguyên tắc, phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến là “tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn lực lượng ta”, “lấy ít đánh nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, đánh độc lập và đánh hiệp đồng, bộ đội không quân trẻ tuổi Việt Nam đã chiến thắng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ. Từ trận đầu chiến thắng (3-4-1965) đến chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972 và trận tiến công sân bay Tân Sơn Nhất của “Phi đội Quyết Thắng” ngày 28-4-1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Không quân nhân dân Việt Nam đã đánh hơn 300 trận, bắn rơi 320 máy bay gồm 19 loại, trong đó có 2 máy bay chiến lược B.52, phá hủy 24 chiếc khác, đánh chìm và bắn cháy 6 tàu chiến và tàu biệt kích, đánh thiệt hại 3 căn cứ không quân địch, lập nên chiến thắng trên không vĩ đại, góp phần vào thắng lợi to lớn của kháng chiến chống Mỹ, góp phần phát triển và làm phong phú kho tàng tri thức quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sau thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng, không quân nhân dân được tổ chức thành một quân chủng. Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng, bộ đội không quân bước vào một giai đoạn xây dựng và chiến đấu mới, lập nên những chiến công mới trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế và tham gia xây dựng đất nước.

Quân chủng Không quân nhân dân Việt Nam đang tích cực xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm 'vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Truyền thống:

Trung thành vô hạn.
Tiến công kiên quyết
Đoàn kết hiệp đồng
Lập công tập thể.


Phần thưởng:

- Huân chương Sao vàng.

- 19 đơn vị và 27 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó đại đội 4 (trung đoàn 923) được tuyên dương ba lần, bốn đơn vị khác (trung đoàn 917, đại đội 1 và đại đội 3 (trung đoàn 921), đại đội 2 (trung đoàn 923) được tuyên dương hai lần.
___________________________________________
1. Tư lệnh Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân.
2. Tư lệnh và Chính ủy Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân.
3. Tư lệnh và Chính ủy Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân.
4. Tư lệnh và Chính ủy Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM