Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:24:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Sở Công an Bắc Bộ ra đi  (Đọc 3710 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:43:40 am »

Tôi ở lại La Bằng độ nửa tháng, cùng ở nhà với anh Hiệu, bữa cơm dọn lên tôi ăn với anh, vì có khách nên có thêm món trứng tráng mặn. Anh Hiệu bảo tôi: "Có khách Hà Nội nên mới được cải thiện như thế đấy! Còn ngày thường thì chỉ rau luộc, bí đỏ xào, cứ diễn đi, diễn lại một thực đơn như vậy... Nhưng các cậu ở Khu III sướng lắm thì phải. Cậu gửi cho mình từng tút thuốc lá Philipp Moris và Cotab định để "hối lộ" mình đấy à?"


Tôi cười: "Anh tưởng chúng em no lắm à? Cũng đói vàng cả mắt đấy. Hôm nào tài vụ phát cho cấp dưỡng tiền Cụ Hồ to thì còn mua được thức ăn, nếu là tiền Cụ Hổ nhỏ thì chỉ việc cơm với muối rang. Năm đầu chúng em còn được ăn tương đối đủ. Nhưng sang đến hai năm nay thì khó khăn lắm rồi. Có chuyện ngược đời là những anh chị nào ốm mới được ăn cơm tẩm bổ, còn người khoẻ thì húp cháo... Còn thuốc lá gửi cho anh là do Công an bao vây kinh tế, thu được thứ hàng nào nộp cho Ủy ban tất cả. Ủy ban cho để lại vài thứ như vải, thuốc Gibb đánh răng và vài ba tút thuốc lá. Chúng em không ai biết hút nên gửi lên cho anh đấy!"


- Cậu gửi cho mình thuốc lá toàn loại sang nên mình cũng chia cho các anh em hưởng chút quà của Hà Nội... Nhưng vừa rồi cậu nói gì đến Cụ Hồ to, Cụ Hồ nhỏ?

- Tiền Bộ Tài chính in có hai loại màu vàng, khổ to và khổ nhỏ. Khổ to thì hình Cụ Hồ to, còn khổ nhỏ thì hình Cụ Hồ tất nhiên phải nhỏ...

- Tại sao vậy?

- Nhân dân nhìn thấy tiền khổ nhỏ, chỉ lắc đầu không chịu bán hàng. Cấp dưỡng cũng đành về không. Mãi sau chúng em hỏi người dân ở nơi đóng trụ sở mới được biết là: Tiền khổ to có ảnh Hồ Chủ tịch to nhân dân còn làm khung treo được. Vì thế không ai thích tiền có ảnh Cụ Hồ nhỏ...

Anh Hiệu nghe tôi nói thế, chỉ trầm ngâm một lúc rồi mới nói: "À! Ra thế!"

Tôi ở chỗ anh Trần Hiệu chơi được mấy hôm, đúng vào dịp có đoàn công tác từ Nam Bộ ra. Họ phải trèo đèo lội suối, vượt qua vùng địch chiếm đóng hàng ba bốn tháng trời mới ra được tận Việt Bắc. Tôi ở đã lâu nên xin phép anh sang Nha Công an.

- Tuấn về chỗ anh Lê Giản. Nha Công an sắp mở khoá huấn luyện trung cấp Tổng phản công đấy!

Tôi hơi ngạc nhiên vì tên gọi lớp học. Ta mới đánh Pháp có bốn năm còn đang gặp khó khăn. Các cơ quan kháng chiến cứ phải lui dần vào rừng, bỏ xa thành thị, thì làm sao lại sắp tổng phản công được!

Tôi leo qua đèo Khế, đến châu Sơn Dương, cũng có phố con con gồm mấy quán hàng bán giải khát, tranh nứa, ven ngay bờ con suối rộng.

Theo đường rừng quang đãng, tương đối bằng phẳng, tôi đã đến bản Lũng Cò, qua một cánh ruộng nhỏ, lội qua con suối Lê là đến cơ quan Nha Công an. Tôi gặp anh Lê, mặt đỏ hồng hào, đôi lông mày đen rậm, trông như ông thần Tài, còn anh Ngọc, người gầy, thấp nhỏ, mặt xương xẩu, đen xạm, đôi môi mỏng thâm vì thuốc lá luôn mím chặt lại giống như pho lượng La Hán khổ ngã, mà không thấy có ai cùng tuổi thanh niên như tôi!


Mấy ngày đầu ở Nha Công an, tôi cứ bần thần vì nơi đây vắng vẻ, hoang vu quá, không như ở bên anh Trần Hiệu. Không trách anh em cứ đồn thổi: "Đây là U tì quốc."

Tôi đến Nha Công an chỉ thấy mấy người như anh Khoa, anh Hân, nguyên là tri huyện Tư Pháp cũ, anh Dương Văn Nội, phụ trách hậu cần, anh Thi sau là giám đốc Xí nghiệp dệt thảm len Đống Đa, nhà ở phố Hàng Than, đã mất, anh Cao Phòng, phụ trách đội bảo vệ căn cứ, anh Tiếp cán bộ chụp ảnh của Nha, chị Châu phục vụ anh Lê Giản... Mãi sau này mới có thêm người như anh Nông, nguyên cục trưởng Cục Lao cải, anh Kinh trưởng ty Công an Sơn Tay, anh Cúc, trưởng ty Câng an Phúc Yên, rồi anh Lê Văn Lăng, anh Nguyễn Văn Uẩn có đem theo cả con là anh Thường sau này là giám đốc trường đại học Kinh tế quốc dân. Anh Uẩn là tác giả ba tập "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX", và vài anh nữa như anh Hạnh, sau chuyển sang tình báo v.v...


Ở đây tôi còn nhớ rõ từng ngôi nhà trên quả đồi thấp ít cây to mà chỉ là rừng nứa... Qua con suối là nhà ăn, bốn bề trống trơn, chỏng chơ vài chiếc bàn, gọi là bàn nhưng chỉ là thân cây bương đập giập ghép lại cho thành mặt phẳng làm bàn. Ghế ngồi ăn cũng chỉ là những ống bương dài ghép lại đặt trên mấy hàng cọc bằng gốc cây rừng... Qua độ hơn mười bậc đất là lên đỉnh đồi phẳng, nhưng vẫn lồi lõm chỗ cao, chỗ thấp. Nha Công an lúc đó chỉ có một ngôi nhà tre nứa dài, vừa làm nơi làm việc, vừa là nơi ngủ của chúng tôi. Sàn ngủ suốt chiều dài ngôi nhà, dưới chân là ghế ngồi cũng bằng hai đoạn ống bương ghép lại, kê trên cọc. Đến buổi làm việc, chúng tôi lấy sàn ngủ làm nơi viết. Đầu nhà chúng tôi là căn nhà trẻ nứa, nhỏ, xinh xắn, có hàng hiên chạy xung quanh. Đây là "bản doanh" của anh Dương Văn Nội lo chuyện hậu cần. Tôi nói vui là "bản doanh" vì chỗ anh Nội có đủ thứ rượu Tây, bánh kẹo, nhung chỉ có cánh hẩu với anh như anh Hân, anh Khoa, mới thường hay qua lại, còn chúng tôi thì "xin nghỉ"! Tận cuối mé đồi bên kia là ngôi nhà của anh Lê Giản... Sau này Nha Công an đông dần nên sát chỗ nhà ăn là bãi bóng chuyền, rồi đến vườn tăng gia các loại rau, chủ yếu là rau muống và cà chua... Bên bờ suối phía xa hơn một chút, cạnh bãi thả dù là Iilià của gần mười chị em được tuyển về đây làm nhiệm vụ xay xát gạo cho cơ quan. Cơ sở này cũng do anh Nội phụ trách.


Năm 1949, ở Nha Công an còn vắng vẻ đìu hiu, ngoài mấy cán bộ ra nói hết chuyện rồi cũng chán, giờ làm việc thì ai công việc của người ấy, cứ lặng im, chỉ nghe tiếng gió xào xạc ngoài rừng. Bữa ăn sáng xong, tôi không quen ngủ trưa nên cứ lang thang xuống bờ suối nhìn đàn cá bơi tung tăng, đùa nghịch với con khỉ do anh Cao Phòng kiếm ở đâu về, buộc ngay trên cành cây chỗ nhà ăn... Nói lại chuyện cũ thì ngày nay ít ai tin. Nhưng lúc ấy ở Nha Công an sự thèm nhất của chúng tôi là chất đường. Chẳng thế mà từ căn cứ suối Lê ra đến phố Sơn Dương cũng phải gần 10 cây số, nhưng chiều thứ bảy, cơm nước xong là tôi chuẩn bị hai bó cây nứa khô đập dập để làm đuốc. Ra Sơn Dương chỉ để nhấm nháp cốc cà phê, cốc trứng đánh đường, vài cái bánh kẹo, rồi chỉ còn đốt đuốc chạy bộ về Nha, dọc đường chỉ lo tránh lũ rắn theo đóm ăn tàn... Có hôm rỗi rãi thì sang Bộ Nội vụ, chỗ anh Trần Duy Hưng làm bộ trưởng. Bên này có đông anh chị em thanh niên nên dễ tán chuyện linh tinh. Thời kỳ đó chưa có tiền lương mà chỉ có tiền trợ cấp tiêu vặt. Cán bộ đến cơ quan nào chỉ báo cấp dưỡng thêm một suất ăn là đủ. Muốn ở lại bao nhiêu ngày ăn cũng không phải trả tiền vì đâu cũng là cơ quan kháng chiến cả. Ở Bộ Nội vụ tôi quen chị Trinh, có thể vì cùng là người Hà Nội nên dễ thân nhau hơn. Sau này chị Trinh lấy anh Phan Mỹ, chánh văn phòng phủ Thủ tướng. Cũng có lần tôi sang thăm anh trai tôi là Lê Khởi Nghĩa, ở lại chơi một ngày được ăn cơm khách với anh Tô và tất nhiên cũng có chất tươi hơn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:44:34 am »

Tôi biết anh Cúc vì khi anh lên Nha Công an đã bị điên do vợ anh bị chó dại cắn chết, anh Cúc đang là trưởng ty Công an Phúc Yên nên được Nha điều lên đây để tĩnh dưỡng, anh Lê Giản giao cho tôi phải giúp anh Cúc ổn định lại tư tưởng.

- Cậu là thanh niên Hà Nội biết tâm lý nên giúp cho Cúc yên tâm bình tĩnh lại! - Anh bảo.

Nào tôi biết tâm lý là gì bao giờ. Hơn nữa lại cũng chưa có vợ thì làm sao hiểu được tình cảm của người chồng có vợ chết... Nhưng tôi nghĩ chỉ cần làm cho anh Cúc vui, thoải mái, dần dần quên cái đau đớn, như vậy sẽ khỏi. Thế rồi anh Cúc cũng khỏi thật. Nay không rõ anh còn hay mất. Nhưng cách đây gần 10 năm tôi có gặp lại anh khi đi trên bờ hồ Gươm. Chúng tôi không nhắc lại chuyện cũ chỉ hỏi thăm sức khoẻ của nhau, biết tin nhau là mừng rồi...


Cuối năm 1949 tôi đang công tác thì anh Ngọc gọi đến bảo: "Cán bộ trại giam ở làng Me của Ty Công an Vĩnh Yên đang giữ một tôn tù binh Pháp, nghi nó là gián điệp do Phòng Nhì tung ra vùng kháng chiến. Anh em ở đấy biết ít tiếng Pháp, nên không đủ trình độ hỏi cung nó. Tuấn đã qua tổng hợp nắm được tình hình địch, xuống đấy hỏi cung tên tù binh Pháp để phát hiện rõ âm mưu của nó!"


Qua việc theo dõi nắm tình hình địch do các ty công an báo cáo về tôi đã thấy nổi lên việc địch đang dò xét nơi giam giữ tù binh để có thể tổ chức trốn trại, hay cho quân nhảy dù đến giải thoát bọn này...

Tôi đã xuống hỏi cung tên tù binh Pháp. Ngay hôm xuống đến nơi, tôi đã trao đổi với đồng chí phụ trách trại giam. Anh nói ngay:

- Có anh ở Nha xuống, chúng tôi đỡ lúng túng... vì không đủ vốn tiếng Pháp để hỏi cung nó.

Hôm sau tên Pháp được dẫn đến chỗ tôi. Đồng chí phụ trách nhà giam đã giới thiệu tôi là đặc phái viên của trên cử xuống để xem xét tình hình của nó. Tên Pháp tỏ ra lẽ phép quá đáng, gần như khúm núm một cách hèn hạ. Tôi bắt đầu hỏi cung. Nó khai chỉ là nhà buôn đi tìm mua bò về cung cấp thực phẩm cho Intendant (hậu cần) quân đội Pháp.

- Anh đi có một mình thôi à?

- Vâng! Tôi đi thăm mối trước, sau sẽ về lấy tiền và đưa người đi dắt bò về.

- Quanh tỉnh lỵ thiếu gì làng xã vẫn còn trâu bò. Quân đội các anh đi đến đâu cũng bắn chết lợn, gà, bắt trâu bò... thì lo gì thiếu thực phẩm mà anh phải đi xa ra tận vùng kháng chiến...?

Sau một ngày hỏi cung liên tục, hắn lúng túng trước câu hỏi lắt léo của tôi, không biết trả lời ra sao nên xin giấy bút để khai... Tôi đưa cho nó giấy bút, nó viết rất nhanh như thể đã sắp sẵn ý tưởng này rồi mà không cần phải cân nhắc, chỉ một loáng đã viết dày đặc bốn trang giấy rồi lễ phép đưa cho tôi... Tôi đọc bản khai của nó không thấy nói gì đến việc ra vùng tự do của ta mà chỉ kể lể dài dòng từng là du kích Pháp chống Đức cũng chiến đấu cho độc lập của tổ quốc nó... v.v... Tôi xem xong cười bảo:

- Tôi có bảo anh viết thành tích của anh đâu mà anh cần trả lời đúng những câu tôi đã hỏi anh...

Nó xin về để suy nghĩ lại. Sáng hôm sau tôi lại cho gọi nó lên để hỏi cung tiếp:

- Anh có thú nhận việc anh lang thang ra vùng kháng chiến để cố tình bị bắt không?

Hắn làm ra vẻ ngạc nhiên hỏi lại tôi:

- Sao tôi lại dại dột để các ông bắt như thế?

- Không dại dội đâu... Tôi nói để anh biết, tôi đã nắm chắc hành động của anh rồi... Phòng Nhì tung anh ra đây để được sa vào tay Việt Minh. Đấy là ý đồ của chúng mà không phải là dại dột như anh nói đâu! Anh chẳng đi mua bò, mà chỉ làm sao để chúng tôi bắt được anh đưa anh đến giam chung ở trại giam tù binh. Anh sẽ liên lạc với số tù binh tổ chức cuộc trốn trại tập thể... hay có thể báo về được cho quân đội Pháp mở đợt hành quân nhảy dù xuống giải thoát cho số tù binh ấy... Đấy là mục đích có chủ định của Phòng Nhì và nhiệm vụ của anh là như thế... Anh không khai báo thành thật thì anh sẽ không bị đưa về giam ở trại tù binh đâu mà tôi sẽ cho xử bắn anh ngay ờ đây vì nơi này là mặt trận tiền tiêu rồi...


Thấy tôi nói đến xử bắn, hắn luống cuống chắp tay vái và xin giấy để khai lại... Lần này thì hắn đã phải khai rõ ý định của Phòng Nhì và hành động của hắn... Tôi trao đổi lại với các đồng chí cán bộ trại giam, rồi xin đem bản khai cung của nó về Nha.


Tối hôm ấy ngủ lại ở nhà này, tôi thấy buồng bên luôn có ánh lửa cháy sáng, tôi ghé mắt nhìn sang thì thấy bà chủ nhà đang đun nồi bánh chưng. Bên cạnh có chú bé độ 5-6 tuổi nghịch lửa.

À ! Thì ra sắp Tết rồi. Hai ba năm nay tôi không còn biết đến ngày Tết. Chỉ có năm 1947, tôi vào vùng địch thăm cơ sở, vô tình lại đúng vào ngày ông Táo lên chầu trời nên được cơ sở mời ở lại ăn bữa cỗ Tết sớm...

Tôi đem bản khai cung của lên tù binh về Nha báo cáo với anh Ngọc, nói rõ thêm ý nghĩ của tôi để anh trao đổi với bên tình báo quốc phòng và cơ quan phụ trách tù binh cần chú ý đề phòng âm mưu của địch như vậy...


Năm 1950, Nha Công an có bổ sung thêm một số cán bộ ở địa phương để củng cố tổ chức lúc này đã mở rộng. Bộ phận công tác đội lại phải làm thêm căn nhà nữa ở giữa sân. Nhà rộng, vách nứa lưng chừng nên thoáng đãng. Nhưng cũng vì thế mà sương gió lùa vào nhiều hơn. Có lần mưa to gió lớn, có tiếng hổ gầm ngay dưới chân đồi. Ai nấy giật mình tỉnh dậy. Tôi cầm khẩu súng Colt 12 để phòng xa... Sáng hôm sau thì mọi người phát hiện mất con ngựa và có nhiều dấu chân hổ bên bờ suối. Anh Cao Phòng đưa hai người đi truy lùng theo vết chân hổ, mãi đến quá trưa mới trở về cho biết: Con hổ đã tha ngựa lên tít đỉnh núi cao trước mặt ăn mồi và chỉ còn sót lại cái đầu ngựa. Ai cũng thán phục sức khoẻ của nó, vượt qua dòng nước lũ đổ vẻ ào ạt, bắt con ngựa cũng nặng bằng nó, vượt qua suối, tha lên đỉnh núi cao mới ăn thịt. Nó xứng đáng là chúa sơn lâm!


Một lần anh em đang làm việc thì xôn xao tiếng người phân công nhau xuống giúp anh nuôi. Anh Cao Phòng lại bắt được con kỳ đà bên bờ suối... Kỳ đà lột da trông thịt trắng như thịt gà, nhưng khi ăn thì nhạt và nát...

Tôi nhớ hai sự kiện lớn trong năm 1950. Khi Nha Công an mở lớp huấn luyện trung cấp Tổng phản công, tôi vì bận công tác nên thi thoảng mới được đến dự bài giảng hay cuộc nói chuyện của cán bộ cao cấp. Một lần Bác Hồ đến thăm trường. Khi thấy anh Lê Giản, anh Ngọc, cán bộ chụp ảnh và anh em chúng tôi sang trường, các học viên đã đoán ngay lý do đó, nên mọi người rối rít chạy ra ven bờ suối giật đứt các dây phơi quần áo la liệt khắp nơi đem vào phơi trong nhà hay dưới bóng cây vì sợ Bác phê bình không biết giữ bí mật địa điểm. Một lúc sau khi các học viên đã quần áo chỉnh tề đứng ở sân hướng nhìn ra phía cổng chờ đợi... thì bất ngờ Bác đi con la từ mé sau rừng tiến vào. Bác xuống la, đi thẳng ra ven suối xem vườn rau, thăm nhà bếp, nơi ở của học viên. Trong khi đó anh em đã tập trung cả trên hội trường. Khi Bác vừa bước chân vào thì tiếng hô: "Hồ Chủ tịch muôn năm" vang động cả khu rừng. Bác giơ tay làm hiệu ngăn lại và khi trật tự đã ổn định, Bác nói: "Các chú là công an mà không biết giữ bí mật! Bác đã phải đi từ mé rừng ra cũng vì lý do ấy!" Sau đó Bác hỏi thành phần các học viên và được biết là cán bộ hầu hết của các ty công an tỉnh và của Sở Công an Bắc, Trung, Nam đều có mặt. Bác hỏi: "Lớp học này có cháu gái nào không?"


Anh Lê trình bày vì đường xá xa xôi lại rất nguy hiểm nên không có học viên nữ.

- Thế là trọng nam, khinh nữ đấy. Cán bộ kháng chiến nữ không thiếu người dũng cảm, gan dạ đâu!...

Lần khác tôi sang lớp học nghe anh Nguyễn Sơn đến nói chuyện. Trông anh như ông lái buôn tơ, mặc áo cánh bông, đeo tay nải, da đen xạm, môi thâm vì khói thuốc lá. Anh Sơn nói về giai cấp cách mạng và có nói đến tầng lớp tiểu tư sản, mà hồi đó chúng tôi cứ đùa gọi là "dân tạch tạch sè". Nhưng qua bài nói chuyện của anh phân tích về tầng lớp tiểu tư sản làm cách mạng hay dao động, dễ phản bội... tôi cứ nghĩ thầm: Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội dẫn đầu đều là những học sinh, thanh niên thuộc lớp tiểu tư sản. Họ đã hoạt động cách mạng, đối mặt với kẻ thù tập trung mọi sự đàn áp mạnh nhất ở Thủ đô, cũng bị tù đầy đi Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo mà không nhụt chí. Những đợt chiếm Bắc Bộ phủ, Trại Bảo an binh và Sở Liêm phóng hầu hết là các thanh niên học sinh Hà Nội thuộc tầng lớp tiểu tư sản! Thế thì nói sao về lớp người ấy... Nhưng lúc đó trình độ chính trị của tôi còn non nớt lắm nên chỉ biết nghĩ như vậy mà không tự giải đáp được.


Tháng 5-1950 lại có sự kiện lớn là đám cưới ông Cả Nhã (Nha Công an) lấy cô Tí béo (Tình báo). Tiệc cưới diễn ra vui vẻ tấp nập. Chúng tôi là nhà trai nên phải phục vụ xong đâu đấy mới được ăn sau ở nhà ăn ven suối. Đến tối có buổi liên hoan đóng kịch do các cán bộ tự biên, tự diễn... có cả nhân dân bản Lũng Cò cùng sang dự. Bộ phận tình báo đóng ở mấy ngôi nhà dài bên kia đồi phía sau Nha Công an.


Tất cả những cánh rừng ám u, suối róc rách, đường mòn len lỏi trong rừng cứ in đậm trong tôi..., cho đến hơn 50 năm sau có dịp về thăm lại Tuyên Quang, cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái... Nhưng ô tô đi vùn vụt trên đường nhựa qua nhiều nơi mà tôi không còn nhận ra bóng dáng cũ nữa... Đường nhựa quang đãng, rừng như thưa thớt, suối như hẹp lại chỉ còn là một dòng chảy và núi đồi cũng trở nên thấp không cao ngất, âm u hiểm trở như xưa. Mọi cảnh vật đều đổi thay qua những năm dài đằng đẵng gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ rồi lại chống quân phương Bắc tiếp theo... Nhưng dẫu sao những cảnh cũ, những kỷ niệm cũ ở căn cứ Nha Công an cứ thắm sâu vào cuộc đời tôi và chắc chắn cho đến lúc tôi ra đi mãi mãi.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:37:29 am »

11. Đảng Phục Việt

Chuyên án: "Mặt trận quốc gia"

Từ Nha Công an trên Việt Bắc trở về căn cứ của Sở Công an Hà Nội đóng ở bản Đồng Chờ thuộc Kim Bôi, Hoà Bình tôi được phân công làm công tác tuyên huấn, trực tiếp phụ trách tờ báo Hồ Gươm in bằng typo. Làm công tác này, nhưng tôi vẫn phải liên hệ với các phòng để lấy tin tức, nhất là Phòng Phản gián do anh Lại Tuệ phụ trách. Do đó tôi cũng có dịp được tham gia vào vụ án này.


Câu chuyện bắt đầu từ một tin tình báo nhỏ, ban lãnh đạo của Sở đã hình thành một chuyên án lớn mà kết quả của nó đã làm rung chuyển hàng ngũ nguỵ quyền và làm thất bại ảo tưởng của Phòng Nhì Pháp.


Năm 1949 điệp báo viên của ta, anh Bùi Đức Việt1 (Xem trang 169) hoạt động trong nội thành đã báo cáo về hoạt động của nhóm Đại Việt Quốc dân đảng. Theo đó, đảng này đang muốn tim kiếm liên lạc với các đảng viên cũ của chúng ở ngoài vùng kháng chiến.


Được tin này anh Nguyễn Phủ Doãn giám đốc Sở Công an Hà Nội liền nảy ra một sáng kiến sẽ tổ chức một "Mặt trận quốc gia" do Đại Việt Quốc dân đảng chỉ huy trong hàng ngũ cán bộ kháng chiến. Chuyên án bắt đầu được hình thành.


Trong một lần tiếp xúc với Đinh Xuân Cầu, một ủy viên trung ương của Đại Việt Quốc dân đảng, nhà ở phố Hàng Bông, cán bộ điệp báo của ta làm như vô tình nói đến nguyện vọng của số đảng viên của Đại Việt đang tham gia kháng chiến ở vùng tự do, nhưng không làm sao bắt liên lạc được với lực lượng Đại Việt trong nội thành để phối hợp hành động.


Đinh Xuân Cầu là Tây lai, con rể của ông Trần Đình Long chuyên xuất bản loại tiểu thuyết kiếm hiệp như: Hoàng Giang hiệp nữ, Ngọc Cầm kiếm thu, Hoả thiêu Hồng Liên tự v.v..., mỗi tuần ra một kỳ, bán ba xu một số. Được tin này Đinh Xuân Cầu mừng như mở cờ trong bụng, nhưng hắn vẫn làm như vô tư không quan tâm tới tin đó của anh Bùi Đức Việt mà chỉ hỏi bâng quơ một câu:

- Thế các anh ở ngoài đó hoạt động do ai lãnh đạo?

Điệp viên của ta cũng làm ra bộ ngạc nhiên về câu hỏi đó của Đinh Xuân Cầu, trả lời làm như không chú ý đến sự thờ ơ của hắn:

- Tất nhiên là do đảng trưởng Trương Tử Anh lãnh đạo rồi!

Lúc này Đinh Xuân Cầu đã bỏ thái độ hờ hững, vồ vập hỏi thăm:

- Anh nói sao! Đảng trưởng Trương Tử Anh còn sống à? Và đảng trưởng hiện nay đang hoạt động ở vùng nào?

Câu chuyện chỉ vào màn đầu có như vậy. Ta hãy trở lại vai trò của Trương Tử Anh!

... Trong những năm 1936-1938 Trương Tử Anh rất tin phục Trịnh Văn Yên là người có lý luận sâu sắc về thuyết "Chủng tộc sinh tồn", sau đấy Trương Tử Anh cũng dựa vào cuốn sách đó viết ra cuốn "Dân tộc sinh tồn". Năm 1939 Trương Tử Anh bị Pháp bắt giam cho đến năm 1940 mới tha.


Năm 1941, hội nghị Hoàng gia Nhật Bản họp bàn về kế hoạch có nên tham chiến với Đức, tiến lên phía Bắc đánh Liên Xô, hay xuống phía Nam chiếm lấy Đông Dương! Đến ngày 24-7-1941, quân Nhật đã quyết định đổ bộ lên Cam Ranh, chiếm lấy Đông Dương. Ngay lập tức tổng thống Roosevelt tuyên bố bao vây kinh tế Nhật vào ngày 26-7-1941. Sau cuộc chiến tranh về kinh tế một thời gian, là cuộc chiến tranh về quân sự đánh Nhật trên bán đảo Đông Dương.


Trước đấy Trương Tử Anh vẫn phục quân Nhật là hùng mạnh, nên khi chúng đổ quân vào Đông Dương, Trương Tử Anh liền lập ngay một đảng đi theo Nhật, gọi là Đại Việt Quốc dân đảng. Sau ngày 9-3-1945, Nhật làm đảo chính Pháp, nhưng vẫn dùng bộ máy đàn áp của Pháp để trấn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta mà quân Nhật chưa nắm được tình hình gì. Pháp đã trả thù, đàn áp mạnh phong trào của các đảng phái nên một số người như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Trung Quốc theo Nguyễn Hải Thần. Trong khi đó Trương Tử Anh vẫn an toàn ở lại trong nước để hoạt động ngấm ngầm cho Đảng Đại Việt.


Năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Quân Tàu Tưởng thương thuyết với Đồng Minh xin được làm đại diện cho Đồng Minh sang Việt Nam nhận việc tước vũ khí của quân Nhật đã đầu hàng.

Gần cuối năm 1945, sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, quân Tưởng mới tuyên bố "Hoa quân nhập Việt" với âm mưu đưa bọn Nguyễn Hải Thần về nước, lập chính phủ tay sai để nắm lấy toàn bộ Đông Dương.


Theo chân quân Tưởng, Vũ Hồng Khanh tái lập lại Việt Nam Quốc dân đảng, dùng hoạt động chính trị chống phá chính quyền cách mạng. Trương Tử Anh cho rằng Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh chỉ hoạt động lưu vong ở nước ngoài nên không có ảnh hưởng đến phong trào ở trong nước, không chịu hợp tác với Vũ Hồng Khanh.


Trước tình hình hai đảng Quốc dân giữ vai trò chủ chốt trong việc chống phá cách mạng lại mâu thuẫn, đối lập nhau, nên Tàu Tưởng bắt ép hai bọn này phải nhập thành một đảng. Đảng của Trương Tử Anh bỏ hai chữ đầu là Đại Việt. Đảng của Vũ Hồng Khanh bỏ hai chữ cuối là Việt Nam mà chỉ gọi chung là Quốc dân đảng, lấy cờ của Đại Việt Quốc dân đảng nền đỏ, vòng tròn xanh, ở giữa có ngôi sao trắng nhiều cạnh, làm cờ chung cho hai đảng. Trương Tử Anh giữ chức chủ tịch và Vũ Hồng Khanh giữ chức phó chủ tịch đảng.


Bọn phản cách mạng dựa vào thế lực quân Tàu Tưởng đòi yêu sách giữ 72 ghế trong Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hoà và tham gia chính quyền, đòi Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch nước, Vũ Hồng Khanh làm phó chủ tịch Quân sự ủy viên hội, Nguyễn Tường Tam làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chu Bá Phượng làm bộ trưởng Bộ Kinh tế v.v...


Việc sáp nhập hai đảng chống phá cách mạng chỉ là hình thức bề ngoài, nhưng bên trong chúng vẫn ngấm ngầm chia rẽ nhau. Trương Tử Anh vẫn hoạt động bí mật riêng cho đảng của hắn. Còn Vũ Hồng Khanh cũng tính mưu kế để loại trừ Trương Tử Anh.


Cũng trong thời gian này Pháp và Tàu Tưởng đã không cần chú ý đến chủ quyền của Việt Nam, tự động thương lượng: Pháp sẽ trả lại cho Tàu Tưởng đất đai vùng tô giới trước đây Trung Quốc đã phải nhượng cho Pháp và nhượng lại Công ty Hoả xa Vân Nam, để đổi lấy việc Tàu để cho quân Pháp thay chân Đồng Minh quay trở lại Việt Nam.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy nếu Việt Nam phải chịu hai sức ép, nhất là quân Tàu lại ở ngay sát nách Việt Nam thì rất nguy hiểm, nên cần phải loại bỏ một kẻ thù, để tập trung sức chống lại một tên thực dân Pháp đã suy tàn. Khi quân Tàu Tưởng rút hết quân về nước, bọn Nguyễn Hải Thần và bè lũ cũng phải bỏ trốn theo để tránh quân Pháp thay chân quân Tưởng vào Việt Nam đàn áp. Trước tình hình đó, Trương Tử Anh và Vũ Hồng Khanh buộc lòng phải hợp tác thực sự với nhau để có lực lượng chống phá cách mạng. Trương Tử Anh vẫn ngấm ngầm hoạt động cho đến cuối năm 1946, hắn đã bị công an ta bắt khi giả danh là thợ mộc đi qua cầu Long Biên để vào Khâm Thiên bắt mối tìm nơi trú ẩn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:38:17 am »

Đến trước ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, những tên phản động đã bị bắt đều phải trừng phạt. Trương Tử Anh, tên phản cách mạng nguy hiểm cũng đã bị xử lý. Nhưng bọn Đại Việt Quốc dân đảng trong nội thành lại nuôi dưỡng mộng tưởng là đảng trưởng của chúng vẫn còn sống, có thể đã thoát ngục hay bị Việt Minh giam giữ ở đâu đó. Nhất là sau khi có số đảng viên Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Văn Kiểu bỏ hàng ngũ kháng chiến về hợp tác với Bảo Đại.


Khi điệp báo viên của ta cho biết bọn Đại Việt trong nội thành đã "mắc mồi câu", anh Doãn đã chỉ thị cho các cán bộ sưu tầm lại hồ sơ, giấy tờ của Trương Tử Anh, nghiên cứu kỹ lời văn của hắn vẫn dùng trong các văn bản của chúng và chữ ký, con dấu để ta có cách làm giả. Sau đó công việc này được giao cho anh Hoành làm nghề khắc dấu và bắt chước chữ ký. Thế là ra đời một chỉ thị của đảng trưởng Trương Tử Anh gửi cho các đảng viên ở khắp các địa phương cần mở rộng tổ chức, kết nạp thêm đảng viên mới và tìm cách bắt liên lạc với Đảng Đại Việt trong nội thành để làm chỗ dựa về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đảng ở ngoài này.


Điệp viên của ta lại có dịp gặp Đinh Xuân Cầu, nhưng trong câu chuyện trao đổi, điệp viên vẫn tảng lờ không nhắc đến chuyện Trương Tử Anh nữa, Đinh Xuân Cầu quá sốt ruột phải nêu vấn đề này ra trước.

- Anh có thể cho tôi biết hiện nay đảng trưởng đang ở vùng nào và hoạt động ra sao?

- Tôi may mắn được tiếp xúc vài ba lần với đảng trưởng cũng như tôi đang ngồi nói chuyện với anh như thế này. Khi đảng trưởng bị Việt Minh bắt rồi kháng chiến toàn quốc xảy ra, họ đưa đảng trưởng ra vùng tự do trước, đảng trưởng đã khôn khéo tìm cách trốn thoát và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Qua mấy năm nay, lực lượng đảng viên của đảng ta đã hùng hậu lắm, hầu hết đều có tham gia kháng chiến ở nhiều địa phương và trong các cơ quan của Việt Minh, mà có nơi hầu như đảng viên của ta nắm toàn bộ quyền lãnh đạo.

- Anh vẫn thường xuyên liên lạc với đảng trưởng chứ?

- Có đấy! Gần đây, tôi nhận được chỉ thị của đảng trưởng và may mắn tôi có mang theo để anh xem.

Điệp viên của ta đưa cho Đinh Xuân Cầu bản chỉ thị của đảng trưởng, Cầu cầm vội lấy và xin phép vào nhà trong một lát. Khi hắn ra, Bùi Đức Việt thấy hắn thay đổi nét mặt tỏ ra vui vẻ, anh biết là hắn đã đối chiếu, so sánh nét chữ, lời văn, con dấu và chữ ký của Trương Tử Anh.

- Anh có thể cho tôi mượn bản chỉ thị này được không?

- Anh cứ giữ lấy để báo cáo lại với ban thường vụ trung ương đảng cho cụ thể.

- Xin cảm ơn anh. Hiện nay đảng trưởng sống như thế nào?

- Đảng trưởng vẫn quen nếp hoạt động bí mật nên thay đổi luôn chỗ ở. Nhưng tôi cũng biết được đảng trưởng chỉ ở quanh mấy vùng núi giáp ranh giữa Ninh Bình và Thanh Hoá, còn cụ thể nơi nào thì tôi không thể biết được. Nhưng khi có việc cần tôi vẫn có thể liên lạc qua đầu mối với đảng trưởng để báo cáo tình hình. Còn cuộc sống về vật chất thì nói chung ai cũng phải chịu thiếu thốn trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Câu chuyện dừng lại ở đây. Thời gian trôi qua vài ba tháng, Bùi Đức Việt cũng không đả động gì tới việc này nữa để cho bọn chúng phải nóng lòng chờ đợi. Thực sự hoạt động của chúng trong nội thành đều phải chịu sự giám sát của bọn Pháp, cụ thể là Phòng Nhì do tên Duprat chỉ huy. Khi Duprat được Đinh Xuân Cầu báo cáo là Đảng Đại Việt vẫn hoạt động mạnh ở ngoài vùng kháng chiến và có nơi, có lúc người của đảng đã nắm trọn quyền lãnh đạo ở một vài địa phương và cơ quan nào đấy, hắn rất mừng, thúc đẩy bọn Đinh Xuân Cầu bằng mọi cách phải bắt liên lạc được với Đảng Đại Việt ở vùng tự do. Tên Duprat cho rằng: nếu tin đó là thực thì hắn có thể lũng đạo được sự lãnh đạo của kháng chiến và đây sẽ là một "lực lượng thứ năm có sức mạnh đáng kể, làm công cụ tay sai cho chúng (Cinquième colonne - Đội quân thứ Năm làm nội ứng). Duprat vẫn huyênh hoang, chê bai bọn quân sự phải tốn nhiều nhân mạng và tiền của súng đạn, nhưng thắng lợi thu được rất hạn chế. Còn hắn sẽ đánh gục Việt Minh cộng sản bằng chính người Việt Nam mà không phải hy sinh người chính quốc.


Chủ trương của lãnh đạo Công an Hà Nội để chúng phải chờ đợi lâu, chính là để cho chúng càng "say mồi", dễ mắc câu hơn nữa.

Sau một thời gian vắng tin của điệp viên ta, Đinh Xuân Cầu càng nôn nóng chờ đợi, nhất là khi hắn đã đưa cho ban chấp hành đảng xem xét kỹ lại bản chỉ thị của đảng trưởng cùng lời văn, chữ ký và con dấu thấy đúng 100 phần trăm. Chủ tịch Đảng Đại Việt, Đặng Vũ Lạc là bác sĩ có nhà thương tư "Clinique Đặng Vũ Lạc" (hiện nay là bệnh viện Việt Nam - Cuba) ở phố Trần Hưng Đạo, luôn hối thúc Đinh Xuân Cầu cố bắt liên lạc lại với anh Việt và nếu có điều kiện thì người của đảng trong nội thành sẽ cử đại diện ra trực tiếp gặp đảng trưởng Trương Tử Anh.


Chính chúng cũng thủ đoạn muốn kiểm chứng lại xem có đúng là tên Trương Tử Anh còn sống thật không?

Vừa thoáng thấy Bùi Đức Việt, Đinh Xuân Cầu vồn vã, tươi cười đón tiếp và đi ngay vào câu chuyện:

- Theo anh cho biết, lực lượng của đảng ta ở ngoài đó đã làm chủ ở vài địa phương và cơ quan của Việt Minh cộng sản, thế thì các anh ở ngoài đó có thể bố trí cách sao cho người đại diện của đảng ở trong này ra tiếp xúc với đảng trưởng ngoài đó được an toàn tuyệt đối không?

- Vấn đề này vượt quyền của tôi rồi. Để tôi ra xin ý kiến cấp trên rồi mới có thể trả lời cho anh được.

- Anh sớm cho tôi biết tin ngay nhé.

- Nhưng...

- Có gì trở ngại nữa?

- Vấn đề về đảng thì không có gì trở ngại, nhưng tôi ra vào luôn nội thành rất dễ bị mật thám Phòng Nhì bắt, vì thế nên có thể anh phải chờ lâu đấy.

- Ô! Chuyện ấy không ngại gì. Tôi đảm bảo anh ra vào tự do, không ai động được đến anh. Và nếu anh có bị mật thám giữ thì cứ nói anh có quan hệ với tôi trong công việc mật thiết về đảng. Thế là đủ. Anh đã biết tôi là ủy viên trung ương đảng thì tôi cũng phải có chút quyền lực với Pháp chứ!

- Được như vậy thì tôi yên tâm rồi.

Bùi Đức Việt lại trở ra vùng tự do báo cáo mọi diễn biến tình hình để ban lãnh đạo Sở Công an Hà Nội nắm. Một kế hoạch đón tiếp người của đảng trong nội thành ra vùng tự do kháng chiến được giao cho anh Lại Tuệ, trưởng Phòng Phản gián thực hiện.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:40:03 am »

Cuộc phiêu lưu lần thứ nhất của Đinh Xuân Cầu

Được tin của Bùi Đức Việt: Đảng Đại Việt ngoài đó đã sẵn sàng bố trí địa điểm để đón tiếp người của trung ương đảng trong này cử ra, Đinh Xuân Cầu hớn hở, nói ngay: "Anh có thể ở lại nhà tôi một hai ngày để chờ tôi trao đổi với thường vụ trung ương đảng về chuyện này, nên cử ai đi ra ngoài đó. Tôi sẽ báo lại tin cho anh biết ngay!"


Bùi Đức Việt cũng đã có cơ sở kín đáo để ở, nhưng không muốn để cho Phòng Nhì Pháp theo dõi biết thêm những cơ sở đó, nên anh đồng ý ở lại nhà Đinh Xuân Cầu.

Bùi Đức Việt không phải chờ đợi lâu mà ngay ngày hôm sau, Đinh Xuân Cầu đã cho anh biết là thường vụ đảng nhất trí cử hắn là ủy viên thường trực ra tiếp xúc với đại diện của Đại Việt ngoài đó.

Bùi Đức Việt đã biết hắn là ủy viên trung ương Đảng Đại Việt, nhưng hắn là người lai nên được Duprat tín nhiệm, sử dụng riêng, hắn đồng ý để Cầu ra vùng tự do nhằm thu thập thêm tin tức cần thiết, cung cấp cho Phòng Nhì.

- Tôi ra ngoài đó có phải chuẩn bị gì không?

- Anh muốn nói chuẩn bị gì? về công việc thì chắc anh đã được thường vụ trung ương trao đổi cho rồi. Việc đảm bảo an toàn cho anh thì chúng tôi xin tuyệt đối giữ gìn anh trong mọi trường hợp khi đi đường, nơi ăn, ở, nơi tiếp xúc với đại diện đảng ngoài đó. Nhưng...

- Tôi có phải mang theo súng để phòng thân không?

- Trước hết anh không phải đụng độ với Việt Minh nên mang theo súng thêm nặng. Tuy thế cũng phải đề phòng đôi chút là anh cần phải hoá trang để che mắt trinh sát Việt Minh. Tôi sẽ để cho anh mặc bộ quần áo nâu, đi dép cao su, hoá trang như mọi cán bộ kháng chiến là đủ. Còn khi đã đến nơi ở thì đó là cơ sở tin cậy của chúng tôi, anh không lo ngại gì. Duy có chuyện anh phải đi đêm và đi bộ theo đường giao liên nên khá vất vả đấy!

- Ồ! Tôi tưởng là chuyện gì to tát, còn nếu chỉ phải đi đêm thì tôi cũng như anh có sức lực thì ngại gì chuyện đó. Huống chi anh luôn ra vào trong này mà trông anh có mệt nhọc gì đâu. Tôi chịu được sự thử thách ấy. Anh cứ cho biết giờ lên đường trước vài ba tiếng là tói đi ngay được.

Ngay đêm hôm ấy, Đinh Xuân Cầu cùng Bùi Đức Việt ra vùng tự do. Khi được tin là chập tối sẽ lên đường, Đinh Xuân Cầu cứ bồn chồn, đứng ngồi không yên, tâm trạng hồi hộp, vui mừng khó tả. Hắn sắp được tiếp xúc với đại diện của đảng ở ngoài đó, vừa được tận mắt quan sát mọi tình hình của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở vùng tự do. Còn chuyện phải đi đêm, leo núi, luồn rừng chỉ càng thôi thúc tính tò mò của Cầu.


Ngày giờ mà điệp viên báo cho Cầu ra vùng tự do, đã được ban ãnh đạo Sở Công an Hà Nội ấn định theo đúng kế hoạch rồi.

Đêm hôm ấy, Cầu cứ lẳng lặng đi theo bước chân của Việt. Cầu thấy Việt đi nhanh thoăn thoắt như có hai con mắt ở dưới bàn chân, anh bước trên những con đường gập ghềnh, quanh co, men theo bờ ruộng, qua các cánh bãi, tha ma, đầm lầy mà cứ thản nhiên. Trong khi đó Cầu cố căng mắt nhìn vào màn đêm chỉ thấy một màu đen kịt, bước chân vấp lên, vấp xuống không biết bao nhiêu lần. Nhưng Cầu vẫn cố gắng bám theo Việt để không tụt lại sau. Một đêm qua đi với mọi gian khổ mà Cầu thấy thời gian sao dài đến thế.


Ngày hôm sau, Việt để Cầu đi ban ngày, qua hết cánh đồng này sang cánh đồng khác, đi tránh vào các làng. Trên đường đi anh thấy Cầu cứ tập tễnh và thở dốc, Việt mỉm cười ranh mãnh muốn kéo dài thêm sự thử thách chịu đựng gian khổ của ông trung ương đảng quen sống trong cảnh nhà lầu, xe hơi. Nhưng đến đêm thứ ba phải vượt qua con sông Đáy vùng Tế Tiêu để đi vào Cầu Dậm - Quan Sơn, thuộc dãy núi đất Hoà Bình.


Nhìn thấy bóng núi đen thẫm in lên trên nền trời đêm đẩy sao, Cầu thấy lòng hồi hộp. Và khi nghe thấy Việt nói là đã vào vùng chiến khu của Việt Minh thì Cầu càng thấy rờn rợn nỗi lo sợ. Nhưng hắn thấy Việt vẫn thản nhiên cười nói chuyện nên cũng yên lòng phần nào.


Bóng núi chập chùng đen thẫm. Con đường 21 đá trắng hiện ra mờ mờ chạy dài mất hút vào màn đêm. Đinh Xuân Cầu vẫn đi chập chờn, bước thấp bước cao. Chợt một tiếng quát hỏi, tiếng súng lên đạn lách cách làm Cầu giật bắn mình, trốna ngực đập dồn dập, người run lập cập.


Việt tiến lên trước thì thầm nói với người gác, rồi hai người lại tiếp bước vào con đường núi dốc hẹp, cỏ lau rậm rạp. Hết lên đèo lại xuống dốc, lội suối, băng rừng làm cho Đinh Xuân Cầu thấy đường vào chiến khu sao gian nan vất vả. Trong khi đó, Việt cứ ung dung bước đi như người dạo chơi ở đường quen thuộc. Thấp thoáng có ánh lửa le lói trên căn nhà sàn. Cầu nghe Việt dừng chân lại để anh một mình tiến lên trước. Trong đêm đen mịt mùng, Cầu chỉ nghe thoảng có tiếng nói rì rầm trao đổi giữa hai người, một lúc sau mới thấy Việt quay lại:

- Gần đến nơi rồi! Đây là trạm gác cuối cùng. Anh có mệt lắm không?

- Mệt! Nhưng tôi thấy phấn khởi và cố sức theo kịp anh.

Hai người lặng lẽ đi qua bản, rồi lại luồn rừng, leo dốc và lội suối đến gần một giờ nữa mới dừng lại.

- Đến nơi rồi! Tôi sẽ bố trí để anh ở lại một nhà dân. Anh cứ ở trên nhà, đừng đi đâu xa. Cơm nước sẽ có người đem đến tận nơi cho anh. Tôi còn đi tiếp vào chỗ căn cứ để báo cáo với đảng cho người ra tiếp anh.

Hai người leo cầu thang lên ngôi nhà sàn khá rộng, Cầu cứ rón rén vì bước chân trên sạp nứa cứ rung lên làm hắn sợ thụt chân ngã.

Chủ nhà đã dậy đun nước pha chè mời khách. Đinh Xuân Cầu thấy hai bắp chân nhức nhối mỏi dừ không buồn cử động nên uống nước xong là hắn xin phép Việt đi nằm ngay, ngủ thiếp đến sáng bạch mới tỉnh dậy. Sáng hôm sau, Cầu ra sân sau nhà sàn, nhìn lên dãy núi đá vôi chập chùng kỳ bí. Tiếng vượn hú lanh lảnh vang động cả khu rừng. Hắn đưa mắt nhìn mấy ngôi nhà sàn chênh vênh bên sườn núi, cảm giác như người lạc vào thế giới hồng hoang. Nhưng hắn không ngờ rằng bản này vẫn là "trạm gác cuối cùng" mà hắn đã đi qua lần đầu, chỉ cách đường 21 có gần một cây số, nhưng hắn cứ phải đi quanh co đến gần một giờ nữa để rồi quay về chỗ bản cũ. Một câu chuyện đèn cù được ban lãnh đạo chuyên án dựng lên để đánh lạc hướng Đinh Xuân Cầu.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:40:47 am »

Ông chủ nhà trông gân guốc, nhưng hiền khô, nói chuyện với Đinh Xuân Cầu mà thưa gửi với "đồng chí" vừa thân tình vừa lễ phép, kính nể, càng làm cho Cầu thấy được sức mạnh của cán bộ lãnh đạo đảng ngoài vùng kháng chiến, có uy tín với nhân dân. Cầu tin chắc là ông chủ nhà đã được Việt rỉ tai cho biết vai trò quan trọng của Cầu.


Hắn thấy vui lòng, ngồi uống nước chè, nói chuyện với chủ nhà và cũng không quên tỏ rõ vai vế của hắn. Cầu vừa nói chuyện vừa đưa mắt bỡ ngõ nhìn khắp gian nhà sàn, bếp lửa cũng ngay trên sàn nứa, giữa ngôi nhà và mọi vật dụng đều thấy vẻ hoang sơ, xa lạ với hắn. Theo lời dặn của Việt, cả ngày hôm ấy Cầu chỉ nằm dài trên nhà sàn, trừ lúc xuống suối rửa mặt và làm vệ sinh cá nhân. Mỗi bữa ăn lại có người mang đến cũng đủ thịt, cá, trứng. Cho đến gần tối Cầu mới thấy Việt quay lại cho hắn rõ là sáng mai sẽ có đại diện của đảng ra tiếp Cầu.


Đinh Xuân Cầu hồi hộp chờ đợi phút lịch sử trong cuộc đời hoạt động của hắn.

Trong khi ấy ở một bản cách xa chừng độ hơn 10 cây số, anh Doãn, anh Lại Tuệ và một số cán bộ khác của Sở Công an Hà Nội đang họp bàn với anh Nguyễn Đình Lạp, nhà văn đã đứng tuổi, người tầm thước, trắng trẻo, đặc biệt có cái mũi đỏ cà chua, trầm tĩnh, ít nói, đang công tác ở Công an Hà Nội. Anh Lạp sẽ đóng vai "thiếu tá" đại diện của đảng trưởng Trương Tử Anh ra tiếp chuyện Đinh Xuân Cầu. Mục đích cuộc trao đổi này có mấy vấn đề chính: Phải thể hiện được rõ sự lớn mạnh của phong trào "Mặt trận quốc gia" do Đảng Đại Việt lãnh đạo, giữ vai trò trọng yếu của cuộc kháng chiến ở vài địa phương. Nêu ra vài khó khăn về hoạt động của đảng như thiếu phương tiện thông tin liên lạc, thiếu tài chính mua sắm vật dụng hoạt động. Đảng hoạt động lẻ loi mà chưa liên kết được với các bộ phận của đảng ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam.


Anh Lạp cứ nắm vững mấy vấn đề chủ yếu ấy mà xoay quanh câu chuyện với Đinh Xuân Cầu. Nhưng anh Lạp cũng đặt ra câu hỏi: "Nếu hắn yêu cầu người đại diện của đảng ngoài này vào trong đó để gặp trực tiếp thường vụ trung ương của chúng thì sao?"

- Anh chưa nhận lời vội và nói là đảng trưởng muốn được thấy tổ chức trong đó thể hiện vài hành động liên kết cụ thể, sau đó mới cử đại diện vào nội thành, làm việc với ban thường vụ trung ương đảng trong đó.


Cuộc gặp giữa "thiếu tá" Nguyễn Đình Lạp với Đinh Xuân Cầu diễn ra theo đúng thủ tục gọi là "ra mắt" và trao đổi chính thức về tình hình hoạt động của hai đại diện đảng Đại Việt ở ngoại thành và nội thành đề nghị với thường vụ trong đó giúp đỡ đảng ngoài này về kinh tế và vật chất. Thiếu tá Lạp cũng ngỏ ý mời Đinh Xuân Cầu ở lại thăm chiến khu vài ba ngày, nhưng Cầu đạt được mục đích rồi và y thấy cuộc sống ngoài này còn quá thiếu thốn, nhất là về thuốc men chữa bệnh, nên hắn xin cáo từ được ra về sớm, lý do để báo cáo tin vui cho ban thường vụ của đảng trong ấy biết. Trước khi chia tay với anh Lạp, Đinh Xuân Cầu có đưa ra một đề nghị nhỏ là xin được giữ lại bộ quần áo nâu và đôi dép cao su để làm kỷ niệm.


Nhận thấy điều này cũng dễ dàng, không có gì vi phạm công tác nên anh Lạp đồng ý ngay.

Một kế hoạch tiễn đưa Đinh Xuân Cầu trở về nội thành được vạch ra tỉ mỉ. Anh Nguyễn Thông1 (Sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng của Bộ Công an, đã mất) chịu trách nhiệm đưa Cầu vào vùng giáp ranh nội thành. Nhưng để gây thêm ấn tượng cho Đinh Xuân Cầu, anh Doãn đã cho bố trí một cuộc đụng độ nhỏ để Cầu nhớ đời.


Trời mới chạng vạng tối, anh Thông đưa Đinh Xuân Cầu ra bờ sông, chuẩn bị sang bên kia bờ thì đột nhiên trên mặt đê lố nhố mấy bóng người. Anh Thông vừa kịp kéo Đinh Xuân Cầu nấp kín vào vệ đê thì có tiếng quát hỏi. Anh Thông không trả lời, kéo Cầu nấp kín vào vệ đê ở đoạn khác. Lập tức một tràng đạn nổ đi sát ngay trên đầu hai người, quạt gió mát lạnh, làm anh Thông phải cố ấn đầu tên Cầu xuống thấp hơn nữa và nghĩ thầm: "Nguy hiểm quá! Nhưng cậu nào có tay súng lợi hại thật!"


Tiếng súng im bặt, anh Thông liền đưa Cầu xuống sát mép nước đi xuôi dòng đến chỗ giấu thuyền, chở Cầu sang sông ngay. Lại mất ba ngày rong ruổi trên các bờ ruộng, đường mòn, cánh bãi ngô, khoai, vượt sông lần nữa quãng Cự Đà, Khúc Thủy mới về đến Hà Đông, anh để cho Cầu đi một mình vào nội thành, về đến nhà yên ổn, Cầu thấy việc cần làm trước tiên là lăn ra ngủ. Ngủ dậy, ăn rồi lại ngủ cho bù những hôm vất vả gian nan sống trong vùng kháng chiến.


Hai hôm sau Đinh Xuân Cầu mới gọi dây nói báo cho thường vụ biết là cuộc phiêu lưu của hắn ra vùng Việt Minh đã hoàn thành mỹ mãn.

Tất nhiên trong câu chuyện kể lại, Đinh Xuân Cầu cũng đã tô thêm mọi gian nan, nguy hiểm mà hắn đã vượt qua và cũng nói phóng đại về sức mạnh của đảng trưởng Trương Tử Anh đã lãnh đạo phong trào "Mặt trận quốc gia" thu được nhiều thắng lợi đáng kể và có sức thuyết phục rõ ràng qua việc đi lại và nơi ở của Cầu tại nhà cơ sở của Đảng tại vùng núi chiến khu ở Hoà Bình. Sau đó Cầu cũng báo cáo lại cho ban thường vụ biết những khó khăn về tài chính và vật chất của các đảng viên ngoài đó, nên sau đó ít lâu, trung ương Đại Việt đã thống nhất với thủ hiến Nguyễn Hữu Trí, cũng là người của Đảng Đại Việt cử ra làm việc với Pháp, để gửi số hàng viện trợ đầu tiên ra ngoài đó.


Đảng của Trương Tử Anh, mà đại diện là Công an Hà Nội đã nhận số đồ viện trợ như tiền Cụ Hồ đến hàng chục triệu, nhưng đều là tiền giả nên phải thiêu hủy ngay, nhiều vật phẩm văn phòng, thuốc men và đáng kể nhất là chiếc máy phát điện quay tay nhãn hiệu Ragono.


Và cũng từ sau cuộc phiêu lưu ra vùng kháng chiến ấy, mỗi lần nghe có chuông gọi báo khách đến chơi là Đinh Xuân Cầu lại vội vàng thay bộ pijama đắt tiền bằng bộ quần áo nâu, đi đôi dép lốp cao su để xuống nhà tiếp khách. Chỉ cách ăn mặc như vậy cũng đủ nói cho bạn bè của Cầu chiến tích của hắn đã được ra vùng kháng chiến của Việt Minh cộng sản.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:42:04 am »

Những trục trặc trong khi tiến hành chuyên án

Trong khi chuyên án của "Mặt trận quốc gia" đang tiến triển thuận lợi do ý định của anh Doãn "thả mồi" câu, bắt trúng tâm lý của địch, kể cả Phòng Nhì Pháp. Và để cho con cá sộp say mồi hơn nữa, ban lãnh đạo chuyên án lên kế hoạch những bước tiếp theo, nhưng đột nhiên Công an Hà Nội nhận được tin Hoàng Đạo, trưởng ty Công an Thanh Hoá đã tự tiện bỏ vào Hà Nội. Tiếp sau đó lại có Đặng Trần Mẫn chủ tịch Ủy ban hành chính, kháng chiến tỉnh Hà Đông cũng bỏ trốn ra Hà Nội. Việc Hoàng Đạo vào nội thành là rất nguy hiểm vì là người trong ngành công an nên có thể nắm rõ hoạt động của ta và như vậy chuyên án này có thể bị phá vỡ. Chính vì thế mà lúc này tôi được giao nhiệm vụ là phó ban Hành động chuyên việc trừ gian, phụ trách đội Thanh Việt lên kế hoạch trừng trị kẻ phản bội.


Tôi đã giao việc này cho anh Hoàng Nam, tổ trưởng của một đội Thanh Việt làm nhiệm vụ trừng trị Hoàng Đạo.

Khi kế hoạch được triển khai thì anh Doãn đã nghĩ kỹ, bảo tôi hoãn thi hành việc hành động để anh viết thư kêu gọi Hoàng Đạo làm theo kế hoạch của anh để tiếp tục chuyên án "Mặt trận quốc gia", vì địch thừa biết Hoàng Đạo là trưởng ty Công an Thanh Hoá rồi, nên Hoàng Đạo cứ công khai nhận điều đó, để lái sang câu chuyện "Mặt trận quốc gia" cũng phù hợp với kế hoạch mà Công an Hà Nội đang tiến hành.


Việc chuyển thư của anh Doãn cho Hoàng Đạo được giao cho Kim Sơn từ một chuyên án khác, được thực hiện từ khi anh Doãn còn là trưởng ty Điệp báo trung ương, nhằm cài Kim Sơn vào trong hàng ngũ của địch. Kim Sơn đóng giả là đại đội trưởng một đại đội Vệ quốc đoàn đầu hàng địch. Địch bắt Kim Sơn phải đưa cả đại đội về hàng chúng. Trước tình hình đó, anh Doãn đã bố trí kế hoạch cho "bắt" Kim Sơn giam ở một ngôi chùa gần Đồng Quan. Đột nhiên Phòng Nhì mất liên lạc với Kim Sơn, chúng vội vã ra chỉ thị cho những cơ sở tai mắt của chúng ở ngoài vùng kháng chiến điều tra xem Kim Sơn bị giam ở đâu để chúng lên kế hoạch giải cứu. Tôi đã được anh Doãn cho xem chỉ thị của Phòng Nhì tả rõ chân dung của Kim Sơn người tầm thước, mặt tròn, da tái xanh, nói tiếng Nam Bộ...


Ít lâu sau Kim Sơn vượt nhà giam theo đúng kế hoạch, trốn vào nội thành và được Phòng Nhì phong chức là Capitaine, vì chúng biết rõ Kim Sơn là con một đại điền chủ ở miền Nam. Phòng Nhì liền giao cho Kim Sơn làm phiên dịch cho Hoàng Đạo mỗi khi giao dịch với chúng. Từ sự việc đó, ban lãnh đạo Công an Hà Nội đã hình thành một tổ điệp báo và sau đó Hoàng Đạo chuyển thành điệp viên mang bí số A13 và Kim Sơn mang bí số A14.


Như vậy các chuyên án do hoàn cảnh đã kết nối với nhau thành một đầu mối cho vụ án khác, nhưng chuyên án "Mặt trận quốc gia" vẫn có những nét đặc thù riêng.

Cùng lúc này nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả cuốn truyện "Thằng Kình, cu So" có thời gian cùng với nhà văn Nguyễn Đình Lạp công tác ở Công an Hà Nội, nhưng Quỳnh không chịu được gian khổ của kháng chiến và cũng có đầu óc chống đối với cộng sản Việt Minh, nên đã bỏ trốn vào nội thành. Tiếp sau đó thi sĩ Lan Sơn cũng "dinh tê" về nội thành1 (Dinh tê, theo phiên ảm tiếng Pháp là Rentrer, có nghĩa vào thành). Một loạt các sự kiện xảy ra đã làm cho ban lãnh đạo Công an Hà Nội đau đầu, phải thận trọng nghe ngóng sự phán ứng của bọn Đại Việt và của Phòng Nhì Pháp. Nhưng cũng do ngay từ đầu chuyên án, ta đã giữ được bí mật, ngay cả số cán bộ trong ngành không có nhiệm vụ liên quan cũng không được biết về vụ án này.    


Thời gian đó, trong nội thành Đảng Đại Việt cũng có biến động, bác sĩ Đặng Vũ Lạc bị chết nên ông Nguyễn Đình Luyện lên thay làm chủ tịch đảng. Ông Luyện thận trọng hơn nên cũng cần cân nhắc lại mọi việc.


Sau một thời gian gửi thư vào nội thành cho Hoàng Đạo, anh Doãn được Kim Sơn báo cáo cho biết: Hoàng Đạo xin được thực hiện kế hoạch của anh về chuyên án "Mặt trận quốc gia". Hoàng Đạo được Phòng Nhì giới thiệu đứng ra lập tổ chức lôi kéo các phần tử trí thức còn chưa chịu ra làm việc với Pháp1 (Số người này gọi là "Trí thức trùm chăn'').


Vô hình chung Hoàng Đạo cũng đã làm một việc có lợi cho Phòng Nhì vì tên Duprat cũng không dại gì buông lỏng cho Hoàng Đạo được tự do hoạt động. Hắn điều Hoàng Đạo đi khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam, gặp gỡ những tên tuổi như Bảo Đại, giáo chủ Phạm Công Tắc của phái Cao Đài, Hoà Hảo v.v... để tập hợp số người này ra hoạt động cho Pháp, mà nhất thiết không để cho Hoàng Đạo ở lại đâu lâu để có thể hoạt động điệp báo cho ta. Đấy cũng là thủ đoạn cáo già của thực dân Pháp mà ta không thể bỏ qua. Nhưng ta hãy quay lại chuyên án "Mặt trận quốc gia".


Tiếp sau đợt viện trợ lần thứ nhất của Đại Việt, ta chủ trương moi thêm vật chất cùng tin tức hoạt động của địch.

Lúc này cuộc chiến đã mở rộng trên toàn cõi Đông Dương, nên ở cả ba miền đều có ba đảng Đại Việt hoạt động riêng rẽ. Miền Bắc Đặng Vũ Lạc chết thì có Luyện lên thay, chủ trương để người của đảng tham dự chính quyền bù nhìn nên đã giới thiệu Nguyễn Hữu Trí ra làm thủ hiến Bắc Việt, ở miền Trung có Hà Thúc Ký và Bửu Hiệp lãnh đạo Đảng Đại Việt nhưng không tham gia chính quyền. Miền Nam có Nguyễn Tôn Hoàn lãnh đạo, cũng cử người tham dự nguỵ quyền.


Năm 1950, Bảo Đại được Pháp đưa về nước để thành lập chính quyền thống nhất cả ba miền, theo chế độ quân chủ lập hiến. Cũng vì thế ba đảng Đại Việt ở ba miền có điều kiện hợp nhất thành một đảng Đại Việt quốc dân duy nhất trong cả nước.


Năm 1952, Ngô Đình Nhu ở Pháp về được giao chức Phó giám đốc Thư viện Trung ương tại Hà Nội. Nhu về nước với mục đích hoạt động dọn đường cho Ngô Đình Diệm được Hồng y giáo chủ Spellman giới thiệu và được Mỹ ủng hộ, sẽ về lập chính quyền thân Mỹ. Ngô Đình Nhu đã bí mật câu kết với Lê Hữu Từ, giám mục ở nhà thờ Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình, được Từ ủng hộ. Chính Lê Hữu Từ cũng đã cho Nhu biết là Từ đã vào Huế gặp linh mục Drapier tại toà khâm sai ở Phủ Cam, cách cây cầu nhỏ bắc qua sông An Cựu. Drapier cho Từ biết là: Bảo Đại chẳng có tư cách gì khác ngoài việc thích đi săn và tán gái, kể cả vợ các quan chức người Pháp. Ngô Đình Nhu được Từ giúp đỡ đã liên kết được với Đảng Đại Việt với âm mưu thao túng bọn này để ủng hộ Diệm khi về nước. Chính vì thế trong suốt hàng chục năm trời hết đời tổng thống này đến tổng thống khác, bọn Đại Việt vẫn giữ được vai trò quan trọng của chúng trong các chế độ nguỵ quyền.


Cũng trong thời gian 1950-1952 hoạt động quân sự của ta đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng làm Pháp phải căng quân ra để đối phó ở các mặt trận và như vậy Pháp không còn ưu thế tập trung quân với sức mạnh của vũ khí để lấn át ta. Ngược lại, càng rải mỏng quân thì Pháp càng bị quân dân ta bao vây tiêu diệt. Cũng vì tình thế đó mà Duprat nôn nóng muốn nắm được "Đội quân thứ Năm" làm nội ứng để lật đổ chính quyền cách mạng kháng chiến.


Duprat đang có tham vọng leo cao hơn nữa nên càng say với tổ chức "Mặt trận quốc gia". Hắn thúc Trí, Luyện, Cầu tích cực giúp cho Đảng Đại Việt ngoài kháng chiến có điều kiện để hoạt động mạnh hơn.


Nắm được điểm yếu của Duprat và sự khờ dại của bọn Đại Việt trong nội thành, lãnh đạo Công an Hà Nội đã tích cực tung nhiều cán bộ vào hoạt động nội thành. Các ngành, các giới khác cũng đưa người của mình vào xây dựng cơ sở trong nội thành, cài người đi sâu vào các cơ quan hành chính của nguỵ quyền. Phong trào kháng chiến ở nội thành chuyển sang giai đoạn hoạt động tích cực, cũng đã thu được nhiều thắng lợi to lớn về mọi mặt.


Nhưng dù Đại Việt có khờ khạo, thì tên Duprat vẫn có những thủ đoạn ma quái. Hắn thúc Đinh Xuân Cầu gặp cán bộ của ta để đòi được ra vùng tự do lần nữa, trực tiếp tham gia cuộc họp với các lãnh đạo chủ chốt của Đại Việt Quốc dân đảng và của "Mặt trận quốc gia", qua đó hắn có thể đánh giá được đúng tình hình.


Trước tình hình ấy, anh Doãn đã phải dùng đến sự giao du thân thiết của anh với một số trí thức nổi tiếng đang sinh sống ở quanh vùng núi Nưa, Thanh Hoá như: nhà văn Đặng Thai Mai, bác sĩ Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh v.v... để nhờ những người này giúp đỡ trong chuyên án đánh địch này. Anh Doãn hiểu rằng: dù sao ban lãnh đạo Đại Việt Quốc dân đảng trong nội thành cũng là những trí thức có tên tuổi như: bác sĩ Lạc, Luyện, Trí, Cầu v.v... nên không thể sắp xếp số cán bộ của ta đóng giả làm người lãnh đạo phong trào "Mặt trận quốc gia" vì số cán bộ Công an Hà Nội đều còn rất trẻ. Hơn nữa địch cũng nắm rõ được tiểu sử những người trí thức trên. Và thế là đích thân anh Doãn phải vào Nưa để gặp trực tiếp số trí thức ấy.


Do có uy tín nên anh Doãn được các trí thức trên nhiệt tình giúp đỡ và theo sự đạo diễn của anh. Anh Doãn cũng đã trình bày với số người này là anh đã báo cáo chính thức với Tỉnh ủy Thanh Hoá về việc nhờ họ "đóng kịch" trong thời gian ngắn để sau này không có sự hiểu lầm nào khác về chính trị. Ta đã ghi hình ảnh cuộc họp của "Mặt trận quốc gia" tại một hang đá hẹp trong dãy núi đá Nưa. Những người dự họp chỉ nhìn thấy sau lưng và trong hang tối lờ mờ lố nhố nhiều bóng người khác, nhưng bàn thờ "Tổ quốc" thì vẫn thấy được lá cờ có vòng tròn xanh và ngôi sao trắng nhiều cạnh.


Tấm ảnh được điệp viên của ta chuyển vào cho Đinh Xuân Cầu với lời giải thích: "Do hoàn cảnh kháng chiến, máy ảnh không có đèn Flash để chụp cho rõ mặt người. Người chụp ảnh chỉ được chụp phía sau để giữ bí mật cho số nhân vật cao cấp của đảng." Anh nại lý do đại hội "Đảng" phải tổ chức họp sớm vì tình hình chiến sự ở mặt trận Hà Nội và Liên khu III đang diễn ra quyết liệt. Nhưng đảng vẫn sẵn sàng bố trí để số đại biểu của đảng trong nội thành ra gặp những người lãnh đạo của mặt trận.


Và thế là Đinh Xuân Cầu lại được làm cuộc phiêu lưu ra vùng kháng chiến lần thứ hai, với lý do Cầu còn trẻ, đã chịu thử thách gian khổ lần trước rồi. Nhưng lần này Cầu phải đi xa hơn vào tận Thanh Hoá mà không phải là căn cứ ở Hoà Bình.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:43:10 am »

Cuộc phiêu lưu lần thứ hai của Đinh Xuân Cầu

Bùi Đức Việt lại là người dẫn đường cho Cầu ra đến địa phận Hoà Bình, rồi giao nhiệm vụ đưa người cho đội trinh sát theo dõi làm tiếp. Anh Doãn lại vào Thanh Hoá gặp Tỉnh ủy xin phép được đạo diễn vài hình ảnh thể hiện sự hoạt động của "Mặt trận quốc gia" như rải một số truyền đơn và để Cầu được gặp một số trí thức của ta.


Lúc đầu Tỉnh ủy Thanh Hoá chỉ đồng ý để anh Doãn thực hiện việc thứ hai, còn việc rải truyền đơn thì Tỉnh ủy không bằng lòng, vì địa bàn Thanh Hoá đang là hậu phương vững chắc, cung cấp người và của cho kháng chiến. Nếu Thanh Hóa có những hoạt động phản cách mạng như thế, dù là giả tạo, thì vô hình chung Thanh Hoá không còn là hậu phương tin cậy của các mặt trận quân sự trên toàn miền Bắc. Anh Doãn cố thuyết phục Tỉnh uỷ, cam đoan không để xảy ra một tình huống xấu nào ảnh hưởng đến an ninh của Thanh Hoá.

- Nhưng việc rải truyền đơn thì sao? Nếu có người dân nào tình cờ nhặt được tờ truyền đơn phản động xem, rồi một truyền mười, truyền trăm và nhân dân sẽ đánh giá thế nào về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy?

- Chúng tôi xin đảm bảo là chỉ rải một số rất ít truyền đơn làm hình thức che mắt bọn địch, rải vào lúc đêm và sau đó sẽ có người đi thu nhặt lại toàn bộ số truyền đơn đã rải, không để sót lại tờ nào, rồi báo cáo lại để Tỉnh ủy rõ. Nếu có gì xảy ra sai sót tôi xin chịu kỷ luật của Đảng, vì chính tôi cũng hiểu an ninh chính trị của Thanh Hoá rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến của miền Bắc.


Trước yêu cầu khẩn khoản và cũng phải nói đến uy tín của anh, nên cuối cùng Tỉnh ủy cũng chấp nhận đề nghị và còn nhắc lần cuối là anh Doãn phải đảm bảo hết sức an toàn và chịu trách nhiệm việc này với Tỉnh uỷ.


Kế hoạch đưa Đinh Xuân Cầu vào Thanh Hoá lần này rất thận trọng. Đinh Xuân Cầu được đưa ra Vân Đình, xuống thuyền theo sông Đáy về Hồng Phú là một thị trấn của Phủ Lý tản cư về đây, rồi tiếp tục xuôi đò về Đò Lèn, Hàm Rồng.


Trên suốt chặng đường sông, khi đi ca nô khách, anh Nguyễn Thông luôn ngồi kèm sát bên Đinh Xuân Cầu, rất tính táo, không được ngủ gà ngủ gật. Đến Đò Lèn, ca nô khách dừng lại vì cầu đã bị ta phá sập, lại chuyển sang đi thuyền về Hàm Rồng vào lúc gần một giờ sáng. Trên chặng đường đi bộ về dãy núi Nưa, khi đi qua Cầu Bố, nhiều trinh sát được rải ra phục ở hai bên đường, rải từng quãng ngắn truyền đơn lúc thấy Cầu đi qua. Anh Thông nhặt một tờ đưa cho Đinh Xuân Cầu, rồi tiếp tục đi. Ngay sau đó, các trinh sát lại đi thu nhặt hết số truyền đơn đã rải, không bỏ sót một tờ nào. Đinh Xuân Cầu được đưa đến vùng núi Nưa nổi lên đột ngột giữa vùng đồng bằng; Cầu vẫn phải đi theo liên lạc của "Mặt trận", quanh co, leo dốc, vượt đèo theo triền dốc núi đá cheo leo, hiểm trở. Ban đêm lạ thung, lạ thổ nên Cầu thấy chiến khu này còn kỳ bí, âm u hơn cả chiến khu ngoài Hoà Bình.


Vòng đi, vòng lại một thời gian lâu đủ để cho Cầu thấy bủn rủn cả chân tay, sau đó Cầu mới được đưa vào một hang đá khá rộng. Vừa thấy nói được nghỉ lại, Cầu đã ngồi phệt xuống đất, rồi lăn ra nền đá nằm thở, chân đau nhức, toàn thân tê dại, không còn cảm giác được gì nữa. Khi đã hồi sức, Cầu thở dài nói với anh Thông: "Vất vả, nguy hiểm quá thể mà các anh sống mãi ở đây, bình thản, ung dung như người ở trong nhà đàng hoàng!"

- Lúc đầu chúng tôi cũng phải chịu vất vả không kém gì ông đâu, nhưng mọi việc lâu dần rồi cũng quen nên không còn thấy vất vả nữa. Vả đây là cuộc sống chúng tôi đã trải qua mấy năm rồi mới được dày dạn đến như thế.

- Các anh sống thiếu thốn quá. Chuyến này về Hà Nội tôi sẽ đề nghị với ban thường vụ chuyển cho các anh số hàng thuốc men chữa bệnh và thuốc bổ. Nhưng mà thời gian tôi ở lại trong này có phải lâu không?

Câu hỏi đó với giọng ngập ngừng vì Cầu thấy ở đây khác xa với chiến khu Hoà Bình, ở đó Cầu còn được ở nhà dân, bữa cơm còn có thịt, cá, trứng. Nơi đây chỉ là hang đá lạnh lẽo, đơn sơ, hoang dại. Giường là mấy tấm ván kê trên những hòn đá tảng.

- Đảng trưởng rất thông cảm với đại biểu ở trong đó ra đây chưa quen chịu đựng kham khổ của cuộc kháng chiến nên đã giải quyết mọi công việc thật khẩn trương, nhanh chóng để ông có thể trở về nội thành được sớm. Ngày mai ông sẽ tiếp xúc với mấy cán bộ cao cấp của "Mặt trận", mà chắc ông cũng biết hay đã nghe tên đến.

Đúng sáng hôm sau, khi Cầu vừa trở dậy ra khe hứng nước rửa mặt, vào ăn mấy củ khoai lang luộc xong thì đã thấy ngoài cửa hang mấy bóng người bước vào. Anh Thông giới thiệu Đinh Xuân Cầu với mọi người và cũng chỉ vào từng nhân vật Đặng Thai Mai, Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ v.v... nói với Cầu.


Thoạt nghe tên mấy nhân vật ấy, Cầu đã tỏ ra lễ độ, nhã nhặn, lịch sự.

Cuộc tiếp xúc diễn ra nhẹ nhàng, hai bên đã hiểu nhau nhiều hơn và tin cậy sự trợ giúp lẫn nhau sẽ có kết quả. Và ngay tối hôm ấy Đinh Xuân Cầu lại được giao thông dẫn đi vòng vo theo con đường cũ, ra khỏi vùng núi đá "hiểm hóc", rồi đưa Cầu xuống thuyền ra Vân Đình, đi ô tô hàng về nội thành.


Cầu thấy chuyến đi lần này là hết sức gian nan, nhưng đã thu được kết quả to lớn. Cầu đã báo cáo mọi tình hình lai nghe, mắt thấy về sự lớn mạnh của "Mặt trận quốc gia" như thế nào, nên sau đó trung ương Đảng Đại Việt ở nội thành đã liên tục chuyển viện trợ cho đảng ở ngoài kháng chiến. Để moi thêm máy phát điện quay tay Ragono, ta cho Cầu biết chiếc máy gửi ra lần trước vì đi theo đường biển nên bị ngấm nước mặn đã hoen rỉ, hỏng hóc, không thể chữa được nữa nên đề nghị viện trợ máy khác.


Cũng trong thời gian này, chuyên án về Hoàng Đạo đã bước sang giai đoạn mới, cần có sự chỉ đạo kịp thời sâu sát của ban lãnh đạo Sở Công an Hà Nội và chuyên án "Mặt trận quốc gia" cũng không nên kéo dài, sau khi ta đã thu thập được nhiều tình hình về các đảng phái trong nội thành Hà Nội. Và nhất là ta đã đưa được số lớn cán bộ vào hoạt động ở Hà Nội.


Nhưng trước khi kết thúc chuyên án này cũng cán tạo ra cái hậu có kết quả đáng kể. Lần này Đảng Đại Việt ngoài vùng kháng chiến đã chủ động mời số đại biểu của đáng trong nội thành ra chiến khu họp đại hội.


Một cuộc họp bàn sôi nổi trong nội bộ Đảng Đại Việt ở nội thành để cử người ra ngoài đó. Lúc đầu Đỗ Đình Đạo muốn thử liều mình một lần vì thấy qua hai lần Đinh Xuân Cầu ra, vào vùng kháng chiến vẫn trót lọt, an toàn. Nhưng Đạo vẫn còn lo sợ tội trạng cũ đã đưa lực lượng cướp chính quyền ở Vĩnh Yên ròng rã hơn một tháng trời sau đó ta mới đánh chiếm lại được. Đỗ Đình Đạo còn e dè nếu có người nhận mặt hắn thì nguy hiểm, nên sau cuộc trao đổi bàn bạc, thường vụ ban chấp hành trung ương Đảng Đại Việt chỉ cử ba người là Đinh Xuân Cầu, ủy viên trung ương đảng, đại diện cho miền Bắc, Nguyễn Văn Hướng, bộ trưởng tuyên truyền của nguỵ quyền miền Nam, đại diện cho Nam Bộ và tên Nguyễn Văn Thành tức Minh người của Alexandrie, chuyên về kỹ thuật máy Ragono, đem máy khác cho Đại Việt kháng chiến và chủ yếu nhiệm vụ của tên này là quan sát tình hình quân sự của ta để về báo cáo cho Alexandrie rõ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:43:51 am »

Cuộc phiêu lưu lần cuối cùng của Đinh Xuân Cầu

Với danh nghĩa là đại biểu cao cấp ra dự đại hội đảng theo lời mời của Đại Việt Quốc dân đảng kháng chiến, Đinh Xuân Cầu chuẩn bị tư tưởng, giữ đúng vai trò quan trọng của hắn, chủ động đòi hỏi mọi điều kiện mà không thụ động như lần trước. Anh Nguyễn Thông lại phải đóng vai trò cận vệ và dẫn đường. Một số lớn trinh sát được rải dọc đường đi của bọn Cầu để đề phòng nếu kế hoạch bị lộ, bọn chúng có thể bỏ trốn hay nhảy xuống sông tự tử.


Số cán bộ Công an Hà Nội được cử đi các nơi giao dịch công tác, phối hợp hành động. Một cán bộ được cử đến trại giam của cụ Lý Bá Sơ1 (Cụ Đạo tên chính là Nguyễn Văn Sơ, làm lý trưởng, rồi bá hộ thời Pháp thuộc, cụ tham gia cách mạng từ sớm và khi cách mạng thành công. Tỉnh ủy hỏi cụ muốn nhận công tác gì cho thích hợp, cụ Sơ một mực xin được nhận làm công tác quản lý trại giam để trấn áp lại bọn phản cách mạng trước kia đã đàn áp phong trào cách mạng và những người yêu nước Nguyện vọng của cụ được chấp thuận) đề nghị cụ giúp đỡ trong việc bố trí màn chót của vụ án.


Cụ Sơ vuốt chòm râu thưa, cười khà khà, vui vẻ nhận đóng vai trò này để kết thúc vụ án.

Chuyến đi của bọn Đại Việt từ nội thành ra Thanh Hoá suôn sẻ. Nhưng khi bắt đầu vào vùng đồi núi của huyện Yên Định, miền thượng du Thanh Hoá, Đinh Xuân Cầu đã giở giọng hách dịch khiển trách anh Thông: "Sao các anh bắt đại biểu phải đi bộ vất vả như thế này mà không bố trí ngựa cưỡi đỡ mỏi chân?"


Anh Thông lễ phép thưa:

- Thưa các đại biểu! Dù sao đảng của chúng tôi vẫn phải hoạt động bí mật trong vùng kháng chiến của Việt Minh. Nếu chúng tôi bố trí ngựa để các vị cưỡi thì rất dễ bị lộ với tai mắt của Việt Minh cộng sản thường qua lại khắp nơi. Xin các đại biểu thông cảm với khó khăn của chúng tôi và thứ lỗi cho. Địa điểm đón tiếp các vị cũng không còn xa nữa!

Đúng vậy. Chỉ gần một giờ sau bọn chúng đã đến trụ sở của cụ Sơ. Một dãy nhà gianh, vách nứa, khang trang rộng rãi, mát mẻ nằm rải rác trên mấy quả đồi đã san phẳng, có nhiều cây ăn quả che bóng mát.


Cụ Sơ lễ phép, quát bọn người nhà (do số phạm nhân tự giác đóng vai) pha chè, tiếp khách.

Đinh Xuân Cầu ăn nói kiểu cách, hạch sách điều này; điều nọ về sự đón tiếp sơ sài đối với đoàn đại biểu cao cấp của đảng trong nội thành. Cụ Sơ vẫn lễ phép ôn tồn trình bày những khó khăn về sự hoạt động chưa được công khai. Nhưng Đinh Xuân Cầu muốn làm ra vẻ quan trọng đối với tên Hướng và tên Thành, nên hắn ngồi ghế tựa, duỗi thẳng hai chân kêu nhức mỏi và yêu cầu có người xoa bóp chân cho đỡ.


Thấy thái độ của Cầu quá hống hách nên cụ Sơ không còn chịu đựng nhún nhường nữa, cụ bỏ bộ mặt lễ phép cung kính, đỏ mặt quát to: "Chúng mày đã bị Việt Minh bắt rồi còn u mê mãi!"

Rồi cụ gọi anh em phạm nhân bảo: "Ra trói và gọt đầu chúng cho tao!"

Dăm bảy người tù xông ra làm theo lệnh của cụ Sơ, trong lúc bọn Đinh Xuân Cầu quá hoảng sợ, nét mặt ngây ra, ú ớ không thành tiếng vì chúng thấy hoàn cảnh thay đổi quá đột ngột như vậy.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2022, 06:44:50 am »

Đoạn kết của chuyên án "Mặt trận quốc gia"

Lặn lội mấy ngày đường từ một bản nằm sâu trong vùng Kim Bôi - Hoà Bình, anh Doãn, tôi và anh Lê Dân, xắn cao ống quần đến quá đầu gối, bì bõm lội trong bùn lầy dưới trời mưa tầm tã từ dốc Giang vào đến Kim Tân, Phủ Quảng - Thanh Hoá. Tương truyền con đường này do vua Quang Trung sai quân lính khai phá, dẫn đoàn quân đi tắt qua rừng núi từ trong Nghệ - Thanh ra Nho Quan, lên Phủ Lý, tiến đánh đồn Ngọc Hồi và Tốt Động. Đường đất đỏ lội quánh như bột nát. Đến Kim Tân phố xá còn ngập trong bùn do cơn nước lũ vừa đi qua. Ba chúng tôi nghỉ lại ở Kim Tân ăn bữa cơm trưa rồi mới vào trại giam, trong đó có giam bọn Cầu, Hướng và Thành. Phụ trách trại giam này là anh Kim Giang, cán bộ cũ của Công an quận 5 khi tôi còn làm quận trưởng1 (Anh Kim Giang sau này làm đại tá, trưởng phòng Chấp pháp Sở Công an Hà Nội, nay đã nghỉ hưu, nhà ở số 77 Trần Hưng Đạo). Gặp lại tôi, anh cười, đi thu xếp chỗ nghỉ cho chúng tôi. Nhưng ngay chiều hôm đó, nước lũ trên thượng nguồn lại tràn về. Tôi nhìn làn nước cuồn cuộn nhấn chìm dần các ruộng nương, đồi bãi. Trại giam nhanh chóng chuyển lên mặt đê cao. Đêm hôm ấy anh Kim Giang thức và cắt người canh gác đốt đèn bão đi tuần tra cả đêm cho đến sáng. Trước làn nước lũ từ Hồi Xuân, La Hán đổ về mênh mông, cuồn cuộn sóng, bọn tù nhân cũng không dám liều lĩnh bỏ trốn vì sợ bị dòng nước lũ cuốn trôi.


Nước lũ kéo về nhanh, nhưng chỉ hai ba hôm đã rút hết. Anh Doãn, anh Lê Dân lại trở về căn cứ ngoài Hoà Bình sau khi đã làm việc với anh Kim Giang. Anh Doãn cử tôi ở lại hỏi cung bọn Đinh Xuân Cầu, anh dặn: "Anh Tuấn ở lại hỏi cung bọn này, chủ yếu khai thác mọi sự hoạt động của các đảng phái phản động từ Bắc vào Nam, sự câu kết của chúng với bọn Phòng Nhì và tình hình dư luận của bọn nguỵ quyền, nguỵ quân về cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang thu được nhiều thắng lợi trên khắp chiến trường."


Trở lại trại giam cũ, sau khi đã làm vệ sinh nhà cửa, ổn định nơi ăn, chốn ở, tôi bắt đầu vào công việc hỏi cung.

Trước hết tôi gọi tên Cầu lên hỏi cung trước. Mặt mày hắn luôn ủ rũ. Hình như hắn hối hận về sự nhẹ dạ, ngây thơ trong cuộc đấu tranh mưu trí với Việt Minh cộng sản, nên khi tôi hỏi điều gì, tên Cầu liền khai vanh vách, đôi khi còn vượt quá yêu cầu lời thẩm vấn của tôi đối với hắn. Anh Kim Giang ngồi dự cứ tủm tỉm cười vì thấy Cầu ngoan ngoãn khai. Thực ra hắn đã quen sống trong xa hoa nên không thể nào có được những suy nghĩ chín chắn để đối phó với mọi sự việc xảy ra. Khi tên Thành được gọi lên, nét mặt hắn vẫn còn ngơ ngác như người mất trí, hắn không thể ngờ đến số phận của hắn lại kết thúc nhanh chóng và bi thảm như thế này, và hắn vẫn không hiểu được vì sao!


Duy có tên Nguyễn Văn Hướng đã lớn tuổi, dáng người đẫy đà, bệ vệ, thấy tôi còn rất trẻ so với hắn, liền tỏ ra vẻ mặt lạnh lùng không chịu trả lời những câu hỏi của tôi. Tôi kiên nhẫn hỏi hắn, nhưng hắn chỉ im lặng làm ngơ. Tôi tức giận, đứng lên tát cho hắn một cái và nói to bảo anh Kim Giang: "Anh cho người đem giải quyết nó đi!"


Anh Kim Giang hiểu ý tôi nên gọi hai đồng chí gác trại giam mang theo súng, kéo tên Hướng ra cửa. Đòn tâm lý này có tác dụng ngay. Tên Hướng tưởng hắn bị đem đi xử bắn nên vội vàng lắp bắp nói:

- Xin tha cho tôi! Tôi xin khai sự thực.

Sau một tuần lễ lấy lời cung và bắt bọn chúng phải tự ghi ra giấy đầy đủ những lời chúng đã khai, tôi lại gặp cả ba tên này, khuyên chúng yên tâm cải tạo cho tốt, đừng làm điều gì chống phá thì nhất định sẽ được chính phủ Cụ Hồ khoan hồng. Sau đó tôi lại trở ra Hoà Bình báo cáo lại mọi việc cho anh Doãn và ban lãnh đạo Sở Công an Hà Nội. Anh Doãn cho tôi rõ là trên Trung ương đã quyết định cho giải cả ba tên này lên Việt Bắc. Khi tôi chuẩn bị quay vào Kim Tân để truyền đạt lại ý kiến này của anh Doãn cho anh Kim Giang, thì anh Doãn đã gặp riêng tôi giao cho một nhiệm vụ mới khác là chuyển mấy chai rượu vang Vin de Messe1 (Loại ruợu vang nhẹ dùng cho các buổi lễ Cầu linh ở nhà thờ Đạo) để biếu mấy ông như ông Đặng Thai Mai, ông Hồ Đắc Di, hình như có cả ông Đặng Văn Ngữ và ông Nguyễn Đức Quỳnh, nhà văn cũ và để cảm ơn các ông đã giúp cho Công an Hà Nội thực hiện kế hoạch trót lọt trong vụ điều mấy tên của Quốc dân đảng ở nội thành ra vùng tự do để bắt sống chúng.


Tôi lại lặn lội đường ngập bùn vào Kim Tân, trại giam của anh Kim Giang. Trước khi chúng được bố trí đưa chúng lên Việt Bắc, tôi căn dặn chúng: "Trên đưrờng đi, các anh đừng có ảo tưởng tìm cách trốn, vì cả toàn dân ngoài vùng kháng chiến như thiên la địa võng giăng kín khắp nơi và làm tai mắt cho cán bộ kháng chiến. Các anh đã thấy rõ việc chúng tôi bắt các anh dễ dàng như thế nào rồi đấy. Các anh lên Việt Bắc sẽ được Trung ương xem xét thái độ thành khẩn của các anh để có quyết định khoan hồng."


Cả ba tên cúi đầu chào tôi rất lễ phép. Riêng tên Cầu sau đó còn ngập ngừng như muốn làm điều gì, tôi không muốn để cho hắn có hành động quá dân chủ, nhưng cũng cần để lưu lại cho chúng một chút ấn tượng, nên khi quay đi tôi đã nói với chúng một câu tiếng Pháp (vì chúng đều là những trí thức có học): "Bonne Chance et bonne route!" (chúc may mắn và an toàn lên đường).


Sau đó số phận của ba tên này ra sao, tôi không được biết mà chỉ phong thanh được tin là chúng đã được Chính phủ khoan hồng.

Từ trại giam ở Kim Tân, tôi lại lên đường vào vùng Nưa ở gần cuối tỉnh Thanh Hoá. Tôi lại vào dãy núi đá trơ vơ giữa khoảng đồng, gặp lại các vị trí thức nói trên để biếu các vị mấy chai rượu vang chiến lợi phẩm của vụ án. Tôi được các vị này mở tiệc chiêu đãi. Nói là tiệc cho sang, thực ra chỉ có thêm chút thức ăn tươi và đặc biệt là trong bữa ăn các vị đã chuốc rượu cho tôi trong khi nghe tôi báo cáo lại tình hình diễn biến và kết thúc vụ án. Các vị định chuốc cho tôi say nên mời uống rượu chỉ bằng bát và còn pha mật ong vào rượu trắng. Tôi đã uống được mà không say, vẫn tỉnh táo kể lại đầu đuôi câu chuyện về vụ án "Mặt trận quốc gia" và Đảng Phục Việt.


Sau khi từ biệt các vị này, tôi đã theo ý kiến của anh Doãn là mời nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh ra căn cứ của Sở Công an Hà Nội lúc ấy đang đóng ở bản Đồng Chờ, thuộc huyện Kim Bôi, Hoà Bình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM