Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:45:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm QĐND Việt Nam  (Đọc 7411 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #50 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:12:50 pm »


18 tháng 8.

Bộ Chính trị chỉ thị cho Xứ ủy Nam Bộ:
“... Cần tổ chức ra những đội tự vệ ở các thôn, xã, nhà máy, đường phố, trường học. Nhiệm vụ của những đội tự vệ này là giữ gìn trật tự và bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng; thông tin, báo hiệu, canh gác các cuộc hội nghị của cán bộ và giải thoát cán bộ khi cần thiết ... Các đội viên phải là thanh niên lao động hoặc đảng viên, tổ chức thành từng tổ và đội, có đội trưởng, đội phó”.


20 tháng 8.

Thành lập Ban Thanh tra quân đội
(quyết định số 1012 của Phủ Thủ tướng) thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh.


Ngày 23 tháng 8.

Thành lập Cục Nông binh
sau đổi thành Cục Nông trường (nghị định số 030/NĐA của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh) thuộc Tổng cục Hậu cần.

Nhiệm vụ: quản lý, tổ chức lực lượng xây dựng các nông trường quân đội.

Cục trưởng: Lê Nam Thắng.
Cục phó: Võ Bẩm.
Chính ủy: Kim Ngọc.


11 tháng 12.

Thành lập Sư đoàn bộ binh 338 (nghị định số 70-NĐ) nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực ở chiến trường Tây Nam Bộ vừa tập kết ra miền Bắc (bốn trung đoàn bộ binh 656, 658, 660, 664, một tiểu đoàn pháo binh).

Sư đoàn trưởng: Nguyễn Văn Quạn.
Chính ủy: Tô Ký.


22 tháng 12.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho quân đội, nhân kỷ niệm 12 năm ngày thành lập:
“Quân đội ta cần phát huy truyền thống cách mạng anh dũng và vẻ vang, nâng cao chí khí phấn đấu, giữ vững kỷ luật, đoàn kết trên dưới, đoàn kết quân dân, ra sức làm tròn mọi nhiệm vụ do Đảng và Chính phủ giao phó cho.

Các quân nhân phục viên, các thương binh cần ra sức khắc phục khó khăn, phát huy tính tích cực của mình trong sản xuất và mọi công tác khác".


Tháng 12.

Xứ ủy Nam Bộ ra nghị quyết về tổ chức và phương thức hoạt động của lực lượng vũ trang tự vệ.


“Về tổ chức, thành lập từng tiểu đội, trung đội. Ăn ở đi lại, hoạt động thì phân tán từng tổ, từng tiểu đội, nhưng phải thành lập trung đội có ban chỉ huy để quản lý đơn vị, tiến hành công tác chính trị và rèn luyện bộ đội. Trang bị phải gọn nhẹ. Nội dung huấn luyện gồm công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động quần chúng, vận động binh lính địch, nâng cao hiểu biết về Đảng và một số kỹ thuật quân sự”.


Những tháng cuối năm 1956.

Gần một vạn cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị đóng quân trên miền Bắc về nông thôn làm đội quân công tác, cùng cán bộ địa phương và bà con nông dân sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, góp phần ổn định tình hình, giúp nhân dân đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.


Cuối năm 1956.

Toàn quân căn bản hoàn thành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị
. Từ chỗ đơn thuần là bộ binh, hoạt động phân tán trên các chiến trường, quân đội ta đã tập trung xây dựng thành 14 sư đoàn (308, 312, 316, 320, 325, 350, 305, 330, 328, 332, 324, 335, 338), năm trung đoàn bộ binh độc lập, bốn sư đoàn pháo binh, và các trung đoàn, tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải với biên chế và trang bị tương đối thống nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ huy và sẵn sàng chiến đấu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #51 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:15:12 pm »


Năm 1957

30 tháng 1.

Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 15) chuyển các sư đoàn 324, 325 trực thuộc Quân khu 4; sư đoàn 320 trực thuộc Quân khu Tả Ngạn, sư đoàn 332 và trung đoàn 248 trực thuộc Quân khu Đông Bắc, sư đoàn 304 trực thuộc Quân khu Hữu Ngạn, sư đoàn 335 trực thuộc Quân khu Tây Bắc.


12 tháng 2.

Thành lập Trường cán bộ Hậu cần
(trên cơ sở Trường huấn luyện Cung cấp trong kháng chiến chống Pháp) thuộc Tổng cục Hậu cần (nghị định số 27/NĐA của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh)1. Nhiệm vụ: “Đào tạo cán bộ sơ cấp hậu cần thuộc các ngành quản lý xe, quân khí, quân nhu, tài vụ, xăng dầu và bổ túc nghiệp vụ cho các chủ nhiệm hậu cần và các chuyên ngành thuộc cấp trung đoàn, sư đoàn và quân khu”.

Hiệu trưởng kiêm Chính ủy: Nguyễn Thanh Bình.


18 tháng 2.

Thành lập Trường sĩ quan Pháo binh
(nghị định số 32-NĐA của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh) trên cơ sở phân khoa pháo binh thuộc Trường sĩ quan Lục quân. Nhiệm vụ: đào tạo, bổ túc cán bộ sơ cấp và trung cấp pháo binh (gồm pháo mặt đất và cao xạ; cán bộ quân sự và chính trị).

Hiệu trưởng: Thiếu tướng Lê Thiết Hùng.


Tháng 3.

- Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.


Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ của quân đội là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai”.

Phương châm xây dựng quân đội:"Tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy và hiện đại hóa".

- Trung ương Đảng phê chuẩn kế hoạch xây dựng quân đội 5 năm (1955-1959) gồm:

1. Tổ chức biên chế.
2. Cải tiến trang bị vũ khí.
3. Huấn luyện chính quy về quân sự, chính trị, văn hóa và thể lực.
4. Huấn luyện cán bộ.
5. Thực hiện các điều lệnh.
6. Kiện toàn cơ quan tham mưu các cấp.
7. Xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất.
8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác chính trị.


Tháng 5.

Toàn quân học tập Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

Lớp học đầu tiên gồm cán bộ cao cấp toàn quân và cán bộ trung cấp thuộc cơ quan Bộ tổ chức tại Hà Nội, do Tổng Quân ủy trực tiếp chỉ đạo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng phổ biến nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 12 và nhiệm vụ, phương hướng xây dựng quân đội giai đoạn mới. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị giới thiệu tài liệu: “Nâng cao tư tưởng xã hội chủ nghĩa, khắc phục chủ nghĩa cá nhân".

Cuối khóa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với cán bộ: “… Phải đề cao trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng quân đội, trước mắt là hoàn thành tốt chỉnh huấn cán bộ sơ cấp và chiến sĩ, đồng thời cố gắng giúp Đảng, Chính phủ và quân đội giải quyết khó khăn, phát huy thuận lợi …”.


Cuối tháng 5.

Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 được tăng cường một số phân đội binh chủng diễn tập trung đoàn tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thao trường theo dõi bộ đội diễn tập. Bác chỉ thị: Tác chiến của bộ đội chủ lực phải phối hợp chặt chẽ với chiến tranh du kích của toàn dân; cần rút kinh nghiệm và phát huy truyền thống tốt đẹp của sư đoàn trong kháng chiến chống Pháp vào nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng đơn vị hiện nay.


3 tháng 6.

Thành lập 6 quân khu
(sắc lệnh số 017/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký): Quân khu Việt Bắc, Quân khu Đông Bắc, Quân khu Tây Bắc, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Tả Ngạn và Quân khu 4. Nhiệm vụ: chỉ đạo mọi công việc chuẩn bị tác chiến (gồm cả xây dựng công sự quốc phòng), huấn luyện bộ đội, duy trì trật tự an ninh ở địa phương thời bình; chỉ đạo chỉ huy các lực lượng vũ trang quân khu tác chiến thời chiến.


Tháng 7.

Các sư đoàn bộ binh 308, 350 cùng một số đơn vị công binh, pháo binh và lực lượng vũ trang địa phương tham gia cứu đê, chống lụt ở miền Bắc. Tại đê Mai Lâm (ngoại thành Hà Nội) hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lấy thân mình ngăn dòng nước lũ.


9-12 tháng 10.

Hội nghị chính ủy toàn quân quán triệt Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 12, đề ra nhiệm vụ tập trung hoàn thành tốt chương trình huấn luyện quân sự, chấp hành các điều lệnh: thực hiện chế độ chính quy, xây dựng quân đội từng bước tiến lên hiện đại; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp và công tác khen thưởng tổng kết trong toàn quân.


17 tháng 10.

Thành lập trung đoàn thông tin 303
(Nghị định số 319-NĐA của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh) thuộc Cục Thông tin liên lạc. Biên chế: tiểu đoàn 132 dây trần, tiểu đoàn 333 hữu tuyến điện, đại đội 7 vô tuyến điện, đội thông tin vận động và cơ quan trung đoàn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1958, đổi phiên hiệu là trung đoàn 205 gồm ba tiểu đoàn (tiểu đoàn 1 vô tuyến điện, tiểu đoàn 2 hữu tuyến điện, tiểu đoàn 132 xây dựng đường dây trần) và cơ quan.

Trung đoàn trưởng: trung tá Hồ Xuân Anh.
Chính ủy: thiếu tá Lê Tự Lập.


Tháng 10.

- Thành lập sáu đại đội 50, 60, 70, 80, 200, 300 (Đông Nam Bộ) và ba đại đội (Tây Nam Bộ). Một số tỉnh thành lập đơn vị vũ trang tập trung như đại đội 250 Biên Hòa, đại đội 40 tỉnh Bà Rịa, đại đội Thủ Dầu Một. Các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An, An Giang xây dựng một số đội mang danh nghĩa lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo: “tiểu đoàn Ngô Văn Sở”, “tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng”, “tiểu đoàn U Minh”, “tiểu đoàn 502”, “tiểu đoàn 504”, “tiểu đoàn 506”, “tiểu đoàn 512”.

Tại vùng rừng núi các tỉnh Khu 5 và Tây Nguyên xuất hiện các nhóm vũ trang tự vệ như Vạt Quýt, Phó Nía ở Sơn Hà; Cả Trươm, Lang ở Trà Bồng; Hoi ở Ba Tơ và một số tổ, đội vũ trang tuyên truyền.

- Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Trường Quân y sĩ (thành lập năm 1949) thành Trường sĩ quan Quân y thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: đào tạo y sĩ cao cấp, phối hợp với Bộ Y tế đạo tạo dược sĩ cao cấp, chuẩn bị đào tạo cán bộ quân y bậc đại học

Hiệu trưởng: giáo sư Đỗ Xuân Hợp


Những tháng cuối năm 1957.

Các đơn vị vũ trang miền Đông Nam Bộ tập kích đồn Minh Thạnh (10-8-1957), thu một số lương thực, thực phẩm; tập kích địch ở Trại Be (18-9-1957), thu vũ khí và quân trang, giải tỏa thế uy hiếp của địch đối với chiến khu Đ từ phía Đông-Bắc; phục kích ở Lò Than (12-1957), diệt gần một đại đội địch.
________________________________________________
1. Tháng 8 năm 1958, đổi tên thành Trường sĩ quan Hậu cần.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:16:48 pm »


1958

Đầu năm.

Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện thí điểm gọi thanh niên nhập ngũ theo chế độ nghĩa vụ quân sự ở hai tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tiếp đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Hà Nam và huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).


Trung tuần tháng 3.

Tổng Quân ủy quyết định điều chỉnh kế hoạch dài hạn xây dựng quân đội
, tăng thời gian đến năm 1960 cho phù hợp với kế hoạch Nhà nước (1958-1960). Những nội dung lớn của kế hoạch điều chỉnh là:

1. Giảm tổng quân số, cải tiến trang bị, vũ khí, xây dựng các đơn vị binh chủng chính quy, tương đối hiện đại; đồng thời tham gia xây dựng kinh tế.

2. Xúc tiến đào tạo cán bộ, xây dựng các trường quân sự.

3. Đẩy mạnh công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học quân sự.


20 tháng 3.

Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân nghiên cứu những vấn đề điều chỉnh trong kế hoạch xây dựng quân đội (1958-1960)
. Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho quân đội:

“Một là, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ đó bao gồm việc xây dựng quân đội thường trực và xây dựng lực lượng hậu bị.

Hai là, tích cực tham gia sản xuất để góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng và củng cố hậu phương”.


21 tháng 3.

- Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất tổ chức, biên chế, trang bị của các đơn vị trong lục quân
(bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, thiết giáp, vận tải, phòng hóa học) và những đơn vị đầu tiên của không quân, hải quân.

- Trường lý luận chính trị thuộc Tổng cục Chính trị đổi tên thành Trường chính trị trung cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam (quyết định số 055/QĐ của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ trung cao cấp quân đội.

- Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 047/NĐ) thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không (trên cơ sở tách sư đoàn pháo cao xạ 367 khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh). Nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa.

Lực lượng trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không: sáu trung đoàn pháo cao xạ 210, 220, 230, 240, 250, 280, tiểu đoàn thông tin 56 và trường huấn luyện.

Tư lệnh: Hoàng Kiện.
Chính ủy: Đoàn Phụng.


Tháng 3.

Các sư đoàn bộ binh 316, 350, 335, 305, 338 chuyển thành lữ đoàn. Số quân ngoài biên chế được tổ chức thành các trung đoàn, tiểu đoàn tham gia xây dựng các khu công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên), xây dựng 35 nông trường (ở Điện Biên, Mộc Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình, Phát Diệm, miền Tây các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược ở Tây Bắc.   


19 tháng 4.

- Thành lập Phòng Hóa học
(nghị định số 098 của Bộ Quốc phòng) trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu (Tổng cục Quân huấn). Nhiệm vụ: giúp Tổng cục Quân huấn chỉ đạo phòng chống chiến tranh hóa học, nguyên tử và xây dựng một số cơ quan, đơn vị hóa học.

Trưởng phòng: Đặng Quân Thụy.

- Bộ Tổng Tham mưu quyết định (số 214 - BMG) thành lập tiểu đoàn 6 phòng hóa đầu tiên của quân đội ta (sau đổi thành tiểu đoàn 901) và hai đại đội phòng hóa thuộc hai sư đoàn bộ binh 308, 320.

Ngày 19 tháng 4 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học.


Tháng 5.

Liên khu ủy Khu 5 ra nghị quyết về xây dựng căn cứ địa cách mạng và bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang:
“Củng cố lực lượng vũ trang và nửa vũ trang hiện có... Đồng thời, xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết”.


Tháng 6.

Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ
(sau đổi là Ban Quân sự Miền). Lực lượng trực thuộc: ba đại đội bộ binh (250, 9,59) và đại đội đặc công 60.

Trưởng ban: Nguyễn Hữu Xuyến.


7 tháng 7.

Hội nghị nhân dân huyện Trà Bồng (gồm 200 cán bộ và đại biểu các dân tộc bốn huyện miền tây Quảng Ngãi) ra lời kêu gọi: “Mọi người không phân biệt dân tộc, già, trẻ, gái, trai phải tham gia lực lượng vũ trang, luyện tập quân sự, làm vũ khí..., sẵn sàng nổi dậy, giành chính quyền”.


7-8 tháng 7.

Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai
. 456 chiến sĩ thi đua và đại biểu của 76 đơn vị trong cả nước dự đại hội. Nói chuyện với Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Các anh hùng và Chiến sĩ thi đua cần phải luôn luôn dắt dìu, giúp đỡ những người xung quanh mình cùng tiến bộ. Mọi người đều phải cố gắng... Như vậy, đời sống của nhân dân ta chắc chắn sẻ cải thiện hơn nữa. Như vậy, chúng ta sẽ vững bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội...”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:18:01 pm »


3 tháng 8.

Thành lập Trường Hàng không
(còn gọi là Câu lạc bộ Hàng không) tiền thân của Trường sĩ quan Chỉ huy - kỹ thuật không quân ngày nay.


15 tháng 8.

Thành lập đoàn 130
thuộc Cục Phòng thủ bờ biển, nòng cốt là học viên khóa 2 Trường Huấn luyện bờ biển. Đoàn 130 gồm ba phân đội 1, 2, 3. Mỗi phân đội có bốn tàu; mỗi tàu trang bị hai khẩu pháo 40 ly, hai khẩu 20 ly và một số bom, mìn đánh tàu ngầm, làm nhiệm vụ tuần tiễu vùng ven biển Đông Bắc đến Thanh Hóa.


22-27 tháng 8.

Hội nghị xây dựng lực lượng hậu bị trên miền Bắc
quyết định cùng với việc tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ thực hiện đăng ký, quản lý cán bộ, chiến sĩ phục viên, chuyển ngành dưới 45 tuổi, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi và nhân viên kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước, có đủ sức khỏe và điều kiện vào diện dự bị, tổ chức huấn luyện quân sự từ 10 đến 15 ngày trong một năm cho lực lượng dự bị và học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quốc phòng trong toàn dân.


Tháng 8.

- Trung đoàn 4 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không được tổ chức thành trung đoan tình báo phòng không 260
gồm sáu đại đội, (phiên hiệu từ 1 đến 6) trang bị ra-đa P-8) và ba đại đội quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9).

Trung đoàn trưởng: Lương Hữu Sắt.
Chính ủy: Lê Đình Truy.

Đây là trung đoàn tình báo phòng không (ra-đa) đầu tiên của quân đội ta.

- Đảng ủy Quân khu Việt Bắc quyết định chuyển Trường Quân chính Liên khu Việt Bắc thành Trường bổ túc quân chính Quân khu Việt Bắc. Nhiệm vụ: bổ túc cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn và bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ. Trong lễ khai giảng (24-12-1958), trường vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác căn dặn: “Là quân đội phải chiến đấu giỏi, làm công tác dân vận giỏi, tôn trọng tập quán của nhân dân các địa phương, đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau làm sao cho miền núi theo kịp miền xuôi và phải vươn lên cao hơn nữa. Đặc biệt, nhà trường phải chính quy mẫu mực về mọi mặt...”.


Đêm 10 rạng 11 tháng 10.

Hai đại đội bộ binh (80, 90) và đại đội đặc công 50 do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến - Trưởng ban quân sự Miền chỉ huy, tiến công quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), diệt 200 tên địch, bắt 30 tên, thu hàng trăm súng các loại. Đây là một trong những trận đánh có tiếng vang lớn của lực lượng vũ trang ta ở miền Nam.


20 tháng 10.

Thành lập Trường Quân chính Quân khu 4. Nhiệm vụ: đào tạo, bổ túc cán bộ trung đội, đại đội.


25 tháng 10.

Đại đội đặc công 60 miền Đông Nam Bộ do đồng chí Năm Hoa chỉ huy tiến công trụ sở phái đoán MAAG của Mỹ ở Biên Hòa, làm thương vong 19 cố vấn Mỹ.

 
Tháng 10.

Các sư đoàn chủ lực thuộc Bộ cùng một số đơn vị bộ đội công binh, pháo binh và lực lượng vũ trang Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Hữu Ngạn tham gia xây dựng công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Sau một năm lao động, các đơn vị đóng góp hơn 20 vạn ngày công, đào 50 vạn mét khối đất, góp phần hoàn thành công trình thủy nông, bảo đảm tưới tiêu cho hàng vạn héc-ta ruộng đồng thuộc 18 huyện đồng bằng Bắc Bộ.


4 tháng 11.

Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 262/NĐA) sáp nhập Cục Quân giới và Cục Quân khí thành Cục Quân giới thuộc Tổng cục Hậu cần
. Nhiệm vụ:

- Quản lý, cung cấp các loại binh khí, khí tài, đạn dược, phương tiện kỹ thuật toàn quân.

- Nghiên cứu, hướng dẫn toàn quân sử dụng các loại binh khí, kỹ thuật.

- Tổ chức tiếp nhận, cất giữ, bảo quản, sửa chữa các loại binh khí, khí tài và sản xuất một số vũ khí, đạn dược.

Cục trưởng: Nguyễn Văn Nam.


19 tháng 11.

Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 58/NQ-TW) về “Xây dựng lực lượng cảnh vệ nôi địa và biên cương" (sau đổi tên là lực lượng Công an nhân dân vũ trang). Nhiệm vụ: “Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng...”.


Tháng 11.

- Tổng Quân ủy triệu tập hội nghị chính ủy và chủ nhiệm chính trị toàn quân phổ biến bàn dự thảo điều lệ công tác chính trị của quân đội
. Điều lệ quy định tính chất, nhiệm vụ và nội dung chủ yếu của công tác chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xác định nhiệm vụ, chức trách của các cơ quan chính trị, làm cơ sở cho mọi hoạt động công tác đảng - công tác chính trị trong toàn quân.

- Bộ Quốc phòng ra nghị định ban hành quy định chính thức về tiêu chuẩn cung cấp quân trang mới cho sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ trong quân đội.


Cuối tháng 11.

- Tổng Quân ủy phát động phong trào thi đua “Tiến nhanh hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng quân đội” trong toàn quân.

- Tổng cục Chính trị hoàn thành tổng kết công tác đảng - công tác chính trị
của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


15 tháng 12.

Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường Quân chính Quân khu Tả Ngạn
tại Kiến An. Nhiệm vụ: bổ túc cán bộ trung đội, đại đội, tập huấn sĩ quan dự bị.

Hiệu trưởng: Nguyễn Hữu Sở.
Chính ủy: Nguyễn Duy Tường.


20 tháng 12.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 109/SL-LK) về chế độ phục vụ của sĩ quan:
chế độ quân hàm, quân hiệu; chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam (căn cứ vào nghị quyết được Quốc hội thông qua, tháng 4 năm 1958).


22 tháng 12.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho quân đội nhân kỷ niệm 14 năm ngày thành lập.

- Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ trao quân hàm cho cán bộ cấp cao toàn quân
(gồm 22 cán bộ cấp Thiếu tướng đến Đại tướng, 37 đại tá, 75 thượng tá). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”.


Cuối năm 1958.

Hai sư đoàn bộ binh (324, 325) diễn tập sư đoàn chiến đấu phòng ngự ở Quân khu 4. Sư đoàn bộ binh 320 diễn tập đánh địch đổ bộ đường biển trên địa hình đồng bằng có ruộng nước ở hữu ngạn sông Hồng. Lữ đoàn bộ binh 335 diễn tập đánh địch đổ bộ đường không trên địa hình rừng núi Tây Bắc.

Trong năm 1958, toàn quân có 48 cuộc diễn tập cơ quan tham mưu hai cấp (sư đoàn, trung đoàn). Đây là bước trưởng thành mới về trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #54 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:19:22 pm »


NĂM 1959

12-21 tháng 1.

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định đường lối cách mạng miền Nam, phương hướng xây dựng và chiến đấu của các lực lượng vũ trang ở miền Nam.


Trung ương Đảng nêu rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc ít hoặc nhiều tùy tình hình... Khi sử dụng lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền, cần phải thấu suốt nguyên tắc phục vụ cho đấu tranh chính trị và phục tùng lợi ích của đấu tranh chính trị... Phải hết sức che giấu và giữ gìn lực lượng... Nhưng do đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ... Đảng ta phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình thế”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận hội nghị: “Ta giương cao ngọn cờ hòa bình vì rất có lợi cho ta. Nhưng hòa bình không phải là ta không chuẩn bị lực lượng... Nếu ta tổ chức lực lượng chính trị cho tốt, thì khi cần vũ trang sẽ không khó”.

 
24 tháng 1.

- Thành lập Cục Không quân
thuộc Bộ Tổng Tham mưu (nghị định số 319/NĐ của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh). Nhiệm vụ: giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu chủ trương và kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng không quân và các căn cứ không quân; tổ chức và chỉ huy các đơn vị mặt đất và đơn vị trên không; đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên kỹ thuật; bảo quản tu sửa các sân bay hiện có, xây dựng các sân bay mới, chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không, đào tạo lực lượng hậu bị của không quân.

Cục trưởng: đại tá Đặng Tính.
Chính ủy: thượng tá Hoàng Thế Thiện.

- Thành lập Cục Hải quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu (nghị định số 322/NĐA) của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh.

Nhiệm vụ: giúp Bộ nghiên cứu, thực hiện kế hoạch xây dựng, chỉ huy lực lượng hải quân, quản lý các quân cảng, bảo vệ hải phận miền Bắc trong thời bình, phối hợp với các binh chủng và lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu trong thời chiến.

Cục trưởng kiêm Chính ủy: đại tá Tạ Xuân Thu.
Cục phó: đại tá Nguyễn Bá Phát.


6 tháng 2.

Nhân dân ba làng Tà Lốc, Tà Léc, Hà Ri cùng tám làng khác thuộc hai xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo (Bình Định) nổi dậy, chống địch dồn dân, dời vào rừng sâu tổ chức chiến đấu, thành lập các đội tự vệ, trang bị bằng cung, nỏ, sẵn sàng đánh địch càn quét.


Tháng 2.

Tổng Quân ủy quán triệt Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, bàn việc xây dựng quân đội trong giai đoạn mới:


“Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta và quân đội ta sẽ phải tiến hành vẫn là chiến tranh nhân dân... Do đó, cần thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Xây dựng quân đội ta thành một quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại, có số lượng thích hợp và chất lượng chiến đấu cao, được trang bị và huấn luyện chu đáo. Kết hợp khoa học quân sự hiện đại, nguyên tắc tác chiến của một quân đội gồm nhiều binh chủng hợp thành với kinh nghiệm tác chiến trong cuộc chiến tranh vừa qua để định ra nội dung huấn luyện bộ đội cho thích hợp với yêu cầu tác chiến mới”.


Cuối tháng 2.

- Sư đoàn 338 bộ đội miền Nam tập kết và một số trung đoàn bộ binh trên miền Bắc chuyển thành các đoàn huấn luyện, chuẩn bị đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam.

- Một số sư đoàn, lữ đoàn bộ binh của Bộ và trực thuộc Quân khu 4, Quân khu Tây Bắc chuyển sang biên chế thời chiến, sẵn sàng cơ động chiến đấu.


1 tháng 3.

Các đài ra-đa thuộc trung đoàn 260 bố trí ở Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (Nam Quân khu 4) chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc. Ngày 1 tháng 3 trờ thành ngày truyền thống của Bộ đội Ra-đa.


3 tháng 3.

- Thành lập đơn vị 339
gồm 43 cán bộ, chiến sĩ tại xã Trà Thọ, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Toàn đội làm lễ tuyên thệ dưới cờ Tổ quốc: “Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để đánh đổ Mỹ - Diệm, giành chính quyền về tay nhân dân”.

Chỉ huy trưởng: đồng chí Trung (dân tộc Cor).
Chính trị viên: Lữ Quốc Trị (dân tộc Kinh).

- Thành lập Công an nhân dân vũ trang (nghị định số 100/TTg của Thủ tướng Chính phủ): “Nay thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị công an biên phòng, cảnh sát vũ trang, thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang”. Trực thuộc Bộ Tư lệnh có hai trung đoàn 600 và 254, tiểu đoàn cơ động 12, thủy đội 18, bốn cục (Tham mưu, Trinh sát, Chính trị, Hậu cần), các trường (văn hóa, lái xe, hạ sĩ quan, huấn luyện ngựa, huấn luyện chó nghiệp vụ) và một số đơn vị chuyên môn kỹ thuật.

Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ.

Ngày 3 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng).


21 tháng 3.

Thành lập trung đoàn ra-đa trinh sát thứ hai
phiên hiệu 290 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không. Biên chế bốn đại đội, đến tháng 7 có bảy đại đội ra-đa và một đại đội chỉ huy, hoạt động tại địa bàn Quân khu 4.

Trung đoàn trưởng: Lương Hữu Sắt (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 260).
Chính ủy: Phạm Đăng Ty.


Tháng 3.

- Sư đoàn bộ binh 324 và lữ đoàn 305
diễn tập hành quân cơ động xe pháo trên địa hình rừng núi, đồng bằng, phối hợp bộ binh với đặc công, bộ binh với pháo binh tiêu diệt các cứ điểm kiên cố của “địch”. Một số phân đội thuộc lữ đoàn 305 huấn luyện bộ đội nhảy dù.

- Sư đoàn bộ binh 330 huấn luyện chiến đấu trên địa hình đồng bằng có nhiều làng mạc, sông ngòi, đồng nước và diễn tập tiến công quân địch đang vận động hoặc lâm thời chuyển sang phòng ngự.

- Lữ đoàn bộ binh 335 nghiên cứu huấn luyện chiến đấu tiến công và phòng ngự trên địa hình rừng núi.

Các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn cơ động của Bộ đẩy mạnh nghiên cứu, huấn luyện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ vào Nam chiến đấu khi có lệnh.


Cuối tháng 3.

- Đại hội thi bắn pháo toàn quân lần thứ nhất
. 11 đại đội thuộc các đơn vị pháo binh dự bị, pháo binh quân khu và sư đoàn tham dự. Kết quả: đại đội 9 (lữ đoàn 364) giành giải nhất về bắn loại pháo bắn ngắm gián tiếp, khẩu đội 1 (đại đội 1, trung đoàn 82) pháo phòng tăng giải nhất về loại pháo bắn ngắm trực tiếp.

- Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hội nghị tổng kết công tác huấn luyện chiến đấu trong bốn năm.

Hội nghị đánh giá: các khóa huấn luyện bộ đội từ năm 1955 đến 1959 đã nâng cao năng lực chỉ huy và hiểu biết cơ bản của cán bộ, chiến sĩ về tác chiến hiện đại, tạo cơ sở để nghiên cứu, xây dựng chiến thuật của ta sau này.

Hội nghị đề ra phương hướng đến năm 1960: sơ bộ kết luận những vấn đề chủ yếu về chiến thuật của quân đội và giao cho các quân khu, sư đoàn, lữ đoàn nghiên cứu một số hình thức chiến thuật vận dụng vào việc xây dựng, huấn luyện bộ đội


30 tháng 3.

Thành lập Trường sĩ quan Công binh
(trên cơ sở phân khoa công binh của Trường sĩ quan Lục quân). Nhiệm vụ: đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội công binh (gồm các chuyên ngành công binh công trình, công binh cầu phà, xe máy công binh) cho các đơn vị công binh toàn quân. (Ngày 20 tháng 10 năm 1964 chuyển thành phân khoa công binh thuộc Trường sĩ quan Lục quân).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:21:39 pm »


25 tháng 4.

Thành lập hai trung đoàn phòng không 210 và 280
, trang bị pháo cao xạ 90 ly (chuyển từ hai trung đoàn 224 và 218 Bộ Tư lệnh Pháo binh sang) thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không (quyết định số 410/QĐ của Bộ Quốc phòng). Trung đoàn 210 bảo vệ khu công nghiệp Thái Nguyên. Trung đoàn 280 bảo vệ thành phố Vinh và cảng Bến Thủy (Nghệ An).


1 tháng 5.

Thành lập trung đoàn không quân vận tải 919
(nghị định số 429/NĐ của Bộ Quốc phòng) thuộc Cục Không quân, biên chế hai đại đội. Đại đội bay (gồm ba trung đội IL.14, LI.2, AN.2) và đại đội máy. Đây là trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của quân đội ta.

7 tháng 5.

Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị cho Xứ ủy Nam Bộ:
“Cần sử dụng một cách linh hoạt hoạt động vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị; trong những trường hợp cần thiết, để phục vụ cho phong trào đấu tranh chính trị, lực lượng vũ trang tuyên truyền có thể tiêu diệt từng bộ phận gian ác nhất của địch”.


18 tháng 5.

Thành lập đoàn 135
(sau đổi phiên hiệu là 140) - đơn vị tàu tuần tiễu thứ hai của hải quân ta. Biên chế: ba phân đội (5,6,7) trang bị 12 tàu tuần tiễu. Đoàn có nhiệm vụ tuần tiễu ven biển từ Nghệ An đến Cửa Tùng.


19 tháng 5.

Thành lập Đoàn 559
. Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng thành lập tổ chức hoạt động chi viện miền Nam, Lúc đầu lấy tên là “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”. Nhiệm vụ: vận chuyển hàng quân sự, tổ chức đưa đón bộ đội cán bộ vào miền Nam và từ Nam ra Bắc. Thượng tá Võ Bẩm - Cục phó Cục Nông trường được cử làm đoàn trưởng kiêm chính ủy.

Ngày 1 tháng 6, tiểu đoàn vận tải bộ 301 được thành lập trực thuộc “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”. Tiểu đoàn biên chế 440 cán bộ, chiến sĩ. Đại úy Chu Đăng Chữ tiểu đoàn trưởng; đại úy Nguyễn Danh (tức Chính) chính trị viên.

Tháng 7 năm 1959, Bộ Quốc phòng tổ chức tiểu đoàn vận tải biển 603 có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam.

Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 446/QĐ hợp thức việc thành lập “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” lấy tên là đoàn 559 (tên gọi thời điểm thành lập) và quy định lại nhiệm vụ của đoàn:

- Tổ chức mở đường giao thông quân sự vào miền Nam dọc theo dãy Trường Sơn.
- Vận chuyển hàng quân sự cho miền Nam
- Đưa đón cán bộ, bộ đội hành quân vào chiến trường...


Tháng 7.

Xứ ủy Nam bộ cử ba đội vũ trang tuyên truyền do các đồng chí Lâm Quốc Đăng, Phạm Thuận, Nguyễn Văn Tâm phụ trách, mở đường từ miền Đông Nam Bộ ra các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, nối liên lạc với đường giao liên dọc theo dãy Trường Sơn từ miền Bắc vào.


19 tháng 8.

- Tỉnh ủy Quảng Ngãi thành lập đơn vị vũ trang tập trung thứ hai mang phiên hiệu 89 gồm 36 cán bộ, chiến sĩ tại thôn Trà Ngôn, xã Sơn Lập, huyện Sơn Hà. Đội trưởng: đồng chí Hà (dân tộc Re). Chính trị viên: đồng chí Hồng.

- Ngày 2 tháng 9, thành lập đơn vị vũ trang thứ ba phiên hiệu 229 gồm 32 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Long (dân tộc Re) đội phó, đồng chí Tiến chính trị viên. Trong tháng 9, thành lập đơn vị thứ tư phiên hiệu V9 gồm 30 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Bân làm đội trưởng. Tháng 12, thành lập đơn vị V12 gồm 30 cán bộ, chiến sĩ, phần lớn đã được huấn luyện ở miền Bắc, đồng chí Kỳ làm đội trưởng.


26 tháng 8.

Đại đội 3 và một bộ phận đại đội 1 “tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng” phối hợp với đội vũ trang tuyên truyền xã Khánh An, tiến công đồn Vàm Cái Tàu, cách thị xã Cà Mau 10 ki-lô-mét, diệt trung đội dân vệ và hội đồng xã Khánh An, bắt 12 tên, thu 56 súng các loại. Tiếp đó, các đơn vị hỗ trợ nhân dân địa phương vây đồn Cả Giữa, diệt ác ôn, giải tán tề ngụy, đánh bại địch càn vào vùng Cây Bàng, diệt dinh điền đồi Đức Mẹ, làm chủ huyện Trần Văn Thời một thời gian.


28 tháng 8.

- Nhân dân các dân tộc huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) được đơn vị 339 của tỉnh hỗ trợ nổi dậy diệt ác, phá kìm ở 16 xã, bức rút 7 đồn, diệt 161 tên, trừng trị 61 tên tề ngụy ác ôn, lập chính quyền cách mạng ở một số thôn, xã vùng rừng núi, xóa bỏ tề ở 6 xã vùng thấp. Đến ngày 1 tháng 9 năm 1959, nhân dân làm chủ toàn huyện Trà Bồng (trừ quận lỵ).

- Nhân dân miền tây Quảng Ngãi cùng nổi dậy lật đổ ngụy quyền ở thôn, xã và bao vây uy hiếp đồn bốt địch. Chỉ trong một tuần, toàn bộ vùng cao huyện Sơn Hà và hơn 20 xã thuộc các huyện Ba Tơ, Minh Long do nhân dân làm chủ.

Thắng lợi của khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi mở đầu thời kỳ phong trào cách mạng ở Khu 5 chuyển sang thế tiến công, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trên toàn miền Nam.


26 tháng 9.

Chiến thắng giồng Thị Đam - gò Quản Cung
. Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (gồm hơn 100 cán bộ, chiến sĩ) phục kích trung đoàn 42 ngụy ở giồng Thị Đam và gò Quản Cung (xã Tân Hội Cơ, huyện Hồng Ngự), đánh thiệt hại một tiểu đoàn, bắt 105 tên (có ban chỉ huy), thu 48 tàu xuồng, 11 máy vô tuyến điện, 365 súng các loại và 30.000 viên đạn. Vũ khí thu được đã trang bị cho 23 đội vũ trang công tác ở các huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh (Kiến Tường).

Chiến thắng giồng Thị Đam - gò Quản Cung có tiếng vang lớn ở Nam Bộ, cổ vũ nhân dân các địa phương “đồng khởi”.


12 tháng 9.

Thành lập Đoàn 959
thuộc Bộ Quốc phòng (quyết định số 446/QĐ của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: làm chuyên gia về quân sự cho Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy tối cao Quân đội giải phóng nhân dân Lào, tổ chức chi viện vật chất từ Việt Nam sang Lào và trực tiếp chỉ huy các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam hoạt động trên chiến trường nước bạn.


30 tháng 9.

Thành lập trường Không quân Việt Nam
, phiên hiệu trung đoàn không quân 910 (nghị định số 429/NĐ của Bộ trưởng Quốc phòng). Nhiệm vụ: đào tạo phi công, nhân viên dẫn đường, thông tin và cơ giới trên không.


5 tháng 10.

Thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên
, phiên hiệu trung đoàn xe tăng 202 (nghị định số 449/NĐ của Bộ trưởng Quốc phòng) thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh.

Biên chế: ba tiểu đoàn xe tăng chiến đấu (1,2,3), một đại đội sửa chữa, một đại đội công binh, một đại đội huấn luyện, một đại đội vệ binh, một đại đội thông tin và bốn cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật).

Trung đoàn trưởng: thiếu tá Đào Huy Vũ.
Chính ủy: thiếu tá Đặng Quang Long.

Ngày 5 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội Thiết giáp.


Cuối tháng 11.

Cục Công binh triển lãm sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Hà Nội
. 184 sáng kiến, trong đó có 134 sáng kiến dự triển lãm được cấp giấy chứng nhận và bằng khen. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xem triển lãm và ghi sổ lưu niệm: “Các chiến sĩ trong ngành Công binh ta đã cố gắng thi đua tìm tòi, nghiên cứu, phát huy sáng kiến mãi nhằm mục đích làm cho mọi công việc nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Thế là trực tiếp góp vào công việc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm nền tảng vững mạnh đấu tranh thống nhất nước nhà”.


Đầu tháng 12.

Khu ủy Khu 8 (Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ) quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương, chỉ thị cho các địa phương chuẩn bị khởi nghĩa đồng loạt.


22 tháng 12.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho quân đội, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập:
“Phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật và văn hóa, ra sức công tác và lao động, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội; phải trau dồi đạo đức cách mạng, đoàn kết khiêm tốn, biết vì Đảng vì dân; phải nâng cao chí khí chiến đấu, luôn luôn sẵn sàng bảo vệ Hòa Bình”.

Khánh thành nhà Bảo tàng quân đội tại Hà Nội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:23:03 pm »


NĂM 1960

Đầu tháng 1.

- Hội nghị cán bộ quân sự miền Đông Nam Bộ
bàn nhiệm vụ xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của lực lượng vũ trang trong năm 1960, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ ở vùng nông thôn, lấy vũ khí địch trang bị cho các đơn vị vũ trang ta. Phương án đánh Tua Hai được Xứ ủy Nam Bộ phê chuẩn.

- Thành lập Khu Sài Gòn - Gia Định gồm Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Lực lượng vũ trang tập trung có đơn vị C13, gồm ba tiểu đội hoạt động ở Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp.

Bí thư Khu ủy: Võ Văn Kiệt.


19 tháng 1.

Đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên
(đại đội 264) ra đời trong phong trào Đồng khởi tại xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày (Bến Tre). Đơn vị gồm 50 cán bộ, chiến sĩ, trang bị 23 khẩu súng các loại, do đồng chí Lê Minh Đào (Ba Đào) chỉ huy.


Đêm 25 rạng 26 tháng 1.

Trận tập kích Tua Hai
, căn cứ trung đoàn 3 sư đoàn 21 ngụy, cách thị xã Tây Ninh 7 ki-lô-mét về phía bắc.

Lực lượng tham gia trận đánh có các đại đội bộ binh 59, 70, 80, đại đội đặc công 60 (chủ lực Miền) và ba tiểu đội vũ trang tỉnh Tây Ninh, do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Trưởng ban quân sự Miền chỉ huy. Ta diệt và bắt 500 tên địch, thu 1.500 súng các loại.

Chiến thắng Tua Hai gây chấn động lớn trên toàn Miền, cổ vũ mạnh mẽ quần chúng đứng lên Đồng khởi.


Tháng 2.

Đại hội thi bắn pháo toàn quân lần thứ hai
. 22 đơn vị và 24 cán bộ đại diện cho các đơn vị pháo binh toàn quân dự thi.

Kết quả: - Về pháo mặt đất: đại đội 2 trung đoàn 68 pháo binh sư đoàn 304 giành giải nhất về bắn ngắm gián tiếp; khẩu đội 2 đại đội 4 trung đoàn 82 đoạt giải nhất về bắn ngắm trực tiếp.

-   Về pháo cao xạ: đại đội pháo cao xạ Quân khu 4 giành giải nhất.

-   Về thi bắn của cán bộ: đoàn tuyển thủ Trường sĩ quan Pháo binh giành giải nhất (cả ba giáo viên: Trịnh Ngọc Thủy, Vũ Quang Anh, Trần Lâm Bản đều đạt điểm tuyệt đối 40-40).


24 tháng 2.

Thành lập đại đội khung nhảy dù
(phiên hiệu C45) (quyết định số 133/QĐ của Cục trưởng Cục Không quân). Biên chế: hai trung đội và ban chỉ huy đại đội. Nhiệm vụ: tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới, chống thổ phỉ; huấn luyện kỹ thuật nhảy dù cho một số đơn vị bộ binh thuộc lữ đoàn dù 305 và huấn luyện lực lượng hậu bị cho đơn vị dù.


10-13 tháng 3.

- Cục Công binh diễn tập bắc cầu phao
qua sông Hồng bằng khí tài hỗn hợp ở Chèm (Hà Nội). Trung đoàn 239 sử dụng một số khí tài của trung đoàn 249 bắc xong chiếc cầu dài 639 mét trong hai giờ. Cuộc diễn tập bảo đảm vượt sông đánh dấu bước tiến mới của Bộ đội Công binh trong huấn luyện, bảo đảm cơ động cho tác chiến hiệp đồng binh chủng.

- Tiếp đó, tại Trung Hà (Sơn Tây), Cục Công binh tổ chức đại hội thao diễn kỹ thuật công binh (tháng 4 năm 1960). Các đơn vị công binh của Bộ, quân khu và các sư đoàn, lữ đoàn toàn quân về dự. Hơn 100 sáng kiến các loại được trình diễn. Đây là bước trưởng thành mới về trình độ chuyên môn kỹ thuật của Bộ đội Công binh Việt Nam.


28 tháng 4.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 11/SL) ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự.



8 tháng 5.

Bầu cử Quốc hội khóa II. Trong số 362 đại biểu trúng cử, có 20 đại biểu quân đội.


Tháng 5.

Thành lập Ban Quân sự trực thuộc Khu ủy Khu 5
. Lực lượng vũ trang của khu có 12 đại đội đặc công và hai đại đội bộ binh. Riêng tỉnh Quảng Nam có một đại đội đặc công, một đội quân báo, sáu khung đại đội, Quảng Ngãi có ba đại đội. Các tỉnh khác đều có một đại đội.

Trưởng ban: Võ Chí Công.


18 tháng 6.

Từ kinh nghiệm của đại đội 2 sơn pháo (trung đoàn pháo binh 68 sư đoàn 304), Tổng cục Chính trị phát động phong trào thi đua “Ba nhất” (đạt thành tích nhiều nhất, đều nhất, giỏi nhất trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu) trong toàn thể các lực lượng vũ trang nhân dân.


Tháng 6.

- Bộ Quốc phòng chỉ thị hợp nhất Trường Quân chính Quân khu Hữu Ngạn và Trường Quân chính Quân khu Tả Ngạn (mang tên Trường Quân chính Quân khu Tả Ngạn). Nhiệm vụ: bồi dưỡng cán bộ cho hai Quân khu Hữu Ngạn, Tả Ngạn và các sư đoàn bộ binh 308, 312, 316, 320

- Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần) nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công mìn chống tăng và mìn sát thương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:23:45 pm »


21 tháng 7.

Đại hội Đảng toàn quân:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội: phải đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác, phải cố gắng thi đua, phải chịu khó lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phải giữ kỷ luật cho nghiêm túc để xứng đáng là một đội quân cách mạng.


Cuối tháng 7.

Khu ủy Khu 5 chủ trương mở đợt hoạt động vũ trang trong toàn khu
nhằm củng cố và mở rộng căn cứ Tây Nguyên và miền tây các tỉnh, giành quyền làm chủ ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi.

Mở đầu đợt hoạt động, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận tiến công đồn Bắc Ruộng, quận Hoài Đức (31-7-1960), diệt và bắt 300 tên địch. Tiếp đó, lực lượng vũ trang Ninh Thuận diệt các đồn Tà Lú, Ma Ty, bao vây đồn Suối Đầu huyện Bác Ái (8-1960).


Tháng 7.

Thành lập Bộ Chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Đông (Quân khu miền Đông) và Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Sở chỉ huy Quân khu đóng ở Suối Linh (Chiến khu Đ).

Chỉ huy trưởng: Nguyễn Hữu Xuyến.
Chỉ huy phó: Lâm Quốc Đăng.


5-10 tháng 9.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội
. Đại hội tuyên dương công trạng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế văn hóa những năm 1954-1960.

Đại hội đề ra nhiệm vụ của quân đội: bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế... Tích cực xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại, củng cố và phát triển dân quân tự vệ, xây dựng lực lượng hậu bị, gắn liền xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.


Tháng 9.

Lực lượng vũ trang ba thứ quân ở miền Nam
(bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân tự vệ ở xã ấp) phát triển mạnh trong cao trào Đồng khởi.

Bộ đội tập trung có tiểu đoàn 500 (gồm 997 người) thuộc Liên tỉnh miền Đông Nam Bộ; tiểu đoàn 261 (gồm 266 người) thuộc Liên tỉnh miền Trung Nam Bộ; tiểu đoàn 306 (gồm 771 người) thuộc Liên tỉnh miền Tây Nam Bộ. Liên khu 5 có hai đại đội bộ binh và 12 đội đặc công (khoảng 1.000 người). Đây là những đơn vị chủ lực được lựa chọn từ các đơn vị vũ trang tập trung tỉnh, huyện, phần lớn đã trải qua kháng chiến chống Pháp và trưởng thành trong cao trào Đồng khởi.

Bộ đội địa phương: Nam Bộ có 17 đại đội tỉnh và 70 trung đội huyện (khoảng 7.000 người). Liên khu 5 có 123 trung đội và 76 đội vũ trang công tác (gồm 5.500 người). Đây là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên địa bàn tỉnh, huyện.

Dân quân tự vệ xã, ấp: 560 xã ở Nam Bộ có tiểu đội du kích, 190 xã thành lập trung đội du kích (khoảng 7.000 người). Ở Liên khu 5, lực lượng tự vệ du kích các xã miền núi có khoảng 3.000 người. Đây là lực lượng vũ trang rộng rãi ở cơ sở, làm nhiệm vụ hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị, bảo vệ chính quyền cách mạng ở xã, ấp, phối hợp với bộ đội tập trung trong chiến đấu.


12 tháng 10.

Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 470/QĐ) thành lập Cục nghiên cứu Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: nghiên cứu kỹ thuật, giúp Bộ chỉ đạo công tác nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật quân sự, chỉ đạo công tác nghiên cứu kỹ thuật toàn quân.

Cục trưởng: Trần Sâm.
Cục phó: Hoàng Đình Phu.


Tháng 10.

Thành lập Ban Quân sự Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn
do đồng chí Nguyễn Hồng Đào (Mười Hồ) phụ trách. Nhiệm vụ: xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị ở nội và ngoại thành Sài Gòn.


20 tháng 12.

Tại Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đại biểu quốc dân miền Nam tiến hành đại hội thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, bầu ra Ủy ban Trung ương do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.


ưTháng 12.

Kết thúc kế hoạch quân sự dài hạn lần thứ nhất (1955-1960).


Tiếp theo thời kỳ chiến đấu và xây dựng trong kháng chiến chống Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được xây dựng và trưởng thành. Từ đơn thuần bộ binh, tổ chức chưa thống nhất, trang bị kém trở thành một quân đội có lục quân chính quy, tương đối hiện đại và đã đặt được cơ sở đầu tiên cho các quân chủng Hải quân, Phòng không, Không quân. Sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội được nâng lên một bước rõ rệt. Đây là cơ sở rất quan trọng cho quân đội ta tiếp tục xây dựng, phát triển lực lượng và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong những năm sau này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #58 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:25:06 pm »


NĂM 1961

Tháng 1.

Tổng Quân ủy ra chỉ thị thành lập “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”
, “một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo ... Kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân miền Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam, mục tiêu chiến đấu của quân đội đó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân chiến đấu, vừa là một đội quân công tác và sản xuất. Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, Quân giải phóng miền Nam sẽ xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là khẩn trương, nhưng phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích".


Cuối tháng 1.

Thành lập Trung ương Cục miền Nam
. Đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được cử làm Bí thư Trung ương Cục. Các đồng chí Trần Lương (Trần Nam Trung), Phan Văn Đáng, Nguyễn Văn Xô, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Ba Hường, Trần Văn Quang là ủy viên


31 tháng 1.

Bộ Chính trị ra nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam
, nhận định: thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ-Diệm đã qua, thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu ... Do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh. Bộ Chính trị chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đủ mạnh để tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Ngoài việc xây dựng dân quân và du kích xã, bộ đội địa phương của huyện và bộ đội tập trung của tỉnh, cần đặc biệt chú trọng một số đơn vị tập trung mạnh. Đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang, cần tích cực giải quyết vấn đề trang bị, cung cấp cho bộ đội.


Tháng 1 - tháng 3.

Một số tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, công binh thuộc sư đoàn 325 và trung đoàn 274 (Quân khu 4), hai lữ đoàn 316, 335 (Quân khu Tây Bắc) phối hợp với nhân dân và bộ đội Pa-thét Lào chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đồng Chum, Noọng Hét thuộc tỉnh Xiêng Khoảng và nhiều địa phương khác.


15 tháng 2.

Thống nhất các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam
. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam trao cho Quân giải phóng quân kỳ mang dòng chữ: “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”.

Hệ thống chỉ huy quân sự hình thành từ Miền đến xã. Ban Quân sự trực thuộc Trung ương Cục miền Nam do Thiếu tướng Trần Lương - Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm trưởng ban. Bộ Tư lệnh các Quân khu 1 (Đông Nam Bộ), Quân khu 2 (Trung Nam Bộ), Quân khu 3 (Tây Nam Bộ), Quân khu 4 (Sài Gòn - Gia Định), Quân khu 6 (Nam Trung Bộ) được thành lập. Các tỉnh, huyện đều có ban quân sự. Ở xã có xã đội. Các thành phố, thị xã có cơ sở vũ trang bí mật, các tổ biệt động, đội tuyên truyền vũ trang.


17 tháng 2.

Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định
(số 06/TM6) thành lập tiểu đoàn xe lội nước 69 gồm một đại đội xe BAV, một đại đội xe xích K61, một trung đội sửa chữa, một trung đội thông tin trinh sát và một trung đội điều chỉnh giao thông.


25 tháng 2.

Bộ Chính trị thông qua kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai
(1961-1965). Nội dung:

1. Xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng trên miền Bắc. Tăng cường sức mạnh của lục quân, xây dựng bộ đội phòng không, không quân, hải quân. Hoàn thành chính quy hóa, tạo cho quân đội có đủ các thành phần binh chủng, quân chủng mạnh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Xây dựng ở miền Nam một lực lượng vũ trang tập trung mạnh. Bộ đội địa phương huyện tổ chức đến trung đội, đại đội. Bộ đội tập trung tỉnh tổ chức đến đại đội, tiểu đoàn. Xây dựng 10 đến 15 trung đoàn mạnh về xung lực, hỏa lực và một số đơn vị pháo hỗn hợp có khả năng phá công sự, diệt xe tăng, bắn rơi máy bay địch.

3. Giúp đỡ cách mạng Lào về chuyên gia quân sự, đào tạo cán bộ và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức quân tình nguyện phối hợp chiến đấu khi bạn yêu cầu

4. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất, của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự hội nghị và chỉ thị: “Quân đội ta là Quân đội nhân dân. Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân. Quân đội ta phải gắn chặt với dân. Trong quân đội tác phong đồng cam cộng khổ là rất quan trọng. Trang bị kỹ thuật phải tiến lên, nhưng sinh hoạt của bộ đội phải phù hợp với sinh hoạt của nhân dân”.


Tháng 2.

- Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị các tỉnh Nam Bộ tổ chức lực lượng nhận vũ khí của miền Bắc, đồng thời giao nhiệm vụ cho Cục Hải quân nghiên cứu đường vận chuyển chiến lược trên biển để phục vụ cho hoạt động chi viện chiến trường.

- Thành lập tiểu đoàn chủ lực đầu tiên phiên hiệu d500 trên cơ sở các đơn vị C59, C80, C300 (đơn vị sản xuất và bảo vệ) thuộc Quân khu Miền Đông.

Biên chế: hai đại đội bộ binh, một đại đội trợ chiến và một đại đội trinh sát (gồm 600 người).

Tiểu đoàn trưởng: Đặng Ngọc Sĩ.
Chính trị viên: Nguyễn Trọng Tâm.

Ngày 15 tháng 4, tiểu đoàn 500 chính thức ra mắt tại Suối Linh (Chiến khu Đ).


Cuối tháng 2.

- Trung đoàn 102 và trung đoàn 36 (sư đoàn 308) được tăng cường pháo binh, thiết giáp, công binh, diễn tập hành quân cơ động của bộ binh và cơ giới trên địa hình đồng bằng có nhiều sông ngòi và ruộng nước ở Thanh Oai, Ứng Hòa (Hà Tây). Tháng 11 năm 1961, trên địa bàn ba tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, sư đoàn 308 tổ chức diễn tập quy mô lớn hơn (123 xe kéo pháo, 15 xe tăng và pháo tự hành, 519 xe ô tô và mô tô dã chiến tham gia) nhằm kiểm tra khả năng cơ động, trình độ tác chiến của bộ đội chủ lực cơ động trực thuộc Bộ.

- Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh các quân khu, quân chủng, binh chủng và các sư đoàn tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến đấu tiến công và phòng ngự trên địa hình rừng núi, đồng bằng, diễn tập chống địch đổ bộ đường không và đường biển, rút kinh nghiệm về tổ chức, biên chế, trang bị, cách đánh của đơn vị chiến thuật và mối quan hệ hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, giữa chủ lực và địa phương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2022, 03:26:25 pm »


3 tháng 3.

Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 12/QP) sáp nhập Trường Bổ túc quân sự trung cao cấp và Trường Chính trị trung cao cấp thành Học viện Quân chính. Nhiệm vụ: bổ túc, đào tạo cán bộ chính trị và quân sự trung cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Tháng 3.

- Thành lập Ban Tổng kết chiến lược thuộc Bộ Tổng Tham mưu
. Nhiệm vụ: tổng kết kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội trong giai đoạn mới.

Trưởng ban: Trung tướng Hoàng Văn Thái.

- Phòng viết sử thuộc Tổng cục Chính trị, Cục nghiên cứu Khoa học quân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu và hệ thống các cơ quan tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, biên soạn lịch sử đơn vị, nghiên cứu khoa học quân sự được thành lập, tổ chức theo ngành dọc đến cấp sư đoàn.


11 tháng 4.

Thành lập Trường Quân chính Quân khu 5
tại Quảng Nam-Đà Nẵng. Nhiệm vụ: bồi dưỡng cán bộ tiểu đội, trung đội.

Hiệu trưởng: Quách Tự Hấp.
Chính ủy: Hoàng Minh Thắng.


14 tháng 4.

Thành lập trung đoàn xây dựng công trình 259
(quyết định số 160/QĐ của Bộ trưởng Quốc phòng) thuộc Cục Công binh (gồm 719 người). Nhiệm vụ: xây dựng các công trình quốc phòng.


Tháng 4 - tháng 5.

Quân tình nguyện Việt Nam
gồm sư đoàn bộ binh 325, tiểu đoàn 19 bộ đội biên phòng Quân khu 4, tiểu đoàn 927 bộ đội địa phương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Tà Khống. Bộ đội ta tiến công các vị trí địch dọc đường số 7 và đường số 9, mở rộng vùng giải phóng của bạn nối liền với các căn cứ kháng chiến của ta ở tây Quảng Nam và tây Quảng Bình, tạo điều kiện cho Đoàn 559 mở đường sang tây Trường Sơn.


5 tháng 5.

Đoàn cán bộ quân sự tăng cường cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam
, gồm 500 người hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, xuất phát từ Xuân Mai (Hòa Bình) theo đường tây Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đoàn lên đường vào lúc Liên Xô phóng thành công con tàu mang tên “Phương Đông” đưa anh hùng Ga-ga-rin - người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, nên đặt tên là “đoàn Phương Đông”. Ngày 28 tháng 7, đoàn vào đến vị trí tập kết - đồi 300 (Bình Long).


29 tháng 5.

Toàn quân phát động phong trào: “Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy hiện đại”.


1 tháng 6.

Đoàn cán bộ quân sự thứ hai tăng cường cho chiến trường miền Nam
gồm 400 người, do đồng chí Nguyễn Hoàng Lâm (Nguyễn Văn Bứa) và đồng chí Lê Quốc Sản dẫn đầu hành quân từ miền Bắc vào chiến trường.


Tháng 6.

- Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4 mở đường vận tải cơ giới nối đường số 12 với đường số 9 (đường 129)
. Sau hai tháng lao động khẩn trương, hai tiểu đoàn 939 và 3 (Quân khu 4) và hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 325 đã hoàn thành, đưa đường 129 vào sử dụng, kịp thời vận chuyển một số vũ khí và hàng quý vào chiến trường miền Nam.

- Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường sĩ quan Kỹ thuật. Nhiệm vụ: đào tạo, bổ túc sĩ quan kỹ thuật các chuyên ngành quân khí, ra-đa, máy chỉ huy, thông tin, xăng dầu, quản lý xe, công binh, hóa học.


8 tháng 7.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh (số 37/LCT) tậng thưởng Huân chương Chiến công cho các đơn vị, cán bộ và chiến sĩ quân đội đã có thành tích chiến đấu tiễu phỉ, bảo vệ biên giới Tổ quốc.


10-12 tháng 7.

Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quân họp tại thủ đô Hà Nội
. 224 chiến sĩ thi đua, 48 đại biểu các đơn vị tiên tiến, đại diện các quân chủng, binh chủng, quân khu và dân quân tự vệ trên miền Bắc về dự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội:

“Toàn thể cán bộ và chiến sĩ ta phải luôn luôn nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và mức hiểu biết về khoa học và kỹ thuật.

Phải giữ gìn kỷ luật một cách rất nghiêm túc. Nâng cao cảnh giác sẵn sàng đập tan mọi âm mưu nham hiểm của địch ...

Phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để tự cải thiện mức sống của mình và giảm nhẹ sự đóng góp của đồng bào. Đồng thời phải nghiêm khắc chống tham ô lãng phí.

Đoàn kết và giúp đỡ nhân dân, nhất là đoàn kết, học hỏi, giúp đỡ và thi đua với công nhân và nông dân".


27 tháng 7.

Thành lập Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Quân khu 6
. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do đồng chí Nguyễn Đôn - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 làm Tư lệnh kiêm Chính ủy; đồng chí Võ Thứ - Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Tuấn Tài (Trần Kiên) - Chủ nhiệm hậu cần.

Bộ Tư lệnh Quân khu 6 do đồng chí YBlok quyền Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Mơ (Tư Khiêm) - Chính ủy, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên (Sáu Phúc) - Tham mưu trưởng, đồng chí Trần Phòng (Bảy Kiên) - Chủ nhiệm hậu cần.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM