Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:13:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Sở Công an Bắc Bộ ra đi  (Đọc 3711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« vào lúc: 03 Tháng Năm, 2022, 10:43:08 am »

- Tên sách: Từ Sở Công an Bắc Bộ ra đi
- Tác giả: Lê Tuấn
- Nhà xuất bản: Công an nhân dân
- Năm xuất bản:
- Người số hóa: giangtvx, saoden


Lời nói đầu


Tác giả Lê Tuấn, tên thật là Phạm Thuỵ Uông, sinh năm 1924 tại Hà Nội, tham gia phong trào Thanh niên Phản đế từ năm 1940, hoạt động ở nội thành Hà Nội cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Ngay sau ngày giành chính quyền ở Thủ đô, tháng 9-1945 ông chỉ huy một đơn vị giải phóng quân sang Lào, chiến đấu dọc dải vùng Thượng Lào, giúp nước bạn giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. Đó là đoàn quân Tây Tiến đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, sau này được nhắc đến rất nhiều trong sử sách và văn chương. Tròn một năm sau, ông trở về Hà Nội, chuyển sang công tác ở Sở Công an Bắc Bộ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông chỉ huy tự vệ chiến đấu ở Liên khu II - Hà Nội, trải qua những ngày tháng hào hùng, anh dũng "sống chết với Thủ đô". Sau đó ông làm quận trưởng Công an Quận 5 - Ty Công an Hà Nội, rồi làm Tưởng ty Điệp báo miền Nam Hà Nội. Từ Hà Nội đến Hoà Bình, Thanh Hoá, đến Việt Bắc, ông đã đặt dấu chân trường chinh đến những vùng gian nguy nhất, cùng toàn dân làm nên thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Pháp. Với sự kiện làm báo Hồ Gươm năm 1948, ông là một trong những người đầu tiên làm báo Công an nhân dân. Báo Hồ Gươm sau trở thành báo An ninh Thủ đô. Năm 1957, ông cũng là một trong những người đầu tiên tổ chức nên tờ báo Công an nhân dân.


Cuốn Từ Sở Công an Bác Bộ ra đi không chỉ là câu chuyện về cuộc đời một con người, mà là một tư liệu quý, làm sống lại nhiều sự kiện, nhiều gương mặt lịch sử của thế kỷ XX. Đặc biệt, là người công tác trong ngành Công an từ những ngày đầu tiên, những câu chuyện của tác già đã cho chúng ta biết về nhiều mảng hiện thực sinh động mà không một cuốn lịch sử nào có thể mô tả được.

Nhà xuất bản Công an nhân dân xin trân trọng giới thiệu!

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:40:29 am »

1. Đi làm cách mạng

Ông nội tôi là Phạm Văn Toán, tướng của Quận công, phò mã, thống chế Hoàng Kế Viêm. Dưới thời vua Tự Đức, vào những năm 1867-1870, phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa, dưới chiêu bài "phản Thanh, phục Minh", đã chiếm được một phần phía Nam Trung Hoa, nhưng sau đó lại bị quân nhà Thanh tiêu diệt. Tàn quân của Lưu Côn, một tướng của Thái Bình Thiên Quốc, chạy dạt sang Việt Nam chiếm cứ vùng biên giới nước ta.


Ông Ích Khiêm đem quân đánh giặc Lưu Côn ở biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn, gần một năm trời mới dẹp yên bọn giặc phỉ này. Nhưng dư đáng của chúng còn sống sót liền chia ra làm ba đạo quân: Lưu Vĩnh Phúc - quân Cờ Đen; Hoàng Sùng Anh - quân Cờ Vàng; Lương Văn Lợi - quân Cờ Trắng, cát cứ từng vùng của nước ta để cướp bóc nhân dân ta.


Thừa lệnh thống chế Hoàng Kế Viêm, năm 1885, ông nội tôi đang làm bang biện, tỉnh vụ Sơn Tây đem quân dẹp tan bọn Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh ở đồn Vàng, bên bờ sông Hồng chạy qua địa phận Sơn Tủy. Năm 1888, ông tôi được cử làm tán tương quân vụ dẹp giặc Lưu Vĩnh Phúc Cờ Đen vì lúc này chúng đang hoành hành ở vùng Quốc Oai - Sài Sơn. Ông tôi đã thuyết phục Lưu Vĩnh Phúc về hàng. Cũng trong thời gian này, thực dân Pháp đánh chiếm xong Hà Nội, muốn mở rộng chiếm đóng các tỉnh ở Bắc Kỳ. Ông tôi đã điều động quân Cờ Đen phối hợp cùng với quân của triều đình bố trí chặn đánh quàn Pháp ở cửa ngõ thành Thăng Long, tại vùng Cầu Giấy, giết chết tên Henri Rivière, sau đó lại phục kích đánh quân tiếp viện của thực dân Pháp ở vùng Đê La Thành, giết chết tên Francis Garnier.


Sau khi phối hợp cùng với quân Việt Nam đánh giặc thắng lợi, Lưu Vĩnh Phúc sinh kiêu ngạo, tự tiện đem quân cướp bóc, hãm hiếp nhân dân ở những nơi chúng đóng quân, buộc lòng ông tôi lại phải đem quân tiêu diệt Lưu Vĩnh Phúc. Tên Lương Văn Lợi, giặc Cờ Trắng hoành hành vùng Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên... cũng bị quân của triều đình dẹp tan.


Năm 1908, ông tôi làm tổng đốc Nam Định, hàm Thượng thư, được triều đình Huế phong Hiệp tá Đại học sĩ. Đến năm 1909 lại được phong hàm Thái tử Thái bảo, phẩm hàm cao nhất của triều đình, ngang cùng với phẩm hàm của Quận công, phò mã Hoàng Kế Viêm1 (Hiện nay ông tôi còn có văn bia và ảnh thờ ở đền Mây (Đằng Châu Tư) tại thị xã Hưng Yên; ở đền Thiên Trường, đển Cổ Lễ tại Nam Định cũng có hoành phi, câu đối, ngài thờ bài vị ông tôi).


Năm 1911 ông tôi về hưu tại quê làng Láng, gia sản cũng chỉ có ngôi nhà gỗ 5 gian và một mảnh vườn, ruộng nương không có lấy một sào. Năm 1912, ông tôi mất, thọ 69 tuổi.

Bố tôi là con cả, hai lần thi Hương chi đỗ đến cử nhân. Khi triều đình bãi bỏ thi Hương, bố tôi được vào học ở trường Hậu bổ (sau này bổ ra làm quan). Trường Hậu bổ là trường Hàm Long cũ, nay là trường Ngô Sĩ Liên.

Khi bố tôi ra trường, thực dân Pháp vẫn có định kiến về ông nội tôi đã một thời đem quân chống lại chúng, nên khi thôi học, ông chỉ được bổ làm chức quan nhỏ hết chuyển từ huyện này đến phủ khác, không ở đâu lâu quá 3 năm. Đến ngày cách mạng tháng Tám thì lại chính anh thứ tư của tôi đi đầu phong trào Việt Minh, cầm cờ vào chiếm phủ lỵ. Gia đình bố tôi được Ủy ban cách mạng bố trí đưa về quê sinh sống lại làng Láng Trung.


Cũng từ truyền thống chống thực dân Pháp từ đời ông nội, nhưng đến bố chỉ là một lãn quan, không chịu hoạt động gì nên đến năm 1940, lúc tôi vừa tròn 16 tuổi đã theo anh ruột tham gia phong trào Thanh niên Phản đế.

Thi đỗ bằng Sơ học yếu lược (Certificat), đang chuẩn bị thi vào Thành chung, thì anh thứ ba tôi bảo: "Em đã giỏi tiếng Pháp rồi, bây giờ phải học thêm tiếng Anh ở hệ Secondaire mà nên học ở trường Thăng Long, vì anh có quen nhiều người bạn học ở đấy và trường Thăng Long cũng có nhiều thầiy giáo giỏi lắm!"

Tôi biết vậy, vì việc học hành đều do các anh lớn. Thế là tôi vào học ở trường Thăng Long mà không theo học trường công nữa.

Năm 1938, nhân dịp ngày lễ 1-5, anh tôi đưa tôi đến dự hội chợ ở nhà đấu xảo Louis Finot1 (Tên một viên công sứ Pháp cai trị Đông Dương) (Cung văn hoá Hữu nghị bây giờ). Đến nơi tôi mới biết là các anh tổ chức cuộc mít tinh lớn để vạch trần thái độ áp bức của đế quốc Pháp. Từ hôm đó tôi mới biết anh tôi đã là người của cách mạng theo Đảng Cộng sản.


Năm 1940, tôi đã học hết lớp 3ème secondaire thì anh tôi bảo: "Em có muốn vào đoàn Thanh niên Phản đế không?" Tôi không hiểu Thanh niên Phản đế là gì nên hỏi lại anh thì được anh giải thích: "Thanh niên Phản đế là thanh niên phản đối, chống lại đế quốc Pháp". Anh nói như vậy, tôi hiểu ngay và vui mừng xin được gia nhập đoàn thể đó. Sau một thời gian thử thách anh giao cho tôi đưa các thư tay đến một số bạn bè của anh như anh Luyến (Dân) ở phố René Daurelle (Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ), anh An tức Đoàn ở Làng Mọc, anh Hội v.v... Anh thứ ba tôi lúc này đi làm hiệu thính viên của đài thu, phát tin tức của Pháp đặt ở gác hai phía sau Nhà hát lớn. Cùng làm với anh có anh Nghiệp, người nhỏ nhắn, chân đi khập khiễng. Anh Nghiệp hay đến nhà tôi chơi nên quen biết tất cả các anh chị em tôi. (Sau này anh Nghiệp lấy bí danh là Xuân Trường làm bí thư tỉnh ủy Hà Đông, rồi thứ trưởng Bộ Nông nghiệp). Tôi được các anh tin cậy nên thường đến tận nhà của các anh đưa thư mà không cần phải qua nơi hẹn bí mật.


Đầu năm 1941, anh tôi giới thiệu tôi với anh Ngô Duy Cáo cũng đang học ở trường Thăng Long để anh kết nạp tôi vào tổ Thanh niên Phản đế trường, do anh làm tổ trưởng.

Thời gian này, hoạt động cách mạng chủ yếu chỉ là tuyên truyền và kết nạp người vào tổ chức. Anh Cảo bảo tôi chọn trong số những bạn học thật thân ở trường, nếu thấy họ có xu hướng chống Pháp thì tổ chức họ vào hoạt động cách mạng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:42:25 am »

Trong năm 1941, tôi đã tuyên truyền được anh Nguyễn Văn Quế, cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn với tôi. Anh Quế là con ông tổng Mai, quê ở Nam Sách, Hải Dương, đang trọ học ở nhà hộ sinh Con Rồng số 129 Henri d'Orléans (Phùng Hưng bây giờ). Tôi cũng tổ chức anh Nguyễn Thanh là cháu bà đồng Tài ở đền 52 Takou (Hàng Cót). Tôi báo cáo với anh Cảo và được anh đồng ý để tôi thành lập riêng một tổ Thanh niên Phản đế. Sau đó đến cuối năm 1941, Thanh niên Phản Đế đổi thành Thanh niên Cứu quốc, trong mật trận Việt Minh. Các anh Quế và anh Thanh cũng đã tuyên truyền được một số bạn thân có tinh thần chống Pháp. Anh Quế đã kết nạp anh Lê Tất Thành, là con trai bà chủ nhà Hộ sinh Con Rồng và là em ruột chị Lê Tuỵ Phương, một cơ sở hoạt động tài chính của anh Cả Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng), anh Linh ở phố Colomb (Phan Bội Châu), anh Savanakhet, cũng cùng học một lớp với tôi và anh Quế. Anh Savanakhet có tên Lào vì bố anh là ông Phạm Văn Luận làm việc ở Sở Dây thép (Bưu điện) tại tỉnh Savanakhet và lấy vợ là người Lào nên sinh ra anh, đặt tên anh theo tỉnh là nơi ông làm việc.


Anh Nguyễn Thanh cũng kết nạp thêm được anh Đồng, anh Khang lập thành một tổ riêng.

Ngày 19-11-1942, anh thứ ba tôi ăn cơm tối xong liền gọi tôi ra bảo: "Tối nay anh đi rải truyền đơn kỷ niệm 25 năm nước Nga làm cách mạng thành công!" Tôi xin anh cho đi cùng nhưng anh bảo: "Tuấn ở nhà. Tối nay nguy hiểm đấy, vì bọn mật thám cũng đề phòng nhân ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga, chúng bố trí mật thám tuần tra dày đặc khắp đường phố Hà Nội... Nếu đến sáng mà anh chưa về thì em phải đến báo ngay cho anh Luyến, anh Hội biết để các anh đối phó cho kịp!"


Cả tối hôm ấy, tôi cứ phấp phỏng không ngủ được chờ nghe anh tôi về gọi cửa là dậy mở ngay. Nhưng mãi đến 4-5 giờ sáng, anh tôi vẫn không về, tôi biết ngay là đã xảy ra chuyện không may cho anh rồi, liền chờ sáng hẳn, chạy vội đến báo cho anh Luyến ở phố René Daurelle để anh cũng báo tin cho một số các anh khác biết. Đến hơn 10 giờ thì mật thám dẫn anh tôi về nhà, máu me đầy người, để chúng khám xét tìm tài liệu bí mật. Nhưng vì tôi đã biết trước nên đã chuyển hết tài liệu bí mật của anh tôi để lại đến gửi nhờ những cơ sở khác trong mấy tổ Việt Minh của tôi. Sau này tôi được biết, mật thám bắt được anh An (Đoàn) sau đó chúng bắt anh Doanh tôi, rồi anh Luyến. Các anh trong ban cán sự Thành đều sa vào tay địch. Mật thám truy quét bắt tiếp anh Nghiệp, rồi đến em con chú ruột tôi là Phạm Khắc Minh (tức Nguyễn Quốc Hồng, sau này là phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao) cho mãi đến tháng 3 1943 mới tạm dứt. Trong đợt truy lùng này, các cán sự Thành Đảng bộ đều bị bắt, duy có anh Vũ Quý là bí thư ban cán sự Thành thoát khỏi tay địch. Sau này anh Vũ Quý bị nghi là AB (Anti Bolchévich) nên bị điều đi nơi khác.


Các anh bị bắt đều do toà án binh ở phố Maréchal Joffre (Lý Nam Đế) xét xử. Anh tôi bị kết án 20 năm tù và bị đày đi Côn Đảo. Anh Nghiệp và Phạm Khắc Minh bị mỗi người 1 năm tù, giam ở nhà giam Hoả Lò, đến đầu năm 1944 mới được tha.


Lúc bấy giờ tôi mới 16 tuổi nên mật thám không nghi ngờ, nhưng bố tôi vẫn sợ liền bắt tôi về phủ Thuận Thành để tránh địch khủng bố. Nhưng chỉ sau 6-7 tháng kể từ tháng 11-1942, tôi thấy yên ổn nên lại xin phép bố ra Hà Nội học. Khi đến trường Thăng Long, tôi đã không còn liên lạc được với anh Ngô Duy Cảo vì anh cũng bị động nên đã về quê Thái Bình hoạt động cho đến ngày cách mạng tháng Tám. Tôi ra Hà Nội liền tìm đến nhà cô em họ là Ngô Thị Minh Tâm (tức Tuyết Minh, một nhân chứng lịch sử được nhiều cơ quan, đoàn thể biết). Cô em tôi không bị gì, chỉ bị một phen hoảng sợ. Tôi đến lấy lại một va li tài liệu bí mật để đem về tiếp lục hoạt động gây nhân mối mới. Tôi bắt liên lạc lại với anh Quế, anh Thanh để duy trì hoạt động cách mạng và tổ chức thêm người mới thành lập thêm các tổ Việt Minh khác. Qua cô Tuyết Minh, tôi đã liên lạc được với chị Phú (tức Hảo, sau là chuyên viên trường Nguyễn Ái Quốc), chị Tâm Khanh (tức Đinh Thị Yên, sau là Vụ trưởng của Bộ Nội vụ cũ), chị Liên (tức Hà Hoa, tức Hoàng Lê Vân, chuyên viên của Báo Nhân dân) chị Lê Thi (Dương Thị Thoa, giáo sư triết học).


Lúc này, địch khủng bố trắng, tôi mất hết liên lạc với các anh, nhưng cứ lặng lẽ hoạt động, duy trì sinh hoạt với tổ anh Quế, anh Thanh, Tuyết Minh, vì tôi vẫn giữ được nhiều tài liệu bí mật. Trong năm 1943, địch lập ra tổ chức Thanh niên khỏe Ducouroy, một hình thức cũng như Hướng Đạo Sinh, nhưng chủ yếu là để chúng tuyển người làm tay sai cho chúng sau khi đã cho họ đi học hai lớp ESEPIC và ELSEJIC - học về thể thao và lý thuyết huấn luyện. Tôi không còn liên lạc được với cấp trên, tuy vẫn đi học, nhưng vì không có chỉ đạo của thượng cấp nên cứ âm thầm hoạt động một mình. Tôi thấy địch lập ra tổ chức Jeune équype du Tonkin, tôi nghĩ không thể để cho chúng mua chuộc thanh niên mình được. Cân nhắc mãi tôi đến gặp anh Nguyễn Huy Khôi (tức Khôi Kingkong) và anh Đinh Nữu để xin gia nhập tổ chức này. Anh Khôi giới thiệu tôi với tên Fleutot Em đang phụ trách huấn luyện thể thao cho đội Jeune équypc. Tôi biết lên Fleutot Anh là mật thám cho Pháp và hai anh em đều là Tây lai. Tôi được chúng cử ngay làm xếp Jeune équype du Tonkin, có toàn quyền kết nạp đội viên, thành lập các đội theo như tổ chức của Hướng Đạo Sinh mà trước kia tôi đã làm đến Tráng sinh (Routier) do anh họ tôi là Ngô Bích San và anh Hoàng Đạo Thuý thành lập. Tôi đã lợi dùng hình thức đưa anh em đi cắm trại ở những nơi danh lam thắng cảnh và có ý nghĩa lịch sử để tuyên truyền khêu gợi lòng yêu nước.


Ngay trong năm 1943, tôi đã tuyên truyền và kết nạp được anh Ngô Tất Oánh ở xóm chùa Từ Ân - chợ Hôm (sau này là đại tá Thanh Quang, ban chỉ huy quân sự Hà Sơn Bình). Trong các đội Thanh niên Bắc Kỳ, tôi cũng đã tuyên truyền, tổ chức thêm được anh Wan Fooc Thoòng (tức Nguyễn Đường, chủ nhiệm Ty Văn hoá Cao Bằng), anh Bân con trai bà chủ cửa hàng bán vàng giả Mie Ky (Mỹ Ký), anh Chu Quang Hùng, anh Bảo Toàn, anh Chính, anh Đức, anh Ngọc, anh Vinh, anh Tiết, anh Diệp. Sau này các anh đều là cán bộ lãnh đạo của cơ quan kháng chiến và là quân tình nguyện Nam tiến đợt đầu tiên, như anh Chu Quang Hùng, anh Ba v.v...


Đầu năm 1944, anh Nghiệp được ra tù, đến tìm gặp tôi hỏi đã bắt liên lạc được với người của Đảng chưa, tôi nói cho anh biết là vẫn chưa bắt được liên lạc với ai, nhưng tuy vậy tôi vẫn âm thầm tổ chức thêm được 6 tổ hoạt động bí mật (6 tổ là tổ anh Quế, tổ anh Thanh, tổ anh Oánh, tổ Tuyết Minh, tổ anh Đường và tổ anh Bân). Anh Nghiệp khen tôi kiên trì hoạt động và anh bảo: "Anh sẽ giới thiệu Tuấn với một trong ba anh là Lê Quang Đạo (tức Nguyện) anh Nguyễn Khang (tức Đệ) và anh Đặng Kim Giang đến bắt liên lạc với Tuấn, còn anh đã được anh Lê Quang Đạo điều về Bắc Ninh làm háo Cứu quốc bí mật".
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:43:16 am »

Theo ám hiệu do anh Nghiệp dặn trước, ít lâu sau tôi bắt liên lạc được với anh Đệ, cũng là bạn của anh Doanh tôi. Lúc đầu anh còn thử thách tôi nên hỏi lại:

- Ai giới thiệu cậu gặp tôi?

- Anh Nghiệp "thọt", nay anh đổi tên là Xuân Trường.

Anh Đệ không nói gì, chỉ gật đầu.

- Anh Nghiệp có báo cáo với tôi về hoạt động của cậu. Như thế là tốt. Từ nay đừng gọi tên thật của tôi nữa. Cứ gọi là Trường cũng được. Chẳng ai biết Trường nào! (Sau khởi nghĩa tôi mới biết anh là Nguyễn Khang, Xứ ủy viên, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và trước đây anh cũng lãnh đạo phong trào cách mạng ở hai trường Thăng Long và Gia Long).

Cũng vào tháng 4-1944, Phạm Khắc Minh cũng được ra tù. Chú Minh cũng tìm đến tôi hỏi xem đã bắt liên lạc được với Đảng chưa. Tuy tôi mới liên lạc được với anh Đệ, nhưng tôi cũng nói là chưa bắt được liên lạc với ai vì đề phòng chỉ có một đầu mối chỉ đạo, bất ngờ mất liên lạc thì lại bơ vơ không biết hoạt động ra sao. Chú Phạm Khắc Minh liền giới thiệu tôi liên lạc với anh Bí, sau này anh Bí cũng đột nhiên chuyển đi, nhưng tôi vẫn duy trì sinh hoạt với anh Đào là người cùng trong một tổ với anh Bí. Tháng 8-1944, chú Phạm Khắc Minh được kết nạp vào Đảng, anh Vũ Quý tổ chức lễ kết nạp cùng với anh Vũ Duy Chương (tức Vũ Oanh), anh Phúc (tức Vân Bụ), anh Tiết (tức Bảo thé)1 (Vì anh Tiết có giọng nói rất lạ, đang trầm ấm, đột nhiên đổi giọng the thé như con gái) ở một nhà tại phố Bát Đàn.


4 người này được cử làm ban cán sự Thanh niên. Sau khi được kết nạp vào Đảng, Phạm Khắc Minh được trên điều đi nhận công tác ở Sơn Tây. Chú Minh đã bàn giao thêm cho tôi tổ anh Lều Đức Huy (đại tá Lê Thái Mỹ, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào và Campuchia). Sau đó tôi lại liên lạc chỉ đạo thêm tổ anh Nguyễn Vũ Hiệp, anh Lê Văn Cử, anh Phạm Khải Thuỵ... Các anh này cũng đã tổ chức thêm các tổ viên và số người trong 11 tổ đã lên tới 41. Các anh đều là học sinh, hay người làm công nhỏ, tuổi đời mới chỉ 18-20. Tôi đã giữ đầu mối liên lạc của 11 tổ này với cấp trên. Tổ chức đã đông nên hoạt động cách mạng cũng gánh thêm nhiều chức trách. Việc rải truyền đơn lúc đầu chỉ nhờ anh Đào là công nhân hãng in Taupin, thi thoảng lấy cắp được ít chữ chì nên việc in bướm (truyền đơn nhỏ) thuận lợi hơn là phải viết tay. Tuy vậy in bướm theo cách này cũng chậm và lệch lạc, không đẹp. Sau khi tôi liên lạc với anh Lều Đức Huy, nhà anh có hiệu khắc dấu Ích Cát ở đầu phố Hàng Gai, anh Huy đã khắc các khẩu hiệu lên gỗ nên in được nhanh chóng, đủ số lượng cần thiết phát cho các tổ đi rải khắp đường phố trong nội thành.


Ngay sau ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, tôi gặp lại anh Nguyễn Khang, anh chỉ thị cho tôi là muốn hoạt động tích cực thì phải có súng. Tôi cũng chưa biết làm thế nào để có súng liền hỏi anh thì anh dặn: "Cứ về bàn với các anh chị em trong các tổ thì ra súng!" Khẩu súng đầu tiên đường dây Việt Minh nội thành chúng tôi có dược là khẩu do chị Liên (Hà Hoa) vận động người trong họ là ông Đỗ Dũng, một nhà buôn lớn ở phố Tiền An - Bắc Ninh ủng hộ và do tôi trực tiếp theo mật hiệu sang tận Bắc Ninh lấy về. Khẩu súng thứ hai đáng là một kỷ niệm trong đời hoạt động cách mạng của tôi. Đó là khẩu súng lấy trộm được của một tên sĩ quan Nhật say rượu trong trường hợp rất ngẫu nhiên. Lúc đó tôi đi dạy học tiếng Anh cho mấy thanh niên trong đội Jeune Équype du Tonkin, khi về qua đường Gambetta (Trần Hưng Đạo) gặp một người kéo xe cứ ca cẩm vì phải kéo tên Nhật say rượu ngủ trên xe mà không biết đưa nó về đâu. Tôi nảy ra ý kiến táo bạo liền bảo ông phu xe kéo nó vào trong sân toà án, ở đó tối tăm, um tùm, rồi hai chúng tôi khiêng nó xuống đặt lên sân trước thềm toà án, thấy nó vẫn ngủ mê mệt, tôi liều lĩnh mở bao da đựng súng, rút rộm được khẩu súng còn mới nguyên. Đó là khẩu súng hiệu Chiêu Hoà mà tôi đã dùng chiến đấu một năm trời khắp vùng Thượng Lào rồi trở về kháng chiến ở Thủ đô trong 2 tháng trước khi rút khỏi Hà Nội.


Kinh nghiệm tìm súng được phổ biến trong tất cả anh chị em ở 11 tổ, để mọi người tích cực tự trang bị lấy súng. Chỉ trong vòng 5 tháng, các anh Tất Oánh, anh Đường, anh Ba, anh Lều Đức Huy, anh Cử đã tìm mọi cách vận động những cơ sở yêu nước, ủng hộ Việl Minh những khẩu súng ngắn. Anh Lều Đức Huy vận động ông Hách Hiên là anh ruột Trần Tâm ủng hộ khẩu Browning, anh Thanh Quang và anh Ba cũng theo tôi nhờ hai chị gái nhảy là chị Chinh và chị Nguyệt, cùng ở trong xóm chùa Từ Ân, lừa dịp một tên Nhật say rượu, dìu nó ra hồ Halais để cho anh lấy trộm súng. Anh Đường cũng vận động ông bố là Wan Fooc Quẩy, người Hoa tìm mua được khẩu súng Colt Tàu ủng hộ cho Việt Minh. Anh Huy còn vận động anh Phạm Lê Khánh, con trai ông Phạm Lê Bổng, một nghị viên và là nhà tư bản có cửa hàng ở phố Hàng Bồ bán pháo Tường An, ủng hộ khẩu Smith Watson. Hai em gái của anh Khánh là chị Chung và chị Chinh cũng ủng hộ cách mạng nhiều tiền và mua tín phiếu Việt Minh. Anh Huy còn mua được của một tên Nhật khẩu Smith Watson nữa. Anh Cử có ông bố làm ở sở Lục lộ (Travauw Publics) được Pháp phát cho khẩu súng Browning nhỏ xíu. Anh vẫn thường dùng trộm khi ông bố đi vắng để súng ở nhà. Anh Ba cũng vận động ông bố là người gốc Hoa làm giám thị ở nhà giam Hoả Lò, ủng hộ một khẩu Colt Tàu. Ông này có hai người con trai của vợ trước là Trương Văn Huỳnh và Trương Văn Hụych đều là bộ đội chống Pháp. Anh Huỳnh là C trưởng quân báo, hy sinh trong chiến dịch Tây Bắc. Anh Huỵch tham gia quân lình nguyện Nam tiến hồi tháng 10-1945 và đã hy sinh ở chiến trường miền Nam.


Như vậy là trong một thời gian ngắn, nhờ có lực lượng những gia đình có cảm tình với cách mạng mà 11 tổ Việt Minh trong đường dây do tôi phụ trách đã tìm được 10 khẩu súng ngắn.

Có vũ khí rồi thì phải có huấn luyện quân sự. Bố tôi làm việc ở phủ Thuận Thành, có một cơ đội lính Khố xanh bảo vệ phủ. Những ngày nghỉ hè, ngày chủ nhật, tôi thường về thăm bố mẹ và chơi với các lính Khố xanh này để họ dạy cho tôi cách sử dụng súng, và đồng thời tôi cũng tuyên truyền khêu gợi ở họ lòng yêu nước, căm thù đế quốc Pháp. Khi được chỉ thị của anh Khang là phải huấn luyện cho anh chị em hiểu về quân sự, tôi đã mượn khẩu súng Mousqueton của anh em lính Khố xanh mà trước đây tôi vẫn thường mượn súng để đi bắn chim mòng, két, vịt giời... Tôi tổ chức cho số anh em đi bắn đạn thật, anh Huy, anh Vĩnh, anh Oánh, anh Đường... bắn đợt đầu. Các anh đã đạp xe từ Hà Nội về phủ Thuận Thành và được tôi đưa đến rìa bụi tre làng, hướng dẫn cách mở súng, cách lắp đạn, ngắm bắn v.v... và mỗi anh được bắn một phát đạn thật lên trời. Đạn thì chúng tôi đã vận động lính Khố xanh trong trại Bảo an binh ủng hộ lúc thì vài ba viên, lúc cả kẹp đạn có 5 viên... Khi nổ súng xong, anh em lại đạp xe về Hà Nội. Lúc đó bố tôi đang trông nom việc giữ đê ở bến đò Hồ, nghe tiếng súng tưởng là cộng sản đã cướp phủ vội về ngay nhưng thấy cơ lính Khố xanh vẫn canh gác bình thường. Bố tôi biết chuyện liền trói tôi vào gốc cây ngay trước cửa phủ, mãi đến trưa anh em lính mới cởi trói cho tôi và đưa tôi lên lô cốt chơi nói chuyện về súng đạn với họ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:44:10 am »

Đợt huấn luyện bắn súng thứ hai tôi đã điều chị Tuyết Minh, chị Hảo, chị Liên, chị Tâm Khanh về Đình Bảng bắn súng tập. Thời gian này hoạt động của Việt Minh đã rầm rộ gần như công khai, và hôm các chị được đi tập bắn súng cũng là ngày 17-8-1945, đang có cuộc mít tinh của tổng hội viên chức do chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức ở Nhà hát lớn. Các chị bắn tập xong liền quay về Hà Nội để kịp dự cuộc mít tinh, không phải để ủng hộ mà để biến nó thành cuộc biểu tình lớn của nhân dân Hà Nội.


Khi đường đây 11 tổ Việt Minh có đủ súng, tôi liền xin phép anh Khang cho trừng trị con Hồng ở phố Luro (Lê Ngọc Hân) làm tay sai cho Nhật, mà anh Cử đã điều tra theo dõi lâu ngày. Nhưng anh Khang chưa cho phép chúng tôi xử trí Hồng. Tôi lại xin xử trí tên võ sư Lộc ở ngõ chợ Hôm, hắn đã đi học lớp huấn luyện ESEPIC ở Phan Thiết và được cử làm cảnh sát có đeo súng ngắn thật. (Vì thường lúc đó cảnh sát người Việt chỉ được đeo bao da đựng súng, nhưng trong chỉ có diêm và thuốc lào, mà không có súng). Việc ám sát tên Lộc cũng chưa được chỉ thị của thượng cấp, thì anh Khang đã giao cho tôi huy động một số anh em bảo vệ vòng ngoài cho đội ám sát con Nga ở quán Thiên Hương, phố Hàm Long, tên Trương Anh Tự, giáo viên dạy Anh văn ở chỗ Tám Gian, phố Huế, tên Hoàng Si Nhu ở phố Laveran (Lê Văn Hưu). Anh chị em chúng tôi còn được giao nhiệm vụ bảo vệ hai cuộc mít tinh ở làng Canh và làng Mễ Trì. Trong cuộc tuyên truyền ở rạp Tố Như (Chuông Vàng ngày nay) tôi được giao nhiệm vụ bịt mặt, cầm súng lên chế áp ông Paul Chí, nhạc trưởng để ép ban nhạc cử hài Tiến quân ca. Nhưng khi một chiến sĩ Việt Minh vừa lên sân khấu thì ở hàng ghế khán giả có tên sĩ quan Nhật vùng lên chạy ra. Nó bị một chiến sĩ nổ súng bắn, nhưng tên Nhật còn cố chạy được ra Bờ Hồ mới ngã. Trong lúc lộn xộn, một đội viên tuyên truyền xung phong tay cầm súng, trèo lên cửa sổ nhìn ra phố Tạ Hiện, định nhảy xuống đấy, nhưng tay chạm vào cò súng làm nổ và bị thương một tuyên truyền xung phong khác. Nhật bắt được đội viên này và sau cách mạng tháng Tám, anh em mới đến nhà dầu Shell đón được anh. Trước ngày 17-6-1945, anh Khang có giao nhiệm vụ cho đường dây Việt Minh nội thành chúng tôi là phải phá cho được cuộc mít tinh do bọn Đại Việt tổ chức, hình thức là để kỷ niệm ngày Nguyễn Thái Học bị Pháp xử tử trước đây, nhưng thực ra là để chúng tuyên truyền thuyết Đại Đông Á của Nhật. Các tiểu tổ mang tất cả số súng ngắn đã có, cờ đỏ sao vàng, hàng tập truyền đơn, tờ bướm... giấu trong áo, sẽ có mặt vào lúc 8 giờ sáng ngày 17-6-1945 ở ngay xung quanh hồ phía trước núi Nùng. Trên miếu nhỏ ở núi Nùng chúng đặt một bàn, bày chiếc đỉnh đồng lớn và ảnh Nguyễn Thái Học, chăng các khẩu hiệu và những vòng hoa bằng hạt cườm. Cứ sau mỗi vòng hoa là một tên Thanh niên áo nâu của Võ Văn Cầm đứng như là tiêu binh danh dự. Dưới chân khán đài là trung đội Thanh niên áo nâu mang súng trường đứng thành hàng nghiêm chỉnh. Xung quanh hồ và ở khắp các bãi cỏ phía trước khán đài đã có nhiều người đến tham dự. Anh chị em chúng tôi cũng trà trộn vào trong đám đông nhân dân, nhưng tập trung nhiều ở phía trước hồ nước. Khi tên Nguyễn Thế Nghiệp đăng đàn, diễn thuyết nói về thuyết Đại Đông Á của Nhật, tôi khẽ bấm tay anh Ngô Tất Oánh ra hiệu cho anh hô lớn: "Đả đảo Nghiệp, Sơn là chó săn của Nhật! Đánh đổ giặc Nhật ủng hộ Việt Minh!" Hưởng ứng tiếng hô của anh Oánh là hàng trăm lời hô vang tiếp theo. Có người dân không phải là Việt Minh nhưng cũng hô theo chúng tôi. Truyền đơn, bướm được rải trắng mặt cỏ. Trong khi ấy các chị trong tổ nữ sinh đã len lỏi trong đám đông nhân dân nói to: "Về đi! Về đi! Giặc Nhật khủng bố đấy!" Đám đông nhân dân rùng rùng bỏ ra về với những lời nói cười ồn ào làm cho tên Nghiệp ở trên khán đài phải ấp úng nói vào micro: "Các anh Việt Minh hiểu lầm chúng tôi rồi!"


Chúng đã nhận ra đối thủ của chúng là Việt Minh, nhưng không dám vọng động ra tay đàn áp vì chúng thấy khí thế của nhân dân hùng hậu ủng hộ Việt Minh.

Đúng lúc ấy, anh Quế bảo tôi: "Tuấn lên đi! Bắt chúng nó giải tán". Thấy khí thế của nhân dân rất cao và thấy tên Nghiệp ấp úng thanh minh, tôi càng thêm hăng hái, vừa chạy lên chỗ khán đài, vừa rút khẩu Chiêu Hoà giấu trong áo, chạy lên trước. Quế và anh Đường bám sát ngay theo bên tôi. Đến chỗ bọn Thanh niên áo nâu, tôi vung khẩu súng ngắn chỉ vào mặt chúng, quát to "Giải tán! Giải tán mau!"


Bọn này hoảng sợ chỉ chúi vào nhau không dám có hành động nào phản ứng. Tôi thấy tình hình nhân dân đang rùng rùng bỏ ra về, biết là đã thắng lợi, nên bảo Quế và Đường: "Rút lui thôi!"

Ngày hôm sau, tôi đã đi gặp từng tổ nhắc nhở anh chị em phải chú ý đến việc chúng sẽ trả thù ra tay khủng bố. Quả nhiên như vậy! Nhà anh Lều Đức Huy, là hiệu khắc dấu Ích Cát bị Nhật đến khám xét. Nhưng anh Huy đã nhanh trí làm một chuyện bất ngờ là giấu số truyền đơn còn lại, cuộn vào chiếc mành mành nứa treo ngay trước cửa hiệu. Bọn lính Nhật không tìm thấy được tài liệu nào nên phải ra về. Anh Mạc Phúc Ứng là con chủ hiệu in Tân Dân, đi chơi về đến cửa nhà thấy lính Nhật đang khám xét nên anh đi luôn không về nhà nữa. Anh Oánh đi làm ở nhà dầu Tam Đa, phố Thuỵ Khuê, sáng hôm sau đến nơi làm việc thì ông chủ cười nói: "Lộ mặt rồi nhé! Sao hôm qua hét to thế!" Ông nói xong cũng bỏ qua chuyện này mà không đả động gì tới việc anh Oánh tham gia Việt Minh. Riêng tôi, mấy hôm sau đang ngủ thì chợt nghe thấy tiếng xe ô tô xịch đỗ và bọn Nhật nói xí xố ngay trước cửa nhà. Tôi vùng dậy, xuống chỗ đống củi để ở dưới bếp ngôi nhà số 36 Hoà Mã, lấy vội chiếc cặp đựng ba khẩu súng, nhảy qua tường sang nhà bên cạnh, vì khu đó là một dãy nhà xây liền nhau cùng một kiểu để cho thuê. Vượt qua tường của mấy nhà láng giềng, tôi ra cửa sau nơi công nhân đổ thùng đến làm vệ sinh, chạy luồn qua các bụi tre, qua các ruộng rau muống, các vũng nước, chạy dài đến tận phố Luro rồi đi mất. Sáng hôm sau tôi báo cáo lại sự việc phá cuộc mít tinh của bọn Đại Việt với anh Khang thì anh chỉ nói: "Làm được đấy! Nhưng việc Tuấn rút súng chạy lên bắt bọn Thanh niên áo nâu của Võ Văn Cầm giải tán là liều lĩnh!" Tôi im lặng biết lỗi của mình.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:44:50 am »

Ngày 19-8-1945, tất cả anh chị em trong 11 tổ của đường dây Việt Minh nội thành chúng tôi đã tuỳ tình hình của mỗi người tham gia vào việc chiếm Bắc Bộ phủ, chiếm trại Bảo an binh. Đặc biệt khi chúng tôi cùng mọi người vào chiếm trại Bảo an binh thì bị quân Nhật cho xe tăng đến án ngữ ở ngay hai đầu phố trước cửa trại. Bí thư Thành ủy và các đồng chí trong ban khởi nghĩa liền cho người ra gọi tổ nữ sinh vào hỗ trợ. Chị Tuyết Minh, Tâm Khanh, Phú Hảo, Hà Hoa, Lê Thi vẫn áo dài quần trắng thướt tha, mang lá cờ đỏ sao vàng lớn từ ngoài, đi qua mặt xe tăng Nhật tiến vào ngách nhỏ của cổng trại, đến gặp ban chỉ huy khởi nghĩa, ở đó các chị thấy ông quản Liên, phụ trách quân nhạc của Bảo an binh còn ngồi lại để chờ thái độ của quân cách mạng.


Sau này khi đã làm việc với Bộ Quốc phòng, đến khi về hưu, ông đã viết hồi ký, nhớ lại ngày hôm ấy và có ghi một câu: "Không ngờ lại là 5 cô nữ sinh cành vàng, lá ngọc tiến vào trong trại..."

Ông Trần Huy Khôi (Trần Quang Huy) ủy viên Ban khởi nghĩa, sau đó là chủ tịch đầu tiên của Ủy ban nhân dân Hà Nội đã nhớ lại trong những trang hồi ký: "Hà Nội hôm ấy cực đẹp. Vòm trời trong xanh không gợn chút mây. Nắng thu như mật ong vàng óng. Rừng cờ đỏ phấp phới bay trong gió lộng..."


Tiếp sau đó là những hoạt động chiếm lĩnh các vị trí quan trọng như Sở Liêm phóng, Hoả Lò, Toà án, Xưởng đúc tiền ở cuối phố Lò Đúc v.v..., tuần tra lùng bắt những tên phản cách mạng còn lẩn tránh.

Pháp tái chiếm Nam Bộ, những anh chị em đi Nam tiến đợt đầu gồm có: Cử, Huy, Thái Vĩnh, Hùng Síu, Phú Hảo, Tâm, Hải Ba... Họ đã chiến đấu suốt dọc chiều dài của đất nước.

Khi địch phản công ở Đông Bắc thì đã có Long, Nguyễn Thanh, Đường lên Đông Bắc đánh Pháp, tiễu phí, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng.

Tôi theo đoàn giải phóng quân được đặc cử sang Lào làm cuộc khởi nghĩa thứ hai giành chính quyền cách mạng cho nhân dân vùng Thượng Lào. Tôi làm trung đội trưởng cùng với hai trung đội giải phóng quân người Tày ở chiến khu Cao Bằng, hành quân bí mật sang đánh Pháp từ Bắc Thượng Lào xuống đến Trung Lào gần Luang Prabana là đất của nhà vua Lào rồi rút quân về bảo vệ Sầm Nưa (Hủa Phăn bây giờ).


Nhiều người đã hy sinh trên chiến trường Đông Dương, bị thương như Ly Sơn, Long, Bảo Toàn, Vinh v.v...

Trong đường dây Việt Minh nội thành, đặc biệt có anh Đào, quê ở Thanh Nhàn được tôi giới thiệu đi học lớp quân sự ở Mương Khói, Lạc Sơn, Hoà Bình do anh Vương Thừa Vũ huấn luyện. Trước khi anh Đào đi học, tôi đã giao cho anh khẩu súng Saint Étienne mà ông Đỗ Dũng đã ủng hộ cho chúng tôi. Anh Đào sau này là Bí thư Thành ủy Hà Nội (1946 - 1947) rồi bí thư Tỉnh ủy Hà-Nam-Ninh trong thời kỳ kháng chiến và là thứ trưởng Bộ Ngoại thương khi hoà bình lập lại.


Trong cuốn hồi ký "Hồi ức tuổi xanh" do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2001, anh Đào có viết như sau:

"Khoảng giữa năm 1944, đồng chí Bí được chuyển đi nhận nhiệm vụ khác thì tôi lại được giới thiệu với đồng chí Lê Tuấn, cho đến ngày tôi được đồng chí Tuấn giới thiệu đi học lớp quân sự ở Mường Khói, Lạc Sơn, Hoà Bình. Đồng chí Tuấn giới thiệu tôi cùng đi với ba đồng chí khác là Lê Quân, Hoàng Hữu Nhân, Thôi Hữu. Sau đó đồng chí Quyết đến tận Sở dầu Shell là nơi tôi đang làm việc để dặn thời gian và địa điểm cùng đi với đồng chí Lê Quân..."


Gần 50 năm sau, đến tận 1990, chúng tôi mới có dịp họp mặt nhau ở nhà tôi để hồi nhớ lại những ai còn, ai mất và tìm gặp lại số anh chị em có mặt ở Hà Nội, viết lại hồi ức của một đường dây Việt Minh hoạt động trong nội thành từ năm 1940 đến 1945.


Những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn của những người còn sống, đến nay cũng đã ngoài 70-80 tuổi, đã là ông, bà, cụ của lớp con, cháu, chắt sau này rồi. Tôi nhắc lại chuyện cũ vẫn thấy lòng bồi hồi những kỷ niệm khó quên của một thời trai trẻ.


Năm 1942, anh ruột thứ 3 của tôi là Phạm Bộ Doanh, cán sự Đảng Cộng sản Đông Dương tại thành phố Hà Nội, (chưa gọi là thành ủy viên) đi rải truyền đơn nhân dịp 25 năm Cách mạng Nga thành công, thì bị lộ, thực dân Pháp bắt được anh tôi, đưa ra xét xử ở toà án binh, kết án anh tôi 20 năm tù và đày đi Côn Đảo, cho đến ngày cách mạng thành công, anh tôi và các chiến sĩ tù Côn Đảo được đón về đất liền rồi tham gia kháng chiến ngay ở miền Nam cho đến ngày hoà bình mới tập kết ra Bắc.


Sau cách mạng tháng Tám, tôi có 12 anh, chị em ruột thì 10 người đã tham gia kháng chiến. Trong đó có 5 người ở bộ đội chính quy chiến đấu chống Pháp ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam và có hai người là quân tình nguyện chiến đấu ở Lào và Campuchia. Anh thứ tư của tôi là quân tình nguyện chiến đấu ở Campuchia, còn tôi là quân tình nguyện chiến đấu ở Lào, đánh Pháp, giành lại chính quyền cách mạng cho nhân dân vùng Thượng Lào từ tháng 9-1945 cho đến tháng 9-1946, khi có Tạm ước 14-9, mới về nước. Em trai út của tôi là liệt sĩ đánh trận ở Cầu Trắng thuộc Kim Anh cũ. Cũng vì gia đình có thành tích như vậy nên khi hoà bình lập lại, năm 1955, bố mẹ tôi đã được Chính phủ tặng Bảng Vàng Danh Dự và Huân chương Kháng chiến hạng Ba.


Khi tôi ở Lào về được đồng chí Hoàng Sâm, chỉ huy Chiến khu II cử về báo cáo tình hình chiến sự ở Lào với Hội đồng, Quân sự ủy viên hội đóng ở trường Đồng Khánh cũ, nay là trường Trưng Vương. Hết hạn nghỉ phép, tôi chuẩn bị lên Tông - Sơn Tây để nhận nhiệm vụ mới thì được gặp ông Lê Giản và ông Hoàng Mỹ. Hai ông đã xin bên Quốc phòng cho tôi chuyển sang công tác ngành Công an, vì lúc đó ngành Công an rất thiếu cán bộ nên vẫn phải sử dụng viên chức lưu dụng của Sở Mật thám cũ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:45:51 am »

2. Cuộc trường chinh lần đầu trong đời

Đây là một giai đoạn chiến đấu mà những tài liệu nghiên cứu của quân đội và báo chí cũng ít biết và nói đến.

Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy một phân đội gồm đa số là các học sinh, thanh niên Hà Nội đã hoạt động từ thời kỳ bí mật. Chúng tôi được đồng chí Vương Thừa Vũ nhận làm đơn vị trực thuộc, đưa về đồn Ba Thá, thuộc Thanh Oai, Hà Đông để huấn luyện cấp tốc quân sự. Một tối đồng chí Vương Thừa Vũ gọi riêng tôi ra chỗ đình, cạnh đồn Ba Thá và bảo tôi: "Tôi được các đồng chí lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội cho biết quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí, nên tôi tin tưởng và đã nhận đơn vị của đồng chí là trực thuộc của tôi. Nay tôi cho đồng chí biết... các đồng chí sắp lên đường nhận nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ, trực tiếp đối mặt với quân thù. Đồng chí thấy có cáng đáng nổi không?"

- Thưa đồng chí! Tôi hoạt động cách mạng cũng không sợ tra tấn, tù đày, và mục đích cuối cùng cũng chí là đánh đuổi quân Ihù, giành độc lập cho nước nhà. Vì vậy, dù nhiệm vụ có khó khăn đến đâu, tôi cũng quyết đảm nhận trách nhiệm của mình.

- Tốt! Bây giờ đồng chí cho anh em vào lĩnh vũ khí và lương thực dự trữ. Nay mai sẽ có nhiệm vụ mới cho phân đội của đồng chí!

Mấy ngày hôm sau, phân đội tôi sáp nhập vào chi đội Nông Ích Cao, đã có hai phân đội Giải phóng quán người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Cả chi đội bí mật xuất phát từ đồn Ba Thá tiến quân lên Tây Bắc. Lên đến Xuân Mai, chúng tôi gặp đồng chí Lê Hiến Mai, đại diện Tổng bộ Việt Minh ở Ai Lao (Lào) và đồng chí Hoàng Sâm, chỉ huy trưởng Chiến khu II.


Mục đích cuộc hành quân và nhiệm vụ đã rõ ràng, chi đội Ích Cao đã lặng lẽ, bí mật lên Tây Bắc. Để tránh đụng độ với quân Tàu Tưởng, nên chi đội chỉ hành quân theo đường rừng, xuyên qua rừng sâu, núi cao mà đi. Sau những ngày trèo đèo lội suối, luồn rừng, chi đội đã đến gần tỉnh lỵ Sầm Nưa thì được tin quân Pháp biết được tin quân đội Việt Minh tiến sang Lào đã rút khỏi Sầm Nưa, bỏ chạy về Luang Prabang.


Trung đội chúng tôi hầu hết là thanh niên, học sinh Hà Nội, được phân công vào tiếp quản Sầm Nưa, còn hai trung đội của Nông Văn Tần và Kim Thành đóng ở vòng ngoài tỉnh lỵ để bảo vệ cho Sầm Nưa.

Tôi đem trung đội vào tỉnh, nhưng khi qua ngã ba vào đến tỉnh lỵ, anh em chúng tôi đều ngỡ ngàng, tỉnh lỵ Sầm Nưa chỉ nhỏ như cái phố huyện con con ở bên ta. Tỉnh lỵ nằm trong thung lũng hẹp, bao quanh là núi cao, rừng rậm, chỉ có một quãng đường rải đá, dài gần 1 cây số, rồi lại đến đường rừng. Phố duy nhất ở Sầm Nưa chỉ dài độ gần 200 mét, gồm hơn 50 nóc nhà tranh, vách đất. Đoạn đầu phố là nhà của Việt kiều thường mở cửa hàng bán tạp hoá và làm thợ may. Sau đó đến đoạn phố của người Hó (dân tộc Sạ Phang của Trung Quốc), rồi lại là cánh đồng hẹp dẫn đến bản Lào ở cuối tỉnh. Sầm Nưa chỉ có một nhà máy thủy điện nhỏ, cung cấp điện chủ yếu cho đồn binh Pháp cũ và nhà mấy quan chức đầu tỉnh, nhưng sức điện yếu, bóng điện chỉ đỏ như ngọn đèn dầu, chập chờn lúc sáng, lúc mờ. Án ngữ chỗ ngã ba đường là quả đồi trên đó là đồn binh Pháp và nhà ông Châu Khoẻng cùng ông quan Ba của chế độ cũ.


Tôi đặt ban chỉ huy ở ngôi nhà sàn bằng gỗ, lợp ngói ngay bên cạnh vách nhà ông bếp Cầu, bán bánh cuốn. Ngôi nhà sàn này trống tuềnh trống toàng, nên chúng tôi chỉ quét sạch sàn gỗ làm chỗ nằm, ngoài ra không có đồ đạc gì hết.


Sau khi đã ổn định nơi đóng quân cho các tiểu đội, đặt các vọng gác bảo vệ hai đầu Nam và Bắc tỉnh, tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền cách mạng cho nhân dân Sầm Nưa. Tôi mời hoàng thân Phumi Vongvichít, trước đây vẫn là tỉnh trưởng của Sầm Nưa sang làm chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng Lào và mời ông quan Ba Khăm Kiểu làm chỉ huy quân sự của tỉnh. Những ngày tiếp sau, chúng tôi vừa đi thăm nhân dân trong phố vừa họp bàn với ông Khăm Kiểu tuyển mộ số thanh niên tình nguyện Lào vào đơn vị giải phóng quân đầu tiên của tỉnh Sầm Nưa. Tôi chịu trách nhiệm huấn luyện quân sự cho đơn vị mới thành lập của Lào. Ngày ngày trên thao trường tôi đem vốn liếng quân sự học được của đồng chí Vương Thừa Vũ để huấn luyện cho bộ đội nước bạn.


Thấm thoát đã gần cuối năm, chúng tôi thấy bà con Việt kiều rục rịch chuẩn bị ăn cái Tết thật to để mừng Tổ quốc được độc lập và đón tiếp con em giải phóng quân Việt Nam về nhà ăn Tết...

Nhưng một đêm, chúng tôi được lệnh để lại hết tư trang, chỉ mang theo súng đạn cấp tốc hành quân về phía Nam tỉnh. Trong khi hành quân, tôi mới được phép phổ biến cho anh em biết nhiệm vụ đánh quân Pháp mới quay trở lại chiếm Mường Láp, cách phía Nam tỉnh độ hơn 60 cây số... Biết đây là trận đánh đầu tiên của quân đội cách mạng, nên anh em chúng tôi ai cũng hồi hộp, bí mật hành quân. Đến gần Mường Láp, chúng tôi lại hợp quân với các phân đội khác. Phân đội của đồng chí Nông Vân Tần sẽ chịu trách nhiệm mặt phía Nam. Phân đội của tôi sẽ trực diện tiến công phía Bắc. Còn phân đội của Kim Thành làm lực lượng dự bị. Đến nửa đêm, tôi đưa phân đội vào vị trí chiến đấu, ven bờ con suối lớn chạy bên dưới bản. Tôi bảo anh em lấy cành lá nguỵ trang kín người, chờ hiệu lệnh tấn công là tràng súng máy nổ dài của phân đội Tần làm lệnh xung phong.


Đêm hôm ấy, sương phủ trắng núi rừng, chờ đến tang tảng sáng, cách nhau vài mét cũng chỉ nhìn thấy hình mờ mờ của nhau mà không rõ mặt người. Nằm phục ven bờ suối, chúng tôi chỉ cho nhau từng tổ tiến đánh căn nhà sàn nào rộng là nơi quân Pháp đóng. Tôi phụ trách một tiểu đội đánh vào ngôi nhà sàn to rộng ở ngay giữa bản, có chăng chiếc dù trắng và đoán đó là nơi chỉ huy của quân Pháp.


Trong giờ phút căng thẳng chờ hiệu lệnh tấn công, tôi đến gặp từng tổ, thấy anh em run lập cập vì giá lạnh. Nhưng điều chủ yếu đây là lần đầu tiên trong đời ra trận nên ai cũng hồi hộp. Bản thân tôi cũng thấy tim đập mạnh vừa lo đến trách nhiệm của người chỉ huy, vừa lo nghĩ không biết mình sẽ chiến đấu ra sao. Tôi hít vào lồng ngực một hơi dài để cố nén sự hồi hộp, hai bàn tay vẫn run run, nghĩ đến lúc xung trận phái chỉ huy anh em chiến đấu ra sao và cũng để quên giây phút căng thẳng như thế này.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:46:47 am »

Trời sáng dần, màn sương mờ đục đã loãng, một tốp các chị trong bản vác ống bương xuống suối lấy nước. Tôi nằm phục ngay ven suối nên nghe rõ tiếng các chị nói với nhau:

- Phạ ơi! Nao hênh! Pị noọng à! (Trời ơi! Rét quá chị em à!)

- Bọn Pha Lăng (chỉ quân Pháp) này độc ác quá. Chị em mình phải hầu hạ chúng suốt ngày, đêm đến cũng không sao được ngủ yên với bọn chúng...

- Sao Trời không làm chúng chết hết đi! Chúng còn đóng ở bản mình ngày nào thì chị em mình còn khổ nhục với chúng...

Một chị lội ra giữa dòng suối, vục ống bương xuống nước, chợt ngẩng đầu lên khẽ kêu: "Lạ quá! Lạ quá! Sao bén kia suối lại mọc ra nhiều bụi cây mới đến thế!"

Tôi chưa nghe hiểu hết tiếng nói của các chị, nhưng thấy chị trỏ tay sang bờ suối bên này thì tôi hiểu là nguỵ trang của chúng tôi đã bị lộ vì không hợp với địa hình. Chị ấy vứt bỏ ống bương xuống dòng suối, chạy vội về bản kêu lên: "Phạ ơi! Bố mế ơi!"


Không còn kịp chờ tràng súng máy của phân đội Tần, tôi nổ ngay phát súng đầu tiên trong đời, bắn chết tên lính gác gần đấy rồi hô anh em xung phong ngay. May quá, cùng lúc đó súng máy của phân đội Tần cũng bắt đầu rung lên từng tràng dài. Tất cả các chiến sĩ của hai phân đội cùng xông ngay vào bản, núp dưới các cây cột dưới sàn nhà, nổ súng vào những nơi thấy tiếng chân địch chạy rậm rịch. Loang loáng trong màn sương, tôi thấy các chiến sĩ của phân đội Tần lạnh lùng xung trận, không hò reo. Trong khi ấy anh em ở phân đội tôi lại cứ hò hét xung phong như kiểu đánh trận giả. Tôi thấy như vậy bất lợi vì dễ lộ mục tiêu, nên cố hét to bảo anh em không hò hét, cứ lặng lẽ như các chiến sĩ của phân đội Tần, tay kẹp súng, mồm ngậm dao găm, tay bám vào cột gỗ đu lên nhà sàn. Các chiến sĩ áo chàm tung hoành khắp nơi, đuổi theo từng tên lính Pháp quần áo kaki vàng sẫm, trở báng súng quật vào chúng. Tôi hô anh em cứ theo cách đánh của các chiến sĩ phân đội Tần. Tôi dẫn tiểu đội chạy vòng ra phía sân sau ngôi nhà chỉ huy của địch, cùng anh em leo lên nhà sàn, ép kẻ địch vào thế gọng kìm. Không chịu được sức ép ở cả hai phía, bọn địch đạp tung liếp vách, nhảy xuống đất, chạy lên rừng. Các chiến sĩ cứ nhằm vào những áo vàng nổi bật trên màu xanh của lá cây rừng, nổ súng bắn gục từng tên.


Cuộc chiến đấu kết thúc nhanh chóng. Quân giải phóng Việt Nam đã làm chủ bản Mường Láp, thu hai khẩu "Bách kích pháo" (súng cối), nhiều vũ khí, súng đạn, quân trang, quân dụng, lương thực và thuốc men. Hơn 20 xác giặc chết rải rác khắp nơi, được thu gom về chỗ sân rộng giữa bản. Nhân dân có vài người bị thương, nhưng không nặng lắm. Còn chúng tôi cũng có hơn 10 người bị thương, cả nặng và nhẹ.


Nhân dân đã tụ tập ở giữa bản, tôi và đồng chí Tần giải thích cho bà con hiểu, vừa bằng lời nói, vừa bằng cử chỉ là quân giải phóng Việt Nam giúp nước bạn Lào đánh đuổi Pha Lăng để cho dân bản khỏi chịu cảnh khổ.

Trong cuộc hành quân chiến đấu này, tôi cũng được phép của ông Khăm Kiểu đem theo một tiểu đội giải phóng quân Lào để thực tập chiến đấu. Anh em chiến sĩ Lào vui mừng quá, đá vào những xác giặc, ôm lấy nhau cười nói. Có anh còn nổ thêm phát súng vào xác giặc.


Sau khi đã thu dọn chiến trường, tôi nhờ ông trưởng bản mượn nhân dân hơn 10 con ngựa thồ các chiến lợi phẩm về tỉnh. Chúng tôi cũng để lại ít lương thực và thuốc men, căn dặn người dân cách điều trị cho những người bị thương... rồi mới rút quân về tỉnh. Trong khi chúng tôi bí mật hành quân tiến đánh Mường Láp, thì ở tỉnh lỵ, các em nhỏ hàng ngày vẫn đến chỗ đóng quân để vui với các anh giải phóng, nhưng sáng hôm ấy các em đến thấy nhà cửa vắng ngắt, không còn ai đứng gác..., có em đã oà lên khóc, chạy vội về báo tin cho người lớn biết.


Được tin này, bà con Việt kiều ngơ ngác, hoang mang không hiểu có việc gì xảy ra. Có người đoán già, đoán non hay là ở trong nước đã có việc gì xảy ra nên bộ đội mới lặng lẽ rút quân như vậy, không kịp từ biệt bà con. Việc chuẩn bị Tết đang náo nức bỗng chìm hẳn xuống. Các em và các chị đã thuộc tên từng chiến sĩ, bần thần đứng ở cửa nhìn lên rặng núi xanh ngắt trước nhà như muốn tìm kiếm bóng dáng của các anh trên nẻo đường rừng nào! Nhưng đến khi trời tối, nghe tiếng vó ngựa chạy dồn dập trên đường và tiếng người la to: "Bố mế à! noọng à! Coong tháp (quân đội) Việt Nam đánh đuổi Pha Lăng rồi, đang về sau đấy!..."


Mọi người chạy ra đường thấy một chiến sĩ Lào, tay cầm thanh đuốc cháy ngùn ngụt, kẹp mấy chiếc lông gà và mấy quả ớt, tay vuốt mồ hôi trên mặt, há miệng ra cười mà không thành tiếng. (Lông gà tượng trưng cho việc khẩn cấp, quả ớt tượng trưng cho việc cấp thiết, nóng hổi...)


Thế là cả tỉnh Sầm Nưa như bừng tỉnh dậy. Nhà nào cũng mở toang cửa đốt đèn, đuốc sáng trưng cả đoạn phố dài. Số thanh niên nam, nữ Việt-Lào không hẹn nhau, cùng đốt đuốc chạy ra phía đầu tỉnh để đón quân Giải phóng Việt Nam. Khi đội quân của tôi và đồng chí Tần về đến tỉnh lỵ, còn cách hai, ba cây số đã thấy đuốc sáng lập loè. Đám đông người ùa chạy tới đón, tíu tít mang vác hộ súng đạn cho anh em chiến sĩ. Các bà mẹ chạy theo sau, hổn hển với những túi cam quít, bưởi để anh cm ãn cho đỡ mệt. Tối hôm ấy cả tỉnh Sầm Nưa không ngủ. Nơi đâu cũng tiếng cười nói rộn ràng. Các bà, các chị rủ nhau lên y xá thăm anh em bị thương.


Sáng hôm sau, tôi lên gặp hoàng thân chủ tịch tỉnh, đã thấy ông Khăm Kiểu cũng có mặt từ sớm. Hai ông đang ngồi nói chuyện hỉ hả, vui vẻ lắm. Khi thấy tôi bước vào nhà, cả hai ông cùng dứng dậy, nắm lấy tay tôi lắc mãi, nét mặt rạng rỡ hiền hậu chân tình, cười nói: "Bộ đội Lê Tuấn giỏi lắm! Chúng tôi đã nhận được tin này từ đêm hôm qua mà cũng không làm sao ngủ được!"


Tôi kể qua trận đánh để hai vị đứng đầu tỉnh nắm được tình hình và nói xin tặng lại cho đơn vị giải phóng của quân đội Lào một số súng đạn, thuốc men. Tôi cũng tặng hoàng thân và ông Khăm Kiểu, mỗi người một khẩu súng ngắn là chiến lợi phẩm thu được trong trận đánh Mường Láp. Nét mặt hoàng thân hiền dịu, cầm tay tôi nói như tình cha con:

"Bộ đội Lê Tuấn có nhận giúp đỡ quân đội Lào không? Nếu được phép thì cứ ở lại Sầm Nưa nhé. Nhân dân Lào quý mến khách lắm đấy!"

Tôi cũng lễ phép trả lời là vui lòng nhận trách nhiệm giúp đỡ quân đội Lào nhanh chóng trưởng thành.

- Bộ đội Lê Tuấn năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

- Thưa ông chỉ huy trưởng! Năm nay tôi vừa tròn 21 tuổi!

- Giỏi lắm! Chúc bộ đội Lê Tuấn đạt được nhiều thắng lợi trong chiến đấu chống giặc Pha Lăng...
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2022, 06:47:45 am »

Gần đến ngày Tết, bà con Việt kiều đến gặp tôi để xin đón các anh em chiến sĩ về nhà ăn Tết. Tôi bàn với đồng chí Nhân là chính trị viên phân đội thấv cũng nên để cho anh em được ăn cái Tết đầu tiên xa nhà ở đây. Tôi dặn các chiến sĩ ở các tiểu đội được phép phân nhau về các gia đình Việt kiều ăn Tết, nhưng luôn đảm bảo các vị trí canh gác ở đầu và cuối tỉnh. Bà con tíu tít chia nhau đến các tiểu đội để đón các anh em về nhà và nhà nào cũng phải có được một giải phóng quân Việt Nam cùng ăn Tết mới bằng lòng.


Sáng 30 Tết, tôi nhận được chiếc phong bì của hoàng thân Phumi Vongvichít, đề hàng chữ "À Son Excellence Lê Tuấn"1 (Có nghĩa là Ngài hay Tướng công, rất trọng vọng). Tôi bóc phong bì mới rõ tuy người Lào không ăn Tết âm lịch như Việt Nam, mà chỉ ăn Tết to nhất vào cuối tháng Ba âm lịch, là Tết Bun Pimảy (Tết té nước cầu phúc) nhưng Hoàng thân cũng đã tổ chức bữa cơm đêm 30 để đón giao thừa theo phong tục Việt Nam. Hoàng thân mời ban chỉ huy phân đội lên trên đồn cùng ăn Tết đón giao thừa với gia đình. Đồng chí Nhân là học sinh trường Đỗ Hữu Vị, đã tốt nghiệp Diplôme, có anh là Nghĩa hoạt động trong đơn vị Tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, nhìn phong bì rồi nhìn tôi cười nói đùa: "Thưa ngài Lê Tuấn oắt con!"


Tôi nói ngay: "Đây có thể là những phong bì của hoàng thân đã ghi sẵn và nay tiện thì gửi cho tôi đó thôi!"

Gần đến giờ đón Giao thừa, tôi rủ đồng chí Nhân cùng đi lên đồn, nhưng đồng chí nhất định không chịu đi vì đã hẹn với gia đình thầy giáo Tuệ là người luôn giúp đơn vị chúng tôi trong mọi việc giao tiếp với nhân dân và chính quyền tỉnh.


Bữa tiệc chỉ có gia đình Hoàng thân và hai vợ chồng ông Khăm Kiểu. Khi đã yên vị, Hoàng thân nói lời chúc Tết, giới thiệu vợ và cô cháu gái lớn trông nom một em gái nhỏ... (vì Hoàng thân không có con). Ông Khăm Kiểu cũng chúc Tết, nhưng vì ông nói tiếng Việt chưa sõi nên tôi xin ông cứ nói chuyện bằng tiếng Pháp là thứ tiếng ông thành thạo. Khi cô cháu gái theo lời hoàng thân cầm ép xôi (giỏ đan bằng cật tre như chiếc bồ con của bên ta) đi mời khách, đến chỗ tôi cô nói tiếng Việt rất giỏi (vì cô đã chơi thân thuộc với nhiều cô gái Việt kiều):

- Mời anh xơi xôi!

Tôi đứng lên nhận nắm xôi cô đưa cho và nói "Khốp chay! Noọng à!"1 ("Cảm ơn em gái") Hoàng thân cười vang, vui vẻ: "Bộ đội Lê Tuấn học tiếng Lào từ bao giờ thế?" Tôi đỏ mặt không biết trả lời bằng tiếng Lào ra sao. Thực ra tôi cũng chỉ nhờ thầy giáo Tuệ dạy cho dăm ba câu nói chuyện, thăm hỏi nhân dân mà thôi.


Trong ba ngày Tết, tôi luôn bận rộn đi hết nhà này đến nhà khác. Một cái Tết xa nhà đầu tiên trong đời bộ đội và cũng là Tết đầu tiên nước nhà độc lập, thật ấm cúng vì tình người ở nơi xa xứ...

Thấm thoắt đã đến tháng Tư, cái nắng vàng óng xua tan những ngày lạnh giá đầy trời sương. Hoa trầu nở trắng suốt hai bên đường phố. Nhân dân Lào chuẩn bị cái Tết Té nước cầu phúc thật to để mừng ngày được mùa và đất nước không còn bóng giặc Pha Lăng.


Các chiến sĩ cũng lặng lẽ chuẩn bị mỗi người một bi đông nước phẩm màu để vui chung cùng nhân dân nước bạn. Sau Tết Bunpimảy, bên nước nhà đã gửi một đơn vị sang Sầm Nưa, thì cũng đúng lúc đó, đơn vị của tôi lại được lệnh của chi đội trưởng Nông Ích Cao lặng lẽ rời khỏi tỉnh hành quân lên phía Bắc để chặn đánh giặc đang chiếm đóng bản Na Veung.


Cuộc hành quân lên Na Veung cực kỳ gian khổ và nguy hiểm, chỉ đi trên các đỉnh núi cao ngất, không có lấy một tiếng chim hay vết chân con thú, chỉ thấy bầu trời lồng lộng trên đầu. Chi đội Nông Ích Cao đã đến vị trí chiến đấu thật bí mật và trận đánh Na Veung diễn ra thắng lợi. Trong trận chiến đấu ở Na Veung, cũng còn có một đơn vị quân đội Lào, nhưng không phải là đơn vị của ông Khăm Kiểu ở Sầm Nưa.


Tiếp sau đó là những trận chiến đấu từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông khắp cả vùng Thượng Lào. Những trận đánh địch như ở bản Hốp, Mường Son, Mường Lầm, Mường Hung, Sốp Cộp và những bản nhỏ, gặp địch ở đâu là tiến quân chặn đánh chúng ngay. Chi đội Nông Ích Cao đã thực hiện được ý đồ cầm chân quân địch không cho chúng rảnh tay để củng cố các vị trí chiếm đóng trên vùng thượng Lào.


Những cuộc hành quân và tác chiến liên miên làm cho quân số của chi đội Ích Cao giảm dần. Nhiều anh em đã nằm lại rải rác trên những đỉnh núi mù sương hay trong những bản Lào xa lạ...

Cuối cùng chúng tôi cũng lại được về ven sông Mã, nhưng vì dòng sông chảy quanh co hết bên nước bạn, lại về Việt Nam, nên chúng tôi cũng không thể biết được mình đang ở trên đất Tổ quốc hay trên đất nước bạn. Trận đánh ở bản Mường Lầm để chặn tàn quân của Alexandrie từ Lai Châu tiến theo dọc sông Mã, là lớn nhất. Cả hai bên ta và địch cùng thiệt hại nhiều. Nhưng rồi địch chiếm được Mường Lầm. Chúng tôi phải rút lui, nhưng vẫn kiên trì bám sát địch đánh du kích. Những ngày chiến đấu dọc sông Mã thật gian khổ, vì nhân dân các bản nghe tiếng súng đã sơ tán vào rừng sâu nên đơn vị không có cách nào xin trợ giúp lương thực. Đã nhiều ngày, anh em phải ăn trái cây rừng, nõn chuối nên rất xót ruột.


Những trận chiến đấu cứ kéo dài, giành đi, giật lại hết Mường Hung, đến Sốp Cộp... Chi đội đã mất hơn 130 người lúc quân đội do đồng chí Anh Đệ và Tuấn Sơn lên thay thế cho đơn vị chúng tôi về nghỉ ngơi củng cố lại lực lượng. Bấy giờ tòan chi đội chỉ còn lại 18 người, cả Kinh lẫn Thổ, do tôi chịu trách nhiệm chỉ huy chung.


Về nghỉ ở Mai Châu, chúng tôi mới thấy buồn vì vừa phải xa mặt trận, vừa thấy mình không còn đủ sức lực để đánh giặc. Đến Mai Châu, chúng tôi được gặp đồng chí Hoàng Sâm. Đồng chí đón chúng tôi mà cứ ngớ mắt ra nhìn vì thấy anh em áo quần rách, buộc chằng chịt, tóc tai bù xù, mặt hốc hác vì đói vì sốt rét, vắt cắn máu đọng đầy người chưa khô.

- Đồng chí Tuấn đấy à. Sao anh em tiều tuỵ quá thế? Gian khổ lắm phải không?

- Thưa đồng chí! Cả chi đội chỉ còn lại 18 người mà thôi. Chúng tôi dù có gian khổ nhưng luôn lo đến trách nhiệm là không kìm được chân kẻ địch và để mất Mường Lầm...

- Không sao! Các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi đó. Trong gần 1 năm qua, cách mạng đã kịp tuyển quân và huấn luyện các đơn vị, nay đã đưa lên án ngữ được suốt mạn Tây Bắc. Các đồng chí thực sự đã lập chiến công không nhỏ. Nói thật với đồng chí Tuấn, lúc đầu để các đồng chí đi chiến đấu ở xa lại làm nhiệm vụ của những người đi trước, chặn đánh quân thù, tôi cũng áy náy không yên. Dù biết các đồng chí hầu hết đều đã là người hoạt động thời kỳ bí mật nhưng dù sao các đồng chí còn quá trẻ, lại mới rời ghế nhà trường phải cáng đáng trọng trách quá nặng nề như vậy, nên tôi không yên tâm... Nhưng nay thì tốt rồi. Các đồng chí thật xứng đáng là những chàng trai Hà Nội, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, lạc quan chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ chiến lược là kìm chân quân địch để Tổ quốc kịp tuyển quân điều lên hảo vệ biên giới... Nay đồng chí đưa anh em về Tông và gặp đồng chí Hiến Mai để nhận nhiệm vụ mới...


Vậy là, một năm trời đã qua với cuộc trường chinh luôn để lại trong tâm trí tôi những kỷ niệm không thể nào quên về các chiến sĩ đã hy sinh và những tình cảm thân thiết của nhân dân hai nước Việt - Lào dành cho chúng tôi.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2022, 05:32:22 pm »

3. Chiến đấu ở Liên khu II

Vừa mới đánh Pháp ở chiến trường Lào trở về hồi cuối tháng 9-1946, trên người còn vương bụi đường xa và những nỗi gian khổ ở chiến trường rừng núi, ăn bát cơm tẻ vẫn thấy nhạt mồm, lại nhớ đến nắm xôi nếp Lào dẻo chấm với "chéo" (muối rang, ớt, tỏi, giã trộn vào nhau để chấm) cay đến chảy nước mắt, nước mũi. Vài ba ngày lại lên cơn sốt rét run cầm cập do ký sinh trùng Anophène hành hạ, rét từ trong lòng rét ra. Cơ thể tôi vốn cân đối do luyện tập thể thao, nay ngực lép, bụng to với cái bảng số 2. Anh em đùa gọi tôi là "hình thang lộn ngược". Tôi chỉ cười trừ và cũng thấy buồn cho sức khoẻ của mình.


Sau những cơn "nhớ rừng" như vậy, tôi ngày càng xanh xao và gầy rộc hẳn đi. Bộ quần áo lính Tàu mà Bộ Quốc phòng phát cho khi tôi ở Lào về, trông lụng thụng càng thêm vẻ ốm yếu.

Hết hạn nghỉ một tháng ở Hà Nội, một sáng trước khi lên đường về đơn vị, tôi đến thăm mấy anh em thanh niên cứu quốc cũ trong đội Việt Minh của tôi đang công tác tại Sở Công an Bắc Bộ thì được anh Quỳ giới thiệu với anh Hoàng Mỹ1 (Anh Hoàng Mỹ, tức Trần Hiệu, Cục trưởng Cục tình báo). Thấy tôi xanh xao, không còn chút máu mặt, lại sắp về đơn vị, anh Hoàng Mỹ bảo:

- Trông cậu yếu lắm! Ở lại đây công tác với bọn mình. Công tác công an cũng hợp với tính thanh niên sôi nổi của cậu. Hơn nữa, bọn mình đang thiếu người nên phải dùng cả những công chức lưu dung thời cũ.

- Em phải về đơn vị vì em là cán bộ chỉ huy.

- Nếu cậu đồng ý ở lại, mình sẽ gặp anh Lê Giản2 (Anh Lê Giản, tổng giám đốc Nha Công an Trung ương) đề nghị anh nói chuyện với anh Văn3 (Anh Văn, tức đại tướng Võ Nguyên Giáp) về việc chuyển công tác của cậu. Được không?

- Xin tuỳ ở các anh, nếu anh thấy em ở lại đây là cần.

- Được rồi: Ngày mai cậu đến làm việc chỗ cụ Minh nhé4 (Cụ Minh tức ông giáo Hách, chủ nhiệm Phòng Chính trị Công an Bắc Bộ).

Tôi chuyển công tác từ quân đội sang công an nhẹ nhàng chẳng cần thủ tục giấy tờ hành chính gì mà chỉ do câu chuyện trao đổi bằng miệng giữa các anh ấy thôi. Gia đình được biết tôi sẽ công tác ở Hà Nội liền tích cực đi mua thuốc chống sốt rét ở cửa hiệu "Phúc Đình père" chỗ đường Bà Triệu gần ngã tư Nguyễn Du bây giờ, cho tôi uống.


Tôi công tác ở Phòng Chính trị Sở Công an Bắc Bộ, chỉ có nhiệm vụ đọc báo hàng ngày để nắm tình hình xã hội chung, chủ yếu là nắm rõ các hành động khiêu khích gây hấn của Pháp và những vụ bắt cóc, tống tiền nhân dân của bọn Đại Việt Quốc dân đảng, để tổng kết tình hình hàng tuần.


Có những lúc xem báo chán, tôi lại ra đường dạo quanh các phố để thấy trực tiếp các việc gây rối, cướp giật, bóc lột người đi đường của bọn lính Pháp mà Ban Liên kiểm Việt - Pháp không thể nào nêu ra hết và đưa vào biên bản. Mỗi lần đi ra phố như vậy, lâu không thấy tôi về, anh Hoàng Mỹ lại bảo anh Phú hay anh Quỳ đi tìm tôi, vì anh biết tôi vẫn còn giữ khẩu súng ngắn và vẫn mang tính nóng nẩy ở chiến trường rừng núi. Anh sợ tôi lại gây rắc rối với bọn lính Pháp và đúng thế thật.


Một lần tôi đang đi trên hè, dưới mái hiên của hiệu Godart thì gặp hai tên lính Pháp mũ đỏ, loại lính lê dương đánh thuê ngổ ngáo nhất. Chúng thấy tôi mặc bộ quần áo của lính Tàu Tưởng, người xanh rớt, còm nhòm, liền xoạc cẳng chân, hai tay chống vào cạnh sườn, chắn đường tôi đi, nghiêng ngoẹo cái đầu cười khẩy chế nhạo tôi. Tôi né tránh bọn chúng không phải vì sợ mà vì giữ kỷ luật không để xảy ra đụng độ với chúng.


Lúc bấy giờ, nhân dân, bộ đội và cán bộ Việt Minh được lệnh cụ Hồ phải hết sức nhịn nhục, tránh gây đổ máu để cho ta còn có thời gian củng cố lực lượng kháng chiến.

Hai tên lính Pháp tưởng tôi sợ chúng nên há mồm ra cười hô hố. Một tên xông đến bàn thuốc lá của một chị bán rong đứng gần đấy, cướp lấy bao thuốc lá Domino đỏ, dứ dứ trước mặt tôi. Tôi vẫn dè chừng theo dõi hành động của chúng, khi chị bán thuốc lá kêu lên, tôi không kìm được nữa, liền một tay rút khẩu súng ngắn giấu trong áo, chân nhảy tránh một bước tiến lên, dùng sức quật nòng súng vào cổ tay tên cướp giật làm nó phải bỏ rơi bao thuốc lá xuống đất, ôm lấy cổ tay nhăn nhó. Chị bán hàng nhặt vội bao Domino, cắp bàn đựng thuốc bỏ chạy. Tôi đưa nhanh mắt xem tình thế và nhảy lùi lại, nấp sau cột hàng hiên, gằn giọng quát:

- Vas t'en! Si non je te tue! (Cút ngay! Nếu không tao giết mày!)

Tên đi cùng với hắn gườm gườm mắt nhìn quanh để tìm xem có bọn lính mũ đỏ nào đi trên đường, hắn lại nhìn đến khẩu súng ngắn của tôi vẫn chĩa nòng về phía chúng, đành rút lui, miệng lầu bầu:

- Cochon Việt Minh! Tu nous verras! (Đồ con lợn Việt Minh! Mày sẽ biết tay chúng tao!)

Những người đi đường sợ có đụng chạm nổ súng nên chạy giạt sang hè đường bên kia, nấp sau các gốc cây và cửa hàng, nhìn sang. Khi họ thấy hai tên lính Pháp phải lùi lũi đi, một tên vẫn ôm cổ tay, mồm méo xệch, họ khoái chí, cười vang.


Không khí đầu mùa Đông se lạnh, nhưng cả Hà Nội cứ hừng hực khí thế chiến đấu. Đi trên đường phố nào, tôi cũng gặp những nam nữ thanh niên, hồng hào, khoẻ mạnh, chiếc mũ ca lô đội nghiêng trên đầu một cách hờ hững duyên dáng, có gắn ngôi sao vàng trong hình kim loại vuông màu đỏ, bước chân rắn rỏi, nét mặt tươi tỉnh, bình tĩnh với cái vẻ hào hoa đáng yêu của người Hà Nội. Anh chị em sôi nổi bàn tán đến những câu chuyện hàng ngày trên đường phố và báo chí.


Trong một đêm trực ở Sở Công an Bắc Bộ, vừa mới chập tối, tôi đang ngồi xem báo thì chuông điện thoại réo vang hối hả. Biết là có chuyện, tôi cầm lấy ống nghe, chăm chú theo dõi câu chuyện, hỏi lại vài điều cho rõ, rồi lại gọi dây nói báo cáo sang chỗ anh Lê Hữu Qua, chủ sự Phòng Trinh sát, phụ trách lực lượng Công an xung phong, rồi lại gọi dây nói báo cáo với anh Hoàng Mỹ và anh Lê Giản biết tình hình mới xảy ra. Tôi gọi dây nói sang ban Liên kiểm Việt - Pháp hẹn cử người đến phố Paulbert (Tràng Tiền) có việc lính Pháp bắn bị thương và chết một số người.


Tôi thắt lưng súng ngắn, nhảy ba bước một xuống cầu thang đã thấy chiếc xe Jeep nổ máy sẵn. Đầu mũi xe có cắm lá cờ hiệu của Công an xung phong. Tôi ngồi trong xe với anh Lê Hữu Qua, có hai công anh xung phong, dáng người to lớn, đứng ghếch chân lên mũi xe, tay nắm khẩu tiểu liên Thompson băng đạn tròn, sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM