Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:38:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mắt pháo  (Đọc 5911 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 06:57:04 am »

Đêm hôm đó tổng thống ngủ ở Huế. Ông ta muốn nắm sát tình hình, và cũng muốn tỏ ra cho các vị tướng biết rõ ý chí của mình tới mức nào. Mà thực ra thì ông ta vẫn là một người lính. Một người lính ở ngoài chiến tuyến thì có gì lạ đâu? Bắc Mỹ Chánh về cơ bản đang thuộc địa bàn quân Bắc Việt Nam. Nam Mỹ Chánh quân lực Việt Nam cộng hòa đang củng cố thế trận. Cứ giả dụ thế trận ấy bị chọc thủng thì quân Bắc Việt Nam có vào được tận Huế đây đâu phải dễ dàng. Năm 1972 này không phải như hồi Mậu Thân năm 1968. Lực lượng Việt cộng nằm vùng đâu còn như năm 1968. Đám này đã bị quét gần như sạch còn đâu để mà nổi dậy. Vậy thì phòng tuyến Mỹ Chánh phải là cái bàn đạp bất khả xâm phạm tiến ra phía bắc, phải chiếm lại nhanh, càng nhanh càng tốt chiếm thị xã Quảng Trị, đẩy lực lượng cộng sản về bắc sông Bến Hải, và để ở Pari đối phương không nỏ mồm kiêu hãnh. Thiệu ngủ đêm tại Huế! Lẽ tất nhiên pháo binh bắc Việt Nam ghê gớm thật nhưng chẳng viên đạn nào có thể bay tới được giường ngủ của tổng thống. Ngô Quang Trưởng kiêu hãnh và có phần lo lắng. Hôm sau trung tướng tháp tùng tổng thống đi thám thú, úy lạo một vài nơi rồi đưa ông tới tận cửa máy bay. chiếc chuyên cơ lên thẳng của không lực Hoa Kỳ nhấc bổng lên trời, Ngô Quang Trưởng vẫn đứng nhìn cho tới khi nó chỉ còn là một chấm đen rồi mất hẳn vào bầu trời đỏ đọc khói bom. Máy bay không đỗ xuống Nha Trang, nơi tổng thống có nhà nghỉ mát nổi tiếng, mà cũng không về Sài Gòn, và điều này chỉ có tổng thống và viên sĩ quan Hoa Kỳ tháp tùng cùng tốp phi hành đoàn biết, mà nó quặt ra biển Đông, chỉ ít phút sau, nhẹ nhàng đáp xuống boong của tầu US Blue Ridge thuộc hạm đội bẩy Hoa Kỳ. Phó đô đốc Holloway, tư lệnh đệ nhất hạm đội, một người Mỹ cao lớn và lịch thiệp bước tới đón chào vị tổng thống  Việt Nam cộng hòa. Đến khoảng cách nhất định, ông ta đứng lại, hơi cúi đầu và giơ tay chào. Thiệu thẳng người đáp lễ. Viên chỉ huy mặc lễ phục caravat màu xanh sẫm nổi lên trên nền áo trắng tinh. Tổng thống vẫn comple caravat đầy đủ. Có một giây im lặng thì phải. Con tàu dập dờn rất nhẹ vì nó đồ sộ như trái núi, vui đùa để mặc cho sóng xanh biếc tít tắp trùng khơi vỗ vào hai bên mạn. Tư lệnh đệ thất hạm đội chìa bàn tay phải ra chỉ hướng và nghiêng mình nói:

- Thưa ngài tổng thống Việt Nam cộng hòa, hân hạnh được phép mời ngài!

Tổng thống đi giữa đội quân danh dự của hạm đội. Phút giây lạc quan tràn ngập trong tim ông ta. ông ta cũng tin tưởng một điều là người Mỹ không bao giờ dám bỏ rơi Việt Nam cộng hòa. Nich Xơn không dại gì mất trắng mặc dầu sự nghiệp ngăn chặn làn sóng cộng sản ở Đông Nam Á khởi xướng là do những vị tiền nhiệm, từ Aixenhao, tới Kennơđi, đặc biệt là Giôn Xơn sau này...Và cũng dịp này cách đây đã sáu năm, khi ấy miền Nam Việt Nam đang bị Việt cộng cùng với một vài đơn vị quân Bắc Việt Nam vượt qua đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào làm mưa làm gió, tổng thống Thiệu đã cùng cấp phó là Nguyễn Cao Kỳ bay tới Honolulu ở quần đảo Ha Oai giữa Thái Bình Dương có Giôn Xơn và bộ sậu quan trọng bậc nhất của Nhà Trắng đang đợi. Ngày ấy tình thế khác hẳn hôm nay. Đối phương đang lớn mạnh ghê gớm và quân Mỹ cũng bắt đầu ào ạt nhẩy vào. Mười vạn. Hai mươi vạn. Bốn mươi vạn. Cuối cùng là năm mươi tư vạn. Hôm nay lính chiến đấu Mỹ không còn nhưng đội quân của Nam Việt Nam ngày càng thiện chiến. Họ chỉ cần viện trợ của Mỹ chứ không ỉ vào người Mỹ. Quân lực Việt Nam cộng hòa có một đội ngũ sỹ quan thiện nghệ trong chỉ huy tác chiến và ý chí thì nhất định một mất một còn. Duyệt xong đội danh dự của hạm đội, chủ và khách bước vào phòng làm việc tầng dưới. Sâm banh vàng sánh được rót ra. Sau tiếng chạm ly rất nhẹ, viên chỉ huy nói:

- Thưa ngài tổng thống, cả hạm đội và cá nhân tôi lấy làm vinh dự và rất kiêu hãnh vì sự có mặt của ngài. Xin được phép chúc sức khỏe ngài, cũng là chúc sự trụ vững của nền đệ nhị cộng hòa mà ngài là người cầm lái.

Tổng thống nói giọng vui vui văn vẻ:

- Người Việt Nam chúng tôi có câu: Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua... Hoa Kỳ đã vượt chặng đường như thế để đến với Việt Nam chúng tôi. Thay mặt toàn thể đồng bào Việt Nam, chúc sức khỏe phó đô đốc.

Tư lệnh đệ nhất hạm đội Holloway:

- Thưa tổng thống tôi đã nhận được chỉ thị của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc sẵn sàng lắng nghe ý kiến của ngài.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:

- Chúng tôi đã có văn bản gửi tới từ đại sứ và ngài đại tướng Abrams... Chúng ta đều biết rằng lúc này tổng thống Nich Xơn đã tỏ thái độ quyết liệt qua tuyên bố ngày 8 tháng 5 vừa qua. Sự khốn đốn của quân Bắc Việt Nam và Việt cộng đang kề cổ. Tôi nghĩ việc một số pháo đài của đệ nhất hạm đội di chuyển lên phía bắc vào thời điểm này không thể không làm những nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam suy nghĩ và binh lính của họ run sợ.

Holloway thưa:

- Trình tổng thống, việc này chúng tôi đã có lệnh thực thi...

Về Sài Gòn tổng thống điện ngay cho tướng Ngô Quang Trưởng và bắt ông này phải báo cáo từng chi tiết nhỏ:

- Ông nói sao, trung tướng? Hai tiểu đoàn dù của lữ đoàn hai được máy bay lên thẳng Hoa Kỳ chở đang đánh thốc vào phía Quảng Trị, vậy đã chiếm được Hải Lăng chưa?

Trưởng trả lời rất tự tin:

- Thưa tổng thống, họ có đặt chân tới thị trấn Hải Lăng.

Giọng tổng thống có vẻ hơi gay gắt:

- Sao lại là đặt chân? Đang trụ lại hay đã rút bỏ?

Trung tướng Trưởng cố nói rành rẽ:

- Trình tổng thống, họ đã tới Hải Lăng, với lực lượng 1500 tay súng và hỏa lực Hoa Kỳ chi viện tối đa chưa kể sự yểm trợ của các mũi tiến công khác, các cánh khác do tướng Lê Văn Điềm và tướng Bùi Thế Lân đảm trách, lính dù đã tới Hải Lăng, nhưng lực lượng cộng sản ép rất ghê gớm.

Tổng thống cắt ngang:

- Ai trực tiếp chỉ huy cuộc tiến công này?

- Thưa tổng thống, đại tá Nguyễn Trọng Bảo.

- Ông Bảo?...

- Vâng chính là ông Bảo, tham mưu trưởng sư đoàn dù đã được hân hạnh trình diện tổng thống ở Dạ Lê Thương vừa rồi đó ạ!

- Nói ông ta củng cố đội hình tấn công quay ngay trở lại. Và cả ông nữa. Phòng tuyến Mỹ Chánh phải là bất khả xâm phạm, và tạo ra các mũi lao thật sắc tiến về phía bắc. Ngừng một lát tổng thống nói tiếp - ông Trưởng, ông biết rồi đó, hội nghị Pa ri không ngừng lâu được đâu, cho dù gặp nhau chỉ là cái vỏ, nhưng mà chúng ta phải ngồi vào bàn trên thế của kẻ chiến thắng. Báo chí đang gọi Quảng Trị là cái bẫy, thì ta phải nắm lấy cái bẫy đó, ông hiểu chưa?

- Trình tổng thống, tôi hiểu rồi ạ!

- Nói với đại tá Bảo, tôi sẽ trực tiếp vinh danh ông ta sau khi ông ta dàn quân dù chiếm lấy và giữ vững địa bàn Hải Lăng. Lúc này không phải chỉ cả nước mà cả thế giới đang nhìn về Quảng Trị, ông có thấy đó là vinh dự không, ông Trưởng?

- Thưa tổng thống, thân xác tôi dù có phải phơi thây trên chiến địa cũng sẽ thực thi bằng được lời huấn thị của tổng thống.

Tổng thống nói câu cuối cùng trước khi đặt máy:

- Tôi tin ở ông mà! - Đột ngột tổng thống nói thêm - Trung tướng cần có các biện pháp hữu hiệu biểu dương tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Tôi quyết định thế này, phải thực thi các phần thưởng xứng đáng và cụ thể, binh sĩ nào diệt một xe tăng hay chiến xa chở quân lính đối phương thì ta thưởng một xe máy. Binh sĩ nào phá hỏng một khẩu pháo ta thưởng một tủ lạnh... Nguồn kinh phí...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 06:57:47 am »

Nhưng mà đã đến lúc chính các viên phi công người Mỹ quá hoảng sợ với quân dù. Họ bay trên bầu trời từ phía sau ra phía trước, lẽ tất nhiên phải khôn ngoan luồn lách để tránh các luồng đạn từ dưới bắn lên của lực lượng Bắc Việt Nam, nhưng khi hạ xuống, máy bay quay lại, quân dù bị tấn công, dám lính ấy sẽ nhẩy tràn lên máy bay chạy trôn. Bị tập kích bằng hỏa lực hay cả bộ binh, họ quân hồi vô phèng, tự mình chỉ huy, các viên chỉ huy thường là cấp đại đội hay trung đội, có khi cả tiểu đoàn nữa, khi ấy hãy liệu thần hồn, chỉ một viên đạn hay một mũi lê là xong hết. Hôm trước cũng tại bắc phòng tuyến Mỹ Chánh, bốn cố vấn Mỹ yêu cầu máy bay lên thẳng tới chở cứu họ. Máy bay vừa đỗ, đám lính dù này tràn lên, viên phi công còn đang do dự liền bị một loạt đạn về với Diêm Vương. Lại một lần, một máy bay lên thẳng rơi tõm chỉ vì có tới ba mươi hay bốn mươi lính dù bám dưới càng... Những chuyện tai hại này đáng lẽ có thể giấu nhẹm nhưng các đám ký giả tai hại viết lên mặt báo và nói oang oang qua làn sóng radio có chết cha người ta không cơ chứ!


Trung tướng tư lệnh quân đoàn triệu tập cuộc họp tác chiến khẩn cấp ở Sở chỉ huy Đà Nẵng. Các máy bay trực thăng lần lượt đỗ xuống ngay trong căn cứ chỉ huy, và các viên tướng từ Bùi Thế Lân tới Lê Văn Điềm... bước vào phòng tình hình trên tầng hai, có chiếc máy điều hòa không khí đang chạy vo vo. Trung tướng không ngồi. Ông đứng đợi và bắt tay từng người. Khi hàng ghế chung quanh bàn lớn chật kín ông ra hiệu cho mọi người ngồi xuống còn mình đứng nói:

- Thời cơ đã tới, thưa các chiến hữu, tôi có thể nói ngay rằng, Bắc Việt Nam đang hụt hơi. Họ không còn có ý định tiến vào Huế mà cố thủ giữ bằng được thị xã Quảng Tri. Có vẻ như cả Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ đều nhằm về Quảng Trị mà lệnh cho đoàn đàm phán của mình bước tới bàn hội đàm nhanh hay chậm. Tổng thống đã ấn định cho tới ngày nào, tháng nào, ta phải cắm được lá cờ Quốc Gia lên bờ tường thành cổ. Tôi lệnh cho chuẩn tướng Bùi Thế Lân đưa toàn bộ các lữ đoàn thủy quân lục chiến ra phía bắc! - Giọng trung tướng hơi hạ xuống một chút - Thủy quân lục chiến là lực lượng tăng phái, nhưng mà xin chuẩn tướng vui lòng cho, nhiệm vụ chống cộng sản tới cùng là của tất cả mọi người chúng ta!

Chuẩn tướng Bùi thế Lân vội đứng lên:

- Thủy quân lục chiến sẽ làm vẻ vang lá cờ Quốc Gia Việt Nam và quân lực Việt Nam cộng hòa, thưa ngài!

Ngô Quang Trưởng bất ngờ hô lên gằn từng tiếng:

- Tổ quốc - Vinh dự - Trách nhiệm!

Các viên tướng có mặt đứng lên hô theo:

- Tổ quốc - Vinh dự - Trách nhiệm!

Mọi người dự họp ra về hết, tướng Trưởng ngồi lại một mình trong phòng. Có thể nghe rất rõ tiếng xè xè của máy điều hòa không khí đang chạy, ông thấy số phận ông, cuộc đời binh nghiệp của ông tự nhiên gắn chặt với miền đất đầu cầu giới tuyến. Người Pháp đã ký hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cùng với đại diện Bảo Đại và chính quyền Bắc Việt Nam hôm nay, nhưng rồi người Pháp bỏ cuộc, cuốn theo cả ông vua cuối cùng triều Nguyễn cùng toàn thể bộ sậu của ông ta, và để miền Nam Việt Nam dưới cái ô che của người Mỹ ngày càng vững mạnh. Bắc Việt Nam có Nga Xô và Trung Cộng hậu thuẫn. Nhưng họ không thể ào ạt nhẩy xổ vào đối chọi với người Mỹ và quân lực Việt Nam cộng hòa. Họ xem ra kiềm chế, chẳng dại gì để đệ tam thế chiến nổ ra. Hôm nay, nói gì thì nói, Việt Nam cộng hòa chiến đấu với sự giúp đỡ cao cả của hỏa lực và cố vấn Hoa Kỳ cũng chỉ nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống. Còn phía bên kia nói rằng họ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thực chất cũng chỉ ngoạm lấy vùng đất này thực thi chủ nghĩa cộng sản, đồng thời ngoạm luôn cả Lào, và Campuchia, có khi cả Thái Lan, và có khi còn uy hiếp khắp vùng Đông Nam Á! Với Trưởng cũng như các sĩ quan khác trong quân lực Việt Nam cộng hòa, từ tổng thống Thiệu trở xuống, là điều không thể chấp nhận được. Cho nên phải chiến đấu đến cùng, một tấc đất cũng không thể để rơi vào tay họ. Cho dù cùng là người Việt Nam cả, nhưng có hai ông trời, một ông trời dành cho bên này và một ông dành cho phía bên kia, và mỗi người chỉ được nương bóng tôn thờ một ông mà thôi.

Trung tướng điện cho tư lệnh sư đoàn dù:

- Ngài phải trực tiếp duyệt kế hoạch và đôn đốc cánh quân của đại tá Bảo.

Viên tướng chỉ huy sư đoàn dù lúc ấy có mặt ở một căn cứ dã chiến phía nam sông Mỹ Chánh, lính đang nhộn nhạo kiểm tra trang bị và tập hợp đội hình. Từng tốp máy bay lên thẳng đã cất cánh. Từng đơn vị đã lên đường. Họ liên tục báo về: Đã chiếm đỉnh này, đã không chế phía bên nọ, đã làm chủ địa phận giáp ranh và thị trấn Hải Lăng, trong đó kể cả nhiệm sở của quận trưởng đang trong tầm tay với... Đại tá Nguyễn Trọng Bảo, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng sư đoàn nai nịt gọn gàng, súng ngắn hơi trễ một chút bên hông và ve áo trên cổ nổi lên ba ngôi sao sáng tinh. Những trung tá chỉ huy tiểu đoàn chủ công lần lượt tới báo cáo và xin mệnh lệnh cụ thể. Đại tá Bảo lúc này cũng như mọi lúc, nghiêm chỉnh đáp lễ và trả lời ngắn gọn. Bên ông ta là trung tá chỉ huy pháo binh, trung tá quận trưởng, vài sĩ quan và nhân viên dân sự. Chiếc HU 1A bay tới, hạ dần độ cao, đỗ xuống cách chừng vài chục mét. Cửa máy bay mở. Một phi công Hoa Kỳ bước xuống tiến nhanh về phía đại tá Nguyễn Trọng Bảo, dường như anh ta biết đại tá Bảo và nói bằng tiếng Anh:

- Thưa đại tá, máy bay đã sẵn sàng theo lệnh của ngài!

Đại tá quay sang viên tướng tư lệnh giơ tay chào. Viên tướng bước tới chìa một bàn tay ra và nói:

- Đại tá! Xin hãy nhớ cho, hôm nay tới không phải để rút mà bất kể hoàn cảnh nào cũng phải trụ lại, lực lượng dự bị sẽ bổ sung ngay lập tức nếu đại tá thấy cần. Không cho phép đối phương tiếp cận. Không cho họ cái quyền chủ động khi lâm trận. Đại tá cũng biết rồi, chính tổng thống đã nhắn tới chờ dịp trực tiếp vinh danh đại tá. Pháo binh Bắc Việt Nam ghê gớm nhưng đã có trung tá chỉ huy đơn vị 105 li của ta đi cùng đại tá. Viên tướng nói hơi dài đoạn quay sang trung tá quận trưởng - Lính địa phương quân của ông sẵn sàng cả rồi chứ?

Viên quận trưởng nhanh nhảu:

- Sẵn sàng rồi ạ!

Họ bước lên máy bay với phong độ đầy dũng khí. Nó tung bổng mình lên không trung và bay cao hơn đội hình của những tốp chở quân đổ bộ. Thị trấn đã ở ngay dưới bụng máy bay, nhưng đại tá chỉ thị cho máy bay lao qua. ông tiến lên phía bắc một chút nữa, áng chừng từ năm tới bảy cây số thì được chào đón bằng những loạt đạn súng máy bắn lên. Chiếc HU1A quay vòng trở lại và đại tá Bảo đã nhận ra đội hình tiến quân của mấy tiểu đoàn dù dưới quyền chỉ huy của ông ta. Trung tá pháo binh giơ ông nhòm lên và mãi chưa tìm ra mục tiêu cho hỏa lực của mình. Bắc Việt Nam đã bỏ chạy hay che giấu hành tung để rồi bất thình lình từ đâu đó xông ra. Các mũi tiến quân của lính dù đang khép lại. Một cánh rất đông các binh lính dù được máy bay chở quân đỗ xuống cụm gò đống phía bắc tịnh xá Ngọc Châu đang ào ạt tiến qua cánh đồng trống phía trước có vẻ như muốn nhanh chóng tới thị trấn. Họ gặp phục kích. Đội hình hành tiến lập tức dàn ra hàng ngang. Họ dùng mọi hỏa lực có trong tay chế áp rồi đánh tràn lên... Tiếng nói vang trong máy liên lạc viễn thông:

- Đại tá Bảo, xin gặp đại tá Bảo.

Phó tư lệnh tham mưu trưởng dù mắc ống nghe vào tai:

- Nghe đây!

- Thưa đại tá, tôi sẽ cho cả tiểu đoàn xung phong, nhưng xin đại tá cho pháo dọn bãi mục tiêu trước đã. Bảo quay sang viên trung tá pháo binh:

- Việc của ông đâu rồi! Thực hành ngay đi!

Đạn pháo bắn vào thị trấn ghê gớm. Nhà dân đổ nát. Từ trên máy bay họ thấy rõ mấy con trâu lồng lên và một người đàn bà bế con chạy bán sống bán chết tìm nơi ẩn nấp. Viên trung tá quận trưởng nhắm mắt trước cảnh đó còn những người khác thì thấy như không. Đạn pháo ngừng, đại tá Bảo và các cộng sự reo lên khi nhận ra xe tăng đang dẫn lính dù xông tới ngã ba quốc lộ, khu gò đống phía tây thị trấn, mấy làng mạc đang bốc cháy ở phía đông và dông nam, rồi thình lình một chiếc xe tăng dẫn toán bộ binh dù không đông lắm nhẩy vào khu hành chính quận lị. Một chiến binh dũng cảm cầm lá cờ cộng hòa thoăn thoắt trèo lên nóc lô cốt, vẫy vẫy về bốn chung quanh hai lượt rồi mới cắm lại cho gió thổi bay bay. Đại tá Bảo điện về Sở chỉ huy, rồi ra lệnh cho phi công lượn quanh vòng nữa để nhìn toàn cảnh trước khi hạ cánh, ông ta còn định nói gì đó với trung tá quận trưởng thì nghe những tiếng bụp bụp như súng phòng không dưới đất bắn lên. Rồi máy bay chòng chành, nghiêng nghiêng chao đảo... Nó lao theo một góc cheo chéo nhưng chưa chạm đất thì bùng cháy, và lập tức phát ra tiếng nổ ghê rợn như bom.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 06:58:59 am »

CHƯƠNG 7
CỬA PHẬT TỪ BI


Đó là một ngày hè đầy nắng lửa của bầu trời Quảng Trị. Chuẩn tướng Bùi Thế Lân dậy sớm. ông bước ra khỏi phòng. Trời trong xanh và những đám mây đầy hơi nước từ biển đang ào ạt trôi vào. Nơi tắm rửa được quây dã chiến ngay, bên cạnh. Thật tỉnh người. Chuẩn tướng vào trong hầm đã thấy anh lính cần vụ đặt một li nước quả ép và đĩa xôi gà đang bốc hơi lên trên bàn. Viên tướng ngồi thưởng thức ngon lành. Cuộc đời binh nghiệp của ông thật gian lao nhưng cũng đáng để mà ngạo mạn. Được khởi nghiệp từ khóa bốn trường sĩ quan trù bị Thủ Đức, ông trải qua bao chức vụ chỉ huy: Đại đội, tiểu đoàn... và toàn ở những mũi nhọn của cuộc chiến đấu. Đầu tiên là giúp ông Diệm cùng với các đơn vị khác dẹp đám Bình Xuyên, nhưng phải nói thật, đến tận những ngày này ở đầu cầu giới tuyến người ta mới biết tới ông, báo chí mới ngợi ca bản lĩnh chỉ huy và tài năng công sức của ông. Tờ Sài Gòn mới, một ngày vừa qua vội vàng ca ngợi rằng ông là người đã dành trọn đời cho binh nghiệp và luôn vất vả ở tuyến đầu.


Thì đích danh đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên giao cho ông soạn thảo kế hoạch tái chiếm Quảng Trị mà không phải là trung tướng Ngô Quang Trưởng để sau đó ông Trưởng chỉ được nghe trình bày và đóng góp ý kiến. Ông cũng được lệnh của tổng thống đưa toàn bộ lực lượng gồm ba lữ đoàn: Lữ đoàn 147 do đại tá Bảo chỉ huy, lữ đoàn 258 do đại tá Đính chỉ huy và lữ đoàn 369 do đại tá Hồng chỉ huy, cùng một số đơn vị trực thuộc ra mặt trận phía bắc. Nhân một lúc vui, chạm trán với Cao Văn Viên, ông đã tếu tớn hỏi:

- Thưa đại tướng, việc điều hành trong tay đại trướng, cớ răng nhiều khi tôi cứ phải nhận lệnh trực tiếp từ phủ tổng thống?

Cao Văn Viên hiểu ý ngầm của câu hỏi nhưng vẫn bình thản trả lời:

- Tổng thống vẫn là một tướng lĩnh!

- Nhưng ổng đang thực thi nghĩa vụ của một tổng thống?

Viên thừa nhận một sự thực từng nghĩ:

- Ông biết tôi không hoàn toàn tán thành quan điểm của ổng. Thủy quân lục chiến cũng như lính dù là lực lượng tổng dự bị. Mà đã là lực lượng dự bị thì không thể tùy tiện sử dụng như địa phương quân được. Chuẩn tướng hiểu chứ?

Lân vẫn không chịu buông tha:

- Nhưng mà lính do tôi chỉ huy và lính dù của tướng Lê Nguyên Khang đều đang bị điều hết ra đây? Lại còn là lực lượng chủ công tiến về Quảng Trị nữa chứ! - Lân ngừng một giây - Tôi lấy làm kiêu hãnh nhưng không khỏi thắc mắc, thưa đại tướng.

Cao Văn Viên bỗng nhếch bên mép lên, nở một nụ cười:

- Chuẩn tướng thực lòng không nghĩ đến gợn mây hình dấu hỏi giữa bầu trời xanh quang đãng hay sao? Tổng thống là con người quyết đoán, sắc sảo, tinh quái, và chính vì vậy cũng đa nghi. Tờ báo Tấm Gương của Tây Đức đã từng coi ông là một viên sĩ quan có tài xoay xở, xuất thân con của một chủ hãng cá ở Tháp Chàm, đã leo lên tới hàng đầu cả một cụm tướng lĩnh và lấn lướt loại dần các đấu thủ. Oai hùng, bệ vệ như ông Minh lớn cũng phải chào thua, và hăng hái xăm xổ như tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng phải lùi đứng phía sau, cho nên!...

Lân hỏi cắt ngang:

- Nhưng mà tôi?...

Đại tướng vẫn nói với giọng vui vui hài hước:

- Tổng thống chẳng ái ngại gì với cá nhân ông, nhưng với lính thủy quân lục chiến và lính dù nói chung, ổng phải đề phòng. Các mặt trận đang bị tiến công rất dữ. Lính bộ binh của các quân đoàn đang ra sức chống đỡ. Có đảm bảo một trăm phần trăm những anh lính dù và thủy quân lục chiến không gây sự, không bị một lực lượng nào đó mua chuộc và làm đảo chính. Chi bằng đẩy nó ra rõ xa, ở một nơi trong số cần thiết - đột nhiên đại tướng Viên nhấn mạnh - Và nếu có thể được thì tổng thống sẽ điều hai lực lượng này ra tận Hà Nội cũng là...


Đại tướng kết thúc câu nói ấy bằng động thái khép nụ cười lại. Kể cũng vô lý, vì tướng lĩnh quân đội Việt Nam cộng hòa vốn đã nhiều lần như thế và chính tổng thống khi còn thực thi nhiệm vụ cũng đã từng như thế. Giữa cái thời của hội đồng tướng lĩnh, người ta đã chẳng từng nhào nặn hết Phạm Khắc Sửu, Phan Huy Quát, rồi lập ra ủy ban hành pháp quốc gia... Song với Lân, thì ông ta không tính tới chuyện đó. Ông chấp hành luật pháp và mệnh lệnh cấp trên, ông sẵn sàng tiên phong nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng đối chọi với mũi tên hòn đạn, sẵn sàng răn sửa mình cho lòng dạ trong sáng. Chỉ huy các lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc có mặt, ông tuyên bố ngắn gọn:

- Lữ 147 của đại tá Bảo và Lữ 258 của đại tá Định, từ quốc lộ một kéo ra biển dàn hàng ngang tiến lên. Lữ 369 của đại tá Hồng đứng chân ở căn cứ Mỹ Chánh nơi chúng ta đang có mặt, làm lực lượng dự bị. Quân dù của tướng Lê Nguyên Khang sẽ phụ trách vùng phía tây đội hình của chúng ta. Lính bộ binh sư đoàn một của chuẩn tướng Lê Văn Điềm đi ở phía giữa.

Và ông tuyên bố:

- Chúng ta nhất định phải chiếm lại Quảng Trị, càng nhanh càng tốt, không nhường một tấc đất nào cho Bắc Việt Nam. Chiếm được vùng nào thì giao ngay cho bộ binh và địa phương quân bảo vệ và chúng ta đi tiếp. Tôi tin tưởng ở các ngài và yêu cầu các ngài về ngay đơn vị tiến hành nhiệm vụ!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 06:59:43 am »

Trong hầm chỉ huy dã chiến chỉ còn một mình tướng Bùi Thế Lân và anh lính hầu. Chiếc xe zeep đầy bụi chiến trường đã được rửa sạch bong phóng tới. Anh lái là một hạ sĩ thấp lùn chạy vào báo cáo: Trình chuẩn tướng, xe đã sẵn sàng ạ! - Lên đường! - Ông ra lệnh rồi hỏi viên lính hầu - Mọi thứ chuẩn bị chưa? - Thưa chuẩn tướng, rồi ạ! - Chiếc xe bon ra đường số một. Dường như tướng Bùi Thế Lân có một lát ngần ngừ. Ông biết phía Hải Lăng mà quân dù vừa giành lại được, có một tịnh xá và sự an toàn không bảo đảm bằng đi vào phía trong. Song ở đây hay hơn, sát chiến hào tuyến lửa hơn, và Bắc Việt Nam cũng tỏ ra biết tôn trọng tín ngưỡng hay sao ấy, binh lính tràn qua, chiếm giữ cả vùng, nhưng dường như không có biểu hiện xâm hại tới tịnh xá nơi đây, cũng không có một anh lính nào ghé vào quấy nhiễu. Các nhà tu hành yên vị và an toàn. Viên quận trưởng tan xác trên máy bay cùng đại tá phó tư lệnh tham mưu trưởng sư đoàn dù, đã lập tức có người thay thế. Chắc chắn tình hình yên ổn. Mà vẫn còn chưa tĩnh tại thì cũng chẳng sao. Một sĩ quan dày dạn chiến trường, ngại gì tới một nơi thờ cúng tôn nghiêm năm kề mặt trận. Ta cứ quân phục dã chiến thế này lại càng hay. Theo hướng tay chỉ của chuẩn tướng, anh hạ sĩ quan lái cho xe bon nhanh. Nó chồm qua một dãy ổ gà, ven một hố bom vừa nổ, chắc chắn do máy bay từ hạm đội Hoa Kỳ thả xuống. Qua một rặng tre ven làng cùng những cây lồ ô, cây sung, cây duối, bị lửa đạn làm cho tơ tớp và những tiếng nổ loác toác vẫn liên tục phát ra. Một buổi sáng yên tĩnh ở chiến trường dầy máu lửa kể cũng lạ! hay trời Phật phù hộ ban phát cho lòng thành kính của mình! Xe lăn bánh trên một bờ ao nho nhỏ và một số người dân di tản đang trở về làng. Mấy anh dân vệ cùng địa phương quân yêu cầu họ dừng lại để kiểm tra từng người. Họ sợ Bắc Việt Nam hay Việt cộng trà trộn? Xe lăn bánh chừng mấy chục bước nữa thì gặp một top ba nhà tu hành đi khất thực. Họ đều là nữ và cứ nhìn khuôn mặt đánh giá thì tuổi còn trẻ. Đầu trần, áo vàng trùm kín người, chân đất. Đột nhiên viên tướng nghĩ nêu các vị giẫm lên mảnh bom thì sao? hay những thứ ấy biết tránh người? Xe dừng ngay trước cửa nơi thờ cúng tín ngưỡng. Chuẩn tướng bước xuống. Ông ta phủi bụi trên người và vuốt ve lại quần áo. Đoạn bằng một động tác dứt khoát, ông tháo súng ngắn đưa cho viên lính hầu, hạ cặp kính dâm to bản lúc nào cũng che kín vành mắt cho vào túi áo, đón lấy bó hương và vài ba thứ đồ lễ, đàng hoàng bước một tiến thẳng tới nơi thờ cúng. Một người nhà Phật nhanh nhanh tiến lại, nhìn nhanh trang phục và đặc biệt ngôi sao trên ve áo viên tướng, cất giọng lễ phép:

- A di đà phật... Thưa ngài, chẳng hay ngài cũng tới thắp hương nương nhờ cửa Phật?

Chuẩn tướng nhã nhặn:

- Là một quân nhân nơi chiến trận, tôi vẫn được phép chứ?

Vị tăng ni nghiêng mình và mặt vẫn hơi cúi xuống:

- Thưa ngài, cửa nhà Phật luôn luôn rộng mở... Nhưng xin ngài cho phép, tôi đi trình với sư cô...

Một loáng hai vị tu hành có mặt. Người vừa tới chắp tay tự giới thiệu:

- A di đà phật... Tôi là sư cô trông coi tịnh xá này. Còn đây là ni cô Nhữ Lương. Thưa ngài, nhờ cửa nhà Phật linh ứng mà bom đạn cả hai bên làm tan nát khắp vùng, bốn chung quanh, nhưng nơi này vẫn nghiêm trang tĩnh lặng. Thưa ngài, mời ngài vào thắp hương và nếu ngài có thể bớt chút thời gian quý giá thì xin phép được hội kiến ngài...

Viên tướng thấy là lạ vội đáp:

- Thưa sư cô, chuyện của chúng tôi toàn là chiến tranh và bom đạn, thiết nghĩ dường như không phù hợp lắm với nơi cửa Phật từ bi.

Giọng sư cô vẫn kể đều, nhỏ nhẹ:

- Thưa tướng quân, như ngài đã thấy, bom đạn chẳng tàn phá khắp vùng quanh đây đó sao? Và ngay trước cửa tịnh xá kia, vừa mới hôm qua, một loạt bom rơi, rồi đạn pháo gầm vang tới sáng, thì thật chúng tôi chẳng hiểu từ bên nào bắn tới.

Sư cô nói thêm:

- Xin tướng quân đừng ngạc nhiên. Những ngày chiến trận chưa tràn tới nơi đây, và chưa thật là khủng khiếp, ông trung tá quận trưởng còn đưa cả hai người cố vấn Hoa Kỳ tới thăm và vãn cảnh chùa. Bần tăng cũng đã được tiếp kiến các ngài, được nghe sự chỉ bảo của các ngài về thời cuộc. Họ là người Mỹ, xa lắm, dường như cũng là muốn hiểu biết về người Việt Nam mình.

Sau khi làm lễ, viên tướng bước lại phía sau chùa và ngồi xuống ghế do sư ni cô mời. Người nhà Phật nói:

- Chính kẻ bần tăng này cũng ngạc nhiên khi ngài bước tới. Bởi ngài là một quân nhân. Người đang chinh chiến một mất một còn với phía bên kia. Ông trung tá quận trưởng thì vì nghĩa vụ cao cả của người quản lý đất đai và dân chúng, nhưng với ngài?

Ông chuẩn tướng dường như thấy lòng mình tĩnh lại:

- Thưa sư cô, người Việt Nam ta đa phần theo đạo Phật. Ngay từ nhỏ cha mẹ đã cho tôi theo bước lên chùa.

Nhà sư:

- A di dà Phật! Vậy thật quý hóa... Ngài là vị tướng chỉ huy cấp cao, xin được mạn phép hỏi, bom đạn đến khi nào có thể chấm dứt, thưa ngài!

- Sẽ không còn lâu nữa! - Viên tướng trả lời - Vì bắc Việt Nam đã hụt hơi đến nơi rồi. Các hải cảng, cửa sông, tuyến đường vận chuyển của Bắc Việt Nam đều bị phong tỏa. Dần chúng ngoài đó lầm than vì mọi sự thiếu thốn và mất tự do...

- A di đà Phật! - Nhà sư vẫn ngồi nhưng chắp hai tay lại - Nghe nói chết chóc nhiều lắm, khủng khiếp lắm, chỉ mong sao mọi sự sẽ qua đi, nhanh một ngày thì tốt một ngày, và dù dân chúng ở ngoài kia chết hay dân chúng ở trong này chết thì cũng đều là người dân Việt Nam mình cả có phải không, thưa ngài!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 07:00:40 am »

Viên tướng thấy đã đến lúc phải đứng lên bèn xin được đại ân suất ăn chay của chùa, vị sư quay lại ra hiệu, ni cô từ phút đầu vị chủ trì tiếp khách tới giờ vẫn đứng im bên cạnh, vội quay về phía trong, một lát quay ra mang theo một túi ni lông nhỏ, bên trong là hộp đựng phần ăn chay bữa trưa. Ni cô dặt túi thức ăn ấy trên bàn trước mặt viên tướng, và sư cô chỉ vào nó nhưng mặt lại hưởng thẳng vào người đôi thoại: Thưa ngài, xin mời ngài! Chuẩn tướng Bùi Thế Lân cầm lấy, cám ơn, và quay ra. Với ông, ngày rằm hay mồng một là phải qua đi như vậy. Suốt cuộc đời chinh chiến vẫn phải giữ nếp sống thành tâm như vậy lòng mới thanh thản, tâm mới không hồi hộp tới nghẹn thở giữa phút giây hiểm nguy. Và biết đâu đấy chính bom đạn cũng né tránh mình? Đại tá phó tư lệnh tham mưu trưởng sư đoàn dù Nguyễn Trọng Bảo, một người bạn quen biết, hay kê kích ông chuyện giữa bom đạn ác liệt vẫn nương nhờ cửa Phật. Như người công giáo trên đầu lúc nào cũng có chúa trời, người theo đạo Phật cũng vậy thôi. Và bữa cơm chay đối với ông luôn luôn là một ân huệ, một sự ban phát của các bậc thần linh. Chiến trường khốc liệt, trong điều kiện không thể cho phép, ông tìm nén hương để thắp trong hầm, không có hương thì ngồi im thành kính, năm phút hay một giây thôi cũng được. Với một bữa trưa hay tối ăn cơm chay trong túi ni lông cùng với những hộp lạc, hộp rau, hộp chuối, hộp mít... Ông không tin người ta không thể không có tâm linh. Dứt khoát phải có cái gì đó thiêng liêng để mà tôn thờ. Cộng sản nói rằng họ không tín ngưỡng, họ là kẻ vô thần... Làm gì ở trên đời này lại có kẻ vô thần? Thì chính chủ nghĩa cộng sản là thần đối với họ! Chẳng thế mà những chiến binh Bắc Việt Nam bị bắt vẫn nhất mực không chịu cung khai chính là do lòng trung thành của họ đối với "tín ngưỡng" cộng sản.


Chuẩn tướng cho xe phóng nhanh về căn cứ phía nam sông Mỹ Chánh, nghe sĩ quan tùy viên báo cáo tình hình, liên lạc trực tiếp với các chỉ huy lữ đoàn, rồi mới mời viên cố vấn Mỹ tới bàn bạc. Người Mỹ bao giờ cũng là người Mỹ. Họ nhìn chiến tranh theo góc độ người Mỹ. Họ đánh giá con người Việt Nam theo góc độ Mỹ. Và phần nào đó, họ hiểu về bản chất chiến tranh và mục tiêu cuộc chiến cũng theo góc độ Mỹ.

- Tướng quân! - Viên cố vấn nói - Tôi biết rất rõ mỗi bước đi ngoan cường của hai lữ đoàn thủy quân lục chiến dưới sự điều hành của ngài đang diễn ra như thế nào. Hoa Kỳ luôn luôn chi viện hỏa lực tới mức tối đa. Đại tá Bảo và đại tá Định không thể bị rơi vào trường hợp như ông đại tá Nguyễn Văn Thọ ở nam Lào năm trước.

Câu trả lời dứt khoát.

- Ông Thọ hèn nhát, chứ ở địa vị mình tôi không bao giờ đầu hàng.

Đại tá cố vấn Mỹ cũng biết cạnh khóe:

- Thế nhưng, ở Cuaron một ngày mới đây thôi, trung tá Phạm Văn Đính còn toan tính buộc hai người bạn đồng hương của tôi và cũng là bạn chiến đấu của ngài, cùng về với Bắc Việt Nam và Việt cộng.

Viên tướng xòe bàn tay chém xuống như một lưỡi dao:

- Đó là kẻ đầu hàng!

Cố vấn Mỹ vẫn nói chậm rãi. Dường như để viên tướng người bản xứ kịp hiểu:

- Cũng may vì sự kiên quyết của người đồng hương chúng tôi nếu không bây giờ họ đã là tù binh của Bắc Việt Nam rồi!

Đột nhiên viên tướng hỏi:

- Ông biết hai cố vấn Hoa Kỳ đó giờ đây ra sao không?

Nụ cười hiện ra trên khuôn mặt viên đại tá:

- Về Mỹ rồi! Họ đang hưởng sự yên hàn rồi!

Bất chợt viên chuẩn tướng cạnh khóe:

- Còn ông thì đang ở đây. Bom đạn ác liệt chẳng biết thế nào?

- Chiến tranh mà, thưa chuẩn tướng!

- Chúng ta cùng chiến tuyến, nhưng chúng ta là hai con người khác nhau và hai nghĩa vụ cũng khác nhau. Các ông hết thời hạn là về nước, mọi việc xong xuôi. Chúng tôi thì sống hay chết cũng trên mảnh đất này cả, và tới cùng, tới ngày cuộc chiến ngã ngũ, tới ngày hết nạn binh dao. Người Mỹ cũng có thể bỏ rơi chúng tôi. Các ngài nói chuyện với Bắc Việt Nam từ Pari cũng đã là dấu hiệu bỏ rơi chúng tôi. Lại còn những cuộc gặp bí mật nữa. Và tiến sĩ cố vấn an ninh Nhà Trắng Kitxinhgo của các ông cứ lượn đi lượn lại, lúc công khai rùm beng, lúc luồn lẩn như trạch, thực lòng tôi nghi ngờ lắm.

- Chiến tranh luôn có những bất ngờ, đôi khi ngoài cả sức tưởng tượng, chẳng hạn mới một ngày đầu tháng đây thôi, bốn cố vấn Mỹ tại các đơn vị trong sư đoàn của tướng Giai, gọi máy bay trực thăng cấp cứu đến chở bị ngay lính của Nam Việt Nam bắn rơi vì đã không cho họ cùng di tản về phía sau...

- Chắc ông cũng lo lắng sợ bị tôi cư xử như thế?

- Không! Ngài thì không! Tôi tin ngài!

Sau phút đàm đạo có tính chất tâm tư ấy, họ cùng lên máy bay vù thẳng về Sở chỉ huy của trung tướng Ngô Quang Trưởng. Viên đại tá cố vấn quay lại. Một mình chuẩn tướng Bùi Thế Lân bước tới. Ông gặp chuẩn tướng Lê Văn Điềm tư lệnh sư đoàn một bộ binh ở cầu thang và hai người cùng bước lên tầng hai. ở đây đã có tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh lính dù, các viên tướng tư lệnh sư đoàn hai và sư doàn ba bộ binh quân đoàn một, các đại tá tỉnh trưởng Quảng Trị, và Quảng Nam, Quảng Tín... ông Trưởng nom không có vẻ mạnh mẽ lắm nhưng lại nổi tiếng là một chiến binh dũng mãnh qua những năm tháng ở Quảng Trị. Ngoài ba ngôi sao ở ve áo, ba ngôi sao nằm ngang trên mũ lúc nào cũng sáng choang. Trước mặt ông là lá cờ vàng ba sọc hơi rủ xuống vì làm gì có gió. Không khí mát dịu làm cho người rất dễ chịu, và viên trung tướng tư lệnh quân đoàn đứng lên:

- Thưa các vị! Tôi lấy làm hân hạnh thông báo với quý vị mệnh lệnh của tổng thống là phải cắm được lá cờ biểu tượng của nền cộng hòa Việt Nam chúng ta lên bờ thành Quảng Trị vào đúng ngày hoặc trước ngày 19 tháng 6 nhân thành lập quân đội kiêu hùng của chúng ta.

Rồi ông ta nói thêm:

- Tôi cũng thông báo người Mỹ đã cho chúng ta biết chỉ sau ngày đó họ mới ngồi vào bàn đàm phán với đại diện Hà Nội.

Và ông ta ra lệnh:

Lính dù phía tây quốc lộ một, thủy quân lục chiến phía đông quôc lộ một, sư đoàn bộ binh của ông Điềm ở giữa, cả ba mũi đều có biệt động quân, địa phương quân và lực lượng dân vệ đi cùng hỗ trợ để tiến về phía trước. Chúng ta đã nhận ra rằng, ngay cả xe tăng và bộ binh bắc Việt Nam lúc này dường như không còn đáng gờm bằng pháo binh của họ. Rõ ràng họ đã có tọa độ bắn khắp địa bàn hoạt động. Họ không ngồi trên máy bay để chỉ huy điều chỉnh làn đạn nhưng tai mắt họ có khắp mọi chỗ. Sự bố trí trận địa vô cùng khôn khéo theo nguyên tắc hỏa khí phân tán hỏa lực tập trung, nhờ vậy có thể bẻ gẫy một mũi tiến quân của chúng ta. Ông tỉnh trưởng Quảng Trị và các ông quận trưởng ở Quảng Trị trách nhiệm lúc này rất nặng nề. Từng mảnh đất chúng ta đã giành lại phải được cắm cờ và củng cố thế đứng ngay lập tức. Dân chúng trở về phải được quản lí xem xét không để cộng sản nằm vùng trộn vào... Tôi nói xong, bây giờ là các ý kiến của quý vị!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2022, 07:01:42 am »

Ý kiến nhiều nhưng đều biểu lộ tinh thần quả cảm rất lớn, mau mau chiếm lại thành Quảng Trị. Một ngày tháng 6 năm 1972, khi hai tiểu đoàn của lữ đoàn thủy quân lục chiến hội ngộ với một tiểu đoàn bộ binh cách thị xã Quảng Tri gần mười cây số về phía đông nam liền bị pháo của bắc Việt Nam bắn tới dữ dội làm cho tan tác. Đơn vị địa phương quân do đích thân trung tá quận trưởng chỉ huy ngồi trên máy bay lên thẳng chưa kịp chạm đất đã phải lùi ngay về phòng tuyến sông Mỹ Chánh. Chính đại bác của họ mới có ra đa mắt thần. Họ bắn rất tập trung, rất quyết liệt, nhưng khi mục tiêu đôi phương tan loãng lập tức thôi ngay. Có vẻ như tất cả các đỉnh mỏm cao hay ngọn cây cối đâu đây đều là những đài quan sát của họ. Lính dù ở phía tây đường một đang tiến rất mạnh cũng bị hỏa lực đối phương chi viện cho lực lượng bộ binh không lấy gì làm mạnh mẽ lắm bẻ quằn. Lính Nam Việt Nam giờ đây hễ cứ nghe tiếng nổ đầu nòng của pháo đối phương nhiều người đã hồn xiêu phách lạc cho dù những viên đạn ấy rơi ở vị trí khác. Họ lại đang tiến trên đất, nghĩa là chiến đấu ngoài công sự, trần lưng phơi ra dưới nắng, giơ đầu đón từng loạt đại bác rót tới. Nhưng mà tướng Bùi Thế Lân không kinh hãi. ông vẫn cho rằng binh lính trong tay ông là những thiên thần. Ngồi trên máy bay lo sợ chẳng may trực thăng bị trúng đạn và rơi, đặt chân tới đất là đạn pháo như có mắt bám riết đôi chân của họ. Rồi xe tăng và bộ binh đôi phương rập rình. Chính nhờ sự quả cảm mà bắc Việt Nam dù có gắng sức đến đâu cũng phải lui dần. Chuẩn tướng không nản lòng, nản chí, ông quyết tâm rằng, binh lính của mình, chính là thủy quân lục chiến do mình chỉ huy phải cắm được lá cờ trên thành cổ Quảng Trị để nêu một tấm gương dũng mãnh cho cả nước tôn vinh. Ông đặt cược cuộc đời binh nghiệp vào canh bạc lớn này. Ngày 19 tháng 6 năm 1972, tổng thống Việt Nam cộng hòa kiêm tổng tư lệnh tối cao Nguyễn Văn Thiệu đọc nhật lệnh, xác định việc tái chiếm thị xã Quảng Trị bao gồm thành cổ và toàn bộ tỉnh Quảng Trị chỉ còn tính từng ngày, từng giờ. Ông kêu gọi các chiến binh dũng cảm của quân lực Việt Nam cộng hòa hãy đưa lá cờ chiến thắng lên nóc bờ tường thành cổ để cả nước nhìn thấy, để thế giới nhìn thấy và kính phục. Chuẩn tướng Bùi Thế Lân cho in bản nhật lệnh trên giấy khổ nhỏ vừa đủ chứa hết chữ rồi sai lính bảo vệ chuyển lên máy bay. Trung tá tùy viên hỏi:

- Thưa ngài, người Mỹ chỉ định để một máy bay cho ngài?

Chuẩn tướng thản nhiên:

- Thì tôi và ông cùng ngồi trên chiếc máy bay đó! Chúng ta cùng ra phía trước với binh lính.

Viên trung tá có vẻ như thoáng lát giây lưỡng lự. Tư lệnh thủy quân lục chiến nhận biết nhưng tảng lờ:

- Ông có ý kiến gì không?

Trung tá vội trình bày:

- Thưa chuẩn tướng, ra đối mặt với cả bộ binh và pháo binh địch, tôi sẵn sàng lên đường, nhưng còn chuẩn tướng...

Bùi Thế Lân hơi hất mặt lên và nhếch một bên mép:

- Không! Ô không!... Ông có mặt là tùy phái của tôi, nhưng phải chính là tôi, binh lính muốn nhìn thấy chính là tôi đang bên cạnh họ. Và tôi cũng muốn trực tiếp thấy họ đang như thế nào. Nếu đúng giây phút ấy Bắc Việt Nam dập pháo tới hay cho xe tăng và bộ binh tràn lên thì chúng ta cũng có súng trong tay kia mà!

Nói xong một thôi dài như thế, chuẩn tướng hỏi lại:

- Trung tá thấy thế nào?

Còn thấy thế nào nữa hơn là đi theo lên máy bay. Viên phi công người Mỹ quay lại hỏi bằng tiếng mẹ đẻ của anh ta: Chuẩn tướng sẵn sàng chưa ạ? - Tư lệnh trả lời bằng câu chỉ có một tiếng: Bay! Khỏi nói, hai đại tá chỉ huy hai lữ đoàn phía trước cảm kích như thế nào khi chuẩn tướng tới tận nơi động viên tinh thần binh lính. Những báo cáo nhanh và gọn. Có lúc máy bay chở Bùi Thế Lân đi cùng với tốp máy bay chở lính đáp xuống ven làng ngoại vi thị xã Quảng Trị. Đã có thể nhìn thấy tường thành cổ. Đã có thể cảm nhận toàn bộ thị xã nằm trong tầm tay của mình. Đã có thể cảm thụ được niềm kiêu hãnh chiến thắng. Lính dù được lệnh rút về phía sau làm lực lượng dự bị và thủy quân lục chiến là đội ngũ tiên phong. Sự phấn khích đối với chuẩn tướng tăng lên rất cao. Ông ta tóm ngay một anh lính đang ra sức đào đắp công sự:

- Này! Bạn chiến đấu - Chuẩn tướng gọi như vậy làm anh lính ngay dơ như bỗng dưng hóa đá - Cậu có nhìn thấy cái gì kia không?

Anh lính thủy quân lục chiến vừa mới bị đôn từ dân vệ lên, còn đang chẳng biết phiên hiệu đơn vị của mình là gì, chẳng biết đại đội trưởng của mình là ai, bất ngờ gặp vậy chẳng biết đầu cua tai nheo ra làm sao và chẳng biết trả lời thế nào.

Chuẩn tướng cất giọng cởi mở:

- Cái bờ tường hay gì đó xa xa sẫm lại kia kìa?

Anh lính run sợ:

- Thưa ngài, con không biết ạ!

- Anh không phải người vùng này à?

- Thưa, con ở Thừa Thiên nhưng chưa ra tới ngoài ni bao giờ.

- Anh bao nhiêu tuổi?

- Con mười bảy ạ!

- À thế thì không biết là phải. Thành cổ đó! - Chuẩn tướng nhấn mạnh từng tiếng - Thành cổ Quảng Trị đó. Bắc Việt Nam đang chiếm giữ và họ cố giữ đến cùng, với ta, quân lực Việt nam cộng hòa cũng sẽ cố chiếm lại bằng được. Nhất định chúng ta sẽ thắng! Anh bạn có tin không, nhất định chúng ta sẽ thắng!

Anh lính méo xệch cả miệng:

- Vâng! Thưa ngài, nhất định chúng ta sẽ thắng.

Chuẩn tướng Bùi Thế Lân còn yêu cầu đại tá chỉ huy lữ đoàn đưa mình đến một số vị trí gọi là xuất phát xung phong của binh sĩ, sau khi bom từ trên máy bay trút xuống, đạn pháo từ các hạm đội ngoài khơi của Hoa Kỳ bắn lên và sau khi các viên chỉ huy cấp dưới được lệnh - Lân nhấn mạnh - Đại tá nhớ cho, bất cứ người lính nào trèo lên được bờ thành cổ, việc đầu tiên là phất ngay lá cờ cộng hòa của chúng ta và chụp ảnh. Các ký giả chưa kịp tới thì chính đại tá sẽ chụp. Ông cũng cầm theo một máy ảnh hay ra lệnh cho một người nào đó. Đại tá biết chứ, điều này quan trọng lắm!

Sau khi cả một lữ đoàn thủy quân lục chiến tạo thành mũi tiến công sắc nhọn, hai bên có các mũi hỗ trợ, phía sau có lực lượng dự bị sẵn sàng tiếp ứng, sẵn sàng ồ ạt chồm tới phía nam thành cổ, chuẩn tướng yên tâm lên máy bay quay về phía hậu cứ phía nam sông Mỹ Chánh. Tại đây đã có một tốp nhà báo đợi sẵn, gồm cả trong nước và ngoài nước, họ bao vây viên chỉ huy làm ông ta không kịp thở:

- Thưa chuẩn tướng, hôm nay ngày rằm, chuẩn tướng có định đến một tịnh xá nào không ạ? Và có định ăn chay cầu Phật như mọi khi không ạ?

Phóng viên tờ Tiền Phong hỏi. Chẳng hiểu anh ta có ý sóc hay không nhưng chuẩn tướng cứ thản nhiên:

- Tôi đã đến chùa vào buổi sớm.

- Nhưng chuẩn tướng có ăn chay chứ ạ?

- Tất nhiên!

Ký giả của tờ Chính Luận hỏi:

- Thưa chuẩn tướng, ngài có dự kiến khi nào quân ta vào được thành cổ Quảng Trị không ạ? Nghe nói, phải tới khi ấy ông Kit sing gơ mới tới Pa ri để gặp đại diện phía bên kia.

Chuẩn tướng hơi ngẩng cao đầu và giọng bớt đi phần nhã nhặn:

- Ông nhà báo, ông và tôi đang đứng chân ở nơi đây đầy bom đạn, chết chóc chứ không phải trong phòng sáng choang ánh đèn nê ông để họp bàn. Và tôi là một người lính. Nhiệm vụ của tôi là chiến thắng. Đừng có đặt vấn đề hòa đàm ra ở đây với tôi.

Viên ký giả dẻo môi như kẹo kéo:

- Vậy xin ngài thứ lỗi! Thưa chuẩn tướng, xin được trở lại vấn dề chính của cuộc gặp gỡ, khi nào quân ta vào thành cổ Quảng Trị? Và ngài có thể tiết lộ chút ít gì đó về những bước đi của thủy quân lục chiến do ngài chỉ huy?

Bùi Thế Lân hăng hái:

- Tôi chỉ có thể nói thế này, vấn đề phản công và tiêu diệt địch là lẽ đương nhiên phải làm của thủy quân lục chiến. Làm thế nào hữu nghiệm là tài nghệ điều hành của người chỉ huy trận đánh. Điều quan trọng là chúng tôi đã nắm vững tình hình địch, đã biết và phát huy khả năng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn, điều quân mau lẹ và kịp thời.

Im lặng một giây, viên tư lệnh thủy quân lục chiến diễn giải:

- Cuộc hành quân Sóng Thần vừa rồi, chúng tôi đã phối hợp với lính dù lên kế hoạch tiến công và quyết định trong thời gian rất ngắn.

- Là bao lâu ạ?

- Tính bằng giờ đồng hồ!

- Còn những ngày sắp tới thì sao ạ? Tương lai ấy mà?

Chuẩn tướng ngẩng cao đầu, mắt hấp háy và nhếch một bên mép lên cười giọng đầy thú vị:

- Ông ký giả! Ông hãy nhìn! - Viên tướng chỉ tay - Chân trời đang càng ngày càng sáng đó sao!

Rồi viên chuẩn tướng hạ giọng nghiêm chỉnh:

- Chiến trường bao giờ cũng có những bất ngờ. Chúng ta sẽ nhất định chiếm lại thành cổ và toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Đối phương sẽ không thể nào giữ nổi mặc dù Hà Nội mong muốn như vậy để có thể ngẩng cao đầu gặp ông Kitxinhgo ở Pa ri. Điều này chỉ có thể đến với họ trong trường hợp tướng Giáp có cây gậy thần.

Chớp đèn flash nhoang nhoáng. Các phóng viên thi nhau chụp ảnh!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:44:40 am »

CHƯƠNG 8
NGƯỜI Ở VÙNG ĐẤT PHÍA BÊN KIA


Tiểu đoàn do Nguyễn Quí Phong chỉ huy và Đỗ Văn Hoàng làm chính trị viên được lệnh gấp rút vòng qua phía tây Tân Lâm, lượn dưới chân đỉnh cao 660 Đacrông ven theo bờ bãi sông Ba Lòng, nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. Hai đại đội 105 li do xe kéo, khổ sở vượt qua những địa hình phức tạp, đường hẹp, cheo leo, công binh làm gấp, nhiều đoạn lính pháo phải nhẩy xuống chặt gỗ ghép vào, xe pháo mới qua được, nhiều đoạn dốc quá, pháo thủ phải tham gia chèn và đẩy... Đại đội cối 120 li, vũ khí tháo rời, mỗi bộ phận bốn người khiêng, vai trần chân đất, ấy vậy mà hành quân lại băng băng, vào sâu phía trong hơn, gần mục tiêu hơn, đã tới đích trước và sẵn sàng nhả đạn.


Họ có nhiệm vụ chi viện cho bộ binh bẻ gẫy cánh quân địch thế nào cũng từ Khe Trai, Nhan Biểu, suối Cà Tang, dưới sự yểm trợ của hoả lực cả trên không và mặt đất tiến vào phía tây nam thành cổ Quảng Trị. Chúng đã đến ven thị xã và đang cố thủ những vị trí ấy. Máy bay trinh sát OV10 đã phát hiện ra vệt đường ô tô ven con suối nọ rồi mất hút. Người Bắc Việt Nam vổn rất tài tình trong việc ngụy trang và xóa bỏ các dấu vết. Nhưng một con mắt có đầu óc và hiểu biết chiến trường, một cái nhìn từng kinh qua chiến trận cũng biết pháo cơ giới phải đặt ở những vị trí nam Tân Lâm kia mới có thể khống chế được vùng phía tây thành cổ Quảng Trị. Điện từ mặt trận chuyển tới sáu giờ sáng pháo phải sẵn sàng.


Cũng vào thời gian ấy, hai chiếc F4H lao từ ngoài hạm đội vào đánh bom trúng trận địa pháo 105 li vừa thiết bị xong. Bom có vẻ như trượt theo triền dốc và nổ cả dưới lòng suối. Nhưng sau đó hơn một giờ đồng hồ, khi máy bay lên thẳng chở từng đơn vị thủy quân lục chiến và nhiều lực lượng phối hợp khác của quân Nam Việt Nam, đổ quân xuống ven phía tây nam thị xã Quảng Trị và thành cổ Quảng Trị thì cả hai đại đội 105 li cùng đại đội cối 120 li do Phong chỉ huy được lệnh bắn cấp tập. Đạn vẫn còn nhưng lúc này không thể bắn như những ngày mở màn chiến dịch. Mỗi đợt chỉ bốn phát hay tám phát bắn gấp, đạn được sửa chính xác, bẻ quằn các mũi tiến của quân Nam Việt Nam. Bầu trời đỏ đọc khói bom. Trận địa lúc này cháy bỏng như là từng hòn sỏi cùng đang phát lửa. Rồi bỗng dưng im bặt. Rồi tít tít trời xa vọng tới tiếng ầm vang, rền rĩ nặng nề. Rồi có lệnh từ trên đài quan sát tới các pháo thủ, ngừng bắn và xuống hầm. Lệnh ấy tới đúng lúc bom B52 đã nổ loạt thứ nhất. Trung đội trưởng Tạ Văn Lạng và chiến sĩ Ôm Văn Reo nối nhau như tên bắn vào trong hầm thì loạt bom thứ hai đã ào ào chém ngang cây cối trên đầu họ. Bom dứt, Lạng lao nhanh ra ngoài, gào rõ to xem có ai việc gì không? Cảnh tượng trước mắt tan hoang. Cây cối bị chẻ ra tơ tớp và đổ xuống phủ lên giường pháo. Rất buồn cười, bị sức ép của bom bật càng về phía bên, một vẫn trong bệ, một hếch lên bờ thành công sự toang hoác như con đĩ giạng chân gác lên tường. Chính trị viên Đỗ Văn Hoàng chạy tới. Mặt anh hơi căng và khói bom bám vào đen nhẻm đen nhèm nhưng đôi mắt sáng long lanh và đặc biệt hàm răng như càng thêm trắng:

Anh Hoàng hỏi rất gấp:

- Trung đội có ai việc gì không?

Lạng trả lời cũng gấp:

- Không!

- Kiểm tra chưa?

- Rồi!

Nhìn khẩu pháo 105 li gác đùi lên thành công sự chính trị viên nói nhanh:

- Tôi sẽ điều thêm lực lượng trợ giúp đưa ngay pháo về vị trí chiến đấu và cán bộ quân khí tới kiểm tra kỹ thuật. Đài quan sát báo xuống đối phương đang lợi dụng lúc này đổ thêm quân nên ta phải nổ súng ngay. Bộ binh cũng yêu cầu chi viện.


Nhưng trận địa cũng mới chỉ bắn được mấy loạt thì đợt bom В 52 khác lại nổ. Tiếng bom B52 vừa dứt thì máy bay L19 và VO10, từng cặp chỉ điểm cho pháo hạm bắn lên và các loại máy bay bổ nhào lao xuống thả bom bi, bom phá. Có vẻ như đối phương quyết chiến. Chúng muốn chiếm một đoạn bờ thành làm bàn đạp. Cũng có vẻ như họ đã thấy được lợi hại của trận địa hỏa lực nằm dưới chân một sườn dồi dựa lưng vào rặng Trường Sơn. Pháo binh Bắc Việt Nam có mắt là các đài quan sát rất linh hoạt và cơ động, khi ở trên ngọn cây, khi bám vào các sườn đồi, khi ở trên nóc nhà gác hay một bờ tường nào đó trong thị xã mà họ vẫn đang chiếm giữ. Còn trận địa thì, rừng núi bao giờ cũng là nhà của họ, tùy loại pháo tầm cỡ khác nhau, cự li đường đạn xa gần khác nhau, độ căng của tầm bay cao thấp khác nhau, mà lợi dụng địa hình, địa vật. Trận địa 105 li của đơn vị do Phong chỉ huy, có hai đại đội, tám khẩu pháo, đã len lỏi giữa những khe đồi đất, và ẩn mình dưới chân dốc bên một con suối đổ về đoạn cuối sông Ba Lòng. Đạn pháo quân nam Việt Nam từ phía, đường một hay trên các chiến hạm Hoa Kỳ ngoài khơi bắn tới hầu hết vút qua đầu họ sang sườn dốc bên kia. Bom từ máy bay ném xuống cũng không phải dễ dàng như cả vào lỗ đáo. Nó sẵn sàng bay trượt, và chỉ những viên phi công nào đó quả cảm lựa được địa hình, bổ nhào từ hướng nam ra bắc hay từ hướng bắc vô nam, mới có thể thả bom trúng đầu cánh pháo thủ này được.


Gần trưa, nắng chói chang, mà cũng chẳng nhìn thấy mặt trời đâu cả, khắp chung quanh, xa và gần, là bụi đất khói bom cùng với một màu hồng găn gắt, sền sệt của lửa.

Chỉ huy đơn vị bộ binh bảo vệ phía tây nam thành cổ gào vào trong máy: Đề nghị pháo bắn gấp! Đề nghị bắn gấp! Trận địa nhả đạn. Không ai để ý đến hai chiếc F4 từ hạm đội tới đang nối đuôi nhau lao xuống. Họ chỉ thấy chớp lóe sáng cùng một tiếng ục. Ai đó kêu lên: Tôi bị thương rồi! Ai đó gọi: Pháo bị lật rồi! Chính trị viên Đỗ Văn Hoàng bật dậy làm cho sỏi đất từ trên mình anh trôi thẳng xuống chân. Anh gọi lớn: Y tá đâu! Y tá đâu! - Chiến sĩ y tá đeo túi thuốc lao tới, được anh kéo đến chỗ có tiếng kêu bị thương.


Hoàng gọi các đại đội và trung đội trưởng:

- Kiểm tra quân số và đạn dược, kiểm tra ngay các phân tử bắn!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2022, 06:50:16 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:46:27 am »

Đại đội trưởng Bùi Đức Cảnh báo cáo hố bom quá sâu đào sát giường pháo và pháo thủ số ba Nguyễn Văn Toại chưa thấy đâu cả. Căn hầm Toại ngồi bị bốc lên, những kèo gỗ cháy đen phơi ra trên đất đào cháy xém. Khẩu đội không còn vũ khí chiến đấu được lệnh dùng cuốc xẻng bới đất tìm người. Năm trước ở phía bắc Cồn Tiên đã có trường hợp thế này, hai chiến sĩ bị sập hầm, may mà theo quy định, hầm nào cũng có một cái cọc vạt nhọn hướng mũi lên phía trên, bị sập, người ở trong đã thọc ngược báo vị trí để đồng đội bên ngoài tìm kiếm. Hai chiến sĩ trong hầm đều là lính trinh sát, một tên là Tường, một tên là Lầm. Họ vẫn có thể đùa tếu mới lạ kì: Không khéo chúng ta chết mất! Không thể chết, anh em sẽ cứu. Nhưng anh em cũng bị sập cả thì ai cứu ta đầy? Thì chết vậy! - Cậu chết trước đi! - Không, tớ còn sống thêm lúc nữa đã, cậu chết trước đi! - Vậy ta oản tù tì, ai thua chết trước ai thắng chết sau - Chẳng biết ai thua ai thắng, vì họ chưa kịp oản tù tì thì cây gậy thọc lên bị lay lay, nghĩa là đã có đồng đội ở bên trên biết vị trí và sự kêu cứu của họ. Có những tiếng chạm cạch, lẹt xẹt, lẹt xẹt, khi đồng đội đưa tay xuống kéo họ lên, thì chỉ một mình Âu Dương Lâm bám theo lên được còn Hoàng Ngọc Tường thì không thở và không biết gì nữa... Giờ đây Nguyễn Văn Toại cũng đang được bới tìm. Trời về chiều, đơn vị bộ binh báo tin, cám ơn sự chi viện của hỏa lực, đã đánh bật lữ đoàn lính thủy đánh bộ cố sống cố chết bám lên thành cổ Quảng Trị.


Trận địa 105 li được lệnh rời ngay sang vị trí mới. Chính trị viên Hoàng đi nhanh nhanh về phía trước và nhìn thấy trung đội trưởng Tạ Văn lạng đã chỉ huy hai khẩu đội pháo của mình đưa vũ khí ở tư thế sẵn sàng, đang ngửa cổ rót nước từ trong bi đông vào họng một dòng chẳng ngắt quãng. Chính trị viên đợi anh uống xong, hạ bi đông xuống mới đập vào lưng hỏi:

- Sao lại uống như thế?

Nụ cười đen nhẻm hiện ra trên khuôn mặt cũng đen nhẻm khói thuốc:

- Cho vui mà anh!

- Lỡ sặc thì sao?

- Không thể sặc được.

- Anh chàng Ôm Văn Reo đâu rồi?

- Hắn kia!

Cả hai người đi về phía anh lính mới có cái tên kì lạ. chính trị viên hỏi:

- Này! Lí lịch thì phải khai cho đúng không được à uôm xuyên tạc, mình thấy trên khắp đất nước ta không đâu có họ Ôm cả, mà chỉ là Nguyễn, Trần, Lê, Võ hay là Lý... Cậu vừa về đơn vị mà đã định cà giỡn chúng tớ đó à?

Reo thản nhiên:

- Thưa thủ trưởng, chính thủ trưởng nhìn giấy gọi tên tôi như thế mà.

- Thì tớ đọc theo người ta ghi.

- Vâng!

- Nhưng cậu phải khai báo chứ? Cậu được đưa tới, người ta lập danh sách và hỏi, cậu đã cà khía!...

- Tôi mà cà khía tôi chết. Anh cán bộ quần lực trung đoàn hỏi tôi dọc là Đỗ Văn Reo, chẳng biết anh ta tai bị nghễnh ngãng hay viết ngoáy thành thói quen, rồi sao đi chép lại thành Ôm Vãn Reo. Tới đây chính thủ trưởng cũng dọc tên tôi như vậy.

- Sao cậu không đính chính!

- Về khẩu đội tôi đã đính chính, nhưng mọi người cứ gọi tôi là Ôm Văn Reo.

Đột nhiên chính trị viên hỏi:

- Thế thành phần của cậu ra sao?

- Em vừa học xong lớp mười.

- Là tớ hỏi thành phần giai cấp của bố mẹ kia?

- Gia đình em bần nông.

Chính trị viên nhìn thẳng vào mắt anh chiến sĩ trẻ:

- Vậy là tốt, vừa qua là trận đánh đầu tiên trong dời ,cậu tỏ ra xứng đáng, giai cấp cần lao là phải như vậy - Bất ngờ Hoàng nhếch một bên mép lên cười - Có vợ chưa?

Câu trả lời làm mọi người chung quanh ngạc nhiên, tròn xoe đôi mắt và ngay cả Hoàng cũng vậy:

- Rồi ạ!

- Có con chưa?

- Mới sắp sắp thôi ạ.

Hoàng quay sang Tạ Văn Lạng:

- Này trung đội trưởng, cậu cũng mới chỉ dám đưa con người ta tới dõng khoai và chẳng biết có sơ múi gì không, chứ anh chàng oắt xà lai Ôm Văn Reo này sắp có con rồi đấy.

Hai chiếc ô tô gin ba cầu chạy giật lùi tiến lại, Lạng cho các khẩu đội về vị trí, một lát có lệnh: - Móc pháo! - Khuy càng vũ khí được móc vào ở đuôi xe. Lại có lệnh lên xe! - các chiến sĩ theo thứ tự nhẩy lên, trừ khẩu đội trưởng vào trong ca bin bên chiến sĩ lái. Tiếp theo là lệnh: Xuất phát! - Xe kéo pháo chồm chồm và lăn bánh trên đường đèo ghập gềnh. Trời tối hẳn, các xe kéo pháo khác theo sau và chạy bằng đèn gầm hạn chế ánh sáng. Qua sông Đắc rông, đoàn xe kéo pháo lao lên mặt đường số chín, hướng về thị trấn Cam Lộ, nhưng chưa tới Cam Lộ thì rẽ phải men men đi về hướng nam. Gần sáng đội hình hành quân dừng lại, phân tán và giấu pháo dưới một cánh rừng tan hoang. Làng xóm gần đây song dân đã bỏ đi hết chỉ còn lại lẻ tẻ rất ít những con người gan dạ, can trường. Một số họ là dân quân du kích. Một số lại là lính Nam Việt Nam bỏ ngũ hay đám dân vệ tan dàn vì chẳng còn chỉ huy. Lính pháo tìm những căn hầm của đơn vị trước qua đây thiết kế hay do dân chúng dựng lên để tránh bom đạn, nghỉ ngơi và cố gắng giấu bí mật tung tích.


Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quí Phong cùng chiến sĩ kế toán vào trong một gia đình, ngay bên bìa rừng. Căn nhà nhỏ bị sức ép bom phá lật tung mái nhưng các cột còn vững lắm. Ngoài kia, bên mảnh sân con, một cái chum sành vỡ toác và cầy mít gẫy gục, dường như do pháo bắn tới chỉ mới vào đêm hôm qua. Mấy con lợn chẳng được chăm sóc chạy rông ủn à ủn ỉn hoác mõm bới bới chỗ này chỗ khác tìm thức ăn. Chủ gia đình là một người đàn ông thấp lùn, chạc tuổi Phong, xem ra có vẻ lo sợ không yên. Anh ta cứ ra ra vào vào nhìn ngó chung quanh và bất chợt giật thót mình khi chiến sĩ đi cùng Phong hỏi:

- Anh ơi, trước ngày giải phóng, nghĩa là còn chính quyền Thiệu ấy mà, anh ở làng làm gì?

Người dàn ông luống cuống:

- Dạ, thưa ông...

Chiến sĩ kế toán tên là Hồng vội kêu lên:

- Ấy chết! Tôi còn trẻ mà, không khéo chỉ ngang tuổi đứa con lớn của anh.

- Con lớn tôi mười lăm. Nó cùng hai đứa em và mẹ chạy vào Huế...

- Biết ngay mà! Vậy anh ở lại một mình à?

- Thưa vâng, ở lại trông nom nhà cửa?

- Ấy chết! Anh lại thưa với gửi rồi. Thế thì không dám hỏi chuyện anh nữa...

- Dạ, vâng ạ! Vậy tôi xin gọi là chú cho thân tình. Xin ngài chỉ huy đây và chú tha thứ cho những ngày qua tôi cũng có...

- Là cái gì, anh cứ nói đi đừng ngại.

- Dạ, tôi cũng có tham gia dân vệ. Vừa rồi khi quân giải phóng sắp tràn tới, ông quận trưởng kêu gọi và nói rằng, cả trung đội dân vệ của tôi sẽ chuyển lên thành địa phương quân, đặc biệt, ai tình nguyện trở thành lính dù, thủy quân lục chiến, hay lính bộ binh sư doàn một của tướng Điềm càng tốt, được trả lương ngay lập tức...


Người đàn ông nói một thôi dài rồi im lặng có vẻ chờ phản ứng của người nghe, nhưng mà Phong và Hồng thản nhiên đung đưa trên võng, tiểu đoàn trưởng khà lên một tiếng giòn khẽ như tiếng rập của khóa nòng khi pháo thủ số ba nạp đạn còn chiến sĩ kê toán cứ lách tách tiếp câu chuyện dang dở với người đàn ông chủ nhà:

- Vậy sao anh lại ở nhà?

- Tôi trốn. Nói chung là một nửa đơn vị nhân cơ hội nhốn nháo bỏ trốn, chẳng để mình thành lính địa phương quân, mà cũng chẳng để mình thành các chiến binh dù hay thủy quân lục chiến. Hãi lắm, anh bộ đội ạ, chỉ mong sao nhanh được yên ổn...
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:47:35 am »

Rồi chính Hồng cũng thiếp đi. Hai người nằm trên võng, thi nhau khò khò kéo gỗ. Giá lúc này bom B52 ập xuống, bom phản lực thả rơi, hay pháo bầy, pháo đàn từ hạm đội Hoa Kỳ ngoài khơi rót tới họ cũng mặc xác. Chết có số! Gần trưa họ tỉnh dậy thì người đàn ông chủ nhà đã vặt lá chè ở một cây ngoài góc vườn đêm qua bị mảnh bom tiện ngang, ngâm nước suối rửa kỹ cho hết mùi khói cháy, nấu một nồi mang tới. Anh còn chặt ở góc vườn mấy quả dứa ngọt lừ mang lại. Hồng hau háu định chờ gọt qua vỏ và xơi cả mắt nhưng bị người dàn ông ngăn lại: Ngứa cổ chú ơi! Ăn như thế sẽ bị ngứa cổ!... Họ ăn ngon lành. Tổ cảnh giới và tuần phòng khu vực trú quân do tham mưu trưởng tiểu đoàn phụ trách lượn đi, lượn lại, nhưng không rẽ vào nơi hai người nằm nghỉ. Hoa Kỳ và các sư đoàn Nam Việt Nam dường như cũng đang kiệt quệ, im lặng để cho lính được hà hơi tiếp sức, hay cũng tôn trọng cái sự nghỉ ngơi của Phong và Hồng mà bom cũng chẳng thả, pháo cũng chẳng bắn. Phút yên tĩnh lạ lùng và thú vị này, Phong bật đài bán dẫn, mở lần tìm sóng BBC phát tiếng Anh. Phong được phép vậy! Từ khi còn là phái viên tư lệnh hỏa lực mặt trận mà chẳng hiểu sao, anh em cơ quan chỉ huy cũng như các đơn vị anh xuống đi cùng khoác luôn cho cái tên rất oai là phái viên Bộ Tổng. Anh cố cải chính cũng không được. Giờ thì chẳng cần cải chính làm gì nữa. Từ ngày ấy tư lệnh pháo binh mặt trận đã cho phép anh được nghe đài phía bên kia và thông báo ngay những tin tức cần thiết. Đài BBC đang đưa tin về chiến sự Quảng Trị. Họ nói hỏa lực quân cộng sản rất mạnh. Họ nhắc lại nguồn tin của hãng AFP thông báo ba tiểu đoàn dù của tướng Lê Quang Lưỡng bị kẹp chặt ở ngoại ô phía tây nam thị xã Quảng Trị, không tiến lên được và cũng không rút ra được. Đề cập tới cuộc hòa đàm Pa ri, họ thông báo chuyện hai bên cũng như nhử miếng nhau, ai cũng có ý đợi tình hình chiến sự nơi đây kết quả ra sao để mà lớn tiếng ra tuyên bố này nọ. Họ lại cũng nhắc tới chuyện đại diện tổng thống Thiệu ở Pa ri cao ngạo lớn tiếng quân lực Việt Nam cộng hòa anh dũng đã chiếm lại được thành cổ thì lập tức hôm sau báo quân đội cộng sản bắc Việt Nam đăng bức ảnh của phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính chụp các chiến sĩ bộ binh dường như của trung đoàn 27 thì phải đang vui cười với những khẩu súng nắm chắc trong tay trên bờ thành đổ nát. Rồi cuối chương trình là tường thuật chuyến đi bí mật của Henri Kit sing gơ ngày 4 tháng 8 năm 1969 mà chắc chắn là bây giờ họ mới moi ra được. Người đàn ông chủ nhà và chiến sĩ Hồng tròn hai mắt nhìn trong khi Phong vểnh tai lắng nghe:


Lợi dụng sáng chủ nhật mọi người nghỉ ngơi thì Kít dậy sớm dùng xe mật vụ tới phi trường quân sự Andrews. Tại đây ông lên chiếc phi cơ C135 không mang số dành riêng cho tòa Bạch ốc. Không ai dám để ý. Khi bay Kít thường xuyên mạn đàm với tổng thống bằng hệ thống truyền tin đặc biệt. Sáu giờ sau hạ cánh trên phi trường quân sự Rhein Main gần Francfort - Tây Đức. Kít chuyển sang phi cơ phản lực kiểu Mỹ do hãng Lockhed chế tạo, và bẩy phút sau hạ xuống phi trường quân sự Villasoublay trên đất Pháp. Máy bay lượn trên bãi đáp đỗ vào chỗ hẻo lánh của sân bay. Phái viên đặc biệt của tổng thống Nich Xơn bước xuống và lên ngay xe hơi DS21 sơn đen có rèm phủ kín cửa. Xe chạy 20 Km nữa tới địa điểm ngoại ô quận Choisy Le Roi. Đoàn của ông ta có bốn người gặp đoàn Bắc Việt Nam có năm người trong đó có Lê Đức Thọ và Xuân Thủy. Họp hai giờ xong, dắt nhau ra vườn ăn chả giò chấm nước mắm và tiếp tục bàn tán thì thầm lén lút. Sau đó Kít bay về Mỹ và sáng thứ hai gặp Ních Xơn báo cáo. Chuyến đi 27 giờ đồng hồ đến hôm nay đài chúng tôi mới nắm được lịch trình và là kết quả sự trợ giúp của cao ủy Pháp tại Hà Nội Jean Saintery.


Phong tắt đài bán dẫn, Hồng hỏi ngay:

- Nó nói cái gì thế anh?

Tiểu đoàn trưởng chưa kịp trả lời thì người đàn ông chủ nhà hỏi tiếp:

- Tiếng Mỹ phải không chú?

Phong chớp mắt:

- Tiếng Mỹ!

Lại hỏi dồn:

- Vậy chú nghe được à?

Phong gật đầu:

- Nghe được!

Hồng rành mạch:   

- Nhưng nó nói cái gì thế anh?

- Nó nói về cuộc gặp gỡ ở Pa ri.

Người đàn ông chen vào:

- Đã là Mỹ thì họ chỉ nói những gì có lợi cho phía họ. Vậy chú cũng nghe à?

- Nghe chứ! Xem họ nói thế nào. Vả lại, không phải bất cứ người Mỹ nào cũng ủng hộ phía bên kia đâu. Ngay sĩ quan và lính Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, không phải tất cả đểu tán đồng với tổng thống của họ.

Chủ nhà ngẩn người một lát rồi dường như bất chợt phát hiện ra điều gì vội reo lên:

- Chú nói phải! Những năm trước lính Mỹ còn ở đây đông, tôi đã thấy khối người vứt súng không tuân theo lệnh chỉ huy bị quân cảnh bắt về giam giữ ở Đà Nẵng. Nghe nói họ là những người phản đối chiến tranh và việc đưa quân Mỹ sang đây. Khối người bị xử tù chú ạ!

- Thì anh cũng cầm khẩu súng do quận trưởng phát khi còn trong trung đội dân vệ. Súng Mỹ đó. Đâu rồi!

- Tôi vứt đi rồi!

- Cũng có thể quân lính của ông Thiệu sẽ quay lại đây. Họ đang cố sống, cố chết. Nếu vậy anh đừng cầm khẩu súng họ đưa như hôm trước nữa!

- Tôi chẳng đời nào!- Người đàn ông nói và ngập ngừng- Nhưng còn cuộc hòa đàm ở Pari? Chẳng lẽ cứ đánh nhau mãi à? Tôi thấy bây giờ đều là người Việt Nam chúng ta bắn nhau cả. Nghĩ mà xót lắm chú chỉ huy ạ!

- Quá xót là khác. Tôi quê Quảng Trị nên càng thấu hiểu và đau đớn chưa gặp được gia đình. Tôi cũng hy vọng chiến tranh mau chấm dứt, không còn ông Thiệu hay ông Kỳ nói theo giọng Mỹ, không còn giới tuyến với tên gọi là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Chỉ có một đất nước Việt Nam duy nhất từ cửa Nam Quan tới mũi Cà Mau.

Người dàn ông lặng lẽ kêu lên:

- Trời ơi! Đó là giấc mơ Tiên Phật!...

Sau mấy đợt B52 rất dài, chiều vội vàng dịu lại. Người đàn ông chủ nhà hoan hỷ bê tới cái mâm gỗ khá lớn nhưng cũ kỹ và bị mẻ nhiều chỗ, bên trên trang nghiêm một nồi cơm bốc hơi nghi ngút, một bát canh cá nấu chua, đĩa cà muối xổi, đĩa rau thơm nhiều loại và bát nước chấm được thả nhiều tiêu nguyên hạt cả chín lẫn xanh. Anh đặt cái mâm xuống chiếc chõng trước hai người và nói:

- Mời các chú!

Chủ nhà so đũa đặt từng đôi về phía hai cái bát con con và hình như có một cái đã mẻ. Hai người xin phép, vừa định nâng bát thì liên lạc tiểu đoàn được chính trị viên Hoàng phái tới truyền đạt một ý kiến gì đó. Anh ta cho biết từ sáng chỉ mới được ăn miếng lương khô 702. Tiểu đoàn trưởng kéo chiến sĩ liên lạc ngồi xuống bên. Chủ nhà biết ý đi vòng về phía đầu hồi, đánh loáng đã quay lại, mang theo đôi đũa và một cái bát, có điều rất lạ là anh cứ úp cái bát vào bụng, long đong không dám bỏ xuống. Phong hỏi:

- Sao thế anh?

Người đàn ông ngắc ngứ:

- Bát mẻ gần hết miệng. Tôi có lỗi quá! Tiếp các chú thế này tôi có lỗi quá!

Tiểu đoàn trưởng vội kêu lên:

- Không sao! Không sao! Và anh kiếm luôn một cái bát nữa, lành hay mẻ cũng được, ngồi xuống đây cùng ăn mới vui. Cám ơn anh rất nhiều. Bao ngày nay chúng tôi mới được bát cơm nóng, lại có cả canh nóng và quả cà dầm như thế này.

Bữa ăn ngon vô cùng. Nồi cơm hết bay. Những thứ khác cũng sạch nhẵn. Phút chia tay Phong bảo Hồng lấy gạo trong ruột tượng mang theo xẻ lại cho chủ nhà. Anh giẫy nẩy lên. Nhưng Phong yêu cầu phải nhận. Anh còn tặng thêm một phong lương khô 702 làm cho người đàn ông cứ xuýt xoa. Cuối cùng anh nắm lấy tay tiểu đoàn trưởng và hỏi:

- Chú ơi! Khi nào thì trên đất nước ta không còn máy bay nhào xuống cắt bom và im tiếng súng hả chú?

Phong hỏi nhẹ nhàng:

- Anh thấy máy bay nhào xuống cắt bom là của ai?

- Mỹ!

- Vậy khi nào đuổi sạch Mỹ, ngày xưa là hàng chục vạn lính, hôm nay là cố vấn và bom đạn, khi ấy sẽ thanh bình.

- Thế còn cuộc hòa đàm ở Pari?

- Mọi sự quyết định ở đây chứ không phải ở Pari!

- Chú là chỉ huy, tôi chẳng rõ tới cấp nào, nhưng chú nói năng tôi nghe dễ chịu quá!

- Anh thấy ở phía bên kia thì sao?

- Cũng có những người tử tế chú ạ, nhưng đa phần họ hạch sách và quát nạt, hành động thì hung hăng, côn đồ. Dân chúng sợ xanh mắt!

- Bom đạn những ngày tới chắc chắn sẽ rất ác liệt, ông Thiệu đang quyết chí chiếm lại bằng được Quảng Trị, và thành cổ Quảng Tri. Anh phải có một cái hầm trú ẩn cho chắc chắn!

- Chú nói phải. Ngày mai tôi sẽ làm ngay.

Nắng tắt. Bóng chiều sập xuống. Họ nhanh nhanh xuôi dốc chân đồi.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2022, 06:49:50 am »

CHƯƠNG 9
TƯ LỆNH PHÁO BINH MẶT TRẬN


Có thông báo, tư lệnh pháo binh mặt trận sẽ tới Sở chỉ huy tiền phương cụm pháo binh chiến dịch và các đơn vị tham gia tác chiến. Tiểu đoàn pháo mặt đất 105 li do Nguyễn Quí Phong chỉ huy và Hoàng làm chính trị viên được lệnh tác chiến cả ba đại đội. Đơn vị Bùi Đức Cảnh nhanh chóng cất giấu pháo cối 120 li và nhận vũ khí triển khai ngay đội hình cùng toàn tiểu đoàn. Những anh lính vốn quen thói đầu đội trời chân đạp đất, nghĩa là từng bộ phận nhỏ khiêng vác lẳng nhẳng sưng vai, phồng chân, nhưng lại tự do len lỏi, thấy chỗ suối này đẹp dừng nghỉ, đáp bộc phá lấy cá, nấu cơm chén đã rồi đi tiếp, miễn sao đúng giờ, đúng kế hoạch có mặt ở nơi quy định. Trận địa thì nấp sau chân núi có độ dốc cao, đạn pháo đối phương độ cong đường bay không lớn, khó mà rót vào được. Giờ đây có lệnh: Lên xe! Là tất cả phải nhẩy lên. Có lệnh: Xuống xe! Là tất cả phải nhẩy xuống. Rồi đẩy pháo chiếm lĩnh! Rồi dùng pháo! Rồi lấy hướng chuẩn! Rồi bắn thử kiểm tra hướng chuẩn!...


Đội hình lớn đòi hỏi ý chí lớn!

Chính trị viên Hoàng lo lắng. Anh là con người vững vàng không thể nghi ngờ, nhưng đôi khi làm cho đồng đội khó chịu vì máy móc trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Dường như chính Hoàng cũng nhận ra điều đó. Một  lần anh hỏi Phong: Ông không giận tôi chứ? - Vì sao lại giận? - Tỉ như có lúc chưa hẳn tin tưởng anh chẳng hạn? Tỉ như bảo anh là thành phần không cơ bản, cần phải rèn luyện nhiều hơn chẳng hạn? - Tôi nghĩ rằng ai cũng cần phấn đấu và rèn luyện mãi mãi. Chẳng lẽ anh không cần phải như thế hay sao? - Thì ra gian khổ hy sinh thử thách cả tình bạn bè chung thủy, tôi ít học, còn anh giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, lại đã từng là sĩ quan của Coongle, lại được cả huân chương Vạn Tượng của nhà vua Lào... Nhưng xin hỏi và có sao anh bỏ qua cho, đó chỉ do đồn dại hay thật?


Phong trả lời rất nhanh:

- Thật!

- Nhà vua Lào tặng anh?

- Nhà vua Lào tặng. Huân chương phải do nhà vua ký.

- Trực tiếp ngài ấy trao cho anh? Và trao ở đâu? Hoàng cung à?

- Không! Nhà vua ủy quyền cho các chức sắc của mình, đó là ông hoàng Xuphana Phuma và ông hoàng Xupha Nuvong trao cho tôi ở căn cứ kháng chiến Lào tại cánh đồng Chum.

- Hay nhỉ!

Chính trị viên Hoàng buông ra một câu lửng lơ rồi ngẩn người trong giây lát. Phong nói tiếp: Đó là một kỷ niệm không quên của đời tôi - Nhưng Hoàng dường như không nghe thấy. Phong thoáng chút thương thương người bạn chiến đấu của mình. Anh biết Hoàng quá nghèo nên rất ít được học hành. Cuối năm 1953 anh nhập ngũ khi vừa mười bảy tuổi. Người mẹ già góa bụa tiễn anh tới cây đa đầu làng thì dừng lại, kéo đầu dây dùi tượng cũ nát lên lau mắt, rồi cởi một đầu nút, dốc dốc mãi mới tuột ra mảnh giấy nhỏ, mở ra có một đồng bạc Đông Dương không biết cất giữ từ những ngày tháng năm nào, dúi nhanh vào tay anh và khóc: Hết giặc về ngay với mẹ, con ơi! Anh giữ đúng lời hứa, sau Điện Biên Phủ, xin về phục viên, lấy vợ, đẻ con, và chăm sóc mẹ tới khi người qua đời. Năm 1965 anh có lệnh tái ngũ, qua lớp học ngắn ngày gấp gáp, được phong hàm thiếu úy và giao chức chính trị viên đại đội. Các chiến sĩ hay bắt bẻ anh, vặn vẹo anh, nhưng quí trọng anh và không bao giờ làm anh bị tổn thương về sự kém hiểu biết của mình. Một câu nói như tiếng thở dài bay ra:

- Mình chẳng được học hành gì cả... Thế cái tiếng Tây nói có khó không hả...?

Phong muốn nắm lấy tay Hoàng nhưng lại chỉ đứng im. Anh trả lời gần như thì thầm:

- Chẳng có gì khó, nếu được học và tiếp xúc.

May mà chiến sĩ liên lạc chạy tới thông báo:

- Có lệnh, giờ... ngày... Các anh có mặt ở Sở chỉ huy cụm pháo binh chiến dịch.

Đích thân tư lệnh hỏa lực mặt trận tiếp họ, không phải chỉ riêng hai người mà tất cả cán bộ chủ chốt của các đơn vị tham gia trận đánh ngày mai. Tư lệnh người cao lớn, có tuổi một chút, nhưng vẫn còn khá nhanh nhẹn và nhậy cảm. Bắt tay Phong ông nói ngay: Hơi gầy nhưng đen và khỏe ra! -  Cám ơn thủ trưởng! - Cậu vẫn giữ thói quen xã giao của ngày tháng năm nào? - Thưa tư lệnh, thì đã là thói quen mà lại! - Vào nội dung cuộc họp, ông chẳng cần mào đầu gì cả, vẫn ngồi im trên ghế làm bằng hai thân gỗ ghép lại gá lên những chiếc trụ tre. Hai tay ông lúc khoanh lại đặt trên mặt bàn ghép bằng những thanh nứa, lúc giơ lên phân bua. ông trình bày ngắn gọn:

- Giờ X... bốn tiểu đoàn của hai lữ đoàn thủy quân lục chiến do chuẩn tướng Bùi Thế Lân trực tiếp chỉ huy cùng với các lực lượng hỗ trợ khác, sẽ do máy bay lên thẳng chở tới và đổ xuống Z. Cùng thời điểm ấy hai tiểu đoàn bộ binh của Lê Văn Điềm do xe tăng và bọc thép dẫn đường sẽ tiến theo quốc lộ một về phía nam Quảng Trị. Nhiệm vụ của họ là chiều về phải cắm được lá cờ lên bờ thành cổ. Đại diện các bên đã có mặt ở Pa ri, nhưng còn cãi vã nhau về ngày họp, giờ họp, thực chất chỉ là chờ tới thời điểm lá cờ ba sọc có cắm lên được thành cổ hay không. Tất nhiên về phía đối phương họ quyết đến cùng, và tất nhiên về phía ta cũng sẽ gắng giữ đến cùng!

Ông giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, nghe từng luồng các ý kiến phản hồi, cùng tranh luận bàn bạc, rồi đưa ra lời cuối cùng như tâm sự:

- Ai đó hy vọng vẩn vơ rằng ý chí của đám tướng lĩnh Nguyễn Văn Thiệu ở mặt trận phía bắc này đang giảm sút là mơ hồ chính trị. Họ là người Việt Nam thật, cũng rất yêu thương cha mẹ, gia đình và làng quê của họ thật, nhưng không bao giờ trông chờ họ sẽ nghĩ lại về hành động của mình. Tôi chỉ xin nêu một chi tiết nhỏ, Vũ Văn Giai, viên tướng chỉ huy sư đoàn vừa đối mặt với ta đợt một chiến dịch hiện đang bị Thiệu giam giữ hỏi tội vì để mất Quảng Trị, nên giờ đây bảo ông ta có trở về với chúng ta hay không, có phản đối Mỹ - Thiệu hay không, chắc chắn ông ta sẽ trả lời: Không! - Im một lát tư lệnh pháo binh mặt trận nói như kết luận - Trường hợp ông Phạm Văn Đính là hy hữu!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM