Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:59:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Võ Đại Tôn - FULRO và đồng lõa sa lưới  (Đọc 2047 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:38:24 am »

NGƯỜI TRỞ VỀ


A-Ria Ya-Đuc ngồi nói chuyện với tôi trong gian phòng cách lịch sự. Nhìn bề ngoài, anh ta không có dáng dấp của người trí thức đã có bằng cấp đại học, nom anh ta già hơn cái tuổi 40 nhiều. Khi hỏi vấn đề này, anh ta giải đáp:

- Thưa anh! Cuộc sống trong rừng quá ư gian khổ, có người nào không già trước tuổi?

Anh đã kể lại với tôi khá chi tiết về những ngày anh giữ chức "đệ nhất phó thủ tướng" của tổ chức phun-rô.

"Thưa anh! Đêm cuối cùng ở trong rừng, tôi và Ya-giam được phong cấp trung tá và giữ chức "bộ trưởng bộ công chính" chỉ trao đổi với nhau quanh một ý: Đi di tản hay ở lại rừng?

Đi thì phiêu lưu quá! Chúng tôi không có tiền và không ai biết nghề ngỗng gì. Tiếng là "phó thủ tướng" như tôi mà không có nổi một bộ cánh để mặc. Cám cảnh quá, những anh em còn ở rừng đổi cho tôi mỗi người một thứ, khi bị bắt, tôi đi đôi giày ba-ta của trung úy Hơ-phi, mặc cái áo của Hơ-ba. Cái quần mà thiếu tá Ya-theng cho, tôi mặc ngắn cũn cỡn tới ngang bắp chân.


Tài sản duy nhẩt tôi mang theo chỉ có gói thuốc rê và một hộp quẹt. Của quý này do anh vệ sĩ thân tín Hơ-pốc mới tặng tuần trước. Theo lệnh tôi, Hơ-pốc đi Sài Gòn, kiếm mối cho tôi vượt biên. Người ta đòi một khoản tiền lớn. Một số anh em trong tổ chức lẻn về nhà ép gia đình bán trâu đề có tiền nộp cho từng người và cho cả suất của tôi nữa. Tôi tâm sự với Ya-giam.


Chúng ta chỉ có 2 phần hy vọng thành công và có tới 8 phần thất bại. Anh có nghĩ rằng nội nhật ngày mai, hai tay chúng ta sẽ đút trong còng số 8 không?

- Dù có vào tù cũng không đến nỗi khổ như ở đây.

Phải là người trong cuộc mới hiều hết những lời Ya-giam nói, 1978 chính bản thân tôi đã trải qua 8 tháng ròng rã không có hạt cơm vào bụng. Chúng tôi nhặt cây lau ô to chừng hai người ôm, về chặt ra từng đoạn, phơi khô, giã nhỏ rồi cho vào cái túi để rây lấy bột. Nhờ có nguồn "lương thực" này, chúng tôi đã không chết đói nhưng có đến hai phần ba số quân bị phù, nề vì thiếu muối, vì trong cây lau ô có chất a-xít không thích hợp với cơ thể con người.


Đói ăn còn chịu được chứ đói thuốc hút thì thật là khó. Chúng tôi thí nghiệm dùng đủ loại lá rừng đem thái nhỏ, phơi khô để thay thuốc lá nhưng kết quả không được như ý muốn. Cuối cùng, tụi chúng tôi đều công nhận cái công thức: lá bầu thái nhỏ trộn lẫn với râu ngô là loại "thuốc lá" chịu nhất.


Thưa anh ở trong rừng, lũ chúng tôi thiệt là " bình đẳng" từ "thủ tướng", "chuẩn tướng" từ "đại tá" đến anh lính gần như chỉ ở trần, đóng khố. Sự thực thì người nào vào rừng cũng có bộ quần áo đem theo, nhưng ai nấy đều lo gói gém, cất giấu đề dành. Rủi có quần hay áo ai bị rách thì thật rầy rà. Chúng tôi vót một cái kim bằng tre và tước xơ ở một loại lá cây mà tiếng Tây Nguyên gọi là che klót để làm chỉ, vá kín tại.


Nỗi khổ cực nhất của Phun-rô ở trong rừng là khi đau ốm. Bất cứ ai bị bệnh gì cũng chỉ uống lá rừng. Không tháng nào không có người chết vì ốm. Trong những trường hợp này chúng tôi không kiếm đâu ra quan tài và cũng không có cuốc thuổng đề đào huyệt. Có người chết thì dùng nứa hay chặt cây bó lấy xác, khiêng đi xa trại được 3 ki-lô-méi đề mùi thối khỏi bay về chỗ người ở và chôn trong những cái huyệt đào bằng cây vót nhọn sâu chưa đến 10 cen-timét. Hết ngày này sang ngày khác, chúng tôi chui lủi trong rừng săn bắn, đào củ mài, phát nương và nghe ngóng chờ xem, có món nào dễ "làm ăn" thì tổ chức một chuyến để gây thanh thế. Cũng có lần bọn tôi lợi dụng tối, đánh lén vào đội công tác đang ngủ mệt sau nhiều ngày lặn lội trong rừng sâu. Nhưng làm liều một lần thì sau đó lại lo chui lủi càng gian nan.


Ngoài việc lo ăn, gây tội ác, là chuyện trừ khử lẫn nhau để giữ địa vị riêng cho mình hoặc bộ tộc mình và kéo bè, kéo cánh, phong chức này, tước nọ lẫn cho nhau.

Ya-duk kề về trường hợp của anh như sau: Tháng 5- 1975, khi quân cách mạng kéo lên giải phóng Lâm Đông, Đà Lạt, tôi chỉ là một dân thường vì tôi đã bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cách chức trưởng ty kinh tế Vũng Tàu do tôi ăn hối lộ. Những người ở rừng khuyên tôi chạy theo Phun-rô. Tôi đắn đo vì xét về mặt nào đó, kể từ ngày 1-2-1969, Phun-rô không còn nữa. Hồi đó, vì muốn dàn xếp chuyện lục đục giữa Phun-rô và chính quyền Sài Gòn để đối phó với Việt cộng, người Mỹ đã tung tiền ra nhử những người cầm đầu Phun-rô về quy thuận chính phủ và Phun-rô đã hứa hẹn là không còn bất cứ người Thượng nào lấy danh nghĩa tổ chức đó đề làm bậy nữa. Sao bây giờ vẫn còn phun-rô nào nữa?


Với cấp bậc cựu đại tá Phun-rô và cựu trưởng ty kinh tế của chính quyền Sài Gòn, tôi sợ cách mang không tha chết mấy người đã làm việc với chính quyền cũ cũng tin là cách mạng sẽ không tha người thượng. Qua một thời gian, thấy cách mạng chưa về đến bản làng tôi, tôi tập hợp những thanh niên dân tộc Cơ ho, giao cho họ nhiệm vụ bảo vệ buôn làng để chống lại người Kinh và tự phong cho mình chức quận trưởng quận Bơ-gran (Bơ-gran là tên làng tôi).


Tháng 8-1975, tôi nhận được thư của Tra-ghi Cơ-nam, lúc đó đang giữ chức tư lệnh vùng 4 chiến thuật mới về hợp tác. Ông Cơ-nam giao cho tôi chức phụ tá của tư lệnh và cho phục hồi cấp bậc đại tá mà tôi được phong từ năm 1968. Cho mãi tới lúc này, tôi mới hiểu cái tổ chức "lực lượng áo chàm miền núi" ở tỉnh Lâm Đồng cũng là một kiều phun-rô được người Mỹ dùng lại từ năm 1972.


Thưa anh! xin thú thực với anh là những việc xảy ra trước tháng 5-1975 tôi không trực tiếp được tham dự. Sau ngày vào rừng, tôi được biết ý định của Mỹ là vẫn tổ chức Phun-rô để còn tính chuyện về lâu về dài. Nhưng tình cảnh lúc này làm cho chúng tôi ngán ngẩm người Mỹ. Mỹ hứa hẹn đủ điều nhưng chúng tôi không nhận được một thứ gì.


Đầu năm 1976, chúng tôi bị các anh tấn công dữ dội quá. Gần như căn cứ nào của Phun-rỏ cũng bị bộ đội cách mạng đặt chân đến. Chúng tôi không còn lương thực nuôi quân nữa. Những người cầm đầu Phun-rô chủ trương "cho binh sĩ về sống dựa vào gia đình". Thế là chúng tôi phân tán lẻ từng nhóm. Nhưng cũng chỉ một số ít về sống ở gia đình, số đông còn lại dân làng không ai muốn nuôi. Trong hoàn cảnh sống dở, chết dở, mấy người cầm đầu chúng tôi phải kiếm chuyện đưa tin để trấn an binh lính.


Nào là nước Cộng hòa Đê-ga được 34 nước trên thế giới công nhận (sự thực là không nước nào, kể cả người Kinh ở nước ta cũng không biết có cái chính phủ Đê-ga ra đời), nào là "có 1.300 tên ngụy quân tập trung ở phía bắc tỉnh Đắc Lắc. Tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy 3 vạn quân có dự định chiếm Buôn Mê Thuột để dùng làm thủ đô kháng chiến. Người Mỹ sẽ thả vũ khí xuống Buôn Mê Thuột. Quân của Pôn Pốt cũng sẽ đánh chiếm Tây Ninh. Nếu Phun-rô không nhanh tay sẽ mất hết phần v.v..."


Tin truyền không phình phờ được ai.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:39:16 am »

Thưa anh! Cái trò chiến thắng tưởng tượng như vậy không làm cho cái bụng lép kẹp của binh sĩ Phun-rô có thêm cơm, không biến cái gậy tre thành súng đạn.

Ngày 3-6-1976, Y-dgiao Niê một "thủ lĩnh" mới của phun-rô, tự phong là "thủ tướng" mời tôi đến tổng hành dinh chính thức giao cho tôi chức vụ "tư lệnh vùng 4 chiến thuật". Tôi chưa muốn nhận lời vì tôi đâu muốn chết! Y-đgiao Niê dọa sẽ đưa người thuộc dân tộc Ê-đê về thay thế tôi. Để bảo vệ quyền lợi cho bà con thuộc dân tộc Cơ-ho, tôi đồng ý. Chừng một năm sau, Tra-ghi Cơ-nam và con trai là Cơ-đắc thoát khỏi trại giam của cách mạng trở về. Thủ tướng Y-dgiao Niê tiếp hai cha con ông Cơ-nam rất thân tình. Suốt một tháng liền, ba người ăn cùng mâm, ngủ chung nhà, bàn luận cùng nhau đủ mọi chuyện. Tôi rất mừng vì hy vọng sẽ trút được chức tư lệnh trả Cơ-nam. Thực tình là tôi chưa lường hết lòng dạ nham hiểm của Y-dgiao Nie. Sau một tháng chung sống, Niê giả vờ đi công cán. Ông ta viết thư mời Cư-nam đến gặp riêng để trao đổi về nhiệm vụ sắp tới. Hai bố con Cư-nam hối hả lên đường.


Ngay ngày hôm đó (7-1-1978) tôi được tin là Cơ-nam đã bị du kích cộng sản bắn chết. Tôi không tin, nên để ý điều tra sự việc. Và tôi được biết kẻ đã giết hai bố con Cơ-nam chính là "thủ tướng" đương quyền.

Cái chết của Cơ-nam đặt tôi vào hoàn cảnh cá nằm trên thớt. Để tránh hậu họa, tôi bỏ lại mọi chức tước, địa vị, quyền hành, rủ thêm 25 người thân tín trốn vào rừng.

Phải mất gần một năm, tôi nằm án binh bất động, không liên hệ với gia đình, không chống đối lại cách mạng và cũng chẳng giữ liên lạc với Phun-rô. Trong thời gian này, tôi lo lập khu kinh tế để kiếm nguồn lương thực,   tôi lập kế hoạch, chia những người dưới quyền thành tổ chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ săn bắn.


Cuối năm 1978, người của Phun-rô tìm đến tôi, trao cho tôi lá thư của một người tên là Y Ghớt Niê mời tôi giữ chức cũ. Tôi lục tìm trong trí nhớ cố hình dung xem Y Ghớt Niê thuộc lớp người nào? Chịu. Đây quả là một tên vô danh tiểu tốt, chưa xếp trong danh sách những người có tên tuổi của dân tộc Ê-Đê mà tôi đã từng quen biết. Dù sao người này cũng đã trừ khử được tên "thủ tướng" tàn bạo cũ. Tôi quyết định đưa những người dưới quyền về trình diện. Tôi sửng sốt vì Y Ghớt Niê trẻ quá, khoảng 30 tuồi. Việc đầu tiên tôi quan tâm là tìm hiểu lý lịch anh chàng này và lý do dẫn anh ta đến chức "thủ tướng"!


Thời ngụy, Y Ghớt Niê đóng lon trung sĩ biệt động.

Thấy anh ta có vóc người to khỏe, giỏi bắn súng nên thủ lĩnh Y Ka-pa-kơi chọn làm cần vụ kiêm vệ sĩ. Ngày 21-12-1974, theo gợi ý của Mỹ, Y Ka-pa-kơi khoác cho Y Ghớt Niê cái lon đại tá với chức vị "bộ trưởng an ninh". Vài tháng sau, khi thấy Y Ka pa-kơi giữ chức "thủ tướng" Y Đgiao Niê không đếm xỉa gì đến viên "bộ trưởng an ninh" này. Y Ghớt Niê về Đắc Lắc đem theo mối hận thù riêng. Anh ta cử người sang Phnôm Pênh bí mật liên lạc với Pôn Pốt, và nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc.


Y Ghớt Niê ở miết bên Cam-pu-chia, sau này quay về giết Y Đgiao Niê, cầm đầu Phun-rô. Tôi không được hay biết kỹ về mối quan hệ bí mật giữa Y Ghớt Niê và Trung Quốc. Ông ta không muốn nói chuyện này với tôi vì tôi đã từng cộng tác với Mỹ và tôi là người Cơ-ho không cùng dân tộc Rha-đê với ông ta.


Vào khoảng cuối tháng 10-1978, với cương vị lãnh đạo về ngoại giao, phó thủ tướng thứ nhất tôi tiếp một người khách từ Sài Gòn đến có cái tên là Ba Don. Người này đưa ra yêu cầu:

- Lực lượng Hoa Kiều sẵn sàng làm hậu thuẫn, ủng hộ lực lượng Phun-rôvề tài chính, tuyên truyền và tiếp xúc với các nước khác trên thế giới. Là đại diện Hoa Kiều, tôi yêu cầu ngài phó thủ tướng cấp cho giấy chứng nhận, phù hiệu, ký hiệu (cờ Phun-rô có 3 màu: xanh lá cây, đỏ, xanh da trời, ở giữa có 3 ngôi sao trắng) để tôi dễ gặp gỡ Hoa Kiều ở Chợ Lớn xin quyên góp về tài chính.

Tôi không chấp thuận. Vốn chỉ tin Mỹ, phục Mỹ, lại là người cầm đầu dân tộc Cơ-ho, tôi chủ trương không cho người Kinh hoặc bất cứ người miền xuôi nào được bén mảng đến phong trào Phun-rô nên tôi đã gạt phắt đề nghị của Ba Don.


Tên Ba Don đưa ra một lá đơn thỉnh nguyện với lời lẽ rất khiêm nhường, tôn kính:

"Với tình thân hữu đặc biệt, kính xin ngài chấp thuận cho Hoa Kiều được thành lập một lực lượng dưới quyên chỉ huy và lãnh đạo của chính phủ nước Đê-ga. Kính xin ngài dành cho tôi một đặc ân được giữ chức phụ tá ở bên cạnh bộ trưởng bộ quốc phòng";

Tôi cũng không đồng ý đề nghị nầy. Ba Don chỉ còn cách gửi tặng lực lượng Phun-rô một vạn đồng và 10 vạn viên clo-rô-kin cùng một số thuốc tây khác.

Việc tôi từ chối tinh thần của Bắc Kinh khiến cho Y Ghớt Niê phẫn nộ. Ông ta tuyên bố là sẽ kiêm chức bộ trưởng bộ ngoại giao đồng thời giao cho tôi chức cố vấn chính trị. Tôi biết rằng mình đã bị cách chức phó thủ tướng thứ nhất và thủ tướng của mình đã ngã theo Trung Quốc nên vô cùng lo lắng. Tôi không biết cách nào để thoát thân. Nếu cứ bám lấy Y Ghớt Niê, chắc chắn là tôi sẽ có chung số phận như Ni-cô-lai và Xnam. Trong trường hợp không bị giết, tôi cũng bị chặt hết tay chân vì không còn chút quyền hành gì. Dù sao, với cương vị cố vấn chính trị, tôi cũng được Y Ghớt Niê kín hở phổ biến về kế hoạch phối hợp hành động nổi dậy giữa Phun-rô và Pôn Pốt đúng vào ngày 7-1-1979. Những ngày cuối năm 1978, tôi sống trong bộ chỉ huy tối cao Phun-rô với một tâm trạng lo âu, khiếp sợ, đồng thời có chen lẫn chút ít phấp phỏng, hy vọng. Là người trong cuộc, nắm rất vững thực lực của Phun-rô, tôi tin rằng nguy cơ chết đói của các binh sĩ Phun-rô đang ngày một đến gần. Ngoài những thứ được người dân tiếp tế, các thủ lĩnh Phun-rô đang xoay đủ cách vẫn chưa tao được nguồn dự trữ lương thực. Tôi đem kinh nghiệm làm "nông trường" ra hướng dẫn các binh sĩ, bảo họ nên đem theo gia đình. Các cấp chỉ huy cử người có kinh nghiệm ghép các ông già, phụ nữ, trẻ em thành từng đội sản xuất để đi làm nương, đốt rẫy, nuôi ý định lập ra những hậu cứ vững chắc cho Phun-rô.


Kế hoạch này chưa kịp triển khai đã vấp phải thất bại. Chúng tôi không thể kiếm đủ lương thực ăn nuôi họ. Đặc biệt sau những lần bị lực lượng cách mạng tấn công, toàn bộ khu hậu cứ này bị san bằng. Các thủ lĩnh Phun-rô đã không nuôi nổi lính lại phải đèo thêm gánh nặng nuôi dân làm cho tình trạng Phun-rô vốn đã khốn đốn lại càng thêm bi đát. Tôi không nghĩ ra cách gì để cứu vãn tình thế. Nhìn vào bản thống kê thực lực, số quân Phun-rô cứ chết dần chết mòn vì đói, vì bệnh tật, vì lục đục tranh giành ngôi thứ trong nội bộ và bị tiêu diệt ngoài mặt trận, Phun-rô không được dân nuôi, không được tiếp tế vũ khí và không có người tài giỏi để chỉ huy. Qua những điều kín hở của ông Y Ghót Niê kể lại tôi cũng ít nhiều hy vọng người Trung Quốc có khả năng giúp chúng tôi thoát khỏi tình cảnh bi đát hiện tại nhưng những việc xảy ra sau đó hoàn toàn ngược lại. Ngày 7-1-1979, Phun-rô chưa kịp nổ súng đã nghe tin Pôn Pốt bị quét khỏi Phnôm Pênh. Hy vọng cuối cùng của chúng tôi bị sụp đổ. YGhớt Niê bỏ lại tất cả, cuốn gói chạy theo quan thầy. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng cũng đang sống chui rúc tại một khu rừng nào đó trên đất Cam-pu-chia với tàn quân Pôn Pổt. Người chỉ huy cao nhất còn lại trong nước là tôi thì chán nản đến cực độ. Tôi gợi ý với anh chàng vệ sĩ Hơ-Pốc:

- Có cách nào di tản ra nước ngoài không?

- Ngài có ý định sang Mỹ hay Pháp?

- Đi đâu cũng được miễn là thoát khỏi cảnh địa ngục này.

Trung tá Ya Gaim tán thành quyết định của tôi. Trước ngày lên đường Ya Gaim hỏi tôi:

- Ta nên mang theo súng ngắn AK hay lựu đạn?

Tôi quyết định:

- Không mang theo bất cứ thứ vũ khí gì, kể cả dao găm.

- Ta không cần tự vệ sao, đại tá?

- Không. Nếu thoát ra nước ngoài, ta không cần vũ khí. Trong trường hợp bị cách mạng bắt với hai bàn tay trắng, ta sẽ nhẹ tội.

Ngày 13-8-1980, chúng tôi ra khỏi rừng và ngay trong ngày hôm đó, chúng tôi bị quân đội và công an bắt dọc đường. Ngồi trên xe, đã mấy lần tôi muốn lao ra khỏi xe tự tử nhưng thái độ của các anh công an khiến cho tôi phải đắn đo, lưỡng lự. Về tới ty công an Lâm Đồng, tôi không bị tống vào xà lim, mà được cho ở tử tế. Ba ngày liên tiếp, tôi nơm nớp chờ chiếc còng số 8 hoặc các ngón đòn tra tấn, nhưng không có chuyện gì xảy ra. Sốt ruột quá, chính tôi đã đặt vấn đề trước với ông Phạm Diệu phó ty công an:

- Thưa ông! Tôi sẵn sàng trả lời những điều hỏi cung.

Ông Phạm Diệu cười:

- Có điều gì cần hỏi các anh đâu. Lý lịch Phun-rô phó thủ tướng Ya Đuck chúng tôi có đủ. Chuyện nội bộ chúng tôi biết hết rồi.

- Như vậy các ông giữ chúng tôi ở đây để làm gì?

- Đề các anh có cần gì thì hỏi! Thái độ tự tin của những người chiến thắng có đầy đủ quyền lực trong tay buộc tôi phải suy nghĩ. Hai ngày sau, tôi đặt với các anh một câu hỏi:

- Tôi là người dân tộc Cơ-ho, những người Kinh không thể yêu dân tộc tôi hơn tôi. Tôi muốn đem văn minh đến cho người Cơ-ho, muốn trình độ người dân tộc Cơ-ho phát triển như mọi dân tộc khác.

Các anh giảng giải tôi nhiều ngày. Thấy các anh trò chuyện thoải mái, cũng có nhiều khi tôi tranh luận lại, nhưng cái lý của tôi đuối dần. Sau một thời gian tôi thấy mình sáng óc ra nhiều. Nếu cứ theo con đường tôi đi sẽ dẫn người Tây Nguyên nói chung người Cơ-ho nói riêng dần tới chỗ diệt vong.

Tôi đã bắt đầu tỉnh ngộ sau khi đã phải trả cái giá quá đắt để thực hiện mưu đồ của Mỹ và Bắc Kinh.

Ya Đuck đã trở về với cách mạng. Gần hai năm qua, anh ta đã cùng các đội công tác lôi kéo hàng trăm người cùng cảnh ngộ bỏ Phun-rô. Anh ta tin không bao lâu nữa đám tàn quân phỉ này sẽ diệt vong.

NGUYỄN TRẦN THIẾT
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM