Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:47:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp  (Đọc 2155 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:05:54 pm »

Theo lời của nhân vật chính thức nêu trên thì để mua vũ khí của Liên Xô cũ CIA thường quan hệ với các "cơ quan tình báo tại chỗ". Định ra cụ thể cần mua vũ khí loại nào, thoả thuận giá bằng đôla, sau đó vũ khí được chở đi theo cách thức cổ điển của các cơ quan mật vụ. Trong đêm tối, máy bay không có dấu hiệu hoặc đại loại như thế hạ cánh... Thực hiện mỗi một vụ mua bán như thế thì cá nhân tổng thống nước cộng hoà phê duyệt hợp đồng.


Các sự thật khác cũng đáng chú ý; Gavril Pôpốp đã cho phổ biến rộng rãi quyển sách với tên gọi "Làm gì?". Rõ ràng đây là bắt chước Lênin và có thể bắt chước cả Trênưshepski. Trong quyển sách này Pôpốp trình bày kế hoạch cải tổ Liên Xô với đề nghị lập ta một khối kết hợp (conglomérat) gầp 40 - 50 nhà nước, không những chia cắt lãnh thổ của Liêu Xô mà chia cắt cả các tổ hợp kinh tế. Thực chất đây là kế hoạch thủ tiêu tất cả để bằng hình thức này hay hình thức khác có thể hồi phục được cường quốc (có phải ngẫu nhiên mà ở Mỹ đã xuất bản toàn bộ tác phẩm của Pôpốp gồm 8 tập?).


Đại sứ của Mỹ vào thời kỳ đó, Metlok, tại Mascơva có đặt quan hệ chặt chẽ với nhiều người "dân chủ". Viên đại sứ này đã mời một số người đến biệt thự của đại sứ để dự các buổi tiếp đón tiệc tùng hoặc gặp riêng với các nghị sĩ quốc hội từ Mỹ đến.


Tháng 1-1991 chủ tịch của Xô Viết Mascơva Gavrol Pôpốp được đại sứ mời đi thăm Mỹ với tư cách cá nhân, trong các cuộc gặp gỡ với những người Mỹ. Pôpốp đã thông báo với họ về lập trường của ban lãnh đạo chính trị Liên Xô cùng với những dự báo về sự phát triển tình hình chính trị nội bộ ở Liên Xô. Theo đánh giá của những người Mỹ thì Pôpốp đã cung cấp những thông tin đáng chú ý về tình hình Liên Xô, còn những cuộc tiếp xúc được đánh giá là cụ thể và thẳng thắn.


Vào tháng 2-1993 tờ "Oasinhton Post" viết: vào thời kỳ cao điểm của khủng hoảng chính trị ở Liên Xô tháng 6-1991 thị trưởng Mascơva đã đến thăm đại sứ Mỹ không báo trước, sau một vài phút trao đổi những câu chung chung để cho máy nghe trộm KGB ghi, Pốpôp cầm tờ giấy viết: tôi cần báo gấp cho Boris Elsin, khả năng sẽ có đảo chính. Ông ấy phải về gấp (Elsin hồi đó là tổng thống Nga mới được bầu đang thăm Mỹ). Còn Melok, đại sứ Mỹ, không nói gì, viết trên tờ giấy. "Kmo" ("ai"). Để trả lời Pôpốp viết tên ba người: thủ tướng Valentin Pavlốp, chủ tịch KGB Vladimia Criusơcốp và bộ trưởng quốc phòng Dimitri Yadốp. Melok viết trả lời - "tôi sẽ báo ngay về Oasinhton".


Sự bộc bạch tuyệt trần! Nó cho ta cơ sở để suy nghĩ kẻ nào đã dần dần nhen nhóm lên sự kiện tháng Tám. Và kẻ nào quan tâm đến việc phát động thảm hoạ này.

Tôi xin nhắc rằng vào thời kỳ này đang soạn thảo dự án Hiệp ước liên minh mới. Một nhóm làm việc có uy tín lần lượt họp ở rạp chiếu bóng và nhà ăn của nhà an dưỡng Morodopski của Hội đồng bộ trưởng cách Zelenôgrad không xa. Hiệp ước liên minh này là khả năng cuối cùng để duy trì Liên Xô, bắt đầu đổi mới các quan hệ kinh tế, chính trị các chủ thể của Liên Xô. Tuy nhiên vì sao người ta không nói gì tới dự án Hiệp ước liên minh đã được soạn thảo. Thay vào đó tháng 4-1991 bỗng nhiên diễn ra cuộc họp của những người đứng đầu các nước cộng hoà đi vào lịch sử với tên gọi hội nghị Novogarép, ở đây đưa ra một dự án hoàn toàn khác, hoàn toàn bỏ qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 17-3-1991. Thay vì một nhà nước liên minh ở đây đưa ra liên bang của các nước cộng hoà. Dự án hiệp ước Novagarep dự định biến nhà nước chúng ta thành một liên minh các nhà nước.


Hiển nhiên là dự án này hoàn toàn trái với kết quả của trưng cầu dân ý và vi phạm Hiến pháp Liên Xô. Những người soạn thảo dự án này hiểu rõ và thậm chí cảm thấy họ phải hành động gấp bởi vì trong nước có sự bất bình rất gay gắt đối với chính sách của Goóc-ba-trốp và Goóc-ba-trốp có nguy cơ bị cách chức trong cuộc bỏ phiếu tại đại hội đại biểu nhân dân.


Vì vậy ngày 29-7-1991 ở Novogarép diễn ra cuộc gặp gỡ Goóc-ba-trốp, Elsin và Nadabaep, thoả thuận với nhau là ký hiệp ước vào tháng 9-1991. Nhiều sự việc cho phép đưa ra kết luận quan trọng đối với lịch sử là chính quyết định này đã dẫn đến sự kiện tháng 8. Dự thảo hiệp ước giữ bí mật không những đối với công chúng mà cả đối với những người lãnh đạo cao cấp của nhà nước.


Trong khi đó, giữa lúc tình hình cực kỳ phức tạp này, Goóc-ba-trốp bỏ đi nghỉ ở Foros, tránh cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo cao cấp không được biết về kế hoạch của ông. Thế là trò chơi bắt đầu.

Hành động của Criusơcốp và Yadốp không thể coi là "lén lút". Khi thông qua luật về chế độ tình trạng khẩn cấp, KGB, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng được uỷ nhiệm soạn thảo các kế hoạch về các biện pháp thực hiện tình trạng khẩn cấp. Tổng viện kiểm sát cũng đã tham gia. Tất cả đều hành động nghiêm chỉnh trong khuôn khổ luật pháp. Những sự kiện tiếp theo như đã biết.


Với lý do bị mệt, Goóc-ba-trốp chờ đợi. Ai đó khuyên ông không nên rời khỏi Foros quá sớm. Tại sao có lời khuyên như vậy? Cho phép tôi nói lên quan điểm cá nhân của mình. Theo quan điểm của tôi thì vào lúc này người ta tiến hành trò chơi với Goóc-ba-trốp. Các sự kiện ở Mascơva xoay chuyển theo hướng mà các cơ quan mật vụ Mỹ thấy xuất hiện khả năng lợi dụng tình hình để thực hiện một cuộc đảo chính. Có thể kết thúc Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng muốn làm thế phải hy sinh Goóc-ba-trốp. Có nhiều khả năng để đưa ra giả thuyết rằng sau khi liên lạc khẩn cấp với Oasinhton, đại sứ quán Mỹ ở Mascơva đã xin ý kiến cho phép chuyển hướng chỗ dựa chính trị từ Goóc-ba-trốp sang một lãnh tụ khác. Liền sau đó đề nghị này được đồng ý.


Tôi có thể dẫn ra một số luận cứ về vấn đề này. Ngày 27-3-1992 bộ phận báo chí của Richard Nikson đã công bố giác thư gửi cho George Bush, về viện trợ cho Nga. Sau những sự kiện tháng 8 đã gần 7 tháng, mà theo ý kiến của Nikson chừng ấy thời gian còn quá ít để tăng cường chế độ mới. Ông đã thuyết phục Bush: phương Tây phải làm tất cả những gì có thể để giúp tổng thổng mới bằng không Mỹ và phương Tây có nguy cơ để tụt mất thắng lợi "trong cuộc chiến tranh lạnh" chuyển thành thất bại. Theo khẳng định của Nikson "phương Tây hiện chưa lợi dụng thời cơ để tác động đến tiến trình lịch sử trong 50 năm tới" và tiếp theo Nikson viết: "Nga là chìa khoá để đi đến thắng lợi: Chính ở đây là trận chiến cuối cùng của chiến tranh lạnh sẽ thắng hay hại. Không thể có chỗ dựa nào tốt hơn".


Những đoạn trích trong giác thư cho thấy rằng các tổng thống và cựu tổng thống Mỹ tư duy như thẽ nào? sự thèm muốn của họ đã phát triển nhanh như thế nào? xin nói thêm rằng giác thư của Richard Nikson, có lẽ đã đóng vai trò nhất định cho hình thành chính sách của Mỹ đối với Nga, mà đối với nước này họ đã hứa viện trợ 24 tỷ USD. Ở Nga người ta nghe Gaida lớn tiếng nói về những lời hứa của Mỹ cung cấp số tiền này. Nhưng cho đến nay chúng ta chưa bao giờ thấy số tiền này.


Có thể đưa ra nhiều chứng cứ khác về chính phủ Mỹ đã dốc không ít nỗ lực để tác động đến tiến triển các sự kiện của Nga theo hướng cần thiết.

Tôi không đặt mục đích mô tả hết tất cả những sự kiện sau tháng 8 ở Nga, mà chỉ nêu lên những sự thật là các sự kiện này không thể diễn ra không có vai trò tổ chức và cổ cũ của các cơ quan mật vụ phương Tây.

Liên minh chống Nga do Mỹ đứng đầu kiên trì hướng nhũng nỗ lực của mình để làm sụp đổ Liên Xô rồi sau đó đẩy Nga xuống hàng cường quốc thứ ba. Chính Bush tại đại hội của Đảng cộng hoà vào tháng 8-1992 đã công nhận điều này và tuyên bố rằng sự sụp đổ của Liên Xô đã xảy ra là nhờ sự lãnh đạo nhìn xa trông rộng và kiên quyết của các tổng thống của hai đảng.

Theo báo "Đối thoại" (dialogic)
Tháng 6-1998
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:36:19 am »

SỰ NGẮC NGOẢI CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
VÀ CỘI NGUỒN CỦA "CÁCH MẠNG NHUNG LỤA"


Kavel Packner, Doubravà Neff,
Rod Shabata


Đến nay đã hơn một năm kể từ ngày Cơ quan an ninh của chúng ta đã tàn sát hàng ngàn thanh niên taị Đại lộ Dân tộc ở Praha (17-11-1989). Hành động dã man này đã diễn ra trong ngày kỷ niệm lần thứ 50 (17-11-1939) phát xít Đức tàn sát, giam cầm và dồn vào các trại tập trung những người lãnh đạo phong trào sinh viên và tàn phá các trường học ở Séc. Hành động đó của bọn phát xít cũng như cuộc đàn áp của cảnh sát trong ngày 17-11-1989 là nhằm tiêu diệt thế hệ trẻ có tư tưởng tự do. Ngày 17-11-1989 đã trở thành mốc đánh dấu sự khỏi đầu của cuộc cách mạng lật đổ chính thể cộng sản tồn tại hơn 40 năm ở nước ta.


Hiện nay một số kẻ liên quan đến sự kiện 17-11-1989, trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp sinh viên đã bị đưa ra xét xử, một số còn đang trong thời kỳ điều tra, song số tên khởi xướng và chỉ đạo mọi hoạt động đen tối vẫn chưa bị trừng phạt. Nhìn lại sự kiện này cần nêu ra các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra, sự kiện diễn ra như thế nào, kẻ nào đã tạo dựng ra cuộc đàn áp sinh viên, với ý đồ gì...? Những câu hỏi này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phải chăng cuộc cách mạng tháng 11-1989 có những vấn đề liên quan rộng lớn hơn? Có phải đó là một tuộc đảo chính do một nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tiến hành nhằm lật đổ Ban lãnh đạo cấp cao của họ và cuộc đảo chính đó đã biến thành cuộc cách mạng thực sự? Phải chăng sự tan rã của chính quyền cộng sản đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của xã hội chúng ta? Tất cả những lời hiệu triệu trong thập kỷ 50 và 60 được đưa ra nhằm đưa các nước xã hội chủ nghĩa tiến kịp và vượt chủ nghĩa tư bản đang giãy chết đã trở thành vô ích. Không một nước xã hội chủ nghĩa nào đạt được điều kỳ diệu đó. Cuộc cải tổ kinh tế đi kèm với việc cải thiện về chính trị mấy năm gần đây đã không mang lại kết quả nào khả quan. Phải chăng cả hệ thông xã hội chủ nghĩa sai lầm?


Những năm cuối thời kỳ Nikita Khơrutsốp ông Juri V. Andropov, lúc đó là Trưởng ban đối ngoại Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và trước đó làm Đại sứ Liên Xô tại Budapest (Hungari) đã có một số suy nghĩ rất dũng cảm. Ông đã đề nghị cho tiến hành cải tổ kinh tế, chuyển nền kinh tế sang quản lý khoa học hiện đại, phát triển dân chủ và mở rộng quyền tự quản, Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ tập chung vào lãnh đạo chính trị, cần đưa Liên Xô ra nhập thị trường thế giới với mục tiêu là tranh thủ các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tân tiến và sớm kết thúc những cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân một cách vô nghĩa. Những ý kiến của ông Andropov đã được báo Sự thật Matxcơva đăng ngày 16-12-1964, song ông Leonid Brơgiơnhép lại rất sợ những thay đổi như vậy. Những thử nghiệm tiếp theo nhằm xét lại "Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội" như Mùa xuân Praha 1968, Công đoàn đoàn kết Ba Lan 1981 đều bị dập tắt bằng sức mạnh xe tăng. Sự trì trệ của các nước Đông Âu và Liên Xô ngày càng nghiêm trọng hơn.


Việc ra đời của Hiến chương 77 (1-1-1977) là thử nghiệm đầu tiên ở Tiệp Khắc nhằm tạo lập "Định hướng mới về tư tưởng". Sự định hướng này dựa trên những vấn đề nhân quyền cơ bản, các nhân tố đạo lý trong cuộc sống chính trị và cuộc sống cá nhân. Trong thời kỳ mới ra đời Hiến chương 77 mới chỉ là tiếng kêu gọi đơn điệu của vài trăm người, nhưng nhờ sự đấu tranh bền bỉ của những người sáng lập ra nó nên cuối cùng đã trở thành chuẩn mực đạo lý và mục tiêu của lực lượng đối lập với "chuyên chính vô sản" ở Tiệp Khắc và các nước khác.


Tháng 11-1982 sau khi Brơgiơnhép chết, Andropov đã nắm lấy quyền lực ở Điện Kremlin. Trong 15 năm cuối Andropov là Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia nên ông ta nắm được nhiều thông tin nhất trong giới Lãnh đạo Liên Xô, nhưng ông ta chưa đủ thời gian để thực hiện những ý đồ mới về xã hội Xã hội chủ nghĩa với các phương pháp hiện đại hoá quyền lực thì đã chết. Tháng 2-1984 người lên thay là ông Konstantin Tchernenko và đây cũng là sự mở đầu tan rã của Liên Xô và các nước chư hầu. Sau một năm Tchernenko cũng lại đến nơi an nghỉ cuối cùng của nơi đặt thi hài các nhà Lãnh đạo Liên Xô và ông Michail Gorbachov lên nắm quyền, nhưng ông này chẳng còn gì để mà sửa đổi. Ông ta thấy ngay từ những ngày đầu nắm quyền là nếu các nước xã hội chủ nghĩa muốn phát triển kinh tễ thì phải trút bỏ gánh nặng quân sự đang tiếp tục leo thang. Chính vì vậy ông đã cố gắng thực hiện đường lối ngoại giao hoà bình trong phạm vi không làm mất lòng các tổ hợp quân sự trong nước, chứng minh cho phương Tây biết rằng ông ta có ý nghĩ chân thành vì từ lâu phương Tây không còn tin vào các lời hứa của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Ngoài ra, Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra việc công khai hoá và tiến hành cải cách dân chủ về quyền lực, đó là có cơ sở tạo ra một xã hội thực sự mới. Cuộc đấu tranh để thực hiện đường lối này đã trở nên phức tạp và đến nay vẫn chưa hoàn tất vì vấp phải sự phản ứng của giới lãnh đạo già nua có nhiều cống hiến, của các tướng lĩnh quân đội và của đội ngũ hành chính, mà phần lớn họ quen nêp nghĩ của Stalin, thích ưu tiên xuất khẩu xe tăng và kiểu mệnh lệnh quan liêu. Ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari... những kẻ trung thành với Brơgiơnhép không đồng tình với tư duy mới của Matxcơva, mặc dù những từ ngữ như "cải tổ", "công khai hoá", "dân chủ hoá"... được họ đưa vào từ điển một cách nhanh chóng. Họ chờ đợi kẻ xét lại trong giới Lãnh đạo Liên Xô (Gorbachov) sẽ sớm bị những người cộng sản trung thành lật đổ và tất cả sẽ trở lại như cũ. Trong khi đó những người khác ở các nước này lại ủng hộ tư duy mới của ông Gorbachov và hy vọng trong các niíớc "xã hội chủ nghĩa hiện thực" sẽ có luồng gió mới.


Tuy rằng Gorbachov tuyên bố nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, song nhiều người dự đoán rằng đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn trong thực tế Gorbachov nhúng tay vào tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, ép lãnh đạo các nước này phải làm theo và trong một số trường hợp phải lật đổ để đưa người của ông ta lên thay thế nắm quyền.


Tháng 4-1987 Gorbachov thăm Tiệp Khắc, cả dân tộc phấn khởi vì trong bài diễn văn ông ta đã nói "Xin lỗi các bạn, tháng 8-1968 chúng tôi đã lầm". Sau đó cả dân tộc Tiệp lại thất vọng vì chẳng thấy ông ta nói thêm gì về điều này, chỉ khi nói chuyện trực tiếp với nhân dân trên đường phố Praha ông ta mới nhắc đến "thời kỳ khó khăn mà chúng ta đã cùng nhau chịu đựng". Ông Gorbachov có nói đến sự cảm tình của mình đối với ông Dubchek, tác giả của học thuyết "xã hội chủ nghĩa với bộ mặt con người", nhưng không bình luận gì thêm. Điều này làm cho người ta nghi ngờ về tính hợp pháp của ban Lãnh đạo cũ ở Tiệp Khắc do ông Brgiơnhép dựng lên sau năm 1968.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:37:01 am »

Ông Gorbachov không thể nói ra tất cả có thể vì ông chưa làm chủ hoàn toàn điện Kremlin.

Trong điều kiện tình hình quốc tế có chiều hướng giảm căng thẳng, trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện một thế hệ trẻ có tư tưởng tự do, không bị ảnh hưởng trực tiếp của "Mùa xuân Praha 68" và Công đoàn đoàn kết Ba Lan 1981. Nhân dân không còn phải sợ hãi khi phải nói công khai, họ đấu tranh đòi cải thiện môi trường, nhưng trong thực tế là đòi cải thiện chính trị. Các nhà lãnh đạo phương Tây khi đến thăm các nước Đông Âu không chỉ gặp gỡ hội đàm với các nhà lãnh đạo chính thống, mà còn gặp trao đổi với những người đối lập. Năm 1988 nhóm Hiến chương 77 do Jiri Ruml lãnh đạo đã cho xuất bản tại Praha tờ "Tin tức nhân dân". Tháng 12-1987 tại Matxcơva đã diễn ra hội thảo quốc tế về nhân quyền với sự tham gia của nhiều tổ chức đối lập từ các nước đông Âu, trong đó có cả Hiến chương 77.


"Chủ nghĩa xã hội kiểu hổ lốn", ngày càng vấp phải vô vàn khó khăn, nhưng những nhà lãnh đạo kiểu Stalin mới không đủ khả năng để loại bỏ các khó khăn đó, làm cho nhân dân bất bình.

Mùa thu 1987 ở Tiệp Khắc tình hình hết sức căng thẳng, nội bộ giới lãnh đạo có sự mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau, một số Bí thư Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản bị đưa ra hàng loạt đề nghị thay đổi nhân sự, phân chia quyền lực ở cấp cao nhất. Họ yêu cầu ông Huxắc, nhân vật chính của thời kỳ bình thường hoá chỉ giữ chức Chủ tịch nước còn chức Tổng Bí thư Đảng phải nhường cho người khác. Việc chọn Tổng Bí thư mới rất phức tạp, tên của một số lãnh đạo cấp tiến có trình độ ở cấp tỉnh được nêu ra, song các Bí thư trung ương loại bảo thủ như Jan Fojtik và Alois Indra đã ép trung ương phải chọn một nhân vật có tính chất dung hoà là Milos Jakes và giữa tháng 12-1987 ông này trở thành Tổng Bí thư. Gorbachov đã gửi điện mừng với lời chúc: "Góp phần vào việc khôi phục chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc". Điện mừng đã được hãng thông tấn Tiệp Khắc đưa toàn văn, song nhà tư tưởng Jan Fojtik đã thấy được ẩn ý của Gorbachov trong nội dung điện, nên lập tức can thiệp bắt tất cả các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa với nội dung sửa đổi là "góp phần củng cố chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc" và điều sửa đổi này đã trở thành đường lối của ban Lãnh đạo mới ở Tiệp Khắc.


Báo "Tin tức nhân dân" của nhóm Hiến chương 77 ra đời 1-1988 không được phép của Chính phủ đã đánh giá Jakes là nhân vật giao thời kiểu Tchernenko. Chẳng có thể chờ đợi ở ông ta một cái gì mới vì trước đây ông ta là Trưởng ban kiểm tra và thanh tra trung ương, người chịu trách nhiệm quá trình thanh lọc lớn nhất trong Đảng Cộng sản từ trước đến nay, chỉ từ 1970 đến 1987 đã đuổi ra khỏi đảng nửa triệu đảng viên.


Tháng 1-1988, Jakes bay sang Matxcơva để trình diện Gorbachov. Ngay khi mới bước chân vào phòng làm việc của Gorbachov thì Jakes đã bị chủ nhà hỏi ngay: "Như vậy anh là người đã để cho họ sửa lại nội dung bức điện mừng tôi gửi cho anh...". Khi trở về nước gặp gỡ phóng viên báo chí Jakes không hề đả động gì đến lời trách móc của Gorbachov và cũng không nói gì đến việc Gorbachov đề nghị Chính quyền Tiệp Khắc giành cho Alexandr Dubchek một chức vụ danh dự gì đó. Thực chất Jakes đã khước từ lời kêu gọi cải tổ của Gorbachov và cố tình bào chữa cho đường lối đương thời Tiệp Khắc mà ông ta là một trong những người tạo dựng.


Áp lực từ Matxcơva ép Praha phải có sự thay đổi về đường lối tiếp tục tăng theo thời gian và dưới nhiều hình thức. Báo chí Liên Xô thường xuyên có các bài viết về Tiệp Khắc với nội dung công khai bộc lộ quan điểm không đồng tình với Ban lãnh đạo đương thời. Đầu tháng 2-1988 tờ phụ lục của báo Sự thật Comxômôn đã đăng hai bài phóng sự từ Praha, tác giả là Phó tổng biên tập Kuprianov, chính ông này đã tìm gặp Vaclav Havel, nhà lãnh đạo của Hiến chương 77 và đã cùng nhau đàm luận cả đêm. Trên các trang báo xuất bản ở Liên Xô người ta ca ngợi Havel là người không rời bỏ tổ quốc trong những năm tháng khó khăn của đất nước, là người đi theo con đường cải tổ, là người truyền bá các tư tưởng dân chủ hoá của Liên Xô...


Jan Fotik đã phản đối Liên Xô về các sự kiện trên và ông Kuprianov phải chuyển sang cương vị công tác khác nhưng lại quan trọng hơn.

Tháng 8-1988 nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày quân đội 5 nước đồng minh xâm lược Tiệp Khắc tờ báo nổi tiếng của Liên Xô là Tin tức Matxcơva đã đăng nội dung cuộc hội thảo của một số nhà báo Liên Xô trước đây có chứng kiến sự kiện 68 ở Tiệp Khắc. Theo giọng điệu của bài viết thì các nhà báo Liên Xô tỏ ra có thiện cảm với mùa xuân Praha 68 và lên án cuộc xâm lược của 5 nước đồng minh. Trước đây các báo chí Tiệp Khắc không hề đả động gì đến các bài viết của Kuprianov thì nay hãng thông tấn Tiệp Khắc đã đưa tóm tắt về cuộc hội thảo do báo Tin tức Matxcơva tổ chức và xuyên tạc một cách thô bạo nội dung đàm luận của các nhà báo Liên Xô.


Trong khi đó cuộc đấu tranh của Gorbachov với các lực lượng bảo thủ vẫn tiếp tục. Điều này được chứng minh qua lời ông ta phát biểu tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2-1988: "Cần phải có sự cạnh tranh về các luồng tư tưởng... cái chính là phải dân chủ hoá. Đó là phương tiện có tính chất quyết định để đạt được các mục tiêu về cải tổ. Một vài người nào đó lo lắng và lưu ý chúng ta đừng để cho quá trình dân chủ hoá biến thành sự hỗn loạn. Chúng ta hãy nhìn họ kỹ hơn, xem họ cần cái gì, không phải họ lo cho sự sống còn của chủ nghĩa xã hội mà cái chính là họ lo cho lợi ích cá nhân của mình. Vấn đề chính trong quá trình phát triển hệ thống chính trị của chúng ta là tạo ra một cơ cấu quyền lực và quản lý, mà trong đó công tác kiểm tra dân chủ hoạt động có hiệu lực và chính xác... Chúng ta phải nhớ rằng ai có vai trò lãnh đạo và Đảng ta không phải do ai đó ở bên trên ban cho...".


Cũng trong những tháng này ông Gorbachov thường xuyên thảo luận với ông Jakovlev và ông Sevardnadze, ông hiểu rõ sự phát triển tình hình trên thế giới có tính toàn cầu. Việc phá vỡ sự ngăn cách ở châu Âu trong thời kỳ chiến tranh lạnh và sau cuộc chiến Afganistan chưa ai nghĩ tới: Mỗi dân tộc có quyền tự chọn lấy thể chế chính trị ở nước mình, không một quân đội nào có thể áp đặt cho một nước khác theo ý mình. Kết thúc chiến tranh lạnh có nghĩa là xoá bỏ lý thuyết về đấu tranh giai cấp và chỉ có như vậy mới biến sự chung sống hoà bình tạm thời thành hoà bình vĩnh cửu. Những ý kiến nêu trên được Gorbachov phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 12-1988 với chủ đề "Triển vọng của những giá trị nhân loại".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:37:56 am »

Ở Tiệp Khắc khẩu hiệu "Không cần có sự thay đổi nhiều nhân sự nào, trong thời kỳ Hu xắc bị xoá bỏ. Jakes sau khi nắm quyền đã tìm mọi cách loại bỏ số uỷ viên đoàn chủ tịch (Bộ Chính trị) có khả năng cạnh tranh với ông ta theo phương pháp Stalin và đưa vào bộ máy lãnh đạo những người được đánh giá là trung thành với ông ta.


Tháng 4-1988 Antonin Kapek đã phải rời khỏi chức vụ Uỷ viên đoàn chủ tịch và Bí thư thứ nhất Thành uỷ Praha. Thay vào vị trí đó là Miroslav Stepan, nguyên là một cán bộ đoàn thanh niên. Con người này có rất nhiều tham vọng và đã được coi là người thuộc phái cấp tiến có triển vọng, mẫu hình Gorbachov ở Tiệp Khắc, nhưng những người thân cận Stepan hiểu rất rõ ông chẳng có năng lực, nhưng lại mộng trở thành Tổng Bí thư và việc ông ta được cất nhắc vào chức vụ này chẳng qua là nhờ các thủ thuật và lợi dụng mọi cách.


Tháng 10-1988 Lubomin Strougan (Thủ tướng liên bang 18 năm) và Peter Colotka (Thủ tướng Slovakia) cũng phải từ bỏ chiếc ghế của mình. Hai ông này được các nhà quan sát nước ngoài đánh giá là những người thực dụng, nhưng dân chúng lại đánh giá là những kẻ tham nhũng. Ông Strongan nếu ở lại sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với ông Jakes. Người kế vị ông Strougan là ông Ladislav Adamec, nguyên là Thủ tướng Séc, ông này đã nói với ông Jakes rằng nếu không sớm có những thay đổi cấp tiến thì hai năm nữa "sẽ có sự quyết định trên đường phố'". Lời tiên đoán của ông Adamec đã thành sự thật vào 11-1989.


Ngày đầu của dịp nghỉ hè Jakes đã tiến cử Rudolf Hegenbert vào chức vụ Trưởng ban 13 của Ban Chấp hành trung ương, ông này nguyên là Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học kỹ thuật đầu tư và môi trường của chính phủ Séc, nay trở thành người đứng đầu ngành nội chính (quân đội, an ninh và tư pháp). Những người đã từng có quan hệ với Hegenbert đều có nhận xét ông này là người có năng lực, có trình độ quản lý năng động. Tháng 12-1988 Hegenbert đã lưu ý công luận với bài viết đăng trong tuần báo Sáng tạo là 32% dân Tiệp Khắc phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng.


Điều này có nghĩa là từ mùa hè hoặc cuối năm 1988 Cơ quan an ninh quốc gia Tiệp Khắc đã có kế hoạch lật đổ Jakes (lời bình của Tổng biên tập BBC Luân Đôn John Simpson). Chưa ai dám khẳng định, song có điều "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" (tên gọi khôi hài do phái đối lập đưa ra ám chỉ cuộc lật đổ Jakes và Ban lãnh đạo cũ do an ninh quốc gia tổ chức) được bắt đầu hình thành từ khi có Trưởng ban số 13 Hegenbert. Nếu như Hagenbert không phải là một trong những tác giả soạn thảo ra kế hoạch đó thì ít ra ông ta cũng biết về việc này.


Theo những tư liệu do ông Simpson đưa ra thì đã có cuộc họp bí mật giữa đại diện Bộ Nội vụ, trong đó có cả Thứ trưởng thứ nhất phụ trách an ninh quốc gia Alois Lorenc với nhóm một số cán bộ lãnh đạo Đảng để bàn kế hoạch lật đổ Ban lãnh đạo đương thời. Những người tham gia cuộc họp đã thống nhất chọn ông Zdenek Mlynar làm Tổng Bí thư mới. Ông này nguyên là Bí thư Ban Chấp hành trung ương trong thời kỳ mùa xuân 1968, sau đó chạy ra nước ngoài và hiện là giáo sư tại Viên (Áo). Ông Milynan đã từng học ở Matxcơva và là bạn thân của ông Gorbachov. Sau khi tin này được đưa ra thì ông Mlynar đã bác bỏ. Nếu điều này là sự thật thì ông Mlynar chẳng bao giờ thừa nhận và cũng không loại trừ khả năng ông ta không hề được biết đến vai trò này của mình.


Tham gia kế hoạch này còn có thêm các cán bộ phản gián nội địa và an ninh bảo vệ kinh tế, tức là một số cán bộ của Cục 10 và 11 của Bộ Nội vụ. Một trong số lãnh đạo cấp cao của cuộc đảo chính là đại tá Karel Vodrazka, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là một sĩ quan tình báo có trình độ nhất và có quan hệ rất mật thiết với nhiều sĩ quan KGB biệt phái lâu dài ở Bộ Nội vụ Tiệp Khắc và Đại sứ quán Liên Xô tại Praha.


Điều gì đã xảy ra trong năm 1988 khi mà An ninh quốc gia đã chuẩn bị kế hoạch lật đổ Jakes, tất nhiên là có sự phối hợp của KGB?

Ông Aloiz Lorenc trả lời phóng viên tờ báo Anh London Independent như sau: "An ninh quốc gia hiểu rõ hơn Đảng Cộng sản điều gì sẽ xảy ra. Trong năm 1988 mọi việc đã rõ, nhiều sự thay đổi rộng lớn về xã hội, chính trị và kinh tế đang chờ đợi chúng ta, mỗi người phải hiểu rõ điều đó. Năm 1989 mọi việc chỉ còn chờ thời điểm thôi...".


Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản bắt đầu lo sợ trước mỗi dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị. Họ đàn áp các cuộc biểu tình một cách không thương tiếc. Đường lối của Gorbachov làm cho họ khó chịu. Trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Tiệp Khắc (28-10) và ngày quân đội Liên Xô chiếm Tiệp Khắc cách đây 20 năm (21-8) họ đã điều hàng trăm cảnh sát vũ trang đến quảng trường cổ Praha (quảng trường Vaclav) đàn áp thanh niên biểu tình hô khẩu hiệu chống Jakes và Đảng Cộng sản, cảnh sát đã dùng dùi cui đánh đập những người biểu tình, bắt giam và làm nhục họ. Với những người lãnh đạo của lực lượng đối lập thì An ninh quốc gia đã đưa đi "nghỉ tĩnh dưỡng" trong các nhà tù trước khi có các sự kiện.


Ông Alexandr Jakovlev, cánh tay phải của ông Gorbachov, tại cuộc giảng bài cho "các đồng chí" của chúng ta tại Praha ngày 15-10-1998 đã nhắc đến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Tiệp Khắc như sau:

"Trong hơn ba năm rưỡi qua ở Liên Xô đã không bắt giam một người nào vì lý do chính trị, chúng tôi chưa một lần phải dùng tới vũ lực và điều này chẳng cần thiết. Chúng tôi đã nhìn thấy những điều khác. Đảng Cộng sản Liên Xô đã bỏ mất thói quen trong quan hệ với nhân dân, lo sợ trước nhân dân, không giám đối thoại với nhân dân, sợ phát biểu trước nhân dân và quên mất các yếu tố xung quanh mình. Đảng Bônsêvik trước kia bắt đầu công việc của mình từ khối phố, chiếm lĩnh được đường phố và cũng từ những đường phố đó đã tiến công chống lại Nga hoàng và lật đổ nó, nhưng rồi tự nhiên lại sợ đường phố. Như vậy có nghĩa là thế nào? Chỉ còn có một cách là phải ra đi để nhường chỗ cho người khác làm được việc đó. Chúng ta có dám làm như vậy không? Chúng ta không thể làm như vậy được mà phải nắm lấy quần chúng...".


Jan Fojtik vẫn không hiểu điều đó, khi thảo luận riêng với Jakovlev đã trách ông này "Thời gian gần đây chúng tôi không thể đọc được báo chí của các đồng chí...". Lúc đó có lẽ Fojtik chờ xem đồng nghiệp Xô viết phải hổ thẹn hoặc xin lỗi, nhưng ông Jakovlev đã trở lời: "Anh hãy đừng đọc nó".


Trong ngày mà ông Jakovlev huấn thị Lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc thì cũng tại Praha một tổ chức chính trị tự do mới ra đời, đó là phong trào vì tự do công dân (viết tắt là HOS) và cũng trong tuần này Viện dự báo thuộc Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc đã đưa ra một tài liệu nghiên cứu quan trọng: Dự báo sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội đến năm 2001". Tài liệu phê phán tình trạng kinh tế Tiệp Khắc một cách không thương tiếc, là bản cáo trạng lên án Đảng Cộng sản về tình trạng này.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:39:00 am »

Gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 40 ngày nhân quyền quốc tế, Lãnh đạo Tiệp khắc lo sợ sẽ có cuộc đụng độ như hồi tháng 8 và tháng 10 ngay giữa thủ đô Praha trước mắt người nước ngoài.

Bí thư thứ nhất Thành uỷ Praha Stepan được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch đã cho phép một số tổ chức tự do tổ chức mít tinh, song địa điểm phải xa trung tâm.

Thứ 7 ngày 10-12-1988 quảng trường Skroupovo - Praha 3 đầy ắp người, họ là thành viên của Hiến chương 77, HOS, Tổ chức trẻ em Praha, Hiệp hội hoà bình độc lập và Uỷ ban những người bị xử lý oan. Họ đã mang theo biểu ngữ và truyền đơn với nội dung mà hơn bốn thập kỷ qua chưa bao giờ thấy xuất hiện trên đường phố và họ yêu cầu chính quyền phải thả hết tù chính trị. Tại đây Vaclav Havel đã phát biểu, nghệ sĩ Vlasta Chramostova đã đọc trích đoạn của Hiến chương nhân quyên và ca sĩ Marta Kubisova đã hát quốc ca.

Cuộc mít tinh đã bị một số máy quay phim và ghi âm của An ninh quốc gia ghi lại.

Phần lớn các đồng chí uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản đã đưa ra kết luận: Cuộc mít tinh là sự khiêu khích của các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội và chống Liên Xô. Ban chỉ huy tự vệ nhân dân Praha đã tuyên bố phản đối cuộc mít tinh trên. Cũng trong cuộc họp của Ban bí thư trung ương Hegenbert đã đọc báo cáo nêu rõ hành vi thù địch của các lực lượng đối lập, đổ lỗi cho Stepan vì ông này đã có sáng kiến cho phép tổ chức cuộc mít tinh đó và Ban bí thư trung ương Đảng Cộng sản đã đưa ra quyết định: Không cho phép lặp lại những sự kiện như vậy. Ông Miroslav Stepan cũng tự rút ra bài học và cho rằng nếu muốn tiến lên cao tới tột đỉnh thì phải mị dân hơn cả Giáo hoàng và với lập trường như vậy ông ta đã đạt được chức vụ của người thứ hai trong Đảng, tức là thay thế ông Vasil Bilak về hưu 12-1988. Tất cả các quan chức Tiệp Khắc đã quên đi lời khuyên của ông Jakovlev.


Câu hỏi đặt ra: Phải chăng bản báo cáo của Hegenbart là một phần trong trò chơi lớn?

Lại một ngày kỷ niệm sắp đến, nhân dịp 20 năm ngày anh sinh viên Jan Palach đã tự thiêu để phản đối việc quân đội Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc 8-1968, các quan chức cầm quyền đã đưa ra quyết định sẽ đàn áp các hoạt động của lực lượng đối lập một cách cứng rắn và cương quyết.


Trong thời gian từ ngày 15 đến 19-1-1989 hàng ngày có hàng ngàn người kéo đến trung tâm Praha, ngoài số người đi mua sắm, dạo chơi, xem các hoạt động văn hoá, còn có hàng trăm người đến để tưởng niệm Jan Palach. Không phân biệt ai đến đây với mục đích gì, cảnh sát và an ninh đã dùng vòi rồng, dùi cui và lựu đạn cay đàn áp. Họ đã thể hiện quyền lực đối với cả nhũng người đáng tuổi bà, tuổi mẹ và đối với những người phụ nữ đẩy xe nôi, kể cả với số thanh niên trong các bộ quần áo dân tộc đang ca hát nhảy múa. Họ đã tra tấn đánh đập và làm nhục số người bị bắt giữ, một số người trong đêm giá lạnh bị xe cảnh sát chở ra ngoại ô và bỏ lại. Đây là lần đầu tiên sau khi nắm quyền Stepan đã ra lệnh đàn áp các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội. Sau tuần lễ Jan Palach họ đã tạo ra chứng cứ giả và bắt giam Vaclav Havel ngay tại quảng trường cổ thành phố Praha. Sự kiện này đã làm cho làn sóng đấu tranh bùng lên trong cả nước, 700 văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng đã ký tên vào bản kiến nghị gửi Thủ tướng Ladislav Adamec phản đối hành động đàn áp của cảnh sát tại quảng trường trung tâm thành phố. Ngay một số cán bộ của Thành uỷ Praha cũng có những ý kiến không đồng tình với Stepan. Một số người cảnh cáo Stepan đang kích thích cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, song không có tác dụng vì Stepan đang mơ ước đạt tới đỉnh cao của quyền lực nên không còn suy nghĩ một cách chín chắn và cũng muốn tỏ ra với các đồng chí già trong Ban lãnh đạo là ông ta biết giữ quyền lực một cách cứng rắn. Điều này phù hợp với quan điểm của số bảo thủ và ngày 26-1-1989 Đoàn chủ tịch đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm nhằm chống lại hoạt động của các lực lượng bất hợp pháp đang tăng cường chống đối và sau đó Đoàn chủ tịch Quốc hội đã thông qua "biện pháp luật pháp nhằm bảo vệ trật tự công cộng" nâng hình phạt lên gấp đôi.


Mặc dù nhóm Jakes, Indra, Fojtik và Stepan đang ở thế thắng, song những người không đồng quan điểm vẫn chưa chịu đầu hàng. Hegenbert, người được coi là của Matxcơva sau này đã thú nhận là đã lưu ý các đồng chí lãnh đạo cấp cao về cuộc bùng nổ toàn xã hội, thuyết phục họ cần phải đối thoại với sinh viên, thanh niên nhưng không có kết quả gì. Ladislov Adamec là người có nhiều cố gắng tìm kiếm lối thoát cho cuộc cải tổ kinh tế, nhưng khi nhận được bản kiến nghị của 700 văn nghệ sĩ, trí thức vẫn không dám trả lời. Trong khi đó giới lãnh đạo cấp cao bắt đầu có sự phân hoá mạnh, nhóm những người Slovakia đứng đầu là Ignac Janak (Uỷ viên Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản) đã bắt đầu nhấn mạnh đến lợi ích của người Slovakia. Ông Lubomil Strougan (cựu Thủ tướng liền bang) tuy đã nghỉ hưu, song vẫn là Ủy viên trung ương chính thức nên tiếp tục hoạt động đằng sau hậu trường, vì có sự quen biết rộng, có nhiều bạn bè trong giới lãnh đạo đương thời nên ông ta vẫn hy vọng sẽ từ vị trí ẩn dật quay lại vũ đài chính trị.


Để đe doạ lực lượng đối lập, tháng 2-1989 Chính quyền đã xử phạt Vaclov Havel 9 tháng tù giam. Việc này đã dấy lên làn sóng phản đối trên thế giới và trong nước, chiến dịch lấy chữ ký phản đối đã bắt đầu.

Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã ký tên vào bản kiến nghị đòi thả Havel. Các phương tiện thông tin trong nước đều không nói đến điều này nên nhân dân chỉ biết qua sự phản ứng của phương Tây. Chữ ký của các ngôi sao vô tuyến truyền hình nổi tiếng nhằm bảo vệ cho một nhà văn không có tên tuổi trước công luận đã làm cho nhân dân hiểu là có cái gì đó đằng sau sự kiện.


Cũng trong thời gian này những người cộng sản cấp tiến thuộc phái Mùa xuân Praha đã thành lập tổ chức mang tên CLB Phục hưng (Klub Obrody), nhưng việc ra đời không đúng lúc. Lãnh đạo đương thời không hề quan tâm đến việc đối thoại với những người cộng sản kiểu Gorbachov. Tại bức tường "oán hận" ở trung tâm Praha đã xuất hiện khẩu hiệu: "Hỡi vua Vaclav thần thánh (ông vua có công dựng nước, có tượng cưỡi ngựa tại quảng trường cổ mang tên ông ta - Vaclavské Námèsti) ông còn chờ đợi cái gì nữa? Khi mà ông đã hiểu thì máu của các ông không thể xoá nổi quan điểm của chúng tôi đâu".


Trong khi ở Tiệp Khắc các thể lực bảo thủ củng cố vị trí quyền lực thì xu thế quan hệ quốc tế lại diễn ra ngược lại. Quân đội Liên Xô rút ra khỏi Afganistan. Chính phủ Mỹ và Liên Xô đẩy mạnh đàm phán về giải trừ quân bị và rút khỏi châu Âu. Tại Ba Lan, Đảng Cộng sản đối thoại với Công đoàn đoàn kết nhằm tìm kiếm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng. Những người cộng sản Hungari tuyên bố là đã chọn nhầm hướng đi và thấy cần phải đẩy mạnh quá trình cải tổ xã hội để tiến tới đa nguyên chính trị.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #25 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:40:09 am »

Liên Xô đánh giá sự phát triển tình hình ở Tiệp Khắc với lời lẽ gay gắt hơn. Điều này được phản ánh trên các báo chí ở Liên Xô và bộc lộ quan điểm thực của điện Kremlin. Phóng viên báo Tin tức (báo của Chính phủ Liên Xô) đã có bài phê phán Jan Fojtik và những người thuộc phe cánh của ông ta. Những người cộng sản Tiệp Khắc đang tự đánh giá lại hoạt động của mình. Họ cũng thừa nhận đã đánh giá sai hoạt động của các lực lượng đối lập không nắm bắt được chiều sâu và bản chất của các vấn đề mới phát sinh. Cuộc biểu tình nhân kỉ niệm ngày anh sinh viên Jan Palach tự thiêu đã gây sự chú ý trong cả nước. Theo quan điểm của nhiều người Séc là do lực lượng cảnh sát cơ động đã đàn áp nhân dân một cách vô lý. Lúc này trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng đã thấy là việc đối phó với lực lượng đối lập không chỉ là công việc của lực lượng an ninh quốc gia. Đảng Cộng sản bắt đầu tổ chức các cuộc đối thoại với giới văn nghệ sĩ trí thức, tìm kiếm con đường hợp tác với các lực lượng không chính thống và đánh giá lại những kinh nghiệm quá khứ. Tại Praha dưới danh nghĩa Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa (SSM) đã tổ chức một số cuộc hội thảo với thanh niên có sự tham gia của một số Bộ trưởng và quan chức Chính phủ. Trong các buổi hội thảo này các quan chức Chính phủ không thể trả lời được một số câu hỏi chính trị gay cấn do thanh niên nêu ra. Những lãnh tụ chóp bu của Đảng Cộng sản thì lại lo sợ các cuộc hội thảo kiểu này.


Tháng 2-1989, Adamec thăm Matxcơva và được Gorbachov tiếp. Trong khi Thủ tướng Tiệp Khắc thao thao bất tuyệt về cải cách kinh tế thì ông Gorbachov lại nhấn mạnh rằng đường lối của Liên Xô là đường lối của nhân dân Xô Viết. Hai tháng sau đó, Jakes cũng lại viếng thăm Liên Xô và đã hội đàm với Gorbachov. Theo các nguồn tin chính thống thì lãnh tụ Liên Xô đã tuyên bố: "Trong cải tổ việc thay đổi sức ì trong tư duy và thói quen do thời kỳ đình trệ để lại là phức tạp nhất. Sự thay đổi là hết sức cần thiết, có tính chất sống còn và phải thay đổi trong mọi hoạt động của xã hội..."


Những người cộng sản quan liêu đánh giá chuyến viếng thăm này như sau: cuộc thảo luận giữa hai lãnh tụ đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và hiểu biết lẫn nhau.

Qua nhận xét đó có thể giải thích là trong nhiều vấn đề hai bên đã không thống nhất được với nhau.

Trong thời gian này phản ứng trong và ngoài nước về việc giam giữ Havel có chiều hướng tăng lên và cuối cùng các ngài quan chức cộng sản hiểu ra là Havel ở trong tù mạnh hơn ở bên ngoài. Chính vì vậy họ đã phải thả Havel vào tháng 5-1989.


Đầu tháng 6-1989 Janos Kadar đã phải rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư Đảng xã hội chủ nghĩa Hungari sau 33 năm nắm giữ. Hungari cũng bắt đầu phá bỏ các hàng rào biên giới với Áo, tại Ba Lan Công đoàn đoàn kết thắng trong tuyển cử tự do.


Để đối phó với quá trình dân chủ hoá ở Liên Xô, Hungari và Ba Lan đã hình thành trục Berlin - Praha - Bucurest. Tháng 5 năm 1989 nhà lãnh đạo độc tài Rumani thăm Praha và các nhà lãnh đạo của 3 nước trên đã thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Liên Xô đã thấy vấn đề này và tất nhiên không thể cho phép họ muốn làm gì thì làm vì nó sẽ phá vỡ cả quá trình giảm căng thẳng ở lục địa châu Âu và trên thế giới.


Khoảng giữa tháng 5-1989 đại tá Vaclav Zajtchek, Trưởng phòng an ninh thuộc Ban Nội chính Trung ương đã thừa nhận: "Chúng tôi đã đi đến kết luận là Lãnh đạo Đảng Cộng sản không còn đủ khả năng giải quyết các vấn đề đã chín muồi. Các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia dự đoán rằng cuối xuân đầu hè sẽ là thời điểm dẫn tới việc chế độ hiện nay kết thúc". Một số nguồn tin khác cũng đưa ra nhận định tương tự.


Trước đó, tháng 4-1989, Hegenbert đã đạt điều mong muốn là đưa được đại tá Vodrazka, nhân vật then chốt của "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" vào chức vụ Cục trưởng Cục Tình báo - Bộ Nội vụ, buộc ông Sochor - tay chân của ông Jakes - phải về hưu.


Tháng 6-1989, ông Vodarazka chết đột ngột vì bệnh tim. Cái chết xảy ra vài ngày sau cuộc tranh luận gay gắt giữa ông và ông Sochor. Mặc dù vậy, ông Sochor cũng không quay lại cương vị cũ mà nhờ sự đỡ đầu của Jakes được bổ nhiệm làm Trưởng ủy ban Quân sự của Tiệp Khắc ở Tây Berlin. Trong lịch sử ngành tình báo, các nước thuộc Hiệp ước Vác xô vi đây là một quyết định hết sức độc đáo và ngoại lệ vì người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia với nhiều bí mật lại ra đi trong cương vị một nhà ngoại giao làm việc ở bên ngoài biên giới quốc gia.


Lại một câu hỏi được đặt ra: Khi Đại tá Vodrazka tiến hành tìm kiếm trong số sĩ quan tĩnh báo người phù hợp với nhiệm vụ trong "cuộc đảo chính của các anh thượng sĩ" thì có gặp phải một người nào đó tay chân của ông Sochor và sau đó ông Sochor có thông báo về hiểm hoạ đảo chính cho ông Jakes không?


Tướng Lorenc trong bài trả lời phỏng vấn tờ báo Independent đã thú nhận việc ông ta chủ động tìm chọn người thay thế Jakes và số đã bạc đầu. Lorenc đã tính đến Adamee, Mohirita và Hegenbert. Ông nói: "Một điều hết sức rõ ràng là cần phải có người đứng đầu Đảng Cộng sản có khả năng thay đổi Đảng về cơ bản. Tôi đã có tìm nhưng không tìm được ai cả...". Có lẽ vì vậy mà ông Lorenc đã quyết định bỏ mặc các vị cấp trên của mình trong thời điểm bất lợi. Kế hoạch tiếp theo của ông ta thế nào?


Trên thế giới và ở Tiệp Khắc tình hình có nhiều biến động. Tháng 3-1989 những người cộng sản Hungari công khai tuyên bố mục đích của họ là chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền, dân chủ nghị viện và kinh tế thị trường. Họ đã phục hồi cho ông Nagye và những người đã tham gia khởi nghĩa năm 1956 và đã bị xe tăng cuả ông Andropov tiêu diệt. Thủ tướng Adamec đã gửi một bức thư cho Tổng Bí thư Jakes lưu ý những khó khăn trong việc thực hiện cải cách kinh tế, nhưng đã không nhận được sự trả lời.


Khoảng 26-6-1989 Jakes đã lệnh cho Ban thư ký của mình chuẩn bị bài diễn văn để ta đọc vào cuối tháng 8, trong bài diễn văn có nêu việc quân đội 5 nước khôi Vác xô vi vào Tiệp Khắc 1968 là bất hợp pháp và quyết định huỷ bỏ văn kiện "Bài học từ cuộc khủng hoảng trong Đảng và xã hội", tài liệu này từ 1969 đã trở thành kinh thánh của số cộng sản bảo thủ.


Ngày 29-6 một tài liệu mang tên "Tuyên ngôn một số câu" của lực lượng đối lập được công bố. Tuyên ngôn này yêu cầu các nhà lãnh đạo bảo thủ phải từ chức, cần lập lại nền dân chủ và đa nguyên chính trị. Phía dưới tài liệu có hàng trăm chữ ký và số lượng chữ ký ngày càng tăng, trung tuần tháng 11-1989 đã có tới 40.000. Tuyên ngôn có ý nghĩa hết sức lớn lao, khích lệ nhân dân, họ hết sợ hãi, lại bắt đầu quan tâm đến chính trị và dẫn tới việc các tổ chức tự do phát triển mạnh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #26 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:41:03 am »

Tổng Bí thư Jakes đã nhìn thấy vấn đề, ông ta phát hiện ra một điểm hết sức quan trọng là khi ông ta gọi điện cho điện Kremlin, thì không được ông Gorbachov hoặc bất cứ một Uỷ viên Bộ Chính trị hay Ban kí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp chuyện. Jakes còn uỷ quyền cho Đại sứ Tiệp Khắc tại Matxcơva cố tìm gặp và đặt vấn đề với lãnh đạo Liên Xô tổ chức cuộc gặp cấp cao, song điều này cũng không thực hiện được vì ông Lakes đã quên mất là lãnh đạo Liên Xô không còn tính đến vai trò của ông ta nữa.


Tháng 7-1989, 10 nhóm đối lập Tiệp Khắc đã yêu cầu Chính phủ và quốc hội 5 nước Hiệp ước với Vác xô vi (Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Balan, Hungari và Bungari) xét lại lập trường đối với sự xâm chiến Tiệp Khắc 1968. Nghị sĩ Quốc hội Hungari và Ba Lan sau đó đã công khai xin lỗi nhân dân Tiệp khắc, lãnh đạo đương thời Tiệp Khắc phê phán cho rằng quốc hội hai nước này đã can thiệp vào công việc nội bộ của Tiệp Khắc.


Đầu tháng 7-1989 tại cuộc họp của Quốc hội châu Âu tại Strasburg (Pháp) Gorbachov đã đọc diễn văn và đề nghị các cường quốc rút hết quân đội khỏi các nước khác.

Cũng trong thời điểm này Hội nghị hiệp thương chính trị của Hiệp ước Vác xô vi được tổ chức và theo yêu cầu của Liên Xô, Hội nghị đã thông qua nghị quyết về sự cần thiết phải huỷ bỏ tất cả các vũ khí hạt nhân và hoá học ở châu Âu. Trong cuộc gặp của các nguyên thủ quốc gia khối Vác xô vi, Gorbachov đã không có thời gian nói chuyện phù phiếm với Jakes.


Tờ Nhật báo của Chính phủ liên Xô Izvestia đã mở màn một chiến dịch chống lại những kẻ bảo thủ ở Tiệp Kliắc. Đầu tiên toà soạn báo này mời ông Jiri Hanzelka đến Matxcơva, ông này là nhà văn đã 20 năm bị coi là xét lại, bị bắt phải im lặng và bị theo dõi. Tại đây ông Hanzelka đã tiếp xúc trao đổi với nhiều quan chức Liên Xô và tổ chức một số cuộc họp báo nói về tình hình thực tế tại Tiệp Khắc. Báo chí Liên Xô không bị kiểm duyệt đã đăng toàn bộ nội dung các cuộc họp báo này.


Đầu tháng 8-1989 đã đăng cuộc nói chuyện với ông Hegenbert, trong đó ông này đã nói về tương lai Tiệp Khắc như sau: "Tôi hi vọng rằng đến một lúc nào đó nước chúng tôi lại có thể trở thành một trong số các nước phát triển nhất ở châu Âu. Tiệp Khắc gắn liền với các nước châu Âu bởi có chung lịch sử văn hoá và có thể trở về với các nước này nếu từ bỏ được những cản trở lớn hiện nay như sự không hiểu biết, bệnh sơ cứng về tư duy, chủ nghĩa bao biện làm thay, sự thiếu chuyên môn hoá và phi qui luật. Số phận cuộc cải tổ ở Tiệp Khắc hoàn toàn phụ thuộc vào điều này". Sau khi đọc bài phỏng vấn này Jakes đã yêu cầu Hegenbert phải từ chức Ủy viên Trung ương Đảng, song ông Hegenbart đã khước từ.


Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 21 ngày quân đội khối Vác xô vi xâm chiếm Tiệp Khắc, tờ Izestia lại tổ chức cuộc hội thảo với 3 nhân vật đã từng tham gia sự kiện 1968, tiếp đó tờ báo này trích đăng ý kiến bạn đọc về nội dung hội thảo và lời phát biểu của ông Jiri Hajek, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc thời kỳ 1968, hiện là thành viên hiến chương 77, về các hội thảo tại Liên hiệp quốc. Người ta đánh giá cuộc hội thảo do báo Izvestia tổ chức là độc đáo.


Sự tan rã của giới cầm quyền Tiệp Khắc được phương Tây đưa tin một cách phong phú, đa dạng. Đài châu Âu tự do, tiếng nói Hoa kỳ và các đài phương Tây khác thường xuyên đưa các tin về nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.


Cuốn băng Video ghi lại cuộc nói chuyện của ông Jakes với cán bộ lãnh đạo Đảng ở Tây Séc, trong đó ông Jakes phê phán các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản lúc nào cũng cảm thấy "như cái gậy cắm trong hàng rào" không hiểu vì sao đã lọt ra ngoài và được đưa công khai trước công luận, cả dân tộc đã được chứng kiến sự ấu trĩ mơ hồ của ông Jakes qua cuốn băng này. Nếu như an ninh quốc gia không trực tiếp nhúng tay vào việc này nhằm cho công luận bài xích Jakes thì sau đó cũng chẳng tiến hành một biện pháp nào để thu hồi hoặc ngăn cấm việc lưu truyền tài liệu có tính chất "phản quốc" này.


Cuối tháng 7-1989 cả hai ông Jakes và Adamec đều đi nghỉ mát ở Krym (Liên Xô). Đối với chức vụ Tổng Bí thư thì việc đi nghỉ mát tại đây là bình thường, song đối với chức thủ tướng Chính phủ thì lại là chuyện bất bình thường. Mặc dù hai ông cùng đi một chuyến bay, nhưng đến nơi lại ở hai địa điểm khác nhau và không hề có sự gặp gỡ. Ông Jakes nghỉ ở gần chỗ nghỉ của ông Gorbachov, nhưng lãnh tụ tối cao Liên Xô đã không thèm để ý đến người đồng, nghiệp Tiệp Khắc. Theo nguồn tin của một người cùng đi nghỉ ở đó thì hai ông Jakes và Gorbachov có trao đổi với nhau qua điện thoại, nhưng một người khác thì lại khẳng định là ông Gorbachov không dành thời gian để trao đổi với ông Jakes.


Còn ông Adamec có gặp và trao đổi với ông Gorbachov không? Chẳng ai biết được.

Cuối tháng 7-1989 lãnh đạo quân đội Tiệp Khắc đã cụ thể hoá các mệnh lệnh phân bố các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch mang mật danh "Can thiệp". (Thiến dịch này dự tính có sự tham gia của 13.200 lính nghĩa vụ, 790 sĩ quan và 155 xe tăng. Những đơn vị này được dự tính sẽ tung vào cuộc khi mà lực lượng an ninh vào các thành phố lớn.


Ngày 21-8-1989 tại quảng trường cổ Praha có khoảng 2000 thanh niên tham gia biểu tình, lực lượng an ninh và tự vệ nhân dân đã đàn áp một cách thô bạo như mọi khi.

Cũng vào thời điểm này, một mắt xích quan trọng của trục Berlin - Praha - Bucaret bị phá vỡ. Từ Cộng hoà dân chủ Đức, hàng chục ngàn người đã chạy trốn ra nước ngoài. Đầu tiên họ tràn sang Hunggari và vượt sang Áo, tiếp đó họ chạy vào Đại sứ quán Tây Đức ở Praha và Vác xô vi. Hơn 45 năm qua chưa khi nào có dòng tị nạn tràn qua các nước ở châu Âu đông như vậy. Một số người đã tiên đoán: "Đây là kết cục của một hệ thống".


Tiếp đó ông Mazovieeki, lãnh tụ công đoàn Đoàn kết trở thành Thủ tướng Ba Lan và trùm tư tưởng Fojtik đã phải công khai nói đến những lo ngại về tình hình ở các nước xã hội chủ nghĩa láng giềng.

Tháng 8 và 9-1989 tướng Alois Lorenc bay sang Matxcơva, đây là sự kiện đột biến đáng chú ý. Tại đây ông ta đã thảo luận với người đứng đầu cơ quan phản gián Liên Xô tướng Grushco và Chủ tịch Uỷ ban An ninh quốc gia Krjutchkov. Sau này ông Hagenbert thú nhận: "Từ Matxcơva trở về ông Lorenc đã đến gặp tôi và đề nghị hợp tác chống lại lực lượng bảo thủ trong giới lãnh đạo Đảng. Tôi đã khước từ đề nghị đó".


Ông Lorenc đã thảo luận những gì ở Matxcơva? câu hỏi này không thể trả lời được.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:41:46 am »

Tình hình Tiệp Khắc tiếp tục sôi động, số lượng các tổ chức đối lập tăng lên, đáng chú ý là nhóm "Những người trí thức độc lập", tổ chức" Sáng kiến dân chủ".

Đầu tháng 10-1989 Cộng hoà dân chủ Đức tổ chức kỷ niên 40 năm ngày thành lập nước, ông Gorbachov đã đến dự, ông muốn nhân dịp này tác động để cùng ông Honecker, kẻ giáo điều già nua phải đẩy mạnh cải tổ chính trị, song ông Gorbachov đã thất bại. Trong lễ kỷ niệm đang diễn ra thì hàng ngàn người dân Cộng hoà dân chủ Đức tụ tập biểu tình trước cửa sổ lâu đài. Sau khi ông Gorbachov rời Berlin thì các cuộc biểu tình lớn tại Lepzic và Dresden bùng nổ chống lại lãnh đạo đương thời, cảnh sát đã đàp áp một cách tàn bạo, nhưng nhân dân không còn sợ hãi nữa. Khi mà hàng trăm ngàn người tràn ngập các đường phố Cộng hoà dân chủ Đức kể cả ở Berlin thì những kẻ cầm quyền vội vã tìm chỗ ẩn nấp. Sau hai tuần kể từ ngày có lễ kỷ niệm thành lập nước thì Honecker đổ. Ngày 9-11 bức tường Berlin tượng trưng cho sự chia cắt đất nước Đức cũng sụp đổ theo.


Như vậy "Trục chống xét lại Berlin - Praha - Bucarest" bị phá vỡ. Vào thời điển này Hungari tuyên bố gạch bỏ chủ nghĩa xã hội ở tên nước. Tại Tiệp Khắc những kẻ cực đoan bảo thủ vẫn không chịu đầu hàng. Các phóng viên của tờ báo đối lập "Tin tức nhân dân" là Jiri Ruml và Rudolf Zeman bị bắt giam. Ở Slovakia bắt đầu phiên toà xử Jan Tcharnoguski và Miroslav Kusy về tội lưu hành và tuyên truyền báo chí bất hợp pháp. Thủ tướng Adamec gửi tối hậu thư thứ hai cho Jakes phản đối việc cải tổ kinh tế và doạ từ chức.


Ngày 29-10 nhân dịp kỷ niệm 71 năm thành lập nước cộng hoà tại quảng trường cổ đã diễn ra cuộc biểu tình của nhân dân chống lại lãnh đạo đương thời, họ hô vang khẩu hiệu: Vinh quang Masarik (Tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc), vinh quang Dubtchek, nhục nhã thay Jakes và Stepan, họ yêu cầu chính phủ cộng sản từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Cảnh sát và tự vệ nhân dân đã đàn áp thẳng tay đoàn người biểu tình.


Hai phóng viên của báo Mặt trận trẻ (Miada Fronta) đã có mặt tại nơi diễn ra cuộc biểu tình và ghi lại hình ảnh, chứng cứ một cách phong phú. Ngay ngày hôm sau báo này đã đưa tin chi tiết và đây là lần đầu tiên qua báo chí chính thống nhân dân được biết về cuộc biểu tình chống chính phủ và hành động dã man của cảnh sát.


Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản vội vã họp bàn thảo luận về việc đối thoại với lực lượng đối lập. Jakes, Fojtik, Indra và số lãnh đạo bảo thủ khác không những chỉ sợ mất ghế mà còn lo mất việc làm giàu.

Sự giãy chết của chủ nghĩa cộng sản đang có chiều hướng nhanh hơn. Trong tuần thứ hai của tháng 11-1989 lãnh tụ cộng sản Bungari Todor Zivkov bị đánh đổ. Người ta được hỏi khi nào thì ngọn lửa này tràn đến Tiệp Khắc? Những người lạc quan thì dự đoán rằng các cuộc biểu tình của quần chúng sẽ bùng nổ vào ngày nhân quyền quốc tế 10-12. Những người cải cách trong Đảng Cộng sản lại tính đến việc trong hội nghị trung ương vào tháng 12-1989 sẽ mở màn những thay đổi nhân sự có tính cấp tiến. Số người bi quan, trong đó có cả một số thành viên Hiến chương 77 thì cho rằng những kẻ theo Bơrơgiơnhep sẽ cố giữ quyền đến quý I năm tới, sau đó các lực lượng đối lập được công khai hoạt động, sẽ có một thời kỳ giao thời để tiến tới bầu cử tự do và Đảng Cộng sản sẽ đầu hàng.


Cũng trong thời gian này tướng Lorenc lại đưa ra một kết luận là Đảng Cộng sản không thể làm gì để có thể lật lại thế cờ và sau này ông ta thú nhận thêm là an ninh quốc gia có thể ngăn chặn đảo chính cách mạng, nhưng không có khả năng đẩy lùi cả quá trình cách mạng đó. Theo chúng tôi thì trùm an ninh quốc gia Lorenc là người có đầy đủ lượng thông tin cần thiết, rất hiểu rõ sự phát triển của tình hình và phán đoán chính xác khả năng xảy ra.


Chuẩn bị cho ngày sinh viên quốc tế 17-11, sinh viên các trường đại học ở Tiệp Khắc muốn tổ chức kỷ niệm theo cách của họ. Hoạt động này được Uỷ ban Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa Praha, Hội đồng sinh viên đại học Praha và số sinh viên độc lập chuẩn bị. Các cơ quan của Đảng Cộng sản rất lo sợ về hoạt động này. Những người tổ chức đã làm đơn xin phép, nhưng mãi đến ngày 14-11 Thành uỷ Praha mới đồng ý cho phép nhưng lại ra điều kiện là cuộc mít tinh biểu tình không được đi qua trung tâm vì sợ khách du lịch chứng kiến cảnh sinh viên biểu tình chống chính phủ.


Trước lễ kỷ niệm này một tuần đột nhiên thiếu tướng tư lệnh quân đoàn 1 Polak bay sang Matxcơva với danh nghĩa hội thảo. Ông này trực tiếp chỉ huy sư đoàn xe cơ giới số 19 đóng ở Plzen và sư đoàn xe tăng số 1 đóng ở Slany (cả hai thành phố nằm gần Praha), các đơn vị này từ 8-1989 đã được huy động để chuẩn bị vào kế hoạch đàn áp biểu tình ở Praha nếu tình hình xấu đi. Như vậy cuộc viếng thăm Matxcơva của ông Polak có liên quan gì đến các sự kiện sắp diễn ra không?


Ngày 14-11-1989 tướng KGB Grusko xuất hiện tại Praha. Hai sự kiện này có liên quan gì đến nhau không?

Theo ông đại tá quân đội Zbynek Tcherovski thì ông ta đã tận mắt trông thấy một tài liệu mật, đó là lệnh của Bộ tổng tham mưu quân đội ra ngày 15-11-1989 gửi cho các đơn vị (đã được lựa chọn từ trước) chuẩn bị tham gia đàn áp "các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội". Trong tờ lệnh còn ghi rõ là không sử dụng số chiến sĩ đã tốt nghiệp đại học đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị này.


Trong thời gian này hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở các địa phương với nội dung bảo vệ môi trường: Praha, Teplice...

Bộ Nội vụ liên bang cho ra đời chiến dịch mang mật danh "sinh viên", nhưng mọi công việc chuẩn bị chỉ được triển khai vào giờ phút chót và rất chậm trễ. Kế hoạch này nhằm đối phó với biểu tình của sinh,viên, nhưng có nhiều điều khó hiểu và người ta nghi đây là kế hoạch giả tạo vì đối với các cuộc biểu tình trước đây cơ quan an ninh bao giờ cũng biết trướp hàng tháng, lần này lại coi như không biết gì và an ninh quốc gia cũng không tính đến việc tham gia của các lực lượng đối lập, trước đây bao giờ họ cũng tính rất kỹ và có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:42:21 am »

Theo lời khai của trung uý an ninh Ziftchak trước công tố quân sự trong năm 1990 thì ngày 16-11-1989 anh ta được gọi đến gặp đại tá chỉ huy trưởng an ninh Praha Bytchenek (trung uý Ziftchak trước đó đã được an ninh đánh vào phong trào sinh viên với tên giả là Ruzitchka). Đại tá Bytchanek đã giao nhiệm vụ cho Ziftchka là ngày hôm sau 17-11 phải đi trong đoàn biểu tình của sinh viên, các đặc tình khác của an ninh quốc gia sẽ lái đoàn biểu tình đi vào khu vực cấm ở trung tâm và cuộc đụng độ giữa đoàn biểu tình sinh viên với cảnh sát sẽ diễn ra tại Đại lộ Dân tộc. Ziftchak phải đi trong hàng đầu đoàn biểu tình, khi lực lượng cảnh sát đàn áp thiếu tá Shipek sẽ chỉ vào ZiftchaK và một cảnh sát đã được chỉ định từ trước sẽ xông vào đánh và Ziftchak phải ngã xuống giả vờ chết. Để bảo vệ cho vai kịch của Ziftchak đã bố trí một nhóm an ninh hỗ trợ. Sau đó Ziftcnak được xe cứu thương của Bộ Nội vụ chở đi. Tất cả những gì sau này Ziftchak khai báo trước Ủy ban điều tra của Quốc hội đều chứng minh một sự thật về một cuộc đảo chính được chuẩn bị kỹ càng. Hành động khiêu khích của Ziftchak là một bộ phận trong kế hoạch rộng lớn hơn mà Thứ trưởng Bộ Nhi vụ liên bang Lorenc, Cục trưởng phản gián Vykypel và Trưởng ban nội chính trung ương Hegenbert đã thông qua. Kế hoạch này loại bỏ số lãnh đạo đương thời, theo Ziftchak thì đó là Jakes và Stepan.


Nếu như trung uý Ziftchak nói đúng thì đây chính là "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" đã nêu ở phần trên, nhưng tại sao chỉ có Ziftchak nói ra còn các đồng nghiệp khác của anh ta lại im lặng? Phải chăng các thông tin do Ziftchak đưa ra lại là một bộ phận của kế hoạch tung tin giả mà một số báo đã nêu?


Ngày 17-11-1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên bang Krantisek Kincl đã họp với Jakes và Stepan, quyết định không đàn áp biểu tình mà chỉ dùng lực lượng an ninh, cảnh sát và tự vệ nhân dân ngăn cản không cho đoàn biểu tình kéo vào khu trung tâm và kéo lên lâu đài của Chủ tịch nước.


Chiều tối 17-11-1989 Fojtik từ Matxcơva trở về Praha sau chuyến viếng thăm Liên Xô, khi trả lời vô tuyến truyền hình ông tỏ ra thẫn thờ buồn bã. Lẽ ra là uỷ viên đoàn chủ tịch và Bí thư trung ương ông ta phải được Gorbachov tiếp theo lễ tân thông thường, song ông Gorbachov không có thời gian tiếp và ông Fojtik chỉ hội đàm với người đồng nghiệp Vadim Medvedev. Trong cuộc họp báo đầu tiên ông ta đã nói đến thời kỳ khủng hoảng như sau: Năm 1968 không chỉ liên quan đến chúng tôi mà việc quân đội 5 nước đồng minh vào Tiệp Khắc. Chính là việc của 5 nước đó. Chúng tôi chỉ có thể đánh giá những gì đã dẫn đến quyết định đó và phần trách nhiệm của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Tiệp Khắc lúc đó...". Ông Medvedev đã nói với ông Fojtik là đã đến lúc cần phải xét lại thái độ của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đối với mùa xuân 68 vì thái độ cứng nhắc của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã ảnh hưởng đến đường lối của Liên Xô ở châu Ãu.


Kết quả cuộc gặp giữa ông Fojtik với ông Medvedev có tác động gì đến Jakes và số lãnh đạo bảo thủ trong các quyết định tiếp theo không?

Suốt cả buổi tối 17-11-1989 Stepan ngồi ở Văn phòng Thành uỷ Praha để theo dõi diễn biến cuộc biểu tình của sinh viên qua các báo cáo của Bộ chỉ huy cảnh sát Praha. Hegenbert sau khi chia tay với một phái đoàn Liên Xô nào đó đã về trụ sở ở Vysochina, còn ông Adamec làm việc tại nhà riêng. Vaclav Havel ngồi viết tài liệu tại một trang trại ở Hradek vùng Đông Bắc Séc. Phần lớn các thành viên lực lượng đối lập đều ở bên ngoài Praha hoặc có chương trình khác. Mặt khác lực lượng sinh viên biểu tình đã không muốn có sự tham gia của Hiến chương 77. Tối 17-11-1989 khoảng 10 ngàn sinh viên đã tụ tập tại nghĩa trang Albetov nơi có thi hài anh sinh viên Optetal bị phát xít Đức bắn chết 1939, sau bài diễn văn với nội dung không đồng tình với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay, họ đã tuần hành theo con đường đã được cho phép. Giữa đường một số ĐT của An ninh quốc gia đã cố lái đoàn biểu tình vào khu trung tâm, song đoàn người vẫn đi về Praha 3. Sau đó một nửa đoàn biểu tình với những cây nến thắp sáng cầm tay đã kéo ra phía bờ sông Vltava và đi dọc theo sông về nhà hát lớn. Các nhân viên an ninh trà trộn trong đoàn biểu tình đã lái đoàn rẽ vào Đại lộ Dân tộc, nơi cài bẫy của An ninh quốc gia đã giương sẵn.


Trong lúc này tướng Lorenc, đại tá Vykypel (Cục trưởng phản gián) và một số lãnh đạo khác của Bộ Nội vụ liên bang đang ăn tối với tướng KGB Grusko. Cuộc vui của họ bị gián đoạn bởi khoảng 20 cú điện thoại. Đại tá Bytchanek thông báo về diễn biến cuộc biểu tình của sinh viên. Lorenc đã hai lần gọi điện thoại báo cáo cho Jakes và Adamec, nhưng vẫn được lệnh không đàn áp.


Khi đoàn biểu tình tiến vào Đại lộ Dân tộc đến gần nhà xuất bản Albatros thì bị chặn lại, số sinh viên biểu tình có thái độ rất ôn hoà, họ đứng hát, hô khẩu hiệu, các cô gái tới đưa hoa cho cảnh sát. Lúc đó từ phía sau nhà hát lực lượng cảnh sát cơ động với lá chắn, dùi cui và hàng rào sắt kéo đến tăng cường. Đoàn biểu tình định rút lui qua phố Mikulandska, song đường phố này cũng đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục chặn lại.


Sau đó cuộc tàn sát đã xảy ra. Sau này Uỷ ban y tế của OF công bố là có 593 người đăng ký kiểm tra thương tích và điều trị, trong đó người trẻ nhất là 13 tuổi, già nhất là 83 tuổi, theo bác sĩ điều trị thì có khoảng 180 người có nhiều khả năng bị tai biến sau này.


Ủy ban đầu tiên của Quốc hội giám sát cuộc điều tra sự kiện 17-11 mặc dù bị 6 thành viên là ĐT của an ninh quốc gia tác động, song cũng đã đưa ra được kết luận: "Việc đàn áp cuộc biểu tình ở Đại lộ Dân tộc đã được dàn dựng từ trước và thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra". Điều này được làm sáng tỏ một phần nhờ số sinh viên tự đi điều tra và đã tìm được tung tích của trung uý Ziftchak. Ủy ban còn đưa ra kết luận tiếp theo: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc đàn áp biểu tình được chỉ đạo từ hai trung tâm chỉ huy, hai trung tâm này hoàn toàn không liên quan đến nhau". Mặc dù là ông Lorenc khi trả lời phỏng vấn đã bác bỏ là không có trung tâm thứ hai, song lại thừa nhận: "Các tin tức thu thập được đã chuyển cho Cục phản gián xử lý đánh giá tại một trung tâm nào đó, trung tâm này lại không có quyền hạn tổ chức hoặc chỉ huy". Uỷ ban điều tra của Quốc hội đã nhận định là KGB đã được thông báo chi tiết về sự kiện nhưng chưa có đủ bằng chứng cụ thể buộc tội họ trực tiếp nhúng tay vào việc chuẩn bị và đàn áp biểu tình. Ngoài ra tướng Teslenko, đại diện KGB tại Praha đã có mặt 5 tiếng đồng hồ liền tại trung tâm chỉ huy của an ninh Praha và thường xuyên gọi điện thoại đi đâu đó. Các nghị sĩ Quốc hội thì đánh giá như sau: "Theo lời khai của một số đương sự thì việc đàn áp biểu tình tại Đại lộ Dân tộc là để gạt bỏ lãnh đạo đương thời của Đảng Cộng sản".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2022, 06:43:20 am »

Ai đã đưa vào Uỷ ban điều tra của Quốc hội 6 ĐT của an ninh quốc gia? Số ĐT này phục vụ ai và phục vụ cái gì? Phải chăng việc làm này nhằm chứng minh sự đóng góp của cơ quan an ninh quốc gia vào cuộc cách mạng này như Lorenc và một số người khác đã lộ ra? Nhưng tất cả đều không đủ sức che đậy một sự thật là trong điều kiện chín muồi nhân dân đã đồng loạt nổi dậy giành lấy chính quyền.


Trong đêm 17-11 một số sinh viên sau khi bị đánh đã chạy vào các nhà hát Praha và kể cho các nghệ sĩ và khán giả nghe về nỗi kinh hoàng của họ tại Đại lộ Dân tộc.

Ở Tiệp Khắc cứ hai người thì có một người thường xuyên nghe đài phát thanh phương Tây, kể cả Thủ tướng Adamec. Chính vì vậy sáng 18-11 cả nước đã biết cái gì xảy ra trong đêm qua tại Đại lộ Dân tộc. Sinh viên và tất cả nghệ sĩ ở Praha đã tuyên bố đình công bãi khoá vô thời hạn, đồng thời kêu gọi cả nước tổng đình công vầo ngày 27-11-1989. Lời kêu gọi này theo các nhà sử học là mốc đầu tiên đánh dấu sự phát triển của cách mạng nhung lụa.


Tối 18-11 các hãng thông tấn phương Tây đưa tin: Tại đại lộ Dân tộc một sinh viên tên là Martin Smid đã bị giết chết; tin này đã dẫn đến việc hàng trăm ngàn người kéo đến trung tâm Praha, tại nơi xảy ra cuộc tàn sát họ đã thắp hàng ngàn ngọn nến. Praha lặng đi vì nỗi buồn đau đớn nhưng lại chứa chan sự bùng nổ. Lúc này một số Uỷ viên đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản lại nghĩ đến việc sử dụng quân đội và tự vệ nhân dân để làm chủ tình hình.


Tối 19-11 tại Câu lạc bộ kịch câm Praha đại diện các tổ chức đối lập và một số khách vãng lai đã tụ tập và quyết định thành lập Diễn đàn công dân OF. Tổ chức này ra đời đã đòi huỷ bỏ sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong chính phủ, đòi tự do dân chủ, đòi số bảo thủ trong giới lãnh đạo hiện nay phải từ chức và phải mở cuộc điều tra vụ tàn sát 17-11.


Một điều rất kỳ lạ là tại cuộc họp thành lập OF có mặt một số sĩ quan an ninh quốc gia, nhưng không thấy một ai trong số họ tuyên bố cuộc họp này bất hợp pháp. Có phải họ tự nhận thấy làn sóng chống đối quá mạnh mẽ hay họ không được chỉ thị của cấp trên đang trong tình trạng hoang mang giao động.


Ngày 19-11 Petr Uhl, thành viên Hiến chương 77 bị bắt vì tội đã đưa tin cho các hãng thông tấn phương Tây về cái chết của sinh viên Martin Smid vì tin này đã được chứng minh là tin giả, chẳng có người nào chết. Tuy là tin giả song nó đã đạt được mục đích là kích động được hàng trăm ngàn người nổi dậy.


Ai và tại sao lại chuẩn bị tin giả này và nhằm mục đích gì?

Cuộc đình công bãi khoá của văn nghệ sĩ và sinh viên Praha đã lan rộng ra các thành phố khác. Báo Quyền lợi đỏ đã đăng bài cảnh cáo tình trạng hỗn loạn xảy ra. Chính phủ liên bang, chính phủ hai nước đều đưa ra lời tuyên bố nhằm trấn an dư luận. Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản họp bàn tìm cách đối phó, song không có kết quả. Chỉ huy một số sư đoàn quân đội đã chuẩn bị điều quân vào các thành phố.


Tối 19-11 tại quảng trường cổ thành phố Vaclav đã diễn ra cuộc biểu tình quần chúng đầu tiên với khoảng 150 ngàn người. Họ yêu cầu tự do, dân chủ, công khai hoá lãnh đạo và các nhà bảo thủ phải từ chức. Ở Bratislava, Brno và Olomouc hàng trăm ngàn người đã kéo đến trung tâm thành phố với thái độ căm thù.


Ngày 21-11 Thủ tướng Adamec tiếp đoàn đại biểu OF, ông ta gặp đại diện OF nhưng lại không gặp Vaclav Havel, đồng ý tiếp tục đõi thoại và thông báo đã ra lệnh mở cuộc điều tra về vụ tàn sát hôm 17-11. Các nhà lãnh đạo bảo thủ của Đảng Cộng sản coi việc làm này của Adamec là phản bội lại Đảng. Tối đến các cuộc hiểu tình lại diễn ra. Tại quảng trường cổ Vaclav loa truyền thanh đã được lắp và từ ban công của Toà soạn báo Đảng Xã hội, Vaclav Havel và một số người thuộc lực lượng đối lập đã phát biểu. Ca sĩ Marta Kubisova hát quốc ca, nhân dân thì rung chuông bằng chìa khoá của mình - Đây là những tiếng chuông cuối cùng dành cho cộng sản.


Ngày tiếp theo một số báo có đưa tin về sự kiện này. Các báo Mặt trận trẻ, Tiếng nói tự do và Dân chủ nhân dân đã cố gắng thông báo khách quan về tình hình xảy ra. Còn các tờ báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác vẫn phải làm theo lệnh Fojtik. Sự kiện tháng 11-1989 xảy ra đã chứng minh lời nói của ông Adamec cách đây hai năm là đúng.


Ông Jakes sợ hãi trước diễn biến tình hình, đã lệnh cho lực lượng tự vệ nhân dân ở một số nơi phải kéo về Praha ngay trong đêm và được lệnh phải chiếm lấy các vị trí then chốt. Gần thành phố Beroun xe tăng trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu và với Praha chỉ cần khoảng 100 chiếc. Binh lính của một số đơn vị quân đội đã được nhận lá chắn và dùi cui do cảnh sát cung cấp. Họ dự định sử dụng khoảng 20 ngàn quân để phá vỡ các cuộc biểu tình và đình công, riêng ở vùng Sec đã tập trung 2/3 tổng số quân huy động. Khi ông Hegenbert biết được các lệnh đó đã tạm lánh vào bệnh viện.


Đêm 21-11 và rạng sáng 22-11, các đơn vị tự vệ nhân dân đã tập kết về các địa điển xung quanh Praha, nhưng bỗng nhiên sau đó họ chẳng nhận được mệnh lệnh tiếp theo nào. Đến tối ông Otto Tchmolik, Giám đốc hãng thông tấn CTK gọi điện thoại cho ông Fojtik đã nói "Chúng ta toi mạng và với tự vệ nhân dân cũng vậy thôi".


Trong khi đó quân đội vẫn tiếp tục chuẩn bị cho chiến dịch "Can thiệp". Hàng loạt xe ô tô con trước mang biển số quân đội nay được thay bằng biển số dân sự và phóng đến Bộ tổng tham mưu. Từ trên các xe này bước ra nhiều ngài mang quân phục và cả một số mặc thường phục.


Mohorita đã ra lệnh tịch thu một phần các số báo Mặt trận trẻ ra ngày 23-11 vì có đăng ảnh Vachav Havel và những lời thoá mạ các lãnh tụ cộng sản bảo thủ. Trong báo Quyền lợi đỏ cùng ngày thì Hagenbert lại có bài viết về chủ nghĩa xã hội với những lý luận rất dũng cảm mang tính cấp tiến.


Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik ra lệnh chuẩn bị đưa quân đàn áp theo kế hoạch "Can thiệp". Vô tuyến truyền hình chỉ đưa một vài hình ảnh về cuộc biểu tình ở Praha. Tại Bratislava ông Alexandr Dubchek phát biểu, đây là biểu tượng của mùa xuân Praha.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM