Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:02:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Võ Đại Tôn - FULRO và đồng lõa sa lưới  (Đọc 2086 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2022, 06:40:19 am »

SẴN SÀNG CHỜ ĐÓN LŨ THIÊU THÂN MỚI

Võ Đại Tôn được đào tạo có hệ thống, rất cơ bản, trực tiếp bởi cơ quan tình báo Mỹ CIA. Hắn có cá tính rất nổi bật, thích được tâng bốc, ca ngợi, mong muốn được trở thành một thần tượng, ở trong con người hắn ngay từ khi hắn bị bắt, các đồng chí an ninh đã sớm phát hiện có một cái gì "rất quái đản, sự xảo trá, ngoan cố một cách tinh vi chuyên lật lọng". Hắn ngậm mồm, không hé răng khai. Thế rồi một buổi sáng xin khai hết! Thế là hắn viết từng tập dày, khai tỉ mỉ, tường tận mọi chuyện. Rồi hắn lại phản cung, "xin quý ông hủy hết những điều tôi đã nói, coi như không có", để rồi hai tuần sau lại khai thêm với "những bản kiểm thảo thành khẩn nhất". Trong các bản này, có lúc hắn tự cho là người yêu nước (!) bị ngộ nhận (!), có lúc lại tự xỉ vả mình là phản quốc hại dân, là tay sai đế quốc Mỹ, tội đáng chết, xin được sống, và xin một chỗ đứng mới may ra có ích trong cuộc đời mà hắn quyết làm lại từ nay. Tất nhiên các đồng chí an ninh ta, với nghiệp vụ khá dày dạn, đã sàng lọc, đối chiếu những lời khai, xác minh những sự thật, phát hiện những mâu thuẫn, loại bỏ những điều giả dối, rồi tổng hợp thành một tập kết luận hoàn chỉnh về vụ tên gián điệp đầu sỏ của "mật kế Z" này.


Thế rồi Võ Đại Tôn sợ. Hắn nằm thở dài suốt ngày, rên rỉ; hắn sợ đủ thử. Sợ cách mạng xử tội. Sợ bạn hữu được tin này sẽ khinh rẻ hắn, chửi bới hắn, vùi dập cái danh dự hão còn lại của hắn; hắn sẽ bị coi là phản bội sự nghiệp cũ, hắn sẽ bị đồng bọn nguyền rủa là bội ước lời thề ghi bằng chính máu hắn chích ở ngón tay trỏ ra. Hắn sợ nhất là CIA. Bọn này đã hăm đọa, khống chế bọn chúng rất là tinh vi. Hắn rùng mình nhớ đến bản cam kết bán mình cho CIA. Chúng sẽ trả thù vợ con hắn và nếu hắn còn sống, CIA sẽ còn theo đuổi hắn đến cùng đề mà trừng phạt hắn cho đến khi hắn tắt thở. Một sự sợ hãi vu vơ, phản ánh khía cạnh bạc nhược của người hùng kiểu Mỹ. Tuy nhiên, tên gián điệp loại đầu sỏ, với những tội ác chính trị chồng chất đâu phải một sớm một chiều dễ dàng thành tâm, tự nguyện trở nên người lương thiện! Ngoan cố, lật lọng, tráo trở đến quay quắt, đó là nét nổi bật của tên trùm gián điệp Võ Đại Tôn, phản ánh nguyên chất cái chất mà CIA đã luyện nên trong người hắn. Có lần Võ Đại Tôn phát biểu: Tôi chỉ là một nạn nhân của CIA. Chúng dùng tôi làm viên đá lát đường cho âm mưu chiếm lại miền nam, làm con thiêu thân lao vào lửa. Những con thiêu thân như Tôn, hoặc cỡ bự hơn Tôn nữa, cửa nhà tù ta sẵn sàng chờ đón!


Chắc chắn sau khi được tin về Võ Đại Tôn sa lưới, cơ quan trung ưong CIA, Lầu năm góc, cơ quan tình báo Bắc Kinh đang lao vào những cuộc điều tra, phân tích, rút kinh nghiệm. Chúng rút kinh nghiệm không phải để sáng mắt ra, để thức thời hơn, mà chắc chắn chỉ là để lại lao vào lửa như những con thiêu thân không có tri giác.


Chúng chưa dễ gì từ bỏ cái kế hoạch Z của chúng. Bọn phỉ Vàng Pao cũng chẳng dễ gì từ bỏ tội ác câu kết với các thế lực cặn bã ở ba nước Đông Dương để tìm kiếm những điều hão huyền, hư ảo. Các ông tướng Thái Lan chắc chắn là cay đắng, tưng hửng, nhưng lại vẫn sợ lao vào những áp phe chống cộng sản, chống cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia để vẫn làm quân cờ của CIA trên bàn cờ Đông Nam Á, nơi các thế lực phản động tự dẫn vào thế bí.


Qua sự kiện Võ Đại Tồn, sự phá sản tất yếu của kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt do chù nghĩa đế quốc câu kết với bọn bành trướng Bắc Kinh tiến hành có thêm một bằng chứng nổi bật.

Sau vụ tóm cổ tên gián điệp cỡ bự Võ Đại Tôn, đồng bào, bộ đội và lực lượng an ninh chúng ta càng thêm tin ở sức mạnh tổng hợp của mình, ở tinh thần cảnh giác và tình đoàn kết chiến đấu trong hành động của ba nước anh em. Đây là bức tường thành kiên cố, mọi kẻ thù húc vào thì chỉ có lăn quay.

7-1982
THÀNH TÍN
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2022, 06:42:00 am »

NHỮNG TÊN CẦM ĐẦU PHỈ FULRO

Chúng tôi hỏi chuyện Ya Đuk trong một ngôi nhà nhỏ trên đồi thông giữa thị xã Đà Lạt. Trước hết là vài nét về lý lịch. Tên đầy đủ của Ya Đúk là Nahria Ya Đuk. Nahria là họ, Ya là chữ lót của đàn ông, Đuk là tên. Ya Đuk năm nay 40 tuổi, người dân tộc Cơ Ho. Người Cơ Ho có chừng hơn một trăm nghìn người, hầu hết sống ở Lâm Đồng. Quê của Ya Đuk ở thôn Ca Đô, xã Ca Đô, huyện Đơn Dương. Năm 1961 tốt nghiệp Trường sư phạm Buôn Ma Thuột, dạy học ở Trường tiểu học Nguyễn Công Trử, ở đây từ năm 1961 đến 1964.


Ya Đuk ra rừng nhập bọn FULRO ngày 20-9-1964. Lúc ấy tổ chức này còn mang tên phong trào Ba-gia-ra-kha (tên ghép những từ đầu của bốn dân tộc ở Tây Nguyên Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho). Từ giữa năm 1965 Ba-gia-ra-ka lấy tên là FULRO do ghép những chữ đầu tiếng Pháp (front unifié de lutte des races opprimées: Mặt trận thống nhất đấu trạnh của các chủng tộc bị áp bức).


Từ năm 1968, sau khi FULRO hợp tác với chính quyền Thiệu đưa năm nghìn người về sáp nhập bộ máy ngụy quân và ngụy quyền, Ya Đuk được bọn ngụy Sài Gòn cử làm trưởng ty tài chính Vũng Tàu và sau đó làm trưởng ty phát triền sắc tộc của tỉnh Bà Rịa vào năm 1969.


Đến năm 1973, FULRO được đế quốc Mỹ tiếp tay, lại vào rừng hoạt động, được CIA cung cấp vũ khí và phương tiện truyền tin. Cuối năm 1974, đầu 1975, Mỹ càng ra sức chi phối FULRO theo cái chiến lược hậu chiến nhằm xây dựng một công cụ vũ trang chống phá lâu dài cách mạng Việt Nam và ba nước Đông Dưong trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có lần nhắc đến Ya Đuk, "một trong những thủ lĩnh nổi bật của lực lượng FULRO".


Sau khi ra khỏi rừng, Ya Đuk khai: Ngày 9-6 1976 tên Y Giao Ni-ê chuẩn tướng, phó tổng tham mưu trưởng lực lượng FULRO, đã chủ tọa một cuộc họp quan trọng tại p.c 10 (sờ chỉ huy số 10) ờ vùng Đa-lơ-nghít thuộc huyện Lạc Dương để sắp xếp hệ thống tổ chức chỉ huy của vùng 4. Theo quy định của trung ương FULRO, vùng 1 chiến thuật, cũng gọi là quân khu 1 gồm các tỉnh Kom Tum, Quảng Ngãi, Bình Định cũ; vùng 2 chiến thuật tức quân khu 2 gồm các tỉnh Plây Cu, Cheo Reo (Phú Bổn cũ) và Phú Yên cũ; vùng 3 chiến thuật tức quân khu 3 gồm các tỉnh Đắc Lắc, M’ Đrak' (quận Khánh Dương cũ), Đak Nông (tỉnh Quảng Đức cũ); vùng 4 chiến thuật tức quân khu 4 gồm các tỉnh Lang Biang (tỉnh Tuyên Đức cũ); tỉnh Brah Yang (tỉnh Lâm Đồng cũ); và tỉnh Gung Car (quận Đồng Xoài cũ). Tại cuộc họp này, Y Giao Ni-ê cử Ya Đuk, đại tá, làm tư lệnh quân khu 4. Xin nói rõ để bạn đọc hiểu: các tên gọi "quân khu", "sư đoàn", "tỉnh", "quận", của bọn phỉ FULRO chỉ có danh mà không có thực lực gì đáng kể. Có sư đoàn chỉ có từ sáu đến tám chục tên, có trung đoàn hai chục tên, có cơ quan quân sự tính vẻn vẹn chỉ có ba tên.


Tháng 12-1976, Ya Đuk được biết "nội các" của FULRO vừa họp ở Đắc Lắc và Y Giao Ni-ê đã được lên "thiếu tướng" và được cử làm "thủ tướng FULRO".

Tháng 7-1977, Y Giao Ni-ê trở lại vùng 4 họp ở P.C. 10; trong cuộc họp này Y Giao Ni-ê cử Ya Ehik làm "đổng lý văn phòng của phủ thủ tướng" và cử Pôn Dứ làm "tư lệnh" vùng 4 thay Ya Đuk.

Ya Giao Ni-ê bị đồng bọn lật đổ và giết ngày 12 tháng 10 năm 1978 tại một địa điền trong huyện Đức Trọng do những mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Trước biến động này, bọn cầm đâu FULRO họp khẩn cấp tại vùng Đầm Ròn. Cuộc họp trước hết lập "Hội đồng tư vấn" cho bọn cầm đầu FULRO.


Ngày 22-11-1979, chúng bày trò cử Y Ghơrk Ni-ê Kriêng làm "thủ tướng" FULRO và lên cấp chuẩn tướng cho y. Ya Đuk được cử làm "phó thủ tướng thứ nhất đặc trách nội trị và ngoại giao". Pôn Dứ được cử làm "phó thủ tướng thứ hai, đặc trách an ninh và quốc phòng, kiêm "bộ trưởng quốc phòng". Ya Đuk còn được bọn cầm đầu FULRO đưa lên làm phó chủ tịch thứ nhất của FULRO từ đầu năm 1979. Sau khi có tin Y B'ham, cầm đầu FULRO đã chạy sang đông bắc Cam-pu-chia và Thái Lan Ya Đak là trùm phỉ ở Tây Nguyên.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2022, 06:42:46 am »

TẠI SỞ CHỈ HUY LỰC LƯỢNG THỐNG NHẤT TRUY QUÉT FULRO

Vì sao Ya Đuk sa vào lưới các chiến sĩ an ninh của ta? Điều này đồng chí Tư Vũ, cán bộ lãnh đạo của lực lượng an ninh nhân dân tỉnh Lâm Đồng, đã kể lại cho chúng tôi. Câu chuyện hấp dẫn xen lẫn những chi tiết ly kỳ, có thể làm nội dung cho một cuốn tiểu thuyết loại trinh thám và phản gián khá dài, hay cho một cuốn phim nhiều tập rất lôi cuốn. Câu chuyện kéo dài gần như thâu đêm.


Chính nơi đây là sở chỉ huy của lực lượng thống nhất truy quét FULRO của tỉnh Lâm Đồng gồm các đơn vị bộ đội, an ninh, cơ quan dân vận, Mặt trận... Từ năm 1975 và 1976, chúng ta có một số kinh nghiệm truy quét FULRO, một loại tàn quân ngụy ẩn nấp trong rừng, quấy rối, phá hoại theo kiểu "du kích" đánh rồi bỏ chạy. Bọn đầu sỏ FULRO được Mỹ đào tạo khá kỹ về chiến tranh tẫm lý, chiến tranh gián điệp, thông qua một số tên phản động cầm đầu các đạo Tin lành và Thiên chúa ở địa phương, ra sức kích động thù hằn dân tộc giữa người Kinh và người Thượng, tận dụng thần quyền, mê tín dị đoan, bắt ép thanh niên ra rừng cầm súng chống phá cách mạng. Chúng lợi dụng mối quan hệ gia đình vợ chồng, bố mẹ, anh chị em, họ hàng và bộ tộc đề buộc nhân dân tiếp tế ra rừng, đặt các cơ sở ngầm trong nhân dân để làm tai mắt cho chúng, phối hợp chặt "trong rừng với ngoài buôn".


Việc truy quét tàn quân FULRO gắn chặt với công việc phát động quần chúng các dân tộc, đưa quần chúng vào các tổ chức cách mạng, thực hiện thật tốt chính sách dân tộc của Đảng, làm cho địa bàn chiến lược này chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, tư tường và văn hóa...


Một cơ sở người dân tộc báo cho chính quyền ta về "Sự xuất hiện của Ya Đuk, phó thủ tướng mới của FULRO, tại một vùng ở bắc Đơn Dương, cạnh núi Bi Đúp cao hơn 2.400 mét. Ba tháng sau, lại một tín hiệu có giá trị được các đồng chí trinh sát của an ninh tỉnh thu nhận: Ya Đuk phái ba tên phỉ lần lượt xuống thành phố Hồ Chí Minh móc nối với một cơ sở phản động theo đạo Thiên chúa. Một trong ba tên đó bị bắt trong một khách sạn bình dân ở thị xã Đà Lạt ngay sau khi hắn từ thành phố Hồ Chí Minh trở về. Qua khai thác, chúng ta được biết Ya Đuk và đồng bọn đang ráo riết móc nối với cơ sở bên ngoài. Lực lượng ở trong rừng của chúng mòn mỏi đi từng toán, bị truy quét, chúng ngày càng rút sâu hơn lên núi cao, xa đường lớn, xa buôn rẫy, phải lập trại sản xuất tự túc; ăn uống khổ cực thiếu muối, thiếu thuốc, vũ khí đạn dược hư hao, cạn dần. Chúng hy vọng mối liên lạc, chỗ dựa ở nước ngoài sẽ tiếp sức cho chúng đang ở tình trạng kiệt quệ, Ya Đuk coi việc bắt mối với bên ngoài: các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật, Pháp, Anh... là hết sức bức thiết. Sau đó, Ya Đuk nhận được hai bức thư của một tổ chức Thiên chúa giáo mang tên Bác Ái, có cơ sở nửa công khai ở quận một thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận sự mong muốn liên hệ với "thế giới tự do" của FULRO; trong một thư chính thức đánh máy bằng tiếng Pháp ghi hai chữ "tuyệt mật" trên giấy ngoại, có in tiêu đề tổ chức Bác Ái và đóng dấu, viên đại diện tổ chức này gợi ý rằng "Bác Ái sẽ có thể thu xếp để một hoặc một số phái viên quan trọng của FULRO sớm lên đường đi ra nước ngoài, theo một đường dây mật có thể coi là bảo đảm an toàn". Cuối thư còn có một dòng gợi ý rằng "Tổ chức Bác Ái sẽ rất vinh dự và làm hết sức mình nếu như đoàn phái viên đi đặt liên lạc với quốc tế ấy lại chính do ngài phó thủ tướng thứ nhất của FULRO cầm đầu".


Theo đề xướng của Ya Đuk, bọn cầm đầu FULRO đã bàn về chuyến đi ra nước ngoài của đoàn phái viên bí mật. Đi cùng Ya Đuk sẽ có một số tên cầm đầu khác biết nói tiếng Pháp và tiếng Anh, một tên phiên dịch và hai tên phỉ bảo vệ. Đoàn gồm vừa đúng mười người. Ban chỉ huy lực lượng thống nhất của ta nắm chắc và theo dõi chặt chẽ mối liên lạc qua lại giữa tổ chức Bác Ái và Ya Đuk. Các hòm thư chết, các mối giao thông liên lạc, điểm hẹn đón, thời gian xuất phát của đoàn bọn phỉ đều được ta ghi nhận đầy đủ. Ngày 13-8-1980 từ bốn giờ sáng, một chiếc xe Pho lớn kiểu va-gông mầu xanh, chờ sẵn ở chợ cũ Tùng Nghĩa, gần bờ sông Đa Nhim, ở phía nam thị trấn Đức Trọng, cạnh đường số 20. Chiếc xe chớp đèn ba lần. Tên phỉ Đương Gua Ha H Rang, 26 tuổi, xuất hiện đi tới phía chiếc xe Pho chừng ba chục mét, rồi nháy đèn pin ba lần. Y và người lái xe trao đổi đúng mật khẩu. Một tên phỉ đi theo hắn trở lại bờ sông làm ám hiệu bằng đèn pin quét ngang. Hai mươi phút sau, một chiếc thuyền nhỏ vượt ngang qua sông Đa Nhim đưa Ya Đuk và bọn đi theo sang Tùng Nghĩa. Sau những cái bắt tay, mời thuốc lá ba con 5 của đại diện tổ chức Bác Ái đón chào "khách quý", chỗ ngồi được sắp xếp chu đáo và chiếc xe nổ máy đi qua chợ cụ, lao nhanh ra đường số 20. Đến cây số 277, xe ngoặt sang phải đi tắt về Crông-pha. Dọc đường, xe dừng lại trước hai trạm kiểm soát của công an và thuế quan. Giấy tờ của xe, của lái xe, giấy đi công tác của "đoàn cán bộ lâm nghiệp Lâm Đồng" đi Phú Khánh và Thuận Hải đều hợp lệ. Mọi việc trôi chảy. Đi qua Crông-pha 20 ki-lô-mét, một trạm công an ngăn đường nữa, lúc này đã gần sáu giờ sáng. Sau khi chiến xe Pho lớn dừng lại, chỉ một phút sau xuất hiện một chiến xe du lịch trắng. Anh Tư Vũ và hai đồng chí cán bộ an ninh Lâm Đồng xuống xe. Các anh đến gặp "đoàn cán bộ lâm nghiệp Lâm Đồng". Anh Tư Vũ từng biết Ya Đuk qua những bức ảnh nghiệp vụ, nhận ra Ya Đuk, nghiêm nghị nói thẳng với y: "Các anh đã bị bắt. Mọi sự chống cự đều vô ích". Tất cả lên xe. Một cán bộ an ninh tự cầm lái cho chiếc xe ca quay mũi, đi trở lại phía đèo Ngoạn Mục, phóng thẳng lên Đà Lạt. Phía sau, một chiếc xe gíp vũ trang, trên có máy bộ đàm, đi hộ tống.


Từ mờ sáng, ở sở chỉ huy của lực lượng thống nhất, mọi chi tiết của cuộc "đón khách" được báo về đều đặn. Một giờ rưỡi sau, xe dừng trước hai ngôi nhà sau nhà khách, mười tên FULRO lủi thủi xuống xe đi vào hành lang, ở đó đã có sẵn mười đồng chí an ninh đưa mười tên về từng buồng đề hỏi cung.


Cán bộ an ninh ta hỏi Ya Đuk và Lơ Mu Ha K'Rông. Mới đầu Ya Đuk rất buồn bã, chỉ thở dài lắc đầu, trả lời theo kiểu nhát gừng, cơm chẳng buồn ăn. Hai ngày sau. Ya Đuk bắt đầu nói. Sau này, Ya Đuk kể rằng y lo sẽ bị đánh, bị tra tấn, bị sỉ nhục rồi bị giết. Thế nhưng trái với dự đoán, y được ăn ở tử tế, cơm nước không đến nỗi kém, hơn hẳn lúc y còn ở trong rừng. Câu nói của anh Tư Vũ làm cho y suy nghĩ nhiều là: "Xét cho cùng, anh cũng chỉ là nạn nhân, là công cụ của đế quốc Mỹ và phản động Bắc Kinh" và "nếu như anh thật sự yêu dân tộc anh và các dân tộc anh em khác ở cao nguyên này thì lo gì không có dịp phục vụ bà con một cách tốt nhất". Sau đó Ya Đuk và Ha K'Rông được đọc sách báo, Ya Đuk chăm chú đọc những cuốn sách nói về lịch sử dân tộc Việt Nam, về các dân tộc anh em ở Việt Nam, các cuốn sách viết về chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ya Đuk, Ha K'Rông và một số người cùng đi được xem một số cuốn phim về cách làm ăn và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Bắc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam và phim về các dân tộc thiều số ở phần châu Á của Liên Xô tiến nhanh về mọi mặt, vẫn giữ nguyên ngôn ngữ, tập quán và phong cách dân tộc.


Cuối cùng Ya Đuk phải thú nhận rằng FULRO là một tổ chức phản động do chủ nghĩa đế quốc dựng lên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phục vụ cho những mưu đồ xâm lược. Y buộc phải nhận rằng bọn cầm đầu FULRO gọi thanh niên ra rừng đề chống lại bộ đội, chính quyền là phạm pháp, là đi ngược lại cuộc sống bình thường và quyền lợi chính đáng của các dân tộc thiểu sổ. Y phải nhận ra rằng bọn cầm đầu FULRO quả là có tội với các dân tộc mình; rằng cách mạng là chính nghĩa, có sức mạnh vô địch, đã làm thất bại những thế lực xâm lược hùng mạnh là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung Quốc. Y thú nhận rằng: chống lại cách mạng chỉ là tự đập đầu vào đá, tự sát, là tự dẫn vào ngõ cụt. Lần hồi y nhận ra rằng, y cùng với những kẻ cầm đầu FULRO đã có tội lớn đối với dân tộc mình, làm cho bà con cực khổ, sống không yên, dẫn đến chờ chết vô ích và nhục nhã của hàng trăm thanh niên dân tộc bị lừa phỉnh và mê hoặc, số còn lại đang sống cực khổ chui rúc trong rừng rậm.

Ya Đuk khai báo tường tận tình hình mọi mặt của bọn phỉ FULRO ở trong rừng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:27:59 am »

LIÊN TỤC TIẾN CÔNG

Một "bức thư tâm huyết" của Ya Đuk được một nữ giao liên của FULRO đem vào tận sào huyệt của chúng ở sở chỉ huy số 10 (P.C. 10) còn gọi là P.C. Bờ Ten, ở phía nam quận lỵ Lạc Dương chừng hai ngày đi bộ. Bức thư này Ya Đuk không viết và không biết, thế nhưng lại giống hệt chữ của Ya Đuk!


Bức thư báo tin rằng Ya Đuk cần gặp mót số người thuộc quyền tin cần nhất đề bàn một số vấn đề rất hệ trọng. Đường đi, điểm tiếp đón, ám hiệu, mật danh, khẩu hiệu liên lạc, thời gian đều được quy định tỉ mỉ.

Đúng ba giờ sáng ngày đã hẹn, cách thị xã Đà Lạt hơn ba ki-lô-mét về phía bắc, chiếc xe Pho va-gông mầu xanh đã có mặt ở điểm hẹn; sau khi xe bật đèn ba lần làm ám hiệu, một số người trong rừng thông bấm đèn pin thận trọng đi ra. Họ xem kỹ giấy tờ của người đến đón, hỏi vài câu chuyện để xác minh thêm tình hình, rồi quay trở vào rừng. Chừng mười phút sau, 11 người nối đuôi nhau đi ra, lẳng lặng lên xe.


Dẫn đầu tốp "khách đặc biệt" này là trùm phỉ lo về tài chính, tên là Liêng Hót K‘Thốt, 42 tuổi, người dân tộc Cơ Ho, quê ờ xã Lát, huyện Đức Trọng, bạn tâm giao của Ya Đuk, từng được gọi là "trung tá". Từ năm 1959, K'Thốt đã là công chức ngụy quyền Sài Gòn, làm thư ký cho văn phòng của ty lao động ngụy tỉnh Tuyên Đức. Năm 1967, K'Thốt làm thư ký cho quận trưởng quận Lạc Dương, năm 1972 làm thư ký tòa hành chính tỉnh Tuyên Đức. Năm 1973, K‘Thốt được về Sài Gòn theo học khóa tham sự ở trường hành chính trung ương ngụy. Ra trường, K‘Thốt làm chủ sự phòng xây dựng nông thôn trong ty phát triển sắc tộc tỉnh Tuyên Đức, K‘Thốt trốn ra rừng cuối năm 1975, được bọn cầm đầu FULRO gọi là "thiếu tá" rồi đến năm 1979 "trung tá". Cả cái gọi là "bộ tài chính" của K'Thốt chỉ có hai tên: K'Thốt và một tên phỉ bảo vệ. Đi cùng với K'hốt có Chin Múp Hà Tư, một trong những tên chỉ huy bọn phỉ người thuộc bộ tộc Chin, cũng thuộc dân tộc Cơ Ho, 28 tuổi, quê ở xã Nơ-ton-ha, huyện Đức Trọng. Anh ruột của Hà Tư là Chin Múp Hà Giang, 45 tuổi, cũng có mặt trong tốp này; hắn nguyên là cán bộ thú y do ngụy quyền Sài Gòn đào tạo. Cùng Hà Tư và Hà Giang, còn có Chin Múp Hà Mâu, 30 tuổi, anh em họ với hai tên trên.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:28:48 am »

TIẾN CÔNG TIẾP, TIẾN CÔNG NỮA

Ở gần trụ sở thường trực bộ chỉ huy lực lượng thống nhất truy quét FULRO, cán bộ, chiến sĩ ta trao đổi ý kiến: vừa kéo ra được nhiều tên trùm phỉ, có thể kéo ra thêm được nữa không? Bọn ở trong rừng đã biết rõ về mọi chuyện xảy ra đối với hai tốp FULRO vừa rồi chưa?


Các đồng chí an ninh Lâm Đồng lại đặt ra những bài toán khá hóc búa. Đặt ra tức là đã tìm cách giải.

K'Thốt cho biết bọn ở trong rừng có ngờ ngợ lo cho số phận của Ya Đuk, nhưng chúng vẫn chưa ngửi thấy điều gì. Một bức thư nữa của "Ya Đuk" được thảo ra và gởi cho Liêng K‘Rai, tay chân tin cẩn của Ya Đuk.

Thư có đoạn viết: "Bản thân tôi và anh em rất khỏe, sống bình thường, an toàn, được tổ chức Bác Ái tận tình giúp đỡ, đang chờ một chuyến đi xa". Theo những qui định cũ, trong thư Ya Đuk xưng theo bí danh ở trong rừng là Mác-ten. "Ya Đuk" căn dặn bọn ở trong rừng "yên tâm, lo sức khỏe và an toàn, chờ đợi chuyến công du thắng lợi của đoàn phái viên trung ương". Bức thư ra lệnh cho Liêng K‘Rai cùng một số người chuẩn bị lên đường đến chỗ Ya Đuk để bàn một số việc hệ trọng và cấp bách, sẽ có xe đến đón chu đáo. Chuyến đi này được ấn định vào ngày giờ rõ ràng. Địa điểm, ám hiệu, khẩu hiệu liên lạc đều có thay đổi.


4 giờ 30 phút sáng ngày đã hẹn, một chiếc xe du lịch trắng đến đỗ ở cây số 277 trên đường số 20, chỗ có ngã ba đi tắt xuống Crông-pha, cách Đà Lạt gần 30 km. Tốp của Liêng K‘Rai đi từ núi Đầu Voi xuống, có năm người; đó là Rơ-âng Sét, 46 tuổi, "chánh văn phòng tỉnh trưởng Lang Biang" và ba tên chỉ huy phỉ khác. Tốp này cho biết "bức thư của Ya Đuk được đồng bọn chuyền tay đọc rất hoan hỉ". Bọn ở trong rừng truyền tin: phen này PULRO sẽ liên lạc được với nước ngoài, "chuyến công du của ngài đệ nhất phó thủ tướng Ya Đuk" sẽ đưa về nhiều vũ khí, thuốc men, vật dụng, đồ hộp, thuốc lá thơm.


Thế là các đồng chí an ninh ta phát ngay một kế hoạch kéo từ trong rừng ra một tốp phỉ thứ tư. Tốp này sẽ đông hơn và có những tên có vai vế trong bọn phỉ. Các chiến sĩ an ninh ta thể hiện rõ rệt tinh thần tiến công địch, tiến công liên tục, không ngừng phát huy chiến thắng. Ya Đuk và một số tên phỉ FULRO được đưa về Đà Nẵng. Một công đôi ba việc. Trước hết, để cho những người này thăm một số nơi của đất nước, đính chính những điều hiểu sai lệch do chiến tranh tâm lý của bọn đế quốc và bành trướng gây nên trong đầu óc họ. Họ mở mắt thấy cảnh xây dựng của đất nước. Làm gì có chuyện bạo loạn ở đồng bằng như đài phát thanh Ma-ni-la phát bằng tiếng Cơ Ho rêu rao! Làm gì có chuyện chết đói ở khu 5 cũ do "cộng sản thu hết lương thực của nông dân!".


Thế rồi bọn phỉ còn trốn ở rừng lại nhận được những bức thư mà chúng vẫn cho là của chính Mác-ten, kèm theo thư là hơn mười bức ảnh hấp dẫn ở bãi biển Đà Nẵng! Các vị chỉ huy FULRO cưỡi sóng lớn bằng những chiếc phao, trước những ngôi nhà lớn đẹp, những biệt thự và hai khách sạn Đông Phương và Sông Hàn, giữa những người châu Âu, châu Á, châu Phi... đủ các mầu da. Bức thư còn giới thiệu ngôi biệt thự quét vôi trắng, trụ sở lớn của "hội" nơi "hội" đang cho "anh em ta ở để chờ ngày xuống tàu đi công du quốc ngoại". Cùng với những lá thư gửi đến cho từng bạn thân là quà của "hội". Đó là những chiếc quần gin, áo may ô ngoại có in hình lạ mắt, hai tút thuốc lá ba con 5, bốn chai rượu Na-pô-lê-ông, hai ki-lô-gam cà-phê bột, mấy gói xà phòng thơm ca-may và một gói lớn kẹo cao-su...


Những bức thư và tặng phẩm chất đầy hai ba-lô Mỹ làm náo động nơi bọn phỉ trốn lủi đúng vào lúc bọn chúng đang đói và rách. Những bức ảnh càng hấp dẫn mạnh và củng cố lòng tin của bọn tàn quân đối với "hội". Chúng chuyền tay nhau bức thư đánh máy bằng tiếng Pháp, có tiêu đề in màu xanh hai chữ Bác Ái, có đóng dấu đỏ, nói lên "mối quan tâm sâu sắc của hội đối với cuộc đấu tranh đầy thử thách của FULRO mà hội đánh giá cao và ngưỡng mộ".


Đúng ngày đã hẹn, chiếc xe Pho va-gông xanh đón một lúc 16 "vị-khách" vào hồi gần 4 giờ sáng ở cùng địa điểm với chuyến trước. Toàn là những bọn có vai vế trong hàng ngũ phỉ ra khỏi rừng. Các đồng chí an ninh ở Lâm đồng và Đắc Lắc đều nhận xét "trận này thắng lớn với chất lượng cao".


K‘Ra Giăn Hà Pút dẫn đầu tốp này là một tên phì đầu sỏ, rất nguy hiểm. Hắn 35 tuổi, quê ở Đức Trọng. Khi 18 tuổi, hắn đi gia nhập một đơn vị biệt kích Mỹ ở Đắc Lắc. Bọn sĩ quan mũ nồi xanh Mỹ rất chú ý đến hắn, một thanh niên dân tộc Cơ Ho có thân hình vạm vỡ, cân đối, tiếp thu nhanh, xông xáo. Được Mỹ đào tạo theo một chương trình chính quy, hắn được bộ chỉ huy mũ nồi xanh Mỹ phong cấp thiếu úy khi 21 tuổi, lên trung úy lực lượng biệt kích Mỹ 23 tuổi. Tên ác ôn Mỹ Gioóc-đi chỉ huy lực biệt kích Mỹ ở Tây nguyên từ năm 1965 đến 1972 và cả tên chỉ huy Mỹ Giôn Pôn Van rất chú ý đào tạo hắn. Hắn tham gia nhập FULRO ngay từ đầụ năm 1975 chỉ huy bọn phỉ đi phục kích, phá hoại, đốt kho tàng, trụ sở cơ quan ở một số nơi. Đồng bào dân tộc nhận xét: tên này giá trị bằng hàng trăm tên phỉ FULRO khác.


Cùng đi với Hà Pút là Tu Prông Chip, 36 tuổi, quê ở buôn Krông Chớ, Đơn Dương. Hắn là một tên sĩ quan ngụy táo tợn, có nhiều tội ác đối với nhân dân. Năm 28 tuổi hắn đã là đại úy của quân ngụy Sài Gòn, tốt nghiệp trường sĩ quan Thủ Đức, chỉ huy đại đội địa phương quân, ở Đơn Dương. Hắn đi theo phỉ FULRO năm 1975, trở thành một tên phỉ có vai vế, và có nhiều hoạt động.


Trong tốp này còn tên Kon-sơ Hà Rông, 30 tuổi, được gọi là "tỉnh trưởng Nha Trang - Khánh Hòa"; tên Chia Chè Ma Thiêu, 42 tuổi, trước kia từng làm thư ký thượng vụ (lo về công việc liên quan đến người Thượng) ở tòa án tỉnh Tuyên Đức của ngụy quyền; và nhiều tên khác từng một đời làm tay sai cho Mỹ - ngụy.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:30:28 am »

K‘TY SA BẪY

Một tin thắng lợi nữa từ bộ chỉ huy quân sự Lâm Đồng báo sang bộ chỉ huy thống nhất: tên Pang Tinh Tè, một trùm phỉ nữa cùng với anh họ của hắn là Pang Tinh Pó đã bị bộ đội ta bắt, thu được súng. Pang Tinh Tè là một tên có vai vế trong ngụy quyền, từng là dân biểu trong hạ viện ngụy quyền, Sài Gòn, tổng thư ký quân bộ đảng dân chủ của Thiệu ở quận Lạc Dương. Pang Tinh Tè cho biết bọn phỉ FULRO trong rừng đang tan rã, thiếu ăn, phải đào khoai rừng để sống. Bọn hắn mò về gần quê để kiếm ăn thì bị dân quân người dân tộc cùng với bộ đội ta phát hiện bắt.


Các đồng chí an ninh ta lại bàn cách kéo tên K‘TY ra khỏi rừng. K‘TY là con một gia đình giàu có, bố hắn từng làm quận trưởng quận Đơn Dương thời Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1975 hắn là đại úy ngụy, chỉ huy khu 53 địa phương quân ở Đức Trọng. Giữa năm 1975 hắn vào rừng theo phỉ FULRO rồi mang cái tên gọi rất kêu là "thứ trưởng quốc phòng" và "chỉ huy cả vùng nam Tây Nguyên". Hắn để bộ ria mép dày, chuyên mặc bộ quần áo com-măng-đô Mỹ, đi ủng ngắn, hút píp. Chính hắn chỉ huy bọn phỉ đốt trụ sở xã Đinh Lạc và bắn đạn cối vào huyện, lỵ Di Linh đầu tháng 10-1980.


Bọn cầm đầu phỉ FULRO đã bị kéo ra khỏi rừng bốn chuyến. Không phải dễ dàng gì chúng ta cất vó bắt chuyến thứ năm. Phải thận trọng, tỉ mỉ. Ty an ninh Lâm Đồng được tăng cường thêm một số cán bộ từ trên xuống. Một số người của ta được cử vào trong rừng nắm lại cho chắc tình hình bọn K'TY. Được biết : K‘TY sắp xuống Lâm Đồng mang theo một kế hoạch cưỡng ép một số thanh niên vào rừng để đi sang Môn-đun-ki-ri bên Cam-pu-chia, từ đó đi sang Thái Lan và Trung Quốc để huấn luyện rồi quay lại chống phá nhân dân ta.


Một bức thư mang chữ giống hệt chữ của Ya Đuk được gửi cho K‘TY với nội dung tha thiết yêu cầu K‘TY ra gặp Ya Đuk "để bàn kỹ mọi công chuyện rất hệ trọng và rất cấp bách mà không thể ghi trên thư được"; "quan hệ của FULRO với Hội từ thiện quốc tế Bác Ái có thể có nhiều triển vọng lớn hơn là ở trong rừng có thể hình dung được"; "thời gian cấp bách lắm, Ya Đuk đã được hội báo là sắp sửa lên đường đến nơi rồi. Chỉ cần K‘Ty xuống gặp trong hai ngày rồi K‘Ty đi cùng hay trở về rừng là tùy ở K‘Ty, phương án nào cũng bảo đảm an toàn". Kèm theo thư là ảnh Ya Đuk đang đi chơi trên bờ biển Vũng Tàu với Hà Pút và K‘Thốt, cả ba người tươi tỉnh, tự nhiên. K'Ty lưỡng lự một tuần, thế rồi y cả quyết lên đường. Đi thử xem ra sao, phải trực tiếp xuống gặp Ya Đuk, xem xét lại tình hình rồi sẽ trở về rừng, ở rừng cực quá rồi, hãy xuống ở khách sạn bên bờ biển vài hôm cho thoải mái... K‘Ty chuẩn bị lên đường cùng với tám tên bộ hạ, trong đó quan trọng nhất là Tu Nét Tơơng, người dân tộc Chu Ru, 42 tuổi; Chín Hà Pó, người bảo vệ của Ya Đuk.


Chiếc xe Pho sơn trắng của hội Bác Ái mang biển số thành phố Hồ Chí Minh lên rất sớm, từ ba giờ rưỡi sáng, đậu gần cột cây số 288, trên đường 20, ở dưới thác Pren gần hai ki-lô-mét, cách thị xã Đà Lạt 16 ki-lô-mét. K’Ty đi ở giữa hàng người nối nhau từ núi Đầu Voi xuống. Hai bên trao đổi ám hiệu, mật khẩu, rồi lên đường.


Chiều hôm ấy, người ta thấy trên bãi sau ở Vũng Tàu một đoàn người da ngăm đen tắm biển. Họ là "đoàn cán bộ lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đi tham quan Vũng Tàu". Họ tắm biển, chạy nhảy như hàng trăm người khác. Không ai biết rằng đó là một, bầy phỉ dữ vừa được các đồng chí an ninh ta điều ra khỏi núi, đưa xuống biển, trong đó có K‘Ty một tên trùm phỉ hung ác ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. K‘Ty cũng chưa biết chuyện gì đặc biệt xảy ra với hắn. Hai ngày sau hắn mới biết rõ mọi chuyện. Hắn sửng sốt, cay đắng. Hắn đã sa lưới.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:31:58 am »

CÂU CHUYỆN VỀ BỐN CHIẾN SĨ CẢM TỬ
 
Gần một tháng sau đợt thứ năm, anh em ta lại kéo ra khỏi rừng một đợt thứ sáu bọn phỉ FULRO. Bọn còn lại trong rừng nháo nhác.

Một chuyến thứ bảy được phác họa. Càng về sau càng phải thận trọng, chu đáo, đề phòng mọi sự bất trắc có thề xảy ra. Cuộc lên đường được chuẩn bị hơn một tuần. Bốn đồng chí an ninh được chọn và xác định đây là chuyến đi vào sào huyệt phỉ, cần có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng nhận những hy sinh khi cần thiết. Lại phải rất dũng cảm, mưu trí, bình tỉnh ứng phó với mọi trường hợp hiểm nghèo. Số "khách" dự định đón lên đến hơn mười người qua thư từ trao đổi giữa "Rừng sâu và Bờ biển".


Sau sáu chuyến trót lọt, chuyến thứ bảy gặp biến động cũng là thường tình. Chúng tôi đã gặp đồng chí Trần Hữu Phi để nghe kể về chuyện nầy; sau đó chúng tôi được đồng chí Đức, người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch hành, động táo bạo, đưa đến tận chỗ xảy ra sự kiện gần thắng cảnh thác Pren, ở phía nam Đà Lạt 14 ki-lô-mét, để có thể hình dung rõ hơn mọi chuyện đã xảy ra.


Trần Hữu Phi sinh năm 1953, năm nay 29 tuổi, quê ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn tỉnh Nghĩa Bình. Ba má mất sớm, Phi cùng em gái phải sớm tự kiếm sống bằng đôi tay lao động của mình; mười bảy tuổi Phi đi lơ xe đò cho một chủ hãng ờ thị xã Kon Tum, chuyên đi đường dài xuống Đà Nẵng, ra Huế, vào Đà Lạt. Phi còn là thợ nề, thợ đá có tay nghề khá.


Sau giải phóng, Phi tình nguyện và được tuyển vào ngành an ninh Lâm Đồng. Phi ham học hỏi, chăm đọc sách, đọc chuyện về an ninh, phản gián, tình báo, say mê luyện võ thuật, từng dự những cuộc thi đấu quyền trong các ngày lễ và nhiều lần được giải.


Phi kể về chuyến đi thứ bảy: "Tôi vừa lái xe vừa làm công tác trinh sát. Từ mấy tháng trước tôi được giao nhiệm vụ làm quen với bọn FULRO ở trong khu vực núi Đầu Voi. Bọn chúng thường gọi tôi là Hai, anh Hai hoặc là chú Hai, coi tôi là lái xe làm công cho Hội từ thiện Bác Ái ở Sài Gòn. Tôi đã đi sáu chuyến, chuyến này là chuyến thứ bảy. Bác Tư Cho lái xe du lịch kiểu Pơ-giô. Diêu lái một xe mi-crô-buýt. Tôi gọi "bác Tư" vì bác gần năm chục tuổi. Thạnh và tôi làm nhiệm vụ trinh sát và liên lạc. Như vậy là chúng tôi có bốn người. Vừa bốn giờ sáng, hai xe dừng lại ở điểm hẹn. Đèn pha chớp ba lần làm ám hiệu. Hơn chục tên FULRO ém sẵn bên đường ào lên. Thạnh xuống trước định làm việc liên lạc thì bị hai tên chặn lại, trói giật cánh khuỷu. Thạnh rất bình tĩnh nói: "Làm gì mà thử nhau hoài vậy, anh em mình cả mà!". Trước kia đã có lần chúng bắt trói như vậy để thử, sau lại cởi trói xin lỗi anh em ta. Lần này chúng tôi hiểu ngay là có biến rồi. Bác Tư Cho bị chúng chĩa súng bắt, trói lại và đi sau Thạnh vài mét. Tôi cũng bị trói tay đi tiếp sau. Tôi liếc nhìn lại, thấy Diêu còn đi cách mười mét, hai tên FULRO cầm súng kèm hai bên. Chúng chỉ chuẩn bị có ba sợi dây trói bằng ni lông xám, do đó Diêu không bị trói. Khi đưa chúng tôi đi theo đường mòn lên phía rừng thông, chúng đánh bằng báng súng thúc vào vai, vào hông và đá vào mạng sườn. Đi được một quãng ngắn, Diêu thừa cơ không bị trói, bung ra chạy lại đằng sau để trở ra đường cái. Diêu phóng nhanh, chỗ đó đất thoai thoải xuống; chẳng may Diêu vướng phải một đám cây mắc cỡ mọc rất cao, vấp chúi xuống. Một tên FULRO cầm khẩu M79 bắn theo. Diêu hy sinh khi ra gần tới đường, cách đường cái có chừng năm mét. Chúng tôi đều đau xót thương Diêu và căm bọn quỷ FULRO. Chúng bắt chúng tôi dừng lại trói tay kỹ hơn, chửi bới và đánh đập dữ hơn trước, rồi lại đưa chúng tôi đi.


Chúng giải chúng tôi đi miết từ 4 giờ 15 cho đến chừng 8 giờ, mặt trời đã lên rất cao, thì đến đỉnh Hòn Bù; núi này cao 1.800 mét trong dãy núi Đầu Voi, trên đỉnh bọn Pháp có xây một trụ xi măng như trái bù. Rồi một tên đi kiếm dây rừng loại bền chắc thường dùng để buộc củi về. Chúng thay dây trói. Chúng tôi nói vài ba câu rất tự nhiên để chúng khỏi đề phòng. Thì ra bọn chúng rất tiếc mấy sợi dây dù láng đẹp. Ba tên xếp dây dù lại, cuộn thật gọn rồi ung dung bỏ túi, còn ba tên kia trói tay ba chúng tói bằng dây rừng. Chúng lại bảo chúng tôi đi. Đến nơi rừng rậm, nhiều cây to, dốc đứng. Chúng lại dừng lại. Một tên lấy một chiếc khăn mặt nhỏ, xé ra làm ba rồi nói: "Sắp đi qua đường be (đường xe ô-tô lâm nghiệp thường đi qua chở gỗ) lệnh trên phải bịt mắt các anh". Mảnh khăn bịt mắt quá nhỏ, chúng phải buộc thêm dây rừng. Chúng tôi đi chậm, giả mệt mỏi, đói lả. Thế rồi bọn chúng bảo dừng lại và nói muốn lấy bộ áo quần chúng tôi đang mặc. Chúng cởi trói chúng tôi. Tôi nhân đó vén vải bịt mắt lên vừa đủ để quan sát địa hình. Chúng bảo cởi quần áo là để đưa đi bắn đây. Đây là thời cơ. Tôi vừa cởi áo, vừa thoáng nghĩ thế, thì nghe huỵch một cái, bác Tư Cho đã đạp mạnh vào tên FULRO ở cạnh rồi phóng xuống triền núi. Sau này bác kể rằng bác phóng xuống mạnh quá, trán va vào đá bị đá chẻ một miếng bên trên mắt. Với phản xạ gần như tự nhiên, tôi vất áo vào mặt tên FULRO, gạt chiếc khăn bịt mắt trên trán, lao về phía bên phải, nơi có nhiều cây to ngã ngang dọc. Ở phía trái, anh Thạnh cũng bỏ chạy, nhưng phía đó rừng hơi trống bị bọn phỉ bắn.


Các đồng chí ta đã đưa thi hài hai đồng chí Diêu và Thạnh về mai táng ở Nghĩa trang Đà Lạt, trên đồi cao nhìn xuống thác Cam Ly, nhìn xuống thị xã Đà Lạt. Và noi gương các anh, các chiến sĩ ta còn đi thêm một chuyến công tác nữa, bắt toán phỉ thứ tám một cách táo bạo và thành công hoàn toàn. Đây cũng là những tên phỉ sừng sỏ từng gây nhiều tộc ác.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:35:47 am »

LÀM CHỦ CAO NGUYÊN

Cả Lâm đồng bước vào một chiến dịch lớn truy quét phỉ. Quần chúng các dân tộc đứng dậy làm chủ buôn rẫy, làm chủ các địa bàn về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.

Ở tất cả các huyện, phỉ trốn trong rừng trở về gia đình khá nhiều. Một số mới lại về thăm gia đình ngay các buổi phát động quần chúng; họ kể lại cho đồng bào, cho thanh niên cảnh cực nhục trong rừng và sung sướng nói lên sự đoàn tụ với bố mẹ, vợ con và xúc động ca ngợi chính sách khoan hồng và độ lượng của cách mạng và nhân dân, mặc dù trước đây họ có tham gia gây tội ác.


Bọn phỉ FULRO thất bại nặng làm cho Oa-sinh-tơn và Bẳc Kinh cay đắng. Bọn CIA và đặc vụ Trung Quốc luôn coi FULRO là công cụ lợi hại để chống phá cách mạng Việt Nam và ba nước Đông Dương.

Bắc Kinh nhòm ngó vùng cao nguyên này từ lâu. Hồi 1964, Bắc Kinh ngỏ ý muốn cử đội quân làm đường tham gia xây dựng đường vận chuyển chiến lược xuống phía nam Việt Nam, và còn có "nhã ý" cử sáu trăm lái xe của họ tham gia các cuộc vận chuyển quân sự vào Tây Nguyên... Cái thủ thuật "xâm lược bằng tay lái và công nhân làm đường" ấy bị ta từ chối thẳng thừng.


Đầu năm 1978 xuất hiện một tên đặc vụ Trung Quốc ở Đà Lạt. Tên phỉ Y Giao Ni-ê đã ra gặp hắn ở ven rừng. Ya Đuk kể lại chính Duk cũng đã đến gặp tên Ba Don này suốt một đêm tháng 3-1978 ở gần suối Tía, phía sau dinh ba Đà Lạt. Ba Don nói tiếng Việt khá sõi pha giọng Quảng Đông, chừng năm chục tuổi, tự giới thiệu là trung tá tình báo Trung Quốc. Hắn thăm hỏi tình hình của FULRO, tỏ rõ nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt cho FULRO. Ba Don đưa bánh ngọt, cà phê, thuốc lá thơm Trung Quốc ra mời. Hắn ngỏ ý thay mặt cho cả Đài Loan và Bắc Kinh và cả hai phía đều chung ý muốn tiếp tay cho FULRO. Hắn hỏi nhu cầu về vật chất, vũ khí, phương tiện quân sự của FULRO. Hắn mồi chài: Dựa vào Trung Quốc thì sức mạnh của FULRO sẽ được nhân lên vì Trung Hoa là đại cường quốc. Cuối cùng hắn gợi ý là tổng hành dinh của FULRO nên chuyển sang đất Cam-pu-chia (lúc đó Pôn Pốt còn thống trị), rằng nên tiếp nhận tùy viên quân sự và cố vấn Trung Quốc ở tổng hành dinh FULRO; có thể đặt vấn đề để Trung Quốc giúp đỡ dựng lên một đài phát thanh của FULRO ở một địa điểm vùng đông bắc Cam-pu-chia; rằng cần chuẩn bị cử một số lượng lớn thanh niên Tây Nguyên đi học quân sự ở phía nam Trung Quốc...


Ba tháng sau, một người đàn bà Việt tên là K.H. có chồng là thương gia Hoa kiều ở Chợ Lớn, lại móc nối với FULRO. Mụ ta nói đến một công ty Trung Quốc - Hoa Kỳ trong việc giúp đỡ quân sự và hàng hóa cho FULRO. Công việc này không thành. Bọn đế quốc và bọn bành trướng đã nếm những đòn thất bại nặng ở đây, tuy chúng chưa từ bỏ âm mưu thâm độc của chúng.


Chúng ta đã tìm ra chiếc chìa khóa để bảo vệ an ninh ở vùng địa bàn chiến lược này. Đồng bào các dân tộc đã thấy rõ bộ mặt kẻ thù. Các đồng, chí an ninh và bộ đội tôi gặp ở Tây Nguyên nung nấu một quyết tâm làm cho cao nguyên này giàu có và góp phần làm giàu cho kinh tế cả nước. Tôi đã gập những toán địa chất đang đi tìm nguồn nước ngọt, cho Tây Nguyên. Tôi đã hỏi chuyện những chuyên gia nước ngoài đang giúp ta khai thác nguồn nước ở Suối Vàng gần Đà Lạt. Những toán công nhàn lâm nghiệp đang mở rộng diện tích thông và khai thác nhựa thông đặc quánh óng ánh trong nắng thu. Họ đã có thể đi sâu vào các buôn làng, cả sáng sớm và chiều tối.


Đi hàng đầu trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch ở Tây Nguyên là những chiến sĩ an ninh của chúng ta. Làm sao nói hết được chiến công của các anh! Có những người như anh Bảy ở Bảo Lộc đã rời quê hướng vào vùng đất này gần hai mươi năm trời, cả cuộc đời dành cho sự nghiệp an ninh của đất nước. Hay anh Hai Tiến, vừa hoàn thành nhiệm vụ ở địa bàn này, đã hăm hở lao đến một địa bàn mới, lao vào một cuộc chiến đấu mới rất hệ trọng để cùng đồng chí, đồng đội và nhân dân làm nên những chiến công thầm lặng mới, những chiến công mà chúng ta phải chờ thời gian mới có thể biết và nói đến...


9-1982
THÀNH TÍN
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:36:28 am »

Đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng
gọi những người thân, theo FULRO về với gia đình


Đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã gọi phần lớn những người thân theo FULRO về với gia đình. Những xã trước đây có nhiều người theo FULRO ra rừng như Nết Hội Hạ, Ka Do, Ung Rế, v.v... bà con đã gọi về gần
hết.


Tỉnh mở nhiều cuộc họp mời các già làng, mục sư, v.v... giải thích rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đưa những người trước đây cầm đầu tổ chức FULRO nay trở về với cách mạng, nói rõ sự thật của FULRO và tội ác của chúng với cách mạng, nói rõ sự thật của FULRO và tội ác của chúng với nhân dân. Các huyện Lạc Dương, Đơn Dương còn lập các ban già làng ở từng xã, tổ già làng ở từng thôn và bản bảo lãnh cho những người theo FULRO trở về với nhân dân, v.v... Nhiều già làng đã gọi được nhiều người theo FULRO trở về với nhân dân, trong đó có những tên cầm đầu FULRO. Ông Ya Pho vào rừng gọi được 50 tên FULRO trở về và vận động 100 người cộng tác với FULRO ra tự thú trước nhân dân. Các ông: Ya Yá, Ya-la-bua, Kđau, Htan, Hré, Hà Mát, v.v... vào rừng gọi được từ bốn đến 14 tên FULRO trở về với gia đình:


Tỉnh hội phụ nữ Lâm Đồng vận động các mẹ, các chị có chồng, con theo FULRO gọi họ trở về với buôn làng. Chị em đã đùm cơm gói muối vào tận rừng sâu gọi chồng, con trở về làm ăn. Chị Ma-liêng ở huyện Đơn Dương vào rừng gọi được sáu tên FULRO mang vũ khí về nộp cho cách mạng. Chị Ha-ra nhiều lần vào rừng vận động chồng là tên cầm đầu một toán FULRO trở về với cách mạng. Hai chị em Ya-sin và Ya-Ó (huyện Đơn Dương) vào rừng kiếm củi gặp ba tên FULRO đã mưu trí tìm cách tước vũ khí và buộc chúng về đầu hàng.

(Báo Nhân dân 26-9-82)
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:37:04 am »

Một số anh em trước đây theo FULRO trở về với cách mạng đến chào Chủ tịch Hội đồng Dân tộc


Sáng 25-9, tại Hà Nội, bảy anh em trước đây theo FULRO trở về với cách mạng đến chào Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Đồng chí Hoàng Trường Minh, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tiếp và nói chuyện thân mật với anh em. Cùng tiếp, có đồng chí Nhị Quý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ.


Được sự đồng ý của Bộ Nội vụ, bảy anh em trước đây theo FULRO trở về với cách mạng đã ra thăm thủ đô Hà Nội và một số nơi ở miền bắc. Bảy anh em đó là: Na-ria-đúk (Ya-đúk), 40 tuồi, dân tộc Cơ Ho, quê ở Lâm Đồng, "đệ nhất phó chủ tịch và phó thù tướng"; Nay-cú, 57 tuổi dân tộc Ê Đê quê ở Đắc Lắc "tướng" cố vấn quân sự và chính trị của FULRO; Hà-broong, 60 tuổi, dân tộc Cơ Ho quê ở Lâm Đồng mục sư chủ nhiệm hội thánh tin lành nắm thượng hạt, "cố vấn FULRO" vùng 4; Ra-lan-thu, 33 tuổi, dân tộc Gia Rai, quê ở Gia Lai-Kon Tum, "đại úy" "tham mưu trưởng đoàn" "trung đoàn FULRO" vùng 2; Tra chi-đin (K. Đin) 27 tuổi, dân tộc Cơ Ho, quê ở Lâm Đồng "phó tỉnh trưởng" FULRO; Y-sú-niê 30 tuổi, dân tộc Ê Đê quê ở Đắc Lắc "trung tá" phụ tá hành chánh "quân khu3" FULRO; Y-yang K Buôi, 34 tuổi, dân tộc Ê Đê, quê ở Đắc Lắc, đại úy "phó tỉnh trưởng" FULRO. Số anh em này có nguyện vọng trước khi trở về địa phương muốn xin được gặp Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đề trình bày một số suy nghĩ và bày tỏ sự biết ơn của mình đối với cách mạng. Bảy anh em theo FULRO trở về với cách mạng nói trên đã phát biều ý kiến tố cáo bản chất phản động của tổ chức FULRO. Đây thực chất là một tổ chức tay sai của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động khác nhằm chống lại cách mạng, chống lại đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và là một tổ chức ma, ô hợp, luôn luôn chia rẽ, chém giết lẫn nhau, gây ra biết bao tội ác đối với đồng bào ở các buôn Tây Nguyên. Số anh em này đã kể lại cuộc sống đói rách, bệnh tật, lang thang ẩn náu trong rừng của đám tàn quân theo FULRO. Tuy họ được phong cấp này, chức nọ, nhưng thực chất tổ chức FULRO chỉ có một dúm người; cái gọi là "chính phủ" cũng chỉ có dăm bảy người, nhiều "sư đoàn, trung đoàn" chỉ có 14 - 20 tên... không được nhân dân ủng hộ, mỗi ngày một tan rã. Anh em còn tố cáo bọn phản động Trung Quốc dùng bọn diệt chủng Pôn Pốt mưu toan để nắm FULRO hòng chống lại cách mạng Việt Nam. Anh em đã bày tỏ lòng biết ơn đối với cách mạng, không những đã đối xử nhân đạo, khoan hồng, mà còn cho phép anh em được có dịp ra thăm thù đô Hà Nội và miền bắc, tận mắt thấy các thành quả cách mạng, hiểu thêm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hứa khi trở về địa phương sẽ đem hết sức mình góp phần cùng nhân dân kêu gọi những người còn lầm lạc theo FULRO trở về làm ăn lương thiện.


Đồng chí Hoàng Trường Minh hoan nghênh việc, anh em đến chào Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, hoan nghênh những ý kiến trình bày của anh em. Đồng chí nói rõ chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các dân tộc và mong rằng sau khi trở về địa phương anh em góp sức nhiều hơn nữa vào việc vận động, kêu gọi những người lầm đường đi theo FULRO trở về với, nhân dân, với cách mạng, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần cùng nhân dân địa phương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đưa các dân tộc Tây Nguyên tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(Báo Nhân dân 26-9-82)
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM