Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:12:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Sở Công an Bắc Bộ ra đi  (Đọc 3701 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:48:35 am »

Thế là qua cuộc sát hạch nghề nghiệp đầy kịch tính, anh Sơn đã gia nhập đội ngũ trinh sát của Sở Công an Bắc Bộ. Trong thời gian ấy, anh đã góp sức cùng đồng đội thu được nhiều thành tích trong việc trấn áp bọn Đại Việt Quốc dân đảng ở Ngũ Xã, trường Đỗ Hữu Vị ở Quán Thanh (Phan Đình Phùng bây giờ) và đặc biệt tham gia vào vụ phát hiện ổ giết người do tên Phan Kích Nam cầm đầu, ở số 7 phố Ôn Như Hầu (Nguyễn Gia Thiều).


Sơn lăn lộn ở mọi nơi, mọi chốn với "cái nghề của em", cho đến gần ngày kháng chiến toàn quốc, Sơn được dự cuộc họp bàn về kế hoạch đối phó với âm mưu gây chiến của bọn Pháp và chuẩn bị kế hoạch tác chiến của Công an Bắc Bộ, anh đã được nghe anh Doãn than phiền: "Chúng mình ít súng quá! Nếu có được độ 10 khẩu súng trường thêm cho lực lượng chiến đấu, cũng tốt lắm rồi!"


Sơn nghe câu nói ấy, mắt anh sáng lén một cách tinh nghịch vui vẻ. Khi cuộc họp đã xong, Sơn cố nán lại để gặp anh Doãn, nói ngay:

- Các anh thiếu súng lắm! Em có thể lấy giúp các anh được vài khẩu!

- Anh lấy ở đâu?

- Lấy của bọn Pháp.

- Đừng làm liều. Chính phủ đã ra lệnh cho chúng ta phải cố nén sự tức giận không làm gì sai trái để chúng lấy cớ đó khiêu khích nổ súng gây hấn, trong khi ta còn đang cố trì hoãn thời gian để củng cố thêm lực lượng kháng chiến. Anh định lấy súng của bọn Pháp thì khác nào châm ngòi lửa chiến tranh cho nổ sớm.

- Em hiểu rồi. Nhưng em lấy bí mật ngay trong kho của chúng.

- Đừng dại thế. Lúc này ta cần người hơn cần súng. Một cán bộ trinh sát như anh quý gấp ngàn lần khẩu súng.

- Em đảm bảo không xảy ra chuyện gì lôi thôi đâu. Em cũng biết giữ lấy cái mạng của mình mà không dại gì chui đầu vào cái chết sớm.

Thấy Sơn nói như vậy, anh Doãn cũng đã tin phần nào, anh liền hỏi:

- Kế hoạch của anh như thế nào?

- Trước đây, chúng em cũng đã đôi ba lần chui vào kho của chúng để lấy trộm thức ăn vì đói quá. Có lần em đã chui vào để tìm thức ăn nhưng lại vào nhầm kho chỉ có toàn súng, mà súng thì không ăn được. Mãi lần thứ ba hay thứ bốn, chúng em mới tìm ra được đúng kho chất đầy đồ hộp. Từ đó thi thoảng chúng em lại vào đấy lấy đồ hộp để ăn thay bữa. Có lần ăn nhiều quá bị tháo lỏng đấy anh ạ. Bọn Pháp ngốc lắm không khôn như dân mình đâu. Chúng tưởng là có lính tuần tra rồi thì không sợ kẻ gian cậy cửa kho vào lấy trộm. Nhưng chúng em có cần cậy cửa đâu mà chúng, em từ trên mái xuống. Kho của Pháp chạy dài suốt quãng đường dọc theo đường tàu, chúng em cứ từ trên đường tàu tụt xuống mái tôn và chỉ cần một lúc là đã có thể leo dây tụt xuống kho của chúng được. Chúng em nắm rõ kho nào cất súng, kho nào cất đồ hộp. Em nghĩ là hiện nay, bọn Pháp đang chủ quan coi thường dân mình vẫn sợ hãi chúng như ngày xưa nên lơ là... Em không đi một mình mà phải nhờ đến một người bạn cùng trong phu đòn cũ để giúp làm việc này. Em đảm bảo với anh là nhất định không để xảy ra chuyện xấu gì đâu. Tối nay độ 10 giờ đêm, anh đi xe ô tô con đỗ ở đầu phố Hàng Đồng chờ chúng em đem súng ra... Kế hoạch như thế thôi anh ạ!


Anh Doãn đã tin ở khả năng của Sơn mà theo như Sơn nói thì "đấy cũng là nghề của anh ấy", nên anh tin là Sơn sẽ làm trót lọt vụ này.

Tối hôm ấy vào đầu tháng 12-1946, theo đúng kế hoạch, anh Doãn đi xe ô tô đến chỗ phố Hàng Đồng giáp phố Phùng Hưng thì dừng lại. Anh Doãn bảo tôi đi cùng với anh đến đấy.

Trên đường phố Hà Nội, từ ngày ta giành chính quyền, Sở Điện lực được lệnh tháo bỏ bớt các chụp đèn từ thời Nhật phòng thủ máy bay Mỹ đánh phá đã cho chụp hết các chảo đèn trên đường phố, chỉ để lọt vầng ánh sáng tròn lên mặt đường nhựa. Trời hôm ấy vừa rét, vừa có nhiều sương mù, chợt tôi nghe có tiếng nổ nhỏ, rồi ánh đèn phòng thủ tắt ngấm. Ngồi trong xe, chúng tôi căng mắt nhìn vào bóng tối chỗ đường xe lửa chạy trên cầu cao. Chợt thoáng có bóng đen lờ mờ leo thoăn thoắn lên đường sắt.


Im lặng! Bóng tối như che giấu mọi việc làm của Sơn và bạn của anh. Không một tiếng động. Không một bóng người qua lại trên đường vì thời gian này, nhân dân đã được lệnh đi sơ tán, nên nhà nào cũng đóng cửa im im. Thi thoảng mới có chiếc xe Jeep của bọn Pháp bật đèn pha sáng chói nổ máy ầm ầm, lao vút trên đường.


Thời gian trôi qua nặng nề. Trong xe không ai nói câu nào, nhưng anh Doãn luôn cựa mình, tôi biết là anh sốt ruột lắm vì anh lo cho tính mạng của Sơn và người bạn của anh ấy.

Chợt chúng tôi giật mình, vì có bóng người nhô lên chỗ cửa xe và tiếng nói thoảng trong gió: "Em làm xong rồi anh ạ!"

- Sơn đấy à! Kết quả tốt chứ!

- Chúng em mới lấy được tám khẩu súng trường và một hòm đạn nặng quá. Chúng em định vào làm chuyến nữa. Có cả súng máy hai càng, anh có lấy không?

- Thôi đủ rồi! Ăn non thôi. Ăn tham dễ nghẹn.

Anh Doãn sợ nguy hiểm cho Sơn và người bạn của anh ấy. Anh bảo cả Sơn và bạn anh cùng lên xe về ngay Sở Công an Bắc Bộ.

- Nào! Kể lại cho mình nghe các cậu làm ăn ra sao?

- Cũng không có gì ghê gớm lắm. Bọn em chỉ mang theo sợi dây thừng dài và chắc, cái kìm, là đủ dụng cụ làm ăn rồi. Chúng em dùng súng cao su bắn vỡ bóng đèn để đoạn đường này tối hơn. Bọn em trèo lên đường tàu, tụt xuống mái tôn và lại có dịp dùng đến cái nghề cũ của bọn em. Chỉ một loáng, em đã cậy được tấm tôn, thòng dây tụt xuống bên trong. Bạn em nằm áp mình trên mái tôn chờ đợi và canh gác động tĩnh. Em mò mẫn tìm được các hòm dài biết là súng trường, phá khoá lấy ra từng khẩu súng, buộc vào dây để bạn em kéo lên. Lúc em đã lấy được mấy khẩu súng, bạn em ra hiệu như tiếng mèo kêu, báo động là có bọn lính tuần tiễu. Em giả làm tiếng chuột rúc, đuổi nhau. Chúng chỉ dừng lại trước cửa thấy khoá vẫn y nguyên nên lại tiếp tục đi tuần tiễu. Em lấy được 8 khẩu, chợt nhớ là có súng mà không có đạn thì súng chỉ như que sắt, nên lấy thêm hòm đạn vuông nhỏ, cũng khá nặng. Sau đó, em leo lên mái tôn, lợp lại cẩn thận như cũ, vặn chặt đinh ốc, rồi chuyển súng dần lên đường tàu, tụt xuống dây là xong.

- Sơn giỏi quá. Chuyện tày đình mà cứ như đùa chơi.

Anh Doãn nói xong, bỏ sang phòng bên một lúc, khi quay lại trong tay anh đã cầm một tập giấy bạc Đông Dương cũ, đưa cho người bạn của Sơn và nói: "Bồi dưỡng cho anh đấy. Tôi không dám nói trả công cho anh đâu!"

- Em giúp cho Sơn thôi. Em có công cán gì đâu!

Sơn gạt tay anh Doãn nói ngay: "Anh không cần phải làm thế. Bạn em không bao giờ nhân tiền đâu. Chúng em làm việc này vì đất nước mà thôi."

- Dứt khoát là em không nhận tiền của các anh. Chúng em chỉ làm một chốc thôi mà.

Nói xong, người bạn của Sơn đứng dậy, chào mọi người rồi ra về ngay. Anh Doãn cứ nhìn theo bạn của Sơn ra cửa, bần thần ngồi yên một lúc không nói gì, nhưng trong lòng anh trào lên sự xúc động sâu sắc.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #41 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:49:08 am »

Trước ngày 19-12-1946, Sở Công an Bắc Bộ đã ngừng làm công việc mọi ngày mà chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Tôi và vài anh ở Phòng Chính trị được phân về tiểu khu 6 thuộc Liên khu II để lãnh đạo tự vệ khu phố chiến đấu.


Sau gần hai tháng trời chiến đấu trên đường phố cùng lực lượng tự vệ và Vệ quốc đoàn, chúng tôi phải rút ra khỏi Liên khu II về Pháp Vân và Đuôi Cá. Sau đó tôi được anh Hoàng Mỹ phân công làm quận trưởng Công an quận 5 của Hà Nội.


Khi về đến làng Bối Khê để nhận nhiệm vụ mới, tôi lại gặp anh Sơn cũng đã được phân công về quận 5, cùng với số anh em trinh sát khác. Thấy tôi, anh Sơn vồ vập: "Anh cũng về công tác ở quận này à?"

- Mình được điều về đây làm quận trưởng Công an quận 5.

- A! Thế thì em lại được là quân của anh rồi đấy!

- Mình vẫn bố trí Sơn vào làm công tác tình báo, trinh sát nhé!

- Ra ngoài này, em đề nghị anh cho em ở đơn vị được cầm súng trực tiếp đánh giặc.

- Thế thì mình để Sơn về Đội Hành động. Đội này có nhiệm vụ hoạt động vũ trang, chống lại địch, bảo vệ cán bộ và đường dây liên lạc ra vào nội thành. Và khi đội đóng quân ở làng nào có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, chặn đánh địch khi chúng càn quét vào làng.

- Em xin làm trọn nhiệm vụ của anh giao cho em.

Sơn ở Đội Hành động của Công an quận 5, đã nhiều lần chạm súng với giặc khi chúng đưa quân đi phục kích, chặn bắt cán bộ và liên lạc của ta vào nội thành. Anh là chiến sĩ gan dạ, luôn tiến lên trước và rút lui sau cùng để yểm hộ cho anh em được an toàn.


Ngày 19-5-1947, quân Pháp ở Hà Đông tràn về làng Đa Sĩ, nơi Đội Hành động đóng quân. Theo đúng kế hoạch đã phân công từ trước Đội đã triển khai lực lượng đánh chặn quân địch để nhân dân có thời gian rút khỏi làng ra cánh đồng. Trong trận này, Sơn bị thương vào bụng, ngã vật xuống. Giặc tràn vào làng và bắt được Sơn.


Tên sĩ quan chỉ huy cuộc càn quét cay cú vì chúng bị giết một số tên nên ra lệnh xử bắn Sơn ngay ở đầu làng mà không chịu đưa anh về để chữa chạy vết thương.

Anh Sơn đã hy sinh anh dũng và quả cảm, nhưng anh vẫn mãi mãi sống trong tâm tưởng của toàn thể anh chị em Công an quận 5. Khi hòa bình lập lại, tôi có làm giấy xác nhận trường hợp hy sinh của anh để xin được công nhận là liệt sĩ. Nhưng chỉ vì thủ tục quy định: Liệt sĩ được hưởng tiền tuất, mà thân nhân của anh Sơn thì không còn có ai, thậm chí đến quê hương của anh ở đâu, chúng tôi cũng không ai được biết.


Tuy vậy, trong ý nghĩ của anh em cán bộ chiến sĩ Công an quận 5 trước đây, không ai là không nhớ đến anh Sơn với những chiến công thầm lặng của anh.

Tôi viết lại những kỷ niệm về anh như là một bài điếu để ghi lại những thành tích âm thầm anh đã dâng hiến cho Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến lâu dài của Việt Nam đã có hàng vạn những chiến sĩ "vô danh" ngã xuống để làm nên một đất nước Việt Nam hoà bình và độc lập.

Các anh sống ngắn ngủi, lấp lánh sáng ngời, như ngôi sao băng bay qua bầu trời đêm, rồi vụt tắt chỉ để lại một vệt sáng lung linh, huyền ảo. Cuộc đời của anh Sơn cũng là một đốm sao băng, vụt loé sáng rồi sớm tắt lịm như vậy, nhưng trong màn trời đêm ấy vẫn còn thấy lung linh, huyền ảo như câu chuyện huyền thoại.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:32:44 am »

7. Sư Trang, một chiến sĩ điệp báo

Sau trận quân Pháp nhảy dù bao vây làng Bồ Nâu định hốt trọn cơ quan Công an quận 5, tôi đã chuyển nơi làm việc đến làng Ước Lễ.

Một hôm anh Thuyên, trạm trưởng một trạm tình báo đến gặp tôi cho biết là có một nhà sư muốn được trực tiếp gặp tôi để xin nhận công tác hoạt động điệp báo trong nội thành. Tôi hỏi anh:

- Nhà sư tu ở chùa nào? Sư ông hay sư bà?

- Sư bà, tu ở chùa trên đường Đồng Quan ra Tía. Ngôi chùa ấy ở ngay sát đường cái, anh tìm cũng dễ.

Thời gian này tôi đã tổ chức đưa được một số người vào hoạt động điệp báo trong nội thành, nay có thêm nhà sư hoạt động điệp báo thì càng tốt vì đa dạng thành phần. Tôi hẹn với anh Thuyên cứ trả lời cho nhà sư ấy là có ngày tôi sẽ đến gặp.

Một ngày vào đầu tháng 8-1947. Tôi chuẩn bị đi công tác và dặn anh Mão, thư ký đánh máy là tôi đi đến chiều mới có thể về được.

Trời nắng chang chang, mãi đến gần trưa tôi mới tìm được ngôi chùa bên cạnh đường cái từ Đồng Quan ra Tía theo như lời anh Thuyên dặn. Vừa bước qua cổng tam quan của ngôi chùa, tôi hơi ngỡ ngàng vì cái bề thế rộng rãi ở nơi đây. Chiếc sân lát gạch vuông Bát Tràng đỏ au, rộng thênh thang dưới mấy bóng cây ngọc lan xanh thẫm, lấm tấm những nụ búp màu trắng ngà, e ấp dưới tán lá, toả hương thơm nhè nhẹ, càng làm cho cảnh chùa thêm thanh nhã, u tịch, trang nghiêm. Tôi rụt rè bước đến "trai phòng"1 (Trai phòng là nơi tiếp khách thập phương của nhà chùa), thấy một bác nông dân từ sân sau chạy ra đón:

- Thưa ông... ông là...

- Vâng! Tôi là trưởng Công an quận 5, Hà Nội đến gặp vị sư trụ trì ở chùa này.

- Thưa ông! Sư bà chúng tôi cũng đã dặn chúng tôi hôm nay nhà chùa có khách quý. Đang nắng nôi thế này, ông không để mát trời hãy đi?

- Cơ quan tôi ở xa lắm. Đi từ sáng sớm mới tới đây đấy, mong được gặp nhà chùa bàn công việc xong rồi còn về cho kịp trước trời tối.

- Sư bà chúng tôi đang tụng kinh. Xin mời ông vào nghỉ ở "trai phòng" để tôi lên báo cho sư bà biết.

- Ông cứ để sư bà tụng kinh.

Trai phòng rộng rãi, thoáng đãng, nối liền sân trước với sân sau, qua một sân gạch nhỏ là đến dãy nhà bếp, chuồng trâu, chuồng lợn, rồi ao thả cá và vườn rau. Tôi ngồi xuống chiếc tràng kỷ bằng gỗ cũ đã lên nước đen bóng, thấy bàn ghế, nền nhà sạch như li, như lau không chút bụi, cảm thấy thoải mái với không khí thanh bình, nhẹ lâng lâng ở vùng hậu phương yên tĩnh. Gió mát thổi lộng làm cho tôi quên hết nỗi nhọc mệt đường xa. Ngồi một lúc, bác Mộc1 (Tên gọi chung những ông già phục vụ ở nhà chùa) đã đem siêu nước mới đun sôi, từ dưới nhà bếp lên vừa đi, vừa rót nước xuống sân gạch kêu lộp bộp để thử nước đun sôi. Bác pha ấm chè xanh, đặt trong chiếc khay cũng bằng gỗ gụ, chân quỳ. Trong khay có chiếc đĩa hình thất hiền, trên đặt chiếc chén cổ nhỏ màu xanh ngọc bích, vẽ mấy ông lão đang ngồi dưới gốc cây uống trà. Nước chè sóng sánh màu vàng tươi, bốc mùi thơm ngai ngái. Tôi nhấp ngụm nước thấy chát nhưng chỉ một lúc sau lại thấy đầu lưỡi có vị ngọt làm dịu ngay cơn khát.

Chợt nghe có tiếng chào: "A di đà phật!"

Tôi quay lại, chưa kịp đáp lại lời chào thì bác Mộc đã đỡ lời:

- Thưa ông! Sư bà trụ trì chùa chúng tôi.

Trước mắt tôi là sư bà? Không phải! Đây chỉ là nét mặt một chị thôn nữ xinh xắn, núp dưới chiếc khăn nâu quấn trên đầu và mặc bộ quần áo dài cũng màu nâu chân chất của đồng quê. Thì ra "sư bà" là gọi theo chức vụ của người tu hành đã lên cấp, mà không do tuổi tác. Vị sư bà này chỉ độ 26-27 tuổi, hơn tôi vài ba tuổi nên tôi không biết xưng hô thế nào mà chỉ gọi chung chung.

- Thưa nhà chùa, tôi là Lê Tuấn, được anh Thuyên cho biết ý định của nhà chùa muốn gặp trực tiếp tôi để hiểu rõ về công việc.

- Thưa ông "quận", tuy tôi đã rũ bỏ cuộc đời trần tục, nhưng nước nhà đang gặp nạn chiến tranh, tôi suy nghĩ nhiều thấy mình không thể cứ núp bóng cửa Phật, sáng chiều kinh kệ, mà mong muốn được góp chút công sức nhỏ mọn của mình vào công việc cứu nước. Cụ Hồ đã dạy "nước nhà còn chưa được độc lập thì cuộc sống của nhân dân ta còn lầm than, khổ cực." Tôi đã nhập thiền xuống tóc, khoác áo nâu sống, cũng mong cứu khổ cho nhân dân bằng kinh kệ... Nhưng thời thế này, muốn giúp dân khỏi khổ chỉ còn cách hoạt động thực tế, tham gia kháng chiến cứu nước... Tôi mong được gặp ông "quận" để biết rõ hoàn cảnh dốt nát của tôi ngoài sớm chiều cầu kinh, tụng niệm với tiếng mõ, tiếng chuông, còn có thể làm được công việc gì khác nữa để cứu nước, cứu dân.

- Thưa nhà chùa! Lòng yêu nước của nhà chùa thật đáng quý. Người ta ở hoàn cảnh nào cũng có thể góp sức mình cho công cuộc kháng chiến của toàn dân. Ở chỗ chúng tôi cũng có chú tiểu và một sư ông đã bỏ chùa theo chúng tôi làm công tác. Nhà chùa đã cho tôi biết ý định của mình, nhưng tôi cũng xin nói rõ, công việc công an chúng tôi hoạt động trong lòng địch có nhiều khó khăn, nguy hiểm chưa thể lường hết được, và chỉ sơ ý một chút cũng có thể sa vào tay chúng.

- Thưa ông "quận", tôi đã núp dưới bóng Phật từ ngày còn trẻ và nay cũng đã suy nghĩ kỹ vể lời anh Thuyên gợi ý, tôi cảm thấy tuy mình đã thoát tục, là đã coi nhẹ cuộc đời vật chất, thì một khi đã quyết đóng góp sức mình vào công việc cứu nước sẽ không ngần ngại gì trước mọi hiểm nguy, dù có phải hy sinh thân mình cũng cam lòng. Xin ông "quận" cứ cho tôi biết, ở hoàn cảnh của tôi có thể đóng góp được gì có ích cho kháng chiến?

- Nhà chùa có thể tục huyền, tham gia vào đoàn thể phụ nữ cứu quốc hoạt động ở địa phương cũng là kháng chiến, mà không phải dấn thân vào nơi hang hùm, nọc rắn làm chi.

Sư bà cười lộ hai hàm răng đen nhưng nhức, đều đặn như hạt na, định cởi bỏ chiếc áo nâu sồng, nhất định phải đặt mình vào nơi đầu sóng, ngọn gió mới bõ công quay về cuộc đời trần tục.

- Công việc của công an chúng tôi là hoạt động điệp báo ngay trong lòng địch. Có khi còn phải chui vào trong nội bộ của chúng để thu thập, điều tra tin tức. Hoạt động rất đa dạng, có đủ thành phần để đi sâu vào trong lòng địch. Ngay như hoàn cảnh của nhà chùa cũng thích hợp với nhiệm vụ này, một khi nhà chùa đã có quyết tâm như vậy... Nhưng tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa để nhà chùa cân nhắc, suy nghĩ, nhất là nhà chùa là một phụ nữ, nếu sa vào tay địch thì có thể gặp nhiều đau khổ về tinh thần hơn là sự tra tấn về thể xác.

- Xin ông "quận" cứ cho tôi biết rõ nhiệm vụ, để tôi suy nghĩ thêm cho chín chắn trước khi trả lời chính thức.

- Nhà chùa có quen biết vị sư cụ chùa Chân Tiên, nay nhà chùa đến xin trụ trì ở chùa ấy có được không?

- Sao! Có nghĩa là tôi vẫn phải đi tu?
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:33:55 am »

Sư bà nói xong, khẽ mỉm cười, cau mày suy nghĩ. Tôi nhấp ngụm nước chè xanh chát, chờ đợi và đưa mắt lướt nhìn toàn quang cảnh ngôi chùa, thấy rõ tấm lòng của sư bà quyết tâm dời bỏ ngôi chùa lớn, khách thập phương đến dâng hương cầu cúng đông đúc, cũng có nghĩa là nhà chùa không màng chi đến lợi lộc và cuộc sống an nhàn nơi đây.

- Ông "quận" có nói một chú tiểu đã đi làm giao thông và một sư ông đã đi nhận công tác của ngành công an? Tôi đã vứt bỏ chiếc áo nâu này là quyết tâm xin nhận công việc cứu nước thì dù có phải hy sinh đến tính mạng của mình cũng chịu được. Tỏi biết ý của ông "quận" cho chúng tôi là thân phận đàn bà nếu rơi vào tay giặc thì còn phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực khác nữa... Tôi nghĩ nhiều rồi, nếu ở chùa thì ngay ở nơi này tôi cũng có thể tham gia vào công việc. Nhưng tôi cũng đã nói với ông "quận" là một khi tôi đã rời bỏ cảnh chùa thì phải nhận nhiệm vụ ở nơi gian nguy nhất. Tôi đã quyết tâm như vậy, xin ông "quận" hiểu cho lòng thành thực của tôi...

Tôi không còn lý do gì để từ chối, nên nói: "Xin nhà chùa cứ suy nghĩ thêm và thu xếp mọi công việc ở chùa, sau đây độ vài ba hôm, xin đến gặp tôi ở làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai. Nhà chùa cứ đến ngôi chùa của làng, gặp các em giao thông của cơ quan chúng tôi đóng ở đấy nói là tôi đã hẹn nhà chùa."

Nói xong, tôi đứng dậy, thắt lưng súng vào người, uống cạn chén nước chè xanh rồi xin phép nhà chùa ra về, thì bác Mộc đã rối rít:

- Đang trưa nắng thế này, ông đừng về vội. Sư bà chúng cháu mời ông ở lại xơi tạm bữa cơm thanh tịnh của nhà chùa.

Sư bà cũng cười nói: "Xin mời ông "quận" ở lại ăn bữa cơm rau dưa... Trời nắng quá! Tôi đã bảo bác Mộc làm cơm xong rồi và thu xếp chỗ để ông "quận" nghỉ lại qua trưa hãy về."

Mấy bà vãi thấy nhà chùa có khách cũng đã đến từ lúc nãy, vẫn ngồi xệp xuống nền gạch nghe chuyện của sư bà và tôi, đều đứng lên, chào mời tôi ở lại, rồi vội vã xuống bếp. Chỉ một loáng, bác Mộc đã bưng chiếc mâm gỗ sơn son còn mới, có lẽ chỉ để dùng trong dịp lễ hội và ngày Tết, nay có khách quý là tôi, nên chiếc mâm son ấy cũng được đem ra dùng. Trong mâm chỉ có bát rau muống, bát dưa, chén cà dầm tương và đĩa đậu phụ. Tôi lúng túng nhìn mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa tre, rồi đưa mắt nhìn lên bác Mộc. Như hiểu ý tôi, bác Mộc nói ngay:

- Sư bà và chúng tôi đã ăn cơm từ sớm, trưa có nồi khoai lang luộc, đến chiều tối mới lại ăn cơm. Xin mời ông xơi bữa cơm rau của nhà chùa. Chúng tôi xin vô phép.

Tôi đành phải ngồi ăn cơm một mình. Khi ăn xong, nước nôi còn có nải chuối tiêu để tráng miệng. Sau đó mấy bà vãi dẫn tôi đến một gian buồng có che mành ở ngoài cửa để nghỉ trưa. Gian buồng có lẽ của sư bà nên sạch sẽ, gọn gàng, chiếc chiếu hoa mới còn thơm mùi cói và chiếc gối bông vải trắng. Không khí mát dịu và yên tĩnh đã ru tôi vào giấc ngủ trưa.


Mấy hôm sau, lúc tôi đang làm việc thì em giao thông vào báo là có một chị thôn quê muốn gặp tôi, đang ở tại chùa Ước Lễ, nơi trạm giao thông đóng. Tôi nghỉ làm việc, theo em giao thông đến ngôi chùa ở đầu làng đã nhận ngay ra sư bà với chiếc khăn nâu chít mỏ quạ, trông rõ là một phụ nữ nông thôn xinh đẹp.

- Xin lỗi nhà chùa! Bây giờ tôi phải gọi là gì?

- Tên em là Trang, anh cứ gọi em như vậy.

Chị "sư bà" nói nhỏ nhẹ, ngượng ngùng với dáng điệu bẽn lui của cô gái đồng quê và của một nhà sư mới học lại tiếng nói của đời trần tục.

- Chị Trang ạ! Chị ở lại đây vài hôm để học qua những điều cơ bản về nguyên tắc hoạt động tình báo trong lòng địch. Nhưng tôi đề nghị, tóc chị còn chưa dài, ăn mặc thế này vào địch hậu dễ bị bọn chúng sinh nghi. Chị cứ ăn mặc theo kiểu nhà sư vào đến nội thành có nơi ăn, chốn ở yên ổn tại nhà cơ sở, dần dần khi tóc dài chị sẽ cải trang lại cho hợp với người thành thị.


Chị Trang thấy tôi nói có lý nên ưng thuận ngay. Sau đấy chị được cài vào một gia đình buôn bán lớn ở hàng Bồ. Chị đã thường xuyên ngày rằm, mồng một đi lễ chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Chân Tiên tìm cách làm quen với bà vợ Nghiêm Xuân Thiện đang làm thị trưởng thành phố.


Bà này hay đi lễ chùa, chị Trang lại hiểu nhiều về kinh kệ, đạo Phật nên đã trở thành bạn thân của bà vợ Nghiêm Xuân Thiện. Và qua bà này, chị Trang còn làm quen được với nhiều hà vợ các viên chức cao cấp của nguỵ quyền để khai thác tin tức ở những bà vợ lắm mồm, lắm miệng. Từ đó, chị Trang đã khai thác được nhiều thông tin bí mật về chủ trương của nguỵ quyền và cả những bí mật quân sự mà những bà vợ có chồng là sĩ quan ngụy đã mau mồm mau miệng tâm sự với chị. Suốt năm tháng hoạt động trong lòng địch, chị Trang đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tin tức có giá trị cả về chủ trương hành chính và những âm mưu quân sự của địch. Có một lần chị ra vùng tự do để gặp tôi xin chỉ thị, tôi thấy chị tươi tỉnh và hoạt bát trong bộ áo người phụ nữ tỉnh thành, tôi thấy mừng cho chị. Khi xong cong việc, tôi mới nói đùa, gợi ý với chị:

- Chị Trang cũng nên nghĩ dần đến việc lập gia đình khi đã tục huyền chứ? Tôi sẽ giới thiệu cho chị một cán bộ thật tốt.

- Em đã là một người phụ nữ. Khi tục huyền cũng có trái tim với nhịp đập yêu thương, nhưng người mà em gửi gắm thầm lặng chỉ có thể trong ước mong mà không thể xây dựng lứa đôi được, cũng như lúc em đã gửi cả thể xác và tâm hồn vào cửa Phật. Anh cứ để cho em được suy nghĩ về cuộc đời riêng tư của em.

Tôi cũng không dám gợi sâu thêm về một ký ức xa xưa của chị, chắc phải la đau buồn nên chị mới sớm gửi thân vào cửa Phật. Một cuộc tình duyên ép uổng nào chăng? Tuy chị không phải là sắc nước, hương trời, nhưng cũng là bông hoa đồng nội tươi thắm.


Thế rồi chị lại trở vào nội thành để hoạt động điệp báo cho đến ngày hòa bình lập lại. Khi mọi công việc tiếp quản đã hoàn thành, một hôm chị Trang lại tìm đến gặp tôi và anh Thuyên với nét mặt không vui mà đượm buồn. Chị đến chào từ biệt tôi và anh Thuyên để lại quay về với cảnh thiền ở làng quê, xa lánh mọi thứ phù hoa ở nội thành thị. Tôi và anh Thuyên khuyên như chị thế nào cũng không được. Mãi sau chị mới lau nước mắt nói như thì thầm: "Em quen biết các anh càng thấy yêu quý cuộc đời tận tụy vì cách mạng và kháng chiến của các anh. Phải xa các anh, em cũng rất buồn, nhưng em cũng đã suy nghĩ chín chắn, thấu đáo khi quyết định, cũng như khi em đã quyết bỏ quần áo nâu sồng để lao vào công việc hiểm nguy như các anh... Bây giờ em thấy có thể lại thanh thản trở về với cuộc đời thoát tục như trước đây."
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:36:38 am »

Tôi cũng nghĩ đến ý nguyện của chị khi cương quyết bỏ cửa Phật để theo kháng chiến đến nay quyết định trở về cuộc sống cũ thì chắc chị cũng đã có suy nghĩ chín chắn lắm rồi. Chị là người có lý trí độc lập, có tư tưởng dũng cảm để quyết định những bước đi trong cuộc đời. Tôi hỏi chị có trở về chùa cũ nữa hay không, để có dịp chúng tôi lại về chùa thăm chị. Chị Trang nói với giọng buồn buồn: "Em sẽ về thăm lại ngôi chùa cũ, cảnh cũ, người cũ và lễ Phật để xin trở về làm con của Người. Nhưng chắc chắn chùa ấy cũng đã có vị sư khác trụ trì rồi, nên em chưa biết sẽ đến ở chùa nào. Và dù có ở chùa nào thì cũng là cửa Phật như nhau và em chắc nơi nào cũng mở rộng cho em lại trở về cảnh cũ..."


Hơn 40 năm sau, vào dịp xuân, tiết trời ấm áp, tôi đến thăm anh Thuyên và hai chúng tôi cùng nhắc lại chuyện chị Trang. Anh Thuyên nói ngay: "Anh Tuấn có muốn đi thăm chị Trang không?"

- Tôi nhớ chứ, nhưng biết tìm chị ở nơi đâu?

- Tôi biết nơi chị ở rồi. Chị lại đi tu và nay ở chùa Ngãi Cầu.

- Chùa Ngãi Cầu thì tôi biết rồi. Một ngôi chùa nhỏ sát ngay cánh đồng mà lúc bắt đầu kháng chiến rút ra khỏi Hà Nội, tôi và anh Tài đã huấn luyện gần 10 em giao thông cả trai và gái sàn sàn độ 14-15 tuổi ở đó. Dạo ấy anh Hoàng Mỹ có giao tôi nhiệm vụ huấn luyện các em về quân sự, còn anh Tài phụ trách huấn luyện về chính trị và tinh thần kháng chiến chống Pháp. Chùa ấy nghèo lắm, chỉ có một điện thờ Phật và ba gian nhà trống trơn không có bệ thờ tượng La Hán như mọi chùa khác. Năm đầu kháng chiến ấy rét lắm, mà chúng tôi và các em đều không có đầy đủ quần áo. Cứ tối đến khi đi ngủ là tôi và anh Tài mỗi người nằm hai bên đầu ngoài cùng, còn số các em nằm giữa. Có hôm anh Tài, có hôm là tôi đi nằm sau cùng để rải rơm phủ đã phơi nắng, kín lên người các em thay chăn ấm. Chị Trang tu ở chùa ấy không nguy nga như hồi chị tu ở chùa gần Tía.

- Anh biết chùa ấy thì chủ nhật này tôi và anh đi thăm chị Trang nhé!

Sáng chủ nhật, tôi và anh Thuyên đạp xe thong thả vào Hà Đông rồi sang đường đi Tây Mỗ, Đại Mỗ, lên đến Ngãi Cầu. Tôi và anh Thuyên hỏi thăm một bà vãi về sư Trang, nhưng bà không biết gì. Chúng tôi còn đang lúng túng chưa biết hỏi thăm thế nào thì chợt nghe có tiếng nói nhè nhẹ ngay phía sau: "Ôi! Anh Tuấn, anh Thuyên!" Chúng tôi quay mặt lại, bồi hồi xúc động: "Sư cụ Trang đây rồi! Đã hơn nửa đời người, trông chị có già đi nhưng nét mặt và hình dáng thì không thay đổi mấy."


Chị Trang như chúng tôi vẫn quen gọi thì nay cũng đã ngoài 70 tuổi rồi. Chị tíu tít mời chúng tôi vào chính điện, pha trà, lấy cam, chuối bày cả lên bàn mời mọc ân cẩn như thuở xưa.

- Xin lỗi sư cụ nhé. Chị Trang à, chị cho phép chúng tôi được quen gọi chị như ngày xưa nhé. Đã hơn 40 năm, tôi vẫn nhớ ngôi chùa ở gần Tía, chén nước chè xanh dân dã, bữa cơm rau dưa thanh đạm và trưa hè man mác những kỷ niệm đẹp đẽ...

- Anh nhớ lâu đấy! Tôi cũng không quên ngày từ bỏ cảnh Phật trở về cuộc đời trần tục và lần gặp anh ở chùa làng Ước Lễ. Nhanh nhỉ! Mới ngày nào đến nay chúng ta đã qua nửa đời người rồi. Tôi vẫn nhớ như in ngày từ bỏ cảnh chùa đi công tác với các anh. Đến nay tôi cũng đã qua mấy chùa rồi mới đến ăn mày cửa Phật ở chùa này.

Chị Trang vừa nói vừa dơm dớm nước mắt tỏ ra rất xúc động. Chị hỏi thăm từng anh chị em mà chị quen biết khi giao dịch công việc. Tôi nói cho chị rõ hoàn cảnh từng người và cũng đã có vài anh chị hy sinh. Anh Thuyên thì đã có chắt gọi cụ, còn tôi cũng đã có 6 cháu nội, ngoại. Chúng tôi đều đã về hưu, sống an nhàn với cuộc đời liêm khiết của người cán bộ kháng chiến năm xưa và đều có gia cảnh no đủ.

- A di đà phật!

Những tiếng niệm phật của mấy bà vãi trong làng ra lễ chùa. Trông bà nào cũng tươi tỉnh, miệng nhai trầu bỏm bẻm, mặc áo dài nâu, áo bông, quần đen lành lặn, đi dép, tỏ rõ sự sung túc của một làng quê. Chị Trang xin phép đứng lên đi thắp hương và thỉnh chuông để các bà làm lễ Phật. Nhìn dáng điệu chị còn nhanh nhẹn, tôi khẽ nói với anh Thuyên: "44 mùa xuân qua đã là quá nửa đời người, nhưng tôi thấy ở chị Trang vẫn là mùa xuân vĩnh cửu. Chị đã gắn bó đời mình trong suốt 8 năm trời kháng chiến..."


Hai chúng tôi từ giã chị rồi ra về, hẹn nhau mùa xuân sang năm lại về chùa Ngãi Cầu thăm sư cụ Trang. Nhưng cũng đúng mùa xuân năm sau, tôi và anh Thuyên về chùa Ngãi Cầu thì được một sư cụ khác chậm chạp trả lời cho chúng tôi biết: "Sư cụ Trang đã lại tu ở chùa khác thuộc vùng Ninh Bình. Cụ chúng tôi cứ thấy chùa nào tiêu điều thì lại xin đến trụ trì ở chùa ấy để gây dựng lại nhà chùa cho khang trang. Chùa Ngãi Cầu này trước kia cũng tàn tạ, đổ nát, nhờ có cụ chúng tôi nên đến nay ngôi chùa mới được như thế này!"


Chúng tôi hỏi thăm sư cụ Trang tu ở chùa nào nhưng nhà sư này cũng không biết ở đâu.

Trên đường ra về, anh Thuyên cứ ca cẩm làm sao hỏi thăm được nơi trụ trì mới của sư Trang ở Ninh Bình. Tôi chỉ im lặng đạp xe đi và nghĩ thầm: "Thế là cánh chim Hạc lại bay về với non nước thiên nhiên... Chúng tôi người trần tục biết tìm chị ở nơi nào?" Chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Trung Quốc nói về một người sư nữ đi tu:

   "Trầm tâm vi tận, tục duyên đoạn
   Thiên lý hạ san không nguyệt minh..."

Tôi tạm dịch
        "Lòng trần chưa dứt, duyên trần đút
   Ngàn dặm trăng soi, dáng núi buồn..."


Kỷ niệm về sư Trang luôn êm dịu trong ý nghĩ của tôi và vẫn tươi mới như ngày đầu gặp chị.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:38:57 am »

8. Nhớ về cái tết đầu tiên trong vùng địch

Đầu năm 1948, tôi thấy cần phải hiểu rõ cụ thể công việc, nên đi thăm các cơ sở để động viên họ tích cực ủng hộ, giúp đỡ kháng chiến. Tôi báo cho anh Trần Hoàng Bá trạm trưởng một trạm tình báo, phụ trách địa bàn từ Ngã tư Sở đến Cầu Giấy, chuẩn bị đi cùng với tôi lên thăm một vài cơ sở ở ngoại thành.


Hai chúng tôi và một em giao thông ra đi lúc trời về chiều, cứ băng qua các cánh ruộng đã gặt hái xong chỉ còn trơ gốc rạ. Gió bấc thổi mạnh, chúng tôi chỉ mặc áo trấn thủ bằng bông, bên ngoài mặc áo cánh náu để nguỵ trang... hăm hở ra đi nên quên cả cái giá lạnh.


Trời tối mịt, chúng tôi đã vượt qua nhiều cánh đồng và những làng tề, hướng về phía nội thành nơi ánh điện toả sáng lên bầu trời đỏ úa. Đang đi, chợt anh Bá kéo tay tôi, khẽ thì thào: "Chúng ta phải vượt qua làng tề ác này, anh đứng đây chờ tôi lên xem động tĩnh ra sao!"


Tôi và em giao thông ngồi thụp xuống, nép vào bờ ruộng ao, nhìn về phía thành phố đã thấy nhấp nháy những ánh ngọn đòn điện. Lúc này ngồi nghỉ lại, tôi và em giao thông mới thấy lạnh làm người run lập cập. Tôi cầm khẩu súng ngắn colt 12 đến tê dại cả các ngón tay. Em giao thông khẽ hỏi tôi: "Sắp đến rồi hở anh?"

- Ừ! Em có sợ không?

- Cũng sợ mà cũng không... vì đi với các anh nên em yên tâm lắm... Đúng lúc ấy, Anh Bá quay lại nói: "An toàn rồi! Chúng ta vượt qua làng tề ác này sang bên kia là yên ổn..."

Ba chúng tôi như cái bóng mờ ảo, vượt qua con đường đất nhanh như chớp.

- Tôi đưa anh vào làng Phương Liệt, vì đây là bàn đạp của ta tung người vào nội thành, có nhiều cơ sở trung kiên lắm... Ý anh định thế nào?

- Ta cứ bí mật đi thăm hết các cơ sở để động viên họ, đừng bỏ sót nơi nào và cũng đừng để cho họ biết rõ về nhau...

- Lý trưởng làng này cũng là cơ sở tốt của ta đấy. Ông ấy là người hai mang... Sáng là người của địch, tối lại là người của ta...

- Đến thăm ông ấy sau cùng rồi ta rút về cũng kịp!

Chúng tôi lặng lẽ đi trên đường gạch nhỏ quanh co các ngõ, thấy nhà nào cũng đóng kín cổng và thoang thoảng có mùi hương thơm... Đi thăm hết năm nhà cơ sở ở rải rác trong làng, chúng tôi mới đến nhà ông Lý trưởng. Anh Bá nhặt hòn gạch nhỏ, ném qua tường vào trong sân. Tiếng chó sủa và có tiếng người khẽ quát chó, rồi lúc sau có tiếng nói bên trong cánh cong: "Ai đó?"

- Bá đây!

Cánh cổng hé mở, anh Bá vào trước rồi đến tôi và em giao thông. Cánh cổng lại được cài then chắc chắn. Đang từ chỗ tối, vào đến nơi có ánh sáng chan hoà, tôi hoa mắt thì thấy có người từ trên hè chạy xuống sân, ôm chầm lấy tôi nói: "Được gặp anh ở đây, thật mừng quá!"

- A! Anh Hiệp! Sao anh cũng có mặt ở đây lúc này?

- Thì đây là quê tôi mà... Được tin anh Bá nhắn lên cho biết có cán bộ lên thăm cơ sở vùng ngoại thành, nên tôi từ trong đó ra đây để đón cán bộ phụ trách... Không ngờ lại là anh!

Anh Hiệp là cán bộ tình báo của ta, đang hoạt động trong nội thành. Trước cách mạng, hai chúng tôi ở nhà gần nhau, chơi với nhau rất thân thiết như anh em... Bây giờ gặp lại nhau trong hoàn cảnh này nên hai chúng tôi cũng rất mừng vui.


Đang lúc chúng tôi chuyện trò cởi mở, thì ông chủ nhà cũng chạy ra nói ngay: "Mời hai anh vào trong nhà. Gia đình tôi chờ đón cán bộ lãnh đạo lên thăm từ tối đến giờ..."

Tôi khẽ nói với anh Bá: "Đáng ra anh không nên báo trước việc tôi vào vùng địch, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao?"

Anh Hiệp như đoán được ý của tôi nên nói ngay: "Về nguyên tắc như vậy là không đúng! Nhưng về tình cảm nhân dân đối với cán bộ thì chân tình lắm. Anh đến các nhà dân có thấy tiếng chó sủa nào đâu. Các gia đình đã nhốt chó để nó khỏi cắn gây động cho địch nghi ngờ, vì ở đây gần phi trường Bạch Mai lắm... Anh yên tâm! Chúng tôi xin bảo đảm an toàn cho các anh..."

Ông chủ nhà cũng nhanh nhảu nói ngay: "Thưa anh! Tôi tuy làm lý trưởng tề, nhưng thực ra là làm việc cho ta. Tôi xin chịu trách nhiệm việc bảo vệ cho cán bộ... Nhân hôm nay là ngày cúng ông Táo lên chầu trời. Xin mời cán bộ ở lại vui với gia đình tôi..."


Nói xong, ông giục vợ con sửa soạn bữa ăn. Tôi nhìn lên bàn thờ nhà ông thấy hương hoa, cỗ bàn đầy ắp, chợt nhớ ra hôm nay đúng là sắp đến Tết âm lịch. Tết năm 1946, tôi còn nằm phục ở ngoài bãi tha ma làng Hoàng Mai cùng với Vệ quốc đoàn và tự vệ để chặn đánh dịch, nên không nghĩ gì đến Tết. Năm nay còn lo đến việc làm sao đưa được người vào hoạt động trong nội thành nên cũng chẳng biết thời gian qua đi...


Cỗ bàn đã dọn ra nhanh chóng, ông chủ nhà xăng xái mời tôi. Ông rót ly rượu mùi mời tôi. Tôi không uống được rượu nên nhấp một ngụm thấy cổ họng cay xè, ho sặc sụa, anh Bá vui vẻ nói: "Ông thứ cho anh Tuấn, quận trưởng của chúng tôi không biết uống rượu đâu!"


Ông chủ nhà vỗ đùi cười to: "Tôi đang được đón tiếp ông quận trưởng Lê Tuấn đúng vào ngày Tết vui thế này. Thế mà cách đây mấy tháng, báo chí của địch cứ tuyên truyền om sòm là trong vụ quân Pháp nhảy dù ngày 27-6-1947 xuống làng Bồ Nâu đã bắt được quận trưởng công an Lê Tuấn... Thì ra chúng chỉ nói láo! Hôm nay ông Lê Tuấn lại có mặt ở ngay sát địch, thật là hân hạnh và vui sướng cho gia đình tôi lắm..."


Anh Hiệp cũng cho tôi rõ: "Ông lý trưởng ra làm với địch để che mắt và bảo vệ cho dân mà thôi, ông cũng có hai con trai tham gia kháng chiến. Anh Tám làm việc ở Bộ Ngoại giao và anh Chín làm tình báo như tôi..."

Nghe thế tôi hoàn toàn yên tâm vì ông làm lý trưởng chỉ là hình thức, còn gia đình ông cũng là gia đình kháng chiến.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:40:12 am »

Thực tình trong bữa ăn ấy, tôi thấy ngon miệng vì đói lại vui. Bữa ăn đã gần tàn thì có tiếng gõ cổng. Ông chủ nhà ngừng ăn, nghe ngóng rồi nói khẽ: "Thường bọn sĩ quan Pháp ở phi trường hay mò ra nhà tôi kiếm rượu. Hôm nay chúng biết là ngày cúng ông Táo nên chắc lại ra ăn mảnh..."


Tôi trao đổi nhanh với anh Bá: "Anh thông thuộc địa bàn trên này, anh thoát ra trước đã, nếu tôi có làm sao, anh về báo cáo lại với anh Tài biết sự việc. Tôi có súng, nếu xảy ra chuyện xấu, tôi sẽ có cách đối phó với chúng. Còn em giao thông cứ hoà mình với gia đình như con cái trong nhà... Anh Hiệp đi với tôi lên gác..."


Tiếng gõ cửa càng dồn dập, ông chủ nhà tái mặt, chưa biết xử lý ra sao, tôi nói với ông: "Ông cùng với gia đình và em giao thông ngồi ăn đàng hoàng... cho người ra mở cổng. Nếu là quân đội lùng sục, tôi sẽ có cách đối phó. Còn nếu là bọn sĩ quan ăn mảnh, ông đừng hoảng hốt, cứ mời chúng ở lại và chuốc rượu cho chúng thật say... Ông không lo vì chúng tôi có mặt ở đây!"


Ông chủ nhà nghe lời tôi lấy lại vẻ mặt bình tĩnh, cho người ra mở cổng thì chỉ có hai tên sĩ quan Pháp đi vào. Tôi nhìn qua khe ván sàn gác thấy chúng còn trẻ, bước vào nhà cười hề hề...

- Chào ông lý trưởng! Chào cả nhà! Tối nay nhà ông vui quá...

Ông lý trưởng tụt xuống sập, ra cửa đón, cười nói:

- Ngày Tết mà! Tiện mời hai ông ở lại uống rượu với gia đình.

- Tốt! Tốt! Tết Việt Nam vui lắm!

Mục đích của chúng chỉ kiếm rượu nên chúng không khách sáo gì, cởi giày, cởi thắt lưng súng ngắn để bên cạnh, ngồi khoanh chân trên sập thành thạo lắm. Ông chủ nhà rót rượu mùi ra hai chiếc cốc, nhưng một tên đã giơ tay ngăn lại nói lơ lớ: "Liqueur khong tốt! Alcool tốt hơn! (Rượu mùi không tốt, rượu trắng tốt hơn!).


Lúc này ông lý trưởng đã yên tâm, thấy hai tên sĩ quan Pháp đòi rượu lậu nên bảo người nhà lấy ra chai rượu trắng, có nút đậy bằng lá chuối khô. Ông rót đầy hai cốc lớn và mời chúng chạm cốc. Hai tên sĩ quan Pháp không làm khách, ăn uống nhổm nhoàm. Một lúc sau chai rượu trắng đã cạn, ông lý trưởng sai lấy tiếp chai khác...


Ở trên gác, tôi và anh Hiệp nhìn qua khe ván sàn thấy hai tên đã uống gần cạn chai thứ hai, tôi nói khẽ: "Lúc này mình xuống thu hai khẩu súng, bắt sống hai tên này đưa ra vùng tự do thì dễ quá!"

- Nhưng lộ cho cơ sở.

- Chính vì nghĩ vậy nên mình đành nhìn chúng mà chịu...

Mãi đến khuya tiệc rượu mới tàn, hai tên sĩ quan Pháp chuệnh choạng ra về. Ông chủ nhà tiễn chân chúng ra cổng rồi cài then chặt lại, quay vào nhà thì tôi và anh Hiệp đã xuống nhà. Chúng tôi nhìn nhau cùng cười.

- Bọn này hay mò ra nhà tôi kiếm ăn mảnh. Hôm nay chúng được bữa say tuý luý.

- Tiếc quá, để bảo vệ cho ông mà tôi đành để sổng hai tên sĩ quan Pháp đấy!

Cũng lúc ấy, anh Bá vào nhà, cười nói: "Chúng mình lên đúng vào ngày giáp Tết nên trong làng cũng có vài nhà được bọn lính Pháp mò vào kiếm rượu. Việc anh lên đây không có điều gì để lộ ra được!"

Chúng tôi ngồi nói chuyện với anh Hiệp và ông lý trưởng một lúc rồi xin phép rút lui, anh Hiệp biết là chúng tôi còn phải vượt qua chặng đường dài và cả những làng tề ác nên không giữ chúng tôi lại. Ông chủ nhà ra cổng một lúc rồi lại quay trở vào nói nhỏ câu gì đó với anh Bá, rồi ông chắp hai tay chào tôi: "Chúc ông quận trưởng sang năm mới luôn mạnh khoẻ và thu được nhiều thắng lợi... Chúng tôi mong lại gặp ông!"


Anh Hiệp chỉ ôm chặt lấy tôi nói với giọng xúc động: "Các anh đi an toàn nhé!"

Anh Bá đưa tôi ra cổng, không đi theo đường ruộng, mà lại đi trên đường nhựa.

- Sao lại đi trên đường số 1 !

- Anh yên tâm! Ông lý trưởng đã bố trí dân vệ canh phòng cho chúng ta trên đường đi rồi.

Chúng tôi lặng lẽ rảo bước. Cách từng đoạn đường tôi lại gặp một người mặc quần áo trắng đứng ở bên đường. Tôi hỏi anh Bá:

- Họ mặc quần áo trắng không sợ lộ à?

- Địch bắt dân vệ đi tuần phải mặc quần áo trắng để chúng dễ kiểm soát.

Đến Pháp Vân, chúng tôi rẽ vào làng Huỳnh Cung. Tôi bắt gặp anh dân vệ cuối cùng, liền nắm lấy tay anh nói nhỏ: "Cám ơn các anh lắm. Chúng ta nhất định thắng lợi!" Rồi chúng tôi biến vào màn đêm đen như mực!

Tiếc rằng, ít lâu sau ông lý trưởng Phương Liệt một lòng theo cách mạng, có hai con trai, một làm công tác tình báo, một làm ở cơ quan ngoại giao của ta, đã bị đội hành động của Công an quận 6, do tên Đảm chỉ huy xử oan. Sau này tên Đảm trốn vào đầu hàng địch cũng đã chết. Anh Tám vẫn theo kháng chiến cho đến ngày tiếp quản. Còn anh Chín đã tức giận bỏ công tác nên sau này tôi không rõ tin tức về anh. Đến năm 1964, Bộ Ngoại giao định kết nạp anh Tám vào Đảng có cử cán bộ đến gặp tôi để hỏi về nguyên nhân cái chết của bố anh. Tôi đã xác nhận về trường hợp bố anh bị xử oan và làm thủ tục để anh Tám được kết nạp vào Đảng. Đây cũng là công việc trả ơn người đã chết oan uổng trong thời gian kháng chiến... Mà chắc chắn còn nhiều người khác cũng đã phải chết oan như vậy. Họ là những người có công với nước và xứng đáng là những chiến sĩ vô danh, trong công cuộc cứu nước và giữ nước.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:41:01 am »

9. Những chuyện lạ kháng chiến ở rừng của Công an Hà Nội

Sau mấy năm rút khỏi Hà Nội, Cơ quan của Ty Công an Hà Nội đóng quanh quẩn ở mấy làng thuộc Chương Mỹ như Tốt Động, Dót, Dét... Sau đó vùng này cũng bị quân Pháp đánh chiếm. Đầu năm 1949, Ty Công an Hà Nội lúc này đã chuyển thành Sở Công an Hà Nội do anh Nguyễn Phủ Doãn, nguyên trưởng Ty Điệp báo trung ương của Nha Công an, về làm giám đốc. Anh Doãn đã cho chuyển cơ quan về làng Mát, thuộc tỉnh Hoà Bình. Bản Mát chỉ có độ 20 ngôi nhà sàn, hầu hết là nhỏ, nằm lọt thỏm trong một thung lũng hẹp, bao quanh là núi cao, rừng rậm.


Về bản Mát, anh chị em cán bộ công an Hà Nội đã được anh Doãn cho cải thiện chế độ ăn uống, mỗi bữa đã được ăn ba bát cơm, nên anh chị em đùa gọi là "chế độ ba bo". Trước đó mỗi người chỉ được ăn mỗi bữa một bát cơm, không phải vì hà tiện mà vì thực phẩm khó khăn. Anh chị em cấp dưỡng chỉ được phát loại tiền có in hình cụ Hồ nhỏ, không mua được thực phẩm vì nhân dân chỉ đòi loại tiền cũ có hình cụ Hồ to để còn đem treo ở trong nhà. Do đó có chuyện người khoẻ ăn cháo còn người ốm mới được ăn một bát cơm. Dù gian khổ như vậy, nhưng tuyệt đối không có anh chị cán bộ và em nhỏ giao thông nào kêu ca, phàn nàn, họ hăng hái làm nhiệm vụ.


Muốn vào bản Mát phải đi qua một con đường mòn, qua một đèo núi cao. Ở bản Mát có một đặc điểm là rất nhiều hổ. Đêm nào, nhân dân cũng phải đốt đuốc, gõ mõ để xua đuổi hổ rình ở dưới sàn nhà. Sáng ra, anh chị em công an Hà Nội, phải chờ cho rõ mặt người mới dám xuống cầu thang ra suối rửa mặt. Và ai cũng thấy quanh các nhà sàn những dấu chân hổ to như cái bát. Hổ về bản Mát nhiều quá đến nỗi vừa chập tối là không ai còn dám đi ra ngoài bản. Ai ở nhà nào cứ ở nguyên nhà ấy mà ít dám xuống đất. Thậm chí đến nỗi ban đêm không cứ gì nam giới mà kể cả các chị muốn đi tiểu cũng phải rón rén đến chỗ sàn tre, sát cây cột rồi nhẹ nhàng đi tiểu cho nước chảy theo cây cột xuống gầm sàn.


Có một đêm hổ ngồi rình dưới một nhà sàn và bắt mất con dê. Chủ nhà nghe tiếng dê kêu cũng chỉ ở trên nhà sàn đập nứa, đốt lửa, gõ mõ để đuổi hổ đi mà không ai dám xuống đất. Sáng hôm sau mọi người thấy rõ những cây cối đổ nát. Anh Doãn tức lắm, muốn triệt trừ lũ hổ nên bàn cách lấy thuốc độc cho vào ống tiêm, cử người lần theo đường hổ tha mồi, tìm đến chỗ nó bỏ con mồi lại để dành bữa rồi tiêm thuốc độc vào con mồi. Nhưng ai đi làm chuyện mạo hiểm này? Cuối cùng tôi và Chapuis, một hàng binh người Pháp, do anh Doãn thu phục được khi anh còn làm trưởng Ty Điệp báo trung ương nhận nhiệm vụ nguy hiểm ấy. Tôi có khẩu súng ngắn Colt 12. Anh Doãn trao cho Chapuis khẩu các-bin và hai quả lựu đạn1 (Chapuis và Bossu là hai hàng binh do anh Doãn thu phục được. Chapuis là người Pháp, còn Bossu là lính lê dương Đức, sang đánh Pháp bị bắt làm tù binh rồi xin làm lính lê dương cho Pháp. Hai anh này cùng làm việc với nhau ở bộ phận điện đài cùa Công an Hà Nội, nhưng rất ghét nhau. Sau này Bossu chết vì bệnh sốt rét ác tính. Còn Chapuis khi ở Đồng Chờ được anh chị em gán ghép lấy chị cấp dưỡng tên là Xuân. Đám cưới Chapuis và chị Xuân được tổ chức tại căn cứ Đồng Chờ. Khi hoà bình lập lại, Chapuis lấy tên là Nguyễn Văn Sỹ công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam được mấy năm rồi cả hai vợ chồng cùng về Pháp. Cách đây độ 20 năm Chapuis và chị Xuân có trở về Việt Nam thăm gia đình và có đến thăm hỏi số anh em cán bộ Công an Hà Nội cũ. Đến nay không có tin gì về Chapuis và chị Xuân, chắc vì cũng già lắm rồi nên không về Việt Nam được nữa).


Chờ cho đến lúc sáng bạch, tôi và Chapuis, tay cầm súng đã lên đạn sẵn sàng, lần theo vết cây cỏ bị đổ rạp khi hổ kéo lê con mồi lên được chỗ đỉnh núi tương đối bằng phẳng và thấy ngay xác con dê chỉ còn lại một nửa được con hổ bỏ lại dưới gổc cây lớn. Chúng tôi phân công nhau: Tôi cầm khẩu Colt 12 đứng gác, quan sát xung quanh để Chapuis dùng dao găm rạch thịt dê rồi đổ thuốc độc vào chỗ đó. Cuối cùng cài hai quả lựu đạn, bẻ thẳng chốt hãm, buộc dây vào chỗ móc chốt hãm và đầu kia buộc vào chân con dê còn lại. Trong khi Chapuis đang lúi húi làm việc, tôi thấy cách chỗ chúng tôi một quãng xa có liếng động lạt sạt ở bụi rậm, xoay tròn quanh chỗ chúng tôi đứng. Tôi hét to: "Attention! Chapuis (Cẩn thận đấy! Chapuis); Chính Chapuis cũng nghe thấy tiếng động cây lạt sạt nên nói ngay: "Rút thôi! Anh Tuấn!" Hai chúng tôi không dám quay đầu chạy mà chỉ cầm súng ở tay sẵn sàng nổ và đi giật lùi thật nhanh. Đến chỗ dốc hai chúng tôi chỉ còn biết ngồi bệt xuống để tụt cho nhanh. Một lúc lâu sau hai chúng tôi cũng về được đến bản Mát, báo cáo lại sự việc để anh Doãn rõ. Cả ngày hôm ấy và đêm xuống, mọi người chỉ mong nghe có tiếng lựu đạn nổ để biết là con thú đã mắc bẫy.


Nhưng ngày hôm sau nữa cũng không thấy động tĩnh gì. Và đêm xuống, hổ lại quanh quẩn rình ở dưới nhà sàn. Đêm nào anh chị em cũng giật mình vì tiếng người la to, tiếng mõ và lửa đốt sáng rực.

Anh Doãn tức lắm, không làm sao đuổi được lũ hổ đói này. Anh liền nghĩ ra một sáng kiến, cho người chặt những dóng cây tre dài độ hơn 2 mét, nghiên cứu đường đi của hổ từ trong rừng ra để đặt bẫy. Tôi và Chapuis lại được giao nhiệm vụ này. Chúng tôi dùng những dóng thân cây tre, đóng sâu chắc chắn xuống đất thành một hàng rào hình tròn, không cao lắm để con hổ có thể nhảy qua vào trong vòng bẫy có buộc con chó con. Trên chỗ rào vòng tròn, chúng tôi chỉ đặt ba đoạn tre bắc ngang, mỗi đoạn tre có treo một quả đạn súng cối để khi hổ nhảy vào trong vòng hàng rào bắt chó, động phải dóng tre bắc ngang sẽ làm quả đạn súng cối nổ để sát thương nó. Hình như lũ hổ cũng có linh tính, biết được sự nguy hiểm rình rập, nên mấy ngày trôi qua mặc dù con chó cứ sủa ăng ẳng suốt đêm để nhử hổ đến mà vẫn không thấy con nào nhảy vào bẫy để bắt chó. Hàng ngày hai chúng tôi vẫn đem cơm cho chó và hết sức nhẹ nhàng tránh làm cho mấy quả đạn súng cối rơi xuống đất.


Cuối cùng chiếc bẫy này cũng phải tháo bỏ và đêm xuống hổ lại rình ở dưới các nhà sàn.

Bản Mát là nơi căn cứ của Sở Công an Hà Nội. Sâu vào trong rừng độ mấy trăm thước là nơi đặt điện đài và hai chiếc máy phát điện Ragono, chiến lợi phẩm thu được trong chuyên án A.13. Một tối, ăn cơm xong, tôi chưa được phổ biến có cuộc họp, liền đeo thắt lưng súng Colt 12, lững thững đi vào rừng đến chỗ Chapuis để nghe tin tức qua đài. Đang mải nghe tin của đài nước ngoài do Chapuis dò tìm được làn sóng, tôi chợt giật mình vì thấy trời tối đã lâu, ra về dễ gặp hổ, nên vội đốt cây đuốc cháy to, tay cầm súng ngắn, chạy nhanh về bản Mát. Còn cách bản độ 50, 60 thước tôi thấy có nhiều người cầm đuốc sáng rực cả bản. Thấy tôi mọi người kêu lên: "A! Anh Tuấn đây rồi". Tôi bỡ ngỡ chưa hiểu chuyện gì thì anh chị em cho biết khi bắt đầu cuộc họp anh Doãn không thấy lôi, cho người sang nhà sàn nơi tôi ở để tìm thì chủ nhà nói là tôi đã đi vào rừng từ chập tối chưa về. Thế là anh Doãn hủy cuộc họp, huy động tất cả anh chị em đốt đuốc đi tìm quanh bản xem có vết chân hổ không, mọi người được một phen hú vía. Tôi rất hối hận về sự chủ quan này chỉ vì muốn nghe đài tại chỗ ở của Chapuis và Bossu nên làm anh Doãn và anh chị em phải lo sợ... Tôi nhận lỗi với anh Doãn và cũng được anh bỏ qua.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:41:29 am »

Lại một lần nữa, mọi người vừa ăn cơm xong, trời mới chập tối, anh Lê Dân và một anh nữa đi bộ ra chỗ hội trường cách bản độ 30, 40 thước để chuẩn bị đèn đóm cho cuộc họp. Đường ra hội trường phải qua một quãng ngắn cây cối rậm rạp. Anh chị em vừa bước lên nhà sàn nơi mình ở thì nghe thấy tiếng hổ gầm vang động cả thung lũng. Mọi người cầm súng, đốt đuốc chạy đến hội trường nơi phát ra tiếng hổ gầm. Anh em soi đuốc rồi cười ồ lên vì thấy anh Lê Dân và một anh nữa đang ngồi tít trên cột nhà run cầm cập. Thấy đông người và ánh đuốc sáng cả một khu rừng, hai anh mới dám tụt xuống đất. Anh Lê Dân cho biết: Khi ăn cơm xong, hai anh định ra chỗ hội trường chuẩn bị đèn đuốc, lúc qua chỗ rừng cây được vài bước, hai anh thấy bóng con hổ nhảy vọt qua đường và gầm lên tiếng dữ dội. Thế là hai anh cuống quýt vứt cả đèn bão, chạy vào hội trường leo nhanh lên cột nhà để trốn.


Thấy bản Mát quá nhiều hổ và sẽ có lúc nguy hiểm đến tính mạng anh em, nên anh Doãn lệnh rời căn cứ này chuyển sang bản Đồng Chờ, bên kia sông Bôi Rộng.

Ở bản Đồng Chờ, Sở Công an Hà Nội có sáp nhập thêm đơn vị tình báo do anh Nguyễn Vũ phụ trách. Anh chị em ở bản này tuy có đông người, nhưng hầu hết ở nhà sàn rộng lớn, khang trang và phía sau bản, giáp dãy núi đá vôi có cái hang rộng, thuận tiện dùng làm hội trường để họp hành và diễn kịch vui chơi. Anh Doãn còn tuyển mộ thêm hai nhà văn là Nguyễn Quỳnh và Nguyễn Đình Lạp. Sau này Nguyễn Quỳnh phản bội, chạy vào nội thành đầu hàng địch. Còn ông Nguyễn Đình Lạp vẫn trung thành với kháng chiến, sau ông bị mất vì bệnh sốt rét ác tính.


Năm 1950, ở bản Đồng Chờ tôi được phân công làm tờ báo đầu tiên của Công an Hà Nội, lấy tên là Hồ Gươm. Tờ báo in typo hẳn hoi, rất đẹp, chững chạc. Ban biên tập của tờ báo (gọi thế cho oai) chỉ có mình tôi là người lựa chọn bài, viết hài, sắp xếp ma-két, vẽ tranh minh hoạ và khi đưa in lại sửa bản morasse (bản bông). Một chú em là Huân đi thu thập các bài báo "liếp" đem về cho tôi lựa chọn. Sau này chú Huân là đại tá quân đội, nhà văn, đã viết hơn 40 cuốn sách, lấy bút danh là Triệu Huấn, một tác giả quen thuộc của Nhà xuất bản Công an nhân dân và Nhà xuất bản Quân đội. Anh Hoành (sau là thiếu tá công tác ở Công an Hà Nội đã về hưu) chuyên khắc các bản tranh do tôi vẽ. Lúc đầu, tờ báo phải sang in nhờ ở xưởng in của báo Nhân dân cũng đóng cơ quan ở trong vùng Kim Bôi. Sau báo ra nửa tháng một kỳ nên phải in nhờ xưởng in của anh Hoàng Đạo ở tận vùng núi Nưa - Thanh Hoá. Rồi sau lại đưa đi in thuê ở xưởng tư nhân Minh Châu tại thị trấn Nhồi cạnh Rừng Thông - Thanh Hoá. Mỗi lần đưa báo đi in lại phải có một anh giao thông khoẻ mạnh gánh hai thúng báo dầy, xuống thuyền Hàm Rồng, đi về Đầm Đa, lại đi bộ đường 21 rồi vào Đồng Chờ.


Mùa đông năm 1950, trời rét căm căm. Sáng dậy, anh chị em ra sông Bôi rửa mặt, tay buốt như bị dao cắt cứng đờ không còn cầm được vật gì. Đêm ngủ rét quá nên anh em phải lấy báo cũ lồng vào trong áo để giữ ấm cho ngực và lưng. Các chị đã có sáng kiến vào rừng lấy lá chuối khô trải lót xuống dưới chiếu để ngăn hơi lạnh dưới đất xông lên nhà sàn. về sau rét quá thấy anh chị em không thể ngủ được nên anh Doãn cho phép mọi người lấy đêm làm ngày, và lấy ngày làm đêm. Ban đêm anh chị em đốt lửa ở bếp ngồi quay lưng vào bếp, kê gỗ, thắp đèn để làm việc. Ban ngày trời ấm hơn một chút nên được ngủ.


Từ Đồng Chờ ra đường 21 cũng phải mất già nửa ngày và phải qua con dốc Ba Bị là nơi hổ thường hay xuất hiện vì là núi cỏ gianh. Có lần tôi và một anh giao thông đi công tác, khi đến dốc Ba Bị nhìn xuống thung lũng thấy con hổ vàng rực đang lững thững đi qua đường. Chúng tôi phải dừng lại, chờ cho nó đi khuất lâu vào rừng mới dám đi tiếp. Theo lời giải thích của nhân dân thì tên dốc như vậy có nghĩa là đã ba lần người đi qua đây bị hổ vồ.


Chuyện kháng chiến ở rừng của cơ quan Công an Hà Nội còn nhiều điều vui và lạ lùng, tôi xin dành lại để xin kể tiếp sau này.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2022, 06:42:58 am »

10. Một vài kỷ niệm khi công tác ở Nha Công an

Cuối hạ năm 1949, tiết trời đã se lạnh, tôi từ làng Tử Dương - Chương Mỹ - Hà Đông lên đường đi Việt Bắc.

Hành trang mang theo chỉ là chiếc túi để đựng hai bộ quần áo, mấy quyển sổ tay. Chiếc chăn trấn thủ cuộn tròn vắt chéo qua vai, khẩu súng Colt 12 đeo ngang lưng, tôi theo đường giao thông lên Nha Công an. Với lòng hăng hái của tuổi trẻ, tôi không nghĩ gì đến mọi sự gian lao, nguy hiểm trên đlường. Dọc đường, tôi chỉ mải ngắm những dáng núi đá vôi kỳ vĩ vùng Hoà Bình nên quên cả mệt nhọc. Nhưng khi qua dốc Đất là quả núi cao ngất, đổ xuống sườn bên kia là sắp ra đường số 6, con đường nguy hiểm nhất trên chặng đường lên Việt Bắc. Trèo lên dốc, mặt như gần sát mặt đất phía trước, dốc ngược gần dựng đứng, tôi cứ phải lần từng bước, tay đưa ra phía trước, túm lấy các gốc cây con lúp xúp để kéo mình lên. Khi đổ đốc lại càng mệt hơn vì hai chân cứ phải trụ lại cho khỏi bị lao mình xuống núi... Xuống đến chân núi, tôi thấy đã có đông người đứng, ngồi rải rác trong rừng. Nhìn quanh chỉ thấy độ gần 20 người là cán bộ, bộ đội đi công tác, còn đều là những người buôn muối từ Khu III lên Việt Bắc. Chúng tôi phải dừng lại ở đây chờ đến tối mới có thể vượt qua đường số 6. Khi vừa thấy bóng anh du kích của châu Lương Sơn, mọi người rùng rùng quang gánh chạy ra cửa rừng. Tôi nắm tay em liên lạc để khỏi bị lạc nhau trong đêm tối. Khi nghe hiệu lệnh của anh du kích: "Chạy!", mọi người ào lên, giẫm bừa lên những bãi đất lầy lội, cỏ cao ngập đến thắt lưng, mùi xông lên rất hôi thối. Khi qua đường, ai cũng mải miết bám theo nhau không nói gì. Trời đã khuya mới tới một bản bỏ hoang, nhà sàn trống toang hoác, có lẽ là bản của người Mường sợ địch vào quấy phá nên đã bỏ đi lập bản ở nơi khác xa hơn vào trong núi. Mọi người leo lên đấy để nghỉ qua đêm. Vài ba nhà đã thấy ánh lửa sáng lên. Tôi và em liên lạc nằm lăn ra sàn đầy bụi bậm để nghỉ, không cần để ý đến quần áo ướt, lấm bùn bê bết... Sáng hôm sau, tôi lại lên đường đi tiếp và được nghe mọi người kháo chuyện nhau về quãng ruộng lầy hôm qua hôi thối là do có người bị địch bắn chết lúc vượt qua đường, không được chôn cất vì gần bốt địch... Tôi khẽ rùng mình thầm nghĩ: "Biết ai đã nằm xuống đấy. Và có ai hiểu được những cay đắng của gia đình khi không có tin gì về người thân, và cũng không biết đã chết trên đường ở nơi đâu!"


Quá trưa thì đến phố Vàng bên này bờ sông Hồng, bên kia là chân dãy núi Ba Vì. Ăn xong, hai chúng tôi lại tiếp tục đi độ gần mười cây số thì dừng lại để sang sông. Trời đã xế chiều, bên này sông chỉ là rừng rậm, núi cao, tôi ra đứng sát bờ nhìn dòng nước mênh mông biết là không thể bơi qua được. Đứng chờ một lát, tôi thấy thấp thoáng có bóng người trong lũy tre xanh của một làng bên kia bờ. Tôi đưa hai bàn tay khum lại làm loa gọi đò. Một lát sau lại thấy bốn năm người chạy ra nấp ở các mô đất ven sông. Tôi biết là tiếng gọi không thể vượt qua được mặt sông rộng, nên giơ tay vẫy làm hiệu gọi đò... Nhưng chỉ thấy những bóng người chạy đi, chạy lại mà không thấy có đò sang. Mặt trời lặng lẽ chìm dần sau đỉnh núi. Tôi cố làm hiệu, chỉ tay lên phía mặt trời lặn, vẫy vẫy tay... Phải mất đến nửa giờ tôi mới thấy có người xuống bờ sông, lôi chiếc thuyền nan lên khỏi mặt nước, lắc lắc cho nước ra hết lòng thuyền, rồi nhảy xuống thuyền bơi ngược dòng ven bờ một quãng, rồi cho thuyền ra sông, theo dòng nước chảy vùn vụt sang bờ bên này. Độ 20 phút sau, thuyền cặp vào bờ, tôi cười với người lái để làm quen và nói: "Trời sắp tối rồi mà đường còn phải đi xa, sao anh không cho thuyền sang ngay. Ở bờ bên này không có hàng quán nào để nghỉ!..."

- Chúng tôi thấy anh cao lớn, mặc quần tây, áo sơ mi lại tưởng là quân Pháp, vì sáng nay chúng vừa càn qua đây, có canô, tàu chiến và bộ binh đi ven hai bờ đốt phá những nơi nào chúng đi qua! Chỉ có mình tôi chở đò, còn anh chị em du kích phải bố trí đề phòng chặn đánh địch...

Con thuyền qua sông cũng nhanh như lúc sang bên này, khi thuyền cặp vào bờ, tôi nhảy lên đất liền, thấy đến một tiểu đội du kích, tay mã tấu, tay mác, và chỉ có hai khẩu súng trường, ùa ra...

Tôi cười nói với mọi người là phải đi công tác lên Việt Bắc.

- Sáng nay nó hành quân bên bờ ấy, cũng vừa rút về tỉnh được một lúc thì anh đến, nên chúng tôi cứ tưởng là Tây. Anh đi có một mình thôi à? Mà sao anh trắng thế... Hơn con gái chúng em!

- Tôi đi cùng với em giao thông nữa chứ...

Em giao thông chẳng nói chẳng rằng, cứ giục tôi đi nhanh...

Tôi không còn nhớ được đã qua bao chặng đường, ngang dọc trong rừng sâu và trên núi cao... Nhưng lại nhớ đến quãng đường "sống trâu". Chỗ này là sườn núi, có những tảng đá lớn chồng chất lên nhau... Đường đi không có nên cứ nhảy qua hết tảng đá này sang tảng đá khác gồ lên như lưng con trâu... Đây đã thuộc về đất Phú Thọ!


Hơn một tuần sau, từ làng Tử Dương, tôi đã có mặt ở phố Đại Từ, và từ đây là đi một mình vì em giao thông phải về trạm chuyển tiếp. Phố Đại Từ có độ mươi nhà tranh, vách nứa, bán giải khát ven con đường lổn nhổn đá củ đậu và cỏ lau lan tỏa cả ra mặt đường. Sau các quán hàng là con suối rộng, nước chảy tung tóe qua các tảng đá. Tôi đến trạm liên lạc, gọi dây nói cho em trai tôi là Lê Duy Thường, chánh văn phòng Cục Tình báo, do anh Trần Hiệu là cục trưởng. Anh Hiệu và tôi đã quen nhau từ hồi ở Sở Công an Bắc Bộ. Và khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, tôi đã chiến đấu ròng rã hai tháng trời đến khi cùng bộ đội rút về Pháp Vân, Đuôi Cá thì anh Hiệu đã cho anh Nguyễn Vũ lên mặt trận gọi tôi về nhận công tác khác. Lúc này anh Trần Hiệu đang đóng ở nhà Nghiêm Xuân Thiện, tại làng Đại Mỗ, ven đường cái. Tôi ở đây với anh Hiệu, cùng với anh Tài, anh Nguyễn Vũ và chị Tâm "lồi" (sau này chị Tâm chuyển sang hoạt động điện ảnh). Anh Hiệu đã thưởng cho tôi khẩu súng Colt 12 đầy đủ bao da, túi đạn và thắt lưng đều là của Mỹ, còn nguyên ánh thép xanh...


Bây giờ tôi tìm đến chỗ anh, và cũng tiện thăm em trai tôi, rồi mới sang Nha Công an chỗ anh Lê Giản.

Sáng sớm hôm sau, em tôi cưỡi ngựa ra đón và có dắt theo con ngựa khác đầy đủ yên cương để tôi cưỡi. Hai chúng tôi đến gần chân đèo Khế, rẽ vào bản La Bằng, một bản người Tày ở chân núi Tam Đảo. Thấy tôi, anh Hiệu vui lắm, hỏi ngay: "Tuấn lên đây có việc gì?"

- Em lên Nha Công an, qua thăm anh và em trai của em!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM