Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Sở Công an Bắc Bộ ra đi  (Đọc 3698 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 07:13:39 pm »

4. Làm quận trưởng Công an Hà Nội

Tôi về làng Bối Khê tìm đến nhà ông Hồng Khê, chuyên bán thuốc chữa bệnh lậu ở bờ hồ Hoàn Kiếm, là nơi anh Qua đóng trụ sở. Vừa bước chân vào đến sân, anh Qua ngồi trong nhà thấy tôi liền chạy ra hiên cười, nói: "Mải mê chiến trận thế! Mình chờ Tuấn hơn một tháng nay để bàn giao công việc quận 5 cho cậu."


Rồi anh quay lại bảo anh Mão1 (Anh Mão sau này là đại tá Trần Kiên, Cục trưởng Cục chống gián điệp Mỹ): "Anh gửi giấy triệu tập các trạm trưởng về họp để giới thiệu anh Tuấn là quận trưởng mới của Công an quận 5".


Chúng tôi đang nói chuyện thì thấy anh cấp dưỡng lên gọi xuống nhà ngang ăn cơm. Vừa thoáng thấy người tôi đã gọi toáng lên: "Bác Đại! Bác cũng ở đây à?"

- Tuấn cũng quen anh Đại đấy à?

- Tôi còn nợ bác ấy mấy hào phở đấy!

- Sao?

Hồi trước cách mạng tháng Tám, nhà tôi ở phố Hòa Mã (Amiral Sénès) sáng nào đi học đến trường Thăng Long cũng phải đi qua phố Thi Sách (Hérel de Brisis) tạt vào hàng bán phở gánh của bác Đại. Hồi ấy phố Thi Sách chỉ có dãy nhà bên số chẵn, còn bên số lẻ, chỗ đoạn đầu phố rẽ sang phố Hoà Mã thì còn là bãi cỏ hoang, bụi tre um tùm, ruộng rau muống và ao bèo... kéo dài ra tận phố Luro (Lê Ngọc Hân).


Tôi vẫn ăn phở 2 xu một bát của gánh phở bác Đại và còn nợ bác mấy hào thì cách mạng tháng Tám thành công, tôi vào Giải phóng quân sang chiến đấu chống Pháp, Tây tiến sang Lào cuối tháng 8-1945, vì vậy vẫn chưa trả nợ cho bác Đại.


Bác Đại lớn tuổi hơn tôi nhiều, có vợ và có con, hôm nay tình cờ gặp lại tôi bác chỉ cười hềnh hệch làm cho khuôn mặt phúc hậu nhăn nheo của bác thêm nét già nua: "Bây giờ anh đã là quận trưởng, cấp trên của tôi, anh cứ gọi tôi là anh cho tiện!"


Trong bữa ăn còn có mấy em giao thông cả trai và gái sàn sàn cùng độ tuổi 14-15 như nhau, như em Quý, em Đoan, em Đa, em Tăng1 (Tăng sau này là đại tá Thọ). Các em quen biết tôi từ ngày tôi còn huấn luyện các em về quân sự ở Chùa Tổng, anh Nguyễn Tài huấn luyện các em về chính trị và tinh thần kháng chiến cứu nước.


Ăn cơm xong, các em nhận công tác đi ngay lên các trạm tình báo ở xa, thường là sát với vùng địch tạm chiếm.

Sáng hôm sau, tôi vừa ăn sáng xong đã thấy ngoài sân có tiếng người nói lao xao, có lẽ các anh phải đi từ đêm mới về kịp đến đây sớm đến thế.

- Anh Qua! Có quận trưởng mới rồi đấy à?

- Ừ! Mình triệu tập các cậu về để giới thiệu anh Tuấn là quận trưởng mới của Công an quận 5 - Hà Nội. Anh Tuấn cũng là cán bộ cũ của Sở Công an Bắc Bộ, anh làm ở Phòng Chính trị cùng với anh Tài, anh Vũ, do cụ Bùi Đức Minh làm chủ sự phòng.

Chúng tôi chào hỏi nhau xong là vào họp ngay. Anh Lê Hữu Qua giới thiệu qua vài nét về hoạt động cách mạng của tôi hồi bí mật, và chuyện chiến đấu của tôi ở Lào, rồi ở Liên khu II.

- Các anh đây cũng là cán bộ cứa Sở Công an Bắc Bộ như: anh Đình1 (Anh Đình sau là trung tá, chuyên viên ở Lào, đã mất) trạm trưởng tình báo, phụ trách khu vực từ Ba La - Bỏng Đỏ xuống đến Cự Đà; Anh Trường2 (Anh Trường sau chuyển công tác sang Sở Giao thông) phụ trách trạm từ khu vực ven sông Đáy đến huyện Thanh Oai xuống đến Kim Lâm - Kim Bài; Anh Bá3 (Anh Bá, sau là đại tá, phó cục trưởng cục Lao cải) phụ trách khu vực từ Ngã tư Sở đến Cầu Giấy gồm các làng Mọc, làng Láng, làng Cót và Mễ Trì; Anh Dân4 (Anh Dân sau là phó cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) phụ trách từ Khương Đình đến làng Lủ; Anh Thuyên phụ trách trạm giao thông ra vào nội thành; Chị Xuân phụ trách trạm giao thông vùng tự do và đường lên Ty Công an Hà Nội; Còn anh Ngọc5 (Các anh chị Thuyên, Xuân, Ngọc không có tin tức gì) phụ trách đội hành động, gọi tắt là Đội 8. Đội này có hơn 10 anh em, được vũ trang đầy đủ để làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở và đường dây vào nội thành, chống phục kích của bọn Pháp.


Quân số của mỗi trạm có độ 10-12 người. Còn bộ phận văn thư chỉ có anh Hồng Mạc1 (Anh Hồng Mạc là Bùi Đức Lập, chủ nhiệm Ủy ban ngoại kiều, con cụ Bùi Đức Minh) và mấy em giao thông, anh Đại là cấp dưỡng. Chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc, tôi hỏi nơi các anh ở cụ thể thì các anh cho tôi biết là thường ở lưu động các làng thuộc khu vực chịu trách nhiệm mà không ở nơi nào lâu. Nếu tôi có muốn lên thăm các anh thì cứ đi theo giao thông vì các em luôn được báo nơi ở mới của các trạm trưởng.


Buổi họp mặt giới thiệu nhau diễn ra đơn giản, nhanh chóng, sau đó mọi người lại giải tán ngay để các trạm trưởng còn về sớm cho kịp trước trời tối. Hôm sau, anh Qua thu xếp vài vật dụng riêng, nói chuyện thêm với tôi về nhiệm vụ của quận trưởng, để sáng hôm sau anh lên đường về Ty.


Vài ngày sau, anh Tài gửi cho tôi cuốn sách "Service de renseignements"1 (Cơ quan thu thập tin tức) của Phòng Nhì Pháp, để tôi nghiên cứu cách tổ chức và hoạt động của nó, áp dụng vào hoàn cảnh của mình.


Tôi xem cuốn sách xong liền sang bên quận 6, trao đổi với anh Lê Quang Hoà, là quận trưởng Công an quận 6 để cùng bàn cách xây dựng tổ chức điệp báo cho minh. Nhiệm vụ của chúng tôi ở thời kỳ đầu cũng đơn giản, chủ yếu là thu thập tin tức về địch ở trong nội thành. Lúc tôi về làm quận trưởng Công an quận 5 thì anh Nguyễn Thi là chủ tịch Ủy ban hành chính, kháng chiến quận 53 (Anh Thi sau chuyển sang Cục Lưu trữ quốc gia, đã mất). Sau khi anh Thi chuyển đi thì anh Hà Đăng Ấn1 (Anh Ấn sau chuyển sang làm cục trưởng Cục Xe lửa, đã mất) thay làm chủ tịch rồi chuyển sang làm bí thư Đảng quận 5, và anh Phạm Dụ làm chủ tịch Ủy ban2 (Anh Dụ sau chuyển sang làm giám đốc Phòng Nhà cửa Hà Nội, vẫn còn sống). Hồi đó rất ít khi có những cuộc họp chung, vì trụ sở của Đảng ủy quận và của Ủy ban hành chính, kháng chiến đóng ở dưới hậu phương xa, mà trụ sở Công an quận lại thường đóng sát ở ven vùng địch chiếm đóng, để chỉ đạo công việc của các trạm điệp báo cho kịp thời. Vì vậy khi có chủ trương mới thường các anh lên gặp tôi ở nơi đóng trụ sở để bàn bạc công việc.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 07:14:31 pm »

Thời gian này, địa bàn trong nội thành Hà Nội gần như bỏ trống. Công an cũng chỉ mới nắm được tình hình địch ở vùng ven nội thành, chưa đi sâu được vào trong các phố. Khi giặc càn quét đến làng Bối Khê tôi chuyển sang làng Hống, gần cầu Chiếc, lúc này đã là cuối tháng 5-1947. Qua mấy tháng nắm tình hình tổ chức và hoạt động của Công an quận 5 tôi đã thấu rõ nhiệm vụ công tác của công an hoạt động trong lòng địch, nên bắt đầu đưa người đủ các thành phần vào gây cơ sở trong nội thành, nhất là nhân dân Hà Nội sau những tháng tản cư đã lác đác trở về Hà Nội. Tôi đã giao nhiệm vụ cho các trạm tình báo cần lợi dụng các gia đình hồi cư, xem xét nguồn gốc của họ, tạo điều kiện cho họ trở về nội thành và nếu thấy hoàn cảnh thuận lợi thì cài thêm cán bộ của mình vào với những gia đình ấy để hoạt động. Khi cơ quan Công an quận 5 đóng ở làng Hống, tôi đã gặp một bà già gồng gánh, dắt díu 4 em nhỏ, ngồi khóc bên đường. Tôi hỏi thăm biết già là người vú nuôi, bố mẹ các em còn mắc lại trong nội thành, có anh trai đi theo kháng chiến nhưng bà không biết ở đâu. Lúc này các em bị đói, khóc mếu trông thật tội nghiệp, tôi liền đưa các em và bà già về nuôi ở trụ sở và hỏi thăm tên người anh trai của các em. Sau đó tôi được biết anh của các em là Trần Phi Hiển1 (Anh Hiển sau này là bác sĩ gây mê ở bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, đã về hưu, nhà ở phường Bách Khoa), lúc đó đang hoạt động ở đội tuyên truyền xung phong của quận. Tôi báo cho anh Hiển đến gặp các em, thấy các em gái nhỏ được chăm sóc nuôi nấng chu dáo, anh Hiển cảm động nhận tôi như người anh của gia đình. Tôi được anh cho biết bố mẹ anh vẫn ở số nhà 48 phố Henri d'Orhéans (Phùng Hưng). Tôi cũng không thể nuôi các em theo cơ quan mãi được nên khi anh Hiển ngỏ ý xin giúp cho các em gái của anh trở về với bố mẹ, tôi thấy đây là dịp tốt để đưa người vào nội thành, nên đồng ý ngay. Tôi đã cử chị Chén, nhận nhiệm vụ đi theo các em về Hà Nội2 (Chị Chén hoạt động trong nội thành, sau về công tác ở Bộ Công an, nhà ở Hào Nam. Chị về nghỉ hưu, sống đến gần 90 tuổi mới mất). Khi các em của anh Hiển được đưa vào nội thành thì em gái lớn của anh cũng chỉ độ 14-15 tuổi, nhất định xin ở lại ngoài kháng chiến làm giao thông liên lạc cho tôi. Em tên là Diệu Tần, thấy tôi cũng có mấy em gái nhỏ như em Quý, em Đoan làm liên lạc, nên cũng muốn ở lại ngoài kháng chiến mà không muốn về vùng địch chiếm. Anh Hiển cũng đề nghị tôi chấp nhận cho em được theo nguyện vọng. Em Diệu Tần líu ríu mừng rỡ và sau đó tôi đi công tác đến nơi nào, em cũng đi theo. Mãi sau này khi tôi lên Việt Bắc vào gần cuối năm 1949, tôi đã chuyển các em giao thông gái sang chỗ chị Hải (Kha) để chị phụ trách chung các em giao thông nữ khi quận 5 và 6 giải tán trở thành quận Trấn Nam.


Với chủ trương đưa người của công an vào nội thành theo đường nhân dân hồi cư, tôi đã nắm được nhiều tình hình địch trong nội thành. Hồi đầu năm 1947, sau khi bộ đội các liên khu đã rút hết ra vùng tự do, Pháp đã bắt đàn ông, thanh niên còn ở lại trong nội thành, đi thu nhặt hết các xác chết nằm ở trong những nhà thuộc khu phố có chiến sự, đem chôn tập trung vào một hố lớn dài, bên cạnh toà án (sau này là chợ 19-12, mà nhân dân quen gọi là chợ Âm Phủ). Nhân dân hồi cư về Hà Nội cũng chỉ tập trung ở phía bắc Hồ Gươm và tuỳ tiện tìm nhà để buôn bán sinh sống1 (Lúc đầu trở về Hà Nội, nhiều gia đình thấy tiện nhà nào còn vắng chủ là cứ chuyển đến ở để làm ăn buôn bán, nên sau này khi hoà bình lập lại đã nẩy sinh nhiều chuyện rắc rối về đòi nhà cửa, nhưng phần lớn những gia đình bị mất nhà đã không còn lưu lại được giấy tờ sở hữu nhà cửa và đất đai). Còn ở phía Nam thì phố xá vẫn còn thưa vắng. Nhân dân chỉ ở lác đác trong những nhà thuộc khu phố Huế, là đường trục chính, vì ở khu phố mạn dưới này vẫn chưa có điện, nước. Những anh, chị em và giao thông vào hoạt động trong nội thành, ban ngày lên các khu phố trên để thu thập tình hình hay kiếm việc làm ăn, ban tối lại về ở tạm trong những nhà còn vắng chủ... Công an quận 4 và quận 6 cũng đã đưa được nhiều người vào hoạt động trong nội thành. Và như vậy bước đầu đã hình thành một mạng lưới tình báo hoạt động trong nội thành của Công an Hà Nội.


Lúc đầu vì chưa biết cách làm căn cước giả nên những cán bộ được đưa vào hoạt động trong nội thành phải đút lót tiền cho trưởng phố để mua thẻ căn cước (Titre d'iđentité) để hợp pháp hoá và hoạt động công khai.

Mùa hè năm 1947, Pháp càn quét xuống vùng cầu Chiếc, tôi phải chuyển cơ quan xuống làng Văn Quán. Trong trận giặc càn vào làng Hống, có đi qua làng Sái, và sau khi chúng rút lui, công an đã bắt giữ một chủ gia đình treo cờ trắng khi quân Pháp vào làng. Khi tôi gặp người bị bắt được ông cho biết tên là Tạ Duy Hiển, chủ rạp xiếc. Nghe đến tên này tôi mới biết đây là ông chủ rạp xiếc nổi tiếng, và thấy ông chỉ sợ chúng phá nhà cửa nên mới phải làm như vậy, nên tôi đã trả tự do cho ông.


Một sáng khi tôi ở làng Văn Quán nhìn về phía Hà Nội, chỗ Ngã tư Sở, Phương Liệt không còn thấy cột vô tuyến. Ngày hôm sau cơ sở nội thành báo cáo ra là quân Pháp sợ để cột vô tuyến cao dễ làm chuẩn cho ta pháo kích nên đã cho lính công binh dùng mìn đánh đổ. Sau đó chúng đã xây ở ngã tư này một lô cốt kiên cố để kiểm soát người ra vào nội thành.


Ở đây tôi xin nói qua về khái niệm địa dư hoạt động của công an quận 5 và quận 6. Vùng hoạt động của chúng tôi hồi đó rất rộng, gồm một số vùng của các huyện thuộc Hà Đông như Thanh Oai, Thanh Trì. Còn trong nội thành thì cả ba quận 4-5-6 đều có người hoạt động chung theo hoàn cảnh khi cài được người vào, mà không phân biệt ranh giới khu phố. Nhưng cũng do địa lý của người dân khi hồi cư về nội thành, vô hình chung đã gần như phân chia ranh giới, quận 4 hoạt động mạn Bắc thành phố, còn phía Đông-Nam-Tây Hà Nội do người của quận 5 và quận 6 hoạt động chung. Từ cơ sở đó về sau vào cuối năm 1949, ba quận 4-5-6 đều giải tán để thành lập hai quận mới gọi là Trấn Tây và Trấn Nam. Và có thay đổi tổ chức, anh Lê Quang Hoà được cử sang Trung Hoa học lý luận, còn tôi thì chuyển sang làm trưởng ban Điệp báo miền Nam Hà Nội, Anh Xuân Vũ1 (Sau là chánh văn phòng Bộ Công an, đã mất) về làm quận trưởng Trấn Nam. Địa bàn của quận Trấn Nam gồm cả khu vực quận 5 và 6 cũ nên rất rộng kể từ ô Đông Mác dọc theo bờ sông Hồng xuống đến bên dưới Khuyến Lương; từ ngã tư Phương Liệt xuống đến Huỳnh Cung, Văn Điển, rẽ theo sông Nhuệ, chảy qua Đa Sĩ, Mậu Lương... về làng Rùa, làng Trừ - xuống đến Đồng Quan rẽ ra Tía, phía bắc Hà Đông thì Ba La - Bông Đỏ, Xốm, Thạch Bích, theo bờ sông Đáy xuống đến Chuông, Miêng, Ngã tư Vác, rồi rẽ về Đồng Quan...
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 07:15:18 pm »

Các trạm tình báo của công an ngày càng tiến sâu về nội thành, nhưng các cơ quan hành chính của quận thì càng lùi xa mãi về tận Vân Đình.

Khi đóng cơ quan ở làng Văn Quán tôi thấy địa thế chơ vơ giữa cánh đồng chiêm, nên rất bất lợi khi địch càn xuống, khó có đường lui. Vì vậy tôi đã chuyển cơ quan về làng Bồ Nâu. Làng to, dân đông, có chợ họp theo phiên và liền sát với làng Úc Lý, dễ cơ động di chuyển cơ quan. Thời kỳ đóng trụ sở ở làng này, tôi đã cử một số cán bộ, nhân viên vào hoạt động trong nội thành, như anh Viên tức Bảo Hùng, nay là đại tá công an Hà Nội đã về hưu, như cô Quý, cô Đoan, chị Xuân, cô Vân đã hoạt động tích cực trong nội thành. Đến nay có người đã mất như chị Xuân, cô Đoan... Nhưng cũng có người đã phản bội, đầu hàng địch như Nghĩa "Mu-tê", vì là người lai nên anh en gọi đùa là Moutet, tên một thực dân cũ. Hay như tên Tốn đã đem cả súng về đầu hàng địch và được chúng cho làm ở Sở Mật thám. Khi hoà bình lập lại, ta còn phải dùng một số nhân viên lưu dung. Tôi gặp tên Tốn hỏi về sự đầu hàng của hắn. Tốn rất sợ bị tôi hành hạ, nhưng thực ra ta có chủ trương sử dụng lưu dung và ít lâu sau thì cho họ nghỉ dần, mà không dùng họ nữa. Tên Tốn đã chết mấy năm sau vì bị ho lao.


Đêm 26-6-1947, tôi vừa đi kiểm tra tình hình các trạm tình báo ở vùng địch về đến nơi ở, gặp trời mưa rào nên người ướt như chuột lội. Về đến nhà, tôi thay quần áo vứt ra chỗ giọt nước mái tranh để cho sạch hết bùn đất rồi mới giặt sau. Tôi vào nhà được anh Mão lấy cho bộ quần áo khô để thay, rồi đi nằm ngay vì thấy người lên cơn sốt. Anh Mão lấy mấy viên thuốc Dagenan cho tôi uống, rồi mới đi ngủ. Thời kỳ đó ai ốm đau dù là bệnh gì cũng chỉ có thuốc Dagenan để uống, kể cả sốt rét. Thuốc này coi như chữa bách bệnh, nên về sau những anh em nào nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúc thì anh em gọi đùa là "Cán bộ Dagenan".


Tôi đang mơ màng ngủ, người sốt nóng hầm hập, chợt nghe tiếng em giao thông gọi to: "Anh Tuấn ơi, Pháp thả võng (dù) quanh làng rồi." Tôi choàng ngay dậy, lắng nghe rõ tiếng máy bay ầm ầm trên đầu, liền chạy ra sân nhìn lên trời thấy địch đã thả quân dù trắng, đỏ trên trời, quanh làng. Tôi vội thắt lưng khẩu súng ngắn, gọi anh Mão giấu máy chữ xuống hồ nước mưa, và bảo các anh em tản ra tự đi lẫn vào với nhân dân tìm cách thoát ra khỏi làng, mà không nên đi tập trung dễ bị địch bắt cả. Còn tài liệu thì giấu vào đống rơm hay chỗ bụi rậm nào đấy, phủ kín rơm, rạ hay rác lên đế che giấu. Tôi đem theo ba em, hai trai, một gái đi sau cùng, khi đã thấy anh em trong cơ quan trà trộn vào đám đông nhân dân đang chạy túa ra cánh đồng. Lúc này địch vừa nhảy dù xuống đất, chúng còn đang lúng túng thu dọn lại dù và lóp ngóp từ các cánh ruộng chiêm để tìm đường lên bờ, vào làng... Tôi chọn phía sau làng là cánh đồng chiêm trũng khá sâu, lúa tốt um tùm, để thoát ra. Nhìn qua bụi tre gai kín mít, tôi thấy bọn lính địch đã có nhiều tên xuống đến đất, đang bì bõm lội ruộng chiêm lên bờ. Tôi biết chúng đã sơ hở bỏ qua vùng chiêm trũng phía sau làng nên lách mình qua bụi tre gai, mặc cho gai nhọn cào xước cả da thịt, vạch cành lá cho các em giao thông chui ra thoát, rồi lẩn ngay vào ruộng lúa cao, cứ thế lách nghiêng người ra khỏi khu vực làng. Tôi dặn các em thong thả lách mình không để cây lúa đổ rạp dễ làm cho địch sinh nghi nổ súng làm bị thương vong.


Trườn ra hết ruộng lúa đến vùng đồng nước trắng mênh mông, có chỗ lội sâu đến cổ. Ra đến đây là có thể an toàn rồi, tôi nhìn lên phía làng Văn Quán thấy lố nhố bọn Tây trắng, Tây đen đang vừa đi vừa nổ súng bắn bừa bãi về phía làng Bồ Nâu. Khu vực đồng trũng này chỉ toàn cỏ lác. Xung quanh tôi cũng đã có nhiều người dân chạy được ra đến đây. Tôi bảo các em giao thông không đi lẫn vào đám đông dễ bị địch bắt. Mấy anh em chúng tôi cứ lội bì bõm dưới nước. Đến chỗ nào sâu quá tôi lại phải để các em ngồi lên vai, còn mình thì lội ngập đến cổ, một tay giữ lấy chân em giao thông, một tay khoả các con đỉa trâu cứ nhâu nhâu xông đến bám lấy chúng tôi để hút máu. Đưa từng em một qua chỗ nước sâu, tôi đã thấm mệt, và lúc này không còn thấy bóng địch, có lẽ chúng đã vào được làng Bồ Nâu cả rồi, tôi tìm một chỗ gò đất ngồi nghỉ lại. Nói là gò đất nhưng nước cũng đến gần ngang bụng hay quá đầu gối. Tôi ngồi xuống để cho hai em giao thông ngồi lên hai đùi gối của mình, hai tay em nào cũng rối rít xua đàn đỉa trâu dai đẳng bám theo. Trên người tôi đã có nhiều chỗ chảy máu loang ra cả bên ngoài áo. Được một lúc, có mấy người dân cũng tìm đến chỗ này để cho trẻ em nghỉ. Có người nhận ra tôi là quận trưởng công an nên lấy trong bị cói đội trên đầu một nắm khoai lang luộc phơi khô, đưa cho tôi để cho các em giao thông ăn khỏi đói. Tôi nhìn về phía làng Bồ Nâu thấy đã có vài đám khói lửa bốc lên cao và tiếng súng nổ ran trong các ngõ xóm. Ngồi nghỉ một lúc tôi tìm đường ra khỏi cánh đồng nước, băng qua đường nhựa đến làng Chuông, rồi qua sông đến trạm giao thông của quận 5 đóng ở làng Quảng Bị, trên đường lên Ty Công an Hà Nội.


Tôi nghỉ lại ở trạm giao thông này, mượn các em quần áo để thay, mặc cũn cỡn, nhưng không sao. Tôi lấy giấy viết báo cáo tình hình địch nhảy dù và hiện trạng chúng tôi đã chạy thoát ra khỏi làng, nhưng chưa nắm được tin tức có anh em nào sa vào tay giặc không. Báo cáo được chuyển lên Ty và một công văn chuyển sang quận 6 cho anh Quang Hoà biết tình hình.


Đến gần tối, tôi quyết định trở lại làng Bồ Nâu. Tôi chỉ đem theo em Quý vì em trông lớn và khỏe mạnh hơn các em kia. Hai chúng tôi vượt qua đường cái vào lúc trời đã tối, lao mình vào cánh đồng nước, nhẹ nhàng trườn đi. Do đã quan sát trước hướng đi nên hai chúng tôi đi nhanh được. Đêm hôm đó, trăng thượng tuần chỉ mỏng như lưỡi liềm, toả ánh sáng mờ ảo, tôi và em Quý đã lên được khu đồng ruộng cầy ải... Trời đêm đầy sao, ếch, nhái, ễnh ương kêu râm ran khắp nơi... Hai anh em cứ bò dần đến sát bìa làng mới dừng lại. Em Quý thì thào: "Để em lách bụi tre vào làng, anh chờ em ngoài này. Anh đừng vào làng... Em lo cho anh lắm..."

- Em cứ bình tĩnh theo sát bên anh, không sợ gì đâu!

Đến chỗ ruộng xâm xấp nước, tôi thấy bãi tha ma và trên gò cao hiện lên nền trời bóng tên lính địch đứng gác. Nó đứng tren cao nhìn xuống đồng nước tối đen khó phát hiện ra chúng tôi khi chúng tôi ở dưới nhìn lên. Tôi kéo em Quý bò chệch sang hướng khác, men theo bụi tre sau làng dẫn đến sát chân bãi tha ma. Trong làng vẫn im lặng, chỉ thấy một quầng sáng ánh lửa phía trước đình... Tôi nghĩ thầm: "Hạ tên lính gác này dễ quá!" và đưa mũi súng Colt 12 về phía nó... Nhưng đúng lúc ấy em Quý kéo tay tôi lại, hất đầu ra hiệu cho tôi thấy hai tên khác đang ngồi gác. Tôi nghĩ ngay: Nếu mình nổ súng có thể giết chết tên lính địch đứng trên gò, nhưng vệt lửa ở đầu nòng súng cũng đủ chỉ cho địch thấy nơi hai anh em tôi đang nấp. Tôi khẽ kéo em Quý lùi lại, nói thầm: "Anh em mình rút thôi! Tình hình trong làng thấy yên tĩnh lắm..."
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 07:16:11 pm »

Lúc rút lui, tôi và em Quý cứ men theo bóng tối luỹ tre về phía đồng nước. Hai anh em bì bõm đến sáng thì về tới Quảng Bị. Ngày hôm sau, nóng ruột về tình hình các anh em khác không thấy về tập trung ở đây tôi bàn cách bảo em Hưng nhỏ tuổi nhất, mới lên 10, cởi trần truồng, cho đỉa cắn chảy máu vài chỗ rồi cứ thế tiến thẳng vào làng Bồ Nâu... Em Hưng theo cách tôi dặn, cởi trần truồng vừa đi, vừa khóc gọi "Mẹ ơi!" và tiến vào làng, đi khắp các ngõ rồi ra đình cũng không thấy có anh em nào bị địch bắt. Lúc em vào làng, có vài tên lính Pháp còn chế diễu nhại lại em: "Mẹ ơi! Hu... Hu...!"


Đến hôm thứ ba, tôi sang sông ra khỏi làng Chuông nhìn về Bồ Nâu thấy quân địch đang rút. Nhưng tôi chưa về cơ quan vội vì sợ vẫn còn quân Pháp đóng trong làng. Mãi đến chiều, nhìn trên mọi ngả đường và trên cánh đồng nhân dân gồng gánh, dắt díu nhau về làng, tôi yên tâm là địch đã rút hết rồi nên cùng ba em giao thông về Bồ Nâu. Tối hôm ấy, chúng tôi đã gặp lại nhau đầy đủ. Mọi người đều thoát ra an toàn. Duy chỉ có anh Thực1 (Sau này là đại tá Tâm, trước khi nghỉ hưu công tác ở Cục Hải quan Hà Nội) không kịp rút ra khỏi làng nên liều trốn vào trong bếp một nhà dân, sát bên chuồng lợn. Anh lấy dây khoai lang đắp kín lên người, ngồi thu lu trong góc bếp. Anh Thực kể: "Bọn lính Pháp và da đen sục vào bắt lợn, chúng bắn chết con lợn trong chuồng, hí hửng vác lợn ra đình làm thịt. Tôi nấp trong đống dây khoai lang, nhìn thấy chúng rõ mồn một và gần ngay cái chết nên lo lắng... Tối hôm ấy tôi theo chân một số bà con thoát ra khỏi làng mà địch cũng không kiểm soát gì cả! Đến ngã tư Vác, tôi vào nghỉ tại một làng và chờ địch rút hết quân mới về đây..."

Anh Mão nhìn tôi cười: "Cơ quan mình tưởng bị sập hết vào tay địch thế mà không ai việc gì... May quá!"

Anh ra hố nước vớt chiếc máy chữ lên, lấy giẻ khô lau chùi cẩn thận và ngay đêm hôm ấy, dưới ngọn đèn hoa kỳ leo lét, anh lại thản nhiên gõ máy đánh báo cáo, coi như chưa hề có chuyện địch nháy dù và chúng tôi vừa thoát ra khỏi cái chết ngay trên đầu...


Trong bản báo cáo tôi đã viết rõ mấy điểm về tình hình dịch nhảy dù xuống làng Bồ Nâu:

1. Địch có ý định nhảy dù để bắt sống các cơ quan công an và quân đội quận 5 đóng ở hai làng Bồ Nâu và Úc Lý sát cạnh nhau. Có thể là do cơ quan đóng còn chưa giữ được bí mật.

2. Địch nhảy dù xuống bao vây làng Bồ Nâu không có bộ binh địch đi kèm theo sau, như kiểu chúng thực tập một chiến thuật nhảy dù đột ngột để bắt sống cán bộ đầu não kháng chiến ở một địa phương.

3. Trong đợt tấn công bằng lính dù lần này, ở làng Bồ Nâu chỉ có một người điên vẫn lang thang sống bên cạnh chợ, hôm ấy anh thấy địch nhảy dù xuống liền vừa cười, vừa hô "Xung phong!" nên bị địch bắn chết... Tài sản như lợn, gà, chó trong làng bị thiệt hại nhiều. Có hai ngôi nhà nhỏ bị chúng đốt cháy...


Sau đấy, anh Tài, anh Hồng Hà và chị Hải đã đến nơi cơ quan của tôi họp rút kinh nghiệm vụ này. Gặp nhau chúng tôi cười vui vẻ. Anh Tài nói ngay: "Báo chí của địch trong Hà Nội đăng tin quân Pháp nhảy dù xuống làng Bồ Nâu thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông đã bắt sống được quận trưởng công an Lê Tuấn đấy!"


Chị Hải nói: "Hôm ấy bọn mình ở làng Rùa nhìn thấy dù của địch nở bung trắng, đỏ trên trời quanh làng Bồ Nâu đã yên trí là sẽ phải mặc niệm cậu Tuấn, vì cậu liều lắm, thấy địch là đánh, không chịu để sa vào tay chúng đâu!"


Anh Hồng Hà cười: "Thích nhé! Cậu Tuấn được xem quán Pháp biểu diễn nhảy dù ngay trên đầu..."

Trong cuộc họp, chúng tôi đã thống nhất nhận định về âm mưu của địch trong dịp nhảy dù xuống làng Bồ Nâu như cách để thực tập cho đợt tấn công ở địa phương nào đấy mà chúng tôi cho rằng, sẽ nhằm vào các địa điểm trên chiến khu Việt Bắc...


Lợi dựng tin báo chí địch đưa: Lê Tuấn đã bị bắt sống, anh Tài nói ngay: "Chúng muốn thế thì cho Lê Tuấn "chết luôn" để giữ bí mật công tác." Mấy hôm sau, báo Cứu quốc ở Liên khu III cũng đăng tin: "Trong đợt quân Pháp nhảy dù xuống làng Bồ Nâu, quận trưởng Công an quận 5 Lê Tuấn đã bị mất tích..." Và từ đó, tôi bỏ tên Lê Tuấn lấy bí danh khác là Phạm Hồng Việt để tiếp tục phụ trách công tác điệp báo ở phía nam Hà Nội... Tin trong báo lên đến Việt Bắc làm anh ruột tôi là Lê Khởi Nghĩa thư ký riêng của ihủ tướng Phạm Văn Đồng, cứ buồn rầu thở dài. Ông Đồng (anh Tô) biết tin cũng chia buồn với anh tôi về "cái chết" của cậu em trai...


Đúng bốn tháng sau, ngày 7-10-1947, như chúng tôi dự đoán, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn định bắt sống cơ quan đầu não kháng chiến. Chúng cũng đưa tin là đã bắt sống được Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên Valluy, tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương dã tức tốc bay ngay ra Hà Nội. Nhưng khi xuống sân bay Gia Lâm, hắn được báo cáo lại là tin đó nhầm. Valluy tức tối không ở lại dự tiệc mà lên máy bay trở về Sài Gòn ngay... Có một điểm mà tôi thấy cần chú thích thêm là trong vụ quân Pháp nhảy dù xuống làng Bồ Nâu, bộ đội ta không kịp chuẩn bị chiến đấu tập kích vì chúng chỉ đóng quân có ba hôm là rút ngay. Chúng cũng không mở các cuộc hành quân càn quét ra mấy làng xung quanh.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:42:18 am »

5. Những câu chuyện kháng chiến

Một tháng sau trận càn Bồ Nâu, tôi chuyển trụ sở về làng Ước Lễ, chuyên làm bánh giày, giò... thuộc Thanh Oai, Hà Đông. Và cũng do các cơ quan của Hà Nội đều phải đóng nhờ trên đất Hà Đông nên trên có chủ trương sáp nhập một phần đất của Hà Đông vào Hà Nội, đổi tên thành Lưỡng Hà (Hà Nội và Hà Đông). Tôi ở Ước Lễ đóng cơ quan tại ngôi nhà sát bờ trc phía sau làng để tiện việc rút lui khi địch đến. Địa phận Hà Đông chỉ còn phần đất từ Ngã tư Vác xuống đến Vân Đình. Đặng Trần Mẫn làm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Hà Đông. Sau Mẫn bỏ trốn vào nội thành thì Nguyễn Văn Lễ thay làm chủ tịch.


Trở lại thời kỳ đầu năm 1947, khi tôi vào vùng ven nội để kiểm tra tình hình các trạm tình báo và tinh hình hoạt động của địch ở các vùng Kim Lũ và Bằng Liệt cùng với em Quý liên lạc. Trời rất rét, buổi tối tôi về ngủ, chui vào trong ổ rơm của một gia đình cơ sở, naủ ngon lành vì yên tâm không sợ địch càn quét. Sáng sớm tờ mờ đất, hai anh em trở về căn cứ, khi đi qua làng Khúc Thuỷ, tôi gặp Tổ Hành động của Công an quận 5 đang đi lên để đón tôi. Khi đi khỏi làng Khúc Thủy một lúc, tôi nghe có tiếng súng nổ nhiều bên làng Cự Đà, đoán địch đã càn xuống đây liền để Tổ Hành động ở lại bên này sông chặn đánh địch và giao cho anh Đặng là cán bộ văn phòng phụ trách (anh Đặng sau này là quận trưởng quận Trấn Tây, rồi vào nội thành hoạt động, bị lộ nên địch đã bắn chết anh ở ngay đầu phố Hàng Đào. Anh có đặc điểm dễ nhận là cận thị và méo mồm).


Cả ngày hôm ấy nghe tiếng súng địch nổ dữ dội ở Cự Đà và Khúc Thủy, tôi về đến Ước Lễ thấp thỏm chờ tin của anh Đặng. Mãi đến tối anh Đặng mới về cho biết địch đánh bên Cự Đà rất mạnh. Chúng định cho quân từ Khúc Thủy vượt sông sang đánh úp quân ta ở Cự Đà, nhưng đã bị Tổ Hành động Công an quận 5 chặn đánh quyết liệt nên không thực hiện được mũi vu hồi. Trong trận này, Công an quận 5 cũng có cán bộ nằm bên Cự Đà nắm tình hình địch báo cáo rằng: "Pháp cho cả trẻ con Tây cầm súng đi đầu bắn vung mạng và miệng hò hét chửi: "Cochon Việt Minh, Merle Việt Minh. En Avant!" à L'assaut..."


Trong trận Cự Đà, Vũ Văn Sự chỉ huy bộ đội đánh mạnh nên địch không tràn xuống được và phải rút lui. Vũ Văn Sự được báo tôn gọi là "Con hùm xám Cự Đà!"

Về đến Ước Lễ tôi lại được tin Pháp bắt dân ngoại thành phải chụp ảnh để lấy Titre d'identité, tôi báo cáo lên lên Ty và được chỉ thị phải tích cực ngăn chặn âm mưu này của Pháp vì sẽ gây khó khăn cho ta sau này khi hoạt động vùng sâu, nhưng nếu phá không xong thì công an cũng phải dựa vào lý trưởng làng tề để nhờ họ giúp cho nhân viên công an mình cũng được chụp ảnh lấy titre để hoạt động hợp pháp. Mấy ngày hôm sau, anh em đã bắt về một thợ chụp ảnh cùng một va li cuộn phim và ba máy ảnh, trong đó có chiếc Einsige của Anh rất tốt. Khi gặp người chụp ảnh tôi nhận ra anh Mai, người anh họ của chị Liên1 (Chị Liên, tổ viên Việt Minh hồi bí mật do tôi phụ trách, sau này lấy bí danh Hà Hoa, Hoàng Lê Vân, công tác ở báo Nhân dân) và chính anh Mai từng giới thiệu tôi sang Bắc Ninh gặp ông Đỗ Dũng để nhận khẩu súng Saint Etienne mà ông ủng hộ cho Việt Minh... Tôi đã giải thích cho anh không nên tiếp tay cho địch chống phá kháng chiến và trả tự do cho anh.


Sau này anh Mai về nội thành mở xưởng dệt bít tất Chiến thắng. Khi ta về tiếp quản Thủ đô, cơ sở sản xuất của anh chuyển thành công tư hợp doanh và anh làm giám đốc xưởng dệt ấy, nay anh đã nghỉ hưu ở số 11 ngõ Phát Lộc.


Công an bắt anh Mai thì địch dùng người khác về chụp ảnh cho dân vùng tề. Công an quận 5 đã khống chế các lý trưởng làng tề ở vùng tự do vào vùng địch chiếm đóng để chụp ảnh làm thẻ. Công an phải tuyển thêm người làm nhiệm vụ "bao vây kinh tế địch" ngăn chặn không cho nhân dân mang lương thực, thực phẩm vào nội thành và bắt giữ những người buôn hàng địch trong nội thành ra, nhưng chủ yếu là phát hiện địch dùng người buôn hàng lậu để tung gián điệp ra vùng tự do... Tuy công an đã thành lập ra nhiều trạm bao vây kinh tế địch, nhưng đường ra vào nội thành thì muôn ngả, chặn lối này họ đi lối khác, không làm sao ngăn cản xuể. Hơn nữa cũng do việc địch và dân ào ạt đi lại vùng tự do và vùng chiếm đóng để buôn bán, nên có một số cơ quan và cá nhân đã lợi dụng tình trạng này để buôn bán hàng lậu tham ô cho cá nhân... Nhưng chính vì việc giao lưu buôn bán như vậy cũng có điều tốt cho ta là có thêm nhiều thuốc chữa bệnh. Công an quận 6 đã đặt làm một hàm răng giả để gửi biếu Hồ Chủ tịch. Công an quận 5 đặt cơ sở nội thành cung cấp các thứ thuốc cần thiết cho vùng tự do. Riêng chuyện bao vây kinh tế địch cũng có nhiều ấu trĩ, tuy cũng phần nào ngăn chặn được khối lượng lớn lương thực bị chuyển vào nội thành. Như Công an quận 5 phát hiện một đám tang từ Cống Thần đi lên vùng địch mà không thấy rẽ vào làng nào để chôn cất. Người khiêng quan tài đi vội vàng như chạy, từ Đồng Quan qua làng Từ Châu, Công an nghi ngờ khám xét thì thấy trong quan tài đựng toàn trứng gà, vịt... Hay như có chiếc thuyền chở nặng đi đêm từ vùng Đồng Quan lên đến làng Rùa thì bị giữ lại khám xét, ta đã tịch thu một số lớn gạo và thuyền gỗ chuyển về cho Ủy ban quận 5 giải quyết... Còn hàng lậu ở nội thành ra hầu hết là vải, thuốc lá Cotab, Philipp Moris, thuốc đánh răng Gibb, tân dược và bách hoá... Trong việc tịch thu hàng lậu Công an quận 5 và 6 đã giữ nhiều hàng hoá, nhưng không ai biết hút thuốc và cũng giữ đúng lệnh nghiêm cấm lợi dụng hàng tịch thu để sử dụng cho công an, vì vậy thuốc lá để mốc hàng đống, còn vải vóc chuyển hết về Ủy ban... Được Ủy ban cho lại vải tôi chia cho các cán bộ phụ trách các trạm và văn thư quận mỗi người vài mét để may túi hai ngăn có dải đeo. Túi này để khi làm việc xong anh nào cũng cất tài liệu vào đó, khi cần là đứng lên đi ngay được.


Công an quận 6 chủ trương bắt người buôn lậu phải đeo cái mẹt trước ngực có ghi hàng chữ: "Tôi buôn lậu", rồi có công an viên dẫn đi quanh các làng xóm, cốt làm cho họ xấu hổ. Cách xử lý ấu trĩ như vậy đến bây giờ nghĩ lại cũng thấy buồn cười. Có chuyện vui tếu là với những người bắt đeo mẹt mãi mà không có chuyển biến, Công an quận 6 lại chủ trương bắt đánh ba roi rồi mới tha về. Số người đi buôn lậu đa số là phụ nữ, bị bắt giam đầy cả mấy gian chùa để chờ chịu đòn. Một sớm, khi anh công an trông coi nhà giam còn đang ngủ thì các chị buôn lậu đã nheo nhéo giục: "Anh ơi! Anh giải quyết để chúng em dược về." Anh công an tỉnh dậy liền nói: "Tất cả nằm ra!" Mấy chị mếu máo van xin: "Anh ơi! Lần đầu em mới phải thế này, anh làm khe khẽ thôi, em sợ đau lắm...!" Anh công an phì cười và đành phải tha tất cả. Kết quả là việc bao vây kinh tế địch không thu được thắng lợi nên sau đó chủ trương này đành phải bỏ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:43:14 am »

Đấy là những chuyện vụn vặt. Còn có chuyện Công an quận 5 tịch thu gạo và thuyền giao nộp cho Ủy ban kháng chiến, nhưng vì không có người trông nom chiếc thuyền gỗ to lớn, đành cứ để trên dòng sông Đáy. Một sớm khi Công an nhìn đến thì thuyền gỗ đã biết mất, do các người lái chờ đến đêm lẻn ra chèo chống cho thuyền chạy trốn...


Tuy vậy cũng qua việc bao vây kinh tế địch mà Công an quận 5 đã phát hiện ra mấy sự việc đáng lưu ý:

1) Vụ con trai Trần Văn Chi, ủy viên kinh tài của ủy ban tỉnh Hà Đông vào nội thành lợi dụng hình thức buôn bán để liên lạc với Pháp. Tình báo của ta trong nội thành nắm được tài liệu rõ ràng về hoạt động của con trai Trần Văn Chi nên khi hắn trở ra vùng tự do thì Công an quận 5 bắt ngay. Trần Văn Chi giàu có nổi tiếng ở Hà Nội trước đây, được Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch tỉnh Hà Đông dùng làm cán bộ kinh tài để buôn bán gây quỹ cho Ủy ban tỉnh.

Thấy con trai bị bắt Trần Văn Chi tưởng dựa vào thế lực của Lễ đang nổi lên ở Hà Đông, đưa hắn lên tận cơ quan của tôi đang đóng ở làng Hoàng Trung để xin tha cho con... Trước tài liệu cụ thể kèm theo ảnh cậu con trai Chi ngồi xe jeep với lính Pháp đi trên phố, đành biện bạch đấy là họ đang đến nhà băng Đông Dương xem lại số tiền gia đình còn gửi ở đấy.


2. Chúng tôi còn bắt Bạch Thị Liên cũng là nhân viên kinh tài của Lễ hay ra vào nội thành để buôn hàng lậu. Khi Lễ đến chỗ tôi để xin tha cho chị Liên, tôi đã gặp chị ở nhà giam đóng tại chùa Ước Lễ. Chị Liên gặp tôi, định lợi dụng ông quận trưởng còn trẻ, khi đứng trước bàn hỏi cung cứ luôn tay vén áo gãi bụng trắng nhễ nhại lộ cái rốn sâu, có khi còn vờ thắt lại giải rút quần để khiêu khích tôi. Tôi đập bàn quát: "Chị không biết xấu hổ à! Sao dám làm cái trò ấy trước mặt tôi. Đáng ra tôi tha cho chị, nhưng vì tội này nên bắt chị phải giam lại ba ngày nữa..."


Tôi đã hiểu rõ việc làm của một số người ở tỉnh Hà Đỏng lấy danh nghĩa là gây quỹ cho Ủy ban kháng chiến, nhưng thực chất chỉ là để buôn lậu làm giàu cho cá nhân mà thôi. Tôi đã báo cáo lên Ty Công an Hà Nội để có công văn sang Tỉnh ủy Hà Đông có biện pháp giáo dục cán bộ của họ.


Kết quả việc lơi lỏng quản lý ở tỉnh Hà Đông đã được một bài học lớn. Trần Văn Chi giả vờ tổ chức đám cưới lấy cô vợ bé người nông thôn ở Vân Đình. Ngay tối hôm tổ chức cưới ăn uống linh đình, Chi bỏ trốn vào nội thành, mang theo tất cả tiền nong của Ban Kinh tài Hà Đông.


Câu chuyện về Trần Văn Chi đã gây dư luận xôn xao trong nhân dân suốt vùng Vân Đình, Cống Thần và Đồng Quan.

Sau này Trần Văn Chi vào nội thành đã mua lại cửa hiệu to lớn của hãng Descours Cabaud ở góc đường Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay. Hắn mở cửa hàng đại lý chuyên bán xe đạp Super Globe cho Pháp. Ít lâu sau Trần Văn Chi định gả con gái cho Bảo Long, con trai Bảo Đại, rồi cả gia đình bỏ sang Pháp sinh sống, nhưng Bảo Long chối từ không lấy vợ.


Còn một vụ khác bắt cán bộ Ty Công an Hà Nam buôn lậu. Hùng là trưởng văn phòng của Ty Công an Hà Nam đã lên vùng địch buôn hàng lậu. Công an quân 5 đã bắt hắn, tịch thu hàng hoá, giam ở chùa Sổ một tháng trời. Sau này chính tên Dương là trưởng ty Công an Hà Nam vì tham ô lớn, mắc nhiều tội khác như xử lý oan nhiều người, sử dụng bọn tai tiếng và còn thủ tiêu một số người dân lành nên đã bị toà án Liên khu III xử tử.


Chúng tôi cũng nắm hoạt động của một số nhân viên Biệt động đội do Tạ Đình Đề phụ trách. Bọn này phần lớn là lưu manh, trộm cướp được Đề dung dưỡng nên mặc sức hoành hành ngang ngược. Chúng thường xuyên đi lại vùng tề với danh nghĩa đánh địch, nhưng chúng cũng phục kích bắn giết cả người buôn lậu để cướp hàng hoá của họ, chia nhau ăn tiêu sa đoạ ở các thị trấn Vân Đình, Cống Thần và Đồng Quan, Chợ Đại.


Những người dân buôn bán bị chết ở vùng giáp ranh thì ai biết được bị Pháp hay Biệt động đội bắn giết... Nhưng công an thì biết rõ vì đêm nào địch phục kích ở nơi đâu, công an đều nắm được. Nên khi báo cáo có người chết ở cánh đồng này nọ thì công an biết ngay họ bị ai sát hại.


Chuyện về nhân viên của Tạ Đình Đề buôn lậu, giết người còn nhiều lắm, và cũng đã có lần tôi phải giáp mặt ngay với Tạ Đình Đề để giải quyết những chuyện buôn hàng lậu như vậy... Cách quản lý nhân viên chiến sĩ của Biệt động đội còn gây tác hại rất lớn sau này (sẽ nói về việc tên Chi Nam phản bội chạy vào vùng giặc đầu hàng địch).


Trong năm 1948, để tiếp tục tung người vào hoạt động nội thành, tôi đã nghiên cứu thấy nguỵ quyền địch rất mê tín. Ngay cả tên Nghiêm Xuân Thiện, kẻ thay tên Trương Đình Chi bị đội Thanh Việt của Công an quận 6 trừng trị, cùng vợ luôn chăm đi lễ chùa... Và cũng để lũng đoạn bọn sĩ quan và quân lính Pháp trác táng nên công an đã nghĩ rằng cần tổ chức một đội quân nhà thổ (gái điếm) cũ vẫn hoạt động ở nội thành trong các nhà đỏ "Maison rouge" - trước cửa có treo ngọn đèn điện màu đỏ để bọn Pháp biết lui tới. Những người này hầu hết đều mắc bệnh tình, nếu để họ hoạt động ở vùng tự do thì tác hại thêm cho nhân dân và có thể cả cán bộ của ta, nên công an quận 5 và 6 bàn nhau tập trung họ lại nuôi nấng, giáo dục và do chị Phương (Hải) phụ trách. Cán bộ của ta có người biết nhảy đầm được cử đến dạy cho họ cách khiêu vũ những bài Valse, Tango, Foxtrot... rồi tung họ vào nội thành với mục đích lũng đoạn bọn lính Pháp là chính, mà không cần họ làm tai mắt cho ta... Tuy vậy cũng có một vài chị em đã tích cực giúp công an thu thập tình hình của lính Pháp...


Riêng Công an quận 5 đã chú ý tuyển một số nhà sư có tâm huyết yêu nước. Ít lâu sau tôi được anh em báo cáo có nhà sư tu tại ngôi chùa lớn gần đường ra Tía muốn xin được gặp trực tiếp tôi là quận trưởng để được chính thức tổ chức.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:43:53 am »

Ngược lại cũng có chuyện vui là chú tiểu tại ngôi chùa tôi đóng cơ quan. Chú còn nhỏ tuổi, hợp tính tình với các em giao thông nên suốt ngày đùa bỡn, vật nhau vui lắm. Khi cơ quan tôi chuyển địa điểm thì chú tiểu này cũng trốn khỏi chùa để xin theo tôi làm giao thông.


Cũng nhân việc tuyển người vào nội thành, tôi đã gặp chị Lý Lệ Hà tình nhân của Bảo Đại (Trong cuốn hồi ký của ông Đổng lý Văn phòng Bảo Đại Phạm Khắc Hoè "Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc" cũng kể chuyện về Lý Lệ Hà).


Tôi đã cho mời chị Lý Lệ Hà đến địa điểm riêng để tiếp. Chị ta người cao, phốp pháp, trắng trẻo, vấn tóc trần, son phấn, đến gặp tôi để xin được nhận công tác trong nội thành. Khi gặp chị ta tôi nghĩ thầm: "Của này thì kháng chiến gì, có thể biết tin Bảo Đại từ Pháp trở về để lên ngôi vua thì chị ấy muốn tìm gặp Bảo Đại mà thôi." Thực ra chị chỉ là "một nhà thổ cao cấp". Tôi cũng đồng ý để chị ta vào nội thành vì có ngăn cản cũng không được nên để cho giao thông đưa chị lên vùng địch, cốt lưu lại một ý niệm về sự rộng lượng của kháng chiến đối với chị mà thôi. Lý Lệ Hà trở về nội thành là mất hút. Tôi cũng không quan tâm đến chuyện này.


Năm 1948, Công an quận 5 đã phối hợp với trinh sát của Ty Công an Hà Nội điều tra vụ án tên Việt Mỹ, quận đội trưởng quận 6 đã bí mật hoạt động cho địch nên các trận đánh của quân đội ta, nhất là trận đánh bốt Hoành Bồ, ta bị địch diệt gần hết mà quân Pháp không thiệt hại gì. Trong ban chỉ huy cùng với Việt Mỹ còn có tên Bảo giữ mật mã của quân đội, chuyển thông tin của ta cho địch biết. Cùng trong vụ án này ta đã bắt tên Kôsàng, người Nhật theo ta sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Tên Kôsàng đã bị xử tử. Tên Việt Mỹ thì tôi không rõ số phận của hắn ra sao. Riêng tên Bảo sau này làm ở nhà máy Trần Hưng Đạo. Năm 1962, tên Bảo làm đơn kêu oan đến ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ Công an. Anh Hoàn không nắm được sự việc này nên hỏi tôi, tôi đã cung cấp cho anh biết toàn bộ sự việc về vụ án Việt Mỹ, có dính líu đến tên Bảo. Hắn nghĩ rằng gần 20 năm trời sự việc của hắn ít người còn biết đến, nhưng tôi lại nhớ rất chi tiết việc này nên không để cho kẻ phản bội khiếu oan được...


Cũng trong năm 1948, tên Chi Nam là chỉ huy phó của Tạ Đinh Đề đã bí mật làm việc với địch. Hắn tổ chức thị Hợp là gái điếm ở Cống Thần làm liên lạc giữa vùng địch và vùng tự do. Tôi đã xin lệnh của Ty Công an Hà Nội để bắt tên Chi Nam, nhưng không rõ bị lộ ở đầu mối nào mà hắn biết nên đã trốn vào nội thành trước lúc bị bắt một ngày.


Bài học về tên Chi Nam chính là do cách dùng người của Biệt động đội: không quản lý cán bộ, chiến sĩ, buông lỏng cho họ tự do hoành hành...

Lãnh đạo Biệt động đội chỉ thiên về "anh hùng dởm", phè phỡn ăn chơi ở hậu phương và nhiều tên sau này đầu hàng địch, chống phá ta rất mạnh, làm cho công an phải mất nhiều công sức bố trí trừng trị chúng, để khỏi ảnh hưởng đến công tác hoạt động địch hậu nói chung.


Vào mùa thu, tiết trời đã hơi lạnh, vào khoảng tháng 3-10- 1947, tại làng Viên Nội ven sông Đáy, Ty Công an triệu tập họp các quận để bàn cách đối phó với tình hình bọn phản bội đầu hàng địch, trừng trị bọn Việt gian bán nước nguy hiểm.


Trong cuộc họp này Công an Hà Nội đã nhất trí phải thành lập một đội hành động gan dạ để hoạt động trong nội thành, lấy tên là đội Thanh Việt (Thanh niên Việt Nam hay Trừng trị Việt gian).

Đội thanh niên được thành lập do Kim Tấn làm đội trưởng, tôi là đội phó. Mỗi quận lại tổ chức riêng đội Thanh Việt của quận mình... Công an quận 4 đã xử tên Việt gian ở Hàng Đậu, Công an quận 6 xử tên Trương Đình Chi, thị trưởng đầu tiên của nguỵ quyền địch, Công an quận 5 xử tên trưởng phố Hàm Long gian ác khét tiếng... Sau đó còn tổ chức nhiều lần ném lựu đạn vào nhà máy nước đá, phá các bốt điện v.v...


Nói chung hoạt động của đội Thanh Việt có tác dụng lớn làm nhụt ý chí chống phá cách mạng của bọn Việt gian...

Cũng vào khoảng tháng 8, tháng 9 năm 1947 cơ quan quận 5 đóng ở Ước Lễ. Một sáng, tôi đang làm việc thì có tiếng máy bay bà già lượn vè vè ngay trên đầu, liền nhanh chóng thu gọn tài liệu đúng lúc viên đạn trái phá đầu tiên của địch rơi xuống làng. Mọi người cùng với nhân dân nhanh chóng tản ra ngoài cánh đồng, pháo địch nổ tới tấp gây ra vài đám cháy cho các ngôi nhà gianh. Máy bay bà già chỉ điểm cho pháo địch từ xa bắn tới. Tôi nấp trong một ngõ xóm cùng với mấy chiến sĩ trong đội hành động thấy có tên lái máy bay bà già lượn sà thấp xuống gần bụi tre làng. Tôi động viên anh em cùng tập trung súng để bắn nhưng mấy người dân đến van xin đừng bắn vì sợ địch pháo kích làng phá hoại nhà cửa. Tôi đành phải theo ý của dân, rút ra ngoài cánh đồng tránh pháo địch... Ngay sau khi địch bắn phá xong, tôi đã cho chuyển cơ quan sang làng Hoàng Trung cách đấy vài cây số... Cũng bắt đầu từ vụ pháo kích này của địch, tôi hay viết ký sự kháng chiến. Anh Tài đã khuyến khích tôi tiếp tục viết và biết đâu lại trở thành Erenbourg của Việt Nam!


Thời gian này anh em đã quen với nếp sinh hoạt quân sự, phân công người nào mang tài liệu gì đã thành nếp, nên khi có động chỉ năm phút sau mọi người đã sẵn sàng di chuyển đến địa điểm khác.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:44:25 am »

Giữa năm 1949, tôi không làm quận trưởng công an nữa mà làm nhiệm vụ trưởng ban điệp báo, chuyên trách công tác nội thành. Cuộc kháng chiến ngày càng gian nan, các cơ quan phải lùi xa mãi, vì địch đánh lan rộng ra. Cơ quan tôi phải chuyển về Dót-Dét, Tốt Động và cũng do hoàn cảnh nên Lưỡng Hà cũng giải tán, trả vùng đất cũ lại cho Hà Đông. Hà Nội chỉ quản lý vùng ven đô và nội thành. Quận 4-5-6 giải tán để thành lập hai quận Trấn Tây và Trấn Nam. Hồng Hà được cử sang Trung Quốc học chính trị, tôi vẫn công tác điệp báo, luôn qua lại vùng địch, cũng đã nhiều lần bị địch phục kích nhưng đánh trả thoát được. Có lần tôi vào vùng Yên Sở, một làng ngoài đê sông Hổng, nơi thằng Tây lùn chuyên phục kích bắn giết nhiều cán bộ của ta. Anh Bùi Đức Việt đã có lần dùng đòn gánh đánh trọng thương một tên Pháp mật thám làm nó ngã xuống ao. Anh Việt nhảy xuống theo, vật lộn với nó dưới ao và dùng dao găm giết chết nó. Máu giặc loang lổ đỏ cả mặt ao. Nhưng sau đấy Pháp cho quân và xe lội nước về càn quét Yên Sở bắn chết người và súc vật. Trong đêm tối, nhân dân xúm nhau lại dưới ánh đuốc để làm thịt hai con trâu bị địch bắn chết, và vẫn cắt người rào lại làng kháng chiến, canh gác cho tôi được an toàn. Đêm ấy tôi ngủ lại một nhà cơ sở ngay đầu làng. Đến nửa đêm thì anh Việt đánh thức tôi dậy xuống hầm bí mật vì sợ địch càn sớm. Nằm trong lòng đất sâu ấm áp tình người dân kháng chiến bao bọc tôi không sao ngủ được. Gần sáng tôi xem đồng hồ mới chỉ 4 giờ, nhưng thấy nhiều tiếng động thình thịch trên mặt đất vang vào vách hầm, tôi nghĩ là địch đang soi hầm để tìm bắt cán bộ nên chuẩn bị súng để đối phó. Chờ mãi không thấy gì và một lát sau tiếng động thình thịch hầu như vang lên khắp làng. Tôi hoang mang chưa hiểu chuyện gì thì nghe tiếng anh Việt gọi tôi qua lỗ thông hơi. Tôi trèo lên khỏi hầm, anh Việt đưa tôi vào nhà để ăn cơm. Tôi đem chuyện này ra hỏi anh thì anh cười giải thích: Dân làng Yên Sở chỉ ăn ngô quanh năm nên sáng ra nhà nào cũng phải giã ngô như vậy. Nhưng nhìn đến mâm cơm thấy gạo trắng tinh, tôi ngần ngừ hỏi bà mẹ già vì sao như vậy. Bà móm mém ngồi giã trầu trong cối đồng, cười nói: "Thương ông quận gian khổ vì dân lặn lội lên đây không quản ngại nguy hiểm nên dân có ít gạo trắng thổi cơm cho ông quận ăn... Còn dân làng chỉ quen ăn ngô thôi..."


Tôi cảm động vì tấm lòng tốt của bà mẹ đã thương cán bộ, che chở cho tôi lại còn dành hạt gạo trắng cho tôi ăn. Ăn xong, tôi theo anh Việt ra đầu làng nhìn lên con đê về chỗ Trại hủi cũ để quan sát tình hình địch và để nhớ về Hà Nội1 (Bùi Đức Việt sau công tác ở giới tuyến Hiền Lương, đã hy sinh khi vượt qua phòng tuyến điện tử MacNamara).


Một ngày cuối thu 1949, cơn mưa cuối mùa đã đem theo cái lạnh của đất trời... Tôi nằm một mình trong năm gian nhà trống trải của một gia đình ở làng Tử Dương ven sông Đáy, co ro vì trời lạnh, cho đến sáng tôi từ giã anh Tài và các anh chị em Ty Công an Hà Nội để lên đường đi Việt Bắc báo cáo tình hình địch trong nội thành với Trung ương. Tôi đến cơ quan tình báo do anh Trần Hiệu làm cục trưởng, ở lại chỗ anh một tháng trời sau đó mới về Nha Công an chỗ anh Lê Giản làm tổng giám đốc. Cơ quan anh Hiệu đóng ở La Bằng, chân dãy núi Tam Đảo. Cơ quan anh Lê Giản đóng ven suối Lê trong căn cứ của các cơ quan chính phủ. Có chuyện vui là khi tôi lên Việt Bắc, có gọi dây nói sang chỗ anh trai tôi đang làm thư ký riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Anh Nghĩa rất ngạc nhiên nghe tin tôi và hẹn tôi sang ngay.


Tôi sang cơ quan anh Tô (Phạm Văn Đồng) và buổi chiều hôm ấy cùng ăn cơm với anh Tô dưới tán lá cây rừng rậm rạp. Anh Tô bắt tôi kể lại mọi chuyện hoạt động trong nội thành và gian khổ trên đường từ Khu III lên Việt Bắc. Khi nghe tôi kể lại trận càn của giặc Pháp vào làng Cự Đà, chúng cho trẻ con Tây đi trước bắn súng bừa bãi, anh hỏi lại tôi: "Trẻ con Tây là loại thế nào?"


Tôi báo cáo với anh: Chúng là con của những tên Tây bị ta giết trong ngày đầu kháng chiến... Anh Tô bảo tôi về Nha Công an phải viết báo cáo tỉ mỉ về chuyện này để trình lên Trung ương, về đến chỗ anh Lê Giản, tôi kể lại chuvện này thì anh mắng tôi: "Sao cậu không báo cáo ở Nha lại sang báo cáo với anh Tô?"

- Em nghĩ là chuvện vui nên không chú ý báo cáo cho anh rõ...

Tôi đã ở lại Việt Bắc tham dự khoá học chính trị lớp Tổng phản công và sau đó trở về Hà Nội. Đường đi lên Việt Bắc và về Khu III gian khổ không kể sao cho xiết. Thế mà tôi đã đi lên Việt Bắc rồi lại về Hà Nội tới bốn lần. Lần nào cũng phải đi đêm vượt qua đường số 6 đầy nguy hiểm... Mỗi khi vượt qua đường, lội trên đồng ruộng đầy cỏ lác và xác người chết còn chưa rữa hết thịt, hôi thối nồng nặc, nhưng tôi vẫn đi về không quản ngại và cũng không lần nào lọt vào phục kích của giặc. Đến năm 1951, tình hình kháng chiến đã thay đổi nhiêu, cơ quan công an phải chuyển sâu vào vùng Kim Bôi - Hoà Bình, về Đồng Chờ rồi lại ra ven đường 21, Chi Nê, Đầm Đa... chuyển dần ra vùng Sêu, Trinh Tiết ven sông Đáy để tiến dần về Hà Nội... cho đến ngày về tiếp quản Thủ đô. Đến nay đã hơn 50 năm, dòng đời bao đổi thay, nhất là qua những năm chống Mỹ, đánh nguỵ quyền miền Nam, cho đến năm 1983, tôi mới về hưu và bị cuốn hút vào cơn xoáy gần như xuống vực sâu của xã hội... Tôi cũng bị phụ thuộc vào cơn xoáy của vòng đời, thăng trầm trong cơn lốc của mọi sự kiện nên tôi nghĩ rất lộn xộn có thể nhầm về thời gian, nhưng các sự kiện thì không thể nào sai được, vì đấy là cuộc đời hoạt động của tôi, là những kỷ niệm vừa êm đẹp vừa dữ dội, đầy gian khổ qua các chặng đường công tác...
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:46:35 am »

6. Ngôi sao băng

Ngồi trước mặt tôi là một thanh niên gầy quắt, đen đủi, cứ khúm núm một cách vụng về, nét mặt tỏ vẻ lo âu, ngập ngừng nửa như muốn nói, nửa như sợ sệt. Có lẽ đây là lần đầu anh bước chân đến đây, nơi trước kia là sào huyệt của bọn mật thám Pháp chuyên đàn áp, bắt bớ, tra tấn tù đầy người dân An Nam.


Anh đã là người trưởng thành với khuôn mặt xương xẩu, đen sạm, dầy dạn phong sương, lộ rõ vẻ ngang tàng, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên sự thơ ngây. Anh cứ ngồi không yên, luôn cựa quậy, hai bàn tay đặt trên đùi, những ngón tay cứ xoắn vào nhau lúng túng đến tội nghiệp.


Tôi nhìn anh một lúc, luôn mỉm cười để anh yên tâm, rồi đứng dậy, ra bàn rót chén nước đặt trước mặt anh, nói: "Mời anh xơi nước. Anh đến gặp chúng tôi có việc gì thế?"

Thấy tôi còn trẻ, nét mặt búng ra sữa như của một học sinh hơn là của người cán bộ cách mạng, lại làm việc ở Sở Mật thám cũ như thế này, và còn rót nước mời anh uống, nên anh bớt lo ngại. Anh nở nụ cười ngượng nghịu. Tôi nhẹ nhàng hỏi:

- Anh tên là gì để chúng ta nói chuyện, gọi nhau cho tiện?

Anh cúi mặt nhìn xuống hai bàn chân đi đất đen sạm, gân guốc đang di di trên nền gạch men hoa, khẽ nói:

- Em là Sơn Đen!

- A! Sơn có thể chính là tên của anh, còn "Đen" chắc là do người ta đặt thêm cho phải không?

- Em cũng không rõ nữa. Nhưng từ nhỏ đến nay em thấy ai cũng gọi em bằng cái tên ấy nên quen rồi.

- Anh ở phố nào?

- Ở Cổng Chéo, Hàng Lược.

- Số nhà bao nhiêu?

Anh Sơn ngước mắt lên nhìn tôi có vẻ lạ lẫm không rõ tại sao tôi lại hỏi vậy. Từ xưa đến nay có người nào thắc mắc về chỗ ở của anh đâu, mà họ cũng chẳng cần biết đến chỗ ở của anh nữa.

- Em làm gì có nhà. Từ trước đến giờ, nhà nào có mái hiên rộng thì đấy là nơi ở của em. Mùa đông, tránh gió bấc, em thường ngủ ở dẫy nhà bên số lẻ. Còn mùa hè, em lại tìm sang hiên nhà bên số chẵn nằm ngủ cho mát.

- Còn quê quán, gia đình bố mẹ, anh chị em?

- Em làm sao biết được. Lúc lên bốn, lên năm tuổi, em đã coi cổng Chéo hàng Lược là quê huưng của em rồi.

Nghe anh nói chân thực về cuộc đời lầm than của mình, tôi đã thấy hai mắt cay cay, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của những trẻ sống lang thang trên đường phố như anh thời Pháp cai trị.

- Anh có làm nghề gì không?

- Có chứ! Em là phu đòn đám ma của ông Louis Chức ở đầu phố Hàng Cót1 (Trước đây thành phố Hà Nội có vài ba nhà chuyên làm công việc phục vụ tang lễ từ lúc phát tang cho đến lúc chôn cất mổ yên, mả đẹp, nhưng họ chỉ có đòn tang, áo quan, cờ phướn... còn người thì do những tên trùm thu thập các dân tứ xứ thành lập ra một tổ chức gọi là Phu đòn đám ma. Làm công, ăn lương theo từng vụ nên các phu đòn thường phải cạnh tranh nhau, giành giật đám tang, gây ra nhiều chuyện đâm chém dữ dội. Thường thì các phu đòn này làm những công việc khiêng kiệu, cầm cờ phướn, âm nhạc, đào huyệt chôn cất. Đôi khi cũng có những đám tang cần đến những người đàn bà làm con cháu, khóc thương thảm thiết, gọi là nghề "khóc mướn", họ cũng đi theo từng tốp phu đòn để kiếm sống).

- Anh đến gặp chúng tôi có yêu cầu gì không?

- Trước kia, bọn em bị mật thám Tây và ta đàn áp, ức hiếp dữ lắm, khó làm ăn yên ổn được với chúng. Đến nay ta được độc lập rồi, quân Pháp đã phải cuốn gói ra đi, em muốn được làm "mật thám" để trị lại bọn chúng.

- Bây giờ ta không gọi là "mật thám" nữa mà là trinh sát của công an nhân dân cách mạng. Anh có khả năng về nghề trinh sát không?

- Em không biết thế nào là khả năng, nhưng các anh cần dò tìm cái gì thì em làm ngon ơ, vì nghề của em như thế mà.

Tôi mỉm cười vì cách nói thành thật của anh:

- Tôi làm việc ở Phòng Chính trị, thấy anh thập thò ngoài cổng nên tiếp anh thôi. Còn anh muốn làm trinh sát thì để tôi báo cáo lại với anh Doãn là người phụ trách Phòng Trinh sát.

Anh Sơn thở dài đánh thượt một cái: "Anh làm ơn nói hộ em với nhé!"

Tôi để anh ngồi lại một mình, chạy sang phòng của anh Doãn báo cáo tình hình này, có nói thêm vài nhận xét của tôi về anh Sơn, rồi mời anh sang gặp anh Sơn.

Anh Doãn tên thực là Nguyễn Văn Tạo, quê ở Nghệ An, hoạt động cách mạng từ năm 1930 trong phong trào của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã bị Pháp bắt tù đày, rồi vượt ngục tiếp tục hoạt động. Lần thứ ba bị Pháp bắt anh lấy cớ ốm đau để chúng chuyển ra nhà thương Phủ Doãn chữa chạy. Ở nhà thương, anh lại tìm cơ hội vượt ngục lần thứ ba và hoạt động cho đến ngày cách mạng tháng Tám thành công, anh lấy bí danh là Nguyễn Phủ Doãn để kỷ niệm vụ vượt ngục cuối cùng này.


Anh Doãn hơi rỗ mặt. Khi anh cười, nét mặt nhăn nhúm nhưng trông thật phúc hậu vì tấm lòng chân thực của anh luôn thể hiện trong mọi cử chỉ. Vừa vào đến phòng, anh đã cười hề hề, ngồi xuống ghế trước mặt anh Sơn và nói ngay:

- Tôi được anh Tuấn nói qua về anh và ý nguyện của anh muốn được phục vụ cách mạng. Anh hiểu gì về việc đất nước la đã giành độc lập?

Thấy anh Doãn đứng tuổi và đã được tôi cho biết trước là chủ sự Phòng Trinh sát, nên Sơn thay đổi cách xưng hô:

- Thưa ông! Cháu...

Anh Doãn giơ tay ra hiệu ngăn anh Sơn nói:

- Anh đừng thưa ông với xưng cháu! Anh cứ coi tôi như người anh lớn tuổi và xưng hô anh, em là được.

Sơn không còn ấp úng, dè dặt như lúc mới đến đây, lòng cởi mở nên nói ngay:

- Thưa... anh... Em biết chứ. Trước kia thằng Pháp rồi đến thằng Nhật đàn áp dân mình làm cả hàng vạn người chết đói đầy đường. Bọn em cũng chỉ còn sống lay lắt, lê la hết phố này sang phố khác, ngắc ngoải mà thôi. Nay thì cả Pháp và Nhật đều phải rút khỏi Việt Nam và Việt Nam mình đã trở thành "Việt Nam to thế, Việt Nam mẹ sề!"
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2022, 06:47:33 am »

Nghe Sơn nói như vậy tất cả anh em có mặt trong phòng đều phá lên cười rũ rượi, cho rằng Sơn pha trò. Nhưng nét mặt Sơn vẫn nghiêm túc, ngơ ngác nhìn mọi người, không hiểu vì sao họ lại cười vui đến thế!

- Ai bảo anh câu nói ấy?

- Em thấy các anh Việt Minh căng khẩu hiệu đầy đường. Em đánh vần mãi mới biết được câu ấy, đoán là các anh viết để ca tụng đất nước mình đã được độc lập tự do.

- Không phải nghĩa như thế đâu! Đây là khẩu hiệu viết bằng tiếng nước Anh, nghĩa là "Việt Nam của người Việt Nam" (Vietnam to the Vietnamese).

- Em có biết tiếng Tây, tiếng Tàu là gì đâu. Anh em trong phu đòn chỉ bảo cho em mới biết đánh vần võ vẽ vài ba chữ, còn chưa bao giờ em được cắp sách đến trường học.

Anh Doãn lấy khăn tay thấm mấy giọt nước mắt vì cười vui và cũng vì anh cảm thông sâu sắc ngay được cuộc đời vật vờ, đói rét, bần hàn của Sơn, nên anh nhẹ nhàng nói:

- Tôi nghe anh Tuấn nói qua về ý nguyện của anh xin được làm trinh sát cho công an cách mạng. Làm trinh sát khó lắm, vừa phải mưu trí, dũng cảm, khôn khéo, có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn và nhất là phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với cách mạng, không sợ gian khổ, nguy hiểm đến tính mạng, cố hoàn thành được nhiệm vụ với ý thức trách nhiệm cao nhất. Anh có làm được như thế không?

Sơn không chần chừ, mà trả lời anh:

- Em sẽ cố gắng làm được như thế. Vì đấy cũng chính là nghề của em (ý Sơn muốn nói là nguyện vọng của anh).

- Sao anh bảo nghề của anh là phu đòn đám ma?

- Đây cũng là nghề của em để kiếm cơm mà sống cho đến ngày nay. Còn nghề trinh sát là nghề em ước vọng. Anh cứ giao việc gì cho em, dù khó đến đâu em cũng cố gắng làm cho được, em không từ chối việc gì dù có nguy hiểm. Ngay từ những ngày còn nhỏ tuổi, em đã trải qua nhiều đau khổ, đói rét, đòn thù, mà em vẫn chịu đựng được cho đến bây giờ.

Thấy Sơn nói giọng thật thà, quả quyết, anh Doãn im lặng một lúc để suy nghĩ, rồi cười nói:

- Tôi giao thử cho anh việc này nhé. Sở Công an Bắc Bộ có chiếc xe ô tô con để trong nhà xe. Anh có cách nào lấy được chiếc xe ấy không?

- Em tưởng chuyện gì khó khăn, chứ chuyện ấy thì em làm được.

Sơn nói rắn rỏi như vậy, nhưng trong đầu óc anh đã phác qua rất nhanh một kế hoạch trong vụ làm ăn "ra mắt" này với công an cách mạng. Sơn có phẩm chất lanh lợi, quyết đoán chính xác từng sự việc cũng do từ nhỏ anh đã phải đấu tranh với mọi sự bất trắc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của anh và các anh em trong phu đòn để còn sống được ở trên đời này.

- Anh cho là không có gì khó khăn à? Anh cứ thử làm xem. Nếu anh làm được chuyện này, tôi sẽ nhận anh vào làm trinh sát ngay.

- Anh gia hạn cho em mấy hôm phải làm xong việc này?

- Mấy hôm cũng được! Làm xong anh đến gặp tôi ngay.

Nghe anh Doãn nói như vậy, Sơn như đã tin chắc ở mưu trí của mình nên nét mặt tươi roi rói vì đã được thoả mãn phần nào ý nguyện của anh.

Sơn nhanh nhẹn đứng dậy, đàng hoàng chào mọi người, chân bước nhẹ nhõm ra cửa với nét mặt vui mừng lắm. Anh Doãn nhìn theo Sơn bước xuống bậc thềm, đi ra cổng, nói: "Nhân dân mình yêu nước nồng nàn như thế đấy. Chúng ta phải có nhiệm vụ dìu dắt anh ấy cho thật tiến bộ. Chắc sau này anh sẽ trở thành một trinh sát giỏi nghiệp vụ. Nếu anh ấy làm được việc này êm thấm thì thật giỏi!"


Mấy hôm qua đi, Phòng Chính trị nơi tôi làm việc và Phòng Trinh sát đều bận rộn suốt ngày với công việc mới của cách mạng, lo đối phó với âm mưu phá hoại của bọn cách mạng rởm lưu vong, theo chân quân Tàu Tưởng về nước để lập ra đảng phái phản động Đại Việt quốc dân đảng, do bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đang cay cú với Việt Minh đã giành được chính quyền. Mặt khác phòng nào cũng đang cố tuyển những thanh niên học thức, theo cách mạng vào làm các công việc thay số nhân viên lưu dung của Sở Mật thám cũ vẫn phải dùng tạm trong vài ba chức vụ.


Tôi cũng quên câu chuyện của anh Sơn, vì thực tế không phải là phần việc của Phòng Chính trị.

Đến ngày thứ năm, khi tôi đến Sở làm việc đã thấy anh Sơn đang đứng nói chuyện với đồng chí gác ở cổng.

Vừa thoạt thấy tôi, anh đã chạy đến, cầm tay tôi nói ngay: "Xong rồi! Công việc của các anh giao cho em đã làm xong rồi!"

Tôi hơi ngơ ngác một chút, nhưng rồi nhớ ra ngay, liền nói với đồng chí gác để cho anh Sơn vào gặp anh Doãn. Tôi dẫn anh Sơn đến phòng của anh Doãn, vừa mở cửa thấy anh đang nghe dây nói, miệng cười vui vẻ, rồi trả lời ngay: "Chuyện ấy à? Không sao đâu! Người của tôi thử làm nghiệp vụ đấy mà!"

Chợt anh quay lại thấy Sơn đứng ở cửa liền vui vẻ hỏi ngay: "Anh để xe ở đâu? Còn đồng chí gác nữa?"

- Em để xe ở ngoài bờ hồ Ha-le. Đồng chí gác đang ngủ trong xe ấy. Anh cho người ra giúp em đẩy ô tô về trả lại ga-ra.

Anh Doãn bảo Sơn kể lại câu chuyện này. Sơn cười tỏn ten như chú bé vừa làm việc gì có lỗi bị người lớn bắt quả tang: "Sở dĩ đến hôm nay em mới làm để các anh không đề phòng đến chuyện này nữa. Em phải nhờ đến hai đàn em của em cũng ở trong phu đòn đám ma giúp sức lọt vào trong Sở Công an, em đã chọn vào ca đổi gác lúc gần sáng để không sợ có người thay ca và vào giờ ấy thì người ta cũng dễ an tâm cho rằng sắp sáng rồi, không phải lo chuyện gì nữa. Chúng em lọt vào trong sân cũng không có gì là khó khăn và làm cho anh gác cổng phải thiếp đi một lúc đủ thời gian cho chúng em hành động mà không làm cho anh ấy mê man quá. Còn chuyện mở khóa nhà ga-ra thì không khó khăn gì, chúng em chỉ làm một loáng là xong. Ba chung em đẩy chiếc xe ra khỏi cổng, khóa cổng lại đàng hoàng, rồi cứ thế đẩy ra đến tận hồ Ha-le, em chờ sáng hẳn, quay lại đây báo cáo để các anh biết. Có thế thôi!

- Giỏi!

Anh Doãn chỉ thốt lên được có thế, rồi anh nói:

- Anh sẽ được nhận làm trinh sát của tôi ngay bây giờ. Tôi sẽ bố trí cho anh về một đội. Anh phải nhớ là có kỷ luật, tuân theo lệnh của người đội trưởng, không được tự ý làm liều và phải cố gắng làm xong nhiệm vụ của mình được giao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM