Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:27:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biển Đông yêu dấu  (Đọc 1778 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:54:49 am »

- Tên sách: Biển Đông yêu dấu
- Tác giả: Trần Ngọc Toản
- Nhà xuất bản: Trẻ
- Năm xuất bản:
- Số hóa: giangtvx, dungnuocgiunuoc


LỜI GIỚI THIỆU


Nước ta có diện tích 330.000km2 đất liền và hơn 1 triệu km2 biển Đông, bao gồm các hải đảo và mặt biền. Đối với sự phồn vinh của cả dân tộc, biển Đông có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao, nhưng sự hiểu biết của chúng ta về biển còn rất hạn chế, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, những người chủ tương lai cùa đất nước.


Quyền sách nhỏ này ra mắt bạn đọc nhằm giới thiệu một số kiến thức về khoa học biển, về tài nguyên phong phú của biển Đông, lịch sứ hào hùng cứa dân tộc ta, và các thách thức trong sự nghiệp làm chủ, khai thác và bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ quốc.


Để tránh sự khô khan trong việc phổ biến kiến thức khoa học, các vấn đề nói trên được trình bày thông qua câu chuyện kể về một chuyến khảo sát biển Đông suốt từ Bắc vào Nam. Các nhân vật mà các bạn gặp ở đây tuy là tên phóng tác nhưng là bóng dáng của những nhà khoa học từng nhiều năm gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu biển Việt Nam, tiêu biểu như TS Nguyễn Hiệp, nguyên Tổng Cục phó Tổng Cục Dầu Khí, GSTS Bùi Công Quế, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam, TS Nguyễn Biểu, nguyên Viện trưởng Viện Địa chất biển, GSTSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ các Truờng đại học của Bộ Đại học, TS Trần Văn Trị, TS Đặng Của, TSKH Trương Minh, GSTS Mai Thanh Tân, TS Lê Viết Khuyến, GSTS Tôn Tích Ái, GSTS Phạm Khoản, TS Trương Đình Hiển, TS Trần Lê Đông, TS Phan Quang Quyết, KS Đoàn Thiện Tích, KS Đỗ Bạt, KS Đỗ Văn Hãn và rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác không thể kể hết tên, các bạn có thể đọc các tác phẩm khoa học của họ trong dịp tìm hiểu sâu hơn về biển Đông, về dầu khí... trong tương lai.


Những vấn đề khoa học biển nói chung và biển Đông nói riêng là một lĩnh vực rất rộng. Mục tiêu của chúng tôi ở đây chỉ dừng lại ở mức giới thiệu tổng quan nhằm trang bị những kiến thức ban đầu cho học sinh trung học và các bạn đọc quan tâm đến biển nhưng chưa có điền kiện tiếp cận. Tuy đã giới hạn phạm vi như vậy nhưng chắc chắn nội dung quyến sách này còn chứa nhiều khiếm khuyết. Hy vọng chứng tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp cùa các bạn để lần tái bản sau nội dung sẽ phong phú hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

TRẦN NGỌC TOÀN
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:55:23 am »

Vào hè

Tuyệt vời! Hoan hô! Cả lớp reo lên ầm ĩ khi cô giáo chủ nhiệm Minh Thu tuyên bố tất cả học sinh lớp 9A thi chuyển cấp đều đạt kết quả rất tốt nên được lên thẳng lớp 10 sau một năm học hành căng thẳng với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở một trăm phần trăm đạt từ điểm 8 trở lên.


Mới 10 giờ sáng mà các mái ngói đã hồng lên dưới ánh nắng đầu hè, tỏa sức nóng vào phòng học. Những cành phượng vĩ đầu mùa khảm đầy những chùm hoa đỏ chen trong đám lá biếc xanh, đung đưa ngoài cửa sổ khi có cơn gió thoảng qua như vẫy gọi vào hè.


Trong lúc này cảm xúc của tôi thật lộn xộn, vừa bịn rịn với thầy cô, bạn bè cũ, vừa háo hức chờ đón một thế giới mới với những kiến thức mới, môi trường mới, bạn bè mới. Lời cô Thu chợt vang lên trong đầu tôi: "Lên cấp III, Minh Sơn phải chơi bóng, đánh cờ giỏi hơn, làm thơ hay hơn, trở thành "cao thủ" về mạng, và nhất là phải học thật xuất sắc. Cô rất tin tưởng ở em". Tôi cảm thấy bất chợt mình lớn hẳn lên, chững chạc hơn, với trách nhiệm và quyết tâm rõ ràng hơn trong quãng đường mới mà thử thách chắc là không nhỏ. Nhưng trước mắt là nghỉ hè. Vui chơi, giải trí, thoải mái, biết thêm những miền đất mới, những kiến thức mới. Đi đâu, làm gì trong ba tháng hè? Bao nhiêu là chương trình hấp dẫn. Các bạn tôi đứa thì về thăm ông bà, chơi vui ở miền quê, đứa thì đi du lịch với cha mẹ, anh chị, đứa thì đi học thêm, nhất là môn ngoại ngữ. Các bạn nhà nghèo tranh thủ giúp việc gia đình, tham gia lao động kiếm thêm ít tiền để giảm gánh nặng cho cha mẹ. Mỗi người một kế hoạch riêng.


Tôi bắt đầu ngồi mơ mộng một chuyến viễn du khắp biển Đông. Đầu năm ngoái, ông trẻ Thế Dân - em bà ngoại tôi đã hứa nếu tôi đạt học sinh giỏi, thi đậu vào lớp 10 thì ông cho đi biển một chuyến dài ngày, ông Thế Dân là thuyền trưởng, kỹ sư hàng hải, năm nay đã gần bước sang tuổi năm mươi. Ông vẫn còn rất tráng kiện và đẹp rắn rỏi, điều đặc biệt là trên gương mặt rám nắng và gió của ông lại có hai đồng tiền trên má trông rất trẻ trung và có duyên. Kiến thức ông về biển rất rộng, đó là kết quả tích lũy trong một phần tư thế kỷ lênh đênh khắp đại dương trên những con tàu dịch vụ trong ngành dầu khí.


Bà tôi đã nhiều lần khuyên ông lên bờ làm việc nhưng ông vẫn tiếp tục đi biển, ông nói biển có sức hấp dẫn kỳ diệu, chỉ có ai gắn bó với nó mới cảm nhận hết được điều này, còn đối với người quen sống trên bờ thì sự bao la của biển làm cho họ thấy mình quá bé nhỏ, mong manh, thậm chí là choáng ngợp, sợ hãi. Hàng năm trên biển Đông ít nhất cũng có đến mười cơn bão, dữ dội như bão Chan Chu năm 2006 (còn gọi là cơn bão số 1), bóp nát những con tàu nhỏ như bóp nát một thứ đồ chơi và gieo tang tóc cho bao nhiêu gia đình. Nhưng đối với những người làm nghề biển thì sự bao la đó lại làm cho mình cảm thấy cao lớn hơn, dũng cảm hơn, đầy khát vọng chiến thắng và hoài bão khám phá. Những cột sóng biển cao không còn là những hình ảnh kinh dị như con quái vật tồn tại từ thời tiền sử mà là những bức tranh hoành tráng của thiên nhiên nhìn không chán mắt. Rồi bao nhiêu câu hỏi "tại sao" thôi thúc mình tìm lời giải đáp. Tại sao lại có thủy triều, gió, bão? Tại sao lại có những dòng nước nóng, lạnh và cả dòng nước ngọt trong biển cả mặn chát mênh mông? Tại sao lại có hàng nghìn loài thủy sản với đủ hình dáng, màu sắc? Tại sao trong lòng đất dưới đáy biển lại chứa đủ loại tài nguyên quý giá? Và biết bao những câu hỏi cao siêu như quy luật tương tác giữa biển - không khí - đất liền như thế nào, cấu trúc của vỏ đại dương và sự thay đổi của chúng trong lịch sử hàng vạn triệu năm ra sao, sự chuyển môi trường sống từ dưới nước lên cạn và ngược lại của các loài sinh vật cùng sự thay đổi cấu trúc cơ thể của chúng từ vĩ mô đến vi mô xảy ra dưới sự điều khiển của các quy luật lý - hóa - sinh học nào? Các câu hỏi loại này đòi hỏi bao nhiêu năng lực của các bộ não bác học mới giải mã được.


Sống với biển là sống với những ước mơ liên tiếp, dạt dào theo làn sóng và đầy ắp như thủy triều. Những lúc lênh đênh trên mặt biển, hít thật sâu vào lồng ngực cái hương mằn mặn của không khí, cảm nhận những vuốt ve dịu dàng của làn gió nhẹ lên mái tóc vàng nâu do bị nắng biển thiêu đốt, hay khi thả mình trong làn nước xanh trong để cho cái cảm giác mát rượi thấm dần vào từng tế bào của cơ thể thì tâm hồn ta càng thấy sảng khoái và càng thấy cuộc đời trần thế đẹp biết nhường nào. Ngay cả trong những hành trình trên biển gặp sóng to gió lớn, những quyết định - dù sai lầm hay sáng suốt - cũng là một dịp để kiểm chứng và rèn luyện bản sắc cá nhân, để đối phó với vô vàn hoàn cảnh bất lợi trong cuộc đời của một con người. Vì vậy mỗi lần gặp ông, nhìn thấy nụ cười của ông, nghe ông nói chuyện là tôi lại thấy tình yêu biển của ông truyền sang tôi với cường độ mỗi lúc một lớn dần lên. Bây giờ tôi tự thấy đủ lớn để có thể đi biển. Được cha mẹ đồng ý, tôi viết thư báo tin cho ông biết tôi đã thực hiện được những điều kiện ông đưa ra. Mấy ngày sau tôi nhận được điện thoại trả lới. Ông khen tôi ngoan, học giỏi và hẹn đầu tháng Sáu sẽ ra Hà Nội đưa tôi xuống tàu, cùng đi biển.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:48:31 am »

Chuẩn bị ra khơi

Mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi đủ mọi thứ cần thiết: bốn chiếc áo phông ngắn tay và ba cái quần soóc, đặc biệt tôi còn có một chiếc áo lính thủy với những sọc xanh nằm song song trên cổ áo, một chiếc mũ lính thủy màu trắng, vành xanh, đằng sau có hai tua xanh dài hai gang tay, khi đội lên gặp gió chúng múa như được điều khiển bằng những bàn tay nghệ sĩ tài hoa. Riêng đôi giày vải thì ông tôi bắt thay bằng đôi xăng-đan nhựa, ông nói tốt nhất là đôi dép lốp cao su như của bộ đội ngày xưa, vừa gọn vừa tiện khi đi trên cát. Còn thức ăn, thuốc chữa bệnh thì không cần thiết vì trên tàu rất đầy đủ. Tôi chỉ mang theo mấy gói kẹo bạc hà, kẹo cao su và những lát mứt gừng để ngậm khi bị nôn nao. Trong ba lô tôi con có ba quyển sách: Người thắng biển của Nguyễn Bá, Biển của J.Banville, Tài nguyên và môi trường biển của Viện Hải dương học Nha Trang. Ngoài ra tôi cũng cố nhét được một quyển sổ tay khá dày với khoảng 20 bài thơ về biển của nhiều tác giả mà tôi chép rất nắn nót ở những trang đầu. Phần giấy trắng còn lại tôi dự định sẽ ghi nhật ký kiểu như "Mê Kông ký sự" mà tôi nghĩ sẽ rất hay.


Sau bữa liên hoan rất vui vẻ với vô số những búc ảnh chụp chung cả nhà, rồi chụp riêng với ông bà, ba mẹ, các cô chú, với các em Minh Hà, Bình Minh, An Phong và mấy bạn thân cùng lớp nữa, ông tôi đưa tôi xuống thành phố cảng Hải Phong, còn gọi la thành phố "Hoa phượng đỏ". Xe qua Hải Dương đang mùa vải thiều. Vải Hải Dương vỏ chín hồng, hạt bé tí, cùi rất dày và ngọt lịm được bày bán dày đặc hai bên đường đi; loại đặc sản Thanh Hà này nổi tiếng không nơi nào bì kịp. Ông mua theo mười ký để tặng các chú trên tàu. Hà Nội - Hải Phong chỉ cách nhau khoảng một trăm cây số mà tôi đã thấy đất nước ta rộng lớn, xinh đẹp, trù phú biết nhường nào. Dãy Đông Triều - Yên Tử ở phía bắc mờ tỏ trong mây, mang theo bao nhiêu huyền thoại về vua Trần Nhân Tôn, về Hưng Đạo Đại Vương, về Nguyễn Trãi, ở phía nam là đồng bằng ngút mắt, nơi năm mươi người con của bà Âu Cơ đã đến khai phá từ bốn nghìn năm trước, bây giơ đầy ắp lúa vàng. Và trong lòng đất, từ Quảng Ninh đến Thái Bình - Nam Định còn có bao nhiêu là than, là khí đốt và dầu mỏ đang chờ phát hiện, khai thác. Ông tôi cứ như một người hướng dẫn du lịch uyên thâm, mở ra trước mắt tôi bao nhiêu điều mà tôi chưa từng biết.


Tôi đến Hải Phòng vào buổi trưa giữa tiếng ve ngân vang trầm bổng từ các hàng cây xanh cổ thụ. Giống sinh vật này rất lạ, người ta bảo chúng chỉ uống nước sương mà sống. Và lạ lùng hơn nữa là chúng nhận biết giờ giấc rất chính xác dù trời nắng hay trời mưa, cứ đúng giơ là hàng nghìn con từ khắp mọi nơi cùng cất lên tiếng hát rất nhịp nhàng để rồi sau đó vài mươi phút lại đột ngột dừng, trả lại sự yên tĩnh cho không gian.


Rất nhiều khu công nghiệp và khu dân cư còn rất mới trải khắp vùng ngoại ô. Dọc sông vô số tàu thuyền neo đậu san sát như đang nghỉ ngơi sau những hành trình dài ngày trên các đồng sông và các đại dương. Qua cầu Thượng Lý, Hạ Lý chúng tôi vào trung tâm thành phố. Đường sá không rộng nhưng sạch sẽ và yên tĩnh hơn rất nhiều so với Hà Nội. Hai bên đường còn rất nhiều ngôi nhà cổ kính theo kiểu Pháp, cửa sổ vòm cong, mái ngói xám, chỉ cao vài ba tầng, xung quanh có sân rộng, đầy hoa và cỏ xanh. Cây rất nhiều, nào phượng vĩ, bằng lăng, me, bàng nhưng lại có rất ít sấu, một loại đặc sản mà các bạn gái trong lớp tôi chỉ nghe nhắc đến tên đã chảy nước bọt rồi. Một dãy dài gồm năm quảng trường và ba vườn hoa mới nằm kẹp giữa hai con đường Trần Hưng Đạo và Trần Phú chạy song song. Nghe nói nơi đây trước kia là một dòng sông đã bị lấp. Tượng bà Lê Chân rất đẹp, uy nghi giữa quảng trường lớn. Dừng chân đứng ngắm bức tượng này tự dưng tôi có cảm giác như trông thấy cờ xí, gươm giáo của cả một đoàn quân oai hùng của gần hai nghìn năm trước dưới sự chỉ huy tài giỏi của nữ tướng quê ở Hải Phòng, theo lệnh của bà Trưng kéo về giải phóng quê hương, đuổi giặc Hán tàn bạo ra khỏi mười lăm tỉnh thành và bảo vệ biên cương vùng duyên hải. Cách thành phố 20km về phía đông là thị xã Đồ Sơn sầm uất, đặc biệt vào những ngày hè.


Đây là căn cứ xuất phát của những con tàu không số lừng danh trong kháng chiến chống Mỹ, là điểm đầu của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển mà thế hệ chúng tôi còn ít biết đến. Tôi nhẩm đọc đoạn thơ của Xuân Diệu về biển, chẳng biết có phải ông viết về Đồ Sơn hay không nhưng rất hợp cảnh ở đây:

   Bờ đẹp đẽ cát vàng
   Thoai thoải hàng thông đứng
   Như lặng lẽ mơ màng
   Suốt ngàn năm bên sóng


Chúng tôi nghỉ lại Hải Phòng một hôm rồi xuống tàu ra biển. Đó là con tàu Bình Minh, chuyên nghiên cứu tài nguyên biển trong đó chủ yếu là địa vật lý, của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Nghe cụm từ "địa vật lý" lần đầu tiên tôi cũng ngỡ ngàng. Có lẽ những cái chớp mắt của tôi đã nói cho ông biết là tôi chưa hiểu nội dung của từ này. Tiến sĩ Minh và nhà toán học Kim Trung, những chuyên gia trong lĩnh vực này giúp ông giải thích cho tôi biết, địa vật lý là từ ghép của hai ngành khoa học cơ bản, ngành địa chất và vật lý, để nói lên một ngành khoa học mới, mang tính chất trung gian của hai ngành khoa học nói trên. Nó rất quan trọng đối với thế giới văn minh, vừa nghiên cứu tính chất vật lý của quả đất, vừa dùng các phương pháp vật lý để nghiên cứu cấu trúc của hành tinh mà ta đang sống. Kết quả nghiên cứu của nó giúp cho loài người sử dụng đúng những quy luật của tự nhiên, khai thác những tài nguyên, phục vụ cho đời sống mỗi ngày một ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, địa vật lý còn mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các thiên thể khác trong hệ mặt trời, trong vũ trụ, mở ra những chân trời mới trên con đường chinh phục thiên nhiên bao la, đa dạng và đầy bí ẩn.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:49:13 am »

Con tàu Bình Minh

Chuyện về con tàu Bình Minh rất dài, tôi sẽ kể dần trong quyển sách này. Nhưng tính tôi vốn hay sôt ruột, cái gì thấy mới lạ mà không nói ra ngay thì cảm thấy bứt rứt không yên nên tôi sẽ kể sơ cho các bạn nghe về chức năng của con tàu đặc biệt này.


Theo lời Tiến sĩ Minh kể thì việc nghiên cứu cấu trúc địa chất của vùng biển vịnh Bắc bộ là một bức xúc của những người đi tìm dầu ở miền Bắc ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Lúc đó ta không có phương tiện, thiếu cả máy móc. Tàu chiến Mỹ lại phong tỏa suốt ngày đêm ngoài khơi. Trên biển thì Mỹ thả ngư lôi trôi nổi theo dòng nước nên không biết tử thần đang rình rập nơi nào. Trên trời thì mỗi ngày ít nhất năm lần từng tốp máy bay Thần Sấm, Con Ma xuất phát từ các căn cứ Mỹ ở Hawaii, Philippines hoặc từ Hạm đội 7 bay vào ném bom, bắn phá các thành phố, cầu cống, đê điều, làng mạc. Trên đương bay nếu thấy các tàu thuyền của ta trên biển thì chúng chẳng ngần ngại gì mà không gieo chết chóc xuống các phương tiện bé nhỏ này. Cái chủ trương "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá" của các tướng lĩnh diều hâu Mỹ tàn bạo đến như thế nào, thế hệ chúng ta lớn lên sau chiến tranh không hình dung được hết.


Thế nhưng những nhà địa vật lý trẻ măng của chúng ta không chùn bước. Họ dùng bè mảng, thuyền con, thậm chí là lội bộ ở những vùng nước cạn để đo vẽ bản đồ trọng lực vùng nước nông suốt một dải từ Kiến An đến Nam Định để chuẩn bị cơ sở cho công tác tìm kiếm dầu khí quy mô lớn sau chiến tranh. Nếu không có niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng thì khó có thể làm được việc đó.


Tôi thắc mắc không hiểu bản đồ trọng lực là gì? Mãi sau này tôi mới hiểu một ít khái niệm này và tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau. Nói ngắn gọn, tôi hiểu là như thế này - chắc các bạn biết cả rồi, trong tự nhiên có một định luật chi phối toàn vũ trụ, đó là định luật hấp dẫn của Newton. Giữa hai vật nằm cách nhau có một lực hút lẫn nhau, bản chất lực đó như thế nào vẫn còn làm đau đầu các nhà vật lý hiện đại. Không gian mà lực hút đó tồn tại gọi là trường trọng lực. Như vậy trong lòng đất nơi nào mặt tầng đá móng rắn chắc, mật độ lớn, nhô cao hoặc võng xuống, hoặc có một vật thể với mật độ khác với xung quanh, ví dụ như một thấu kính chứa dầu khí chẳng hạn, thì nơi đó có một sức hút khác thường so với môi trường xung quanh. Nếu ta có một cái máy cực nhạy, cực tinh vi, đo được sức hút vô cùng nhỏ bé đó thì ta biết được ẩn sâu trong lòng đất có cái gì. Kỳ diệu không các bạn? Cái máy như vậy được gọi là trọng lực kế đấy, và giá trị sức hút đo được tính bằng miligal, đơn vị mang tên nhà khoa học vĩ đại Galileo người Ý mà chắc các bạn đã biết. Các giá trị này vẽ trên một mặt bằng nằm ngang gọi là bản đồ trọng lực. Trên bản đồ ấy người ta có thể đoán nhận ra cấu trúc lòng đất qua các tính toán phức tạp. Đây cũng là một dịp để ta thấy toán học có giá trị lớn lao đến như thế nào trong cuộc sống.


Sau khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc năm 1972, Liên đoàn Địa chất Dầu khí 36 (tên của tổ chức tìm dầu đầu tiên ở miền Bắc) bắt tay vào chuẩn bị để có một con tàu nghiên cứu địa vật lý biển và đến sau khi miền Nam được giải phóng thì con tàu đó ra đời. Tàu được đặt tên là Bình Minh. Bình Minh có nghĩa là thời điểm mở đầu cho một ngày đẹp trời. Bình Minh của ngành địa vật lý, của ngành dầu khí, của đất nước xinh đẹp Việt Nam. Tất nhiên con tàu lúc bấy giờ còn rất đơn giản, hoán cải từ một con tàu vận tải nhỏ, mới chỉ được trang bị một trạm máy thăm dò địa chấn biển.


Với bản tính tò mò tôi lại hỏi thăm dò địa chấn biển là gì. Các bác lại phải giải thích cho tôi hiểu những điều rất phức tạp mà có lẽ khi nào học đại học tôi mới học tới bằng thứ ngôn ngữ đơn giản nhất. Bác Quyết ném một hòn đá xuống nước và hỏi tôi có thấy gì không. Tôi nhìn kỹ và thú thật tôi chả thấy gì đặc biệt. Cái trò chơi ném đất xuống ao này tôi và các bạn tôi vẫn làm nhưng chỉ để thi xem ai ném xa hơn mà thôi. Bác lại ném một hon đá to hơn và tôi trả lời chỉ thãy những vòng tròn lan ra từ vị trí hòn đá rơi xuống nước. Một nụ cười rạng rỡ hiện ra trên khuôn mặt hiền từ, thông minh của bác kèm theo với lời khen làm tôi cũng bối rối: đúng rồi, cháu có óc quan sát đấy. Óc quan sát, phát hiện những điều khác lạ để rồi tìm cách giải thích là một tố chất vô cùng cần thiết cho một nhà khoa học. Hòn đá rơi xuống mặt nước chính là nguồn tạo ra sóng. Mặt nước phẳng lặng, yên tĩnh, dưới tác dụng của áp lực do hòn đá rơi ép vào khối nước, tạo thành những nếp gấp, gọi là sóng. Nếp gấp đó lại tạo một áp lực mới cho phần nước còn lại làm xuất hiện nếp gấp mới và sóng hình thành kiểu như vậy gọi là sóng tới, truyền đi ra khắp các hướng. Còn khi sóng gặp một vật cản thì quay trở lại, trong vật lý gọi là sóng phản xạ. Nếu ta có một thiết bị ghi lại hình dáng sóng khi xuất phát và khi trở về tại một điểm nào đó, cũng như đo chính xác thời gian sóng đi - về thì ta có thể biết được vật cản mà sóng tói đã gặp hình thù ra sao, ở cách điểm quan sát bao xa, bản chất nó là gì? Đó là nguyên lý của phương pháp thăm dò địa chấn. Bằng một thiết bị đặt trên tàu người ta tạo ra một nguồn sóng đàn hồi trong nước, sóng đó truyền vào lòng đất và mỗi lần gặp một giới hạn phân chia các tầng đất khác nhau lại lần luợt quay về, kể cho các nhà địa vật lý nó đã gặp những gì: sét, cát, đá vôi, đá núi lửa hay các nơi tầng đất bình thường bị đứt đoạn do những trận động đất xa xưa, cách bây giờ hàng nhiều triệu năm, v.v... Với các trạm máy tính cực kỳ tinh vi, các nhà địa vật lý tính toán, phân tích, cho ra những bức ảnh chụp lòng đất với mọi chi tiết, dựng lại lịch sử hình thành, biến động của các lớp đất, xác định các môi trường mà các lớp đất đã hình thành. Từ đó họ chỉ ra nơi nào có dầu, có khí, có nước ngầm, có than đá, có nguồn nhiệt lớn để đặt các giếng khoan khai thác chúng. Thật là tuyệt diệu! Các nhà địa vật lý đóng vai trò của những người lính trinh sát, những nhà tình báo tài ba, có những kiến thức toán, lý, địa chất, địa lý rất rộng và những tiến bộ khoa học công nghệ, những thiết bị hiện đại khuếch đại trí thông minh của con người lên rất nhiều lần. Cuối cùng sức lao động sáng tạo của họ cùng với của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác mang lại của cải, tiền bạc cũng như những kiến thức mới cho cộng đồng, cho nhân loại.


Con tàu Bình Minh đã xông xáo, hoạt động ngày đêm trên các vùng biển từ Bắc chí Nam trong những năm sau ngày thống nhất đất nước, giúp cho nhà nước có những thông tin ban đầu để đặt nền móng xây dựng ngành công nghiệp dầu khí nước ta phát triển như ngày nay. Theo quy luật tự nhiên, cái gì cũng sinh ra, lớn lên, trưởng thành, chuyển qua giai đoạn già nua rồi chết. Con tàu Bình Minh mà các nhà địa vật lý dầu khí rất tự hào cũng không thoát khỏi định mệnh đó. Với những khó khăn khách quan trong thời kỳ đó, vì không được đầu tư tiếp nên tàu Bình Minh bị loại, nó không còn tiếp tục làm chức năng ban đầu của nó nữa. Mãi đến nay, sau khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia ra đời, một con tàu Bình Minh mới lại có dịp hồi sinh, to lớn hơn, hiện đại hơn, có thể gọi là con tàu nghiên cứu biển toàn diện vì làm những nhiệm vụ nghiên cứu biển đa dạng, rộng hơn là chỉ tìm dầu khí. Lần này tôi được đi với những chuyên gia về biển nổi tiếng của đất nước trên biển Đông. Tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe trong các chương sau.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:30:07 am »

Trên vịnh Hạ Long

Sáng ngày 1 tháng 6, tất cả 26 người bao gồm chỉ huy, các kỹ sư chuyên ngành hàng hải, các thủy thủ, các kỹ sư địa chất - địa vật lý, các nhà khoa học về biển và... tôi dậy rất sớm, ăn mặc tươm tất, mỗi người vào vị trí của mình. Tôi đứng cạnh ông tôi, dải mũ hải quân tung bay trong gió, trang nghiêm như trước giờ ra trận. Mặt trời đỏ hồng, có cảm giác to hơn bình thường, đường bệ từ từ bước ra khỏi các dải mây trắng mỏng, giống như một tấm riđô ai thả chấm trên mặt nước. Sương khói hai bờ sông Cấm loãng dần ra trước những tia nắng ban mai. Còi kéo một hồi dài, chào từ biệt thành phố Cảng.


Tàu nhổ neo, cửa sông mỗi lúc một rộng dần ra, nước trở thành mênh mông. Những con sóng nhỏ, lấp lánh trên mặt sông giống như những mảnh gương mỗi lúc một nhiều. Đứng trên boong tàu có thể nhìn thấy dãy núi đá vôi Tràng Kênh ở phía tây bắc, thấp dần xuống sau những rặng cây và các nhánh sông Bạch Đằng lịch sử chở nặng phù sa tuôn ra biển.


Sông Bạch Đằng ngày xưa còn có tên dân dã là sông Rừng vì đôi bờ cây cối um tùm. Ngày nay cảnh ấy không còn nữa nhưng vẫn còn lưu dấu địa danh Phà Rừng. Xa hơn chút nữa là bãi cọc Thủy Nguyên - Yên Hưng nổi tiếng với các trận đánh của Ngô Quyền, Lê Hoàn và nhất là của Trần Hưng Đạo. Chuyện xưa kể rằng vào năm 1288 chín mươi vạn quân Nguyên kéo sang xâm lược nước ta lần thứ ba bị quân dân nhà Trần đánh cho thua liểng xiểng. Để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn, Trấn Nam Vương Thoát Hoan - con trai của Hốt Tất Liệt - chia quân rút về nước. Cánh quân thủy do Ô Mã Nhi, một danh tướng khét tiếng chỉ huy rút theo đường biển, qua sông Bạch Đằng. Các đội quân của các tướng Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quỗc Bảo, Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão... dưới quyền chỉ huy của Hưng Đạo Vưong Trần Quôc Tuấn quần đánh suốt ba ngày đêm từ Vạn Kiếp đến Tràng Kênh đã làm cho tên danh tướng Mông Cổ bách chiến bách thắng trên khắp các chiến trương Âu-Á rụng rời khiếp sợ. Ngày thứ tư đội quân Nguyên còn đông đến hơn một vạn tên đã có cơ may thoát thân khi chỉ còn cách biển một chặng đường ngắn nữa thì nước triều rút, mới đầu chậm, sau nhanh dần giúp cho đoàn chiến thuyền lao xuôi dòng nhanh như tên bắn. Bỗng nhiên từ phía Đà Bạch xuất hiện hàng trăm bè cỏ khô bốc lửa ngùn ngụt lao tới. Tiếp theo sau là một đoàn thuyền chiến nhỏ nhẹ hùng dũng cùng một rừng cờ đỏ rực rỡ, chữ TRẦN vàng tươi nổi bật ở giữa, phần phật tung bay giữa tiếng reo "sát thát" (nghĩa là giết giặc Nguyên) vang dậy. Những quân lệnh của tướng Nguyên rít lên thúc quân lính chèo thuyền tăng tốc. Bỗng tiếng va đập ầm ầm, chát chúa cùng với tiếng thét hoảng loạn vang lên khắp cả dòng sông. Đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi bị đâm vào những hàng cọc gỗ lim nhọn hoắt, dày đặc của quân ta được cắm bí mật từ những ngày trước đó. Thuyền địch lật ngang, lộn ngửa, đè lên nhau, cái vỡ, cái chìm, quân tướng rơi xuống nước, cờ trôi, giáo gãy. Các thuyền nhẹ của quân Trần lao tới dùng câu liêm móc kéo từng tên lên. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp mặt mày xám ngoét, bụng uống đầy nước, bộ áo giáp trên người một thời làm cho mọi người khiếp sợ bây giơ rách mướp, tả tơi. Chúng quỳ lạy dưới chân những quân sĩ Việt xin tha tội chết. Cái uy phong ngang ngược ngày trước sụp đổ tan tành, trôi ra biển cả.


Trong nắng sớm ông Doanh sảng khoái ngâm nga bài phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu viết cách đây đã 700 năm mà tôi chưa được học ở trường:

   Đây chiến địa buổi Trùng Hưng vua Trần bắt Ô Mã
   Cùng là bãi đất xưa thuở trước Ngô Chúa phá Hoàng Thao
   Đương khi
   Muôn đội thuyền bay, hai quân giáo chỉ
   Gươm tuốt sáng lòe, cờ bay đỏ khé
   Tướng Bắc, quân Nam hai bên đối lũy
   Đã nổi gió mà bay mây
   Lại kinh thiên mà động địa
   Kìa Tất Liệt thể cường, Lưu Cung chước quỷ
   Nó bảo rằng phen này một trận gieo roi
   Quét sạch Nam Bang bốn cõi
   Thế nhưng trời cũng chiều người
   Hưng đồ hết lối...
   Đến nay nước sông chảy hoài
   Mà nhục quân thù không rửa nổi...


Trên mặt sông những cành cây khô bị nước cuốn trôi, lúc chìm xuống, lúc trồi lên giống như những bàn tay chới với của quân tướng giặc bị đẩy ra biển Đông, nhấn chìm những tham vọng lập lại nền đô hộ kéo dài cả nghìn năm khi nước Việt con mới sơ khai, non yếu.


Khi tôi kể những cảm giác này cho ông tôi nghe, ông mỉm cười rồi nói thêm, tham vọng bành trướng đại Hán tuy nhiều phen bị nhân dân ta đánh bại nhưng vẫn âm ỉ, nối đời truyền kiếp qua các thế hệ vua chúa "thiên triều". Mỗi khi có dịp, nó lại trỗi dậy, cho nên tổ tiên ta không ảo tưởng một cách ngây thơ và nhất là không bạc nhược trước những lời đe dọa.


Tàu hướng mũi về phía đông bắc, đi vào vịnh Hạ Long, một kỳ quan vĩ đại của thiên nhiên với gần hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Nói chung các đảo ở đây thành phần chủ yếu là đá vôi, hình thành cách đây khoảng 500 triệu năm vào đại cổ sinh với rất nhiều hang động chứa đầy thạch nhũ, đa dạng về hình dáng, kích thước, màu sắc. Có thể nói đây là nơi hội tụ các thiên cung trên vịnh Bắc bộ. Chẳng thế mà vịnh Hạ Long đã được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc) công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, và đang được nhiều người vận động bình chọn vào danh sách các kỳ quan tự nhiên của nhân loại.


Trong vịnh Hạ Long con có một số đảo cấu thành từ đất đá lục nguyên, rất thuận lợi cho rừng cùng các loại chim thú phát triển. Các đảo ở đây, mỗi đảo một hình thù khác lạ. Có lúc đảo sóng đôi, sừng sững hai bên làm ta đi giữa biển mà cứ tưởng như đi trên một dòng sông hiền hoa, yên tĩnh. Có lúc đường lên phía trước như bị chặn lại bởi một dãy núi đá vôi màu xám, vững chãi như một tường thành cao vút, nhưng đến gần, một ngách biển lại hiện ra cứ như đi trong trận đồ bát quái. Chỉ những người rất am hiểu vùng này mới có thể lái tàu đi yên ổn. Chẳng trách mà đoàn tàu của tướng giặc Trương Văn Hổ chở ba chục vạn hộc lương tiếp tế cho quân Nguyên bị Trần Khánh Dư bất ngờ xông ra từ những lối đi ngoắt ngoéo đánh chìm chỉ trong một trận giao chiến, tướng chỉ huy chỉ còn kịp nhảy xuống thuyền nhỏ chạy thoát thân. Và trong thế kỷ mười chín, con tàu du lịch rất quý phái mang tên Émeraude (ngọc lục bảo) của hai anh em người Pháp Roques, cũng vỡ tan vì bị va vào đá ngầm gần vùng đảo Titov.


Giữa sóng nước và bát ngát mây trời con tàu Bình Minh len lỏi đi trong vô vàn đảo lớn nhỏ, có tên và không tên. Bác Tích, kỹ sư địa chất, chỉ cho tôi xem những vết hằn nằm ngang ở các độ cao khác nhau cứa sâu vào thân đá thẳng băng một cách kỳ lạ như có bàn tay người đục đẽo. Đó là những vết tích của những lần mực nước biển dâng cao, hạ thấp trong các kỷ địa chất. Hiện tượng này tôi cũng có dịp thấy ở Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị và ở cụm núi huyền thoại Ngũ Hành Sơn, phía nam Đà Nẵng, quê ngoại của tôi. Hóa ra những nhà địa chất có thể đọc rõ ràng những trang sử xa xôi trong quá khứ của hành tinh chúng ta đang sống, còn tôi chỉ thấy đẹp mà chẳng hiểu gì.


Dọc bờ biển vùng Đông Bắc, trước thế kỷ 11, trên con đường tơ lụa cổ thế giới, thương cảng Vân Đồn đã xuất hiện như một dấu son chói lọi ở biển Đông. Năm 1149 đời vua Lý Anh Tôn, thương cảng này được chính thức thành lập như một đơn vị hành chính để đón nhận thuyền buôn và cho phép thương nhân các nước Champa, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc cư trú dài hạn để mua bán sản vật Đại Việt. Vân Đồn xưa trải suốt chiều dài hàng chục kilômét từ đảo Quan Lan đến đảo Ngọc Vừng. Ngoài bến cảng Vân Đồn, Vạn Ninh, phía trong cửa Lục cũng đã phát hiện di chỉ một bến ngoại thương cổ, và bến này thịnh vượng suốt nhiều trăm năm qua các thời Lý-Trần-Lê. Nay trên các địa điểm Cái Làng, Cống Cái, Cống Yên, Cống Đông còn tìm thấy gốm sứ của nhiều nước, nhiều triều đại. Các nhà khảo cổ học cũng tìm được cả những đồng tiền Tây Ban Nha đúc năm 1762 chứng tỏ nó đã đi qua nhiều cửa khẩu trước khi đến Vân Đồn.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:30:56 am »

Từ điểm địa đầu biên giới giáp với tỉnh Quảng Đông Trung Quốc đến Hải Phòng còn có một số hải cảng khác nổi tiếng từ xa xưa đến ngày nay như Móng Cái, Cửa Ông, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng. Tàu thuyền đậu san sát, hoạt động nhộn nhịp quanh năm. Tàu chở nông sản, lâm sản, khoáng sản, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp của các tỉnh miền Bắc nước ta xuất đi các nước, tàu ngoại quốc chở hàng nhập khẩu vào Việt Nam, tàu vào ăn than, tàu du lịch và tàu vào nghỉ tạm để duy tu, bảo duỡng, đủ loại, đủ kích cỡ. Trên cột cao ở mũi tàu và ở giữa thân tàu, cờ đỏ sao vàng tung bay rực rỡ giữa hàng trăm lá cờ của các nước khác cùng vô số những lá cờ đủ hình dáng của riêng từng tàu một, tạo ra một không khí như lễ hội suốt những quãng dài xung quanh cầu cảng. Những đoàn xe tải dài ngoẵng chở đầy ắp hàng, những cần cẩu vươn cánh tay dài cần mẫn suốt ngày đêm nâng những container cồng kềnh. Bất cứ ai đến đây cũng có thể tận mắt thấy tổ quốc ta từ trong đổ nát của chiến tranh đã vươn vai đứng dậy với khí thế Phù Đổng như thế nào. Và sát trên bờ vịnh là các mỏ than đá antraxit chất lượng thuộc loại hàng đầu thế giới trải dài từ Yên Tử, Đông Triều đến Quảng Ninh, đã khai thác hàng trăm năm nhưng vẫn con trữ lượng đến hàng tỷ tấn. Đó là một nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời chờ đợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa trong tương lai. Hiện nay Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khai thác mỗi năm khoảng 30 triệu tấn, xuất khẩu 20 triệu tấn. Ai biết được các tầng than ấy còn kéo dài xuống phần đất dưới biển bao nhiêu nữa. Một câu hỏi để dành cho các nhà địa chất thuộc các thế hệ tiếp theo tìm lời đáp.


Dân cư trên quần đảo Hạ Long không đông lắm, sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản, một số làm nông nghiệp hoặc dịch vụ du lịch. Trên đường tàu Bình Minh đi qua thỉnh thoảng tôi lại gặp một vài làng nổi tập trung vài chục gia đình, sống trên các thuyền lớn hoặc bề nuôi trai, nuôi cá. Những chú chó xinh xắn cùng với các chú lợn con chạy đi chạy lại nhanh nhẹn trên những chiếc cầu phao, thỉnh thoảng dừng lại nghếch đầu nhìn chúng tôi một cách tò mò rồi tăng tốc phóng nhanh trốn vào các chỗ kín đáo như để tránh mối đe dọa hiểm nguy. Trên bề có những căn lều nhỏ, gió lộng bốn phương, tiếng võng kẽo kẹt cùng tiếng ru vọng lại đưa các em bé bụ bẫm đi vào những giấc mơ thiên thần. Đôi lúc cũng gặp vài chiếc thuyền chở đầy các em bé quàng khăn đỏ, vai mang cặp sách, tóc đỏ quạch, da sạm nắng gió đi học ở các trường trên đất liền về. Có thấy hết điều kiện ăn ở, đi lại trên biển khó khăn như thế nào mới hiểu được tinh thần hiếu học của các bạn ấy đáng khâm phục đến đâu. Thế mà nhiều bạn trong chúng ta sống trong những điều kiện sung sướng hơn rất nhiều lại lười học là điều chúng ta phải suy nghĩ.


Đến vịnh Hạ Long mà không đi khám phá các hang động thì thật là một thiệt thòi không gì bù đắp nổi. Nào hang Đầu Gỗ, Thiên Cung, Trinh Nữ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, v.v... và nhiều hang động chưa có tên, chưa được khai thác cho du lịch.


Hang Đầu Gỗ nổi tiếng vì lòng hang rộng rãi và có nhiều ngăn giống như địa đạo nhân dân ta đào trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Ở đó khi mới phát hiện người ta còn tìm thấy những khúc gỗ lim ngắn, không biết chắc chắn là từ thời Ngô Quyền hay từ thơi Trần. Đó là những vết tích của những cọc gỗ nổi tiếng được sản xuất ở đây để cắm trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt các đoàn thuyền chiến hùng mạnh của kẻ thù. Tên của hang được lưu truyền một cách trân trọng trong nhân dân quanh vùng qua nhiều thế kỷ.


Còn hang Thiên Cung thì đẹp mê hồn. Muốn vào hang phải leo lên một cái dốc nhỏ, hai bên cây cối xanh rì. Hàng đàn bướm sặc sỡ bay lượn như các tiên nữ đang múa để đón chào du khách. Bám theo chiếc cầu hẹp bắc trên các chỏm đá nhọn, uốn lượn quanh co ta mới vào được cửa hang, cảm giác đầu tiên là lạc vào một thế giới thần bí, không khí rất mát mẻ và trước mắt bày ra một cung điện nguy nga, sắc màu rực rỡ. Vòm động cao, hình ô van với vô số gợn sóng, tạo ra những bức tranh tự nhiên như được những bàn tay của các họa sĩ thiên tài sáng tác từ thuở hồng hoang. Trong hang bao nhiêu là thạch nhũ kích thước khác nhau, hình thù đa dạng. Nơi thì như chúa sơn lâm đang ưỡn ngực nhìn ra xa xăm để đe dọa tà ma, quỷ quái, giữ yên cho thế giới nhà trời. Nơi thì như đàn ngựa đang tung vó giữa không gian. Nơi khác lại giống như những chiếc bàn bày đầy hoa quả cùng với vô số các món ăn cao lương mỹ vị để người nhà trời về dự hội quần tiên. Màu sắc trong hang biến hóa theo thời gian và theo góc nhìn nên ta có thể tha hồ tưởng tượng ra những hình tượng, những cảnh trí lãng mạn nhất tùy theo ý thích. Cái đẹp ở đây là tất cả đều rất nguyên sơ, không có bàn tay của con nguời tác động. Một ngày nào đó tất cả các hang động được phát hiện, liên kết nhau thành một tour du lịch liên hoàn thì ai đến đây cũng biến thành Từ Thức lạc vào một thế giới thần tiên.


Giá trị hang động không phải chỉ có du lịch mà còn là một đối tượng nghiên cứu của khoa học đa ngành, từ lịch sử địa chất đến quá trình thay đổi khí hậu, lịch sử phát triển các quần cư thuộc bộ tộc Việt thời tiền sử cũng như môi trường sống, sự tiến hóa của các sinh vật từ dạng thô sơ đến phức tạp trong điều kiện hang động và biển cả.


Chỉ riêng những kết quả khảo cổ học mà chú Khoa kể cho tôi nghe cũng đã đưa lại cho tôi bao nhiêu điều mới lạ. Từ 25 nghìn năm trước đến thời Hùng Vương, ở khu vực này đã có ba nền văn hóa tiếp nối nhau: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long.


Năm 1937 một công nhân đào cát tình cở phát hiện một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng, gây xôn xao giới khảo cổ học Pháp lúc bấy giờ. Hiện vật này cùng với các hiện vật khác được phát hiện tiếp theo trên một địa bàn khá rộng cho thấy những người tiền sử sống ở đây đã sáng tạo ra hoặc đã nhận chuyển giao công nghệ về kỹ thuật chế tác công cụ đá mài, chế tạo đồ gốm, và nền văn hóa cổ đại này được đặt tên là nền văn hóa Soi Nhụ.


Sau đó nước biển dâng lên, cư dân ở đây phải dời chỗ ở đến những nơi cao hơn, sáng tạo ra một nền văn hóa mới gọi là nền văn hóa Cái Bèo. Trong tầng văn hóa rất dày này người ta tìm thấy nhiều đồ gốm, công cụ lao động, mộ táng... chứng minh cuộc sống kéo dài rất lâu. Cư dân làm nghề khai thác biển còn để lại nhiều vết tích như các loài cá, hải sản, trong đó có cá lớn nặng hàng trăm kilôgam, sống ở biển sâu xa bờ, chứng tỏ họ đã biết chế tạo các thuyền bè lớn.


Nền văn hóa thuộc hậu kỳ đồ đá mới tiếp nối theo sau gọi là nền văn hóa Hạ Long với những hiện vật tìm thấy hết sức phong phú, xác nhận đã có sự giao thoa giữa nền văn hóa bản địa với các nền văn hóa khác trong khu vực.


Sang thời Trung Đại, vùng Hạ Long đã chứng kiến sự buôn bán, giao lưu rất nhộn nhịp giữa Đại Việt và thế giới bên ngoài. Bao nhiêu là bí mật của lịch sử đang nằm trong các tầng đất của các đảo hay đang chìm dưới làn nước xanh thẳm kia để chờ thế hệ chúng tôi vén bức màn thời gian đưa ra ánh sáng. Tôi tin rằng trong một tương lai không xa nước ta sẽ có một viện nghiên cứu Hạ Long đặt trên một đảo nào đó mà mọi người cho là đẹp nhất để khám phá những bí mật của vùng Đông Bắc, đưa nó lên thành một kỳ quan không thể tranh cãi của thế giới, một kho của quý, một niềm tự hào của cả dân tộc ta. Các bác lớn tuổi trên tàu con ước mơ xây dựng các tượng đài, đền miếu, nhà nghỉ trên các đỉnh núi cao để bạn bè từ phương xa đến hay người đi xa về được chiêm ngưỡng lịch sử, văn hóa hào hùng của Việt Nam, được tận hưởng hạnh phúc mà thiên nhiên ban tặng khi phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh Hạ Long.


Rất tiếc tàu Bình Minh đi làm việc chứ không phải đi du lịch nên chúng tôi không có điều kiện để tìm hiểu nhiều hơn về vùng biển đầy kỳ thú này. Rời nơi đây tôi vẫn tiếc vì chưa được ngắm các chú khỉ tinh khôn đu mình trên các cành cây la đà trên mặt nước, các đàn công và vô số các loài chim bay lượn như những chiếc diều biếc trên bầu trời bao la, những chú rắn biển mà người ta đồn dài hàng chục mét; và được nếm những món ăn đặc sản ở các khách sạn nổi mà chỉ nghe cái tên không thôi cũng đã có sức quyến rũ lạ thường. Cái kỳ vĩ, diễm lệ, đặc sắc về phong cảnh, về đa dạng sinh học, về văn hóa của vùng này chắc chắn phải viết thành những tập sách dày mới đủ. Nếu có điều kiện tôi sẽ trở lại chủ đề này để kể cho các bạn nghe sau.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:32:12 am »

Đêm trên đảo Bạch Long Vĩ

Tối ngày 1 tháng 6 tàu Bình Minh ra khỏi khu vực các đảo đá vôi. Giờ này các em Bình Minh, An Phong chắc là đang được chị Minh Hà chia kẹo và dẫn đi xem xiếc. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày tết thiếu nhi, tôi và Minh Hà, đôi lúc có cả anh Thức nữa, dẫn các em đi chơi, vui không thể tả. Năm nay tôi đi xa, nhớ chúng nó lắm.


Trước mặt, biển mênh mông. Theo âm lịch hôm nay mới là ngày đầu tháng nên sẽ không có trăng. Khi mặt trời lặn hẳn, các dãy đảo sau lưng chuyển từ màu tím sẫm sang đen kịt rồi hòa lẫn vào màn đêm. Trên nền trời, vài ngôi sao ngập ngừng xuất hiện, lúc đầu mờ nhạt, yếu ớt, sau đó sáng dần lên và bắt đầu nhấp nháy như phát đi tín hiệu gọi bạn thiên cung. Đáp lại, hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao khác lần lượt hiện ra, cái gần, cái xa, cái mờ, cái tỏ, làm cho bầu trời mỗi lúc một cao hơn, lung linh trong hằng hà sa số những chấm sáng. Đêm ở biển huyền ảo lạ lùng. Lâu nay sống ở thành phố tôi chẳng bao giờ nhìn thấy.


Trên mặt biển cũng dần dần hiện lên những chấm sáng nhỏ xíu, kết lại thành những đám nhỏ. Đó là những thuyền câu của ngư dân Quảng Ninh. Đứng trên boong tàu chúng tôi cũng thấy những chấm sáng như lân tinh di chuyển gần mặt nước xung quanh con tàu. Các chú thủy thủ bảo rằng đó là những đàn mực ống đang đi tìm mồi. Mực có hai loại chính là mực ống và mực nang, sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao và là loài nhạy cảm với điều kiện biến đổi thủy văn, thời tiết, ánh sáng. Chúng di chuyển theo ngày đêm, theo mùa, vì vậy các vùng có mực tập trung mật độ cao thường thay đổi liên tục. Mực bơi lùi, khi di chuyển với tốc độ cao có hình dạng như một mũi tên, mỗi giây có thể tiến về phía trước 15m (54km/h). Chúng vận động theo nguyên tắc phản lực. Trước tiên chúng hút nước vào cơ thể thông qua một lỗ nhỏ ở phía đuôi, sau đó co bụng, nước phun ra rất mạnh và sinh ra lực đẩy cần thiết. Mực ưa sống ở lớp nước có độ sâu cỡ 20 - 25m. Vào mùa xuân ở phần biển phía Bắc và vào mùa khô ở vùng biển phía Nam mực thường di chuyển vào vùng nước nông gần bờ để sinh sản. Mực ống ban ngày ở dưới sâu, ban đêm di chuyển lên tầng nước trên mặt vì lúc đó nhiệt độ ở đây giảm, thích hợp với cơ thể của chúng, và độ sáng của tầng nước trên mặt cũng cao hơn tầng nước sâu. Lợi dụng tập tính mực thích ánh sáng nên ngư dân dùng đèn để thu hút chúng tập trung lại. Và con tàu của chúng tôi cũng là một nguồn sáng đến chiêm ngưỡng thu hút chúng tới như thế. Chỉ cần thả một giây câu trong vài phút, gắn vào lưỡi câu một miếng bánh mì nhỏ là có thể kéo lên được một chú mực nặng đến nửa cân, tươi rói. Một thuyền câu mực mỗi đêm có thể bắt được vài chục cân bằng những dụng cụ thô sơ, giản đơn, có lẽ đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước. Mục khô mà nướng lên, chấm với tương ớt thì tuyệt trần. Trên tàu thiếu nhiều điều kiện nên mực tươi thường được hấp, chấm nước mắm gừng, thịt ngọt lịm. Tôi cũng được biết thêm là tổng sản lượng khai thác mực hàng năm của nước ta hiện nay đạt khoảng 50.000 tấn, một phần cung cấp cho thị trường nội địa, phần còn lại xuất khẩu, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ không nhỏ.


Biển Bắc bộ cũng như biển Đông của ta là vương quốc của các loài hải sản có giá trị cao. Dưới đáy cát, bùn có các loại nhuyễn thể mà nổi tiếng nhất là các loài sò, nghêu, ốc. Tôi thích nhất là sò huyết, khi nướng lên thì một dòng nước đỏ trào ra thơm phức. Thịt sò chấm với nước mắm pha chanh ớt, gừng, tỏi kèm với một ít rau thơm thì ngon không gì bằng, ở Hạ Long còn có một loài trai ngậm ngọc, hạt ngọc tự nhiên tròn trịa, màu trắng bạc, không tì vết. Ngày nay đã có những nơi nuôi trai lấy ngọc với những kỹ thuật rất điêu luyện, tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu độc đáo mang thương hiệu Hạ Long. Các bà, các cô ở Việt Nam và trên thế giới khi có những chuỗi hạt trai này điểm trang trên vòng cổ thì tính đài các và vẻ đẹp của họ được tôn cao lên đến mức kiêu sa.


Tiếp theo sò là tôm với hàng trăm loài khác nhau, trữ lượng hàng trăm nghìn tấn. Có loài bé tí, thân chỉ bằng hạt vừng nhưng bụng đã chứa đầy trứng, sống thành đàn dày đặc, thường được gọi là moi. Dân chài dùng lưới dày vớt lên, phơi khô, bán khắp chợ cùng quê. Có loài to, sống cá thể như tôm hùm, nặng đến vài ba cân, màu sắc sặc sỡ, thịt ăn bổ dưỡng còn vỏ thì dùng làm mẫu vật trang trí trong các phòng khách sang trọng của các khách sạn, biệt thự ở các thành phố biển, ở Hòn Gai tôi đã có lần ngẩn ngơ trước những chú tôm võ sĩ đôm vàng chanh pha trắng đục, với những chiếc càng dài oai vệ được thiên nhiên trang bị để vừa bắt mồi dễ dàng vừa để chống lại các cuộc tấn công của các con vật khác. Còn xã hội loài cua cũng đa dạng không kém họ hàng nhà tôm. Qua những bàn tay chế biến tài hoa của các bà mẹ Việt Nam, nem cua trở thành một món ăn đặc sản, đựng trong mai cua luộc chín vàng ươm, làm cho mâm cơm trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.


Về cá tôi sẽ nói đến sau. Dọc biển Đông có nhiều nơi nguồn cá còn phong phú hơn. Nhưng ở đây tôi muốn kể cho bạn nghe về một loài cá đặc sản của Hạ Long, đó là cá chình. Nó to, dài như con rắn biển, uốn mình luồn lách qua những hốc đá xung quanh các đảo. Cá này cũng có một cơ chế phát điện rất mạnh, đủ sức làm tê liệt con mồi, kể cả con người khi lặn. Đổi lại sự khủng khiếp này là thịt rất rắn chắc, thơm, không chứa xương dăm nên rất được ưa chuộng. Tôi được nếm nó trong món lẩu cá trên tàu trưa nay với một dư vị không bao giờ quên.


Tàu Bình Minh hướng về phía đông - đông bắc với đích là đảo Bạch Long Vĩ. Tối hôm nay tôi ngủ trên tàu. Căn phong nhỏ chỉ vừa đủ cho một chiếc giường cá nhân. Mùi vị của biển và hiện trạng gần như thiếu không khí làm cho tôi thấy khó chịu, phải khá lâu tôi mới quen dần. Tàu chạy, sóng lắc lư đưa tôi vào những giấc mơ chập chờn của người thủy thủ.


Sáng hôm sau một số cán bộ kỹ thuật lên đảo và tôi được lên theo. Bạch Long Vĩ nằm cách Hải Phòng 136km, từ hàng chục thế kỷ trước đây đã là cửa ngõ giao lưu giữa Đại Việt và các nước khác. Trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bạch Long Vĩ do Trung Quốc quản lý. Sau khi quân Pháp rút khỏi miền Bắc năm 1954, thủ tướng Chu Ân Lai thay mặt chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trao trả lại cho Việt Nam. Vì vậy Bạch Long Vĩ được nhân dân ta coi là một biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Trung trong sáng, của tinh thần quốc tế chân chính. Nếu các chính quyền Trung Quốc luôn luôn tôn trọng tiền lệ Bạch Long Vĩ thì biển Đông đã thật sự trở thành một khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác.


Cư dân trên đảo chủ yếu là bộ đội và các gia đình ngư dân. Cách đây gần bốn mươi năm, các khẩu súng máy, súng trường lạc hậu nằm trong tay những chiến sĩ anh hùng của chúng ta lần đầu tiên đã gây kinh hoàng cho các phi công sừng sỏ của Không lực Hoa Kỳ trên đường bay vào đánh phá Hòn Gai, Cửa Ông, Hải Phòng mà chúng cứ nghĩ là đang làm một cuộc dạo chơi trên vịnh Hạ Long. Ngày nay Bạch Long Vĩ đang trên đường trở thành một hòn ngọc của tổ quốc nằm xa nhất về phía đông trong vịnh Bắc bộ. Diện tích đảo chỉ khoảng ba cây số vuông và độ cao tuyệt đối của nóc đảo là 62m so với mặt biển. Nếu sau này ta xây dựng các công trình nổi nữa trên phần đất chìm vài mét nước xung quanh đảo thì đảo sẽ có tầm vóc của một thành phố tiền tiêu đủ để nền kinh tế biển phát triển và là một địa điểm du lịch lý tuởng. Tôi sẽ nói ý nghĩ này cho ông Lịch, một chuyên gia trong ngành du lịch, chắc là sẽ được đồng tình. Biết đâu chú Việt sẽ là chủ của dự án đó.


Chúng tôi đi thăm đảo và lần đầu tiên tôi nghe các chú tranh luận với nhau về tuổi của các lớp đá lộ ra trên mặt đất. Đá mà lại có tuổi sao? Các nhà khoa học thật là kỳ cục. Ông Bạt nói rằng đá cũng được sinh ra, trưởng thành và trở thành tro bụi trước sự tàn phá của gió mưa và nhiều tác nhân tự nhiên khác. Quá trình đó được gọi là phong hóa. Sự tồn tại của đá cũng có điểm khởi đầu và điểm kết thúc với nhiều số phận khác nhau. Nếu ta xác định được thời điểm ra đời của một tầng đá tức là ta xác định được tuổi của nó. Có thể đưa mẫu đá về phòng thí nghiệm, dùng phương pháp phóng xạ để xác định tuổi thì ta có tuổi tuyệt đối. Nếu không thì ta tìm các hóa thạch, tức là những sinh vật chết, những bào tử phấn hoa đã hóa đá, nằm trong lớp đá mà ta nghiên cứu, căn cứ theo lịch sử tiến hóa của các loài cũng có thể xác định được tuổi của lớp đá đó. Nếu không thể làm được điều vừa nói trên thì ta so sánh lớp đá đang nghiên cứu với các lớp đá trong khu vực gần kề mà ta đã xác định được tuổi trước đó để đoán định tuổi.


Xác định tuổi của đá chẳng phải để thỏa chí tò mò, bàn tán cho vui khi rảnh rỗi mà là để xây dựng lại lịch sử địa chất của một vùng đất, từ đó tìm ra lời đáp cho câu hỏi trong vùng đó, trong tầng đất đá đó có khả năng chứa tài nguyên gì, giá trị kinh tế của nó là bao nhiêu. Tôi thật sự ngạc nhiên khi nghe bác Đình nói rằng đá trầm tích cấu thành đảo Bạch Long Vĩ có tuổi Đệ tam, tức là hình thành cách đây khoảng sáu chục triệu năm về trước. Hệ tầng nằm dưới được ra đời trong điều kiện hồ - đầm lầy - vũng vịnh chứa nhiều vật chất hữu cơ có khả năng sinh ra dầu mỏ. Hệ tầng nằm trên lại chứa các đá sinh ra trong vùng ven biển, cũng chứa nhiều vật chất hữu cơ nhưng là loại có nhiều khả năng sinh ra khí đốt. Như vậy có thể rút ra kết luận dưới lòng đất vịnh Bắc bộ chắc chắn là có dầu khí và phải quyết tâm tìm ra bằng được. Bạn có thể nghĩ rằng những kết luận như vậy sẽ mở ra con đường để thu về hàng tỷ đôla cho đất nước chúng ta không? Giá trị lao động trí óc to lớn là như vậy, cho nên chúng ta phải cố gắng học tập thật chu đáo để thu nhận càng nhiều kiến thức càng tốt và càng phải biết coi trọng những người làm công tác khoa học mặc dù họ chẳng có chức tước gì trong xã hội.


Ngồi trên một phiến đá rộng, trải dài đến tận mép nước, các chú giở bản đồ, chấm một điểm đỏ sau khi xác định tọa độ chính xác qua vệ tinh vị trí của điểm này rồi tỏa ra đi nghiên cứu toàn bộ khu đảo.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:33:06 am »

Cửa vịnh Bắc bộ và các chuyện kể về Hoàng Sa

Sáng ngày 2 tháng 6 tàu nhổ neo rất sớm. Bản tin khí tượng thông báo biển yên, gió nhẹ, tầm nhìn xa trên 10km. Giàn súng hơi được thả xuống nước. Mạng máy thu sóng gồm rất nhiều ống dây trong đó gắn các thủy chấn ký nhỏ nhắn, sơn màu vàng nhạt, kéo theo đuôi tàu khoảng 50m. Những luồng khí nén áp lực rất cao được súng hơi bắn vào nước biển, tạo ra những xung sóng địa chấn, truyền vào lòng đất. Các thủy chấn ký biến đổi cơ năng của sóng phản xạ quay về từ các mặt tầng đất dưới sâu thành điện năng, và chuyển các tín hiệu thu được này về trạm máy ghi địa chấn đặt ở trên tàu. Tổ định vị đã liên hệ kết nối tốt với các vệ tinh, xác định chính xác vị trí tọa độ của nguồn phát sóng và của các máy thu sóng tại bất kỳ thời điểm nào. Hệ thống định vị toàn cầu này gọi là GPS, gồm 24 vệ tinh nhân tạo, bay tít trên tầng cao của khí quyển cách mặt đất 110.000 dặm. Các thiết bị được gắn trên vệ tinh như đồng hồ nguyên tử, máy tính, máy thu, máy phát tín hiệu làm việc liên tục suốt ngày đêm. Mỗi giây vệ tinh phát đi một nghìn lần tín hiệu cho biết vị trí và tốc độ chuyển động của nó. Máy tiếp nhận GPS trên mặt đất là một máy tính siêu nhỏ. Thông qua trắc lượng thời gian thu nhận được mỗi tín hiệu người ta xác định khoảng cách giữa tàu Bình Minh và vệ tinh, sau đó qua tổng hợp những số liệu từ một số vệ tinh khác theo phương pháp giao nhau là có thể xác định chính xác kinh độ, vĩ độ nơi con tàu đang đứng. Nhờ vậy mà sau này khi lập bản đồ địa chất - địa chấn tầng sâu người ta biết rõ vị trí của từng điểm cụ thể ngoài thực địa nằm ở đâu.


Ngày làm việc bắt đầu. Tôi đã từng nghe nói đến tác phong công nghiệp nhưng đến bây giờ tôi mới hiểu nó là gì. Mọi người ngồi vào vị trí lao động của mình đúng giờ quy định. Các thao tác phối hợp với nhau chính xác đến từng giây. Ai làm việc nấy rất có kỷ luật, cường độ lao động rất cao, thể hiện rõ ở từng ánh mắt, từng nếp nhăn trên trán, từng giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt. Các thông tin thu được được chuyển qua vệ tinh về Trung tâm xử lý số liệu địa chấn ở thành phố Hồ Chí Minh ngay trong ngày, nơi ông Bạt, ông Quyết, chú Hoàng Anh, cô Xuân, cô Lan đang làm việc, ở đó các kỹ sư địa vật lý, các nhà tin học xử lý, phân tích, đưa ra các bức ảnh hai chiều, ba chiều của lòng đất, sâu đến 6 - 7km của vùng nghiên cứu mà con tàu Bình Minh đã đi qua.


Còn trên tàu, nhóm xử lý nhanh bằng máy chuyên dụng kích thước nhỏ do ông Kim Trung chỉ đạo cũng cung cấp tức thời những thông tin tương tự cho đội công tác, giúp họ điều chỉnh quy trình thu-phát sóng nhằm đạt chất lượng cao. Ở đầu ra của máy in, trên những cuộn giấy khổ rộng, các xung sóng thể hiện các tầng đất màu sắc đậm nhạt hiện dần lên sau tiếng rè rè của máy chạy.


Hóa ra cấu trúc lòng đất chẳng đơn giản tí nào. Nếu những lớp ở nông gần như nằm ngang, kéo dài liên tục thì các lớp nằm sâu uốn lượn đủ kiểu với vô số các đứt gãy cắt qua, tạo nên những gò đồi cao thấp, những thung lũng rộng hẹp, những lớp đất vót nhọn, những mặt mấp mô. Ông Minh vui vẻ giải thích ngắn gọn cho tôi biết những hiện tượng gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm hàng nhiều chục triệu năm về trước ở vùng này. Đã có lúc cái vùng nước mênh mông, sâu thẳm hiện nay là vùng đất khô ráo, với những đầm hồ nước ngọt, những rừng cây bạt ngàn, những chim chóc, sâu bọ, côn trùng, động vật to nhỏ, hình thù kỳ dị sinh sống. Rồi những trận động đất cực mạnh xảy ra, những núi lửa hoạt động phun lên những dòng dung nham, những cột tro bụi làm thay đổi cảnh quan, chỗ sụt xuống, chỗ trồi lên. Gió mưa bào mon đất đai đổ vào các dòng sông, lấp các chỗ trũng, vỏ quả đất lại chuyển động, mặt đất nguyên thủy nứt toác ra, chìm xuống, hình thành biển Đông cổ đại. Cùng với thời gian, biển này mở rộng dần về phía đông nam, tiếp cận với những vùng vây quanh địa khối Kontum, một vùng lục địa rất cổ, rắn chắc. Rồi nước biển lại dâng lên, hạ xuống theo chuyển động của vỏ quả đất, diện tích biển khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại. Và trong diện tích rộng lớn của biển Đông cổ đại ấy, đất đá ở các vùng cao xung quanh được vô số các dòng sông suối chở đến lấp đầy theo từng mùa nước lũ. Các dòng hải lưu cũng góp phần của mình trong quá trình sáng tạo này. Và cứ như vậy các tầng trầm tích, phù sa được lần lượt hình thành, bị thay hình đổi dạng theo không gian và thời gian để định hình như ta biết ngày nay.


Phía đông cửa vịnh Bắc bộ là nơi đáy biển cổ sụt lún nhiều nhất. Lượng đất đá trên đất liền bị bào mòn được hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Chu và các sông khác ở miền Trung chở về trong nhiều chục triệu năm, lấp đầy nên bề dày tầng đá trầm tích lên đến hơn 8km. Vì thế nó trở thành một đối tượng tìm kiếm dầu khí quan trọng. Lẫn trong trầm tích còn có nhiều mảnh vụn quặng khoáng sản khác. Đặc biệt có giá trị là quặng titan, một loại kim loại rất quý hiếm. Khối lượng riêng của titan chỉ bằng một nửa so với sắt, nhưng lại bền hơn thép siêu cứng. Trong lò nung khi nhiệt độ đủ cao để sắt bị nung chảy nhưng titan lại không hề suy tổn. Khi nhiệt độ thấp gang thép trở nên giòn nhưng titan lại trở nên càng cứng hơn so với bình thường, điện trở hạ thấp xuống gần bằng số không, trở thành một vật liệu siêu dẫn. Trong lúc các kim loại khác bị các loại dung dịch như muối, axit... ăn mòn nhưng titan thì không. Vì thể titan được dùng để chế tạo hợp kim siêu bền, dùng trong công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa. Do trọng lượng riêng lớn hơn cát, bùn nên trong quá trình được dòng nước vận chuyển, các hạt titan tách riêng ra, tập trung lắng đọng thành những dải dài. Vì vậy dọc theo bờ biển miền Trung, trong các doi cát trắng mịn thường gặp loại quặng này. Đó là loại nguyên liệu xuất khẩu đắt tiền nhưng xuất khẩu quặng thô là sự phung phí tài nguyên. Hơn nữa, đây là loại quặng quý, trên thế giới có không nhiều, ta cần để dành cho tương lai. Ông Minh nhấn mạnh như cố ý dạy tôi điều đó. Ngoài titan còn có ziếc côn, đất hiếm, vàng, thiếc và nhiều loại quặng quý hiếm khác, gọi chung là quặng sa khoáng ở biển.


Tàu chạy rất êm, tốc độ được chú lái tàu tài giỏi giữ gần như không đổi. Ông tôi bảo tôi lên boong để có thể nhìn thấy những điều kỳ thú của tự nhiên. Trên không trung có rất nhiều loài chim bay lượn. Đông nhất là hải âu, lông trắng muốt, đầu cánh điểm xuyết một số sợi lông đen, dài, rất mượt. Chúng họp thành đàn, lượn vòng vô trật tự, tiếng kêu inh ỏi. Chắc là chúng trò chuyện với nhau, báo tin cho nhau biết nơi nào có đàn cá nổi đang xuất hiện, giống như thói quen hay nói to của người dân miệt biển. Rồi bất chợt, chúng đáp xuống mặt nước, nổi bềnh bồng như những chiếc phao. Chẳng biết mỗi con đã bắt được bao nhiêu cá trước khi chúng lại thình lình bay lên, ồn ào không kém lúc đáp xuống. Điều lạ lùng nhất là mặt nước không rắn, không phải là chỗ tựa để tạo ra sức bật theo nguyên lý phản lực mà chúng lại cất cánh một cách rất dễ dàng. Điều này tôi cũng thấy ở một số loài chim biển khác mà tôi không biết tên. Chúng lặn sâu dưới nước từ lúc nào không biết rồi bất thình lình vút lên không trung giống như một quả tên lửa phóng từ các tàu ngầm mà tôi đã thấy trên ti vi. Khi nào về đất liền tôi sẽ tìm gặp ông Thạch, nhà vật lý, tác giả của quyển Nguyên lý bay của loài chim, để được nghe giải thích. Các đàn chim hàng vạn con này là nhà máy sản xuất phân bón tự nhiên thượng hảo hạng, ông tôi nói. Trên các đảo rải rác trên biển, nơi chim về nghỉ sau lúc kiếm mồi, chúng để lại những lớp phân dày.


Ông Dân nheo mắt nhìn ra xa xăm, nơi có vài chấm đen lúc ẩn lúc hiện ở chân trời. Đó là các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc ta.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:33:42 am »

Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa vĩ độ 16 và 17 độ bắc, kinh độ 111 và 113 độ đông, hợp thành từ hai nhóm đảo: nhóm An Vĩnh và nhóm Nguyệt Thiềm. Khoảng cách giữa hai nhóm khoảng 70km. Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía tây gồm năm đảo chính là Hữu Nhật, Quang Hòa, Thu Lu, Duy Mộng và Hoàng Sa. Trên đảo Duy Mộng còn có năm ngôi mộ của binh lính thời chúa Nguyễn, trên đảo Hoàng Sa còn vết tích của một chiếc cầu tàu và một con kênh đào. Nhóm An Vĩnh gồm đảo Phú Lâm, đảo Đá, đảo Nam, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Cây và đảo Linh Côn. Ngoài hai nhóm đảo này còn có ba mươi đảo nhỏ, bãi cạn hoặc đá ngầm, chiếm khoảng 45.000km2 bề mặt biển, ở đây còn rất nhiều xác tàu đắm. Những nồi hơi của tàu có khả năng tồn tại lâu nhờ kích thước và trọng lượng lớn và trở thành vật báo hiệu nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Đáy biển Hoàng Sa có độ sâu 40-100 mét nước, được bao phủ bằng một lớp vỏ san hô cứng. Nhà địa chất Pháp Armand Krempf mô tả "đó là một bề mặt mà dáng vẻ của nó bắt đầu có từ thời băng hà và được bao phủ bằng nước biển sau khi băng tan hoàn toàn, đã không ngừng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của san hô, nhờ ở xa tất cả các bờ biển. Hiện nay nó được bao phủ đồng đều bằng san hô sống, bằng cát và bằng sỏi san hô". Khí hậu nóng ầm, mưa nhiều. Thường xuyên có sương mù và nhiều cơn bão trong năm đi qua. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm. Có vô số chim và đặc biệt nhiều rùa biển sinh sống. Tài nguyên kinh tế gồm ba nhóm: phân chim (phốtphorít), các nguồn hải sản và có khả năng có dầu khí. Lớp phân chim thường dày đến hàng mét và hàm lượng phốtphát trong phân rất giàu. Từ 1956 đến 1963 các ông Lê Văn Cang, Bùi Kiến Thành chỉ huy các công ty phân bón Sài Gòn liên tục khai thác và cho biết trữ lượng còn nhiều.


Sau Hiệp định Genève (1954), nước ta bị chia làm hai miền. Từ vĩ tuyến 17 trở ra bắc thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa... Từ vĩ tuyến 17 trở vào nam (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa) do phía quẤn Đội Liên hiệp Pháp trong đó có chính quyền Sài Gòn quản lý, chờ tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Do phía Liên hiệp Pháp phá hoại hiệp định nên năm 1956 cuộc tổng tuyển cử dự kiến không xảy ra. Lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam chưa tiếp quản hai quần đảo, năm 1956 Trung Quốc cho quẤn Đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa. Các đảo còn lại vẫn do quân Pháp và sau đó là chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Ngày 20 tháng 1 năm 1974 Trung quốc đưa một lực lượng lớn hải quân, không quân tới đánh chiếm nhóm đảo phía tây do một lực lượng ít ỏi quẤn Đội Sài Gòn bảo vệ. Những người lính Sài Gbn đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc khi bị nước ngoài xâm lược. Do lực lượng quá chênh lệch, lại không được tiếp viện nên tất cả đều hy sinh và bị bắt, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm dóng. Họ phá hủy hết các di tích Việt Nam từ xa xưa để lại và xây dựng sân bay, hai cảng trên đảo Phú Lâm, Tri Tôn với ý đồ chiếm đoạt vĩnh viễn vùng này, bất chấp lẽ phải và luật pháp quốc tế.


Chính phủ ta luôn luôn phản đối việc làm đó của chính quyền Trung quốc và khẳng định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ lâu đời của nước ta. Để chứng minh cho lý lẽ của phía Việt Nam, ông tôi trích đọc cho chúng tôi nghe một số tài liệu lịch sử mà ông đã ghi chép được.


Sách Hải ngoại ký sự do vị cao tăng Thích Đại Sán, người Trung Quốc viết năm 1696* (Có tài liệu ghi năm 1697) khi làm cố vấn cho chúa Nguyễn Phúc Chu đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của nhà nước Việt Nam từ thế kỷ thứ 15. Nhà bác học Lê Quý Đôn sống trong thế kỷ 18 cũng đã viết trong Phủ biên tạp lục về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: "Ở ngoài cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa, trước kia nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán khắp nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận chúng. Người ta phải đi ba ngày mới đến được đảo Đại Trường Sa... Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn ba mươi dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Trên các hòn đảo có vô số các tổ yến, còn các thứ chìm thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con, thấy người thì đậu vong quanh không tránh. Trên bãi có rất nhiều sản vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu... Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để tô điểm các đồ dùng... Có thứ gọi là con đạo mạo, tức là con đồi mồi rất lớn. Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng...". Cụ Lê Quý Đôn kể rằng đội Hoàng Sa có bảy mươi người, toàn là những thanh niên rất quen đi biển, quê ở xã An Vĩnh thuộc vùng cửa biển Sa Kỳ, Quảng Ngãi. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi làm nhiệm vụ. Ra đi từ tháng Giêng, đến tháng Tám trở về Huế, nộp các sản vật thu được lên chúa Nguyễn. Sau đó các chúa Nguyễn còn lập thêm đội Bắc Hải để quản lý vùng phía nam Hoàng Sa cho đến Hà Tiên.


Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và bộ sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn cũng đều ghi chép về Hoàng Sa - Trường Sa như một bộ phận đất đai của nước ta và triều đình nhà Thanh cũng thừa nhận điều đó. Dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng đều có các đội đi đo đạc độ sâu nước biển để vẽ bản đồ giúp cho tàu bè qua lại tránh được những nguy hiểm như mắc cạn hoặc va vào đá ngầm. Các vua còn cho người ra xây miếu, dựng bia, trồng cây. Năm 1835 cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đưa người từ Quảng Ngãi - Bình Định ra xây miếu mới, bên trái dựng bia đá, trước miếu xây bình phong uy nghi, đồ sộ. Đô đốc Pháp, bá tước d’Estaing còn ghi rằng "những chiến thuyền của Việt Nam thường xuyên tuần tiễu vùng quanh đảo, với tốc độ nhanh, cơ động dễ dàng, là lực lượng đáng sợ nhất của xứ Đàng Trong". Tiến sĩ Trần Văn Trị, người Quảng Ngãi kể rằng các tộc Võ Văn, Võ Xuân, Phạm Văn, Phạm Quang, Nguyễn, Trần ở đảo Lý Sơn trước kia đều có người tham gia đội Bắc Hải. Mỗi chuyến đi Hoàng Sa - Trường Sa đều được xem như ra trận vì đầy ắp những hiểm nguy chờ đợi nên lễ tiễn đưa được tổ chức vô cùng trang trọng. Từ lâu nay tuy thế sự đổi thay, mỗi năm đến ngày 20 tháng 2 âm lịch, dân trên đảo Lý Sơn vẫn tổ chức lễ tế chiến sỹ trận vong cho những người ra đi đã không trở về một cách thành kính theo những nghi thức cổ để tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước ta trên biển Đông. Tên các liệt sĩ Hoàng Sa được viết trên các linh vị đặt trên bàn thờ và khi kết thúc lễ tế, tất cả đều được đốt, tro tàn thả xuống biển cùng với chiếc thuyền giấy trên đó có các hình nhân bằng rơm và lương thực, thực phẩm, nước uống như những thứ mà chiến binh Bắc Hải được triều đình cung cấp khi xưa. Tên của những người chỉ huy còn được người đời sau lấy đặt tên cho đảo như đảo Hữu Nhật (lấy theo tên của cụ Phạm Hữu Nhật), đảo Quang Ảnh (cụ Phạm Quang Ảnh), đảo Duy Mộng (cụ Lê Duy Mộng) là những ví dụ.


Năm 1970 giáo sư Sơn Hồng Đức của Đại học Sài Gòn tham gia chương trình nghiên cứu hỗn hợp Việt-Mỹ vùng Hoàng Sa cũng kể lại rằng trên đảo ông còn thấy một số ngôi mộ binh sĩ thời Nguyễn, trong đền Bà ở phía đông đảo có pho tượng Quan Âm đặt trên bệ đá chạm trổ tinh vi và phía bắc có ngọn hải đăng. Gần đó, trước kia còn có căn cứ quân sự của quẤn Đội Pháp và một đài khí tượng hoạt động từ năm 1938 mà đến nay trên các tài liệu quốc tế vẫn ghi đài này là của Việt Nam.


Ông tôi nhắc nhớ tôi rằng Hoàng Sa hiện nay đang bị Trung Quốc chiếm, việc đòi lại sẽ không dễ dàng, nhưng chúng ta cũng như các thế hệ mai sau phải luôn ghi nhớ để liên tục đấu tranh cho đến khi giành lại được phần đất tổ tiên.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2022, 06:34:46 am »

Những kiến thức mới về biển

Suốt ba ngày liền tàu Bình Minh hoạt động hết công suất. Sáng sớm chúng tôi có thể ngắm mặt trời mọc trong một khung cảnh hoành tráng của vũ trụ bao la. Những chùm tia nắng ban mai tươi tắn bị làn không khí không đồng nhất bao quanh tách ra thành nhiều bó sắc màu riêng biệt như khi tia sáng đi qua một lăng kính mà ta thấy trong phòng thí nghiệm quang học ở trường. Mặt trời càng lên cao càng nhỏ dần, chuyển sang màu vàng chanh và sức nóng cũng tăng lên. Trong những giờ rảnh rỗi, các nhà khoa học làm việc trên tàu giảng giải cho tôi hiểu thêm nhiều điều về biển. Những con số khô khan sau đây mới nghe thì rất chán nhưng chắc sẽ rất có ích cho tôi khi dự thi những trò chơi trên truyền hình như Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia... hoặc thi tốt nghiệp trung học và học lên đại học. Bán kính quả đất 6.400km; diện tích bề mặt quả dất 510 triệu km2; diện tích biển và đại dương 360 triệu km2; thể tích lớp nước biển 1.370km3. Nơi biển sâu nhất là hố Marian ở Thái Bình Dương, 11.000m, trong lúc đỉnh núi cao nhất hành tinh chỉ đạt 8.848m, đó là đỉnh Everest ở dãy Himalaya, nằm giữa Tây Tạng và Nepal. Khoảng cách trung bình giữa mặt trời và quả đất là 150 triệu km. Ta hình dung nếu vạch một đoạn thẳng nối Mặt Trời và tâm Quả Đất thì ở hai đầu mút của đoạn thẳng đó là hai nguồn nhiệt, cung cấp sự sống cho muôn loài trên hành tinh chúng ta. Nước biển tiếp nhận và lưu trữ một lượng năng lượng lớn hơn rất nhiều so với khí quyển và nó là một kho nhiệt rất hữu hiệu. Nhiệt mặt trời diễn biến ra sao khi chạm đến mặt nước, đi xuyên qua và gây ra những hiện tượng gì trong khối nước? Cũng giống như khí quyển, trạng thái nhiệt trung bình của thủy quyển là bất biến. Nói cách khác, thủy quyển chịu sự mất mát nhiệt bằng với lượng nhiệt mà nó nhận. Một phần của nhiệt bị mất mát của biển là do bức xạ, một phần khác là do phải tiêu phí để nước bốc hơi. Những mất mát này có một hệ quả rất lớn đối với chế độ của biển bởi vì dưới ảnh hưởng của chúng, những tác động sâu sắc của những hiện tượng bề mặt xảy ra tiếp theo, gây ra những chuyển động chậm của khối nước trên mặt kết hợp với các chuyển động của các dòng hải lưu chảy nông hoặc sâu trong lòng biển.


Nhiệt của biển bị mất mát được khí quyển tiếp nhận lại cũng gây ra những hệ quả đối với lớp dưới của khí quyển, tức là của tầng đối lưu. Không khí trong tầng đối lưu có mật độ lớn hơn tầng trên, khi bị đun nóng ở phần đáy sẽ làm cho cấu trúc nhiệt và sự phân bố hơi nước thay đổi, dẫn đến phân bố áp suất thay đổi và điều này gây ra sự chuyển động không khí trong tầng đối lưu. Sự xuất hiện những áp thấp của khí quyển là nguyên nhân của các hệ thống gió. Lực cọ xát của gió trên mặt nước là nguyên nhân tạo ra sự dịch chuyển của lớp nước trên mặt và gần trên mặt, tức là sóng biển. Theo cách nói của những nhà vật lý thì khí quyển là một cỗ máy biến đổi nhiệt năng của nước biển thành cơ năng, tức là tạo ra gió và sóng biển. Từ lâu rồi tôi đã thấy gió và sóng khi đi nghỉ mát ở biển với ba mẹ tôi nhưng chưa bao giờ tôi đặt ra câu hỏi chúng sinh ra như thế nào. Bây giờ nghe giải thích tôi mới thấy nó rắc rối làm sao. Hóa ra tự nhiên có sự phối hợp kỳ lạ như đã được lập trình từ trước để tạo ra mọi hiện tượng thoạt trông tưởng như chúng chẳng có liên quan gì với nhau, nhưng khi được nghiên cứu kỹ thì mọi rắc rối mới được giải mã một cách rõ ràng. Với khoa học, những ông thần gió, thần mưa, long vương, hà bá chẳng còn chỗ để ra oai, dọa dẫm con ngươi.


Đi tắm biển mà không được nhảy sóng thì coi như đi tắm sông, tắm ao. Lâu nay tôi vẫn nghe cô phát thanh viên chương trình dự báo thời tiết nói trên tivi về áp thấp, về sóng, về gió cấp này cấp kia nhưng tôi không tò mò tìm hiểu nguyên nhân nào tạo ra hiện tượng đó nên tôi thực sự sửng sốt khi biết mặt trời chính là người điều khiển toàn bộ những hiện tượng phức tạp này.


Hôm nay đã là ngày mười hai Âm lịch. Trăng chưa tròn hẳn và mọc rất sớm làm tôi nhớ đến một bài thơ. ông tôi đã vẽ lại cảnh mà tôi đang chiêm ngưỡng một cách hết sức thơ mộng từ khi ông còn là một sinh viên:

   "...Và những tối mặt trời vừa chợp mắt
   Bầy sao đêm đã mở hội lung linh
   Vừng trăng non duyên dáng nghiêng nghiêng
   Tha thướt đường mây, khoan thai gót ngọc
   Để biển say trăng triều dâng trắng bọt
   Như anh say em suốt mấy mùa hoa... "


Chắc người thiếu nữ xinh đẹp mà ông tôi say thuở đó nay đã là một bà lão rồi. Nhưng tôi không nói chuyện ấy ở đây mà là một chi tiết khác trong đoạn thơ trên. Triều là gì và có gì khác với sóng? Các bạn thấy đấy, tính tò mò, hay đặt câu hỏi của các nhà khoa học trên tàu Bình Minh đã lây lan sang tôi từ lúc nào mà tôi chẳng biết.


Bác Cần nói rằng không phải tất cả cơ năng trong biển chỉ là kết quả của bức xạ mặt trời cũng như của những trao đổi năng lượng giữa biển và không khí mà nó đưa lại. Thủy triều cũng gần giống như sóng nhưng khối nước khổng lồ dâng lên ào ạt, kéo dài vài ba giờ, ngập cả bờ bãi trên một diện tích rất rộng, sau đó lại rút ra xa, cứ tưởng như mặt biển sụt xuống một cách lạ lùng. Hiện tượng này lại do những lực có bản chất khác điều khiển. Đó là lực tương tác, còn gọi là lực hấp dẫn liên quan đến các đặc trưng và sự chuyển động của hai thiên thể gần quả đất nhất trong hệ mặt trời. Đó là Mặt trời và Mặt trăng. Hai thiên thể này trên đường di chuyển theo quỹ đạo của chúng, tạo ra một lực hút đối với quả đất, thay đổi cường độ và phương tùy theo vị trí tương đối so với quả đất, cũng tức là theo thời gian. Tất nhiên đất đá trên lục địa cũng bị lực này chi phối tạo ra hiện tượng gọi là địa triều nhưng ta chỉ thấy hệ quả của sự tương tác này rõ nhất ở phần biển vì nước ở thể lỏng, dễ cơ động hơn. Triều cường là nước dâng cao, lên đến đỉnh điểm lại rút xuống cho đến khi đạt trạng thái nước ròng, tức là mức thấp nhất, tạo ra một giao động hình sin rất đặc trưng và có thể tính toán để dự báo chính xác trước rất lâu khi hiện tượng đó xảy ra.


Hiện nay thủy triều đang trở thành đối tượng khai thác năng lượng công nghiệp ở các nước ven biển. Nếu có dịp đi du lịch ở Nhật, đến Okinawa, bạn có thể tham quan nhà máy điện chạy bằng thủy triều, sạch bong, không có những cột khói làm ô nhiễm bầu khí quyển như thường thấy ở những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc dầu khí. Nước ta có trên 3.000km bờ biển và bờ hải đảo, rất nhiều nơi có thể xây dựng loại nhà máy này. Và gió cũng là nguồn tạo ra điện rất lớn. Ở Anh, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ... bạn có thể gặp cả rừng cột chong chóng đặt trên các đảo ven bờ, trên vùng biển nông hay trên đất liền, quay liên tục. Đó là những cỗ máy biến cơ năng của gió thành điện năng, sạch như điện của thủy triều. Nước ta cũng đã có một số nơi phát điện bằng sức gió và cụm lớn nhất hiện nay là ở bán đảo Phương Mai, gần Quy Nhơn, Bình Định. Có điều giá thành sản phẩm còn quá đắt so với nhiệt điện nên các loại nhà máy này còn chưa phát triển. Đó là một trong những nguồn tạo ra điện năng thương mại trong tương lai.
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM