Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:13:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mắt pháo  (Đọc 5801 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:51:35 am »

Trên đường về hai người vừa đi vừa nói chuyện.

Hoàng:

- Tôi thấy ông là người dễ chịu.

Phong:

- Anh đang nói tới ai vậy?

Hoàng:

- Tư Lệnh pháo binh mặt trận ấy?

Phong:

- Thì ông luôn là người dễ chịu.

Hoàng:

- Anh quen ông lâu rồi à?

- Lâu rồi! Từ những ngày học ở Trung Quốc về, rồi làm giảng viên chiến thuật của trường sĩ quan pháo binh Sơn Tây.

- Ông nhắc tới anh bằng những lời như thế, tôi tin là quan hệ thân tình.

- Thì thân tình thật mà.

Hoàng chạnh buồn:

- Sao anh cứ trả lời nhấm nhẳn vậy. Tôi hỏi thì anh mới nói!

Phong vội kêu:

- Chết! Chết! Đừng giận!... Chỉ là tôi đang nghĩ... Vậy kể anh nghe nhé... Tôi quen riêng ông cũng trong trường hợp rất đặc biệt. Khi ấy ông làm tham mưu trưởng, còn tôi đang làm nhiệm vụ giảng dạy ở trường sĩ quan Sơn Tây. Nửa đêm một ngày đầu năm 1960 liên lạc nhà trường nâng đầu tôi dậy: Anh mặc quần áo, mang theo toàn bộ quân tư trang lên gặp hiệu trưởng. Tôi choàng tỉnh và mọi động tác đều rất nhanh:

- Hay rồi! Giải phóng Miền Nam hay giành chính quyền ở Sài Gòn rồi!

Ấy là bụng nghĩ vậy. Nhưng mà lạ lùng thay, hiệu tưởng nhà trường đứng đợi tôi ngay phía cửa, chỉ bắt tay và nói gọn một câu: Chúc thắng lợi! Rồi lệnh cho tôi lên chiếc xe đang đỗ đợi ngoài đó. Xe chạy một tiếng đồng hồ, ấy là tôi phỏng đoán vậy, chứ lúc bấy giờ lòng dạ bay tứ tung chẳng nhớ gì cả, tới phòng trực ban tác chiến Bộ Tư Lệnh pháo binh. Chính Tư Lệnh pháo binh hôm nay, khi ấy là tham mưu trưởng, mở cửa xe cho tôi và nói với tôi bằng tiếng Pháp. Tôi ngỡ ngàng đến mức ngay dơ không biết trả lời thế nào. Ông vẫn hỏi băng tiếng Pháp:

- Nhận nhiệm vụ ngay được chứ?

May sao năm tháng qua tôi chẳng nói chuyện với ai bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp nhưng vẫn đọc sách khoa học quân sự, sách văn học bằng tiếng Pháp, nên tôi trả lời khá lưu loát:

- Thưa thủ trưởng, sẵn sàng!

- Vậy từ giờ phút này chỉ được phép dùng tiếng Pháp. Vào đây! Nhiệm vụ cụ thể Tư Lệnh và Chính ủy binh chủng sẽ trao cho cậu!

Tư Lệnh và Chính úy binh chủng cũng đang chờ tôi ở cửa, vội bắt tay tôi rồi cùng bước vào trong phòng, có một bàn ăn khá thịnh soạn và đèn sáng chưng. Cùng hai người bạn nữa, cũng như tôi, nghĩa là cấp hàm, trình độ, dặc biệt giỏi tiếng Pháp. Sâm banh mở ra! Anh biết thời kỳ ấy chai sâm banh còn lạ kỳ với chúng ta nữa kia. Ngay sau đó chúng tôi được đưa tới gặp ông Võ Nguyên Giáp và ông Cay xỏn Vông Vi Hẳn rồi chạy thẳng ra sân bay Gia Lâm, lên phi cơ, cùng cánh pháo thủ quần áo nhếch nhác vì vừa tóm được ở bãi tập thực binh Vinh Phúc. Chúng tôi chở thành sĩ quan Coongle và các chiến sĩ kia là binh sĩ của Coongle.

- Nhưng Coongle là người của phía bên kia và về sau này vẫn là người của phía bên kia?

- Nhưng thời khắc ấy của lịch sử được mấy năm gì đó, anh hướng về Pa thét Lào và ủng hộ đường lối của Pa thét Lào. Chính anh ta phút nguy nan nhất đã bay sang cầu cứu Việt nam dân chủ cộng hòa về quân sự mà trước hết là về pháo binh.

Chính trị viên Hoàng vân vi suy nghĩ về cái điều kỳ lạ này và câu chuyện hấp dẫn cứ lôi cuốn anh. Anh hỏi:

- Quá trình tác chiến cứ dùng tiếng Pháp?

- Tất nhiên!

- Cả với anh em trong đơn vị?

- Không! Anh em trong đơn vị có biết tiếng Pháp đâu mà sử dụng. Chỉ giao tiếp với bạn hay chính Coongle mà thôi.

- Thế anh có gặp riêng Coongle bao giờ không?

- Nhiều chứ!

- Hay nhỉ!

- Hôm hai vị hoàng thân trao và gắn huân chương Vạn Tượng của nhà vua Lào cho tôi Coongle đeo quân hàm sĩ quan cấp tướng cũng có mặt. ông ta mới được tấn phong.

- Giữa Coongle và anh có va vấp gì không?

- Phải cố tránh chứ. Tất nhiên cũng có trường hợp khó xử, tỉ như lúc buộc phải rút khỏi thủ đô Viên Chăn, pháo binh Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm từ Nọng Khai bên Thái Lan bắn sang dữ dội quá, ông ta lệnh cho tôi phải trừng trị cụm hỏa lực đó. Tôi vô cùng phân vân. Nếu không bắn tức là từ chối chấp hành lệnh của ông ta. Nếu bắn thì đó là đất Thái, và họ thừa biết hỏa lực này phải từ Bắc Việt Nam sang chứ Coongle đào đâu ra, sẽ rất rắc rối về ngoại giao. Tôi phải tìm kế hoãn binh rồi xin ý kiến của ông Thao Chăn tức ông Chu Huy Mân để sau đó chỉ bắn sang mấy quả chiếu lệ.

Chính trị viên lại kêu lên khe khẽ như nói với riêng mình:

- Hay nhỉ!

Rồi bình luận:

- Thì ra khoản tiếng Pháp cũng quý giá cho Cách Mạng đáo để nhỉ!

Tiểu đoàn trưởng suýt bật cười. Nhưng anh im lặng. Họ về đến đơn vị trời mờ tối, ăn uống nhanh gọn rồi triệu tập các cán bộ đại đội giao nhiệm vụ cụ thể. Mười hai khẩu đội pháo đã sẵn sàng. Cơ số đạn đầy đủ trong hầm chiến đấu, đạn dự bị cũng đã được chuẩn bị. Hướng chuẩn đã xác định và các hướng phụ có đủ tọa độ. Phong chợp đi như chết chừng bốn tiếng đồng hồ thì tỉnh giấc, cùng tổ chiến sĩ đo đạc lên đài quan sát. Đêm Quảng Trị dầy đặc sương khói. Mờ sáng mù mịt những làn hơi nước la dà trôi nhanh dưới chân. Thình lình máy bay B52 tới ném hết đợt bom này tới đợt bom khác. Rồi pháo hạm từ ngoài khơi bắn tới. Rồi từng cặp máy bay trinh sát xuất hiện và phản lực bổ nhào. Rồi ì ì ì ì ì, xa xa như hàng loạt xe hơi xuất kích hay xe bọc thép khởi hành...

Chúng dọn bãi và chuẩn bị tấn công!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:52:24 am »

Mặt trời le lói hiện ra. Sương tan biến. Khói bom đạn kết tầng đặc sệt nhưng cũng không thể che khuất bầu trời. Chiến sĩ Hồng phát hiện và thông báo: Kìa thủ trưởng! Theo tay chỉ của Hồng, từ tít xa, sau những màn khói mầy vẩn đen, hiện ra những chấm đen thẳng tới khá nhanh. Trực thăng! Trực thăng chở quân. Một tốp. Rồi hai tốp. Mỗi tốp năm chiếc loại hai chong chóng và hai lên thẳng vũ trang loại một chong chóng bay vành ngoài, cao hơn, rõ ràng cảnh giới hộ vệ. Chúng diễn trò của lính thủy đánh bộ Mỹ đổ ra vùng nam khu phi quân sự tạm thời mùa hè nắng lửa năm 1967. Khi ấy đại đội cối 120 li mà Nguyễn Quí Phong làm phái viên đi cùng đã bị kẹt giữa mấy đơn vị Mỹ quanh cao điểm 29 Trung Sơn. Khi ấy, Hoàng là chính trị viên đại đội đã đòi dùng cả hỏa lực súng cối hạng nặng và vũ khí bộ binh mang theo một mất một còn với các đơn vị lính Mỹ. Phong kiên quyết phản đối. Bởi vì đơn vị vẫn còn phải giữ bí mật. Nếu bị lộ thì buộc phải hành xử như vậy. Ém lực lượng lại. Chiến đấu lúc này chỉ là không thể làm khác được và chắc chắn sẽ bị tổn thất, sự hy sinh quá lớn như vậy là manh động. Hoàng đã gầm lên mắng nhiếc Phong là tư tưởng tiểu tư sản, sợ địch và đầu hàng. Phái viên mặt trận quyết liệt dùng quyền của Tư Lệnh chiến dịch cho phép, không để Hoàng hành động thiếu tính toán. Đêm về lính Mỹ co lại. Cả đơn vị đã tìm được khe hở luồn lách, qua những dẻo đồi thấp, qua cánh đồng An Xuân, qua thôn Giang Pao bị tàn phá bằng địa, qua sông Bến Hải, theo trục đường sắt về xóm Bầu, xóm Biền của Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, lượn dưới chân đồi 74 về Gia Vồng, củng cố đơn vị rồi cùng lực lượng bạn tiến hành những trận đánh Gio An lẫy lừng vào những ngày đầu tháng bẩy năm đó.


Lính thủy đánh bộ Nam Việt Nam đổ quân. Toàn bộ núi đồi, làng xóm, cánh đồng, cả một vùng phía nam thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị bị lính Sài gòn chiếm giữ dầy đặc. Các trận địa pháo của bộ đội Bắc Việt nam chưa được phép nổ súng. Lính Nam Việt nam từ trên trời đổ xuống đông đảo, đầy khí phách, nhưng mật độ đội hình lại khá phân tán, chưa dồn cụm để hình thành các mũi tiến công chiến dịch. Tướng Bùi Thế Lân cũng khéo nghi binh. Có tốp máy bay chở tới khu vực này đỗ xuống hẳn hoi, như đáp lính chiến đấu xuống thực sự, lại nhanh chóng bốc lên ngay để sang vị trí khác. Pháo đối phương chắc chắn mới chỉ tìm ra lượng sửa, chưa kịp thao tác phân tử mới, cụm quân ấy đã bốc lên rồi. Mũi tiến quân của bộ binh theo quốc lộ một có xe tăng và xe bọc thép dẫn đường từ phía nam đang ào ạt tiến tới. Dường như cả hai bên đang thi gan. Người chỉ huy binh chủng hợp thành ở một vị trí quan sát rất độc đáo ít ai ngờ tới là ngay trên nóc nhà làm việc của viên tỉnh trưởng Quảng Trị. Chờ đúng tới thời khắc hiệu quả nhất thì ra lệnh cho pháo phản lực DKB lên tiếng trước. Chớp lóe sáng từ chân trời phía bắc sông Thạch Hãn, và do ánh nắng đã chói chang, hai thứ ấy bắt nhịp tạo ra hào quang kỳ dị rợn người. Đó là những lưỡi tầm sét của thiên lôi hà bá tạo sức mạnh siêu phàm bổ xuống đám lính khốn khổ đang hò nhau tấn công chiếm lại thành cổ. Chớp lửa hiện ra liên tiếp, không ngừng, phăm phăm, băm vằm cả một vùng đất đai, sông ngòi, đồng ruộng. Quân Nam Việt Nam đang gắng hò nhau tạo thành mũi lao chiến đấu. Các trận địa hỏa lực khác được lệnh nhả đạn. Điều chỉnh làn bay của những viên trái phá, lúc này phải rất nhanh và không được phép nhầm lẫn. Chỉ huy trung đoàn bộ binh liên tục gọi cho Phong: Hỏa lực sang trái, địch bên mép phải làng Nham Biền, hoặc: Lực lượng đối phương đang cụm lại khu gò đông, tây bắc đồi X, hoặc: Hãy cấp tập vào khu miếu hoang chân đồi K, bắn gấp, năm phút để bộ binh và xe tăng ta xung phong! Máy bay Hoa Kỳ hoạt động rất dữ dội. Từng tốp quần đảo bầu trời và lao xuống cắt bom. Trận địa bị oanh tạc. Hoàng báo lên đại đội trưởng Bùi Đức Cảnh và pháo thủ Nguyễn Văn Cung bị sức ép rất nặng đã đưa vào trong hầm chờ chuyển về phía sau. Rồi một khẩu pháo bị tan kính ngắm số một không thể chiến đấu được nữa. Rồi căn hầm chiến sĩ Cung nằm bị bom đào thành hố sâu chưa tìm thấy chiến sĩ này đâu cả. Nhiều khả năng chiến sĩ đã hy sinh song chưa tìm được thi thể... Đến chiều trận chiến đấu mới ngừng. Hình như lính thủy đánh bộ của ông Thiệu do tướng Bùi Thế Lân chỉ huy đã mon men tới chân thành cổ Quảng Trị, để ngay ngày hôm sau ông ta đã trả lời báo chí, ca ầm lên rằng các chiến binh dũng cảm của ông ta đã chiếm được một góc thành, song tạm thời bị đánh bật trở lại. Ông ta còn hứa hẹn với cánh ký giả: Các bạn cứ chờ đợi, chỉ xin đừng quá nóng vội, chiếm lại thị xã và thành cổ Quảng Trị lúc này là vấn đề thời gian, mà thời gian ấy đã nằm trong tay tôi.


Nghe xong bản tin tường thuật tóm tắt về bài bình luận ngắn gọn của dài AFP, tiểu đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho trung đội tưởng trinh sát và nhanh chóng về trận địa trao đổi công việc với chính trị viên Hoàng. Anh vào hầm chính trị viên tiểu đoàn không thấy ai. Chiến sĩ liên lạc biết tin anh từ đài quan sát xuống vội chạy đi tìm và thông báo chính trị viên dẫn Tư Lệnh pháo mặt trận tới đơn vị Bùi Đức Cảnh. Phong bước nhanh nhanh. Được báo vậy rồi nhưng giáp mặt Tư Lệnh pháo binh mặt trận anh vẫn mở tròn hai mắt và trân trân nhìn ngó, làm cho vị chỉ huy cấp trên phải kêu lên:

- Trời ơi! Sao cậu nhìn mình thế hả? Tớ vừa ở trên trời rơi xuống đây à?

Phong trả lời luôn:

- Thủ trưởng không phải trên trời rơi xuống, nhưng rõ ràng cũng không nên nấn ná nơi đây vào thời điểm này?

- Sao? Nguy hiểm hả? Ớ đâu cũng có thể nguy hiểm mà.

- Nhưng thủ trưởng có thể gọi chúng tôi tới báo cáo.

Tư Lệnh pháo binh mặt trận bỗng bật cười, ông im lặng một giây để vui thú với kỷ niệm cũ hiện về, rồi mới nói:

- Có nhớ đây là lần thứ hai cậu nói với mình câu ấy không? Lần thứ nhất ở đâu nhỉ? Và vào khi nào nhỉ? Cách nay bao lâu nhỉ?

Tiểu đoàn trưởng chợt trở về quá khứ và nhớ lại:

- Thưa thủ trưởng, ở Xalaphukhun của nước bạn Lào, vào cuối năm 1960, cách nay hai mươi hai năm.

- Tháng mười hai nghe chưa. Cậu đã lấy dao găm cắt luôn mấy củ su hào ra thành từng miếng nhỏ, cứ để nguyên cả vỏ, không thèm gọt, chia cho anh em mỗi thằng một miếng để rồi nhãi rau ráu và khen ngọt như củ đậu.

Chính trị viên Hoàng và anh em chung quanh nghe chuyện đều ngơ ngác và thán phục. Còn Phong thì nhớ, nhớ lắm, sao quên được chuyện này, có điều anh không nghĩ rằng Tư Lệnh cũng nhớ! Khi ấy anh đã cùng đồng đội chiến đấu trong đội hình Coongle được gần một năm, đơn vị rút khỏi Viên Chăn và đang phòng ngự ở Xalaphukhun. Binh chủng pháo cũng đã lần lượt cử các đoàn cán bộ và chiến sĩ sang. Một số đã được thay thế để về phía sau nhưng Phong thì chưa. Bữa ấy có điện, đoàn cán bộ Bộ Tư Lệnh từ Hà Nội sang sẽ tới thăm đơn vị. Phong chỉ nghĩ là những cán bộ cấp phòng hay ban gì đó, chẳng hạn trưởng ban tác chiến, trưởng ban cán bộ hay tuyên huấn, nhưng thật không ngờ lại là tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh mà giờ đây là Tư Lệnh pháo mặt trận đang đứng trước mặt anh. Ông mở ba lô lấy quà từ hậu phương. Lại là một sự bất ngờ khác, ông vừa đưa cho Phong những củ su hào vừa nói: Không phải của tớ đâu, mà là em gái cậu đó. Em cuống lên khi biết tin tớ sẽ sang chiến trường nước bạn gặp cậu. Nửa đêm nó xồng xộc đạp xe tới đấm cửa nhà tớ, rồi thì nằn nì hỏi mua quà gì gửi tới anh ấy cho tiện. Lúc đầu tớ bảo: Thuốc lào! Nhưng rồi mới nhở ra là cậu đếch hút thuốc lào. Tớ lại bảo: Thuốc lá! Thì con bé nói ngay anh em không hút thuốc lá nhưng em cứ gửi để anh làm quà cho bạn bè. Tớ mới chợt nghĩ ra thuốc lá có khi bên này chẳng thiếu, bèn bảo con bé, cô kiếm cho nó ít rau bắp cải và su hào... Trời ơi! Cậu có biết không, sáng sớm hôm sau con bé chở tới nhà tớ cả một sọt. Tớ phải kêu lên: Thế cô bảo tôi thồ sang cho nó à? Con bé đứng ngẩn tò te, nhìn mà thương. Vợ mình cảm động xen vào: Anh có phương tiện dễ dàng hơn phải giúp cô ấy. - Thì giúp chứ sao! - Mình nói để cả hai cùng nghe - Nhưng thế này, nghĩ kỹ rồi, bắp cải để lại vì nhanh hỏng, còn su hào thì... ba lô túi dết tôi kia, có sẵn quần áo rồi, nhét được bao nhiêu thì cứ nhét. Con bé ghê gớm, nó tống vào ba lô và túi dết của mình được tới mười hai củ - ông im lặng một lát - Nhưng làm sao không bị bọn ở các đơn vị khác trấn lột được. Còn năm củ đây, chỉ có vậy thôi, mặc xác cậu! - Rồi ông nhìn cánh chiến sĩ đang nhãi rau ráu. Mát ruột lắm hả? Ở gần Khang Khai, bọn pháo tám lăm li trấn hai củ, cũng cắt ra chia nhau nhãi sống như vậy. Có thằng lại còn khen: Chết cũng đã! Hai mươi năm rồi chuyện cũ ấy sống lại ở đây, hôm nay!

Đại đội trưởng Lã Văn Tình, người vừa được đề bạt từ cấp phó lên tạm thay Bùi Đức Cảnh hấp tấp tới báo cáo:

- Anh em đã tìm được thi thể Nguyễn Văn Cung.

Chính trị viên tiểu đoàn hỏi nhanh:

- Sao, ở đâu?

- Trên ngọn cây ạ!

- Hả? Sao lại trên ngọn cây? Vậy là sao?
   
- Cả căn hầm bị bom đào bứng trọn hất lên, thi thể Cung theo dốc và hơi ép của bom bay xuống, tới gần bờ suối, gặp cành cây rất to hứng lại.

- Nghĩa là tìm được ở trên chạc cây?

- Vâng!

- Bây giờ đâu rồi?

- Đã đưa về trận địa, tôi lên xin ý kiến để khâm liệm và mai táng.

- Được rồi, chúng ta cùng đi!

Tất cả xuống trận địa đại đội. Thi hài Cung đã được thay quần áo mới. Chiếc võng mới được trải ra trên đám đất cao cao, mọi người đứng xung quanh, gần xa tùy vị trí và trước các cửa hầm. Chính trị viên tiểu đoàn phát biểu đôi lời và giới thiệu Tư Lệnh pháo binh mặt trận điều hành phút giây mặc niệm. Đại đội trưởng mới Lã Văn Tình cho bắn hai loạt đạn tiểu liên lên trời vĩnh biệt!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:53:43 am »

CHƯƠNG 10
NGỰA HỒNG KHÔNG MỎI GỐI


Giữa lúc các lực lượng quân đội Sài Gòn đang quyết giành lại thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị, thì tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quý Phong được lệnh tạm thời giao nhiệm vụ thay quyền chỉ huy cho cấp phó, còn anh dẫn tổ trinh sát đo đạc cùng chiến sĩ kế toán có kinh nghiệm gặp cấp trên nhận nhiệm vụ đột xuất. Tư lệnh pháo binh mặt trận tiếp anh. Trong căn hầm tác chiến khá lớn ở phía sau, sát bờ nam sông Bến Hải, người chỉ huy hỏa lực cao nhất của chiến dịch cầm cây que chỉ lên tấm bản đồ tác chiến trên tường và giao nhiệm vụ:

- Chắc chắn cậu không bất ngờ về việc này. Sài Gòn đang tung tin có thể quân đội của họ sẽ được máy bay lên thẳng của Mỹ chở đổ ra vùng nam quân khu bốn, mà cụ thể là Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh, nghĩa là từ Đồng Hới trở vào. Tin tình báo của ta cũng nắm được, sư đoàn thủy quân lục chiến gồm ba lữ đoàn có tới chín tiểu đoàn cùng các lực lượng khác đã hoàn toàn thay thế quân dù. Đối phương có thể dùng sư đoàn Cọp Bay do Lê Nguyên Khang chỉ huy làm nhiệm vụ đánh úp sau lưng ta.

Im lặng một lát ông tiếp:

- Cũng có thể đây chỉ là sự hù dọa làm phân tán lực lượng ta bảo vệ thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị. Nhưng sự liều lĩnh của kẻ thù thì không thể không tính tới. Chúng có thể nhẩy xuống, thậm chí chẳng cần trụ lại lâu, chỉ cần đốt phá một vài thứ, làm hỏng một vài thứ, bắt đi một vài người, để mà loa ầm lên rằng đó là chiến thắng vĩ đại. Điều tệ hại nhất xảy ra là cùng lúc đó họ chiếm lại được thành cổ.

- Cho nên chúng ta phải sẵn sàng! - Ông kết luận - Pháo binh khi ấy phải lập tức lên tiếng chi viện cho bộ đội địa phương và dân quân du kích. Mặt trận quyết định sử dụng trước tiên tiểu đoàn do Phong chỉ huy, vũ khí đã có sẵn, pháo 105 li và pháo cối 120 li, đạn đủ cơ số. Tình huống diễn ra, có lệnh mặt trận, các chiến sĩ phải có mặt lập tức. Nhiệm vụ của cậu là ra ngay vùng nam sông Gianh đo đạc các tọa độ...

Một chiếc xe Gat chờ sẵn. Cả tổ lên đường. Các chiến sĩ cảm thấy thú vị trên khoang xe, nghêu ngao hát. Phong ngồi trong ca bin với người lái im lặng, trầm tư. Anh đâu còn ở lứa tuổi hồn nhiên lúc nào cũng có thể bay lơ lửng. Chưa già, nhưng sóng gió cuộc đời nhuốm nâu da dẻ và làm nó săn lại. Nhập ngũ đầu 1953 anh đã tham gia hết đợt chiến đấu này đến đợt chiến đấu khác, từ Trị Thiên khói lửa sang trung Lào, nam Lào, gần tới đông bắc Campuchia thì có lệnh quay quặt trở lại tham gia giải phóng Thà Khẹt cùng toàn bộ tỉnh Khăm Muộn. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết, đơn vị rút về Bố Trạch - Quảng Bình. Là liên lạc của ban chính trị trung đoàn, anh cùng một chiến sĩ nữa mỗi người được giao một con ngựa để tiện việc đi lại. Ngựa bất kham nhưng chả mấy mà phải phục tùng những chàng lính trẻ. Sư đoàn bộ đóng ở Quán Hàu gần thị xã Đồng Hới. Vậy là ngày nào cũng tầm sớm và chiều đôi ngựa hồng lại phi nước kiệu theo các dẻo sườn đồi, theo các bờ ruộng, bờ mương, theo các thôn làng, từ Bố Trạch về Quán Hàu và ngược lại. Phong muốn xin nghỉ phép ít ngày về thăm quê ở phía nam bờ sông Bến Hải, gần phá Tam Giang, nhưng công việc cứ ngổn ngang. Chủ nhiệm chính trị trung đoàn cũng đã hỏi anh: Quê cậu Hải Lăng hay Triệu Phong? Đâu cũng được nhưng chắc chắn là ở trong vùng do phía bên kia kiểm soát. Gia đình còn ông cụ thân sinh và cô người yêu tên là Linh chứ gì? - Thế này nhớ - Chủ nhiệm chính trị nhấn mạnh - Trước thời điểm khu tập kết hai trăm ngày có hiệu lực, nghĩa là trước ngày sông Bến Hải thành ranh giới ngăn cách giữa hai miền, sẽ bố trí cậu nghỉ ít ngày thăm gia đình. Nguyễn Quí Phong khấp khởi chờ. Anh đã nghĩ tới chuyện cứ xin phép mượn cả con ngựa hồng này, vì để lại đơn vị cũng chẳng ai sử dụng nó và chăm sóc nó, thì đánh đùng một cái, buổi chiều hôm ấy, mặt trời đã tà tà nép bên kia núi, anh đã buộc ngựa vào gốc một cây mít của gia đình trú quần, tắm rửa xong, thì chủ nhiệm chính trị gọi gấp:

- Này! Này! Cười lên đi chú mày!

Phong còn chưa hiểu ra sao thì anh lại nói:

- Toe cái mồm ra đi! Ta biết chú mày ít nói, ít cười, nhưng giờ thì cứ toe cái mồm ra đi!

Rồi chủ nhiệm chính trị không cười, mà giọng trở nên sang sảng:

- Sang bên nhà cụ Ngoan mà nhận người. Có hai cô con gái rất đẹp từ bờ phá Tam Giang ra...

Trái tim Phong đập thình thịch. Anh bỗng như nghẹt thở. Chân anh cuống lên và bước láo quáo thế nào để hai cẳng chân quắp vào nhau luýnh quýnh suýt ngã. Chủ nhiệm chính trị trông thấy bật cười nhưng im lặng. Linh và Nõn đang e ấp nép mình vào tấm liếp ở đầu hồi. Họ lao tới nhau, nhưng đến khoảng cách nhất định lại trân trân nhìn nhau. Chẳng nói. Chẳng rằng. Rồi bỗng dưng Linh gạt đi đôi hạt nước cực lớn hiện ra trên khóe mắt, vừa lườm lườm, nguýt nguýt, và ngoảnh mặt đi. Đứng bên bạn, Nõn trân mắt nhìn anh như nhắc nhở: Kìa! Mồm đâu? Nó giận anh đấy!

Phong lập bập đôi môi:

- Đến lâu chưa?

Nõn bước chân sang để đẩy Linh sát tới Phong.

Anh vẫn run run trong hơi thở:

- Đến lâu chưa?

Linh lắc lắc bờ vai:

- Người ta vừa mới tới!

Giọng hờn dỗi nhưng mà không khí căng thẳng bỗng bị xua tan. Phong nhẹ mình nhưng tim vẫn đập thình thình:

- Răng biết ở đây mà tới!

Tiếng trả lời vẫn làm bộ ra chiều nhấm nhẳn:

- Người ta tìm.

- Giỏi!

- Người ta mất bảy ngày mới tìm được!

- Ha?

Phong tròn mắt kinh ngạc và Nõn thêm vào:

- Đúng bảy ngày anh Phong ơi! Chúng em đã mất bảy ngày kể từ hôm sang đây. Chỉ là đi hú họa thôi anh ạ! Sao anh tệ thế, bao tháng ngày không có thư từ và không có tin tức gì báo về. Con Linh khóc hết nước mắt rồi đó. Nếu không phút này anh chẳng dỗ dành nổi nó đâu. Còn cha anh thì... Thật khổ ông già... thở vắn thở dài... Hôm em sang chơi gặp ông đang thắp hương cầu khấn: Bà ơi, nếu nó còn sống thì hãy gọi nó về ngay cho tôi... Cả nhà tưởng anh chết. Cả làng đồn anh đã chết. Còn con Linh thì luôn đứng sau liếp nhìn trộm ra ngõ ngoài mà khóc, mà ngóng đợi. Anh là kẻ...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:54:35 am »

Hai người qua cầu Hiền Lương ra Bắc đã bảy ngày nay rồi thật. Linh thì theo gợi ý của hai gia đình cha mẹ dẻ và bố Phong, còn Nõn thì thương bạn và giúp đỡ bạn. Họ qua Vĩnh Linh rồi tới Quảng Bình, cứ gặp các anh bộ đội là hỏi, cuối cùng tới được sư đoàn. Các anh ấy bảo: Thằng Phong hả? Nó ở ban chính trị trung đoàn đóng quân ngoài Bố Trạch kia? - Nhưng chúng em không biết đường - Thế này, các cô cứ đi như thế này, gặp hai thằng bộ đội trẻ phóng hai con ngựa hồng là chính chúng nó đấy. Vùng này chúng nó oai nhất, không ai được thế đâu! - Anh bộ đội chỉ đường còn đùa - Bao cô gái trong vùng rình phục tán chúng nó mà có được đâu, đành chỉ nhìn theo đến khi mất hút!


Chính Linh và Nõn cũng nhìn theo đến khi mất hút. Đó là một buổi chiều muộn cách nay hai hôm. Họ theo con đường mòn bên sườn đồi. Nhưng họ đang đi ở quả đồi bên này thì hai con ngựa hồng phóng vun vút ở chân quả đồi bên kia. Gọi làm sao được khi còn cách nhau tới mấy mảnh ruộng. Lúc ấy nước mắt Linh giàn giụa, còn Nõn hồi hộp đứng ngẩn người. Họ không thể đi tiếp vì chẳng còn biết bao xa. Hình bóng đôi ngựa hồng cùng hai chiến sĩ hiện ra trên đồi như tạc vào tầm trí hai người. Vào một cái hầm dưới chân núi để ngủ, nhưng suốt đêm cả hai không hề chợp mắt. Sáng hôm sau họ sang đường mòn chân đồi bên kia thì đôi ngựa hồng lại phóng ngược chiều nhưng ở đường mòn chân đồi bên này. Cứ như trò ú tim và luôn mất hút nhau. Hai cô gái không phải lúc nào cũng hỏi được đúng đường và hai chàng trai thì không phải lúc nào cũng đi một lối, họ tới sư đoàn, nhưng cũng còn tới các trung đoàn bạn... Tận chiều nay, hai người tìm tới một làng nhỏ có những mái tranh lưa thưa dưới chân núi cùng những cây mít, cây muỗm và vài ba khóm tre. Họ muốn gào lên sung sướng khi nhìn thấy đôi ngựa hồng đang thảnh thơi và phì phò ăn cỏ...


Ngẩn ngơ một lát Phong mới hỏi:

- Cha sao... hả em?..

Câu trả lời vẫn còn giận hờn tức tưởi:

- Khỏe!... Chỉ đợi mình về!...

Phong ngập ngừng:

- Chưa... nhưng sắp được về...

Một cái lườm rõ dài:

- Ghê nhỉ? Lại còn sắp nữa đấy?..

- Thật mà!

- Người ta chẳng tin... Mình tệ bạc!... Làm người ta lo... Người ta tưởng mình chết?...

- Thì bây giờ đã thấy sống lù lù nhăn răng ra đây thôi!

Câu nói đùa vui ấy, nhất là Phong lại vừa nói vừa cười, làm cho Linh không kìm được, bất ngờ lao tới anh ôm lấy rồi lại buông ra, vừa hét vừa dấm:

- Người ta đánh mình chết!... Sao không chết thật quách đi cho xong?... Mai người ta về!

Phong giật thót mình:

- Mai á! Sao vội thế.

- Người ta nghe nói sắp sửa ngăn sông Bến Hải. Cầu Hiền Lương sắp sửa không qua lại được nữa. Hai đầu cầu có lính của hai phía đứng gác...

- Nhưng mà chưa. Chưa đến! vẫn chưa phải là ngày mai hay ngày kia!...

Phong kêu lên như vậy. Nhưng anh cùng anh em trong đơn vị cũng chỉ giữ hai người ở lại chơi đến ba ngày. Sự vội vàng của họ là có toan tính, bởi còn nửa tháng nữa khu tập kết hai trăm ngày này mới hình thành, nghĩa là vĩ tuyến mười bẩy mà cụ thể là con sông Bến Hải mới thành ranh giới ngăn cách. Linh và Nõn lại ra. Lần này họ đi nhanh hơn vì đã biết đường, vì có đoạn đi nhờ xe trâu, xe bò, và quan trọng hơn cả là có cả cha của Phong, cha mẹ của Linh, cùng đại diện hai gia đình. Ban chính trị trung đoàn sôi nổi đón đoàn khách đông đảo. Các vị sinh thành đặt vấn đề với thủ trưởng cơ quan xin tổ chức lễ thành hôn cho hai người. Ban chính trị và cả các ban khác trong trung đoàn vui hẳn lên. Với họ, cũng như với bà con địa phương, đây là đám cưới đầu tiên trong hòa bình, đây cũng là đám cưới đầu tiên tổ chức theo nghi lễ đời sống mới. Không ăn hỏi, dạm ngõ. Không cỗ bàn linh đình. Không mổ gà, mổ lợn. Không áo lương khăn xếp dập dìu. Các gia đình trong xóm đóng góp mấy sọt chè xanh. Hậu cần trung đoàn chạy cho ba cân đường trắng. Phòng chính trị sư đoàn thông báo đã kiếm được mười cân lạc củ phơi khô và đề nghị được đứng ra tổ chức đám cưới, vì đây là vinh hạnh cho cả cơ quan chính trị sư đoàn và nhất là vùng Đồng Hới - Quán Hàu, địch vừa rút khỏi, dân chúng ngóng chờ tìm hiểu đời sống mọi mặt của các anh bộ đội. Những ngày này, đôi ngựa hồng luôn phi nước kiệu trên các dẻo đường đồi. Dường như đôi tuấn mã cũng vui lây hay sao ấy, hoặc giả nó được ăn cỏ tốt hơn do hai người Linh và Nõn cắt về, được chăm sóc tốt hơn, nên hăng say tung vó. Còn hai kỵ sĩ, một tân lang và một bạn của tân lang thì miễn bàn, niềm vui của hòa bình lập lại cộng với niềm vui hạnh phúc lứa đôi tạo ra sự cộng hưởng lớn lao. Nghi lễ được tổ chức trên mảnh sân đất nện của gia đình ngay Quán Hàu. Gọi là gia đình nhưng chỉ có một ông già gần sáu mươi tuổi, khỏe mạnh, vui tính, có hai anh bộ đội ở và cứ nhất quyết được rước đám cưới về sân nhà mình cho xóm giềng vinh hạnh. Chẳng có bàn. Chẳng có ghế. Những cái chiếu cói trải ra. Có cái mới. Có cái cũ. Có cái đã rách. Tất cả ngồi trên chiếu thành hàng thành lối, hướng về phía cửa gian nhà. Mái hiên người ta căng ra cái chăn vải mà anh trợ lí tuyên huấn cặm cụi đúng một ngày trời tìm kiếm các loại giấy cắt thành hàng chữ khá nghiêm chỉnh để những ai biết chữ có thể đọc được: Vui duyên mới không quên nhiệm vụ! Người ta bê tới những chồng bát, loại dùng để ăn cơm hàng ngày. Thu mượn của các gia đình nên to nhỏ khác nhau, chủng loại khác nhau, màu sắc khác nhau, đẹp và không đẹp khác nhau, đặt trước mỗi người một chiếc. Rồi nước chè phà đường bốc hơi nghi ngút được rót ra. Rồi từng miếng lá chuôi, lá dong đựng những củ lạc vừa mới rang xong, vội vàng hay thiếu cẩn trọng, có củ vẫn chưa đủ giòn, có củ lại bị cháy. Chiến sĩ liên lạc phòng chính trị sư đoàn đem tới cây đèn măng xông đang tỏa sáng có lẽ là biểu hiện sự sang trọng bậc nhất của buổi tối vui hôm nay. Rồi một ban nhạc xuất hiện. Một dàn accodiong, một violong, một ghi ta, một banggiolin, một trống, hai sáo trúc. Không khí bừng sôi. Những người có mặt vỗ tay và hát theo. Bà con các gia đình xung quanh kéo đến. Nhiều nam nữ thanh niên ở Đồng Hới đổ về. Cái sân chẳng còn chỗ. Bờ ruộng quanh nhà cũng chẳng còn chỗ. Một vạt khoai mới trồng của ông chủ nhà bị những đôi bàn chân đầy hào hứng, khí thế, dẫm cho tan nát. Nhạc trông cơm giòn giã. Rồi Nắng chiều và bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Rồi Bình Trị Thiên khói lửa của Nguyễn Văn Thương... Nhạc dừng lại cho ai đó ngâm nga: Yêu nhau đổi áo cho nhau, về nhà dối mẹ qua cầu gió bay... Khi một anh bộ đội có tuổi đôi chút bước ra trước đèn, mũ đan chụp lưới buộc vải dù, áo bôn túi mới tinh như vừa được phát và rất còn lạ lẫm với mọi người, cúc cổ cài kín, sà cột đeo bên hông, thong thả nhưng vẫn đủ độ trang nghiêm, trịnh trọng bước ra, thì dàn nhạc im bặt và những lời đàm tấu vui nhộn cũng tắt lịm. Người ta chỉ nghe thấy tiếng thì thầm bên tai nhau: Anh ấy là chỉ huy. Anh ấy là thủ trưởng... Các chiến sĩ thì người đã biết mặt, người không, thông báo cho nhau, đó là phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị sư đoàn... Rồi nhạc lại cất lên. Lại hát. Lại hò. Cho tới tận nửa đêm, mọi người cứ lưu luyến ngẩn ngơ chưa muốn chia tay. Vui và lạ nhất, là lúc này đôi vợ chồng chưa biết động phòng hoa chúc ở đâu. Ngôi nhà của ông chủ có hai anh bộ đội ở thì hai anh ấy đã biến đi nơi khác. Cơ quan sắp xếp cho các bậc sinh thành của hai gia đình cùng những người từ phía bờ nam sông Bến Hải ra. Mọi người bàn chuyện ra sân, để nhường căn nhà tranh tí hỉn cho đôi vợ chồng trẻ, thì cả Phong và Linh đều giẫy nẩy lên. Ông già chủ nhà lúc bấy giờ mới đưa ra một kế sách thế này:

- Tôi bàn các anh ni! - Giọng ông nặng và hơi khó nghe - Bà con trong nam ra, cứ ngủ trong nhà. Tôi theo hai anh bộ đội sang nhà hàng xóm. Đôi vợ chồng mới cưới tôi nhường cho cái lều vịt mà hàng đêm tôi vẫn ra đó, vừa trông vịt vừa kéo vó bè. Tôi giao thêm cho đôi bạn trẻ cứ lát lát phải kéo vó bè cho tôm cá rơi vào trong hom và lắng nghe xem chuồng vịt có bị chồn hay cáo quấy phá không?
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:55:55 am »

Ông nhấn mạnh:

- Nhiệm vụ đó. Vui duyên mới không được quên nhiệm vụ!

Mọi người cười ầm lên và thấy rất chi là hợp lý! Cha của Phong phân vân:

- Ông thương bọn trẻ quá. Chúng tôi lấy chi đền đáp. Khoai thì mai có thể trồng lại, mọi người xúm vào cùng làm, ông đã nhường nhà lại còn nhường lều...

Chủ nhà ào đi:

- Ôi dào!... Chúng nó như con tôi. Con ông cũng như con tôi!...

Nằm trước trên đường hành quân cùng đơn vị từ ngoài Bắc vào, sau những năm chiến tranh phá hoại của Giôn Xơn, sau những năm tháng qua đi với những biến động này khác, Phong tìm về Quán Hàu, hỏi thăm ông già vó bè ơn nghĩa, người thì nói ông về thiên cổ, người thì bảo ông theo anh cháu họ ra Hà Tĩnh, người khẳng định ông chuyển về bên kia sông Nhật Lệ, nghe đâu gần với xóm nhà mẹ Suốt anh hùng. Nhưng bến sông thì vẫn còn đây. Đất đai, đường mòn, đồi núi vẫn còn đây. Người mới đến đông hơn, đám thanh niên trẻ trung đông hơn, hồn nhiên, vui say và táo bạo hơn... Phong ngẩn ngơ giây lát nhìn theo một dẻo đường mòn, lượn quanh chân đồi in bóng ngựa hồng tung vó. Chợt nhận thấy năm tháng đã trôi, hoảng sợ vì tuổi trẻ hồn nhiên đâu còn nữa. Lòng bâng khuâng nuôi tiếc nhìn mãi chôn xa xăm, có đôi tuấn mã không bao giờ chùn chân mỏi gối. Bóng hình ấy chẳng những chỉ in đậm trên những dẻo sườn đồi mà còn bám theo Phong mỗi bước đi của tháng ngày chinh chiến. Sau mấy tháng đóng quân vùng giới tuyến anh được tuyển chọn cử đi học sĩ quan pháo binh ở Trung Quốc, về nước, được Bộ Tư Lệnh pháo giao nhiệm vụ làm giáo viên chiến thuật trường sĩ quan Sơn Tây. Thời trai trẻ qua đi, Phong vẫn giữ thói quen hăng say học tập. Anh luôn luôn có sách gối đầu giường băng tiếng Pháp, tiếng Anh, sách học tiếng Nga... Cả chuyên ngành quân sự và sách văn học. Sự kiện viên đại úy chỉ huy tiểu đoàn dù Coongle làm đảo chính đúng vào thời điểm khó khăn nhất của cách mạng Lào, anh đã có dịp phát huy năng lực chỉ huy tác chiến pháo binh và cả trình độ ngoại ngữ của mình. Viên sĩ quan Coongle thực lòng yêu mến và có phần nể phục anh, khi ông ta với tư cách chỉ huy cao nhất lực lượng đảo chính lệnh cho anh dùng hỏa lực băm nát khu vực Nọng Khai của Thái Lan, nơi có trận địa pháo đang bắn sang Viên Chăn, Nguyễn Quí Phong xin ý kiến trên, rồi miễn cưỡng thực hiện chiếu lệ. Coongle quá biết song đã lờ đi. Khi tình hình không thể trụ lại được, ông ta vẫn cho rằng dù thế nào cũng phải bám giữ lấy thủ đô. Đó là biểu tượng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do ông ta chỉ huy. Phong đã nói với ông ta - tất nhiên bằng một thứ tiếng Pháp rất Pháp - Cuối 1946 đến 1947, chính phủ Việt Nam và quân đội Việt nam do tướng Giáp chỉ huy cũng đã rút khỏi Hà Nội để rồi sau những năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, trở về trong chiến thắng vẻ vang. Phong nhớ như in lúc ấy Coongle chợt nhìn về một phía xa xăm và im lặng. Có vẻ như ông ta ưu phiền vì trường kỳ. Bất ngờ ông ta hỏi:

- Ông có tham gia Điện Biên Phủ chứ?

- Không! - Phong trả lời - Tôi chỉ ở miền trung của Việt Nam, rồi sang Lào, tới sát biên giới Campuchia thì lại ngược trở ra, cùng bộ đội Pa thét Lào giải phóng Thà Khẹt.

- Vậy hàm của ông vẫn trung úy sao?

- Vậy thôi! Nhiều người giỏi hơn tôi và chiến tích nhiều hơn tôi.

- Ông nhớ vợ con lắm nhỉ?

- Tôi chưa có con. Nhưng đã có vợ. Vợ tôi lại nằm ở phía nam vĩ tuyến mười bảy, nghĩa là trong vùng kiểm soát của ông Ngô Đình Diệm. Lẽ tất nhiên là rất nhớ!

Coongle không đi với chúng ta được lâu, cũng dễ hiểu thôi vì bản chất của ông đâu phải người cách mạng. Song Phong vẫn ghi nhận trong cuộc đời chinh chiến có giai đoạn khá đặc biệt, khá đẹp đẽ, được làm sĩ quan dưới quyền chỉ huy của ông ta, mang danh nghĩa của ông ta... Ngày ấy đến hôm nay là một chặng đường, ông già ven sông với cái lều vó bè và chăn vịt đâu còn nữa. Ông cũng là hình ảnh sống mãi trong anh. Căn lều ấy chẳng là buồng hạnh phúc độc nhất vô nhị trên cõi đời này hay sao? Phong nhớ mãi buổi sáng hôm sau hôn lễ, ông ở nhà hàng xóm trở về, nét mặt vui vẻ hả hê, rõ ràng vì đã hoàn thành nghĩa cả cho đời, đã đem lại niềm vui cho đôi trai gái, cho hai gia đình và cho đơn vị bộ đội. Ông vui sướng cũng như mọi người đang vui sướng. Cha anh, lúc chia ly đã nắm lấy bàn tay ông ân cần:

- Cám ơn nhiều! Cám ơn ông rất nhiều! Chúng tôi phải trở về bên kia sông Bến Hải và chỉ vài ngày nữa nó sẽ trở thành ranh giới ngăn cách. Chúng ta đành chờ hai năm vậy. Hai năm sau sẽ gặp lại nhau, thế nào cũng rước ông vào quê tôi bên bờ phá Tam Giang. Chúng ta là một nhà ông ạ!

Hai ông già hẹn nhau: Hai năm sau gặp lại!

Linh còn ở lại với chồng. Những ngày hạnh phúc lứa đôi vụt qua đi và điều quan trọng bậc nhất là thời hạn tự do đi lại qua vùng giới tuyến tính từng ngày từng khắc. Loáng thoáng cũng có lúc Phong muốn giữ vợ ở lại Quảng Bình, có nghĩa là ở lại miền bắc, song rồi lại nghĩ hai năm chẳng đáng là bao. Nó chỉ là khoảnh khắc của cả đời người. Phong đồng ý để vợ trở về bên kia sông Bến Hải. Thời ấy đi lại chỉ bằng đôi chân. Từ Quảng Trạch đến Đồng Hới, từ Đồng Hới đến Vĩnh Linh, từ Vĩnh Linh tới cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tự nhiên anh thấy thương vợ. Anh bàn:

- Hay là cưỡi ngựa?

Linh giật mình đánh thót:

- Em không biết cưỡi ngựa.

Phong ngoác miệng ra cười:

- Dễ thôi mà? Nó hiền lắm!

Linh không giận dỗi nữa, và cũng không xưng hô như lần mới gặp lại nữa.

- Ngựa ở đâu ra?

Phong ngửa mặt lên trời:

- Mượn của đơn vị...

Đôi mắt người vợ trẻ tròn xoe:

- Em về rồi làm sao mang trả?

Anh chồng gật đầu tắc lẻm xem ra có vẻ chí lí :

- Ngựa khỏe lắm. Hai người cưỡi cũng chẳng hề chi - Chỉ cần cho ăn no và bồi dưỡng thêm cám hay cháo gạo.

Chị ngồi im. Anh hăng hái:

- Em ngồi trước, để anh ngồi sau cầm dây cương ngựa. Còn anh ngồi sau, thì hai tay phải ôm chặt lấy anh cho khỏi ngã!

Linh nheo mắt kêu lên:

- Eo ơi! Em hãi lắm. Và người ta cười chết.

Phong đột nhiên trở lên phấn chấn:

- Cười thế nào? Em không nhớ hôm trước xem xi nê quân khu về chiếu à, chàng hoàng tử nọ chở cô công chúa trên mình ngựa phi như gió đó sao. Phim Liên Xô mà! Anh với em cũng là hoàng tử và công chúa.

Người vợ dài giọng:

- Em xin anh đừng ba hoa nữa!...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:56:24 am »

Nhưng Phong nào có ba hoa mà đang thăng hoa. Anh như có cánh đang bay giữa lưng chừng trời. Con ngựa anh cưỡi đang phi nhanh trên những dẻo sườn đồi, bỗng dưng mọc ra đôi cánh, để chần chỉ đạp đạp trong không khí còn cánh vỗ vỗ. Ngựa bay! Ngựa đang bay và cõng anh cũng đang bay. Ngày hôm sau ngựa sà xuống đất và không thể nào bay lên được nữa. Thì anh phi trên đất. Chủ nhiệm chính trị trung đoàn đồng ý cho mượn ngựa. Sớm hôm ấy, mặc kệ cho đồng đội đứng chung quanh vui cười tiễn đưa, mặc kệ cho Linh quá ngượng ngùng chẳng biết giấu mặt đi đâu, anh xốc ngay thắt lưng vợ, nhấc bổng dặt phắt lên mình ngựa. Anh quay lại chào mọi người rồi nhẩy lên theo ở phía sau. Giây cương giật giật. Ngựa tung vó. Chiến sĩ hàng ngày vẫn cùng với Phong bên sư đoàn cũng nhẩy lên mình ngựa đuổi theo sau. Dẻo sườn đồi rực rỡ ánh nắng ban mai in bóng đôi ngựa hồng đang phi nước kiệu. Khác chăng là ngựa trước có chàng kỵ mã và vợ mới cưới, ngựa sau chỉ có một anh bộ đội trẻ. Khác chăng là tới gần trưa thì chia thành hai ngả, ngựa trước có hai người thì đi về phía nam còn ngựa sau tạt ngang về Đồng Hới - Quán Hàu. Hôm sau chỉ vài giờ đồng hồ nữa là đường sông Bến Hải trở thành biên giới ngăn cách hai miền cho dù là tạm thời, ngựa hồng chở đôi vợ chồng trẻ dừng ở phía bên cầu Hiền Lương. Phong nhẩy xuống trước. Rồi đỡ vợ xuống theo. Họ ngẩn ngơ nhìn quanh, lòng buồn vui lẫn lộn. Người ta đã dựng cột rất cao và kéo lên lá cờ đỏ sao vàng. Bờ nam, những người lính của phía bên kia cũng đang kéo lá cờ ba sọc lên nóc cột. Trên cầu người ra vội vàng, người vào tất bật.

Phong bịn rịn run run nói:

- Về đi em, hai năm sum họp...

Nhưng Linh không nói gì được mà chỉ có những giọt nước mắt tuôn rơi. Bờ mi đỏ hoe. Chị khóc từ lúc nào. Đột nhiên, chẳng xấu hổ gì cả, chị lao vào ôm chầm lấy anh chồng, làm mấy anh bộ đội ở bên giữ ý quay nhìn nơi khác. Bờ nam, mấy người lính phía bên kia nhìn thấy cảnh đó cười ầm lên. Rồi họ buông nhau ra. Một anh bộ đội dường như biết ý nhắc khẽ: Sắp tới giờ giới nghiêm rồi đấy! Chị chia tay anh, run run đặt bước chân đầu tiên trên cầu. Hai bước. Ba bước. Mười bước... Ai có thể ngờ rằng đó là những bước chân đau xé lòng cho tới tận hôm nay...


Mười tám năm trôi qua, hôm nay Phong mới được đến lại nơi đây, nhưng chỉ để nhớ và để nhìn lại, để một mất một còn giữa bầu trời dầy đặc khói bom. Cha anh chỉ còn để lại bóng hình. Vợ anh chỉ còn là dáng vẻ. Sau đợt một chiến dịch, anh có về làng, có gặp một người làng, ở giữa cù lao của một con sông, nhưng anh thanh niên làng ấy, vừa lớn lên, nên chẳng biết anh là ai. Anh là ta hay là lính của tướng Vũ Văn Giai giã ngũ. Xóm xưa còn đó, nhưng cha anh đi đâu, người làng bỏ chạy đi đâu. ông già Kha là chú ruột anh, thân tàn ma dại sau bao tháng ngày trong trại cải huấn của chế độ Ngô Đình Diệm. Vợ anh chỉ còn là hình bóng trong hoài niệm mơ hồ... Có điện mặt trận gọi. Tổ đo đạc của anh trở về đơn vị. Anh im lặng nhìn các chiến sĩ thu dọn đồ đạc, còn mình thì thả tâm hồn theo những dẻo chân đồi về hướng Quán Hàu. Phía trước chập trùng những gò đống và đồng ruộng, những dải yên ngựa cỏ bị lửa bén làm cho sạm đen, và một khúc sông hiện ra giống hệt vệt sáng ưỡn cong như bờ mi lúc Linh hờn dỗi. Bỗng nhiên, có con ngựa hồng đang phi nước kiệu, vó tung rất cao, ngạo nghễ, kiêu hãnh. Rồi ngựa nhấc bổng mình lên, mọc ra đôi cánh rất lớn ở hai bên, vỗ vỗ giữa trời trong xanh điểm những đám mây trắng vội vàng trôi. Và lạ chưa, trên lưng ngưa, có một người con trai và một người con gái đang đắm say với trời với đất...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:43:32 am »

CHƯƠNG 11
TÔI KHÔNG CẦN ANH HÙNG


Tổ đo đạc của Phong trở về đơn vị chiều hôm trước thì sáng hôm sau lù lù xuất hiện một con người làm xôn xao cả tiểu đoàn, rồi vang tới khắp trung đoàn, và ngay lập tức trưởng ban cán bộ cơ quan Bộ Tư Lệnh tiền phương pháo binh cũng có mặt - Đó là Bùi Văn Hốc, người vừa được phong danh hiệu quang vinh: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cử gấp ra trường văn hóa quân đội ở Lạng Sơn để theo học chương trình phổ thông cấp tốc. Tất nhiên Hốc chẳng vui vẻ gì, cho dù được gặp lại anh em, nét mặt nhăn nhó, đau khổ, như bị sâu răng khá nặng. Anh em đơn vị thì người cười, người há hốc miệng ra nhìn, có người chửi vỗ mặt: Ngu như chó! Được lên thiên đường mà không cố bám trụ còn tìm cách quay về với trần gian địa ngục. Rồi bàn tán. Rồi hỏi chuyện. Rồi đàm tếu xôn xao...


Nhưng bất ngờ nhất, có thể nói nghẹn tới tận cổ là chính trị viên tiểu đoàn Hoàng và trưởng ban cán bộ từ trên cơ quan pháo binh mặt trận vừa có mặt ở đơn vị. Phong bình lặng, chẳng vui cũng chẳng xốc, dường như cái gì phải đến thì đã đến. Anh không tán đồng ngay từ đầu việc cử Hốc đi học văn hóa, nhưng lại rất nhiệt tình ký giấy đề nghị trên xét tặng phong danh hiệu anh hùng. Con người này rất xứng đáng anh hùng. Con người này rất xứng đáng được khen thưởng! Nhưng vì vậy mà cố nhồi nhét vào trong đầu anh ta, vốn chứa toàn óc củ chuối như Hốc thừa nhận, những một năm ba lớp văn hóa, rồi lại còn ngoại ngữ, rồi lại còn chính trị, để kịp ra nước ngoài học sĩ quan trung cao cấp pháo binh, để có thể quản lý và chỉ huy những đơn vị tầm cỡ trong chiến tranh hiện đại, có trang bị hiện đại, là điều như không tưởng. Hoàng khi ấy đã tròn mắt với anh - Lập trường giai cấp của ông vứt đi đâu? Coi thường những anh em thuộc thành phần bần cố trước khi nhập ngũ không được học hành đến nơi đến chốn hay sao? Và, ông phải nhớ, những con người dũng mãnh trong chiến đấu như Hô’c, chắc chắn trong môi trường mới nhăm lĩnh hội kiến thức khoa học cũng sẽ phát huy ý chí xông phà như trong chiến trận. Thú thật, Phong hơi ngán khi phải nghe những lời phát biểu như thế nhưng anh im lặng. Đến khi Hoàng trách cứ Phong như người không biết đền ơn đáp nghĩa, vì chính Hốc đã cõng anh suốt cả một ngày trời vượt qua bao nguy nan cùng hơi sức cạn kiệt, vượt qua khu tứ giác Thọ Xuân - Thiện Chánh phía bắc sông Đông Hà đầu năm 1970, trong thế bị dịch bao vây thì Phong thấy ngay rằng, không thể nào giải thích sự hiểu biết máy móc và cố hữu của con người này trong một thời gian ngắn. Anh ký giấy đồng ý cũng như Hoàng. Người anh hy vọng sẽ học hành tấn tới là Tạ Văn Lạng, nhưng Lạng xin ở lại đơn vị chiến đấu mà không về phía sau học hành! - Tôi nghĩ chiến tranh rồi sẽ chấm dứt! - Lạng sau này đã tâm sự với Phong - Chẳng thể kéo dài mãi mãi! Dường như cả hai bên đều đang gắng hết sức mình nên cũng chẳng còn dài xa lắm lắm. Im tiếng súng là tôi xin về quê. Tôi chỉ mong có vợ, có con, và gia đình yên ấm. Làm lính phục vụ thời loạn chứ không phải thời bình anh ạ!


Phong bàn về việc của Hốc: Thôi thì cứ giao cho anh ta một khẩu đội! Với kinh nghiệm và hiểu biết chiến trường Hốc hoàn toàn có khả năng chỉ huy một khẩu đội. Sau đó sẽ yêu cầu anh ta trình bày và lý giải về hành động của mình!


Không ngờ, nghe ý kiến bàn luận ấy, Hoàng tròn xoe hai mắt nhìn Phong như chợt nhận ra người nói chuyện với mình vừa từ trên trời rơi xuống:

- Thế còn danh hiệu anh hùng vừa được tuyên dương cùng với huân chương được gắn ngoài Hà Nội?

- Thì Hốc vẫn là anh hùng.

- Không! Một anh hùng không thể được phép hành động tùy tiện như vậy. Một anh hùng, thì hôm qua anh chiến đấu tốt, hôm nay trên bàn học tập anh cũng phải vượt khỏi mọi người. Trong trận chiến đấu đồng đội lập công bắn cháy một xe tăng dịch, anh bắn được những ba xe tăng địch, thì hôm nay trong lớp, anh em học thuộc một bài, anh phải học thuộc ba hoặc năm bài. Vậy mới là phát huy bản chất anh hùng, phát huy bản chất giai cấp chứ!


Phong nhăn mặt một cái. Anh thấy mình như hết cách nói nên đành im lặng. Sự việc vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình thì hãy cứ để cho ai đó chịu trách nhiệm chính lo liệu. Nếu chỉ là việc đi học hay không đi học thì đơn giản thôi nhưng với chính trị viên Hoàng thì không đơn giản như vậy: Lập trường giai cấp ư? - Phải là tuyệt đối trung thành mà trước hết phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi sự phân công của tổ chức. Đảng bảo anh đi học thì phải phấn đấu học thật tốt! - Đằng này bỏ về đơn vị, ấy vậy có khác chi hành động của kẻ đảo ngũ. Đảng bảo phải nắm vững kiến thức một năm ba lớp thì phải nắm vững kiến thức một năm ba lớp. Lúc đầu toán học chỉ có những chữ số La Mã. Rồi lũy thừa! Rồi nhân chia lũy thừa! Rồi phép dùng chữ thay số gọi là đại số. Rồi tra bảng Lô ga rit. Rồi sin sin cốt cốt... Rồi hình học phẳng, hình học không gian... Đầu óc Hốc rối tam tinh, như chìm đắm trong một mê hồn trận. Tháng năm năm 1967, cùng đơn vị cối 120 li bị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ quân ra đường bắc tiến bao vây bốn chung quanh, chín mươi phẩy chín phần trăm bị tiêu diệt hoặc bị lính Mỹ kéo vó, với Hốc vẫn còn không phẩy một phần trăm an toàn và chiến thắng. Rồi một ngày khó khăn đầu năm 1970, sau trận đánh pháo len lỏi vùng Thọ Xuân - Thiện Chánh, vượt qua bao cánh rừng đầy bom đạn và thám báo quân nam Việt Nam, vượt qua bao đói khát và kiệt sức, Hốc vẫn cõng được Phong bị thương về phía sau an toàn, lòng đầy tin tưởng và không hề bị rối... Song những ngày học ở Lạng Sơn anh đã rối. Sin sin, cốt cốt là cái quái gì? Căn số là cái quái gì? Lại còn cái thứ tiếng Nga, bảo đi là đi, bảo ở là ở, sao lại còn đi hoàn thành thể với đi không hoàn thành thể?... Rắc rối thế này thì bảo ai mà chịu nổi! Hốc không thể có cách gì gỡ cho ra vấn đề. Anh vẫn không hăng hái ngay từ ban đầu nên nhanh chóng chán nản, mất tự tin bản thân mình, và hoang mang ngày càng lớn. Thôi thì ai đi học Liên Xô, học Trung Quốc, học Đức... Đều là cao quý. Coi như họ được tới trời, còn mình không thể nào bay lên không gian xanh biếc được thì ở dưới trần gian vậy. Đừng kiểm điểm! Sao lại cứ đưa ra kiểm điểm bắt tôi phải nhồi nhét những thứ lũy thừa, căn số, với đi hoàn thành thể và đi không hoàn thành thể... vào cái óc bã đậu này được! Cứ chửi rủa tôi ngu si đần độn đi! Cứ hét tướng lên rằng trí tuệ tôi thấp hèn đi! Thì tôi thế thật mà! Gốc gác ông bà, cha mẹ tôi suốt đời cầm cày thì tôi ra chiến trường là đánh giặc, sau này còn sống trở về vẫn suốt đời là thằng cầm cày... Nghĩ vậy, Hốc xin nhà trường cho nghỉ học xuống làm anh nuôi. Không được! - Vậy tôi xin tham gia trông nom đàn lợn?- Không được! - Tôi xin đi chăn trâu, chăn bò, nhìn đàn bò đàn trâu thích mắt lắm! Không được! - Đồng chí từ chiến trường ra đây là để đi học, phải nhanh chóng nắm lấy kiến thức văn hóa, để kịp sang một nước nào đó trong phe xã hội chủ nghĩa, sau này thành người chỉ huy trung cấp, cao cấp của quân đội ta hoặc thành một nhà khoa học có ích cho xã hội, nghe chưa!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:44:24 am »

Ấy, chỉ đề đạt ý kiến như vậy thôi, vẫn cứ bị đem ra kiểm điểm.

- Xin đừng kiểm điểm nữa! - Hốc phải gào lên - Tôi không phấn đấu! Tôi ù lì! Tôi không phát huy danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang nhân dân! Tôi không phát huy bản chất giai cấp! Tôi ngu xi! Tôi khốn nạn! Tôi là con chó! Tôi chỉ biết sủa gâu gâu chứ không biết nghe những lời kiểm điểm đầy tình yêu thương đồng đội và yêu thương giai cấp!


Đại diện nhà trường ngán ngẩm. Nhiều chiến sĩ suất sắc cử đi học văn hóa theo đuổi vô cùng khó khăn, khối người không học được phải về đơn vị. Nhưng với Hốc thì quá đặc biệt: Anh là người dân tộc. Anh là người miền núi. Anh có thành tích chiến đấu xuất sắc. Anh phải là hạt giống đỏ. Mà đã là hạt giống đỏ thì gieo xuống đất chỗ nào cũng phải nẩy mầm tốt hơn. Anh xin về phép ít ngày, gọi là để lợp nhà cho vợ, được đồng ý ngay lập tức. Hết phép, Hốc viết một lá thư khá dài gửi ban lãnh đạo nhà trường, rồi chia tay vợ, từ miền tây Thanh Hóa, không ra Hà Nội để ngược Lạng Sơn mà theo quốc lộ một vào thẳng bờ sông Bến Hải. Việc này anh thiện nghệ. Đi khỏe. Vòng tránh và luồn lách những trọng điểm đánh phá của máy bay rất giỏi. Lại đầy khôn khéo nên lúc đi thuyền theo kênh nhà Lê với đoàn vận tải, lúc ngồi trên ca bin ô tô cạnh người lái của đơn vị hành quân hay giao thông hỏa tuyến. Lại còn được ăn no, ăn ngon, đêm đi ngày nghỉ thỏa sức tán tỉnh các cô gái trên đường mỗi khi dừng chân. Anh em bàn tán như vậy, Hốc nghe hết, song chỉ im lặng chẳng nói chẳng rằng, vẻ như chàng pháo thủ này đoán được những gì đang chờ đợi mình. Chiến trường ác liệt ư? Chặn đứng những đơn vị lính thủy đánh bộ do tướng Bùi Thế Lân đang liều chết chiếm lại thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị ư? - Việc ấy đương nhiên rồi song là của cả đơn vị, của các lực lượng tham gia chiến dịch, chứ đâu của riêng mình Hốc. Và với việc ấy Hốc sẵn sàng chờ đón, sẩn sàng lập công vẻ vang như những ngày đầu chiến dịch, những cái trò cứ họp hành liên miên, phát biểu ý kiến tràng giang đại hải, với những xác định thái độ, phấn đấu nâng cao lập trường giai cấp. Với những ý chí chiến đấu vững vàng không chỉ thể hiện ở hành động dũng cảm mà còn phải hành động có ý thức... Thật là khổ! Sao mà nhiều lí luận đến thế, nhiều ngôn từ cao siêu đến mức vắt óc cũng không thể nào hiểu nổi. Hốc phải chốn chạy khỏi nơi sin sin cốt cốt về đây để đánh giặc chứ đâu có phải để được nghe những lời mây dông sấm sét. Song không muốn nghe vẫn cứ phải nghe! Đêm ấy, chẳng hiểu ma quái thế nào, cái đám B52 và máy bay ném bom tọa độ Hoa Kỳ lại không thèm hoạt động, pháo biển cũng ít bắn đến, người ta không phải lo kiểm tra xem có ai việc gì không, chẳng phải lo đào bới các hầm sập hoặc khiêng cáng thương binh, Hốc được gọi tới hầm chính trị viên tiểu đoàn. Nơi này khá rộng và vững chãi, đã cũ, chắc chắn do đơn vị nào đó trú lại nay đi nơi khác. Những vì kèo gỗ bằng bắp vế san sát gác lên chống nóc to như cột nhà. Đầu hồi phía trong có hốc nhỏ, đặt cái ống bơ đựng dầu luyn thải loại và sợi giẻ làm bấc cháy lên ngọn lửa đỏ đọc. Ấy vậy nhưng vẫn đủ mập mờ soi sáng cả gian hầm. Hốc khom người bước vào. Anh nhận ra ngay chính trị viên Hoàng trong góc cùng. Bên Hoàng là vị cán bộ lạ mặt anh đoán ở cơ quan tiền phương Bộ Tư lệnh pháo mới xuống. Tiểu đoàn trưởng Phong ngồi phía ngoài. Phong nhích người lấy chỗ cho Hốc ngồi.


Chủ trì cuộc làm việc rõ ràng là Hoàng. Anh lên tiếng trước:

- Hốc, nói xem, ai cho trở lại đơn vị?

Hốc:

- Tôi đã xin phép.

- Khi nào?

- Khi tôi bắt đầu lên đường.

- Xin bằng cách nào? Gặp ai để trình bầy xin phép?

- Tôi viết thư ra.

- Nhà trường đã nhận được thư ấy chưa? Đã trả lời đồng ý chưa? Và nếu họ đồng ý cũng còn phải có ý kiến của Bộ Tư lệnh pháo binh nữa chứ? Đồng chí là một chiến sĩ rất quả cảm trong chiến đấu, lập nhiều chiến công, có thành tích xuất sắc, được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, lại còn được cử đi học văn hóa cấp tốc, để kịp theo chương trình đào tạo sĩ quan trung cao cấp ở nước ngoài. Vinh hạnh lắm chứ! Mơ cũng phải đâu dễ dàng có được!

- Vâng. Đúng thế!

- Vậy mà cậu lại từ chối?

- Tôi không thể theo được. Cái đầu tôi củ chuối mà!

- Đừng nói bừa! Ý chí phấn đấu của cậu đâu?

- Thì tôi đã gắng phấn đấu. Nhưng cái thứ kiến thức ma quái không chịu vào!

- Đã phấn đấu hết mình chưa?

- Nếu phải băm vằm tôi ra làm nghìn mảnh mới được gọi là phấn đấu hết mình thì tôi sẵn sàng để cho mọi người băm văm ra làm nghìn mảnh.

- Không phải! Đừng lí sự cùn. Cậu chưa phấn đấu hết mình. Khi người ta đã phấn đấu hết mình, có nghĩa là khi người ta đã phát huy cao độ lập trường giai cấp, biết phát huy danh hiệu vẻ vang, tôi nghĩ rằng, ngay cả cái gì nhỉ..ừ, phải rồi... cốc., cốc... sim... sim cũng nắm vững được hết. Chỉ là tư tưởng đầu hàng đã len lỏi vào cậu! - Sau một hồi chất vấn cùng với kết luận chí lí, nhường lời cho vị đại diện cơ quan cán bộ cấp trên, nhường lời cho Phong nhưng mọi người chưa phát biểu gì, Hoàng nói tiếp. Anh đề cập đến những lí luận học qua các khóa chính trị ngắn ngày, qua bao lần nghe được từ các hội nghị, hổ lốn đầu ngô mình sở nghe cứ choang choang. Sau một thôi rõ dài anh dừng lại hỏi:

- Ý kiến của tôi vậy. Giờ đến lượt cậu phát biểu.

Hốc im lặng. Chẳng nói. Chẳng rằng. Như điếc. Như câm. Anh mong kẻ thù tấn công để lực lượng ta buộc phải triển khai. Mọi người sẽ phải ra khỏi hầm. Cuộc kiểm điểm nặng nề này sẽ chấm dứt. Chí ít chúng cũng phải dội bom tới nơi đây, càng ác liệt càng tốt, B52, bom tọa độ, pháo tầm xa cỡ lớn từ các hạm tàu trên biển, đừng ai thương vong nhưng cứ phải sập vài ba cái hầm, để cuống lên vì đào bới cấp cứu, để tan biến không khí nặng nề trong căn hầm này. Nhưng các lực lượng oanh kích của Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam cộng hòa không ủng hộ anh, chẳng hoạt động gì cả, làm cho chính trị viên Hoàng cứ vận dụng những kiến thức hiểu biết của vị chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đổ vào hai tai anh. Những cuộc kiểm điểm như thế này anh đã được nghe ở Lạng Sơn, chỉ sau khi nhập học chừng nửa tháng. Thực thì chẳng phải tới ngần ấy thời gian đầu óc anh mới bộc lộ ra rằng chứa toàn củ chuối. Giờ đại số đầu tiên là phép dùng chữ thay số, anh đã cho rằng việc quái gì phải thế, số là số, chữ là chữ, chẳng thằng quái nào thay được thằng nào. Rồi thì lũy thừa, rồi thì căn bậc hai... tới đây củ chuối phản ứng! Mà lại cứ dồn dập. Thứ này chưa trôi đi thứ khác lại phải nhồi vào. Lại còn tiếng Nga rắc rối thế thì bố ai mà hiểu được. Đọc là đọc và viết là viết, sao lại còn đọc hoàn thành thể với lại đọc không hoàn thành thể, viết hoàn thành thể với lại viết không hoàn thành thể... Chết rồi! thế này thì chết thật rồi! Củ chuối không phải để chứa những thứ đó! Anh xin thôi học trở về đơn vị chiến đấu - Kiểm điểm! Anh xin làm nuôi quân lâu dài của trường - Kiểm điểm! Anh nói rõ mình không thể nào theo học được - Kiểm điểm! Mà quay đi quẩn lại vẫn là xác định ý thức này nọ, hết bản chất giai cấp tới bản lĩnh anh hùng, hết phát huy ý chí tới vượt qua gian khó thử thách, rồi thì phải đào sâu suy nghĩ, phải biết rằng, nhân dân đang dành cho mình một vinh hạnh lớn lao.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:45:24 am »

- Nhưng... Tôi xin tha cho cái vinh hạnh như thế này?

Ấy, Hốc đã hét tướng lên như vậy. Anh viết thư về nhà bảo vợ ra bưu điện huyện điện cho anh rằng bố ốm nặng, về ngay, tất nhiên anh được đi phép đặc biệt. Những ngày ở nhà chẳng vui, chẳng buồn, mà chán nản. Ngán ngẩm nhất là phải quay lại cái nơi mà người ta suốt ngày cứ sin sin cốt cốt. Thế nào cũng lại kiểm điểm tiếp cho mà xem. Vì làm sao Hốc theo kịp chương trình. Các thầy đều giao bài làm và đưa tài liệu cho Hốc dặn về thăm cha cố tự đọc và tìm hiểu. Anh đón nhận. Song để những thứ ấy khò khò ngon giấc trong đáy ba lô. Sau một đêm thức trắng, sáng hôm sau anh viết lá thư khá dài cho nhà trường xin trở lại đơn vị chiến đấu.

- Cậu vô kỷ luật! - Chính trị viên cảnh cáo.

- Vâng! Tôi vô kỷ luật! - Hốc trả lời.

- Cậu là kẻ đầu hàng!

- Tôi không phải kẻ đầu hàng! Tôi không phải kẻ phản bội! Không ai dám kết luận người lính hiên ngang trước mũi tên hòn đạn, cùng đồng đội tiêu diệt quân thù là kẻ đầu hàng phản bội.

Hốc bắt đầu phản ứng. Và anh tin ở mình nên đã nhấn mạnh:

- Nếu kết luận vậy thì tôi là kẻ đầu hàng cái thằng sin sin cốt cốt chứ không phải đầu hàng Mỹ Thiệu với bom đạn Mỹ. Có khối kẻ đầu hàng phản bội, nhưng không phải tôi!

Chính trị viên Hoàng bỗng lùi lại phía sau một chút, lưng dựa sát vào bức tường đất căn hầm như hơi chờn chợn. Vị trưởng ban cán bộ từ cơ quan pháo binh mặt trận xuống ghé sát miệng vào tai Hoàng trao đổi điều gì đó. Phong im lặng. Phát biểu thế nào bây giờ thật khó. Hành động của Hốc rất đáng phê phán nhưng có nguyên nhân. Vả lại cấp tập nhồi nhét kiến thức vào đầu một con người đôi khi tạo ra sự mụ mẫm và phản ứng. Ngay từ đầu anh đã không tán đồng việc cử Hốc đi học, hoặc có học thì cũng từ tốn, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cơ bản, nghĩa là mỗi năm mỗi lớp, chứ không thể ào ạt như bão cuốn những ngày đầu chiến dịch ở nơi đây được. Chính Hốc cũng không đòi hỏi hoặc ham hố chuyện này, chuyện khác. Anh biết khả năng của mình. Anh nắm rất vững nhiệm vụ chiến đấu của mình, không ngại hy sinh gian khổ, hết giặc thì về làng. Khi biết Tạ Văn Lạng xin ở lại đơn vị, Hốc phân vân về sự ra đi của mình. Lạng tốt nghiệp phổ thông cấp ba, đọc nhiều sách báo, vấn đề gì cũng tỏ ra hiểu biết và có kiến thức, song Lạng nói thật rằng, ham hố lớn nhất của đời tôi chỉ là ngày nước non một dải, rồi về với cuộc sống đời thường. Anh vừa được đề bạt đại đội phó! - Ừ thì đại đội phó! - Cũng chỉ đánh giặc như mọi người và sau này trở về cầm cày cầm cuốc mới biết rõ mèo nào cắn mỉu nào. Hàm sĩ quan ư? - Thì quan nhất thời dân vạn đại mà! Rồi Phong phát biểu, nhẹ nhàng thôi, rằng con người ta hành động cần phải có ý thức, ở đây Hốc đã tự phát khi trở lại đơn vị, cho dù trở lại để cầm súng chiến đấu. Nghiêm khắc vẫn có thể kết luận Hốc đảo ngũ - vì đã rời khỏi đơn vị - là trường văn hóa Lạng Sơn - không được phép và không có lí do chính đáng. Cái từ đảo ngũ vừa được Phong nói ra, chính trị viên đã vội vàng chộp lấy:

- Đúng ! Đúng! Tôi có thể kết luận cậu đảo ngũ!

- Tôi không đảo ngũ.

- Vậy đến ngày trả phép cậu không về trường mà ngược vào trong này tự ý chẳng phải là đảo ngũ sao?

- Tôi đã xin phép.

- Ai đồng ý cho phép. Quyết định đâu?

- Chắc chắn họ sẽ gửi vào.

- Họ không đồng ý thì sao?

- Làm gì có chuyện không đồng ý. Tôi vào chiến trường đánh giặc chứ có ở nhà với vợ đâu mà bảo là đảo ngũ.

- Không cãi nhau tay đôi nữa! - Chính trị viên cảm thấy mệt mỏi - Nhưng cậu đã hành động rất vô kỷ luật.

- Quả là tôi thấy có phần nào thiếu ý thức kỷ luật.

- Như thế không xứng với một anh hùng vừa mới được tuyên dương.

- Này, tôi nói thế này để anh nghe cho rõ anh Hoàng nhớ, các anh cần anh hùng chứ tôi không cần anh hùng!

Giọng nói của Hốc căng thẳng và kiên quyết. Cả ba vị cán bộ ngay đơ. Họ không ngờ chiến sĩ đã phản ứng gay gắt đến thế. Hoàng như muốn chồm lên - Cậu sẽ bị kỷ luật - Thì xin cứ kỷ luật! Kỷ luật lớn nhất đối với tôi là bắt tôi phải nhồi nhét cái hàm số gì đó vào đầu. Chẳng lẽ bắn tôi sao? Nhưng bắn cũng được, sống mà hết ngày này sang ngày khác họp hành kiểm điểm với xác định thái độ thì sống làm gì! - Quá nửa đêm họ chia tay nhau. Hốc rồi Phong bước ra khỏi hầm với tâm trạng khá nặng nề. Rồi thì công văn, rồi những giấy tờ cần thiết liên quan tới Hốc cũng được gửi từ trường văn hóa Lạng Sơn về Bộ Tư lệnh pháo binh. Một buổi chiều, sau bữa ăn có canh lá bứa chua chua nghe trong lòng thanh thản, Phong tìm tới Hoàng bàn chuyện giao nhiệm vụ cho Hốc.

Hoàng:

- Cho cậu ta xuống làm nuôi quân. Ở trường Lạng Sơn cậu ta chẳng xin làm nuôi quân là gì.

Phong:

- Cũng được thôi. Tôi tin Hốc sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng mà phí anh ạ...

- Thế sao? - Hoàng vẫn đung đưa trên võng - Đưa cậu ta lên làm trung đoàn trưởng chắc?

- Điều đó tất nhiên không thể. Tôi nghĩ trước hết hãy giao cho Hốc nhiệm vụ khẩu đội trưởng hay trung đội phó. Nhiệm vụ này Hốc hoàn toàn có khả năng hoàn thành tốt.

Hoàng im lặng. Anh có vẻ chán không muốn bàn luận gì tới con người này nữa mà cứ để mặc cho anh ta giúp trợ lí quân khí ngày ngày đếm đếm kiểm tra kho đạn với những cuốc xẻng, kính ngắm... Đôi mắt anh lim dim ra chiều mệt mỏi và cũng có ý bảo Phong để im đừng làm phiền. Nhưng Phong biết rõ Hoàng chỉ làm bộ thế thôi chứ con người sục sôi này, với công việc thì không một giây một phút trễ nải. Nghe đâu những ngày làm chủ nhiệm hợp tác xã lúc nào cũng tất tưởi hết cánh đồng này tới cánh đồng khác và cô kế toán lơ mơ sổ sách là chết liền. Phong tiến đến sát, vịn tay vào đầu võng giả bộ làm cho rung rung, hỏi tiếp:

- Hả? Ý tôi vậy anh thấy thế nào?

Quả là Hoàng ngồi ngay dậy:

- Thế hắn ta lại dưa cả cái trung đội do mình chỉ huy chạy về phía địch thì sao đây?

Phong chớp mắt liên tục:

- Không thể như thế! Không bao giờ có chuyện như vậy! - Bất chợt Phong nhớ tới lời của Hoàng - Chính anh đã có lần nói thôi, rằng Hốc là người của giai cấp cần lao kia mà!

Nói xong Phong thấy ngay là không nên. Vì biết đâu Hoàng sẽ tự ái. May mà Hoàng không tự ái. Anh ngồi im suy nghĩ, như muốn hỏi Phong điều này điều khác nhưng lại chỉ im lặng. Mà mình nói câu này ở đâu nhỉ? Vào lúc nào nhỉ? Mình hay nói vậy vào các buổi học chính trị hay phổ biến thời sự của đơn vị, nhưng với riêng Hốc thì ở chỗ nào và vào lúc nào nhỉ? Anh chàng Phong này nhớ dai hay cà khía bịa ra để bắt mình nghe theo? Kể cũng được thôi. Tay này xứng đáng. Song hắn lại tuyên bố ai đó cần anh hùng chứ hắn chẳng cần anh hùng thì láo lếu thật. Anh hùng là niềm kiêu hãnh của đơn vị, của toàn quân, của cả nước, mà hắn lại bảo là chẳng cần. Láo! Láo thật! Láo đến thế là cùng! Cứ phải từ từ đã! Phải thử thách hắn đã! Phải để cho hắn có thời gian ngẫm nghĩ xem lại lời phát biểu lếu láo trên mới được. Chắc chắn dù đầu óc hắn có củ chuôi thì rồi cũng sẽ phải nhận ra sai lầm này.

- Nhưng mà đừng nên thành kiến với cậu ta! - Phong bàn sau khi nghe Hoàng tâm sự - Phải mở lòng với cậu ta. Nhất là phải tin tưởng ở cậu ta!

Chính trị viên đưa ra ý kiến:

- Chẳng hạn như lần bị lính thủy đánh bộ Mỹ quay tròn quanh điểm cao 29 - Trung Sơn mùa hè năm 1967, lúc ấy mà hăng hái nổ súng là manh động, sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, bí mật rút ra ngoài vòng bao quanh rồi quay trở lại tác chiến mới thể hiện tư duy đúng đắn. Tôi sợ tay này không chắc chắn!

- Thực tế sẽ làm cho cậu ta chắc chắn. Với lại cương vị chỉ huy buộc cậu ta phải suy luận và chắc chắn. Kiến thức cũng tích lũy từ đó.

- Ông tin ở Hốc vậy sao?

- Tôi tin!

- Phải rồi! Mà cũng có kỷ niệm với Hốc là lần rút khỏi khu tứ giác Thọ Xuân - Thiện Chánh.

- Đúng vậy, anh Hoàng à! - Giọng Phong trở nên chân thành và như thiết tha kêu gọi - Bữa ấy, nếu không phải Hốc mà là một người khác, chưa chắc chúng tôi đã thoát được. Con người này kiên cường, bền vững, nhưng cũng tinh khôn ra phết...

- Tôi chịu ông rồi! Chào thua ông vậy! Nhưng mà cũng cứ phải chờ đợi ít ngày nữa xem sao đã.

Cũng chẳng có ai phải chờ, vì ngay hôm sau thôi, đơn vị được lệnh vào vị trí chiến đấu mới, thì cùng thời khắc ấy là lệnh điều động một số cán bộ trung đội và khẩu đội bổ sung cho đơn vị bạn. Hốc lập tức được giao nhiệm vụ mới...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2022, 06:46:36 am »

CHƯƠNG 12
ĐIỂM CAO ĐƯỜNG PHỐ


Tiểu đoàn trưởng Phong trải rộng bản đồ trên tấm bàn đạc mỏng. Mấy mái đầu chụm lại. Họ là các chiến sĩ trinh sát và kế toán, từng gắn bó với anh suốt từ những ngày đầu chiến dịch. Tất cả dều đã qua chương trình phổ thông và có anh bỏ dở chương trình đại học. Những lúc ở hậu cứ hay bên bờ suối nghỉ ngơi sau chặng đường hành quân, những con người này nom dáng vẻ thanh nhàn, không hì hục lúc nào cũng đẫm mồ hôi như cánh pháo thủ khiêng đòn ăn no vác nặng, khiến khối chàng trai chuyên ở trận địa nhìn họ như nhìn những người ở đẳng cấp khác.

- Khu vực này được không? - Tiểu đội trưởng trinh sát chỉ đầu bút chì vào một điểm trên bản đồ rồi đưa ra ý kiến.

Phong im lặng suy nghĩ, chợt một ý tưởng lóe lên trong óc và anh quyết định rất nhanh:

- Được! Nhưng chúng ta không ở đó. cần vào gần hơn, càng gần càng tốt, có như vậy mới quan sát chỉ huy bắn kịp thời, chắc chắn và không bỏ sót mục tiêu.

Các chiến sĩ có vẻ chờ đợi, Phong chỉ vào một điểm trên tấm bản đồ thị xã:

- Đây! Chỗ này!

- Tòa tỉnh trưởng Quảng Trị? - Tiểu đội trưởng trinh sát hỏi.

- Đúng!

- Nghĩa là sát với bờ thành cổ.

- Đúng!

- Chúng ta có thể tạo dựng vị trí quan sát ngay trên một đoạn thành cổ nhưng tiếc rằng nó thấp, tầm nhìn sẽ hạn chế, tớ nghe nói tòa nhà tỉnh trưởng cao hơn, mà lại ở sát thành cổ. Chính Tư lệnh pháo binh mặt trận vừa qua cũng có những ngày đặt vị trí quan sát tại đây

- Quảng Trị bị bom san phẳng từ ngay sau ngày quân ta tràn ngập. Bom B52 cùng các loại bom đạn khác, chúng oanh tạc suốt ngày đêm. Báo chí đã nói không một ngôi nhà nào trong thị xã trụ vững.

- Nhưng chỉ cần có một đầu hồi hay một mảnh tường trụ vững là được.

Họ qua sông Thạch Hãn. Nhưng nơi này hôm nay đâu còn là thị xã, toàn những đống đổ nát nối nhau và những con đường bị dào xới. Người ta chỉ ước đoán những bao nhiêu nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu vạn tấn bom đã tàn phá nơi này. Hôm mới giải phóng, lúc ấy đã nửa đêm, xe ô tô có chở Phong chạy ào qua thị xã tiến vào phía trong. Đường vắng, nhà im, xe vun vút lao đi và Phong ngồi bên trong chỉ có cảm giác Quảng Trị khá rộng. Sau ngày ủy ban giải phóng tỉnh ra mắt quốc dân đồng bào, và phía bên kia quân đội Sài Gòn bắt đầu vượt qua phòng tuyến sông Mỹ Chánh, thì thị xã Quảng Trị, đặc biệt thành cổ Quảng Trị, trở thành rốn cho các loại bom đạn ngày đêm trút xuống. Họ cho rằng quân ta đang đồn trú trong thị xã. Họ xác định thị xã và thành cổ là biểu tượng chiến thắng hay chiến bại, cho nên gắng chiếm lại bằng được. Họ tàn phá tất cả và la ầm lên rằng bom đạn của Bắc Việt nam đã hủy hoại đường phố, giả câm giả điếc khi hãng AFP tố cáo riêng ngày 1 tháng 8 năm 1972, máy bay B52 đã ném mười hai lần với hàng ngàn tấn bom vào thị xã Quảng Trị, còn hãng UPI thì nói, một ngày 31 tháng 7 vừa qua, thị xã Quảng Trị và thành cổ bị tới hai vạn quả đạn đại bác từ các hạm đội Hoa Kỳ đậu ở ngoài khơi và các trận địa pháo của quân Nam Việt Nam... Thôi thì cứ mặc kệ cho họ la ó, với chúng ta bây giờ là... lên đường! - Tổ đài quan sát qua sông Thạch Hãn bằng con thuyền nhỏ do hai nữ du kích địa phương chở. Pháo sáng làm mặt sông hồng lên, lăn tăn nhấp nháy. Họ đặt chân trên phố, quả thật chẳng còn chỗ nào gọi là phố. Chẳng còn một cấu trúc nào có thể gọi là nhà. Chẳng còn một nơi đặt chân nào có thể gọi là đường. Đêm hôm đó họ không tìm đâu ra một chỗ đứng chân, họ có gặp mấy tốp bộ binh đi ngang qua, nhưng các chiến sĩ này cũng chẳng hề biết đường ngang ngõ tắt thế nào để chỉ cho họ tới trụ sở tòa tỉnh trưởng. Họ tạt vào một hốc tường tìm chỗ nghỉ đêm. Sáng sớm, chính loạt đạn pháo từ tầu chiến hạm ngoài khơi bắn tới đã đánh thức họ dậy. May sao gần đây có một cái giếng trong, nước sóng sánh, tiểu đội trưởng trinh sát vơ đâu được một cái mũ sắt chạy tới giếng lấy nước, lại còn đánh răng dàng hoàng rồi mới rửa mặt, rửa chân, rửa tay, và múc về một mũ sắt đầy bắc kiềng đun. Nước ấy sôi bỏ ra thì một chiến sĩ kiếm được cái mảnh nồi. Cái nồi nhôm này cao, mảnh bom đến kì, tiện một nhát mất bay phần trên gần cả hai quai thành thử miệng nó gồ ghề và sắc. May thay chiến sĩ đã nhanh tay nhặt được hòn dá mài quét đi quét lại làm cho bờ miệng xoong nhẵn thín. Anh còn kiếm đâu ra cả cái vung bằng gang và thế là có một nồi cơm khá ung dung. Ngay bên vườn, một cây du đủ gẫy gập, mấy quả to tướng rơi ra lăn lóc. Chiến sĩ vui sướng gọi nhộn xị ngậu:

- Ca đâu! Ca đâu!

Chiến sĩ kế toán có tên Ca:

- Cái gì thế?

- Lại đây!

- На?

- Nhanh lên!

Chiến sĩ Ca chạy lại:

- Nhặt được vàng à?

Anh này rối rít:

- Còn hơn cả vàng! Vàng thì ăn no rồi chúng ta sẽ thải ra hàng đống.

Rồi anh nói hối hả:

- Quả kia! Quả kia nữa! Gọt vỏ, cạo hết hột, chúng ta sẽ làm nộm và kho tầu.

Ca tròn xoe hai mắt:

- Làm nộm? Kho tầu?

Anh lính đứng thẳng người nhìn Ca như ngắm con người từ mặt trăng rơi xuống:

- Chứ còn sao nữa. Đầu tiên là làm nộm...

- Làm thế nào? Với gì?

- Với cái cù kì ông cốc! Thái nhỏ ra, bóp nước muối cho mềm đi, bảo anh Phong chi ra ít vừng lạc, rang cẩn thận không được để cháy nghe chưa, lại không ngon hơn cả món nộm trong phủ tổng thống ấy chứ. Còn kho tầu thì... bảo anh Phong hôm nay là đại tiệc, anh chi một hộp thịt loại ba trăm gam, nếu được loại bốn trăm gam càng tốt, đu đủ thái miếng, đổ thịt hộp vào, cho thêm ít ca la thầu...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM