Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:21:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm QĐND Việt Nam  (Đọc 7399 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:18:26 pm »


12 tháng 9.

Quân dân tỉnh Lạng Sơn bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.900 trên miền Bắc.


18 tháng 9.

Chiến thắng Cấm Dơi-Quế Sơn.


Sư đoàn 711 (thiếu) được một phân đội pháo 130 của Quân khu 5 chi viện hỏa lực đánh địch ở khu vực Cấm Dơi-Quế Sơn (Quảng Nam). Đây là trận đánh then chốt trong chiến dịch tiến công tổng hợp trên địa bàn các tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam và Quảng Ngãi.


20 tháng 9.

Thành lập sư đoàn Bộ binh 10
thuộc Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế ba trung đoàn bộ binh (28,66,95) và tám tiểu đoàn binh chủng. Các đơn vị hợp thành sư đoàn đều được xây dựng chính quy trên miền Bắc và đã trải qua nhiều năm chiến đấu, trưởng thành trong sự tin yêu, giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Sư Đoàn trưởng: Nguyễn Mạnh Quân.
Chính ủy: Đặng Vũ Hiệp.


23 tháng 9.

Tổng cục Hậu cần ra quyết định (số 498/QĐ) thành lập nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Nhiệm vụ: sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp bộ phận điện và phụ kiện cho khí tài điện tử; sửa chữa các loại ra-đa, khí tài điều khiển, đồ điện, khí tài đo điện tử và đồng hồ đo điện.


Đầu tháng 10.

- Đảng ủy Quân chủng Phòng không-Không quân ra nghị quyết tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ quyết tâm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, kể cả B.52.


- Các binh chủng mở hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm về xây dựng và chiến đấu trong sáu tháng đầu năm chống chiến tranh phá hoại (lần thứ hai) của đế quốc Mỹ; hội nghị chuyên đề bàn về cách đánh B.52. Một số kinh nghiệm về chống nhiễu, phân biệt máy bay B.52 thật và giả trong tầm đánh, kết hợp đánh địch của lực lượng cơ động và tại chỗ được đúc kết, làm cơ sở cho các binh chủng biên soạn tài liệu và huấn luyện bộ đội.


17 tháng 10.

Quân và dân tỉnh Vĩnh Phú bắn rơi chiến máy bay Mỹ thứ 4.000 trên miền Bắc.


26 tháng 10.

Chính phủ ta ra tuyên bố về tình hình cuộc đàm phán ở Pa-ri về vấn đề Việt Nam
. Bản tuyên bố vạch trần thái độ lặt lọng, ngoan cố, dã tâm xâm lược của chính quyền Ních-Xơn và khẳng định quyết tâm kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta.

Về nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới, Chính phủ chỉ rõ: cần xây dựng và phát triển lực lượng, tiếp tục cuộc tiến công chiến lược, đánh bại địch lấn chiếm ở miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại mức độ cao hơn trên miền Bắc, thực hiện tốt việc chi viện chiến trường... kề vai sát cánh cùng với quân và dân Lào, Cam-pu-chia anh em đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai trên bán đảo Đông Dương.


Cuối tháng 10.

Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức hội nghị các trắc thủ ra-đa toàn quân, tập trung nghiên cứu những đặc điểm của nhiễu B.52, khả năng phát hiện của từng loại máy ra-đa, xây dựng “quy trình bắt B.52 trong nhiễu”.


Đầu tháng 11.

Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức hội nghị bàn cách đánh B.52 của bộ đội tên lửa.


21 tháng 11.

Chiến thắng Đức Cơ (Gia Lai).


Sư đoàn 320A được lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giúp đỡ đánh chiếm căn cứ cuối cùng của địch trên đường số 19, tiếp đó đánh thiệt hại nặng bốn tiểu đoàn địch lên ứng cứu, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên.


23 tháng 11.

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập lại sư đoàn bộ binh 341
(sư đoàn Sông Lam) tại Nam Đàn (Nghệ An). Biên chế: ba trung đoàn bộ binh 52,270,266 (thành lập 26-9-1973), trung đoàn pháo binh 55 và một số đơn vị binh chủng.

Sư đoàn trưởng: Bảo Cường.
Chính ủy: Phạm Thành Minh.

 
25 tháng 11.

Quân ủy Trung ương ra chỉ thị: “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu” trong các lực lượng vũ trang miền Bắc, đề phòng địch có thể có những hành động phiêu lưu mới. Chúng có thể ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Đặc biệt là chúng có thể liều lĩnh dùng máy bay B.52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và những trọng điểm khác trên miền Bắc. Các đơn vị lực lượng vũ trang phải đề cao cảnh giác, hoàn thành kế hoạch tác chiến, sẵn sàng chiến đấu.


Đầu tháng 12.

- Quân khu 4 mở đại hội quyết thắng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước.

- Quân khu 3 mở hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu và phục vụ chiến đấu của dân quân tự vệ.


17 tháng 12.

Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh cho bộ đội phòng không-không quân chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng máy bay B.52 đánh đêm từ vĩ tuyến 20 trở ra.


18-30 tháng 12.

Quân chủng Phòng không-Không quân mở chiến dịch phòng không cùng các lực lượng vũ trang trên miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bav B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52, năm máy bay F.1111. Dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Quân dân Hà Nội bắn rơi 25 máy bay B.52. Bộ đội tên lửa, lực lượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch bắn rơi 30 máy bay B.52. Không quân ta lần đầu tiên bắn rơi B.52 địch.


28 tháng 12.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng ký lệnh thưởng năm Huân chương Quân công hạng nhất, năm Huân chương Quân công hạng ba, tám Huân chương Chiến công hạng nhất và sáu Huân chương Chiến công hạng ba cho 24 đơn vị chủ lực và dân quân tự vệ đã lập công xuất sắc trong chiến đấu đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ.
________________________________________________
1.
Ngày 18, bắn rơi 7 máy bay có 3 chiếc B.52, 1 chiếc F.111.
Ngày 19    ”      6      2   
Ngày 20    ”      14      4   1
Ngày 21    “      11      3   1
Ngày 22    ”      6      3   2
Ngày 23    ”      4      2   
Ngày 24    ”      5      1   
Ngày 26    ”      10      8   
Ngàý 27    ”      13      5   
Ngày 28    ”      3      2   
Ngày 29    ”      2      1   
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:20:06 pm »


NĂM 1973


4-10 tháng 1.

Các lực lượng phòng không trên miền Bắc bắn rơi 11 máy bay Mỹ, trong đó có 5 máy bay B.52 trên vùng trời hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.


9 tháng 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 24 đơn vị và 12 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; ngày 3 tháng 9, tuyên dương 46 đơn vị, 16 cán bộ, chiến sĩ và ngày 31 tháng 12 cùng năm tuyên dương 45 đơn vị, 20 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân, tự vệ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


11 tháng 1.

Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định tặng thưởng Huân chương Thành đồng cho 32 tỉnh và địa phương đã lập được nhiều thành tích về mọi mặt, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


15 tháng 1.

Chính phủ Mỹ ra tuyên bố cam kết “chấm dứt mọi hoạt động quân sự tiến công bao gồm ném bom, bắn trọng pháo và thả mìn” trên lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa.


17 tháng 1.

Dân quân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bắn rơi một máy bay do thám, chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc.

Từ ngày 5-8-1964 đến ngày 17-1-1973 số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên vùng trời các tỉnh, thành phố như sau:

Quảng Bình: 704 (có 3 B.52, 3 F.111)   Ninh Bình: 90
Nghệ An: 553 (có 12 B.52, 1 F.111)   Lạng Sơn: 85
Thanh Hóa: 376 (có 3 B.52)         Hải Hưng: 85
Hà Nội: 358 (có 23 B.52, 2 F.111)      Hà Tây: 83 (có 1 B.52, 2 F.111)
Hải Phòng: 317 (có 5 B.52, 1 F.111)   Bắc Thái: 69 (có 2 B.52)
Vĩnh Linh: 283 (có 15 B.52)         Sơn La: 68
Hà Tĩnh: 267 (có 1 B.52, 1 F.111)      Hòa Bình: 47 (có 1 B.52)
Quảng Ninh: 199               Thái Bình: 44
Hà Bắc: 162 (có 1 F.111)         Tuyên Quang: 21
Nam Hà: 120               Nghĩa Lộ: 16
Vĩnh Phú: 120 (có 2 B.52, 1 F.111)      Lai Châu: 14
Yên Bái: 98 (có 1 F.111)         Lào Cai: 2.

Tổng số máy bay bị bắn rơi: 4.181 chiếc (có 68 chiếc B.52 và 13 chiếc F.111).


26 tháng 1.

Thủ đô Hà Nội tổ chức mừng công và trao tặng huân chương cho một số đơn vị lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B.52 của địch trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972.


27 tháng 1.

Hiêp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Pa-ri, thủ đô nước Cộng hòa Pháp. Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều. Kèm theo hiệp định có các nghị định thư: 1- Về ngừng bắn tại miền Nam Việt Nam và các ban liên hợp quân sự. 2- Về Ủy ban quốc tế kiểm sát và giám sát. 3- Về trao trả các nhân viên quân sự bị bắt, dân thường nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ. 4- Về việc Hoa Kỳ tháo gỡ làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nội dung cơ bản của hiệp định là Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và các nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Hiệp định có hiệu lực từ 7 giờ ngày 28-1-1973.


30 tháng 1.

Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thiếu tướng Lê Quang Hòa làm trưởng đoàn từ Hà Nội vào Sài Gòn tham gia Ban liên hợp quân sự bốn bên.


Tháng 1.

Thường vụ Quân ủy Trung ương đề ra nhiệm vụ củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thực hiện đấu tranh chính trị, xây dựng căn cứ địa và vùng giải phóng vững mạnh ở miền Nam, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu phá hoại hiệp định và gây chiến tranh của địch, tích cực xây dựng quân đội cách mạng chính quy, hiện đại, hùng mạnh.


31 tháng 1.

Chiến thắng Cửa Việt.


Trung đoàn 101 (sư đoàn 325), trung đoàn 66 bộ binh cơ giới, tiểu đoàn 47 và tiểu đoàn 10 bộ binh (sư đoàn 304), sư đoàn 320B, trung đoàn 126 và K5 hải quân hiệp đồng với pháo binh và xe tăng thực hành trận phản đột kích xuất sắc, đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch tại khu vực Cửa Việt (Quảng Trị).


Tháng 1 - tháng 3.

Bộ đội chủ lực Quân khu 8, Quân khu 9 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh trả các cuộc hành quân lấn chiếm của địch ở nam-bắc đường số 4, Đồng Tháp Mười, giữ vững vùng giải phóng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:21:07 pm »


5 tháng 2.

Khai thông luồng Nam Triệu cho tàu trọng tải lớn vào Hải Phòng. Quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc phong tỏa quy mô lớn của đế quốc Mỹ.


8 tháng 3.

Sư đoàn 320 chủ lực Tây Nguyên diệt căn cứ Lệ Ngọc nằm trên tuyến bảo vệ vòng ngoài thị xã Plây Cu, căn cứ 711 và điểm cao 601, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng ở phía tây tỉnh Gia Lai và tây-bắc tỉnh Công Tum.


9-13 tháng 3.

Lực lượng vũ trang Quảng Nam đánh trả cuộc hành quân lấn chiếm của hai trung đoàn bộ binh 51 và 56 ngụy ở Châu Sơn, Liệt Khẩn, giữ vững vùng giải phóng.


10 tháng 3.

Thành lập Trường sĩ quan Thiết giáp thuộc Bộ Tư lệnh Thiết giáp
(quyết định số 56/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng).

Nhiệm vụ: đào tạo sĩ quan chỉ huy xe tăng, sĩ quan kỹ thuật xe tăng, xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh, sĩ quan chính trị đại đội xe tăng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật tăng-thiết giáp, bổ túc cán bộ chỉ huy tăng-thiết giáp cho binh chủng và toàn quân.


16 tháng 3.

Thành lập đoàn 27 đặc công
trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền gồm sáu đoàn (113, 115, 116, 117, 119, 10) và trung đoàn 429.

Đoàn trưởng: Đặng Ngọc Sĩ.
Chính ủy: Lê Thanh.


29 tháng 3.

- Thành lập sư đoàn phòng không 673
tại Trị-Thiên. Biên chế sáu trung đoàn (287, 250, 243, 263, 245, 233) trang bị mạnh (có tên lửa đất đối không tầm trung).

Tư lệnh: thượng tá Bùi Đặng Tự.
Chính ủy: thượng tá Lê Văn Hối.

- Bộ Chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ. Tướng Uây-en, tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cùng 2.501 tên lính viễn chinh Mỹ cuối cùng rút ra khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự bốn bên.


Tháng 3.

Chủ nhiệm và các cục trưởng thuộc Tổng cục Hậu cần vào chiến trường miền Nam
bàn cụ thể kế hoạch chi viện ba năm 1973-1975, chỉ đạo và hướng dẫn các chiến trường xây dựng căn cứ, hậu phương tại chỗ, phát triển sản xuất, củng cố hệ thống giao thông vận tải...


21 tháng 5.

Tổng cục Hậu cần tổ chức lại lực lượng vận tải thủy trên cơ sở đoàn vận tải Hồng Hà
. Thành lập đoàn vận tải đường sông gồm ba tiểu đoàn (1, 2, 3), đại đội huấn luyện và trạm sửa chữa; căn cứ là cảng sông Hồng (Hà Nội). Thành lập đoàn vận tải ven biển gồm bốn đại đội tàu (107, 102, 103 và 25); căn cứ và xưởng sửa chữa đặt tại Hải Phòng.

Đoàn trưởng: trung tá Dương Quang Đàm.
Chính ủy: trung tá Nguyễn Vãn Sửu.


21-23 tháng 5.

Khu Sài Gòn-Gia Định mở đại hội chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang năm 1972.


Tháng 5.

Binh chủng Đặc công mở đại hội thi đua quyết thắng. Bộ Tư lệnh Miền tổ chức hội nghị tổng kết đặc công Miền. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị tổng kết đặc công căn cứ và hội nghị tổng kết đặc công địa phương.


31 tháng 5.

Tiểu đoàn 19 (đoàn 113 đặc công Miền) tập kích tổng kho Long Bình, phá 25 nhà kho chứa đạn của địch.


8 tháng 6.

Tổng cục Hậu cần ra quyết định (số 454) tổ chức lại tuyến vận tải ở Quân khu 4 (thành bốn binh trạm), thành lập hai trung đoàn xe (510, 525); đoàn 174 phụ trách toàn bộ tuyến giao liên, chuyển thương trên miền Bắc.


25 tháng 6.

Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết (số 90-QUTƯ) về tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới
. Nghị quyết nêu rõ: “Các lực lượng vũ trang ở miền Nam cần nắm vững chiến lược tiến công, đánh bại mọi hành động bình định lấn chiếm của địch, giành dân và giữ dân, giữ vững vùng giải phóng và chính quyền cách mạng. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, nếu địch mở rộng chiến tranh, gây lại chiến tranh quy mô lớn thì kiên quyết tiêu diệt chúng”.

Thực hiện nghị quyết Quân ủy Trung ương, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu ở miền Nam đã tổng kết tình hình, nhiệm vụ quân sự sáu tháng đầu năm 1973, kịp thời đề ra những chủ trương mới nhằm củng cố, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang, đặc biệt là bộ đội chủ lực. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, các địa phương kiên quyết phản công và tiến công địch, đánh bại âm mưu bình định lấn chiếm của chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:21:52 pm »


12 tháng 7.

Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 63/CTU-TM chuyển sư đoàn khu vực 571 trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559) thành sư đoàn ô tô vận tải quân sự 571. Sư đoàn ô tô vận tải 571 gồm bốn trung đoàn (11, 512, 13, 17) và các cơ quan.

Sư đoàn trưởng: thượng tá Nguyễn Đàm.
Chính ủy: thượng tá Phan Hữu Đại.


Tháng 7.

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ra nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới”. Nghị quyết đã tổng kết kinh nghiệm 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; phân tích tình hình và các khả năng; đề ra nhiệm vụ cơ bản, phương châm, phương thức hoạt động của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới.

Về nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang:   Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trong tư thế đánh địch, chủ động đập tan các cuộc hành quân lấn chiếm của chúng, kiên quyết thực hành phản công và tiến công, đánh những trận tiêu diệt thật đau, thật mạnh để bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng... Phải có kế hoạch toàn diện về xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu suất chiến đấu, làm cho bộ đội chủ lực thành lực lượng rất tinh nhuệ, chính quy, hiện đại, cơ động và linh hoạt, phù hợp với điều kiện chiến đấu trên từng chiến trường...

Coi trọng việc xây dựng, phát triển và tăng cường bộ đội địa phương từ khu đến huyện, ra sức khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Xây dựng bộ đội địa phương thành những đơn vị gọn, sắc, tinh nhuệ, vừa trang bị tương đối hiện đại, vừa tận dụng vũ khí thô sơ, đủ sức phản công và tiến công bẻ gãy và đập tan các cuộc hành quân gom dân lấn chiếm của quân ngụy trong phạm vi địa phương. Ra sức phát triển dân quân du kích thành một lực lượng vũ trang mạnh của quần chúng...”.


31-7 đến 2-8.

Đảng ủy Tổng cục Hậu cần họp, xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác hậu cần ba năm (1973-1975): “Tập trung bảo đảm chi viện và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng căn cứ địa ở miền Nam là nhiệm vụ khẩn trương hàng đầu; đồng thời tập trung bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, khắc phục hậu qủa chiến tranh, củng cố lực lượng ở miền Bắc theo phương hướng xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, kết hợp kinh tế quốc phòng và tham gia xây dựng kinh tế miền Bắc là nhiệm vụ quan trọng cơ bản”.


21 tháng 8.

Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần ra các quyết định (số 578 và 579/QĐ):

- Thành lập Viện thiết kế Quân giới thuộc Cục Quân giới.

Nhiệm vụ: thiết kế sản xuất vũ khí, khí tài quân giới, đạn dược, quân cụ theo yêu cầu trang bị toàn quân. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chế độ về công tác thiết kế ngành Quân giới. Quản lý các tài liệu thiết kế và quản lý sản xuất theo thiết kế.

Viện trưởng: trung tá Nguyễn Văn Tài.

- Thành lập Viện công nghệ Quân giới thuộc Cục Quân giới.

Nhiệm vụ: nghiên cứu, vận dụng công nghệ mới vào sản xuất vũ khí. Sử dụng những trang bị mới, cải tiến thiết bị cũ, sử dụng vật liệu thay thế trong sản xuất vũ khí, sắp xếp cơ cấu sản xuất khoa học, trang bị công nghệ, dây chuyền sản xuất sản phẩm ở các nhà máy quân giới, xây dựng những quy trình công nghệ điển hình, trung tâm đo lường và thử nghiệm của Tổng cục Hậu cần.

Viện trưởng: trung tá Nguyễn Văn Thu.


24 tháng 8.

Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần) thiết kế sản xuất thành công súng chống tăng B.41 phù hợp với điều kiện con người và khí hậu Việt Nam.


3 tháng 9.

Quân ủy Trung ương ra chỉ thị (số 116/QUTƯ) về việc tổng kiểm tra trang bị kỹ thuật và vật tư trong quân đội. Mục đích: “nắm chắc tình hình và vật tư, hiểu rõ việc quản lý, giữ gìn, sử dụng trang bị, thiết bị kỹ thuật và vật tư trong thời gian qua. Trên cơ sở đó chấn chỉnh, đôn đốc việc quản lý, giữ gìn, sử dụng trang bị, thiết bị kỹ thuật vật tư đúng chế độ, quy định, thủ tục theo nền nếp ngày càng chặt chẽ, chính quy".

Cuộc tổng kiểm tra được thực hiện trong toàn quân, ở tất cả các cấp, các ngành, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 1973, kết thúc vào cuối năm 1973. Lấy số liệu ngày 31 tháng 12 năm 1970 (thời gian kết thúc cuộc tổng kiểm tra lần trước) để đối chiếu.


23 tháng 9.

Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định tuyên dương 46 đơn vị và 20 cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; tiếp đó, ngày 20 tháng 12, tuyên dương 56 đơn vị và 33 cá nhân là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã lập thành tích đặc biêt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


24 tháng 10.

Thành lập Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng
(quyết định số 124/QĐ-QP).

Biên chế: ba sư đoàn bộ binh (308, 312, 320B), sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe tăng 202, lữ đoàn pháo binh 45, lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin 240, các đơn vị binh chủng, phục vụ và các cơ quan.

Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn (Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm chức).
Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Hòa (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm chức).


17 tháng 11.

Hội đồng chính phủ ra quyết định (số 243/TTG) về việc xây dựng, củng cố, mở rộng đường chiến lược Trường Sơn.

“Xây dựng cơ bản 1.920 ki-lô-mét đường mới gồm tuyến đông Trường Sơn dài 1.200 ki-lô-mét từ Khe Gát (Quảng Bình) tới Bù Gia Mập (Đông Nam Bộ); tuyến tây Trường Sơn có hai trục, nay mới xây dựng cơ bản trục một dài 720 ki-lô-mét từ Phong Nha (đầu đường số 20, Quảng Bình) đi Plây Khốc (Tây Nguyên), nối với tuyến đường phía đông, kể cả nhánh đường số 16 từ Thạch Bàn đi Bản Đông nối với trục thứ nhất ở Sê-ca-mán”.

Đây là công trình lớn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng. Nhà nước giao cho quân đội xây dựng toàn bộ.

Lực lượng thi công trên tuyến (cuối năm 1973) gồm một sư đoàn, 17 trung đoàn, 40 tiểu đoàn công binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn (36.341 người), 2.741 thanh niên xung phong và dân công, 660 xe máy các loại (123 máy húc), 340 xe ben, 51 xe lu, 99 máy ép hơi, 37 máy nghiền đá...

Ngày 11 tháng 11, thông xe trục đường phía tây từ Thạch Bàn đến Bù Gia Mập dài 847 ki-lô-mét (các đơn vị công binh đã khôi phục, mở rộng tuyến này từ đầu năm 1973). Ngày 1 tháng 2 năm 1974 thông xe trục đường phía đông từ Thạch Bàn (Quảng Bình) đến Giàng (Quảng Nam) dài 336 ki-lô-mét. Các tuyến đường ngang Phong Nha - Lùm Bùm - Na Bo dài 176 ki-lô-mét; Hướng Hóa - Bản Đông - Mường Phìn dài 104 ki-lô-mét; Sa-ra-van - A-tô-pơ dài 320 ki-lô-mét cũng được hoàn thành.

Vào đầu năm 1975, hệ thống đường chiến lược Trường Sơn dài tới 20.000 ki-lô-mét, gồm bốn hệ thống đường trục dọc dài 6.810 ki-lô-mét; 13 trục ngang dài 4.980 ki-lô-mét, năm hệ thống đường vượt khẩu dài 700 ki-lô-mét, hệ thống đường vòng tránh các trọng điểm tổng cộng chiều dài 4.700 ki-lô-mét và hệ thống đường ống dẫn dầu dài 1.300 ki-lô-mét.


19-22 tháng 11.

Lực lượng vũ trang Quảng Trị mở đại hội mừng công thắng Mỹ.


3 tháng 12.

Đội 5 (đoàn 10 đặc công Rừng Sác) do Hà Quang Vóc chỉ huy tập kích kho xăng Nhà Bè (Sài Gòn), kho dự trữ xăng dầu lớn nhất của quân đội Sài Gòn, thiêu hủy 14 triệu lít xăng dầu, phá hủy một tàu chở dầu 12.000 tấn và hệ thống lọc dầu. Đội 5 và hai đồng chí Hà Quang Vóc, Nguyễn Hồng Thế được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:22:44 pm »


NĂM 1974


Tháng 1.

Tổng cục Hậu cần tổ chức hội nghị hậu cần các chiến trường
bàn việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng, tích lũy vật chất, phương tiện kỹ thuật, tăng cường khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ.


1-6 tháng 2.

Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam lần thứ tư
. Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam - Huỳnh Tấn Phát trao cờ Quyết thắng cho 19 trung đoàn được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng. Đồng chí Trần Nam Trung trao cờ “Trung thành vô hạn, anh dũng tuyệt vời, chiến thắng vẻ vang” cho đại diện bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng.


13 tháng 2.

Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 13 QĐ-QP) chuyển Trường Bổ túc cán bộ đặc công thành Trường sĩ quan Đặc công.


Nhiệm vụ: đào tạo, bổ túc cán bộ đặc công từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng; đào tạo, bổ túc cán bộ tham mưu và giáo viên cho bộ đội đặc công; bổ túc cán bộ sơ cấp chính trị đặc công; biên soạn tài liệu giáo khoa quân sự đặc công; tham gia nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội đặc công.

Hiệu trưởng: trung tá Nguyễn Kim Huống.
Chính ủy: trung tá Phạm Huy.


Giữa tháng 2.

Lực lượng vũ trang Khu 8 đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch ở Kiến Tường, bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ Đồng Tháp Mười.


15 tháng 3.

Hội nghị Quân ủy Trung ương tổng kết tình hình quân sự năm 1973, đề ra nhiệm vụ trước mắt của các lực lượng vũ trang ở miền Nam là giành dân, giành quyền làm chủ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định lấn chiếm phân tuyến của địch. Bộ đội chủ lực vừa đánh vừa xây dựng, từng bước nâng dần quy mô đánh tiêu diệt.


16-17 tháng 3.

Lực lượng vũ trang Tây Nguyên đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch ở Chư Nghé.


20 tháng 3.

Thành lập lữ đoàn 316 đặc công - biệt động
tại miền Đông Nam Bộ. Biên chế: bốn tiểu đoàn đặc công và 12Z biệt động, một tiểu đoàn trinh sát.


5 tháng 4.

Quân ủy Trung ương ra nghị quyết (số 39/QUTƯ) thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng.

Nhiệm vụ: giúp Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo công tác bảo đảm và quản lý trang bị, bảo đảm kỹ thuật trong toàn quân, nghiên cứu kỹ thuật quân sự và trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc phòng.

Tổng cục Kỹ thuật có các cơ quan và đơn vị: Bộ Tham mưu, các cục: Hậu cần, Chính trị, Quản lý xe máy, Quản lý kỹ thuật, Sản xuất, Quản lý xí nghiệp, Quản lý vũ khí - khí tài - đạn dược; các phòng quản lý trang bị khí tài đặc chủng (máy bay, tên lửa, tàu hải quân), vật tư, tài vụ và văn phòng; các viện kỹ thuật quân sự, thiết kế; các trường đào tạo cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật; các xí nghiệp sản xuất quốc phòng.

Chủ nhiệm: Trung tướng Đinh Đức Thiện (Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm chức).
Các Phó chủ nhiệm: Trần Sâm, Trần Đại Nghĩa, Vũ Văn Đôn, Nguyễn Văn Tiên.

Ngày 10 tháng 9, Hội đồng chính phủ ra nghị định (số 221/CP) thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng.


Tháng 4.

- Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân
nghiên cứu Nghị quyết hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) và Nghị quyết Quân ủy Trung ương (3-1974). Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm hội nghị và chỉ thị nhiệm vụ cho quân đội. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân tích các khả năng phát triển của tình hình, xác định một số nhiệm vụ trước mắt của quân đội.

- Bộ Tổng Tham mưu và các chiến trường tích cực chuẩn bị kế hoạch tác chiến chiến lược hai năm 1974-1975.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:24:30 pm »


15 tháng 5.

Trung đoàn 66 (sư đoàn 10) và trung đoàn 3 (sư đoàn 324) tiến công căn cứ Đắc Pét (cách thị xã Công Tum 80 ki-lô-mét về phía tây-bắc), loại khỏi vòng chiến đấu một tiểu đoàn quân biệt động và lực lượng bảo an, dân vệ; xóa bỏ điểm chốt cuối cùng của địch trên đường số 14.


16-5 đến 30-9.

Sư đoàn 9 mở chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ vùng trung tuyến (khu vực đường số 7 ngang tây Bến Cát, cách Sài Gòn 30 ki-lô-mét) của địch, thu hút một bộ phận lực lượng của quân đoàn 3 ngụy, đẩy lùi kế hoạch bình định, lấn chiếm của chúng, tạo thế trận tiến công mới trên hướng tây-bắc Sài Gòn. Qua 135 ngày đêm chiến đấu, sư đoàn đã đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 3.500 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


17 tháng 5.

Thành lập Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang
(quyết định số 67/QP-QĐ).

Biên chế: ba sư đoàn bộ binh (304, 325, 324), sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn pháo binh 164, lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn công binh 219, trung đoàn thông tin 463 và các cơ quan, đơn vị bảo đảm, phục vụ.

Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
Chính ủy: Thiếu tướng Lê Linh.

Căn cứ: Chiến khu Ba Lòng (Bình-Trị-Thiên).


26 tháng 5.

Thành lập Cục Sản xuất
thuộc Tổng cục Hậu cần (quyết định số 79/QP-QĐ của Bộ Quốc phòng).

Nhiệm vụ: giúp Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần nghiên cứu, chỉ đạo việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất tự túc.

Cục trưởng: đại tá Đặng Quốc Tuyển.


9-12 tháng 6.

Đại hội chiến sĩ thi đua và dũng sĩ Sài Gòn-Gia Định
tuyên dương 9 đơn vị Thành đông quyết thắng và 24 chiến sĩ thi đua trong năm 1973.


14 tháng 6.

Chính phủ cách mạng làm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định thưởng Huân chương Thành đồng quyết thắng cho 36 địa phương và đơn vị lập thành tích xuất sắc trong năm 1973.


Tháng 6.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đẩy mạnh xây dựng khối chủ lực
gồm hai sư đoàn 10 và 320A, hai trung đoàn bộ binh 95 và 25, hai trung đoàn pháo binh 40 và 675, trung đoàn phòng không 234, trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273, hai trung đoàn công binh 7 và 545, trung đoàn thông tin 29..., theo phương hướng tập trung thành binh đoàn tác chiến hiệp đồng binh chủng.


18-7 đến 20-12

Chiến dịch Nông Sơn - Trung Phước
(K.711).

Địa bàn Nông Sơn - Trung Phước - Thượng Đức (Khu 5).

Lực lượng tham gia: sư đoàn bộ binh 2 (Quân khu 5), sư đoàn bộ binh 304 và một số đơn vị binh chủng (Quân đoàn 2), bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam (bốn tiểu đoàn), Quảng Đà (năm tiểu đoàn).

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chỉ huy chiến dịch.

Từ ngày 17 đến 23 tháng 7, sư đoàn 2 được tăng cường hỏa lực tiến công tiêu diệt căn cứ Nông Sơn - Trung Phước; tiếp đó, đánh bại cuộc hành quân “sóng thần nam” ứng cứu Nông Sơn - Trung Phước của hai trung đoàn 1, 31 (sư đoàn 2 ngụy).

Từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 8 tháng 7, các lực lượng của Quân đoàn 2 tiến công giải phóng toàn bộ chi khu quận lỵ Thượng Đức.

Từ sau ngày 8 tháng 7 đến 20 tháng 12, trung đoàn 66 (sư đoàn 304), trung đoàn 3 (sư đoàn 324) và lực lượng bộ đội địa phương tổ chức trận địa phòng ngự đánh bại các cuộc phản kích của địch, đặc biệt là cuộc phản kích của sư đoàn dù số 3.

Kết quả chiến dịch: ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch, tiêu diệt bốn tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng chín tiểu đoàn, thu 2.106 súng các loại, 24 xe quân sự và nhiều đạn dược trang bị của địch.

Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức chứng minh trên thực tế chiến trường sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch.


20 tháng 7

Thành lập Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long
. Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam công bố quyết định thành lập.

Biên chế: hai sư đoàn bộ binh 7 và 9, trung đoàn pháo binh 24, trung đoàn phòng không 71, trung đoàn đặc công 429, trung đoàn thông tin 69 và các cơ quan, đơn vị phục vụ, bảo đảm.

Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Cầm.

Tháng 3 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được cử làm Chính ủy.

Căn cứ: miền Đông Nam Bộ


23 tháng 7.

Thành lập Học viện Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng (quyết định số 188/QP-QĐ) trên cơ sở Trường sĩ quan Hậu cần.

Nhiệm vụ: đào tạo, bổ túc về công tác hậu cần cho cán bộ sơ cấp, trung cấp và cao cấp của ba quân chủng và ba thứ quân; tham gia tổng kết kinh nghiệm công tác hậu cần, nghiên cứu lý luận và biên soạn hệ thống tài liệu giáo khoa về hậu cần.

Viện trưởng: đại tá Hoàng Kiện.
Chính ủy: đại tá Trần Huy.

Nơi đóng quân: huyện Gia Lâm, Hà Nội.


Tháng 7.

Hội nghị đặc công toàn quân lần thứ hai
, tổng kết các hoạt động xây dựng lực lượng và tác chiến đặc công, nghiên cứu cách đánh của bộ đội đặc công trong các chiến dịch tác chiến hiệp đồng quân chủng, binh chủng quy mô lớn. Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Phó tổng tham mưu trưởng đánh giá: “Hội nghị tổng kết lần này của Binh chủng Đặc công đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:25:47 pm »


19 tháng 8.

- Thành lập sư đoàn bộ binh 303
thuộc Bộ Tư lệnh Miền (trên cơ sở sư đoàn bộ binh 3).

Biên chế: ba trung đoàn bộ binh 201, 271, 205, trung đoàn pháo binh 262.

Sư đoàn trưởng: Đỗ Quang Hưng.
Chính ủy: Nguyễn Ngọc Doãn.

- Thành lập trung đoàn 198 đặc công tại Tây Nguyên trên cơ sở một số đơn vị đặc công của Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế: bốn tiểu đoàn xung lực, một tiểu đoàn hỏa lực (ĐKB, ĐKZ) và bốn đại đội (trinh sát, thông tin, quân y, vận tải).

Trung đoàn trưởng: Đỗ Văn Kính.


28-8 đến 28-9.

Chiến dịch La Sơn
- Chiến dịch K18.

Địa bàn La Sơn - Mỏ Tàu (tây nam Huế).

Lực lượng tham gia: sư đoàn bộ binh 324 (thiếu một trung đoàn) được tăng cường một số đơn vị hỏa lực, binh chủng của Quân đoàn 2 và trung đoàn 6 chủ lực Trị-Thiên. Sau hơn một tháng chiến đấu, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo bàn đạp tiến công Huế và uy hiếp địch trên tuyến quốc lộ số 1 nối Huế với Đà Nẵng.


30-9 đến 8-10.

Bộ Chính trị họp nhận định: “Mỹ chẳng những phải giảm bớt chi viện cho ngụy mà còn khó có khả năng nhảy vào lại miền Nam và dù chúng có can thiệp thế nào đi nữa cũng không cứu vãn được ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ...”. “Chúng ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, đã tạo nên những yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.

Bộ Chính trị thông qua kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976, chiến trường Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp trong năm 1975. Bộ Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu theo dõi và có kết luận về phản ứng của Mỹ qua hoạt động tiến công của ta trong mùa khô 1974-1975, tính toán kỹ cơ sở vật chất, đạn dược, xe máy, vì viện trợ quân sự đã giảm nhiều; có kế hoạch sản xuất và triệt để tiết kiệm trong sử dụng.


3 tháng 10.

Lực lượng vũ trang Tây Nguyên tiêu diệt các chi khu quân sự, quận lỵ Măng Đen, Mang Bút, mở rộng vùng giải phóng, tạo thế trận mới ở bắc - đông bắc Công Tum.


28 tháng 10.

Quân ủy Trung ương thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1974-1975 trình lên Bộ Chính trị.


Đầu tháng 11.

Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương triệu tập hội nghị về công tác quân sự địa phương trong tình hình mới. Đại biểu các bộ, ngành ở Trung ương, các Bí thư tỉnh ủy, tư lệnh và chính ủy quân khu, quân chủng, binh chủng, và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh dự hội nghị.


4-12-1974 đến 6-1-1975.

Đoàn đại biểu Anh hùng và Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phòng miền Nam thăm miền Bắc
, dự lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.


5-12-1974 đến 11-1-1975.

Sư đoàn bộ binh 4, đoàn 6 và lực lượng vũ trang địa phương Quân khu 9 mở chiến dịch tiến công đánh bại kế hoạch lấn chiếm của địch, mở rộng vùng giải phóng các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Long Mỹ (Cần Thơ). Các đơn vị đánh 160 trận, làm thương vong hơn 2.600 tên địch, diệt và bức rút 15 yếu khu, chi khu quân sự, giải phóng hoàn toàn 7 xã, nối thông hành lang U Minh - Cần Thơ.


14-12-1974 đến 6-1-1975.

Chiến dịch Đường số 14 - Phước Long.


Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận lực lượng đánh chiếm chi khu quân sự Bù Đăng, yếu khu Bù Na, chi khu quân sự Đồng Xoài, giải phóng đường số 14 và toàn tỉnh Phước Long. Chiến dịch là một thực tế chứng minh, quân đội ta có khả năng mở chiến dịch quy mô quân đoàn, đánh chiếm chi khu, tiểu khu quân sự địch, giải phóng thị xã, thành phố. Thắng lợi của chiến dịch củng cố vững chắc quyết tâm chiến lược đã được Bộ Chính trị xác định, cho thấy khả năng đối phó hạn chế của Mỹ khi ta mở cuộc tiến công quy mô lớn.


15 tháng 12.

Khai mạc Hội thao quyết thắng toàn quân
, kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện năm 1974 về kỹ thuật, thể dục thể thao và chấp hành điều lệnh.


18-12-1974 đến 8-1-1975.

Hội nghị Bộ Chính trị (mở rộng) bổ sung và hoàn chỉnh quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn. Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

“Ngoài kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm 1975-1976, cần chuẩn bị một phương án khác, một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.


22 tháng 12.

Quân và dân cả nước kỷ niệm trọng thể lần thứ 30 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh tuyên dương công trạng của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, ký lệnh thưởng Huân chương Sao vàng cho quân đội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:27:10 pm »


NĂM 1975


9 tháng 1.

Thường trực Quân ủy Trung ương bàn nhiệm vụ quân sự mùa xuân 1975, thực hiện bước một của kế hoạch tác chiến chiến lược.

Quân ủy Trung ương xác định, trong mùa khô 1974-1975, hướng tiến công chủ yếu là nam Tây Nguyên. Nhiệm vụ cụ thể là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng phần lớn hoặc hoàn toàn các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức. Mục tiêu then chốt quyết định là thị xã Buôn Ma Thuột. Nếu có thời cơ sẽ phát triển giải phóng Plây Cu, Công Tum, hoặc tiến xuống Phú Yên, Khánh Hòa; hỗ trợ quần chúng nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, phát triển lực lượng vũ trang tại chỗ, phối hợp với các chiến trường toàn Miền.


5 tháng 2.

- Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được Bộ Chính trị cử vào chiến trường Tây Nguyên thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch.

- Thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.

Tư lệnh: Trung tướng Hoàng Minh Thảo.
Chính ủy: đại tá Đặng Vũ Hiệp.


17 tháng 2.

Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên bàn phương án tác chiến. Ngày 25 tháng 2, Đại tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh phê chuẩn kế hoạch chiến dịch Tây Nguyên.


Tháng 2.

Thành lập đoàn 232 (tương đương quân đoàn) gồm hai sư đoàn bộ binh 3 và 5 (sau đó được tăng cường sư đoàn 9) và một số đơn vị binh chủng đảm nhiệm tiến công hướng tây, tây nam Sài Gòn.

Tư lệnh: Trung tướng Lê Đức Anh.
Chính ủy: Thiếu tướng Lê Văn Tưởng.


4-24 tháng 3.

Chiến dịch Tây Nguyên.


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm bốn sư đoàn (10, 320A, 316, 968), bốn trung đoàn bộ binh (95A, 95B, 25, 271), hai trung đoàn pháo binh (40 và 675), ba trung đoàn pháo cao xạ (232, 234, 593), trung đoàn 273 xe tăng thiết giáp, trung đoàn 198 và hai tiểu đoàn đặc công (14, 27), hai trung đoàn công binh (7 và 575), trung đoàn 29 thông tin và các đơn vị hậu cần, vận tải. Sư đoàn 3 bộ binh (Quân khu 5) tác chiến phối hợp trên đường số 19.

Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11 tháng 3, quân ta tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch, một trận “điểm đúng huyệt”, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Từ ngày 14 đến 18 tháng 3, quân ta đánh trận then chốt thứ hai, đập tan cuộc phản kích của quân đoàn 2 ngụy, tạo thế chia cắt địch về chiến lược, đẩy quân địch ở Tây Nguyên vào thế tan vỡ.

Từ ngày 17 đến 24 tháng 3, quân ta đánh trận then chốt thứ ba, truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên đường số 7, giải phóng Công Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.

Quân đội ta có bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chỉ huy và thực hành chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, về nghệ thuật đánh chiếm thành phố, đánh địch phản kích lớn bằng đổ bộ đường không và truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên địa hình rừng núi.


12-3 đến 2-4.

Quân đoàn 4 và lực lượng vũ trang Nam Bộ - cực nam Trung Bộ đẩy mạnh, hoạt động phối hợp
với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, tạo bàn đạp và mở đường tiến công Sài Gòn trên các hướng bắc, đông-bắc và tây, tây-nam. Sư đoàn 9 và một bộ phận sư đoàn 341 đánh chiếm các chi khu quân sự, quận lỵ Dầu Tiếng (12-3), Chơn Thành và toàn tỉnh Bình Long, mở thông đường số 13, 14 (2-4). Sư đoàn 3 và sư đoàn 5 (đoàn 232) diệt khu quân sự Bến Cầu, Đức Huệ, cắt đường số 4. Sư đoàn 7 đánh chiếm chi khu quân sự Định Quán (20-3), giải phóng đường số 20 và tỉnh Lâm Đồng (31-3).


18 tháng 3.

Bộ Chính trị họp, nhận định: thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của ta đánh dấu một bước rất mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ-ngụy. Địch đang thực hiện co cụm chiến lược, có thể co cụm ở Đà Nẵng và Cam Ranh ... Bộ Chính trị hạ quyết tâm hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975; nhiệm vụ trước mắt là nhanh chóng tiêu diệt quân đoàn 1 của địch không cho chúng rút về Sài Gòn, giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Trung Bộ.


21-29 tháng 3.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.


Lực lượng tham gia: Quân đoàn 2, lực lượng vũ trang Quân khu Trị-Thiên, Quân khu 5, Đoàn 559. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm Tư lệnh: Trung tướng Lê Trọng Tấn; Chính ủy: Thượng tướng Chu Huy Mân.

Chiến dịch hình thành trong quá trình phát triển của cuộc tiến công chiến lược, trên cơ sở chiến dịch xuân-hè của Quân đoàn 2, Quân khu Trị-Thiên và Quân khu 5, do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy.

Kết quả: tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân đoàn 1 và quân khu 1 của địch, đập tan hệ thống phòng thù kiên cố của chúng, giải phóng năm tỉnh liên hoàn là Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trong đó có hai thành phố lớn là Huế (25-3), Đà Nẵng (29-3); làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo điều kiện rất thuận lợi cho chiến dịch quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Quân đội ta tiến bộ vượt bậc về trình độ tổ chức chỉ huy chiến dịch tiến công gấp rút khi có thời cơ thuận lợi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật tổ chức, chỉ huy, tác chiến và phát triển tiến công trong chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.


25 tháng 3.

- Bộ Chính trị quyết định giải phóng Sài Gòn
và toàn miền Nam trước mùa mưa (tháng 5-1975).

- Thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương (Nghị quyết số 241-NQTƯ của Bộ Chính trị). Chủ tịch: Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Phó chủ tịch: Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều động bộ phận lớn Quân đoàn 1 vào tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Sư đoàn 308 làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của Bộ và bảo vệ miền Bắc.


27 tháng 3.

Thành lập Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên
(quyết định số 54/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng). Biên chế: ba sư đoàn bộ binh 10, 316, 320A, hai trung đoàn pháo binh 40 và 675, ba trung đoàn phòng không 232, 234, 593, trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273, hai trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29 và các cơ quan, đơn vị bảo đảm, phục vụ.

Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng.
Chính ủy: đại tá Đặng Vũ Hiệp.

Căn cứ: Tây Nguyên.


31 tháng 3.

Bộ Chính trị nhận định: Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể để chậm.

Nhiệm vụ của quân đội ta lúc này là gấp rút tăng thêm lực lượng vào hướng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4, áp sát Sài Gòn, đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông, đông-nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tổ chức sẵn những đơn vị binh chủng hợp thành mạnh để khi thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm các mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố.

Tư tưởng chỉ đạo: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2022, 03:29:02 pm »


8 tháng 4.

Thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.


Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Chính ủy: Phạm Hùng.
Phó tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện.

(Ngày 22 tháng 4 bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó tư lệnh; Trung tướng Lê Quang Hòa - Phó chính ủy).


9-21 tháng 4.

Quân đoàn 4 (thiếu sư đoàn 9) và sư đoàn 6 chủ lực Quân khu 7 tiến đánh thị xã Xuân Lộc (Long Khánh) gây thiệt, hại nặng cho quân đoàn 3 ngụy, tạo bàn đạp tiến công Sài Gòn từ hướng đông, đông-nam.


14 tháng 4.

Bộ Chính trị điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn (số 37/TK): “Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh... Chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, có kết hợp với nổi dậy của quần chúng, kết thúc chiến tranh. Đó là chiến dịch quyết chiến chiến lược lịch sử”.


14-29 tháng 4.

Giải phóng các đảo do quân ngụy Sài Gòn chiếm đóng thuộc quần đảo Trương Sa. Ngày 4 tháng 4, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân: “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”1. Ngày 10 tháng 4. Bộ Tư lệnh Hải quân điều ba tàu vận tải 673, 674, 675 (trung đoàn 125) từ Hải Phòng vào Đà Nẵng. Ngày 11 tháng 4, lực lượng chiến đấu gồm đội 4 (trung đoàn 126 đặc công nước), một số đội đặc công của Quân khu 5 và tỉnh Khánh Hòa do trung tá Mai Năng chỉ huy tiến ra Trường Sa. Ngày 14 tháng 4, bộ đội ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Từ ngày 25 đến 29 tháng 4, giải phóng các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa...


16 tháng 4.

Cánh quân Duyên Hải (lực lượng gồm Quân đoàn 2 (thiếu sư đoàn 324) và sư đoàn 3 (Quân khu 5) đập tan tuyến phòng thủ từ xa của quân đoàn 3 ngụy ở Phan Rang, chiếm sân bay Thành Sơn, bắt sống hai tướng ngụy là Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang. Quân đội ta có bước tiến bộ mới về sức mạnh và nghệ thuật tiến công tập đoàn phòng ngự địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành trong hành tiến.


20-25 tháng 4.

Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
giao nhiệm vụ cho các quân đoàn và lực lượng vũ trang địa phương.

- Hướng tây-bắc Sài Gòn, Quân đoàn 3 do Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh), đại tá Đặng Vũ Hiệp (Chính ủy) chỉ huy, cùng hai trung đoàn 1 và 2 Gia Định, các đội đặc công - biệt động của thành đội Sài Gòn được pháo binh và lực lượng phòng không chiến dịch chi viện hỏa lực đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với Quân đoàn 1 đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy.

- Hướng bắc và đông-bắc Sài Gòn, Quân đoàn 1 do Thiếu tướng Nguyễn Hòa (Tư lệnh), Thiếu tướng Hoàng Minh Thi (Chính ủy) chỉ huy, được tăng cường trung đoàn 95 (sư đoàn 325, Quân đoàn 2) và một trung đoàn phòng không đánh chiếm căn cứ Phú Lộc, diệt sư đoàn 5 ngụy, đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy và căn cứ bộ tư lệnh các binh chủng địch ở Gò Vấp.

- Hướng đông và đông-nam Sài Gòn, Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm (Tư lệnh), Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (Chính ủy) chỉ huy, được tăng cường lữ đoàn bộ binh 52 (Quân khu 5) và một số tiểu đoàn binh chủng tiêu diệt sở chỉ huy bộ tư lệnh quân đoàn 3 và sư đoàn 18 ngụy ở Biên Hòa, sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm dinh Độc Lập. Quân đoàn 2 do Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (Tư lệnh), Thiếu tướng Lê Linh (Chính ủy) chỉ huy đánh chiếm Bà Rịa, các căn cứ Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu, sau đó tiến vào nội thành, cùng Quân đoàn 4 chiếm dinh Độc Lập.

- Hướng tây và tây-nam Sài Gòn, đoàn 232 do Trung tướng Lê Đức Anh (Tư lệnh), Thiếu tướng Lê Văn Tưởng (Chính ủy) chỉ huy và lực lượng vũ trang Quân khu 8 có nhiệm vụ cắt đường số 4, đánh chiếm biệt khu Thủ Đô và tổng nha cảnh sát ngụy.

Các đơn vị đặc công biệt động và lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn có nhiệm vụ đánh địch, giữ các cầu vào thành phố, dẫn đường cho các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công quân sự.


26-30 tháng 4.

Tổng công kích giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn - Gia Định, đồng bằng sông Cửu Long và toàn bộ vùng đất, vùng biển, các đảo của Tổ quốc.


17 giờ ngày 26, quân ta nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt trên các hướng, tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch còn lại, đánh chiếm các căn cứ, mục tiêu quan trọng, phá vỡ các khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 28, một biên đội máy bay A.37 (phi đội Quyết Thắng) của Binh chủng Không quân ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm quân địch thêm hoảng loạn. Việc di tản bằng máy bay có cánh cố định của chúng bị ngưng trệ. Ngày 29, quân ta tiêu diệt và làm ta rã các sư đoàn chủ lực 5, 7, 25, 18, 22 của quân ngụy. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố 10 đến 20 ki-lô-mét. Đại sứ Mỹ G. Ma-tin và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30-4). 5 giờ ngày 30 tháng 4, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, xe tăng 843 do trung úy Bùi Quang Thận, đại đội trưởng đại đội 4 xe tăng chỉ huy dẫn đầu lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm dinh Độc Lập. Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn bộ binh 66 (sư đoàn 304) và lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) là những đơn vị đầu tiên cùng một số chiến sĩ biệt động đánh vào sào huyệt địch, buộc tổng thống ngụy quyền và toàn bộ nội các địch đầu hàng. Cờ giải phóng tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, ngay từ đầu tháng 3 năm 1975, thực hiện đợt 2 kế hoạch tác chiến chiến lược trên phạm vi toàn Miền, lực lượng vũ trang Quân khu 8 và Quân khu 9 đẩy mạnh tiến công địch, phối hợp với quần chúng nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, tạo thế trận mới, phối hợp với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Trong thời gian các quân đoàn chủ lực chuẩn bị và thực hành chiến dịch giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang hai quân khu áp sát các thành phố, thị xã, cắt đường số 4 và các đường giao thông quan trọng, kìm giữ quân đoàn 4 ngụy. Trên cơ sở thắng lợi đã giành được, trong các ngày 30 tháng 4 đến 2 tháng 5, bộ đội chủ lực hai quân khu và lực lượng vũ trang các tỉnh nắm bắt chính xác thời cơ ngụy quyền trung ương đầu hàng, quân ngụy tan rã, đã kết hợp tiến công quân sự với phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 4, quân khu 4 và lực lượng kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bô, vùng biển và giải phóng Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo ở tây nam của Tổ quốc.


30 tháng 4.

Bộ Chính trị gửi điện khen ngợi quân và dân Sài Gòn - Gia Định, khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội tình nguyện, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định, đưa chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng.
________________________________________________
1. Điện số 990b/TK, ngày 4-4-1975 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2022, 01:28:53 pm »


III

THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(1975 - 1994)


NĂM 1975


Đầu tháng 5.

- Nhân dân và lực lượng vũ trang cả nước mở lễ hội mừng chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Thành lập Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định do Thượng tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch và Ủy ban quân quản các địa phương ở miền Nam.


4 tháng 5.

Quân ủy Trung ương ra chỉ thị (số 126/QUTƯ) về “Công tác thu hồi, quản lý, bảo quản, sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật lấy được của địch trong vùng giải phóng”, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng nền quốc phòng.


9 tháng 5.

Thực hiện quyết định (số 44/QĐ-QP ngày 20-3-1975) của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định (số 212/QĐ-TM) về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, biên chế Cục Kế hoạch Kinh tế quân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Cục trưởng: đại tá Vũ Hải.


13 tháng 5.

Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định về một số công tác trước mắt của quân đội:

1. Tham gia quản lý ổn định các vùng mới giải phóng

2. Chuẩn bị tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

3. Xác định phương hướng xây dựng và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang thời gian tới.


21 tháng 5.

Bộ Tổng Tham mưu ra hai chỉ thị:

- Chỉ thị (số 82/CT-TM) chấn chỉnh ngành động viên ở cơ quan Bộ, các quân khu và các cơ quan quân sự tỉnh, thành phố; bố trí người có phẩm chất chính trị và có năng lực làm công tác động viên.

- Chỉ thị (số 02/CT-TM) mở đợt giáo dục, rèn luyện kỷ luật, tác phong, nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và duy trì trật tự trị an.


4 tháng 6.

Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa V họp kỳ thứ nhất tại Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng báo cáo những diễn biến lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


11 tháng 6.

Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị (số 84/CT-TM) về “Việc tổng kiểm tra quân số trong quân đội” làm căn cứ cho việc nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang trước mắt cũng như lâu dài; làm cơ sở cho công tác quản lý quân số và giải quyết một số chính sách lớn của Đảng trong quân đội. Thời điểm kiểm tra: 0 giờ ngày 1 tháng 8 đến ngày 2 tháng 8 năm 1975.


8 tháng 7.

Thủ tướng Chính phủ ra thông tư (số 248-TTg) áp dụng chế độ đối với quân nhân xuất ngũ có thời gian phục vụ trong quân đội dưới 5 năm được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, hoặc vào học ở các trường đại học, trung học, sơ học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề.


Tháng 7.

Ban Bí thư Trung ương Đảng ra hai chỉ thị:

- Giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang cùng nhân dân phá gỡ bom mìn, thu dọn chất nổ, khắc phục hậu quả chiến tranh.

- Về trách nhiệm của Đảng và các ngành, các cấp đối với công tác thương binh, xã hội sau chiến tranh. Yêu cầu chung là chăm lo, hồi phục sức khỏe, sắp xếp việc làm cho các đối tượng; từng bước ổn định đời sống và tạo điều kiện để các đối tượng có thể đóng góp thích hợp đối với nhiệm vụ chung của cả nước trong tình hình mới, giải quyết ngay việc chuyển tin tức các quân nhân tại ngũ cho các gia đình; động viên và giúp đỡ những gia đình bộ đội khó khăn về đời sống; hoàn thành việc xác nhận liệt sĩ, quân nhân mất tích hoặc từ trần; giải quyết chu đáo các chính sách về quyền lợi của thân nhân liệt sĩ; xếp hạng thương tật và biểu dương, khen thưởng kịp thời cho thương binh có cống hiến xứng đáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; cải thiện đời sống vật chất cho thương binh ở trại điều dưỡng, giúp đỡ trẻ mồ côi.

Nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ (27-7), Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động và bằng khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, các gia đình liệt sĩ, thương binh, gương mẫu.


27 tháng 7.

Bộ Quốc phòng đề nghị Nhà nước đào tạo bổ sung cán bộ khoa học kỹ thuật cho quân đội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM