Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:03:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mắt pháo  (Đọc 5798 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:47:23 am »

Ca thán phục răm rắp làm theo sự chỉ huy của đồng đội. Quả là họ được một bữa ngon. Cơm và thức ăn đều hết nhẵn. Anh nào anh ấy vuốt bụng thẳng dăng đứng lên. Những bàn chân đặt trên gạch vụn, bước đi xào xạo, nghiêng nghiêng, nhưng sảng khoái, nhưng hăm hở. Thị xã chẳng rộng lắm, song tìm đường tới tòa tỉnh trưởng không phải dễ vì đường chẳng còn, phố cũng chẳng còn... Vả chăng tòa tỉnh trưởng có lẽ nào lại không bị bom? Lửa thép từ B52 thả xuống đâu có miễn trừ nơi làm việc một thời của tỉnh trưởng Quảng Trị? Nhất là khi phía bên kia nghe tin cơ quan tham mưu sư đoàn bộ binh Bắc Việt Nam từng trú tại đó sau khi họ bỏ chạy. Giá có Nhanh ở đây! - Phong bỗng loáng thoáng suy nghĩ - Anh tiếc đã cho cái thằng người làng oắt xà lai ấy ra đi trong khi hắn lậy van được theo anh. Sự này thật bất ngờ! Đó là một ngày vừa giải phóng Đông Hà và Ái Tử tổ đài do Phong phụ trách theo phía đông đường số một tiến vào phía trong. Anh được phép nếu có điều kiện thì rẽ qua nhà gần bờ phá Tam Giang. Họ năm người, cứ đi, đi miết, dân tình chạy hết chỉ cốt sao xa nơi dầy mũi tên hòn đạn. Chính quyền ông Thiệu bỏ chạy nhưng chính quyền mới có nơi chưa kịp thành lập. Phong nhẩm tính, tốt nhất trước khi tới làng xưa, hãy giữ bí mật hành tung của mình. Đêm đi, ngày nghỉ. Một buổi sáng, Phong dẫn tổ quan sát rẽ một bãi đất như con thờn bơn nhỏ trên sông. Cây xanh lúp xúp. Rõ ràng đây là nơi ẩn mình lí tưởng. Phong vừa ra lệnh cho anh em mắc võng, nghỉ ngơi, thình lình một con thuyền rất nhỏ cập vào, trên thuyền có hai lính ông Thiệu. Họ không cầm vũ khí nên không có gì đáng sợ. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho tổ chiến sỹ im lặng theo dõi. Hai anh lính Nam Việt Nam vẻ như cũng đang tìm nơi trú ẩn, bởi anh nọ bảo anh kia: Giờ đây Bắc Việt Nam cũng chẳng sợ và đại úy của tướng Vũ Văn Giai cũng chẳng sợ! - có khi đại úy đi đoong rồi còn tướng Giai chẳng hiểu có kịp chuồn khỏi Ái Tử hay nằm chỏng gọng vì đạn pháo Bắc Việt Nam? Hay bị tóm cổ? - Thôi đi cha nội, hãy mặc xác đại úy với chuẩn tướng của mày. Việc của chúng ta là chuồn. Chuồn thẳng! Chớ có để bên nào tóm được. Vào tay Bắc Việt Nam sẽ là tù binh. Vào tay quân cảnh Việt Nam cộng hòa sẽ làm lính trở lại, làm bia đỡ đạn trở lại! - Hai anh lính bàn với nhau như vậy rồi dìm thuyền để giấu tung tích. Họ khiêng hai mũi thuyền chao đi chao lại cho nước vào rồi ung dung bước lên bờ bãi để rồi cả hai cùng giật bắn và chết đứng tức thì khi có tiếng quát:

- Im lặng!

Cả hai cùng vội vàng khụy gối và giơ thẳng dơ hai tay lên trời:

- Bẩm!...

- Nói nhỏ, trả lời từng câu hỏi một, các anh là ai?

- Thưa, lính của đại tá... Địa phương quân...

- Trung đoàn nào? Tiểu đoàn nào? Đóng quân ở đâu?

- Thưa, địa phương quân tan rã chúng con chạy tán loạn, chúng con có một nhóm bữa ấy chạy qua thị xã, tá túc nơi này nơi khác, rồi Bắc Việt Nam tấn công ghê quá chúng con bỏ chạy. Ông đại úy chỉ huy giơ súng ngắn định bắn chúng con nhưng chúng con thoát được...


Phong có ngờ đâu một trong hai anh lính này có tên là Nhanh, người làng anh. Anh không biết hắn và hắn cũng không biết anh. Khi anh nhập ngũ hắn đâu đã kịp ra đời. Nhưng hắn biết bố anh và vợ anh. Hắn nói là con nhà ai thì anh nhận ra ngay. Hắn biết rất rõ ông già Kha là chú anh, còn sống khỏe mạnh, nhưng đã bị loạn trí từ những ngày đi cải huấn diễn trò tố cộng thời ông Ngô Đình Diệm. Hắn cũng cho biết hồi Tết vừa qua có được nghỉ phép về làng nhưng không gặp Linh và cha anh, cũng không biết hai người đi đâu, chỉ loáng thoáng nghe đồn đoán này nọ song chẳng có gì là chắc chắn cả. Phong bần thần cả người. Liệu có nên về làng hay không? - Rồi anh quyết định: Cứ về! Thời điểm Nhanh nói là hồi Tết, cách nay đã nửa năm, khi ấy Quảng Trị cả hai bên còn im lặng gờm miếng nhau, giờ đây khói lửa ngút trời, làng xóm đã bay bóng cờ vàng ba sọc, biết đâu cha anh và vợ anh đã quay về. Biết đâu ông già Kha đã hồi tỉnh? Anh nhờ Nhanh dẫn đường cho tổ đài của mình. Thì ra Nhanh tuy mới lớn nhưng cuộc đời đã trải bao sóng gió. Anh từng làm thuê ở Quảng Trị, từng bán kem, bán phá rang, đẩy hàng cho các bà có quầy ngoài chợ, rồi vào Huế chủ yếu là chợ Đông Ba, đôi lúc vào cả Đà Nẵng, kiếm sống và lẩn chốn quân dịch. Nhưng chính tại cổng chợ Đông Ba bên cầu Tràng Tiền anh đã bị tóm cổ vào lính. Số phận Nhanh ở đơn vị nào thì tan đơn vị ấy. Thoạt đầu anh ở lính dù dưới sự điều khiển của đại tá Nguyễn Văn Thọ và viên tướng oai hùm Dư Quốc Đông. Đại tá Nguyễn Văn Thọ cùng toàn bộ ban tham mưu bị tóm cổ ở nam Lào năm 1971. Nhanh tìm đường chạy không thoát, dạt về rồi bị tóm vào trung đoàn 56 của trung tá Phạm Văn Đính và tướng Vũ Văn Giai. Cũng lại đầu mùa hè năm 1972 này, trung tá Đính mang toàn bộ ban tham mưu chạy sang phía bên kia, thì đám quân đóng ở vòng ngoài căn cứ mà Nhanh là một anh lính quèn tan tác. Nhanh dẫn một tổ chạy dạt về thị xã khi ấy vẫn còn tỏ ra vững vàng trong tay quân nam Việt Nam, thất thểu thế quái nào lại nhẩy xổ vào nhà riêng viên đại tá tỉnh trưởng, để rồi ngay sau đó trở thành lính địa phương quân. Đông Hà mất, Ái Tử mất, Quảng Trị bỏ chạy, Nhanh nhân lúc đó kéo bạn mình tìm đường về quê. Họ không sợ rơi vào tay Bắc Việt Nam hay Việt cộng mà lo nhất là bị quần cảnh tóm cổ... Giờ đây yên tâm rồi. Nhanh được ăn lương khô 702 nghe đâu do Trung cộng sản xuất, được thay quần áo như một chiến sĩ vì họ chưa kiếm đâu ra bộ thường phục để biến Nhanh thành một du kích dẫn đường. Anh rất đỗi ngạc nhiên ngày đầu sinh hoạt với các chiến sĩ. Họ không đeo quân hàm nên chẳng biết ai cấp gì, nhưng qua xét đoán thì chắc chắn Phong phải giữ cấp hàm kha khá. về làng, chẳng hiểu nhân duyên nhân kế thế nào, người đầu tiên họ gặp lại chính là ông già Kha. Ông thấy tốp chiến sĩ đi đến thì nhẩy bổ từ trong nhà ra, khoảnh khắc trong chớp mắt, Phong nhận ra ông, những mong ông ôm lấy mình réo gọi, đâu ngờ tiếng quát làm anh giật bắn mình:

- Thằng nào?

Tất cả bỗng biến thành tượng đá.

- Chúng bay là những thằng nào?

Vẫn im lặng như tờ.

Rồi thật bất ngờ:

- Ông Diệm là người kháng chiến! ông Diệm là người yêu nước!... Nay mai bộ đội cụ Hồ sẽ về... Bộ đội cụ Hồ nhất định sẽ trở về!... Ông Diệm là người yêu nước!...

Ông già cứ đi quanh sân và lảm nhảm như thế. Phong bám theo ông. Anh em bám theo ông. Những khi ông dừng bước, Phong vội chạy về phía trước và quỳ xuống nói trong hơi thở dồn dập:

- Con đây chú ơi! Thằng con trai ông già Kinh. Lính cụ Hồ đã về đây chú ơi!... Tỉnh lại đi chú ơi!

Tiếng quát thật sắc như tiếng dao chém xuống:

- Ông Diệm là người yêu nước! ông Diệm sẽ phăng cổ hết!... Nay mai cụ Hồ sẽ về!... Bộ đội cụ Hồ nhất định sẽ trở về... Ông Diệm là người yêu nước!...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:49:29 am »

Thời gian không thể nấn ná, Phong cho Nhanh được tự do còn mình dẫn tổ trinh sát trở về đơn vị. Dường như Nhanh có vẻ hoang mang. Anh xin đi theo Phong. Nhưng Phong nói rõ là không thể được, dù anh đã biết Nhanh là người làng, đã chắc Nhanh thuộc gia đình tử tế...

- Anh cứ cho em đi! - Nhanh năn nĩ - Em nguyện sẽ theo các anh đến cùng. Giờ đây em trở về Huế làm thuê làm mướn thể nào cũng bị bắt lính trở lại mất. Chẳng lẽ em lại cầm súng bắn anh và đồng đội anh hay sao? Anh tin em đi!

- Mình tin Nhanh! - Phong khẩn khoản - Nhưng mình không được phép Nhanh ạ! Mong rằng chúng ta sẽ gặp lại nhau, dẫu không phải giữa ngày tháng chiến thắng huy hoàng thì cũng đừng trong nghịch cảnh người cầm súng bên này kẻ cầm súng bên kia. Nói rồi Phong trao cho Nhanh hai phong lương khô 702, một hộp thịt lợn 300 gam, thêm một bộ quần áo cũ cùng với bộ đang mặc trên người... Giờ đây, giữa thị xã Quảng Trị lổn nhổn gạch đá và bom đạn nổ ầm ầm Phong nhớ đến Nhanh. Cuộc đời trớ trêu, con người Nhanh đứng trong đội ngũ của anh chắc chắn sẽ khác, số phận đã đẩy anh ta lúc làm thuê làm mướn, lúc là lính dù, lúc là lính bộ binh, thực chất chỉ là cái máy bắn và là tấm bia đỡ đạn. Nhưng nếu hôm ấy anh mang theo anh ta, chắc chắn sẽ phải trả lời chính trị viên Hoàng tới hàng trăm câu hỏi. Người làng ư? Vậy anh có biết rõ cậu ta hay không? Bố mẹ làm gì? Bao nhiêu năm trong vùng địch có tham gia gì với địch hay không? ông bà nội, ông bà ngoại làm gì? Trong này chưa có cải cách ruộng đất nên chưa xác định thành phần giai cấp thì nhà cậu ta có bao nhiêu điền thổ? Thái độ chính trị ra sao? Chơi thân với những ai? Học văn hóa đến lớp bao nhiêu? Lại nghe nói có biết tiếng Anh, thì biết tiếng Anh để làm gì? Học ở trường nào? Ai dạy? Chẳng lẽ chỉ qua tiếp xúc trên đường phố những năm tháng lính Mỹ tràn ngập thôi ư? Đánh giầy cho chúng, chỉ để kiếm tiền sinh sống hay để giao dịch làm việc với chúng?.. Điều rất quan trọng nữa là những ai sẽ xác minh những nội dung trên?...và vân vân...

Nhưng mà các cụ đã dạy, ở đời cây ngay đâu sợ chết đứng. Đột nhiên Phong nghe thấy tiếng gọi:

- Anh Phong!- Rồi ngay tiếp theo - Đúng là anh Phong roi!

Mọi người lợi dụng địa hình địa vật ở tư thế sẵn sàng.

Tiếng gọi tiếp theo khá quen:

- Anh Phong!

Nhưng người vẫn chưa xuất hiện:

- Em đây mà!

Lát sau một anh lính quần áo thủy quân lục chiến, không mang vũ khí, đầu trần, từ khe hở hai bức tường của những ngôi nhà đổ bước ra. Phong vừa định kêu lên: Nhanh! Thì anh lính đã giơ cao tay lên trời và líu tíu:

- Hôm ấy mà anh cho theo thì em đâu đến nỗi này! Nhanh chạy lại, hai chân luống cuống khiến đổ ngã văng mình trên nền gạch vụn - Em về tới Huế thì bị bắt lính trở lại liền.

- Vào thủy quân lục chiến à?

- Dạ!

- Sao lại ở đây?

- Em trốn.

- Một mình?

- Dạ!

- Trốn thế nào?

- Viên đại úy đang hô hào binh lính tiến về phía chân thành cổ Quảng Trị. Thực thì đã đến chân thành, chỉ chưa kịp leo lên, lẽ tất nhiên chưa kịp cắm cờ cho phóng viên chiến trường chụp ảnh, thì pháo Bắc Việt Nam bắn tới, dữ dội quá, khá nhiều người ngã xuống. Em cũng ngã xuống nhưng chỉ giả vờ. Ngớt tiếng súng em tìm về đây. Em muốn tìm về phía các anh.

- Không sợ viên đại úy bắn đuổi à?

- Hắn ngã xuống trước chúng em, mà ngã thật, còn đâu để mà bắn đuổi.

- Vẫn viên đại úy hôm trước chứ?

- Không ạ! Viên này khác!


Chuyện chỉ chớp nhoáng như thế, rồi có Nhanh dẫn lối, chẳng mấy chốc tổ đài tới được nhà làm việc của viên tỉnh trưởng đã bỏ chạy. Lạ thật! Ngôi nhà này vẫn còn. Tầng dưới cùng, ban chỉ huy một đơn vị bộ binh bảo vệ thành cổ đang làm việc. Tổ đài quan sát pháo binh tìm điểm cao nhất của tòa nhà có thể quan sát tỉ mỉ mọi điểm lồi ra, lõm vào, của khu vực phía tây bờ thành cổ. Tìm được vị trí quan sát tốt và lại là lúc tạm im ắng, Phong tiếp tục hỏi chuyện Nhanh:

- Cậu thấy thế nào? Giữa bom đạn đầy trời đang diễn ra đây?

Câu hỏi làm Nhanh ngơ ngác:

- Em không hiểu!... Anh hỏi chi..

- Cậu nghĩ gì về cuộc chiến dữ dội này?

- Em chẳng nghĩ gì cả. Em chỉ muốn im tiếng súng, để đi làm kiếm bát cơm manh áo! Có điều em lạ - Im lặng một lát Nhanh mới nói - Năm trước, một thằng lính Mỹ trước khi về nước đã nói với em ở chợ Đông Ba - Chúng tao về Mỹ, trả mảnh đất nghèo xơ xác này cho chúng mày, chúng mày cứ việc bắn giết lẫn nhau cho chết hết đi cũng được.

- Thế Nhanh có tin là sẽ chết hết không?

- Chết hết làm sao được hả anh. Nhưng làm sao lại cứ bắn nhau mãi anh nhỉ?

- Cũng chẳng thể bắn nhau mãi. Đến lúc phải yên!

- Anh muốn nói tới cuộc hòa đàm Ba Lê đang được nối lại chứ gì?

- Có thể vậy.

- Cũng có thể là cãi vã nhau. Cứ cãi vã nhau!

- Nhưng cũng không thể kéo dài mãi được. Đến lúc phải chấp nhận nhau! - Và thế này! - Phong bất ngờ đổi giọng - Mình hỏi thật nhớ, Nhanh có tin lính ông Thiệu chiếm lại được thành cổ không?

- Em tin.

- Vì sao?

- Họ cũng ghê gớm lắm anh ạ! Lính thủy quân lục chiến mỗi khi chộn rộn mà thấy tướng Bùi Thế Lân xuất hiện thì y như được yên lòng.

- Nhanh đã gặp được Bùi Thế Lân chưa?

- Rồi!

- Khi nào?

- Nhiều. Và mới trước đây mấy ngày, ngay sau hôm em bị bắt trở lại, và cận giờ đơn vị xuất phát tiến vào phía thành cổ.

- Ở đâu?

- Ngay căn cứ dã chiến bờ bắc sông Mỹ Chánh và có lần em được tháp tùng bảo vệ ổng...

- Ông ta thế nào?

- Ờ!...Ông ta hăng hái lắm, súng ngắn bên hông hơi xệ xuống một chút, dáng cao và nhanh...

- Ông ta nói những gì?

- Ông ta nói dứt khoát sẽ chiếm lại thành cổ, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian, và lực lượng Bắc Việt Nam đang khôn đốn vì tuyến vận chuyển tiếp liệu từ Lạng Sơn và Hải Phòng vào bị ngài Ních Xơn phong tỏa tắc nghẽn...

- Cậu có tin như vậy không?

- Em tin vừa vừa thôi...

- Sao cậu lại chạy về phía bên này?

- Vì em thích ở phía bên này, nhất là từ hôm gặp anh trên con thờn bơn giữa lòng sông ấy, em chẳng biết cộng sản là gì, cũng chẳng ưa chính nghĩa quốc gia của ông Thiệu. Em nghe tin tướng Lãm mất chức, còn tướng Vũ Văn Giai bị bắt vào tù. Em mà là ông Lãm hay ông Giai thì em cầm quân táng lại...

- Chính vì thế nên cậu không thể là tướng Lãm hay tướng Giai được, mà chỉ là thằng Nhanh. Giờ đây thằng Nhanh ở lại với chúng mình, thay quần áo đi, và chớ có giở quẻ!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:49:56 am »

Đêm ấy yên tĩnh lạ. Như sự yên tĩnh trước khi bão lớn đổ về. Trên sân thượng, một góc nhà của tòa tỉnh trưởng, cũng là điểm cao nhất đường phố lúc này nhìn rất rõ mặt phía tây thành cổ Quảng Trị và một phần thị xã Quảng Trị. Bom đạn cày nát tất cả. Phố xá chẳng còn. Bờ thành cổ nham nhở vỡ từng mảng. Những kiến trúc trong thành gồm những cụm nhà công sở, trại lính và nhà tù bị phá tan hoang. Quân Nam Việt Nam chỉ mong sao cắm được lá cờ lên tường thành, và thực ra cũng chẳng cần cắm mà chỉ cần một anh lính táo tợn nào đó phất được lá cờ vàng ba sọc trong chớp mắt để phóng viên thu vào ống kính, để họ loa lên khắp thế giới rằng đã hoàn toàn chiếm lại được thị xã và thành cổ Quảng Trị, để có thể nhân cớ phá bĩnh cuộc hòa đàm Pa ri. Song khoảnh khắc mơ ước ấy chưa đến với họ. Tướng Bùi Thế Lân chỉ huy lực lượng chủ công tỏ ra rất hăng hái. Ông ta tin thời cơ đã đến với mình, ông ta trả lời báo chí: Vấn đề không phải là có vào được Quảng Trị hay không? Mà vào lúc nào? Vào để làm gì? - Nghĩa là có kết hợp tiêu diệt được nhiều lực lượng chốt giữ của đối phương hay không? - Rồi ông ta vui cười nói - Lát nữa chúng tôi sẽ vào! Như các ngài thấy đó, từ Mỹ Chánh lên đây, tôi chẳng phăm phăm đi bằng xe zeep đó thôi!


Phóng viên tờ Chính Luận ra vẻ cứng cỏi chất vấn:

- Chiến tranh thường có những bất ngờ. Thời Mậu Thân, bất ngờ lớn nhất đối với cả Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa là từng tuyên bố đẩy lùi đối phương tới những vùng biên giới xa xôi, thì đánh dùng một cái ngay cả tòa nhà đại sứ cũng bị tràn vào. Và ở ngay đây, mới trước mấy chục ngày, tướng Giai từng tuyên bố phòng tuyến của ông ta có thể bị rung chuyển, bị sứt mẻ, nhưng không thể bị gẫy. Kết quả thế nào thì chúng ta đã biết!

Chuẩn tướng xem ra không muốn chấp anh chàng phóng viên chỉ quen ba hoa xúc xiểm bằng ngòi bút của mình, song ông vẫn xăm xắn trả lời, như một tuyên bố với tất cả các phóng viên:

- Chiến tranh bao giờ cũng có những bất ngờ! Chiến trường nào và ở giai đoạn phát triển nào cũng có những yếu tố bất ngờ. Điều quan trọng là phải nắm vững tình hình, điều quân mau lẹ, biết phối hợp các lực lượng với nhau. Còn việc các sư đoàn bắc Việt Nam đang bị đẩy lui và bị đánh quỵ thì không có gì bất ngờ cả trừ khi tướng Giáp có cây đũa thần!


Thành cổ Quảng Trị ngày càng trở thành một biểu tượng chiến thắng của hai thế lực, một bên cố giữ, một bên cố chiếm, các lực lượng quân Nam Việt Nam ép tới ngày càng dữ dội cùng với bom đạn Mỹ trút xuống ngày càng ghê gớm. Tại vị trí quan sát trên nóc tòa tỉnh trưởng, thời khắc yên tĩnh hiếm hoi, Phong lại nhìn về phía phá Tam Giang và nhẩm tính nhanh những bước đi của mình. Giá bữa ấy chưa chấm sát thời điểm hình thành khu phi quân sự, giá lúc ấy thời gian vẫn còn và sông Bến Hải chưa phải là con sông ngăn cách hai bờ, cầu Hiền Lương vẫn qua lại được, anh sẽ ôm Linh trên mình ngựa phóng tiếp về làng. Mình ngu quá! - Phong tự trách - Sao không xin đơn vị cho về trước một hai ngày? Sao vội tin rằng hai năm gặp lại? Để giờ đây biền biệt, giờ đây hy vọng chỉ như tìm bóng hình tăm cá sau màn khói bom lúc đen đặc, lúc tia tía màu hồng nhức mắt. Và cái thằng Nhanh người làng kia, từng bật lóe sáng trong lòng mình hy vọng, để rồi tắt lịm, để rồi bâng khuâng, để rồi trống trải. Giờ đây gặp lại hắn, anh vẫn hy vọng, biết đâu hắn chẳng là manh mối cho mình tìm về người xưa chôn cũ!


Tiểu đoàn trưởng sao nghĩ được rằng cũng thời khắc ấy, anh chàng Nhanh đang rất mông lung. Anh ta không giấu giếm những chuyện vừa nói, như đã giáp mặt tướng Bùi Thế Lân, đã thấy quân lực Việt Nam cộng hòa quyết giành lại bằng được thành cổ Quảng Trị và tin rằng họ sẽ chiếm lại được, nhưng anh không yên lòng giấu việc tháp tùng tướng Bùi thế Lân đi chùa ăn chay một ngày đầu tháng âm lịch. Nhanh trong tổ bảo vệ chuẩn tướng. Nhanh có đi cùng nhưng không phải kề bên. Anh chợt nhận ra ni cô rất quen... Rất quen... như là...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:50:50 am »

CHƯƠNG 13
NGƯỜI CÙNG LÀNG


Sau trận đánh dữ dội trong một ngày hè nóng bức, đài quan sát pháo binh do Nguyễn Quý Phong chỉ huy thở phào nhẹ nhõm. Họ đã chi viện cho đơn vị bộ binh đánh bật lính thủy đánh bộ quân Nam Việt Nam do tướng Bùi Thế Lân chỉ huy ra khỏi chân thành cổ Quảng Trị và rút về Nhan Biều, Trí đức, La Vang. Anh em được phép thay nhau ra sông tắm. Trẫm mình xuống nước thật thú vị, nhưng mà Nhanh không sao cảm thấy yên lòng. Anh những muốn mon men đến bên tiểu đoàn trưởng nhưng lại ngập ngừng. Sự mặc cảm bên này bên kia với Nhanh dần dần được xóa bỏ và giờ đây nổi lên trong chàng trai trẻ là tình nghĩa người làng. Bữa Nhanh đưa tổ đài của anh Phong về rồi gặp ông già Kha tâm trí lẫn lộn cùng những hạt lệ cực lớn hiện ra trên đôi khóe mắt Phong ám ảnh mãi trong ký ức con người từ thuở ấu thơ đã lận đận kiếm sống như Nhanh. Nhanh không hiểu lắm về thời cuộc, cũng không phân định rạch ròi lời lẽ của bên này hay bên kia đúng sai ra sao. Từ khi ra đời và nhận biết được Nhanh đã thấy người ta nói bên kia bờ sông Bến Hải, mặc dù cậu chưa tới đó bao giờ, cho dù chẳng xa xăm gì, nhân dân bị chế độ cộng sản làm cho mất tự do, không dân chủ. Còn trong này, ông Diệm là ngươi kháng chiến đã giành độc lập cho dân tộc và lập ra nền đệ nhất cộng hòa. Nhưng chế độ ông Diệm tàn sát bao nhiêu người làng thì Nhanh biết mà ông già Kha là một trong muốn vàn dẫn chứng. Lang thang vào Huế kiếm sống năm mười một mười hai tuổi, Nhanh đã tận mắt nhìn thấy binh lính quốc gia của ông Diệm đàn áp phật giáo dữ dội ra sao, đàn áp những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh ra sao. Rồi ông Diệm chết, ông Nhu chết, ông Ngô Đình Cẩn cũng chết. Nghe nói chẳng phải do Việt cộng hay Bắc Việt Nam mà là nội bộ cầm quyền của họ gây chuyện với nhau và cầm dây giật giật đằng sau là người Mỹ. Rồi lính Mỹ tràn vào, đông quá, ùn ùn, đem theo bom đạn ngày càng ác liệt. Nhanh nói được tiếng Mỹ khá tốt nhưng anh rất ghét bọn này, trắng thì mũi lõ mắt xanh, đen thì kin kít như than nhóm bếp, rồi nhờ nhờ, hung hung, lại cả tia tía màu đỏ nữa chứ. Chàng trai không thể hiểu được bên kia bờ đại dương ở đâu, nghe nói xa lắm, nhưng xa tới mức nào thì chẳng hình dung nổi... Chung quy lại là vì Nhanh không thích đám này. Cứu giúp nhân dân miền Nam Việt Nam gì mà nhiều bom đạn đến thế, chết chóc ghê gớm đến thế!... Rồi chúng kéo nhau đi nhưng bom đạn vẫn ở lại, và bọn người Nam Việt Nam càng ngày càng tỏ ra hung hăng. Tướng Bùi Thế Lân lúc nào cũng kiêu ngạo với niềm tin chiến thắng. Số phận quẩn quanh thế quái nào lại đẩy Nhanh thành lính chiến dưới quyền chỉ huy của ông ta. Mới cách đây ít ngày, Nhanh còn mặc quần áo thủy quân lục chiến, cầm khẩu AR15, dưới sự chỉ huy của một gã thượng sĩ xem ra cũng khá hung hăng, tháp tùng bảo vệ cho Bùi Thế Lân đến thắp hương, tụng niệm và ăn chay ở tịnh xá Ngọc Châu. Nhanh chẳng có cảm giác gì cả, đi thì đi, thế thôi, không chấp hành là toi mạng, tìm cách đảo ngũ hay về phía bên kia để được sống với những con người như anh Phong giữa dầy đặc lính của ông Thiệu đâu phải dễ. Viên thượng sĩ thấy Nhanh đứng ngẩn ngơ quát: Thằng kia! Lên xe! Cả tiểu đội nhẩy lên một chiếc xe không mui sau khi kiểm tra súng đạn. Chạy! Thượng sĩ ra lệnh. Gã tài xế nổ máy, chiếc xe chồm lên lượn quanh một đoạn đường đất dưới chân đồi, rồi ra quốc lộ một. Gọi là quốc lộ, vì nó là quốc lộ chứ mặt đường bị bom cày đạn xới xe cứ nhẩy tưng tưng hơn cả xe đẩy hàng phải chạy gấp từ bờ sông nơi thuyền cập bến tới quầy hàng của mấy bà béo trong chợ Đông Ba. Theo sau là xe của tướng Bùi Thế Lân. Chuẩn tướng vẫn kiêu hãnh là con người gắn bó cả cuộc đời với binh nghiệp cùng nghĩa vụ cao cả là bảo vệ nền đệ nhị cộng hòa nên cũng ngồi xe zeep mui trần, mặc bụi bậm, mặc gió mưa thét gào. Cả hai xe nối đuôi nhau vào sân tịnh xá. Viên thượng sĩ tỏ rõ sự trung thành bằng cách xe vừa đỗ đã quát nạt binh lính lượn quanh quan sát, chỉ những vị trí cần mai phục, và xấc xược hỏi một ni cô đang đứng ngay trên sân xem có người lạ trong tịnh xá không, nhất là có lính trinh sát Bắc Việt Nam hay Việt cộng nằm vùng không...

- Không hả! Không hả? - Viên thượng sĩ dồn dập truy hỏi - Là các vị phải lấy mạng mình ra bảo đảm đấy nhé! An toàn của tướng quân không phải chuyện chơi đâu!

Nhà nữ tu hành kính cẩn chắp hai bàn tay vào nhau :

- A di đà phật! A di đà phật!..

Xe thứ hai tới và đỗ. Bùi Thế Lân bước xuống. Anh lính hầu đi cùng vội vàng dùng cái khăn bông trắng, phất phất phủi bụi trên người chuẩn tướng từ vai trở xuống, và khi Lân bỏ mũ ra thì anh lính này đón lấy đập dập sạch bụi rồi mới trao lại cho chủ. Cuối cùng anh ta khuỵu hai gối xuống lau đôi giầy da sạch bong như vừa đánh xi. Sau mọi động tác ấy mới nghiêm chỉnh đứng sang bên. Chuẩn tướng Bùi Thế Lân vuốt lại quần áo lần nữa cho ngay ngắn, mũ trên đầu thẳng, kính dâm to bản che kín hai mắt, súng ngắn hơi trễ bên hông, ung dung bước tới. Người nhà phật từ phút đối diện với viên thượng sĩ vẫn đứng im trên sân, giờ cũng vẫn đứng lặng như vậy nhưng xoay mình hướng về phía chuẩn tướng.


Lân tỏ ra khá hiểu biết và quen với nề nếp tịnh xá, chắp hai tay lại, giọng kính cẩn :

- A di dà phật!... Bữa ni ngày rằm!... Chẳng hay nhà chùa vẫn cho phép tôi tạm gác lại chuyện binh dao khói lửa dành ít thời gian yên bình vào nương nhờ cửa phật, hưởng ít nhiều lộc phật, nguyện tăng tần cố hữu được làm ích cho đời.

Người nhà phật chắp hai tay lại đáp lễ:

- A di đà phật!... Thật là vinh hạnh cho tịnh xá chúng tôi... Thưa tướng quân, cửa phật từ bi và luôn luôn rộng mở đón nhận bất cứ những tâm hồn nào, từ bất cứ phương trời nào, trôi dạt về tìm nơi yên thân nương bóng, cho dù lâu dài hay chỉ trong chốc lát...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:51:49 am »

Nhanh ngạc nhiên... Thì ra viên tướng này... khác hẳn với hình ảnh lính Ngô Đình Diệm đàn áp phật giáo cách nay chín năm anh đã từng chứng kiến. Khi ấy họ hung hăng lắm. Những viên cảnh sát và binh lính ào ào xông vào các ngôi chùa, súng lên đạn răm rắp, túm áo cà sa và tóm gáy các vị tăng ni phật tử lôi đi xềnh xệch, ghi ấn tượng mãi trong tâm trí Nhanh. Nhưng anh cũng thấy được lính ông Diệm ngày xưa và lính ông Thiệu hôm nay vẫn chỉ là một. Vẫn súng Mỹ vẫn tiền lương của Mỹ. Còn lòng dạ từng người thế nào, và năm ấy khác năm nay thế ra sao, phải tự từng con người soi rọi giãi bày mới tỏ tường được. Khi người nhà phật chìa tay mời viên tướng vào sảnh lễ đường, dáng đứng nghiêng nghiêng, khuôn mặt hồng lên trước nắng... Bất chợt Nhanh rùng mình. Trời ơi! Nhanh suýt kêu lên - May kìm lại được. Khi vị ni cô đi chênh chếch phía sau viên tướng chừng nửa bước thì Nhanh khẳng định cảm nhận của mình đúng với sự thật... Anh bồn chồn như rụng rời cả chân và tay, chỉ muốn quăng khẩu súng Mỹ, chỉ muốn ba chân bốn cẳng chạy về phía bên kia, tìm Phong cho bằng được hoặc về Huế hay đâu đó tìm ông già Kinh cha đẻ của Phong cho bằng được. Nhưng Nhanh đã kịp trấn tĩnh. Cuộc đời dạy khôn dần cho anh, nên anh đả kịp trấn tĩnh. Nhưng hình ảnh của người tiểu đoàn trưởng bộ đội Bắc Việt Nam, về người đàn anh cùng làng, về bãi bồi nổi lên giữa sông một ngày đã qua, về ông già Kha, về những đối xử ân cần của anh Phong cùng đồng đội, từ phong lương khô 702 từ hộp thịt hộp, từ nụ cười, tiếng nói cử chỉ... Tất cả đều kéo Nhanh mau mau tìm cách trở về với phía bên kia... Giờ đây Nhanh đang ở trong đội ngũ phía bên kia ấy, và điều quan trọng hơn tất cả là anh Phong người làng. Nhanh không biết anh, bởi khi Nhanh lớn và có nhận biết thì chỉ nghe nói anh là lính vệ quốc quân, rồi lại gọi đơn giản là lính cụ Hồ và tập kết ra bắc, chỉ khi nào nước nhà thống nhất mới được trở về. Nhưng rồi cũng chẳng nghe nói gì tới thống nhất mà chỉ thấy thời ông Diệm và chính quyền của ông hô hào Bắc tiến. Rồi cũng chẳng thấy Bắc tiến, và ông Diệm cùng mấy người em là ông Nhu, ông Cẩn toi mạng. Rồi chiến tranh liên miên tới tận hôm nay. Nhanh chỉ biết ông già Kinh, cha đẻ anh Phong, cùng chị vợ rất trẻ và rất xinh tên là Linh. Bữa rời làng vào Huế, người ta nói chị đi kiếm công ăn việc làm. Người lại nói chị vượt ra Bắc để tìm chồng là anh Phong. Chẳng biết tin nào đúng, tin nào sai, Nhanh chỉ nhớ như in bữa chị đưa ông già Kinh rời làng, hai cha con bịn rịn đứng bên bờ giếng chia tay với mấy người hàng xóm, Nhanh còn nhỏ tuổi nên chỉ đứng nghe lỏm họ nói chuyện với nhau:

- Chị Nõn bạn của chị Linh túm lấy tay ông già:

- Bác cứ đi đi. Vào Huế yên hàn và có cơ kiếm ăn được. Nhà cửa con và chòm xóm trông nom hộ. Bác cứ yên tâm ạ! - Rồi chị ôm lấy người bạn tri kỷ của mình - Đi đi! Những lúc khó khăn trong lòng xao động thì cứ hướng ra bờ bắc thế nào anh Phong cũng nhận được tín hiệu. Chắc chắn anh đã thành cấp chỉ huy rồi! Các anh ngoài đó có bao nhiêu năm rèn luyện học tập. Đừng bao giờ lụi tàn hy vọng. Những ngày ra Bố Trạch tìm anh, bóng ngựa hồng đã tạo cho chúng mình ước mơ và ước mơ ấy vẫn đốt cháy lòng ta tới tận hôm nay...

Ông già Kinh nhìn bốn chung quanh như tìm bóng dáng đứa con duy nhất của mình, còn Linh rơm rớm nước mắt nắm lấy đôi bàn tay của bạn. Mấy người hàng xóm nữa lục tục kéo đến để chia tay cha con ông già. Đang lúc bịn rịn thì thình lình ông già Kha, em ruột ông già Kinh, chú của anh Phong, mình trần trùng trục dần dần bước tới, vừa đi ông vừa lảm nhảm:

- Ông Diệm là người yêu nước!... Ông có công kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp!.. Cụ Hồ sẽ phái đàn con của mình trở về... Bộ đội cụ Hồ nhất định sẽ trở về...

Mọi người xúm lại dồn ông già Kha vào ngõ để ông khỏi đi lang thang. Cha con ông Kinh nhìn lại người thân và gạt nước mắt lên đường. Lúc ấy đột nhiên mây đen kéo đến và mưa làm cho không gian sầm tối. Gió quẩn tạo ra lốc xoáy cuộn lá cây, bụi cát mù mịt cả một vùng trời. Chị Linh đi trước, vai khoác túi quần áo tòng teng, tay xách cái giỏ nan tre chắc là dựng thức ăn đi đường. Ông già cất bước theo sau, lầm lũi. Nhanh ngơ ngác nhìn quanh, chẳng biết trời đất đang đêm hay ngày nữa, em định gọi thật lớn: Chị Linh! Nhưng rồi chỉ đứng im, trân trân nhìn về phía hai người trong làng ra đi cậu thấy bóng họ mờ mờ, chìm dần vào chặng đường gió bụi.


Ấy vậy mà đã gần hai mươi năm trôi qua! Ngày tháng mưu sinh đã khiến Nhanh gác lại bao kỷ niệm, những kỷ niệm ấy đã không chết đi mà nó còn găm sâu vào nỗi nhớ để chờ đến hôm nay, anh Phong lù lù là người đang dẫn dắt mình, để bữa trước rất tình cờ Nhanh tháp tùng bảo vệ tướng Bùi Thế Lân tại tịnh xá Ngọc Châu thì gặp ni cô Mỹ Lương, tên cửa phật vậy nhưng chắc chắn chị là Linh. Không nói chuyện này với anh Phong thì Nhanh cảm thấy có lỗi với anh, nhưng nói thì rồi sẽ ra sao đây? Chín mươi chín phần trăm đúng, nhưng cũng còn một phần trăm xác xuất không đúng. Điều quan trọng hơn cả là sao Nhanh không được gặp chị trong những ngày tướng Vũ Văn Giai và quân lính của ông ta bỏ chạy, khi các lực lượng bắc Việt Nam tràn tới tận bờ sông Mỹ Chánh và Huế, thì tịnh xá này nằm trong tầm tay với của anh. Nay tịnh xá Ngọc Châu nằm dưới vùng kiểm soát của quân Nam Việt Nam, anh Phong không thể tới mà mình thì cũng không thể đưa anh tới. Nói chuyện này với anh bây giờ thì cách trở vẫn là cách trở và sự khổ đau chắc chắn ngút ngàn. Từ đây tới tịnh xá Ngọc Chầu gần thôi, nhưng chao ơi sao nghìn trùng cách trở!


Nhanh đến bên tiểu đoàn trưởng:

- Anh Phong ơi! Nước sông mát lắm. Anh tranh thủ lúc im tiếng súng tắm đi. Sảng khoái sẽ làm tinh thần thêm minh mẫn anh ạ!

Phong gấp tấm bản đồ lại ngước nhìn chàng trai người làng thoáng ngạc nhiên. Tay này có khi nào nói với mình những câu nội dung ong óng như thế này đâu nhỉ. Lần trước, sau khi bắt gặp nhau ở bãi bồi giữa sông, nói đúng ra là Nhanh bị bắt, một anh lính rã ngũ bị tóm gáy, đương nhiên Nhanh chỉ có thể thề thốt xin xỏ, lần này Nhanh chạy về với ta, có khác, nhưng giọng nói như một lời khuyên thế kia thì vì sao đây nhỉ? Nhanh nói xong, đứng tần ngần khiến Phong càng nghĩ ngợi, hay là tay người làng này có điều gì ngập ngừng, anh hỏi :

- Sao vậy Nhanh? Định nói gì chăng?

Nhanh khẽ sững người:

- Không! Không đâu anh ạ!

Phong khuyến khích:

- Có gì cần thiết nói thì cứ nói, đừng giấu trong lòng làm gì cho thêm ấm ức khó chịu...

Nhanh vội vã:

- Không! Không có gì cả ạ. Anh đi tắm đi!...

Nhưng khi Phong tắm xong lên thì Nhanh vẫn cứ lân la ở bên và băn khoăn điều gì đó, Phong hỏi thẳng:

- Cậu còn điều gì chưa khai báo phải không?

Nhanh chuyển giọng sau khi đã tính toán rất kỹ:

- Có chuyện muốn nói, chuyện bảo vui thì vui, bảo rằng buồn là buồn... Em hỏi thật nhớ, ở ngoài Bắc anh có tới các nhà chùa bao giờ không? Và em nghe nói ngoài đó chế độ cộng sản cấm tôn giáo tín ngưỡng anh đến chùa sao được!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:52:53 am »

Phong ngạc nhiên:

- Sao vậy? Ai bảo với cậu là ngoài Bắc cấm tự do tín ngưỡng?

- Trong này họ nói vậy.

- Láo toét hết! Chỉ có điều mình không tín ngưỡng nên cũng không đến nhà thờ hay vào chùa lễ phật bao giờ.

- Ngoài ấy vẫn có chùa?

- Có!

- Đạo phật ngoài ấy thế nào?

- Chẳng thế nào cả? Sao cậu lại hỏi thế?

- Thì em muốn nói chuyện với anh cho vui thôi mà, nghe nói ngoài đó có hai phái: Tiểu thừa và đại thừa. Em nghe vậy và biết vậy nhưng thực lòng không hiểu lắm. Còn trong này, phật giáo chia khá nhiều ngành anh ạ: Phật giáo nguyên thủy, phật giáo thống nhất, phật giáo khất sĩ... Ngành nào cũng nói ngành của mình chân chính hơn cả, tu đời đắc đạo hơn cả..

- Cậu định truyền đạo cho mình đấy à?

- Không! Không! - Nhanh kêu lên - Em đâu dám hỗn hào, nhưng mà em có một người chị, chị của em ấy mà, lưu lạc từ ngày em còn bé tí... Anh biết rồi, em mồ côi cha mẹ... Chỉ còn chị...

Phong trở nên quan tâm tới câu chuyện:

- Chị ruột à?

- Vâng... Mà không... Chị con ông bác ruột.

- Sao?

- Chị em đi quy phật ở chùa.

- Sao bây giờ cậu mới nói?...

- Thì em sợ. Nhà chùa ấy bây giờ trong vùng kiểm soát của lính Nam Việt Nam nên em nghĩ chẳng còn cách nào tìm tới được.

- Ai báo tin này cho cậu?

- Chẳng ai báo, mà em gặp. Anh biết không, chuẩn tướng chỉ huy sư đoàn lính thủy đánh bộ đang nhăm nhăm nhẩy bổ vào thành cổ Quảng Trị ấy, rất hay đến chùa vào những ngày rằm hay mồng một...

Tin này hơi lạ khiến Phong chăm chú. Nhanh nói tiếp:

- Một bữa em tháp tùng tướng Lân vào ngôi chùa tên chữ là tịnh xá Ngọc Châu, để ông ta niệm phật và ăn cơm chay...

- Hắn niệm phật và ăn cơm chay?

- Vâng! Quả là như vậy. Báo chí Sài Gòn còn ca ngợi ông ta là người có nhân cách.

- Rồi sao?

- Em gặp một ni cô mà chỉ lúc quay về mới nghĩ có khi đó là chị của mình. Còn chị chắc chẳng kịp nhận ra em, thăng nhỏ oắt xà lai ngày nào, nay vững vàng trong bộ quần áo đã chiến lính thủy đánh bộ. Vả lại thời gian gặp gỡ cũng chỉ trong thoáng chốc...

Giọng Phong trầm xuống:

- Vậy cậu có người thân đang ở vùng kiểm soát phía bên kia, và mình cũng vậy. Chúng ta chỉ còn trông chờ ngày nước non một dải... Thằng người làng ngốc nghếch ạ! Bây giờ cậu chỉ cho tớ xem bờ thành cổ kia, cái mũi tiến quân của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ mà cậu từng là một tay súng, tiến như thế nào?

Nhanh cảm thấy nhẹ lòng khi nói ra được những điều vừa rồi, giọng anh rành rẽ:

- Chẳng theo qui luật nào cả. Muôn hình vạn trạng. Cách của ông Lân thế này, khi toàn tiểu đoàn tiến lên áp sát mục tiêu cần chiếm giữ, dứt khoát phải có phóng viên nhiếp ảnh đi kèm, các ký giả từ Sài Gòn ra lo sự mũi tên hòn đạn nên không chịu bám sát thì ổng bố trí một hai thằng người cùng đơn vị chụp, máy tự động do Nhật sản xuất chẳng cần kỹ thuật cao cường gì trong nghề nhiếp ảnh. Chỉ cần chụp được. Thằng lính nào nhẩy được lên bờ thành trước thì cầm theo lá cờ để thằng phó nhòm phó nháy phía sau chụp, cả hai đều có thưởng lớn. Chúng liều mạng mà!

- Và cậu cũng từng liều mạng cầm lá cờ ấy để kiếm quả thưởng lớn?

- Đâu có! Em đâu hy vọng thưởng lớn. Em tỏ ra hăng hái để dễ đánh bài chuồn. Và em đã chuồn được về đây với anh đó thôi.

Nguyễn Quí Phong im lặng nhìn đoạn tường thành đơn vị anh có nhiệm vụ bảo vệ. Nếu được pháo chống tăng 85 li tới bắn trực tiếp thì hay biết mấy, nhưng khó quá, gần như không thể thực thi, địa hình và thế địch cài cắm chốt giữ như vậy chắc chắn pháo sẽ bị đối phương liều mình hốt gọn. Vẫn phải bắn gián tiếp. Chỉ cần hai khẩu 105 li bắn ở cự li hiệu xuất cao bẩy cây số và hai cối 120 li cũng bắn ở tầm đạn cho hiệu quả nhất là bốn cây số. Nhất định khi địch tiến lên, máy bay chi viện sẽ ném bom bắn phá rất dữ, đội hình phía sau của ta, các pháo thủ phải giữ vững vị trí, thao tác phần tử bắn, ngòi hiệu chuẩn xác và phải nhanh, để không thằng lính nào dám nhẩy lên bờ thành, hay có gan nhẩy lên dứt khoát phải chết lập tức. Nghĩa là đạn bắn tới phải nhanh hơn tốc độ của ánh chớp máy ảnh... Dường như ở Pa ri, người Mỹ và đại diện của Nguyễn Văn Thiệu, cũng đang nhìn vào anh lính cầm lá cờ ba sọc và chàng phó nháy bên chiến hào trước bờ thành cổ kia!

- Giá tổ đài của chúng ta luồn lách vào sâu bên trong?..

Phong trừng mắt :

- Cậu nghĩ đi đâu vậy? không thấy là chúng ta đang đúng chân ở đây cùng các lực lượng khác bảo vệ thành cổ hay sao? Hay cậu có ý định gì?

Nhanh vội kêu lên:

- Em chẳng có ý định gì. Chỉ nghĩ nếu được đi như vậy thì xin phép anh cho đi tìm chị em. Anh cùng đi với em thì càng tốt. Qua chị em biết đâu lại có manh mối cha anh và chị Linh của anh... Và như vậy thì quả thực là có trời phù hộ!

Giọng Phong hơi gắt:

- Thôi nhớ! Tôi không cho phép cậu nhắc tới những chuyện mơ tưởng viển vông này nữa. Chẳng có trời phật nào phù hộ cho chúng ta cả. Chỉ đến ngày giải phóng hoàn toàn miền nam Việt Nam và thống nhất đất nước mới giúp chúng ta tìm được người thân. Đó! Trời đó! Phật đó!

Nhanh buông lửng câu trả lời:

- Vâng! Thì em cũng luôn luôn tin vậy rồi mà...

Phong nói như ra lệnh:

- Tôi giao thêm nhiệm vụ cho cậu đây, ngay bây giờ và hàng ngày cũng vậy, cậu đi quanh khu vực, không được vượt quá xa, xem có hoa chuối, rau lang, rau bí... kiếm về kiêm nhiệm nấu ăn cho tổ đài quan sát. Phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường thì phải báo cáo ngay!

Nhanh làm việc này chăm chỉ và có hiệu quả. Một buổi chiều, lúc ấy đã gần tối, Nhanh hối hả chạy về báo cáo với Phong: Lạ lắm! Anh ơi! Em chưa khẳng định trăm phần trăm, nhưng hình như bờ phía nam sông Thạch Hãn, dịch về xuôi một chút, hơi xa bờ thành cổ ở phía đông, xuất hiện những chiếc thuyền cao su. Nhìn xa không rõ là bao nhiêu chiếc, nhưng đó chính là thuyền cao su. Trò gì đây hả anh?

- Cậu nói đám lính thủy đánh bộ này liều mạng lắm à?

- Vâng!

- Tướng Lân cũng liều mạng và hãnh tiến lắm à?

- Vâng!

- Chẳng lẽ chúng vượt sông?.. Và có thể lắm chứ. Mũi táo bạo này vừa nghi binh vừa chia lực lượng đánh trả, vừa tạo một bất ngờ lớn giúp cho mũi chính diện nhẩy lên bờ thành cổ...

Nhanh bàn:

- Em cho là như vậy.

- Cậu tin không?

- Em tin!

Phong đưa ống nhòm lên quan sát, xác định được mục tiêu cho dù góc nhìn có bị hạn chế, mở bản đồ, lấy thước đo và com pa rồi cùng chiến sĩ kế toán xác định tọa độ...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:27:50 am »

CHƯƠNG 14
TƯỜNG THÀNH


Đúng như phát hiện và dự đoán của tổ đài pháo binh, lính thủy dánh bộ quân Nam Việt Nam do tướng Bùi Thế Lân chỉ huy, nhân lúc mặt trời chưa mọc hẳn, sương sớm còn la đà giăng màn bao bọc tầm nhìn, một cánh quân ào ạt tiến vào bờ tường phía tây thành cổ, một mũi nhỏ nhảy lên thuyền cao su vượt sang bờ bắc sông Thạch Hãn. Ta không bị bất ngờ! Đơn vị bộ binh bảo vệ cũng đã phát hiện ra động thái này. Khi pháo đối phương hoạt động rất mạnh, dữ dội như cuồng phong bão tố tạo uy thế cho bộ binh và chế áp để lực lượng phòng thủ của ta không ngóc đầu lên được, sư đoàn trưởng bộ binh điện cho Phong phải điều pháo ra sát mép nước bắn trực tiếp vào đám lính thủy đánh bộ đang vượt sang. Nhưng không thể kịp và cũng không cần thiết. Mục tiêu là sinh lực lộ, lại trên diện rộng, chỉ cần loại đạn có bề mặt sát thương hiệu quả, Phong tính toán trong chớp mắt, điện cho hai khẩu cối 120 li do Tạ Văn Lạng vừa được đề bạt đại đội trưởng chỉ huy, dỡ pháo cơ động lên phía trước một cây số, thiết bị trận địa ngay bên khe suối rất hiểm hóc, máy bay Mỹ không thể ngờ tới, bắn ở cự li ba cấp số rất có hiệu quả. Bộ binh ta rất khó tiếp cận bờ sông ở khu vực này, vì không bị máy bay khống chế thì cũng bị các loại đạn bắn thẳng từ bờ sông phía nam bắn sang. Đơn vị lính thủy đánh bộ liều mạng vượt sang đánh chiếm vị trí đầu cầu như thả bi vào lỗ dáo. Tướng Lân định đánh quả bất ngờ, nhưng chính ông ta lại bị bất ngờ. Vị trí đầu cầu để quân lính tràn sang không thể nào tạo ra được, nhưng góc bờ tường thành cổ thì ông ta rất vững tin. Ngồi trên máy bay lượn một vòng để nhìn xuống, chính ông ta đã thấy đoạn tường thành bị vỡ này leo lên dễ dàng hơn cả. Điều rất nguy hiểm này tướng Lân chắc không ngờ tổ đài Nguyễn Quí Phong đã có phần tử bắn cho pháo 105 li và đã được trận địa lấy hướng chuẩn. Thành dựng đứng, nơi ấy rất dễ leo lên, và hai khe cạn kia, một dọc theo chân thành, một từ khu gò đông xen kẽ vùng cây non lúp xúp, binh lính dễ bề lợi dụng áp sát để nhanh chóng leo lên, có trụ lại được hay không còn tùy, nhưng quan trọng bậc nhất là phất phất được lá cờ vàng ba sọc cho gã phó nháy nào đó ở phía sau bấm máy. Chỉ cần vậy thôi thì lập tức báo chí Sài Gòn, cả ở nước Mỹ, cả ở khắp đâu đó sẽ có hàng loạt bài ca ầm lên rằng binh sĩ dũng cảm của quân lực Việt Nam cộng hòa đã đẩy lui được các lực lượng Bắc Việt Nam và cắm lá cờ của nền đệ nhị lên thành cổ Quảng Trị. Rồi thì điện khen. Rồi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ ra nhật lệnh. Rồi thì một đoàn ký giả sẽ từ Sài Gòn ra Huế. Rồi tướng Ngô Quang Trưởng sẽ họp báo...


Nhưng những cái rồi thì ấy vẫn chưa đến. Từ điểm quan sát lợi hại này mắt pháo phát hiện ra các mũi tiến của quân Nam Việt Nam. Hỏa lực Hoa Kỳ hoạt động rất mạnh. Có vẻ họ điên khùng, nhưng nói như Nhanh là liều mạng, ngày hôm nay phải tràn vào được thành cổ. Khói bom B52 mù mịt. Lực lượng tấn công tin rằng bộ đội Bắc Việt Nam trong thành cổ sẽ bị vùi lấp hết không thể nào chặn nổi quân lính của họ trùm lên bờ thành và các trận dịa, hỏa lực ở bắc sông Thạch Hãn thì bị ghìm đầu xuống. Không khẩu đội pháo nào bị ghìm đầu nhưng đào bật tung lên thì có. Tin cho biết đại đội  trưởng Tạ Văn Lạng và ba chiến sĩ hy sinh. Trận địa pháo cối 120 li bị mấy loạt bom dào và bom sát thương đánh trúng. Vũ khí bị đánh bật văng ra từng bộ phận, càng bị gẫy và bị bẻ quằn không thể sử dụng được. Chính trị viên Hoàng báo lên như vậy và đề xuất cử người thay thế Lạng. Làm đại đội trưởng thì chưa nhưng đại đội phó thì có thể! - Phong nói rành rẽ vào trong máy - Cứ đề bạt Hốc anh ạ! Con người dũng cảm ấy sẽ phát huy bản lĩnh anh hùng ở những thời khắc như thế này! Vừa lúc đó chiến sĩ trinh sát báo cáo -  Địch đã tới chân thành cổ! Phong nâng ống nhòm lên. Máy bay lao xuống. Một loạt bom nổ, khói đen đặc mịt mù. Một cơn gió thổi bụi lắng xuống đã có thể loáng thoáng thấy từng toán lính Nam Việt Nam đang tiến về phía chân thành. Những chiếc máy bay lên thẳng vũ trang đợi máy bay phản lực ném bom xong liền chúi đầu tới bắn rốc két và đạn hai mươi li không cho bộ binh ta lên được bờ thành. Cho dù vậy, lính Nam Việt Nam cũng rất thận trọng, hoặc là họ hoảng sợ, tiến lên một đoạn lại lợi dụng địa hình, địa vật nằm xuống. Có giây lát tầm nhìn bị che khuất bởi khói bom và bởi lính địch tràn qua góc chết, Phong rất lo lắng, anh chắc chắn lính thủy quân lục chiến sẽ đánh đòn được ăn cả ngã về không ngay buổi sáng hôm nay. Tướng Bùi Thế Lân chắc mẩm phần thắng nằm trong lòng bàn tay, giờ chỉ cần nắm lại. Đến lúc ấy Phong mới lệnh cho hai đại đội pháo 105 li tám khẩu kiểm tra lại phần tử liều thuốc đúng quy định, và khẩu đội đầu đàn bắn quả đầu tiên kiểm tra đường đạn. Chỉ cần điều chỉnh chút ít về hướng và giữ nguyên độ tầm anh cho toàn bộ bắn một loạt. Rồi bắn gấp bốn quả. Đội hình đối phương xao xác nhưng vẫn không dừng lại. Dường như chúng hung hăng hơn thì phải. Hoặc giả cho rằng càng vào sát với bộ binh của ta, thì càng đỡ lo hỏa lực pháo. Họ tiến nhanh hơn và dữ hơn. Phong cho trận địa giảm tầm để thực hiện bắn chặn là chính. Lính Nam Việt Nam như tõe về hai phía hình thành hai mũi tiến về chân thành. Chẳng hiểu do địa hình hay nguyên nhân nào khác mà lúc thì chúng rón lại thành cục, lúc lại nhanh chóng giãn ra. Máy bay phản lực sà xuống cắt bom xong, máy bay trực thăng vũ trang xông tới xăm xăm từng cặp bắn đạn liên thanh và thụt rốc két. Tường thành cổ vẫn trơ ra, gan lỳ, sắt đá... Bất ngờ Phong thấy rùng một cái, trái bom rơi vào tường nhà lúc nào chẳng thể phân định được. Rồi âm u nặng nề như trong cõi hư vô. Rồi tiếng ai đó thăm thẳm từ tít xa vọng lại. Rồi rõ ràng là tiếng Nhanh. Nhanh đang gọi: Anh Phong!...Anh


Phong đâu rồi!... Nghe vậy Phong biết mình còn sống, nhưng không thể nào cựa quậy được, chân tay bị níu chặt lại và đau ê ẩm. Anh ú ớ kêu nhưng âm thanh như bị chặn ngang cửa miệng. Anh nghe thấy tiếng reo: Anh Phong!... Anh Phong chỗ này anh em ơi!... Và gạch ngói được nhanh nhanh bới ra. Phong được đồng đội kéo lên:

- Có ai việc gì không? - Phong hỏi.

- Tiểu đội trưởng trinh sát bị thương- Ai đó trả lời.

- Nhưng băng lại rồi! - vết thương nhẹ thôi anh ạ! - Tiểu đội trưởng trinh sát báo cáo.

- Quan sát mục tiêu!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:28:36 am »

Phong chỉ thị. Họ chuyển dịch rất nhanh về phía một bức tường đổ, và muốn nhìn phải giạng chân đứng trên bờ tường. Không thể đặt được phương hướng bàn với hình chân đế khá rộng, họ quan sát bằng ống nhòm. Tình huống chiến đấu diễn ra có chiều sôi động hơn. Hình như quân nam Việt Nam đang muốn ào ạt xông lên ở phía đông thành cổ, do những đơn vị khác phụ trách bảo vệ, vì mấy cặp máy bay lên thẳng đang chúi xuống thụt rốc két và khi chúng liệng ra thì máy bay phản lực lao xuống cắt bom bi, bom phá. Khói mịt mù, đen sạm, có lúc đỏ đọc như toàn thành cổ là quả cầu lửa. Cảm giác chiến sĩ bộ binh ta còn lại trong thành nếu không bị mảnh gang chém vào thì cũng thành than hết. Góc thành phía tây nam do đơn vị Phong phụ trách, lính thủy đánh bộ do tướng Bùi Thế Lân chỉ huy vẫn tiến. Có những gò đống và khe cạn, phải chăng đối phương đang lợi dụng địa hình, địa vật, cụm lại chốc lát lấy sức, nghe truyền đạt mệnh lệnh, để rồi đồng loạt xông lên. Khó nhất cho mắt pháo lúc này là tầm nhìn bị ảnh hưởng, biên độ xa giới, khói lửa và cả địa hình, địa vật đối phương đang khôn khéo lợi dụng. Từ dưới trận địa chính trị viên Hoàng báo lên, hai khẩu pháo cối 120 li khác đã ở vào vị trí chiến đấu, thay thế cho những vũ khí bị hư hỏng nặng và khỉ đầu đỏ Ôm Văn Reo nhất quyết xin được ở lại vị trí chiến đấu.

- Sao lại gọi hắn là khỉ đầu đỏ?

- Tóc sau gáy hắn bị cháy trụi. Lớp da đầu nơi ấy xém lại, y tá bôi thuốc đỏ sát trùng. Anh em đặt tên vậy và hắn toét miệng ra cười.

Phong hiểu ngay tình huống này. Pháo cối 120 li bắn gấp, nẩy cò được đưa về thế tự động, pháo thủ số hai thả đạn vào miệng nòng, viên đạn trôi xuống chạm cò phóng đi lập tức, lửa phụt ra ở miệng nòng, khi ấy pháo thủ xoay người đón viên đạn của pháo thủ thứ ba đưa tới, lẽ ra ở tình huống không cấp tập anh có thể nhích người ra ngoài một chút, nhưng gấp gáp quá không thực hiện được động tác ấy, nên lửa sẽ liếm vào sau gáy. Tình huống này đã xảy ra nhiều lần, nhiều nơi, với anh em trong đơn vị, nhất là đợt tham gia vây ép Cồn Tiên mùa mưa năm 1967. Nay lặp lại ở đây với Ôm Văn Reo.


Đoán là thành cổ ở phía tây đúng như cái cửa mở. Từ chân tường ở đây leo lên mặt thành là dễ dàng nhất. Và hình như lính thủy đánh bộ Nam Việt Nam đang xung phong. Góc nhìn bị che khuất nên khó quan sát, nhưng Phong thấy rõ các luồng đạn súng máy bởi có viên lửa đỏ lừ, rồi cả đạn B40 phụt từ góc đổ phía trong ngăn chặn bước tiến của đội quân đang liều mạng xông tới. Rồi một cặp máy bay trực thăng vũ trang chúi xuống bắn đạn súng máy. Phong gọi trận địa 105 li bắn tốc độ đều từ chân thành tản ra phía ngoài. Rất khó quan sát mục tiêu nhưng bắn theo diện tích đã được xác định. Rồi thì liên tục ba tốp máy bay trực thăng vũ trang nối nhau xông xáo tung hoành ở vùng cửa mở, thụt rốc két và bắn đạn súng máy. Rồi hai tốp phản lực thay nhau thả bom phá và bom bi. Rồi Nhanh và tiểu đội tưởng trinh sát cùng kêu lên:

- Chúng nó tràn vào! Chúng nó tràn vào!

Sau làn khói bom đạn mịt mù ấy, vẫn có thể nhận ra được những cái đầu nhấp nhô và đặc biệt một lá cờ vàng ba sọc cùng với chủ nhân của nó là anh lính nào đó đang cố ngoi dần lên... Tình huông rất gấp và quá nguy hiểm. Anh lính liều mạng từ chân cửa mở, cố leo, cố leo... Lực lượng bộ binh ta ở đó chắc chắn đã bị khống chế. Phong quyết định điều chỉnh tầm bắn. Để bảo đảm chắc thắng, anh cho cả trận địa cối 120 li nhả đạn. Tốp lính thủy đánh bộ tan tành, và anh lính khốn khổ cầm cờ ngã lăn xuống để lá cờ rũ rượi bay theo. Chẳng biết chàng phó nhòm, phó nháy phía sau có ghi được vào trong ống kính hình ảnh nào đáng giá hay không. Khó lắm, bởi khi lá cờ còn trong tay người cầm thì anh lính xấu số nọ chỉ đang ở chân cửa mở hoặc đang ngoi lên, đến lưng chừng người lính lăn ra, lá cờ bay bay như tấm giẻ, thì có thu được những hình ảnh ấy vào trong ống kính cũng chẳng lấy gì làm ngạo nghễ với đời. Tướng Bùi Thế Lân ơi là tướng Bùi Thế Lân! Biết bao binh sĩ đã ngã gục chỉ vì ngài quá cần cái hình ảnh khoe mẽ kia! Hay chính tổng thống của ngài cần vậy! Chính ông ta đã từng tuyên bố chiếm lại thành cổ nhân ngày quân lực Việt Nam cộng hòa, rồi nhân ngày nọ, ngày kia... Đến hôm nay biết bao máu xương đã đổ xuống, mà cái hình tượng trong mơ vẫn cứ làm đầu các ngài sôi sục. Lại sắp đến ngày rằm âm lịch rồi! Ngài hãy tới tịnh xá nào đó mà cầu khẩn mười phương chư phật và ăn cơm chay cho lòng dạ thanh thản có hay hơn không. Viên đại tá cố vấn Mỹ luôn cặp kè bên ngài chỉ hết nhiệm kì là tếch về Mỹ để lại khẩu súng cho ngài với những lời căn vấn dặn dò của kẻ ở rất xa, chẳng hiểu gì về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam ta, chẳng hiểu gì về truyền thống kiên cường của dân tộc Việt Nam ta, ngơ ngác trước cõi tâm linh của ngài trong việc ngài tới chùa ngày rằm hay mùng một, lại cứ răn dạy dân ta phải thế này thế khác, phải tự do theo cái kiểu họ đang tự do. Ngài là người Việt nam. Tôi cũng là người Việt nam. Ngài và đồng đội của ngài, tổng thống của ngài đang dựa vào người Mỹ. Còn tôi cũng chẳng ghét gì người Mỹ, tôi cho rằng tiếng nói của những người Mỹ đáng kính như luật sư Luther King giá trị gấp ngàn vạn lần những luận điệu của Giôn Xơn rồi Nich Xơn hay Kit Sinh Gơ đang rao giảng...


Lá cờ vàng ba sọc ấy tơi tả bay xuống chân thành cùng với những anh lính khốn khổ cũng chấm dứt một ngày quyết liệt của bên phản công là binh lính Nam Việt Nam và bên giữ thành là các chiến sĩ anh dũng quyết không lùi một bước. Giọng khản đặc nói không thành tiếng, Phong vẫn gọi Nhanh lại: Này, làm sao tối nay có bát canh chua lá bứa? -  Đào đâu ra lá bứa bây giờ? - Nhanh nghĩ rất nhanh, chắc là quá háo nước, khô cổ, bỏng họng mà thèm chua. Chỉ trong rừng mới có bứa, ở đây là tòa tỉnh trưởng Quảng Trị.... Nhanh nghĩ rất nhanh, thì cứ có canh chua là được, lá me chẳng chua là gì, khế hay chanh chẳng chua là gì. Mấy ngày qua, Nhanh đã phát hiện quanh đây không thiếu gì những thứ đó, Nhanh đưa ý kiến ấy ra bàn bạc và anh Phong hưởng ứng liền. Nhưng chưa kịp triển khai nấu nướng, thì một bức điện từ Sở chỉ huy tiền phương pháo binh bay tới, lệnh cho tổ đài phải vượt sông ra bờ bắc ngay tức khắc. Và không phải chỉ có tổ đài của đơn vị anh, các tổ đài của những đơn vị pháo binh khác, các đơn vị bộ binh giữ thành, chúng ta phải giữ gìn lực lượng. Trận đánh quyết liệt hôm nay không phải là trận đánh cuối cùng. Trên bàn đàm phán Pa ri bế tắc cũng đã được khai thông, khi phía Chính Phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp cả gói không có yêu cầu đánh đổ ngay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà chỉ giữ nguyên lập trường cơ bản có tính nguyên tắc, nghĩa là Mỹ phải rút hết quân lính cùng những phương tiện chiến tranh và không đả động gì tới vấn đề bộ đội miền Bắc phải rút về miền Bắc, có nghĩa rằng mọi lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn có quyền tiếp tục đứng trên địa bàn của mình. Rút bỏ một phần đất đai vào thời điểm này hay thời điểm khác, có thể địa bàn quan trọng trong rất nhiều trường hợp chỉ là biện pháp chiến thuật. Việc bảo toàn lực lượng, giữ vững và phát triển lực lượng mới là yếu tố quyết định của thành bại. Tháng 1 năm 1947 lực lượng kháng chiến trong lòng Hà Nội chẳng rút lui ra chiến khu để sau này lớn mạnh và giành chiến thắng lẫy lừng rồi lại quay trở về Thủ Đô dưới bóng cờ sao phấp phới đó thôi. Toàn tiểu đoàn hội tụ lại trong cánh rừng bên sông Cam Lộ phía thượng nguồn. Mặt mũi người nào cũng hốc hác. Gặp nhau tay nắm tay thật chặt, cười vui hết cỡ nhưng chỉ thấy những hàm răng trắng ởn và đôi mắt le lói sáng. Nhưng đây không phải là thời gian dừng lại, không phải ngày giờ để củng cố hà hơi tiếp sức, trận địa dàn ra dưới chân đồi và phần tử bắn được đánh dấu vào hướng chuẩn cho từng khẩu pháo.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:29:35 am »

Cấp trên thông báo lính thủy đánh bộ Nam Việt Nam do chuẩn tướng Bùi Thế Lân chỉ huy đổ vào thị xã và thành cổ Quảng Trị, chúng ta kiên quyết không cho họ vượt sông sang bờ bắc. Cũng có một số ý kiến phân vân, hay nói cho đúng là hơi nản lòng vì đã không giữ được thành cổ, song nhiều ý kiến cho rằng rút ra là phải, không thể mỗi ngày phải hy sinh bao nhiêu con người chỉ để đứng chân ở cái thành chẳng còn ý nghĩa gì tiêu biểu đặc trưng về cục diện chiến trường. Điện Biên Phủ năm 1954 người Pháp cũng đã tính tới con bài bỏ chạy, song nguy nan cho số phận của Đờ Cátxtơri là không có đường mà chạy. Năm 1968 lính thủy đánh bộ Mỹ trụ ở Khe Sanh, tổng thống và các cấp chỉ huy chóp bu của họ từng ký vào văn bản không thể để mất cụm phòng thủ có ý nghĩa chiến lược này, nhưng rồi cũng phải cuốn gói tháo chạy khỏi Khe Sanh. Chúng ta không như lính Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954, cũng chẳng giống lính Mỹ ở Khe Sanh năm 1968, nhưng ta có cách dùng binh của ta, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong những tình thế và tương quan lực lượng khác nhau.


Tổng thống Thiệu đã bay ra Huế. Ông ta đang vô cùng hoan hỷ. Ngô Quang Trưởng cùng nhiều tướng lĩnh quân lực Việt Nam cộng hòa long trọng đón tiếp ông ta. Thiệu không nói nhiều, cũng không dại gì ở lại lâu, tổng thống thăm một số đơn vị, thăm một vài địa phương trong thành phố. Vinh danh chuẩn tướng Bùi Thế Lân và gọi viên tướng chỉ huy lính thủy đánh bộ này là người hùng của nền đệ nhị cộng hòa, đặc biệt ông ta đã long trọng phát biểu trước một đoàn ký giả khá đông đảo đang sẵn sàng các phương tiện ghi chép chờ đón:

- Các bạn! Ngày 19 tháng 6 năm 1972, tôi đã phát động chiến dịch ba tháng, thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ, để rồi từ đó đánh đuổi quản đội cộng sản ra khỏi miền Nam Việt Nam một cách vĩnh viễn. Quân lực nguyện quyết tâm đem lại cho đồng bào một cái Tết Quý Sửu yên lành hơn những cái Tết đã qua.

Ông ta dừng một lát như để nhấm nháp niềm kiêu hãnh rồi mới nói tiếp:

- Hôm nay, toàn quân toàn dân ta thành công rực rỡ trong chiến dịch này và đã lấy lại được thế chủ động trên khắp các chiến trường.

- Nhưng chiến thắng của chúng ta cũng mới chỉ là một nửa.

- Chúng ta phải đi đến toàn thắng.

- Chúng ta còn hai việc phải hoàn tất nhanh chóng từ nay đến Tết. Đó là:

Tổng thống lại dừng để đám ký giả chờ đợi những lời vàng ý ngọc từ cửa miệng một con người đang vô cùng đắc ý. Và ông ta ngạo nghễ ngẩng cao đầu nhắc lại cái mệnh đề nối tiếp:

- Đó là: Thứ nhất, quân đội phải luôn luôn giữ thế chủ động, khai thác chiến thắng, quét sạch quân thù. Thứ hai, đồng bào và cán bộ phải làm sạch hậu phương, tiêu diệt cộng sản nằm vùng.

Để kết luận bài diễn văn trúc trắc như đoạn đường đầy sống trâu này, tổng thống của nền đệ nhị cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu long trọng tuyên bố:

- Chúng ta sẽ làm được! Chúng ta sẽ chiến thắng! Có vậy cái tết Quý Sửu này mới là một cái tết ngon lành!

Không có tiếng vỗ tay vì người ta vẫn nơm nớp lo sợ đạn pháo đối phương thình lình rót vào tận tới nơi đây. Vị tổng thống lúc nào cũng kiêu hãnh nói vậy là việc của ông ta. Mới cái Tết trước, ông ta chẳng bay ra tuyến phòng thủ, nói rằng hệ thông kiên cố mà người Mỹ bàn giao lại cho quân lực Việt Nam cộng hòa này, có thể bị đánh thủng chỗ này, chỗ khác, nhưng dứt khoát không thể vỡ. Cũng những ngày xuân năm trước ấy, ông ta chẳng đã ca ngợi tướng Giai hết lời và ngỏ ý tin tưởng ở tướng Lãm, giờ đây tướng Lãm mất chức còn tướng Giai ông ta cho vào bóc lịch ở khám Chí Hòa.


Bài diễn văn ngắt quãng đầy những gạch đầu dòng như bậc thang từ dưới suối lên sau trận mưa lũ của ngài tổng thống được các báo Sài Gòn tỉa tót, bình luận, ngợi ca, biến thành lời vàng ý ngọc. Tờ Chiến Sĩ cộng hòa ngày 10 tháng 10 năm 1972 đăng nguyên văn. Phát biểu xong, Thiệu bay thẳng về Sài Gòn. Nhưng ông ta cũng không vội vàng tiếp cái ngài Kít vừa từ Pa ri về Oa Sinh Tơn, rồi từ Oa Sinh Tơn sang đây. Kít càng muốn vồ vập thì tổng thống Việt Nam cộng hòa càng lững lờ. Tin riêng cho biết, Hoa Kỳ đã thối chí, đã có những nhượng bộ không thể cho phép. Vì sao không bắt Bắc Việt Nam phải rút quân? Vì sao không tạo thành những vùng tập kết tạm thời? Vì sao để cho cộng sản đẻ ra cái gọi là lực lượng thứ ba, với cái quái thai còn trong bóng ma, là hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc. Kit sing gơ còn định ra Hà Nội. Gặp ai ngoài đó? Lê Đức Thọ và Xuân Thủy à? Chẳng đã ngồi chán với nhau ở Pa ri rồi đó sao? Tóm lại là không có hiệp định chi hết, không có kí kết chi hết... Tổng thống cay đắng nhận ra rằng mình có thể bị bỏ rơi, nền đệ nhị cộng hòa Việt Nam chỉ là quân bài mà người Mỹ thấy rằng đã đến lúc phải tuột khỏi tay mình.


Tổng thống điện cho tướng Trưởng và tướng Lân cùng các viên chỉ huy khác ngoài đó cần khao thưởng binh sĩ. Phòng tuyến Mỹ Chánh đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của nó và Sở chỉ huy tiền phương của tướng Lân lúc này nằm ngay trong thành cổ Quảng Trị. Nhân dân lục tục trở về. Đại tá tỉnh trưởng Quảng Trị đã cùng tướng Lân lúc dùng máy bay lên thẳng, lúc dùng xe ô tô, đi thị sát khắp vùng phía nam sông Thạch Hãn. Máy bay lượn từ bờ phá Tam Giang lên, chao đi chao lại ở bầu trời Ái Tử, đáp xuống sân cỏ trước nhà thờ La Vang để họ vào úy lạo tinh thần các đức cha trông coi xứ đạo, rồi lại cất cánh, bay ra phía bắc, trên bầu trời thành cổ, nó định hạ cánh thì ... ình... ình... ình... Một loạt tiếng nổ đầu nòng, tiếp đến tiếng réo của đạn dại bác nghe đến khiếp, và những ánh chớp cùng cột khói bốc lên. Tướng Lân thấy ngay rằng, giờ đây là tiếp đến thời kỳ của hầm hào, phòng thủ, lính dự bị của ông ta đã làm nên vinh quang là đánh bại bộ đội Bắc Việt Nam. Việc bảo vệ thành trì hôm nay thuộc về tướng Điềm và viên đại tá tỉnh trưởng đang cùng ngồi trên máy bay đây. Bắc Việt Nam bắn dữ quá, họ xem ra nguồn đạn được vẫn dồi dào, những biện pháp ngăn chặn của Ních Xơn xem chừng cũng không phát huy hiệu quả. Mà hỏa lực Bắc Việt Nam, thì cho dù có xe tăng, có tên lửa mang vác này khác, pháo binh vẫn là thứ làm cho đối phương khiếp đảm hơn cả. Các pháo thủ thao tác những viên đạn bay trong không trung rót xuống mục tiêu như rót vào lỗ đáo... Nhưng biết đâu sẽ có một giải pháp? Báo chí nói nhiều về nội dung này và các phái viên của tổng thống Ních Xom lượn đi lượn lại như con thoi giữa thủ đô Hoa Kỳ, thủ đô Pháp và Sài gòn.


Tổng thống Thiệu vẫn tuyên bố, không có hòa bình gì cả nếu bộ đội Bắc Việt Nam không rút về phía bên kia sông Bến Hải!

Họ đâu có rút. Đạn pháo của họ đang rót tới ngày một dữ dội, làm cho máy bay chở chuẩn tướng và viên đại tá tỉnh trưởng không sao đỗ xuống Quảng Trị được mà phải quay về Ái Tử. Tướng Lân kiêu hùng vừa bước ra khỏi cửa máy bay đã gặp một đoàn ký giả đứng đợi, còn có cả một tốp nữ sinh duyên dáng của mấy trường đại học Sài Gòn. ông ta đứng thẳng người, vuốt lại quần áo cho ngay ngắn, trả lời rành rẽ từng câu hỏi và cố đừng để hiểu lầm là mình đang ngạo mạn. Người ta có cảm giác quân lực Việt Nam cộng hòa có những tướng chỉ huy như Ngô Quang Trưởng và tướng Bùi Thế Lân dứt khoát sẽ không bao giờ bị đánh bại. Họ có ngờ đâu, và chính tướng Lân và tướng Trưởng cũng không ngờ, chưa đầy ba năm sau, nghĩa là vào những ngày cuối tháng ba đầu tháng tư năm 1975, tướng Ngô Quang Trưởng phải lội ra biển để thuyền của đồng bọn quay lại đón trốn chạy và tướng Lân bị tố cáo bỏ rơi quân lính ở cửa Thuận An. Sang lưu vong nương nhờ đất Mỹ, tướng Bùi Thế Lân mất mặt, ra sức cải chính tin mình bỏ rơi binh lính chạy thoát thân ở cửa Thuận An, một mặt vẫn kiêu hùng vì đứng trong mặt trận chống cộng sản tới cùng. Khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa mọi quan hệ, lãnh đạo của hai bên đều đến thăm và chúc tụng nhau, bao bà con ra đi đã trở về, và bao người trong nước là cộng sản hay không cộng sản đều đã sang thăm Mỹ, ông ta vẫn nghênh ngang với cái nhìn lạc lõng chỉ có trong bóng tối. Năm tháng qua đi, biết bao cựu chiến binh Mỹ sang thăm lại Việt Nam và ra sức đóng góp nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát và xua đi một mặc cảm tội lỗi. Biết bao cựu sĩ quan quân Nam Việt Nam như ông ta ngày ấy đã trở về, thì một trò rất buồn cười lại được bày đặt ra và tướng Bùi Thế Lần là nhân vật trung tâm.

Đó là:

Năm giờ chiều thứ bẩy, ngày 7 tháng 3 năm 2009, tại phòng họp của đài phát thanh Radio Sài Gòn trong khu thương mại Southwest thành phố Houston, hai mươi quan khách Hoa Kỳ và bốn mươi quan khách Việt Nam dự buổi lễ trao huy chương Saigon of Merid cho tướng Bùi Thế Lân.


Trang mạng Google còn chua thêm, hay ngày ấy vì chinh chiến nên chưa làm kịp và bây giờ mới thực hiện trong điều kiện yên hàn. Rằng, huy chương này đã được trao cho Bùi Thế Lân khi quân lực Việt Nam cộng hòa làm chủ Quảng Trị tháng 9 năm 1972. Trung tá Emrett Sterling Huff cựu cố vấn tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến đọc bản tuyên dương bằng Anh ngữ, sau đó đại tá Nguyễn Thành Trí, tư lệnh phó thủy quân lục chiến đọc bản Việt ngữ do Robert M. Gater ký.


Thì ra huy chương này là của Mỹ trao. Hơn một phần ba thế kỷ sau người ta bỗng nhớ tới công lao cầm súng Mỹ của ông ta và trao cho ông ta. Người ta quên hay cố quên, chuyện ông bỏ mặc binh lính chết chìm ở cửa biển Thuận An một ngày cuối tháng 3 năm 1975 để chạy thoát thân như thế nào!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:30:39 am »

CHƯƠNG 15
ĐẰNG ĐẴNG THÁNG NGÀY


Sau ngày lính thủy quân lục chiến do chuẩn tướng Bùi Thế Lân chỉ huy cùng với các lực lượng khác của quân lực Việt Nam cộng hòa tái chiếm thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị, các viên tướng hăng máu ra sức vượt sông Thạch Hãn, chiếm lại Đông Hà, Ái Tử, Cam Lộ và đẩy bộ đội Bắc Việt Nam về bên kia sông Bến Hải. Tuy điều đó không bao giờ thực hiện được. Trước đây hàng vạn lính thủy đánh bộ Mỹ hùng hậu như thế, bom đạn ngút trời như thế, đã có ngày huy động tới hàng chục tiểu đoàn tràn ra cả bờ nam khu phi quân sự cũng chỉ nhằm diễu võ dương oai để rồi mau mau rút biến. Bộ óc điện tử do tướng Maramara làm đại diện đã lập phòng tuyến, báo chí phương tây bảo răng đến con chuột chui qua cũng không lọt, thế mà phải cuốn gói khỏi Khe Sanh, để mấy tiểu đoàn bị loại khỏi vòng chiến trên các cánh đồng Gio An, để rồi bàn giao cho quân lính của ông Thiệu và bị tan tành mây khói trong những ngày bão lửa vừa qua. Giôn Xơn còn gào thét khôi phục khu phi quân sự theo tinh thần hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương bị phía Hà Nội lờ đi coi như lời kêu cứu của kẻ sắp chết. Giờ đây tướng Ngô Quang Trưởng cùng một loạt các viên tướng dưới quyền, và cả tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hô hào đẩy lực lượng Bắc Việt Nam về bên kia sông Bến Hải chỉ là chuyện nực cười.


Nhưng mà Quảng Trị đã về với quân lực Việt Nam cộng hòa, cho dù có giữ vững chăng nữa cũng khó bề xây dựng ngay được, ngài đại tá tỉnh trưởng tính như vậy. Bắc Việt Nam chắc chắn sẽ không để cho một người lính cộng hòa nào vượt sang bờ bắc sông Thạch Hãn mà không bị trừng trị. Bàn đàm phán Pa ri nghe nói cũng đang nhộn nhịp. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng sắp sửa bắt đầu. Những sự kiện đó đan kết với nhau, móc nối chặt chẽ với nhau, liên quan đến nhau, làm cho con sông Thạch Hãn tự nhiên như có hai bờ phân chia ranh giới, ông tỉnh trưởng lướt trên phố phường thị xã, không còn lối để đi, đường bị lấp, nhà bị đổ, tường bị sập, không thể nào gọi là phố phường được nữa. Ông về Huế, nghỉ lại một ngày, động viên bà vợ cùng con cái, rồi tiếp tục nhiệm vụ ở phía trước. Bà tỉnh trưởng cũng chẳng nôn nóng chuyện trở về, vì đây cũng chính là nhà của vợ chồng bà. Với khuôn viên bốn trăm mét vuông, chẳng rộng rãi gì so với các gia đình khác, một ngôi nhà hai tầng nho nhỏ ẩn sau những vòm cây. Ở đấy thanh bình, êm dịu khiến những người phụ nữ yếu đuối như bà chẳng bao giờ muốn rời xa. Những ngày tháng qua, khi Bắc Việt Nam chưa mở đợt tấn công dữ dội, thị xã Quảng Trị còn yên hàn, bà và con cái ra ở ngoài đó cho gần ông tỉnh trưởng là lẽ đương nhiên. Căn nhà vườn phía nam sông Hương thơ mộng này được giao cho ông già làm vườn trông nom quản lý. ông là con người đáng tin tưởng và đáng quý, hầu như ông không lúc nào ngừng nghỉ chân tay. ông theo dõi thời cuộc khá sát sao và có những chính kiến xác đáng nhưng lại rất ít nói, hầu như không bao giờ tranh luận, nên những lúc có vấn đề này khác, khó bề lý giải, bà tỉnh trưởng đã vời đến ông. Tuy nhiên bà vẫn có phần ngần ngại, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cũng đã phải đi tập trung cải huấn và học tập tố cộng. Nghe đâu ông lại có con trai là lính Cụ Hồ tập kết ra bắc, chắc chắn cộng sản một trăm phần trăm, song được cái ông cần cù, chịu khó, chu đáo, và ngay giữa trào Mậu Thân ông cũng chẳng vội vã theo dòng người cầm cờ đỏ sao vàng đi ủng hộ phía bên kia. Suốt những năm tháng làm giúp việc gia đình bà, ông sông lặng lẽ, lòng như đau đáu hướng về điều gì đó lớn lao chưa hình dung nổi. Khi phòng tuyến Mỹ Chánh bị quân Bắc Việt Nam uy hiếp nặng nề và đạn pháo của họ rót cả vào Mang Cá ông vẫn bình thản. Khi tướng Trưởng, tướng Lân cùng các tướng lĩnh khác tái chiếm toàn bộ thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị, tạo ra phòng tuyến Thạch Hãn vững chắc, ông dường như không quan tâm...


Một buổi chiều đẹp trời, bà tỉnh trưởng bảo chị Tâm giúp việc, mời ông lên phòng khách. Sự này có vẻ long trọng khác thường, và ông cũng ăn mặc chải chuốt sạch sẽ khác thường, khiến khi ông bước tới, nếu không phải người trong nhà quen biết thì chắc chắn cho rằng ông là một vị khách thực sự. Bà tỉnh trưởng bỗng dưng thấy muốn trải lòng, và chắc chắn chỉ có ông mới trả lời được những mắc mớ trong lòng bà, phần để thỏa trí tò mò, phần để nhẹ vợi đi những gợn sóng về thời cuộc.

- Ông Kinh! - Bà tỉnh trưởng lên tiếng trước và chỉ tay vào cái ghế nệm to lớn - ông ngồi đi. Mấy luống hoa ông đã tỉa tót xong. Tưới tắm giao cho chị Tâm lo giúp. Hàng rào duối cũng đã cắt xén gọn gàng. Thư thả một chút nói chuyện phiếm cho vui, ồng thấy được chứ?

Người làm thuê vẫn đứng hơi khép nép khiêm nhường:

- Bà cho phép, song chẳng hay tôi đâu có dám...

Bà tỉnh trưởng khẽ kêu lên:

- Ấy! Ông đừng có nói vậy. Về tuổi tác ông là bề trên của vợ chồng chúng tôi kia mà. ông giúp đỡ cho vợ chồng chúng tôi bao năm. ông nhà tôi vẫn nói, giá không có ông, tìm người khác ưng ý đâu dễ...

- Bà đã quá khen. Xin cám ơn bà!...

- Thì ông cứ ngồi xuống đi, tôi muốn hỏi ông một chuyện:

- Vâng! Tôi xin lắng nghe đây, thưa bà...

- Ông có tin tức gì về người con trai tập kết ra Bắc hay không?...

Người làm vườn lúc này đã ngồi xuống ghế, thân hình ông nhỏ bé lọt thỏm trong bộ khung rộng mềm mại của bành ghế. Câu hỏi hơi bất ngờ nhưng không làm ông già đột ngột. Từ thời Ngô Đình Diệm người ta đã hỏi ông câu đó, đã gây cho ông bao đau khổ. Người em trai ở lại làng là ông già Kha còn bị tra tấn, đánh đập đến tàn héo và lẫn lộn trí nhớ. Ông may mà chưa đến nỗi như em ông. Rồi ông tìm được việc làm là trông coi căn biệt thự với một vườn cây, chủ của nó là một sĩ quan chế độ Sài Gòn, song may thay chẳng lấy gì làm hung hăng ác độc. Đi làm trong thành phố, tiếp xúc nhiều va chạm lắm, ông rút ra một điều rằng, sỹ quan quân đội Sài Gòn hay các loại cán bộ của chế độ ấy vẫn có người thế này kẻ thế khác, cũng như lính Mỹ nhẩy vào miền Nam Việt Nam, không phải bất cứ ai cũng say máu chiến tranh và một lòng tả xung nơi trận mạc. Chính mắt ông đã thấy những người lính Mỹ phản chiến và bị bắt, da trắng có, da đen có, nhờ nhờ đùng đục có. Chính mắt ông đã thấy khối viên cảnh sát và binh lính Sài Gòn làm ngơ trước đoàn biểu tình của sinh viên và học sinh thành phố đòi hòa bình, đòi thảo luận nghiêm chỉnh với phía bên kia ở Pari... Ông chỉ thương con bé - trong thâm tâm ông cứ nghĩ về đâu con mình như vậy - Tuổi trẻ qua đi, tuổi sồn sồn ương ương còn đó, và cũng đang vùn vụt trôi về phía sau, tháng ngày chẳng bao giờ dừng lại, chiến tranh cứ liên miên. Năm Mậu Thân đã nuôi bao hy vọng, ông ngóng trông, ông đợi chờ, niềm tin như ngọn lửa ấp ủ không bao giờ tắt, nhưng chưa được bùng lên.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM