Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:01:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm QĐND Việt Nam  (Đọc 7427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #150 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 09:54:28 pm »


Tháng 6.

- Thành lập Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.

- Toàn quân mở cuộc thi sáng tạo về kỹ thuật trong hai năm 1992-1993 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, niêm cất vũ khí, trang bị, vật tư kỹ thuật trong quân đội.

- Đoàn cán bộ khoa học kỹ thuật (Cục Quản lý khoa học) khảo sát, nghiên cứu cây xanh, môi trường và phương pháp chống bệnh tật cho bộ đội tại quần đảo Trường Sa.


8 tháng 6.

- Học viện Quân y và Viện Quân y 103 cùng một số bác sĩ dân y tiến hành thành công ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam. Đây là một thành tựu mới của y học Việt Nam. Tiếp theo ca ghép thận thứ nhất là ca ghép thận thứ hai. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn kiệt đã đến thăm và chứng kiến ca ghép thận thứ hai.

- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc quân đội tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.


18 - 26 tháng 6.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
, xác định: xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang.


19 tháng 7.

Bâu cử Quốc hội khóa IX, 395 đại biểu trúng cử, trong đó có 27 đại biểu quân đội.


2 - 30 tháng 7.

Hội thao quốc phòng toàn quân năm 1992 tại Quân khu 5
. Gần 800 vận động viên đại diện khối bộ đội chủ lực và dân quân tự vệ về dự. Quân khu 3 nhất khối chủ lực, Hải Phòng nhất khối dân quân tự vệ. Vận động viên Bùi Anh Nghệ (Quân khu 3) là chiến sĩ khỏe nhất toàn quân.


27 - 29 tháng 7.

Hội nghị thương binh, gia đình liệt sĩ tiểu biểu toàn quốc lần thứ hai
tại Hà Nội, đề ra phương hướng thực hiện công tác thương binh, gia đình liệt sĩ trong tình hình mới.

Nhân dịp này, Hội đồng Nhà nước quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập cho 166 gia đình có nhiều con và con độc nhất là liệt sĩ, 58 Huân chương Lao động cho 58 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thương binh, liệt sĩ.


17 - 27 tháng 8.

Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng mở hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân
, nghiên cứu và quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), thực hiện chương trình hành động trước mắt, tập trung hoàn thành nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội trong năm 1992.


20 tháng 8.

- Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng.

- Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định (số 303/HĐBT) trợ cấp thêm 25 phần trăm mức lương chức vụ (cấp bậc), mức trợ cấp sinh hoạt phí đối với công nhân viên chức, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang. Đối với hạ sĩ quan và binh sĩ, khoản trợ cấp trên chỉ tính trên phụ cấp quân hàm.


27 tháng 8.

Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết về việc quán triệt và thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ quân đội.


27 - 29 tháng 8.

Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quân lần thứ IV
. 300 đại biểu thay mặt toàn thể đoàn viên, thanh niên trong quân đội dự đại hội, thống nhất đánh giá hoạt động của tuổi trẻ quân đội những năm qua, đề ra nhiệm vụ công tác vận động thanh niên quân đội trong thời gian tới, làm cho tổ chức đoàn thực sự là hạt nhân đoàn kết, tập hợp thanh niên trong đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ. Đại hội bầu 37 đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI.


Tháng 9.

Đảng ủy quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ thị: tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành văn hóa phẩm quân đội trong tình hình mới. Tập trung đầu tư cho bảy cơ quan báo chí quân đội lưu hành trong cả nước gồm: báo Quân đội nhân dân, tạp chí Quốc phòng toàn dân, tạp chí Văn nghệ quân đội. Chương trình phát thanh quân đội nhân dân, Chương trình truyền hình Quân đội nhân dân, Xí nghiệp phim Quân đội và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.


1 tháng 10.

Quốc hội khóa IX họp kỳ thứ nhất phê chuẩn Hội đồng Quốc phòng an ninh
, Chủ tịch: Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch: Võ Văn kiệt và bốn ủy viên là Nông Đức Mạnh, Đoàn Khuê, Bùi Thiện Ngộ, Nguyễn Mạnh Cầm; quyết định cơ cấu tổ chức Chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng. Đại tướng Đoàn Khuê được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.


4 - 8 tháng 10.

Quân chủng Phòng không tổ chức diễn tập và bắn đạn thật súng máy phòng không và pháo phòng không ba thứ quân khu vực phía bắc.


15 - 18 tháng 10.

Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VI
. Đại tướng Đoàn Khuê đến dự, đánh giá cao những hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh như “vì điểm tựa tiền tiêu”, “vì Trường Sa thân yêu”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, “tặng sổ tiết kiệm”, góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ và ổn định hậu phương quân đội.


20 - 26 tháng 10.

Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam lần thứ nhất tại Hà Nội. Hơn 100 mặt hàng do quân đội sản xuất tham gia trưng bày tại hội chợ.


9 tháng 11.

Chủ tịch nước quyết định (số 07/KT-CTN) tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú (đợt 3) cho 394 cán bộ, giáo viên. Quân đội có 30 Nhà giáo Ưu tú.


9 - 21 tháng 11.

Hội nghị nghiên cứu về những nội dung chủ yếu trong chương trình giáo dục lý luận Mác—Lê-nin ở các học viện, nhà trường quân đội.


19 và 20 tháng 11.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội cựu chiến binh Việt Nam lần thứ nhất
. Hơn 300 đại biểu thay mặt hàng triệu cựu chiến binh cả nước dự đại hội. Trung tướng Nguyễn Đôn đọc báo cáo về tổ chức và hoạt động của hội trong hai năm qua và phương hướng nhiệm vụ cụ thể của hội trong những năm 1992-1997. Đại hội thông qua nghị quyết, điều lệ hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam khóa I. Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch hội; Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự Hội cựu chiến binh Việt Nam.


7 - 15 tháng 12.

Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.


Đầu tháng 12.

Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hội nghị tổng kết ba năm (1990-1992) về đổi mới công tác huấn luyện bộ đội và tập huấn quân sự toàn quân. Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng đến dự, chỉ thị cho các đơn vị toàn quân phải luôn có đủ quân số, đủ cán bộ tiểu đội, trung đội, huấn luyện có chất lượng, sẵn sàng chiến đấu cao.


Tháng 12.

- Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục - Đào tạo thông qua đề án: thành lập “Trung tâm Giáo dục quốc phòng thành phố Thái Nguyên”
(Bắc Thái). Đây là trung tâm giáo dục quốc phòng đầu tiên ở nước ta, có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Bộ Quốc phòng nghiệm thu đề tài: “Xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”, do Tổng cục Chính trị chỉ đạo, Trường sĩ quan Chính trị - Quân sự thực hiện. Đây là một công trình nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ của quân đội ta.

- Bộ Quốc phòng chỉ thị thi hành Pháp lệnh bảo hộ lao động trong toàn quân (Pháp lệnh ban hành ngày 10-9-1991, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #151 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:18:15 pm »


NĂM 1993


Đầu tháng 1.

Bộ Tổng Tham mưu tập huấn cán bộ cao cấp toàn quân
về quan điểm, tư tưởng quân sự về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, nguyên tắc chiến đấu của quân đội (chủ yếu là cấp sư đoàn).


2 tháng 1.

Kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng Ấp Bắc tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang). Đại tướng Đoàn Khuê – Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ: Chiến thắng Ấp Bắc trở thành chiến công vang dội, mở đầu quá trình đánh bại chiến thuật dùng máy bay lên thẳng, kết hợp với xe bọc thép của Mỹ - ngụy, báo hiệu sự thất bại không tránh khỏi của chiến tranh đặc biệt; là niềm cổ vũ lớn lao cuộc chiến đấu chống Mỹ, giải phóng miền Nam.


14 tháng 1.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh ra quyết định tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú cho 37 nghệ sĩ quân đội đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nghệ thuật của dân tộc, của quân đội.


Tháng 1.

- Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo đào tạo sau đại học và nhân tài quân sự trong các học viện, nhà trường quân đội.

- Bộ Tổng Tham mưu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo hạ sĩ quan toàn quân về phương pháp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật bộ binh, công tác quản lý bộ đội, võ thuật và văn hóa, văn nghệ.

- Bộ Tư lệnh Pháo binh tổng kết ba năm đổi mới công tác huấn luyện pháo binh toàn quân.


Tháng 2.

Bộ Quốc phòng đưa chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình vào giảng dạy ở các trường quân đội, thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục từng đối tượng ở các đơn vị trong toàn quân, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số.


4 tháng 3.

Viện Y học dân tộc quân đội khai giảng lớp thạc sĩ y học cổ truyền đầu tiên ở nước ta.


10 tháng 3.

Thành lập Học viện Phòng không
(quyết định số 104/QĐ-QP của Bộ trưởng Quốc phòng) trên cơ sở sát nhập Trường Trung cao cấp phòng không và Trường Sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật phòng không thuộc Quân chủng Phòng không. Nhiệm vụ: đào tạo cán bộ cho quân chủng và toàn quân.

Giám đốc: đại tá Nguyễn Văn Thực.


14 tháng 3.

Đảng ủy quân sự Trung ương ra chỉ thị số 37/CT-ĐƯQSTƯ “Về đẩy mạnh xây dựng chính quy quân đội nhân dân lên một bước mới”, nêu rõ: “Tập trung nâng cao trình độ chính quy về trang phục, lễ tiết, tác phong quân nhân; thực hiện có nền nếp quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội, trước tiên là các chế độ sinh hoạt trong ngày, các chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chế độ quân lý vũ khí, trang bị kỹ thuật”.


30 - 3 đến 3 - 4.

Hội nghị tổ chức toàn quân bàn xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong sự nghiệp đổi mới đất nước.


3 tháng 4.

Thành lập Học viện Hải quân
trên cơ sở Trường Sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật hải quân.


5 - 29 tháng 4.

Tổng cục Chính trị tập huấn giáo viên khoa học xã hội, cán bộ dân vận toàn quân về một số vấn đề quốc phòng và an ninh về việc giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội trong các trường sĩ quan quân đội và công tác vận động quần chúng trong tình hình mới.


19 tháng 4.

Công bố Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự
(gồm 5 chương, 40 điều) và Pháp lệnh tổ chức viện kiểm soát quân sự (gồm 4 chương, 37 điều).

Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự Trung ương, các tòa án quân sự quân khu và tương đương, các tòa án quân sự khu vực.

Viện kiểm sát quân sự gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu, các viện kiểm sát quân sự tỉnh và khu vực.


Tháng 4.

Bộ Tư lệnh Pháo binh tập huấn cán bộ trung cấp pháo binh toàn quân về “quy tắc bắn và chỉ huy bắn” trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #152 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:20:02 pm »


4 tháng 5.

Tổng cục Chính trị tổ chức tại Học viện Chính trị - Quân sự lớp bổ túc chính trị trung cao cấp toàn quân, bồi dưỡng hệ thống lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác — Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới của Đảng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác đảng - công tác chính trị trong quân đội.


13 - 21 tháng 5.

Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc do Thượng tướng Trì Hạo Điền - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Việt Nam.


2 - 6 tháng 6.

Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm hữu nghị In-đô-nê-xi-a.


22 tháng 6.

- Thành lập Tổng công ty xây dựng Trường Sơn
gồm tám công ty xây dựng (470, 472, 565, 118, 344, 384, 98, 99); Công ty Tư vấn và khảo sát thiết kế xây dựng; Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; Công ty Vật liệu vận tải và xây dựng 17; Công ty Vật tư vận tải và xây dựng 532; Xí nghiệp khai thác than 35; Xí nghiệp khai thác than 86; Nông trường 53; các xí nghiệp xây dựng 4, 144, 145, 335; Trường trung học cầu đường và dạy nghề.

Tổng giám đốc: Đỗ Xuân Diễn.

- Bộ Quốc phòng ra các quyết định (số 276, 277, 278 và 289/QĐ-QP) thành lập các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Miền Trung gồm: Công ty lâm nghiệp 715; Công ty xây lắp 711; Xí nghiệp khảo sát thiết kế tại tỉnh Gia Lai và Công ty dịch vụ thương mại 15 tại tỉnh Bình Định.

- Bộ Quốc phòng ra các quyết định (từ số 269-272/QĐ-QP):

Thành lập bốn doanh nghiêp Nhà nước tại tỉnh Gia Lai (gồm các nông trường cao su 701, 703, 706, 707) thuộc Tổng công ty Miền Trung. Nhiệm vụ: trồng, chăm sóc và khai thác cao su.

- Thành lập xí nghiệp chế biến cao su và xí nghiệp cao su 15 (quyết định số 3 và 275/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng) tại tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ: khai thác, sản xuất các loại cao su dân dụng, chế biến và tiêu thụ mủ cao su.


23 tháng 6.

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Bộ Quốc, phòng), nghiệm thu công trình “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam" trong 30 năm chiến tranh giải phóng.


24 - 27 tháng 6.

Hội thao điền kinh, việt dã, chiến sĩ khỏe toàn quân tại Vinh (Quân khu 4). Kết quả: Quân khu 5 nhất điền kinh, Quân khu 9 nhất việt dã, Trường sĩ quan Lục quân 2 nhất chiến sĩ khỏe. Vận động viên Nguyễn Văn Đông (Trường sĩ quan Lục quân 2) là người khỏe nhất toàn quân.


Tháng 6.

- Bộ Tư lệnh Hải quân bàn biện pháp xây dựng quân chủng chính quy, vững mạnh, toàn diện. Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ thị: ngoài việc xây dựng tư tưởng và nhận thức; vấn đề nâng cao trình độ huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, giữ gìn tốt các trang thiết bị kỹ thuật là quan trọng hàng đầu. Đồng thời tích cực đổi mới, tăng cường quan hệ với các ngành, các địa phương, xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam thành một quân chủng chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

- Binh chủng Công binh hội thao cán bộ công binh huấn luyện giỏi toàn quân (khu vực phía bắc). Đội tuyển Quân khu 3 đoạt giải nhất.


3 tháng 7.

Bộ Quốc phòng tuyên dương Đoàn thể thao quân đội (gồm 3 huấn luyện viên và 18 vận động viên) tham gia Seagame 17 tại Xinh-ga-po đoạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, góp phần đưa đoàn thể thao Việt Nam lên vị trí thứ 6; tặng Huân chương Lao động hạng hai cho vận động viên Đặng Thị Đông.


15 tháng 7.

Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Độc lập hạng nhất cho 15 tướng lĩnh, sĩ quan quân đội có nhiều công lao trong sự nghiệp chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


27 tháng 7.

Thành lập Xí nghiệp lắp đặt thiết bị kỹ thuật tại Hà Nội (quyết định số 371/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: sửa chữa, lắp ráp, thiết kế các phòng chuẩn, phòng kiểm nghiệm đo lường, các công trình điện, điện lạnh, mua bán trao đổi vật tư, thiết bị kỹ thuật.


29 tháng 7.

Bộ Quốc phòng và Tổng cục Thể dục thể thao ra thông tri phối hợp chỉ đạo, đầu tư huấn luyện thể lực đối với lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ), mở rộng phong trào “chiến sĩ khỏe”, phát triển các môn thể thao quốc phòng, tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn quân lần thứ ba nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quân đội và 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.


Tháng 7.

Thành lập phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và phòng thi hành án thuộc bộ tư lệnh các quân khu. Từ ngày 28 tháng 7, công tác thi hành án trong quân đội tách khỏi tòa án quân sự, hoạt động độc lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, chỉ huy các cấp và chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #153 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:22:22 pm »


17 và 18 tháng 8.

Hội nghị lịch sử quân sự toàn quân lần thứ ba
, do Bộ Quốc phòng triệu tập, đánh giá hoạt động của ngành trong những năm 1987-1993, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự và tổng kết chiến tranh trong những năm tới.

Từ năm 1987 đến tháng 7 năm 1993, ngành lịch sử quân sự đã biên soạn được 311 đầu sách, tài liệu (tổng kết: 79; lịch sử: 200; tài liệu (bản thảo): 32). Trong đó khối các quân khu có 57, các quân đoàn có 29, các quân, binh chủng có 47, các học viện, nhà trường có 13, các cơ quan Bộ có 27 và Viện Lịch sử quân sự có 39 đầu sách, tài liệu.

Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ thị cho hội nghị về vị trí, phương hướng xây dựng ngành, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và cho tương lai.


19 - 20 tháng 8.

Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị, đối ngoại toàn quân
, tổng kết công tác đối ngoại quân sự 5 năm qua và đề ra phương hướng cho những năm tới. Báo cáo tổng kết nêu rõ công tác đối ngoại quân sự đã vận dụng linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, triển khai hoạt động trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng khác nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác của quân đội ta với quân đội và nhân dân các dân tộc trên thế giới, với nhiều tổ chức quốc tế. Từ năm 1990, công tác đối ngoại quân sự đã được mở rộng sang lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại, trong sản xuất công nghiệp quốc phòng và sản xuất hàng dân dụng dưới các dạng công ty của lực lượng bộ đội làm kinh tế.


6 tháng 9.

Bộ Tổng tham mưu, cơ quan Bộ Quốc phòng mở lớp đào tạo tại chức quân sự cấp cao khóa 1993-1994 cho 40 học viên về khoa học nghệ thuật quân sự, công tác tham mưu chiến lược và kiến thức chung về chính trị, kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ quan Bộ trong tình hình mới.


8 - 9 tháng 9.

Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quân lần thứ IV
tại Hà Nội. 250 đại biểu (88 là sĩ quan quân đội) đại diện cho gần 70.000 đoàn viên công nhân, viên chức quốc phòng đã kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn toàn quân lần thứ III (9-1988), phân tích thực trạng phong trào công nhân viên chức quốc phòng và hoạt động của công đoàn; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của phong trào công nhân viên chức, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn 5 năm (1993-1998); góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện và bầu đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII.


Tháng 9.

Quân khu 7 diễn tập đại đội bộ binh chiến đấu tiến công. 14 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trên địa bàn quân khu tham gia diễn tập. Riêng bắn đạn thật, 100 phần trăm đạt khá giỏi.


21 - 9 đến 7 - 10.

Hội nghị tập huấn công tác cán bộ toàn quân
tại thành phố Hồ Chí Minh. Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ: xây dựng đội ngũ cán bộ phải đi đôi với việc xây dựng đội ngũ đảng viên, trong đó phẩm chất chính trị là hàng đầu. Bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào nhiệm vụ, thu hút nhân tài xây dựng quân đội, kết hợp cán bộ trẻ, cán bộ lớn tuổi, bảo đảm tính kế thừa và liên tục. Tất cả quân nhân trở thành sĩ quan phải qua đào tạo cơ bản tại trường sĩ quan lục quân, kể cả các sĩ quan đào tạo chuyên ngành. Đồng thời phải có chế độ, chính sách, khuyến khích nâng cao kiến thức cán bộ và tạo sự ổn định về hậu phương.


12 - 16 tháng 10.

Bộ Tổng Tham mưu mở lớp tập huấn cán bộ về công tác giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, nhà trường ngoài quân đội và toàn dân.


14 - 16 tháng 10.

Đảng ủy quân sự Trung ương tổ chức Hội nghị nghiên cứu góp ý kiến vào bản dự thảo Báo cáo chính trị tại Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ (3-1994).


18 - 21 tháng 10.

Bộ Quốc phòng tổng kết 5 năm thực hiện công tác chính sách quân đội, bàn chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách đối với cán bộ khi nghỉ hưu hoặc chuyển ngành.


23 tháng 10.

Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 06/NQ-TƯ) về tổ chức kỷ niệm những ngày lịch sử lớn trong hai năm 1994-1995: 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 50 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 65 năm thành lập Đảng, 20 năm thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 105 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.


28 tháng 10.

Học viện Chính trị - Quân sự hội thảo khoa học: “Về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay”.


Cuối tháng 10.

Bộ Quốc phòng bàn biện pháp đẩy mạnh công tác tổng kết chiến tranh, viết lịch sử quân sự ở các đơn vị, địa phương khu vực phía nam.


Đầu tháng 11.

Quân đoàn 2 sơ kết hai năm thực hiện chương trình 12 - kết hợp quân dân y
. Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng đến dự, nêu rõ: kết hợp quân dân y, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, làm tốt công tác dân vận là nhiệm vụ có tính chất chiến lược của quân đội ta. Cần đẩy mạnh và xây dựng cho được đơn vị quân y 5 tốt, có nhiều chiến sĩ quân y làm theo lời Bác. Củng cố tình đoàn kết quân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.


4 tháng 11.

Bộ Quốc phòng sơ kết hoạt động khoa học công nghệ
do Nhà nước đầu tư từ 1991 - 1993, đánh giá: Quân đội đã tham gia ngày càng nhiều vào thực hiện các chương trình trọng điểm của Nhà nước, hòa nhập với lực lượng khoa học công nghệ nhà nước, thu hút phần lớn tiềm lực khoa học của các viện, học viện vào giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ gìn sử dụng, chế tạo, cải tiến vũ khí trang bị, huấn luyện, chỉ huy, quản lý bộ đội. Bộ Quốc phòng có 15 đề tài trọng điểm cấp nhà nước, 40 đề tài khác trong 11 chương trình của bộ, 105 đề tài độc lập do nhà nước hỗ trợ được triển khai nghiên cứu, quản lý chặt chẽ, đạt hiệu quả thiết thực.


9 - 11 tháng 11.

Hội nghị toàn quốc về công tác quốc phòng
đánh giá tình hình thực hiện công tác quốc phòng những năm qua và bàn phương hướng nhiệm vụ công tác quốc phòng những năm tới. Tổng Bí thư Đỗ Mười đến dự và chỉ thị: “Để củng cố quốc phòng an ninh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần nắm vững mấy quan điểm lớn sau đây:

1. Bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa phải gắn chặt với nhau và phải quán triệt trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ mới, bảo vệ chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân. Đó cũng chính là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

2. Quốc phòng là lĩnh vực rộng lớn, không đơn thuần về quân sự. Vì vậy, quản lý quốc phòng là bộ phận quan trọng trong tổng thể quản lý quốc gia của Nhà nước. Thực hiện tốt quản lý nhà nước cả về kinh tế và quốc phòng.

3. Quốc phòng là sự nghiệp của toàn dân - đó là quan điểm cơ bản của Đảng. Đương nhiên quân đội giữ vai trò chủ đạo, song như vậy không có nghĩa quốc phòng là việc riêng của quân đội, của Bộ Quốc phòng, mà là của cả xã hội, của Nhà nước, của toàn hệ thống chính trị với ý nghĩa đầy đủ của quốc phòng toàn dân".


20 tháng 12.

Kỳ họp thứ Tư Quốc hội khóa IX bàn về nhiệm vụ công tác năm 1994
, nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thường xuyên đề cao cảnh giác, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình. Ra sức nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, trong sạch có trình độ chiến đấu cao, nghiệp vụ thành thạo, có nền nếp chính quy và kỷ luật chặt chẽ. Nâng cao chất lượng tuyển chọn thanh niên nhập ngũ, quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên. Cải thiện một bước các điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của lực lượng vũ trang”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #154 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:36:35 pm »


NĂM 1994


22 tháng 1.

Bộ Quốc phòng ra chỉ thị (số 54/CT-QP) tiếp tục cuộc vận động: “Xây dựng đơn vị có phong trào quân y 5 tốt và chiến sĩ quân y làm theo lời Bác Hồ". Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1994.


Tháng 1.

Bộ Quốc phòng phát động phong trào hoạt động thể dục thể thao thường xuyên rộng khắp, vững chắc trong các lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức tốt Đại hội thể thao quốc phòng lần thứ ba trong năm 1994.


7 tháng 2.

Bộ Giáo dục - Đào tạo ra các quyết định (số 402-404/GD-ĐT) công nhận trình độ đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học cho Học viện Lục quân, Học viện Chính trị - Quân sự và Học viện Hậu cần.


19 tháng 2.

Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng cờ thi đua luân lưu cho 12 đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đã lập thành tích xuất sắc, dẫn đầu toàn quân trong phong trào thi đua quyết thắng năm 1993. Đặc biệt là bốn đơn vị (trung đoàn bộ binh 165 sư đoàn 312 Quân đoàn 1; đoàn đặc công 113 Bộ Tư lệnh Đặc công; nhà máy Z113 Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế; nhà máy Z151 Cục Quản lý xe máy Tổng cục Kỹ thuật) liên tục từ năm 1989-1993 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ luân lưu.


1 - 4 tháng 3.

Hội nghị đại biểu Đảng toàn quân giữa nhiệm kỳ
. 183 đại biểu (có 19 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đương nhiệm) đã về dự. Hội nghị thảo luận, nhất trí với Báo cáo chính trị của Đảng ủy quân sự Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong hơn hai năm qua và bàn phương hướng nhiệm vụ quốc phòng trong hai năm 1994-1995. Tổng Bí thư Đỗ Mười đến dự, biểu dương những thành tích của quân đội trong thời gian qua, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của quân đội trong thời gian tới là xây dựng quân đội nhân dân ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và nhân dân.


5 - 8 tháng 3.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Thượng tướng Chum-ma-ly Xay-nhạ-xỏn - Bộ trưởng Quốc phòng làm trưởng đoàn, sang thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


12 tháng 3.

Hội đồng chính phủ ra nghị định (số 19/CP) về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương (thay cho chỉ thị 198 ngày 16-7-1971 và nghị định số 165/CP ngày 23-7-1981). Hội đồng chính phủ quy định: công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương gồm vấn đề giáo dục, động viên, tổ chức toàn dân làm công tác quốc phòng, chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quốc phòng của Nhà nước. Cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng.


18 tháng 3.

Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị (số 35 CT-TW) về xét khen thưởng nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn trong hai năm 1994-1995 cho các đối tượng:

- Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho những bà mẹ có nhiều đóng góp, hy sinh vì Tổ quốc.

- Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho quân và dân các huyện (quận), xã (phường), các đơn vị bộ đội địa phương và các cá nhân đã lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và khen thưởng huân chương cho các tập thể, cá nhân trong quân đội có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ 1986-1994.

- Tặng thưởng huân chương cho các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đã có thành tích xuất sắc trong hai cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và đã đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


26 tháng 3.

Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 167/QĐ-QP) bổ sung kiểu mẫu và sắc phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, quy định về quân phục, mũ, giày thực hiện thống nhất trong toàn quân từ 10 tháng 11 năm 1994.


29-3 đến 1-4.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Vương quốc Cam-pu-chia do Đại tướng Tia-banh và Đại tướng Tia-chom-rath đồng Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #155 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:37:48 pm »


22 - 24 tháng 4.

Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế ban hành thông tư liên bộ về chương trình lồng ghép huấn luyện y học quân sự cho sinh viên y học trong cả nước và đào tạo sĩ quan dự bị quân y, quân dược.


28 tháng 4.

- Viện Lịch sử quân sự, Viện Sử học, Viện Lịch sử Đảng, Khoa lịch sử Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Khoa lịch sử Trường đại học sư phạm I Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại’’ nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng chỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ đến dự nói rõ thêm quá trình hình thành và đi đến trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, những điều kiện dẫn đến sự thay đổi từ phương châm đánh nhanh, giải quyết nhanh sang phương châm đánh chắc tiến chắc...

- Tĩnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh khánh thành di tích lịch sử khu căn cứ Trung ương cục miền Nam.


7 tháng 5.

- Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Điện Biên
(Lai Châu). Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ: chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là sản phẩm của sự kết hợp truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với trí tuệ và tài thao lược Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh. Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành thắng lợi hoàn toàn mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn mới, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ra sức xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Khánh thành “Đài kỷ niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tư do của Tổ quốc” tại Hà Nội.


Tháng 5.

Bộ Tổng Tham mưu sơ kết ba năm xây dựng lực lượng dự bị động viên các đơn vị ở khu vực phía nam.


17 tháng 5.

Quân đoàn 2 kỷ niệm lần thứ 20 ngày truyền thống. Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng đến dự, biểu dương những thành tích mà quân đoàn đã đạt được trong 20 năm qua, động viên cán bộ, chiến sĩ phát huy truyền thống anh hùng, phấn đấu xây dựng binh đoàn chủ lực mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Đầu tháng 6.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn dự án bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và hai di tích: Phai Khắt, Nà Ngằn (Nguyên Bình, Cao Bằng) - nơi diễn ra hai trận đánh thắng lợi, mở đầu truyền thống đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.


3 tháng 6.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký lệnh (số 36/CTN) công bố Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (gồm 5 chương 22 điều), quy định: Công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản của Nhà nước được giao cho lực lượng vũ trang và chính quyền các cấp tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.


14 - 21 tháng 6.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao do Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.


22 tháng 6.

Kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa IX thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đối và bổ sung các điều 10, 11, 17, 19, 21, 23, 24, 25, 26, 29, 40, 42, 51, 52, 53, 55, 56, 61, 64) cho phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.


Tháng 6.

- Đảng ủy Quân sự Trung ương tổ chức hội nghị bồi dưỡng công tác kiểm tra đảng cho các bí thư đảng ủy sư đoàn toàn quân, xác định vị trí, vai trò của công tác kiểm tra trong công tác xây dựng đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người bí thư trong lãnh đạo, chỉ huy; góp phần rèn luyện đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

- Tổng cục Chính trị mở lớp tập huấn cán bộ dân vận, tuyên truyền đặc biệt toàn quân, nghiên cứu các quan điểm của Đảng về công tác vận động quần chúng, về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phương thức tiến hành công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương của quân đội.


25 tháng 6.

Bộ Quốc phòng tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Thường vụ Khu ủy Hữu Ngạn, Bí thư Khu ủy Trị-Thiên và Trung tướng Đặng Kinh (tức Lê Trung Trực), nguyên Bí thư Quân khu ủy, kiêm Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn; Huân chương Độc lập hạng nhất cho Trung tướng Lê Linh, nguyên Chính ủy mặt trận 31, phó Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao và Trung tướng Đỗ Quốc Tuấn, nguyên Chính ủy Trường sĩ quan Lục quân 1, Phó tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3 đã có nhiều thành tích cống hiến vì sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.


29 - 30 tháng 6.

Bộ Quốc phòng sơ kết cuộc vận động “Quản lý xe máy tốt, bền, an toàn, tiết kiệm" 1992 - 1993. 37 tập thể và cá nhân lập thành tich xuất sắc đã được tặng thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, 7 đơn vị được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng.


Cuối tháng 6.

- Tổng cục Chính trị phát động đợt thi đua: “50 ngày hành động tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quân đội" trong toàn quân, nhằm tạo sự chuyển biến quan trọng về trình độ, bản lĩnh chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.

- Binh chủng Pháo binh tổ chức hội thi pháo binh giỏi toàn quân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #156 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:41:59 pm »


Đầu tháng 7.

- Cục Quản lý xe máy (Tổng cục Kỹ thuật) đón nhận Huân chương Chiến công hạng nhất. Trong 5 năm (1989 - 1993), Cục Quân lý xe đã thực hiện tốt cuộc vận động: “Quản lý, sử dụng xe máy tốt, bền, an toàn, tiết kiệm”; nghiên cứu thành công 11 đề tài cấp nhà nước, 29 đề tài cấp bộ, đồng thời thực hiện tốt các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ, Tổng cục Kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện của các đơn vị toàn quân.

- Hội nghị “Phụ nữ làm kinh tế gia đình giỏi”, sơ kết phong trào: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” của phụ nữ toàn quân từ năm 1992 - 1994. 100 nữ quân nhân có thành tích làm kinh tế gia đình giỏi đã được biểu dương và tặng bằng khen, giấy khen.


5 - 22 tháng 7.

Tổng cục Chính trị tổ chức hội nghị nghiên cứu lý luận toàn quân (lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác vận động quần chúng và phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện mới).


6 tháng 7.

Bộ Quốc phòng sơ kết công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phòng chống AIDS trong quân đội.


Tháng 7.

- Bộ Tổng Tham mưu tổ chức tập huấn cán bộ điều lệnh toàn quân (khu vực phía nam). Nội dung cơ bản của việc xây dựng quân đội chính quy trong ba năm (1993-1995) là: thống nhất về mang mặc, trang phục, thực hiện nghiêm túc lễ tiết tác phong quân nhân, tổ chức thực hiện theo chức trách và các chế độ quy định, nâng cao trình độ quản lý bộ đội và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của đội ngũ cán bộ.

- Cục Phòng không lục quân (Quân chủng Phòng không) tổ chức hội thao lực lượng súng máy 12,7 li và chiến sĩ tiêu đồ toàn quân.


20 tháng 7.

Quân đoàn 4 kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
. Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Quốc phòng đến dự, khen ngợi những thành tích to lớn mà cán bộ, chiến sĩ quân đoàn đạt được trong 20 năm qua. Đại tướng nêu rõ nhiệm vụ trước mắt là:

1. Tập trung xây dựng quân đoàn vững mạnh, toàn diện, thực sự là quân đoàn chủ lực cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

2. Thường xuyên chăm lo xây dựng đảng bộ quân đoàn trong sạch vững mạnh.

3. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xây dựng chính quy, coi đó là nhiệm vụ trong tâm xuyên suốt mọi hoạt động của quân đoàn.

4. Làm tốt công tác dân vận.

5. Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, làm tốt công tác hậu cần - kỹ thuật, quản lý và sử dụng hiệu quả vũ khí trang bị.


22 - 23 tháng 7.

Bộ Tổng Tham mưu sơ kết công tác huấn luyện sáu tháng đầu năm 1994, đánh giá: tất cả các lực lượng bộ binh, quân binh chủng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, quân dự bị đều đã hoàn thành kế hoạch huấn luyện với chất lượng cao. Đặc biêt là các nội dung huấn luyện về điều lệnh, rèn luyện nền nếp chính quy và huấn luyện cán bộ tiến bộ rõ rệt. Nội dung huấn luyện cho từng người và phân đội do vận dụng phương pháp tổ chức huấn luyện mới nên đạt thành tích tốt.


28 tháng 7.

Trao tặng Huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn'’ cho 165 cán bộ công đoàn và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy một số quân chủng, binh chủng và các cơ sở quốc phòng nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Công đoàn Việt Nam và 45 năm thành lập Công đoàn quốc phòng.


29 tháng 7.

Ban Thanh niên quân đội phát động phong trào thi đua “Tuổi trẻ quân đội tiếp sức cha anh, quyết giành ba nhất, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và bốn chương trình hành động chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.


1 - 4 tháng 8.

Tổng cục Chính trị và Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức hội nghị bàn về công tác bảo tồn, bảo tàng, bảo vệ di tích quân sự.


18 tháng 8.

Trung đoàn Thủ Đô (sư đoàn 308 Quân đoàn 1) phát động phong trào thi đua mang tên “Phát huy truyền thống Tiên Phong anh hùng, trung đoàn Thủ Đô tiếp bước cha anh, quyết giành năm nhất, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Trung đoàn đã gửi thư giao ước thi đua với các trung đoàn trong toàn quân.


19 tháng 8.

Hội thảo “Phát huy bản chất, truyền thống, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” tại sư đoàn bộ binh 325 Quân đoàn 2.


24 tháng 8.

Đại tướng Vi-chit Xui-mac, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Thái Lan thăm hữu nghị chính thức Việt Nam theo lời mời của Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Tháng 8.

- Bộ Quốc phòng mở lớp tập huấn cán bộ quản lý khoa học và công nghệ toàn quân. Nội dung nghiên cứu về xây dựng, quản lý và điều hành kế hoạch hoạt động công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quân sự, xây dựng quản lý tiềm lực khoa học và công nghệ trong quân sự.

- Quân khu 3 hội thảo về cách đánh của sư đoàn bộ binh kết hợp với khu vực phòng thủ địa phương.


19 - 31 tháng 8.

Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thông qua nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến) nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #157 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 03:43:45 pm »


1 tháng 11.

Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ sáu thông qua nghị quyết về tăng cường giám sát các cơ quan nhà nước, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 1995. Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, nghị quyết nêu rõ: “Động viên toàn dân, toàn quân giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, bảo vệ an ninh quốc gia

Tích cực nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang..., xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, trong sạch vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang.


1 - 5 tháng 11.

Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức Ma-lai-xi-a.


18 - 23 tháng 11.

Đoàn đại biểu quân sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên do Phó nguyên soái Chuê Quang, quyền Bộ trưởng các lực lượng vũ trang, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Triều Tiên làm trưởng đoàn thăm hữu nghị chính thức nước ta.


27-11 đến 4-12.

Đại hội thể thao quốc phòng lần thứ 3 tổ chức tại Hà Nội thành công rực rỡ.


28-11 đến 1-12.

Đại hội điển hình tiên tiến toàn quân tổ chức tại Hà Nội. Gần 400 đại biểu trong đó có chín Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và đại biểu các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến toàn quân dự đại hội. Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và nói chuyện với đại hội.


5 - 9 tháng 12:.

Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng làm trưởng đoàn thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Phi-líp-pin.


7 tháng 12.

Tại Hà Nội, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội, xây dựng quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo, chỉ huy quân đội qua các thời kỳ, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội đến dự, đọc báo cáo tham luận.


17 tháng 12.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định tặng và truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 19.879 bà mẹ của 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có 9.672 mẹ được tặng, 10.272 mẹ truy tặng, trong đó có 390 mẹ và vợ liệt sĩ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Cùng với việc ban hành quyết định phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước cho 60 “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trước đó, cả nước đã có 19.939 bà mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý này.


20 tháng 12.

- Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 243 đơn vị (237 đơn vị trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, 6 đơn vị trong giai đoạn 1986-1994, 76 cá nhân (3 cá nhân trước năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, 72 trong kháng chiến chống Mỹ, 1 trong giai đoạn 1986-1994) đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới 1986-1994.

- Nhà nước công bố thành lập Học viện Quốc phòng (nghị định số 188/CP của Hội đồng chính phủ, ngày 20-12-1994) trên cơ sở Học viện Quân sự cấp cao, trực thuộc Chính phủ, do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phóng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, nghiên cứu khoa học quân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự,

Giám đốc: Thượng tướng Phó giáo sư Nguyễn Hữu An


21 tháng 12.

Mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày hội quốc phòng toàn dân tại Hà Nội
. Các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận tổ quốc Việt Nam đến dự. Tổng Bí thư Đỗ Mười đọc lời chào mừng đánh giá những thành tích to lớn của quân đội ta trong suốt nửa thế kỷ qua và nêu rõ nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới: “Đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đi đôi với tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng vững mạnh và rộng khắp, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện. Tăng cường sức mạnh chính trị, lấy sức mạnh chính trị làm cơ sở để nâng cao trình độ từ kỹ thuật, chiến thuật đến tổ chức chỉ huy. Đó là những nội dung cơ bản cần luôn luôn nắm vững trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của ta...”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #158 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 02:35:54 pm »


PHẦN THỨ HAI
LỊCH SỬ TÓM TẮT MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ




BỘ QUỐC PHÒNG

Cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức xây dựng và chỉ huy quân đội nhân dân, dân quân tự vệ về mọi mặt, nhằm củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước và các lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bộ Quốc phòng được tổ chức tháng 8 năm 1945, là một bộ trong Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ngày 25 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 34/SL) về tổ chức Bộ Quốc phòng gồm Văn phòng và các cục chuyên môn (Quân nhu, Chế tạo Quân giới, Chính trị, Tình báo, Quân chính, Quân huấn, Công chính giao thông, Quân pháp, Quân y). Do tình hình cụ thể lúc ấy, “Toàn quốc kháng chiến ủy viên hội” được thành lập (tháng 3 năm 1946). Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 60/SL) đổi tên Ủy ban kháng chiến toàn quốc thành Quân sự ủy viên hội. Tháng 11 năm 1946, thực hiện quyết định của Quốc hội khóa I kỳ họp thứ hai về thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự ủy viên hội, Quân sự ủy viên hội ngừng hoạt động, cơ quan đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng. Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 47/SL) thành lập Bộ Tổng chỉ huy gồm văn phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các cục: Chính trị, Tình báo, Quân huấn, Dân quân và Tổng thanh tra. Tháng 8 năm 1948, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng chỉ huy hợp nhất, gọi là Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy. Tháng 3 năm 1949, theo sắc lệnh 14/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng chỉ huy đổi là Bộ Tổng Tư lệnh. Từ đây thống nhất tên gọi là Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh.

Từ năm 1961 là Bộ Quốc phòng (không dùng danh hiệu Bộ Tổng tư lệnh).

Các đồng chí từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng: Phan Anh (1945-1946); Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1946-1978); Đại tướng Văn Tiến Dũng (1978-1987); Đại tướng Lê Đức Anh (1987-1991); Đại tướng Đoàn Khuê (từ năm 1991).



ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức tháng 1 năm 1946 với tên gọi Trung ương Quân ủy. Từ tháng 8 năm 1948 đến tháng 5 năm 1952 là Tổng Chính ủy. Từ tháng 5 năm 1952 đến tháng 1 năm 1961 là Tổng Quân ủy. Từ tháng 1 năm 1961 đến tháng 12 năm 1982 là Quân ủy Trung ương. Tháng 12 năm 1982 thành lập Hội đồng quân sự. Ngày 4 tháng 7 năm 1985. Bộ Chính trị ra nghị quyết về hệ thống cấp ủy Đảng trong quân đội, cơ quan cao nhất là Đảng ủy quân sự Trung ương.

Đảng ủy quân sự Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ định, gồm một số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đảng ủy quân sự Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng, đồng thời lãnh đạo mọi mặt công tác trong quân đội.

Các đồng chí đã từng giữ chức Bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương: Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười.



BỘ TỔNG THAM MƯU

Cơ quan tham mưu cao nhất trong hệ thống tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1945 theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị lúc thành lập: “Tổ chức, huấn luyện bộ đội cho giỏi; tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thống nhất, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng”. Qua các thời kỳ, chức trách, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu có bước phát triển mới.

Được sự chỉ đạo và quán triệt, các chỉ thị của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ủy quân sự Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, đội ngũ cán bộ Bộ Tổng Tham mưu từ một số ít chưa hiểu biết bao nhiêu về công tác tham mưu, đã vừa học, vừa làm và rút kinh nghiệm, xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh, tổ chức thực hiện một cách kiên quyết, sáng tạo và có hiệu quả các nhiệm vụ trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.

Về tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đã nắm chắc địch, nắm chắc ta, xây dựng các kế hoạch chiến lược, chiến dịch, xác định các hình thức chiến thuật, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; đã tổ chức, điều hành nhiều chiến dịch lớn và các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược (chiến dịch Biên Giới 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; chiến dịch Đường 9 - Nam Lào 1971, chiến dịch Quảng Trị 1972, các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; các chiến dịch trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và làm nhiệm vụ quốc tế).

Về xây dựng lực lượng, Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, có lực lượng chủ lực chính quy tương đối hiện đại, lực lượng địa phương, dân quân (du kích) tự vệ rộng rãi, có lực lượng hậu bị hùng hậu.

Bộ Tổng Tham mưu đã góp phần to lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang “vừa hồng, vừa chuyên” có trình độ tổ chức chỉ huy giỏi; kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông để xây dựng và phát triển nền nghê thuật quân sự Việt Nam.

Các đồng chí đã từng giữ chức Tổng tham mưu trưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (9.1945 - 11.1953), Thiếu tướng (sau là Đại tướng) Văn Tiến Dũng (11.1953 - 1978), Trung tướng (sau là Đại tướng) Lê Trọng Tấn (1978-1986), Đại tướng Lê Đức Anh (12.1986 - 2.1987), Thượng tướng (sau là Đại tướng) Đoàn Khuê (1987-1990)...

Bộ Tổng Tham mưu, các cục và các đơn vị trực thuộc đã được Nhà nước, quân đội tặng thưởng nhiều huân chương và nhiều phần thưởng cao quý.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #159 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 02:46:24 pm »


TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ

Cơ quan đảm nhiệm công tác chính trị đối với toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Đảng ủy quân sự Trung ương.

Từ năm 1946 đến năm 1950 là Cục Chính trị.

Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 121/SL) về tổ chức của Bộ Tổng tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam, trong đó có Tổng cục Chính trị.

Theo sắc lệnh trên, Tổng cục Chính trị gồm các cục: Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Quân pháp, Nhà xuất bản Vệ quốc quân và Văn phòng.

Cùng với sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị đã có sự phát triển về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ; góp phần thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, làm lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước.

Các đồng chí đã từng giữ chức Chủ nhiệm tổng cục: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1950-1961), Thượng tướng Song Hào (1961-1976), Đại tướng Chu Huy Mân (1977-1987), Đại tướng Nguyễn Quyết (1987-1991).

Tổng cục Chính trị, các cục và đơn vị trực thuộc đã được Nhà nước, quân đội tặng thưởng nhiều huân chương và nhiều phần thưởng cao quý.





TỔNG CỤC HẬU CẦN

Cơ quan tổ chức bảo đảm hậu cần và chỉ đạo công tác hậu cần của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Ngày thành lập tổng cục: 11 tháng 7 năm 1950.

Các đồng chí đã từng giữ chức Chủ nhiệm tổng cục: Trần Đăng Ninh (1930-1955), Trần Hữu Dực (1955-1956), Hoàng Anh (1956-1958), Thiếu tướng Trần Quý Hai (1960-1962), Thiếu tướng Trần Sâm (1963-1965), Trung tướng Đinh Đức Thiện (1965-5.1969 và 11.1969 - 4.1976), Thiếu tướng Nguyễn Đôn (tháng 6.1969 - 11.1969), Trung tướng Vũ Xuân Chiêm (5.1976 - 2.1977), Trung tướng Bùi Phùng (2.1977-1981), Thiếu tướng Đinh Thiện (1982-1983 và 11.1987-1988 là Quyền chủ nhiệm), Trung tướng Nguyễn Chánh (1984-1986), Trung tướng (sau là Thượng tướng) Nguyễn Trọng Xuyên (1988-1993).

Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, trong hệ thống tổ chức quân đội quốc gia đã hình thành một số chuyên ngành bảo đảm hậu cần kỹ thuật như các cục Quân giới, Quân nhu, Quân y (1945-1946), Vận tải (1949). Năm 1950, Tổng cục Cung cấp được thành lập, các cơ quan, cơ sở hậu cần kỹ thuật được tổ chức thành hệ thống với các chế độ, quy định từng bước được thống nhất trong toàn quân. Dựa vào nhân dân và dựa vào các căn cứ hậu phương, ngành hậu cần – kỹ thuật vừa xây dựng, phát triển ngành, vừa bảo đảm cho các lực lượng vũ trang xây dựng và chiến đấu trong các chiến dịch, trên các chiến trường, đỉnh cao là cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thời kỳ 1954-1964, Tổng cục Hậu cần (được đổi tên từ ngày 13-1-1955) đã tổ chức chỉ đạo ngành hậu cần - kỹ thuật xây dựng và bảo đảm cho quân đội xây dựng chính quy, hiện đại; góp phần bảo vệ và xây dựng miền Bắc; đồng thời tích cực chuẩn bị và mở đường chi viện lực lượng, vật chất, xây dựng hệ thống hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng vũ trang trên các chiến trường.

Thời kỳ 1965-1975, ngành hậu cần - kỹ thuật phát triển với quy mô lớn, đảm nhiệm việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, sản xuất tạo nguồn, xây dựng và giữ vững các tuyến vận tải chiến lược từ hậu phương lớn ra các chiến trường, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang phát triển lớn về tổ chức, chiến đấu thắng lợi trên hai miền Nam - Bắc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, giành thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975-1994), Tổng cục Hậu cần đã tổ chức chỉ đạo toàn ngành bảo đảm kịp thời cho lực lượng vũ trang giành thắng lợi trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây nam, biên giới phía bắc và làm nghĩa vụ quốc tế; bảo đảm cho quân đội xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống; đồng thời đã xây dựng ngành hậu cần và tích cực sản xuất tạo nguồn, góp phần xây dựng thế trận hậu cần và phát triển kinh tế đất nước.

Quá trình xây dựng và bảo đảm, phục vụ, ngành hậu cần đã xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp: Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; tận tâm phục vụ quân đội xây dựng và chiến đấu thắng lợi, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tự lực tự cường khắc phục khó khăn; nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể.

Phần thưởng:
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- Toàn ngành hậu cần có 153 đơn vị và 141 cán bộ, chiến sĩ (riêng Tổng cục Hậu cần có 75 đơn vị và 45 cán bộ, chiến sĩ) được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhiều huân chương và phần thưởng cao quý khác.





TỔNG CỤC KỸ THUẬT

Cơ quan chỉ đạo công tác quản lý và bảo đảm trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang, nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự và trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc phòng.

Ngày thành lập tổng cục: 10 tháng 9 năm 1974.

Các đồng chí đã từng giữ chức Chủ nhiệm tổng cục: Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Văn Tri, Trung tướng Đào Đình Luyện...

Trước khi thành lập Tổng cục Kỹ thuật, công tác chỉ đạo và bảo đảm kỹ thuật trong quân đội do Tổng cục Hậu cần đảm nhiệm. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đã hình thành một số cục chuyên ngành (Quân giới, Quân khí), các xưởng sản xuất vũ khí, sửa chữa xe, máy, khí tài trực thuộc các cục và các liên khu, góp phần quan trọng bảo đảm vũ khí kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang xây dựng và chiến đấu thắng lợi. Sau khi miền Bắc được giải phóng, một số cục chuyên ngành trực thuộc Tổng cục Hậu cần được thành lập như Cục Quản lý xe máy, Cục Nghiên cứu kỹ thuật (nay là Viện Kỹ thuật quân sự), Cục Vật tư và một số nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, đáp ứng như cầu xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang trên hai miền Nam – Bắc.

Năm 1974, trước yêu cầu ngày càng lớn về nghiên cứu, chỉ đạo và bảo đảm trang bị kỹ thuật vật tư cho quân đội tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, Tổng cục Kỹ thuật được thành lập. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các cơ quan, đơn vị của tổng cục đã huy động cao độ lực lượng, vật chất đưa vào chiến trường 19.070 tấn vũ khí, 1.283 xe ô tô các loại, 55 tổ bảo dưỡng, 15 trạm tiểu tu xe..., bảo đảm cho các quân đoàn và các đơn vị binh chủng cơ động thần tốc, tiến hành thắng lợi các chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức tiếp quản, thu hồi và khôi phục, củng cố được nhiều cơ sở kỹ thuật trong cả nước; khẩn trương củng cố tổ chức, hình thành và phát triển hệ thống chỉ đạo và bảo đảm kỹ thuật trong toàn quân, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự, phục vụ các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và xây dựng theo phương hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Quá trình xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, ngành kỹ thuật quân sự đã xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp: Trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; tận tụy phục vụ bộ đội xây dựng và chiến đấu thắng lợi; cần kiệm liềm chính, chí công vô tư, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, đoàn kết, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Phần thưởng:
- Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Quân công hạng nhất.
- Nhiều phần thưởng cao quý khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM