Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:50:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 11  (Đọc 1926 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2022, 06:50:20 am »

II- Giai đoạn khi tôi chuyển công tác vè Tỉnh đội Hưng Yên (3-1949 đến 5-1954)

Tôi thôi giữ chức Chủ tịch UBKC-HC và Bí thư Hụyện ủy Yên Mỹ, về công tác ở Tỉnh đội được vài ngày, thì địch bắt đầu đánh chiếm Lực Điền (3-1949). Sau đó, ngày 22-12-1949, địch hành quân chiếm đóng toàn tỉnh và các tỉnh lân cận, biến tỉnh Hưng Yên thành một tỉnh nằm sâu trong địch hậu. Giai đoạn này có thể chia thành 2 thời kỳ nhỏ:


A- Thời kỳ từ tháng 3-1949 tới giữa tháng 11-1951

Từ tháng 3-1949, địch chiếm đóng hoàn toàn huyện Yên Mỹ, tổ chức tề phản động ở thôn Cảnh Lâm và Bùi Xá. Đặc biệt là thôn Cảnh Lâm khét tiếng, chính tại đây, chúng đã giết hại chị Bùi Thị Cúc, nhân viên tình báo và địch vận của ta (sau này chị được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Ta cũng có 2 hành động quân sự đều không thành công. Đó là trận tấn công vị trí Lực Điền mới chiếm đóng vào cuối tháng 3-1949 của một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 64 không thành công; tại đây tiểu đoàn phó tên là Giang Văn Cang phải hy sinh. Trận thứ hai vào khoảng tháng 5-1949 do bộ đội tỉnh tấn công vào bốt hương dũng công giáo Bùi Xá, cũng không thu được thắng lợi đáng kể.


Từ sau khi địch chiếm đóng toàn tỉnh Hưng Yên (22-12-1949), lãnh đạo huyện Yên Mỹ cùng đại đội 110 của huyện Yên Mỹ đã kiên quyết trở về nội địa, giữ vững các cơ sở trong huyện.

Đây là thời kỳ Yên Mỹ chịu đựng nhiều gian khổ nhất, quyết liệt nhất, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắn giết, bắt bớ. Đơn cử như anh Phạm Bạt Tụy, Nguyễn Hữu Bính, cán bộ đại đội 110 của huyện, anh Nguyễn Hữu Đạo, chính trị viên đại đội Thanh Bình phân tán về huyện cũng bị giặc bắt trong thời gian này và đày đi Côn Đảo cho đến ngày hòa bình khi 2 bên trao trả tù binh. Tuy vậy, cán bộ chiến sĩ còn sót lại vẫn kiên cường trụ bám đất, bám dân, giữ vững cơ sở kháng chiến. Huyện ủy do anh Trọng (Chi) làm bí thư, Huyện đội do anh Vân (ứng) làm huyện đội trưởng vẫn duy trì cơ quan mình hoạt động kháng chiến. Và hồi cuối tháng 9 năm 1950, khi tôi quay trở về huyện để phổ biến nhiệm vụ phối hợp với chiến dịch Biên giới, tôi vẫn được bố trí cơ sở ở xã Nghĩa Hiệp sát đường 39 và dự hội nghị Huyện ủy bí mật ở thôn Đại Hạnh chỉ cách bốt Từ Hồ có 1km. Đồng chí Lê Kim, trung đội trưởng đại đội Bãi Sậy, là người tổ chức bảo vệ hội nghị này.


B- Thời kỳ từ tháng 11-1951 tới chiến thắng Điện Biển Phủ (5-1954)

Năm 1950, toàn tỉnh Hưng Yên ở trong thế địch hậu hoàn toàn, lâm vào cảnh đen tối khó khăn vô cùng. Nhiều huyện khác như Văn Giang, Khoái Châu còn bị tổn thất về người và của nặng nề hơn. Tháng 12-1950, Tỉnh ủy Hưng Yên đề ra chủ trương giữ vững và phát triển cơ sở, phá tan hệ thống tháp canh, hương đồn của địch. Tháng 4-1951, bộ đội ta phá hương đồn ở Thọ Lão, Trà Bồ (huyện Phù Cừ), mở ra một cục diện chiến trường mới có lợi cho ta. Tên Đội Tự, chỉ huy bốt Từ Hồ (Yên Mỹ) được lệnh đem quân đi cứu viện cho bọn hương dũng ở Trà Bồ bị quân ta bắn chết tại chỗ, làm nức lòng dân Yên Mỹ đang bị địch o ép rất nặng nề.


Ta tiếp tục mở các khu du kích ở các huyện Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Khoái Châu trong vòng 7 tháng. Ngày 14-11-1951, ta phá các hương đồn, mở khu du kích ở bắc Khoái Châu, tây nam huyện Yên Mỹ. Đêm đó, ta bố trí 2 đại đội của tỉnh (C22 và C27) do Võ An Đông - tỉnh đội trưởng, Nguyễn Ngọc Vũ, chính trị viên Tỉnh đội chỉ huy, phối hợp với bộ đội, du kích huyện Khoái Châu và Yên Mỹ, bắn một phát súng lớn SKZ làm vỡ tan một mảng lớn đồn hương dũng thôn Dương Trạch (xã Tân Dân, Khoái Châu), bức tên tổng Thân và hương dũng bốt đó phải đầu hàng, đồng thời giải tán tề và hương dũng thôn Thông Linh, Khóa Nhu, Bình Phú đã được cán bộ và du kích huyện, xã thuyết phục từ trước. Sáng hôm sau, ta bố trí bắt sống 5 tên ngụy ở bốt Từ Hồ về thôn Bình Phú không tốn một viên đạn. Ta tước súng, giáo dục chính trị rồi đến chiều tối thả chúng về bốt Từ Hồ, làm cái loa tuyên truyền chiến thắng cho ta.


Ngay đêm đó, để khuếch trương chiến thắng, quân ta tiến về giải tán tề hương dũng ở xã Đông Tảo, Đức Nhuận (Khoái Châu) và tước súng tề võ trang ở thôn Mỹ Xá (xã Việt Cường, Yên Mỹ) do lý Thụ cầm đầu. Do có sự vận động của cán bộ chính trị từ trước và trước uy thế của quân ta, nên chúng đã ngoan ngoãn nộp súng cho ta, không dám chống cự.


Nửa tháng sau, đầu tháng 12-1951, thiết thực phối hợp với chủ lực ta mở chiến dịch Hòa Bình, với lực lượng bộ đội tỉnh và huyện, du kích, chỉ huy như trước, ta lại tiến lên giải phóng cơ sở mới. Bộ đội ta vừa áp sát tới thì bọn bảo an ở bốt Từ Hồ đã bỏ vị trí rút chạy. Ta bỏ qua Từ Hồ, tiến lên tước súng bọn hương dũng Đại Hạnh, Ngân Hạnh, Ốc Nhiêu không tốn một viên đạn. Ngay đêm sau, bộ đội tiến về giải phóng huyện Văn Giang, phá bốt Bang tá Kim Ngưu, tước súng bọn hương dũng ở Cửu Cao, Phi Liệt, Xuân Quan, bức rút bốt bảo an Công Luận, quân lỵ Văn Giang. Về phía bộ đội và du kích huyện Yên Mỹ đã tự lực chủ động phá bốt hương dũng Thượng Tài, Châu Xá (xã Thanh Long). Thế là toàn bộ phía tây đường 39 của Yên Mỹ từ sát Bần Yên Phú, Kênh Cầu đến Từ Hồ, Từ Tây kết hợp với vùng bắc Khoái Châu, toàn huyện Văn Giang đã trở thành vùng giải phóng rộng lớn, đã biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, làm bàn đạp cho bộ đội tiến đánh Bần Yên Phú, Kênh Cầu và uy hiếp đường số 5 còn do địch khống chế. Năm 1952, địch mở 2 cuộc càn lớn là Con Cá (Poisson), Lạc Đà (Dromadaire) càn quét các thôn xã phía tây nam huyện, nhưng đều bị du kích đánh trả quyết liệt, cơ sở quân sự và chính trị của ta vẫn được bảo toàn.


Không những thế, ta còn mở rộng hoạt động trên đường 39 và phía đông huyện Yên Mỹ. Tháng 8-1952, ta dùng địch vận dụ bắt chỉ huy và hương dũng bốt Đạo Khê ở đầu cầu Lực Điền và dùng bộc phá đánh đổ cầu Lực Điền, địch buộc phải sửa chữa trong 5 ngày. Tháng 11-1952, cán bộ địch vận của ta gây nhân mối ở bốt hương dũng công giáo Bùi Xá (xã Cộng Hòa) làm nội ứng cho bộ đội và du kích tiêu diệt bốt này và tiếp theo diệt bốt Thiên Lộc, giải phóng toàn xã Cộng Hòa tạo một khu "lõm" ở phía đông huyện.


Đêm 10-5-1953, đã diễn ra một trận chiến thắng lớn ở Bần Yên Phú trên trục đường số 5. Đây là một vị trí kiên cố của căn cứ hậu phương GM3 (binh đoàn cơ động số 3) gồm 300 tên, có 3 hàng rào dây thép gai, xen kẽ có các bãi mìn các loại, chung quanh có các ụ súng. Đơn vị tấn công gồm 3 đại đội tỉnh (C75, C27, C29) dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội, được sự phối hợp chiến đấu, phục vụ chiến trường của 500 quân của bộ đội và dân quân du kích huyện Yên Mỹ, đã áp sát trận địa, bí mật cắt rào, gỡ mìn, bất ngờ xung phong vào trận nội quân Pháp. Kết quả trận đánh diễn ra rất nhanh gọn, trong 30 phút quân ta đã làm chủ chiến trường, bắt sống hơn 100 tên sĩ quan, lính Pháp, thu được 300 súng các loại (bazôka, súng cối, trung đại liên, v.v...). Thời bấy giờ thu được một lượng súng chiến lợi phẩm nhìêu như vậy là chưa từng có.


Trận đánh tiêu diệt vị trí ở Bần Yên Phú có ý nghĩa rất lớn về quân sự và chính trị. Bộ đội địa phương vẫn có thể và có khả năng tiêu diệt một vị trí có hàng trăm tên Pháp, có công sự vững chắc, nằm sâu trong vùng địch hậu, ở ngay sát đường 5, mặc dầu không có súng lớn công đồn như bộ đội chủ lực mà vẫn bắt và diệt hàng trăm tên địch, thu rất nhiều vũ khí, còn về phía quân ta thương vong không đáng kể. Trận Bần Yên Phú đánh dấu sự sáng tạo, mang đầy tính hiệu quả trong nghệ thuật tác chiến của bộ đội tỉnh. Trận này cũng là trận thắng đầu tiên mở màn cho một loạt trận tiếp theo, một hình thức chiến thuật mới trong địch hậu mà ta thường gọi là chiến thuật "mật tập", hay gọi nôm na là "chiến thuật sờ địch".


Cũng theo hình thức chiến thuật "mật tập" này, ngay trên đất huyện Yên Mỹ, đêm 18-1-1954, C25 của tỉnh có sự phối hợp tác chiến, chặn viện của bộ đội huyện, ta đã tiêu diệt vị trí Kênh Cầu có 1 đại đội ngụy, cách Bần Yên Nhân khoảng 3km về phía tây. Chiến thắng này đã góp phần giải phóng các thôn Kênh Câu, Tráng Võ, Lạc Cầu, Tử Cầu, tạo điều kiện cho bộ đội và du kích phối hợp chiến đấu với chiến dịch Điện Biên Phủ trên đường 5 và đường sắt sau này.


Quân dân huyện Yên Mỹ bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, nhiều gian nan, hiểm nguy ngay từ đầu cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Pháp xâm lược cho tới khi kết thúc chiến tranh, trải qua 8 nãm liên tục.

Thời gian đó, huyện Yên Mỹ đã chịu đựng những tổn thất lớn lao, nhà cửa hầu như bị đốt chụi, kinh tế bị đình trệ, nhiều cơ sở bị phá vỡ, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị sát hại, bắt bớ, điển hình như chị Bùi Thị Cúc (1950) hoặc cán bộ lãnh đạo như bí thư Huyện ủy, anh Trọng (Chi) cuối năm 1951 bị giết hại rất dã man, hoặc anh Phạm Bạt Tụy, Nguyễn Hữu Bính (cán bộ đại đội C110), anh Nguyễn Hữu Đạo (chính trị viên đại đội tỉnh Thanh Bình) cuối năm 1950 bị bắt, bị tù đày ở Côn Đảo. Nhưng lực lượng kháng chiến vẫn được duy trì liên tục, kiên quyết bám dân, bám đất, từ chỗ cơ sở luôn bị địch bao vây, o ép, càn quét lập tề đến chỗ quân dân huyện kết hợp với bộ đội tỉnh biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Từ cuối năm 1951, ta đã bao vây, chia cắt trở lại quân địch, lập nhiều chiến công rực rỡ. Yên Mỹ đã vinh dự có Sáu Đậu, mở đầu phong trào địa lôi chiến của toàn chiến khu 3, đầu tiên mở ra phong trào đòn gánh đánh Tây ở Từ Hồ, có chiến thuật mật tập ở Bần Yên Phú, mở màn cho cả một đợt hoạt động theo hình thức chiến thuật này cho tới toàn thắng Điện Biên Phủ.


Vinh Quang thay cho quân dân Yên Mỹ trong thời chống Pháp.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #31 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2022, 06:50:51 am »

NHỚ LẠI TRẬN ĐẦU TIÊN Ở CẦU GHÊNH (4-1-1947)


NGUYỄN ĐÌNH PHIÊN
(Trinh sát viên đội quyết tử huyện Yên Mỹ,
nguyên Chủ tịch Hội CCS Yên Mỹ)


Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Huyện ủy, Ủy ban hành chính - kháng chiến huyện Yên Mỹ được phép tổ chức một trung đội quyết tử quân tham gia chiến đấu đánh giặc, để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến.

Trung đội quyết tử quân được thành lập tháng 10-1946 tại xã Trai Trang, huyện Yên Mỹ, có 3 tiểu đội do đồng chí Tuyết làm trung đội trưởng, đồng chí Cung làm trung đội phó, đồng chí Biên chính trị viên. Đến tháng 12-1946, trước khi lên đường ra mặt trận Câu Ghênh, đồng chí Hồ Quý Thoa, Chủ tịch Ủy ban hành chính - kháng chiến huyện Yên Mỹ, động viên căn dặn: "Các đồng chí là con em của nhân dân Yên Mỹ, chiến đấu phải dũng cảm, xứng đáng là đội quyết tử của huyện". Đồng chí nhắc lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Gần 40 chiến sĩ của trung đội đều nắm tay giơ cao hô: "Quyết tử, quyết tử, quyết tử!". Sau đó, đồng chí Tân lượt bắt tay anh em, tiễn anh em đi chiến đấu. Đêm hôm ra đi trời rất rét, anh em chăn áo đều thiếu thốn. Qua chợ Đường Cái, mỗi người được phép vào kho gạo lấy hai chiếc bao tải để làm chăn chống rét. Trung đội lên đến Như Quỳnh được phối hợp với đại đội 14, E44 do đồng chí Văn Phụng đại đội trưởng chỉ huy và được phân công bố trí ở phía tây bắc cầu cùng với tự vệ xã Kinh Xuyên - Minh Khai được bố trí ở hướng chính. Trung đội tự vệ chiến đấu của Mỹ Hào, tự vệ xã Trung Ngọc, xã Thọ Bình bố trí ở phía nam Cầu Ghênh. Chỉ huy chung trận chiến đấu ở Câu Ghênh lúc đó là đồng chí Văn Phụng.


17 giờ ngày 4-1-1947, quân Pháp lọt vào trận địa, phía bắc Cầu Ghênh. Các cỡ súng của ta đồng loạt nổ dồn dập bắn vào đội hình của chúng. Đồng chí Văn Phụng đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy khẩu 12,7 đặt ở phía bắc chợ Ghênh cũ, bắn chia cắt đội hình địch. Các chiến sĩ quyết tử của Yên Mỹ - Mỹ Hào khoảng 20 đồng chí mai phục sẵn ở sát đường 5, lần đầu tiên đối mặt với xe tăng địch, vẫn không rời trận địa. Các cảm tử quân do đồng chí Lương Đình Cung, trung đội phó trung đội Yên Mỹ chỉ huy xông ra lao bom ba càng, chai xăng Crếp, lựu đạn vào xe tăng địch. Từ những loạt đạn đầu, ta đã làm nhiều tên địch chết và bị thương. Lương Đình Cung cũng bị thương trong trận này. Chúng bị đánh bất ngờ, nhưng củng cố được đội hình, bắn xối xả vào trân địa. Ta thu nhặt bọn chết và bị thương rồi rút đóng tại chùa Bà thôn Lương Xá, huyện Thuận Thành (nay là xã Dương Xá - Gia Lâm). Sau hơn 1 giờ chiến đấu, ta đã giết và làm bị thương gần 100 tên địch, thu 7 súng trường, 35 lựu đạn, 2 thanh kiếm.


Đây là trận đánh đầu tiên của địch trên địa bàn Hưng Yên và trận này cũng là trận thắng đầu tiên của quân dân trong tỉnh. Ngay từ trận đầu tiên, ta đã hình thành sự phối hợp chiến đấu của 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực - cảnh vệ huyện - tự vệ xã. Địch bị thiệt hại nặng nền suốt ngày hôm sau phải đợi có viện binh lớn mới dám tiếp tục đánh. Sau trận chiến đấu ngày 4-7-1947, các đơn vị được lệnh chuyển sang khu vực chiến đấu mới, mặt trận ơâu Ghênh có đơn vị khác thay thế.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #32 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2022, 06:51:35 am »

VỀ TRẬN ĐÒN GÁNH ĐÁNH TÂY Ở CHỢ TỪ HỒ


Ngày 10-7-2001, Ban liên lạc bộ đội huyện Yên Mỹ năm 1946 - 1954 cụm I (Hoàn Long - Yên Phú - Yên Hòa) tổ chức buổi tọa đàm về trận du kích cầm đòn gánh đánh Tây ở chợ Từ Hồ, nhằm thu thập tư liệu xây dựng lịch sử Đảng bộ huyện Yên Mỹ. Ngoài đại biểu lãnh đạo các xã Yên Hòa, Yên Phú, Hoàn Long, người ta thấy nổi bật những gương mặt của những chiến sĩ du kích năm xưa từng trực tiếp tham gia trận đánh này. Hầu hết, họ đều ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng vẫn còn những nét kiên cường, dũng cảm thời đánh Pháp. Đó là những lão du kích: Nguyễn Thị Ngư 78 tuổi (Yên Phú), Nguyễn Ngọc Lũy 73 tuổi (Yên Phú), Vũ Hữu Ích 83 tuổi (Yên Phú), Trần Văn Nhâm 73 tuổi (Yên Hòa), Hà Văn Bít 77 tuổi (Yên Hòa), Nguyễn Văn Uyên 82 tuổi (Hoàn Long), Hoàng Văn Trạch 74 tuổi (Hoàn Long).


Trận đánh cách đây hơn 50 năm, vậy mà các đại biểu dự tọa đàm như cảm thấy mới xảy ra đâu đây...

Cuối năm 1947, giặc Pháp về chiếm đóng, xây dựng bốt Từ Hồ (bốt này chúng gọi là "Sú sếch-tơ" Từ Hồ, loại bốt lớn). Hàng ngày, bọn chúng ra chợ khua khoắng, bắt cóc, lấy tiền của những người trong chợ.

Trước những hành động tàn bạo của bọn giặc, mọi người dân đến lực lượng dân quân du kích địa phương đều căm thù và nêu quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: Khi bọn giặc đến, ai có dao cầm dao, ai có cuốc cầm cuốc... cùng nhau đánh giặc, giữ làng, giữ nước.


Xuất phát yêu cầu mục đích trên, các đồng chí trong ban chỉ huy xã đội của 3 xã Hoàn Long, Lê Lợi (xã Yên Phú ngày nay), xã Quang Phục (nay là xã Yên Hòa) phân công đồng chí Khôi, xã đội trưởng xã Lê Lợi, chỉ đạo chung. Về kế hoạch, mỗi xã cử 6 người với vũ khí thô sơ mang vào chợ, phân công cụ thể như sau:

+ Xã Hoàn Long mang quang gánh giả vờ là người đi chợ, đi từ trong làng Từ Hồ đi ra.

+ Xã Lê Lợi mang gánh chuối, mía, bố trí quân từ phía Từ Tây vào trong chợ.

+ Xã Quang Phục mang cuốc, bồ, đi bắt giun, bố trí từ bô vừng tiến thẳng vào chợ.

+ Lực lượng bố trí 3 người 1 tổ, khi vào trong chợ, mỗi người bám sát một tên Tây cách chúng 3 - 4 bước, sẵn sàng chờ lệnh. Khi có lệnh phát hỏa, 3 mũi đồng khởi cùng tiến công. Khi vào trong chợ, đồng chí Vũ Hữu Ích được phân công kiểm tra 3 mũi đầy đủ để báo cáo lãnh đạo. Về thời gian thống nhất 10 giờ 30 phút phát lệnh, 3 mũi tiến công quyết định lấy sáng ngày 18 tháng 2 âm lịch (năm 1948).


Đúng như kế hoạch, hôm đó vào khoảng 9 giờ sáng, đồng chí Vũ Hữu Ích đi kiểm tra báo cáo lãnh đạo, cả 3 mũi đã chấp hành theo đúng kế hoạch. Nhưng hôm đó, bà con đi chợ bán xong hàng đều về sớm. Lúc đó mũi Quang Phục thấy hai thằng Tây (một Tây đen, một Tây trắng) đứng trước cửa hàng lò rèn ông Mận. Lập tức, đồng chí Khôi, xâ đội trưởng, cùng với đồng chí Bít, xã đội phó, dùng đòn gánh đánh hai thằng Tây ngã gục xuống. Ông Mận, phó cả lò rèn, thấy vậy, cũng cầm búa nện vào đầu hai thằng Tây. Hai mũi Lê Lợi - Hoàn Long thấy tình hình diễn ra nhanh và bất ngờ, cũng hành động tiếp theo, xong cho lực lượng rứt an toàn.


Qua trận đánh đó, giặc Pháp và bọn tay chân phản động thấy lực lượng du kích hoạt động, càng hoang mang. Ngay ngày hôm sau, chúng rào xung quanh chợ, làm cổng ra vào, hàng ngày kiểm tra ráo riết hơn và hạn chế việc đe dọa, cướp của nhân dân. Về phía ta, từ quần chúng nhân dân đến lực lượng du kích càng nêu cao ý chí chiến đấu, không sợ giặc, mặc dầu chỉ có dao, mác, đòn gánh, cuốc...


Sau trận đánh, ban chỉ huy xã đội 3 xã đã cùng rút kinh nghiệm và động viên phong trào. Tiếp đó, ban chỉ huy Tỉnh đội Hưng Yên mời các đồng chí tham gia trận đánh về tỉnh động viên và thưởng cho mỗi xã 4 khẩu súng trường.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2022, 06:46:38 am »

YÊN MỸ - NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC MỘT THỜI ĐÁNH PHÁP


PHẠM BẠT TỤY
(Nguyên đại đội trưởng đại đội Bãi Sậy)


Ông và cha tôi đã từng tham gia nghĩa quân Bãi Sậy. Cụ Đổng Quế là tướng của Tán Thuật, có lần chỉ huy nghĩa quân cải trang làm phụ nữ vào bán một số thực phẩm ở đồn thôn Thái Nồi thuộc xã Việt Cường (Yên Mỹ) hiện nay, bất ngờ xông vào bốt diệt một số tên Pháp. Sau trận này, giặc Pháp tàn sát một số gia đình nghĩa quân ở thôn tôi là thôn Bắc Khu xã Minh Châu (Yên Mỹ), trong đó có ông tôi là cụ Phạm Duy Cạnh là thầy dạy võ cho nghĩa quân và bố tôi là ông Phạm Văn Tuyển, lúc đó mới lên 16 tuổi, cũng bị đâm bị thương. Về sau, bố tôi thường cho tôi biết vết sẹo dài 7 phân ở sườn bên phải bị Pháp đâm và nhờ nghĩa quân cứu sống. Trước khi mất năm 1945, ông thường nhắc nhở tôi nên làm theo lời cha, tham gia chiến đấu diệt thù.


Tháng 3-1945, tôi được cử làm Bí thư Việt Minh, lúc đó mới 18 tuổi. Tôi đã tham gia phá kho thóc Nhật ở cầu Lực Điền chia cho dân nghèo được 200 tấn thóc, tổ chức đánh phục kích ban đêm bọn Nhật và vận động nhân dân đứng lên giành chính quyền tháng 8-1945.


19-12-1946, kháng chiến toàn quốc. Tôi được phân công làm bí thư chi bộ, kiêm chính trị viên xã đội. Anh Phạm Lương Bật là xã đội trưởng, anh Phạm Vặn Ước là chủ tịch UBKCHC xã. Chúng tôi được nhân dân tích cực ủng hộ vật liệu để rào làng chiến đấu, làm hầm hào, kể cả hầm bí mật, bên ngoài làng làm hầm chông đào sâu ngập đầu người, dọc bờ sông Bắc Khu có chông mìn ngăn không cho địch vào làng. Chúng tôi có phương án phối hợp chiến đấu với bộ đội trên đê sông Lực Điền, chi viện chiến đấu cho nhau.


Ngày 9-8-1947, quân Pháp tổ chức cuộc hành quân định đánh chiếm cầu Lực Điền, nhưng bị bộ đội C22 của tỉnh phối hợp với du kích đánh trả thắng lợi. Địch không chiếm được làng và nam cầu Lực Điền, buộc chúng phải đóng lại chùa Son ở phía bắc cầu. Trong 2 tháng trời, hai bên cầm cự với nhau ở nam, bắc cầu Lực Điền.


Có lần, quân Pháp bơi tới giữa sông, du kích thôn Bắc Khu tập trung hỏa lực bắn thủng một thuyền cao su chở đầy quân, địch không dám qua sông nữa. Sau, du kích xã Thanh Long mò được cả súng trung liên, tiểu liên mang về nộp huyện. Tại bốt chùa Son, địch lập một chòi cao cách 200m, có lính gác trên chòi. Chúng tôi thi nhau tổ chức bắn tỉa, mục tiêu là thằng lính gác, coi như là bia tập bắn. Có 3 đồng chí du kích bắn rất giỏi, đã tiêu diệt được 12 tên giặc. Bản thân tôi, nhờ tập bắn tốt, về sau đi bắn thi ở toàn quân, toàn quốc cũng được giải thưởng về môn bắn súng.


Ban đêm, chúng tôi giúp đỡ bộ đội vượt sông đánh bốt chùa Son. Có đêm phải chuyển thương binh về rất vất vả.

Cuối cùng, đầu tháng 10-1947, địch phải rút về đóng bốt Nho Lâm. Mãi đến tháng 3-1949 chúng mới chiếm lại hoàn toàn cầu Lực Điền, và huyện Yên Mỹ trở thành địch hậu hoàn toàn.

Cũng đầu năm 1949, cấp trên quyết định tôi làm chính trị viên kiêm đại đội trưởng đại đội Bãi Sậy. Đơn vị phải phân tán về các thôn xóm để xây dựng cơ sở. Bọn giặc biết đại đội đã về cơ sở, suốt ngày chúng đua nhau càn quét, tìm diệt đơn vị. Trong thời gian phân tán về cơ sở, anh em chúng tôi tuy không đánh giặc mà đã mất già nửa quân số do bị giặc giết, bắt tù đày. Vấn đề sống còn của chúng tôi trong vùng địch là làm dân vận tốt, phải làm cho dân thương, dân tin thì dân mới cho ăn, cho ở, bảo vệ bộ đội và phải có hầm bí mật thật bảo đảm. Chúng tôi ở đâu thường phân tán đến 1 tổ hoặc 1 tiểu đội. Tất cả mọi người đều có một cái xẻng cá nhân, coi đây là bảo bối bảo vệ cuộc sống. Đến đâu nếu không có hầm, tất cả mọi người đều nhảy ngay xuống ao, đào hầm bí mật ở bờ ao, chỗ có bờ tre thì rất tốt. Hầm làm ở bờ ao, đào rất nhanh, không phải mất công đào nhiều đất, giấu đất, chỉ cần đào trong một giờ, người chui vừa, đầu cao hơn mặt nước để thở. Cửa hầm làm bằng củ cây chuối ta, khi chui vào tự tay kéo nắp hầm vừa khít là được. Tha hồ cho giặc tìm cả ngày, khó mà thấy nắp hầm ở dưới nước. Nhờ kiểu hầm này, nhiều người đã thoát chết. Tuy nhiên, hầm ở bờ ao, khi trời rét ở cả ngày thì rất cực khổ. Cho nên chúng tôi làm cả hầm trên cao, khi giặc phá hầm thì phải có lối thoát. Hầm ở trong buồng, đầu hồi nhà lợp rạ, có hai lần tường vách đất, khi vào hầm phải nâng cao mái rạ. Chúng tôi được bố con cụ Xuyên ở xã Việt Cường, nhà rất nghèo, nhưng tinh thần yêu nước rất cao, đã giúp chúng tôi làm cái hầm như vậy, có 3 ngăn, địch cuốc hầm mà vẫn có lối thoát ra bờ tre, xuống ao hoặc chuồn ra ngoài đồng. Bọn giặc biết, đã hai lần bắt cụ Xuyên tra tấn, đánh đập, làm cụ chết ngất trên hầm của tôi, nhưng cụ vẫn kiên quyết không chỉ hầm. Công ơn cụ Xuyên đã cứu tôi 2 lần thoát chết, tôi không bao giờ quên ơn cụ.


Lại có lần, sau khi đánh phục kích trên đường 39 về, tôi chạy xuống hầm nhà cụ Hải. Cửa hầm ở giữa bếp, có nồi cám lợn rất to. Cụ Hải gạt đống gio bếp làm lấp lỗ thông hơi, tôi bị tắc thở. Càng chọc lỗ thông hơi, gio bếp càng tụt xuống mù mịt, có nguy cơ tôi bị chết ngạt. Thằng lính ngụy ở trên quát tháo: "Thằng Việt Minh chạy vào đây, hiện ở đâu?". Cụ Hải thưa: "Bẩm quan, không có!". Thằng ngụy lấy báng súng đập vào đầu làm cụ Hải ngã lăn quay. Tưởng cụ chết, nó đi ra. Thấy yên, tôi đánh liều, lấy chân đạp mạnh vào nắp hầm, nồi cám đang sôi cũng bị đổ và gio bếp trút xuống đầy người tôi. Tôi cố mãi mới bò lên cửa hầm nằm ngất. Rất may lúc đó thằng ngụy vừa đi khỏi và cụ Hải đã thoát chết.


Một thời gian dài, chúng tôi chỉ hoạt động ban đêm, còn ban ngày địch làm chủ. Hướng hoạt động chủ yếu là xây dựng cơ sở, giữ vững lòng tin tưởng vào kháng chiến của dân, tăng cường công tác địch vận và tìm đánh địch ở ngoài làng, vì đánh ở trong làng dễ bị địch khủng bố cơ sở trong dân.


Chúng tôi đã vận động được một lính ngụy ở bốt Nho Lâm. 2 giờ sáng ngày 19-8-1949, theo đúng mật hiệu, anh lính ngụy này đã mở cổng phía sau bốt ở bờ sông. Chúng tôi theo anh ngụy xông vào bốt, diệt tên sếp bốt người Tây, bọn còn lại hỗn loạn. Trong 20 phút, chúng tôi diệt hoàn toàn bốt Nho Lâm, thu vũ khí, rút lui an toàn.


Nhân đà chiến thắng Nho Lâm, chúng tôi đánh tiêu diệt bốt hương dũng Nhân Lý vào đúng hôm 23 tết âm lịch (tết ông Táo), bắt sống 25 tên.

Tháng 8-1950, đại đội Bãi Sậy tổ chức một trận độn thổ phục kích địch từ bốt Nho Lâm đi Phố Nối, diệt 15 tên, thu vũ khí, cho tên ngụy chạy về bốt làm cái loa tuyên truyền cho chiến thắng. Nó la ó ầm lên: "Ma Việt Minh ở bên đường bất ngờ nhảy lên, khó mà chạy thoát". Thôn Quảng Uyên, Xuân Lai, Bắc Khu (xã Minh Châu) ở sát bốt Lực Điền. Bộ đội Bãi Sậy vẫn bám dân, vẫn ngày ở thôn Quảng Uyên, ban đêm vẫn sang Bắc Khu phối hợp với du kích đánh phá cầu Lực Điền. Có đêm, chúng tôi họp ở Bắc Khu bị giặc vây kín, phải chiến đấu quyết liệt diệt 2 tên và phá vòng vây. Tổ phụ nữ thôn Bắc Khu đã vận động 12 lính ngụy về với kháng chiến. Cụ Bạch, mẹ liệt sĩ, đã vận động lính Tây cũng ra hàng ta. Cả em Đắc, là thiếu niên đi phu ở bốt Lực Điền, đã lấy trộm một súng ngắn và máy ảnh của giặc mang về cho bộ đội Bãi Sậy.


Bản thân tôi và đồng chí Ước Chủ tịch xã Minh Châu, đã đánh bọn ngụy ở chùa Xuân Lai, chúng phải bỏ chạy và tên cai sếp ở bốt Lực Điền bị bắt sống đem nó qua sông an toàn.

Có hôm, cả hai chúng tôi đang tắm ở cầu ao nhà anh Khôi thì bọn lính ập vào. Chúng tôi không kịp chạy, bị chúng bắt ra đình tập trung điểm mục. Chúng tôi giả vờ lên bờ ao lấy quần áo mặc, bất thình lình rút súng trong quần áo ra bắn, bọn ngụy chạy toán loạn. Chúng tôi chui xuống hầm bờ ao, thoát khỏi tay giặc.


Giữa tháng 9-1950, tôi chẳng may bị giặc ở bốt Lực Điền bắt. Trong 7 ngày đêm tra khảo, dụ dỗ, nhưng chúng không khai thác được gì ở tôi. Cuối cùng chúng giải tôi đi Gia Lâm, căng Đoạn Xá (Hải Phòng) và đày ra Côn Đảo. Mãi tới ngày hòa bình tôi mới được về với cách mạng theo hiệp định trao đổi tù binh giữa ta và Pháp.


Từ năm 1957 - 1975, tôi liên tục công tác ở Bộ tư lệnh 350 (Hải Phòng) với các chức vụ: Trưởng ban huấn luyện, chỉ huy trưởng Quận đội Ngô Quyền, biệt phái quân sự tại Sở Giáo dục Hải Phòng, nay đã nghỉ hưu tại quê nhà ở xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ.

   Tôi có mấy câu thơ xin hứa với Đảng sau đây:
   "Gia đình tối quyết tàm theo Đảng
   Cả ba đời được tặng Huân chương,
   Có Đảng chỉ lối đưa đường,
   Hoàn thành nhiệm vụ chiến trường về hưu
   Sáu bố con về hưu mất sức
   Sống mẫu mực đạo đức càng cao
   Gia đình hạnh phúc vui sao
   Ông bà, con cháu thuận hòa điền viên,
   Nếu Tổ quốc đảo điên sóng gió
   Quân thù kia, xin có chúng tôi.
   Năm nhăm tuổi Đảng đời tôi
   Vì dân, vì Đảng suốt đời hiến dâng".

PHẠM BẠT TỤY, Trích hồi ký
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2022, 06:47:54 am »

NHỮNG NĂM THÁNG SỐNG VÀ CHIẾN ĐẤU Ở YÊN MỸ


Đại tá NGUYỄN HỮU BÍNH (LÊ KIM)
(Nguyên đại đội phó đại đội 110 Yên Mỹ)


Cuối năm 1949, giặc Pháp hành quân chiếm đóng hết 4 huyện phía nam của tỉnh Hưng Yên (Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ). Như vậy là bộ đội Yên Mỹ không còn bàn đạp ở các huyện ở phía nam. Tình hình thật là khó khăn: Làng mạc cháy trụi, khói lửa khét lẹt, dân chúng tản cư hết. Đây đó trên các trục đường còn rải rác những chiếc băng zôn bằng phên cót với khẩu hiệu: Tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công. Đơn vị chúng tôi phải bật sang Thanh Miện - miền nam tỉnh Hải Dương.


Các anh lãnh đạo Huyện ủy, Huyện đội và Tỉnh đội phải vô cùng động não, tập trung trí tuệ xử lý tình huống là: Đưa cả lực lượng một đại đội (Đại đội Bãi Sậy - Yên Mỹ) vào nội địa lúc này thì "không có chỗ chứa". Nhân dân rất tốt vẫn hướng về kháng chiến, song chưa được chuẩn bị tốt về tư tưởng và biện pháp đón bộ đội về ở cố định trong điều kiện đồn bốt giặc chi chít xung quanh, chính quyền ngụy đã được xác lập khắp các làng mạc, các "xã ủy" (lý trưởng tề) đã đang cấp thẻ công dân (thẻ tề), thu thuế, huy động phu phen lên phục vụ các đồn bốt... (Tất nhiên các "làng tề" có chịu sự chi phối của ta "tề hai mang").


Bộ đội cũng chưa quen về sống phân tán với dân, nằm hầm bí mật ở trong tề kiểu "cá nằm trên thớt", mà quen đánh địch xong trận thì rút về hậu cứ, nay hậu cứ cũng không còn. Thế thì đi đâu và làm gì bây giờ ? Chẳng lẽ chạy tản cư sang Thái Bình chăng?


Sau khi cung cấp một phần lực lượng cho bộ đội chủ lực Liên khu (trong đó có 3 cán bộ trung đội là các đồng chí Giao, Sỹ, Hòe), một số cán bộ trung đội được phân tán về ngay xã mình để giúp đỡ cơ sở (đồng chí Bản về Liêu Thượng, đồng chí Thảo về Lưu Xá). Đại đội rút gọn còn khoảng 50 người tập trung vào trung đội 1 do đồng chí Lê Kim - trung đội trưởng phụ trách. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Tân - đại đội phó, tổ chức vượt sông Hồng sang căn cứ của Liên khu 3 ở Quang Thừa - Hà Nam và Nho Quan - Ninh Bình học lớp võ xung kích (nay là võ đặc công) do Liên khu huấn luyện (đồng chí Sen là hiệu trưởng).


Đây là một giải pháp tình thế rất hay, một sự hợp đồng rất ăn ý giữa Huyện đội (đồng chí Văn Ứng), Tỉnh đội (đồng chí Võ An Đông) và Bộ tư lệnh Liên khu 3.

2 tháng học xong (khoảng tháng 3-1950) thì một bộ phận khoảng 20 người do đồng chí Tân phụ trách, hành quân qua Hòa Bình lên Việt Bắc nhận nhiệm vụ đặc biệt, bộ phận còn lại do đồng chí Lê Kim phụ trách vượt sông Hồng trở lại nội địa bám lấy dân với một lòng tự tin đặc biệt. Ai cũng cảm thấy mình có bản lĩnh vững vàng hơn trong cách đánh của người lính hoàn toàn sống trong địch hậu: Đánh cận kích bằng bạch binh và vũ thuật.


Anh Tụy, chính trị viên kiêm đại đội trưởng, đã đón anh em chúng tôi trở về và kế hoạch với các địa phương mỗi làng phân tán 3 - 5 anh em, mỗi gia đình bố trí từ 1 - 2 người, mỗi làng có 1 tổ trưởng. Các xã Quang Phục, Hoàn Long, Dân Chủ, Tiến Thắng, Tinh Tiến, Nghĩa Hiệp, Hoàng Hữu Nam là những cơ sở đầu tiên tiếp nhận chúng tôi trở về. Nhân dân Yên Mỹ vẫn một lòng với kháng chiến, vẫn ủng hộ bộ đội, nhưng bây giờ là nuôi cụ thể, đùm bọc, che giấu cụ thể mỗi khi giặc vây ráp lùng sục. Nhân dân rất tốt, nhưng tâm trạng thì lo sợ, sợ lắm, sợ nếu giặc bắt được chúng tôi ở gia đình nào thì chúng sẽ tàn sát khủng bố gia đình đó. Ngay cả cán bộ cơ sở cũng có người sợ tan vỡ cơ sở nếu anh em chúng tôi không kiềm chế được mà manh động với giặc, cho nên thực tế cũng có đồng chí không muốn bộ đội phân tán về làng.


Anh Tụy phổ biến phương thức hoạt động của bộ đội huyện bây giờ (1950) là bộ đội chủ yếu phân tán bám lấy dân, gây cho dân niềm tin "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", hỗ trợ cho hoạt động chính trị của địa phương, trừ gian diệt tê phản động là chủ yếu, nếu đánh địch thì phải thực hiện được phương châm "Diệt được địch" nhưng cơ sở không bị vỡ.


Có xã như Quang Phục, địch đóng bốt ở Bình Phú đã gây cho ta biết bao khó khăn, nay bọn tề ở thôn Khóa Nhu lại nho nhoe đón giặc về lập bốt, chúng răn đe dân làng, nhân dân khiếp sợ. Hầu hết cán bộ cơ sở bị bật, cả làng duy nhất còn đồng chí Cáo - bí thư chi bộ. Anh em chúng tôi nói vui: Đồng chí Cáo vừa là bí thư, vừa là chủ tịch, vừa là xã đội trưởng, đồng thời vừa là du kích. Anh Tụy giao nhiệm vụ cho tôi phối thuộc với đồng chí Cáo khôi phục lại tình hình cơ sở này. Bản thân đồng chí Cáo cũng bị bật không ở nhà với gia đình được vì bọn địch ở Bình Phú lùng sục suốt ngày đêm.


Thế là từ hôm đó, tôi với khẩu tiểu liên "Sít-ten" và mấy quả lựu đạn về nằm cùng hầm bí mật với anh Cáo. Hầm được đào ở bãi tha ma cách bìa làng 300m. 9 giờ tối, hai anh em chúng tôi rời khỏi hầm vào làng tiếp xúc với nhân dân từng xóm, trấn áp răn đe bọn phản động mưu toan đón giặc về làng lập bốt. Đến 11 giờ đêm, có hôm muộn hơn, chúng tôi rút và trở về hầm bí mật nằm đó cho đến 9 giờ tối hôm sau lại lên và vào làng... Người đậy nắp hầm duy nhất là vợ đồng chí Cáo.


Cứ như thế gần tháng trời, cơ sở dần dần trở lại bình thường, nhân dân không còn bị bọn phản động khống chế nữa, mưu toan đón giặc về lập bốt không thực hiện được. Tôi được lệnh chia tay anh Cáo trở về với bộ đội.


Hình như bọn địch đoán biết đại đội Bãi Sậy đã trở về, nên chúng tăng cường lùng sục ngày đêm. Ta thì chưa có lệnh đánh, có trường hợp chúng vào làng chỉ có 4 - 5 tên ngon ăn lắm, nhưng anh em phải kiềm chế, phải quán triệt ý kiến của chính trị viên đại đội là diệt được địch nhưng phải bảo vệ được cơ sở, nghĩa là cơ sở cách mạng của địa phương không bị vỡ do địch khủng bố, tàn sát, bắt bớ.


Tình hình căng thẳng, hầu như không ngày nào không có người của ta bị địch bắt bớ (cán bộ cơ sở, cán bộ dân chính) và cũng không tránh khỏi có anh em không chịu được tra tấn đã dẫn địch về làng truy tìm cơ sở...

Anh em Bãi Sậy chúng tôi vẫn lạc quan tin tưởng kháng chiến nhất định thắng lợi, vẫn nhắc nhở động viên nhau hàng ngày là nhân dân nuôi ta, che chở cho ta hoạt động, tình sâu nghĩa nặng lắm, chẳng may nếu bị địch bắt thì cố gắng chịu đựng, đừng dẫn địch về làng... Nếu không chịu đựng được thì hãy tự sát, noi gương đồng chí Lượng (quê Tân Việt) trung đội phó, đã rút chốt lựu đạn khi địch cuốc hầm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2022, 06:48:50 am »

Tôi chợt nhớ đến tờ báo "Tiến lên" của Tỉnh ủy Hưng Yên lúc bấy giờ có bài phê phán hiên tượng "Cháy nhà ra mặt chuột" của một số cán bộ cầu an chạy dài, nhưng đồng thời có bài uốn nắn là nếu chẳng may bị giặc bắt thì không nên tự sát mà phải sẵn sàng dũng cảm chấp nhận một cuộc đấu tranh mới, bởi vì chiến tranh thì hy sinh chết chóc và bị bắt tù đày là việc thường tình. Vấn đề là ở chỗ kiên định lập trường, không phản bội xưng khai.


Không khí ngột ngạt, căng thẳng đến mức chúng tôi kiểm điểm thắng lợi hàng ngày. Cứ sau một ngày không có một cán bộ, chiến sĩ nào bị địch bắt, như thế là thắng lợi rồi.

Cho đến đầu tháng 8/1950, anh Tụy phổ biến cho tôi chỉ thị của trên là bộ đội Đường 5 phải đẩy mạnh hoạt động quân sự để phối hợp với chiến trường chính. Anh nêu chủ trương sẽ diệt bọn địch buổi sáng hàng ngày đi tuần từ bốt Nho Lâm lên Phố Nối và diệt chúng khi chúng quay trở lại.


Đêm 10/8/1950, anh và tôi đi khảo sát địa hình cụ thể đoạn đường 39 tiếp giáp 2 làng Liêu Trung và Liêu Thượng và hạ quyết tâm tổ chức trận đánh tại đây. Đó là Km 2 đường 39, đánh chỗ này thì giặc không có cớ để đàn áp trả thù làng nào được, cơ sở địa phương vẫn bảo đảm ổn định.


Địa hình trống trải, không dân cư, không có vật gì che chắn, ẩn nấp. Cách đánh là phải đào hố giấu người ở mép đường, đậy nắp ngụy trang cho khéo. Khi địch lọt vào khu vực phục kích của ta, có hiệu lệnh của người chỉ huy thì bộ đội đội nắp hầm vùng lên đánh giáp lá cà. Anh Tụy giao cho tôi tổ chức và chỉ huy trận đánh này.


Vấn đề bây giờ là đào hố ở dưới ruộng hay ở lề cỏ mặt đường. Nếu đào ở dưới ruộng thì đất mềm dễ đào hơn, dễ ngụy trang hơn, nhưng khi có lệnh bật hố lên thì lại phải mất động tác bám vào mặt đường để nhảy lên, vì mặt đường cao hơn mặt ruộng 80cm, như vậy sẽ chậm thời gian tiếp xúc với giặc, lại có thể chân bị tê sau hàng giờ ngồi bó gối dưới hố. Nhưng nếu đào trên lề cỏ mặt đường thì đất rắn hơn, phải nâng niu từng vạt cỏ để rồi lấp ngụy trang lại phức tạp hơn, nhưng thuận lợi và khi đội nóc hầm lên thì ta trực diện giáp mặt ngay với giặc nhanh hơn và áp đảo hơn.


Tôi quyết định chọn cách thứ hai là đào hố trên lề cỏ mặt đường.

Trận đánh huy động 14 chiến sĩ tương ứng với lực lượng tuần tra của giặc. Phải đào 7 hố, mỗi hố ẩn 2 người. Hố chỉ huy thì lợi dụng ẩn nấp dưới cây ké ở góc ruộng bậc thang cách mép đường 20m. Vũ khí của ta tất cả là mã tấu, duy nhất có khẩu tiểu liên "Sít-ten" do chỉ huy trận đánh giữ.


9 giờ tối ngày 12/8/1950, anh em phân tán từ các cơ sở tập kết về đầu làng Ngọc Tỉnh. Ở làng này đã có một tổ 3 người làm nhiệm vụ xin tre và đan 7 cái phên (kích thước 0,80 x 1,20m) và mượn các dụng cụ đào và vận chuyển đất.


Tôi xác định với anh em là táo bạo và quyết liệt. Vì ở huyện chưa có mô hình trận đánh giấu quân như thế này. Trận địa nằm ngay trên trục đường cơ động cơ giới của địch, đồn bốt giặc bao vây xung quanh. Nếu bị lộ hoặc giải quyết không nhanh gọn, địch phản ứng thì sẽ nguy hiểm. Nhưng với thế bất ngờ tuyệt đối, với mục tiêu tiêu diệt mạng sống của chúng để chúng khiếp sợ không còn dám hung hăng lùng sục, anh em rất phấn khởi, tự tin và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.


3 giờ sáng ngày 13/8/1950, các hố giấu quân đã ổn định, tổ ngụy trang đậy phên tre phủ cỏ ngụy trang, thu dọn dụng cụ đào và vận chuyển đất rút lui trước về Ngọc Tỉnh, chúng tôi ngồi chờ địch đi "Pa-tờ-rui" trở về.

Một tình huống mà tôi không hề lường trước là buổi sáng hôm đó, sau khi toán lính giặc đi lên Phố Nối chưa về thì có một người nông dân dắt con trâu qua trận địa của ta. Tim tôi thắt lại vì có thể con trâu sẽ làm sập hầm thì sẽ xử lý ra sao, nhưng may là con trâu và người nông dân lại đi trên mặt đường nhựa.


Giờ G đã đến, lúc đó là 8 giờ sáng ngày 13/8/1950. Khi bọn giặc đã lọt hoàn toàn vào trận địa phục kích, một băng tiểu liên xả vào đội hình của chúng cũng là hiệu lệnh để các chiến sĩ ta bật dậy đội nắp hầm xông lên.

Bọn địch quá bất ngờ, sửng sốt đứng ngây người ra rồi vứt súng bỏ chạy. Một số bị diệt ngay tại chỗ, một số chạy dạt xuống cánh đồng lúa phía đông đường 39. Anh em ta truy đuổi quyết không cho chúng thoát...

Thế là anh em Bãi Sậy chúng tôi đã thỏa mãn nguyên vọng bị kìm nén từ lâu là chưa được đánh, không được manh động. Anh em đã trút căm thù lên lưỡi dao mã tấu, quyết không cho chúng còn sống để hung hãng lùng sục ngày đêm.


Trận đánh diễn ra chỉ trong 10 phút, ta tiêu diệt hoàn toàn bọn địch. Ta chỉ nhặt 3 khẩu súng làm kỷ niệm và không bị thương vong người nào.

Khi chúng tôi rút lui vượt qua con sông con phía tây đường 39 và cánh đồng phía sau làng Liêu Trung về tới làng Ngọc Tỉnh thì mới thấy địch ở bốt Nho Lâm phản ứng bắn mấy quả đạn cối về phía trận địa.

Chúng tôi bàn với các gia đình cơ sở cho tre làm nắp hầm, thủ tiêu tất cả các vết tích chặt tre đan phên. Và đêm hôm đó, lực lượng tham chiến chúng tôi đã ung dung nằm ở cơ sở xã Hoàn Long và xã Dân Chủ, các xã ở tây nam huyện.


Tháng 9/1950, chiến dịch Biên giới nổ ra. Thế là bộ đội Bãi Sậy - Yên Mỹ chúng tôi đã góp phần nhỏ bé phối hợp với chiến trường chính. Sau đó, các anh ở Tỉnh đội cho biết cách đánh của chúng tôi như thế là độn thổ phục kích. Và cuối năm đó (1950), tôi được Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Tỉnh đội cấp giấy khen về thành tích xây dựng cơ sở địch hậu và chiến đấu dũng cảm.


Chúng tôi đang vui mừng chiến thắng thì một tin không vui đến với chúng tôi: Anh Tụy, chính trị viên kiêm đại đội trưởng Bãi Sậy, đã bị bọn giặc ở bốt Lực Điền bắt; anh Bản1 (Đồng chí Nguyễn Đình Bản bị địch giam ở nhà tù Côn Đảo. Đồng chí đã cùng 80 anh em tù binh hy sinh trên biển trong cuộc vượt ngục không thành công năm 1952) - trung đội trưởng và anh Thảo2 (Đồng chí Trần Đình Thảo quê Lưu Xá, bị địch giam tại trại tù sĩ quan (PGO) Hành Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Được trao trả tù binh tháng 8-1954, đồng chí về công tác tại địa phương và trở thành phó bí thư Huyện ủy Mỹ Văn. Đồng chí đã từ trần năm 1994) trung đội trưởng phân tán tại địa phương cũng bị bọn giặc ở bốt Nho Lâm bắt. Thế là hầu hết cán bộ chủ chốt của đại đội đã bị sa vào tay giặc. Một không khí trầm lặng lan tràn trong tất cả chiến sĩ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2022, 06:49:31 am »

Tháng 10/1950, tôi được lệnh của Huyện đội trưởng Lê Tất Ứng đưa tất cả chiến sĩ Bãi Sậy phân tán ở nội địa vượt sông Đuống lên vùng Sủi - Bố Hạ, Bắc Giang để củng cố lực lượng. Cơ quan Huyện đội Yên Mỹ sơ tán ở đó.

Hậu phương tự do hừng hực khí thế chiến thắng đã động viên tiếp sức anh em chúng tôi vững bước. Khòng có đối mặt với giặc hàng ngày lùng sục bắt bớ, chỉ có những chiếc Hencát hoặc Đacôta thỉnh thoảng nhào lượn ném bom bắn phá. Anh Thoa (Tỉnh đội trưởng Võ An Đông) đi dự hội nghị tổng kết chiến dịch Biên giới về thăm, chỉ đạo việc củng cố lực lượng và phổ biến tình hình chiến thắng biên giới cho cơ quan Huyện đội. Chúng tôi vô cùng phấn khởi. Cuối tháng 10, thi hành chỉ thị của cấp trên, đại đội 110 được thành lập và ra mắt tại làng Sủi (Bố Hạ - Bắc Giang) thay thế đại đội Bãi Sậy, nhưng phải làm chức năng của cả Huyện đội, tức là tinh giảm cấp Huyện đội. Biên chế chỉ huy có 5 người: 1 cấp trưởng và 4 cấp phó. Anh Vân ứng, thường vụ Huyện ủy, nguyên là Huyện đội trưởng, nay là chính trị viên trưởng kiêm đại đội trưởng. Anh Khoát (quê ở Tử Dương) làm đại đội phó phụ trách dân quân. Anh Nguyễn (quê ở Khóa Nhu) làm chính trị viên phó phụ trách dân quân. Anh Đặng Văn Giáp (quê ở Tử Dương), Bí thư huyện đoàn Thanh niên cứu quốc được điều sang làm chính trị viên phó phụ trách bộ đội. Tôi - Lê Kim- trung đội trưởng đại đội Bãi Sậy, được bể nhiệm làm đại đội phó phụ trách bộ đội. Quân số đại đội chỉ có trên 30 người, toàn là chiến sĩ Bãi Sậy cả.


Về nhiệm vụ thì cũng như đối với đại đội Bãi Sậy trước đây, tức là bám dân, xây dựng lòng tin trong nhân dân đối với chính quyền kháng chiến, đối với Hồ Chủ tịch, đặc biệt là niềm tin "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", diệt tề phản động, trừ gian là chủ yếu, làm chỗ dựa cho hoạt động chính trị của địa phương...


Anh em chúng tôi nói chuyện vui với nhau rằng thực chất việc thay đổi phiên hiệu bằng số chỉ là "bình mới, rượu cũ" tuy nhiệm vụ có nặng nề hơn.

Khoảng đầu tháng 12/1950, từ Bố Hạ - Bắc Giang, đại đội 110 hành quân trở về nội địa, về ở với các gia đình cơ sở mà chúng tôi mới rời tạm biệt cách đây 2 tháng. Nhân dân vẫn tiếp tục nhận các anh bộ đội của Bãi Sậy xưa nhưng nay mang cái tên mới là C110, nghe có vẻ bộ đội chủ lực. Nhân dân vẫn nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở...


Anh Trọng, bí thư Huyện ủy, đến thăm và tặng chúng tôi một bài thơ, nay chỉ nhớ mỗi một câu kết:

... "Mong anh bộ đội trăm mười về đây" (C110)

Đại để ý bài thơ là nhân dân Yên Mỹ kiên trì chịu đựng khủng bố của kẻ thù, rất mong những người con cầm súng trở về tiếp tục làm nên những chiến công khiến kẻ thù phải khiếp sợ...

Chúng tôi truyền bài thơ cho anh em đọc, coi đây là tiếng nói của quê hương vẫn tin yêu, động viên, nhắc nhở sau mấy tháng trời vắng bóng.

Chúng tôi đang triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh không có gì sáng sủa hơn, nghĩa là tương quan lực lượng ta - địch trong địa bàn Yên Mỹ - Hưng Yên vẫn như trước, thì ngày 8/3/1951 có chỉ điểm, bọn địch ở Sous Secteur Bần Yên Nhân tổ chức vây ráp từ sáng sớm. Chúng lùng sục, tra khảo, truy bức nhân dân rất dã man. Đến 12 giờ trưa thì chúng phát hiện được hầm bí mật của chúng tôi. Toàn bộ cơ quan sở chỉ huy đại đội 110 bao gồm: tôi, đồng chí Thận1 (Đồng chí Trần Văn Thận, quê xã Quang Phục, nguyên chính trị viên Trung đội thuộc đại đội Bãi Sậy, được điều về làm chánh văn phòng C110, về sau hy sinh trận Đồng Than), chánh văn phòng và chú Dậu - liên lạc viên, bị địch bắt.


Thế là từ đấy tôi xa rời nhân dân Yên Mỹ, xa rời mảnh đất mà trong mấy năm khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống Pháp, cán bộ, chiến sĩ đại đội Bãi Sậy chúng tôi đã được nhân dân nuôi nấng, đùm bọc, che chở để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi chỉ ân hận một điều là trong những tháng ngày hào hùng nhất của tỉnh, của huyện 1952 - 1953, tôi không được cùng đồng đội, cùng nhân dân gánh vác, chia sẻ những tháng ngày mà quân dân Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy sự chỉ huy tài tình của Tỉnh đội trưởng Võ An Đông đã vùng lên diệt hết bốt này đến bốt khác, lần lượt từ các huyện phía nam đến các huyện phía bắc đến quê tôi, và ngày 10/10/1954, mảnh đất Yên Mỹ đau thương và anh dũng đã sạch bóng quân xâm lược.


10/10/2000, thế là đã ngót nửa thế kỷ trôi qua. Lịch sử đã có biết bao biến động. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp theo cuộc kháng chiến chống Pháp cũng vô cùng gian khổ và quyết liệt kéo dài 20 năm và đã toàn thắng. Đất nước đã qua 25 năm độc lập thống nhất và đang đi lên chủ nghĩa xã hội. Quê hương tôi, huyện Yên Mỹ cũng vừa được tái lập sau mấy chục năm sáp nhập với các huyện khác. Chúng tôi đã tổ chức về thăm chiến trường xưa, thăm quê hương, thăm các gia đình cơ sở đã nuôi nấng, đùm bọc, che chở chúng tôi để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi đã thăm lại sở chỉ huy đại đội 110 của chúng tôi năm xưa đóng tại thôn Yên Lão - xã Nghĩa Hiệp đã bị giặc khai quật hầm ngày 8/3/1951. Bà cụ Tòng đậy nắp hầm bí mật cho chúng tôi đã chết vì tuổi già, nếu còn sống năm nay có lẽ cụ tròn 100 tuổi. Lớp người cao tuổi trong làng còn nhớ rất rõ sự kiện xảy ra ngày hôm đó cách đây nửa thế kỷ.


Tôi hồi tưởng lại và viết những dòng này kính tặng tất cả cán bộ, chiến sĩ đại đội Bãi Sậy và đại đội 110 đã ngã xuống hoặc bị giặc bắt trên mảnh đất này và tất cả các anh em còn sống sót đến ngày hôm nay với tình cảm thân thương tha thiết của một cán bộ chỉ huy phân đội lúc bấy giờ, tôn vinh các anh, các đồng đôi, đồng chí như những chiến sĩ anh hùng thầm lặng.


Cũng nhân dịp này, xin bày tỏ lòng biết ơn nhân dân Yên Mỹ đã nuôi nấng, che chở anh em Bãi Sậy - 110 chúng tôi trong những ngày tháng gay go quyết liệt nhất, khó khăn nhất để anh em chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2022, 06:40:45 am »

DIỆT BỐT HƯƠNG DŨNG BẰNG ĐỊCH VẬN,
MỞ KHU DU KÍCH PHÍA ĐÔNG YÊN MỸ


Trung tá TRẦN XUÂN TẢO
(Nguyên huyện đội phó Yên Mỹ)


Hồi cuối năm 1951, bộ đội tỉnh, huyện và du kích mở rộng khu du kích gần như toàn bộ phía tây nam của huyện Yên Mỹ. Trong khi đó, phía đông huyện vẫn nằm trong vòng kiểm soát của địch.

Năm 1951, Huyện ủy cử cán bộ về lấy lại cơ sở xã Trung Hưng, cử đồng chí Cổn (tức Tùng), xã Trung Hòa cử đồng chí Văn, huyện ủy viên và tôi; cho một tiểu đội do đồng chí Quát phụ trách.

Qua tìm hiểu, ở ba bốt ta có cơ sở nhân mối là Đạo Khê, Bùi Xá và Tổ Hỏa.

Tháng 8-1952, sau khi gặp anh Khánh, thường vụ huyện ủy phụ trách cụm, anh Tùng (Cổn) cán bộ huyện tăng cường xã Trung Hưng, tôi bàn việc giao nhiệm vụ cho cơ sở nội tuyến, dần đần hạn chế việc địch sục sạo càn quấy vào làng, để ta gặp gỡ nhân dân xây dựng cơ sở. Các anh tạo điều kiện để tôi gặp nhân mối bốt Đạo Khê là sếp bốt Tuân. Tuân là em ruột Khải, lý trưởng tề làng Trung Đạo. Khi gặp, Tuân có vẻ mong được gặp bộ đội ta để được lập công về với chính phủ. Về sau qua điều tra, anh em thấy ta đã đánh đồn bốt giải phóng khu nam Yên Mỹ, khu bắc huyện Ân Thi gần xung quanh họ nên muốn ngả về với kháng chiến. Tôi động viên giao nhiệm vụ cho anh em không càn quét sục sạo phá cơ sở, bắt bớ cán bộ và báo cáo tình hình việc phát triển thêm nhân mối.


Tôi báo cáo Huyện ủy, Huyện đội và được Tỉnh đội đồng ý cho đánh. Đánh bốt Cầu (Đạo Khê) có hai ý nghĩa: Một là địch không sục sạo để ta lấy lại cơ sở; hai là phá sập cầu Lực Điền tạo điều kiện cho phía nam Hưng Yên hoạt động. Hình thức đánh và phục kích gọn, thu súng và dùng bộc phá đánh cầu Lực Điền.


Tôi về bàn với anh Cổn, rồi gặp Tuân giao nhiêm vụ, bàn cách đưa số anh em trong đồn giả đi tuần vào nhà lý trưởng đánh bạc như mọi ngày, ta dùng một trung đội huyện do tôi và anh Quát chỉ huy phục kích bao vây bắt gọn. Tuân đã nhận làm đúng kế hoạch. Kết quả ta bắt gọn hơn tiểu đội, thu súng, đưa về hậu phương. Mặt khác, Huyện đội cho một tổ bộc phá đánh cầu Lực Điền, nhưng bộc phá 40 cân nổ chỉ làm bật hết ván, nghiêng cầu, phải sau 5 ngày địch mới qua lại được. Ngoài ra, ta còn bày kế hoạch cho lý trưởng báo động Việt Minh về phục kích bắt trưởng đồn và lính đi mất.


Ở bốt Tổ Hỏa, các anh Khánh, Quát, Chất đã gặp giao nhiệm vụ không được lùng sục bắt bớ cán bộ, lấy của cải của dân, đi càn phải bắn súng làm hiệu, ra trận gặp bộ đội là hàng. Về sau, chúng rút chạy về Lực Điền.

Đến tháng 11-1952, tôi sang gặp anh Văn, huyện ủy viên, tăng cường cho Trung Hòa, anh Thảo, bí thư kiêm chủ tịch, anh Tựa xã đội trưởng, báo cáo tình hình. Có anh Sủi người thôn Tam Trạch trước là đảng viên, nhà nghèo, khi đi càn vào dân thường hay than vãn, vì hoàn cảnh bị bắt buộc không làm gì hại dân. Lúc này ta đánh mạnh ở xung quanh. Địch sợ rút bốt Tam Trạch về cả Bùi Xá. Sủi cũng về Bùi Xá. Tôi báo cáo xin ý kiến Huyện ủy để gặp Sủi. Việc gặp Sủi có khó khăn hơn lần gặp Tuân ở trong làng. Vì Sủi đi công giáo, lại là con nuôi đồn trưởng Thủy. Tôi với các anh xã Trung Hòa phân tích, thấy Sủi có ba điều có thể tin được là thành phần cơ bản; trước là đảng viên cộng sản năm 1948 hoạt động tích cực; các hành động tỏ ra ăn năn, chưa có biểu hiện xấu, tuy có làm con nuôi Thủy, ta vẫn cần cảnh giác nhưng chưa đáng ngại.


Vậy thì ta gặp Sủi ở đâu? Gặp ở trong làng tại một vài cơ sở của ta thì sợ lộ, chi bằng gặp ban đêm ở một chỗ xa làng, nơi quang để ta có thể cảnh giới. Ta quyết định đường ra chùa Trắng thôn Trung Hòa, còn người gặp là tôi và đồng chí Tựa xã đội trưởng. Trước đó, tôi có hỏi anh em cơ sở, tại sao Sủi được ra ngoài vào ban đêm, thì anh em nói Sủi là con nuôi Thủy nên được tin cậy cho ra ngoài ban đêm.


Ta cho người cảnh giới từ tối đến 21 giờ, ra vị trí hẹn gặp chỉ có mình Sủi. Trong khi nói chuyện, Sủi trình bày hoàn cảnh đi lính và rất mong muốn xin đánh để lập công chuộc tội về với Tổ quốc, góp phần vào giải phóng quê hương. Đầu tiên kiểm tra một số tin tức thấy khớp với điều ta đã biết, tôi hỏi: "Nếu đánh bốt, anh làm được nhiệm vụ gì?". Sủi trả lời: "Lợi dụng vào phiên gác đêm ở trên chòi. Khi nhận được ám hiệu, tôi đánh từ trên đánh xuống, giữ khóa kho súng, các ông đánh từ ngoài đánh vào cổng, không khó lắm". Anh đưa bản đồ, chỉ rõ nhà chỉ huy, nhà lính ngủ, nhà ăn, hàng rào v.v... Tôi động viên giao nhiệm vụ, có gì thay đổi thì báo ngay, phát triển thêm nhân mối vào những người tin cậy.


Nắm được tình hình, tôi báo cáo huyện, huyện báo cáo Tỉnh đội. Tỉnh đồng ý tiêu diệt bốt.

Một ngày cuối tháng 11-1952, tôi cùng đồng chí Tựa và một đồng chí liên lạc đến thôn Đào Xá, xã Vân Du, huyện Ân Thi, nơi đóng quân của đại đội 176, gặp anh Rĩnh chính trị viên, anh Độ C trưởng, anh Bế C phó. Hôm ấy gặp cả anh Võ An Đông tỉnh đội trưởng về duyệt kế hoạch tác chiến và hiệp đồng để diệt bốt Bùi Xá.


Lần này có C176, C110 (Yên Mỹ), 1B phối hợp chiến đấu, 1B chặn viện Cảnh Lâm, Cống Tráng; dân công phục vụ thì lấy du kích Thường Kiệt, Tân Việt. Khi nghe giao nhiệm vụ, có một điều thú vị bây giờ tôi còn nhớ. Tôi hỏi bộ đội hành quân như thế, khi vào vùng tề nuôi nhiều chó, khi chó sủa bị lộ thì làm thế nào? Lúc đó anh Đông trả lời: Nếu động ta vẫn đánh, trên vẫn đánh xuống, ngoài vẫn đánh vào.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2022, 06:41:27 am »

Về dự hội nghị quân sự nhận nhiệm vụ, mọi người đều tập trung lắng nghe, vẫn có tiếng thì thào giứa cán bộ cũ với cán bộ mới: "Anh Đông chỉ huy giỏi lắm, cứ trận nào anh thông qua kế hoạch tác chiến là trận ấy thắng". Nghe nói thế làm cho tôi cũng tin tưởng thêm.


Khi nhận nhiệm vụ xong, tôi và anh Đàm Đắc Độ, C trưởng 176, cùng đi với anh Tựa về xã Trung Hòa để thực địa và nắm thêm tình hình.

Trước một ngày đánh, tôi phải gặp nhân mối để giao nhiệm vụ. Độ này anh Sủi không được ra ngoài vào ban đêm nên phải gặp ban ngày, ở cơ sở tôi nắm mà đi gặp Sủi sợ lộ, nên phải gặp nhà cô Uất xã đội phó, bố trí lợp nhà để người ra vào nhiều, bố trí cơ sở của ta có hai người lợp nhà. Gia đình phục vụ đến trưa, nghỉ ăn cơm, lúc đó mới ở dưới hầm lên, chải đầu rửa mặt, cô Uất con cụ chủ nhà là người liên lạc với Sủi, dẫn Sủi gặp tôi. Tôi hỏi "có gì thay đổi không"? Sủi trả lời "không". Tôi và Sủi thống nhất giờ đánh: 23 giờ đêm ngày 28-11-1952. Nếu có động, chó cắn nhiều vẫn cứ đánh. Tôi hỏi nhân mối có mấy người, Sủi nói: "Có 5 người đã nhận nhiệm vụ là gác cùng tôi và kho súng". Sau khi làm nhiệm vụ, anh Sủi bố trí cho hai người trốn ở lại, chạy về quận để dùng vào việc sau này.


Đêm về ngủ, tôi soát xét kế hoạch có gì sơ hở không, đánh có chắc thắng không, không thể để như lần trước, năm 1949 ta đánh Bùi Xá lần thứ nhất không thành công.

Đến tối hôm sau, tôi ra địa điểm đón bộ đội, gặp anh Bế, đại đội phó, đi mũi chủ công để cùng tôi bắt liên lạc với nhân mối. Đi được nửa đường, mũi đi qua làng, chó sủa mạnh, thỉnh thoảng bốt nổ súng, chúng tôi phải chạy nhanh quãng đường đồng để vào đầu làng Bùi Xá. Vào đến chỗ trống gần bốt, chúng tôi bấm đèn pin quay hai vòng, trả lại cũng như thế, ta đã bắt liên lạc. Anh Bế cho mũi chủ công đánh quả bộc phá 10 cân vào ngay sau lưng nhà ngủ của lính, lỗ hổng to băng cái nong. Đằng cổng cũng nổ bộc phá ống mở đường. Anh em vào rất nhanh, không có chống cự gì đáng kể vì súng đã để ở kho lô cốt, phiên canh của Sủi đã giữ chìa khóa. Chỉ trong 20 phút ta thu dọn chiến trường, bắt tù hàng binh. Kiểm lại số tù binh không có tên Thủy, chúng tôi cho bộ đội tìm củng không thấy. Sau này mới biết lúc chó cắn nhiều tên Thủy linh tính không lành, đã nhảy xuống bò ao chuồn sang hàng xóm trốn thoát. Ra đến cánh đồng, tôi hỏi Sủi về số anh em nhân mối có đủ không, đã cho hai người trốn chưa? Lúc đó Sủi mới ra báo cho hai người trốn.


Về đến địa điểm tập kết, ta kiểm điểm đã tiêu diệt bốt hoàn toàn, địch chết 2, bắt 50 tên, thu 2 trung liên, 7 tiểu liên, 45 súng trường và quân trang, quân dụng. Ta có hai bộ đội bị thương nhẹ.

Trận này ta thắng lợi hoàn toàn, tiêu diệt một bốt công giáo phản động, mà bộ đội thương vong rất thấp. Bốt này đóng từ năm 1949, bộ đội đã đánh một Tân không kết quả, nay ta diệt bốt này thu toàn bộ vũ khí, giải phóng nhân dân.


Mấy ngày sau chúng cho lính quận dũng về càn quét lùng sục, dọn bốt. Ta bắt liên lạc với hai người được thả đêm 28-11. Biết rõ chúng ngủ lại thôn Thiên Lộc, đêm 2-12-1952, ta lại tập kích thôn Thiên Lộc. Bộ đội lùng sục bắt được hai tên, thu hai súng trường.


Đến cuối tháng 12-1952, C27 của tỉnh diệt bốt quận dũng Yên Mỹ, thu toàn bộ vũ khí cũng do có số nhân mối ta bắt liên lạc được.

Đêm 11, ngày 12-12-1952, hai đại đội của tỉnh đánh bọn phản động Cảnh Lâm, đánh điểm diệt viện không thắng lợi hoàn toàn. Đến chiều, địch cho xe tăng xuống hỗ trợ rút bốt Dộc Cảnh Lâm, sau chúng đóng lại.

Bốt Bùi Xá bị tiêu diệt, bốt Tổ Hỏa rút chạy về Lực Điền. Ta cho bộc phá phá bốt, san đồn, nhổ hàng rào. Sau chúng không đóng lại được nữa. Từ tháng 8 đến tháng 12-1952, khu đông Yên Mỹ ta diệt 3 bốt, bức rút 4 bốt, giải phóng 12 thôn (Trung Hòa 11, Trung Hưng 1) tạo thành du kích lõm trong lòng địch, sát đường số 5 và đường 39, tạo điều kiện cho các trận chiến đấu sau này, diệt căn cứ GM3 ở Dị Sử và các trận giao thông chiến trên dường 39, đê 199 và bao vây Cảnh Lâm, Cống Tráng.


Ghi chú của BBT:

Tại tập 7 trang 132-133, cứng có giới thiệu bài "Nội công ngoại kích đánh chiếm bốt vệ sĩ Bùi Xá", tác giả Nguyễn Tất Đảo. So sánh 2 tài liệu thì thấy nội dung lịch sử chuyện dùng nội ứng diệt bốt Bùi Xá là có thật, chỉ khác nhau vài chi tiết:

- Về thời gian, đồng chí Nguyễn Tất Đảo chỉ nói chuyện xảy ra vào cuối năm 1951, còn đồng chí Trần Xuân Tảo nói rõ chuyện xảy vào đêm ngày 28-11-1952.

- Về đơn vị tỉnh tham gia trận đánh, đồng chí Nguyễn Tất Đảo viết là do C20 và C27, còn đồng chí Trần Xuân Tảo viết là do C176, nói rõ việc đồng chí Tảo đi bàn bạc cụ thể với đại đội trưởng C176, tên cụ thể là Đàm Đắc Độ.

Để rộng đường tham khảo, xin nêu cả ý kiến khác nhau về thời gian, đơn vị tỉnh đánh của 2 tác giả.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2022, 06:42:49 am »

ĐÁNH ĐỊCH TRÊN ĐÊ 199


TRẦN XUÂN TẢO
(Trưởng ban liên lạc bộ đội
Yên Mỹ chống Pháp)


Đê 199 là con đường từ Thiết Trụ qua Từ Hồ, Lực Điền, Cống Tráng ra Sặt, chạy song song với đường số 5. Còn đoạn đê 199 mà địch gọi là "đường tử địa" là đoạn đường từ Lực Điền đến Cống Tráng dài hơn 4 cây số, thuộc xã Lý Thường Kiệt, Tân Viêt.


Cuối năm 1952 ta diệt bốt Bùi Xá, đánh thiệt hại nặng bốt Cảnh Lâm, địch rút bốt Dộc (Cảnh Lâm) và bốt Tổ Hỏa. Thấy ta đánh mạnh chúng phải đưa GM3 về cố giữ khu vực đường 5. Do vậy, mà chúng đóng lại bốt Dộc (Cảnh Lâm), xây dựng địa phương quân thôn Tử Dương, ngày ở thôn, đêm ngủ Lực Điền. Chúng đẩy mạnh càn quét, lùng bắt cán bộ, phá cơ sở, đánh mìn trên đê 199, nhiều dân thường bị trúng mìn của địch. Chúng tăng cường khủng bố, bắn chết ông Nổ, bắn bị thương ông Sản thôn Tử Dương, bắn chết đồng chí Hạnh - xã đội phó, đồng chí Bỉ - bí thư thanh niên xã Lý Thường Kiệt. Dân tình hoảng sợ, nhiều người cầu an chạy đi Hà Nội, Gia Lâm.


Năm 1953, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ quân và dân Hưng Yên đã mở rộng khu du kích bắc Ân Thi, nam Yên Mỹ, khu du kích xã Trung Hòa (đông Yên Mỹ) đã hình thành. Nhiệm vụ của huyện đề ra lúc này là xây dựng cơ sở, bảo vệ cán bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ nhân dân; phối hợp với các lực lượng vũ trang đánh không cho địch quấy phá nhân dân để dân sản xuất.


Sau đây xin trình bày tóm tắt 8 trận đánh du kích trên đê 199 như sau:

+ Trận thứ 1: Ngày 17-2-1953, trung đội 39 thuộc C110 huyện Yên Mỹ phối hợp với du kích xã Lý Thường Kiệt bố trí từ chùa thôn Tổ Hỏa đến chùa thôn Tử Đông đánh địch từ Lực Điền đi tuần đường xuống Cảnh Lâm hàng ngày có từ 15 đến 20 tên. Tiểu đội bố trí tại đình thôn Tổ Hỏa, trung liên đặt ở gốc cây bàng. Khi địch đến dốc ông Tào, ta phát hỏa, địch chết tại chỗ 2 tên. Tổ bố trí ở đên Ngựa Bình, xung phong bắn chết 1 tên, bọn còn sống sót chạy về Tử Đông. Tổ đồng chí Thu, nứ du kích Hoàng Ngân, khóa đuôi phất cờ xung phong ra, địch bỏ súng chạy thoát 2 tên, ta thu 2 súng. Kết quả, địch chết 3 tên, bắt sống 12 tên, thu 1 trung liên, 9 súng trường, 1 ra-đi-ô, một máy dò mìn.


+ Trận thứ 2: Ngày 29-3-1953, 4 đồng chí bộ đội huyện và 4 du kích xã cải trang làm đồng, 1 tổ phục ở trong quán Đạc. Bộ phận địch gác đê xuống đồng mò gái, ta bắn chết 2 tên, thu 2 súng trường.


+ Trận thứ 3: Ngày 5-5-1953, đại đội 3 (Ân Thi) kết hợp với du kích xã Lý Thường Kiệt cung cấp tin tức đường để bộ đội phục kích bọn lính bốt Cảnh Lâm đi tuần lên Lực Điền, tại khu vực thôn Tổ Hỏa, diệt 5 tên, thu 1 trung liên, 1 tiểu liên, 6 súng trường. Trận thứ 4: Đầu tháng 5-1953, 5 nữ du kích Hoàng Ngân cùng 2 nam du kích hóa trang nữ đi chợ Lực Điền. Chợ họp cách bốt Lực Điền 200m về địa phận xóm Nhất Đô, thôn Tử Dương (xã Lý Thường Kiệt). Ta trà trộn vào người đi chợ, dùng đòn gánh đánh bọn địa phương quân, đánh trọng thương 1 tên, thu 1 lựu đạn, 1 dao găm. Địch thấy động đóng chặt cổng bốt không dám ra cứu, phải gọi đại bác bắn hỗ trợ, gọi máy bay trực thăng xuống cấp cứu mang tên bị thương đi. Từ đó, bọn địa phương quân không dám hoành hành như trước nữa.


+ Trận thứ 5: Cuối năm 1953, một tổ du kích nữ Hoàng Ngân xã Lý Thường Kiệt phối hợp với nữ Hoàng Ngân xã Tân Trào, huyện Ân Thi, giữa ban ngày đột nhập bốt Dộc Cảnh Lâm đánh bị thương nặng 1 tên, thu 1 súng trường.


+ Trận thứ 6: Ngày 16-8-1953, đại đội 176 của tỉnh, đại đội 110 của huyện, du kích xã Lý Thường Kiệt đã độn thủy, độn thổ diệt quân đi tuần bốt Cảnh Lâm. Rút kinh nghiêm trận thua trước,chúng đi tuần bằng 3 mũi. 1 toán đi giữa đê có máy dò mìn, 1 toán đi giáp bờ sông, 1 toán đi ngoài đồng sát đường đê. Hàng ngày, nữ du kích Hoàng Ngân báo cáo tin tức cho huyện đội rất chính xác là chúng có 20 tên đi tuần vào buổi sáng. Ta dùng lực lượng của C176 và 2 trung đội C110 của huyện Yên Mỹ và du kích xã Lý Thường Kiệt đã dùng chiến thuật độn thủy, độn thổ từ lò gạch thôn Đông Mỹ, đến xóm lẻ thôn Tử Dương, điểm quyết chiến là chùa Bụt Mọc, cống Son, xóm Chu Xá, đến chùa Tổ Hỏa. Ta đã độn thủy ở bờ ao, bờ sông chùa Bụt Mọc, 3 tổ ở Mả Mức, đường Quán Đạc - Tổ Hỏa, độn thổ ở Mả Mận - Tử Dương, lò gạch Đồng Mỹ. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, 15 phút kết thúc. Ta diệt 16 tên, bắt sống 12 tên, thu 2 trung liên, 3 tiểu liên, 10 súng trường. Bộ đội ta chết 1, bị thương 1.


+ Trận thứ 7: Đầu năm 1954, du kích xã Lý Thường Kiệt độc lập tác chiến phục kích trên đê 199, từ cột mốc giáp Tể Hỏa - Tử Đông đến chùa Tử Đồng, gài mìn vào sườn đê, chân đê, phía trong làng, du kích bố trí ngoài đồng từ cánh cây đê Tổ Hỏa bắn súng vào. Địch có hơn tiểu đội đang đi tuần, chúng sợ đạn, lăn vào đê bên trong vấp phải mìn ta chôn sẵn. Mìn nổ làm bị thương 3 tên, chúng phải bỏ cuộc đi tuần.


+ Trận thứ 8: B39 của huyện đội Yên Mỹ cùng với du kích xã Tân Việt bao vây bốt Cống Tráng gây cho địch thiệt hại. Ngày 25-4-1954, chúng cho 1 tiểu đoàn và xe tăng hỗ trợ bốt Cống Tráng để rút về Lực Điền.

(Viết theo lời kể của các đồng chí: Toán, trung đội phó;
Phan Văn Giai, tiểu đội trưởng B39 huyện Yên Mỹ;
các nữ du kích Hoàng Ngân xã Lý Thuờng Kiệt)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM