Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:43:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp  (Đọc 2252 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:44:09 am »

Ngày 24-11 Tổng tham mưu trưởng quân đội Vacek, Thứ trưởng Bộ Nội vụ liên bang và một số lãnh tụ khác đã quyết định phương án đàn áp một cách mạnh mẽ các lực lượng chõng chủ nghĩa ch. Từ 16 giờ hôm đó quân đội đã trong tư thế sẵn sàng tham chiến và cũng trong ngày này công nhân nhà máy lớn nhất Praha CKD đã kéo ra quảng trường cổ Vaclav biểu tình.


Buổi tối Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản họp, Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik đề nghị sử dụng quân đội đàn áp biểu tình, Urbanek (sau này là Tổng Bí thư thay Jakes) đã bác bỏ đề nghị này với lý do tuần tới có cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Mỹ tại Malta nên không thể làm được điều này. Cuối cùng cả Đoàn chủ lịch từ chức. Bà Jirina Svorcova đề nghị bầu ông Hegenbert làm Tổng Bí thư thay ông Jakes, nhưng số bảo thủ phản đối và cuối cùng ông Urbanek được bầu vào chức vụ này, nhưng cơ quan tối cao của Đảng Cộng sản chẳng có sự thay đổi gì lớn.


Ngày 25 và 26 tliáng 11 khoảng 750 ngàn người đã kéo đến quảng trường Letna mít tinh. Mặc dù ông Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik bị trúng phong phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, song một số tướng lĩnh cứng rắn vẫn tiếp tục nghĩ đến việc dùng quân đội trấn áp. Nếu lúc này chỉ cần vài chiếc máy bay phản lực bay lượn sát quảng trường sẽ làm cho cuộc mít tinh rối loạn, mọi người sẽ hoảng hốt chạy trốn, đè dẫm lên nhau và có thể hàng chục người chết cũng như cuộc mít tinh bị giải tán, song rất may là không một quan chức nào dám chịu trách nhiệm làm điều đó. Số người biểu tình đã phản đối việc thay đổi không đáng kể trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, kêu gọi tổng đình công. Từ nhà tù các phạm nhân nổi tiếng được phóng thích.


Ngày 26-11 Thủ tướng Adamec đã bắt tay với Vaclav Havel mở cuộc thảo luận mới giữa Chính phủ và OF. Buổi tối Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản họp và lại có sự thay đổi nhân sự tiếp.

Ngày 27-11 cuộc tổng đình công mang tính chất cảnh cáo trong hai giờ đã diễn ra. Lãnh đạo quân đội vẫn tiếp tục nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự, họ đã lựa chọn một số đơn vị đặc nhiệm để có thể đánh chiếm đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.


Cũng trong ngày 27-11 giáo sư Mlyner từ Áo trở về Praha. Một sĩ quan tình báo đã lái chiếc xe mang biển số ngoại giao đưa ông Mlynar thẳng từ Viên đến trụ sở Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Tại đây ông Strougal đã ra đón và đưa vào gặp ông Urbanek giới thiệu: "Đây là người có nhiều lượng thông tin nhất và là người có thể giúp đỡ chúng ta trong lúc này...". Ông Strougal muốn nói đến chuyến viếng thăm bí mật gần đây của ông Mlynar ở Matxcơva và việc ông này đã gặp gỡ trao đổi với người bạn học cũ là ông Gorbachov, nhưng ông Mlyner không muốn trở thành kẻ bảo vệ cho Đảng Cộng sản nên đã nói với ông Urbanek là chỉ muốn giữ vai trò nhà nghiên cứu chính trị mà thôi.


Chuyến về nước bí mật lần này của ông Mlyner đã lọt đến tai Bộ trưởng Nội vụ liên bang Frantisek Kind và ông này đã cảnh cáo các sĩ quan tình báo rằng việc đứng ra tổ chức cho một kẻ lưu vong về nước đã vượt qua giới hạn cho phép và họ sẽ bị xử lý.


Như vậy tại sao ông Zdenek Mlyner lại khước từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản? Còn ông Strougan đóng vai trò gì trong sự kiện này và ông ta định sẽ giữ chức vụ gì?

Ngày 28-11 cuộc hội đàm Adamec - Havel đã có sự thống nhất: Chính phủ mới được thành lập, sẽ huỷ bỏ các chương nói về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin trong Hiến pháp. Ngay hôm sau Quốc hội sẽ họp để sửa đổi Hiến pháp.


Ngày 30-11 nhân danh Ban Chấp hành trung Itơng Đảng Cộng sản ông Urbanek đã kêu gọi các tướng lĩnh quân đội hãy từ bỏ ý định đảo chính quân sự với các lời sau: "Tôi yêu cầu các đồng chí hãy hiểu rằng đứng ở góc độ nội bộ cũng như quốc tế chúng ta không có lối thoát nào khác là phải giải quyết bằng chính trị...".


Ngày 1-12-1989 ông Gorbachov tuyên bố khôi phục mùa xuân Praha. Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của 5 nước đồng minh vào Tiệp Khắc tháng 8-1968.

Sự thay đổi ở Tiệp Khắc vẫn chưa kết thúc. Ngày 3-12 Chính phủ mới của Adamec được thành lập với 3/4 cộng sản đã không được công luận và các tổ chức đối lập chấp thuận, làn sóng biểu tình phản đối lại dâng lên. Ông Adamec không hiểu hết tình thế và phải từ chức, ông Marian Tchalfa, Phó thủ tướng lại hiểu được cái gì OF đang cần nên đã chớp lấy thời cơ và đồng ý thảo luận với OF để lập chính phủ mới với thành phần phù hợp.


Ngày 10-12 Chính phủ hoà giải dân tộc do ông Tchalfa làm Thủ tướng đã được thành lập và tuyên thệ trước ông Gustav Husak. Ông này ngay sau đó xin từ chức và người ta đã tìm chọn người thay thế - ông Vaclav Havel.


Cuộc cách mạng nhung lụa đã thắng lợi, không một phát súng, không một người chết. OF tại vùng Sec và VPN tại vùng Slivokia đã nhận lấy quyền hành từ tay Đảng Cộng sản một cách rất thoải mái. Bộ trưởng Ngoại giao mới Dienstbier, người vừa cởi bỏ bộ quần áo đốt lò và khoác lên mình bộ quần áo com lê độc nhất đã nói: "Họ (cộng sản) đã chạy trốn như những đứa trẻ con".


Nhìn lại cả quá trình của cuộc cách mạng này, có rất, nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao cộng sản lại từ bỏ quyền lực một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy? Có phải họ thiếu những con người tài giỏi và kiên định không? Hay là họ đã hiểu được tình trạng tuyệt vọng về kinh tế, chính trị của đất nước này do họ đã tạo ra trong hơn 40 năm qua? Hay là mặt đối mặt với hàng trăm ngàn quần chúng nhân dân họ đã lo sợ cho tương lai của cá nhân?...

Còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu mới có thể giải đáp được.

Theo báo Mặt trận trẻ
ngày 17-11-1990
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:45:40 pm »

CHÍNH BIẾN Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC


PGS, PTS. Phạm Ngọc Hiền


I. VÀI NÉT VỀ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC

Với diện tích hơn 100 ngàn km2, dân số xấp xỉ 17 triệu người, nước Cộng hoà dân chủ Đức được thành lập vào ngày 7-10-1949 trên vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát (5 tháng sau khi nước Cộng hoà liên bang Đức ra đời trên vùng lãnh thổ do Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng) khi chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945) chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của Liên Xô và phe đồng minh. Như vậy, bốn năm sau khi đại chiến thế giới lần thứ II kết thúc, trên lãnh thổ phía Đông và lãnh thổ phía Tây của nước Đức hình thành hai Nhà nước Đức phát triển theo hai con đường, hai xu thế chính trị - xã hội trái ngược nhau: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nước Cộng hoà dân chủ Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và hội viên chính thức Hiệp ước quân sự Vác-sa-va. Ngược lại Cộng hoà Liên bang Đức (với số dân hơn 60 triệu và diện tích gấp hơn 3 lần Cộng hoà dân chủ Đức) tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, là thành viên cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và hội viên chính thức của Liên minh quân sự Bắc - Đại Tây dương (khối NATO).


Đường biên giới giữa hai Nhà nước Đức cũng đồng thời là đường ranh giới giữa hai hệ thống xã hội thế giới đối lập nhau ở khu vực châu Âu (thường được gọi là các nước Đông và Tây Âu).

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh ở Cộng hoà dân chủ Đức.


1. Chính trị.

Cơ cấu bộ máy cũng như cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức cũng có cấu trúc, đặc điểm cơ bản như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Về lực lượng chính trị, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED) với 2,3 triệu đảng viên (con số lúc cao nhất) giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và vị trí có tính chất quyết định tiến trình phát triển của đất nước trong 40 năm qua. Bên cạnh SED còn có 4 chính đảng khác hoạt động công khai, hợp pháp với tư cách là cộng tác viên chặt chẽ với SED. Đó là các đảng:

- DBD (đảng Nông dân - dân chủ).

- CDU (đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo).

- LDPD (đảng Dân chủ, tự do Đức).

- NDPD (đảng Dân chủ quốc gia Đức).

Nước Cộng hoà dân chủ Đức có quan hệ ngoại giao với gần 100 nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên thế giới. Riêng với Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức có mối quan hệ toàn diện đặc biệt gần như phụ thuộc. Chính sách đối nội và đối ngoại của Cộng hoà dân chủ Đức trước khi quyết định đều có sự trao đổi, bàn bạc và thoả thuận với Liên Xô. Thậm chí, trong Đảng, Quân đội, An ninh, Cảnh sát đều coi việc trung thành với Liên Xô như một tiêu chuẩn công khai.


2. Kinh tế.

Cộng hoà dân chủ Đức thực hiện cơ chế quản lý kinh tế theo phương thức kế hoạch hoá, tập trung, chỉ huy theo mệnh lệnh hành chính, bao cấp. Trong 40 năm qua, tổng thu nhập quốc dân tăng 11,2 lần, năng suất lao động tăng 10,5 lần. Thu nhập tính theo đầu người xấp xỉ 10.000 USD/năm (gấp 2 lần Liên Xô, nhưng chỉ bằng 1/2 Cộng hoà liên bang Đức). Cho đến cuối những năm 70, Cộng hoà dân chủ Đức được xếp vào hàng thứ 10 trong số những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (sau Cộng hoà liên bang Đức).


3. Xã hội.

Trên thực tế, Cộng hoà dân chủ Đức đã xoá bỏ chế độ người bóc lột người và quyền được có công ăn việc làm của tất cả mọi công dân đã được xác lập. Vì vậy ở Cộng hoà dân chủ Đức từ năm 1950 đến 1989 không có người thất nghiệp và quyền bình đẳng trong giáo dục, đào tạo và miễn phí y tê đã được thực hiện.


Trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật của nhân dân phát triển khá cao (22% người lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 9% trong số họ được đào tạo nghề một cách cơ bản). Vấn đề nhà ở đã được giải quyết cơ bản vào năm 1988 (bảo đảm mỗi gia đình có một căn hộ riêng).


Phúc lợi và trợ cấp xã hội được đảm bảo bằng một chương trình trợ giá, trợ cấp khoảng gần 800 tỷ Mác (chiếm 20% tổng thu nhập quốc dân).


4. Quốc phòng.

Cộng hoà dân chủ Đức có một lực lượng quân đội chính qui (Quân đội quốc gia nhân dân) với 175.000 người và lực lượng dự bị ngoài biên chế đống tới hàng triệu người. Ngoài ra, trên lãnh thổ Cộng hoà dân chủ Đức còn có 380.000 quân chính qui của Liên Xô thường trực chiến đấu. Trong Quân đội quốc gia nhân dân Đức thường xuyên có các cố vấn quân sự Liên Xô từ cấp Trung ương tới cấp địa phương.


5. An ninh, Nội vụ.

Ở Cộng hoà dân chủ Đức có 2 lực lượng chủ yếu hảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Đó là: Bộ An ninh (do E.Mielke, uỷ viên Bộ Chính trị làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do F.Dickel, uỷ viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng). Hầu hết các sĩ quan, hạ sĩ quan An ninh và Nội vụ là đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Từ những năm 1980 trở về trước, sĩ quan An ninh và cảnh sát từ cấp đại tá trở lên đều phải được bồi dưỡng, tu nghiệp tại Liên Xô. Từ sau năm 1980 trở lại đây (trước khi xảy ra chính biến) thì sĩ quan An ninh cấp đại tá và sĩ quan cảnh sát từ cấp thiếu tướng trở lên mới phải được bồi dưỡng, tu nghiệp tại Liên Xô. Cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ Cộng hoà dân chủ Đức là một thành viên của tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol (bao gồm cả cảnh sát các nước tư bản chủ nghĩa và một số nước xã hội chủ nghĩa). Trong lực lượng An ninh và cảnh sát của Cộng hoà dân chủ Đức đều có cố vấn Liên Xô, song chủ yếu là cố vấn An ninh Liên Xô. Theo quy định, các lực lượng Quân đội, An ninh và cảnh sát ở Cộng hoà dân chủ Đức đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và có quan hệ cộng tác, chiến đấu đặc biệt chặt chẽ với lực lượng vũ trang của Liên Xô và khối Vác-sa-va. Lương hàng tháng của cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, đặc biệt là An ninh cao hơn hẳn các ngành khác (khoảng 2 lần).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:46:30 pm »

II. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC TRƯỚC KHI XẢY RA CHÍNH BIẾN.

Trong bốn mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, nước Cộng hoà dân chủ Đức đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Đông Đức. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80 trở lại đây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở đất nước này diễn biến rất phức tạp do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả tác nhân bên trong lẫn tác nhân bên ngoài gây ra. Đó là những tín hiệu, dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc xảy ra, vì những nguyên nhân và tác nhân đó không được phát hiện kịp thời và khắc phục có hiệu quả.


1. Về kinh tế xã hội.

Cho tới năm 1989 Cộng hoà dân chủ Đức nợ nước ngoài 17,5 tỷ USD (bình quân mỗi người dân gần 1000 USD). Ngược lại nước này cũng là chủ nợ 9 tỷ USD, nhưng phần lớn người nợ là một số nước xã hội chủ nghĩa và các nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, do đó khả năng trả nợ rất khó khăn. Do những tính toán sai lầm trong việc phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn điện tử và vi điện tử, hơn nữa chương trình, kế hoạch này lại bị tình báo công nghiệp Nhật lấy cắp bí mật và bị vô hiệu hoá nên đã làm cho Cộng hoà dân chủ Đức bị lỗ tới 15 tỷ Mác (tiền Cộng hoà dân chủ Đức). Chi phí cho việc thay thế các thế hệ máy tính điện tử hết khoảng 15 tỷ Mác. Chi phí cho việc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu từ Liên Xô về Cộng hoà dân chủ Đức tốn khoảng 10 tỷ Mác. Tổng cộng hết khoảng 40 tỷ Mác. Hậu quả của nó là làm cho nền kinh tế Cộng hoà dân chủ Đức trở nên căng thẳng và mất cân đối nghiêm trọng. Tổng thu nhập quốc dân giảm dần (năm 1987 chỉ còn 9,9%). Năng suất lao động tuy vẫn tăng đều, tăng hơn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác nhưng lại kém xa các nước Mỹ, Nhật và đặc biệt là Cộng hoà liên bang Đức (năng suất lao động của Cộng hoà dân chủ Đức chỉ bằng 1/6 Cộng hoà liên bang Đức). Hàng hoá sản xuất ở Cộng hoà dân chủ Đức ngày càng kém cả về chất lượng lẫn hình thức, trong khi đó hàng hoá các nước phương Tây, nhất là từ Cộng hoà liên bang Đức ngày càng hấp dẫn công dân nước này. Vì vậy, tư tưởng "vọng ngoại, bài nội" đã xuất hiện và trở thành vấn đề tâm lý xã hội. Một bộ phận quần chúng, trước hết là thanh thiếu niên thường có biểu hiện ngưỡng mộ; ảo tưởng lối sống phương Tây. Vì nhiều lý do, trong đó do thông tin hạn chế, một chiều, qui chế du lịch xuất cảnh rất ngặt nghèo mà nhu cầu về vấn đề này của người dân lại tăng lên, nên ngày càng có nhiều công dân tìm mọi cách rời bỏ Cộng hoà dân chủ Đức sang sinh sống ở Cộng hoà liên bang Đức (từ ngày thành lập nước tới năm 1989 đã có tới 3,5 triệu người trốn sang Tây Đức và Tây Berlin). Mặc dù khi sang phương Tây nhiều người trong số họ thất vọng với ảo tưởng trước đây song họ đã không trở về, vì sợ bị xử lý.


2. Về tình hình tiêu cực nội bộ Đảng.

Với vai trò là người tổ chức và lãnh đạo tiến trình phát triển của đất nước, bên cạnh những thành tích không thể phủ định được. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức cuối những năm 80 đã phạm, những sai lầm về đạo đức, phẩm chất của người cộng sản không thể che dấu được bên cạnh sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội. Vì vậy mà dẫn tới hậu quả là không những uy tín cá nhân, lãnh đạo của Đảng mà cả niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội suy giảm nhanh chóng. Sau đây là một vài dẫn chứng điển hình:


Tổng Bí thư SED E.Honecker, vốn là một lãnh tụ rất được nhân dân kính trọng vì có nhiều công lao to lớn với đất nước, nhưng càng những năm cuối đời (từ đầu những năm 70 trở lại đây) đã có biểu hiện tự đề cao và được đề cao quá mức dẫn tới tệ sùng bái cá nhân mà cả đảng viên lẫn quần chúng đều nhận biết. Ví dụ: Trong một ngày đi thăm Hội chợ quốc tễ được tổ chức hàng năm ở thành phố Leipzig, Honecker đã cho chụp tới 40 kiểu ảnh khi thăm 40 gian hàng khác nhau và sau đó cho viết bài, đăng ảnh ở nhiều loại báo chí mấy hôm liền buộc các tờ báo, tạp chí lớn phải lược bỏ các chuyên mục mà nhiều độc giả quan tâm, gây nên sự hất bình trong nhiều tầng lớp xã hội. Trước trào lưu "cải tổ, đổi mới" chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Honecker đã có phản ứng tiêu cực. Ông tuyên bố không cải tổ, đổi mới. Ngoài ra Honecker còn chỉ thị cho các ngành chức năng thực hiện việc cấm lưu hành một số báo chí Liên Xô ở Cộng hoà dân chủ Đức ("Ngọn lửa nhỏ", "Sputnik", "Tin tức Mockba"...). Trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương có hiện tượng đoàn kết, thống nhất bắt buộc, hình thức (thực ra có sự mâu thuẫn nội bộ kể cả trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại từ lâu). Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra Trung ương SED, Honecker còn có thái độ đối sách, trù dập một số cán bộ Đảng, Nhà nước cao cấp như với Modrow (Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Dresden) và hiện tượng gây bè phái trong nội bộ Đảng và Nhà nước.


Ngoài Tổng Bí thư Honecker, một số không ít cán bộ cấp cao trong Đảng và chính quyền Nhà nước tìm cách giành đặc quyền, đặc lợi cho bản thân họ. Ví dụ: việc xây dựng khu biệt thự Waldlitz với các trang thiết bị hiện đại kể cả trang trí nội thất nhập ngoại để làm khu ở giành riêng cho 19 nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước.


Trong khi đó, đội ngũ đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở cũng bị phân hoá và biểu hiện thái độ phản ứng khác nhau trước những diễn biến phức tạp trong nội bộ cũng như ngoài xã hội, trong nước cũng như trên thế giới. Với tâm trạng bất bình, bất mãn, lo lắng, hoài nghi thậm chí tức giận, hoảng sợ... họ đã có biểu hiện thái độ và hành động: hữu khuynh, cực đoan, cơ hội thậm chí trả lại thẻ Đảng, bỏ nhiệm vụ mà trước đó họ coi là thiêng liêng. Ví dụ: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 có đại biểu đã nói: "Tôi không muốn quay về cơ sở Đảng của tôi để rồi hàng ngày nhìn thấy 20 tấm thẻ Đảng bị ném trả trên bàn... Qua các cú điện thoại tôi nhận thấy, thật đáng kinh sợ về việc các đảng viên đảng ta cảm thấy sợ hãi sẽ bị đàn áp...". Hơn thế nữa có những đảng viên cấp cao đã kêu gọi giải tán Đảng. Nói tóm lại, nội bộ Đảng bị khủng hoảng nghiêm trọng và hành động mất phương hướng dẫn tới sự suy sụp tinh thần và tan rã từ trong nội bộ Đảng. Số lượng đảng viên giảm sút nhanh chóng từ 2,3 triệu xuống còn 1,2 triệu và rồi dưới 1 triệu chỉ có trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:47:11 pm »

3. Về tình hình tiêu cực trên lĩnh vực an ninh và trật tự xã hội.

Bắt đầu từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1989 tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức ngày càng trở nên mất ổn định nghiêm trọng. Điều đó ít nhiều được thể hiện ở các hiện tượng:

- Các đảng phái chính trị hợp pháp như CDU (đảng Dân chủ Thiên chúa giáo), LDPD (đảng Dân chủ tự do Đức) và NDPD (đảng Dân chủ quốc gia Đức) tăng cường các hoạt động chính trị đối lập, tranh giành ảnh hưởng trong xã hội và thậm chí có những hành động chống phá Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Cụ thể: họ tiến hành các cuộc hội họp bất hợp pháp tuyên truyền đả kích, bài xích Đảng lẫn chế độ xã hội chủ nghĩa. Họ tăng cường tập hợp lực lượng bằng mọi phương thức kể cả việc móc nối, nhận sự giúp đỡ cả về đường lối, chủ trương, mục tiêu hoạt động lẫn vật chất với các đảng phái, tổ chức chính trị ở Cộng hoà liên bang Đức. Riêng đảng Nông dân - dân chủ Đức (DPD) lúc đầu cũng hoạt động tranh giành ảnh hưởng, càng về sau càng yếu dần. Đáng lưu ý là một loạt các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với SED và với chủ nghĩa xã hội như tổ chức "Diễn đàn mới", "Khởi phát dân chủ", "Đảng xã hội dân chủ"... đã được lập ra theo các phương thức: khôi phục lại, lập mới từ đầu hoặc chi phối, thao túng, hướng lái các tổ chức hợp pháp thành tổ chức chính trị đối lập nhằm tạo ra sự đối trọng với SED. Họ ráo riết hoạt động gây thanh thế chính trị bằng cách công khai, bán công khai hoặc bí mật.


- Bắt đầu từ tháng 8-1989 số lượng công dân Cộng hoà dân chủ Đức xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp sang các nước phương Tây, chủ yếu là sang Cộng hoà liên bang Đức bằng mọi con đường ngày càng gia tăng. Riêng trong tháng 8 năm 1989 có tới 20.999 người dân Đông Đức di cư sang Tây Đức (trong đó có 5.495 người ra đi bất hợp pháp). Hiện tượng hàng đoàn người nối đuôi nhau xin cư trú tạm thời tại cơ quan đại diện của Cộng hoà liên bang Đức tại thủ đô Berlin, và tất cả Đại sứ quán các nước phương Tây khác tới mức đại diện ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức ở Berlin cũng như Đại sứ quán của họ ở tại Tiệp Khắc, Hungari, Bungari... đã phải ra lệnh đóng cửa và áp dụng những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt để phòng ngừa những người muốn di cư tràn vào. Tính đến hết tháng 9-1989 có tới gần 100.000 công dân Cộng hoà dân chủ Đức đã sang cư trứ tại Cộng hoà liên bang Đức.


Bắt đầu từ cuối tháng 8 trở đi xuất hiện hiện tượng quần chúng tụ tập trái phép tại nhiều địa điểm khác nhau ở nhiều tỉnh thành phố kể cả thủ đô Berlin bàn tán sôi nổi về tình hình chính trị - xã hội trong nước và quốc tế. Liền sau đó lẻ tẻ xuất hiện, tờ rơi và một số cuộc biểu tình với quy mô nhỏ (dưới 200 người) xảy ra ở các vùng biên giới giáp với Tây Đức yêu cầu cải tổ, tự do du lịch xuất cảnh. Đáng kể là cuộc biểu tình đòi tự do xuất cảnh nổ ra vào trung tuần tháng 9-1989 của hàng ngàn công dân Cộng hoà dân chủ Đức tại Hungari và Tiệp Khắc. Sau đó những du khách người Đõng Đức đó đã tìm mọi cách di cư sang Tây Đức. Những cuộc biểu tình đó như một ngòi nổ kích thích công dân ở Cộng hoà dân chủ Đức và mở đầu hàng loạt cuộc tuần hành biểu tình chống Đảng và Nhà nước cộng hòa dân chủ Đức nổ ra từ đầu tháng 10-1989 trở đi cho tới những tháng tiếp theo với quy mô ngày càng lớn hơn nhiều tới mức chính quyền Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức không còn kiểm soát và giải toả được nữa.


Hoạt động gây thanh thế chính trị của các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, làn sóng người di cư sang Cộng hoà liên bang Đức, hiện tượng tụ hội bất hợp pháp và cuộc biểu tình mang tính chất chống đối cũng như các biểu hiện tiêu cực khác ở Cộng hoà dân chủ Đức diễn ra trong tháng 8 và tháng 9-1989 đã làm mất ổn định nghiêm trọng gây ra các tâm lý xã hội căng thẳng, rối loạn, ảnh hưởng, tác động ngày càng xấu tới an ninh chính trị và trật tự xã hội.


Bên cạnh việc góp phần tạo ra sự mất ổn định trong đời sống chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức, các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội, thù địch Cộng hoà dân chủ Đức, trước hết là Cộng hoà liên bang Đức và Mỹ đã triệt để lợi dụng thời cơ, tìm mọi phương cách để đẩy nhanh biến động chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức tới cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc để sớm thực hiện cuồng vọng: thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức và hướng nó đi theo quỹ đạo phương Tây. Nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và mục đích chiến lược đó, nhà cầm quyền Tây Đức và đồng minh của họ đã phát động một chiến dịch "khiêu khích" chống Cộng hoà dân chủ Đức ngay từ đầu năm 1989 thông qua các hoạt động chủ yếu sau đây:


- Tăng cường hoạt động tuyên truyền "phá" và tuyên truyền "xây" nhằm kích động, cổ vũ tư tưởng tâm lý và hành vi chống đối có tổ chức trong các tầng lớp xã hội ở nước Cộng hoà dân chủ Đức dưới các chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", "cải cách" hệ thống chính trị, kinh tế xã hội có định hướng theo mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà người ta thấy chưa bao giờ các phương tiện thông tin, tuyên truyền đại chúng (vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí) ở Cộng hoà liên bang Đức được sử dụng tập trung và mạnh mẽ như trong thời gian từ đầu năm 1989 - 1990. Cả hai hệ thống truyền hình liên bang "ARD" và "ZDF" cũng như 4 đài phát thanh "RIAS" (Tây Berlin), "Làn sóng Đức", "Tự do" và "Châu Âu tự do" đều tăng giờ phát và kéo dài chuyên mục thông tin thời sự. Từ tháng 6-1989 trở đi trên màn ảnh nhỏ của "ARD" và "ZDF" (Bất cứ máy thu hình ở khu vực nào của Cộng hoà dân chủ Đức dễ dàng thu được) và làn sóng của các đài phát thanh truyền đi từ Cộng hoà liên bang Đức xuất hiện các hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình chống đối diễn ra ở Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc và một số nước Đông Âu khác kèm theo những lời bình luận có tính chất hướng đạo. Tham gia chiến dịch tuyên truyền này có cả những nhân vật chóp bu trong chính quyền và các chính sách Tây Đức và Mỹ. Ví dụ: ngày 8-9-1989 Genscher (Bộ trưởng ngoại giao Cộng hoà liên bang Đức) đã phát biểu trên đài phát thanh và đài truyền hình liên bang kêu gọi nhà cầm quyền Đông Đức "chớ có ngăn cản Đông Đức tiến hành các cải cách tự do hoá đang lan rộng ở một số nước cộng sản Đông Âu". Hơn thế nữa, chính quyền Tây Đức còn tạo điều kiện và cho phép giới trí thức, lãnh tụ các đảng phái đối lập và đại diện Tôn giáo và cả những cán bộ cao cấp trong Đảng, Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức bất mãn, cơ hội lên đài truyền hình và đài phát thanh Cộng hoà liên bang Đức trình bày quan điểm, nhận định tình hình chính trị - xã hội Đông Đức với chủ đề "Đông Đức sẽ đi về đâu'"? rồi truyền trực tiếp sang Cộng hoà dân chủ Đức và các nước Đông Âu. Ngoài ra một số báo, tạp chí như "Spiegel" (Báo "Tấm gương"), "Bildzeitung" (Báo ảnh)... đăng tin bài và ảnh nhằm mục đích hạ uy tín của lãnh tụ Đảng, Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức để kích động quần chúng chống lại. Ví dụ: Tờ "Tấm gương" xuất bản ở Tây Đức đưa tin và ảnh về buổi sinh nhật của bà Magot (Vợ của Honecker, Bộ trưởng Bộ Giáo dục) và cả tờ hoá đơn 9.000 Mác chi cho buổi sinh nhật. Sau đó những tờ báo, tạp chí này lại đưa vào Cộng hoà dân chủ Đức để tuyên truyền kích động chống đối trong nước.


- Khuyến khích các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội ở Cộng hoà liên bang Đức ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt vật chất cho các lực lượng đối lập ở Cộng hoà dân chủ Đức. Ví dụ: Ngày 4-10-1989 đích thân H.Kohl (chủ tịch danh dự của CSU liên minh dân chủ Thiên chúa giáo Tây Đức, đồng thời là thủ tướng chính phủ Cộng hòa liên bang Đức) khi trả lời phỏng vấn báo ảnh Bilzeitung đã kêu gọi: "đề nghị viện trợ mạnh mẽ cho Đông Đức trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, du lịch và bảo vệ môi trường để chính phủ Đông Đức tiến hành cải cách kinh tế, chính trị có ảnh hưởng sâu rộng".


- Cổ vũ công dân Cộng hoà dân chủ Đức bỏ sang Tây Đức bằng cách: Nhà cầm quyền Cộng hoà liên bang Đức đã cho phép công dân Cộng hoà dân chủ Đức vào cư trú tại các Đại sứ quán ở Tiệp Khắc, Hungari và các cơ quan đại diện của họ tại Berlin rồi sau đó bố trí cho những người này xuất cảnh trái phép sang Tây Đức. Chính quyền Tây Đức còn cho thành lập các trạm đón tiếp những công dân Cộng hoà dân chủ Đức mà họ gọi là "những người anh em - chuyển cư, trợ cấp tại chỗ cho những người chạy trốn sau đó quay phim, ghi âm, ghi hình rồi truyền hình ảnh và âm thanh qua đài truyền hình, phát thanh sang Đông Đức.


- Tăng cường sự tiếp xúc giữa nhân dân Đông Đức và Tây Đức, sự móc nối giữa đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị, đại diện Tôn giáo Tây Đức với các phe phái, lực lượng đối lập ở Đông Đức. Cụ thể là: Mở rộng và hiện đại hoá hệ thống điện đàm giữa Tây Đức và Đông Đức. Gia tăng các đoàn ra, đoàn vào Cộng hoà dân chủ Đức dưới các danh nghĩa: hội thảo, dự hội chợ, thăm quan du lịch, thăm thân, trao đổi, ký kết hợp đồng kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật bảo vệ môi trường... Điều đáng lưu ý trong các đoàn ra, đoàn vào Cộng hoà dân chủ Đức có nhiều người là chính khách, đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị và tôn giáo. Họ đi lại nhiều nơi, gặp gỡ, nói chuyện với nhiều người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau ở Cộng hoà dân chủ Đức.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:47:47 pm »

4. Giải pháp và đối sách của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức.

Trước những diễn biến chính trị - xã hội hết sức đa dạng, phức tạp và khẩn trương, báo hiệu một cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc có thể xảy ra ở Cộng hoà dân chủ Đức, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tỏ ra hết sức lúng túng và bị động kể cả trong việc nhận định, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp cấp bách, cơ bản. Dường như họ chờ đợi vào sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và hy vọng có the ổn định, cải thiện được tình hình hiện nay. Điều đó sau này thể hiện trong chuyến đi thăm và dự lễ Quốc khánh lần thứ 40 Cộng hoà dân chủ Đức của Tổng Bí thư Gorbachev và các cuộc điện đàm thường xuyên giữa Berlin và Mockba. Cả hai bên đều nói sẽ giữ vững quan hệ hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau. Tuy vậy Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức cũng đã thực thi một số biện pháp, chủ trương, đối sách với những vấn đề phức tạp đang nảy sinh:

+ Đối với làn sóng người di tản: Chính phủ kêu gọi thuyết phục, giải thích nhân dân không nên rời bỏ đất nước bất hợp pháp. Tăng cường các biện pháp kiểm soát cửa khẩu xung quanh Tây Berlin và các đường biên giới quốc gia. Yêu cầu chính phủ các nước Tiệp Khắc, Hungari không để cho công dân Cộng hoà dân chủ Đức xuất cảnh trái phép sang phương Tây bằng con đường từ những nước này. Tố cáo trước dư luận trong nước và trên thế giới rằng Cộng hoà liên bang Đức đã can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Cộng hoà dân chủ Đức, kích động công dân Cộng hoà dân chủ Đức di tản... Tất cả những biện pháp này đều không mang lại kết quả, số lượng người xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp vẫn tiếp tục gia tăng.

+ Đối với các cuộc biểu tình: Chính phủ kêu gọi nhân dân chấm dứt hiện tượng tụ họp trái phép, giải tán các cuộc biểu tình và không nên bỏ việc. Đặt các bệnh viện ở các thành phố có thể xảy ra biểu tình ở trong tình trạng sẵn sàng cấp cứu. Điều các lực lượng cảnh sát tới khu vực xung quanh nơi xảy ra biểu tình sẵn sàng giải tán các đám đông với thái độ hết sức kiềm chế.

+ Đối với hoạt động tập hợp lực lượng, gây thanh thế chính trị của các đảng phái, tổ chức đối lập mới xuất hiện, cơ quan an ninh tiến hành các hoạt động điều tra bắt giữ song chủ yếu là đối với các phần tử chống đối cực đoan, chủ yếu là các tổ chức phát xít mới.

+ Đối với vấn đề cải tổ, đổi mới: Đây là vấn đề đặt ra vừa có tính chất cơ bản, vừa mang tính chất cấp bách. Tuy nhiên, trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức vẫn tồn tại những bất đồng lớn về quan điểm. E. Honecker và những người cùng chính biến trong đó có E.Mielke (Uỷ viên Bộ Chình trị, Bộ trưởng An ninh) cho rằng, Cộng hoà dân chủ Đức không cần phải "cải tổ" như Liên Xô và các nước Đông Âu khác mà tiếp tục thực hiện "cải cách kinh tế xã hội" đặt ra từ đầu những năm 70. Một số nhà lãnh đạo khác yêu cầu cần phải cải tổ các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trước sự tác động cả từ trong nước lẫn ngoài nước, đặc biệt trước diễn biến sôi động của tình hình chính trị xã hội đang diễn ra, vấn đề "cải tổ, đổi mới" đã được đề cập, thảo luận, nhưng đường lối, chủ trương và các biện pháp tiến hành cải tổ như thế nào thì vẫn chưa được quyết định.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #35 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:48:49 pm »

III. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC TRONG QUA TRÌNH DIỄN RA CHÍNH BIẾN.

Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức thực sự bắt đầu ngay sau lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 40 của Cộng hoà (lân chủ Đức (7-10-1989) và đỉnh cao của nó được đánh dấu bởi kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18-3-1990 với kết cục là: Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mất vai trò, vị trí có tính chất quyết định trong tiến trình phát triển của đất nước và trở thành đảng đổi lập. Ngược lại "Liên minh vì nước Đức" (Nòng cốt là đảng Dân chủ Thiên chúa giáo) thắng cử và giành được quyền đứng ra lập chính phủ mới ở Cộng hoà dân chủ Đức. Dưới đây là những sự kiện chủ yếu diễn ra trong quá trình chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.


1. Làn sóng người xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp van tiếp tục gia tăng tạo thành một nhân tố làm mất ổn định nghiêm trọng đến tình hình chính trị xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức.

Bắt đầu tháng 10-1989 con số công dân Cộng hoà dân chủ Đức bỏ sang Tây Đức hàng ngày đã lên tới hàng ngàn, sau đó hàng chục rồi hàng trăm ngàn. Tới tháng 11-1989 số người ra đi lên tới con số hàng triệu. Điển hình là ngày 18-11-1989 có tới 1,7 triệu người (bằng 1/10 số dân của Cộng hoà dân chủ Đức) đã bỏ sang Tây Đức bằng mọi con đường (qua biên giới, qua Tây Berlin) và mọi phương tiện (xe lửa, ô tô, xe máy...). Theo thông báo của Bộ Nội vụ Cộng hoà dân chủ Đức cho tới ngày 24-11-1989 có tới 11 triệu người (hơn 1/2 dân số Cộng hoà dân chủ Đức) đã nhận được thị thực xuất cảnh sang Cộng hoà liên bang Đức. Làn sóng người rời bỏ Cộng hoà dân chủ Đức sang Tây Đức ồ ạt đã làm cho an ninh, trật tự xã hội đất nước rối loạn và không thể kiểm soát được và gây hậu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: biên giới bỏ ngỏ, nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa đình trệ sản xuất, đồng ruộng thiếu người chăm bón, trường học thiếu cả người dạy lẫn người học, an ninh, trật tự không được đảm bảo, các tổ chức cơ sở Đảng, bộ máy chính quyền lực lượng vũ trang suy sụp về tinh thần, lỏng lẻo về tổ chức kỷ cương. Trong số người xuất cảnh, bỏ trốn sang Tây Đức có cả đảng viên cộng sản, sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội quốc gia nhân dân Đức và các nhà khoa học.


2. Các cuộc tuần hành, biểu tình chống đối nổ ra liên tiếp ở khắp 15 tỉnh, thành phố kể cả thủ đô Berlin với quy mô ngày càng lớn kể từ ngày quốc khánh 7-10-1989 đã thực sự trở thành sức mạnh vật chất, một áp lực lớn làm vô hiệu hoá mọi cố gắng và hy vọng ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước (cũ cũng như mới) Cộng hoà dân chủ Đức. Chiều 7-10-1989 nổ ra các cuộc biểu tình: ở thủ đô Berlin kéo dài 3 giờ liền với hơn 2.000 người tham gia; ở Leiprig có gần 10.000 người xuống đường biểu tình, tuần hành. Tối ngày 9-10-1989 cũng tại thành phố Leiprig số người tuần hành, biểu tình lên tới khoảng từ 70 tới 80.000 người. Cùng ngày ở thành phố Dresden hơn 40.000 người xuống đường tuần hành, biểu tình nhiều giờ. Có thể nói từ trung tuần tháng 10 cho tới hết tháng 11-1989 hầu như không tuần nào không có tới hàng chục cuộc biểu tình, tuần hành với hàng chục ngàn người tham gia. Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong quá trình diễn ra chính biến nổ ra tại Berlin ngày 4-11-1989 với khoảng trên 500.000 người tham gia (có tin trên 1 triệu người) do giới hoạt động văn hoá - nghệ thuật đứng ra tổ chức. Dòng người biểu tình dài hàng km, tuần hành 1 giờ đồng hồ trên đường phố lớn nhất thủ đô Berlin rồi đi về quảng trường trung tâm thành phố (Alexander) mít tinh có diễn thuyết, hô khẩu hiệu đòi mở rộng dân chủ, đòi cải cách, đổi mới, phê phán sai lầm của Ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước dưới thời Honecker, đòi hợp pháp hoá phong trào "Diễn đàn mới", kêu gọi chống độc quyền lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức.


Nghiên cứu các cuộc biểu tình nổ ra trong quá trình chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức có thể nhận thấy những đặc điểm đáng lưu ý sau đây:

+ Các cuộc biểu tình nổ ra dù với quy mô nhỏ (hàng trăm người), vừa (hàng nghìn người) hoặc lớn (hàng trăm ngàn người) đều tiến hành có tổ chức. Người đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành thường là:

* Các đảng phái, tổ chức chính trị, đối lập, thù địch với SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức).

* Các tổ chức Giáo hội, điển hình là Giáo hội Thiên chúa và Hội đồng nhà thờ Tin lành.

* Đại diện giới hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc biệt có một số cuộc biểu tình do chính những đảng viên của SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) tiến hành như: ngày 2-12-1989 hàng nghìn đảng viên SED đã tập trung trước trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu tình đòi "đổi mới triệt để", yêu cầu "Bộ Chính trị và Ban Chấp hành SED từ chức".

+ Lực lượng tham gia điều hành, biểu tình hết sức đa dạng bao gồm nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Như: công nliân, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh, giáo dân. Nông dân và quân nhân hầu như không tham gia. Tuy nhiên, số đông những người có mặt trong các cuộc biểu tình là những người ở lứa tuổi từ 30 trở xuống. Nòng cốt trong các cuộc biểu tình là những phần tử chống đối cực đoan, quá khích và thành viên trong các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với SED. Trong các cuộc biểu tình đều có những phần tử đóng vai trò "Ngọn cờ" (Đứng ra diễn thuyết được đám đông biểu tình hoan hô, ca ngợi). Đó là lãnh tụ các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thậm chí cả những cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức có thái độ bất mãn với SED hoặc biểu hiện cơ hội, hữu khuynh như: Modrow (Bí thư tỉnh uỷ Dresden, Uỷ viên Trung ương SED) hoặc thị trưởng thành phố Dresden hay Hoffman (Bộ trưởng quốc phòng Cộng hoà dân chủ Đức lên thay Kesler) và một vài uỷ viên Trung ương SED là Bí thư thứ nhất tỉnh uỷ hoặc thị trưởng thành phố lán. Ví dụ: trong cuộc biểu tình, tuần hành với khoảng 70.000 người nổ ra ở Dresden ngày 5-11-1989 kêu gọi Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức từ chức ngay có cả sự tham gia trực tiếp của một số quan chức cấp cao trong bộ máy của Đảng và Chính quyền Nhà nước như: Bộ trưởng Bộ văn hoá, thị trưởng thành phố Dresden và cả Modrow. Những quan chức này cũng xuống đường, hoà nhập vào đám đông biểu tình và hô hào đòi "bầu cử tự do", "nới lỏng quy chế du lịch"...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #36 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:49:37 pm »

+ Nội dung chủ yếu của các khẩu hiệu, biểu ngữ và các bài diễn thuyết trong các cuộc biểu tình, tuần hành chống Đảng và chính phủ:

* Đòi "tự do hoá", "dân chủ hoá", "tự do du lịch", "tự do ngôn luận", "bầu cử tự do"; đòi "cải cách dân chủ", "đối thoại dân chủ" với Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

* Chỉ trích, đả kích, lên án và sau đó đòi một số lãnh tụ Đảng, Nhà nước từ chức.

* Bài xích, phê phán và sau đó đòi tất cả Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Hội đồng Bộ trưởng và Quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức (dưới thời Honecker và sau đó cả dưới thời E.Krenz và H.Modrow) từ chức;

* Chỉ trích, đả kích, lên án và sau đó đòi giải thể cơ quan An ninh, đòi xử lý các quan chức cao cấp của Bộ An ninh (như cuộc biểu tình ngày 15-10-1989 ở thành phố cảng Rostock và ở một nhà thờ trung tâm thủ đô Berlin). Đối với các lực lượng vũ trang và chuyên chính khác như: Quân, đội, cảnh sát, Viện kiểm sát, Toà án thì hầu như những người biểu tình không đả động đến.

* Đòi công nhận, hợp pháp hoá các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội đối lập như: "Diễn đàn mới", "Khởi phát dân chủ", "Hoa cẩm chướng", "Phong trào phục hồi dân chủ"...

* Đòi huỷ bỏ đặc quyền, đặc lợi, "đổi mới ngay từ bây giờ", đòi "Kiểm soát các nhà chính trị", "thay đổi luật bầu cử"... như trong cuộc biểu tình của 100.000 người ở thủ đô Berlin ngày 13-11-1989 (sau khi E.Krenz - người kế nhiệm Tổng Bí thư E.Honecker đi thăm Ba Lan về nước).

* Hoan hô, ca ngợi một số lãnh tụ và chính khách trong cũng như ngoài nước như H.Modrow, E.Krenz, M.X.Gorbachev... ở một số cuộc biểu tình hồi đầu tháng 10,   nhưng từ cuối tháng 11-1989 trở đi thì lại đả kích và thậm chí đòi họ phải từ chức. Ngoài ra có những cuộc biểu tình, tuần hành quần chúng hô vang các khẩu hiệu: "Tất cả quyền lực về tay nhân dân", "Luật pháp, thống nhất, tự do". Sau này, từ tháng 1-1990 trở đi mới xuất hiện các khẩu hiệu, biểu ngữ đòi "tái thống nhất nước Đức". Ví dụ: Trong cuộc biểu tình ngày 8 và 9-1-1990 những người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Nước Đức - Tổ quốc thống nhất" hoặc biểu ngữ "Nước Đức - Tổ quốc của chúng ta"...


+ Phương thức, thủ đoạn tổ chức và tiến hành các cuộc biểu tình:

* Phần lớn các cuộc biểu tình do Giáo hội tổ chức, chỉ huy thường diễn ra theo quy trình: giáo dân và những người tham gia biểu tình tới các nhà thờ lớn "cầu nguyện đổi mới" sau đó kéo ra đường phố tuần hành, vừa đi vừa kêu gọi mọi người nhập cuộc, giương cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu chống đối rồi mới kéo tới quảng trường trung tâm thành phố, tổ chức mít tinh, diễn thuyết và tự giải tán.

* Các cuộc biểu tình do các đảng phái đối lập hoặc giới trí thức, giới hoạt động văn hoá, nghệ thuật tổ chức thường diễn ra sau các cuộc hội thảo, tụ họp một vài ngày, thậm chí một vài giờ trước khi đã có sự thông báo cho những người tham gia biểu tình bằng mọi hình thức (báo miệng, gọi điện thoại hoặc thậm chí thông tin công khai trên báo chí...).

* Một số cuộc biểu tình kết hợp đồng thời với hành động bãi công, bãi khoá một, hai giờ gọi là để "cảnh cáo chính trị".

* Nhiều cuộc biểu tình những người tham gia đem cả trẻ em đi theo.

* Hầu hết các cuộc biểu tình không thấy có hành động đập phá tài sản công cộng hay của cá nhân. Không xảy ra vụ đốt phá nhà cửa, trụ sở làm việc hoặc xe hơi...

* Có một số cuộc biểu tình, tuần hành những người tham gia đã hát "Quốc ca Đức" (đã bị cấm từ lâu);

* Nội dung, tính chất các khẩu hiệu, biểu ngữ và các bài diễn thuyết trong các cuộc biểu tình đi từ thấp lên cao theo thứ tự thời gian. Cụ thể là: Từ cuối tháng 9 tới trung tuần tháng 10-1989 chủ đề các cuộc biểu tình là yêu cầu "tự do du lịch", "cải tổ, đối mới", "dân chủ hoá" và "không được đàn áp những người biểu tình". Từ cuối tháng 10 tới tháng 11-1989 đòi "hợp pháp hoá các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập với SED", đòi "Lãnh tụ và Ban lãnh đạo Đảng SED, Hội đồng bộ trưởng từ chức". Trong tháng 12-1989 và các tháng 1,2-1990 yêu sách "giải tán quốc hội", "bầu cử tự do", "lập chính phủ liên hiệp lớn"... "Nước Đức - Tổ quốc thống nhất".

+ Thời gian, thời điểm nổ ra biểu tình, tuần hành lớn thường là:

* Vào các ngày có ý nghĩa lịch sử nào đó như: Ngày Quốc khánh Cộng hoà dân chủ Đức; ngày có các chính khách nước ngoài đến thăm Cộng hoà dân chủ Đức như các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10-1989 (Thời gian Tổng Bí thư Gorbachev sang Cộng hoà dân chủ Đức) hoặc các ngày 10, 11 và 12 tháng 10-1989 (trong lúc Diêu Y Lâm, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang ở thăm Cộng hoà dân chủ Đức) và những ngày mà các lãnh tụ Đảng SED đi thăm nước ngoài trở về, ví dụ: ngày 2-11-1989 (sau khi Krenz thăm Ba Lan trở vê nước)... hoặc những ngày đang diễn ra các hội nghị chính trị quan trọng.

* Thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình, tuần hành thường vào các giờ buổi chiều, buổi tối nhất là các ngày thứ 7, chủ nhật (là những ngày nghỉ cuối tuần ở Cộng hoà dân chủ Đức).

* Địa điểm diễn ra các cuộc biểu tình, tuần hành: Theo nghĩa rộng: Các thành phố lớn hoặc có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá như: Berlin (thủ đô Cộng hoà dân chủ Đức), Leipzig (thành phố ở miền Trung Cộng hoà dân chủ Đức vừa là đầu mối giao thông lớn nhất quốc gia và giao thông quốc tế ở châu Âu, vừa là thành phố tổ chức Hội chợ quốc tế của Cộng hoà dân chủ Đức), Dresden (thành phố miền Nam Cộng hoà dân chủ Đức, vừa là thành phố du lịch, văn hoá, nghệ thuật vừa là đầu mối giao thông quan trọng đi các nước Nam Âu), Rostock (thành phố miền cực Bắc Cộng hoà dân chủ Đức, đồng thời là thành phố du lịch, văn hoá, nghệ thuật vừa là đầu mối giao thông quan trọng đi các nước Nam Âu), đặc biệt là biên giới giữa Đông và Tây Đức như: Mogdeburg, Erfurt, Suhl, Catbu...; Theo nghĩa hẹp: Quảng trường trung tâm các thành phố, trụ sở làm việc của cở quan an ninh, các nhà thờ trung tâm, các đường phố chính của tỉnh thành phố.

+ Phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu tình tuần hành: Hầu như những người biểu tình không mang theo vũ khí nóng (súng, lưu đạn...) và vũ khí lạnh (dao, gậy...) mà đưa theo các phương tiện: biểu ngữ, truyền đơn bướm, cờ, biểu trương địa danh, loa pin, micro và cả kèn, trống, thanh la. Cuộc biểu tình tuần hành do nhà thờ tổ chức có đánh chuông. Ngoài ra có những cuộc biểu tình, tuần hành, mít tinh có phân phát một số tài liệu như báo chí, cương lĩnh hành động của một số tổ chức đảng phái chính trị đối lập.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #37 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:50:39 pm »

3. Các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, với chủ nghĩa xã hội được lập ra hết sức nhanh chóng, hoạt động hết sức khẩn trương và trở thành những lực lượng chủ yếu làm chính biến.

Như đã trình bày ở trên, trước khi xảy ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức chỉ có 5 đảng phái chính trị hoạt động hợp pháp. Nhưng chỉ trong vòng 5 tháng kể từ khi bắt đầu diễn ra chính biến (7-10-1989) tới khi bầu cử quốc hội tự do (18-3-1990) đã có tới 38 đảng phái chính trị xuất hiện và sau đó được hợp pháp hoá (theo thông báo của uỷ ban bầu cử quốc hội ngày 28-2- 1990). Ở Cộng hoà dân chủ Đức, ngoài 5 đảng nêu trên còn có các đảng phái, tổ chức chính trị mới ra đời hoặc phục hồi lại như đảng "Hoa cẩm chướng", "Liên hiệp cánh tả", "Danh mục lựa chọn cho thanh niên", "Xã hội dân chủ", "Khởi phát dân chủ", "Tự do dân chủ" (FDB), "Diễn đàn Đức" và các phong trào: "Diễn đàn mới", "Dân chủ ngay bây giờ", "nhóm sáng kiến vì hoà bình và nhân quyền", "Đảng xanh", "Liên đoàn phụ nữ độc lập". Số lượng đảng viên và một số đảng phái chính rất lớn. Ví dụ: CDU có 85.000 đảng viên, DSU có gồm 100.000 đảng viên và DA có trên 100.000 đảng viên.

- Về phương thức hình thánh: Các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập được thành lập theo kiểu: Lập mới, khôi phục lại tổ chức (trước đó đã bị cấm hoặc tự giải thể) hoặc thao túng, lũng đoạn tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp;

- Về bản chất chính trị: Tuy mang các sắc thái chính trị khác nhau ở những mức độ nhất định từ cực tả đến trung dung từ trung hữu đến phát xít mới, song các đảng phái, tổ chức chính trị đó ít nhiều đều có sự hoạt động theo xu hướng đối lập, thù địch với SED và với chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là: phủ định thành tựu của chế độ xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Cộng hoà dân chủ Đức, không thừa nhận chủ nghĩa xã hội dưới bất cứ hình thức nào, chủ trương bãi bỏ nền kinh tế có kế hoạch, tán thành thiết lập nền kinh tế thị trường tự do và đặc biệt là chủ trương tái thống nhất nước Đức.

- Về cơ cấu tổ chức. Có đảng phái, tổ chức chính trị hình thành khung tổ chức và có đảng phái, tổ chức chưa hoặc không hình thành khung tổ chức. Thành phần trong đảng phái tổ chức thường có: Người cầm đầu, chỉ huy; người giữ vai trò "Ngọn cờ" (trên thực tế hoặc dưới danh nghĩa); lực lượng nòng cốt, các thành viên và một bộ phận quần chúng bị lôi kéo.

- Về xu hướng phát triển của các đảng phái, tổ chức.

+ Liên minh giữa các nhóm nhỏ thành đảng phái, tổ chức lớn. Điều đó thể hiện rất rõ trong quá trình tranh cử vào quốc hội và lập chính phủ mới ra đời các liên minh như: "Liên minh vì nước Đức" (gồm 3 đảng CDU, SDU và DA), "Liên minh tự do" (gồm 4 đảng phái và tổ chức chính trị là LDP, FDP, DFD) và bộ phận hữu khuynh của "Diễn đàn mới", hoặc "Liên minh 90 công dân vì công dân" (gồm 3 phong trào chính trị: "Diễn đàn mới", "Dân chủ ngay bây giờ" và "nhóm sáng kiến vì hoà bình và nhân quyền"...

+ Liên kết với các thế lực ở nước ngoài. Ví dụ: CDU liên kết với SDU và CSD (Liên minh đảng cầm quyền ở Cộng hoà liên bang Đức) nhằm tranh thủ sự ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt vật chất từ bên ngoài. Thậm chí có không ít đảng phái, tổ chức chính trị đối lập Đông Đức ít nhiều đã dựa vào chủ trương, đường lối của những đảng phái cùng tên ở Tây Đức để đề ra phương thức hoạt động như (CDU ở Berlin) hoặc có một số đảng phái được thành lập theo sự gợi ý của chính quyền Tây Đức (như CSU ở Leiprig). Một số đảng phái như FPD tổ chức dập khuôn như FPD ở Tây Đức. Có trường hợp một số Liên minh chính trị đối lập được lập ra ở Tây Berlin (như "Liên minh tự do") dưới sức ép và sự chủ trì của "Đảng tự do Dân chủ" ở Cộng hoà liên bang Đức (Đảng của Ngoại trưởng Cộng hoà liên bang Đức đương nhiệm Genscher).

+ Phân hoá hoặc phân chia các đảng phái, liên minh chính trị lớn thành những nhóm nhỏ. Ví dụ như tổ chức "Diễn đàn mới" trước khi bầu cử quốc hội tự do đã phân chia thành 2 nhóm mang sắc thái hữu khuynh và tả khuynh.

Ngoài ra, còn xuất hiện khuynh hướng một số đảng phái, tổ chức chính trị phân chia thành các đối tượng hoạt động có tính chất đơn tuyến dưới sự chỉ đạo của các lực lượng bên ngoài Cộng hoà dân chủ Đức.


4. Giải pháp, đối sách của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức đối với các sự kiện chủ yếu diển ra trong quá trình chính biến.

Về vấn đề này có thể khái quát được rằng, trước diễn biến phức tạp, khẩn trương của tình hình chính trị xã hội được đánh dấu qua các sự kiện nêu trên, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức (cả cũ lẫn mới) đã tỏ ra hết sức bị động đối phó và không kiểm soát nổi. Các giải pháp được đưa ra đi từ chỗ: cứng rắn, nguyên tắc tới chỗ vừa cứng vừa mềm, sau đó nhượng bộ từng bước rồi lùi bước, bất lực trước chiến thuật đi từ yêu cầu, đề nghị tới yêu sách tới chỗ gây sức ép của đối phương. Điều đó thể hiện rất rõ qua giải pháp đõi với các sự kiện sau đây:

- Vấn đề cải tổ, đổi mới:

Lúc đầu Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tuyên bố, không tiến hành cải tổ, đổi mới và chỉ tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế xã hội. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn sau đó thì lại kêu gọi "cải cách đáp ứng nhu cầu của quần chúng... (Tuyên bố do L.Hager, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương phụ trách Ban Văn hoá tư tưởng của SED) ngày 12-10-1989. Tới ngày 4-11- 1989 Cộng hoà dân chủ Đức lại tuyên bố: "Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội dân chủ..."

- Vấn đề làn sóng người rời bỏ Đông Đức sang Tây Đức.

Lúc đầu (ngày 9-10-1989) thực thi lệnh đóng các cửa ra vào Tây Berlin và các cửa khẩu biên giới, tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới quốc gia, trước hết hạn chế tới mức thấp nhất khách từ Tây Đức và Tây Berlin vào Cộng hoà dân chủ Đức. Ra lệnh phần lớn ký giả các nước phương Tây phải rời khỏi Cộng hoà dân chủ Đức và không được phép quay trở lại. Biện pháp đó để nhằm mục đích hạn chế, ngăn chặn cả người ra lẫn người vào Cộng hoà dân chủ Đức. Tuy nhiên mệnh lệnh ban ra không được thực hiện triệt để vì sức ép của dư luận trong và ngoài nước và sự bất đồng quan điểm và vấn đề này giữa những người lãnh đạo có thẩm quyền. Ngày 2-10-1989 K.Hager lại "hô hào gỡ bỏ mọi chướng ngại ngăn cản các khả năng trốn sang phương Tây" sau đó đến ngày 10-11-1989 Sehabowski (người phát ngôn của chính phủ) tuyên bố: "đi lại tự do", điều đó có nghĩa là bỏ ngỏ biên giới. Tuyên bố đó làm hài lòng dân chúng trong nước và chính quyền phương Tây đến nỗi Tổng thống Mỹ Bush đã đích thân xuất hiện trên vô tuyến truyền hình để "hoan nghênh và mô tả đây là diễn biến tốt đẹp về nhân quyền".

- Về vấn đề biểu tình chống đối

Để ngăn chặn các cuộc biểu tình, lúc đầu (bắt đầu từ 7-10-1989) các lực lượng Cảnh sát, An ninh được lệnh tăng cường tuần tra trên các đường phố chính ở thủ đô Berlin, kiểm soát các con đường ra vào thủ đô (kể cả đường không), bố trí lực lượng ở các khu vực xung quanh nơi có thể xảy ra biểu tình, đặt các bệnh viện thành phố ở phần lớn các tỉnh thành trong tình trạng sẵn sàng cấp cứu. Tất cả các lực lượng vũ trang và an ninh được báo động tình trạng khẩn cấp. Chủ trương cho các lực lượng chống biểu tình lúc đó là: Thái độ tự kiềm chế, chủ yếu là kêu gọi, thuyết phục giải tán các đám đông tụ tập bất hợp pháp và chỉ can thiệp khi những biện pháp trên không có tác dụng, song phải cố gắng tránh đổ máu. Nhưng tới 7-10-1989 đã xảy ra cuộc biểu tình qui mô vừa (chừng 2.000 người) ở thủ đô Berlin. Các lực lượng giải tán biểu tình đã bắt giữ 40 người (phần tử quá khích). Tuy nhiên các cuộc biểu tình vẫn diễn ra ở nhiều nơi với quy mô lớn hơn trước. Trong cuộc giải toả biểu tình ngày 10-10-1989 ở Berlin, sau khi kêu gọi "các cuộc tụ tập bất hợp pháp" phải giải tán không kết quả, lực lượng cảnh sát đã can thiệp bằng các biện pháp, phương tiện chống biểu tình cứng rắn hơn thì những người biểu tình đã chống lại quyết liệt. Kết quả là 106 cảnh sát bị thương (trong đó có hàng chục cảnh sát bị thương nặng). Sau diễn biến của 2 vụ giải toả biểu tình trên, không những biểu tình không giảm đi mà càng gia tăng cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi đó dư luận cả trong và ngoài nước liên tục công kích chính quyền và gây sức ép mạnh với Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức đã tỏ ra bất lực và xuống thang nhanh chóng. Ví dụ: ngày 13-10- 1989 thả 40 người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 7-10-1989. Ngày 21-10-1989, thay Bộ trưởng An ninh E.Mielke. Người lãnh đạo tối cao cơ quan an ninh kể từ đó là Markus. Đồng thời đưa ra công bố: khả năng đi du lịch nước ngoài, dự luật quyền được biểu tình, hình thức đối thoại, các biện pháp của Công an đối với các hoạt động trái phép và công tác thanh tra đối với các hành động đó. Tuy nhiên, mọi giải pháp đối với các cuộc biểu tình đều trở nên vô hiệu. Và cũng từ đó các cuộc biểu tình diễn ra không còn bị hạn chế và ngăn cản nữa.

- Về vấn đề tập hợp lực lượng lập đảng phái, tổ chức chính trị đối lập và hoạt động chống phá của họ:

Không những các đảng phái, tổ chức chính trị, chống đối không bị giải tán, xoá bỏ mà ngược lại chỉ trong một thời gian ngắn nó được hợp pháp hoá, tự do hành động theo cương lĩnh của mình. Duy nhất có tổ chức phát xít mới bị cơ quan an ninh điều tra và kiềm chế có kết quả vì được quần chúng đồng tình.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #38 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:51:27 pm »

5. Giải pháp đối với nội bộ Đảng và chính quyền Nhà nước.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị xã hội, trước sức ép từ nhiều phía kể cả trong nội bộ, ngoài xã hội, dư luận trong nước cũng như ngoài nước, nội bộ Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở đã bộc lộ sự mâu thuẫn và phân hoá cao độ. Vấn đề này có thể tóm tắt như sau:

- Hội nghị Trung ương SED lần thứ 9 diễn ra vào ngày 18-10-1989 được đánh dấu bằng sự kiện: E.Honecker (77 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư SED, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà dân chủ Đức từ chức. E.Krenz (52 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương SED phụ trách tư tưởng, Quốc phòng và An ninh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) lên thay và đảm nhận vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Honecker. Ngoài ra còn có một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Nhà nước cũng từ chức.

- Ngày 7-11-1989: Hội đồng bộ trưởng đứng đầu là chủ tịch W.Stopz họp và quyết định từ chức tập thể.

- Ngày 18-11-1989: Hội nghị Trung ương SED họp với kết cục: Toàn bộ Bộ Chính trị từ chức tập thể. E.Krenz được bầu làm Tổng Bí thư, Modrow (58 tuổi Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Dresden) được bầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà dân chủ Đức.

- Ngày 3-12-1989: Họp Hội nghị Trung ương SED lần thứ XII. Kết quả là toàn thể Uỷ ban Trung ương SED từ chức tập thể, 12 đảng viên SED giữ chức vụ cao trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức bị khai trừ khỏi Đảng (Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ĐBT W.Stopz, Chủ tịch Quốc hội H.   Dndermann, E.Mielke, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng An ninh,...). Cùng ngày, Viện kiểm sát tối cao đã ký lệnh bắt cựu Bí thư Trung ương SED phụ trách vấn đề kinh tế G.Mittag và cựu Chủ tịch Công đoàn tự do FDGB là H.Tiseh và cựu Bí thư Tỉnh uỷ SED tỉnh Erfurt với lời buộc tội "lạm dụng chức quyền gây thiệt hại kinh tế lớn". Ngày 8 và 9-12-1989: Đại hội bất thường vòng 2 của SED bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 99 thành viên do G.Ghidi (41 tuổi, Phó tiến sĩ luật, làm Chủ tịch SED và Pon (nguyên Thứ trưởng Bộ An ninh) làm Phó Chủ tịch.

- Ngày 16 và 17-12-1989: Đại hội SED bất thường vòng 2 quyết định bãi bỏ điều lệ Đảng từ Đại hội IX (năm 1976) và đổi tên Đảng thành Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức - Đảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ (SED-PDS). Sau đó tới ngày 4-2-1990 Đảng lại đổi tên thành Đảng xã hội chủ nghĩa dân chủ (BDS).

- Ngày 29-1-1990: Cựu Tổng Bí thư SED E.Honecker bị bắt do bọn cực đoan tiến hành với lời buộc tội của Viện kiểm sát tối cao là "phản bội Tổ quốc", "Vi phạm hiến pháp".

- Ngày 24-2-1990: Đảng xã hội chủ nghĩa dân chủ (PDS) họp Đại hội lần thứ nhất, thông qua điều lệ Đảng mới và giới thiệu H.Modrow (Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà dân chủ Đức đương nhiệm) là ứng cử viên số 1 của Đảng trong cuộc tranh cử vào Quốc hội diễn ra vào ngày 18-3-1990. Lúc này số lượng đảng viên chỉ còn 70.000 người (so với 2,3 triệu đảng viên lúc cao nhất).

- Ngày 18-3-1990: Bầu cử quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức. Đảng PDS (Đảng Cộng sản với cái tên mới) ra tranh cử độc lập, chỉ đạt 16,29% số phiếu. Cũng từ đây Đảng Cộng sản ở Đông Đức chấm dứt vai trò cầm quyền và trở thành đảng đối lập trong Quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức.

Từ đây, Cộng hoà dân chủ Đức trượt dài nhanh chóng trên con đường tan rã và cuối cùng đi đến sự kiện sát nhập vào cộng hòa Liên bang Đức, xóa tên hoàn toàn nước Cộng hoà dân chủ Đức trên bản đồ thế giới. Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức đã đi đến kết cục thảm hại.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #39 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2022, 07:52:16 pm »

6. Phản ứng của một số nước đối với quá trình diễn ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.

Chính biến diễn ra ở Cộng hoà dân chủ Đức không những gây tác động mạnh mẽ với các tầng lớp xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức mà còn ảnh hưởng không tới các nước châu Âu và trên thế giới.

Thái độ phản ứng của nhà cầm quyền Mỹ:

Trước hết có thể nói rằng, diễn biến chính trị - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thậm chí cả ở Liên Xô nói chung làm cho các chính khách Hoa Kỳ, trước hết là Tổng thống Mỹ hài lòng. Chính vì vậy mà các quan chức chóp bu trong chính giới Mỹ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể làm được để góp phần vào việc thúc đẩy sự khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa và hướng nó đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm đầu.


Tháng 7-1989 Tổng thống Mỹ Bush đã tiến hành một chuyến công du sang Đông Âu 4 ngày để "xác định bước đi được mô tả là quá trình tiến hoá của khu vực này theo hướng đa nguyên về chính trị, tự do về kinh tế". Thực chất là thúc đẩy tình trạng mất ổn định về chính trị-xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu dưới chiêu bài "Viện trợ cho những lực lượng cách mạng". Bush tuyên bố công khai: "Mỹ muốn giúp đỡ những nước này tiến tới một tương lai có thể lựa chọn được, một sự lựa chọn dân chủ và góp phần tạo ra một châu Âu trọn vẹn và tự do".


Ngày 11-10-1989, người phát ngôn của chính phủ Mỹ nói: "Mỹ cho rằng, Cộng hoà dân chủ Đức phải chấp nhận chương trình cải cách như ở Liên Xô, nên cải tổ và không được đàn áp" và sau đó chỉ trích "nhà cầm quyền Đông Đức đã sử dụng bạo lực ngăn cản những con người thống khổ".


Ngày 13-10-1989, Tutwiller người phát ngôn của Bộ ngoại giao Mỹ - tuyên bố: "Mỹ hoan nghênh thái độ như vậy đối với những người biểu tình (khi chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức thả 40 người bị bắt trong cuộc biểu tình tối 7-10-1989)". Bà ta còn giải thích: "Một cuộc đối thoại phải có ý nghĩa và không chỉ là một hành động chiến thuật để giảm sức ép của nội bộ và quốc tế, đối thoại phải dẫn tới những bước cụ thể để dẫn tới một xã hội cởi mở hơn".


- Phản ứng của nhà cầm quyền Tây Đức.

Về vấn đề này có đủ căn cứ để khẳng định rằng, chính quyền Tây Đức đã can thiệp công khai, trắng trợn vào công việc nội bộ của Cộng hoà dân chủ Đức và góp phần quan trọng vào việc tạo ra và đẩy nhanh quá trình chính biến ở Đông Đức. Bắt đầu từ mùa xuân 1989 chính quyền Tây Đức đã có những hoạt động vừa bí mật, vừa công khai chống nước Cộng hoà dân chủ Đức lợi dụng những diễn biến đa dạng, phức tạp của tình hình chính trị quốc tế nói chung và châu Âu nói riêng. Trước hết, chính quyền Tây Đức đã sử dụng hết công suất của bộ máy thông tin, tuyên truyền khổng lồ của mình để tạo ra những "ngòi nổ", "điểm nổ" trước, trong và cả sau khi diễn ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức. Chính quyền Bon đã theo dõi sát sao diễn biến chính trị - xã hội ở Đông Đức và hơn thế nữa đã có những hành động chỉ đạo trực tiếp quá trình chính biến. Cụ thể là:

+ Đối với vấn đề công dân Cộng hoà dân chủ Đức di tản:

Chính quyền Tây Đức đã công khai kích động, cổ vũ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho công dân Đông Đức bỏ sang Tây Đức bằng các hành động: Kêu gọi công dân Đông Đức chuyển cư sang Tây Đức; kêu gọi chính phủ Đông Đức để cho công dân của mình "tự do du lịch", phản đối chính phủ Đông Đức khi họ áp dụng những biện pháp ngăn chặn xuất cảnh trái phép; "Bật đèn xanh" cho các đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng hoà liên bang Đức ở các nước Đông Âu mở cửa tiếp nhận và tìm cách đưa những du khách Cộng hoà dân chủ Đức sang Tây Đức; mở cửa biên giới Tây Đức để cho công dân Cộng hoà dân chủ Đức trốn sang Tây Đức; lập các trạm đón tiếp và trợ cấp cho công dân Đông Đức trốn sang Tây Đức. Ngoài ra chính quyền Bon còn tiến hành các hoạt động tác động tâm lý - xã hội làm cho quần chúng nhân dân ở Cộng hoà dân chủ Đức hoang mang, dao động, ảo tưởng, hy vọng và thậm chí sợ hãi mà trốn sang Tây Đức. Thực ra đây chỉ là thủ đoạn của nhà cầm quyền Tây Đức làm cho tình hình Cộng hoà dân chủ Đức rối loạn, mất ổn định về chính trị, kinh tế, tâm lý xã hội. Trên thực tế số dân Đông Đức định cư ở Tây Đức có 30 vạn người, còn lại phần lớn số dân di tản sang Tây Đức một thời gian sau đó kéo trở về Đông Đức


+ Đối với vấn đề biểu tình:

Kích động, cổ vũ dân chúng ở Cộng hoà dân chủ Đức biểu tình chống chính phủ dưới các chiêu bài đòi "tự do, "dân chủ", "nhân quyền", "đa nguyên" "chống đàn áp, khủng bố", "cải cách", "đối mới", và "thống nhất Tổ quốc Đức", "chống đặc quyền đặc lợi"... thông qua các hoạt động: Tố cáo chính quyền Đông Đức vi phạm nhân quyền như: cấm đoán dân chúng du lịch, xuất cảnh, cấm đoán tự do ngôn luận, báo chí và tự do kinh doanh; tố cáo lãnh tụ Đông Đức tham nhũng, độc tài. Ví dụ: Đưa tin và ảnh về việc Tổng Bí thư Honecker đã bí mật bán tù nhân chính trị ở Đông Đức cho chính quyền Tây Đức lấy 75 triệu DM (tiền Cộng hoà liên bang Đức) gửi vào chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ ở Tây Berlin (sau này báo chí nước ngoài kể cả Thụy Sĩ đã phanh phui sự thật là vu cáo, bịa đặt); lên án và đòi nhà cầm quyền Đông Đức từ bỏ việc đàn áp những người biểu tình; đưa tin về các cuộc biểu tình diễn ra ở Đông Đức trên truyền hình, phát thanh và báo chí cho khán giả, thính giả ở Đông Đức biết để "học tập kinh nghiệm"...


+ Đối với đảng phái, tổ chức chính trị đôi lập ở Cộng hoà dân chủ Đức:

Chính quyền Tây Đức đã trực tiếp ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt tài chính và vật chất cho việc tập hợp lực lượng lập ra các đảng phái, tổ chức chính trị đổĩ lập với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức ở Dông Đức thông qua các hoạt động: Tạo dựng ra các "ngọn cờ", "chiêu bài", vạch ra phương hướng, cương lĩnh hành động, chiến thuật thực thi cương lĩnh trong từng giai đoạn bằng cách phái đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị ở Tây Đức sang Đông Đức bàn bạc và mời những người đứng đầu các đảng phái, lực lượng chính trị đối lập với SED sang Tây Đức đã thảo luận, thống nhất chiến thuật, mục tiêu hành động; chính quyền Bonn đã trực tiếp chi hàng triệu DM cho một số đảng phái đối lập ở Đông Đức, thậm chí Thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức H.Kohl, Ngoại trưởng Genscher đã công khai kều gọi các đảng phái, tổ chức chính trị xã hội ở Tây Đức "viện trợ mạnh mẽ cho những người anh em đang làm cách mạng ở bên kia biên giới". Mặt khác, một số đảng phái, liên minh chính trị còn được thành lập ngay ở Tây Berlin hoặc Tây Đức sau đó trở về Đông Đức hoạt động dưới sự chỉ đạo của những người đã lập ra nó ở phía bền kia biên giới.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM