Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:48:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 11  (Đọc 1996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:23:32 am »

NHỚ LẠI MỘT NĂM CÔNG TÁC Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU


NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN
(Nguyên Bí thư Huyện ủy Khoái Châu 1953 - 1954)


Sau khi rời Kim Động tháng 11-1952, đi chỉnh đảng đến tháng 3-1953 tôi về huyện Khoái Châu giữ chức bí thư Huyện ủy thay đồng chí Chương. Thời điểm này, tỉnh Hưng Yên về cơ bản đã xóa bỏ hệ thống tháp canh, hương đồn của địch; đã chống phá thắng lợi các cuộc càn quét lớn nhỏ, đặc biệt là chống phá các cuộc càn quét của các binh đoàn chiến lược của địch tại chiến dịch "Trái Chanh", "Lạc Đà" v.v... Ta đang tìm cách đánh tiêu diệt các đồn binh chính quy của địch còn trụ lại ở các đường giao thông lớn phía bắc tỉnh, dọc đường 39, 38, đê sông Hồng, sông Luộc, thị xã Hưng Yên. Như vậy là những trở ngại cơ bản trong chiến cuộc tại Hưng Yên đã và đang được khắc phục.


Khoái Châu là một huyện lớn của tỉnh có 25 xã tiếp giáp với các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Kim Động và sông Hồng, đã xóa bỏ hết hương đồn, lại vừa diệt đồn Lạc Thủy và Thiết Trụ, trở thành khu căn cứ du kích rộng lớn, nhưng vẫn còn lại các đồn địch tại dọc sông Hồng: có đồn Thiết Trụ (mới chiếm đóng lại), Phương Trù, Nghi Xuyên, tại đường 39 có bốt Đào Viên, Vân Trì và hương đồn thôn Cao Quán, giữa huyện có đồn Vua Bơi thuộc huyện lỵ Khoái Châu cũ.


Về phía ta, Khoái Châu đang ở bước đi mới với tinh thần phấn khởi chưa từng thấy với tốc độ rất nhanh trong công cuộc xây dựng, củng cố lại các tổ chức Đảng, chính quyền, quân sự, đoàn thể. Đồng thời với việc chuẩn bị đánh diệt địch còn lại, ra sức lao động phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, xóa bỏ các hậu quả do địch để lại, thực hiện nhiệm vụ đóng góp người, của cho tiền tuyến cấp trên.


Ban lãnh đạo, cơ quan chính quyền, quân sự, đoàn thể được kiện toàn từ huyện đến xã, gồm những đảng viên, cán bộ có ý chí dũng cảm, tài năng; hầu hết các bí thư Đảng cấp xã đều gương mẫu đi đầu trong chiến đấu và công tác. Ban Huyện ủy có 15 người đều là những cán bộ có bản lĩnh, được rèn luyện trong quá trình chiến đấu, công tác. Huyện có một đại đội địa phương mang số hiệu 32, đang rất sung sức, có dàn cán bộ chỉ huy giỏi từ đại đội, trung đội đến tiểu đội. Đặc biệt, nổi lên là nữ du kích Hoàng Ngân mà tiêu biểu là các xã Đông Kinh, Mễ Sở, Bình Minh, Hồng Tiến, Việt Tiến, Đại Tập.


Những chiến công tuyệt vời của Khoái Châu, quét sạch quân thù (1953 - 1954)

Sau những chiến dịch xóa bỏ hệ thống hương đồn bằng nhiều hình thức, Khoái Châu đã trở thành một khu căn cứ liên hoàn khá mạnh. Đã có hai trận diệt địch tại đồn Thiết Trụ (lần thứ nhất) và đồn Lạc Thủy bằng binh vận. Đã giải phóng phần cơ bản đất đai, tiến hành nhiều trận phục kích và bao vây các đồn dọc sông Hồng, Vua Bơi và chống càn quét thắng lợi ở nhiều địa phương.


Thời điểm này, Khoái Châu còn 6 đồn địch, 1 đồn hương dũng là trở ngại cơ bản trong việc giải phóng hoàn toàn địa phương. Muốn tiêu diệt các đồn này, không thể chỉ bằng địch vận như trước đây mà còn phải biết đánh địch có công sự phòng ngự vửng chắc. Đã có nhiều trận đánh công sự vững chắc của bộ đội cấp trên nhưng thương vong của ta không ít, còn bộ đội Hưng Yên gồm ở tỉnh và huyện chưa đủ vũ khí đánh công kiên, tiêu diệt quân địch có công sự phòng ngự vững chắc. Nên phải tìm tòi kiếm cách đánh, giải đáp được bài toán diệt được địch trong công sự, mà ta thì bớt thương vong ỉà vấn đề đặt ra trước lực lượng vũ trang Hưng Yên cũng như Khoái Châu lúc đó. Nếu không, Hưng Yên sẽ bị bế tắc, không hoàn thành được nhiệm vụ.


Thế rồi bài toán rất khó này cũng được giải đáp. Mở đầu bằng trận tiêu diệt căn cứ hậu phương của binh đoàn cơ động số 3 tại thị trấn Bần Yên Phú của bộ đội Hưng Yên vào đêm 10-5-1953. Trận đánh này ta rất ít thương vong, tiêu diệt gần 1 tiểu đoàn địch và cả căn cứ hậu phương của GM3, bắt hơn 100 tù binh, thu hơn 300 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự.


Trận này dưới sự chỉ huy của Tỉnh đội trưởng Võ An Đông, có các đại đội 25, 27, 29 của tiểu đoàn 58 tham chiến.

Tôi tìm hiểu khá cặn kẽ về chiến công to lớn này, đặc biệt là tìm hiểu cách đánh, sự tiến hành chuẩn bị... Lúc này tôi mừng vui vô hạn ngoài sức tưởng tượng, vì ta đã tiêu diệt gọn địch ở vùng địch hậu sâu có hệ thống phòng ngự vững chắc liên hoàn, quân số đông với sự chỉ huy chặt chẽ. Trận này ta lại không sử dụng chiến thuật công kiên mà sử dụng chiến thuật mật tập, một cách đánh rất mới mẻ đầy sáng tạo.


Tôi nghĩ đây là khả năng mới, một đáp số giúp Khoái Châu thanh toán những đồn binh của địch còn lại.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:24:13 am »

Trong lúc Huyện ủy Khoái Châu cùng Huyện đội đang say sưa thông báo chiến thắng trận Bần Yên Phú và tính toán đến việc tiêu diệt các đồn địch còn lại, giao cho ban chỉ huy đại đội địa phương huyện tranh thủ học tập cách đánh mới này. Huyện ủy cũng ra chỉ thị cho các xã kế cận tiếp tục siết chặt vòng vây ở 6 điểm địch còn chiếm đóng để chờ bộ đội cấp trên về hiệp đồng tác chiến.


Cùng thời điểm này, Bộ chỉ huy tỉnh đã thông báo, chuẩn bị đánh đồn Đào Viên. Đồn này có hai trung đội bảo an làm nhiệm vụ bảo vệ quận hành chính Khoái Châu, cũng là lực lượng bảo vệ đường 39 giữa Lực Điền với Trương Xá. Sự bất ngờ về quyết định này đến quá sớm với chúng tôi.


Rồi Phạm Du, đại đội trưởng đại đội 25 đến hiệp đồng cùng huyện đội chuẩn bị. Đêm 19 rạng ngày 20-6-1953, trận đánh được thực hiện. Cuộc chiến đấu diễn ra rất nhanh, quân ta tuyệt đối an toàn, diệt và bắt gọn địch.


Ngày hôm sau, tôi gặp đồng chí Tống Đăng Bổn, huyện đội trưởng, cùng đi chỉ huy và giải quyết hậu quả trận đánh. Đồng chí Bổn hồ hởi kể cho tôi nghe toàn bộ diễn biến trận đánh, rồi kết luận: Nếu công phu học tập thì đại đội 32 của ta cũng thực hiện được, nhưng trước mắt cần xin được tham dự để theo học tập. Tôi hoàn toàn nhất trí đề nghị này.


Ít ngày sau, cuộc tổng kết trận đánh được thực hiện. Những cuộc tổng kết rút kinh nghiệm như thế này là tác phong cúng là cách huấn luyện tốt nhất của bộ đội Hưng Yên đã từng làm. Đại diện của Huyện ủy, Huyện đội được tham dự. Chúng tôi càng tin vào cách đánh này và đề nghị với tỉnh đội trưởng Võ An Đông, chính trị viên Lê Đức Thịnh cho bộ đội Khoái Châu cùng tham gia chiến đấu ở các trận tiếp theo trong địa bàn Khoái Châu.


Đề nghị này được chấp nhận, rồi các trận diệt đồn Phương Trù ngày 10-7-1953 (ngày hôm sau, bốt Vua Bơi tháo chạy, khu trung tâm huyện được giải phóng), trận Vân Trì đêm 15 rạng 16-8-1953, trận Thiết Trụ (lần thứ 2) ngày 9-11-1953. Những trận hiệp đồng chiến đấu này, bộ đội Khoái Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo toàn gần như trọn vẹn lực lượng của mình.


Cùng thời gian này, những trận địch đến càn quét tại các xã Tân Dân, Phùng Hưng..., những trận du kích ta bao vây đánh đồn địch trên đường 39, đê sông Hồng diễn ra liên tục.

Bẵng đi một thời gian từ tháng 11-1953 (do bộ đội tỉnh phối hợp với chiến dịch Điên Biên Phủ ở các huyện phía bắc) cho đến 26-3-1954, mới tiếp tục trận tiêu diệt Nghi Xuyên. Đồn này thuộc địa phận xã Trí Tân nằm ở tây nam huyện, trên đê sông Hồng, có một đại đội Âu Phi chiếm đóng, thuộc hệ thống chỉ huy khu chiến (tỉnh Hà Đông) của địch. Nó có nhiệm vụ khống chế vùng tây nam Khoái Châu, bảo vệ chiến tuyến sông Hồng từ Phương Trù xuống Ngọc Đồng huyện Kim Động. Nơi đây, chúng còn thí nghiệm cuộc dồn dân vào ở tập trung quanh đồn làm lá chắn bảo vệ và là nơi để bắt phu, bắt lính (kiểu dồn dân này chúng đã thực hiện ở dọc sông Đáy thuộc tỉnh Hà Đông). Trận đánh này tôi tham dự từ lúc chuẩn bị tới khi kết thúc. So với những lần đã từng trực tiếp chỉ huy, hoặc thông qua phương án tác chiến của cấp dưới, tôi thấy mình còn nhiều sơ suất. Ở đây, sự chu đáo trong các khâu công việc từ trinh sát xác lập phương án, phân công giao nhiệm vụ cho cấp dưới, tập luyện chiến đấu... tôi thấy những động tác của đồng chí tỉnh đội trưởng rất cụ thể, nhất là khâu thảo luận dân chủ về cách đánh trên sa bàn, từ động tác mở cửa đến động tác hiệp đồng. Đồng chí tỉnh đội trưởng còn trực tiếp đi trinh sát, kiểm tra trước khi chiến đấu. Vì vậy khi thực hành chiến đấu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54 Nguyễn Quốc Chiền, đại đội trưởng đại đội 27 Trần Tòng đã hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy đánh nhanh gọn cái đồn này chưa đầy 10 phút, ta bắt được 25 tù binh, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự. Bên ta có trung đội trưởng Xuân và 1 chiến sĩ khác bị thương nặng.


Tôi ở mũi phía bắc trận đánh có nhiệm vụ bao vây, tiêu diệt và bắt sống những tên chạy trốn và chỉ huy dân quân du kích các xã Liên Khê, Đại Tập, Đông Kính thu dọn chiến trường. Công việc diễn ra rất nhanh gọn.

Sau trận đánh Nghi Xuyên, tôi gặp tiểu đoàn trưởng 664 Lê Duy Mật và chính trị viên Phan Huy Thứ tại nơi trú quân xã Đại Hưng. Tôi hồ hởi tường thuật lại trận đánh đã toàn thắng với thời gian rất nhanh gọn bằng chiến thuật mật tập rất mới mẻ này. Anh Mật rất hoan nghênh chiến thắng này nhưng còn nhiều băn khoăn, chưa thật tin tưởng vào lối đánh mật tập của bộ đội Hưng Yên.


Chúng tôi không tranh luận vì tôi hiểu tiểu đoàn 664 và Trung đoàn 42 lúc đó thường hay sử dụng chiến thuật công kiên hoặc kết hợp với nhân mối nên chưa hình dung hết lối đánh mật tập có kết quả của bộ đội Hưng Yên.


Thế là trên dọc đê sông Hồng thuộc Khoái Châu chỉ còn đồn Phương Trù địch mới chiếm đóng lại. Đầu năm 1954, ở đường 39 địch còn duy trì lực lượng hương dũng thuộc thôn Cao Quán.

Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân quân du kích Khoái Châu còn tiếp tục nhiều trận đánh phục kích ở xung quanh đồn Phương Trù và đường 39 thuộc các xã Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến, nơi địch bắt buộc phải qua lại bảo vệ tuyến giao thông phía nam Hưng Yên của chúng.


Thời gian này, huyện Khoái Châu đã cơ bản hết đồn giặc chiếm đóng, các trận càn quét lớn của địch cũng không còn diễn ra. Chiều theo nguyên vọng đang say sưa lập công của lực lượng vũ trang huyện, xã, Huyện ủy đã xây dựng và bổ sung một đại đội giúp tỉnh làm nhiệm vụ độc lập tác chiến ở phía đường sắt Hưng Yên. Đồng thời tạo điều kiện cho dân quân du kích các xã tiếp tục đến các huyện phía bắc tỉnh đánh địch lập công. Lúc này, Khoái Châu còn mở các chiến dịch sử dụng sức mạnh quần chúng làm công tác địch vận bằng hình thức đi tìm chồng con còn trong quân đội địch bỏ ngũ trở về. Đây là thời kỳ phong trào chiến tranh nhân dân và hiệu quả chiến đấu của Khoái Châu được nâng lên đỉnh điểm. Chỉ riêng không đầy 10 tháng đã xóa sổ 5 đồn binh kiên cố của địch từ đại đội tới tiểu đoàn. Điều đáng mừng là đại đội địa phương của huyện đã trở thành thiện chiến, trong chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã nhân lên thành hai đại đội giúp cấp trên mở rộng lực lượng.


Qua các trận đánh bằng mật tập tại Khoái Châu, tôi có suy nghĩ đây là sự sáng tạo rất đặc biệt, có tính khoa học cao ở thời điểm Hưng Yên lúc đó. Có thể nói đây là sự vận dụng rất tài tình luận điểm quân sự của ông cha ta "dĩ đoản binh chế trường trận", "lấy ít thắng nhiều", "lấy nhân nghĩa làm gốc" để thắng kẻ thù. Cách đánh này giúp chúng ta thu nhiều vũ khí, dồn hẹp địa bàn chiếm đóng của địch, làm giảm đi những xương máu của chiến binh đôi bên.


Đảng bộ, chiến sĩ, nhân dân Khoái Châu biết ơn Ban lãnh đạo của tỉnh và những người đã sáng tạo ra lối đánh giặc tuyệt vời này.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:26:02 am »

Đảng bộ Khoái Châu với việc chấp hành nghị quyết của Tỉnh ủy, triệt để giảm tô như thế nào?

Cuối tháng 7-1953, Tỉnh ủy họp hội nghị mở rộng bàn việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô ở các huyện nhưng tập trung vào những nơi là vùng căn cứ du kích.

Ở Hưng Yên, tất cả địa chủ lớn, những tên có tội ác đều đã chạy theo giặc vào cư trú tại đô thị địch chiếm đóng. Ta đã tạm cấp ruộng đất cho nông dân sử dụng. Vậy hình thức đấu tranh nên như thế nào cho phù hợp?

Những ý kiến này được thảo luận dân chủ, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Thái Tiệm (quê Thái Bình). Vấn đề nổi lên là phải có tư tưởng kiên quyết đứng về phía nông dân, đấu tranh không khoan nhượng với địa chủ, thực hiện giảm tô, truy tô, giảm tức. Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 9-1953.


Sau khi về, tôi họp Huyện ủy ra nghị quyết, những ý kiến nói trên được bàn bạc kỹ. Chúng tôi xác định đây là cuộc vận động có tính giai cấp nhưng phải bảo đảm sự đoàn kết nông thôn để tập trung sức lực toàn dân vào đánh giặc. Qua cuộc vận động này, phải tạo được sự phấn khởi mới trong giai cấp nông dân và nông thôn để thêm sức người, sức của cho kháng chiến. Nghị quyết được phổ biến ngay đến các xã, Thường vụ Huyện ủy phân công phó bí thư Sơn, ủy viên thường vụ Thanh đang phụ trách nông hội trực tiếp theo dõi chỉ đạo thực hiện. Sau đó, tôi đi dự cuộc đấu tranh thí điểm của tỉnh, do Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo. Những người được đến tham quan học tập là các tỉnh ủy viên, các bí thư huyện ủy, các ban, ngành của tỉnh. Địa điểm tại thùn Phú Mãn, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ. Việc này giao cho chi ủy xã thực hiện. Đối tượng đấu tranh bị quy là địa chủ lại là hai cán bộ Huyện ủy đương chức là phó bí thư Huyện ủy và huyện ủy viên phụ trách thông tin tuyên truyền, đều quê ở xã Phan Sào Nam. Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh là lên án địa chủ bóc lột hà khắc. Những người lên kể tội địa chủ đều được bồi dưỡng khá kỹ nên họ nói rất thông những "bài bản" đã thuộc lòng. Bí thư xã làm nhiệm vụ chủ tọa phiên đấu tố này vốn là cấp dưới của hai "địa chủ", cũng phải làm theo bài bản của bí thư Tỉnh ủy đang ngồi gần bàn của ban lãnh đạo cuộc đấu tố để chỉ đạo chặt chẽ.


Sau 1 giờ 30 phút, cuộc đấu tố "vừa là đối kháng, vừa là đồng chí" kết thúc với một biên bản đã thảo sẵn, các vị chủ tọa cùng hai "địa chủ" đều ký tên phía dưới.

Suốt đêm hôm đó, tôi trằn trọc không sao ngủ được vì cảnh tượng đấu tố vừa diễn ra lúc ban ngày. Nhiều câu hỏi đặt ra trong tôi, nhắc nhở tôi phải cố gắng phân tích, chắt lọc để nắm chắc bản chất của vấn đề, hiểu cho được đâu là đúng, đâu là sai, đừng để vàng thau lẫn lộn trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt ở nông thôn lúc này.


Ngày hôm sau, dưới sự chủ trì của bí thư Tỉnh ủy, hội nghị rút kinh nghiệm được tổ chức. Mỗi bí thư Huyện ủy đều phải nói lên thu hoạch của mình qua cuộc đấu tranh thí điểm này để củng cố lập trường giai cấp, lấy đó làm mẫu về địa phương chỉ đạo, tránh được những sai lầm hữu khuynh. Nhiều người rất ngại nói sự thật về nhận thức của mình. Còn tôi tuy không tán thành cách làm này nhưng cũng rất thận trọng trong phát biểu.


Trên đường về, tôi suy nghĩ mông lung về ý đồ chỉ đạo của bí thư Tỉnh ủy những ngày sắp tới của cuộc đấu tranh này. Tôi không thông với cách làm vừa diễn ra và rất lo khi về nói gì với Đảng bộ, trong khi Huyện ủy đã có nghị quyết không giống chỉ đạo của cuộc thí điểm này.


Khi tôi về Khoái Châu thì cuộc đấu tranh giảm tô đã diễn ra ở nhiều xã. Sau khi nghe đồng chí Thanh báo cáo, tôi thấy có một số vấn đề cần nghiên cứu kỹ để chỉ đạo cuộc đấu tranh cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, kiên quyết ngăn chặn những biểu hiện hữu khuynh, đồng thời cũng phê phán những hiện tượng tả khuynh. Tôi đã nghe kỹ một trường hợp đấu tố địa chủ ở xã Tân Dân đã đem đấu tố ông H một địa chủ thuộc loại vừa, có con là cán bộ quân đội và gia đình này đã là nơi giúp bộ đội trú quân. Tôi cũng không quên kiểm tra lại những địa chủ cỡ lớn ở các ấp Cự Hiên, Cò Cò thuộc xã An Vĩ, ở các ấp thôn An Dân, Bình Dân, Dương Trạch, Thọ Bình..., thấy những ruộng đất nơi đây đều đã chia cho nông dân cày cấy không phải nộp tô.


Tôi lại tiếp tục họp Huyện ủy mở rộng, phân tích lại tình hình đang diễn ra, thấy cần phải khắc phục ngay hiện tượng tả, phải hiểu và làm đúng cuộc vận động giảm tô mà Huyện ủy đã có nghị quyết.

Sau cuộc họp này, tư tường chỉ đạo của Huyện ủy đã nhanh chóng đến các xã, mọi việc làm đã tuân theo nghị quyết của Huyện ủy, nhưng cũng đáng tiếc vẫn còn một vài nơi còn đấu tố nhưng về cơ bản tư tưởng tả khuynh đã được khắc phục.


Sau đó, Khu ủy Tả Ngạn phát hiện sai sót trong chỉ đạo giảm tô của Tỉnh ủy Hưng Yên. Đến ngày 14, 16-8, về dự hội nghị sơ kết giảm tô của tỉnh mở tại Ân Thi có bí thư Khu ủy Đỗ Mười. Trong quá trình hội nghị, tâm tư của tôi lúc này rất băn khoăn, lo lắng, vừa tìm cách bảo vệ nghị quyết của Huyện ủy Khoái Châu, vừa tìm cách trình bày cho phù hợp về ý kiến của mình, thì rất may là bộ đội Hưng Yên trong đó có đại đội 32 của huyện đã tiêu diệt đồn Vân Trì, diệt và bắt sống gần một tiểu đoàn hỗn hợp của địch. Tôi không kịp phát biểu trong hội nghị, được Thường vụ Tỉnh ủy cho về ngay huyện để lãnh đạo địa phương khuếch trương chiến thắng và đánh địch phản ứng trả thù.


Rồi ít ngày sau, Thường vụ Huyện ủy Khoái Châu được đón tiếp Bí thư Khu ủy Tả Ngạn Đỗ Mười đến kiểm tra. Nghe chúng tôi báo cáo những việc đã làm, Bí thư Khu ủy đánh giá những ưu, khuyết điểm và biểu dương Khoái Châu đã làm đúng đường lối của Đảng, hoàn thành tốt công cuộc vận động giảm tô mùa thu 1953 của cấp trên.


Tôi rất sung sướng với những kết luận của Khu ủy về việc làm của mình và cũng rất biết ơn sự sáng suốt của cấp trên.

Sau đó, đồng chí Thiết bí thư Tỉnh ủy được điều động về khu và Thường vụ Tỉnh ủy đã có bản báo cáo xúc tích thẳng thắn do đồng chí Lê Quý Quỳnh thay mặt Thường vụ Tỉnh ủy đọc, đã nói được những thắng lợi và những sai sót trong cuộc vận động triệt để giảm tô này và Khoái Châu được vinh dự báo cáo điển hình.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:26:35 am »

Một việc làm đầy ý nghĩa

Sau trận diệt đồn Thiết Trụ lần thứ hai, ngày 9-11-1953, tất cả các cán bộ lãnh đạo từ huyện đến xã của Khoái Châu đến đây để tận mắt nhìn thấy một trong những trận đánh đã tiêu diệt hoàn toàn quân địch, bắt nhiều tù binh mà đại đội 27 của tỉnh, đại đội 32 của huyện không bị thương vong một người; đồng thời tìm hiểu cái lò sát sinh đã diễn ra ở đây từ năm 1947 đến nay.


Đồn binh Thiết Trụ xây dựng ngày 23-4-1947, trước do quân đội Liên hiệp Pháp đồn trú, sau đó là quận hành chính cai quản địa phận Văn Giang, bắc Khoái Châu. Chức năng của đồn Thiết Trụ là bảo vệ Văn Giang, tây bắc Khoái Châu, đồng thời bảo vệ quận hành chính khu vực này. Suốt quá trình chiếm đóng, bọn địch ở đây rất man rợ, cướp đoạt bóc lột nhân dân quanh vùng. Quận trưởng Giáp Ngọc Phúc là tên việt gian khát máu đã biến nơi đây thành lò sát sinh. Kế đến là Đinh Văn Lực (nguyên là đại đội phó đại đội địa phương Văn Giang). Tên phản bội này làm tay sai cho giặc rất độc ác, đã một thời làm đồn trưởng ở đây lại tiếp tục gây tội ác chẳng kém thời Giáp Ngọc Phúc. Đặc biệt nó rất hận thù những người đồng đội, khi đi càn, bắt được cán bộ chiến sĩ ta là lập tức bắn giết ngay. Bởi vậy đến tháng 11-1953, cái bãi tha ma (gọi là bãi nhãn) rất rộng dài này đã dày đặc những nấm mồ người yêu nước, số đông là đảng viên, cán bộ, chiến sĩ ta bị sa vào tay chúng.


Sau khi đi thị sát trực tiếp và nghiên cứu toàn bộ khu vực bố trí phòng thủ của địch, đoàn chúng tôi dừng lại bãi chôn người. Tại đây, các đồng chí lãnh đạo xã Mễ Sở đã tường thuật khá đầy đủ tội ác của giặc. Ngoài việc thường xuyên thảm sát những người bị chúng bắn bằng súng đạn, chúng còn đem chôn sống hoặc đem thả sông. Chúng bắn giết tập thể rồi chôn chung nhiều người vào một hố. Nhiều trường hợp chúng còn đóng đinh vào đầu rồi mới đẩy xuống hố, hoặc bắt đào hố tự chôn mình...


Đứng trước cảnh tượng đau thương vô hạn này, chúng tôi xúc động nghiêng mình tưởng nhớ những người đã khuất. Tôi hô mọi người đứng nghiêm rồi cất cao giọng báo cáo trước hương hồn những người đã khuất rằng: Các đồng chí, đồng đội và nhân dân huyện ta đã diệt nhiều đồn giặc, báo thù rửa hận cho các chiến sĩ, đồng bào ở đây bằng các trận liên tiếp diệt nhiều đồn địch và noi đây đã hai lần kẻ thù phải đền mạng, và hứa rằng số phận của những tên việt gian độc ác như Giáp Ngọc Phúc và Đinh Văn Lực sẽ phải đền tội.


Đi trong đoàn có đồng chí Mạnh Hồng, huyện ủy viên quê ở Thái Bình, mới được Tỉnh ủy điều từ Ty văn hóa về bổ sung cho Khoái Châu. Đồng chí Mạnh Hồng nói: "Việc trả thù cho người đã khuất như thế là xứng đáng, là nhiệm vụ chính trị rất đáng giá. Nhưng nếu cứ để đồng chí, đồng bào ta nằm ở cái bãi chôn người vô chủ này, thì chúng ta sao nỡ bỏ qua, còn hương hồn người đã khuất sao mà an giấc ngàn thu được". Tôi đề nghị đồng chí Mạnh Hồng có sáng kiến gì thì phát biểu. Đồng chí Mạnh Hồng đưa ra phương án phải làm một cuộc đại lễ sang cát, lập một nghĩa trang có tầm cỡ xứng đáng để đón rước phần mộ những người ở đây về chôn cất thật chu đáo. Ý kiến này được mọi người trong đoàn đánh giá cao.


Huyện ủy Khoái Châu họp phiên bất thường, xác định việc xây dựng nghĩa trang là việc làm có ý nghĩa chính trị to lớn, là tình nghĩa sâu nặng với đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì Tổ qucíc. Địa điểm nghĩa trang đặt ở thôn Thiết Trụ. Mọi việc giao hết cho ủy ban huyện và đồng chí Mạnh Hồng cùng xã Mễ Sở đứng ra thực hiện. Quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh, cùng ra sức thực hiện. Cho tới cuối quý I năm 1954, công việc hoàn thành. Cuộc đón rước các hài cốt liệt sĩ từ bãi nhãn về an nghỉ tại nghĩa trang diễn ra trang trọng, cảm động. Có hơn 100 đoàn đại biểu từ hai huyện Khoái Châu, Văn Giang đến viếng thăm với sự xúc động, nhớ thương vô hạn những người đã khuất.


Đến nay, ai đi qua con đê 199 từ dốc Thiết Trụ đến xã Cấp Tiến (nay là xã Đông Tảo) có một nghĩa trang rất trang trọng, mà phần mộ đều chỉ ghi là chiến sĩ vô danh, chính là nơi an giấc ngàn thu của đồng chí, đồng đội, đồng bào ta đã bị kẻ thủ sát hại.


Đầu tháng 4-1954, tôi được điều về Tỉnh đội nhận nhiệm vụ mới. Tại một cuộc liên hoan nhỏ nhẹ bàn giao công việc, tôi cảm ơn các đồng chí, đồng đội, đồng bào Khoái Châu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ ở thời điểm có ý nghĩa lịch sử này.


Vợ chồng tôi cũng vô cùng biết ơn sự đùm bọc của các gia đình anh chị Ân, anh chị Lan, anh chị Điền và bà con trại Lạc Thủy, ấp Cự Yên, thôn Mãn Hòa, trong lúc chúng tôi hoạt động và sinh một cháu gái ở đây. Chúng tôi đặt tên là Thanh Thủy để kỷ niệm cháu ra đời tại thôn Lạc Thủy, nơi đầy ắp tình người.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:27:31 am »

HUYỆN YÊN MỸ (HƯNG YÊN)
KHÁNG CHIẾN BỀN BỈ LÂU DÀI


ĐẤT VÀ NGƯỜI YÊN MỸ


VŨ VĂN TOÀN
(Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy)


Theo cuốn "Đất Hưng Yên" của tác giả Mai Văn Hách (xuất bản năm 1968) thì mảnh đất Yên Mỹ được thành lập cách đây 113 năm. Vào đầu năm 1888, trong tiến trình cải cách hành chính của nhà Nguyễn, trên cơ sở cắt 6 tổng của huyện Khoái Châu, 2 tổng của huyện Mỹ Hào, 1 tổng của huyện Ân Thi, để lập ra huyện Yên Mỹ. Trải qua những biến thiên của lịch sử và sự bồi đắp của tự nhiên, huyện Yên Mỹ ngày nay có diện tích tự nhiên là 86,12km2, trong đó diện tích canh tác là 5854,1ha, có 17 xã, thị trấn và 87 làng với số dân 123.452 người. Nhân dân Yên Mỹ chủ yếu sống bằng nghề nông, trông lúa nước và hoa màu các loại. Trong huyện, đại đa số nhân dân theo đạo Phật, có 3 xứ đạo Thiên chúa: Xứ Thái Nội (xã Việt Cường), xứ Lực Điền (xã Minh Châu), xứ Bùi Xá (xã Trung Hòa). Yên Mỹ có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua như: Đường 5, đường 39, đường 199, đường 206, đường 207, đường 200 và nhiều tuyến đường liên xã, liên huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao lưu hàng hóa của nhân dân trong vùng và các tỉnh bạn. Hệ thống sông ngòi của Yên Mỹ dọc ngang như những bàn cờ. Sông Bắc Hưng Hải, sông Cầu Treo, sông Hoan Ái, sông Kim Ngưu, sông Kênh Câu, sông Lư Giang góp phần bồi đắp và tưới tiêu cho đồng ruộng phù sa màu mỡ, hoa màu tươi tốt. Người dân Yên Mỹ luôn tự hào là mảnh đất "địa linh nhân kiệt" được cả nước biết đến với sự tôn trọng và đầy ngưỡng mộ. Chính mảnh đất nơi đây đã sản sinh ra nhà Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, nhà thơ Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng, nhà sử gia Phạm Công Chứ, là quê hương của cố Tổng Bí thư Nguyễn Vãn Linh, nhà quân sự tài ba Trung tướng Nguyễn Bình, quê hương của 24 vị tiến sĩ đỗ khoa bảng được khắc ghi tên tuổi tại Vãn Miếu, Xích Đăng, Hưng Yên. Quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Yên Mỹ gắn liên với sự phát triển của liên văn minh sông Hồng. Những đình chùa cổ kính được các thế hệ người Yên Mỹ gìn giữ và tôn tạo từ đời này qua đời khác. Đã có 15 di tích được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng và vân hóa. Nhân dân Yên Mỹ có truyền thống cách mạng, văn hiến, cần cù lao động, thông minh sáng tạo, bằng mồ hôi, sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình để chống lại giặc dã, thiên tai. Truyền thống ấy như những nguồn mạch tạo thành những dòng chảy văn hóa đi từ thế hệ này đến thế hệ khác.


Mảnh đất Yên Mỹ xưa kia là một vùng lau sậy mênh mông, dân cư thưa thớt. Chính nơi đây là địa bàn tác chiến của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật đã nhiều phen làm cho giặc Pháp khiếp vía kinh hồn.

Từ những năm đầu của thập kỷ 40, chi bộ đầu tiên ở Trung Hòa, Giai Phạm ra đời. Từ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân bất chấp gian khổ hy sinh, vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật, tranh đấu thiết lập chính quyền cách mạng. Đêm 12-3-1945, trước 5 tháng Cách mạng Tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ông Nguyễn Bình quê ở Bần Yên Phú, người con lỗi lạc của huyện Yên Mỹ chỉ huy tự vệ vùng ATK Bãi Sậy đã diệt đồn Bần Yên Nhân do thực dân Pháp lập ra để đàn áp phong trào Bãi Sậy từ đầu thế kỷ 20.


Ngay từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc đến khi kết thúc chiến tranh (19-12-1946 - 20-7-1954), Đảng bộ và quân dân Yên Mỹ đã phải cầm súng trực tiếp đối chọi với quân Pháp, không cân sức. Địch đã chiếm đóng các bốt Bần, Kênh Cầu, Từ Hồ, Lực Điền và xây dựng nhiều tháp canh, hương đồn, biến quân dân Yên Mỹ thành một huyện địch hậu, mà đen tối nhất là năm 1950 và năm 1951. Nhưng Đảng bộ huyện đã lãnh đạo quân dân Yên Mỹ vượt lên mọi hy sinh mất mát, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm trên tinh thần "Đường 5 bất khuất, Bãi Sậy kiên cường". Đã có những trận vang dội như "Đòn gánh đánh Tây ở chợ Từ Hồ", mở đầu cho phong trào du kích chiến tranh ở đồng bằng Bắc Bộ; trận diệt căn cứ hậu phương của GM3 đêm 10-5-1953 ở Bần Yên Phú mở đầu cho chiến thuật "mật tập" của toàn tỉnh; các trận phá tháp canh hương đồn hồi cuối năm 1951 mở cơ sở cả vùng tây của huyện, rồi đến các trận đánh liên tiếp trên đường 5, đường 39, đê 199, v.v... nhân dân Yên Mỹ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng quê hương, cùng cả nước làm nên một Điên Biên chấn động địa cầu.


Sau hòa bình, Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh. Hoàn thành thắng lợi công cuộc cải cách ruộng đất, xây dựng tổ đổi công, thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, bàng các phong trào thi đua "Sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, cờ Ba nhất", phong trào "3 ngọn cờ hồng" ở nông thôn, và tiếp tục cùng cả nước bắt tay vào thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc XHCN, chi viên giải phóng miền Nam, thực hiện đấu tranh thống nhất nước nhà. Do bị thua đau ở miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc. Cùng với cả nước, quân và dân Yên Mỹ lại bắt tay vào cuộc chiến đấu. Với truyền thống "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", bằng các phong trào "3 sẵn sàng", "3 đảm đang", phong trào xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể "4 tốt", phong trào các cụ bạch đầu quân, Hội mẹ chiến sĩ, Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ gửi hàng ngàn thanh niên ưu tú ra mặt trận, ở hậu phương vừa tay cày, tay súng, tay búa, tay súng, vừa đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, vừa đóng góp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến. Phong trào phụ nữ 3 đảm đang thay chồng, thay con đi đánh giặc, vừa làm nên những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ. Tự hào thay, chính trong những ngày gian khổ ấy, năm 1967, Yên Mỹ là huyện đầu tiên của tỉnh Hưng Yên đạt năng suất 5 tấn lúa 1 ha. Đội thủy lợi Trai Trang là đơn vị dẫn đầu phong trào làm thủy lợi. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ đã đóng góp gần 10 ngàn lượt người ra mặt trận, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho cuộc kháng chiến. Toàn huyện có 67 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 2.100 liệt sĩ cùng 1.300 thương bệnh binh, 40 cán bộ tiền khởi nghĩa. Hàng vạn người được thưởng huân chương, huy chương các loại; xã Giai Phạm, xã Đồng Than được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ cùng cả nước tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tháng 4-1978, huyện Yên Mỹ sáp nhập với huyện Văn Giang thành huyện Văn Yên. Tháng 2-1979, huyện Văn Yên lại được chia thành 2 bộ phận: 14 xã sáp nhập với huyện Văn Mỹ thành huyện Mỹ Văn; 14 xã sáp nhập với huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang. Như vậy, huyện Yên Mỹ cũ được chia thành 2 bộ phận (12 xã về huyện Mỹ Văn, 5 xã về huyện Châu Giang).


Có thể nói sau 20 năm hợp nhất, với truyền thống cách mạng của mình, Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đã góp phần xứng đáng xây dựng huyện Mỹ Văn và Châu Giang trưởng thành vững mạnh trong thời kỳ đổi mới đất nước; đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 2 huyện Mỹ Văn và Châu Giang.


Ngày 01-9-1999, thực hiện nghị định số 60/CP của Chính phủ, huyện Yên Mỹ được tái lập trên cơ sở 12 xã của Mỹ Văn và 5 xã của Châu Giang chuyển về. Đảng bộ và nhân dân Yên Mỹ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, bắt tay ngay vào nhiệm vụ xây dựng và tái thiết quê hương. Chỉ sau thời gian hơn 1 năm tái lập, Yên Mỹ đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu kinh tế - xã hội: năng suất lúa đạt 12 tấn 1 ha/năm, sản lượng quy thóc đạt 61.751 tấn, bình quân lương thực 501kg/người/năm. Giá trị trên 1 ha canh tác/năm đạt 31,4 triệu đồng, thu nhập đầu người đạt 3,2 triệu đồng/năm, số hộ giàu chiếm 17,3%, số hộ có mức sống khá 73,7%, số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) còn dưới 10%, không còn hộ đói. Trên 80% số hộ có máy thu hình, 100% số hộ dùng nước sạch, 20% số hộ có xe máy, 99% số hộ có nhà xây lợp ngói, trong đó có 10% kiên cố cao tầng. Nhu cầu ăn ở, đi lại, học hành, chứa bệnh, đối tượng chính sách và hưởng thụ văn hóa được nâng lên rõ rệt. Bước đầu hình thành 5 tụ điểm kinh tế (Lực Điền, Tân Việt, thị trấn Yên Mỹ, Giai Phạm, Từ Hồ). Hầu hết đường làng ngõ xóm được bê-tông hóa và xây lát bằng vật liệu cứng. 53,5% số phòng học xây dựng kiên cố cao tầng, gần 10km kênh mương được bê-tông hóa. Vận động nhân dân chuyển vùng đổi thửa, gắn với việc xây dựng vùng chuyên canh tập trung. Hình thành phát triển kinh tế trang trại, khôi phục làng nghề truyền thống. Hoàn thiện củng cố 14 trạm thuỷ nông và 43 trạm bơm dã chiến phục vụ sản xuất. Áp dụng tốt những tiến bộ sinh học vào sản xuất, chăn nuôi. Đưa trên 30% diện tích lúa giá trị kinh tế cao vào đồng ruộng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển tích cực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng cao. Công tác an ninh quốc phòng luôn được củng cố và tăng cường. An ninh nông thôn được giữ vững. Từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Toàn huyện đã xây dựng được 32 trên tổng số 87 làng được công nhận là làng văn hóa. Công tác xây dựng Đảng đặc biệt được quan tâm, phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Kết quả ấy đã phản ánh rõ bức tranh toàn cảnh của Yên Mỹ để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới trong sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, và đi lên cùng tiến trình chung của lịch sử.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:29:12 am »

MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH CỦA NGHĨA QUÂN BÃI SẬY Ở YÊN MỸ


VŨ THANH SƠN
(Trung tâm UNESCO bảo tồn
và phát triển văn hóa Bắc Bộ)


Khi thành Hưng Yên thất thủ (28-3-1883) và thành Hải Dương thất thủ (10-8-1883) thì vùng đất Yên Mỹ ngày nay còn thuộc đất huyện Đường Hào (Hải Dương), đất Văn Giang (Bắc Ninh), đất Đông Yên, Thiện Thi (Hưng Yên)1 (Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, cắt đất các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên thành lập 4 huyện mới, trong đó có Yên Mỹ ) thì nhân dân trong huyện đã theo Đổng quân vụ Đinh Gia Quế2 (Theo dân gian, thường gọi ông là "Đổng Quế") người thôn Thọ Bình, huyện Đông Yên dựng cờ "Nam Đạo Cần vương - Bình Tây phạt tội", lập căn cứ chống Pháp ở Bãi Sậy và theo Tán tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật quê ở làng Xuân Dục, huyện Đường Hào từ quan khởi nghĩa đánh Pháp.


Từ năm 1883, tất cả các làng xã đều là vùng đất của nghĩa quân. Nơi mạnh là các làng chiến đấu trong hào, ngoài lũy như Liêu Trung, Dịch Trì, Nguyên Xá, Tam Trạch, Phạm Xá, Tráng Võ, Cảnh Lâm, Tổ Hỏa, Thung Linh, Nhị Mễ... Các làng khác đều ủng hộ lương thực, tham gia nghĩa quân, đóng thuế cho nghĩa quân, điều tra các hoạt động của địch, báo cho nghĩa quân. Về sự kiện này, Lịch sử Đảng bộ xã Tân Việt viết: "Tại khu vực tỉnh nhà có phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy do ông Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy. Tân Việt là một căn cứ của nghĩa quân. Nhân dân Tân Việt đã tự nguyên đứng dưới lá cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Bãi Sậy. Nhiều người là tướng lĩnh tin cậy của ông. Ông đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu anh dũng chống quân đội thực dân Pháp và quân đội nhà Nguyễn, làm cho chúng bao phen khiếp sợ".


Yên Mỹ giữ vị trí rất quan trọng; là khu đệm giữa vị trí Bãi Sậy với vùng Pháp chiếm đóng ở Hải Dương. Ngay tại Yên Mỹ, quân Pháp đóng các đồn Bình Phú, Thụy Lân, Lực Điền, nhưng chúng chỉ dám ra khỏi đồn khi có quân từ Hải Dương, Hưng Yên đến chi viện.


Trong hàng ngũ nghĩa quân Yên Mỹ xuất hiện nhiều tướng lĩnh như Đề đốc Nguyễn Văn Sung (Dịch Trì), Đốc binh Vũ Văn Đồng (Tam Trạch), Đốc binh Nguyễn Văn Cấp (Thung Linh), Lãnh binh Lưu Ngọc Tháu (Liêu Trung), Lãnh binh Nguyễn Đức Trạch (Dịch Trì), Lãnh binh Nguyễn Văn Mậu (Nguyên Xá), Đốc binh Đoán (Cảnh Lâm), Lãnh Tuyển (Thụy Trang), Lãnh binh Phạm Văn Phát (Phạm Xá), Quản Chuyên (Thụy Trang), Quản Ngữ (Nội Tây)...


Trong 10 năm (1883 - 1892), tại Yên Mỹ đã diễn ra nhiều trận đánh. Qua một số tài liệu ít ỏi của Pháp để lại, ta còn biết một số trận như sau:

* Trận đánh Bình Phú lần thứ nhất

Đồn Bình Phú là đồn tiếp giáp với căn cứ Bãi Sậy. Đồn có 12 lính do 1 cai người Pháp chỉ huy. Nghĩa quân cho người đi lính ở đồn để làm nội ứng. Khi được tin báo thời cơ đánh đồn, Đinh Gia Quế là một tướng của nghĩa quân người làng Bình Dân đóng giả con gái tới tán tỉnh lính, rồi bất ngờ cướp súng. Nghĩa quân cải trang đi chợ lập tức xông vào đồn giết lính, cướp ít nhất là 11 súng bắn nhanh, đốt đồn1 (Theo Miribele: "Tỉnh Hưng Yên").


* Trận đánh Bình Phú lần thứ hai

Tháng 8-1885, Đinh Gia Quế thất trận ở bến đò Vạn Phúc, quân Pháp và Hoàng Cao Khải đem đại quân đánh phá Bãi Sậy. Chánh lãnh binh Nguyễn Đình Tính chia quân đánh các đồn, trong đó có đồn Bình Phú. Quân Pháp vội vã lui quân về cố thủ các đồn. Trận này nghĩa quân diệt 10 lính, thu 6 súng.


* Trận đánh bảo vệ căn cứ Đông Yên Mỹ - Nam Ân Thi

Trong năm 1885, Lãnh Chủ, Lãnh Điếc ở căn cứ Thủy Trúc, Cù Tu... (Ân Thi, Cảnh Lâm, Tổ Hỏa, Tử Dương (Yên Mỹ) đã kiên cường chiến đấu đánh bật Pháp ra khỏi các đồn Đống Tanh, Đông Cao (Cảnh Lâm).


* Đốc Sung hạ đồn Thụy Lân

Cuối năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật điều Đốc Sung về đóng ở Liêu Trung để bảo vệ phía đông căn cứ Bãi Sậy và đường 200 từ Hải Dương - Ân Thi - Câu Hầu - ơâu Treo - Đò Đừng - Bình Phú - Dốc Thiết, ông đã cùng Lãnh binh Lưu Ngọc Tháu xây dựng các căn cứ Liêu Trung, Dịch Trì, Tráng Vũ, Phạm Xá (bên kia sông Nghĩa Trụ là đồn Thụy Lân). Pháp cho cai Poinnis về tăng cường cho đồn Thụy Lân. Đốc Sung cùng Lãnh binh Phạm Văn Phát đã nhổ bốt Thụy Lân mở thông đường 200.


* Đánh đồn Bình Phú lần thứ ba

Đêm 25-3-1888, một thủ lĩnh nghĩa quân chỉ huy một toán quân, tiêu diệt hoàn toàn đồn Bình Phú1 (Việt Nam cách mạng cận sử của Phạm Văn Sơn, Sài Gòn xuất bản).


* Đánh đồn Bình Phú lần thứ tư

Tháng 4-1888, nghĩa quân từ Văn Giang kéo tới cùng lúc tấn công cả ba đồn Bình Phú, Thung Linh, Lực Điền. Ba đồn này do lính Hoàng Cao Khải đóng. Tại đồn Bình Phú, 20 nghĩa quân giả làm cu-li, giấu súng trong người, kéo vào đồn làm việc, rồi bất ngờ cướp súng của lính coi phu, 2 tên chống lại bị giết chết. Nghĩa quân cướp ít nhất là 9 khẩu súng và nổi lửa đốt đồn. Quân Pháp đóng ở đồn Lực Điền tới cứu viện bị chặn đánh dữ đội, 3 lính cơ chết, 3 tên bị thương, thu thêm một số súng. Nghĩa quân cũng mai phục gần đồn Thung Linh, bọn lính vừa ra khỏi đồn đã bị đánh phủ đầu, giết chết một số tên. Bọn còn lại hốt hoảng vứt súng chạy vào đồn.

Sau trận này, quân Pháp phải kiến nghị tăng số lính ở mỗi đồn lên 50 - 60 tên1 (Báo "Le Courier de Hai Phong" số thứ năm ngày 5-4-1888).
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:30:42 am »

* Trận Liêu Trung ngày 12-11-1888

Đêm 11-11-1888, Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật nhận được tin sáng 12-11-1888, Hoàng Cao Khải, tên đồn trưởng đồn Mỹ Hào Louis Ney đem quân đến gặt lúa của nghĩa quân và của dân ở Liêu Trung. Ông lập tức điều động quân của Hai Kế, Ngô Quang Huy, Đốc Sung, Đốc Đồng, Lãnh Mậu, Lãnh Tháu, Lãnh Phát với quân số 800 người, trang bị hơn 400 súng đến đánh Hoàng Cao Khải. Quân ta mai phục ở cánh đồng Liêu Trung, Câu Treo, Thư Thị, đoạn đường 200 từ Cầu Treo đi Cầu Hầu, Phố Nối và đường tắt từ Liêu Trung đi Thứa. Lệnh của Nguyễn Thiện Thuật là bắt sống Hoàng Cao Khải đưa về căn cứ tế vong hồn các quân sĩ bị quân Pháp, quân Hoàng Cao Khải giết hại.


Quân ta mai phục vừa xong thì quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải tới. Súng lệnh vừa nổ thì quân ta xông vào bắt Khải, nhưng Louis Ney và quân Pháp hộ tống Khải chạy về chùa Liêu Trung. Đề Vinh trông thấy tên mặc nam phục, tưởng là Khải nên bắn chết, nhưng đó là bang tá Nguyên Hữu Hào. Quân ta đuổi theo Hoàng Cao Khải, bắt được Louis Ney chém chết tại trận. Khải chạy vào chùa Liêu Trung, lột quần áo của người đánh giậm, chui qua lỗ chó chui chạy về nhà thờ Sặt. Quân ta đuổi đến nơi thì cha cố đưa Khải chạy về Hải Dương.


Trận này quân ta giết chết 31 lính Pháp, bắn bị thương 16 tên, thu 23 súng các loại.

Trận đánh này làm rung động Nghị viện Pháp, báo chí Pháp chất vấn Chính phủ Pháp.

Vài ngày sau, Hoàng Cao Khải đem quân lê dương và quân 5 tỉnh đến trả thù, đốt, san bằng địa 28 làng, giết hàng trăm người1 (Theo "Lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ" của Dilleman, "Tỉnh Hưng Yên" của Miribele, Hồi ký của Hoàng Cao Khải, Báo cáo của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, Lịch sử 80 năm chống Pháp và Lịch sử cận đại Việt Nam viết trận này ở làng Trai Trang, tổng Sài Trang là sai. Mả tên Louis Ney ở thị trấn Mỹ Hào cũng ghi Ney chết ở Liêu Trung ngày 12-11-1888, mả này mới bị phá năm 1995).


* Tấn công quân Pháp ở Lực Điền

Ngày 3-3-1889, tổ điện báo của quân Pháp do tên cai Mourey chỉ huy 5 dân binh mắc dây điện thoại từ Kẻ Sặt đến Lực Điền đã bị một lực lượng gần 100 nghĩa quân tấn công, cắt đứt dây điện thoại, bao vây, khống chế lính ở đồn Lực Điền không ra cứu được2 (Báo "Tin tức Hải Phòng" ngày thứ năm 7-3-1889).


* Trận đánh ở Hoàng Trạch - Bình Phú

Ngày 20, Đốc Sung, Lãnh Mỹ chỉ huy 200 quân đánh quân của cai Soler ở Hoàng Trạch (Khoái Châu). Soler đem quân chạy vào đồn Bình Phú. Đốc Sung, Đốc Mỹ đuổi theo tấn công đồn Bình Phú, chặn đánh quân ở đồn Lực Điền đến cứu viện. Đây là trận đánh đồn Bình Phú Tân thứ năm3 (Miribele - tài liệu đã dẫn).


* Trận đánh đồn Bình Phú lần thứ 6

Ngày 6-4-1889, viên Vệ binh chính Soler chỉ huy đồn Bình Phú đi vắng, giao cho một tên cai người Việt trông nom. Chánh Tính, Lãnh Điển chỉ huy 50 nghĩa quân tiến đánh, cướp 10 súng các loại4 (Theo Masson Souvenirs l'Annam du Tonkin).


* Nghĩa quân đánh bại quân Pháp tấn công vào Liêu Trung

Một đạo quân 225 người vừa lê dương vừa vệ binh dân sự đến bao vây làng Liêu Trung, tổng Liêu Xá. Không rõ lực lượng nghĩa quân có bao nhiêu, do thủ lĩnh nào chỉ huy, nhưng nghĩa quân từ sau những cụm tre dày đặc cách 100 mét bắn ra, quân Pháp mở nhiều đợt tấn công nhưng không vào được làng.


Với mưu đồ tiêu diệt hoàn toàn nghĩa quân, đè bẹp làng kháng chiến Liêu Trung, bọn chỉ huy Pháp điều động các toán quân của Aubert, Soler, Parraudi và Vincillion mang quân đến tiếp viện. Mặc dù có thêm lực lượng, quân Pháp vẫn không tấn công được vào làng mà chúng phải tháo chạy. Trên đường trở về đồn Ghênh, tên Vincillion đã phải liều chết chống lại 300 nghĩa quân chặn đánh. Trận đánh giằng co, quân Pháp bị thiệt hại nặng nề. Bọn Aubert và Soler phải vội vàng đưa quân đến cứu viện1 (Theo Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ).


* Trận đánh Hoàng Cao Khải ở Ngân Hạnh - Đại Hạnh

Ngày 17-4-1889, nhận được tin Hoàng Cao Khải đang đóng quân ở làng Ngân Hạnh và làng Đại Hạnh, nghĩa quân Bãi Sậy bao vây chặt rồi tẩm dầu vào giẻ buộc ở đuôi trâu, đuôi chó, đuôi mèo xua vào đốt cháy trại quân của địch. Khải được quân lính hộ vệ chạy vào đến Thánh Lác ở Hoàng Vân vẫn chưa hết kinh hoàng2 (Hưng Yên địa chí của Trịnh Như Tấu).


* Đánh đồn Bình Phú lần thứ 7

Tháng 4-1890, nghĩa quân Bãi Sậy lại tiến đánh đồn Bình Phú3 (Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ).

Các báo cáo của các công sứ Hải Dương, Hưng Yên, của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương nhắc đến Đốc Sung với nỗi kinh hoàng. 


* Phá tan cuộc càn quét của giặc Pháp vào Tam Trạch

Ngày 29-7-1891, các đồn binh Cẩm Giàng, Mỹ Hào, Đống Mối (Nghĩa Lộ, Văn Lâm), Sặt cùng với quân lưu động chia làm nhiều cánh tấn công vào làng Tam Trạch, tổng Sài Trang. Nghĩa quân do Đốc Đồng, Lãnh Mậu chỉ huy đã xây dựng nhìêu phòng tuyến đánh chặn chúng từ xa. Theo các tài liệu để lại thì máu giặc ngập mắt cá chân. Đánh suốt từ sáng sớm đến tối mịt, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề, quân Pháp không vào được làng phải rút quân. Trên đường rút, chúng lại bị nghĩa quân chặn đánh.


* Trận Đống Long, Đốc Sung hy sinh

Đầu tháng 3-1891, khi đó nghĩa quân Bãi Sậy đã yếu thế, Đốc Sung đưa quân về hoạt động ở quê ông. Khi ông đóng quân ở chùa Đống Long thì Lãnh Vắn (ở Đông Mai, Văn Lâm) làm phản, đưa quân Pháp đến bao vây. Đốc Sung chiến đấu kiên cường, ông bị thương nặng, rút ra cánh đồng giấu thanh gươm của vua Hàm Nghi ban có 8 chữ: "Phục quốc diệt thù, Tiền trảm hậu tấu" và hai đồng tiền vàng của vua ban rồi rút súng lục tự sát. Hôm đó là ngày 17-3-1891 (27-2 âm lịch).


Các tướng lĩnh nghĩa quân còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu tới tháng 4-1892, khi phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại lại lên Yên Thế gia nhập đạo quân của Đề Thám tiếp tục đánh Pháp.

Hưng Yên - Bãi Sậy - Nguyễn Thiện Thuật là niềm tự hào của dân tộc ta ở những thập kỷ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược Pháp.

Tháng 11-1943, Xứ ủy Bắc Kỳ đã thành lập An toàn khu ở vùng giáp ranh Yên Mỹ - Văn Lâm - Mỹ Hào với tên gọi là ATK Bãi Sậy. Ngày 12-3-1945, tự vệ của ATK Bãi Sậy đã diệt đồn Bần Yên Nhân vốn được Pháp lập ra để đàn áp phong trào Bãi Sậy. Tháng 5-1945, được sự chuẩn y của Xứ ủy Bắc Kỳ, Tỉnh ủy Hưng Yên đã sáp nhập An toàn khu Bãi Sậy với các huyện toàn tỉnh, thành lập ủy ban vận động Việt Minh tỉnh Tán Thuật.


Lời BBT: Trung tướng liệt sĩ Nguyễn Bình vốn quê ở Bần Yên Phú thuộc huyện Yên Mỹ (Hưng Yên). Ông nổi danh từ đêm 12-3-1945 đã chỉ huy đội tự vệ vùng ATK Bãi Sậy tiêu diệt đồn Bần Yên Nhân, cách 800m quê ông.

Tại buổi lễ truy điệu và mai táng hài cốt ông ngày 11-3-2000, có lời điếu Trung tướng liệt sĩ Nguyễn Bình của Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà, đã được giới thiệu trong tập 9 có thiếu một đoạn. Nay xin được giới thiệu toàn văn Lời điếu đó để quân dân huyện Yên Mỹ nói riêng và cả nước nói chung tự hào và chiêm ngưỡng vị tướng huyền thoại này.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:32:06 am »

LỜI ĐIẾU

ĐỒNG CHÍ TRUNG TƯỚNG NGUYÊN BÌNH của Thượng tướng Phạm Văn Trà, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đọc tại lễ truy điệu ngày 11-3-2000


Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội!

Thưa toàn thể các đồng chí, các bạn và gia đình đồng chí Trung tường Nguyễn Bình!

Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm, trọng thể, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cùng gia đình tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình, người chiến sĩ cách mạng ưu tú, vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thưa các đồng chí và các bạn!

Thưa gia đình đồng chí Nguyễn Bình!

Đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình, tức Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1908 tại xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nguyên Chỉ huy Chiến khu Đông Triều, nguyên Khu trưởng Khu 7, Tư lệnh Nam Bộ, Ủy viên xứ Quân ủy, ủy viên Quân sự trong Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ.


Sống dưới ách thống trị hà khắc của thực dân Pháp, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, từ năm 16 tuổi, người thanh niên Nguyễn Phương Thảo đã tham gia các phong trào cách mạng, cứu nước. Năm 1925, đấu tranh bãi khóa ở trường Kỹ nghệ Hải Phòng. Năm 1926, lãnh đạo học sinh làm lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh để phản đối chế độ thực dân Pháp tại Dư Hàng Kênh - Hải Phòng. Năm 1927, bị bọn thực dân truy lùng, đồng chí đã chuyển vào Sài Gòn. Năm 1928, vừa chẵn 20 tuổi, Nguyễn Phương Thảo gia nhập Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo - khi Quốc dân Đảng còn là một Đảng tiến bộ hoạt động chống Pháp xâm lược. Năm 1929, bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trong lao tù đế quốc, được những người Cộng sản giác ngộ, đồng chí đã kiên quyết từ bỏ đường lối Quốc Dân Đảng. Chính sự kiện này - sự thay đổi về quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị - đồng chí đã bị những người tù Quốc Dân Đảng trả thù móc mất một con mắt. Mặc dù chưa là đảng viên nhưng đồng chí luôn đấu tranh kiên cường, bất khuất, chống mọi sự đàn áp dã man của nhà tù, tự nguyện đi theo đường lốí của Đảng Cộng sản. Năm 1935 ra tù, đồng chí hoạt động trong phong trào Bình dân và bị bắt ở Thái Nguyên. Năm 1938 hoạt động ở Hưng Yên lại bị địch bắt. Năm 1942 ra tù, được đồng chí Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Viêt) phái lên Lai Châu hoạt động sưu tầm nguyên liệu để chế lựu đạn. Từ năm 1943, đồng chí được Trung ương giao hoạt động binh vận và tìm mua vũ khí cho cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng. Trong điều kiện chồng chất khó khăn, từ những ngày đầu chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, đồng chí Nguyễn Bình với trí thông minh và lòng quả cảm đã chủ động trực tiếp chỉ huy chiến đấu lập công xuất sắc: Tháng 3-1945, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí đã chỉ huy đánh chiếm đồn Bần Yên Nhân ngay trên đường số 5 thuộc tỉnh Hưng Yên. Tháng 5-1945, đồng chí đã binh vận thành công, lấy được trọng liên trên tàu chiến địch ở Thượng Lý - Hải Phòng. Tháng 6-1945, trong cuộc khởi nghĩa vũ trang thành lập Đệ tứ Chiến khu, đồng chí đã chỉ huy hạ đồn Đông Triều, diệt đồn Bí Chợ, đánh chiếm Uông Bí. Tháng 7-1945, đồng chí đã tổ chức tiến công giải phóng thị xã Quảng Yên, là tỉnh lỵ duy nhất ở miền Bắc được giải phóng trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Từ Chiến khu Đông Triều, đồng chí đã chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng phối hợp với nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức giành chính quyền ở thành phố Hải Phòng, Kiến An và Hải Dương. Cách mạng Tháng 8 thành công, đồng chí được Trung ương giao làm Khu trưởng Khu Duyên hải Bắc Bộ (nay thuộc Quân khu 3). Đồng chí đã có những công lao to lớn để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ ở vùng Duyên hải Bắc Bộ.


Khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, quay lại xâm lược nước ta, tình hình ở Nam Bộ hết sức phức tạp. Trước một tình thế bất lợi, một bên là quân xâm lược thiện chiến được trang bị vũ khí đầy đủ, một bên là các lực lượng kháng chiến còn trứng nước lại bị xé nhỏ, phân tán, tháng 10-1945, đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp động viên giao nhiệm vụ vào Nam Bộ, ban đầu với trọng trách là phái viên của Trung ương, của Cụ Hồ và sau đó giữ chức Khu trưởng Khu 7. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946. Năm 1947, đồng chí là ủy viên Quân khu ủy, Quân khu 7; năm 1948 được Trung ương bổ nhiệm làm Tư lệnh Nam Bộ. Đồng chí là ủy viên Xứ Quân ủy. Tháng 1-1948, đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng. Đồng chí là một trong những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Trên cương vị Khu trưởng Khu 7 rồi Tư lệnh Nam Bộ, với uy tín và tài trí của mình, đồng chí đã cùng Khu ủy và Xứ ủy Nam Bộ có những quyết định đúng đắn, giải quyết được những vấn đề rất cơ bản. Ngày 22-11-1945, đồng chí đã triệu tập Hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú Xá nhằm thống nhất các lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Cùng với chủ trương tập trung xây dựng lực lượng chủ lực làm nòng cốt, đồng chí đã chú trọng lãnh đạo, phát động chiến tranh du kích ở Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Nam Bộ. Sau khi Sài Gòn bị địch chiếm đóng, một mặt vừa chỉ đạo tác chiến đánh địch ở vòng ngoài, mặt khác đồng chí đã chỉ đạo đưa chiến tranh du kích vào lòng địch. Các Ban công tác Thành được thành lập và đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Nhiều lần đồng chí đã dũng cảm táo bạo một mình vào tận sào huyệt địch để thị sát nắm địch, chỉ đạo tác chiến. Đồng chí là một trong những cán bộ có công lao to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân, dân miền Đông Nam Bộ và Nam Bộ từ những ngày đầu tiên đầy gian nan, thử thách. Đồng chí đã có những đóng góp lớn vào việc chỉnh đốn, xây dựng chính quyền và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Nam Bộ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2022, 06:32:45 am »

Năm 1951, trên đường ra Bắc báo cáo Trung ương, đồng chí đã bị địch phục kích và đã hy sinh ngày 29-9-1951 tại Phum Kpal-rômia, xã Srêpok, huyện Sêsan, tỉnh Stung treng, Campuchia. Gần nửa thế kỷ qua, phần mộ của đồng chí đã được nhân dân và lực lượng cách mạng ở Campuchia gìn giữ.


Từ những buổi đầu tham gia cách mạng đến lúc hy sinh, trước sự tra tấn giam cầm trong lao tù thực dân đế quốc hay trên các chiến trường nóng bỏng quyết liệt, đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người Cộng sản, trung thành với sự nghiệp cách mạng, một lòng một dạ chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với đồng bào và đồng đội, đồng chí là người sống có nghĩa có tình, trung thực, thẳng thắn, nghiêm khắc, quyết đoán trong xử lý mọi tình huống. Đồng chí luôn luôn tôn trọng nhân tài, đã cảm hóa, động viên các nhân sĩ, trí thức yêu nước phát huy tài năng phục vụ cách mạng.


Đồng chí Nguyễn Bình là một người cộng sản trung kiên, một tướng lĩnh quả cảm, nghĩa hiệp, giàu đức hy sinh, lòng dũng cảm và tài thao lược. Đồng chí đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tên tuổi Nguyễn Bình luôn gắn liền với Chiến khu Đông Triều, Chiến khu Duyên Hải Bắc Bộ; với Sài Gòn - Chợ Lớn, Đông Nam Bộ và Nam Bộ. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí là một tấm gương sáng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam học tập noi theo. Công lao và tên tuổi của đồng chí mãi mãi sáng ngời trên đài Tổ quốc ghi công.


Do những công lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đồng chí là người đầu tiên của quân đội ta được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất và đặc biệt là, ngày 6 tháng 3 năm 2000, Nhà nước đã có quyết định truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh - Huân chương cao quý của Nhà nước ta cho liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình. Một lần nữa Đảng và Nhà nước đánh giá xứng đáng công lao to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng.


Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Thưa các đồng chí đại biểu!

Thưa gia đình Trung tướng Nguyễn Bình!

Sau gần nửa thế kỷ yên nghỉ trên đất bạn, do hoàn cảnh lịch sử, cho đến hôm nay được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và sự giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Campuchia, chúng ta đã tìm, đưa được hài cốt đồng chí Trung tướng Nguyễn Bình về nước. Nhân đây, thay mặt cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và thay mặt gia đình Trung tướng Nguyễn Bình, chúng ta xin chân thành cảm ơn nhân dân Campuchia anh em đã giữ gìn phần mộ trong suốt mấy chục năm qua; cảm ơn Chính phủ Hoàng gia và Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Đoàn công tác Việt Nam tìm kiếm và cất bốc hài cốt Trung tướng Nguyễn Bình về nước.


Toàn thể tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên trong toàn quân xin kính cẩn nghiêng mình dâng hương với lòng thành kính, biết ơn vô hạn tiễn đưa đồng chí liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình về cõi vĩnh hằng, yên nghỉ ngàn thu trên đất Mẹ, đất nước mà cả cuộc đời đồng chí đã nguyên chiến đấu hy sinh.


Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng ta xin nguyện trước hương hồn đồng chí :

Ra sức xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại để bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. Cùng toàn Đảng, toàn dân đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến thắng lợi, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.


Thưa gia quyến Trung tướng Nguyễn Bình!

Trong buổi lễ trang nghiêm này, chúng tôi mong chị và gia đình đoàn kết một lòng, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, sống xứng đáng với lý tưởng, hoài bão cao quý của Trung tướng Nguyễn Bình để tiếp tục góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa


Thưa các đồng chí và các bạn!

Để tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ đồng chí liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, tôi đề nghị các đồng chí và các bạn để một phút mặc niệm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2022, 06:49:09 am »

QUÂN DÂN YÊN MỸ CHỐNG PHÁP
NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN


HỒ QUÝ THOA


Suốt thời gian chống Pháp, cuộc đời hoạt động của tôi gắn bó rất mật thiết với quân dân tỉnh Hưng Yên, đặc biệt với huyện Yên Mỹ. Tôi xin kể những kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên trên lĩnh vực hoạt động quân sự mà bản thân là một nhân chứng khi còn là Chủ tịch Ủy ban Hành chính, đồng thời là Bí thứ Huyện ủy Yên Mỹ cũng như khi về công tác ở Tỉnh đội Hưng Yên.


I. Giai đoạn khi tôi gỉữ chức vụ Chủ tịch UBHC huyện rồi Bí thư Huyện ủy Yên Mỹ (1-1946 đến 3-1949)

Năm 1946, huyện Yên Mỹ còn ở trạng thái thời bình. Hồi tháng 10-1946, lần đầu tiên tiến hành bầu cử Ủy ban hành chính cấp huyện, Yên Mỹ gồm 3 ủy viên là:

- Hồ Quý Thoa, Chủ tịch.

- Ngô Quang Đạo, Phó chủ tịch (về sau làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng, sau về hưu, nay đã mất).

- Đỗ Như Duyệt, ủy viên thư ký (về sau công tác ở thị xã Sơn Tây, nay đã mất).

Nhưng sau sự kiện Hải Phòng (20-11-1946), cùng cả nước, Yên Mỹ chuyển sang trạng thái thời chiến, tiến hành một loạt biện pháp phục vụ chiến tranh như:


1. Thiết thực chuẩn bị chiến tranh

- Thành lập Ủy ban bảo vệ huyện do đồng chí Thanh làm chủ tịch (chính là Trần Phương, về sau có thời làm phó Thủ tướng, nay là hiệu trưởng trường Đại học dân lập về quản lý kinh tế). Kháng chiến bùng nổ, đổi thành Ủy ban kháng chiến. Tháng 3-1947 hợp nhất hai ủy ban thành Ủy ban kháng chiến - hành chính do Hồ Quý Thoa làm chủ tịch.

- Phá hoại đường số 5, đường số 39 và các đường khác, đắp ụ trên đê 199, tổ chức rào làng kháng chiến.

- Thành lập trung đội tự vệ tập trung huyện, tổ chức quỹ nuôi quân.

- Thực hiện tiêu thổ kháng chiến (tổ chức dân ở sát đường chiến lược đi sơ tán, phá hoại cầu cống, nhà cửa, đình miếu, nhất là vùng huyện lỵ).


2. Trung đội tự vệ tập trung huyện Yên Mỹ lần đầu chiến đấu ở Cầu Ghềnh (4-1-1947)

Từ ngày 4-1-1947, sau 15 ngày kháng chiến toàn quốc, chiến sự bắt đầu lan tới tỉnh Hưng Yên. Ta tổ chức trận địa phòng ngự tại Như Quỳnh (Cầu Ghênh) gồm đại đội 14, bộ đội Vệ quốc đoàn và các trung đội tự vệ tập trung của các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào và Yên Mỹ. Ngày chiến đấu đầu tiên, trung đội tự vệ huyện Yên Mỹ bố trí tại phía bắc Cầu Ghênh đã chiến đấu ngoan cường, chặn và diệt nhiều tên địch, cùng với bộ đội chủ lực buộc địch phải rút lui, ta giữ vững trận địa, nhưng trung đội Yên Mỹ bị thương vong một số, trong đó có anh Lương Đình Cung, trung đội phó bị hy sinh (anh Cung người thôn Tử Dương). Ngày 5-1-1947, địch được tăng thêm quân, đánh chiếm được Câu Ghênh và tiến xuống chiếm Bần Yên Nhân.


3/ Sáu Đậu mở đầu phong trào địa lôi chiến của toàn tỉnh

Nhận thấy quân địch có vũ khí đầy đủ và hùng mạnh, còn bên ta tuy có tinh thần dũng cảm nhưng vũ khí thì vừa thiếu thốn, vừa thô sơ, lối tác chiến theo kiểu dàn trận địa là không phù hợp. Ta chuyển sang lối đánh du kích, phát triển cách đánh quấy rối, phục kích và nhất là cách đánh địa lôi. Đại đội 14 vệ quốc đoàn do ông Văn Phụng chỉ huy đóng ở khu vực Đò Đừng (Vai Bò) tổ chức hoạt động trên đường 5, phái một chiến sĩ tên là Nguyễn Văn Huân, người xã Cộng Hòa (Yên Mỹ), lên đánh địa lôi trên đoạn Phố Nối. Hồi đó mìn địa lôi chế tạo do ta cải hoán từ bom đại bác địch bị thối, không nổ, chiến sĩ phải lắp một dây dẫn cách địa lôi khoảng 30m để giật nên phải rất mưu trí và dũng cảm. Để tăng tinh thần và đợi xe địch tới, anh đã uống một cút rượu và ăn liền 6 cái đậu. Kết quả, anh Huân đã gắng sức giật mìn làm nổ tan 2 chiếc xe cơ giới của địch. Để khuyến khích phong trào địa lôi chiến toàn chiến khu 3 đang được phát động, báo chí toàn khu đã giới thiệu rất rộng rãi, tặng anh danh hiệu là Sáu Đậu. Sáu Đậu đã trở thành huyền thoại từ đó đến nay.


4. Chặn giặc thành công ở Lực Điền

Sau khi quân Pháp chiếm đóng Từ Hồ và Kênh Cầu (tháng 4 và 5-1947) thuộc phía tây huyện, ngày 9-8-1947 địch tổ chức cuộc hành quân trên đường 39A với ý đồ chiếm đóng cầu Lực Điền nằm giữa huyện, hòng biến cả huyện thành vùng chiếm đóng hoàn toàn. Nhưng chúng đã bị đại đội Hoàng Văn Thụ phối hợp với dân quân du kích chặn đánh ngoan cường, chúng không thể chiếm đóng phía nam cầu, buộc phải đóng ở chùa Son (Đạo Khê), phía bắc cầu. Hai bên cầm cự kéo dài. Từ đầu tháng 10-1947, địch buộc phải rút khỏi vị trí chùa Son về chiếm đóng thôn Nho Lâm trên đường 39 cách đường 5 3km về phía nam. Thế là, ta vẫn làm chủ nhiều xã như Tứ Trang, Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Tân Việt, Cộng Hòa cho tới tháng 3-1949.


5/ Phá tề có võ trang Lưu Trung thành công

Cuối năm 1947, đầu năm 1948, đánh dấu sự kiện phá tề có võ trang Lưu Trung thắng lợi và đã chia làm 2 bước:

- Bước thứ nhất: Từ khi tề võ trang Lưu Trung nổi lên, cán bộ thôn bị bật ra ngoài, ta tiến hành võ trang tuyên truyền, thuyết phục được lý trưởng tề Lưu Ngọc Cẩm qua trung gian ông giáo Sô, đem nộp 3 khẩu súng trường cho kháng chiến huyện, hứa hẹn sẽ không làm gì hại cho kháng chiến.

- Bước thứ hai: Sau đó vài tháng, nắm được quy luật, bọn tề ban đêm phát súng cho hương dũng canh gác, ban ngày tập trung súng về ngôi đình, ta bèn sử dụng 3 chiến sĩ, có ông giáo Hinh là cơ sở của ta đóng giả làm người chăn vịt tiến hành kỳ tập vào đình làng buổi sáng sớm, uy hiếp, buộc tên hương dũng mở cửa đình thu toàn bộ 17 khẩu súng trường còn lại. Đáng tiếc là khi anh em rút về thôn Lưu Thượng, vứt xuống ao 14 khẩu, chỉ mang về có 3 khẩu, địch phát hiện cho mò ao lấy lại số súng đó, bắn chết ông giáo Hinh và 2 anh Lưu Đình Hiểu, Lê Huy Ngữ là cơ sở của ta ở Lưu Thượng. Sau đó địch không võ trang lại cho tề Lưu Trung nữa.


Thế là huyện Yên Mỹ đã thanh toán xong tề có võ trang Lưu Trung. Tuy còn một xã có hội tề nhưng chỉ là hình thức; về thực chất huyện vẫn nắm được dân đi theo kháng chiến, vẫn làm chủ được nhiều vùng không chỉ ban đêm mà cả ban ngày nữa, như xã Lý Thường Kiệt, Tân Việt... Hình thức đó có lợi cho ta kéo dài tới sau tháng 3-1949.


Phá tề võ trang Lưu Trung là kết quả của sự nghiên cứu kỹ tình hình, biết vận động, phân loại cả những người lỡ bước theo địch, có bước đi từ thấp tới cao, đi tới hành động kỳ tập rất bất ngờ, táo bạo giành thắng lợi.


6/ Trận kỳ tập bốt Nho Lâm

Sau khi phá tề Lưu Trung thành công, vào giữa năm 1948, ta tổ chức trận kỳ tập bốt Nho Lâm giữa ban ngày.

Lực lượng chiến đấu gồm 20 người của bộ đội huyện Yên Mỹ và du kích xã Hoàng Hữu Nam, một số cải trang làm phụ nữ đi chợ, một số giả làm người đi bắt lươn, trong đó nhét đầy vải tẩm dầu, vũ khí thì giấu trong người hoặc trong bị, giỏ, người thì mang theo 1 - 2 quả lựu đạn, người mang theo súng ngắn và dao mã tấu. Theo kế hoạch, anh em diệt lính gác ngoài cổng rồi xông vào đốt trại lính làm bằng tre, nứa. Đúng 8 giờ sáng, anh em hòa cùng người đi chợ trên đường 39A, tới sát cổng bốt gặp 2 tên lính gác cổng, xông vào đánh 2 tên này, chỉ diệt được 1 tên, còn tên kia vội chạy vào đóng cổng bốt, nên các chiến sĩ ta không xung phong vào đốt vị trí được, phải rút chạy cùng với dân đi chợ, được an toàn. Mãi về sau địch mới hoàn hồn, bắn súng loạn xạ.


Trận kỳ tập này tuy không đạt được yêu cầu là đốt bốt giặc và chỉ diệt được 1 tên nhưng thể hiện cách đánh táo bạo, quả cảm, khôn khéo của du kích, gây được tiếng vang lớn trong hàng ngũ địch và trong nhân dân.

Về sau, trong dân có một bài vè ca ngợi chiến công này, có đoạn viết:

"Mồng ba tháng sáu vừa rồi (3-6-1948)
Anh em du kích đánh một trận tức thời cũng oai
Ông lươn trong đựng dao dài
Lựu đạn bỏ giỏ nào ai biết gì
Trên đầu đội nón cu-li
Giả hình mặc váy, ta thì xung phong
Anh em quyết chí đồng lòng
Rủ nhau lên bốt Liêu Râm đâm liền (tên chữ bốt Nho Lâm)
Tây đen chết ngã lăn chiêng
Anh em ta cứ lăn lưng xông vào
Lựu đạn ta ném ào ào".
..............................


7/ Đòn gánh đánh Tây ở chợ Từ Hồ

Trận đánh xảy ra vào giữa tháng 3-1948 do du kích xã Hoàn Long, Lê Lợi, Quang Phục và một số dân chợ Từ Hồ tự động tổ chức. Lợi dụng phiên chợ Từ Hồ đang họp đông, có mấy tên lính da đen không mang súng, cùng đi chợ để trêu ghẹo phụ nữ. Tức thời theo khẩu lệnh thống nhất, du kích dùng đòn gánh phang tới tấp vào một tên da đen và một tên da trắng chết tại chỗ, đồng thời cùng với bà con trong chợ hô hoán "Lính Liên hiệp Pháp quấy nhiễu, hãm hiếp phụ nữ", bọn còn lại vội chạy vào bốt đóng chặt cổng, không dám khủng bố dân.


Trận đánh này có ý nghĩa là bằng đòn gánh, với vũ khí rất thô sơ cũng có thể giết được giặc, du kích vừa đánh địch vừa đưa ra khẩu hiệu đấu tranh chính trị nên làm cho địch không khủng bố được dân và bảo toàn được lực lượng. Vì lẽ đó, để cổ vũ phong trào du kích chiến tranh rộng rãi, báo chí của Liên khu 3 thời đó đã ca ngợi trận đánh rất nhiều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM